Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Nghiên cứu bào chế viên hoàn giọt đan sâm tam thất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 51 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN HÀ YÊN

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
VIÊN HOÀN GIỌT
ĐAN SÂM - TAM THẤT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI - 2018


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN HÀ YÊN
MÃ SINH VIÊN: 1301487

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ
VIÊN HOÀN GIỌT
ĐAN SÂM - TAM THẤT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Người hướng dẫn:
PGS. TS Nguyễn Văn Hân
Nơi thực hiện:
Bộ môn Công nghiệp Dƣợc

HÀ NỘI - 2018



LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
PGS. TS. Nguyễn Văn Hân ngƣời thầy trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình
cho tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn DS. Trần Trọng Biên và TS. Bùi Thị Thúy
Luyện đã luôn quan tâm, giúp đỡ tôi tháo gỡ những khó khăn trong quá trình
thực hiện khóa luận.
Tiếp theo tôi xin chân thành cảm ơn em Nguyễn Thu Hà và em Hoàng Thị
Quỳnh Dung lớp M1K69 đã trực tiếp giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô Trƣờng Đại học Dƣợc
Hà Nội đã dạy dỗ và chỉ bảo tận tình trong suốt năm năm học tập tại trƣờng.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè- những ngƣời đã luôn
ủng hộ và động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên khóa luận không thể tránh khỏi
những thiếu sót, tôi rất mong có đƣợc sự góp ý quý báu của các thầy cô và các
bạn sinh viên.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Hà Yên


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ...............................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ...................................................................................... 2
1.1 Tổng quan về đan sâm ...................................................................................... 2
1.1.1 Cây đan sâm ................................................................................................ 2

1.1.2 Dƣợc liệu đan sâm ...................................................................................... 3
1.1.3 Cao đan sâm ................................................................................................ 4
1.2 Tổng quan về tam thất....................................................................................... 5
1.2.1 Cây tam thất ................................................................................................ 5
1.2.2 Dƣợc liệu tam thất....................................................................................... 6
1.4 Tổng quan về viên hoàn giọt ............................................................................. 7
1.4.1 Khái niệm .................................................................................................... 7
1.4.2 Thành phần.................................................................................................. 8
1.4.3 Phƣơng pháp bào chế .................................................................................. 9
1.4.4 Ƣu điểm....................................................................................................... 9
1.4.5 Một số nghiên cứu bào chế viên hoàn giọt ............................................... 10
CHƢƠNG 2: NGUYÊN LIỆU, TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 13
2.1 Nguyên liệu, trang thiết bị............................................................................... 13
2.1.1 Nguyên liệu, dung môi, hóa chất .............................................................. 13
2.1.2 Thiết bị, dụng cụ nghiên cứu .................................................................... 14
2.2 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 14
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 15
2.3.1 Phƣơng pháp điều chế cao khô đan sâm - tam thất .................................. 15
2.3.2 Phƣơng pháp bào chế viên hoàn giọt đan sâm - tam thất ......................... 16
2.3.3 Phƣơng pháp đánh giá một số đặc tính của viên bào chế đƣợc ................ 19
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................... 24
3.1 Kết quả thẩm định phƣơng pháp định lƣợng danshensu bằng TLCscanning................................................................................................................. 24


3.1.1 Độ đặc hiệu ............................................................................................... 24
3.1.2 Độ thích hợp hệ thống............................................................................... 25
3.1.3 Khoảng tuyến tính ..................................................................................... 26
3.1.4 Độ lặp lại ................................................................................................... 27
3.1.5 Độ đúng ..................................................................................................... 28

3.2 Điều chế cao đan sâm - tam thất ..................................................................... 29
3.2.1 Kết quả lựa chọn số lần chiết đan sâm...................................................... 29
3.2.2 Kết quả lựa chọn số lần chiết tam thất ...................................................... 30
3.3 Bào chế viên hoàn giọt .................................................................................... 32
3.3.1 Kết quả khảo sát các thông số kỹ thuật..................................................... 32
3.3.2 Kết quả khảo sát tỷ lệ chất mang trong công thức .................................... 35
3.4 Kiểm nghiệm viên ........................................................................................... 36
3.4.1 Các đặc tính lý hóa .................................................................................... 36
3.4.2 Định tính ................................................................................................... 36
3.4.3 Định lƣợng ................................................................................................ 39
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DC: Dịch chiết
DĐVN: Dƣợc điển Việt Nam
DĐTQ: Dƣợc điển Trung Quốc
EtOH: ethanol
EtOAc: ethyl acetat
FT - IR : quang phổ hồng ngoại (Fourier-transform infrared spectroscopy)
GACP: Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dƣợc liệu (Good Agricultural and
Collection Practices)
MeOH: methanol
NXB: Nhà xuất bản
PEG: polyethylen glycol
PG: propylen glycol
SKD: Sinh khả dụng
SKLM: Sắc ký lớp mỏng
TLC: Sắc ký lớp mỏng (Thin layer chromatography)

TT: Thứ tự


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TT

Danh mục hình vẽ, đồ thị

Trang

1

Hình 1.1: Công thức cấu tạo của danshensu

5

2

Hình 1.2: Một số saponin chính đặc trƣng cho rễ củ tam thất

6

3

Hình 2.1: Sơ đồ bào chế viên hoàn giọt đan sâm - tam thất

17

4


Hình 2.2: Thiết bị nhỏ giọt tự chế

18

5

Hình 3.1 Sắc ký đồ đánh giá độ đặc hiệu của phƣơng pháp

24

6

Hình 3.2: Hình ảnh pic sắc ký

25

7

Hình 3.3: Đƣờng biểu diễn sự phụ thuộc của diện tích pic vào
lƣợng natri danshensu trên bản mỏng

