Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

phân tích khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong 5 năm gần đây và nêu một số chính sách kích cầu nhằm thúc đẩy kinh tế trong giai đoạn này (20122016)”. Đề tài hoàn thành nhằm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.28 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
Trang
Mục lục..................................................................................................................1
Lời mở đầu............................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ......................3
1.1 Các khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế....................................3
1.2 Các công thức đo lường tăng trưởng kinh tế.........................................4
1.3 Các yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế............................................7
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012-2016..........................................................10
2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng...............................................................10
2.1 Hiệu quả tăng trưởng.............................................................................10
2.3 Phân tích tình hình kinh tế, nguyên nhân và thách thức .......................16
CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU NHẰM THÚC ĐẨY KINH TẾ.........19
3.1 Đối với thị trường tài chính...................................................................19
3.2 Đối với chi tiêu và đầu tư chính phủ.....................................................19
3.3 Đối với thị trường xuất khẩu.................................................................20
3.4 Đối với giải pháp an sinh xã hội............................................................20
3.5 Đối với thị trường nội địa......................................................................21
KẾT LUẬN...........................................................................................................23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................24
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế
nông nghiệp truyền thống sang nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Những thành tựu
đạt được trong phát triển kinh tế đã làm ngạc nhiên thế giới, được các tổ chức quốc
tế đánh giá cao như: duy trì một tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong thập niên
gần đây, tiến bộ liên tục của chỉ số phát triển con người (HDI), xóa bớt đói nghèo,
chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân cư trong xã hội được cải thiện, môi
trường sống của con người được quan tâm, gìn giữ.
Những thuận lợi và kết quả đạt được trong suốt quá trình tăng trưởng để
hướng tới hoàn thành mục tiêu đề ra thì nền kinh tế nước ta đã trải qua rất nhiều


cột mốc quan trọng và giai đoạn 2012-2016 là một minh chứng. Trải qua và đang
hướng tới hoàn thành giai đoạn này, bên cạnh những thuận lợi thì nền kinh tế nước
ta gặp không ít khó khăn và những hạn chế. Để rõ hơn những vấn đề trong quá
trình tăng trưởng giai đoạn này của nền kinh tế nước ta, nhóm 9 đã tiến hành bàn
bạc, thảo luận với đề tài “phân tích khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam trong 5 năm gần đây và nêu một số chính sách kích cầu nhằm thúc đẩy kinh
tế trong giai đoạn này (2012-2016)”.
1


Đề tài hoàn thành nhằm cung cấp cho người đọc cái nhìn toàn cảnh về
những thuận lợi, khó khăn, thành tựu và những hạn chế trong suốt quá trình tăng
trưởng kinh tế của giai đoạn 2012-2016, đồng thời đưa ra được những chính sách
kích cầu nhằm phát triển kinh tế trong giai đoạn này.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1Các khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế.
1.1.1 Các khái niệm.
-Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã
hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người
trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn.
-Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng quốc gia trong một thời kỳ
nhất định (thường là một năm).
-Gần đây, khái niệm này được định nghĩa theo hướng mở rộng: Tăng trưởng
kinh tế là sự gia tăng sản lượng quốc gia trong một thời kỳ nhất định, đồng thời là
sự gia tăng các nhân tố sản xuất được sử dụng trong điều kiện trạng thái kinh tế vĩ
mô tương đối ổn định.
1.1.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế.
Trọng tâm của các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế là những thay đổi về
thu nhập quốc dân. Có hai số đo cơ bản của thu nhập quốc dân thường được sử

dụng phổ biến là tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội
(GDP).
1.1.2.1 Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
-Tổng sản phẩm quốc dân hay GNP (viết tắt của Gross National Product) là
chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng do công dân của một nước sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định (thường
tính là một năm) bằng các yếu tố sản xuất của mình.
Như vậy, tổng sản phẩm quốc dân đánh giá kết quả của hàng triệu giao dịch
và hoạt độngkinh tế do công dân của một nước tiến hành trong một thời kỳ nhất
định. Đó là con số đạt được khi dùng thước đo tiền tệ tính toán giá trị của các hàng
hóa khác nhau mà các hộ gia đình, các hãng kinh doanh, chính phủ mua sắm và
tiêu dùng trong một thời gian đã cho. Những hàng hóa dịch vụ đó là các hàng hóa,
dịch vụ tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình.
(Sản phẩm cuối cùng là hàng hóa được tiêu thụ cuối cùng bởi những người
tiêu dùng chứ không phải là những sản phẩm được sử dụng như là sản phẩm trung
gian trong sản xuất những sản phẩm khác).
GNP bao gồm GNP danh nghĩa và GNP thực tế.
-GNP danh nghĩa (GNPn): đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra
trong một thời kỳ, theo giá cả hiện hành, tức là giá cả của cùng thời kỳ đó.
2


-GNP thực tế (GNPr): đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong
một thời kỳ, theo giá cả cố định ở một thời kỳ đã được lấy làm gốc.
Cầu nối giữa GNP danh nghĩa và GNP thực tế là chỉ số giá cả, còn gọi là chỉ số lạm
phát (D) tính theo GNP.
Chỉ tiêu GNP danh nghĩa và GNP thực tế thường được dùng cho các mục
tiêu phân tích khấc nhau. Chẳng hạn, khi muốn nghiên cứu mối quan hệ tài chính,
ngân hàng, người ta thường dùng GNP danh nghĩa. Khi cần phân tích tốc độ tăng
trưởng kinh tế người ta dùng GNP thực tế.

