Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Điều tra tài nguyên cây thuốc ở xã bằng cả huyện hoành bồ, quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 87 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRỊNH HỒNG THỊNH

ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC
Ở XÃ BẰNG CẢ
(HUYỆN HOÀNH BỒ - QUẢNG NINH)

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI– 2018


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRỊNH HỒNG THỊNH
MÃ SINH VIÊN: 1301392

ĐIỀU TRA TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC
Ở XÃ BẰNG CẢ
(HUYỆN HOÀNH BỒ - QUẢNG NINH)
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. ThS. Nghiêm Đức Trọng
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Thực Vật Trường Đại học Dược Hà Nội

2. Xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ,
tỉnh Quảng Ninh



HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN
Khoá luận này được hoàn thiện ngoài phần nhỏ là sự nỗ lực của bản thân tôi còn
có một phần rất lớn khác, đó là sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, đơn vị.
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thạc sĩ Nghiêm Đức Trọng
(Bộ môn Thực vật - Trường Đại học Dược Hà Nội), người thầy đã truyền cảm hứng và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thiện khoá luận.
Tôi xin cảm ơn PGS.TS Trần Văn Ơn (Bộ môn Thực vật - Trường Đại học
Dược Hà Nội) đã hỗ trợ về phương pháp thực hiện để tôi có thể hoàn thành nghiên cứu
theo cách khoa học nhất, thầy Lê Thiên Kim và các chị kĩ thuật viên nói riêng cũng như
Bộ môn Thực vật - Trường Đại học Dược Hà Nội nói chung đã hỗ trợ về máy móc, kĩ
thuật cho khoá luận.
Cảm ơn toàn thể Ban giám hiệu và Phòng Đào tạo - Trường Đại học Dược Hà
Nội, các thầy cô trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ, giúp đỡ tôi tận tình.
Cảm ơn anh Nguyễn Xuân Đức - Giám đốc công ty Cổ phần phát triển sản phẩm
truyền thống Bằng Cả, đã giúp đỡ nhóm nghiên cứu có môi trường học tập, điều tra
thuận lợi tại địa phương.
Cảm ơn UBND xã Bằng Cả đã hỗ trợ về thủ tục, giấy tờ, thông tin cần thiết để
tôi dễ dàng làm việc với cộng đồng, cảm ơn người dân xã Bằng Cả đã luôn cởi mở, niềm
nở đón tiếp và giải đáp mọi thắc mắc của nhóm sinh viên.
Cảm ơn nhóm hỗ trợ Bùi Thị Phương, Nhữ Xuân Triết, Đào Tiên Hoàng,
Đặng Duy Việt và nhóm sinh viên nghiên cứu tại Bộ môn Thực vật đã luôn giúp đỡ tôi
hết mình.
Cảm ơn anh Phạm Bá Hạnh - Giám đốc Công ty Cổ phần Thung lũng Dược
phẩm xanh Việt Nam, Dược sĩ Đỗ Văn Đức, Dược sĩ Trần Xuân Nhậtđã gửi những lời
tư vấn quý báu để tôi hoàn thiện khoá luận.
Một lần nữa, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất, sâu sắc nhất tới gia đình, bè

bạn, những người ủng hộ và động viên tôi suốt thời gian thực hiện khoá luận.
Hà Nội,ngày 17/05/2018
Sinh viên


Trịnh Hồng Thịnh

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶTVẤN ĐỀ .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................................ 3
1.1.

Tài nguyên cây thuốc .......................................................................................... 3

1.1.1.

Tài nguyên cây thuốc trên thế giới ............................................................... 3

1.1.2.

Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam ................................................................ 4

1.1.3.

Tài nguyên cây thuốc tỉnh Quảng Ninh ...................................................... 4

1.2.


Xã Bằng Cả .......................................................................................................... 7

1.2.1.

Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 7

1.2.2.

Điều kiện kinh tế, xã hội ............................................................................... 8

1.3.

Người Dao xã Bằng Cả ..................................................................................... 10

1.3.1.

Hoạt động kinh tế ........................................................................................ 10

1.3.2.

Đời sống vật chất ......................................................................................... 11

1.3.3.

Đời sống tinh thần ...................................................................................... 12

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 14
2.1.


Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 14

2.2.

Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu ............................................................................ 14

2.3.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 14

2.3.1. Điều tra tính đa dạng sinh học của cây thuốc xã Bằng Cả, huyện Hoành
Bồ, tỉnh Quảng Ninh ................................................................................................ 14
2.3.2.

Điều tra cây thuốc trong vườn gia đình ..................................................... 15

2.3.3.

Tư liệu hóa tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc .......................................... 16

2.3.4.

Thu mẫu và làm tiêu bản thực vật ............................................................. 16

2.3.5.

Xác định tên khoa học của cây thuốc ........................................................ 16

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 17
3.1. Tính đa dạng sinh học của tài nguyên cây thuốc xã Bằng Cả ......................... 17

3.1.1. Đường cong loài cây thuốc được người dân xã Bằng Cả sử dụng .............. 17


3.1.2. Đa dạng theo bậc phân loại ........................................................................... 17
3.1.3. Đa dạng theo dạng sống ................................................................................. 24
3.1.4. Đa dạng theo thảm thực vật ........................................................................... 25
3.2. Tri thức sử dụng cây thuốc xã Bằng Cả ............................................................ 27
3.2.1. Các bệnh/chứng có thể chữa trị từ cây thuốc xã Bằng Cả........................... 27
3.2.2. Đa dạng theo bộ phận dùng ........................................................................... 29
3.2.3. Đa dạng về cách dùng .................................................................................... 30
3.2.4. Cách gọi tên cây của người Dao Thanh Y .................................................... 31
3.2.5. Các bài thuốc .................................................................................................. 32
3.2.6. Truyền thụ tri thức sử dụng cây thuốc của người Dao Thanh Y xã Bằng Cả33
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................................. 35
4.1. Tài nguyên cây thuốc xã Bằng Cả ...................................................................... 35
4.1.1. Sự đa dạng tài nguyên cây thuốc xã Bằng Cả .............................................. 35
4.1.2. Phân bố của thảm thực vật và cây thuốc khu vực Bằng Cả ......................... 36
4.2. Tri thức sử dụng cây thuốc ................................................................................. 36
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................ 37
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 37
KHUYẾN NGHỊ ......................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1:BIỂU ĐIỀU TRA
PHỤ LỤC 2:DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 3:MỘT SỐ HÌNH ẢNH


