Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG PROTEIN CỦA VIRUS GÂY BỆNH ĐỎ ĐUÔI HOẠI TỬ TRÊN TÔM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

************

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG PROTEIN
CỦA VIRUS GÂY BỆNH ĐỎ ĐUÔI HOẠI TỬ
TRÊN TÔM

Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khóa: 2004 – 2008
Sinh viên thực hiện: LÊ ĐÌNH NGUYỄN

Tháng 9/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

************

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG PROTEIN
CỦA VIRUS GÂY BỆNH ĐỎ ĐUÔI HOẠI TỬ
TRÊN TÔM


Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. VĂN THỊ HẠNH

LÊ ĐÌNH NGUYỄN

CN. LÊ PHÚC CHIẾN

Tháng 9/2008


LỜI CẢM TẠ

Con xin cảm ơn cha mẹ đã không quản ngại khó khăn tạo điều kiện cho con ăn học
đến ngày hôm nay. Em xin cảm ơn các anh chị trong gia đình luôn động viên nhắc nhở
khi em sao lãng việc học hành.
Em xin cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh,
Ban chủ nhiệm Bộ Môn Công nghệ sinh học cùng tất cả quý thầy cô đã truyền đạt kiến
thức cho em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Em xin cảm ơn cô Văn Thị Hạnh – Trưởng phòng Công nghệ Tế bào động vật,
viện Sinh học Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em
trong suốt thời gian làm đề tài tốt nghiệp tại Viện.
Em xin cảm ơn anh – CN. Lê Phúc Chiến – đã theo kèm cặp, chỉ dẫn em và cho em
những lời khuyên, lời động viên kịp lúc.
Tôi xin cảm ơn các bạn cùng phòng trọ và các bạn học trong lớp Công nghệ sinh
học K30, những người đã giúp đỡ tôi cả vật chất lẫn tinh thần để tôi vượt qua nhiều
khó khăn trong cuộc sống sinh viên từ trước đến nay.
Lê Đình Nguyễn.


iii


TÓM TẮT

Đề tài Nghiên cứu một số đặc trưng protein của virus gây bệnh đỏ đuôi hoại tử
trên tôm đượcthực hiện bởi sinh viên Lê Đình Nguyễn thuộc Bộ môn Công Nghệ
Sinh Học, trường Đại học Nông Lâm TP. HCM; dưới sự hướng dẫn khoa học của tiến
sĩ Văn Thị Hạnh và cử nhân Lê Phúc Chiến.
Đề tài được thực hiện tại phòng Công Nghệ Tế Bào Động Vật thuộc Viện Sinh Học
Nhiệt Đới TP. HCM (số 9/621, Xa Lộ Hà Nội, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP. HCM);
trong thời gian từ tháng 4/2008 đến tháng 8/2008.
Nội dung của đề tài là sử dụng các kỹ thuật sinh hóa hiện đại như siêu ly tâm qua
gradient nồng độ sucrose, điện di SDS (Sodium Dodecyl Sulfate Polyacrylamide gel
electrophoresis_SDS – PAGE), điện di miễn dịch (Western blotting) để tách chiết, tinh
sạch và xác định đặc trưng protein của virus gây bệnh đỏ đuôi hoại tử trên tôm.
Kết quả đề tài là đã xây dựng được quy trình tách chiết, tinh sạch virus bằng phương
pháp siêu ly tâm. Chúng tôi đã thu nhận được 3 mẫu virus tinh sạch là: LA, CG và NT ở
các nồng độ sucrose tương ứng: 38,13%; 40,25%; 40,57%. Chúng tôi cũng xác định được
kích thước protein của 3 mẫu virus trong khoảng: 23 – 25 kDa, 30 – 35 kDa, và 50 – 53
kDa. Ngoài ra, mẫu LA còn có thêm một vạch protein trong khoảng 43 – 47 kDa.
Mật độ nổi của 3 mẫu virus LA, CG và NT được xác định là: 1,180 g/cm3;
1,191 g/cm3; 1,193 g/cm3, một cách tương ứng.

iv


Summary


Project Research some featured of the virus protein causing the red-tailed
diseases on shrimp was caried out by Le Dinh Nguyen – student of Department of
Biotechnology, Univercity of Agricultural and Forestry Ho Chi Minh city under the
scienctial guidance of Dr. Van Thi Hanh and Bs. Le Phuc Chien.
Project was caried out at the laboratory of Animal Cell Technology, Institute of
Tropical Biology, Ho Chi Minh city (9/621, Xa Lo Ha Noi Street, Linh Trung ward,
Thu Duc district, Ho Chi Minh city) during 4/2008 to 8/2008.
The content of the project is using some modern biochemical techniques such as
ultracentrifugation through gradient concentration of sucrose, immuno electrophoresis
(Western blotting) for separating, purifying viruses cause red-tailed diseases on
shrimps. These purified viruses were use as the matterials for identifying the
characteristies of virus protein.
As a result, the protocol has been established for the saparation of with
ultracentrifuge techneques. We had collected three samples LA, CG and NT saparated
from the viral injected cell in the concentration of sucrose: 38,18%; 40,25% and
40,57%, respectively. And we have also identified the protein size of protein samples
of the three viruses in about: 23 - 25 kDa, 30 - 35 kDa and 50 - 53 kDa. In addition,
the LA sample, there is 1 band in about 43 – 47 kDa.
The boyant density of the samples LA, CG and NT are: 1,180 g/cm3; 1191 g/cm3;
1,193 g/cm3, respectively.

v


MỤC LỤC
Mục

Trang

Lời cảm tạ ..................................................................................................................... iii

