BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------
PHAN THỊ THU TRANG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN – BẰNG CHỨNG TẠI
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------
PHAN THỊ THU TRANG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN – BẰNG CHỨNG TẠI
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học
TS. TRẦN QUỐC THỊNH
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
thông tin báo cáo bộ phận – bằng chứng tại các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tác giả.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Phan Thị Thu Trang
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................2
2.1
Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................2
2.2
Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3
5. Kết cấu của luận văn ............................................................................................4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ
CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN...............................................5
1.1
Các nghiên cứu trên thế giới .............................................................................5
1.2
Các bài nghiên cứu trong nước .......................................................................10
1.3
Khe hổng nghiên cứu ......................................................................................12
Kết luận chương 1 .....................................................................................................13
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..........................................................................14
2.1.
Khái niệm về báo cáo bộ phận ........................................................................14
2.2.
Khái niệm về chất lượng thông tin ..................................................................15
2.3.
Những vấn đề liên quan đến báo cáo bộ phận ................................................16
2.3.1.
Đối với chuẩn mực kế toán quốc tế..........................................................16
2.3.2.
Đối với chuẩn mực kế toán Việt Nam......................................................17
2.3.3.
Lợi ích của báo cáo bộ phận.....................................................................18
2.4.
Lý thuyết nền tảng...........................................................................................20
2.4.1.
Lý thuyết đại diện .....................................................................................20
2.4.2.
Lý thuyết tín hiệu .....................................................................................22
2.4.3.
Lý thuyết thông tin bất cân xứng .............................................................22
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................24
3.1.
Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu .........................................24
3.1.1.
Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................24
3.1.2.
Quy trình nghiên cứu................................................................................24
3.2.
Phương thức chọn mẫu ...................................................................................26
3.2.1.
Phương pháp lấy mẫu ...............................................................................26
3.2.2.
Cỡ mẫu .....................................................................................................26
3.3.
Mô hình nghiên cứu ........................................................................................27
3.3.1.
3.3.1.1.
Biến phụ thuộc...................................................................................27
3.3.1.2.
Biến độc lập .......................................................................................29
3.3.2.
3.4.
Lựa chọn và đo lường các biến ................................................................27
Mô hình nghiên cứu .................................................................................37
Đo lường các biến trong mô hình ...................................................................39
3.4.1.
Đo lường biến phụ thuộc ..........................................................................39
3.4.2.
Đo lường biến độc lập ..............................................................................41
Kết luận chương 3 .....................................................................................................42
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .....................................43
4.1. Thực trạng về chất lượng báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam..................................................................................43
4.2.
Thống kê mô tả ...............................................................................................44
4.3.
Kiểm định giả thuyết .......................................................................................48
4.3.1.
Quy mô công ty ........................................................................................49
4.3.2.
Đòn bẩy tài chính .....................................................................................49
4.3.3.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ...........................................................50
4.3.4.
Tốc độ phát triển ......................................................................................51
4.3.5.
Mức độ cạnh tranh trong ngành công nghiệp...........................................53
4.4.
Kết quả phân tích hồi quy đa biến ..................................................................55
4.4.1.
Đánh giá sự phù hợp của mô hình............................................................55
4.4.2.
Kiểm định sự phù hợp của mô hình .........................................................57
4.4.3.
Kiểm định đa cộng tuyến .........................................................................58
4.4.4.
4.5.
Kết quả hồi quy ........................................................................................59
Bàn luận về kết quả nghiên cứu ......................................................................61
Kết luận chương 4 .....................................................................................................63
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ...........................................64
5.1.
Kết luận và gơi ý chính sách ...........................................................................64
5.1.1.
Đối với mô hình 1.2 về số lượng các khoản mục.....................................65
5.1.1.1.
5.1.2.
5.2.
Biến tốc độ phát triển ........................................................................65
Đối với mô hình 1.3 về số lượng bộ phận ................................................67
5.1.2.1.
Biến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản .............................................67
5.1.2.2.
