Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

hình sự học kì (1) tội trộm cắp tài sản và một số vấn đề của khoa học luật hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.3 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Ngay từ rất sớm , pháp luật La Mã cổ đại đã thiết lập cơ chế bảo vệ
chủ sở hữu khỏi hành vi xâm phạm đến tài sản của bất kì ai. Trong bối cảnh
nền kinh tế hiện nay của nước ta nói riêng và của toàn thế giới nói chung thì
vấn đề bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản ngày càng trở nên thiết yếu bởi
khi xã hội phát triển thì các vụ án liên quan đến trộm cắp tài sản đang ngày
càng gia tăng . Với chức năng phòng chống và ngăn ngừa tội phạm thì quan
hệ sở hữu đã trở thành một trong những khách thể quan trọng của luật Hình
sự Việt Nam. Với mong muốn tìm hiểu thêm về loại tội phạm này cũng như
mở rộng kiến thức về luật hình sự, trong phạm vi bài luận ngắn này em xin
phép tìm hiểu về tình huống số 1 liên quan đến tội trộm cắp tài sản và một
số vấn đề của khoa học luật Hình sự.

1


NỘI DUNG
I ) Nội dung tình huống
1. Tình huống
M trộm cắp của chị X chiếc xe máy trị giá 180 triệu đồng. Hành vi của
M được quy định tại điểm e khoản 2 Điều 138 BLHS. M được đưa ra xét xử
và bị tòa án xử phạt 4 năm tù.
2. Câu hỏi:
1. Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS hãy phân loại tội phạm đối với
tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 138 BLHS?
2. Tội trôm cắp tài sản là tội có cấu thành vật chất hay CTTP hình thức ? Tại
sao?
3. Nếu có căn cứ M chuẩn bị trộm cắp tài sản là chiếc xe máy trị giá 180
triệu đồng nói trên thì M có phải chịu TNHS không? Tại sao?
4. Giả sử Tòa án căn cứ Điều 47 BLHS xử phạt M 3 năm tù, thì Tòa án có
thể cho M hưởng án treo được không? Tại sao?


II ) Giải quyết tình huống.
Câu 1: Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS để phân loại tội phạm
đối với tội trộm cắp tài sản quy đinh tại Điều 138 BLHS.
Theo Khoản 3 Điều 8 BLHS:
“ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội
mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội
phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao
nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất
nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất
của khung hình phạt đối với tôi ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặcbiệt lớn cho xã hội mà mức
cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù
chung thân hoặc tử hình.”
Quy định tại khoản 3 Điều 8 trong BLHS không chỉ thể hiện sự phân
hóa trách nhiệm hình sự - một trong những nguyên tắc của BLHS mà còn là
2


căn cứ pháp lý giúp các nhà hoạt động thực tiễn có thể thực hiện được
nguyên tắc cá thể hóa hình phạt khi áp dụng luật hình sự. Dựa trên căn cứ
này, có thể phân loại tội phạm đối với tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều
138 BLHS như sau:
Theo khoản 1 Điều 138 BLHS về tội trộm cắp tài sản , thì khung hình
phạt cao nhất mà người phạm tội phải chịu là “ đến ba năm”. Như vậy, căn
cứ khoản 3 Điều 8 thì đây thuộc vào tội ít nghiêm trọng.
Theo khoản 2 Điều 138 BLHS về tội trộm cắp tài sản , thì khung hình
phạt cao nhất mà người phạm tọi phải chịu là “ đến bảy năm tù”. Như vậy,
căn cứ khoản 3 Điều 8 của BLHHS thì đây thuộc vào tội phạm nghiêm
trọng.
Theo khoản 3 Điều 138 BLHS về tội trộm cắp tài sản, thì khung hình

phạt cao nhất mà người phạm tội phải chịu là “ đến mười năm năm”. Như
vậy, căn cứ Khoản 3 Điều 8 BLHS thì đây thuộc vào tội phạm rất nghiêm
trọng.
Theo khoản 4 Điều 138 BLHS về tội trộm cắp tài sản, thì khung hình
phạt cao nhất mà người phạm tội phải chịu là phạt tù “ đến mười hai năm
hoặc tù chung thân”. Như vậy, căn cứ khoản 3 Điều 8 BLHS thì đây thuộc
vào tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội được quy định ở
các khoản của Điều 138, các nhà làm luật đã có sự phân hóa tội phạm với
các khung hình phạt khác nhau đối với tội trộm cắp tài sản.
Câu 2: Tội trộm cắp tài sản là tội có cấu thành tội phạm vật chất. Vì
cấu thành tội phạm bao gồm đầy đủ các yếu tố của mặt khách quan:
hành vi, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
Các yếu tố cấu thành này thể hiện đầy đủ tính nguy hiểm của tội phạm.