26

8

Hình 3.4: Hình ảnh SKLM theo dõi quá trình chiết xuất đan sâm

30

9


Hình 3.5: Hình ảnh SKLM theo dõi quá trình chiết xuất tam thất

30

10

Hình 3.6: Sơ đồ quy trình điều chế cao khô đan sâm - tam thất

31

11

Hình 3.7: Viên hoàn giọt đan sâm - tam thất

36

12

Hình 3.8: Sắc ký đồ bản mỏng borneol chuẩn - mẫu thử

37

13

Hình 3.9: Sắc ký đồ bản mỏng notoginseng chuẩn - mẫu thử

37

14


Hình 3.10: Sắc ký đồ bản mỏng natri danshensu chuẩn - mẫu thử

38


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Danh mục các bảng

Trang

1

Bảng 2.1: Nguyên liệu, dung môi, hóa chất sử dụng trong đề tài

13

2

Bảng 2.2: Thành phần công thức sơ bộ của viên hoàn giọt đan sâm -

16

tam thất
3

Bảng 2.3: Giới hạn của chênh lệch khối lƣợng


19

4

Bảng 3.1: Kết quả đánh giá độ thích hợp hệ thống của phƣơng pháp

25

5

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính

26

6

Bảng 3.3: Kết quả đánh giá độ lặp lại của phƣơng pháp với mẫu cao

27

7

Bảng 3.4: Kết quả đánh giá độ lặp lại của phƣơng pháp với mẫu viên

27

8

Bảng 3.5: Kết quả đánh giá độ đúng của phƣơng pháp với mẫu cao


28

9

Bảng 3.6: Kết quả đánh giá độ đúng của phƣơng pháp với mẫu viên

29

10 Bảng 3.7: Kết quả quá trình chiết xuất

32

11 Bảng 3.8: Kết quả khảo sát khoảng cách nhỏ giọt

32

12 Bảng 3.9: Kết quả khảo sát nhiệt độ pha làm lạnh

33

13 Bảng 3.10: Kết quả khảo sát chiều cao cột làm lạnh

33

14 Bảng 3.11: Kết quả khảo sát nhiệt độ pha đun chảy

34

15 Bảng 3.12: Kết quả đánh giá tỷ lệ PEG 6000 trong công thức


35

16 Bảng 3.13: Rf và màu sắc các vết chính trên sắc ký đồ borneol

37

17 Bảng 3.14: Rf và màu sắc các vết chính trên sắc ký đồ notoginseng

38

18 Bảng 3.15: Rf và màu sắc các vết chính trên sắc ký đồ danshensu

38

19 Bảng 3.16: Kết quả định lƣợng danshensu trong viên hoàn giọt

39


ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo y học cổ truyền, đan sâm có tác dụng hoạt huyết, chống đông, giãn
mạch, tam thất có tác dụng cầm máu, giãn mạch, bảo vệ tim. Bài thuốc đan sâm,
tam thất đã đƣợc sử dụng hơn 1000 năm qua, có tác dụng thông thoáng huyết
quản động mạch, giảm cholesterol, chống tích tụ chất thải trong máu, làm chậm
sự tiến triển của quá trình xơ vữa động mạch vành, điều trị đau thắt ngực, loạn
nhịp tim, thiếu máu cơ tim, sau nong vành hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch.
Viên hoàn giọt là một dạng bào chế đã đƣợc đƣa vào Dƣợc điển Trung Quốc.
Quá trình tạo viên nhỏ giọt tƣơng tự quá trình bào chế hệ phân tán rắn theo
phƣơng pháp đun chảy. Cao chiết dƣợc liệu hoặc các hoạt chất hóa dƣợc đƣợc
hòa tan/phân tán đều trong chất mang/hỗn hợp chất mang nóng chảy và nhỏ giọt

xuống một pha lỏng làm lạnh để tạo viên hình cầu, trong đó dƣợc chất tồn tại ở
trạng thái các phân tử độc lập, các tiểu phân vô định hình do đó độ hòa tan đƣợc
cải thiện đáng kể. Ngoài ra, viên hoàn giọt còn có các ƣu điểm nổi bật nhƣ viên
kích thƣớc nhỏ nên tiện dùng, có thể đặt dƣới lƣỡi, đồng đều phân liều cao,
thành phần công thức, phƣơng pháp và thiết bị bào chế đơn giản, độ ổn định và
sinh khả dụng cao.
Nhằm tăng hiệu quả điều trị của các hoạt chất trong cao đan sâm - tam thất,
kỹ thuật bào chế viên hoàn giọt đã đƣợc triển khai, đề tài “Nghiên cứu bào chế
viên hoàn giọt đan sâm - tam thất” đƣợc thực hiện với các mục tiêu:
1. Điều chế đƣợc cao đan sâm - tam thất
2. Bƣớc đầu bào chế và đánh giá đƣợc một số đặc tính của viên hoàn
giọt đan sâm - tam thất.

1


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về đan sâm
1.1.1 Cây đan sâm
Tên khoa học là Salvia miltiorrhiza Bunge., thuộc Chi Salvia, Họ hoa môi
Lamiaceae, Bộ Labiatae.
Tên khác: huyết sâm, xích sâm, huyết căn [1], [11].
1.1.1.1 Mô tả thực vật
Đan sâm là loại cây cỏ sống lâu năm, cao 30-80 cm, đƣờng kính 0,5-1,5 cm,
màu đỏ nâu. Lá kép mọc đối, gồm 3-5 lá chét, đặc biệt có thể có 7, mặt trên lá
chét màu xanh, có các lông mềm màu trắng, mặt dƣới màu xanh tro, cũng có
lông nhƣng dài hơn. Cụm hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay ở kẽ lá, chùm
hoa dài 10-20 cm. Hoa mọc vòng, mỗi vòng 3-10 hoa, thƣờng là 5 hoa. Hoa có
tràng màu xanh tím nhạt, 2 môi, môi trên hình lƣỡi liềm, môi dƣới xé 3 thùy.
Hai nhị ở hai môi dƣới, bầu có vòi dài lồi ra ở môi trên. Quả nhỏ dài 3 mm, rộng

