Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Công tác xã hội đối với người khuyết tật ở việt nam hiện nay tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.46 KB, 22 trang )

A. MỞ ĐẦU
Người khuyết tật là đối tượng yếu thế nên dễ chịu tổn thương từ những
thay đổi trong xã hội hơn bất cứ đối tượng nào khác. Do vậy việc chăm sóc,
giúp đỡ người khuyết tật trong hoà nhập cuộc sống cộng đồng là một việc làm
hết sức quan trọng, cần sự chung tay của cả Nhà nước, cộng đồng và gia đình.
Pháp lệnh của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội số 06/1998/PL UBTVQH10 ngày 30/07/1998 về Người tàn tật định nghĩa người khuyết tật
không phân biệt nguồn gốc gây ra khuyết tật là người bị khiếm khuyết một
hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hịên dưới những dạng tật khác
nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động từ 41% trở lên khiến cho lao động,
sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.
Như vậy có thể thấy, sự suy giảm khả năng hoạt động của người khuyết
tật khiến họ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các cơ hội tiếp cận các hoạt động,
dịch vụ nhằm nâng cao năng lực, tạo thuận lợi cho việc hội nhập đời sống của
cộng đồng. Bản thân người khuyết tật không thể hội nhập vào cuộc sống cộng
đồng nếu đó chỉ là sự nỗ lực của bản thân, mà hơn hết còn cần được sự quan
tâm chia sẻ, tạo thuận lợi từ gia đình, cộng đồng và xã hội. Chính vì vậy
ngành Công tác xã hội đóng vai trò như là cầu nối của người khuyết tật để họ
có thể dễ dàng hoà nhập với cộng đồng và xã hội từ đó phát huy được khả
năng của mình.
Xã hội ngày càng phát triển song hành với các chiến lược phát triển kinh
tế thì những chủ trương, chính sách phát triển xã hội thông qua các chính sách
đảm bảo đời sống an sinh xã hội của người dân cũng ngày càng được chú
trọng. Có nhiều lĩnh vực mà những chương trình chính sách an sinh xã hội
hướng đến: Xoá đói giảm nghèo, các vấn đề liên quan đến gia đình, trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt... Và một trong những lĩnh vực mà ngành Công tác xã hội
rất cần được xã hội quan tâm đó là lĩnh vực hỗ trợ người khuyết tật, tạo điều
kiện cho sự hoà nhập, nâng cao năng lực cho người khuyết tật.

1



Em xin chọn đề tài “Công tác xã hội đối với người khuyết tật ở Việt
Nam hiện nay” làm tiểu luận nghiên cứu.

2


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ CÔNG
TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Công tác xã hội
Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc
cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của
họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó. Nghề
Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan
hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho
cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu.
- Nghề Công tác xã hội có 4 chức năng:
+ Chức năng phòng ngừa: Công tác xã hội ngoài việc giải quyết các
vấn đề xã hội thì việc ngăn ngừa những vấn đề mới phát sinh cũng là nhiệm
vụ rất quan trọng. Đề làm được việc này công tác nghiên cứu và dự báo xu
hướng vận động của xã hội cần được làm tốt, tiếp theo là vận động, tư vấn
để chính quyền có những chính sách phù hợp đê ngăn ngừa sự phát sinh
các vấn đề xã hội.
+ Chức năng chữa trị: Đối với các vấn đề xã hội đang tồn tại thì nhiệm
vụ của ngành Công tác xã hội là góp phần giải quyết các vấn đề đó thông qua
việc cung cấp các dịch vụ xã hội như: chăm sóc sức khoẻ, cải thiện tình hình
kinh tế & việc làm, hạ tầng cơ sở, nước sạch vệ sinh môi trường, hỗ trợ tâm lý
tình cảm...
+ Chức năng phục hồi: Có những người hoặc nhóm người khi gặp vấn đề

thì có những tổn thương về mặt thể chất cũng như tâm lý. Do vậy họ cần được
giúp đỡ để vượt qua và hoà nhập với xã hội. Ví dụ như một người bị tai nạn
dẫn tới khuyết tật về vận động. Họ cần giúp đỡ để phục hồi khả năng vận
động và vượt qua tâm lý để tự tin hơn trong cuộc sống.

3


+ Chức năng phát triển: Là việc hỗ trợ để cho người gặp khó khăn có thể
phát huy được những khả năng của bản thân vượt qua khó khăn để vươn lên
tự lập trong cuộc sống
- Nghề Công tác xã hội bao gồm 3 phương pháp:
+ Công tác xã hội với cá nhân: tạo điều kiện, giúp cá nhân đánh giá, xác
định vấn đề, tìm kiếm tiềm năng, điểm mạnh tiến đến nâng cao năng lực tự
giải quyết vấn đề của bản thân.
+ Công tác xã hội với nhóm: sự định hướng, một phương pháp can thiệp
của công tác xã hội, trong đó các thành viên chia sẻ những mối quan tâm, giải
quyết những vấn đề chung thông qua các cuộc họp nhóm các hoạt động của
nhóm nhằm đạt được mục tiêu cụ thể.
+ Phát triển cộng đồng: là một phương thức phát triển, xúc tác để
giúp cộng đồng nhận định mục tiêu, tiềm năng và các nguồn hỗ trợ để
đạt mục tiêu.
1.1.2. người khuyết tật
Người khuyết tật là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất
hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực
hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày.
Khiếm khuyết: thuật ngữ này chỉ tình trạng bị mất hoặc tình trạng bất
bình thường của một hay các bộ phận cơ thể hoặc chức năng tâm sinh lý.
Khiếm khuyết có thể là hậu quả của bệnh tật, tai nạn, các nhân tố môi trường
hoặc bẩm sinh.