3


Cấu thành tội phạm là “ tổng hợp những dấu hiệu cần và đủ, đặc
trưng cho tội phạm cụ thể được quy định trong luật”1. Việc xác định CTTP
có ý nghĩa vừa là cơ sở pháp lý của TNHS, là điều kiện cần và đủ của
TNHS, là căn cứ pháp lý để định tội đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để
định khung hình phạt. Căn cứ quy định tại Điều 138 BLHS có thể xác định
CTTP đối với tội trộm cắp tài sản như sau:
1. Mặt khách quan
1.2 Hành vi trái pháp luật: Người phạm tội có hành vi chuyển dịch tài sản
của người khác một cách lén lút, bí mật để chiếm đoạt bất hợp pháp.
1.2 Hậu quả : là sự xâm phạm quan hệ sở hữu, thiệt hại về tài sản mà cụ
thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Theo khoản 1 thì tài sản có giá trị “ từ
hai triệu đồng” trở nên thì mới CTTP. Tuy nhiên nếu tài sản bị chiếm đoạt

dưới hai triệu đồng thì phải kèm theo các điều kiện “ gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm”
1.3 Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả: hành vi trộm cắp tài sản là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc xâm hại quan hệ sở hữu tài sản . Ở đây
có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
2. Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý.
3. Chủ thể
Người thực hiện hành vi phạm tội này có thể là mọi chủ thể, người mà có
năng lực TNHS
4. Khách thể
Quan hệ sở hữu tài sản của chủ thể khác bị xâm phạm.
Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của các CTTP, khoa học luật hình sự
phân các CTTP thành CTTP vật chất và CTTP hình thức.
CTTP hình thức là CTTP có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành
vi nguy hiểm cho xã hội bởi riêng hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thể hiện
1 PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, PGS.TS Lê Thị Sơn, Từ điển pháp luật hình sự, trang 33

4


được đầy đủ tính nguy hiểm của tội phạm đó hoặc dấu hiệu hậu quả nguy
hiểm cho xã hội khó xác định.2
Khác với CTTP hình thức, trong CTTP vật chất nếu chỉ xét riêng hành
vi nguy hiểm cho xã hội thì chưa thể hiện được hay chưa thể hiện hết được
đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm “hành vi chỉ có tính nguy
hiểm hoặc tính nguy hiểm đầy đủ của tội phạm khi hành vi cố ý đó đã gây
ra hậu quả hoặc khi hậu quả ở mức độ nhất định”3 vì vậy CTTP vật chất
đòi hỏi phải có các dấu hiệu của mặt khách quan bao gồm: hành vi và hậu

quả nguy hiểm cho xã hội.4
Việc phân loại thành hai CTTP này nhằm xử lý nghiêm những hành vi
phạm tội có tích chất nguy hiểm cao cho xã hội nên cần quy định quá trình
hoàn thành sớm hơn.
Như vậy, có thể khẳng định đối với tội trộm cắp tài sản tính nguy
hiểm của tội phạm chỉ có thể được thể hiện đầy đủ khi có hành vi “ lén lút
chiếm đoạt tài sản của người khác” 5 và hậu quả tài sản bị chiếm đoạt là hai
triệu đồng trở lên… Căn cứ vào CTTP kể trên đối với tội trộm cắp tài sản có
thể xác định đây là tội có CTTP vật chất với đầy đủ các dấu hiệu hành vi và
hậu quả trong mặt khách quan.
Câu 3: Nếu có đủ căn cứ xác định M chuẩn bị trộm cắp tài sản là
chiếc xe máy trị giá 180 triệu đồng thì M không phải chịu TNHS. Vì
loại tội mà M định phạm thuộc loại nghiêm trọng chưa đòi hỏi phải
chịu TNHS.
2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt nam tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội- 2014
3 Gs.Ts Nguyễn Ngọc Hòa,Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2008, tr 153
4 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt nam tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội- 2014, tr