1,5 mm [1], [11].
1.1.1.2 Thành phần hóa học
Dựa vào tính tan của các chất hóa học thì có thể chia các nhóm thành phần
trong đan sâm làm 3 loại: thành phần tan trong dầu, thành phần tan trong nƣớc
và các thành phần khác.
 Thành phần tan trong dầu: Các thành phần tan trong dầu đƣợc chia làm 4
nhóm chính dựa vào cấu trúc hóa học, tính chất quang hóa và mối quan hệ sinh
tổng hợp giữa các thành phần:
- Diterpenoid tanshinon: 1 số chất đƣợc biết đến nhƣ tanshinon I, IIa, IIb,
hydroxytanshinon IIa, methylen tanshinonat, tanshindiol-A…
- Tricyclic tanshinon quinon: 1 số hợp chất nhƣ miltiron, dehydromiltiron,
1R-hydroxymiltiron…
- Royleanon tanshinon: trong 9 hợp chất royleanon tanshinon, có 6 hợp
chất isotanshinon và 1 số hợp chất khác nhƣ danshenxinkun A, danshenxikun
B...
2


- Các hợp chất liên quan đến sinh tổng hợp các tanshinon: là những chất
liên quan đến sinh tổng hợp của các tashinon. Nhóm này cũng bao gồm các chất
nhân tạo. Những hợp chất này thƣờng là sản phẩm bị oxy hóa của nhóm quinon,
chủ yếu là các lacton và anhydrit, những hợp chất không màu, cũng có thể phát
huỳnh quang.
 Thành phần tan trong nƣớc:
Các thành phần tan trong nƣớc của đan sâm chủ yếu là các acid phenolic.
Hơn 30 hợp chất acid phenolic đã đƣợc tách ra từ đan sâm bao gồm danshensu,
acid salvianic A, B, C, acid protocatechuic, protocatechualdehyd, acid
rosmarinic, carnosol và các dẫn xuất khác.
 Các hợp chất khác: Là các hợp chất khó phân loại nhƣ β-sitosterol,
balcalin, acid ursolic và daucosterol tìm thấy trong cao chiết ethanol, vitamin E

và tannin tìm thấy trong dịch chiết ethyl acetat. [1], [18], [19], [25].
1.1.2 Dược liệu đan sâm
Dƣợc liệu đan sâm (Radix Salviae miltiorrhiza) là rễ phơi khô hay sấy khô
của cây đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge.) [8].
1.1.2.1 Đặc điểm dƣợc liệu
Rễ ngắn, thô, đôi khi ở đầu rễ còn sót lại gốc của thân cây. Rễ hình trụ dài,
hơi cong, một số có nhánh, có rễ dạng tua nhỏ, dài 10-20 cm, đƣờng kính 0,3-1
cm. Bên ngoài màu nâu đỏ hoặc nâu nhạt, thô, có vân nhăn dọc. Vỏ rễ già bong
ra, chủ yếu là màu tím thƣờng bị vẩy. Kết cấu cứng và dễ vỡ, giòn, không chắc,
có vết nứt, hơi phẳng hoặc đặc, có vỏ màu nâu sẫm và phần gỗ màu vàng xám
hoặc nâu tía, cho thấy các bó mạch màu vàng nhạt, xuyên tâm. Mùi nhẹ, vị đắng
và tƣơng đối cay, đƣờng kính 5-15 cm. Mặt ngoài nâu nhạt, có nếp nhăn dọc,
phần vỏ bám chặt vào gỗ không dễ bóc ra. Chất chắc, mặt bẻ gãy tƣơng đối
phẳng, hơi có dạng chất sừng [8].
1.1.2.2 Tác dụng
Theo y học cổ truyền, đan sâm vị đắng, tính mát, quy kinh tâm, can; công
năng hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, thanh tâm lƣơng huyết; chủ trị kinh
3


nguyệt không đều, kinh nguyệt bế tắc, hành kinh đau bụng, huyền tích hòn cục,
tâm phiền mất ngủ, đau thắt ngực [8].
Theo y học hiện đại:
- Trên tim mạch, đan sâm làm giãn các động mạch và tĩnh mạch nhỏ, mao
mạch, tăng cƣờng tuần hoàn vi mạch, làm giảm mức độ nhồi máu cơ tim, có tác
dụng bảo vệ trong chứng thiếu máu cơ tim cục bộ, bảo vệ tim, chống lại những
rối loạn về chức năng và chuyển hóa gây ra bởi thiếu hụt oxy.
- Ổn định màng hồng cầu, tăng sức đề kháng của hồng cầu, chống huyết
khối.
- Chống oxy hóa, loại các gốc tự do có hại cho cơ thể, ức chế sự oxy hóa

LDL, ức chế tổng hợp cholesterol ở tế bào giúp hạ lipid máu, an thần, hỗ trợ
điều trị chứng mất ngủ và hạ đƣờng huyết.
- Ngoài ra còn dùng chữa bệnh vàng da, rối loạn kinh nguyệt, chảy máu tử
cung, vô kinh, đau kinh, có tác dụng an thai, chữa viêm đau khớp cấp, có tác
dụng an thần, giảm đau, ức chế sự phát triển của vi khuẩn: lao, E. Coli, thƣơng
hàn [1].
1.1.3 Cao đan sâm
Có 3 loại chính: cao chiết nƣớc, cao chiết trong ethanol và cao chiết ethanolnƣớc. Thành phần trong mỗi loại cao trên có sự khác nhau.
Cao chiết trong nƣớc: Thành phần chủ yếu là các thành phần tan trong nƣớc
nhƣ là danshensu, acid salvianolic A, acid salvianolic B, acid salvianolic C, acid
rosmarinic, acid rosmarinic, acid protocatechuic, protocatechu aldehyde. Theo
nghiên cứu [13], phƣơng pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) đƣợc sử dụng
để xác định các hoạt chất có trong dịch chiết nƣớc đan sâm. Bốn hoạt chất có thể


xác

định



danshensu,

acid

protocatechuric,

catechin




protocatechualdehyde, trong đó danshensu đƣợc tìm thấy chiếm ƣu thế [13].
Danshensu là một acid phenolic tự nhiên của dẫn xuất caffeic phân lập từ rễ đan
sâm, có tác dụng chống oxy hóa [34], kích hoạt vi tuần hoàn máu, điều trị các
bệnh về tim mạch [13], giãn mạch do ức chế dòng Ca2+ trong các tế bào cơ trơn
mạch máu [21].
4