Biến quy mô công ty .........................................................................68
Hạn chế của đề tài và đề xuất các hướng cho những nghiên cứu sau .............69
LỜI KẾT ...................................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG ANH
TIẾNG VIỆT
1
AICPA
American Institute of
Hiệp hội kế toán viên công
Certified Public Accountants
chứng Hoa Kỳ
2
BCBP
Báo cáo bộ phận
3
BCTC
Báo cáo tài chính
4
BTC
Bộ Tài chính
5
CODM
6
CTN
7
FASB
8
GAAP
9
HOSE
10
HNX
11
IAS
12
IASB
13
IASC
14
IFAC
Chief Operating Decision
Người ra quyết định hoạt
Maker
động
Cạnh tranh trong ngành
công nghiệp
Financial Accounting
Hội đồng Chuẩn mực kế
Standards Board
toán tài chính Hoa Kỳ
Generally Accepted
Những nguyên tắc được
Accounting Principles
chấp nhận chung
Ho Chi Minh Stock
Sở Giao dịch Chứng khoán
Exchange
Thành phố Hồ Chí Minh
Sở Giao dịch Chứng khoán
Thành phố Hà Nội
International Accounting
Standard
Chuẩn mực kế toán quốc tế
International Accounting
Hội đồng chuẩn mực kế
Standards Board
toán quốc tế
International Accounting
Ủy ban chuẩn mực kế toán
Standards Committee
quốc tế
The International Federation
of Accountants
Liên đoàn kế toán quốc tế
International Financial
Chuẩn mực báo cáo tài
Reporting Standards
chính quốc tế
15
IFRS
16
KTV
17
OTC
18
SFAS
19
SSAP
20
TP. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
21
TTCK
Thị trường chứng khoán
22
UBKT
Ủy ban kiểm toán
23
VAA
24
VAS
Kiểm toán viên
Over The Counter market
Thị trường chứng khoán
chưa niêm yết
Statement of Financial
Chuẩn mực kế toán tài
Accounting Standards
chính Hoa Kỳ
Statements of Standard
Chuẩn mực báo cáo kế toán
Accounting Practice
thực hành
Vietnam Association of
Hội kế toán và kiểm toán
Accountants and Auditors
Việt Nam
Vietnam Accounting
Chuẩn mực kế toán Việt
Standard
Nam
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 25
Bảng 3.1 Tổng hợp mô tả dấu kỳ vọng mức độ tương quan giữa các biến .......... 37
Bảng 3.2 Thuyết minh các khoản mục bắt buộc trình bày trong BCBP theo chuẩn
mực VAS 28. ......................................................................................................... 39
Bảng 4.1 Thống kê tình trạng lập báo cáo bộ phận trên sàn HOSE và sàn HNX năm
2015 ..... ................................................................................................................ 45
Bảng 4.2 Thống kê số lượng công ty trình bày BCBP theo ngành nghề trên sàn
HOSE và sàn HNX................................................................................................ 46
Bảng 4.3 Thống kê mô tả các biến quan sát trên sàn HOSE và sàn HNX ............ 47
Bảng 4.4 Ma trận hệ số tương quan của các biến về chất lượng báo cáo bộ phận
trên sàn chứng khoán Việt Nam ............................................................................ 52
Bảng 4.5 Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết ........................................... 54
Bảng 4.6a Kiểm định tính phù hợp của mô hình số lượng các khoản mục .......... 56
Bảng 4.6b Kiểm định tính phù hợp của mô hình số lượng bộ phận ..................... 56
Bảng 4.7a Kết quả phân tích phương sai ANOVA của số lượng các khoản mục 57
Bảng 4.7b Kết quả phân tích phương sai ANOVA của số lượng bộ phận ........... 58
Bảng 4.8 Phân tích VIF đối với số lượng các khoản mục và số lượng bộ phận ...
.............. ................................................................................................................ 59
Bảng 4.9a Kết quả hệ số hồi quy đối với số lượng bộ phận ................................. 60
Bảng 4.9b Kết quả hệ số hồi quy đối với số lượng bộ phận ................................. 60
Bảng 4.10 Tóm tắt kết quả nghiên cứu ................................................................. 63
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự gia tăng của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như cho mục tiêu kêu gọi
vốn, các doanh nghiệp được trông đợi sẽ có một bản báo cáo tài chính đầy đủ, minh
bạch, chính xác và có độ tin cậy cao. Tầm quan trọng của báo cáo tài chính đã được
nhiều người biết đến, báo cáo tài chính vừa là phương pháp kế toán, vừa là hình thức
thể hiện và chuyển tải thông tin kế toán tài chính đến những người sử dụng để ra các
quyết định kinh tế. Tuy nhiên, tầm quan trọng của báo cáo bộ phận thì vẫn chưa được
nhiều người quan tâm, thậm chí thuật ngữ này đôi khi còn khá mới mẻ đối với nhà đầu
tư trong nước.
Qui định về báo cáo bộ phận có từ năm 1976 tại Hoa Kì với chuẩn mực báo cáo tài
chính SFAS 14 và được thay thế bằng SFAS 131 năm 1997. Đối với chuẩn mực kế
toán quốc tế, IAS 14 ra đời từ năm 1981, được sửa đổi năm 1997 và 2003. Năm 2006
Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) đã ban hành Chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tế IFRS 8 thay thế cho IAS 14 và chính thức áp dụng từ 1/1/2009. Các tiêu chuẩn
của IFRS 8 về BCBP với nội dung đồng nhất với những tiêu chuẩn trong chuẩn mực
tương đương SFAS 131 của Mỹ. IFRS 8 thông qua các yêu cầu của tiêu chuẩn của Mỹ
gần như toàn bộ PricewaterhouseCooper (2008). Dựa vào báo cáo bộ phận sẽ giúp cho
các chuyên gia có thể phân tích dự đoán chính xác hơn về tình hình tài chính của một
công ty Baldwin, 1984. Những yêu cầu thông tin công bố tách biệt trên BCBP còn
cung cấp cho người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính có một cái nhìn tốt hơn về
hiệu suất và triển vọng của các bộ phận trong công ty thay vì toàn tổ chức. Trong nền
kinh tế thị trường ngày nay việc minh bạch thông tin báo cáo tài chính là rất cần thiết
không chỉ đối với những công niêm yết mới cần công bố thông tin BCBP mà kể cả
những công ty chưa niêm yết theo chuẩn mực cũng khuyến khích các công ty này công
bố thông tin BCBP.
Nhận thấy được tầm quan trọng của BCBP và cũng để dần đi đến hài hòa với
2
chuẩn mực kế toán quốc tế, ở Việt Nam chuẩn mực VAS 28 về báo cáo bộ phận ra đời
năm 2005 trên cơ sở tuân thủ 100% theo IAS 14 PricewaterhouseCooper (2008). Tuy
nhiên, chưa có một chuẩn mực bổ sung hay thay thế cho chuẩn mực này, kể từ khi ban
hành và việc áp dụng VAS 28 vẫn còn nhiều điểm bất cập. Chuẩn mực VAS 28 ra đời
từ năm 2005, nhưng cho đến năm 2012, việc trình bày về thông tin các bộ phận mới
được quan tâm nhiều hơn, khi các sở giao dịch chứng khoán có công văn yêu cầu các
công ty phải bổ sung BCBP, hoặc giải trình lý do không có BCBP trong báo cáo tài
chính năm 2011 Phạm Thị Thủy (2013).