Tóm tắt.......................................................................................................................... iv
Summary.........................................................................................................................v
Mục lục ......................................................................................................................... vi
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................ ix
Danh sách bảng...............................................................................................................x
Danh sách hình, đồ thị .................................................................................................. xi
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu....................................................................................................................1
1.3. Yêu cầu .....................................................................................................................1
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................2
2.1. Tổng quan về virus ...................................................................................................2
2.1.1. Đại cương ..............................................................................................................2
2.1.2. Hình thái và cấu trúc của virus ..............................................................................2
2.1.2.1. Kích thước virus .................................................................................................2
2.1.2.2. Hình thái cấu tạo của virus .................................................................................3
2.1.3. Protein của virus ....................................................................................................4
2.1.4. Sự nhân bản của virus động vật.............................................................................6
2.2. Giới thiệu về một số tác nhân virus gây bệnh phổ biến trên tôm.............................9
2.3. Thiệt hại do dịch bệnh gây ra đối với nghề nuôi tôm............................................ 12
2.3.1. Trên thế giới ....................................................................................................... 12
2.3.2. Tại Việt Nam ...................................................................................................... 12
2.4. Khả năng lây lan của dịch bệnh virus.................................................................... 13
2.5. Một số phương pháp cơ bản trong nghiên cứu sinh hóa virus .............................. 14
2.5.1. Phương pháp siêu ly tâm .................................................................................... 15
2.5.1.1. Lý thuyết.......................................................................................................... 15
2.5.1.2. Ly tâm gradient succrose................................................................................. 17

vi



2.5.2. Phương pháp điện di SDS – PAGE .................................................................... 17
2.5.2.1. SDS - PAGE .................................................................................................... 17
2.5.2.2. Nguyên tắc....................................................................................................... 18
2.5.3. Phương pháp Western blot (Western transfer blotting and immunodetection)......... 19
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................. 21
3.1. Vật liệu .................................................................................................................. 21
3.1.1. Chuẩn bị virus và kháng thể ............................................................................... 21
3.1.1.1. Nguồn thu virus ............................................................................................... 21
3.1.1.2. Kháng thể......................................................................................................... 21
3.1.2. Dụng cụ và hóa chất ........................................................................................... 22
3.1.2.1. Dụng cụ và hóa chất dùng cho điện di và Westernt Blot ................................ 22
3.1.2.2. Dụng cụ và hóa chất dùng để tách chiết kháng thể ......................................... 22
3.1.2.3. Dụng cụ và hóa chất dùng cho siêu li tâm....................................................... 23
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 23
3.2.1. Đông khô mẫu .................................................................................................... 24
3.2.1.1. Nguyên tắc....................................................................................................... 24
3.2.1.2. Thực hiện......................................................................................................... 24
3.2.2. Siêu li tâm........................................................................................................... 26
3.2.2.1. Chuẩn bị ống mẫu ly tâm................................................................................. 26
3.2.2.2. Qui trình chạy .................................................................................................. 26
3.2.2.3. Thu mẫu sau siêu li tâm................................................................................... 27
3.2.3. Đo OD 254 nm các phân đoạn sucrose sau siêu ly tâm ..................................... 27
3.2.4. SDS-PAGE ......................................................................................................... 28
3.2.4.1. Các bước thực hiện cơ bản .............................................................................. 28
3.2.4.2. Đo nồng độ protein theo phương pháp Bradford ............................................ 28
3.2.4.3. Đổ gel điện di .................................................................................................. 30
3.2.4.4. Chuẩn bị mẫu................................................................................................... 31
3.2.4.5. Qui trình chạy .................................................................................................. 31
3.2.4.6. Nhuộm mẫu và chụp hình gel.......................................................................... 32

3.2.5. Western blot........................................................................................................ 32
3.2.5.1. Chuẩn bị gel..................................................................................................... 32

vii


3.2.5.2. Chuyển thẩm lên màng lai nitrocellulose (sử dụng Tank method) ................. 32
3.2.5.3. Các bước nhuộm màng, chụp hình.................................................................. 33
3.2.5.4. Tách chiết kháng thể từ trứng gà ..................................................................... 34
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................. 36
4.1. Dựng đường chuẩn Albumin ................................................................................. 36
4.2. Kết quả OD254 các phân đoạn sucrose sau siêu ly tâm .......................................... 37
4.3. Các kết quả điện di ................................................................................................ 38
4.3.1. Điện di mẫu virus đông khô trước siêu ly tâm ................................................... 38
4.3.2. Điện di mẫu virus sau siêu li tâm ....................................................................... 39
4.3.3. Kết quả điện di kháng thể................................................................................... 42
4.4. Kết quả Western blotting....................................................................................... 44
4.5. Kết quả đo nồng độ sucrose, xác định mật độ nổi................................................. 48
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 50
5.1. Kết luận.................................................................................................................. 50
5.2. Đề nghị .................................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 50
Tài liệu tiếng việt.......................................................................................................... 51
Tài liệu tiếng anh .......................................................................................................... 52
Tài liệu internet............................................................................................................. 53
PHỤ LỤC

viii



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CG

Mẫu virus Cần Giờ.

DDT

Dithiothreitol.

dsRNA

Double-stranded Ribonucleotic acid.

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long.

HPV

Infection by Hepatopancreatic parvovirus virus.

IgY

Immunglobuline yolk.

IHHNV

Infectious hypodermal & hematopoietic necrosis virus.

IMNV


Infectious myonecrosis virus.

LA

Mẫu virus Long An.

MBV

Monodon baculovirus.

NT

Mẫu virus Nha Trang.

OD

Optical density.

PAGE

Polyacrylamide gel electrophoresis.

PBS

Phosphate buffer saline.

PTN

Phòng thí nghiệm.


SDS

Sodium Dodecyl Sulfate.

SF9

Spodoptera frugiperda.

SLT

Siêu ly tâm.

ssRNA

Single-stranded Ribonucleotic acid.

TBS

Tris buffer saline.

TCT

Thẻ chân trắng.

TEMED

N,N,N',N'-Tetramethylethylenediamine.

TN buffer


Tris NaCl buffer.

TTBS

Tween tris buffer saline.

TSV

Taura Syndrome virus.

WSSV

White Spot Syndrome Virus.

YHV

Yellow head virus.

%T

Total solid content.

