Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Những yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngành nghề ở học sinh lớp THPT hiện nay (khảo sát trên 4 trường THPT tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.82 KB, 23 trang )

A.

MỞ ĐẦU

1.1 /Lý do lựa chọn đề tài
a/ Thực trạng
Lựa chọn ngành học và các yếu tố ảnh hưởng :
Một trong những nét đặc thù của học sinh THPT là phải lựa chọn ngành học
sau khi tốt nghiệp THPT. Thống kê gần đây cho thấy , mỗi năm có khoảng
300.000 học sinh tốt nghiệp THPT trong cả nước. Hệ thống các trường đại
học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp chỉ có thể tiếp nhận khoảng 10 –
20% số học sinh tốt nghiệp THPT. Tình hình này dẫn đến áp lực hết sức
nặng nề trong các kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp hàng năm, số thí sinh mỗi năm mỗi tăng cao (Th.s La Hồng Huy,
2001). Đây cũng là mối lo lắng của hầu hết các bạn học sinh phổ thông vì tỉ
lệ chọi càng cao đồng nghĩa với khả năng đỗ đại học càng thấp, đòi hỏi các
bạn phải có sự nỗ lực học tập và cân nhắc khi chọn lựa ngành nghề phù hợp
với năng lực của mình. Trên cơ sở đó , 95,9% học sinh THPT đã có những
suy nghĩ về ngành nghề sẽ học sau khi tốt nghiệp THPT , 88,2% số em đã có
những quyết định về các ngành nghề hoặc trường đại học sau này sẽ dự thi.
Theo các nhà chuyên môn thì ba điểm cần chú ý khi một cá nhân
quyết định lựa chọn ngành nghề nào đó cho mình là sự phù hợp năng lực của
cá nhân với nghề; sự hứng thú, say mê nghề và nhu cầu xã hội.Các kết quả
khảo sát thực tiễn cho thấy, hơn 80% học sinh THPT khẳng định cần phải
quan tâm sự phù hợp năng lực với nghề và hứng thú nghề khi lựa chọn
ngành nghề . Tuy nhiên, nhu cầu xã hội về nhân lực trong từng lĩnh vực nghề
nghiệp lại chỉ được khoảng 1/3 số học sinh chú ý. Câu hỏi đặt ra là những
hiểu biết như trên của học sinh đã có tác động đến việc quyết định lựa chọn
ngành nghề của các em trên thực tế như thế nào?
Trên cơ sở tự đánh giá của học sinh, hiểu biết của học sinh về những
điểm cần chú ý khi lựa chọn ngành nghề không hoàn toàn chi phối hành




động thực tế của các em trong lựa chọn ngành học. Điều tra cho thấy khoảng
50% học sinh cho rằng nhu cầu xã hội về nhân lực trong nghề đã chọn là một
trong năm nhân tố quan trọng nhât cần tính đến khi quyết định lựa chọn một
ngành nghề nhất định . Sự lựa chọn ngành nghề chịu sự chi phối bởi định
hướng giá trị nghề của các em nhiều hơn là những hiểu biết lý thuyết là phải
chọn nghề như thế nào cho khoa học. Những lý do chi phối hành động lựa
chọn ngành học khá phù hợp với định hướng giá trị của các em thể hiện
trong đánh giá các giá trị của hoạt động nghề nghiệp/việc làm. Thu nhập tốt
là lý do được nhiều em lấy làm cơ sở để quyết định sẽ theo học một nghề nào
đó nhất (63,6%).
Về cơ bản, những lý do xuất phát điểm để học sinh lựa chọn một
ngành nghề nào đó thật sự gắn với những giá trị đích thực của nghề nghiệp:
Nghề nghiệp có thể đem lại thu nhập, thoả mãn những nhu cầu tinh thần và
tạo cơ hội cho mỗi cá nhân đóng góp sức mình cho xã hội. Tính nhàn hạ của
công việc hay cơ hội làm việc gần nhà không phải là những giá trị chi phối
hành động lựa chọn ngành sẽ học của nhiều học sinh. Chỉ có khoảng 14%
học sinh lựa chọn ngành theo mong muốn của bố mẹ , và 0,9% là do chi phối
từ bạn bè. Cơ hội thăng tiến sau này cũng chỉ được khoảng gần 1/5 số học
sinh xem là 1 trong 5 lý do quan trọng nhất để lựa chọn ngành nghề. Điều
đáng chú ý là sự phù hợp giữa năng lực cá nhân với nghề chỉ chi phối hành
động lựa chọn nghề của 57,2% học sinh và hứng thú nghề chi phối 58,7%.
Tuy nhiên, chỉ có 36,4% số học sinh hoàn toàn tin tưởng rằng những
ngành nghề mà các em đã chọn và dự định sẽ học là hoàn toàn phù hợp với
mình; 40,9% - băn khoăn không biết ngành nghề đã chọn có thật sự phù hợp
với các em không; 12,1% - không biết sau này có xin được việc làm đúng
nghề đã học không và 10,6% số học sinh cảm thấy khó trả lời. Tình trạng
nêu trên diễn ra như nhau ở tất cả các khối lớp. Như vậy còn khá nhiều học
sinh hoặc thiếu hiểu biết về phẩm chất và năng lực của bản thân, hoặc thiếu