Dù là công ty nhỏ hay công ty lớn, các thông tin theo yêu cầu của người sử dụng
dường như giống nhau, có một sự công bằng khi tất cả các công ty cạnh tranh đều tiết
lộ thông tin tương tự về số lượng và chất lượng BCBP Herrmann and Thomas (2000).
Tuy nhiên, trên thực tế những thông tin cung cấp trên đó đã đủ yêu cầu về chất lượng
cũng như số lượng thông tin hay chưa? Và những nguyên nhân nào có ảnh hưởng tới
chất lượng thông tin đó? Có những biện pháp nào để có thể cải thiện chất lượng thông
tin về báo cáo bộ phận, để có thể cung cấp cho những bên liên quan có một cái nhìn cụ
thể hơn, chính xác hơn về tình hình tài chính của các công ty niêm yết hay không? Để
tìm hiểu câu trả lời cho những câu hỏi trên chúng ta cần đi vào tìm hiểu những nội
dung cụ thể và đây cũng là lý do chọn đền tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng thông tin báo cáo bộ phận - bằng chứng tại các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam” có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát là xác định và phân tích những nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng thông tin trên báo cáo bộ phận, trên cơ sở đó luận văn sẽ đề xuất một số
gợi ý chính sách góp phần nâng cao chất lượng BCBP của các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam. Mục tiêu cụ thể bao gồm:
- Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCBP.
3
- Đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao chất lượng thông tin BCBP của
các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được những nội dung nêu trên, tác giả trình bày cụ thể dưới dạng câu hỏi
như sau:
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo bộ phận và
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến chất lượng thông tin trên báo cáo bộ
phận như thế nào?
- Những chính sách nào là phù hợp để góp phần nâng cao chất lượng thông tin
BCBP của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo
cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
-
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông
tin BCBP của các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam, niêm yết trên cả 2 sàn giao dịch HOSE và HNX (không nghiên cứu các công ty
tài chính như Ngân hàng, công ty Bảo hiểm, công ty Chứng khoán…).
+ Phạm vi về thời gian: dữ liệu nghiên cứu được lấy từ BCTC đã được kiểm toán
năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, để kiểm định các nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam, thông qua kiểm đinh hệ số tương quan, kiểm
định mức độ phù hợp của mô hình, phân tích hồi quy tuyến tính để xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn sử dụng công cụ SPSS 20.
4
5. Kết cấu của luận văn
Phần mở đầu
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về chất lượng thông tin
báo cáo bộ phận
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách nhằm nâng cao chất lượng thông tin báo
cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
5
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
VỀ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN
1.1
Các nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới hiện nay, nghiên cứu về thông tin báo cáo bộ phận hầu hết là nghiên
cứu về mức độ báo cáo bộ phận, tức là nói về số lượng các khoản mục trên BCBP. Gần
đây mới có các nghiên cứu đề cập đến chất lượng thông tin BCBP (chất lượng BCBP).
Đối với chất lượng BCBP, nghiên cứu có liên quan đến việc đo lường sự hiệu quả
trong việc phân tách bộ phận, nghiên cứu đó được tiến hành đầu tiên bởi Doupnik and
Seese (2001), nghiên cứu về việc công bố thông tin theo khu vực địa lý dưới việc áp
dụng SFAS 131 với mẫu là 500 công ty tại Mỹ. Mức độ hiệu quả của việc phân tách
báo cáo bộ phận của Doupnik and Seese (2001) thì được chỉnh sửa bởi Leung and
Verriest (2015), để nghiên cứu về chất lượng BCBP. Sau đó là sự kế thừa của Steman
(2016), nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS 8 đến chất lượng
BCBP của các công ty châu Âu và Úc. Ở nghiên cứu này Steman (2016) đo lường chất
lượng BCBP theo 4 chỉ tiêu, về thông tin kết quả bộ phận, về số lượng các khoản mục,
số lượng bộ phận và mức độ cụ thể của việc phân tách bộ phận. Tuy nhiên, những
nghiên cứu về chất lượng BCBP tương tự như vậy vẫn chưa có nhiều, chủ yếu vẫn là
những nghiên cứu liên quan đến mức độ công bố thông tin báo cáo bộ phận hoặc
nghiên cứu về một trong bốn chỉ tiêu về chất lượng báo cáo bộ phận. Những nghiên
cứu điển hình kể trên cụ thể:
Leung and Verriest (2015) sử dụng mô hình hồi quy để xem xét ảnh hưởng của
IFRS 8 trên báo cáo bộ phận của các công ty châu Âu. Tác giả đo lường ảnh hưởng của
IFRS 8 lên thuyết minh báo cáo bộ phận theo khu vực địa lý, những sự khác biệt tiêu
biểu ảnh hưởng tới việc áp dụng IFRS 8, và liệu IFRS 8 có bất kỳ hậu quả về mặt kinh
tế và về mặt thông tin hay không. Ở bài nghiên cứu này, Leung tiến hành nghiên cứu ở
737 doanh nghiệp có trình bày báo cáo theo khu vực địa lý và 632 doanh nghiệp có
6
trình bày báo cáo theo khu vưc kinh doanh ở châu Âu. Dữ liệu được lấy từ năm 2008 là
năm cuối cùng áp dụng IAS 14 và năm 2009 là năm đầu tiên áp dụng IFRS 8. Tác giả
đo lường chất lượng báo cáo bộ phận với biến độc lập là IFRS 8 và tập hợp các biến
kiểm soát gồm: Quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, tỷ suất lợi nhuận, tốc độ tăng
trưởng (MTB), cạnh tranh trong ngành công nghiệp (CTN), thua lỗ, phần trăm bán
hàng nước ngoài. Biến phụ thuộc chất lượng BCBP gồm có: Thông tin kết quả bộ
phận, số lượng các khoản mục, số lượng bộ phận, mức độ cụ thể của việc phân tách
theo khu vực địa lý.