%C

Cross-linker to acrylamide monomere.

ix



DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1. Ước lượng sự thất thu về kinh tế của một số tác nhân gây bệnh
từ khi khám phá đến năm 2006. ...............................................................4
Bảng 3.1. Pha Albumine dựng đường chuẩn..........................................................29
Bảng 4.1. Nồng độ Albumin chuẩn và kết quả đo OD595 .......................................36
Bảng 4.2. Kết quả đo OD254 các phân đoạn sucrose sau siêu li tâm ......................37
Bảng 4.3. Bảng liệt kê so sánh các band protein điện di hiện diện trong
3 mẫu virus. ............................................................................................42
Bảng 4.4. Thống kê tổng kết các band protein nhận được sau khi siêu ly tâm
so với virus gây hội chứng Taura (TSV)................................................46
Bảng 4.5. Kết quả chỉ số khúc xạ theo các nồng độ sucrose..................................48
Bảng 4.6. Mật độ nổi của virus...............................................................................49

x


DANH SÁCH HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Kích thước một số loại virus thông thường ...................................................3
Hình 2.2. Các dạng hình thái của virus..........................................................................5
Hình 2.3. Quá trình xâm nhập, sinh sản và phóng thích của hai virus động vật điển hình. .6
Hình 2.4. Các dạng tồn tại của tế bào động vật sau khi lây nhiễm virus.......................8
Hình 2.5. Hai phương pháp ly tâm trong tinh sạch virus.............................................17
Hình 2.6. Phương pháp chuyển lên màng sử dụng buồng (Tank method) trong
kỹ thuật điện di miễn dịch (Western blotting).. ...........................................20
Hình 3.1. Tôm mẫu bị mắc triệu chứng bệnh. .............................................................21
Hình 3.2. Máy lai hiện màu sử dụng trong phương pháp Western blotting ................34
Hình 4.1. Điện di hai dịch tế bào nhiễm virus thu từ phòng thí nghiệm
đã đông khô trước siêu ly tâm......................................................................38
Hình 4.2. Điện di các phân đoạn của mẫu LA sau khi siêu ly tâm và

mẫu LA đông khô. .......................................................................................39
Hình 4.3. Điện di các phân đoạn của mẫu CG sau siêu ly tâm và
mẫu CG đông khô. .......................................................................................40
Hình 4.4. Điện di các phân đoạn của mẫu NT sau siêu ly tâm và
mẫu NT đông khô. .......................................................................................41
Hình 4.5. Điện di kháng thể IgY tổng hợp tách từ trứng gà.................................................43
Hình 4.6. Làm Western blotting 3 mẫu siêu ly tâm (B) và hình chạy điện di
song song làm đối chứng (A).......................................................................44
Đồ thị 4.1. Đồ thị đường chuẩn Albumin theo ΔOD595. ..............................................36
Đồ thị 4.2. Đường chuẩn các nồng độ sucrose theo chỉ số khúc xạ nD.......................49
Sơ đồ 2.1. Thành phần cấu tạo cơ bản của virion ..........................................................3
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu tổng quát..................................................................23

xi


Chương 1.

MỞ ĐẦU
1.1. Đặc vấn đề
Nghề nuôi tôm là một trong những ngành nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao trên
thế giới nói chung và cả ở Việt Nam nói riêng.
Tuy nhiên, ngành này đã và đang vấp phải vấn đề lớn, ảnh hưởng đến sản lượng
không ít, vấn đề về dịch bệnh. Khi ngành chăn nuôi tôm phát triển lên quy mô công
nghiệp để phục vụ cho nền kinh tế quốc dân thì dịch bệnh cũng theo đó phát triển và
lây lan nhanh chóng. Thiệt hại do dịch bệnh gây ra là vô cùng lớn, là cản trở chính đối
với sản xuất và thương mại thủy sản, ảnh hưởng đến cả hai mặt: sự phát triển kinh tế
và thu nhập kinh tế xã hội của nhiều ngành nghề của nhiều nước trên thế giới [6].
Chính vì vậy, việc nghiên cứu về tác nhân virus gây bệnh tôm là hết sức quan trọng.
Thời gian qua, phòng thí nghiệm Công nghệ Tế bào động vật – viện Sinh học Nhiệt

đới Tp. Hồ Chí Minh (PTN) đã thu được một số mẫu tôm bệnh có biểu hiện đỏ đuôi
hoại tử ở các vùng khác nhau. Kết quả nghiên cứu khẳng định tác nhân gây bệnh là
loại virus RNA, có dạng hình khối 20 mặt và có kích thước khoảng 35 – 37 nm.
1.2. Mục tiêu
Chúng tôi tiến hành đề tài Nghiên cứu một số đặc trưng protein của virus gây bệnh
đỏ đuôi hoại tử trên tôm với mục tiêu xác định thành phần protein, xác định mật độ nổi
của ba loại virus nêu trên. Thí nghiệm được tiến hành tại PTN Công nghệ Tế Bào
Động Vật và PTN trọng điểm – viện Sinh Học Nhiệt Đới Tp. Hồ Chí Minh.
1.3. Yêu cầu
Xây dựng quy trình tinh sạch bằng siêu ly tâm ba mẫu virus gây bệnh trên tôm đã
được phân lập và nuôi cấy trong PTN; xác định mật độ nổi, kích thước band protein
virus.

1


Chương 2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về virus
2.1.1. Đại cương
Theo R.M.Atlas (1994) thì: "Virus là một thực thể vô bào có chứa một lượng tối
thiểu protein và và acid nucleic mà chỉ có thể sau chép sau khi đã xâm nhập vào những
tế bào sống chuyên biệt. Chúng không có quá trình trao đổi chất nội tại, sự sao chép
đưa vào việc điều khiển trao đổi chất tế bào nhờ hệ gen của virus. Trong tế bào chủ,
các thành phần của virus được tổng hợp một cách riêng rẽ và được lắp ráp bên trong tế
bào thành dạng virus thành thục" (trích dẫn Nguyễn Lân Dũng và ctv, 2003)[3].
Từ định nghĩa trên ta có thể thấy virus có những đặc điểm khác biệt sau:
- Virus có kết cấu đại phân tử vô bào, không có hệ thống sinh năng lượng, không
có riboxom, không có hiện tượng sinh trưởng cá thể, không phân cắt thành hai thành

phần đều nhau, không mẫn cảm với các chất kháng sinh nói chung.
- Có sự tương quan qua lại giữa trạng thái sinh vật kí sinh trong tế bào sống chuyên
biệt và trạng thái không phải sinh vật sống ở bên ngoài tế bào.
- Mỗi loại virus chỉ chứa một loại acid nucleic hoặc là AND hoặc là ARN.
Mỗi virus không thể gọi là một tế bào mà được gọi là một hạt virus hay virion. Đó
là một virus thành thục có kết cấu hoàn chỉnh.
2.1.2. Hình thái và cấu trúc của virus
2.1.2.1. Kích thước virus
Tuyệt đại đa số virus có kích thước rất nhỏ, có thể lọt qua các nền lọc vi khuẩn.
Người ta thường đo kích thước virus bằng đơn vị nanomet (nm). Với kính hiển vi điện
tử và các kĩ thuật phụ trợ, ngày nay ta có thể đo đạc quan sát tỉ mỉ hình thái từng loại.