OH
HO

O
HO
OH

Hình 1.1: Công thức cấu tạo của danshensu
- Cao chiết trong ethanol: Thành phần chủ yếu là các thành phần tan trong
dầu nhƣ tanshinon I, IIa, IIb, methylen tanshinon, tanshindiol-A…
- Cao chiết ethanol- nƣớc: Thành phần của cả 2 loại cao trên.
Ngoài ra dựa vào thể chất của cao ta cũng có thể chia làm 2 loại:
- Cao khô: cao có hàm lƣợng nƣớc rất nhỏ.
- Cao đặc: dạng cao trong ethanol hoặc cao trong nƣớc. [18], [30]
1.2 Tổng quan về tam thất
1.2.1 Cây tam thất
Tên khoa học: Panax Notoginseng, thuộc Chi Panax, Họ nhân sâm
Araliaceae, Bộ Apiales.
Tên khác: điền thất, sâm tam thất hay nhân sâm tam thất [2], [10] .
1.2.1.1 Đặc điểm thực vật
Tam thất là 1 loại cây thân nhỏ, sống lâu năm. Lá mọc vòng 3-4 lá một,

cuống lá dài 3-6 cm, mỗi cuống lá mang từ 3-7 lá chét hình mác dài, méo lá có
răng cƣa nhỏ, cuống lá chét dài 0,6-1,2 cm. Cụm hoa hình tán, mọc ở đầu cành
mang hoa. Có hoa đơn tính, có hoa lƣỡng tính, cùng tồn tại. Lá đài, màu xanh.
Cánh hoa 5, màu xanh nhạt. Nhị 5, bầu hạ hai ngăn. Quả mọng hình thận, khi
chín có màu đỏ, trong có 2 hạt hình cầu [1], [6].
1.2.1.2 Thành phần hóa học
Trong các bộ phận của cây nhƣ rễ, hoa, lá đều chứa các hợp chất nhƣ acid
amin, hợp chất có nhân sterol, đƣờng, flavonoid, polysaccharids, acid béo, các
nguyên tố Fe, Ca và đặc biệt là 2 chất saponin: arasaponin A, arasaponin B.
Saponin trong tam thất ít độc. Saponin dammaran chiếm khoảng 12,4% của củ
5


tam thất toàn phần và là thành phần có hoạt tính sinh học chính của củ tam thất
[28]. Tỷ lệ saponin toàn phần trong tam thất cao hơn nhiều loại saponin toàn
phần trong nhân sâm và sâm Mỹ. Các saponin gồm nhiều loại ginsenosid và
notoginsenosid khác nhau. Nhiều loại ginsenosid trong củ tam thất cũng thấy có
mặt trong các loại khác nhƣ nhân sâm (Panax ginseng), sâm Mỹ (Panax
quinquefolium) [28], [31].

Hình 1.2: Một số saponin chính đặc trƣng cho rễ củ tam thất
1.2.2 Dược liệu tam thất
Dƣợc liệu tam thất là rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây tam thất (Panax
notoginseng (Burk.) F. H. Chen) [8].
1.2.2.1 Đặc điểm dƣợc liệu
Rễ củ có hình trụ hay hình chùy, dài 1,5 đến 4,0 cm, đƣờng kính 1,2 đến 2,0
cm. Mặt ngoài màu vàng xám nhạt, có khi đƣợc đánh bóng, trên mặt có những
vết nhăn dọc rất nhỏ. Trên một đầu có những bƣới nhỏ là vết tích của rễ con,
phần dƣới có khi phân nhánh. Trên đỉnh còn vết tích của thân cây. Chất cứng
rắn, khó bẻ, khó cắt. Khi đập vỡ, phần gỗ và phần vỏ dễ tách rời nhau. Mặt cắt

ngang có lớp vỏ màu xám nhạt, mạch gỗ xếp thành tia tỏa tròn [8].
6


1.2.2.2 Tác dụng
Theo y học cổ truyền: Tam thất vị đắng hơi ngọt, tính ôn, quy kinh: can,
thận. Công năng, chủ trị:
- Hóa ứ chỉ huyết: dùng khi có chảy máu nhƣ bị thƣơng chảy máu, ho ra
máu, chảy máu cam, băng huyết, hoặc vừa có ứ huyết vừa xuất huyết.
- Hóa ứ chỉ thống: dùng khi huyết ứ mà dẫn đến đau đớn, các trƣờng hợp
chấn thƣơng sƣng đau do huyết tụ.
- Hóa ứ tiêu ung nhọt: Dùng khi huyết ứ hoặc ung nhọt sƣng đau [7].
Theo y học hiện đại:
- Trên tim mạch, có tác dụng giảm cholesterol trong máu, giảm huyết áp,
điều trị các bệnh tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực [20], [33].
- Bảo vệ gan khỏi chấn thƣơng [22].
- Phòng và hỗ trợ điều trị ung thƣ (máu, phổi, vòm họng, vú,…) [32].
1.4 Tổng quan về viên hoàn giọt
1.4.1 Khái niệm
Theo Dƣợc điển Trung Quốc 2010, viên hoàn giọt là những chế phẩm đƣợc
bào chế bằng cách nhỏ giọt hỗn hợp đun chảy đồng nhất của dƣợc chất và tá
dƣợc thích hợp vào một chất lỏng làm lạnh không trộn lẫn, đông tụ lại tạo thành
hoàn hình cầu hoặc gần cầu [29].
Có thể coi viên hoàn giọt là một dạng bào chế của thuốc dƣợc liệu dƣới dạng
hệ phân tán rắn. Quá trình bào chế và bảo quản viên hoàn giọt phải đảm bảo các
yêu cầu sau:
- Tùy theo thành phần dƣợc chất, có thể sử dụng chất mang tan hoặc không
tan trong nƣớc.
- Chất lỏng ngƣng tụ phải không độc và không có tƣơng tác với thuốc, hay
dùng là dầu parafin, dầu thực vật, methyl silicon và nƣớc.