hiểu biết về các ngành nghề mà các em đã chọn(khoảng 2/3 số học sinh có
2


biết sơ sở về các công việc cụ thể của những người lao động làm trong
những ngành nghề mà các em đã chọn hoặc nơi làm việc của những người có
chuyên môn ngành đó, khoảng 1/6 biết rõ và ít hơn một chút là không biết gì
về những điều này).
Theo khảo sát của Trung tâm tư vấn hướng nghiệp thuộc trường đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005 thì hơn
50% sinh viên được khảo sát đã cho rằng mình đã không lựa chọn được
ngành học phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân. Kết quả khảo sát
năm 2008 cho thấy :
-Chỉ có 37,9% số sinh viên năm thứ 2 được hỏi khẳng định rằng họ
nhận thấy càng học càng cảm thấy rằng ngành họ đang học giống với những
gì họ đã hiểu về ngành này khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.
-34,7% - nhận thấy ngành đang học phù hợp với năng lực của họ;
- 50,5% - cảm thấy hứng thú với ngành đang học;
-45,0% - khẳng định sẽ vẫn chọn để được học ngành đang học nếu như
ở vào tình huống có cơ hội lựa chọn lại
- 57,0% - muốn được làm đúng nghề đang học sau khi tốt nghiệp đại
học.
Số còn lại phần đông cảm thấy khó trả lời về những vấn đề nêu trên hoặc
khẳng định những trải nghiệm âm tính liên quan đến những vấn đề đó:
-26,3% số sinh viên càng học càng cảm thấy rằng ngành họ đang học
không giống với những gì họ đã hiểu về ngành này khi còn ngồi trên ghế nhà
trường phổ thông;
-15,3% - nhận thấy ngành đang học không phù hợp với năng lực của
bản thân;
-10,5% - cảm thấy không hứng thú với ngành đang học;

-38,0% - khẳng định sẽ chọn học một ngành khác nếu như ở vào tình
huống có cơ hội lựa chọn lại, và

3


- 21,0% - không muốn làm đúng nghề đang học sau khi tốt nghiệp đại
học.
Xu hướng ngành nghề :
Các nghiên cứu về giáo dục tại Pháp cho thấy, phần lớn học sinh xuất
thân từ gia đình có kinh tế eo hẹp thường chọn các ngành thuộc lĩnh vực xã
hội vì chi phí học những ngành này không cao và thời gian học ngắn nên họ
có thể gia nhập sớm vào thị trường lao động; ngược lại, các học sinh thuộc
gia đình khá giả thường theo đuổi các ngành học đòi hỏi chi phí và thời gian
học rất cao như bác sĩ, dược sĩ ,luật sư, kiến trúc…. Chọn nghề còn phải xem
khả năng kinh tế gia đình có thỏa mãn được các yêu cầu về chi phí của việc
học hay không , phải tính đến mức độ ứng dụng trong thực tế dài hạn của nó
nữa. Hiện nay các trường đại học, do áp lực cạnh tranh trong thu hút người
học nên đã đưa ra rất nhiều ngành mới thời thượng nhưng biên độ ứng dụng
lại quá hẹp. Vì thế khi học những ngành này, người học rất khó tìm thấy cơ
hội trên thị trường lao động sau này.
Trong những mùa tuyển sinh gần đây các nhóm ngành về kinh tế, tài
chính, ngân hàng rồi đến những ngành về kỹ thuật công nghệ là những nhóm
ngành được nhiều thí sinh lựa chọn đăng ký dự thi. Theo điều tra của Bộ
GD&ĐT, đây là những nhóm ngành đang chiếm ưu thế, tỷ lệ sinh viên nhập
học những nhóm ngành này từ năm 2003 đến nay đều tăng mỗi năm trên
dưới một vạn sinh viên. Đây cũng có thể xem là một tín hiệu tích cực bởi đất
nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu về nguồn
nhân lực ở những nhóm ngành này đang ngày càng gia tăng.
Trong số các trường có đào tạo nhóm ngành kỹ thuật, công nghiệp, các

ngành được nhiều thí sinh lựa chọn như: điện - điện tử, cơ khí, dầu khí, cơ
điện tử, điện công nghiệp… Đây là những ngành nhu cầu xã hội đang cần
nhiều nhân lực nên đang thu hút nhiều thí sinh. Còn những ngành sư phạm,
khoa học cơ bản, nhất là các ngành khoa học xã hội-nhân văn thì số người thi

