Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Xuất khẩu gạo của việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.22 KB, 90 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI VĂN SANG

XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BÙI VĂN SANG

XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số: 8310101
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH QUANG TY

HÀ NỘI, 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình tôi do nghiên cứu, các số liệu trong
luận văn có xuất xứ rõ ràng, các kết quả nghiên cứu gắn với quá trình lao
động trung thực của tôi.
Hà Nội, ngày….tháng….năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Văn Sang


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn với đề tài: “Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập quốc tế” cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã đƣợc TS.
Đinh Quang Ty tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và xin gửi đến Thầy lời cảm ơn
sâu sắc.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy, cô giáo Học viện Khoa học xã hội, Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, các thầy cô giáo giảng dạy chuyên ngành
Kinh tế học; gia đình và các bạn đã tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu,
tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù bản thân tôi đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu và
thực hiện luận văn, nhƣng do kinh nghiệm và thời gian đều có hạn nên luận
văn khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp tận tình
của Quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Bùi Văn Sang



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN 6
ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ... 6
1.1. Lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa ............................................................. 6
1.2. Khái quát về hội nhập quốc tế ........................................................................ 14
1.3. Vai trò của xuất khẩu gạo đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam...20
1.4 Một số yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam ......... 23
1.5. Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của một số nƣớc trên thế giới và bài học tham
khảo cho Việt Nam ................................................................................................. 25
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM .......... 30
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ NHỮNG NĂM VỪA QUA 30
2.1. Những cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến sản xuất và xuất khẩu
gạo ........................................................................................................................... 30
2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo của Việt Nam và thế giới trong giai đoạn hiện
nay ........................................................................................................................... 38
2.3. Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
quốc tế, giai đoạn 2010 - 2017............................................................................... 47
2.4. Đánh giá chung về xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
quốc tế những năm vừa qua ................................................................................... 55
2.5. Những cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu gạo Viêt Nam trong giai
đoạn hiện nay .......................................................................................................... 62
Chƣơng 3. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY
MẠNH, NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2025 ............................................................... 65
3.1. Mục tiêu, định hƣớng chiến lƣợc cho sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025 ...................................................................... 65
3.2. Các nhóm giải pháp chủ yếu và một số kiến nghị......................................... 70
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 81


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFTA - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
APEC - Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng
ASEAN- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CPTPP - Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dƣơng
ĐBSCL – Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH – Đồng bằng sông Hồng
EU – Liên minh châu Âu
FDI – Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
FTA – Hiệp định thƣơng mại tự do
ISO – Hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng
UN - Tổ chức Liên Hợp quốc
WTO - Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
XHCN – Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ
BẢNG
Bảng 2.1: Cam kết cắt giảm số dòng thuế theo lộ trình tham gia
CEPT/AFTA của Việt Nam ...................................................................... 32
Bảng 2.2: Tình hình cam kết cắt giảm thuế của Trung Quốc và 6 nƣớc
ASEAN cũ trong chƣơng trình thu hoạch sớm ......................................... 34
Bảng 2.3: Diện tích trồng lúa của Việt Nam, giai đoạn 2010 - 2017 ....... 41
Bảng 2.4: Năng suất gạo của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2017 ............... 42
Bảng 2.5: Sản lƣợng gạo xuất khẩu của của một số nƣớc hàng đầu ........ 47
thế giới năm 2010 - 2017 .......................................................................... 47

Bảng 2.6: Khối lƣợng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam giai
đoạn 2010 - 2017 ...................................................................................... 48
HÌNH
Hình 2.1: Sản lƣợng và diện tích thu hoạch lúa toàn cầu giai đoạn ...... 38
Hình 2.2: So sánh giá gạo xuất khẩu của Thái Lan và Việt Nam giai
đoạn 2010 - 2017 ................................................................................... 50
Hình 2.3: Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam theo các thị trƣờng ........ 51
giai đoạn 2010 - 2017 ............................................................................ 51
Hình 2.4: Chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010 2017 ....................................................................................................... 54