Kết quả cho thấy theo khu vực địa lý thì: IFRS 8 và phần trăm bán hàng nước
ngoài có tác động ngược chiều với thông tin kết quả bộ phận. Quy mô công ty có tác
động cùng chiều với số lượng các khoản mục, IFRS 8 có tác động ngược chiều với số
lượng các khoản mục. Quy mô công ty, IFRS 8, phần trăm bán hàng nước ngoài có tác
động cùng chiều với số lượng bộ phận. MTB có tác động ngược chiều với mức độ cụ
thể của việc phân tách bộ phận, IFRS8 và phần trăm bán hàng nước ngoài có tác động
cùng chiều với mức độ cụ thể của việc phân tách bộ phận.
Kết quả theo khu vực kinh doanh thì: Quy mô công ty, IFRS 8, phần trăm bán
hàng nước ngoài có tác động cùng chiều với thông tin kết quả bộ phận, CTN có quan
hệ ngược chiều với thông tin kết quả bộ phận. Quy mô công ty có tác động cùng chiều
với số lượng các khoản mục, CTN và IFRS 8 có quan hệ ngược chiều với số lượng các
khoản mục. Quy mô công ty, CTN, IFRS 8 có quan hệ cùng chiều với số lượng bộ
phận, phần trăm bán hàng nước ngoài có tác động ngược chiều với số lượng bộ phận.
Steman (2016) với mục tiêu xem xét mức độ ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS 8
đến chất lượng BCBP của các công ty ở châu Âu và Úc, dữ liệu nghiên cứu được lấy từ
BCTC năm 2006 và năm 2014 hoặc năm 2007 và năm 2014 hoặc năm 2008 và năm
2014. Mẫu nghiên cứu gồm 302 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán châu Âu
và Úc. Bài nghiên cứu theo phương pháp định lượng, có biến phụ thuộc là chất lượng
báo cáo bộ phận, kế thừa nghiên cứu của Leung and Verriest (2015), chất lượng báo
7
cáo bộ phận cũng gồm: thông tin kết quả bộ phận, số lượng các khoản mục, số lượng
bộ phận và mức độ cụ thể của việc phân tách bộ phận. Có 6 biến độc lập gồm: IFRS 8,
quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, tốc độ tăng trưởng, tỷ suất lợi nhuận, cạnh tranh
trong ngành công nghiệp. Do biến phụ thuộc bao gồm bốn nhân tố nên sẽ chia ra kết
quả từng phần cho các biến và kết quả tổng cuối cùng tác động lên chất lượng BCBP.
Về thông tin kết quả bộ phận: Quy mô công ty, đòn bẩy tài chính có mối tương
quan cùng chiều với thông tin kết quả bộ phận. Mức độ tăng trưởng có mối tương quan
ngược chiều với thông tin kết quả bộ phận. Các biến còn lại không có sự tương quan
đến thông tin kết quả bộ phận.
Số lượng các khoản mục: Quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, có mối tương quan
cùng chiều. Tỷ suất lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng có mối tương quan ngược chiều với
số lượng các khoản mục. Các biến còn lại không có sự tương quan.
Số lượng bộ phận: Quy mô công ty, đòn bẩy tài chính có mối tương quan cùng
chiều với số lượng bộ phận. Các biến độc lập khác không có sự tương quan.
Mức độ cụ thể của việc phân tách bộ phận: Đòn bẩy tài chính có mối tương quan
cùng chiều với mức độ cụ thể của việc phân tách bộ phận, IFRS 8 có mối quan cùng
chiều với mức độ cụ thể của việc phân tách bộ phận. Các biến còn lại không có sự
tương quan.
Kết quả cuối cùng quy mô công ty và đòn bẩy tài chính là 2 biến tác động cùng
chiều với chất lượng báo cáo bộ phận, các biến còn lại không có tác động.
Các bài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo bộ phận gồm
cả 4 nhân tố: Thu nhập bộ phận, số lượng các khoản mục, số lượng bộ phận, mức độ cụ
thể của việc phân tách bộ phận thì không có nhiều, các bài nghiên cứu khác cũng nói
về chất lượng báo cáo bộ phận, tuy nhiên cách đo lường về chất lượng theo luận văn
nhận định thì lại thiên về số lượng, chứ không có cái nhìn tổng quát về chất lượng của
BCBP. Cách đo lường chủ yếu là đếm các khoản mục trình bày trên báo cáo bộ phận.