4


vào bao giờ cũng ít vì sau khi ra trường rất khó xin việc làm, lương thấp và
nhu cầu xã hội không lớn .
Kết quả tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2009, 2010 cho thấy , tương tự
những năm trước , bốn nhóm ngành thu hút thí sinh là: kinh doanh, đào tạo
giáo viên, tài chính - ngân hàng - bảo hiểm, kế toán - kiểm toán. Trong đó,
nhóm ngành kinh doanh là nhóm ngành thu hút nhiều thí sinh dự thi
(12,4%), kế là các nhóm ngành: đào tạo giáo viên (10,5%); tài chính - ngân
hàng - bảo hiểm (8,9%); kế toán - kiểm toán (8,6%); xây dựng (4,6%).
b/ Về vấn đề nghiên cứu
Năm cuối của trung học , học sinh khối 12 đứng trước lựa chọn ngành
nghề sẽ theo học sau khi tốt nghiệp THPT . Nghiên cứu thực tế cho thấy ,
việc lựa chọn này có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi học sinh. Ở lứa tuổi
này, sự hiểu biết về thế giới nghề nghiệp thường rất mơ hồ, hạn chế, nhiều
khi không có được những thông tin tối thiểu, cần thiết về những dạng lao
động nào phải đảm bảo những tiêu chuẩn, những yêu cầu mà xã hội cần đến,
thu nhập cao, có cơ hội phát triển. Mặc dù ở những lớp dưới học sinh đã có
quá trình học tập, lao động kỹ thuật, tham gia lao động sản xuất, học nghề,
có những thông tin qua đời sống xã hội, qua sự trải nghiệm của các thế hệ đi
trước. Tuy nhiên, phần lớn học sinh gặp lúng túng, thiếu tự tin khi gặp phải
câu hỏi sau khi tốt nghiệp THPT sẽ học gì và làm gì?
Mặt khác , công tác hướng nghiệp ở các trường phổ thông cũng có ảnh
hưởng đáng kể đến việc chọn ngành của học sinh 12. Nhà trường đóng vai

trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị tâm lý cho thế hệ trẻ về tư
tưởng,tâm lý, ý thức, kỹ năng để họ có thể đi vào lao động ở các ngành nghề
tại những nơi xã hội đang cần và phù hợp với hứng thú năng lực cá nhân của
mỗi người. Tuy nhiên công tác hướng nghiệp ở các trường THPT chưa đảm
bảo đúng yêu cầu về chất lượng đòi hỏi của mục tiêu đào tạo. Hình thức
hướng nghiệp chủ yếu là các giáo viên giảng lại theo tài liệu của trung tâm

5


lao động hướng nghiệp , nhiều ngành nghề bản thân giáo viên không hiểu hết
nên chưa giải đáp thỏa đáng thắc mắc của học sinh.
Việc chọn nghề của học sinh phổ thông có ý nghĩa rất quan trọng ,
không chỉ với các em học sinh mà còn với xã hội . Bởi nó tác động đến chất
lượng và sự ổn định của nguồn nhân lực, và nói rộng ra là tác động đến nền
kinh tế xã hội của đất nước. Vậy các bạn học sinh phổ thông ngày nay đã
nhận thức về nghề nghiệp như thế nào? Tìm kiếm thông tin ở đâu, các bạn
đánh giá như thế nào về nguồn thông tin đã chọn? Và ra quyết định chọn
ngành ra sao? Đồng thời các bạn học sinh nam nữ; học sinh sống ở nông
thôn và thành thị; học sinh có năng lực học tập khác nhau; có cha mẹ làm
những ngành nghề khác nhau , hoàn cảnh gia đình khác nhau thì sẽ khác
nhau trong lựa chọn ngành nghề như thế nào ? Đây là những câu hỏi rất cần
phải được nghiên cứu và giải thích , từ đó thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài
Những yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngành nghề ở học sinh lớp THPT
hiện nay (khảo sát trên 4 trường THPT tại Hà Nội ).
1.2/Tổng quan vấn đề nghiên cứu
a. Trên thế giới
Vào những năm cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, hai nhà kinh tế học
E.Enghel và A.Fisher đã có những cơ sở lý thuyết nghiên cứu về xu thế
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bằng quan sát thực nghiệm E.Enghel đã thấy

rằng khi thu nhập của người dân tăng lên thì nhu cầu về lương thực tăng lên
nhưng khi tăng đến một độ nào đó thì nhu cầu đó bắt đầu giảm dần và đi
xuống người ta chuyển sang tiêu dùng hàng hóa công nghiệp và dịch vụ.
A.Fisher đưa lý thuyết về năng suất lao động, thì nghiên cứu thực tế cho thấy
ngành nông nghiệp là ngành có khả năng thay thế sức lao động nhanh nhất,
ngành công nghiệp là ngành khó có khả năng thay thế lao động hơn ngành
nông nghiệp do đòi hỏi hiểu biết nhiều về khoa học công nghệ . Trong khi đó
tỉ lệ gia tăng dùng hàng công nghiệp lại lớn hơn 0, nên số người tham gia
ngành công nghiệp ngày càng tăng, ngành dịch vụ thì lại khó cả khả năng
6


