Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

NGHIÊN CỨU NẤM MỘC NHĨ Auricularia delicata (Fr.) Henn. f. purpurea Y. Kobayasi TÌM THẤY TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN Ngành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.74 KB, 45 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

  

LUAÄN VĂN TOÁT NGHIEÄP

NGHIÊN CỨU NẤM MỘC NHĨ Auricularia delicata (Fr.) Henn.
f. purpurea Y. Kobayasi TÌM THẤY TẠI VƯỜN QUỐC GIA
CÁT TIÊN

Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khóa: 2004 – 2008
Sinh viên thực hiện: PHAN THỊ TƯ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

  

LUAÄN VĂN TOÁT NGHIEÄP

NGHIÊN CỨU NẤM MỘC NHĨ Auricularia delicata (Fr.) Henn.
f. purpurea Y. Kobayasi TÌM THẤY TẠI VƯỜN QUỐC GIA
CÁT TIÊN



GVHD: PGS. TS. LÊ XUÂN THÁM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2008

SVTH: PHAN THỊ TƯ


LỜI CẢM ƠN
Tôi chân thành cảm ơn
Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Bộ môn Công nghệ Sinh học, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Ban giám đốc Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Đồng Nai.
Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Công Thành, Long Khánh, Đồng Nai.
Đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi vô cùng biết ơn
Thầy Lê Xuân Thám đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn
thành khóa luận.
Chú Bùi Quang Trung, giám đốc Công ty Công Thành đã hướng dẫn và tạo
điều kiện cho tôi làm việc tại quý Công ty.
Thầy Lê Đình Đôn và các anh chị bộ môn Bảo vệ thực vật Khoa Nông học đã
tạo điều kiện cho tôi được làm việc tại phòng thí nghiệm bộ môn.
Cô Huyên và anh Đại (Công ty Công Thành) đã nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi
trong những ngày ở Long Khánh.
Sâu sắc biết ơn anh Phạm Ngọc Dương và chị Nguyễn Tường Anh đã bên cạnh
động viên, giúp đỡ tôi trong những ngày ở Nam Cát Tiên và tận tình quan tâm, chỉ dạy
tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Gia đình và bạn bè tôi, những người luôn bên cạnh tôi chia sẻ những vui buồn,

khó khăn trong thời gian học tập và thực hiện khóa luận này.
Thủ Đức, tháng 9/2008
Phan Thị Tư

iii


TÓM TẮT
Phan Thị Tư, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 10/2008, Đề
tài: “Nghiên cứu nấm mộc nhĩ Auricularia delicata (Fr.) Henn. f. purpurea Y.
Kobayasi tìm thấy tại vườn quốc gia Cát Tiên”
Hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Xuân Thám.
Luận văn là đề tài nghiên cứu về nấm mộc nhĩ A. delicata (Fr.) Henn. f.
purpurea Y. Kobayasi, một loài nấm được quí chuộng tại các nước Châu Á. Tại Việt
Nam mới chỉ thấy nghiên cứu chi tiết về loài này với chủng ở Đà Lạt (Lê Xuân Thám
et al., 1998). Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với chủng tại vùng có khí hậu khác biệt
là Vườn quốc gia Cát Tiên. Trong luận văn, chúng tôi tiến hành thu thập, phân lập
nguyên chủng, nuôi cấy trong điều kiện phòng thí nghiệm và đưa ra nuôi trồng trong
điều kiện sản xuất tại trại nấm của Công ty Công Thành, Long Khánh, Đồng Nai.
Kết quả thu được:
+ Phân tích, mô tả chi tiết hình thái nấm mộc nhĩ A. delicata (Fr.) Henn. f. purpurea
Y. Kobayasi.
+ Phân lập nguyên chủng, khảo sát tốc độ phát triển của hệ sợi trên môi trường thuần
khiết, giá thể tổng hợp, cơ chất hạt lúa trong điều kiện phòng thí nghiệm.
+ Nuôi trồng ra thể quả thành công tại trại nấm Công ty Công Thành.
Đề tài mở ra một hướng nghiên cứu mới, đưa A. delicata (Fr.) Henn.
f. purpurea Y. Kobayasi ra sản xuất đại trà, tăng tính cạnh tranh của ngành sản xuất
mộc nhĩ Việt Nam.

iv



SUMMARY
Phan Thi Tu, Nong Lam University Ho Chi Minh city, September, 2008; Subject:
“Study of wood ear fungi Auricularia delicata (Fr.) Henn. f. purpurea Y. Kobayasi
found at Cat Tien National Park”
Supervisor: Le Xuan Tham Ph. D. Assoc. Professor
Subject studied about wood ear fungi Auricularia delicata (Fr.) Henn. f.
purpurea Y. Kobayasi, a delicious fungi are loved in Asia countries. In Viet Nam,
only a clear learning about this specie with the sample found in Da Lat city (Le Xuan
Tham et al., 1998). We carried out a test with different climatic area was Cat Tien
National Park. In this subject, we collected, pure clonizations, fruitfully cultivated in
the lab and carried out cultured in fungi farm of Cong Thanh Company in Long Khanh
town, Dong Nai province.
Results:
+ Analyzed, described clearly forma A. delicata (Fr.) Henn. f. purpurea Y. Kobayasi.
+ Pure clonizations, investigate development speeds based on mixed substrates with
sawdust of rubber trees and rice bran.
+ Fruitfully cultivated in fungi farm of Cong Thanh Company
Subject open a new learning direction, carried A. delicata product on a large
scale, increase competition of Viet Nam fungi production branch on sale market.