Chất lượng BCBP, theo luận văn thì phải được nhìn trên nhiều phương diện hơn, cả về
8
nội dung bên trong và hình thức bên ngoài để đánh giá tổng thể. Vì thế, luận văn xếp
các bài nghiên cứu này là những bài viết nghiên cứu về mức độ công bố thông tin trên
báo cáo bộ phận. Ngoài ra còn có những bài nghiên cứu liên quan đến các chỉ tiêu về
chất lượng như số lượng các khoản mục, thông tin kết quả bộ phận hay mức độ hiệu
quả của việc phân tách bộ phận. Cụ thể các bài nghiên cứu tiêu biểu như:
Doupnik and Seese (2001) bài nghiên cứu này miêu tả và đánh giá một số khía
cạnh về viêc phân tách báo cáo bộ phận của doanh nghiệp theo khu vực địa lý và
những thông tin có liên quan đến BCBP của 500 công ty, áp dụng theo chuẩn mực
SFAS 131. Mục tiêu đưa ra đầu tiên là để xác định cách mà các công ty tuân thủ theo
các tiêu chuẩn trọng yếu của SFAS 131. Mục tiêu thứ 2 là để đánh giá liệu các thông
tin công khai theo địa lý của các khu vực nước ngoài, được các công ty cung cấp theo
SFAS 131 có mang lại những thông tin hiệu quả hơn so với việc áp dụng theo chuẩn
mực SFAS 14. Kết quả cho thấy, có sự khác biệt đáng kể giữa các công ty theo cách
xác định mức độ trọng yếu. Phần lớn các công ty công bố theo cấp độ quốc gia sử dụng
ngưỡng định lượng dưới 10%. Kết quả thứ 2 cho thấy, phần lớn các công ty cung cấp
thông tin theo SFAS 131 tốt hơn so với SFAS 14.
Berger and Hann (2003) nghiên cứu ảnh hưởng của những tiêu chuẩn mới trên báo
cáo bộ phận, được ban hành bởi Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Hoa Kỳ (FASB) trên
các thông tin và giám sát của môi trường. Tác giả so sánh về số lượng bộ phận khi
trình bày theo chuẩn mực cũ SFAS 14 và chuẩn mực mới ban hành SFAS 131, xem có
tăng hay giảm về số lượng bộ phận. Kết quả thấy rằng SFAS 131 tăng số lượng bộ
phận báo cáo và cung cấp thông tin chi tiết hơn.
Pardal and Morais (2011) bài nghiên cứu làm theo phương pháp định lượng,
nghiên cứu về mức độ công bố thông tin sau năm đầu tiên áp dụng IFRS8 và số lượng
các khoản mục được báo cáo của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
Tây Ban Nha. Kết quả cho thấy bộ phận hoạt động chủ yếu dựa vào ngành nghề kinh
doanh, nhưng bộ phận địa lý lại được phân tách ra nhiều bộ phận hơn. Quy mô công ty
9
có tác động cùng chiều, tỷ suất lợi nhuận và danh sách liệt kê công ty quốc tế có tác
động ngược chiều.
Lucchese and Di Carlo (2011) dữ liệu được lấy từ năm 2008 đến năm 2010 của 64
công ty niêm yết tại Italian, với mục tiêu nghiên cứu là xác định các nhân tố tác động
đến mức độ tự nguyện công bố thông tin trên báo cáo bộ phận. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, các công ty niêm yết tại Italia ít thay đổi cách trình bày các thông tin bộ phận
quản trị mà chỉ mới thể hiện được trên lý thuyết. Hình thức sở hữu, rủi ro thị trường và
tỷ suất lợi nhuận, cấu trúc tài chinh là các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ trình bày
thông tin báo cáo bộ phận.
Bugeja et al. (2015) mục tiêu của bài nghiên cứu là khảo sát mức độ ảnh hưởng
của phương thức quản lý đến báo cáo bộ phận, khảo sát xem liệu có sự gia tăng về số
lượng báo cáo bộ phận, sau khi đã thông qua các tiêu chuẩn kế toán mới hay không.
Kết quả cho thấy, cả 2 chuẩn mực đều dẫn đến các công ty tiết lộ một số lượng lớn các
bộ phận, và IFRS 8 thì dẫn đến việc giảm số lượng công bố các khoản mục trên BCBP.
Aleksanyan and Danbolt (2015) bài nghiên cứu với mục tiêu xem xét mức độ ảnh
hưởng các chuẩn mực SSAP 25, IAS 14R và IFRS 8 đến số lượng báo cáo theo lĩnh
vực kinh doanh và địa lý của nước Anh. Ngoài ra, tác giả khảo sát các quốc gia trên
khu vực, để đo lường mức độ ảnh hưởng của việc áp dụng từng chuẩn mực tới các khu
vực địa lý được xác định, và để xem xét các tiêu chuẩn của chuẩn mực đó, ảnh hưởng
như thế nào đến loại bộ phận và số lượng thông tin kế toán được công bố trên BCBP.
Kết quả tác giả thấy rằng, mặc dù các công ty tiết lộ số lượng lớn thông tin bộ phận
theo IFRS 8 và IAS 14R (hơn SSAP 25), các tiêu chuẩn gần đây đã mang lại một sự
giảm đáng kể trong việc công bố thông tin theo khu vực địa lý. Số lượng dữ liệu thông
tin, kết quả bộ phận công bố theo khu vực địa lý là một trong những loại dữ liệu quan
trọng nhất đối với người sử dụng.