-GNP bình quân đầu người của một quốc gia hay lãnh thổ ở một thời điểm
nhất định là giá trị nhận được khi lấy GNP của quốc gia hay lãnh thổ này tại thời
điểm đó chia cho số dân cũng tại thời điểm này.
1.1.2.2 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
-Tổng sản phẩm quốc nội GDP là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của
tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ
của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
(GDP là giá trị thường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được
sản xuất ra trong phạm vi một nước, trong một thời kỳ nhất định_theo N.Gregory
Mankiw).
Như vậy, GDP là kết quả của hàng triệu triệu hoạt động kinh tế xảy ra bên
trong lãnh thổ của một đất nước. Những hoạt động này có thể do công ty, doanh
nghiệp của cong dân nước đó hay công dân nước ngoài sản xuất ra tại nước đó.
Nhưng GDP không bao gồm kết quả hoạt động của công dân nước sở tại tiến hành
ở nước ngoài. Đây là một phân biệt có ý nghĩa.
Trong thực tế, một hãng kinh doanh của nước ngoài sở hữu một nhà máy ở
nước ta, dưới hình thức bỏ vốn đầu tư hay liên doanh với các công ty ở nước ta, thi
một phần lợi nhuận của họ sẽ chuyển về nước họ để chi tiêu hay tích lũy. Ngược
lại, công dân nước ta sinh sống và làm việc ở nước ngoài cũng gửi một phần thu
nhập về nước. Tuy vậy, hầu hết các khoản thu nhập chu chuyển giữa các nước
không phải là thu nhập từ lao động mà là thu nhập từ tiền lại gửi, lãi cổ phần, lợi
nhuận… Khi hạch toán các tài khoản quốc dân, người ta thường dung thuật ngữ
“Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài” để chỉ phần chênh lệch giữa thu nhập của
công dân nước ta ở nước ngoài với công dân nước ngoài ở nước ta.
1.2 Các công thức đo lường tăng trưởng kinh tế.
1.2.1 GDP
Có 3 cách xác định GDP là xác định theo luồng sản phẩm, xác định theo
luồng thu nhập hoặc chi phí, đo lường theo giá trị gia tăng.
1.2.1.1 Xác định GDP theo luồng sản phẩm.
GDP = C + I + G + NX

=C + I + G + X – IM
Trong đó:
3










C: Chi tiêu cho tiêu dùng của các hộ gia đình
I: Chi tiêu cho đầu tư
G: Chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ của chính phủ
NX: Xuất khẩu ròng
Tiêu dùng của các hộ gia đình: bao gồm tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ
cuối cùng mà các hộ gia đình nua được trên thị trường để chi dùng trong đời
sống hàng ngày của họ (60%-80% GDP). Chưa tính đến một số sản phẩm
dịch vụ không thông qua thị trường (sản phẩm tự sản xuất tự tiêu dùng).
Đầu tư I: hàng hóa đầu tư bao gồm các trang thiết bị là các tài sản cố định
của doanh nghiệp, nhà ở, văn phòng mới xây dựng và chênh lệch hàng tồn
kho của các hãng kinh doanh.
• Đầu tư trong việc tính toán GDP là tổng mức đầu tư chứ không phải
đầu tư ròng.
Đầu tư ròng = tổng đầu tư – khấu hao
• Đầu tư trong việc tính toán GDP không bao gồm đầu tư tài chính
• Là việc mua sắm các tư liệu lao động mới, tạo ra tư bản dưới dạng
hiện vật.

Chi tiêu chính phủ G: bao gồm tất cả các khoản chi tiêu của các cơ quan
chính quyền từ trung ương đến địa phương để mua hàng hóa dịch vụ, không
bao gồm các khoản chuyển giao thu nhập cho các nhân (vì nó chỉ là sự tái
phân bổ lại thu nhập chứ không gắn với quá trình mua bán hàng hóa dịch vụ
nên không tính vào GDP)
Xuất khẩu ròng NX: là sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
NX=X-IM
• Xuất khẩu (X): là lượng hàng hóa dịch vụ sản xuất trong nước được
bán ra nước ngoài (hàng xuất khẩu làm tăng tăng tổng sản phẩm quốc
nội nên tính vào GDP)
• Nhập khẩu (IM): Là lượng hàng hóa dịch vụ sản xuất ở nước ngoài
được mua về để tiêu dùng trong nước (hàng nhập khẩu làm giảm tổng
sản phẩm quốc dân nên tính vào GDP)

1.2.1.2 Xác định GDP theo luồng thu nhập hoặc chi phí.
*Khi chính phủ chưa can thiệp:
GDP=w+i+r+
Trong đó:
• Tiền lương w là lượng thu nhập được do cung cấp sức lao động
• Tiền lãi i là thu nhập nhận được do cho vay theo một mức lãi suất nhất định
4





Tiền thuê nhà đất r là thu nhập nhận được do cho thuê đất đai, nhà cửa
Lợi nhuận π là khoản thu nhập còn lại của doanh thu khi bán sản phẩm sau
khi đã thanh toán tất cả các chi phí sản xuất.


*Khi có chính phủ can thiệp:
GDP=w+i+r+π+De+Te
Trong đó:
• De là khoản tiền dùng để bù đắp hao mòn tài sản cố định
• Te là thuế đáng gián tiếp vào thu nhập
1.2.1.3 Đo lường theo giá trị gia tăng
Theo phương pháp này, GDP được tính bằng cách cộng giá trị gia tăng của các
doanh nghiệp
GDP =
Trong đó:
VAi= giá trị sản lượng của doanh nghiệp i – giá trị đầu vào mua hàng tương ứng
Phương pháp này đã loại bbor được sản phẩm trung gian, chỉ tính vào GDP
phần sản phẩm cuối cùng.
1.2.2 GNP
Công thức tính tổng sản phẩm quốc gia dưới đây dựa trên cơ sở tiếp cận từ
khái niệm chi tiêu.
GNP= C + I + G + (X – IM )+ NR
Trong đó:
C: Chi tiêu tiêu dùng các nhân (hộ gia đình)
I: Tổng đầu tư các nhân quốc nội (tất cả các doanh nghiệp đầu tư trên lãnh
thổ một nước.
G: Chi phí tiêu dùng của chính phủ
X: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
IM: Kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa và dịch vụ
NR: Thu nhập ròng từ các hàng hóa và dịch vụ đầu tư ở nước ngoài (thu
nhập ròng).
1.2.3 Sản phẩm quốc dân ròng (NNP)
Sản phẩm quốc dân ròng là phần còn lại của tổng sản phẩm quốc dân sau khi
đã trừ đi khấu hao.
NNP=GNP-De