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
Viết tắt


Viết đầy đủ

DMTTY

Danh mục thuốc thiết yếu

KB

Tên khoa học của cây thuốc chưa được xác định

NXB

Nhà xuất bản

NCCT

Người cung cấp tin trong quá trình điều tra

UBND

Uỷ ban nhân dân

VQG

Vườn Quốc gia

YHCT

Y học cổ truyền


Tiếng Anh
Viết tắt

Viết đầy đủ

CR

Critically Endangered (Loài rất nguy cấp)

LR

Lower Risk (Loài ít nguy cấp hơn)

PRA

Participatory Rural Appraisal (Đánh giá nông thôn có sự tham
gia của người dân)

KIP

Key information person (Người cung cấp tin quan trọng)

VU

Vulnerable (Loài sẽ nguy cấp)

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


WWF

The World Wide Fund for Nature (Quỹ thiên nhiên thế giới)


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
1

Số bảng
Bảng 1.1

Tên bảng
Một số Vườn Quốc gia ở Việt Nam và số lượng
cây thuốc được bảo vệ

2

Bảng 2.1

Dụng cụ và thiết bị phục vụ điều tra thực địa

14

3
4
5


Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3

Phân bố các loài thuốc trong các ngành thực vật
Danh mục 23 họ có từ 4 loài cây thuốc trở lên
Danh mục các chi có từ 3 loài cây thuốc trở lên

18
19
20

6

Bảng 3.4

Danh mục các loài cây thuốc ở xã Bằng Cả có
trong Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ VI

22

7

Bảng 3.5

Danh mục các loài cây thuốc ở xã Bằng Cả có

23

Bảng 3.6


trong Nghị định 32
Danh mục các loài cây thuốc ở xã Bằng Cả có

24

8

Trang
4

trong Sách đỏ Việt Nam 2007
9
10

Bảng 3.7

Danh mục các dạng sống của cây thuốc xã Bằng

24

Bảng 3.8

Cả
Danh mục các nhóm bệnh, chứng bệnh, nhóm

27

thuốc sử dụng cây thuốc khu vực Bằng Cả
11


Bảng 3.9

Danh mục các bộ phận dùng của cây thuốc ở xã
Bằng Cả

29

12

Bảng 3.10

Danh mục các cách dùng thuốc ở khu vực xã

30

Bảng 3.11

Bằng Cả
Giải nghĩa một số từ tiếng Dao Thanh Y dùng để

31

13

đặt tên cây thuốc
14

Bảng 4.1


So sánh hệ cây thuốc ở Bằng Cả và hệ cây thuốc
Việt Nam

35

15

Bảng 4.2

So sánh số loài cây thuốc được người dân xã

35

Bằng Cả sử dụng so với số loài cây thuốc ở các
cộng đồng khác tại Việt Nam


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

TT
1

Số hình
Hình 1.1

Tên hình

Trang

Tỷ lệ dân số sử dụng thuốc YHCT trong chăm sóc sức khỏe


3

ban đầu ở một số nước đang phát triển
2

Hình 1.2

Bản đồ xã Bằng Cả

8

3

Hình 1.3

Người dân Bằng Cả nô nức tham gia hội làng

12

4

Hình 1.4

Khu bảo tồn văn hoá người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả

12

5


Hình 3.1

Biểu đồ đường cong loài cây thuốc được người Dao Thanh

17

Y xã Bằng Cả sử dụng
6

Hình 3.2

Phân bố số lượng loài cây thuốc ở xã Bằng Cả theo ngành

18

7

Hình 3.3

Phân bố số lượng loài cây thuốc ở xã Bằng Cả theo họ

20

8

Hình 3.4

Phân bố số lượng loài cây thuốc tại xã Bằng Cả theo chi

21


9

Hình 3.5

Phân bố số lượng loài cây thuốc xã Bằng Cả theo dạng sống

25

10

Hình 3.6

Phân bố đa dạng của một loài cây thuốc trên các thảm thực

26

vật khác nhau
11

Hình 3.7

Mức độ đa dạng cây thuốc xã Bằng Cả theo thảm thực vật

27


ĐẶTVẤN ĐỀ

Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới được thiên nhiên ưu đãi cho

nguồn tài nguyên cây thuốc vô cùng phong phú. Năm 2016, Viện Dược liệu thống kê tài
nguyên cây thuốc của Việt Nam có 5.117 loài và dưới loài, thuộc 1.823 chi, 360 họ của 8
ngành Thực vật bậc cao có mạch, cùng với một số taxon thuộc nhóm Rêu, Tảo và Nấm
lớn[26]. Tài nguyên cây thuốc dồi dào cùng với kinh nghiệm sử dụng cây cỏ hàng nghìn
năm của cha ông đã giúp chăm sóc sức khoẻ người Việt bằng chính cây cỏ nước Việt.
Hiện nay, nguồn tài nguyên cây thuốc đang bị tàn phá nặng nề, cùng với việc công tác
tuyên truyềnsử dụng thuốc YHCT chưa được quan tâm đúng mức đã khiến cho tri thức sử
dụng cây cỏ làm thuốc ngày càng mai một. Các nước phát triển ngày càng nhận thấy
thuốc tân dược có nhiều nguy hại tới sức khoẻ con người, nên quay trở lại với xu hướng
sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, nhu cầu sử dụng dược liệu ở các nước này
ngày càng tăng [37]. Vì thế, việc điều tra về cây thuốc và tri thức sử dụng các cây thuốc
nhằm phục vụ cho công tácquản lý, bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững nguồn tài
nguyên cây thuốcđang là vấn đề cấp bách hiện nay.
Bằng Cả là một xã nằm ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay,trong
huyện đã có nhiều nơi được điều tra đa dạng tài nguyên cây thuốc và kết hợp triển khai
các dự án phát triển dược liệu. Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng nằm trên
địa bàn huyện hiện đã thống kê được 555 loài thực vật thuộc 104 họ, các cây làm thuốc
chiếm 20,41% tổng số loài. Xã Sơn Dương có 203 loài cây thuốc, thuộc 82 họ. Xã Quảng
La nổi tiếng với vùng trồng dược liệu Ba kích [5]. Nằm trong cùng một huyện, có nhiều
nét tương đồng về điều kiện tự nhiên và hệ động thực vật, tuy nhiên chưa có một cuộc
điều tra đa dạng tài nguyên cây thuốc hay dự án phát triển dược liệu nào tại xã Bằng Cả.
Xã Bằng Cả có rừng Khe Liêu, khu bảo tồn Khe Chính, rừng phòng hộ Yên Lập là
nơi cung cấp dược liệu cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và mưu sinh của các cộng đồng
sinh sống trong vùng. Sau khoảng 10 năm bị khai thác bởi người dân bản địa để bán qua
đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, nhiều dược liệu quý đã bị suy giảm, cạn kiệt, thậm
chí là tuyệt chủng trong khi chưa được nghiên cứu và tư liệu hoá đầy đủ. 97% dân số ở