Giảm khả năng: thuật ngữ này hàm ý nói ở cấp độ cá nhân là tình trạng
giảm hoặc mất khả năng hoạt động do khiếm khuyết gây ra; hạn chế hoặc mất
chức năng (vận động, nói, nghe, nhìn hoặc giao tiếp).
Khuyết tật bao gồm: khiếm khuyết về vận động, thị giác, nói và
nghe, chậm phát triển tinh thần, bệnh cảm xúc và những khiếm khuyết cụ thể
về học tập, bại não, động kinh, teo cơ, ung thư, bệnh tim, tiểu đường, các
bệnh lây và không lây như bệnh lao và bệnh do HIV.
4


Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, có ba mức độ suy giảm là:
khiếm khuyết, khuyết tật và tàn tật. Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc
không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lý, sinh lý. Khuyết
tật chỉ đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm
khuyết. Còn tàn tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang
khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết
tật của họ. Còn theo quan điểm của Tổ chức Quốc tế người khuyết tật, người
khuyết tật trở thành tàn tật là do thiếu cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội
và có một cuộc sống giống như thành viên khác.
1.1.3. Vai trò của Công tác xã hội với người khuyết tật
Công tác xã hội là một hoạt động chuyên môn mới ở Việt Nam và là mô
hình hoạt động chuyên môn hiệu quả hướng đến trao quyền và nâng cao chất
lượng sống của các đối tượng yếu thế, cùng với sự ban hành Luật người
khuyết tật (2010), định hướng phát triển xã hội đến năm 2020 và đề án phát
triển nghề Công tác xã hội, Công tác xã hội Việt Nam nói chung và Công tác
xã hội với người khuyết tật nói riêng đang đối mặt với những cơ hội và những
thách thức rất lớn.Việc xây dựng các mô hình thực hành Công tác xã hội phù
hợp trong bối cảnh hệ thống phúc lợi, chính sách xã hội và dịch vụ xã hội là
điều luôn được đặt ra không chỉ ở các quốc gia mới phát triển nghề Công tác
xã hội mà còn ở các quốc gia có hệ thống nghề Công tác xã hội phát triển

mạnh và lâu đời. Trong lúc vai trò quan trọng của ngành Công tác xã hội đã
được nhà nước và cả xã hội công nhận, và việc đào tạo nhân viên ngành Công
tác xã hộiđang được thực hiện ở rất nhiều trường đai học và cao đẳng trên
khắp cả nước, chúng ta cũng nên cân nhắc đến việc đào tạo nhân viên ngành
Công tác xã hộichuyên ngành để có thể phục vụ tốt hơn các đối tượng thiệt
thòi trong 16 xã hội, đặc biệt là người khuyết tật - một bộ phận không nhỏ của
xã hội vẫn được xem như “thiệt thòi nhất trong số những người thiệt thòi” - và
giúp họ và gia đình “có được chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn” theo đúng
triết lý của ngành Công tác xã hội.
5


Hoạt động công tác xã hội liên quan đến người tật nguyền và người tàn
tật thường rơi vào hai loại sau:
- Quản trị, bao gồm xây dựng và đề xuất các chính sách đáp ứng các nhu
cầu và vấn đề của nhóm người đặc biệt này, tuyển dụng và huấn luyện bộ
máy, xây dựng kế hoạch giúp đỡ và phát triển các chương trình và các điều
kiện đặc biệt, huy động tình nguyện viên và trợ giúp cộng đồng;
- Cung cấp dịch vụ trực tiếp, bao gồm sự tham gia vào quản lý ca, thực
hành nhóm phục hồi, đối với nhân viên ngành Công tác xã hội, bắt đầu với
nghiên cứu ca xã hội cung cấp thông tin về cá nhân, gia đình cũng như cộng
đồng của người tàn tật, hoặc thông qua việc xây dựng kế hoạch và thực hiện
các can thiệp công tác xã hội nhất định có thể giúp cho người tàn tật.
1.2. Vì sao người khuyết tật là đối tượng của Công tác xã hội
Người khuyết gặp khó khăn về nhiều mặt trong đó có học tập, việc làm,
hôn nhân, kỳ thị... Những khó khăn đó tác động qua lại lẫn nhau, là nguyên
nhân và kết quả của nhau do vậy chúng tạo thành một vòng luẩn quẩn. Sự
giúp đỡ lớn về vật chất không phải ai cũng làm được nhưng về tinh thần thì
khác - chúng ta giúp được rất nhiều chỉ cần sự thành tâm mà thôi. Cản trở lớn
nhất với người khuyết tật là kỳ thị, nó là rào cản vô hình nhưng tàn nhẫn đẩy

nhiều người ra bên lề của cuộc sống. Và kỳ thị không phải là vấn đề thuộc vật
chất, của khoa học kỹ thuật - nó là vấn đề thuộc tâm lý, và sự ý thức sâu xa
giá trị sống của con người - mà không phải là lòng thương hại - nhưng là lòng
cảm thông thực sự sẽ chỉ hướng cho hành động đúng đắn của chúng ta. Dưới
đây trình bày cụ thể những bất lợi chung của người khuyết tật.
- Về học tập: với sự giới hạn của mình, đặc biệt là ở người khuyết tật về
trí tuệ hoặc cơ quan thu nhận cảm giác (khiếm thính, khiếm thị) khả năng tiếp
thu tri thức là khá khó khăn, khuyết tật vận động thì bị ảnh hưởng ít hơn.
người khuyết tật cần một hình thứcgiáo dục đặc biệt phù hợp với đặc điểm
khiếm khuyết của mình - điều này đôi khi yêu cầu đầu tư về cơ sở vật chất
nhiều hơn so với giáo dục thông thường, do đó nếu sự hỗ trợ từ phía chính
6