.

v


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................iii
TÓM TẮT..................................................................................................................iv
SUMMARY................................................................................................................ v
MỤC LỤC .................................................................................................................vi
DANH SÁCH BẢNG..............................................................................................viii
DANH SÁCH HÌNH – SƠ ĐỒ .................................................................................ix
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ x
Chương 1. MỞ ĐẦU................................................................................................. 1
1.1.Đặt vấn đề............................................................................................................. 1
1.2.Mục đích ............................................................................................................... 1
1.3.Yêu cầu ................................................................................................................. 2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................... 3
2.1.Tình trạng hệ thống học chi Mộc nhĩ Auricularia Bull.: Mérat và quan
điểm loài A. delicata (Fr.) Henn ................................................................................ 3
2.1.1. Vấn đề hệ thống học chi Auricularia................................................................ 3
2.1.2. Vấn đề loài A. delicata ..................................................................................... 6
2.2. Triển vọng của tài nguyên nấm Mộc nhĩ ở Việt Nam......................................... 9
2.3. Kỹ thuật trồng mộc nhĩ .....................................................................................11
2.3.1. Điều kiện nuôi cấy Mộc nhĩ ...........................................................................11
2.3.1.1. Nguồn cacbon.............................................................................................. 11
2.3.1.2. Nguồn nitơ ...................................................................................................12
2.3.1.3. Nguồn vitamin ............................................................................................. 12
2.3.1.4. Nhiệt độ .......................................................................................................12
2.3.1.5. Độ ẩm ..........................................................................................................12
2.3.1.6. Chiếu sáng ................................................................................................... 12
2.3.1.7.Độ thoáng khí ............................................................................................... 12
2.3.1.8. Độ pH.... ..................................................................................................... 13

vi



2.3.2. Qui trình sản xuất nấm mộc nhĩ thông dụng .................................................. 13
Chương 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................... 14
3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................14
3.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................14
3.2.1.Môi trường thuần khiết và giá thể ................................................................... 14
33.2.1.1. Môi trường thuần khiết..............................................................................14
3.2.1.2. Môi trường hạt lúa .......................................................................................15
3.2.1.3. Môi trường giá thể tổng hợp........................................................................16
33.2.1.4. Cơ chất bịch mùn cưa................................................................................17
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................17
3.2.2.1. Phân lập giống từ mô thịt nấm ....................................................................17
3.2.2.2. Khảo sát sự phát triển của hệ sợi trên môi trường hạt lúa........................... 17
3.2.2.3. Khảo sát sự phát triển của hệ sợi trên môi trường giá thể tổng hợp............ 18
3.2.2.4. Khảo sát sự phát triển của thể quả trên cơ chất bịch .................................. 18
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................19
4.1. Đặc điểm hình thái của nấm mộc nhĩ lưới A. delicata ...................................... 19
4.1.1. Hình thái bên ngoài của thể quả .....................................................................19
4.1.2. Cấu trúc hiển vi của hai dạng có độ tương đồng lớn...................................... 22
4.2. Đặc điểm sinh trưởng của hệ sợi trên môi trường thuần khiết .......................... 25
4.3. Đặc điểm sinh trưởng của hệ sợi trên môi trường hạt lúa .................................26
4.4. Đặc điểm sinh trưởng của hệ sợi trên giá thể tổng hợp ................................... 27
4.5. Đặc điểm sinh trưởng của thể quả trên cơ chất bịch ......................................... 29
4.6. Đề xuất qui trình nuôi trồng nấm Mộc nhĩ A. delicata...................................... 31
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO

vii



DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Sản lượng nuôi trồng Auricularia spp. trên thế giới trong năm 1986
(Chang, 1987) .................................................................................................................10
Bảng 3.1. Công thức các thành phần trong môi trường thuần khiết..............................15
Bảng 3.2. Công thức các thành phần trong môi trường lúa..........................................15
Bảng 3.3. Công thức các thành phần trong môi trường giá thể tổng hợp ....................16
Bảng 4.1. Bảng so sánh hình thái thể quả hai dạng của A. delicata..............................20
Bảng 4.2. Tăng trưởng của hệ sợi nấm mộc nhĩ trên môi trường thuần khiết .............25
Bảng 4.3. Tăng trưởng của hệ sợi A. delicata f. purpurea trên môi trường hạt lúa .....27
Bảng 4.4.Tăng trưởng của hệ sợi nấm A. delicata (Fr.) Henn. f. purpurea trên môi
trường giá thể tổng hợp .................................................................................................28

viii


DANH SÁCH HÌNH – SƠ ĐỒ
HÌNH
Trang
Hình 4.1. Nấm Mộc nhĩ A. delicata (Fr.) Henn. f. purpurea Y. Kobayasi thu thập
được tại Nam Cát Tiên (Mặt trên và mặt dưới thể quả) ................................................. 21
Hình 4.2. Mộc nhĩ lưới A. delicata (Fr.) Henn.f. alba (f. pupurea nâu hồng mọc ngay
bên dưới) ....................................................................................................................... 22
Hình 4.3. Cấu trúc hiển vi của A. delicata (Fr.) Henn. f. purpurea (Mặt trên có lông
ngắn và mặt dưới gồ ghề đầy bào tử) ............................................................................. 24
Hình 4.4. Cấu trúc các lớp hệ sợi mô thịt nấm và bào tử hình hạt đậu (vật kính x 40 và
x100)............................................................................................................................................ 24
Hình 4.5. Hệ sợi A. delicata lan nhanh trên môi trường thuần khiết ............................. 26
Hình 4.6. Hệ sợi lan kín trong môi trường cơ chất hạt lúa............................................. 27
Hình 4.7. Hệ sợi lan tỏa trên giá thể tổng hợp sau 18 ngày ........................................... 28

Hình 4.8. Sự phát triển của thể quả nấm f. purpurea liên tục trong 4 ngày (theo thứ tự
A,B,C,D) từ khi bung tán đến khi đạt kích thước tối đa (mặt dưới thể quả) .................. 30
Hình 4.9. Mặt trên thể quả nấm A. delicata (Fr.) Henn. f. purpurea ............................ 30

SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1. Qui trình sản xuất nấm Mộc nhĩ thông dụng ............................................... 13
Sơ đồ 4.1. Qui trình sản xuất nấm Mộc nhĩ A .delicata ............................................... 31