1



đây là ngườiDao Thanh Y[23], [39], vốn rất nổi tiếng với các bài thuốc chữa bệnh [18].
Hiện nay còn rất ít người theo nghề thuốc nam; điều này có thể dẫn tới tri thức sử dụng
cây cỏ dần mai một và biến mất.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “ Điều tra tài nguyên cây thuốc ởxã Bằng
Cả (huyện Hoành Bồ - Quảng Ninh )”được thực hiện với các mục tiêu:
(i) Xác định tính đa dạng sinh họccủa tài nguyên cây thuốc tại xã Bằng Cả, huyện
Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
(ii) Tư liệu hoá tri thức sử dụng các cây thuốc của người dân xã Bằng Cả, huyện
Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Tài nguyên cây thuố
ốc
1.1.1. Tài nguyên cây thuốc
thu trên thế giới
Hiện nay, số loài cây thuốc được sử dụng trên toàn thếế giới khoảng 35.000 70.000[29], [34]. Ở châu Á, phần lớn các cây thuốc được
đ ợc sử dụng trong dân gian và
v y học
cổ truyền (YHCT) với
ới số lo
loài được sử dụng thường xuyên chiếm
ếm tỷ lệ rất nhỏ so với số
loài hiện có. Ví dụ ở Trung Quốc, người ta chỉ sử dụng 500 - 600 loài trên tổng
t
số 11.000
loài [32], [33]. Ở châu Âu, số lượng

l
loài cây thuốc được
ợc sử dụng còn
c ít hơn nữa, chỉ
khoảng 95 loài thực vật [29].
[29]
Nhu cầu
ầu sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ cây cỏ ngày
gày càng cao thay thế sản
phẩm có nguồn gốc từ hóa dư
dược.
ợc. Ở châu Phi, 80% dân số sử dụng thuốc YHCT [36]. Ở
Mỹ
ỹ Latin, 71% dân số Chile và
v 40% dân số
ố Colombia sử dụng thuốc YHCT [35].
90
80
70

Đơn vị: %

60
50

90
80

40
30


70
60

70

60

20
10
0
Uganda

Tanzania

Rwanda

Ấn Độ

Benin

Ethiopia

Hình 1.1. Tỉ lệệ dân số sử dụng thuốc YHCT trong chăm sóc sức khỏe ban đầu ở một số
nước đang phát triển [37]
Không chỉỉ phục vụ cho YHCT, các ddược liệu tự nhiên
ên còn là nguyên liệu chính
cho sự
ự phát triển các thuốc “mới”
“mới”. Trong giai đoạn 1981 - 2006,

2006 chỉ 30% các phân tử

3


thuốc mới được đưa vào thị trường có nguồn gốc hoàn toàn từ hóa dược, còn lại là các
hợp chất có nguồn gốc tự nhiên [30].
1.1.2.

Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam
Việt Nam có điều kiện khí hậu đa dạng nên tài nguyên thiên nhiên rất phong phú,

đặc biệt là thảm thực vật. Tới nay, chúng ta đã xác định được 5.117 loài dùng làm thuốc
[26].Tại mỗi địa phương, tri thức sử dụng lại rất khác nhau, phụ thuộc vào truyền thống
mỗi dân tộc, vùng miền. Nhu cầu dược liệu hiện nay trong nước khoảng 20.000 tấn cho
công nghiệp dược, 10.000 tấn cho xuất khẩu [28]. Do đó, ngoài nguồn dược liệu khai thác
tự nhiên thì khoảng 40 dược liệu được trồng trên quy mô lớn ở Việt Nam như Cúc hoa
(Chrysanthemum indicum L), Quế (Cinnamomum cassia (L) J. Prel), Hòe (Styphnolobium
japonicum (L) Schott),…[28]. Song song với trồng là công tác bảo tồn nguồn dược liệu.
Hiện nay nước ta đã có 30 vườn quốc gia,60 khu bảo tồn thiên nhiên, 38 khu bảo vệ cảnh
quan với tổng diện tích hơn 2,4 triệu ha với hơn 90% các loài trong Sách đỏvà các khu
bảo tồn chuyển vị tại 13 đơn vị thành viên trên toàn bộ các vùng sinh thái khác nhau [28].
Bảng 1.1. Một số Vườn Quốc gia ở Việt Nam và số lượng cây thuốc được bảo vệ[14]
STT

Tên vườn Quốc gia (VQG)

Diện tích (ha)

Số loài cây thuốc


1

VQG Bạch Mã

22.031

432

2

VQG Ba Bể

7.610

432

3

VQG Bến En

16.634

200

4

VQG Cát Bà

15.200


350

5

VQG Côn Đảo

19.998

165

6

VQGCúc Phương

22.000

365

7

VQG Tam Đảo

5.682

375

8

VQG Cát Tiên


73.878

310

9

VQG Yok Đôn

115.545

64

10

VQG Ba Vì

6.900

510

1.1.3. Tài nguyên cây thuốc tỉnh Quảng Ninh
1.1.3.1. Tài nguyên cây thuốc gắn liền với tài nguyên rừng và phát triển lâm nghiệp
4