2


Hình 2.1. Kích thước một số loại virus thông thường.
2.1.2.2. Hình thái cấu tạo của virus
Nucleocapsid: cơ bản

Lõi: ADN hay ARN
Capsid: gồm nhiều capsome

Virion
Vỏ ngoài (không cơ bản): lipit hoặc lipoprotein
Sơ đồ 2.1. Thành phần cấu tạo cơ bản của virion.
Thành phần chủ yếu của hạt virus là acid nucleic (AND hay ARN) được bao quanh
bởi một vỏ protein. Acid nucleic nằm ở giữa hạt virus tạo thành lõi hay hệ gen của
virus. Protein bọc bên ngoài lõi tạo thành một lớp vỏ gọi là capsid. Capsid mang các
thành phần kháng nguyên và có tác dụng bảo vệ lõi acid nucleic. Capsid cấu tạo bởi
các đơn vị phụ gọi là hạt capsid hay capsome. Lõi và vỏ hợp lại tạo thành một

nucleocapsid, đó là kết cấu cơ bản của mọi hạt virus.
Capsid là vỏ protein được cấu tạo bởi các đơn vị hình thái gọi là capsome.
Capsome lại được cấu tạo từ 5 hoặc 6 đơn vị cấu trúc gọi là protome. Protome có thể
là monome (chỉ có một phân tử protein) hoặc polyme (có nhiều phân tử protein).
Capsid có khả năng chịu nhiệt, pH và các yếu tố ngoại cảnh nên có chức năng bảo vệ
lõi acid nucleic. Trên mặt capsid chứa các thụ thể đặc hiệu, hay là các gai glicoprotein,
giúp cho virus bám vào các thụ thể trên bề mặt tế bào. Đây cũng chính là các kháng
nguyên kích thích cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch.
Ngoài ra, một số virus có vỏ ngoài (envelope) bao bọc vỏ capsid. Vỏ ngoài có
nguồn gốc từ màng sinh chất của tế bào được virus cuốn theo khi nảy chồi. Vỏ ngoài
có cấu tạo gồm 2 lớp lipid và protein. Lipid gồm phospholipid và glycolipid, hầu hết
bắt nguồn từ màng sinh chất với chức năng chính là ổn định cấu trúc của virus. Protein
3


vỏ ngoài thường là glycoprotein cũng có nguồn gốc từ màng sinh chất của tế bào chủ,
tuy nhiên trên mặt vỏ ngoài cũng có các glycoprotein (các mấu gai (spikes)) do virus
mã hóa được gắn trước vào các vị trí chuyên biệt trên màng sinh chất của tế bào, mang
tính kháng nguyên đặc trưng cho virus, rồi về sau trở thành cấu trúc bề mặt của virus.
Vỏ ngoài cũng có nguồn gốc từ màng nhân do virus lắp ráp và nẩy chồi qua màng
nhân (virus herpes), nó có thể bị biến tính dưới tác động của các yếu tố như dung môi
hòa tan lipid, enzyme làm cho virus không còn khả năng lây nhiễm.
Về hình thái: virion thường có cấu trúc đối xứng xoắn, đối xứng 20 mặt hay đối
xứng thẳng trục và loại thứ ba là cấu trúc phức hợp không giống hai loại trên. Mỗi loại
trên lại phân thành hai loại có vỏ ngoài (thường là virus động vật) và không có vỏ ngoài.
 Đối xứng xoắn
Virus có cấu trúc này là do capsome sắp xếp theo chiều xoắn của acid nucleic. Tuỳ
loại mà có chiều dài, đường kính và chu kỳ lặp lại của các nucleocapsid khác nhau.
Cấu trúc xoắn thường làm cho virus có dạng hình que hay hình sợi.
 Đối xứng dạng đa diện 20 mặt

Virus loại này, capsome sắp xếp tạo vỏ capsid hình khối đa diện với 20 mặt tam
giác đều, có 30 cạnh và 12 đỉnh. Đỉnh là nơi gặp nhau của 5 cạnh. Các virus khác nhau
có số lượng capsome khác nhau. Virus càng lớn, số lượng capsome càng nhiều.
 Cấu trúc phức hợp
Một số virus có cấu tạo phức tạp, điển hình là phage và virus đậu mùa. Phage có
cấu tạo gồm đầu hình khối đa diện, gắn với đuôi có cấu tạo đối xứng xoắn. Phage T
chẵn (T2, T4, T6) có đuôi dài trông giống như tinh trùng, còn phage T lẻ (T3,T7) có
đuôi ngắn, thậm chí có loại không có đuôi. Virus đậu mùa có kích thước rất lớn, hình
viên gạch. Ở giữa là lõi lõm hai phía trông như quả tạ. Đối diện với hai mặt lõm là hai
cấu trúc dạng thấu kính gọi là thể bên. Bao bọc lõi và hai thể bên là vỏ ngoài.
2.1.3. Protein của virus
Protein virus được tổng hợp nhờ mARN của virus trên riboxom của tế bào. Tuỳ
theo thời điểm tổng hợp mà được chia thành protein sớm và protein muộn. Protein

