Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

THÍCH ỨNG DÒNG TẾ BÀO Spodoptera frugiperda (Sf9) Ở ĐIỀU KIỆN NHIỆT ĐỘ PHÒNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG NHIỄM VIRUS CỦA DÒNG TẾ BÀO ĐÃ THÍCH ỨNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

************

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

THÍCH ỨNG DÒNG TẾ BÀO Spodoptera frugiperda (Sf9) Ở
ĐIỀU KIỆN NHIỆT ĐỘ PHÒNG TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH VÀ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG
NHIỄM VIRUS CỦA DÒNG TẾ BÀO
ĐÃ THÍCH ỨNG

Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Niên khóa: 2004 – 2008
Sinh viên thực hiện: VĂN THỊ THU CÚC

Tháng 10/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

************

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

THÍCH ỨNG DÒNG TẾ BÀO Spodoptera frugiperda (Sf9) Ở
ĐIỀU KIỆN NHIỆT ĐỘ PHÒNG TẠI THÀNH PHỐ


HỒ CHÍ MINH VÀ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG
NHIỄM VIRUS CỦA DÒNG TẾ BÀO
ĐÃ THÍCH ỨNG

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. VĂN THỊ HẠNH

VĂN THỊ THU CÚC

Tháng 10/2008


LỜI CẢM ƠN
 Với tất cả lòng yêu quí, con xin chân thành cảm ơn Ông - Bà, Ba - Mẹ. Cảm ơn
mọi người đã luôn ở bên cạnh và tạo cho con đầy đủ điều kiện để con có được
ngày hôm nay.
 Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Bộ môn Công Nghệ Sinh Học, cùng tất cả Quý
Thầy Cô đã truyền đạt kiến thức cho em trong bốn năm học tại trường.
 Xin chân thành cảm ơn TS.Văn Thị Hạnh đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho em thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
 Cảm ơn các anh - chị và các bạn tại phòng Công Nghệ Sinh Học Động Vật,
viện Sinh Học Nhiệt Đới đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp.
 Cảm ơn các bạn Thảo Em, Hồng Loan, Ngọc Phụng đã động viên, giúp đỡ, chia
sẽ mọi buồn vui với Cúc trong những năm qua.
 Em cảm ơn Anh…!

 Xin cảm ơn tất cả các bạn lớp DH04SH đã cùng tôi chia sẻ những kỷ niệm
trong suốt bốn năm qua.

Tp Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2008
Sinh viên thực hiện

Văn Thị Thu Cúc

iii


TÓM TẮT
Văn Thị Thu Cúc, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, tháng 9/2008.
“Thích ứng dòng tế bào Spodoptera frugiperda (Sf9) ở điều kiện nhiệt độ phòng tại
thành phố Hồ Chí Minh và khảo sát khả năng nhiễm virus của dòng tế bào
đã thích ứng”. Đề tài được tiến hành tại phòng Công Nghệ Sinh Học Động Vật - Viện
Sinh Học Nhiệt Đới thành phố Hồ Chí Minh thời gian từ 24/03/2008 đến
tháng 24/08/2008.
Giáo viên hướng dẫn:
TS. VĂN THỊ HẠNH.
Nội dung:
1. Theo dõi chu kỳ phát triển của tế bào Sf9 ở điều kiện tiêu chuẩn (270C).
2. Duy trì và theo dõi quá trình thích ứng của tế bào Sf9 ở điều kiện
nhiệt độ phòng.
3. Theo dõi chu kì phát triển của tế bào Sf9 đã thích ứng.
4. Khảo sát khả năng nhiễm virus gây bệnh tôm với dòng tế bào đã thích ứng.
Kết quả thu được:
1. Đã xác định được đặc trưng sinh học của tế bào Sf9 ở điều kiện
tiêu chuẩn (270C).
2. Đã thích ứng được dòng tế bào Sf9 ở điều kiện nhiệt độ phòng.

3. Đã xác định được đặc trưng sinh học của tế bào Sf9 thích ứng ở điều kiện
nhiệt độ phòng.
4. Đã đánh giá được khả năng nhiễm virus lên dòng tế bào thích ứng.

iv


SUMMARY
Van Thi Thu Cuc, Nong Lam University Ho Chi Minh city, Septemper 2008.
“Adaptation the Spodoptera frugiperda (Sf9) cell line at Ho Chi Minh city room
temperature and investigation the ability of virus infecting adapted cells”. The
thesis was carried out at The Laboratory of Animal Cell Biotechnology, Institute of
Tropical Biology Ho Chi Minh city, from March 24, 2008 to August 24, 2008.
Adviser:
Dr. VAN THI HANH.
Contents
1. Recording the growth of the Sf9 cells at standard condition (270C).
2. Maintaining and observing the development of Sf9 cells that adapted to
room temperature.
3. Recording the growth of the adapted Sf9 cells .
4. Investigating the ability of infection of virus caused disease of shrimp on
Sf9 cell lines that adapted to room temperature with virus.
Results
1. Recorded biological characteristic of Sf9 cells at standard condition (270C).
2. Adapted Sf9 cell lines at room temperature.
3. Recorded biological characteristic of adapted Sf9 cells.
4. Evaluated the ability of virus infection on Sf9 cell lines that adapted to
room temperature with virus.