ix


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

PGA

Potato Glucose Agar

SA

Sulphate Amoni

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

x


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề:
Trên thế giới, nghề trồng nấm đã được hình thành và phát triển hàng trăm năm
nay. Ở nhiều nước sản xuất và chế biến nấm phát triển thành ngành nghề ở trình độ
cao theo phương thức công nghiệp hiện đại. Tại Việt Nam, quốc gia được đánh giá là
có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khá thuận lợi cho việc sản xuất nấm, cũng đang
có những bước phát triển đáng mừng, ngành trồng nấm ngày càng được quan tâm đẩy
mạnh phát triển.
Tuy nhiên, trong xu hướng ngày càng mở rộng của thị trường nấm đòi hỏi khả
năng đáp ứng không chỉ đầy đủ về số lượng, chất lượng mà còn phải đa dạng về mẫu
mã chủng loại. Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á, khu vực có nhiều cường quốc
trong công nghệ sản xuất nấm mà không thể không nói đến người láng giềng khổng lồ
Trung Quốc (chiếm khoảng 80% tổng sản lượng nấm thế giới). Trong khi đó tại Việt
Nam chủ đạo vẫn chỉ là Mộc nhĩ, nấm rơm và một vài loại nấm khác, tính cạnh tranh
thấp, quả thật chưa tương xứng với những tiềm năng mà chúng ta đang có. Do đó, để
phát triển nghề nấm bền vững, cần quan tâm đến tính đa dạng trong sản xuất, chú
trọng đầu tư phát triển nuôi trồng nhiều loại nấm khác nhau để tận dụng tối đa các phụ
phế phẩm nông nghiệp sẵn có và chủ động tạo ra các giống nấm cho riêng mình, đủ
sức cạnh tranh trên thị trường cả trong nước lẫn quốc tế. Xuất phát từ yêu cầu đó,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên loài nấm mộc nhĩ Auricularia delicata (Fr.) Henn.
với dạng f. purpurea Y. Kobayasi là đối tượng nghiên cứu chính, một loài nấm mộc
nhĩ được nghiên cứu chi tiết đầu tiên ở Đà Lạt (Lê Xuân Thám và cộng sự., 1998) và
thời gian gần đây phát hiện tại Vườn quốc gia Cát Tiên ở Đồng Nai, Lâm Đồng. Từ đó
góp phần vào công tác bảo tồn nguồn gene có giá trị và đánh giá sơ bộ về tiềm năng
kinh tế của giống nấm mới này.
1.2. Mục đích:
Tìm hiểu khả năng phát triển của nấm mộc nhĩ A. delicata trên các môi trường
giá thể phù hợp với điều kiện sản xuất nhằm khảo sát sơ bộ về khả năng đưa ra sản
xuất đại trà loại nấm này.
1



1.3. Yêu cầu:
Tìm kiếm, thu thập trong tự nhiên và phân lập nguyên chủng giống nấm mộc
nhĩ A. delicata trên môi trường thuần khiết.
Quan sát, mô tả chi tiết hình thái nấm mộc nhĩ A. delicata.
Nắm rõ qui trình sản xuất nấm mộc nhĩ, từ đó nuôi trồng và đánh giá sự phát
triển của nấm mộc nhĩ A. delicata trên các điều kiện môi trường phù hợp tương ứng.
Nuôi trồng ra thể quả nấm Auricularia delicata (Fr.) Henn f. purpurea Y.
Kobayasi trong điều kiện sản xuất.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình trạng hệ thống học chi Mộc nhĩ Auricularia Bull.: Mérat và quan điểm
loài A. delicata (Fr.) Henn.
2.1.1. Vấn đề hệ thống học chi Auricularia:
Chi Mộc nhĩ Auricularia Bulliard: Mérat (1821), thuộc Họ Mộc nhĩ
Auriculariaceae, là một trong những taxon rất khó phân loại của nấm thượng đẳng. Họ
Mộc nhĩ Auriculariaceae (với chi Auricularia quan trọng nhất), Bộ Auriculariales,
thuộc lớp Nấm dị đảm hay là Nấm đảm đa bào (Heterobasidiomycetes) đã được thừa
nhận là taxon độc lập. Thống kê cho đến gần đây cho con số khoảng 120 loài danh
pháp đã được công bố trong vòng 2 thế kỷ qua. Trong đó, theo Gs. Y. Kobayasi (1981)
chỉ khoảng 15 loài là hợp lý. Có đến trên 30 loài thực ra thuộc về các chi nấm hoàn
toàn khác: Telephora, Phlebia, Stereum, Exidia, … Có đến trên 20 loài được mô tả quá
sơ sài hoặc không có mẫu mực, cần phải được kiểm tra lại. Như vậy, còn khoảng trên
50 loài khác chỉ là tên đồng nghĩa (Synonym) hoặc chỉ là tên trần (Nomina nuda), theo
nhận định của Lowy (1952).

Gần 60 năm về trước, B. Lowy (1951) đã trình một Luận án Ph. D. kế tục công
trình của Gs. W. Martin (1943), tại Đại học bang Iowa (Hoa Kỳ), đặt cơ sở cho việc
phân loại hệ thống chi Auricularia. Theo đó, 10 loài đã được chuẩn định với các sưu
tập mẫu hầu khắp thế giới: A. auricula (Hook.) Underw., A. cornea (Ehrenb.: Fr.)
Ehrenb.: Endl., A. delicata (Fr.) Henn., A. emini Henn., A. fuscosuccinea (Mont.)
Farlow, A. mesenteria Pers., A. ornata Pers., A. peltata Lloyd, A. polytricha (Mont)
Sacc. và A. tenuis (Lév.) Farlow.
Những đặc điểm hình thái giải phẫu thể quả, mà chủ yếu là cấu tạo phân lớp lát
cắt dọc do Lowy khảo nghiệm và đề nghị, được hầu hết các tác giả áp dụng cho việc
xác định loài. Mô tả tổng quát dưới đây cho thấy sự thống nhất khái niệm của Lowy
(1951) và Kobayasi (1981) về cấu tạo nhiều lớp của thể quả:

3


1. Lớp lông (Zona pilosa):
Đây là lớp trên cùng của thể quả, chỉ bao gồm các lông cứng (hairs), ý nghĩa
của lớp này trong phân loại các loài Auricularia được coi trọng và đã được thừa nhận
rộng rãi. Tuy nhiên, tính biến động thường xuyên của lớp lông mặt trên bất thụ cũng
chứng tỏ giá trị phân loại hạn chế của chúng.
2. Lớp đặc (Zona compacta):
Lớp này có ở tất cả các loài, có thể coi là miền mà từ đó các lông cứng mọc lên.
Lớp này gồm các mô chắc sợi đan xen dày, song đường kính chỉ cỡ 3 – 5µm. Hệ sợi
cấu tạo này gồm các mô khá rắn chắc và khó tách rời riêng rẽ.
3. Lớp nửa đặc bên trên (Zona subcompacta superioris):
Lớp này cấu tạo gồm các bó sợi chìm ngập, sợi cỡ 3 – 7µm. Có ở tất cả các loài
Auricularia .
4. Lớp xốp bên trên (Zona laxa superioris):
Lớp này nằm ngay bên trên lớp lõi tủy cùa những loài có lớp tủy (medullary
layer). Hệ sợi cấu tạo tương đối ken khít, sắp xếp như mạng lưới, tạo thành nhiều