quyền, cơ quan giáo dục và bản thân gia đình không tốt, việc duy trì học tập
tiếp lên cao hầu như là bất khả thi.
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam, trình độ học vấn
của người khuyết tật ở Việt Nam rất thấp. 41% số người khuyết tật chỉ biết
đọc biết viết; 19,5% học hết cấp một; 2,75% có trình độ trung học chuyên
nghiệp hay chứng chỉ học nghề, và ít hơn 0.1% có bằng đại học hoặc cao
đẳng. Nhìn chung, chỉ có khoảng 3% được đào tạo nghề chuyên môn, và chỉ
hơn 4% người có việc làm ổn định. Hiện có hơn 40% người khuyết tật sống
dưới chuẩn nghèo
- Về việc làm: Khó khăn trong học tập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng
xin việc, trình độ học vấn chung của người khuyết tật thấp hơn tương đối so
với cộng đồng. Ngoài ra một số công việc có những yêu cầu mà người khuyết
tật khó thực hiện tốt được, điều này có thể được giảm thiểu bằng cách tránh
những việc liên quan đến hạn chế của mình, chẳng hạn khuyết tật ở chân thì
không nên tìm những việc phải đi lại quá nhiều. Một số khác thì yêu cầu
ngoại hình và sức khỏe tốt, đây cũng là những công việc mà họ khó có thể

tiếp cận.
- Về hôn nhân: người khuyết tật khó lập gia đình hơn người bình thường,
điều này có nhiều nguyên nhân. Theo nguyên lý chung thì con người có xu
hướng lựa chọn bạn đời có bộ gien tốt, do vậy người khuyết tật thường bị cho
là lựa chọn "dưới tiêu chuẩn". Ngoài ra là những lo sợ về di truyền, khả năng
chăm sóc con cái yếu kém và khó khăn sau này do bệnh nặng thêm, kinh tế
khó khăn, xấu hổ với xã hội... người khuyết tật cũng thường có mặc cảm mình
làm khổ người yêu với suy nghĩ sai lầm kiểu như: Đáng ra anh (cô) ấy sẽ hạnh
phúc hơn nếu yêu và lấy người lành lặn. Dư luận xã hội nói chung có cách
nhìn phiến diện, dư luận cho rằng sẽ là “đôi đũa lệch” nếu như một cô gái
khỏe mạnh lấy một chàng trai khuyết tật (hoặc ngược lại) và nghĩ rằng họ đến
với nhau vì một lý do khác chứ không phải tình yêu. Sự thực thì đúng là có

7


những khó khăn nhất định nhưng hạnh phúc gia đình không chỉ phụ thuộc duy
nhất vào việc người nào đó có khuyết tật hay không.
Sự kỳ thị thậm chí được thể hiện cả trong giới tính, và như thường lệ,
phụ nữ vẫn là người chịu thiệt thòi nhiều hơn - cùng bị khuyết tật nhưng nam
giới có khả năng lập gia đình cao hơn nữ giới nhiều. Điều tra cũng cho biết
thêm rằng nhóm người khuyết tật do chất độc màu da cam và bẩm sinh khó
kết hôn hơn nhiều nhóm khuyết tật vì các nguyên nhân khác.
- Về tâm lý: Tâm lý của khá đông người khuyết tật là mặc cảm, tự đánh
giá thấp bản thân mình so với những người bình thường khác. Ở những người
mà khuyết tật nhìn thấy được - chẳng hạn như khuyết chi - họ có các biểu
hiện tâm lý giống như mặc cảm ngoại hình, tức là sự chú trọng quá mức đến
khiếm khuyết cơ thể đến nỗi gây khổ đau lớn - mặc dù vậy trong tâm lý học,
mặc cảm ngoại hình không được chẩn đoán cho người có khiếm khuyết cơ thể
nghiêm trọng, rối loạn tâm lý này chỉ hướng tới những người có khiếm khuyết

nhỏ nhưng lại cứ cường điệu chúng lên. Tiếp đến một ảnh hưởng khác cần xét
đến là ám ảnh sợ xã hội một kiểu trốn tránh và sợ hãi khi thực hiện các hoạt
động mang tính cộng đồng như giao lưu gặp gỡ ở chỗ đông người. Tuy nhiên
điều này không phải luôn luôn đúng, người ta nhận thấy ở nhiều người khuyết
tật nỗ lực tồn tại và phát triển đặc biệt cao.
- Kỳ thị/Phân biệt đối xử: Sự phân biệt đối xử của cộng đồng là nguyên
nhân chính cản trở người khuyết tật có cuộc sống tốt đẹp.
Kỳ thị là vấn đề thường xảy ra với nhóm thiểu số và mang một số đặc
điểm bị cho là bất lợi. Người ta bắt gặp thái độ đó với nhóm người mắc HIV,
những người đồng tính luyến ái, tội nhân sau khi ra tù... người khuyết tật cũng
không tránh khỏi và điều đó càng làm họ khó khăn hơn để có được cuộc sống
bình thường.
- Bạo lực: Theo một nghiên cứu của nước Anh, người khuyết tật có nhiều
khả năng là nạn nhân của bạo hành hoặc hãm hiếp, và ít có khả năng hơn
được cảnh sát can thiệp, bảo vệ pháp lý hoặc chăm sóc phòng ngừa. Nghiên
8


cứu khác cho thấy rằng bạo hành đối với trẻ em khuyết tật xảy ra hàng năm
cao hơn ít nhất là 1,7 lần so với những trẻ có cùng vị thế nhưng không khuyết
tật. Phụ nữ và các trẻ gái khuyết tật đặc biệt dễ bị tổn thương, lạm dụng. Như
vậy người khuyết tật nói chung dễ trở thành đối tượng của bạo lực hơn, cả về
mặt thể xác lẫn tinh thần.