Đất rừng Quảng Ninh hiện có 427.370ha, chiếm 70% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Khí hậu Quảng Ninh là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng ẩm và mùa đông lạnh
khô. Tổng tích ôn hàng năm dồi dào, trên 8.000oC ở vùng đồi núi thấp, trung du và đồng
bằng; trên 7.000oC ở vùng núi cao. Như vậy khí hậu rất thích hợp cho nhiều loại cây nhiệt

đới, cận nhiệt và ôn đới. Từ nền đất feralit và lượng nhiệt nhiều, không khí nóng ẩm, mưa
nhiều, đất rừng Quảng Ninh nhiều mùn, cây rừng phát triển thuận lợi [5]. Rừng Đồng Sơn
- Kỳ Thượng (Hoành Bồ) có 555 loài thuộc 104 họ thực vật khác nhau[5]. Rừng Yên Tử
có 451 loài thuộc 131 họ thực vật [21]. Ở độ cao dưới 700m có họ Dầu, Núc nác, Thông,
Long não,…Ở độ cao trên 700m có các loài Dẻ, Ngọc lan, Sau sau, Chè,…Ngoài ra còn
có nhiều loài khác trong VQG Ba Mùn, đảo đá vôi Vịnh Hạ Long, đảo Bản Sen [5].
Rừng Quảng Ninh có nhiều cây làm thuốc. Ở rừng Đồng Sơn (Hoành Bồ), các cây
làm thuốc chiếm tới 20,41% tổng số loài thực vật. Ở khu vực khe Cảnh Tiên (xã Sơn
Dương, huyện Hoành Bồ) có 203 loài cây thuốc, thuộc 82 họ.Các cây thuốc tiêu biểu của
rừng Quảng Ninh là Ba kích (Morinda officinalis), Thổ phục linh (Smilax glabra), Đảng
sâm (Codonopsis javanica),…Một số dược liệu trồng đại trà thành rừng như cây Thông
nhựa (Pinus merkusii), cây Hồi (Illicium verum), cây Quế (Cinnamomum cassia), cây
Trẩu (Veraica montana), cây Chè (Camellia sinensis) [5].
Sau năm 1975, Quảng Ninh chú trọng phát triển rừng với 3 mục đích:
i)

Cung ứng gỗ mỏ.

ii) Mở rộng vùng đặc sản xuất khẩu, góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế như
phát triển cây thông nhựa, quế, hồi, trẩu, sở.
iii) Phủ xanh đồi trọc để tăng khả năng phòng hộ, bảo vệ môi trường.
Do vậy, tỉnh tập trung xây dựng các hợp tác xã trồng rừng, đội chuyên trách trồng
cây và vườn ươm để trồng, chăm sóc và tu bổ rừng. Rừng tự nhiên ở Quảng Ninh là loại
rừng đa dạng, hỗn tạp, bên cạnh cây hữu ích có triển vọng, có nhiều loại cây không có giá
trị kinh tế do đó cần “làm vệ sinh rừng” để tạo môi trường cho cây có ích phát triển. Rừng
được chia làm 3 loại phù hợp với 3 mục đích khác nhau. Rừng phòng hộ tập trung trồng
lim, lát, de,…cùng với các cây ăn quả lâu năm như vải, nhãn, mít, xoài,…Rừng đặc dụng
văn hóa, du lịch, lịch sử, lâm nghiệp Quảng Ninh chú ý lựa chọn các loại cây hoa dáng
đẹp. Rừng sản xuất tập trung trồng cây lấy gỗ và các cây đặc sản truyền thống.
5



1.1.3.2. Tài nguyên cây thuốc gắn với hoạt động y tế
Quảng Ninh là một tỉnh đa dạng về địa hình, phong phú về tài nguyên, kinh tế phát
triển, song ở các tỉnh miền núi đa số là người dân tộc, chiếm hơn 90% số dân các xã miền
núi và gần 10% dân số toàn tỉnh [5]. Khi ốm đau, không ít đồng bào vẫn nghĩ là do ma
làm và tìm thầy cúng thay vì thầy thuốc [5]. Cũng do cách xa các cơ sở y tế. Người dân
vùng núi, hải đảo phải vận dụng hiểu biết về cây cỏ, con vật để làm thuốc chữa bệnh, do
vậy kinh nghiệm sử dụng dược liệu của họ rất phong phú. Quảng Ninh từ lâu đã nổi tiếng
với các loại dược liệu quý như:
i) Ba kích (Morinda officinalis): thân thảo, mọc hoang ven rừng, phân bố ở
Hoành Bồ, Ba Chẽ, Bình Liêu; là vị thuốc bổ dương, bổ thận, tráng gân cốt.
ii) Trầu tiên (Asarum spp): nổi tiếng nhất là Trầu tiên Yên Tử, tác dụng như một
loại kháng sinh, dùng để xoa bóp khi bong gân, mụn nhọt, nhức mỏi, cảm cúm.
iii) Táo rừng (Rhannus crenatus): có nhiều ở Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên Yên,…rễ
ngâm rượu để chữa hắc lào, lá nấu nước tắm chữa lở loét.
iv) Quế (Cinnamomum cassia): nay đã được trồng đại trà ở Đầm Hà, Hải Hà, Tiên
Yên,…là dược liệu quý, Quế nhục hồi dương cứu nghịch, Quế chi chữa cảm mạo phong
hàn, đau bụng tiêu hóa,…
Trong dân gian Quảng Ninh có nhiều phương thuốc gia truyền đặc hiệu như thuốc
cầm máu bằng lá tre non hoặc cạo cật tre nhai nhỏ đắp lên vết thương; thuốc chữa sâu
răng bằng vỏ chuối, rễ lá lốt, bồ kết, vỏ nhãn. Cát căn chữa cảm mạo, lá sắn dây chữa rắn
cắn,…Các bài thuốc ngâm rượu cũng khá phong phú như rượu ngâm tắc kè, cá ngựa, Ba
kích bổ gân cốt tráng dương,…[5].
Công tác dược ở Quảng Ninh đã được chú ý từ sớm. Năm 1968, ngành Y tế Quảng
Ninh đãthành lập Trạm nghiên cứu nuôi trồng, chế biến dược liệu. Trạm nghiên cứu này
có nhiệm vụ khảo sát, đánh giá trữ lượng dược liệu trong tự nhiên, chiết xuất các hoạt
chất, di thực và trồng thí điểm các dược liệu hoang dã[5].
Nhằm khuyến khích nhân dân nuôi trồng các loại cây con làm thuốc, UBND tỉnh
đã có những nghị quyết về chế độ ưu đãi đối với những nơi trồng dược liệu hiệu quả và