v



MỤC LỤC
TRANG
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iii
TÓM TẮT.......................................................................................................................iv
SUMMARY..................................................................................................................... v
MỤC LỤC ......................................................................................................................vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................................................ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH.............................................................................................. x
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...........................................................................................xi
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ..........................................................................xii
Chương 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................................. 1
1.2. Mục đích ................................................................................................................... 2
1.3. Yêu cầu ..................................................................................................................... 2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................. 3
2.1. Tổng quan về công nghệ nuôi cấy tế bào động vật .................................................. 3
2.1.1. Lịch sử nghiên cứu và phát triển kỹ thuật nuôi cấy tế bào động vật..................... 3
2.1.2. Đặc điểm tế bào động vật ...................................................................................... 4
2.1.2.1. Điều hòa trao đổi chất......................................................................................... 4
2.1.2.2. Tính chất cơ học yếu .......................................................................................... 5
2.1.2.3. Khả năng phân chia và tốc độ tăng trưởng rất chậm .......................................... 5
2.1.2.4. Cần giá đỡ trong quá trình phát triển và nhân đôi.............................................. 5
2.1.2.5. Chịu ảnh hưởng rất mạnh bởi sản phẩm trao đổi chất của tế bào ...................... 6
2.1.2.6. Khả năng tiếp nhận gen lạ .................................................................................. 6
2.1.2.7. Khả năng bảo quản trong điều kiện nhân tạo ..................................................... 6
2.1.3. Các hình thức nuôi cấy tế bào động vật ................................................................ 7
2.1.3.1. Nuôi cấy đơn lớp (monolayer culture) ............................................................... 7
2.1.3.2. Nuôi cấy huyền phù (suspension culture) .......................................................... 7

2.1.4. Vấn đề lưu ý khi nuôi cấy tế bào động vật ............................................................ 7
2.1.5. Các pha của sự phát triển tế bào động vật khi nuôi cấy ........................................ 8
vi


2.1.6. Ứng dụng của công nghệ nuôi cấy tế bào động vật............................................... 9
2.2. Tổng quan công nghệ nuôi cấy tế bào côn trùng.................................................... 10
2.2.1. Lịch sử phát triển của công nghệ nuôi cấy tế bào côn trùng ............................... 10
2.2.2. Đặc điểm môi trường nuôi cấy tế bào côn trùng ................................................. 10
2.2.3. Một số môi trường nuôi cấy tế bào côn trùng ..................................................... 12
2.2.4. Đặc điểm dòng tế bào Spodoptera frugiperda (Sf9) ........................................... 13
2.2.5. Ứng dụng của công nghệ nuôi cấy tế bào côn trùng ........................................... 13
2.2.6. Phương pháp tạo dòng tế bào côn trùng .............................................................. 14
2.2.6.1 Vật liệu .............................................................................................................. 14
2.2.6.2. Các giai đoạn nuôi ............................................................................................ 14
2.2.7. Bảo quản tế bào nuôi cấy..................................................................................... 16
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...................................... 18
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 18
3.1.1. Thời gian.............................................................................................................. 18
3.1.2. Địa điểm .............................................................................................................. 18
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 18
3.2.1. Vật liệu - dụng cụ - thiết bị.................................................................................. 18
3.2.1.1. Vật liệu ............................................................................................................. 18
3.2.1.2. Dụng cụ............................................................................................................. 19
3.2.1.3. Thiết bị.............................................................................................................. 19
3.2.2. Chuẩn bị dụng cụ nuôi cấy .................................................................................. 20
3.2.3. Phương pháp cấy chuyền..................................................................................... 21
3.2.4. Khảo sát sự sinh trưởng của tế bào Sf9 ở điều kiện tiêu chuẩn (270C)............... 21
3.2.5. Khảo sát sự sinh trưởng của tế bào Sf9 khi thích ứng ở nhiệt độ phòng ............ 22
3.2.6. Khảo sát khả năng gây nhiễm dòng tế bào Sf9 thích ứng ................................... 22

3.2.7. Phương pháp thu virus......................................................................................... 23
3.2.8. Phương pháp bảo quản và hồi phục tế bào Sf9 ................................................... 23
3.2.8.1. Phương pháp bào quản tế bào Sf9 .................................................................... 23
3.2.8.2. Phương pháp hồi phục tế bào Sf9..................................................................... 24
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................... 26
4.1. Đặc trưng sinh học của tế bào Sf9 ở điều kiện tiêu chuẩn (270C).......................... 26
vii


4.2. Khả năng thích ứng của tế bào Sf9 với điều kiện nhiệt độ phòng tại thành phố
Hồ Chí Minh.................................................................................................................. 29
4.3. Đặc trưng sinh học của tế bào Sf9 khi nuôi ở điều kiện nhiệt độ phòng tại
thành phố Hồ Chí Minh................................................................................................. 33
4.4. Khả năng nhiễm tế bào Sf9 đã thích ứng với dịch virus gây bệnh cho tôm........... 37
4.5. Khả năng sống của tế bào Sf9 đã thích ứng với nhiệt độ phòng sau khi
bảo quản......................................................................................................................... 41
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 42
5.1. Kết luận................................................................................................................... 42
5.2. Đề nghị ................................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 43
PHỤ LỤC

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Sf9

: Spodoptera frugiperda


BEV

: Baculovirus expression vectors

NGE

: Nerve growth factor

DMSO

: Dimethyl sulfoxide

DNA

: Deoxyribonucleic acid

RNA

: Ribonucleic acid

FBS

: Fetal bovine serum

RhNGF

: Recombinant human nerve growth factor

BSA


: Bovine serum albumin

RTVMa

: Red tail virus from Macrobrachium

CPE

: Cytopanthic effect

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Mô hình một tế bào động vật điển hình .......................................................... 4
Hình 4.1: Tế bào Sf9 ở điều kiện tiêu chuẩn (270C) (×200) ......................................... 29
Hình 4.2: Tế bào sau 2 tuần thích ứng (16/04/2008) (×100) ........................................ 30
Hình 4.3: Tế bào sau 34 ngày thích ứng (06/05/2008), 1 ngày sau
cấy chuyền (×100) ......................................................................................................... 31
Hình 4.4: Tế bào sau 37 ngày thích ứng (09/05/2008) và đối chứng ở
điều kiện tiêu chuẩn sau 1 ngày cấy chuyền (×100)...................................................... 32
Hình 4.5: Sự kéo dài của tế bào thích ứng (×100)......................................................... 32
Hình 4.6: Tế bào đã thích ứng (09/07/2008) sau 1 ngày cấy chuyền và
sau 5 ngày cấy chuyền (×100) ....................................................................................... 36
Hình 4.7: Tế bào thích ứng nhuộm trypan blue (×200)................................................. 37
Hình 4.8: Đối chứng sau 7 ngày và tế bào ở điều kiện tiêu chuẩn sau 7 ngày

gây nhiễm RTVMa (×100) ............................................................................................ 39
Hình 4.9: Tế bào thích ứng sau năm ngày gây nhiễm RTVMa (×100)......................... 39
Hình 4.10: Tế bào Sf9 nhiễm RTVMa ở điều kiện 270C và điều kiện
nhiệt độ phòng (×40) ..................................................................................................... 40
Hình 4.11: Tế bào ở điều kiện tiêu chuẩn và tế bào thích ứng sau 4 ngày
gây nhiễm RTVMa (×100) ............................................................................................ 41