4


sớm do gen sớm mã hoá, thường là enzyme (protein không cấu trúc) còn protein muộn
do gen muộn mã hoá, thường là protein cấu trúc, tạo nên vỏ capsid và vỏ ngoài.
* Protein không cấu trúc
Protein không cấu trúc là những protein không tham gia vào thành phần cấu tạo
virus nhưng giữ vai trò quan trọng, tham gia vào quá trình nhân lên của virus. Protein
không cấu trúc có thể được gói vào trong virion. Chúng cũng có thể chỉ có mặt trong tế
bào nhiễm mà không có mặt trong virion, bao gồm các protein tham gia vào quá trình
điều hoà sao chép, phiên mã, dịch mã, protein ức chế quá trình tổng hợp acid nucleic
và protein của tế bào chủ…
 Protein cấu trúc
Protein cấu trúc tham gia vào cấu tạo hạt virus, làm cho chúng có hình dạng, kích
thước nhất định và bảo vệ genome của virus khỏi các điều kiện bất lợi. Protein cấu
trúc bao gồm protein của nucleocapsid, protein nền (matrix), protein vỏ ngoài. Protein

nền là protein nằm phía trong, giữa vỏ capsid và vỏ ngoài, giữ mối liên kết giữa hai
lớp vỏ này.
Glycoprotein ngoài của virus được neo vào vỏ nhờ các protein xuyên màng. Phần
lớn chúng nằm nhô ra phía ngoài vỏ với một cái đuôi ngắn ở phía trong. Nhiều
glycoprotein là monome, chúng ghép lại với nhau tạo thành những chiếc gai có thể
quan sát được dưới kính hiển vi điện tử. ở các virus có vỏ ngoài, các gai này có chức
năng kháng nguyên, ví dụ gai G ở virus dại, gai gp 120 ở HIV và gai HA ở virus cúm.

Hình 2.2. Các dạng hình thái của virus.

5


2.1.4. Sự nhân bản của virus động vật
Ở bên ngoài tế bào chủ, virus là một hạt trơ không hoạt động. Tuy nhiên, khi gặp
một tế bào chủ của chính nó thì virus trở thành một cơ cấu sao chép tái tạo cực kì hiệu
quả. Sau khi bám và xâm nhập vào tế bào thành công, virus phá hoại các tiến trình
tổng hợp sinh học và khả năng tổng hợp protein của tế bào để tiến hành sao chép acid
nucleic, tạo protein của chính nó và chuẩn bị thoát khỏi tế bào. Tiến trình xãy ra trong
mỗi giai đoạn thì khác nhau về chi tiết giữa virus DNA và virus RNA.

(b)
(b)

(a)

Hình 2.3. Quá trình xâm nhập, sinh sản và phóng thích của hai virus động vật điển hình.
(a): Virus RNA với sự xâm nhập bằng ẩm bào, nhân lên và tạo vỏ ngoài bởi màng tế bào
chất; (b): Virus DNA có sự xâm nhập bằng sự dung hợp màng, tạo vỏ từ màng nhân.
Các giai đoạn của quá trình nhân bản virus:

* Giai đoạn kết bám (attachment stage)
Virus động vật bám vào tế bào chủ bằng sự liên kết bổ sung giữa vị trí chuyên biệt
trên bề mặt virus (thụ thể đặc hiệu) và các thụ quan trên bề mặt tế bào chủ. Cơ cấu
gắng kết này thì đặc trưng, chuyên biệt cho mỗi virus và tế bào chủ của chúng. Vị trí
gắng kết trên virus (thụ thể virus) thì phân bố trên bề mặt vỏ của virus (vỏ capsid hoặc
vỏ envelope) và thường có dạng glycoprotein hay protein. Thụ quan trên tế bào chủ là
glycoprotein nói chung và được đính vào màng tế bào. Những tế bào thiếu thụ quan
cho một virus xác định thì có sức chịu đựng đối với virus đó và không bị nhiễm. Sự
kết bám có thể bị bất hoạt bởi một phân tử kháng thể kết chặt với thụ thể virus hoặc
6


thụ quan tế bào. Đây là cơ sở quan trọng nhất cho sự tạo miễn dịch chống lại sự xâm
nhiễm của virus.
* Giai đoạn xâm nhập (penetration stage)
Sự xâm nhập của virus không bởi ẩm bào toàn bộ virus vào tế bào thì cũng bởi sự
hợp nhất của vỏ ngoài virus với màng sinh chất, chỉ cho phép nucleocapsid virus đi
vào tế bào. Virus động vật nói chung không tiêm acid nucleic của chúng vào tế bào
như ở bacteriophage, mặc dù thỉnh thoảng những virus không có vỏ ngoài cũng bỏ vỏ
capsid của chúng bên ngoài tế bào trong khi bộ gene vượt qua màng vào tế bào.
* Giai đoạn cởi áo (uncoating)
Nucleocapsid vào đến tế bào chất thì thực hiện quá trình cởi áo, acid nucleic thoát
khỏi vỏ capsid. Tiến trình cởi áo nhìn bên ngoài thay đổi không nhiều và hiểu được rất
ít. Hầu hết virus đi vào tế bào trong bằng tiến trình ẩm bào, chúng được chứa trong các
cấu trúc màng được gọi là endosome (hạt nội bào). Sự acid hóa của endosome là
nguyên nhân sự sắp đặt lại trong protein virus để cho phép giải phóng hạt nhân vào tế
bào chất. Có một vài loại thuốc chống virus như là amantadine được áp dụng vào đây
để ngăn chặn quá trình cởi áo của virus.
* Giai đoạn tổng hợp thành phần (viral synthesis stage)
Đối với virus DNA thì DNA được phóng thích vào nhân của tế bào chủ. Nơi đây

chúng được phiên mã thành mRNA sớm chở thông tin vào tế bào chất và được dịch
mã thành protein sớm. Protein sớm có liên quan đến sự tái tạo của DNA virus, vì vậy
chúng được chuyển trở lại vào nhân và nơi đây chúng giữ vai trò nhất định trong sự
tổng hợp nhiều bản sao của DNA virus. Những bản sao này khi đó trở thành khuôn
cho sự phiên mã thành mRNA muộn, cái mà cũng được chuyển trở lại vào tế bào chất
cho quá trình dịch mã trở thành protein muộn (protein cấu trúc, enzyme). Protein này
sau đó chuyển ngược lại nhân tế bào chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.
Trong vài trường hợp virus RNA thì bộ gene vẫn ở trong tế bào chất nơi nó làm
trung gian cho sự lập lại của chính nó và dịch mã thành protein virus. Một số trường
hợp khác, RNA virus nhiễm đi vào nhân nơi mà nó được lập lại trước khi di chuyển
ngược lại tế bào chất cho sự dịch mã tạo protein.