thay thế lao động nhất hàm lượng kĩ thuật tạo ra nó là cao nhất, việc thay đổi
công nghệ và kĩ thuật mới tốn chi phí rất cao, mà chi tiêu cho dịch vụ lại
tăng nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập, nên số người tham gia ngành dịch vụ
sẽ tăng và tăng nhanh hơn khi đất nước càng phát triển.
Xã hội châu Âu thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX cũng đã trải qua thời kì
công nghiệp hóa và ghi nhận những biến đổi đó, và trong xã hội Việt Nam
ngày nay cũng có những biến đổi tương tự. Tỉ lệ đóng góp của ngành nông
nghiệp ở các nước Mỹ, Nhật hiện nay chỉ ở 1-2%, ở Canada và Đức là 45%, ở các nước NICs cũng chỉ đạt 9-15%. Ngành công nghiệp các ngành có
số lượng lao động cao ngày càng giảm và các ngành có đầu tư vốn lớn ngày
càng tăng. Các ngành dịch vụ chất lượng cao như: tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm, luật, giáo dục, y tế, du lịch ngày càng phát triển nhanh và đóng góp
ngày cành nhiều vào tỷ trọng kinh tế. Trong cuốn Thế giới phẳng , tác giả
Thomas Friedman, cho rằng thời đại mới là thời đại của bán cầu não phải,
bán cầu não phải thường chuyên về các ngành khoa học xã hội và nghệ thuật,
sự logic ngày càng có thể thay thế bằng máy móc còn những cảm giác thì lại
không thể thay thế một cách dễ dàng.
Các ngành khoa học tự nhiên từ trước đến giờ vẫn được xếp cao hơn so
với các ngành khoa học xã hội, đẳng thức, phép tính có vẻ rất khó nhằn

nhưng những vấn đề xã hội lại liên quan đến rất nhiều người vì vậy nó hoàn
toàn không hề dễ dàng và thậm chí thì ngành khoa học xã hội còn rất rắc rối
và rất khó thay thể được bằng các phép tính. Những người giàu nhất và
quyền lực nhất thế giới lại xuất thân nhiều trong ngành khoa học xã hội chứ
không phải trong ngành khoa học tự nhiên. Những ngành khoa học xã hội
không hề phải là ngành giành cho những người kém cỏi, những ngành đó cần
đào tạo và cần nhiều nguồn đầu tư hơn nhiều so với các ngành khác. Trong
tương lai gần cơ cấu kinh tế của Việt Nam có thể sẽ chuyển dịch như các
nước phát triển đi trước.

7


Sau một khoảng thời gian dài nghiên cứu về năng lực và hiệu quả làm
việc của con người, các nhà nghiên cứu hầu như tập trung chủ yếu vào các
quá trình nhận thức như tư duy, khả năng tri giác, tưởng tượng, trí nhớ…
Nhưng những năm gần đây, khi nghiên cứu xúc cảm như một dạng trí tuệ,
nhiều nhà tâm lý học đã đặc biệt chú ý đến vai trò của niềm say mê, hứng thú
nghề của người lao động đối với hiệu quả công việc của họ. Trong một cuộc
nghiên cứu 200 hoạ sỹ 18 tuổi sau khi họ tốt nghiệp trường mỹ thuật,
Csikszentmihalyi nhận thấy rằng chỉ những sinh viên say mê vẽ mới trở
thành hoạ sỹ giỏi. Những người được kích thích bởi giấc mơ nổi tiếng hay
giàu có, phần lớn đã bỏ nghề sau khi nhận bằng tốt nghiệp. Hầu như tất cả
những người thành đạt trong sự nghiệp đều khẳng định rằng, muốn có được
thành tích thì trước hết người lao động phải say mê, hứng thú với lĩnh vực
mà họ đang làm. Các kết quả khảo sát thực tiễn cũng cho thấy, trong số
những sinh viên cảm thấy ngành đang học phù hợp với năng lực của bản
thân hoặc hứng thú với ngành học có tỷ lệ số em gắn bó với nghề cao hơn
hẳn tỷ lệ tương ứng trong số những em không hứng thú với ngành học hoặc
thấy ngành học không phù hợp với năng lực của bản thân. Sự thiếu hiểu biết

về các loại ngành nghề, về năng lực và hứng thú nghề nghiệp của bản thân
đã dẫn đến những lựa chọn sai lầm và điều đó sẽ gây lãng phí không chỉ cho
xã hội mà cho chính bản thân các em khi phải bỏ ra khoảng thời gian 4 năm
để học một nghề mà các em không thật sự hứng thú và rồi rất có thể sẽ rời bỏ
nghề đó sau khi tốt nghiệp.
b. Các điều tra nghiên cứu tại Việt Nam
Trong cuốn Tư vấn hướng nghiệp , tập 2 Tự hướng nghiệp và rèn luyện
kĩ năng vào đời của tác giả Quang Dương có nêu thực trạng chọn trường của
học sinh , một số lựa chọn theo cảm tính, chạy theo phong trào , “ nhắm mắt
đưa chân” ….hay một số lại bị sức ép từ gia đình tới việc chọn ngành nghề ,
từ đấy dẫn đến chọn lầm nghề , gây hậu quả nghiêm trọng đến tương lai của
các em .
8


Trong bài báo Giúp học sinh định hướng đúng nghề nghiệp đăng trên
Báo Giáo dục TP Hồ Chí Minh (14/1/2011) , đây là đề tài đạt giải nhất cuộc
thi Eureka năm 2010. Các tác giả đã chỉ ra được sự khác biệt về giới trong
việc lựa chọn ngành nghề thể hiện qua những số liệu cụ thể. Đồng thời cho
thấy thực trạng: gia đình là yếu tố tác động lớn nhất đối với HS trong việc
chọn nghề, từ đó đưa ra những kết luận chung về những vấn đề liên quan đến
việc chọn ngành nghề của HS hiện nay.
Bài Thực trạng công tác hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp trung
học cơ sở và trung học phổ thông tại tỉnh Bình Dương hiện nay đăng trên
Tạp chí Tâm lí học số 6 ( 147) 6-2011 đưa ra những yếu tổ ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn nghề của học sinh , từ những yếu tố xa như phương tiện
truyền thông, các trung tâm tư vấn hướng nghiệp cho đến những người xung
quanh như gia đình , bạn bè , nhà trường …từ đấy điều tra về yếu tố ảnh
hưởng lớn nhất đến quyết định lựa chọn ngành nghề ở học sinh , từ đấy giúp
các nhà quản lí điều chỉnh khi các em hướng đến những đối tượng không