10
1.2
Các bài nghiên cứu trong nước
Đề tài về chất lượng thông tin báo cáo bộ phận trong nước cũng có các bài nói về
chất lượng báo cáo bộ phận, nhưng cách tính vẫn là đếm số lượng các khoản mục. Như
luận văn đã trình bày ở trên, các bài nghiên cứu này cũng mới chỉ đánh giá được một
khía cạnh của chất lượng BCBP, mà chưa có được cái nhìn toàn diện về cả mặt nội
dung và hình thức. Vì thế, luận văn nhận định đến thời điểm này ở Việt Nam vẫn chưa
có công trình nghiên cứu nào về đề tài này, nghiên cứu chủ yếu cũng là nghiên cứu liên
quan đến mức độ trình bày báo cáo bộ phận. Các bài nghiên cứu tiêu biểu như:
Nguyễn Thị Phương Thúy (2011) bài nghiên cứu này tác giả tuy có biến phụ thuộc
là số logarit của các chỉ tiêu trình bày trên báo cáo bộ phận của các công ty (chất lượng
thông tin báo cáo bộ phận), nhưng luận văn nhận thấy đây vẫn nói về vấn đề số lượng
chứ không phải chất lượng, vì nó được đo lường thông qua logarit của số lượng chỉ tiêu
được báo cáo cho mỗi bộ phận hoạt động. Các biến độc lập gồm: Quy mô công ty,
quyền sở hữu phân tán, đòn bẩy tài chính, tỷ suất lợi nhuận. Bài nghiên cứu sử dụng
phương pháp định lượng. Mẫu được lấy từ báo cáo tài chính được kiểm toán năm 2013
của 118 công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP. HCM. Trong đó, 48 công ty
lập BCBP và 70 công ty không lập BCBP. Mục tiêu của bài nghiên cứu này là nhằm
hoàn thiện báo cáo bộ phận trong kế toán Việt Nam, theo hướng phù hợp với thông lệ
kế toán quốc tế. Kết quả cho thấy tỷ suất lợi nhuận, đòn bẩy tài chính, độ phân tán
quyền sở hữu có tương quan ngược chiều với việc trình bày thông tin báo cáo bộ phận
2 biến còn lại, quy mô công ty và công ty kiểm toán không có sự tương quan với biến
phụ thuộc.
Nguyễn Thị Kim Nhung (2013) với mục tiêu mô tả thực trạng lập trình bày báo
cáo bộ phận, đánh giá mức độ tuân thủ với quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam
về báo cáo bộ phận các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, xác
định một số các nhân tố ảnh hưởng đến việc lập báo cáo bộ phận tại công ty niêm yết
Việt Nam. Tác giả sử dụng phương pháp định lượng. Biến phụ thuộc gồm: mức độ
11
trình bày báo cáo bộ phận, biến độc lập: Quy mô công ty, đòn bảy tài chính, thời gian
hoạt động, mức tăng trưởng, tỷ suất lợi nhuận, công ty kiểm toán, lĩnh vực công nghiệp
chế biến chế tạo. Bài nghiên cứu thu thập từ BCTC đã kiểm toán của 176 công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2012, trong đó có 124 công ty trình bày
BCBP, 52 công ty không trình bày BCBP. Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến thời gián
hoạt động, tỷ suất lợi nhuận, công ty kiểm toán và lĩnh vực kinh doanh công nghiệp
chế biến là có sự tương quan với biến phụ thuộc và có ý nghĩa thống kê.
Trần Thị Thúy An (2013) tác giả sử dụng phương pháp phân tích đối chiếu so
sánh, thống kê mô tả, kiểm định tương quan giữa các biến với mục tiêu tìm hiểu thực
trạng báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết tại sở GDCK, xác định những nhân tố
ảnh hưởng đến việc trình bày báo cáo bộ phận theo VAS 28. Biến phụ thuộc: Chất
lượng báo cáo bộ phận, số lượng báo cáo bộ phận. Ở bài nghiên cứu này, biến phụ
thuộc cũng có nghiên cứu về chất lượng báo cáo bộ phận. Tuy nhiên, cũng như bài
nghiên cứu trước, đo lường chất lượng bộ phận nhưng lại bằng cách đếm số lượng
khoản mục báo cáo dựa trên tổng số các mục chính yếu và thứ yếu (đếm mức độ công
bố thông tin), biến độc lập gồm quy mô công ty, mức phân tán quyền sở hữu, kiểm
toán, đòn bẩy tài chính, tỷ suất lợi nhuận. Mẫu được lấy năm 2012, từ BCTC đã kiểm
toán của 288 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM. Kết quả cho thấy
có sự tương quan giữa các biến độc lập với nhau. Tất cả biến độc lập không có sự
tương quan với biến phụ thuộc.
Lê Thị Hà (2015) với biến phụ thuộc là mức độ trình bày báo cáo bộ phận, biến
độc lập gồm quy mô công ty, chât lượng công ty kiểm toán, số năm hoạt động, tỷ suất
lợi nhuận, đòn bẩy tài chính, mức độ tăng trưởng doanh thu, hình thức sở hữu, lĩnh vực
hoạt động công nghiệp. Bài nghiên cứu theo phương pháp định lượng, mẫu được lấy từ
140 công ty có BCTC đã được kiểm toán năm 2013, và có trình bày BCBP được niêm
yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM. Mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến mức độ trình bày báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch
12
chứng khoán TP. HCM, đánh giá mức độ trình bày BCBP và nhận định các hạn chế
còn tồn tại trong quá trình thực hiện của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán TP. HCM. Kết quả nghiên cứu đạt được, quy mô công ty, đòn bẩy tài chính
(LEV), hình thức sở hữu (OWN), có mối quan hệ cùng chiều với mức độ trình bày
BCBP, biến chủ thể kiểm toán (AUDIT), biến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
(ROA), doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp (IND) có mối quan hệ ngược chiều với
mức độ trình bày BCBP, các biến còn lại không có mối tương quan với biến phụ thuộc.
