Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

THỰC TRẠNG LIÊN kết TRONG sản XUẤT và TIÊU THỤ cà PHÊ của CÔNG TY cà PHÊ BUÔN hồ và hộ NÔNG dân tại xã EA BLANG THỊ xã BUÔN hồ TỈNH đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.91 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

THỰC TRẠNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ
TIÊU THỤ CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY CÀ PHÊ BUÔN
HỒVÀ HỘ NÔNG DÂN TẠIXÃ EA BLANG,
THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH ĐẮK LẮK

Thực hiện đề tài:

Nguyễn Đình Doanh

Lớp:

Kinh tế Nông Nghiệp K2012

Mã số sinh viên:

12401068

Khóa:

2012 – 1016

1


Đắk Lắk, 12/2015


2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
THỰC TRẠNG LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ
TIÊU THỤ CÀ PHÊ CỦA CÔNG TY CÀ PHÊ BUÔN
HỒ VÀ HỘ NÔNG DÂN TẠIXÃ EA BLANG,
THỊ XÃ BUÔN HỒ, TỈNH ĐẮK LẮK

Giảng viên hướng dẫn:

Thực hiện đề tài:
Lớp:
Mã số sinh viên:
Khóa:

TS. Đỗ Thị Nga
ThS. Vũ Trinh Vương
ThS. Ao Xuân Hòa
Nguyễn Đình Doanh
Kinh tế Nông Nghiệp K2012
12401068
2012 – 1016

Đắk Lắk, 12/2015



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học cũng như hoàn thành tốt đợt thực tập và làm khóa
luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các cá nhân và tổ chức. Cho phép tôi được bày tỏ
lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Quý thầy cô giáo trường Đại học Tây Nguyên, Khoa Kinh tế đã đem hết lòng
nhiệt huyết cũng như kiến thức của mình để giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Cô giáo TS.Đỗ Thị Nga , ThS.Ao Xuân Hòa , ThS.Vũ Trinh Vương đã tận
tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ Ủy bản nhân dân xã Ea Blang và nhân dân
xã Ea Blang,Thị xã Buôn Hồ đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại địa phương.
Cám ơn các bạn sinh viên lớp Kinh tế nông nghiệp K2012 đã giúp đỡ và động
viên tôi trong thời gian học tập cũng như trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
ĐăkLăk, tháng 12 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Đình Doanh

4


DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
4C
BVTV
CTCF
DN
HQKT

KLK
LK
KH-KT
SXCF
UBND
KH-CN

Nguyên nghĩa
Common Code for the Coffe Community association (Bộ
quy tắc chung cho cộng đồng cà phê )
Bảo vệ thực vật
Công ty cà phê
Doanh nghiệp
Hiệu quả kinh tế
Không liên kết
Liên kết
Khoa học kỹ thuật
Sản xuất cà phê
Uỷ ban nhân dân
Khoa học công nghệ

5


MỤC LỤC

6


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Quy mô, sản lượng, năng suất cà phê của xã Ea Blang qua các năm.
Bảng 3.2 : Khối lượng cà phê tiêu thụ của toàn xã Ea Blang.
Bảng 3.3 : Số lượng hợp đồng ký kết của công ty Cà phê Buôn Hồ
Bảng 3.4: Số lượng hộ sản xuất cà phê tham gia liên kết và diện tích cà phê thuộc
liên kết năm 2014 của xã Ea Blang
Bảng 3.5: Tỷ lệ hợp đồng kí kết và thực hiện
Bảng 3.6: Diện tích, sản lượng, năng suất cà phê bình quân của các nhóm hộ
Bảng 3.7: Chi phí đầu tư sản xuất cà phê bình quân/ha của nhóm hộnăm 2014
Bảng 3.8: Kết quả sản xuất cà phê BQ của các nhóm hộ
Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế của mô hình liên kết
Bảng 3.10: Đánh giá của hộ nông dân về Công ty Cà Phê Buôn Hồ
Bảng 3.11: Đánh giá của doanh nghiệp về hộ nông dân
Bảng 3.12: Tỷ lệ về cách thức tiếp cận quy trình sản xuất của nông hộ
Bảng 3.13: Thời điểm thu hoạch cà phê của hộ
Bảng 3.14: Phân tích SWOT đối với phát triển mô hình liên kết giữa công ty cà phê
Buôn Hồ – hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ cà phê ở xã Ea Blang