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó với con ngƣời, làng quê Việt Nam;
và cũng là cơ sở để hình thành nền văn minh lúa nƣớc. Hình ảnh đất nƣớc
Việt Nam thƣờng đƣợc mô tả nhƣ một chiếc đòn gánh khổng lồ với hai đầu là
hai vựa thóc lớn: Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long. Đây
là hai châu thổ có mật độ thâm canh và sản xuất lúa thuộc loại cao trên thế
giới.Với điều kiện địa lý, thời tiết khí hậu thuận lợi, lại đƣợc hậu thuẫn bởi
quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế, ngành nông
nghiệp Việt Nam đã và đang đạt nhiều thành tựu đƣợc cả thế giới thừa nhận,
đặc biệt là về sản xuất và xuất khẩu gạo.
Trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay, gạo là
một trong những mặt hàng có thế mạnh. Từ nhiều năm nay, Việt Nam là nƣớc
xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới (sau Thái Lan), với kim ngạch hằng năm
trên 1 tỷ USD. Thành tựu này là rất đáng kể, bởi lẽ cách đây hơn 30 năm, với
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Việt Nam thiếu đói thƣờng xuyên và hằng
năm phải nhập khẩu một khối lƣợng lƣơng thực khá lớn.
Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, hoạt động xuất
khẩu gạo đang có nhiều vấn đề khúc mắc cần đƣợc giải quyết. Việc sản xuất

lƣơng thực cung cấp cho hơn 90 triệu dân Việt Nam khác hẳn với việc sản
xuất gạo xuất khẩu ra thị trƣờng thế giới. Mặc dù khối lƣợng gạo xuất khẩu
của Việt Nam khá lớn, nhƣng giá trị xuất khẩu gạo chỉ xếp thứ 4 trên thế giới.
“Nghịch lý” này về căn bản là do việc tổ chức sản xuất và xuất khẩu gạo của
Việt Nam còn nhiều bất cập nhƣ giá gạo xuất khẩu, chất lƣợng gạo xuất khẩu,
khâu bảo quản và chế biến còn yếu kém… Nhƣ vậy, việc xuất khẩu gạo của
Việt Nam đang chịu tác động của rất nhiều nhân tố cả ở tầm vi mô và vĩ mô.
Để nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về sự phức tạp và tầm quan trọng của

1


hoạt động xuất khẩu gạo, và để có thể phát huy tốt hơn tiềm năng của một nền
nông nghiệp lúa nƣớc, cần phải làm rõ thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo
Việt Nam những năm vừa qua. Mặt khác, trong giai đoạn đến năm 2020 và
những năm tiếp theo, khi Việt Nam phải triển khai hàng loạt FTA đã ký kết
và nhất là đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp định đối tác toàn diện
và tiến bộ xuyên Thái Bình Dƣơng (CPTPP), thì việc tổ chức sản xuất và xuất
khẩu gạo phải đƣợc thay đổi một cách căn bản, gắn với những giải pháp mới
mang tính thiết thực và đột phá.
Đây cũng chính là lý do của tác giả chọn đề tài “ Xuất khẩu gạo của
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” để thực hiện luận văn thạc sĩ
kinh tế, chuyên ngành Kinh tế học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài đã có một số công trình khoa học, các bài báo đề
cập đến tình hình xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng,
tiêu biểu nhƣ:
- Trịnh Ái Hoa (2006), “Chính sách xuất khẩu nông sản của Việt Nam:
thực trạng và giải pháp”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội.[11]. Nguyễn Văn Thanh (2007), “Thành viên WTO thứ

150 – Bài học từ các nước đi trước”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.[24]
- “ Nghiên cứu chỉ số giá hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp và điều hành quản lý nhà nước về thương
mại”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 2006-78-011, Trung tâm Thông tin
thƣơng mại - Bộ Công Thƣơng.[4]
- Tổng công ty Lƣơng thực Miền Nam, “Lúa gạo thế giới và Việt Nam
2014-2015”.[21], TS. Phạm Quốc Trụ, 2011, “Hội nhập quốc tế: Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn”.[25]. Viện Khoa học kĩ thuật Nông nghiệp Miền
Nam, “Tình hình xuất khẩu gạo năm 2015 và dự báo năm 2016”;v.v..[26]