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 3.1: Nội dung nghiên cứu và phương pháp thực hiện.......................................... 18
Bảng 4.1: Mật độ tế bào nuôi cấy đơn lớp ở điều kiện tiêu chuẩn (270C) .................... 26
Bảng 4.2: Mật độ tế bào nuôi cấy đơn lớp trong điều kiện nhiệt độ phòng tại
thành phố Hồ Chí Minh................................................................................................. 33
Bảng 4.3: Hiệu ứng hủy hoại tế bào của RTVMa trên tế bào ở điều kiện
tiêu chuẩn (270C) và tế bào ở điều kiện nhiệt độ phòng ............................................... 38

xi


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ
SƠ ĐỒ

TRANG


Sơ đồ 3.1: Qui trình chuẩn bị dụng cụ........................................................................... 20
Sơ đồ 3.2: Qui trình gây nhiễm virus ............................................................................ 22
Sơ đồ 3.3: Qui trình thu virus từ tế bào gây nhiễm ....................................................... 23
Sơ đồ 3.4: Qui trình bảo quản tế bào Sf9 trong nitơ lỏng ............................................. 24
ĐỒ THỊ

TRANG

Đồ thị 4.1: Đường cong sinh trưởng của tế bào Sf9 nuôi cấy đơn lớp
ở điều kiện tiêu chuẩn (270C) ........................................................................................ 27
Đồ thị 4.2: Đường cong sinh trưởng của tế bào Sf9 nuôi cấy đơn lớp
trong điều kiện nhiệt độ phòng...................................................................................... 34
BIỂU ĐỒ

TRANG

Biểu đồ 4.1: Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ sống của tế bào Sf9 nuôi cấy đơn
lớp ở điều kiện tiêu chuẩn (270C).................................................................................. 27
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ sống của tế bào Sf9 nuôi cấy đơn
lớp trong điều kiện nhiệt độ phòng................................................................................ 34
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ so sánh sự phát triển của tế bào Sf9 khi giữ ở
điều kiện tiêu chuẩn và điều kiện nhiệt độ phòng ......................................................... 35
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ so sánh tỉ lệ sống của tế bào Sf9 khi giữ ở điều kiện
tiêu chuẩn và điều kiện nhiệt độ phòng ......................................................................... 35

xii


Chương 1


MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, công nghệ nuôi cấy tế bào động vật ngày càng có
những ứng dụng rộng rãi vào thực tế, đặc biệt đối với lĩnh vực y – sinh học. Kỹ thuật
nuôi cấy tế bào động vật được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc tạo ra các mô,
cơ quan thay thế, kháng thể đơn dòng, các chất có hoạt tính sinh học…
Đối tượng nghiên cứu ban đầu của kỹ thuật nuôi cấy tế bào động vật là tế bào của
động vật có xương sống (gà, khỉ, người…). Trong ba thập kỷ gần đây, đối tượng mới
của kỹ thuật nuôi cấy tế bào động vật là tế bào động vật không xương sống đặc biệt là
tế bào côn trùng.
Mặc dù kỹ thuật nuôi cấy tế bào côn trùng là kỹ thuật mới phát triển nhưng nó
ngày càng chứng tỏ được những tiềm năng ứng dụng to lớn vào thực tế. Hiện nay, kỹ
thuật nuôi cấy tế bào côn trùng được xem là một kỹ thuật quan trọng trong việc tạo ra
các sản phẩm sinh học (gồm protein tái tổ hợp và thuốc trừ sâu sinh học) chủ yếu
thông qua hệ thống vector biểu hiện Baculovirus (BEV – Baculovirus expression
vectors system). Baculovirus là những virus gây bệnh cho côn trùng. Loại virus này
được lựa chọn do tính chất gây bệnh đặc hiệu và hoàn toàn không gây nhiễm tế bào
động – thực vật.
Ưu điểm của hệ tế bào côn trùng – các vector biểu hiện Baculovirus là [8]:
 Có mức độ biểu hiện gen ngoại lai cao so với đa số dòng tế bào động vật có vú
và các hệ tế bào vi sinh vật.
 Có khả năng tạo ra protein tái tổ hợp trong tế bào côn trùng chủ có bản chất
tương tự với các protein gốc về hoạt tính enzyme, miễn dịch học và chức năng protein.
 Không có khả năng hoạt hóa gen gây ung thư không hoạt động.
 Thao tác dễ dàng.
Hiện nay, sự bùng phát dịch bệnh virus trên tôm nuôi ngày càng phổ biến gây
nhiều thiệt hại to lớn cho người nuôi tôm. Do đó, việc nghiên cứu virus gây bệnh tôm
đã trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, lĩnh vực này hiện nay đang
gặp phải vấn đế hết sức khó khăn đó là không có dòng tế bào liên tục nào đáp ứng
1