mạng gân (anastomose). Hệ sợi khá tách bạch, đường kính sợi biến động từ 3 – 8µm.
5. Tủy (Medulla):
Lớp này có ở nhiều loài, thể hiện đặc trưng ở lát cắt dọc thể quả. Cấu trúc đặc
thù này luôn luôn định vị ở giữa tiếp giáp vào bề mặt trên của bào tầng. Hệ sợi cấu tạo
nằm song song và tương đối đồng nhất, cỡ 6 – 10µm.
6. Lớp xốp bên dưới (Zona laxa inferioris):
Ở những loài có lõi tủy, lớp này cấu tạo đặc thù như lớp xốp bên trên. Lớp này
vắng mặt ở những loài không có tủy.
7. Lớp trung gian (Zona intermedia or Zona laxa intermedia):
Lớp này nằm ở vùng trung tâm thể quả ở những loài không có lớp tủy. Thực tế
đây là tổ hợp của lớp xốp bên trên và bên dưới, nằm giữa các lớp nữa đặc
(subcompacta). Cấu trúc lớp này hầu như đồng nhất với lớp xốp bên trên, chỉ khác là ở
lớp này sợi nấm rộng hơn (5 – 10µm).
8. Lớp nửa đặc bên dưới (Zona subcompacta inferioris):
Lớp này có ở tất cả các loài và có cấu tạo đặc trưng như lớp nửa đặc bên trên.

4


9. Bào tầng (Hymenium):
Đây là lớp keo nhầy nằm dưới cùng của tán nấm. Đảm bào hình trụ dài, gồm 4
tế bào xếp liên tiếp nhau theo chiều dọc. Do đó ta thấy 3 vách ngăn ngang. Từ mỗi tế
bào đảm, phát xuất tiểu bính dạng que dài, mảnh, xuyên qua lớp bì dai và lớp màng bề
mặt, để đưa bào tử đảm hình trụ - hạt đậu (trên đầu các tiểu bính) ra bên ngoài bào tầng.
Qua gần nửa thế kỷ nghiên cứu các nấm Mộc nhĩ, Gs. Kobayasi (1981) đã tổng
kết hầu hết các tư liệu cho đến gần đây và xây dựng hệ thống cơ bản cho khoảng 15
loài, sắp sếp trong 4 nhóm (Section):
Chi Auricularia Bulliard: Mérat
1. Sect. Euauricularia Y. Kobayasi (1942): Thể quả có chất da từng phần, ngoại trừ
bào tầng chất keo nhầy. Bào tầng nhẵn hoặc nổi gân. Lớp tủy có hoặc không.

1. A. mesenterica Pers.
2. A. peltata Lloyd
3. A. emini Henn.
2. Sect. Hirneola: Toàn bộ thể quả chất keo nhầy, trở nên dạng sụn (cartilaginous) giòn
khi khô, mặt trên không chia vùng. Bào tầng nhẵn hoặc nổi gân. Lớp tủy có hoặc không.
4. A. auricula (Hook.) Underw.
a. A. auricula f. albicans
b. A. auricula f. Mollissima
5. A. minor Y. Kobayasi
6. A. cornea (Ehrenb.: Fr.) Ehrenb.: Endl.
7. A. polytricha (Mont.) Sacc. f. leucochroma
8. A. tenuis (Lév.) Farlow
9. A. eximina (Berk. et Cooke) Y. Kobayasi
10. A. papyracea Yasuda
3. Sect. Laschia Donk: Thể quả chất keo. Bào tầng dạng gờ lỗ hoặc gờ lưới. Không có
lớp tủy.
11. A. delicata (Fr.) Henn.
a. A. delicata f. alba
b. A. delicata f. purpurea
12. A. incrassata Y. Kobayasi
13. A. hispida Iwade
5


4. Sect. Mollis: Thể quả mỏng, chất keo mềm. Bào tầng nhẵn mịn. Có lớp tủy.
14. A. fuscosuccinea (Mont.) Farlow
15. A. fibrilifera Y. Kobayasi
Các loài Auricularia có phân bố rộng khắp thế giới, từ các vùng ôn đới đến
vùng nhiệt đới. Điều này không có nghĩa là các loài đều có mặt ở các vùng. Chẳng hạn
người ta chỉ có thể gặp A. emini ở Châu Phi chứ không tìm thấy ở nơi khác. Nói chung

số loài ở vùng nhiệt đới nhiều hơn số loài ở vùng ôn đới. Trong số những loài đã biết,
A. delicata, A. tenuis và A. emini chỉ thấy ở miền nhiệt đới (Cheng and Tu, 1978), còn
A. mesenterica, A. ornata và, A. polytricha gặp cả ở miền nhiệt đới và á nhiệt đới. Hai
loài A. cornea và A. fuscosuccinea thích ứng nhiệt rộng hơn, phân bố từ miền ôn đới
sang miền nhiệt đới. Tuy nhiên A. auricula là loài ôn đới và đôi khi phát hiện thấy ở
vùng á nhiệt đới.
Phân bố của các loài Mộc nhĩ chịu ảnh hưởng lớn bởi con người.
A. auricula và A. polytricha rất dễ gặp ở Florida từ 1972 – 1974, trên các cây gỗ mục
chết, ở gần Gainesville (gần Đại học Florida, nơi các nhà nghiên cứu tiến hành nhiều
thí nghiệm với chúng). Rồi từ đó chúng lan cả sang Miami, đúng như khảo cứu của
Murrill (1972).
Đài Loan là một thí dụ thú vị. Kanehira (1918) tìm được A. auricula, Sawada
(1931) thu được A. delicata và A. polytricha, Hou và Wu (1971) tìm thấy
A. mesenterica, Tu và Cheng (1975) tìm được A. cornea, A. peltata và A.
fuscosuccinea. Như vậy trên một hòn đảo nhỏ chỉ có 35.709 km2 mà có tới 7 loài
Auricularia. Điều đó liên quan đến truyền thống khoái khẩu và dược dụng của người
Trung Hoa đối với nấm Mộc nhĩ.
Quần đảo Philippines có đến 13 loài (Teodoro, 1937), song sau này Quimio và
de Guzman (1989) đã kiểm tra xác nhận chỉ có 8 loài hợp danh pháp. Trung Hoa lục
địa cũng có 8 loài đã được xác nhận và Việt Nam có lẽ không chỉ giới hạn với 5 – 6
loài (Trịnh Tam Kiệt, 1981, Lê Duy Thắng, 1996). Không nghi ngờ gì, vùng Đông
Nam Á có thể là một trong những vùng phân bố dày đặc các loài Auricularia .
I.2. Vấn đề loài A. delicata
Quan điểm loài khá phức tạp ngay trong lịch trình định danh cho A. delicata.
Cách nay khoảng 113 năm, nhà nấm học người Đức Hennings đã định danh chính xác:

6


Auricularia delicata (Fr.) Henn. Engl. Fahr : 17: 493, 1893 Y. Kobayasi, in

BCNMM 4:21, f.1,2,3,4, pl. 5A,B (1942) et BNSM 16(4): 644 (1973).
Teixeira, in Bragantia 5: 164, pl. 9, 10 (1945)
Lowy, in Mycologia 44: 664, Figs. 1, 5A,B, 12B, 13C, 15 (15 – 22) (1952) et
in Flora Neotropica 6: 20 f. 1B (1971)
Kobayasi, Bull. Natn. Sci. Mus, Tokyo, Ser. B, 7 (2), 1981
Laschia delicata Fr., in Linnaea 5:553 (1830)
Laschia tremellosa Fr., Summa Veg. Scand. 325 (1849)
Auricularia tremellosa (Fr.) Pat., in Journ. Bot. 1: 226 (1887)
Auricularia delicata (Fr.) Kuntze, Rev. Gen. 3: 446 (1898)
Auricularia tremellosa (Fr.) Kuntze, Rev. Gen. 3: 446 (1898)
Merulius affinis Jungh., Praemissa Fl. Crypt. Java, p. 76 (1839)
Hirneola delicata (Fr.) Bres., in Engl. Bot. Fahr. 17: 492 (1893)
Hirneola affinis (Jungh.) Bres., in Torrend, Prem. Cont. Champ. Timor, p. 83 (1910)
Auricularia moelleri Lloyd, Myc. Writ. 5: 784 (1918)
Auricularia hunteri Lloyd, Myc. Writ. 5: 808 (1918)
Auricularia crassa Lloyd, Myc. Writ. 7: 1275 (1924)
Như vậy, A. delicata từ lần được định danh đầu tiên (1830) bởi Elias Magnus
Fries (khi ấy ông đặt là Laschia delicata), cho đến 1924, qua gần 100 năm đã mang
danh pháp khác nhau đến 12 lần. Donk, M.A. (1952) tách ra một loài mới A. affinis từ
các mẫu vật A. delicata thu thập ở Java, Indonesia. Song, Kobayasi, sau khi so sánh
phân tích với các mẫu ở Phi Châu và ở New Guinea đã thuyết phục được Donk thừa
nhận chúng chỉ là một loài (tức là A. delicata).
Loài này rất thường gặp ở các vùng nhiệt đới và phân bố sang các miền cận
nhiệt đới. Do đó Singer (1942), Martin (1943) và Lowy (1952) đã tìm thấy cả ở nam
Florida, quần đảo Barro Colorado. A. delicata đã từng được mô tả khi thì như một loài
nấm tán (Agarics), một loài nấm lỗ (Polypore – Merulius, Stereum ) và là một loài nấm
dị đảm (Exidia, đảm đa bào – Heterobasidiomycetes). Lần đầu tiên Patouillard (1887)
đã xếp loài này vào họ Auriculariaceae. Do vậy, Singer (1945) đã đánh giá trong một
bài báo của ông rằng: “Patouillard đã chôn vùi gọn ghẽ chi Laschia, vì rằng việc phân
định chi Auricularia đã được xác lập”. Và như Donk đã nói, “Bất kỳ nhà nấm học nào


7


muốn duy trì chi Laschia Fr. sẽ phải phán xử không được thiên vị”. Trên thực tế, danh
pháp Laschia đã không còn xuất hiện nữa, nó chỉ còn được coi là Section Donk mà thôi.
Những mẫu vật thu được từ Ashanti, Tây Phi do Hunter gửi tới Lloyd đã được
mang tên A. hunteri, song khi Lowy kiểm tra đã khẳng định đó chính là A. delicata.
Những mẫu thu từ Ấn Độ đã được Lloyd (1918, 1924) lưu ý: “Mẫu này tôi cho rằng
chỉ là những dạng dày, sẫm màu của A. delicata mà thôi…”. Tuy nhiên, ông vẫn do dự
và cuối cùng lại cho một tên mới: A. crassa (crassa có nghĩa là dày), mà sau này Lowy
phải chỉnh lại là synonym của A. delicata.
Dễ dàng thống nhất với nhhững mô tả chính xác của Lowy và Kobayasi những
đặc điểm cơ bản của A. delicata:
Thể quả chắc, hình tròn, chất keo nhầy như cao su khi tươi, không có cuống
hoặc cuống rất ngắn, rộng tới 8cm. Bề mặt bào tầng có gờ gân ngoằn ngoèo hoặc có
gân lưới ô lỗ (reticulate – porous), đặc điểm này là đặc trưng đại thể rõ nét để phân
định chắc chắn loài này.
Zona pilosa: lông cứng biến động mạnh, dài 60 – 175µm, đường kính 5–6µm,
trong suốt, không có lõi trung tâm, đỉnh hơi nhọn hoặc tù – tròn.
Zona compacta: dày 20 – 30µm, hệ sợi chen kẽ dày đặc, không thấy rõ từng sợi
(phân biệt không rõ).
Zona subcompacta superioris: dày 40 – 50µm, sợi mảnh (2 – 3µm đường kính),
phân bố ẩn nhập.
Zona intermedia: dày 400 – 500µm, đường kính sợi 2 – 2,5µm, phân bố như hệ
lưới ẩn nhập, có khoảng không rộng, trong suốt, có vách mỏng.
Chính vì ở loài này, lớp tủy không có và sự đồng nhất của các lớp xốp dẫn đến
trên lát cắt dọc chỉ thấy có 6 lớp mà thôi.
Zona subcompacta inferioris: dày 135 – 145µm, sợi nhỏ, mảnh (2 – 3µm đường
kính), đan cài dày đặc.