9


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI
KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Thực trạng

Ở Việt Nam, theo số liệu khảo sát năm 2010, cả nước có khoảng 5,3 triệu
người khuyết tật, chiếm khoảng 6,34% dân số. Tỷ lệ nam là người khuyết tật
cao hơn nữ do các nguyên nhân hậu quả chiến tranh, tai nạn lao động, tai nạn
giao thông, tai nạn thương tích.
Nguyên nhân gây nên khuyết tật có tới 35,8% bẩm sinh, còn lại là do
bệnh tật, hậu quả chiến tranh,tai nạn lao động và do các nguyên nhân khác.
Trong các loại khuyết tật thì chiếm tỷ trọng cao nhất là khuyết tật vận động và
khuyết tật liên quan thần kinh và trí tuệ, tiếp đến là khuyết tật về thị giác. Sự
phân loại này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định hướng các hoạt động
trợ giúp người khuyết tật hoà nhập cộng đồng và phát triển phù hợp với nhu
cầu thiết yếu của người khuyết tật. Dự báo trong nhiều năm tới số lượng
người khuyết tật ở Việt Nam chưa giảm do tácđộng của ô nhiễm môi trường,
ảnh hưởng của chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam,
tai nạn giao thông, tai nạn lao động và hậu quả thiên tai…
Đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật còn nhiều khó khăn.
Theo kết quả khảo sát người khuyết tật do Bộ Lao động- Thương binh và Xã
hội tiến hành năm 2010 thì phần lớn các hộ có người khuyết tật đều có mức
sống thấp. Theo đánh giá của các hộ gia đình thì có 32,5% số hộ thuộc loại
nghèo (chung của cả nước là 22%), 58% số hộ có mức sống trung bình, chỉ có
9% số hộ thuộc loại khá và 0,5% số hộ thuộc loại giàu. Hộ càng có nhiều
người khuyết tật thì mức sống càng giảm, trong nhóm hộ có 01 người khuyết
tật, 31% là thuộc diện hộ nghèo, song tỷ lệ hộ nghèo ở nhóm hộ có 3 người
khuyết tật lại lên trên 63%. Có tới 37% người khuyết tật đang sống trong hộ
nghèo (cao gấp 3 lần so với tỷ lệ nghèo chung cùng thời điểm); 24% ở nhà
tạm, 34,4% từ 6 tuổi chưa biết chữ và 21,24% chưa tốt nghiệp tiểu học;
79,13% trong độ tuổi lao động không có khả năng tham gia lao động; 88,9%
10


từ 16 tuổi trở lên chưa được đào 9 tạo chuyên môn (trong đó chỉ có 2% đang

học nghề); 79,13% sống dựa vào gia đình, người thân.
Những khó khăn này cản trở người khuyết tật tiếp cận dịch vụ y tế, giáo
dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông, dẫn đến khó khăn
trong cuộc sống và hòa nhập với cộng đồng. người khuyết tật Việt Nam chiếm
một phần đáng kể dân số, nhưng trình độ học thức và nghề nghiệp vẫn ở mức
độ thấp. người khuyết tật cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Theo
thống kê của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, tỷ lệ người khuyết tật
được đi học chiếm rất thấp, khoảng 35,83% người khuyết tật biết chữ, và chỉ
có khoảng 12,58% người khuyết tật biết đọc, biết viết. Bởi vậy, người khuyết
tật gặp nhiều khó khăn để tìm việc làm, và kiếm sống do họ không có đủ các
kỹ năng cần thiết để thực hiện một công việc. Về trình độ chuyên môn kỹ
thuật thì 93,4% số người khuyết tật từ 16 tuổi trởlên không có chuyên môn, số
có bằng cấp từ chứng chỉ nghề trở lên chỉ chiếm 6,5%. Riêng người khuyết tật
có trình độ từ trung học chuyên nghiệp trở lên chỉ chiếm trên 2,75%. Trình độ
chuyên môn kỹ thuật của người khuyết tật khu vực thành thị cao hơn khu vực
nông thôn, của nam giới cao hơn nữ (97% nữ không có chuyên môn kỹ thuật,
nam 91,3% ) và của người kinh cao hơn người dân tộc thiểu số. Có khoảng
58% người khuyết tật tham gia làm việc; 30% chưa có việc làm và mong
muốn có việc làm ổn định. Mặc dù số người khuyết tật có chuyên môn kỹ
thuật không nhiều nhưng lại rất ít người được nhận vào làm việc trong các cơ
quan, xí nghiệp. Chưa có số liệu khảo sát mới về lao động việc làm của nguời
khuyết tật nhưng theo kết quả khảo sát người khuyết tật do Bộ Lao độngThương binh và Xã hội tiến hành năm 2010 thì trong số người khuyết tật từ
15 tuổi trở lên chỉ có 29% người khuyết tật trả lời là có khả năng lao động,
trong số này có gần 75% tham gia hoạt động kinh tế, tuy nhiên cũng chỉ có
47,5% đủ việc làm, 37,2% thiếu việc làm và 15,3% chưa có việc làm. Thu
nhập của những người có việc làm cũng rất thấp, thấp hơn cả mức tiền lương
tối thiểu, đa số làm việc trong ngành nông nghiệp, nơi mà mức thu nhập thấp
11