được yêu cầu trong nghiên cứu virus. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu
thử nghiệm và tìm kiếm nhiều dòng tế bào như dòng tế bào cá, khỉ, người… ngay cả
dòng tế bào côn trùng nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra được dòng tế bào mẫn cảm với
virus gây bệnh cho tôm. Do đó, việc tìm kiếm dòng tế bào mới và thích ứng dòng
tế bào cũ phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam trở thành vấn đề cần được chú ý
phát triển hơn bao giờ hết.
Trong 10 năm qua, phòng Công Nghệ Sinh Học Động Vật – Viện Sinh Học
Nhiệt Đới thành phố Hồ Chí Minh đã thiết lập và duy trì thành công dòng tế bào
côn trùng Spodoptera frugiperda (Sf9) ứng dụng trong nghiên cứu virus gây bệnh trên
tôm. Sự tăng trưởng và phát triển của dòng tế bào này đòi hỏi điều kiện nhiệt độ 270C,
mặc khác, tôm thuộc loại động vật máu lạnh (thân nhiệt thay đổi theo điều kiện
môi trường), nên virus gây bệnh trên tôm cũng sẽ thích nghi với điều kiện nhiệt độ
môi trường. Điều kiện nhiệt độ tại thành phố Hồ Chí Minh rất nóng (có thể lên đến
trên 370C) và dao động thường xuyên, do đó sự phát triển dòng tế bào Sf9 ở điều kiện
270C sẽ gây khó khăn cho việc nghiên cứu virus gây bệnh tôm.
Để việc ứng dụng dòng tế bào Sf9 vào các nghiên cứu thực tiễn dễ dàng và đạt
kết quả cao, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Thích ứng dòng tế bào
Spodoptera frugiperda (Sf9) ở điều kiện nhiệt độ phòng tại thành phố
Hồ Chí Minh và khảo sát khả năng nhiễm virus của dòng tế bào đã thích ứng”.
1.2. Mục đích
Thích ứng dòng tế bào Sf9 phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam, từ đó
mở rộng khả năng ứng dụng của tế bào Sf9 trong nghiên cứu, chẩn đoán virus
gây bệnh trên tôm cũng như phòng trừ sâu hại trong lĩnh vực nông nghiệp.
1.3. Yêu cầu
 Khảo sát sự thích ứng của dòng tế bào Sf9 với điều kiện nhiệt độ phòng
dao động tại thành phố Hồ Chí Minh.
 Khảo sát khả năng nhiễm RTVMa (Red tail virus from Macrobrachium) của
dòng tế bào Sf9 đã thích ứng.

 Đánh giá khả năng hồi phục của dòng tế bào Sf9 thích ứng sau khi bảo quản ở
-1960C trong nitơ lỏng

2


Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về công nghệ nuôi cấy tế bào động vật
2.1.1. Lịch sử nghiên cứu và phát triển kỹ thuật nuôi cấy tế bào động vật
Năm 1838, Schleiden và Schwan đề ra thuyết tế bào. Đây là nền tảng cho các nhà
khoa học về thực vật và động vật nghiên cứu sâu về khả năng phát triển tế bào từ một
tế bào gốc (tế bào mầm).
Trước đây, người ta nuôi cấy virus trong cơ thể một sinh vật chủ. Sau đó thu nhận
virus này và dùng nó để sản xuất vaccine. Việc sản xuất vaccine theo phương pháp này
đã cho những kết quả rất tốt, đóng vai trò quan trọng trong phòng và chữa bệnh hàng
chục năm qua. Tuy nhiên, việc sản xuất vaccine theo phương pháp này vẫn còn nhiều
hạn chế cần khắc phục. Trong đó, khó khăn nhất là phải sử dụng một số lượng lớn
động vật cho quá trình nuôi virus. Điều đó không chỉ khó khăn về mặt kỹ thuật mà còn
khó khăn về mặt tài chính.
Để đáp ứng những nhu cầu cấp bách của thực tiễn, kỹ thuật nuôi cấy tế bào
động vật đã ra đời và đặt ra cho các nhà khoa học những thách thức to lớn.
Năm 1855, Roux đã chứng minh khả năng giữ toàn vẹn đặc tính sinh học của
tế bào xơ phôi gà trong dung dịch nước muối sinh lý.
Đến năm 1907, Harrison đã đạt được một số kết quả ban đầu có ý nghĩa
mở đường trong việc nuôi thử nghiệm tế bào thần kinh ếch ngoài cơ thể.
Năm 1910, Roux tiếp tục nghiên cứu trên tế bào ung thư gà.
Năm 1913, những nghiên cứu của Carrel đã tạo một đột phá có tính chất làm
nền tảng cho công nghệ nuôi cấy tế bào động vật. Ông đã làm nhiều thí nghiệm và

cuối cùng đưa ra kết luận: tế bào động vật hoàn toàn có thể sống trong một khoảng
thời gian dài trong điều kiện in vitro nếu ta thường xuyên cung cấp những chất
dinh dưỡng vô trùng cần thiết. [4]
Năm 1948, Earle thu nhận được dòng tế bào biệt lập thông qua phân lập các
tế bào và nuôi cấy chúng trong những điều kiện môi trường đặc biệt. Kỹ thuật này mở
ra khả năng tách tế bào của từng loại mô và phát triển chúng trong những môi trường
nhân tạo.
3


Năm 1952, Gey nuôi cấy thành công tế bào ung thư ở người.
Năm 1954, Levi – Moutalcini tìm hiểu ảnh hưởng của những chất điều hòa
sinh trưởng lên sự phát triển của tế bào nuôi cấy in vitro. Ông dùng yếu tố tăng trưởng
thần kinh (NGE – Nerve Growth Factor) để kích thích sự tăng trưởng của tế bào
thần kinh nuôi cấy in vitro.
Những nghiên cứu sau này của Earle (1955), Puck (1956), Temin và
Rubin (1958), Hayflick (1961), Littlefield (1964), Ham (1965), Kohler (1975),
Sato (1976), Wigler (1977) rất thành công trong các lĩnh vực:
 Tìm ra nhiều loại môi trường thích hợp cho sự phát triển in vitro của nhiều loại
mô khác nhau của người và động vật.
 Hoàn thiện qui trình nuôi cấy mô động vật.
 Tạo ra được một số đột biến có ích.
Những nghiên cứu liên tục từ năm 1950 đến nay đã có ý nghĩa thực tiễn rất lớn
trong kỹ thuật sản xuất vaccine cho người và động vật.
2.1.2. Đặc điểm tế bào động vật

Hình 2.1. Mô hình một tế bào động vật điển hình
Các bào quan gồm: (1) hạch nhân, (2) nhân, (3) ribosome, (4) túi tiết, (5) mạng
lưới nội chất, (6) bộ máy Golgi, (7) khung xương tế bào, (8) ER trơn, (9) ty thể, (10)
không bào, (11) tế bào chất, (12) lysosome, (13) trung thể.