Bùi Lê Thái Bình (2015) mục tiêu nghiên cứu là xác định nhân tố ảnh hưởng chủ
yếu trong việc công bố thông tin báo cáo bộ phận, của các công ty niêm yết trên sàn
chứng khoán TP HCM. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, mẫu gồm 184
công ty có trình bày báo cáo bộ phận trên báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2014.
Biến phụ thuộc, mức độ trình bày báo cáo bộ phận, biến độc lập quy mô công ty, đòn
bẩy tài chính, mức độ phân tán quyền sở hữu, tỷ suất lợi nhuận, công ty kiểm toán,
mức độ tăng trưởng, rủi ro thị trường. Tuy nhiên, kết quả lại cho thấy tất cả các biến
độc lập đều không có mối tương quan với biến phụ thuộc.
1.3
Khe hổng nghiên cứu
Trên cơ sở khảo lược các nghiên cứu trước đây, chúng ta thấy có khá nhiều công
trình nghiên cứu được thực hiện trên thế giới có liên quan đến đề tài BCBP. Các bài
nghiên cứu này chủ yếu đề cập tới mức độ công bố thông tin, còn các công trình
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCBP gồm 4 nhân tố thì chưa có
nhiều, bốn nhân tố đó là: Thông tin kết quả bộ phận, số lượng các khoản mục, số lượng
bộ phận, mức độ cụ thể của việc phân tách bộ phận. Đây cũng là hướng đi mới nhất và
cụ thể nhất để tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo bộ phận mà
Việt Nam mà chưa được tiến hành nghiên cứu.
Đối với các công trình nghiên cứu ở Việt Nam cũng chủ yếu nghiên cứu về các
nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên BCBP. Các nghiên cứu chưa đi
sâu vào phân tích chất lượng BCBP, mà mới chỉ phân tích, đánh giá dựa trên một khía
13
cạnh về số lượng báo cáo bộ phận. Ngoài ra, các nghiên cứu này chủ yếu tiến hành thu
thập dữ liệu ở sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM và cũng chưa có một nghiên cứu
nào tiến hành lấy số liệu trên cả 2 sàn Hà Nội và sàn TP.HCM. Vì thế cũng chưa cho
thấy được cái nhìn bao quát trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nên việc nhận xét
và gợi ý chính sách cũng chưa thật sự phù hợp.
Do vậy, từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam,
đồng thời qua việc phân tích những mặt đạt được và những hạn chế của các công trình
này, luận văn nhận thấy cần có một công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng BCBP của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Trong đó, chất
lượng BCBP được đo lường dựa trên dữ liệu công bố trên BCBP (dữ liệu thứ cấp) do
chính mỗi công ty lập và trình bày. Nghiên cứu được thực nghiệm tại 2 sàn giao dịch
chứng khoán Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, và dữ liệu được lấy từ BCTC đã được kiểm
toán năm 2015, đây cũng là dữ liệu BCTC gần nhất và mới nhất đã được kiểm toán
ngày 31/12/2015, điều này sẽ giúp thông tin được hữu ích và đáng tin cậy hơn.
Kết luận chương 1
Trong chương này, luận văn đã lược khảo các nghiên cứu trong nước và trên thế
giới, để xác định được khe hổng nghiên cứu, luận văn nhận thấy rằng hiện tại các
nghiên cứu ở Việt Nam chưa xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông
tin BCBP và việc nghiên cứu cũng chưa được thực hiện trên cả hai sàn HNX và HOSE.
Do đó, luận văn xác định nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin
BCBP trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để giúp cho thông tin được phù hợp và
hữu ích hơn.
14
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.
Khái niệm về báo cáo bộ phận
Một số khái niệm liên quan đến báo cáo bộ phận được đưa ra, theo những nguyên
tắc được chấp nhận chung (US GAAP), đưa ra khái niệm báo cáo bộ phận là báo cáo
của các bộ phận hoạt động của một công ty trong việc trình bày kèm theo báo cáo tài
chính của nó. Báo cáo bộ phận cần thiết cho công ty đại chúng và không cần thiết cho
công ty tư nhân. Báo cáo bộ phận được thiết kế để cung cấp thông tin cho các nhà đầu
tư và chủ nợ mà có liên quan đến các kết quả tài chính của công ty (theo US GAAP).
Một bộ phận tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty mà từ đó, bộ phận này có
thể kiếm thu nhập và phải chịu chi phí phát sinh, có thông tin tài chính riêng biệt sẵn
có, đồng thời kết quả thường xuyên được xem xét bởi giám đốc điều hành của tổ chức,
thông qua việc đánh giá hoạt động và phân bổ nguồn lực, thì cần thực hiện theo các
quy tắc để xác định các thông tin cần phải được báo cáo.
Ngoài ra, theo quan điểm của Ijiri (1995) cho rằng, báo cáo bộ phận là các số liệu
tài chính riêng của các đơn vị, công ty con hoặc những bộ phận khác nhau của một
công ty. Tất cả các công ty niêm yết phải công bố lợi nhuận và chi phí bộ phận với
những thông tin có liên quan như doanh thu bên ngoài, doanh thu nội bộ, thu nhập, chi
phí, các khoản mục không dùng tiền mặt…Bên cạnh đó, công ty này cũng phải cung
cấp cho người sử dụng để hiểu sự khác biệt giữa thông tin hợp nhất và các thông tin
được cung cấp dưới báo cáo bộ phận.