- Viên hoàn giọt phải có dạng hình cầu, nguyên vẹn, đồng nhất và không bị
dính bết, không lẫn chất ngƣng tụ trên bề mặt.
- Tùy theo yêu cầu của dƣợc chất, quá trình sử dụng hoặc bảo quản, viên
hoàn giọt có thể đƣợc bao màng [29].
7


1.4.2 Thành phần
1.4.2.1 Dƣợc chất
Dƣợc chất là dịch chiết dƣợc liệu, cao dƣợc liệu, hoạt chất tinh khiết đƣợc
chiết xuất từ dƣợc liệu hoặc 1 số hoạt chất hóa dƣợc, không áp dụng cho bột
dƣợc liệu [4].
1.4.2.2 Tá dƣợc
a. Tá dƣợc tạo cốt
Tá dƣợc tạo cốt hay chất mang đƣợc dùng để bào chế viên hoàn nhỏ giọt
phải có nhiệt độ nóng chảy không quá cao và cũng không thấp quá, ở trạng thái
rắn ở nhiệt độ thƣờng, dễ hòa tan hoặc phân tán cao dƣợc liệu (hoạt chất). Tá
dƣợc tạo cốt phải chảy lỏng khi đun nóng, đông rắn khi làm lạnh.
Có thể chia tá dƣợc tạo cốt làm 2 loại là tá dƣợc thân dầu và tá dƣợc thân
nƣớc. Tá dƣợc thân dầu có thể sử dụng là acid béo, alcol béo, triglycerid bán
tổng hợp. Tuy nhiên các tá dƣợc này khó giải phóng hoạt chất, khó trộn đều với
dịch chiết dƣợc liệu (thân nƣớc). Hiện nay, các tá dƣợc thân nƣớc thƣờng đƣợc
sử dụng để bào chế viên hoàn nhỏ giọt nhƣ: PEG 4000, PEG 6000 hoặc hỗn
hợp; polyoxyethylen monosterat, poloxamer, polyether, các đƣờng (erythritol,
xylitol), gelatin, dẫn chất của ure. Các tá dƣợc thân nƣớc dễ giải phóng hoạt
chất, dễ tan trong dịch tiêu hóa, có thể bào chế viên đặt dƣới lƣỡi [4].
b. Tá dƣợc khác
Ngoài tá dƣợc tạo cốt, có thể cần thêm các tá dƣợc khác vào viên hoàn giọt:
- Tá dƣợc hóa dẻo, điều chỉnh thể chất nhƣ dẫn xuất của cellulose (methyl
cellulose,


microcrystallin

cellulose,

sodium

carboxylmethyl

cellulose,

hydroxypropyl cellulose, methyl cellulose), gôm, tinh bột và dẫn xuất của nó
(tinh bột biến tính, tinh bột hydroxypropyl, tinh bột carboxylmethyl).
- Tá dƣợc làm tăng độ tan các thành phần hoạt chất nhƣ propylen glycol,
glycerin, các chất diện hoạt (poloxamer 188, polyoxyl 35 castor oil, propylen
glycol monocaprylat, cremophor EL, tween 80,...).
- Tá dƣợc tăng độ ổn định, chống oxy hóa, bảo quản đối với các hoạt chất
không ổn định, nhạy cảm.
8


- Tá dƣợc điều hƣơng, điều vị cần đƣợc sử dụng cho viên hoàn giọt để
ngậm hoặc đặt dƣới lƣỡi nhƣ các loại đƣờng natri saccarin, acid glycyrrhizic,
acid citric...
- Tá dƣợc bao đƣợc sử dụng với nhiều mục đích khác nhau nhƣ bao bảo vệ,
bao tan ở ruột, che giấu mùi vị [4].
1.4.3 Phương pháp bào chế
Dƣợc chất đƣợc hòa tan hay phân tán vào một tá dƣợc có thể chất rắn ở
nhiệt độ đun chảy, sau đó nhỏ giọt và làm đông rắn thành viên hoàn. Phƣơng
pháp nhỏ giọt chia làm ba giai đoạn chính:

- Chuẩn bị dịch thuốc trong chất mang nóng chảy: Đun chảy tá dƣợc, sau
đó phối hợp với các thành phần trong công thức ở nhiệt độ thích hợp phụ thuộc
vào nhiệt độ nóng chảy của tá dƣợc. Nghiền trộn để hòa tan hoặc phân tán các
thành phần cho đồng nhất, thu đƣợc hỗn hợp chảy lỏng.
- Nhỏ giọt: hỗn hợp lỏng đƣợc nhỏ qua đầu thiết bị hoặc dụng cụ có đƣờng
kính thích hợp (0,5 - 5 mm) vào dung môi đón viên có độ nhớt cao không trộn
lẫn với hỗn hợp thuốc. Nhiệt độ của dung môi đón viên thƣờng dƣới 10°C để
đông rắn và vo tròn viên . Với tá dƣợc thân dầu, có thể dùng dung môi đón viên
là propylen glycol hoặc PEG; với tá dƣợc thân nƣớc, nên đón viên bằng dầu
parafin, dầu methyl silicon, dầu thực vật.
- Làm khô: Chọn viên (có thể dùng sàng), thấm bớt hoặc rửa loại dung môi,
để khô trong không khí.
Hiện nay có các thiết bị tự động kết hợp cả 3 giai đoạn trên. Quá trình nhào
trộn đƣợc gia nhiệt, hút chân không để loại bọt khí. Quá trình nhỏ giọt thƣờng
sử dụng áp suất khí với nhiều đầu nhỏ giọt có thể đạt công suất 3000 - 5000
viên/giờ [4].
1.4.4 Ưu điểm
- Với bản chất hệ phân tán rắn, dƣợc chất trong viên hoàn giọt phân bố
trong tá dƣợc ở mức độ phân tử, do đó cải thiện đƣợc độ tan và tốc độ hòa tan,
giúp tăng sinh khả dụng [17]. Trong khi các hệ phân tán rắn khác chỉ tạo ra dạng
sản phẩm trung gian, cần đi dập viên hay đóng nang thì viên hoàn giọt bào chế
9


đƣợc trực tiếp dạng bán thành phẩm nên viên hoàn giọt là dạng bào chế thích
hợp với cao dƣợc liệu.
- Kích thƣớc nhỏ, thuận tiện khi dùng, có thể đặt dƣới lƣỡi, cho phép tan
dƣợc chất và hấp thu ngay vào hệ thống tuần hoàn trong vòng từ 3-4 phút. Chính
vì vậy, nó khắc phục đƣợc hạn chế của các thuốc đông dƣợc hiện nay: hấp thu
chậm, tác dụng chậm.