Trong đó:
De: là khấu hao, là hao mòn của tài sản cố định.
1.2.4 Sản phẩm quốc nội ròng NDP
Sản phẩm quốc nội ròng là phần còn lại của tổng sản phẩm quốc nội sau khi
đã trừ đi khấu hao.
5


NDP=GDP-De
1.2.5 Thu nhập quốc dân
Thu nhập quốc dân là phần còn lại của sản phẩm quốc dân ròng sau khi đã
trừ đi thuế gián thu.
Y = NNP – Te
Trong đó:
Te: thuế gián thu là các loại thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ
1.2.6 Chỉ số giá tiêu dùng CPI
Chỉ số giá tiêu dùng CPI là chỉ tiêu phản ánh chi phí nói chung của một
người tiêu dùng điển hình khi mua hàng hóa và dịch vụ.
CPI = x 100
1.2.7 Tỷ lệ lạm phát
Tỉ lệ lạm phát là phần trăn thay đổi của CPI thời kỳ sau so với thời kỳ trước
Tỷ lệ lạm phát = x 100
Tỷ lệ lạm phát phản ánh tốc độ giá của các mặt hàng tiêu dùng chính.
1.3 Các yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế
Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫncác
nước đang phát triển, những nhà kinh tế đã phát hiện ra rằng: động lực của phát
triển kinh tế phải được đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng trưởng
kinh tế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ. Bốn nhân tố này
khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến
kết quả tương ứng.

1.3.1 Nguồn lực
Chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội
ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các yếu tố
khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được
nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự. Các yếu tố như máy móc
thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa
hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động
tốt. Thực tế nghiên cứu các nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới lần thứ
hai. Cho thấy mặc dù hầu hết tư bản bị phá hủy nhưng những nước có nguồn nhân
lực chất lượng cao vẫn có thể phục hồi và phát triển kinh tế một cách ngoạn mục.
Một ví dụ là nước Đức, "một lượng lớn tư bản của nước Đức bị tàn phá trong Đại
chiến thế giới lần thứ hai, tuy nhiên vốn nhân lực của lực lượng lao động nước
Đức vẫn tồn tại. Với những kỹ năng này, nước Đức đã phục hồi nhanh chóng sau
6


năm 1945. Nếu không có số vốn nhân lực này thì sẽ không bao giờ có sự thần kỳ
của nước Đức thời hậu chiến.
1.3.2 Nguồn tài nguyên
Nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển,
những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng
và nguồn nước. Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế,
có những nước được thiên nhiên ưu đãi một trữ lượng dầu mỏ lớn có thể đạt được
mức thu nhập cao gần như hoàn toàn dựa vào đó như Ả Rập Xê Út. Tuy nhiên, các
nước sản xuất dầu mỏ là ngoại lệ chứ không phải quy luật, việc sở hữu nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú không quyết định một quốc gia có thu nhập cao.
Nhật Bản là một nước gần như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ tập
trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động, tư bản, công nghệ cao nên
vẫn có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới về quy mô.
1.3.3 Tư bản

Tư bản là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà
người lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị...nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản
trên mỗi lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp. Để có được tư bản, phải thực
hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng
trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDPcao
thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững. Tuy nhiên, tư bản không chỉ là
máy móc, thiết bị do tư nhân dầu tư cho sản xuất nó còn là tư bản cố định xã hội,
những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và thương mại phát triển. Tư bản cố định xã hội
thường là những dự án quy mô lớn, gần như không thể chia nhỏ được và nhiều khi
có lợi suất tăng dần theo quy mô nên phải do chính phủ thực hiện. Ví dụ: hạ tầng
của sản xuất (đường giao thông, mạng lưới điện quốc gia...), sức khỏe cộng đồng,
thủy lợi....
1.3.4 Công nghệ
Trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không phải là sự
sao chép giản đơn, là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và tư bản, ngược lại,
nó là quá trình không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất cho
phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn, nghĩa là
quá trình sản xuất có hiệu quả hơn. Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng
và ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... có
những bước tiến như vũ bão góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất. Tuy nhiên,
thay đổi công nghệ không chỉ thuần túy là việc tìm tòi, nghiên cứu; công nghệ có
phát triển và ứng dụng một cách nhanh chóng được là nhờ "phần thưởng cho sự đổi
mới" - sự duy trì cơ chế cho phép những sáng chế, phát minh được bảo vệ và được
trả tiền một cách xứng đáng

7


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG NĂM NĂM GẦN ĐÂY 2012-2016

2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng
2.1.1Quy mô
GDP năm 2015 đạt 6,68%, là mức tăng cao nhất trong 5 năm qua (năm
2012-2016); năm 2012 tăng 5,03%; năm 2013 tăng 5,42%; năm 2014 tăng 5,98%)
và năm 2016 tăng 6,21%. Bình quân 5 năm 2012-2016 tăng 5,9%/năm.
GDP/người năm 2016 đạt 2.228 USD.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với
năm 2015, trong đó quý I tăng 5,48%; quý II tăng 5,78%; quý III tăng 6,56%; quý
IV tăng 6,68%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,68% của năm
2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra, nhưng trong bối cảnh kinh tế
thế giới không thuận, giá cả và thương mại toàn cầu giảm, trong nước gặp nhiều
khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp thì đạt được mức tăng
trưởng trên là một thành công, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả
của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp,
các ngành, các địa phương cùng thực hiện.
2.1.2 Tốc độ tăng trưởng
Bảng số liệu tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế giai đoạn 2012-2016 (đơn vị: %)
Năm
2012
2013
2014
2015
Tổng số
5,03
5,42
5,98
6,68
Nông, lâm nghiệp
4,01
2,67

3,49
2,41
và thủy sản
Công nghiệp và
5,53
5,43
7,14
9,64
xây dựng
Dịch vụ
6,99
6,56
5,96
6,33