đáng tin cậy và tận dụng những yếu tố có sức ảnh hưởng lớn để tác động đến
quyết định chọn nghề của học sinh.
“Chọn ngành học: Theo xu hướng hay chọn "hàng hiếm"?” Bài từ Tủ
sách Khoa học VLOS đưa ra một số ngành học chỉ được đào tạo với số
lượng rất ít, từ đó đặt ra câu hỏi phải chăng đây là những ngành xã hội không
có nhu cầu hay bản thân người học chưa nhận thức được cơ hội đang có?
“ Chọn trường : ế các ngành xã hội “là bài báo nói về xu hướng chạy
đua vào các khối ngành kinh tế và thực trạng bị “tụt hạng” của khối ngành xã
hội , phân tích nguyên nhân của thực trạng ấy ,Báo Mới .vn
“ Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 THPT dưới ảnh
hưởng của nền kinh tế thị trường (Khảo sát tại tỉnh Phú Thọ) “ là một cuộc
điều tra tìm hiểu nền kinh tế thị trường có những tác động như thế nào đến
việc lựa chọn nghề của học sinh , từ đấy chỉ ra xu hướng lựa chọn ngành
nghề của học sinh 12 THPT hiện nay.
9


Các nghiên cứu trước đã chỉ ra rất nhiều yếu tố ảnh hưởng , tác động
đến hành vi lựa chọn ngành nghề trước khi tốt nghiệp THPT của học sinh ,
đưa ra xu hướng lựa chọn ngành nghề hay ý nghĩa của công tác giáo dục
hướng nghiệp trong việc định hướng cho học sinh ngành nghề phù hợp …..
Trong nghiên cứu này , em muốn bổ sung và làm rõ những yếu tố chủ quan
và khách quan ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề của học sinh THPT
hiện nay , những yếu tố ấy có mối liên hệ với nhau hay không , nó ảnh
hưởng như thế nào, mức độ ảnh hưởng ra sao , giải pháp khắc phục những
yếu tố tiêu cực hay phương hướng vận dụng những yếu tố ảnh hưởng tích
cực đến quyết định lựa chọn ngành nghề của học sinh THPT là gì ?….Từ
đấy ta có thể có một cái nhìn sâu hơn về vấn đề này, thấy rõ được tầm quan
trọng của vấn đề lựa chọn ngành nghề của học sinh THPT, nguồn nhân lực
của đất nước .

1.3/Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hướng tới tìm hiểu:
-Thực trạng về xu hướng chọn ngành nghề của học sinh THPT hiện nay
(thiên về lĩnh vực khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội)
- Các yếu tố cơ bản tác động đến việc chọn ngành của các bạn học sinh
THPT.
- Xây dựng biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp phù hợp
cho học sinh THPT .
1.4/ Câu hỏi ( giả thuyết ) nghiên cứu
a. Câu hỏi nghiên cứu
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn ngành nghề của học
sinh

THPT

?

b. Giả thuyết nghiên cứu
Lựa chọn ngành nghề phù hợp với điều kiện của bản thân là điều mà các
bạn học sinh THPT , nhất là học sinh lớp 12 rất quan tâm . Việc quyết định
lựa chọn ngành học nào sau khi tốt nghiệp THPT bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu
10


tố , có những lựa chọn là đúng , phù hợp , nhưng cũng có những lựa chọn sai
lầm gây ra lãng phí thời gian cá nhân và của cải xã hội . Vì vậy , nếu tìm
hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn ngành nghề của học
sinh , chúng ta có thể điều chỉnh và đưa ra biện pháp để định hướng một
cách chính xác nhất cho học sinh , giúp các em lựa chọn ngành nghề phù hợp
với bản thân và nhu cầu xã hội .

1.5/ Phương pháp nghiên cứu
a/ Mẫu nghiên cứu và Đối tượng khảo sát
-/Mẫu nghiên cứu :
Để tìm hiểu về các yếu tố dẫn đến việc quyết định lựa chọn ngành nghề
của học sinh THPT , nghiên cứu sẽ chọn 400 học sinh THPT ( chủ yếu là học
sinh lớp 12 ) tại 4 trường cấp 3 trên địa bàn Hà Nội , trong đó có 3 trường
thuộc quận Cầu Giấy ( nội thành Hà Nội) và 1 trường thuộc huyện Hà Tây
( ngoại thành Hà Nội ) . Kết quả thu được trên mẫu 400 học sinh để suy rộng
ra toàn thành phố .
-/ Đối tượng khảo sát
-Học sinh THPT hiện nay .
-Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sẽ tiến hành thu thập
thông tin từ học sinh của 4 trường THPT trên địa bàn Hà Nội :
+Trường THPT Nguyễn Tất Thành
+Trường THPT Yên Hòa
+Trường THPT DL Nguyễn Bỉnh Khiêm
+Trường THPT Ngô Quyền
Trong đó trường THPT Nguyễn Tất Thành , THPT Yên Hòa , THPT DL
Nguyễn Bỉnh Khiêm là 3 trường thuộc quận Cầu Giấy nội thành Hà Nội ,
còn trường THPT Ngô Quyền ở Ba Vì Hà Tây ngoại thành Hà Nội .
b/ Địa điểm khảo sát
Khảo sát taị 4 trường THPT trên .
c/ Phương pháp thu thập thông tin
11


Nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng.
*Phương pháp nghiên cứu định lượng:
 Điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi đối với học sinh 4 trường nói trên.
*Phương pháp nghiên cứu định tính:

 Thảo luận nhóm
Lý do của việc lựa chọn các phương pháp:
- Bảng hỏi: Kết quả điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi góp phần trả lời câu
hỏi về tỉ lệ % học sinh có kiến thức về lựa chọn ngành nghề , % học sinh
chưa có kiến thức về lựa chọn ngành nghề , % chọn ngành nghề theo sở thích
,… Nghiên cứu chọn mẫu sẽ giúp vẽ một bức tranh vừa khái quát về thực
trạng xu hướng lựa chọn ngành nghề của học sinh THPT tại Hà Nội , các
yếu tố xoay quanh việc lựa chọn ngành nghề của học sinh ,đồng thời cũng
cung cấp những căn cứ chi tiết thể hiện bằng số liệu xác thực về thực trạng
này của từng nhóm đối tượng, giúp kiểm tra những giả thuyết đề ra.
- Thảo luận nhóm đặt trọng tâm vào sự tương tác, thảo luận, tranh luận giữa
các cá nhân trong nhóm về xu hướng lựa chọn ngành nghề , nhu cầu xã hội
đang hướng về nhóm ngành nào, yếu tố tác động đến việc lựa chọn ngành
….qua đó ta có thể hiểu sâu hơn về nguyên nhân , động cơ lựa chọn ngành
nghề của học sinh, giúp nghiên cứu thu được những kết quả đáng mong đợi.
d/ Công cụ nghiên cứu
- Đối với nghiên cứu định lượng:
Bảng hỏi dành cho học sinh 12 THPT . Nghiên cứu sẽ chọn điều tra
400 bảng hỏi tại 4 trường trung học phổ thông tại địa bàn Hà Nội . Mỗi
trường chia đều 100 mẫu .
Cách thức lấy mẫu:
* Bước 1: Lấy danh sách các lớp, sau đó chọn ngẫu nhiên hệ thống mỗi trường 3
lớp ( lớp 12)

12


*Bước 2: Lấy danh sách 3 lớp đã được chọn nói trên, chọn tiếp tục theo
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống theo bước nhảy lấy 100 học
sinh vào mẫu nghiên cứu ( ở mỗi trường ) .

* Bước 3 : Tổng hợp danh sách ,các học sinh trong danh sách đã được chọn
sẽ được điều tra viên liên hệ để phỏng vấn bằng bảng hỏi.
Mỗi bảng hỏi dự kiến gồm 30 câu trắc nghiệm , gồm 9 câu hỏi về thông
tin cá nhân , 20 câu về nội dung nghiên cứu và 1 câu về đánh giá mức độ cần
thiết của nghiên cứu . Bảng hỏi phát tại lớp học , sau khi đối tượng điều tra
điền xong , cán bộ điều tra sẽ thu lại.
-Đối với nghiên cứu định tính:
*Thảo luận nhóm: Công cụ là bảng hướng dẫn thảo luận nhóm dành
cho các nhóm học sinh lớp 12 . Dự kiến 8 thảo luận nhóm sẽ được tổ chức,
mỗi trường sẽ tiến hành 2 thảo luận nhóm: một nhóm gồm các học sinh lớp
12 (bao gồm cả học sinh nam, học sinh nữ) . Mỗi nhóm từ 6 – 8 người.
Phương pháp chọn mẫu được áp dụng là chọn chủ đích và tích lũy.
Trong thảo luận nhóm , người điều hành (dẫn dắt cuộc thảo luận) giới
thiệu vần đề , đặt câu hỏi và dẫn dắt phỏng vấn . Bản hướng dẫn các vấn đề
được soạn thảo giống như những câu hỏi mở để khêu gợi và khuyến khích sự
sôi nổi của nhóm. Có thư kí ghi chép (hoặc máy ghi âm).
e/ Thời gian dự kiến cho việc thu thập thông tin
Quá trình thu thập thông tin dự kiến kéo dài trong khoảng 20 ngày vì
các địa điểm tiến hành không gần nhau , thời gian tiến hành của nghiên cứu
còn phụ thuộc vào lịch học của các đối tượng được khảo sát ( các em học
sinh THPT) .