5 Đinh Văn Quế, thạc sĩ luật học tòa án nhân dân tối cao, Bình luận khoa học bộ luật hình sự phần các tội phạm
tập II, NXB thành phố Hồ Chí Minh, trang 196

5


Chuẩn bị phạm tội là một giai đoạn của việc thực hiện tội phạm. Ở
giai đoạn này, người phạm tội đã có những hành vi cần thiết tạo điều kiện
cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm. Hành
vi này chưa bắt đầu được thực hiện thì phải dừng lại vì nguyên nhân ngoài ý
muốn. “Thực tiễn xét xử ở Việt Nam thừa nhận chuẩn bị phạm tội chỉ áp
dụng với các trường hợp phạm tội cố ý trực tiếp. Lỗi cố ý gián tiếp, vô ý

không có giai đoạn chuẩn bị phạm tội”6. Trong tình huống M chuẩn bị trộm
cắp tài sản có thể là âm mưu được thể hiện ra bằng các hành động như
chuẩn bị phương tiện và theo dõi lịch trình của chị X…và hành vi này bị
ngăn cản bởi các nguyên nhân khách quan. Trong trường hợp này ,liệu vấn
đề TNHS có đặt ra với M không?
Theo Điều 17 BLHS: Chuẩn bị phạm tội
“Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc
tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.
Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt
nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.”
Vì hành vi chuẩn bị chưa phải là hành vi thực hiện tức việc thực hiện
tội phạm có xảy ra hay không và xảy ra như thế nào còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, vì vậy luật hình sự Việt Nam quy định hành vi chuẩn bị phạm
tội có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Mức hình phạt cao nhất cho trường
hợp chuẩn bị phạm tội là “ không quá hai mươi năm tù”7
Như vậy, nếu có đủ căn cứ xác định M chuẩn bị trộm cắp tài sản là
chiếc xe máy trị giá 180 triệu đồng nói trên thì M không phải chịu
TNHS.Tài sản mà M định trộm có trị giá 180 triệu, vì vậy tội mà M định
thực hiện được quy định tại điểm e khoản 2 Điều 138 BLHS: “ Chiếm đoạt
tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.” và
6 Th.s Đinh THế Hưng – Ts. Trần Văn Biên, Bình luận khoa học BLHS 1999, Nxb Lao động , Hà Nội - 2013
7 Khoản 2 Điều 52 BLHS

6


mức hình phạt cao nhất là đến bảy năm. Như đã phân tích ở trên đây là loại
tội nghiêm trọng trong khi đó vấn đề TNHS chỉ đặt ra đối với tội rất nghiêm
trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Tóm lại, trong tình huống này, M sẽ
không phải chịu TNHS về tội định phạm.

Câu 4: Giả sử Tòa án căn cứ Điều 47 BLHS xử phạt M 3 năm tù,
thì Tòa án có thể cho M hưởng án treo.
Theo Điều 47 Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của bộ luật
“ Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46
của Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất
của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình
phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; ….”
Trong trường hợp M có nhiều tình tiết giảm nhẹ và ít nhất hai trong
những tình tiết đó được quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS thì Tòa án
có thể quyết định hình phạt đối với M căn cứ theo Điều 47 nói trên. Nó có
nghĩa là , M có thể được hưởng khung hình phạt thấp hơn liền kề là “ phạt
cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” 8
. Như vậy, giả định trong tình huống thì Tòa án xử phạt M 3 năm tù. Vấn đề
đặt ra là Tòa án có thể cho M hưởng án treo được không?
Theo khoản 1 Điều 60 Án treo: “ Khi xử phạt tù không quá ba năm,
căn cứ vào nhân thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy
không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và
ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm”.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì điều kiện để xét cho hưởng án treo
là:
Một là, mức phạt tù không quá 3 năm.
Hai là, có nhân thân tốt.
Ba là, có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
Bốn là, có thể tự cải tạo trong môi trường không cách ly.
Xét theo tình huống thì M đã thỏa mãn những điều kiện:
8 Khoản 1 Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