nhất. Qua số liệu này có thể thấy vấn đề việc làm và thu nhập cho người
khuyết tật đang là vấn đề bức xúc cần được quan tâm. 10 Số lượng người
khuyết tật trẻ phụ thuộc vào gia đình chiếm tương đối cao 97.7% người
khuyết tật dưới 16 tuổi là sống nhờ gia đình. Phần lớn người khuyết tật không
có trợ giúp đặc biệt cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của họ. Bởi vậy, trợ
cấp xã hội là rất quan trọng đối với các hộ gia đình cón gười khuyết tật. Tuy
nhiên, chỉ có người khuyết tật nặng mới được nhận trợ cấp từ nhà nước và ngân
sách Chính phủ dành cho người khuyết tật thường không đủ theo nhu cầu. Thanh
niên khuyết tật chiếm số lượng lớn tổng số người khuyết tật Việt Nam. Số lượng
người ở độ tuổi dưới 45 chiếm 66,8%, và phần lớn trong số này đều có khả năng
làm việc và muốn có việc làm. Tuy nhiên, các trung tâm dịch vụ việc làm không
đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, và năng lực quản lý của nhà nước
về vấn đề việc làm chưa đáp ứng được nhu cầu. Việc làm và đào tạo nghề cho
người khuyết tật vẫn là một vấn đề lớn ở Việt nam. Hơn nữa, người khuyết tật
không tiếp cận hay được cung cấp đầy đủ với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tốt.
Các trung tâm y tế không cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng, và không có khả
năng đáp ứng nhu cầu của người khuyết tật. Cuối cùng, người khuyết tật không
có tiền để điều trị bệnh tật, trong khi đó, phúc lợi xã hội về chăm sóc y tế không
đủ chi trả cho tất cả các chi phí điều trị. Như vậy, so với khu vực và thế giới,
nước ta nằm ở nhóm nước có tỷ lệ khuyết tật ở mức trung bình. Tuy nhiên, vì là
quốc gia đang phát triển nên người khuyết tật còn hạn chế khả năng tiếp cận với
các dịch vụ cũng như việc làm và thu nhập. người khuyết tật là một trong những
nhóm yếu thế trong xã hội, bởi vậy, họ cần phải được hỗ trợ và trợ giúp đặc biệt
bao gồm các dịch vụ trợ giúp, phục hồi chức năng và các cơ hội việc làm và đào
tào nghề.
2.2. Nguyên nhân của thực trạng.
Có thể thấy rằng việc tiếp cận các chính sách, các dịch vụ trợ giúp người
khuyết tật của nhóm đối tượng này là rất khó khăn vì chủ yếu họ tập trung ở
vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa.
12



Phần lớn người khuyết tật thường tự ti mặc cảm nên ngại đi học. Đại đa
số người khuyết tật thường học nghề chưa đến nơi đến chốn vì gia đình hoặc
không quan tâm đến nhu cầu đi học và có việc làm của con, hoặc sợ con khổ,
hoặc không tin con mình có thể làm việc được. Những gia đình có người thân
mới trở thành người khuyết tật cũng trải qua những đau đớn và bối rối tương
tự. Đặc biệt hơn, mất đi một phần hay mối thu nhập chính từ người thân giờ
đã trở thành khuyết tật, mất cả một công lao động để phải chăm sóc cho người
khuyết tật này, và những thay đổi trong tâm tính của người mới bị khuyết tật
làm cho sự khuyết tật trở thành một “tai họa” cho cả gia đình. Mọi người,
cả người khuyết tật lẫn các thành viên khác của gia đình, đều mệt mỏi và
thay đổi. Những bậc cha mẹ và các thành viên trong những gia đình này
thường không biết phải làm gì hoặc tìm đến ai khi cần. Và thái độ thương
hại hay tội nghiệp của những người thân quen càng làm cho họ đau khổ
hơn. Họ hết sức cần những hỗ trợ thích hợp để không cảm thấy đơn độc
hay bị bỏ rơi trong tình huống bất ngờ nhưng sẽ gắn bó lâu dài với cuộc
sống của họ và cả gia đình.
Sống quá lâu trong một môi trường xem người khuyết tật chỉ là người
“tàn tật” nên người khuyết tật ít có cơ hội học tập và phát triển, do đó đại đa
số người khuyết tật thiếu hẳn kỹ năng sống. Các công trình công cộng thường
không được xây dựng hay sửa chữa theo Quy chuẩn của Bộ xây dựng nên
người khuyết tật luôn đối mặt với rào cản như bậc cầu thang, lối đi lại, cửa ra
vào, phương tiện giao thông, đường sá và nhà vệ sinh không phù hợp. Đồng
thời, người khuyết tật luôn gặp khó khăn về phương tiện đi lại mà hệ thống xe
buýt sẵn có lại khó sử dụng vì thiếu bộ phận nâng xe lăn, thái độ phục vụ
chưa tốt, doanh nghiệp còn thiếu thông tin về người khuyết tật nên vẫn còn kỳ
thị, chưa tin vào năng lực của người khuyết tật. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ
cần người kiêm được một lúc nhiều việc và một số nghề đòi hỏi ngoại hình
cũng hạn chế thị trường việc làm của người khuyết tật. Hầu hết người khuyết