- Phù hợp với các thành phần khó tan trong nƣớc, dễ hình thành và khá ổn
định, có tác dụng duy trì giải phóng kéo dài và đồng bộ các thành phần có hoạt
tính trong cao dƣợc liệu [23].
- Phƣơng pháp bào chế đơn giản, nhanh chóng, hoạt động của thiết bị nhỏ
giọt dễ dàng, đồng đều khối lƣợng, hàm lƣợng viên cao [12].
- Dễ bao phim cho mục đích khác, dễ đƣa vào sản xuất công nghiệp.
1.4.5 Một số nghiên cứu bào chế viên hoàn giọt
Đến này đã có nhiều nghiên cứu bào chế viên hoàn giọt để tăng sinh khả
dụng, cải thiện độ tan của dƣợc chất. Một số dƣợc chất đã đƣợc tiến hành nghiên
cứu và bào chế dƣới dạng viên hoàn giọt nhƣ: curcumin, berberin, lycopen cà
chua, silymarin, cao đan sâm - tam thất.
- Ming-feng Qiu và cộng sự (2005) đã nghiên cứu bào chế viên hoàn giọt
silymarin để cải thiện độ hòa tan. Viên hoàn giọt silymarin đƣợc bào chế với tỷ
lệ dƣợc chất - chất mang PEG 6000 là 1:4, có dạng hình cầu, đƣờng kính từ 3-4
mm, khối lƣợng trung bình 30 mg/viên và mỗi viên chứa 5 mg silymarin. Tốc độ
hòa tan của viên hoàn giọt silymarin đƣợc chứng minh là cao hơn đáng kể các
chế phẩm viên nén bao phim Yiganling, viên nén đƣờng và viên nang Yiganling
[26].
- Chen San-bao và cộng sự (2008) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến
việc hình thành viên hoàn giọt berberin clorid và thiết lập quy trình nhỏ giọt tối
ƣu. Hỗn hợp chất mang PEG 1000 và PEG 4000 với tỷ lệ 1:1, tỷ lệ dƣợc chất chất mang là 1:4, nhiệt độ pha đun chảy 95°C, chất lỏng làm lạnh là dimethyl
silicon, nhiệt độ pha làm lạnh 5°C, đƣờng kính đầu nhỏ giọt là 3 mm, tốc độ nhỏ
giọt là 50 giọt/phút, khoảng cách nhỏ giọt 6 cm là điều kiện tối ƣu [16].
10


- Năm 2011, Luo Yan-na và cộng sự đã xây dựng quy trình bào chế viên
hoàn giọt berberin clorid. Sử dụng chất mang là PEG 6000, dầu parafin lỏng là
chất làm lạnh. Nhiệt độ pha đun chảy 70°C, tốc độ nhỏ giọt 40 giọt/phút, khoảng
cách nhỏ giọt 7 cm, nhiệt độ pha làm lạnh 2°C là điều kiện tối ƣu. Kết quả,

nghiên cứu đã giảm thời gian nhỏ giọt, chất lƣợng chế phẩm tốt, phù hợp với các
tiêu chuẩn chất lƣợng [24].
-

Liandong Hu và cộng sự (2015) đã nghiên cứu cải thiện khả năng hòa tan

và sinh khả dụng của curcumin trong viên hoàn giọt, sử dụng tá dƣợc tạo cốt là
PEG 4000, chất diện hoạt cremophor RH40 và poloxamer 188. Các thông số kỹ
thuật ảnh hƣởng tới đặc tính viên nhƣ nhiệt độ pha đun chảy, nhiệt độ pha làm
lạnh, tốc độ nhỏ giọt, khoảng cách nhỏ giọt đƣợc tối ƣu hóa. Tƣơng tác giữa
curcumin và tá dƣợc đƣợc đánh giá bằng các công cụ phổ nhiễu xạ tia X, phân
tích nhiệt vi sai (DSC), quang phổ hồng ngoại (FT-IR). Kết quả tốc độ hòa tan
và sinh khả dụng trên chuột của viên hoàn giọt curcumin đƣợc cải thiện so với
curcumin nguyên liệu và hỗn hợp vật lý. Viên hoàn giọt ổn định trong vòng 3
tháng bảo quản ở điều kiện lão hóa cấp [17].
-

Chih-Wei Chang và cộng sự (2016) đã nghiên cứu bào chế viên hoàn giọt

để cải thiện sinh khả dụng của resveratrol ở chuột nhắt. Dịch chiết vỏ nho đã
đƣợc đƣa vào hệ thống phân tán rắn để cải thiện khả năng hòa tan, giải phóng và
hấp thu đƣờng uống của resveratrol. Viên nhỏ giọt đƣợc bào chế qua phƣơng
pháp nóng chảy, công thức tối ƣu bao gồm propylen glycol monocaprylat,
poloxamer 188, dầu thầu dầu polyoxyl 35 và PEG 6000. Kết quả là các viên
hoàn giọt đã tăng cƣờng giải phóng resveratrol từ 23,3% ± 1,0% lên đến 67,8%
± 0,4% trong môi trƣờng acid clohydric pH 1,2. Các thông số dƣợc động học ở
chuột cho thấy viên hoàn giọt làm tăng sinh khả dụng đƣờng uống của
resveratrol từ 0,9% ± 0,1% lên đến 10,5% ± 0,9%, tăng gấp 12 lần [15].
-