7


1

2

3

4

Hình 2.4. Các dạng tồn tại của tế bào động vật sau khi lây nhiễm virus [24]. 1: Tế bào
chuyển thành tế bào ung bướu; 2: Tế bào bị ly giải; 3: Sự lây nhiễm kéo dài, tế bào vẫn
bền vững; 4: Tế bào tồn tại dạng lây nhiễm tiềm ẩn.
* Giai đoạn lắp ráp (assembly stage)
Khi các thành phần được tổng hợp hoàn tất thì bắt đầu giai đoạn lắp ráp. Protein
capsome tiến hành bao bọc nucleic acid trở thành dạng nucleocapsid. Nếu virus chứa
vỏ ngoài thì nó sẽ thu được một vỏ và gắng kết với protein virus ở bước tiếp theo.

* Giai đoạn phóng thích (release stage)
Sự trưởng thành và gải phóng của virus xảy ra trong một thời gian dài. Vài virus
được phóng thích mà không làm chết tế bào bằng con đường đào thải, ngược lại những
loại khác được phóng thích khi tế bào chết và dung giải. Trong trường hợp virus có vỏ
ngoài, nucleocapsid giành được lớp vỏ cuối cùng từ màng nhân hoặc màng tế bào bởi
sự bao phủ trước khi ra khỏi tế bào. Các virus này luôn luôn chèn các protein đặc hiệu
vào màng trước khi quá trình tạo vỏ ngoài xảy ra và các protein này trở thành kháng
nguyên duy nhất và được sử dụng cho mục đích bám vào tế bào chủ mới.

8


2.2. Giới thiệu về một số tác nhân virus gây bệnh phổ biến trên tôm
Ngày nay, trên thế giới đã phát hiện trên 20 loại virus gây bệnh trên tôm các loại và có
xu hướng không ngừng tăng lên. Dưới đây là danh sách các loại virus được xem là nguy
hiểm nhất đối với nghề nuôi tôm được OIE (World Organisation for Animal Health (The
Office International des Epizooties cũ)) đưa ra vào năm 2007 như sau (lightner, 2007)[15]:
* Taura syndrome – hội chứng Taura, virus gây hội chứng đỏ đuôi (TSV):
Virus gây hội chứng đỏ đuôi (Taura Symdrome Virus – TSV) lần đầu tiên được
xác định từ Ê-cu-a-đo vào năm 1992, là loại có cấu trúc đa diện (Picornaviridae)
không có vỏ, kích thước khoảng 32 nm, được sao chép ở tế bào chất, genome gồm một
sợi đơn ssRNA, protein capsid gồm 3 tiểu phần chính (55; 40; 24 kDa) và một
polypeptid nhỏ khoảng 58 kDa (Mari J. và ctv, 2002). Bộ gen của TSV có kích thước
khoảng 10 kDa đã được giải mã, các tác giả khẳng định đoạn gen VP2 (40 kDa) mã
hóa protein capsid là đoạn gen đặc hiệu có thể sử dụng để nhận dạng các chủng TSV.
Biểu hiện bệnh ở giai đoạn cấp tính là trước khi lột xác tôm bị yếu, vỏ mềm, ống tiêu
hóa rỗng và sắc tố đỏ lan rộng đặc biệt là ở phần đuôi, ở giai đoạn mãn tính có những
thương tổn bên ngoài đa dạng: nhiễm hắc tố, bị rổ, có biểu hiện bất thường phân bố
một cách ngẫu nhiên và nhiều nơi trên lớp biểu bì [19].
* White spot disease : bệnh đốm trắng. virus gây bệnh đốm trắng (WSSV):

Virus gây bệnh đốm trắng (White Spot Symdrom Virus – WSSV) có nguồn gốc từ
một số nước Châu Á, thuộc họ Nimaviridae, có cấu trúc virion có dạng hình trụ đến
elip hoặc hình trứng, rộng khoảng 121 ± 9 nm, dài khoảng 276 ± 26 nm, có vỏ bọc,
không có thể vùi. Bộ gen của virus này là DNA sợi đôi với kích thước khoảng 305 kb.
Có 5 loại protein chính ở WSSV, đó là các protein VP28 (28 kDa), VP26 (26 kDa),
VP24 (24 kDa), VP19 (19 kDa) và protein VP15 có trọng lượng phân tử 15 kDa
(nguồn: van Hulten và Vlak, 2000), trong đó, protein vỏ VP28 có vai trò như chìa
khóa giúp TSV xâm nhiễm vào cơ thể tôm (van Hulten và ctv, 2001b). Đây là loại
virus gây chết tôm nhiều, nhanh nhất và có khả năng lây nhiễm cao. Khi thâm nhập
vào cơ thể tôm, loại virus này cư trú ở nhiều bộ phận như mô nội bì, mô dạ dày, mang,
buồng trứng (hay tinh hoàn), hệ thống thần kinh, mắt, chân bơi. Khi nhiễm bệnh, tôm

9


có màu đỏ hồng, đốm trắng ở vỏ giáp đầu ngực, vỏ lỏng, tỷ lệ tôm bị chết khi nhiễm
bệnh lên đến 80 – 100 % [28].
* Yellow head disease: bệnh đầu vàng, virus gây bệnh đầu vàng (YHV):
Virus gây bệnh đầu vàng (Yellow Head Virus – YHV) có khởi nguồn từ Thái Lan
(1990/1991), cũng là virus RNA sợi đơn giống như TSV (ssRNA). Dạng hình que, có
vỏ bao, virion có kích thước 40 – 50 x 150 – 200 nm. Có 4 protein chính trong thành
phần cấu trúc: 140, 135, 67 và 22 kDa [21]. Triệu chứng bệnh: di chuyển chậm, tuyến
cephalothorax bị sưng, mang tôm màu vàng dần chuyển sang nâu [8].
* Tetrahedral baculovirosis (Baculovirus penaei) – BP: baculovirus tôm he.
* Spherical baculovirosis (Penaeus monodon baculovirus): bệnh còi, virus gây
bệnh còi (MBV):
Virus gây bệnh còi (Monodon baculovirus – MBV) thuộc nhóm Baculovirus, có
kích thước khoảng 68 – 77 x 265 – 282 nm, vỏ bao nucleocapsid, có một nucleocapsid
58 kDa và hai protein phụ khoảng 49 và 47 kDa [16]. Vật liệu di truyền của virus này
là DNA sợi đôi. MBV gây nhiễm ở tất cả các giai đoạn phát triển của tôm, tuy không