tật thiếu những kỹ năng xã hội cần thiết. Họ không biết cách tiếp cận với các
13


chính sách hỗ trợ, các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm, hoặc các
nguồn vay vốn ưu đãi. Thậm chí sau khi học nghề và có chứng chỉ của các
trung tâm dạy nghề, người khuyết tật vẫn thiếu thông tin về nhà tuyển dụng,
không biết đến chính sách việc làm cho người khuyết tật, hoặc không đáp ứng
được yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Các bạn đã có việc làm thì gặp khó khăn trong việc bố trí việc làm phù
hợp với thể trạng và dạng tật nên khó phát huy được hết khả năng, ít được tập
huấn thêm nên khó thăng tiến và lương thấp.
Thường thành viên của gia đình sẽ ngăn cản khi biết con cái của họ yêu
người khuyết tật vì e ngại rằng con cái của họ sẽ khổ khi kết hôn với người
khuyết tật. Đôi khi, hoàn cảnh gia đình khó khăn (nghèo, phải gánh vác gia
đình, …) cũng ngăn trở các bạn khuyết tật đi đến quyết định cuối cùng là tiến
đến hôn nhân.
Ngoài ra, còn có những vấn đề thuộc về bản thân người khuyết tật thí dụ
như người khuyết tật thường mặc cảm tự ti, cho rằng người bạn không khuyết
tật phải “hy sinh” rất nhiều khi đến với mình, sợ người khác yêu mình không
thật lòng mà chỉ là thương hại, và lo lắng cuộc sống không ổn định, … nên tự
đặt rào cản cho chính bản thân.

14


CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ
HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Về chính sách, pháp luật của Nhà nước
Hiện nay đã có Luật người khuyết tật, do đó Chính Phủ cần ban hành

Nghị định hướng dẫn thực hiện để Luật được đi vào cuộc sống. Những
văn bản này phải nghiêm cấm và lên án mạnh mẽ mọi hành vi kỳ thị, phân
biệt đối xử với người khuyết tật; cần có những cơ chế, chính sách khuyến
khích xã hội hoá công tác chăm sóc, giúp đỡ người khuyết tật. Những
chính sách khuyến khích này có thể là hỗ trợ về thuế, mặt bằng, vốn... để
các doanh nghiệp, tổ chức tham gia tích cực hơn nữa vào công tác giúp đỡ
người khuyết tật hoà nhập cộng đồng cả về văn hoá, thể thao, y tế, giáo
dục, nghề nghiệp và việc làm.
Nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính Phủ bổ sung
một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/04/2007 của Chính
Phủ đã có hiệu lực thi hành cần được thực hiện đúng, kịp thời đảm bảo
quyền lợi cho đối tượng người khuyết tật theo quy định.
Chính sách hỗ trợ người khuyết tật của Nhà nước phải là một chỉnh thể
đồng bộ thì mới đem lại hiệu quả thiết thực, hy vong trong thời gian tới Chính
phủ, các bộ ngành có liên quan cần có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời để
hệ thống chính sách này ngày càng hoàn thiện hơn nữa.
Năm 2010, Đề án Phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020
(gọi tắt là Đề án 32) được Thủ tướng phê duyệt nhằm phát triển nghề công tác
xã hội và xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên
công tác xã hội đủ số lượng và đạt yêu cầu, gắn với phát triển hệ thống cơ sở
cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an
sinh xã hội tiên tiến. Tổng kinh phí thực hiện đề án là 2.347 tỷ đồng. Theo đó,
đến năm 2020, cả nước cần đào tạo và đào tạo lại 60.000 nhân viên ngành
Công tác xã hội. Trước mắt, đến năm 2015, nguồn nhân lực cho ngành công
tác xã hội phải đạt 30.000 người. Đây là một nhiệm vụ hết sức to lớn và cũng
15


là một thách thức đối với ngành công tác xã hội ở Việt Nam. Chúng ta đã có
những người làm công tác xã hội như các nhân viên ở trung tâm bảo trợ xã