những người thường xuyên khai thác dược liệu bán cho nhà nước. Do đó công tác nuôi
trồng và thu mua dược liệu ngày càng phát triển [5].
6


Một số địa phương rất thích hợp với nhiều loại cây dược liệu, như Đông Triều
trồng sinh địa, ích mẫu, trạch tả; Quảng Hà trồng quế, địa liền. Ngoài ra tất cả các vùng
có thể trồng hòe, địa liền, bạc hà, thiên môn đông,…Tận dụng lợi thế có nguồn dược liệu
phong phú, Quảng Ninh đã nghiên cứu và phát triển một số sản phẩm ít nơi có như
vitamin B14, rượu dền, rượu ngũ gia bì,…
Tuy nhiên trong những năm gần đây, việc khai thác, nuôi trồng và thu gom dược
liệu, sản xuất dược phẩm có phần suy giảm, không tương xứng với tiềm năng dược liệu
hết sức phong phú của tỉnh. Nhiều nguồn dược liệu quý của tỉnh chưa được quản lý hiệu
quả, một số loài bị khai thác tới cạn kiệt, bán lậu qua biên giới hoặc tự do trôi nổi. Quảng
Ninh rất cần có ngành công nghiệp dược phát triển với những cơ sở sản xuất hiện đại để
từ đó có những sản phẩm đặc thù từ nguyên liệu rừng, biển địa phương. Điều này yêu cầu
sự phối hợp của rất nhiều ban ngành với nhau [5].

1.2. Xã Bằng Cả
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Bằng Cả là một xã nằm ở phía Tây Bắc huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, cách
trung tâm huyện khoảng 20km, nằm trong khoảng 21o04’41” vĩ độ Bắc - 106o51’25” kinh
độ Đông; phía Bắc giáp xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ; phía Tây giáp phường Vàng Danh
và phường Bắc Sơn, thành phố Uông Bí; phía Đông và phía Nam giáp xã Quảng La,
huyện Hoành Bồ[24]. Diện tích đất tự nhiên 3.208,35ha trong đó diện tích rừng chiếm
2757,98 ha [22], [24].
Xã gồm 3 thôn: thôn 1, thôn 2, thôn 3 (Khe Liêu). Thảm thực vật chính ở đây là
các rừng nguyên sinh bị tác động, rừng trồng, ở giữa là thung lũng phù hợp để phát triển
nông nghiệp. Xã có các rừng lớn là Khe Liêu, khu bảo tồn Khe Chính, rừng phòng hộ
Yên Lập, trong đó rừng Khe Chính nằm trong diện bảo tồn, thường phải đi thuyền qua

đập Khe Chính để vào khu bảo tồn.

7


Hình 1.2. Bản đồ xã Bằng Cả.
1.2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
1.2.2.1. Kinh tế
Xã Bằng Cả phát triển đồng đều cả hai mảng: mảng dịch vụ - thương mại - tiểu thủ
công nghiệp và mảng sản xuất nông - lâm nghiệp. Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp bước
đầu có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhân dân đã tận dụng hết diện tích
đất trồng, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Chăn nuôi và trồng trọt
đã có bước chuyển biến tích cực, sản xuất nông nghiệp từng bước gắn với nhu cầu thị
trường [24]. Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp năm 2017 ước tính đạt 8.605.000.000
đồng trong đó chủ yếu do lâm nghiệp và trồng trọt hoa màu. Đặc biệt về lâm nghiệp, xã
phối hợp với lực lượng kiểm lâm thường xuyên tổ chức kiểm tra các khu vực rừng phòng
hộ trên địa bàn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi chặt phá, khai thác lâm sản trái
phép trên địa bàn, làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy rừng [23].
Tổng diện tích đất tự nhiên 3.208,35 ha, trong đó:
i) Đất nông nghiệp 2.934,06 ha, gồm đất sản xuất nông nghiệp (175,59 ha), đất
lâm nghiệp (2757,98 ha), đất nuôi trồng thủy sản (0,5 ha).
ii) Đất phi nông nghiệp 141,34 ha gồm đất ở (12,81 ha), đất chuyên dùng (26,77
ha), đất cơ sở tín ngưỡng (0,03 ha), đất nghĩa trang (3,47 ha), đất sông suối (39,33 ha).
8


iii) Đất chưa sử dụng 132,95 ha trong đó đất bằng chiếm 13,82 ha và đất đồi chiếm
119,12 ha [22], [24].
Tổng giá trị sản xuất dịch vụ, thương mại và tiểu thủ công nghiệp năm 2017 đạt
7.850.000 đồng. Các dịch vụ sửa chữa, chế biến gỗ và các mặt hàng tạp hóa, vật tư nông