2016
6,21
1,36
7,57
6,98

2.2 Hiệu quả tăng trưởng
2.2.1 Lâm nghiệp
Năm
Diện tích rừng trồng tập trung
cả nước (nghìn ha)

2012
187


2013
205,1

2014
226,1

2015
240,6

2.2.2 Nông nghiệp
Năm

2012

2013
8

2014

2015

2016

2016
231,5


Sản lượng lúa
(triệu tấn)
Đàn trâu

(triệu
con)
Chăn
Đàn bò
nuôi
(triệu
trong
con)
cả
Đàn lợn
nước
(triệu
con)
Đàn bò
sữa
(nghìn
con)
Gia cầm
(triệu
con)

43,7

44,1

45

45,2

43,6


2,63

2,6

2,5

2,5

2,5

5,19

5,2

5,2

5,4

5,5

26,5

26,3

26,8

27,7

29,1


167

186,3

227,6

257,3

282,9

308,5

314,7

327,7

341,9

361,7

2.2.3 Công nghiệp
Chỉ số sản xuất công nghiệp giai đoạn 2012-2016
Đơn vị: %
Năm
2012
2013
Toàn ngành công nghiệp
105,8
105,9


2014
107,6

2015
109,8

2016
107,5

Khai khoáng

105,0

99,4

102,4

107,1

94,1

Công nghiệp chế biến, chế
tạo
Sản xuất và phân phối điện

105,5

107,6


108,7

110,5

111,2

111,5

108,4

112,5

111,4

111,5

Cung cấp nước và xử lý rác
thải, nước thải

108,2

109,5

106,3

106,9

107,2

2.2.3.1

• Chỉ

Năm 2012
số sản xuất công nghiệp tăng 4,8% so với năm 2011
9








Chỉ số sản xuất công nghiệp của một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
có quy mô công nghiệp lớn như sau: Thành phố Hồ Chí Minh tăng 4,9%; Đồng
Nai tăng 7,2%; Bình Dương tăng 7,5%; Hà Nội tăng 5%; Hải Phòng tăng
3,9%; Bắc Ninh tăng 19,1%; Đà Nẵng tăng 6%; Cần Thơ tăng 4,6%; Hải Dương
giảm 1%; Vĩnh Phúc giảm 3%.
Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo so với cùng kỳ năm trước
tăng 3,6%
Chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 20,1% so với cùng
thời điểm năm trước
Tỷ lệ giá trị hàng tồn kho so với giá trị sản xuất ước tính cả năm 2012 của ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo là 6,9%

2.2.3.2 Năm 2013
• Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 12 tăng 5,9% so với năm 2012
• Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 11 tăng 9,2% so
với cùng kỳ năm trước
• Chỉ số sản xuất công nghiệp cả năm 2013 so với năm 2012 của một số địa

phương như sau: Thành phố Hồ Chí Minh tăng 6,3%; Đồng Nai tăng 7,6%; Bình
Dương tăng 8,7%; Hà Nội tăng 4,5%; Hải Phòng tăng 4,3%; Bắc Ninh tăng
2,9%; Vĩnh Phúc tăng 14%; Cần Thơ tăng 7,7%; Hải Dương tăng 8,1%; Đà
Nẵng tăng 10,5%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 3,8%; Quảng Ninh tăng 0,1%;
Quảng Nam tăng 9,6%; Quảng Ngãi tăng 6,6%.
• Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,2% so với cùng
thời điểm năm 2012
• Chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có xu hướng tăng dần
dẫn đến tồn kho giảm dần
2.2.3.3 Năm 2014
• Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Mười Hai tăng 9,6% so với năm
2013
• Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2014 so với năm 2013 của một số địa phương
có quy mô sản xuất công nghiệp lớn như sau: Hải Phòng tăng 12,3%; Long An
tăng 12,2%; Đà Nẵng tăng 10,9%; Hải Dương tăng 10,3%; Bình Dương tăng
8,8%; Đồng Nai tăng 8%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 7%; Quảng Nam tăng
5,1%; Quảng Ninh tăng 4,6%; Hà Nội tăng 4,6%; Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 3,6%;
Vĩnh Phúc giảm 2,6%; Bắc Ninh giảm 12,8%.
10







Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng Mười Một tăng
14,2% so với năm trước
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân 11 tháng là
74,5% trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao: Sản xuất thuốc, hóa dược và

dược liệu 153,1%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 116,1%; sản xuất, chế
biến thực phẩm 94,4%; sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)
89,9%; sản xuất kim loại 87,2%.
Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng
5,8% so với năm trước

2.2.3.4 Năm 2015
• Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Mười Hai ước tính tăng 9% so
với cùng kỳ năm trước
• Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2015 so với năm 2014 của một số địa phương
có quy mô sản xuất công nghiệp lớn như sau: Thái Nguyên tăng 97%; Quảng
Nam tăng 35,3%; Hải Phòng tăng 16,6%; Phú Thọ tăng 15,4%; Đà Nẵng tăng
12,9%; Bình Dương tăng 10,9%; Hải Dương tăng 10,6%; Bắc Ninh tăng 8,9%;
Đồng Nai tăng 8,6%; Quảng Ngãi tăng 8,6%; Hà Nội tăng 8,2%; thành phố Hồ
Chí Minh tăng 7,9%; Cần Thơ tăng 7,1%; Quảng Ninh tăng 6,7%; Vĩnh Phúc
tăng 1,9%; Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 1,4%. Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo tháng 11/2015 tăng 10,2% so với cùng kì năm trước
• Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm
01/12/2015 tăng 9,5% so với cùng thời điểm năm 2014
• Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm
01/12/2015 tăng 6,4% so với cùng thời điểm năm trước
2.2.3.5 Năm 2016
• Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Mười Hai ước tính tăng 8,3% so
với cùng kỳ năm trước
• Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2016 so với năm 2015 của một số địa phương
như sau: Quảng Nam tăng 30%; Thái Nguyên tăng 24%; Hải Phòng tăng 16,8%;
Đà Nẵng tăng 13,1%; Bình Dương tăng 10,3%; Hải Dương tăng 8,9%; Đồng Nai
tăng 8,5%; Cần Thơ tăng 8,3%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 7,4%; Hà Nội
tăng 7%; Vĩnh Phúc tăng 6,8%; Bắc Ninh tăng 5%; Quảng Ninh tăng 0,9%; Bà
Rịa - Vũng Tàu giảm 6,3%.

• Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 11/2016 tăng 11,9%
so với cùng kỳ năm trước
11





Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm
01/12/2016 tăng 8,1% so với cùng thời điểm năm trước
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm
01/12/2016 tăng 2,9% so với cùng thời điểm năm trước

2.2.4 Thủy sản
Năm
Sản lượng
(nghìn tấn)

thủy

sản

2012
5732,9

2013
5918,6

2014
6332,5


2015
6549,7

2.2.5 Dịch vụ
2.2.5.1 Năm 2012
• Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2012 ước tính đạt
2324,4 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2011 (Loại trừ yếu tố giá tăng 6,2%),
trong đó khu vực kinh tế nhà nước đạt 288,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,3% và giảm
1,2%; kinh tế ngoài nhà nước đạt 1968,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 84,8% và tăng 18,4%;
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 67,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 2,9% và tăng 34,7%.
Xét theo ngành kinh doanh thì kinh doanh thương nghiệp đạt 1789,6 nghìn tỷ đồng,
chiếm 77,1% tổng mức và tăng 15,2%; khách sạn nhà hàng đạt 273,3 nghìn tỷ đồng,
chiếm 11,8% và tăng 17,2%; dịch vụ đạt 237,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,1% và tăng
19,6%; du lịch đạt 23,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 1% và tăng 28,1%.
• Vận tải hành khách năm 2012 ước tính đạt 2862,3 triệu lượt khách, tăng 12,2%
và 123,2 tỷ lượt khách.km, tăng 9,5% so với năm 2011
2.2.5.2 Năm 2013
• Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2013 ước tính
đạt 2618 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2012 và là mức tăng thấp nhất
trong vòng bốn năm trở lại đây, loại trừ yếu tố giá năm 2013 tăng 5,6%; năm
2012 tăng 6,5%; năm 2011 tăng 4,4%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng năm 2013 của khu vực kinh tế nhà nước đạt 258,6 nghìn tỷ
đồng, chiếm 9,9% và giảm 8,6% so với năm 2012; kinh tế ngoài nhà nước đạt
2269,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 86,7% và tăng 15,3%; khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài đạt 89,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,4% và tăng 32,8%. Xét theo ngành kinh
doanh, kinh doanh thương nghiệp đạt 2009,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,7% tổng
12

2016

6728,6




mức và tăng 12,2%; khách sạn nhà hàng đạt 315,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,1%
và tăng 15,2%; dịch vụ đạt 268,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,3% và tăng 13,3%; du
lịch đạt 24,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% và tăng 3,5%.
Vận tải hành khách năm 2013 ước tính đạt 2950,1 triệu lượt khách, tăng 6,3% và
123,1 tỷ lượt khách.km, tăng 5,4% so với năm 2012

2.2.5.3 Năm 2014
• Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 2945,2
nghìn tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2013. Doanh thu bán lẻ hàng hóa cả năm
2014 ước tính đạt 2216 nghìn tỷ đồng, chiếm 75% tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tăng 11,3% so với năm 2013. Mức tăng của các
nhóm ngành hàng năm nay so với năm 2013 như sau: Lương thực, thực phẩm
tăng 1,7%; hàng may mặc tăng 4,3%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình
tăng 16%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 33,2%; phương tiện đi lại tăng
27,9% (chủ yếu do tăng doanh số bán lẻ ô tô); xăng, dầu tăng 2,5%; sửa chữa ô
tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 17,2%. doanh thu dịch vụ lưu trú
ăn uống và du lịch đạt 381,8 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với năm trước. Doanh
thu dịch vụ khác trong tháng ước tính đạt 36 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1% so với
tháng trước và tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2013. Ước tính năm 2014, doanh
thu dịch vụ khác đạt 347, 3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm trước
• Vận tải hành khách năm nay ước tính đạt 3058,5 triệu lượt khách, tăng 7,6% và
134,8 tỷ lượt khách.km, tăng 6,9% so với năm 2013
2.2.5.4 Năm 2015



tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính
đạt 3242,9 nghìn tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm trước. ngành kinh doanh,
bán lẻ hàng hóa năm nay đạt 2469,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,2% tổng
mức và tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó một số ngành hàng
tăng khá: Đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 15%; lương thực,
thực phẩm tăng 14,8%; hàng may mặc tăng 13,3%; vật phẩm văn hoá,
giáo dục tăng 12,4%; phương tiện đi lại tăng 10,4%. Doanh thu dịch vụ lưu
trú, ăn uống năm 2015 ước tính đạt 372,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,5% và
tăng 5,2% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ khác năm 2015 ước tính đạt
370,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,4% và tăng 7%



Vận tải hành khách năm nay ước tính đạt 3283,1 triệu lượt khách, tăng
7,7% và 143 tỷ lượt khách.km, tăng 7,9% so với năm 2014
13


2.2.5.5 Năm 2016
• tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 3.527,4
nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm trước (Năm 2015 tăng 9,8%). ngành hoạt
động, doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2016 ước tính đạt 2.676,5 nghìn tỷ đồng,
chiếm 75,9% tổng mức và tăng 10,2% so với năm trước, trong đó: Lương thực,
thực phẩm tăng 13%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 11,4%; may
mặc tăng 10,6%; phương tiện đi lại tăng 5,7%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng
1,7%.Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2016 ước tính đạt 413,4 nghìn tỷ
đồng, chiếm 11,7% tổng mức và tăng 10,7% so với năm 2015. Doanh thu dịch
vụ khác năm nay ước tính đạt 403,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,4% tổng mức và
tăng 9,3% so với năm 2015
• Vận tải hành khách đạt 3.620,5 triệu lượt khách, tăng 9,6% so với năm trước