7



Thứ nhất, mức phạt tù không quá ba năm. Theo giả thiết đã cho thì M
bị xử phạt 3 năm tù.
Thứ hai, khi mô tả tình huống không thấy đề cập đến yếu tố nhân thân
của M như đã có tiền án tiền sự hay thuộc trường hợp khó giáo dục, cải
tạo... Vì vậy, giả thiết có thể đặt ra là M có nhân thân tốt.
Thứ ba, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, trong đó có ít nhất hai tình tiết
giảm nhẹ được quy định trong khoản 1 Điều 46. Có thể khẳng định điều trên
vì chỉ khi M có yếu tố này thì Tòa án mới có thể căn cứ theo Điều 47 BLHS
quyết định hình phạt nhẹ hơn so với hình phạt của tội mà M đã phạm.
Như giả thiết thì M có nhiều tình tiết giảm nhẹ, các tình tiết này đã
được sử dụng trong khi Tòa án ra quyết định hình phạt nhẹ hơn cho M theo
Điều 47, vậy thì những tình tiết đã dùng để xét giảm nhẹ TNHS thì có được
cân nhắc khi xét cho hưởng án treo nữa không?
Theo điểm b khoản 3 Điều 2. Việc xem xét cho người bị kết án phạt tù
được hưởng án treo của NQ 01/2013- HĐTPTANDTC hướng dẫn áp dụng
Điều 60 của BLHS về án treo thì:
“ Những trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nếu
có đủ điều kiện để áp dụng Điều 47 của Bộ luật hình sự thì cũng phải xử
trong khung hình phạt liền kề là đã thể hiện chính sách khoan hồng đối với
họ; không được xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với các tội phạm
mà dư luận xã hội lên án, đặc biệt là các tội phạm về chức vụ, để phục vụ
đắc lực cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và
phòng, chống tham nhũng nói riêng;”
Theo nghị quyết kể trên thì việc áp dụng Điều 47 quyết định hình phạt
nhẹ hơn với M đã thể hiện sự khoan hồng – nguyên tắc nhân đạo của luật
hình sự và sẽ không cho người phạm tội hưởng án treo nếu họ phạm các tội
nguy hiểm mà xã hội lên án và các tội liên quan đến chức vụ…Xét thấy, tội
mà M phạm là tội trộm cắp tài sản, có tính chất nguy hiểm cho xã hội nhưng
8



không đến mức bị xã hội lên án cũng không phải là tội phạm về chức vụ. Vì
vậy,Tòa án có thể xét cho M được hưởng án treo vì có đủ các điều kiện để
cho hưởng án treo theo quy định của BLHS.

9


KẾT LUẬN
Trong phạm vi một bài viết ngắn, tiểu luận thông qua một tình huống
được mô tả để từ đó tìm hiểu về một số vấn đề trong luật Hình sự Việt Nam.
Tiểu luận đã đi sâu tìm hiểu về tội trộm cắp tài sản cùng với những vấn đề
quan trọng trong luật hình sự như : phân loại tội phạm, cấu thành tội phạm,
chuẩn bị phạm tội và án treo. Việc phân tích và tìm hiểu về chúng thông qua
một tình huống cụ thể không chỉ góp phần hiểu thêm về lý thuyết mà còn có
ý nghĩa trong thực tiễn điều tra và xét xử.
Trên đây là một số tìm hiểu và ý kiến của em về tội trộm cắp tài sản
được quy định trong Điều 183 BLHS cùng với một số chế định khác trong
luật Hình sự. Do kiến thức còn nhiều hạn chế vì vậy bài làm của em không
tránh khỏi những sai sót, mong thầy cô góp ý để bài làm của em được hoàn
thiện hơn.Em xin chân thành cám ơn!

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội – 2014.
2. Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb CAND, Hà Nội

2008
3. Nguyễn Ngọc Hòa, Từ điển pháp luật Hình sự, Nxb. Tư pháp, Hà Nội,
2006
4. Bộ luật Hình sự của nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1999, Nxb Lao động, Hà Nội – 2014.
5. Đinh Văn Quế, thạc sĩ luật học tòa án nhân dân tối cao, Bình luận khoa
học bộ luật hình sự phần các tội phạm tập II, NXB thành phố Hồ Chí Minh.
6. Th.s Đinh Thế Hưng – Ts. Trần Văn Biên, Bình luận khoa học BLHS
1999, Nxb Lao động , Hà Nội – 2013.
7. Dương Tuyết Miên, Định tội danh và quyết định hình phạt, Nxb CAND,
Hà Nội- 2004
8. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 01/2013HĐTPTANDTC hướng dẫn áp dụng Điều 60 của BLHS về án treo.

11



×