nghiệp tiếp tục đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, số lao động trên địa
bàn xã tham gia làm việc tại các doanh nghiệp địa phương ngày càng tăng. Trong đó,
công ty Cổ phần Phát triển sản phẩm truyền thống Bằng Cả tiếp tục tổ chức sản xuất,
tuyên truyền quảng cáo và tiêu thụ 420 đầu sản phẩm, tổ chức tham dự5 lượt hội chợ
OCOP, doanh thu trên 240 triệu đồng, bước đầu xây dựng được hệ thống phân phối sản
phẩm đặc sản Rượu Bâu men lá [23].
Về việc Xây dựng nông thôn mới, ban quản lý phụ trách xây dựng nông thôn mới
của xã đã phân công Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã tích cực tham gia các nội dung:
ngày chủ nhật xanh, thôn nông thôn mới kiểu mẫu, vườn mẫu, huy động hơn 630 ngày
công của cán bộ đoàn viên, hội viên dọn phát các tuyến đường trên địa bàn. Xã tích cực
huy động các nguồn vốn, nhân dân đẩy mạnh sản xuất và xây dựng. Kết quả cuối năm
2017, xã đạt 41/53 chỉ tiêu nông thôn mới [23].
1.2.2.2. Xã hội
Bằng Cả là một xã miền núi với 99% là dân tộc thiểu số, trình độ dân trí không
đồng đều, nhận thức còn hạn chế vì vậy có nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền các
chủ trường của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước[24]. Xã có 5 dân tộc anh em
cùng chung sống, bao gồm 460 hộ dân với gần 1.700 nhân khẩu, trong đó dân tộc Dao
Thanh y chiếm 97% [23], [39].
Hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao được quan tâm tổ chức gắn với các ngày lễ,
tết và các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Xã duy trì tốt hoạt động truyền thanh
của từng thôn, tuyển chọn nghệ nhân tham gia ngày hội văn hóa vùng Đông Bắc của tỉnh
tại Tiên Yên, vận động được 86,31% số hộ đăng kí xây dựng gia đình văn hóa, 2 thôn giữ
vững thôn văn hóa,… Năm 2017 xã đón 5 đoàn khách đến tham quan du lịch trải nghiệm
và tổ chức 3 sự kiện tại khu bảo tồn văn hóa người Dao Thanh Y[23].Công tác Y tế được
quan tâm, chú trọng. Trạm Y tế luôn có cán bộ thường trực và có vườn thuốc nam với

9


khoảng 40 loại dược liệu thiết yếu. Công tác kiểm tra An toàn vệ sinh thực phẩm, tiêm

chủng, dân số - kế hoạch hóa gia đình được quan tâm [23].
1.3. Người Dao xã Bằng Cả
1.3.1. Hoạt động kinh tế
Xã Bằng Cả có tới 97% dân số là người Dao Thanh Y[23], [39].Các hoạt động
kinh tế chủ yếu của họ là trồng trọt trên nương rẫy hoặc nông nghiệp ruộng nước, trồng và
khai thác gỗ keo làm giấy,…Ngoài ra, người Dao Thanh Y xã Bằng Cả còn phát triển một
số nghề truyền thống, điển hình trong đó là sản xuất rượu bâu men lá và nghề làm thuốc
Nam truyền thống [18], [23].
Rượu bâu Bằng Cả là loại đặc sản nổi tiếng của vùng. Rượu được sản xuất từ gạo
nếp cái hoa vàng, ủ bằng men lá tự nhiên và thu lấy rượu không qua chưng cất. Rượu
cómàu đẹp và mùi vị gần như hoa quả lên men tự nhiên, độ cồn thấp (khoảng 10o) nên rất
phù hợp cho chị em phụ nữ. Do chỉ uống được trong vòng vài ngày sau khi ủ nên rượu
mới chỉ là đặc sản địa phương, chưa được thương mại hóa rộng rãi. Ngoài việc được lưu
giữ tại một số gia đính, truyền thống nấu rượu bâu còn được tái hiện hàng năm thông qua
các lễ hội tại Khu bảo tồn văn hóa người Dao Thanh Y xã Bằng Cả và đang được phát
triển nhờ công ty Cổ phần Phát triển sản phẩm truyền thống Bằng Cả. Đây là một công ty
được điều hành bởi các Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội, kết hợp với người dân địa phương
nhằm mang các sản phẩm truyền thống đến các hội chợ và thị trường lớn trong nước.
Nghề làm thuốc Nam truyền thống của người Dao đã rất nổi tiếng từ xa xưa. Do họ
sinh sống ở vùng sâu nên y học dân tộc luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Phần lớn các gia đình người Dao đều tự chữa bệnh thông
thường cho thành viên trong gia đình theo các bài thuốc cha truyền con nối. Nguồn gốc
các vị thuốc cũng rất đa dạng phong phú. Các cây thuốc được đồng bào thu hái trong
rừng, trên vách đá, khe suối,... Một số cây thuốc thông dụng được mang về trồng trong
vườn nhà. Ngoài các vị thuốc bằng cỏ, cây, rễ, lá, củ,... người Dao còn lấy một số bộ phận
của các con vật săn bắt được. Các loại thuốc ở đây được chia ra làm 3 nhóm: thuốc bổ,
thuốc độc và thuốc chữa bệnh [18].
Loại thuốc bổ dùng để hồi sức, giúp ăn ngon, ngủ khỏe, tăng cường sức đề kháng
để chống lại bệnh tật. Có nhiều loại thuốc bổ cho sản phụ như rau ngải cứu rừng, các cây
10