(Nguồn: />2.1.2.1. Điều hòa trao đổi chất
Quá trình trao đổi chất của cơ thể được tập trung chủ yếu ở trong từng tế bào. Sự
chuyển hóa này có tính quyết định đến sự tồn tại của cơ thể sống.

4


Trong quá trình nuôi cấy tế bào in vitro cần chú ý hai vấn đề mang tính chất
quyết định: [4]
 Bản chất tự nhiên (nguồn gốc) của tế bào. Sự hiểu biết về nguồn gốc tế bào sẽ
giúp ta định hướng sản phẩm cuối.
 Những yếu tố môi trường quyết định tính trạng riêng biệt của tế bào. Sự
hiểu biết về tính trạng riêng biệt giúp ta điều chỉnh để tính trạng đó được biểu hiện ra
trong quá trình nuôi cấy.
Trong nuôi cấy in vitro, mọi tác động lên tế bào động vật đều là những tác động
trực tiếp, các tác động này xảy ra rất nhanh và rất mãnh liệt. Do đó cần tạo ra sự
hài hòa trong mọi tác động đến sự trao đổi chất của tế bào được nuôi cấy.
2.1.2.2. Tính chất cơ học yếu
Tế bào động vật hoàn toàn không có vách, chúng chỉ được bao bọc bởi một
màng tế bào. Màng tế bào là thành phần duy nhất ngăn cách giữa tế bào với tế bào
trong mô. Mặc khác, kích thước tế bào động vật thường rất lớn, trung bình khoảng
10 µm. Do đó, tế bào động vật có tính cơ học yếu.
Chính vì điều đó nên khi nuôi cấy, tế bào động vật rất dễ vỡ do các lực tác động
khi khuấy trộn để tách tế bào… Do đó khi nuôi cấy tế bào động vật cần khuấy thì
tốc độ không được quá 100 rpm (vòng/phút).[5]
2.1.2.3. Khả năng phân chia và tốc độ tăng trưởng rất chậm
Ở động vật, một chu trình tế bào thường kéo dài 20 – 70 giờ [4]. Thời gian
phân chia của tế bào có liên quan đến sự đấu tranh sinh tồn và sự bảo toàn di truyền
của một loài. Do đó, nó mang tính chất loài.
Ngoài khả năng tăng chậm về số lượng tế bào, sự phát triển ở tế bào động vật

cũng xảy ra rất chậm. Đây cũng là vấn đề khó khăn trong việc nuôi cấy tế bào động vật
in vitro.
Hiểu biết được đặc điểm này giúp ta điều khiển quá trình nuôi cấy cho phù hợp
với từng loại tế bào.
2.1.2.4. Cần giá đỡ trong quá trình phát triển và nhân đôi
Trong cơ thể động vật tồn tại hai loại tế bào:
 Loại tế bào tự do: tế bào máu, tế bào sinh dục.
 Loại tế bào ở dạng liên kết trong mô.

5


Trừ tế bào máu và một số giai đoạn của tế bào sinh dục, hầu hết các mô và tế bào
động vật cần bám vào giá đỡ để có thể sống và phân chia. Thông thường tế bào
phát triển tốt khi gắn vào bề mặt rắn.
Tuy nhiên, một số dòng tế bào như tế bào ung thư có thể sinh trưởng và phân chia
trong trạng thái lơ lửng không cần bám giá đỡ.
2.1.2.5. Chịu ảnh hưởng rất mạnh bởi sản phẩm trao đổi chất của tế bào
Đây gọi là cơ chế kìm hãm ngược bởi sản phẩm cuối (feed back). Cơ chế này
ức chế sự tổng hợp và tiết ra ngoài môi trường của một chất bởi sự gia tăng nồng độ
chất này trong môi trường.
Do đó, việc thay mới môi trường sau một thời gian nuôi cấy nhất định là
cần thiết, nhằm tránh sự hoạt động của cơ chế kìm hãm ngược. Trong nuôi cấy
in vitro, cơ chế kìm hãm ngược còn có thể gây tổn thương tế bào, thậm chí làm chết
tế bào hàng loạt.
2.1.2.6. Khả năng tiếp nhận gen lạ
Đặc điểm này gần giống với tế bào vi khuẩn trong hiện tượng dung hợp và giống
với tế bào trần thực vật ở hiện tượng biến nạp.
Xét về cấu trúc, tế bào động vật được xem như một loại tế bào trần tự nhiên,
chúng chỉ được bao bọc bởi một lớp màng. Do đó, khi tồn tại ở trạng thái tự do, chúng

có khả năng nhận dòng thông tin di truyền lạ hoặc khi cho những tế bào động vật có
thông tin di truyền khác nhau ở gần nhau, sẽ xảy ra hiện tượng trao đổi vật chất
di truyền. Hiện tượng này tạo ra các tế bào lai.
Hiện tượng lai có ý nghĩa lớn trong việc tạo dòng lai mới.
2.1.2.7. Khả năng bảo quản trong điều kiện nhân tạo
Khác với tế bào vi sinh vật và tế bào thực vật, tế bào động vật cần phải được
bảo quản trong những điều kiện hết sức đặc biệt mới có thể giữ được những đặc tính
riêng của nó.
Trong quá trình bảo quản cần bổ sung các chất phụ gia như glycerol hoặc DMSO
vào các dòng tế bào động vật và bảo quản chúng trong nitơ lỏng ở -1960C. Biện pháp
này giúp tế bào giữ được đặc tính của chúng trong thời gian rất dài.
Khi sử dụng, tế bào động vật cần được giải đông và hoạt hóa để phục hồi lại
khả năng tăng trưởng và phân chia.