hội, cán bộ phụ nữ làm công tác dân số trẻ em ở xã phường… Chỉ có điều, họ
chưa được đào tạo bài bản và làm việc chưa chuyên nghiệp. Phần đông là làm
trái ngành nghề, kiêm nhiệm, thiếu những kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên, hiện
vẫn chỉ có đội ngũ cán bộ nhân viên công tác xã hội bán chuyên nghiệp với tỷ
lệ khiêm tốn. Do không có chuyên môn nên họ làm việc theo trực giác, thiếu
nhận thức, hiểu biết và những kỹ năng cần thiết về công tác xã hội nên hiệu
quả giải quyết các vấn đề không cao và thiếu bền vững
3.2. Đối với ngành Công tác xã hội
3.2.1. Ngành Công tác xã hội đóng vai trò cung cấp cho người khuyết tật
và gia đình người khuyết tật nhiều loại dịch vụ hỗ trợ, từ hỗ trợ tâm lý cho
đến việc phát triển mạng lưới liên kết để có thể chuyển thân chủ đến các dịch
vụ y tế và xã hội hoặc các tổ chức liên quan đến nhu cầu của họ. Đánh giá ban
đầu sẽ cung cấp cơ sở để Nhân viên ngành Công tácxã hội phát triển kế hoạch
hỗ trợ. Công việc đánh giá này bao gồm đánh giá sức mạnh, nguồn lực, và cả
những hỗ trợ sẵn có thí dụ như: những hành vi trong quá khứ thân chủ của họ
đã xử dụng để ứng phó thành công với hoàn cảnh, sự hỗ trợ của gia đình, sự
sắp xếp cuộc sống, mức độ học vấn, việc làm, sở thích, hoàn cảnh kinh tế,
v.v... Người nhân viên của ngành Công tác xã hội cũng phải hiểu được cảm
xúc và phản ứng của thân chủ đối với sự khuyết tật, ảnh hưởng của sự khuyết
tật đối với gia đình của người khuyết tật, tác động của sự khuyết tật đến vai
trò và mối quan hệ của các thành viên trong gia đình, và cả những rắc rối cá
nhân hay vấn đề xã hội khác. Với các nhân viên y tế hoặc chuyên gia sức
khỏe, người nhân viên ngành Công tác xã hội sẽ cung cấp cho họ những thông
tin liên quan đến tâm lý của người khuyết tật để họ có thể hỗ trợ những bệnh
nhân khuyết tật của họ đúng cách hơn. Người nhân viên ngành Công tác xã
hội cũng sẽ tham vấn cho người khuyết tật và gia đình, giúp họ lập kế hoạch

16



cá nhân và sử dụng tối đa những nguồn nội lực và ngoại lực sẵn có trong cộng
đồng.
3.2.2. Nhân viên ngành Công tác xã hội còn phải đóng vai trò của nhà
giáo dục, giúp người khuyết tật phát triển những kỹ năng xã hội cần thiết để
họ có thể tự tin mà tham gia vào mọi hoạt động xã hội có ích cho cuộc sống
của họ. Bởi sống trong một môi trường chưa thuận tiện cho việc đi lại và sinh
hoạt của người khuyết tật, xem người khuyết tật chỉ là người “tàn tật” nên
người khuyết tật ít có cơ hội học tập và phát triển, do đó đại đa số người
khuyết tật thiếu hẳn kỹ năng sống.
3.2.3. Đồng thời, nhân viên ngành Công tác xã hội cũng giúp cho các
thành viên khác trong xã hội hiểu rõ hơn về người khuyết tật và bản chất của
sự khuyết tật để xã hội có cái nhìn đúng về người khuyết tật và sự thiếu công
bằng cơ hội mà họ luôn gặp phải, từ đó tác động đến những người liên quan
đến việc phát triển các chính sách cũng như những tổ chức có những chương
trình phát triển xã hội để những người này bao gồm sự tham gia của người
khuyết tật vào quá trình ra quyết định, cũng như tham gia giám sát và lượng
giá việc thực hiện những quyết định liên quan đến cuộc sống của chính họ.
Như vậy, nhân viên Công tác xã hội có vai trò hết sức thiết thực và cụ thể hỗ
trợ trực tiếp can thiệp giúp người khuyết tật phục hồi chức năng. Đồng thời,
nhân viên Công tác xã hội chính là cầu nối để người khuyết tật có thể tiếp cận
được các chính sách và nguồn lực hỗ trợ từ xã hội. Hỗ trợ người khuyết tật,
gia đình người khuyết tật giải quyết các vấn đề khó khăn của họ thông qua
việc tìm kiếm cung cấp dịch vụ cần thiết cho người khuyết tật. Hỗ trợ về mặt
tâm lý (hiểu được tâm lý của người khuyết tật, ảnh hưởng của sự khuyết tật
đối với gia đình của người khuyết tật, tác động của sự khuyết tật đến vai trò
và mối quan hệ của các thành viên t rong gia đình, và cả những rắc rối cá
nhân hay vấn đề xã hội khác). Phối hợp, vận động tìm nguồn lực, nguồn tài
nguyên hỗ trợ cho người khuyết tật, gia đình người khuyết tật. Xây dựng các
chương trình kế hoạch hành động giúp đỡ người khuyết tật và tổ chức triển
17



khai thực hiện các hoạt động, kế hoạch đã xây dựng. Đề xuất ý kiến soạn thảo
chính sách về người khuyết tật. Làm công tác biện hộ cho người khuyết tật.
3.3. Chính sách cụ thể
3.3.1. Chính sách về chăm sóc y tế.
Đội ngũ cán bộ Lao động - Thương binh xã hội và Phòng Lao độngThương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội cần có sự phối kết hợp đồng bộ,
khoa học để việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật được đầy đủ,
kịp thời, đúng các thông tin ghi trên thẻ đảm bảo việc khám chữa bệnh
của họ được thuận tiện, kịp thời.
Mặt khác các cơ sở khám chữa bệnh cần tiếp tục nâng cao tinh thần
phục vụ nhân dân, tránh phân biệt việc khám chữa bệnh bằng thẻ bảo
hiểm y tế với khám chữa bệnh dịch vụ; cần có sự ưu tiên trong việc khám
chữa bệnh cho người khuyết tật.
3.3.2. Chính sách hỗ trợ về giáo dục đối với người khuyết tật.
Hiện nay phần lớn người khuyết tật trong độ tuổi đều được đến
trường nhưng không phải người khuyết tật nào cũng phù hợp với loại hình
giáo dục hoà nhập này nên cho kết quả giáo dục là chưa cao; trong khi các
trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập còn rất ít và hạn chế cả về
năng lực, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như khả năng tiếp nhận đối tượng.
Từ thực trạng này đòi hỏi cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện
hơn nữa trong việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư hơn nữa vào
lĩnh vực này giúp cho nhiều người khuyết tật có điều kiện tiếp cận với các
loại hình giáo dục phù hợp.
3.3.3. Chính sách hỗ trợ về văn hoá, thể thao.
Phong trào văn hoá, thể thao là một hoạt động giúp cho người khuyết
tật có được sự hòa nhập nhanh chóng với cộng đồng. Vì vậy để phong trào
văn hoá, thể thao của người khuyết tật phát triển hơn nữa, chính quyền
mỗi cơ sở cần tạo điều kiện hỗ trợ về kinh phí, địa điểm sinh hoạt và