thuốc trong bài thuốc tắm sau sinh,... Việc cho sản phụ ăn, uống, tắm, gội các thuốc bổ
này không những có tác dụng hồi sức, kích thích ăn ngon, bổ máu mà còn thông qua đó
phòng chống nhiều bệnh tật cho trẻ. Với người bình thường, họ thường uống rượu ngâm
đinh lăng, sâm rừng,…để tăng cường sức khỏe.
Thuốc độc là loại thuốc để săn chim thú, trừ sâu bọ hoặc bả cá. Thuốc độc thường
được pha chế rất công phu do kết hợp nhiều vị với nhau. Thuốc tốt phải có 7 - 9 vị. Nếu là
thuốc diệt sâu bọ cần chế biến dưới dạng nước hoặc bột để rắc hay phun bằng ống tre.
Các thuốc độc dùng để săn bắn thì được pha chế dưới dạng nước để nhúng mũi tên rồi
phơi khô.
Thuốc trị bệnh là những vị thuốc đa dạng và được truyền nhau trong cộng đồng.
Hầu hết các loại cây có vị đắng, ngọt,…Các bộ phận hiếm của động vật như mật gấu, dạ
dày nhím,…đều được dùng làm thuốc chữa bệnh [18].
Người Dao thường kết hợp đi rừng lấy thuốc và khai thác các loại lâm thổ sản
khác. Họ thường lấy các loại rau rừng, củ cây có bột, nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, bắt
gà rừng, rắn, đũn để bán,khai thác gỗ, tre nứa, song, mây,... để làm nhà và đồ gia dụng
khác [18].
1.3.2. Đời sống vật chất
Trang phục truyền thống của người Dao Thanh Y rất nổi bật. Mũ đội đầu của họ
làm bằng xơ mướp, ngoài phủ chỉ màu. Đỉnh mũ gắn ngôi sao mười cánh bằng bạc, xung
quanh mũ gắn hai hàng khuy bạc. Phụ nữ Dao Thanh Y mặc áo dài chàm, không có khuy
cài, khi mặc thân dài vắt chéo rồi buộc bằng dây lưng. Quần được cắt kiểu chân què, ống
hẹp vừa, không thêu trang trí. Họ có quan niệm người già đeo vòng tay sẽ phòng ngừa
được bệnh cảm. Vì vậy vòng tay không chỉ là đồ trang sức mà còn là một thứ “bùa hộ
mệnh” [18]. Trong thực tế, người Dao Bằng Cả không mặc trang phục truyền thống hàng
ngày, họ chỉ mặc trong những dịp đặc biệt như tết, lễ hội tại Khu bảo tồn văn hóa Người
Dao Thanh Y.
Người Dao sử dụng các loại lương thực và thực phẩm rất đa dạng. Ngoài lúa, ngô
là cây lương thực chính, họ còn ăn sắn, khoai sọ, củ mài, củ nâu, ruột cây móc,... Các loại

củ này được nấu độn với cơm. Ngoài các loại rau trồng ở vườn nhà, họ còn thu hái nhiều
rau rừng về nấu ăn. Một số món ăn truyền thống đặc trưng của người Dao là xôi ngũ sắc
11


với màu tự nhiên từ nghệ, chàm, gấc; bánh tro được làm từ gạo nếp với nước đốt vỏ trấu
và rơm nếp, bánh được gói bằng lá chít theo hình phễu đầu đuôi nhọn, nhân bánh làm
bằng đậu xanh trộn với bột thảo quả hoặc thịt; các món canh rất đa dạng nhưng được ưa
chuộng nhất là canh đắng được nấu từ rau rừng, vừa dễ tiêu hóa và điều trị một số bệnh.
Họ cũng dùng nhiều loại lá rừng để nấu nước uống hàng ngày như một bài thuốc bổ [18].
1.3.3. Đời sống tinh thần
Theo tục lệ, hội làng Bằng Cả diễn ra trong các ngày 1/2, 1/4, 1/7, 1/10 và 20/12
âm lịch. Trong đó, ngày 1/2 là ngày hội lớn hơn cả với nhiều hoạt động quan trọng có ý
nghĩa cầu trời, thổ địa, thổ công, thành hoàng làng phù hộ cho người dân năm mới mưa
thuận, gió hoà, mùa màng tốt tươi, mạnh khoẻ, đoàn kết,… Hội làng là hình thức sinh
hoạt văn hóa cộng đồng truyền thống, là nơi giải quyết những mâu thuẫn, xích mích nội
bộ, đem lại sự đoàn kết nhất trí giữa các gia đình, dòng tộc và làng xã trong đời sống
thường ngày [39].

Hình 1.3. Người dân Bằng Cả nô nức tham gia hội làng[39]

Hình 1.4. Khu bảo tồn văn hoá người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả
12


Trong khuôn khổ Hội làng Bằng Cả, ngoài phần Lễ được tiến hành theo nghi thức
truyền thống vớiý nghĩa cầu trời đất ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn
vật sinh sôi nảy nở; cầu quốc thái dân an; cầu tài, cầu lộc, cầu bình an,… du khách còn
được khám phá phần Hội với nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn như: thi nấu rượu bâu;
thi thêu may trang phục truyền thống; giao lưu các môn thể thao dân tộc cụm các xã, miền

Tây như: tung còn, đẩy gậy, kéo co, đi cà kheo, bắn nỏ; giao lưu các làn điệu dân ca, dân
vũ dân tộc cụm xã gồm: hát đối (người Dao Thanh Phán, xã Tân Dân); hát giao duyên
(người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả); hát then (người Tày, xã Dân Chủ); hát giao duyên
(người Dao Thanh Y, xã Quảng La) và các tiết mục dân vũ truyền thống đặc sắc [39].

13


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
-

Cây thuốc phân bố trên địa bàn xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

-

Người dân xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

2.2. Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu
STT

Dụng cụ/ thiết bị

Số lượng

Đơn vị

1

Bút chì


1

cái

2

Sổ ghi chép

1

quyển

3

Máy ảnh

1

cái

4

Máy GPS

1

cái

5


Kéo cắt cây

2

cái

6

Bao tải

3

cái

7

Cồn 70o

1

lit

8

Nhãn tiêu bản

400

cái


9

Túi ni lon to (80x 120cm)

3

cái

10

Dây

20

m

Bảng 2.1. Dụng cụ và thiết bị phục vụ điều tra thực địa

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Điều tra tính đa dạng sinh học của cây thuốc xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ,
tỉnh Quảng Ninh
2.3.1.1. Liệt kê tự do[17]
Phỏng vấn một nhóm người cung cấp thông tin quan trọng để thu được tập hợp các
tên địa phương của cây dùng làm thuốc tại Bằng Cả.
- Đối tượng: những người am hiểu về cây thuốc tại xã Bằng Cả (Người cung cấp tin
quan trọng – KIP, là những người am hiểu về cây thuốc trong khu vực, thường là các thầy
lang đứng tuổi, tự nguyện cung cấp thông tin).
- Câu hỏi: “Ông/ bà/ cô/ chú/ anh/ chị hãy liệt kê tên địa phương tất cả những cây
thuốc mà mình biết”.

14


Độ lớn mẫu nghiên cứu được quyết định khi tăng số người nhưng “đường cong
loài” tăng lên không đáng kể. Sau đó, tổng hợp danh sách và loại bỏ những loài trùng
nhau, thu được danh sách các cây thuốc người dân địa phương sử dụng.