và 171,3 tỷ lượt khách.km, tăng 11%
2.3 Phân tích tình hình kinh tế, nguyên nhân và những thách thức của nền
kinh tế nước ta giai đoạn 2012-2016
2.3.1 Tình hình nền kinh tế
Kinh tế vĩ mô ổn định, thể chế kinh tế được cải thiện
Năm 2015 kinh tế của nước ta diễn biến khá tích cực, mở ra nhiều cơ hội
phát triển bền vững trong những năm tới. Các chỉ báo về kinh tế vĩ mô như tăng
trưởng, kiểm soát lạm phát, tỷ giá, thanh khoản của ngân hàng thương mại; xuấtnhập khẩu… tiếp tục được cải thiện với sự ra đời của Hiến pháp 2013, ban hành
nhiều bộ luật và đạo luật nhằm cải cách thể chế có ý nghĩa quan trọng như Bộ luật
Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Hàng hải, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật
Kinh doanh bất động sản, Luật Phá sản, Luật Kế toán, Luật Thống kê…
Sự hoàn thiện hệ thống pháp luật mang tính hệ thống và liên quan đến hầu
hết lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự đổi mới hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kinh
tế đều hướng đến 2 mục tiêu: Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong nước
và hội nhập với khu vực và thế giới.
Từ năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19 và nâng cấp Nghị
quyết này trong năm 2015 trong nỗ lực cải cách hành chính công, với mục tiêu
giảm thời gian khai thuế, thủ tục hải quan và thông quan hàng hóa ở các cửa khẩu
đạt trình độ các nước ASEAN - 6 và tiến tới ASEAN-4.
Kí kết hàng chục Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa
phương thế hệ mới, đặc biệt là kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định đối tác
14


xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm quan hệ
ngoại thương, tín dụng và đầu tư tiếp tục phát triển tích cực, vị thế kinh tế của
nước ta ngày càng được nâng cao trên thị trường khu vực và thế giới.
Các chính sách và giải pháp Chính phủ thực thi đều kiên trì với 3 mục tiêu
ưu tiên đề ra từ năm 2011: Kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; tháo gỡ khó
khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường để có tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý

và bảo đảm an sinh xã hội.
Bên cạnh đó đã thực hiện thành công bước đầu tái cơ cấu 3 lĩnh vực ưu tiên:
Đầu tư công, hệ thống ngân hàng thương mại và các tập đoàn, tổng công ty nhà
nước. Tức là vừa ứng phó các vấn đề ngắn hạn vừa giải quyết các vấn đề trung, dài
hạn đang đặt ra tương đối đồng bộ.
2.3.2 Thách thức
Kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc; cân đối ngân sách Nhà nước còn
khó khăn, bội chi còn cao; nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn; chất lượng tín
dụng chưa cao, xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu
kém còn khó khăn; huy động nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước còn hạn chế; tái cơ
cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm…
Nhiều chỉ tiêu về kinh tế không đạt được như: Tốc độ tăng GDP (bình quân
5,9%/ năm so với mục tiêu từ 6,5-7%/năm); tổng đầu tư xã hội/GDP, đặc biệt các
chỉ tiêu liên quan đến chất lượng tăng trưởng đều chậm được cải thiện.
Tuy từ giữa năm 2013 nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu phục hồi, nhưng tổng
cầu của nền kinh tế tăng chậm. Việc giảm giá lương thực thực phẩm trên thị trường
thế giới trong những năm gần đây cùng với sự chậm tái cơ cấu nền sản xuất nông
nghiệp đã đưa nền sản xuất nông nghiệp nước ta đứng trước viễn cảnh rất khó
khăn, tốc độ tăng trưởng chậm lại và sẽ khó khăn hơn khi mở cửa thị trường nội
địa.
Nền công nghiệp gia công kéo dài, công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển dẫn
đến nhiều ngành công nghiệp khó tồn tại khi thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan,
trước mắt là khu vực AEC. Thị trường tài chính phát triển chưa thực sự đồng bộ,
thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm chưa đóng vai trò là kênh tạo vốn
trung - dài hạn cần thiết cho nền kinh tế.
Hệ thống ngân hàng thương mại đang trong giai đoạn tái cơ cấu phải đảm
nhận phần lớn nguồn vốn ngắn hạn lẫn trung - dài hạn cho nền kinh tế nên vẫn
đang gặp khó khăn. Trong 5 năm qua kênh đầu tư công đã có tác động đáng kể đến
sự tăng tổng cầu, kích thích tăng trưởng, nhưng trong những năm tới phải cắt giảm
15



nợ công, giảm lượng trái phiếu Chính phủ phát hành nên dư địa của chính sách tài
khóa kích thích tổng cầu sẽ không còn nhiều.
Bộ máy hành chính cồng kềnh, nhiều tầng nấc, kém hiệu quả chưa có giải
pháp để tinh gọn, mà còn có khả năng tăng thêm trong các năm tới, khi triển khai
các luật mới về tổ chức bộ máy Nhà nước.
Năm 2016 tốcđộ tăng trưởng giảm so với năm 2015 (giảm 0,47%), tỉ trọng
ngành nông nghiệp và công nghiệp giảm đáng kể còn khu vực dịch vụ tăng nhẹ
0,65%. Đặt biệt trong ngành nông nghiệp sản lượng lúa giảm còn chăn nuôi theo
chiều hướng tăng. Ở lâm nghiệp diện tích rừng cả nước đang giảm dần, còn sản
lượng thủy hải sản thì tăng 178,9 nghìn tấn so với năm 2015.
2.3.3 Nguyên nhân
-Chính phủ vẫn đang nỗ lực tạo ra một môi trường kinh doanh thông thái
hơn, tạo điều kiện cho nên kinh tế ổn định trong dài hạn song chưa có bước đột
phá.
- Chính sách tiền tệ được nới lỏng với cung tiền tăng và lãi suất ổn định.
- Chính sách tài khóa khá căng thẳng với bội chi và nợ công cao.
- Chính sách tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các công ty đại chúng tiếp tục
hồ trợ TTCK.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU NHẰM PHÁT TRIỂN
KINH TẾ
3.1 Đối với thị trường tài chính.
Về thị trường tài chính thì khủng hoảng tài chính toàn cầu không làm ảnh
hưởng trực tiếp làm suy sụp nền tài chính nước ta vì trong thị trường tài chính thì
thị trường chứng khoán của chúng ta rất nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều đến nền
kinh tế nước ta. Tuy nhiên, đối với thị trường tín dụng và hệ thống ngân hàng thì
cần phải quan tâm.
Hiện nay chúng ta có 5000 ngân hàng thương mại quốc doanh làm vai trò
nòng cốt để chính phủ điều hành thị trường tín dụng và thị trường hối đoái. Thị