Chih-Wei Chang và cộng sự (2016) tiếp tục nghiên cứu tăng độ tan, độ

hòa tan, sự hấp thu lycopen bằng viên hoàn giọt. Viên hoàn giọt đƣợc bào chế
bằng phƣơng pháp nhỏ giọt sử dụng chất mang PEG 6000, cremophor EL và
tween 80. Các đặc tính hóa lý của viên và tƣơng tác giữa các thành phần trong
11


công thức đƣợc kiểm tra bằng phƣơng pháp thử nghiệm độ rã, kính hiển vi điện
tử quét, máy quét hồng ngoại vi sai và quang phổ hồng ngoại biến đổi Fourier.
Thí nghiệm in vivo đƣợc tiến hành để xác minh tính hữu ích của các công thức
đã đƣợc phát triển. Công thức viên nhỏ giọt tối ƣu làm tăng độ hòa tan và sự giải
phóng của lycopen, đồng thời lycopen trong viên tồn tại trong trạng thái vô định
hình và sinh khả dụng tăng 6 lần [14].
Viên hoàn giọt “Thiên sứ hộ tâm đan”, với thành phần cao tam thất, cao đan
sâm, borneol là một sản phẩm đƣợc bán rộng rãi trên thị trƣờng, do tập đoàn
dƣợc phẩm Tasly (Trung Quốc) sản xuất. Thuốc có tác dụng điều trị và ngăn
ngừa các chứng rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực, thừa cholesterol, giúp thông
thoáng huyết quản, làm chậm sự tiến triển của quá trình xơ vữa động mạch
vành. Sản phẩm này rất đƣợc quan tâm và ƣa dùng. Vài năm gần đây, dạng bào
chế hoàn giọt nói chung và viên hoàn giọt chứa đan sâm - tam tất nói riêng rất
đƣợc các doanh nghiệp quan tâm, nhƣng chƣa có nghiên cứu nào đƣợc thực hiện
một cách đầy đủ. Năm 2017, nhóm nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Thanh Hải,
khoa y dƣợc - Đại học Quốc gia Hà Nội đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát
triển (theo hƣớng GACP) và bào chế một số sản phẩm từ cây Ô đầu, Ý dĩ, Tam
Thất, Đan sâm ở vùng Tây Bắc” thuộc Chƣơng trình Khoa học và công nghệ
phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc, có đề cập đến chế phẩm hoàn giọt
chứa đan sâm - tam thất.
Mục đích của nghiên cứu này là điều chế cao đan sâm - tam thất, bào chế
viên hoàn giọt từ cao đan sâm - tam thất và đánh giá một số đặc tính cơ bản của

viên.

12


CHƢƠNG 2: NGUYÊN LIỆU, TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Nguyên liệu, trang thiết bị
2.1.1 Nguyên liệu, dung môi, hóa chất
Bảng 2.1: Nguyên liệu, dung môi, hóa chất sử dụng trong nghiên cứu
Tiêu chuẩn
TT

Tên nguyên liệu

Nguồn gốc
chất lƣợng

Chất chuẩn
1

Natri danshensu

99,87%

2

Ginsenosid Rb1

Hãng Botanic -


98,74%

3

Notoginsenosid R1

Trung Quốc

98,30%

4

Ginsenosid Rg1

98,06%

Nguyên liệu
5

Đan sâm

Công ty cổ phần

6

Tam thất

nông dƣợc Sapa


7

Borneol

Trung Quốc

DĐTQ 2010

8

Cyclohexan

Trung Quốc

Tinh khiết hóa học

9

Ethyl acetat

Trung Quốc

Tinh khiết hóa học

10

Vanilin

Trung Quốc


Tinh khiết hóa học

11

n-butanol

Trung Quốc

Tinh khiết hóa học

12

Cloroform

Trung Quốc

Tinh khiết hóa học

13

Aceton

Trung Quốc

Tinh khiết hóa học

14

Acid formic


Trung Quốc

Tinh khiết phân tích

15

Methanol

Trung Quốc

Tinh khiết hóa học

16

Acid sulfuric đặc

Trung Quốc

Tinh khiết hóa học

17

Acid clohydric

Trung Quốc

Tinh khiết hóa học

17


Dung dịch amoniac

Trung Quốc

Tinh khiết hóa học

Hóa chất

13


Dung môi
17

Ethanol 96%

Việt Nam

DĐVN IV

18

Nƣớc cất

Việt Nam

DĐVN IV

2.1.2 Thiết bị, dụng cụ nghiên cứu
- Máy nhỏ giọt tự chế với các thông số: đƣờng kính trong của đầu nhỏ giọt

2,0 mm, đƣờng kính ngoài của đầu nhỏ giọt là 3,0 mm, dung tích bình chứa dịch
thuốc 20 mL, điều chỉnh tốc độ nhỏ giọt bằng kim, điều nhiệt bằng thiết bị điều
nhiệt WiseTherm (Hàn Quốc)
- Bộ dụng cụ chiết xuất có gia nhiệt
- Cân kỹ thuật điện tử Sartorius BO 2015 (Đức)
- Cân phân tích Sartorius TE214S (Đức)
- Hệ thống cô quay chân không Buchi (Thụy Sĩ)
- Hệ thống phun sấy Buchi B191 (Thụy Sĩ)
- Hệ thống siêu âm Wisexclean, daihan Labtech Co. Ltd (Hàn Quốc)
- Hệ thống sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao gồm: Camag TLC Scanner 4,
Camag Linomat 5, Camag ADC 2 Automatic developing chamber (Thụy Sĩ)
- Bản mỏng Silica gel 60 GF254 (MERCK)
- Bình thủy tinh chạy sắc ký lớp mỏng
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Điều chế cao đan sâm - tam thất
Chiết xuất đan sâm, tam thất bằng phƣơng pháp ngâm nóng, phối hợp dịch
chiết, xử lý sơ bộ dịch chiết, rồi tiến hành phun sấy để thu đƣợc cao khô.
- Bào chế viên hoàn giọt đan sâm - tam thất
Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số thông số kỹ thuật nhƣ khoảng cách nhỏ
giọt, chiều cao cột làm lạnh, nhiệt độ pha làm lạnh, nhiệt độ pha đun chảy đến
đặc tính của viên hoàn giọt đan sâm - tam thất.
Nghiên cứu ảnh hƣởng của chất mang đến đặc tính của viên hoàn giọt, lựa
chọn công thức tối ƣu.
- Đánh giá 1 số đặc tính của viên hoàn giọt đan sâm - tam thất.
14


2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp điều chế cao khô đan sâm - tam thất
2.3.1.1 Chiết xuất