gây tôm chết ồ ạt nhưng làm cho tôm chậm lớn. MBV gây thiệt hại và gây chết ở giai
đoạn cuối của ấu trùng hình ống (trên 90 %) và giai đoạn sắp trưởng thành (70 %).
Triệu chứng của bệnh còi là tôm biếng ăn, lờ đờ, vỏ có màu xanh tối, sinh trưởng kém,
chức năng gan và ruột suy giảm. Thông thường sắp trưởng thành và tôm trưởng thành
đề kháng virus này tốt hơn ấu trùng [28].
* Infectious hypodermal & hematopoietic necrosis: hoại tử máu và nhiễm trùng
dưới da, virus gây bệnh hoại tử (IHHNV):
Virus gây bệnh hoại tử (hypodermal & hematopoietic necrosis virus – IHHNV)
thuộc nhóm Parvovirus, có cấu trúc khối 20 mặt, không có vỏ với đường kính trung
bình 22 nm. Vật liệu di truyền là DNA sợi đơn thẳng (ssDNA) kích thước trung bình
4.1 kb. Protein có 4 polypeptid thành phần: 74, 47, 39, 37.5 kDa [26]. Bệnh hoại tử
máu và vỏ là một trong những bệnh virus gây nguy hiểm cho ngành nuôi tôm. Virus
này khi thâm nhập vào tôm sẽ gây hoại tử máu và nhiễm trùng dưới vỏ. Nuôi tôm ở
giai đoạn ấu trùng hình ống và chưa trưởng thành với mật độ cao rất dễ nhiễm virus
này. Tôm nhiễm virus này có biểu hiện ít ăn, lừ đừ, nổi nước, xoay tròn và chết. Tỷ lệ
10


tôm chết khi nhiễm bệnh khá cao: tôm Litppenaueus vannamei (10 – 50 %), tôm tự
nhiên (Ecuado) (63 %), tôm nuôi (Panama) (95%) [28].
* Infectious myonecrosis: Hoại tử cơ, virus gây bệnh hoại tử cơ (IMNV):
Virus gây bệnh hoại tử cơ (Infectious Myonecrosis Virus – IMNV) được phân lập từ
mô bệnh của tôm bệnh tại Brazil năm 2002, thể virus có hình dạng đối xứng 20 mặt,
đường kính 40 nm. Bộ gen của virus là một RNA sợi đôi (double-stranded (dsRNA)) dài
7560 bp. Thành phần protein gồm một sợi đơn nucleotide có trọng lượng khoảng 106 kDa
và 3 protein phụ khác với hàm lượng rất nhỏ: 149, 42 và 24 kDa. Bệnh xãy ra ở tôm thẻ
chân trắng, đặc trưng chủ yếu là các vùng hoại tử lan rộng trong mô cơ xương, đầu tiên
trong vùng ngoại biên các đốt bụng và phần quạt đuôi (Lightner và ctv, 2004a,b). Thông
thường cơ đuôi có màu trắng và xuất hiện nhiều vết mờ đục. Bệnh có đặc trưng là tiến
triển chậm, tỉ lệ chết thấp mà tồn tại dai dẳng suốt mùa vụ sản xuất. Cho đến khi thu

hoạch, tỉ lệ chết tích lũy trong ao nuôi tôm có thể lên đến 70% (Nunes và ctv, 2004).
* Necrotizing hepatopan creatitis – NHP-B.
* Infection by Hepatopancreatic parvovirus: bệnh gan tụy, virus gây bệnh gan tụy (HPV):
Virus gây bệnh gan tụy (Hepatopancreatic parvovirus virus – HPV) lần đầu tiên
phát hiện năm 1985 ở bang Texas của Mỹ, thuộc họ Parvoviridae, cấu trúc hình khối
20 mặt, không có màng bao, đường kính 22 nm. Bộ gen của loại virus này là DNA sợi
đơn (ssDNA) (3.9 – 5.9 kb). Thành phần protein chỉ gồm một sợi đơn 54 kDa [27].
IHHNV và HPV là 2 loại virus cùng thuộc một họ, tương tự nhau về cấu trúc và hình
dạng, nhưng chúng có vị trí xâm nhiễm khác nhau. HPV cư trú ở tế bào biểu bì gan
tụy, còn IHHNV cư trú ở tất cả các cơ quan có nguồn gốc ngoại bì và trung bì. Tôm ở
giai đoạn chưa trưỡng thành rất dễ nhiễm HPV khiến cho gan teo, hoại tử, tăng trưởng
chậm, biếng ăn, nhiều vi khuẩn và nấm bám bên ngoài hay ở mang, nguy cơ chết
100% (trong vòng 4 – 8 tuần) [28].
* Infection by Mourilyan virus (MoV).
Trong danh sách trên có một số tác nhân chúng tôi nhận thấy chúng không được nhắc đến
nhiều, có lẻ ở Việt Nam không mấy quan trọng nên chúng tôi không nêu lên đặc trưng ở đây.

11


2.3. Thiệt hại về do dịch bệnh gây ra đối với nghề nuôi tôm
2.3.1. Trên thế giới
Bảng 2.1 cho ta sự ước lượng rõ ràng về tác hại kinh tế ở một số khu vực do các tác
nhân là virus gây ra tính đến năm 2006 cũng do Lightner đưa ra vào năm 2007. Qua
bảng tính toán sơ lược này, ta thấy sự thất thu về kinh tế do các tác nhân virus gây
bệnh trên tôm là không hề nhỏ. Vấn đề về dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh virus thật
sự là một vấn đề đáng quan tâm, nó đã và đang đặt ra những thách thức to lớn đối với
các nhà nghiên cứu.
Bảng 2.1. Ước lượng sự thất thu về kinh tế của một số tác nhân gây bệnh từ khi khám
phá đến năm 2006.