Hymenium: dày 80 – 90µm, đảm đa bào (4 tế bào) dài 40 – 50µm, đường kính
4 – 5µm; bào tử đảm dạng hạt đậu (allantoid) có 2 – 3 giọt dầu nổi sáng, kích thước
10 –13 x 5 – 6µm.
Vị trí chuẩn: Phi Châu
Phân bố: ở hầu hết châu Mỹ, châu Phi, châu Úc nhiệt đới, Nam Thái Bình
Dương. Kobayasi nhấn mạnh thêm vùng Trung – Nam Mỹ (Argentina), Samoa,
8


Malacca, Java, Trung Hoa, Ấn Độ (Darjeeling), Nepal, Madagascar, Đài Loan, Nhật
Bản (Yakushima),… và Việt Nam (Trịnh Tam Kiệt, 1981).
Cho đến nay, hầu hết các tác giả đều đồng ý với Kobayasi (1973, 1981) là
A. delicata gồm 2 dạng (forma): A. delicata (Fr.) Henn. f. purpurea Y. Kobayasi và
A. delicata (Fr.) Henn. f. alba Y. Kobayasi. Trong đó, dạng màu nâu – hồng (đặc biệt
hồng ở bên dưới – bào tầng của quả thể) thường gặp hơn. Do vậy, những người thu hái
nấm hoang thường hái A. auricula, A. polytricha lẫn vào có cả A. delicata (forma
purpurea) tới 3% (Cheng and Tu, 1978). Dạng thứ hai (f. alba) màu trắng ngà hơi ngả
màu vàng – vàng lục, rất dễ phân biệt.
Sự đồng nhất trong cấu trúc đảm đa bào ngăn vách ngang, và bào tử đảm của
toàn bộ các loài thuộc Auricularia, thêm nữa là cấu tạo phân lớp của thể quả dạng keo – nhầy
đã đưa đến quan điểm lý thú của Holtermann đúng 110 năm trước (1898) trong công
trình Mykologische Untersuchungen aus den Tropen (Nghiên cứu Nấm nhiệt đới),
trong đó ông phát triển ý tưởng của Moeller (1895), cho rằng chỉ tồn tại duy nhất một
loài – đó là loài chuẩn A. auricula (Hook.) Underw., cho toàn bộ các nấm Mộc nhĩ.
Nếu vậy, theo hệ thống hiện đại, sau 110 năm kể từ công trình của Holtermann, nên
chăng chúng ta công nhận Bộ Auriculariales, Họ Auriculariaceae, trong đó chi lớn
nhất Auricularia chỉ có một loài duy nhất?
2.2. Triển vọng của tài nguyên nấm Mộc nhĩ ở Việt Nam:
Truyền thống khai thác sử dụng các nấm Mộc nhĩ là phát xuất từ Trung Hoa cổ
đại, từ hàng ngàn năm trước công nguyên. Những ghi chép sớm nhất về Mộc nhĩ đã có

trong “Pen King”, ấn hành 200 – 300 năm trước Tây lịch. Bản “Pei Lu” (Hsiang Liu,
200 – 300 B.C.) khẳng định rằng có 5 loài Mộc nhĩ mọc ở Kein Wei (tỉnh Tứ Xuyên).
Dân chúng thu hái làm thức ăn và làm thuốc. Một ấn bản khác “ Ming I Pei Lu”( Hung
Wing T’ao, 452 – 536 A.D.) chỉ ra rằng: “ Pei Lu” không nói rõ nấm mọc trên cây gì.
Tang khuẩn (tức nấm Mộc nhĩ) mọc trên cây dâu già và thường có màu xanh, vàng, đỏ
hoặc trắng. Dân chúng hái làm thức ăn, nhưng lại không dùng làm thuốc như Tang nhĩ.
Một ấn bản từ thời nhà Đường, thế kỉ VII , “T’ang Pen T’ao” xác nhận có 5 loại Mộc
nhĩ mọc trên các loại cây gỗ khác nhau, ví như Tang (cây dâu tằm Morus spp.), Hòe
(cây hoa Hòe Sophora japonica), Chu (cây Dướng Broussonetia papyrifera), Liễu
(Salix spp.) và Du (Ulmus spp.).

9


Việc nuôi trồng Mộc nhĩ cũng đã có từ lâu. Sách “Li Ki” ( khoảng 300 B.C.),
“Lu Shi Chun Chiu”(khoảng 239 B.C.), “Tsi Min Yao Shu” (khoảng 533 – 544 A.D.),
“Kun Pu” (1250 A.D.), “Nung Shih” (1313 A.D.) và “Kuang Kun Pu” (1500 A.D.) đã
ghi chép nhiều phương thức nuôi trồng thông dụng các nấm Mộc nhĩ.
Hiện nay nuôi trồng các nấm Mộc nhĩ đã phổ biến trên khắp thế giới, sản lượng
đang ngày càng tăng.
Bảng 2.1. Sản lượng nuôi trồng Auricularia spp. trên thế giới trong năm 1986
(Chang, 1987)
Quốc gia

Sản lượng (x 1000 tấn)

Tỷ lệ (%)

Trung Quốc


80

76.2

Đài Loan

35

29.4

Thái Lan

3.9

3.3

Philippines

0.15

0.1

Tổng cộng

119

100

Tính đến năm 1991, tổng sản lượng đã tăng vọt lên tới 465.000 tấn (Chang,
1993). Nếu vào năm 1986 doanh thu đạt 265 triệu USD thì đến năm 1991 đã đạt trên 1

tỷ USD. Và thống kê gần đây nhất, chỉ tính riêng sản lượng mộc nhĩ của Trung Quốc
vào năm 2003 đã đạt 1.654.800 tấn (Chang, 2005), nghĩa là khoảng gần 20 triệu tấn
mộc nhĩ tươi được sản xuất (vì tỷ lệ tươi/khô khoảng 10/1). Như vậy nấm Mộc nhĩ
được trồng nhiều nhất ở Trung Quốc
Truyền thống nuôi trồng nấm Mộc nhĩ ở Việt Nam đã có từ lâu với các phương
cách dân dã của đồng bào vùng núi Bắc Việt Nam. Nuôi trồng hiện đại, qui mô đáng
kể ở Nam Việt Nam từ thập niên 60 – 70 với các loài A. polytricha (năng suất cao,
nấm lớn), A. auricula (năng suất thấp hơn và nấm nhỏ hơn, song hương vị ngon hơn),
và sau đó ở Bắc Việt Nam (Lê Duy Thắng, 1996; Trịnh Tam Kiệt, 1983). Sản lượng
nuôi trồng hiện nay tính đến năm 2003 đạt khoảng 5.500 tấn nấm khô, đạt khoảng 10 – 15
triệu USD (cỡ 2.5 USD/kg). Như vậy sản lượng còn quá thấp so với tiềm năng tài
nguyên nấm và khả năng nuôi trồng của nước ta.