Chiết xuất đan sâm, tam thất bằng phƣơng pháp ngâm nóng với những ƣu
điểm đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian chiết xuất (2 giờ). Thông qua
khảo sát các nghiên cứu về bài thuốc đan sâm, tam thất, lựa chọn tỷ lệ nguyên
liệu đan sâm - tam thất ban đầu là 5:1. Quá trình chiết xuất đƣợc tiến hành nhƣ
sau: Cân 1 kg đan sâm, rửa sạch, xay nhỏ tiến hành chiết xuất dƣợc liệu bằng
phƣơng pháp ngâm nóng, lần 1 chiết với 10 L dung môi, mỗi lần sau chiết với 5
L dung môi. Cân 200 g củ tam thất, rửa sạch, xay nhỏ tiến hành chiết xuất dƣợc
liệu bằng phƣơng pháp ngâm nóng, lần 1 chiết với 1,2 L dung môi, mỗi lần sau
chiết với 600 mL dung môi. Điều kiện chiết xuất cố định nhƣ sau:
- Dung môi: nƣớc cất
- Thời gian chiết: 2 giờ/lần
- Nhiệt độ chiết xuất: 60ºC
Số lần chiết là thông số quan trọng trong quá trình chiết xuất vì ảnh hƣởng
đến hiệu suất chiết, thời gian và năng lƣợng sử dụng trong quá trình chiết xuất.
Nhằm xác định số lần chiết thích hợp cho đan sâm, tam thất, tiến hành chiết xuất
mỗi dƣợc liệu theo điều kiện mô tả trên, kiểm tra các phân đoạn dịch chiết bằng
sắc ký lớp mỏng.
Sau khi lựa chọn đƣợc số lần chiết cho mỗi dƣợc liệu, tiến hành chiết xuất
thu lấy dịch chiết, gộp dịch chiết đan sâm và tam thất, rồi lọc trên phễu lọc
Buchner, cô dƣới áp suất giảm đến khi còn 2 L dịch.
2.3.1.2 Xử lý dịch chiết
Viên hoàn giọt có kích thƣớc, khối lƣợng nhỏ nên yêu cầu cao về hàm lƣợng
hoạt chất trong cao dƣợc liệu sử dụng, đòi hỏi phải có phƣơng pháp tinh chế
hiệu quả để làm giàu hoạt chất. Có nhiều phƣơng pháp tinh chế dịch chiết, trong
đó loại tạp chất trong cao chiết nƣớc bằng ethanol là một phƣơng pháp đơn giản,
hiệu quả và đƣợc áp dụng rộng rãi đối với nhiều chuyên luận cao dƣợc liệu trong
Dƣợc điển Trung Quốc, cũng nhƣ trong nhiều nghiên cứu nhƣ chiết xuất và tinh
15



chế saponin từ củ tam thất [3], điều chế cao lỏng ích mẫu, điều chế cao khô lá
tam thất, chiết xuất rotudin từ củ bình vôi [5].
Tiến hành: Thêm 6 L EtOH 96% vào dịch chiết để tạo dung dịch có độ cồn
khoảng 70%, khuấy kỹ rồi để lắng qua đêm. Lọc, rửa tủa với 100 mL dung dịch
EtOH 70%, phối hợp dịch lọc và dịch rửa. Cất thu hồi EtOH bằng hệ thống cô
quay chân không Buchi ở nhiệt độ 60ºC. Phần dịch nƣớc còn lại đƣợc phun sấy
bằng hệ thống phun sấy Buchi B191 để thu đƣợc cao khô, với các thông số:
- Nhiệt độ khí vào 150ºC
- Nhiệt độ khí ra 75ºC
- Lƣợng khí vào 600 NI/giờ ở 1,21 bar
-

Tốc độ dòng 5 mL/phút

Cân khối lƣợng cao khô thu đƣợc, xác định hàm lƣợng danshensu trong cao
khô đan sâm - tam thất.
2.3.2 Phương pháp bào chế viên hoàn giọt đan sâm - tam thất
Bào chế viên hoàn giọt bằng phƣơng pháp đun chảy nhỏ giọt. Viên hoàn giọt
đƣợc bào chế trên cơ sở nghiên cứu ảnh hƣởng của tá dƣợc tạo cốt và một số
thông số trong quá trình bào chế.
2.3.2.1 Quy trình bào chế viên hoàn giọt đan sâm - tam thất
Thông qua khảo sát một số nghiên cứu về viên hoàn giọt, công thức sơ bộ
mỗi viên gồm: cao đan sâm - tam thất, borneol và chất mang PEG 6000.
Bảng 2.2: Thành phần công thức sơ bộ của viên hoàn giọt đan sâm – tam thất
TT

Thành phần

1


Cao đan sâm- tam thất

2

Borneol

3

PEG 6000

Tỷ lệ

Vai trò
Dƣợc chất

1:10 khối lƣợng cao
Đƣợc khảo sát để
tìm tỷ lệ thích hợp

16

Chống co thắt,
tăng hấp thu thuốc
Chất mang


 Mô tả quy trình bào chế:
- Đun chảy: chất mang PEG 6000 đƣợc đun chảy hoàn toàn bằng bếp cách
thủy ở nhiệt độ 70°C. Cao dƣợc liệu, borneol (đã nghiền nhỏ) đƣợc thêm vào
hỗn hợp chảy lỏng, khuấy trộn trong 5 phút thu đƣợc hỗn hợp đồng nhất.

- Nhỏ giọt: hỗn hợp đồng nhất này đƣợc nhỏ giọt qua đầu nhỏ giọt (đƣờng
kính trong 2,0 mm, đƣờng kính ngoài 3,0 mm) xuống dầu parafin lạnh (làm lạnh
bằng nƣớc đá) và hóa rắn dần tạo thành viên hoàn giọt.
- Làm khô: viên đƣợc thấm dầu và để khô tự nhiên. Viên đƣợc bảo quản
trong bình hút ẩm, tránh ánh sáng.
Nguyên liệu

Các bƣớc tiến hành

PEG 6000

Đun chảy

Cao đan sâm - tam thất

Thông số kiểm soát

Nhiệt độ pha đun chảy

Borneol

Khuấy trộn
Nhiệt độ pha làm lạnh
Nhỏ giọt

Khoảng cách nhỏ giọt
Chiều cao pha làm lạnh

Làm khô


Bảo quản
Hình 2.1: Sơ đồ bào chế viên hoàn giọt đan sâm - tam thất

17


×