18


luyện tập, tiến hành tổ chức thường niên các giải văn hoá văn nghệ, thể
dục thể thao cho người khuyết tật.
3.3.4. Chính sách hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho người khuyết
tật.
Mô hình hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
kinh doanh, hộ gia đình nhận dạy nghề và giải quyết việc làm cho người
khuyết tật của Đảng và Nhà nước bước đầu đã phát huy được hiệu quả to
lớn, song nó vẫn còn một bộ phận khá lớn người khuyết tật có khả năng
lao động nhưng thiếu hoặc chưa có việc làm. Như vậy cần tiếp tục có
những chính sách khuyến khích đầu tư và hỗ trợ có hiệu quả cho những
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dạy nghề và giải quyết việc làm
cho người khuyết tật.
3.3.5. Chính sách hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận các công trình
công cộng.
Hiện nay, trên địa bàn cả nước nói chung có rất ít các công trình công
cộng hạ tầng cơ sở bảo đảm điều kiện tiếp cận cho người khuyết tật, nhất
là việc tiếp cận các công trình giao thông, cơ quan hành chính nhà nước,
bệnh viện, trường học... Nguyên nhân chính là do nhận thức và quan tâm
của xã hội đối với người khuyết tật còn hạn chế, thiếu chế tài xử phạt và
sự giám sát của các cơ quan thực thi pháp luật. Do vậy để người khuyết
tật có cơ hội để thụ hưởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ của nhà nước,
trước mắt cần cải tạo, sửa chữa các công trình công cộng theo hướng đảm
bảo điều kiện tiếp cận cho cả người khuyết tật, và tăng cường công tác
quản lý, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực
hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng các công trình công cộng đảm
bảo cho người khuyết tật tiếp cận.


19


C. KẾT LUẬN
Người khuyết tật là vấn đề xã hội lớn, tác động đến nhiều mặt đời sống
kinh tế, xã hội. Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho người
khuyết tật thông qua việc ban hành một hệ thống luật và các chính sách trợ
giúp, nhất là trong lĩnh vực dạy nghề, tạo việc làm, góp phần tạo điều kiện để
người khuyết tật ổn định cuộc sống, hòa nhập tốt với cộng đồng xã hội. Theo
kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, nếu nghề CTXH được phát triển
chuyên nghiệp cũng sẽ góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ người khuyết tật
tiếp cận được với các dịch vụ cơ bản. Ngành Công tác xã hội ở Việt Nam
đang ngày càng phát triển và đang phát huy được những thế mạnh của mình.
Để Công tác xã hội với người khuyết tật đạt được hiệu quả tốt bên cạnh
những kiến thức nghề nghiệp chuyên môn thì cần có những thái độ đúng đắn
tôn trọng thân chủ và đặc biệt là biết quan tâm chia sẻ động viên thân chủ
vượt qua khó khăn để vươn lên hoà nhập với mọi người. Công tác xã hội cần
là yếu tố giúp cho gia đình và cộng đồng hiểu rõ những nhu cầu và năng lực
của người khuyết tật từ đó tạo ra môi trường thuận lợi cho người khuyết tật tự
tin phát huy khả năng của mình. Ngành Công tác xã hội cần phải nắm rõ các
chính sách hỗ trợ người khuyết tật các văn bản luật pháp quy định quyền lợi
của người khuyết tật từ đó có thể chia sẻ thông tin hỗ trợ cho người khuyết tật
giải quyết những khó khăn mà họ đang gặp phải. Nhân viên Công tác xã hội
cần biết được những cơ quan có thể hỗ trợ và giúp đỡ người khuyết tật từ đó
đóng vai trò là cầu nối giúp người khuyết tật tiếp cận được các nguồn lực. Vai
trò của Công tác xã hội hết sức cần thiết nhằm hỗ trợ các vấn đề gặp phải của
người khuyết tật hiện nay.

20



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Công tác xã hội, Khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền.
2. Tập bài giảng An sinh xã hội và Công tác xã hội, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền.
3. Lê Văn Phú (2004), Công tác xã hội, NXB ĐH Quốc gia HN,
4. PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Hoa (chủ biên) (2014) , Công tác xã hội
với người khuyết tật, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội

21


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
B. NỘI DUNG..................................................................................................2
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VÀ CÔNG
TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT........................................2
1.1. Một số khái niệm......................................................................................2
1.2. Vì sao người khuyết tật là đối tượng của Công tác xã hội....................5
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI
KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY...................................................9
2.1. Thực trạng.................................................................................................9
2.2. Nguyên nhân của thực trạng.................................................................11
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ
HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.................14
3.1. Về chính sách, pháp luật của Nhà nước...............................................14
3.2. Đối với ngành Công tác xã hội..............................................................15
3.3. Chính sách cụ thể..................................................................................17
C. KẾT LUẬN...............................................................................................19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................20

22



×