10


Thực vậy, ở Việt Nam đã có ghi nhận ít nhất là 5 – 6 loài Auricularia, đều là
nấm ăn ngon (Trịnh Tam Kiệt, 1981; Lê Duy Thắng, 1996). Chúng ưa thích mọc trên
nhiều loại cây chủ, có thể cho phép nuôi trồng trên hầu hết các cơ chất là phế thải
nông, lâm, công nghiệp giàu chất xơ (lignocellulose). Điều kiện khí hậu ở nước ta rất
thuận lợi cho nuôi trồng Mộc nhĩ quanh năm, nguồn nhân lực dồi dào, có kĩ năng và
kinh nghiệm. Tuy nhiên, loài A. delicata chưa thấy có tài liệu về tách giống, nuôi trồng
và bảo tồn, có lẽ bởi đây là loài hiếm gặp, ít được chú ý.
Chúng ta không thể đẩy mạnh phát triển nghề trồng nấm trong khi nguồn giống
nấm của chúng ta còn chưa được chủ động. Sở dĩ Trung Quốc có sản lượng nấm tăng
cao và chiếm tỉ trọng lớn như vậy là do ở Trung Quốc không chỉ chú trọng phát triển
một loại nấm, công tác điều tra nghiên cứu, cải thiện giống và qui trình được quan tâm
đúng mức. Trong khi đó ở Việt Nam, số loài nấm được đưa vào sản xuất từ nấm ăn
đến nấm dược liệu chỉ đếm trên đầu ngón tay, ngay cả nấm mộc nhĩ là loại nấm chủ
đạo cũng chỉ sản xuất phổ biến mộc nhĩ lông A. polytricha (còn gọi là nấm mèo đen).

Việt Nam có nguồn tài nguyên nấm sinh học đa dạng phong phú, có trên 25 loài
lựa chọn đã được nghiên cứu nuôi cấy thành công. Đồng thời, Việt Nam đạt sản lượng
trên 36 triệu tấn lúa, vài triệu tấn ngô (bắp),…theo tỉ lệ tạo ra trên 50 triệu tấn phụ liệu
phục vụ nông nghiệp. Nếu chỉ cần tận dụng 10% trong số đó (gần 5 triệu tấn rơm, bã
mía, mùn cưa, than cành,…) sẽ đảm bảo cho sản lượng trên 1 triệu tấn nấm. Vì thế
chẳng có lí do gì mà chúng ta không thể tạo ra được các giống nấm cho riêng mình,
tăng tính đa dạng trong sản xuất, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Chính vì vậy, để góp một phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát triển nguồn gen
quí hiếm của khu hệ nấm Việt Nam (mà thực tế đang ngày càng mai một dần do tình
trạng hủy hoại môi sinh), đồng thời đề xuất phương hướng nghiên cứu giống nấm mới
có tiềm năng kinh tế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nấm Mộc nhĩ thuộc loài
A. delicata (Fr.) Henn. f. purpurea Y. Kobayasi.
2.3. Kỹ thuật trồng mộc nhĩ:
2.3.1. Điều kiện nuôi cấy Mộc nhĩ:
2.3.1.1. Nguồn cacbon:
Mộc nhĩ có khả năng sinh các men (enzyme) phân giải cellulose, lignin,
hemicellulose, tinh bột, pectin… thành đường đơn, sau đó mới được hấp thụ làm
nguồn dinh dưỡng. Trong mùn cưa của các loài gỗ tạp hoặc trong các khúc gỗ thường
11


được dùng để nuôi trồng mộc nhĩ có chứa khoảng 40% cellulose, 24% lignin, 20%
pentosan và 1% methyl-pentosan.
2.3.1.2. Nguồn nitơ:
Ngoài các nguồn nitơ hữu cơ như peptone, acid amin, hệ sợi nấm mộc nhĩ còn
có thể trực tiếp hấp thụ trong các trường hợp chất vô cơ như urê, amoni clorua,…, tức
là các loại phân đạm trong nông nghiệp. Khi nuôi cấy trên mùn cưa, lượng urê không
nên dùng quá 0.5%.
2.3.1.3. Nguồn vitamin:
Mộc nhĩ cần có nguồn vitamin để phát triển hệ sợi nấm, nhất là vitamin B1, B6

và vitamin H (B7).
Ngoài các nguồn dinh dưỡng nói trên, để phát triển hệ sợi nấm còn cần cung
cấp thêm canxi (Ca), magie (Mg), lân (P), kali (K) và cả nguyên tố vi lượng sắt (Fe).
Khi nuôi trồng trên mùn cưa thường thêm bột nhẹ (CaCO3) hoặc thạch cao
(CaSO4.2H2O).
2.3.1.4. Nhiệt độ:
Mộc nhĩ có thể nuôi trồng quanh năm ở nước ta. Bào tử mộc nhĩ nảy mầm tốt ở
nhiệt độ 22-32oC, tốt nhất là ở 30oC. Sợi nấm mộc nhĩ có thể mọc ở biên độ rất rộng,
từ 4 – 40oC nhưng tốt nhất ở 22 – 32oC. Thể quả (tai nấm) thích hợp nhất hình thành ở
20 – 28oC. Ở nhiệt độ 38oC tai nấm khó hình thành.
2.3.1.5. Độ ẩm:
Sợi nấm thích hợp phát triển trên môi trường chứa 60 – 70% nước. Thể quả
phát triển tốt trong điều kiện độ ẩm 90 – 95%. Độ ẩm dưới 80% thì tai nấm hình thành
chậm, có khi không tạo được tai nấm lớn và dày.
2.3.1.6. Chiếu sáng:
Ở điều kiện trong tối hay khi có ánh sáng tán xạ sợi nấm mộc nhĩ vẫn phát triển
bình thường. Tuy nhiên lúc mọc tai nấm nhất thiết cần có ánh sáng ở mức độ
250 – 1000 lux. Nếu thiếu ánh sáng, mộc nhĩ không có màu nâu sẫm mà có màu nâu
nhạt hay màu trắng sáng. Ngoài ra khi đó sản lượng mộc nhĩ sẽ bị giảm sút rõ rệt.
2.3.1.7. Độ thoáng khí:
Mộc nhĩ cần thoáng khí để có thể dễ dàng hấp thụ oxi (O2) và thải khí Cacbonic
(CO2). Cần chú ý thông khí, không lèn quá chặt, không để lượng nước quá cao khi
nuôi trồng.
12