Nguồn: Lightner, 2007 [15].
Virus

Từ năm

Ước tính

IHHNV-Americas

1981

0,5 – 1 tỉ USD

YHV - Asia

1991

0,5 tỉ USD

1991/92

1 – 2 tỉ USD

1999

0,5 – 1 tỉ USD

1992/93

Trên 6 tỉ USD


WSSV - Americas

1999

1 – 2 tỉ USD

IMNV – Americas

2004

100 – 200 triệu USD

IMNV – Asia

2006

(chưa tính toán được)

TSV-Americas
TSV-Asia
WSSV - Asia

2.3.2. Tại Việt Nam
Nghề nuôi tôm Việt Nam thực sự phát triển từ sau năm 1987 và nuôi tôm thương
phẩm phát triển mạnh vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX (Vũ Đỗ Quỳnh,
1989; Phạm Khánh Ly, 1999). Đến giữa thập kỷ 90 (1994-1995), sự phát triển của
nghề nuôi tôm có phần chững lại do Việt Nam gặp nạn dịch bệnh tôm nuôi ở đồng

12



bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo ước tính của Bộ Thuỷ sản (1996), nạn dịch bệnh
tôm ở các tỉnh ĐBSCL trong các năm 1994-1995 đã ảnh hướng tới 85.000 ha và gây
thiệt hại 294 tỷ đồng. Và trong các năm 2001, 2002 dịch bệnh tôm tiếp tục đe doạ và
gây ảnh hưởng lớn ở khu vực ĐBSCL. Năm 2003, cả nước có 546.757 ha nuôi tôm
nước lợ thương phẩm, trong đó diện tích có tôm nuôi bị bệnh và chết là 30.083 ha.
Riêng các tỉnh ven biển từ Đà Nẵng đến Kiên Giang có tới 29.200 ha tôm nuôi bị chết
nhiều, chiếm 97,06% diện tích có tôm bị chết trong cả nước. Nguy hiểm nhất là bệnh
virus đốm trắng (WSSV), bệnh đầu vàng, MBV (Monodon Baculovirus), bệnh do ký
sinh trùng, do dinh dưỡng và gần đây xuất hiện thêm bệnh phân trắng, teo gan ở một
vài nơi [31].
Những năm gần đây, ĐBSCL đã chuyển khoảng 250.000 ha đất trồng lúa kém hiệu
quả sang nuôi tôm sú theo mô hình luân canh lúa - tôm sú, nâng tổng diện tích nuôi
tôm sú cả vùng lên trên 500.000 ha. Trong Hai tháng từ tháng 4 đến tháng 6 , mới vào
đầu mùa vụ 2008 mà tình trạng tôm sú nuôi húc đầu vào bờ rồi chết hàng loạt đã diễn
ra, gây thiệt hại cho khoảng 100.000 ha, trong đó hơn 85% là diện tích luân canh lúa
tôm sú kết hợp. Theo số liệu thống kê của sở Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn
Kiên Giang thì trong tháng 5/2008 có đến 43.058/80.563 ha tôm nuôi của tỉnh bị thiệt
hại, tôm chết bất thường hàng loạt, Tình hình cũng xãy ra tương tự ở các tỉnh khác như
Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Long An (Theo Nông Nghiệp Việt Nam,
20/05/2008). Khảo sát thực tế cho thấy tôm chết trên thân có đốm màu trắng, nắp
mang bị giộp, mình màu đỏ, thường chết trong giai đoạn 30 - 75 ngày tuổi, tập trung
nhiều ở những hộ nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến. Theo các chuyên gia, phần
nhiều tôm đã bị nhiễm virus MBV (tôm không có sức đề kháng, chậm lớn), có đốm
trắng, đỏ thân... Ngoài chất lượng con tôm sú giống, còn có yếu tố thời tiết và môi
trường: trong một tháng qua nhiệt độ ban ngày tăng rất cao, ban đêm lại trở lạnh, làm
môi trường thay đổi mạnh và các ao bị mất màu, lượng vi khuẩn có hại tồn tại trong
nước phát triển nhiều, cùng với mật độ nuôi khá dày, sức đề kháng của tôm suy giảm
và các loại dịch bệnh có điều kiện phát triển... [32].

2.4. Khả năng lây lan của dịch bệnh virus
Sự lây lan dễ dàng của các dịch bệnh nói chung và dịch bệnh virus trên tôm nói
riêng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho các dịch bệnh này trở nên
13


khó kiểm soát và gây thiệt hại lớn. Sự lây lan của dịch bệnh virus trên tôm sảy ra theo
cả chiều dọc (là sự lây nhiễm từ nguồn tôm giống bố mẹ truyền sang con giống) và
chiều ngang (là qua tiếp xúc với tôm bệnh, qua các công cụ cơ giới máy móc phục vụ
sản xuất). Sự lây nhiễm giữa các vùng qua con đường xuất nhập khẩu tôm, đặc biệt là
con đường lây lan qua các vật chủ trung gian như cua cồng, chim chóc là rất nguy
hiểm. Hơn nữa virus đặc biệt là virus RNA rất dể xãy ra đột biến vì vậy nguy cơ xuất
hiện virus mới là hoàn toàn có khả năng sảy ra, nó cũng đặc biệt nguy hiểm.
2.5. Một số phương pháp cơ bản trong nghiên cứu sinh hóa virus
 Kỹ thuật phân lập, nuôi cấy virus trong môi trường tế bào (tế bào sơ phôi gà, tế
bào côn trùng SF9).
 Ly tâm: dùng để phân tách, tinh sạch virus khỏi dịch nuôi cấy hoặc tăng nồng
độ virus dùng cho nghiên cứu. Có thể xác định mật độ nổi virus.
 Lọc qua màng siêu lọc hoặc qua máy siêu lọc để tinh sạch một phần dịch virus.
 Các phương pháp sắc kí (ái lực, lọc gel…) để tinh sạch virus và tách protein
theo kích thước.
 Các phương pháp điện chuyển (SDS – PAGE, Western blotting…) dùng để
phát hiện protein và xác định kích thước sơ bộ, khảo sát độ tinh sạch của mẫu.
 Một số biện pháp sinh hóa khác: Xác định nồng độ protein (Bradford, đo
OD280…), kết tủa protein (PEG, amonium persulfate…)…
 Các phương pháp lai hiện màu, phát huỳnh quang phát hiện định tính kể cả định
lượng (tương đối) protein: Western blotting, ELISA, dot blot, Micro array…
 Các phương pháp nhuộm huỳnh quang, soi kính hiển vi, hiển vi điện tử để phát
hiện sự xâm nhiễm và hình dạng, kích thước virion
Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tiến hành một số phương pháp trong bước đầu

nghiên cứu về protein virus để xác định một số đặc trưng cơ bản.

14


×