13


B. Kế hoạch chi tiết cho việc thu thập thông tin tại thực địa (dự tính
nhân sự, khối lượng công việc, phân công công việc…)
1. Dự kiến nhân sự :
Với phạm vi và nội dung nghiên cứu này , nhóm nghiên cứu chúng tôi
dự kiến có 6 người:

- Hai người chịu trách nhiệm chính ( điều tra viên A và B) trong đó A chịu
trách nhiệm thu thập thông tin tại trường THPT Ngô Quyền ở ngoại thành
Hà Nội , B chịu trách nhiệm 3 trường còn lại
- Bốn cộng tác viên tại cơ sở điều tra , có thể chọn bí thư đoàn trường THPT
thuộc đối tượng điều tra để làm cộng tác viên .
2. Khối lượng công việc và phân công công việc:
STT
1

Các bước tiến hành
Xây dựng đề cương chi tiết

Thời gian

Người chịu trách

Tháng 2/ 2011

nhiệm
Cả A,B và giáo viên

2

Xây dựng bộ công cụ nghiên

Tháng 3/ 2011

hướng dẫn
Cả A và B


3
4

cứu
Thu thập thông tin
Xử lý thông tin

Tháng 4/ 2011
Tháng5,6/

Cả nhóm điều tra
Cả A và B

Viết báo cáo

2011
Tháng 7 /2011

A hoặc B

5

14


Công việc cụ thể :

ST

Công việc


Đối tượng

T

Phươn

Công

Địa

Thời

Người

g pháp

cụ

điểm

gian

chịu
trách

1

2


Liên hệ với

Hiệu trưởng

Tại

1/4/20

nhiệm
Cả A và

ban lãnh đạo

và giáo viên

trường

11

B

trường

chủ nhiệm

THPT

THPT nơi

các lớp , cán


tiến hành

bộ Đoàn

nghiên cứu
Lấy danh

TNCS HCM
Giáo viên

Tại

2/4/20

A và B

sách các học

chủ nhiệm

trường

11

sinh để điều

và lớp

THPT


tra bảng hỏi

trưởng các

và tham gia

lớp

thảo luận
3

nhóm
Tiến hành

Học sinh

Chọn

Bảng

Tại

3-

phát bảng

thuộc mẫu

mẫu


hỏi

phòng

12/4/2

hỏi điều tra

đã chọn

bằng

học các

011

và thu hồi lại

bảng

lớp

bảng hỏi

hỏi

trong
mẫu
được

chọn.

15

A và B


4

Tiến hành

Học sinh

Thảo

Bảng

Tại

13-

thảo luận

thuộc mẫu

luận

hướng

trường


20/4/2

nhóm ( chọn

đã chọn

nhóm

dẫn

THPT

011

cộng tác viên

thảo

, người tham

luận

gia thảo

nhóm

luận, thời
gian địa
....


điểm …)
......

16

Cả nhóm


C. Những tình huống có thể gặp phải trong quá trình thu thập thông tin
tại thực địa và cách thức giải quyết những tình huống đó.
1. Những tình huống có thể gặp trong quá trình điều tra bảng hỏi :
* Khi điều tra viên trực tiếp đi thu lại bảng hỏi , một số học sinh viện lí do
đang tập trung làm bài , bận việc riêng chưa trả lời bảng hỏi hoặc không may
làm thất lạc bảng hỏi .
 Nên nhờ sự trợ giúp của cán bộ Đoàn trường , giáo viên , lớp trưởng
( những người có uy tín ) để tạo sự tin tưởng và tăng trách nhiệm cho người
trả lời .
* Các thành viên trong cùng một bàn , cùng một nhóm cùng đọc , trao đổi và
trả lời thông tin trong bảng hỏi .
 Trước khi phát bảng hỏi , điều tra viên ngoài việc giới thiệu về mục đích
ý nghĩa của nghiên cứu , tính khuyết danh được đảm bảo trong quá trình điều
tra , bên cạnh đó còn phải nhấn mạnh nguồn thông tin phải có tính cá nhân
tuyệt đối , là suy nghĩ nhận thức chủ quan của người trả lời chứ không phải
nhận thức của tập thể .
2. Những tình huống có thể gặp trong thảo luận nhóm :
* Trong cuộc thảo luận , hai hay nhiều thành viên bất đồng quan điểm dẫn
đến cãi vã.
 Khi người điều hành nhận thấy cuộc thảo luận đang có sự bất đồng , lập
tức làm giảm bớt căng thẳng cho các thành viên bằng một câu chuyện cười

liên quan đến vấn đề đang được thảo luận , sắp xếp bữa ăn nhẹ , giải lao giữa
giờ , trò chuyện vui vẻ cùng các thành viên ,tạo không khí vui tươi hơn để
tiếp tục cuộc thảo luận.
* Các thành viên trò chuyện riêng hoặc ngủ gật trong quá trình diễn ra thảo
luận.
 Trong tình huống thành viên thuộc nhóm thảo luận mất tập trung , nói
chuyện riêng không liên quan đến chủ đề đang thảo luận , hoặc không chú ý
17