6


Ngoài ra, tế bào động vật rất kém thích nghi với điều kiện môi trường, rất
nhạy cảm với kim loại. Khi phát triển trong môi trường nhân tạo chúng rất cần
huyết thanh, hormone.
2.1.3. Các hình thức nuôi cấy tế bào động vật
2.1.3.1. Nuôi cấy đơn lớp (monolayer culture)
Là phương pháp nuôi cấy tĩnh trong đó các tế bào bám trên giá thể để sinh trưởng
và phát triển. Các giá thể có thể là bình flask, đĩa petri nhựa hay thủy tinh. Việc
lựa chọn giá thể nào phụ thuộc vào mật độ tế bào nuôi cấy, bản chất môi trường
nuôi cấy, giá thành và thói quen của người sử dụng.
Bề mặt bám trên các dụng cụ nuôi cấy cần được xử lý thích hợp cho sự bám dính
của tế bào.
2.1.3.2. Nuôi cấy huyền phù (suspension culture)
Là phương pháp nuôi cấy mà trong đó tế bào không bám vào bề mặt dụng cụ

cũng như thiết bị nuôi cấy. Nói cách khác, tế bào sinh trưởng và phát triển ở trạng thái
lơ lửng (huyền phù).
Tế bào có thể phát triển trong các loại dụng cụ nuôi cấy khác nhau. Đơn giản nhất
là tế bào được nuôi trong các chai nuôi cấy thủy tinh có chứa một thanh khấy từ hoặc
trong bình flask đặt trên một máy lắc. Ngoài ra, trong nuôi cấy huyền phù người ta còn
sử dụng dụng cụ nuôi cấy spinner flask có những hạt mang tế bào (microcarrier)
thường là hạt gel hay hạt gelatin… và nuôi ở mật độ tế bào cao.
Trong nuôi cấy huyền phù thường sử dụng thanh khuấy có từ tính. Thanh khuấy
này phải có các đặc điểm sau:
 Có từ tính mạnh để hoạt động nhẹ nhàng, thông suốt khi khuấy ở tốc độ thấp.
 Không gia nhiệt khi khuấy.
 Có độ chính xác cao.[10]
2.1.4. Vấn đề lưu ý khi nuôi cấy tế bào động vật
Trong nuôi cấy tế bào động vật in vitro, sự nhiễm là vấn đề được chú ý đầu tiên,
vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của tế bào nuôi cấy.
Có hai loại tạp nhiễm chính trong quá trình nuôi cấy là nhiễm sinh học và
nhiễm hóa học.

7


 Nhiễm hóa học gây ra bởi nhiều tác nhân như endotoxin, ion kim loại hoặc
thuốc tẩy hóa học. Loại tạp nhiễm này khó phát hiện nhất, vì các nhân tố gây
tạp nhiễm là các nhân tố không thể nhìn thấy được.
 Nhiễm sinh học thường do nấm, vi khuẩn gây ra. Các tác nhân này phát triển
nhanh và có những biểu hiện dễ phát hiện trong nuôi cấy như làm thay đổi pH hoặc
đục môi trường (thường xảy ra nếu thiếu kháng sinh trong môi trường nuôi cấy).
Tuy nhiên, hai dạng khác của nhiễm sinh học là mycoplasma và nhiễm virus thì không
dễ phát hiện, đòi hỏi những phương pháp phát hiện đặc biệt.
Để hạn chế sự nhiễm, yêu cầu đầu tiên là phải đảm bảo điều kiện vô trùng tốt

trong khu vực làm việc. Đồng thời, môi trường và dụng cụ nuôi cấy phải được
tiệt trùng, cất giữ và sắp xếp hợp lý.
2.1.5. Các pha của sự phát triển tế bào động vật khi nuôi cấy
 Pha lag (pha tiềm ẩn – pha sinh trưởng chậm – pha thích ứng)
Là giai đoạn sau khi cấy chuyền, trong giai đoạn này ít có sự tăng về số lượng
tế bào. Pha này phụ thuộc rất nhiều yếu tố như thành phần, mật độ, trạng thái ban đầu
của tế bào…
Nếu mật độ nuôi cấy và khả năng sống của tế bào nuôi cấy thấp thì pha này sẽ
kéo dài hơn.
 Pha log (pha phát triển)
Là giai đoạn gia tăng số lượng tế bào. Sau 3 – 4 ngày nuôi cấy, số lượng tế bào sẽ
gia tăng nhanh chóng. Trong pha này tỷ lệ sinh trưởng của tế bào rất cao (khoảng
90 – 100%). Đây là thời điểm thu nhận tế bào tốt nhất vì tế bào có sức sống cao
đồng thời kích thước, các thành phần hóa học, hoạt tính sinh lý… của tế bào cũng
không thay đổi theo thời gian.
 Pha ổn định
Giai đoạn này tế bào dừng tăng sinh hay tăng sinh rất ít. Mật độ tế bào không
tăng, tốc độ chết bằng tốc độ sinh trưởng.
Sự sinh trưởng của tế bào bị hạn chế do:
 Môi trường hết dinh dưỡng.
 Ảnh hưởng bởi cơ chế kìm hãm ngược.