2.3.1.8. Độ pH:
Mộc nhĩ thích hợp với môi trường hơi axit. Sợi nấm phát triển tốt nhất ở pH từ
5.0 – 6.5. Canxi cacbonat (CaCO3) là một chất đệm có thể giúp giữ ổn định pH của
môi trường.

2.3.2. Qui trình sản xuất nấm mộc nhĩ thông dụng:
Ở Việt Nam, các qui trình và kỹ thuật nuôi trồng mộc nhĩ được áp dụng cho
nuôi trồng sản xuất A. polytricha là chính. Từ các qui trình ở các tài liệu về kỹ thuật
nuôi trồng mộc nhĩ thông dụng và tham khảo thực tế sản xuất tại một số trại nấm trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai, chúng tôi đưa ra qui trình sản xuất nấm mộc nhĩ theo qui mô
công nghiệp với sơ đồ 2.1 được dẫn ra sau đây:
Phân lập giống nguyên chủng trên môi trường thuần khiết
(5 – 6 ngày)


Tạo giống cấp 1 trên môi trường thuần khiết

(5 – 6 ngày)


Tạo giống cấp 2 trên môi trường ngũ cốc

(15 – 20 ngày)


Tạo meo giống trên môi trường giá thể

(15 – 20 ngày)


Cấy meo giống vào cơ chất bịch giá thể


(25- 30 ngày)


Rạch bịch, tưới đón sự hình thành thể quả
(20 – 25 ngày)


Thu hái thể quả
Sơ đồ 2.1: Qui trình sản xuất nấm mộc nhĩ thông dụng

Đây là qui trình phổ biến và có hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất cho cả qui
mô nhỏ và lớn. Chính vì thế, chúng tôi chọn qui trình này để thử nghiệm nuôi trồng
A. delicata (Fr.) Henn. f. purpurea Y. Kobayasi nhằm khảo sát khả năng làm giống
sản xuất của loại nấm này.

13


Chương 3
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hiện nay ở nước ta nuôi trồng chủ yếu là nấm Mộc nhĩ lông A. polytricha. Một
số nơi nuôi trồng được A. auricula. Để góp phần tìm hiểu và khai thác nguồn tài
nguyên nấm phong phú, bổ sung vào nguồn giống ngành sản xuất nấm của Việt Nam,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu loài nấm Auricularia delicata (Fr.) Henn., với dạng A.
delicata (Fr.) Henn. f. purpurea Y. Kobayasi làm đối tượng nghiên cứu chính. Đây là
loài mộc nhĩ rất quí chuộng ở Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, song còn hạn chế trong
nuôi trồng đại trà. Mẫu nấm được thu thập tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, tháng 6/2008.
Nấm được phân lập và lưu giữ giống tại Phòng Kĩ thuật Vườn quốc gia Nam Cát Tiên
và thử nghiệm nuôi trồng tại Công ty TNHH Công nghệ sinh học Công Thành, Long
Khánh, Đồng Nai.
3.2. Phương pháp nghiên cứu:
Chúng tôi tiến hành phân tích mẫu và giám định theo các phương pháp hình

thái giải phẫu kinh điển (Lowy, 1951,1952; Kobayasi, 1973, 1981; Trịnh Tam Kiệt,
1981). Chụp ảnh trên kính hiển vi Olympus, Amplival. Tách phân lập và bảo tồn giống
trên môi trường thuần khiết (PGA). Tách giống trên môi trường thuần khiết và nhân
giống trên môi trường hạt ngũ cốc. Nghiên cứu nuôi trồng theo kỹ thuật cơ chất hỗn
hợp thông dụng (Trịnh Tam Kiệt et al., 1986; Lê Xuân Thám et al., 1998, 2001), lấy
điều kiện nhiệt độ và dưỡng chất để đánh giá sự phát triển của nấm Mộc nhĩ.
3.2.1 Môi trường nuôi cấy:
3.2.1.1 Môi trường thuần khiết:
Mẫu nấm tươi sau khi hái được phân lập và nuôi cấy thuần khiết trên môi
trường thạch khoai tây (PGA) có bổ sung một số thành phần dinh dưỡng theo công
thức trong bảng 3.1 như sau:

14


Bảng 3.1: Công thức các thành phần trong môi trường thuần khiết
Thành phần

Hàm lượng (g)

Khoai tây

300

Cà rốt

100

Giá đỗ


75

Nước

1 lít

Glucose

15

Cao nấm men

2

Agar

15

pH

5.6 – 6.01

Nước chiết gồm: khoai tây, cà rốt, giá đỗ, nước cất đun sôi với thời gian là
15-20 phút. Sau đó đem lọc và bổ sung nước cất cho đủ 1lít. Khử trùng môi trường
bằng Autoclave, nhiệt độ 120oC, 1.2 kgf/cm2 trong 15-20 phút. Lấy ra đem vào phòng
vô trùng, để nguội và tiến hành cấy giống. Giống sau khi cấy đem ủ trong phòng tối có
nhiệt độ 19-23oC.
3.2.1.2 Môi trường hạt lúa:
Tiến hành nuôi trồng trên môi trường hạt lúa được phối trộn đơn giản không bổ
sung dưỡng chất theo công thức trong bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2: Công thức các thành phần trong môi trường lúa
Thành phần

Hàm lượng (%)

Thóc

98

CaCO3

2

Thóc sạch ngâm nước cho hút đủ (8h nước chảy liên tục), cho vào nước sôi đun
tiếp 4 – 5 phút, vớt ra trộn với CaCO3, sau đó cho vào chai, bình thuỷ tinh có nút bông
(Nguyễn Lân Dũng, 2002).

15


×