Các định nghĩa không hoàn toàn giống nhau, theo quan điểm của luận văn dựa trên
chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 28, BCBP có thể được hiểu là báo cáo của doanh
nghiệp, đươc lập theo các nhóm sản phẩm và dịch vụ hoặc theo những bộ phận hoạt
động trong các khu vực địa lý khác nhau, có các cơ hội thăng tiến, triển vọng và rủi ro
khác nhau. BCBP cần thiết cho việc đánh giá rủi ro và lợi ích kinh tế của doanh
15
nghiệp, với một cái nhìn cụ thể và chính xác hơn, nhằm cung cấp cho người sử dụng
BCTC những thông tin hữu ích cho việc đưa ra quyết định kinh tế.
2.2. Khái niệm về chất lượng thông tin
Thông tin là những sự kiện, con số được thể hiện trong một hình thức hữu ích với
người sử dụng để phục vụ việc ra quyết định. Thông tin có ích với việc ra quyết định vì
nó giảm sự không chắc chắn và tăng tri thức về vấn đề được đề cập Gelinas and Dull
(2008).
Có rất nhiều quan điểm và tiêu chuẩn khác nhau về chất lượng thông tin. Chẳng
hạn, theo Wang và cộng sự năm 1999 cho rằng chất lượng thông tin là thông tin phù
hợp cho việc sử dụng của người sử dụng thông tin” (đây là quan điểm phổ biến nhất về
chất lượng thông tin vì nó xuất phát từ các nghiên cứu có tính kinh điển về chất lượng
của Deming (1986), Juran and Gryna (1988), Figenbaum (1991), Khalil et al. (1999);
hoặc theo Kahn, Strong (1998) “chất lượng thông tin là đặc tính của thông tin để giúp
đạt được các yêu cầu hay sự mong đợi của người sử dụng thông tin”; hoặc theo Lesca,
Lesca (1995) chất lượng thông tin được định nghĩa là sự khác biệt giữa thông tin yêu
cầu được xác định bởi mục tiêu và thông tin đạt được. Trong một tình huống lý tưởng
sẽ không có sự khác biệt giữa thông tin yêu cầu và thông tin đạt được. Việc đo lường
chất lượng thông tin có tính cảm tính và sự khác biệt giữa thông tin yêu cầu và thông
tin đạt được càng nhỏ thì chất lượng thông tin càng cao” theo Eppler and Wittig
(2000).
Tuy các khái niệm và quan điểm của các nhà nghiên cứu về chất lượng thông tin
có sự khác nhau, nhưng chúng đều có 1 số đặc điểm chung, đó là: Chất lượng thông tin
hay chất lượng dữ liệu tùy thuộc cảm nhận của người sử dụng thông tin. Nó có nhiều
đặc tính (hay tính chất) khác nhau tùy thuộc vào quan điểm triết lý của người sử dụng
hay nghiên cứu và nó cần được xem xét trong bối cảnh (hay ngữ cảnh) cụ thể của
người sử dụng thông tin Knight and Burn (2005). Điều này có thể được lý giải rõ ràng
rằng cùng một thông tin như nhau nhưng với người này cho rằng thế là tốt nhưng với
16
người khác lại không phù hợp. Hoặc cùng một thông tin như nhau, nếu được lấy từ
nguồn là giấy tờ, báo chí thì người sử dụng có thể cảm thấy tin tưởng hơn là lấy từ trên
mạng vì khó kiểm chứng nguồn gốc dữ liệu.
2.3.
Những vấn đề liên quan đến báo cáo bộ phận
2.3.1. Đối với chuẩn mực kế toán quốc tế:
Báo cáo bộ phận theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 14 ra đời năm 1981, được
sửa đổi năm 1997 và 2003. Đến năm 2006 Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế
(IASB) đã ban hành Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 8 thay thế cho IAS 14
và chính thức áp dụng từ 1/1/2009.
Nội dung chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS 8:
- Phạm vi áp dụng IFRS 8: BCTC riêng hay BCTC của một công ty và BCTC hợp
nhất của tập đoàn mà công ty mẹ, có các công cụ nợ hoặc công cụ vốn được trao đổi
trên thị trường chứng khoán nội địa hoặc nước ngoài hoặc thị trường OTC tại địa
phương hoặc trong khu vực. Đã nộp hồ sơ hoặc đang trong quá trình chuẩn bị đăng ký
với trung tâm chứng khoán hoặc các cơ quan, tổ chức pháp quy cho mục đích phát
hành bất cứ loại công cụ tài chính ra công chúng (theo IFRS 8).
- Bộ phận cần báo cáo là bộ phận đáp ứng được các điều kiện sau: Đáp ứng được
các điều kiện của bộ phận hoạt động hoặc các điều kiện để tổng hợp của 2 hay nhiều bộ
phận hoạt động. Điều kiện để kết hợp các bộ phận hoạt động là các bộ phận có các đặc
điểm về kinh tế tương tự gần giống nhau ở các điểm: Sản phẩm và dịch vụ, quy trình
sản xuất, các nhóm khách hàng hướng tới, phương pháp phân phối sản phẩm, môi
trường pháp lý và quy định.
Doanh thu báo cáo bao gồm cả doanh thu bán cho khách hàng bên ngoài và doanh
thu cung cấp cho các bộ phận bên trong, thấp nhất là 10% của tổng doanh thu bán ra
ngoài và nội bộ của tất cả các bộ phận hoạt động.
Giá trị tuyệt đối của lãi / lỗ bộ phận báo cáo phải thấp nhất là 10% giá trị tuyệt đối
của giá trị nào lớn hơn trong hai giá trị: Tổng lãi của tất cả các bộ phận hoạt động