trường này cần tập chung giải quyết bài toán về lãi suất. Chính phủ chủ trương thắt
chặt tiền tệ nhưng cần linh hoạt, cung cấp vốn cho nền kinh tế. Vấn đề ở đây ta cần
phải tập trung các công cụ tiền tệ để làm sao giảm lãi suất xuống. Chúng ta phải
giảm lãi suất cơ bản để các ngân hàng thương mại giảm lãi suất. Điều này thì ta đã
làm rồi nhưng cần phải tiếp tục giảm.
Lãi suất triết khấu ngân hàng trung ương cũng phải giảm đẻ kéo thị trường
xuống. Vấn đề ở đây là cần có sự động thuận giữa chính phủ, ngân hàng trung
ương và hệ thống các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại, cổ phần
vì lợi ích cục bộ có thể đi chệch hướng và có thể làm suy sụp cả hệ thống ngân
16


hàng nên đòi hỏi các ngân hàng thương mại cổ phần phải ý thức cùng đồng thuận
với chính phủ.
3.2 Đối với chỉ tiêu và đầu tư chính phủ.
Bên cạnh đó, về chi tiêu công trong tình trạng hiện nay thì chính phủ nên
dãn các dự án đầu tư mua sắm nhiều thiết bị nhập khẩu, nên mở rộng các dự án đầu
tư vào nông thôn, hạ tầng, giao thông, trường trạm. Bởi đây là những công trình sử
dụng nhiều sắt thép, xi măng, gạch ngói, nhân công để kích cầu tiêu thụ sản phẩm
sản suất trong nước lên. Như vậy, vốn đầu tư ngân sách thực hiện nhiệm vụ kích
cầu thị trường trong nước. Vì khi kích cầu sảm phẩm lên thì kéo tho kích cầu tiêu
dùng, đồng thời giải quyết vấn đề việc làm, giảm thất nghiệp và thực hiện mục tiêu
giảm thất nghiệp ở nông thôn của Đảng.
Đồng thời, chính sách tài khóa cần thực hiện quyết liệt hơn, đặc biệt là trong
vấn đề giảm chi tiêu công. Cần chú trọng đến mức độ lành mạnh và bền vững của
cân đối ngân sách thể hiện trước hết ở quy mô, cơ cấu nguồn thu, cơ sở thuế, phí,
mức thuế, phí và kỷ luật thu, sự công bằng và minh bạch trong chính sách thuế áp
dụng với các đối tượng chịu thuế, phí, chính sách khai thác nguồn thu và nuôi
dưỡng nguồn thu.
Cần tăng tỷ trọng nguồn thu nội địa, hạn chế phụ thuộc vào nguồn thu xuất

khẩu tài nguyên, giảm bớt tình trạng sử dụng chính sách thuế cho yêu cầu chính
sách xã hội, tăng tỷ trọng thuế trực thu so với thuế gián thu... nhằm hướng đến một
cấu trúc thu ngân sách bền vững. Cần có hướng tiếp cận tích cực đối với việc xây
dựng kế hoạch ngân sách hàng năm xuất phát từ nguồn thu mà không xuất phát từ
nhu cầu chi tiêu ngân sách như hiện nay.
Điều này sẽ hạn chế tình trạng bội chi ngân sách và đảm bảo nguồn bù đắp
cho mức bội chi đó. Qua đó, mới có thể xây dựng được một ngân sách bền vững,
có thể trở thành bệ đỡ và là công cụ chính sách linh hoạt, có sức mạnh chống đỡ
các cú sốc vĩ mô trong mọi trường hợp.
3.3 Đối với thị trường xuất khẩu.
Chính phủ cần giảm chi phí cho các doanh nghiệp xuất khẩu bằng các công
cụ, chính sách trực tiesp và gián tiếp. Đẫ đến lúc chính phủ phải giảm lãi suất cơ
bản hơn nữa để kích thích đầu tư trong nước, giảm chi phí cho vay các danh
nghiệp, trong đó có doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.
Chính phủ sử dụng chính sách tỉ giá như công cụ để giảm chi phí cho các
doanh nghệp kinh doanh xuất khẩu. Việc VNĐ tăng giá đã gây khó khăn cho các
doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu và đặc biệt trong tình trạng khủng hoảng kinh
17


tế hiện nay. Cho nên chính phủ cần phá giá hơn nữa VNĐ để tăng sức cạnh tranh
cho hàng hóa xuất khẩu từ trong nước.
Chính phủ có thể miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp trong thời gian
khủng hoảng, hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả
nhưng gặp khó khăn về vốn, trực tiếp giảm giá nhiên liệu…để hỗ trợ các doanh
nghiệp giảm chi phí sản xuất nhằm tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam
trên thị trường thế giới.
Về phía các doanh nghiệp thì đây là thời điểm để các doanh nghiệp tái cơ
cấu tổ chức, cắt giảm chi phí và xác định hướng đi cho mình, tiesp tục duy trì và
phát triển những lĩnh vực kinh doanh thực sự có thế mạnh, còn những lĩnh vực