2


Các công trình nghiên cứu trên đã tiếp cận ở các góc độ và phạm vi
khác nhau về mối quan hệ kinh tế - thƣơng mại giữa Việt Nam với các quốc
gia trên thế giới.... Nhƣ vậy còn ít công trình khoa học nghiên cứu một cách
toàn diện, có hệ thống về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập quốc tế dƣới góc độ kinh tế học. Vì thế việc nghiên cứu đề tài
“Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” là cần thiết
và có ý nghĩa lý luận - thực tiễn bổ ích.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ việc đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam trong
quá trình hội nhập quốc tế ở giai đoạn 2010 – 2017, đề xuất định hƣớng và
các nhóm giải pháp góp phần đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất
khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa, xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất
khẩu nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Làm rõ cam kết của Việt Nam liên quan đến sản xuất và xuất khẩu gạo.

- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời
gian 2010 đến 2017 trên các khía cạnh: cơ chế điều hành; sản lƣợng và kim
ngạch xuất khẩu; giá gạo xuất khẩu; chất lƣợng gạo xuất khẩu; thị trƣờng gạo
xuất khẩu; chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt
động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới, phù hợp với yêu cầu của
các hiệp định FTA đã ký kết.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

3


Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập quốc tế; đề xuất định hƣớng và các nhóm giải pháp
cho lĩnh vực này trong bối cảnh Việt Nam phải triển khai các FTA đã ký kết
và tham gia CPTPP.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Về thời gian nghiên cứu: Việc nghiên cứu thực trạng tập trung vào giai
đoạn 2010 – 2017; các giải pháp đề xuất cho giai đoạn đến năm 2020, tầm
nhìn 2025.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở vận dụng phƣơng pháp luận duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng kết hợp các phƣơng
pháp nghiên cứu cụ thể dƣới đây:
- Phƣơng pháp phân tích và thống kê: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để
tập hợp xử lý và phân tích các số liệu, tài liệu liên quan đến việc xuất khẩu

gạo của Việt Nam.
- Phƣơng pháp tổng hợp: Phƣơng pháp này sử dụng để nghiên cứu, phân
tích các tài liệu, sách, luận án, các bài báo… về vấn đề xuất khẩu gạo của Việt
Nam.
- Phƣơng pháp xử lý số liệu: Đƣợc sử dụng kết hợp với các phƣơng pháp
thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, dự báo… để tiến hành xử lý, đánh giá
các dữ liệu, các thông tin thu thập đƣợc. Qua đó đƣa ra các nhận định, đề xuất
các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo.
Luận văn còn dựa vào một số lý thuyết kinh tế của thế giới có liên quan
và đƣờng lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới.

4


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có một số đóng góp về lý luận và thực tiễn:
(1) Từ việc hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoạt động xuất khẩu,
làm rõ hơn một vài nhân tố tác động đến sức cạnh tranh sản phẩm gạo trên thị
trƣờng quốc tế, qua đó góp phần làm phong phú thêm những khía cạnh liên
quan đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
quốc tế.
(2) Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo, làm rõ
những ƣu điểm, hạn chế, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế; đề xuất định
hƣớng và các nhóm giải pháp mới, góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả
xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Kết quả nghiên cứu luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
các nhà nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu gạo nói riêng và xuất khẩu nông
sản nói chung trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, cơ cấu
của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến xuất khẩu
gạo trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Chƣơng 2: Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
quốc tế những năm vừa qua
Chƣơng 3: Mục tiêu, định hƣớng và các giải pháp đẩy mạnh, nâng cao
hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025

5


Luận vận đậy đu ở file:Luận vận Full














×