8


 Tế bào đã phủ kín chất nền, không còn chỗ bám nên tế bào không thể
phân chia tiếp được.
 Pha suy tàn
Số lượng tế bào chết tăng, mật độ tế bào sống giảm.
2.1.6. Ứng dụng của công nghệ nuôi cấy tế bào động vật

 Thiết lập hệ thống mô hình [7]
Nuôi cấy tế bào cung cấp một hệ thống thích hợp cho nghiên cứu:
 Sinh lý và sinh hóa tế bào.
 Tương tác giữa tác nhân gây bệnh và tế bào.
 Tác dụng của thuốc đối với tế bào.
 Tiến trình và sự hóa già.
 Những nghiên cứu về dinh dưỡng.
 Virus học [6]
Một trong những ứng dụng cơ bản và sớm nhất của nuôi cấy tế bào là sản xuất
vaccine virus được bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ 20.
Bắt nguồn từ các nguyên nhân thực tiễn:
 Các virus chỉ sinh sản trong tế bào sống.
 Không thể thử nghiệm tác hại của virus trên động vật nuôi và đặc biệt là trên
cơ thể con người.
Nên tế bào động vật nhận được từ nuôi cấy invitro là đối tượng thay thế hiệu quả
nhất để thực hiện những nghiên cứu về virus đồng thời cũng là nguồn nguyên liệu để
sản xuất lượng lớn vaccine virus nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người.
 Sản xuất các chất thứ cấp từ tế bào
Tế bào được sử dụng để sản xuất các sản phẩm quan trọng như các
interferon α và β, thymosin, interleukin 2 (chất hỗ trợ cơ thể chống bệnh),
plasmanogen activator (t – pA). [6]
 Sản xuất các chất miễn nhiễm, các hormone và các chất có hoạt tính sinh học
Các chất miễn nhiễm được sản xuất nhờ nuôi cấy tế bào động vật chủ yếu là
kháng thể đơn dòng (monoclonal antibody). Các kháng thể đơn dòng dùng để:
 Chẩn đoán bệnh

9


 Hướng thuốc đúng mục tiêu các tác nhân trị bệnh cụ thể như chữa trị ung thư

đúng vị trí cần thiết, giảm nguy hiểm trong trường hợp ghép tuỷ.
 Dùng để nghiên cứu.
Các hormone và chất có hoạt tính sinh học đáng kể khác được sản xuất bằng
con đường này như prolactin và enzyme reverse transcriptase để tạo DNA tái tổ hợp từ
RNA. [6]
Với các ứng dụng rộng rãi nói trên, chúng ta ngày càng thấy rõ tiềm năng to lớn
của công nghệ nuôi cấy tế bào động vật. Trong kỹ thuật nuôi cấy tế bào động vật,
bên cạnh nuôi cấy tế bào động vật có xương sống, các nhà khoa học còn chú trọng đến
việc nuôi cấy các tế bào động vật không xương sống, đặc biệt là tế bào côn trùng.
Công nghệ nuôi cấy tế bào côn trùng mặc dù ra đời sau nhưng đã phát triển rất
mạnh mẽ và có nhiều ứng dụng to lớn trong y – dược và nông nghiệp trong việc tạo ra
protein tái tổ hợp và nghiên cứu virus gây bệnh côn trùng.
2.2. Tổng quan công nghệ nuôi cấy tế bào côn trùng
2.2.1. Lịch sử phát triển của công nghệ nuôi cấy tế bào côn trùng
Năm 1915, Goldschmidt đã thông báo kết quả nghiên cứu đầu tiên về nuôi cấy
in vitro mô động vật bộ cánh vảy Lepidoptera.
Năm 1935, Trager và Gaw (1959) đã phát triển và thiết lập được những thông số
sinh lý, sinh hóa và những điều kiện tối ưu của kỹ thuật này phục vụ nghiên cứu
Baculovirus.
Năm 1962, Grace tạo dòng tế bào Antheraea có nguồn gốc từ buồng trứng mối
Antheraea eucaliptir. Dòng tế bào này được nuôi trong môi trường Grace bổ sung
10% huyết thanh bào thai bê.
Năm 1967, Singh thiết lập hai dòng tế bào từ ấu trùng trứng muỗi là Aede aegypti
và Aede albopictus. Các dòng tế bào này được nuôi trong môi trường Mitsukashi và
Maramorsch bổ sung 10% huyết thanh bào thai bê.
Năm 1983, Smith và Cherry dòng hóa tế bào Sf9 từ dòng tế bào mẹ
IPLB – SF21 AE, có nguồn gốc từ buồng trứng ấu trùng sâu Spodoptera frugiperda.
2.2.2. Đặc điểm môi trường nuôi cấy tế bào côn trùng
Nguyên lý cơ bản khi thiết lập bất kỳ môi trường phù hợp cho sự tăng trưởng
in vitro của tế bào côn trùng là tạo ra được môi trường có bản chất tương tự với

môi trường trong cơ thể côn trùng ban đầu. [12]
10


Thành phần nuôi cấy tế bào động vật phức tạp hơn rất nhiều so với môi trường
nuôi cấy vi sinh vật và tế bào thực vật. Môi trường đặc trưng dùng trong nuôi cấy
tế bào động vật bao gồm các amino acid, các vitamin, hormone, nhân tố sinh trưởng,
muối khoáng và glucose. Ngoài ra, môi trường cần được cung cấp huyết thanh của
động vật vú.
Tính chất một số thành phần cơ bản của môi trường nuôi cấy tế bào côn trùng:
 Huyết thanh
Mặc dù thành phần của huyết thanh vẫn chưa được xác định đầy đủ, nhưng nhiều
nghiên cứu đã cho thấy nó rất cần thiết cho sự phát triển và tồn tại của tế bào nuôi cấy.
Trong nuôi cấy tế bào côn trùng thường sử dụng một số loại huyết thanh như:
huyết thanh ngựa, bê con, bào thai bò… nhưng tốt nhất là huyết thanh bào thai bê
(FPS – Fetal Bovin Serum). Vai trò của huyết thanh trong nuôi cấy như sau [5]:
 Cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho tế bào như các amino acid thiết yếu,
tiền chất của nucleic acid, các nguyên tố vi lượng…
 Cung cấp các nhân tố tăng trưởng, kích thích tế bào tăng trưởng và phân chia.
 Kích thích sự phục hồi các tổn thương của tế bào khi cấy chuyền, làm bất hoạt
trypsin tránh gây tổn thương tế bào.
 Cải thiện tính tan của các chất dinh dưỡng.
 Cải thiện tính dính của tế bào lên bề mặt bình nuôi nhờ các yếu tố làm tăng
độ dính của tế bào lên giá đỡ.
 Chống oxy hóa khử trong tế bào ở mức cho phép, trong huyết thanh chứa
những chất có khả năng chống oxy hóa như: acid ascorbic, α – tocopherol, H2SeO3.
 Protein
Protein trong huyết thanh chủ yếu đóng vai trò là chất vận chuyển khoáng,
acid béo, hormone. Chức năng một số protein được biết như:
 Fibropectin (globulin không tan) điều khiển sự kết hợp α 2- macroglobulin

hạn chế khả năng gây hại của trypsin. [4]
 Fetuin nâng cao tính bám của tế bào. [4]
 Transferrin khi liên kết với sắt sẽ làm giảm độc tính của sắt phù hợp với
nhu cầu của tế bào. [4]