kém hiệu quả thì cần loại bỏ để cắt giảm chi phí. Tiếp tục khai thác các thị trường
xuất khẩu truyền thống, đồng thời thâm nhập vào thị trường ít bị ảnh hưởng bởi
cuộc khủng hoảng này như: Trung Quốc, các nước xuất khẩu dầu, ASEAN, châu
Phi. Doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm ít bị suy thoái như:
thực phẩm, nông sản, hải sản…
3.4 Đối với giải pháp an sinh xã hội.
Đối với các giải pháp này thì chính phủ cần đặc biệt chú ý đến cơ chế đối
với việc xóa đói, giảm nghèo.
Về cơ chế cần có sự đổi mới như vấn đề bảo hiểm và xây dựng các chính
sách ưu đãi cho 61 huyện nghèo nhất nước, rồi xem xét lại, tính toán lại chuẩn
nghèo cho phù hợp với điều kiện tình hình kinh té hiện nay. Tăng các trợ cấp an
sinh xã hội, nhất là trợ cấp trực tiếp cho người nghèo, giảm học phí, viện phí,
khuyến khích các hoạt động đào tạo chuyển đổi nghề và triển khai các chương
trình tạo việc làm mới trong xã hội từ các quỹ phù hợp; quan tâm hỗ trợ hợp lý,
trực tiếp cho người nghèo, người có thu nhập thấp bị ảnh hưởng nhiều khi nhà
nước điều chỉnh tăng giá.
Đặc biệt cần thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách đã ban hành về hỗ trợ
dân tộc tiểu số, đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo; minh bạch và đơn
giản hóa các thủ tục trợ cấp để người dân nhận được kịp thời.
3.5 Đối với thị trường nội địa
Khi thị trường bên ngoài bị thu hẹp thì phải tập trung phát triển nội địa.
Muốn mở rộng thị trường nội địa thì nhất thiết phải nâng mức thu nhập bằng tiền
của xã hội thông qua các chương trình đầu tư, khuyến khích phát triển.
Nhưng hiện tại thu nhập bằng tiền của người dân còn thấp cho nên chính phủ
cần mở rộng thêm gói tài chính ngoài kích cầu vào các tầng lớp dân cư như nông
dân, công nhân, thợ thủ công, tiểu thương, các viên chức nhà nước… Gói kích cầu
cần phải mở rộng thị trường hơn nữa, chẳng hạn:
 Đối với dân cư sống trong khu vực nông nghiệp và kinh tế nông thôn
Cần phảo tạo thêm công ăn việc làm để một mặt nâng cao thu nhập, mặt khác khi
thu nhập tăng lên sẽ tạo điều kiện cải thiện đời sống kinh tế-xã hội ở nông thôn.

18


Muốn vậy thì phải thực hiện một cách có hiệu quả chính sách khuyến nông
như phổ biến các kỹ thuật canh tác mới, chọn giống cây con vật nuôi cho năng suất
cao, có khả năng kháng dịch bệnh, đẩy mạnh việc phát triển công nghệ sinh học và
ứng dụng phục vụ cho nông nghiệp, mở rộng tín dụng nông nghiệp vowsii lãi suất
ưu đãi…nhằm giúp cho nông sản Việt Nam có thể nâng cao sức cạnh tranh đối với
hàng hóa nông sản phẩm của các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Tăng cường các chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn
nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho lao động nông nghiệp, lưu thông trao đổi
hàng hóa giữa thành thị và nông thôn được dễ dàng hơn, chi phí lưu thông thấp hơn
nên giá cả cũng giảm phù hợp với sức mua còn thấp của đan cư, nhằm cải thiện đời
sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn qua các công trình đầu tư cho giáo
dục, y tế, văn hóa… Khi thu nhập của những lao động trong lĩnh vực này ở nông
thôn cũng tăng lên, thu hút mọi người về nông thôn làm việc, góp phần giảm bớt
căng thẳng vè việc làm ở thành thị.
Khuyến khích người dân ở nông thôn tăng cường xây dựng nhà ở bởi việc
xây dựng nhà ở là một hành vi tiêu dùng có lợi cho cá nhân các hộ gia đình, không
những nó giải quyết nhu cầu về nhà ở mà còn làm tăng thu nhập của người công
nhân xây dựng, của người sản xuất vật tư xây dựng…dẫn đến làm tăng tiêu dùng
xã hội.
 Đối với dân cư khu vực thành thị và kinh tế công nghiệp.
Cần mở rộng trở lại đầu tư trong nước, nhất là đầu tư vào các công trình có hiệu
quả, tăng cường cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài để tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho những người làm công ăn
lương, nhờ đó tăng sức mua xã hội.
Mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp, nhất là thị trường xuất khẩu, đảy
mạnh công tác xúc tiến thương mại cả trong và ngoài nước.
Nâng cao thu nhập của những người làm việc ở các lĩnh vực như giáo dục, y tế,

văn hóa, nghệ thuật, dịch vụ công cộng, công an, cán bộ, cán bộ, viên chức nhà
nước các cấp bởi hiện nay lương của họ rất thấp nên sức tiêu thụ của họ cũng rất
thấp.
KẾT LUẬN
Qua những phân tích trên chúng ta thấy nền kinh tế Việt Nam có một số hạn
chế trong hiệu quả đầu tư và cơ cấu nền kinh tế nhưng cũng có nhiều tiềm năng để
duy trì được tốc độ tăng trưởng.
Trong dài hạn để phát huy được điểm mạnh và duy trì tốc độ tăng trưởng, ổn
định, và phát triển, điều kiện tiên quyết là Việt Nam phải khắc phục những yếu
kém từ những yếu tố chủ quan trong nội tại nền kinh tế. Trong ngắn hạn, sự phục
19


hồi, tăng trưởng và phát triển kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào những diễn biến của
kinh tế toàn cầu và những chính sách kích cầu để phát triển nền kinh tế của chính
phủ.
Bằng những kiến thức đã học và cùng với sự học hỏi tìm tòi của nhóm 9,
chúng em đã cố gắng hết mình để thực hiện đề tài này. Tuy nhiên do kiến thức và
kinh nghiệm có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong bài luận.
Chúng em tất mong có được sự góp ý của thầy để hoàn thiện bài hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế vĩ mô_Đại học Thương Mại.
2. Cổng thông tin điện tử Bộ kế hoạch và đầu tư.
3. Viện nghiên cứu quản lý trung ương_Cổng thông tin kinh tế Việt Nam.
4. Tapchitaichinh.vn
5. Báo cáo phát triển thế giới (World Bank)_năm 2007.
6. Tư liệu kinh tế các nước thành viên ASEAN.
7. Tổng cục thống kê, trang web


20



×