đến diễn biến thảo luận , người điều hành phải gây sự chú ý từ phía họ bằng
những câu hỏi lấy ý kiến đồng tình từ tất cả cá nhân , biểu quyết về một quan
điểm ý kiến , sẵn sàng nhắc lại câu hỏi để các thành viên mất tập trung theo
kịp tiến độ thảo luận.
Trường hợp một số thành viên mệt mỏi , ngủ gật , người điều hành lập tức
gợi ý giải lao trong vài phút , hoặc vào một thời điểm khác thuận lợi cho mọi
thành viên , tránh tình trạng mất tập trung , đảm bảo chất lượng thông tin thu
được. Hoặc giải lao bằng cách mời mọi người ăn nhẹ , trò chuyện để tạo sự
gần gũi thân mật .
* Đặt máy ghi âm trong quá trình thảo luận nhưng khi nghe lại thì không
nghe rõ nội dung thảo luận do lẫn quá nhiều tạp âm .
 Trước khi đặt máy ghi âm ( có sự đồng ý của các thành viên ) , cần quan
sát vị trí đặt máy sao cho phù hợp , tránh để gần quạt , gần radio , máy vi
tính , máy sưởi , ….để cách đều tất cả thành viên sao cho nghe rõ đầy đủ
thông tin từ tất cả , tránh trường hợp người này nói quá bé , hoặc quá to.
Kiểm tra sự hoạt động của máy ghi âm thường xuyên , kiểm tra pin và bộ
nhớ trống trước khi đặt trong thảo luận .
* Trong quá trình phỏng vấn , có một số học sinh khác đứng ngoài theo dõi
cuộc thảo luận làm thành viên nhóm thảo luận bị mất tập trung .
 Khi chọn địa điểm thảo luận , nên chọn nơi yên tĩnh , ít người qua lại để

tránh làm gián đoạn suy nghĩ của người trả lời , mất trật tự , ảnh hưởng trực
tiếp đến nội dung thảo luận.

18


19


Danh mục tài liệu tham khảo
- Thế giới phẳng - tác giả Thomas Friedman .
- Tư vấn hướng nghiệp , tập 2 Tự hướng nghiệp và rèn luyện kĩ năng vào
đời.
Tác giả Quang Dương . Nhà xuất bản trẻ . Xuất bản ngày 1/3/2010.
- Lựa chọn để quyết định cuộc sống . Nhà xuất bản Hà Nội ,
- Dựa vào chính mình để thành công – Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
- Lựa chọn nghề cho tương lai – Báo Thanh Niên số 15 , ngày 19/5/2011.
- Giúp học sinh định hướng đúng nghề nghiệp – Tác giả : Nguyên Hải ,Báo
Giáo dục TP Hồ Chí Minh (14/1/2011)
- “ Tiên hướng nghiệp – Hậu hướng trường “ Khát vọng chọn nghề chọn
trường – Báo thanh Niên số 13 ngày 5/5/2011.
- Tác động của các yếu tố cá nhân và gia đình đến tình trạng đi học của trẻ
em và thanh niên ở nông thôn – Tác giả Nguyễn Đức Vinh . Tạp chí Xã
hội học số 4 ( 108) 2009.
- Thực trạng công tác hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp trung học cơ sở
và trung học phổ thông tại tỉnh Bình Dương hiện nay. Tạp chí Tâm lí học
số 6 ( 147) 6-2011
- Sự lựa chọn tương lai – Tư vấn hướng nghiệp – Phạm Tất Dong . Nhà Xuất bản
Thanh Niên, 2000
-Chọn ngành học: Theo xu hướng hay chọn "hàng hiếm"?- Bài từ Tủ sách Khoa

học VLOS
20


-Chọn trường: Ế các ngành xã hội – Báo Mới .vn . Tác giả : Anh Thắng
- Tuyển Sinh ĐH-CĐ 2011: Những hệ lụy từ sự mất cân đối giữa các ngành học
(5/5/2011)
- Xu hướng chọn ngành thi nói lên điều gì? Báo Dân trí
-“ Học sinh cuối cấp: Chọn nghề gì đây?” Học mãi.vn

MỤC LỤC
A. Đề cương nghiên cứu................................................................................1
1.1 /Lý do lựa chọn đề tài..............................................................................1
1.2/Tổng quan vấn đề nghiên cứu................................................................5
1.3/Mục đích nghiên cứu...............................................................................7
1.4/ Câu hỏi ( giả thuyết ) nghiên cứu..........................................................8
1.5/ Phương pháp nghiên cứu.......................................................................8
B. Kế hoạch chi tiết cho việc thu thập thông tin tại thực địa ................11
1. Dự kiến nhân sự ....................................................................................11
2. Khối lượng công việc và phân công công việc.....................................11
C. Những tình huống có thể gặp phải trong quá trình thu thập thông tin
tại thực địa và cách thức giải quyết những tình huống đó.......................13

21


1. Những tình huống có thể gặp trong quá trình điều tra bảng hỏi .......13
2. Những tình huống có thể gặp trong thảo luận nhóm ..........................13
Danh mục tài liệu tham khảo......................................................................15


22


HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XÃ HỘI HỌC
-----------------------

TIỂU LUẬN
MÔN: KỸ THUẬT THU THẬP THÔNG TIN
Đề tài:
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN NGÀNH NGHỀ Ở
HỌC SINH THPT HIỆN NAY
( Khảo sát trên 4 trường THPT tại Hà Nội )

Họ tên : Phạm Mai Dung
Lớp:

Xã Hội Học K29

Giáo viên hướng dẫn : Trần Thành Nam

Hà Nội, tháng 06 năm 2011

23



×