11


 Vitamin
Chủ yếu là các vitamin nhóm B như xianocobalamin (B12), nicotinic (B5),
panthothenic, pyridoxine (B6), thiamine (B2)… Ngoài ra, còn có biotin (B7),
acid folic (B9) và một số vitamin khác có trong huyết thanh.
 Muối khoáng
Hầu hết muối khoáng là các muối của Na+, K+, Mg2+, Ca2+, Cl-, SO22-, PO43- và
HCO3-. Đây là những thành phần chính tham gia vào áp suất thẩm thấu của
môi trường.
Trong nuôi cấy huyền phù, ion Ca2+ được sử dụng rất hạn chế để giảm thiểu sự
tiếp xúc và kết dính giữa các tế bào với nhau. [4]
 Amino acid
Thông thường các amino acid trong môi trường phải ở dạng L để tế bào có thể
sử dụng được. Hàm lượng các acid amin trong môi trường thường hạn chế mật độ
tế bào tối đa, mặc khác có thể ảnh hưởng đến sức sống của tế bào và tỉ lệ sinh trưởng.
Theo Reitzer và cộng sự (1979) thì glutamine được sử dụng như một nguồn
năng lượng và là nguồn cacbon cho tế bào. [4]
2.2.3. Một số môi trường nuôi cấy tế bào côn trùng
 Môi trường bổ sung huyết thanh
Ba loại môi trường chính được sử dụng phổ biến trong nuôi cấy tế bào côn trùng
là môi trường Grace, IPL – 41 và TC – 100. Ngoài ra môi trường TNM – FH cũng
được sử dụng rộng rãi, là môi trường Grace bổ sung lactalbumin hydrolysate và
cao nấm men.

Những môi trường này có pH xấp xỉ 6,2 và được đệm với sodium phosphate. [10]
 Môi trường không chứa huyết thanh
Mặc dù huyết thanh được xem là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu trong
môi trường nuôi cấy nhưng nó lại có một số khuyết điểm: [10]
 Rất đắt tiền và khó thu nhận.
 Thành phần huyết thanh khác nhau, có tính không đồng nhất sẽ ảnh hưởng lớn
đến sự phát triển của tế bào.
 Môi trường không chứa huyết thanh có hàm lượng protein thấp sẽ thuận lợi
cho việc tinh sạch protein tái tổ hợp.

12


Do đó, người ta đã tìm cách tạo ra môi trường tổng hợp chứa các thành phần thay
thế huyết thanh nhằm khắc phục các nhược điểm trên.
Môi trường Ex – Cell 400, Ex – Cell 401, Sf900 và Sf900 – II là những
môi trường không chứa protein hoặc có hàm lượng protein thấp, đều được pha chế dựa
trên môi trường gốc IPL – 41. Trong khi đó, SFM – LP là môi trường không chứa
huyết thanh được pha chế dựa trên môi trường Grace, bổ sung lactalbumin hydrosylat,
cao nấm men, Pluronic F – 68 và chất béo có hàm lượng protein thấp. [10]
Khi nuôi cấy dòng tế bào Sf, môi trường không chứa huyết thanh được
khuyến cáo sử dụng là ISFM, Ex – Cell 400 và Sf900.[10]
2.2.4. Đặc điểm dòng tế bào Spodoptera frugiperda (Sf9)
 Dòng tế bào Spodoptera frugiperda (Sf9) do G.E.Smith và C.L.Cherry
dòng hóa vào năm 1983 từ dòng tế bào cha mẹ IPLBSF21-AE, có nguồn gốc từ
buồng trứng của loài côn trùng có tên khoa học Spdoptera frugiperda. Dòng tế bào này
có đặc tính phát triển tốt trong nuôi cấy đơn lớp lẫn nuôi cấy huyền phù và thích nghi
với môi trường không chứa huyết thanh. Dòng tế bào Sf9 thích hợp cho thí nghiệm
gây nhiễm virus, sự tinh sạch plaque, sự hình thành plaque và biểu hiện protein
tái tổ hợp. [13]

 Tế bào Sf9 có thể tăng trưởng và phát triển tốt ở cả hai dạng nuôi cấy đơn lớp
và nuôi cấy huyền phù. Đồng thời, có thể chuyển tế bào Sf9 từ dạng nuôi cấy này sang
dạng nuôi cấy khác mà không cần giai đoạn thích ứng. [10]
 Tế bào Sf9 có thể phát triển ở nhiệt độ 18 – 300C. Nhiệt độ tối ưu cho tế bào
Sf9 sinh trưởng và phát triển là 27 – 280C, ở điều kiện này tế bào nhân đôi sau
20 – 24 giờ. Nhiệt độ thấp (duới 200C) làm sự sinh trưởng của tế bào chậm lại.
Mặc khác, nhiệt độ quá cao (trên 350C) sẽ tạo phản ứng sốc nhiệt ảnh hưởng xấu đến
sự phát triển của tế bào.[9]
2.2.5. Ứng dụng của công nghệ nuôi cấy tế bào côn trùng
 Công cụ lý tưởng cho nghiên cứu Baculovirus.
 Sản xuất sinh khối thuốc trừ sâu sinh học Baculovirus.
 Phát triển hệ thống biểu hiện gen ngoại lai thông qua các vector biểu hiện
Baculovirus (BEV - Baculovirus expression vector) để tạo ra các protein tái tổ hợp
dùng trong y dược.

13


×