2.3.1.2. Điều tra theo tuyến
Được thực hiện bằng phương pháp điều tra theo tuyến[3],[10], [17]với người cung
cấp tin quan trọng (KIP). Thông qua các tuyến điều tra thực địa để quan sát, phỏng vấn và
thu thập mẫu tiêu bản. Mục tiêu là xác định tên cây tiếng địa phương, bộ phận dùng, công
dụng, cách dùngcây thuốc. Các bước thực hiện bao gồm:
(i) Xác định tuyến điều tra: Dựa trên thực trạng thảm thực vật, địa hình hoặc phân
bố cây thuốc trong khu vực. Để đảm bảo tính khách quan, tuyến cần đi qua các địa hình
khác nhau như núi cao, rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, ven đường,…Tổng cộng có 4
tuyến điều tra đã được thực hiện với 4 KIP.
(ii) Thu thập thông tin tại thực địa: Phỏng vấn bất kì cây nào gặp trên đường hoặc
dừng lại tại mỗi địa điểm có sự thay đổi về thảm thực vật và tiến hành phỏng vấn. Thông
tin cần thu thập bao gồm: tên địa phương, bộ phận dùng, công dụng, cách dùng; thu mẫu
tiêu bản và chụp ảnh cây thuốc.
(iii) Xử lý thông tin: Thông tin mang tính chất định tính tạo thành danh mục gồm:
tên địa phương, tên khoa học, họ, ngành, môi trường sống, dạng sống, bộ phận dùng, công
dụng, cách dùng.
2.3.2. Điều tra cây thuốc trong vườn gia đình
Chọn mẫu: Theo phương pháp phân tầng - ngẫu nhiên [17]. Tầng được sử dụng là
(i) các hộ đang “làm thuốc” và (ii) các hộ không “làm thuốc”. Các hộ gia đình sau đó
được chọn bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên. Đã có 19 vườn thuốc được điều tra, trong đó
có 9 vườn thuộc nhóm (i) và 10 vườn thuộc nhóm (ii).
Thu thập thông tin: Điều tra thông tin hộ gia đình qua biểu mẫu chung (Phụ lục
2.1). Thông tin chính thu được là (i) điều kiện kinh tế, (ii) hoạt động hành nghề thuốc,

(iii) thông tin cơ bản về dược liệu trong vườn.

15


Thu mẫu tiêu bản: Cây thuốc được trồng trong vườn gia đình được thu mẫu tiêu
bản, xử lí, làm khô và lưu trữ tại Phòng tiêu bản Bộ môn Thực vật – Trường Đại học
Dược Hà Nội (HNIP).

2.3.3. Tư liệu hóa tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc
Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc được thu thập qua 2 nguồn: (i) phỏng vấn theo
tuyến tại thực địa, điều tra tại vườn hộ gia đình và (ii) từ các tài liệu thứ cấp: Từ điển cây
thuốc Việt Nam [8]; Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam [25]; Cây thuốc và vị
thuốc Việt Nam [15]; Danh lục cây thuốc Việt Nam [26]; Medicinal plants of Vietnam,
Cambodia and Laos[31].

2.3.4. Thu mẫu và làm tiêu bản thực vật
Mẫu tiêu bản thu tại thực địa được xử lý bằng phương pháp ướt: cây được xông
cồn trong túi nilon kín, sau đó sấy khô [10] theo các kĩ thuật tiêu bản thông thường và lưu
trữ tại Phòng tiêu bản của Trường Đại học Dược Hà Nội (HNIP).

2.3.5. Xác định tên khoa học của cây thuốc
Tên khoa học của cây thuốc được giám định dựa trên phương pháp so sánh hình
thái dựa trên các mẫu tiêu bản, mẫu tiêu bản chuẩn (type) tại các phòng tiêu bản trong và
ngoài nước (trong nước: Phòng tiêu bản – Trường Đại học Dược Hà Nội (HNIP); ngoài
nước: Herbarium of National Taiwan University (TAI) [38], Chinese Virtual Herbarium
(CVN) [40]. Ngoài ra tên khoa học còn được xác định và chỉnh lý theo các tài liệu: Thực
vật chí Việt Nam [27], Cây cỏ Việt Nam [11], Từ điển Thực vật thông dụng [6], Từ điển
cây thuốc Việt Nam [8], Danh lục cây thuốc Việt Nam [26], Sách tra cứu tên cây cỏ Việt
Nam [7], The Plant List [41].


16


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tính đa dạng sinh học của tài nguyên cây thuốc xã Bằng Cả
3.1.1. Đường cong loài cây thuốc được người dân xã Bằng Cả sử dụng
Qua phỏng vấn 21 NCCT thu được 279cây thuốc khác nhau được người dân ở xã
Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh sử dụng (đã loại bỏ các tên đồng nghĩa)
(Hình 3.1).
300

Số loài cây thuốc

250
200
150
100
50
0
1

2

3

4

5


6

7

8

9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21
Số loài cây thuốc

Số NCCT

Hình 3.1. Biểu đồ đường cong loài cây thuốc được người Dao Thanh Y
xã Bằng Cả sử dụng
Trong số 279loài được nhắc đến, đã thu mẫu 259 loài, có 20 loài không thu được
mẫu trong quá trình điều tra (Phụ lục 2.4). Điều tra theo tuyến thu được thêm 18 loài cây
thuốc chưa xuất hiện trong phần liệt kê tự do, người dân địa phương không sử dụng. Tổng
số loài cây thuốc thu được là 277 loài.
3.1.2. Đa dạng theo bậc phân loại
Nghiên cứu đã xác định 277 loài cây thuốc khác nhau theo danh mục (Phụ lục 2.1),
trong đó có 260 loài được giám định sơ bộ đến loài, 14 loài được giám định sơ bộ đến chi,
3 loài được giám định sơ bộ đến họ. Các loài này thuộc 222 chi, 93 họ của 5 ngành là
Gnetophyta, Lycopodiophyta, Magnoliophyta, Mycophyta và Polypodiophyta.

17


×