7


PHẦN MỘT
MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay nhu cầu thế giới về tiêu thụ cà phê ngày càng tăng lên nhanh
chóng. Cà phê là thứ đồ uống phổ biến trong mọi tầng lớp, hiện nay nhu cầu tiêu
dùng cà phê rất được ưa chuộng và vượt xa hai loại đồ uống truyền thống là chè và
ca cao.Điều này đã thúc đẩy và khuyến khích các nước sản xuất cà phê xuất khẩu.
Đối với Việt Nam, cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, là
mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ 2 về kim ngạch sau gạo và có vai trò rất lớn
trong nền kinh tế quốc dân. Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam ngày càng được

mở rộng, một số sản phẩm cà phê chất lượng cao như cà phê Trung Nguyên,
Vinacafe… đã có thương hiệu và đứng vững trên thị trường khu vực và thế giới. Và
để đáp ứng được nhu cầu đang ngày một tăng lên đó, đòi hỏi ngành sản xuất cà phê
phải cung cấp sản phẩm đạt yêu cầu cả về chất và lượng. Tuy nhiên trên thực tế,
trình trạng nông dân phải đối mặt với “kịch bản” được mùa mất giá, khó khăn trong
khâu tiêu thụ sản phẩm, trong khi các doanh nghiệp lại thiếu nguyên liệu đầu vào,
vướng mắc trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu ổn định và đảm bảo về mặt chất
lượng lại là thực trạng diễn ra thường xuyên. Việt Nam có các điều kiện về tự nhiên
phù hợp, thuận lợi cho sự phát triển của cây cà phê, có thể cho ra sản phẩm cà phê
có chất lượng tự nhiên cao, hương vị đậm đà. Nhưng do sản xuất manh mún, kỹ
thuật canh tác lạc hậu, các khâu thu hái, phơi sấy, chế biến, bảo quản không tốt đã
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Những nhược điểm trên tạo nên thách thức lớn
đối với việc xuất khẩu cà phê Việt Nam trong giai đoạn hội nhập. Bởi lẽ khi hội
nhập vào nền kinh tế thế giới nước ta phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các doanh
nghiệp hùng mạnh nước ngoài. Lúc này chúng ta càng thấy rõ việc liên kết, hợp tác
giữa người sản xuất và doanh nghiệp là vô cùng cần thiết để nâng cao năng suất,
chất lượng, từ đó làm nên thương hiệu cà phê cho Việt Nam. Hiện nay, trong nền
nông nghiệp nước ta nói chung, ngành sản xuất cà phê nói riêng thì tình trạng các
doanh nghiệp thiếu đầu vào, trong khi nông sản hàng hóa do nông dân sản xuất ra
khó tiêu thụ, bị ép giá…đang diễn ra hàng ngày. Và để giải quyết những vấn đề này
thì việc tăng cường mối quan hệ liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với
nông dân là hết sức quan trọng và câu hỏi để đặt ra là làm thế nào để củng cố và đẩy
8


mạnh mối liên kết giữa người sản xuất và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ
cà phê? Đó là câu hỏi mang tính thời sự trong nền nông nghiệp Việt Nam.
Xã Ea Blang, thị xã Buôn Hồ, tỉnh ĐắkLắk là một xã có địa hình tương đối
bằng phẳng thấp dần từ phía Bắc về phía Nam của xã, tổng diện tích tự nhiên của
huyện là 3.028 ha, đất đai khá đa dạng và màu mỡ, điều kiện khí hậu thuận lợi tạo

điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất trồng trọt. Với tổng diện tích cà phê toàn
huyện khoảng 2250ha, chiếm 70% diện tích đất tự nhiên của xã, và sản lượng bình
quân đạt 3,5 tấn/ha.Hiện nay trên địa bàn xã, mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu
thụ cà phê của doanh nghiệp – hộ nông dân đang được phát triển, với sự tham gia
của công ty cà phê Buôn Hồ đã giúp người nông dân trong việc sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, một bộ phận các hộ sản xuất cà phê nơi đây
canh tác theo phương pháp truyền thống, chưa ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào quá trình sản xuất dẫn đến chất lượng cà phê không đồng đều dẫn đến khó
khăn trong quá trình tiêu thụ, giá cả phụ thuộc nhiều vào các thương lái, làm ảnh
hưởng đến thu nhập của người dân. Do đó yêu cầu bức thiết đặt ra hiện nay là cần
phải tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp và người sản xuất cà phê nhằm hỗ trợ
cho hộ nông dân trong quá trình sản xuất giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm
và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu thụ góp phần nâng cao thu thập cho
người nông dân.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó, việc nghiên cứu đề tài: “Thực trạng liên
kết trong sản xuất và tiêu thụ cà phê của công ty cà phê Buôn Hồ và hộ nông dân
tại xã Ea Blang, thị xã Buôn Hồ, tỉnh ĐắkLắk” là rất cần thiết.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ cà phê của công ty
cà phê Buôn Hồ và nông hộ tại xã Ea Blang, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong liên kết sản xuất và tiêu
thụ cà phê của công ty cà phê Buôn Hồ và nông hộ tại xã Ea Blang, thị xã
Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hoạt động liên kết sản xuất và tiêu thụ
cà phê của công ty cà phê Buôn Hồ và nông hộ tại xã Ea Blang, thị xã Buôn Hồ,
tỉnh Đắk Lắk .

9



1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu về vấn đề liên kết với nông hộ trong sản xuất và tiêu thụ cà phê
của công ty cà phê Buôn Hồ tại xã Ea Blang, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk.
- Đối tượng khảo sát là hộ nông dân sản xuất cà phê và công ty cà phê Buôn
Hồ trên địa bàn có tổ chức liên kết với hộ nông dân ở xã Ea Blang, thị xã Buôn Hồ.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: xã Ea Blang, thị xã Buôn Hồ, tỉnh ĐakLak
-Phạm vi thời gian:
+ Số liệu nghiên cứu: Trong 3 năm 2012, 2013 và 2014.
+ Đề tài được thực hiện từ ngày 20/10/2015 đến 19/11/2015.
- Phạm vi nội dung:
+ Khái quát thực trạng sản xuất và tiêu thụ cà phê tại xã Ea Blang, thị
xã Buôn Hồ.
+ Nghiên cứu thực trạng liên kết của nông hộ trong sản xuất và tiêu thụ cà
phê của công ty cà phê Buôn Hồ, xã Ea Blang, thị xã Buôn Hồ.
+ Xác định những thuận lợi và khó khăn trong liên kết sản xuất và tiêu thụ cà
phê của nông hộ đối với công ty cà phê Buôn Hồ.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động liên kết trong sản
xuất và tiêu thụ cà phê của nông hộ tại xã.

10


PHẦN HAI
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
+ Khái niệm liên kết: “liên kết” trong thuật ngữ kinh tế có nghĩa là sự hợp
nhất, sự phối hợp hay sáp nhập của nhiều bộ phận thành một chỉnh thể.

+ Khái niệm liên kết kinh tế: Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác, phối hợp
hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy hoạt động sản
xuất kinh doanh theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước.
Mục tiêu là tạo ra mối liên kết kinh tế ổn định thông qua các hoạt động kinh tế hoặc
các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác tốt các tiềm năng
của các đơn vị tham gia liên kết để tạo ra thị trường chung, bảo vệ lợi ích cho nhau
(Trần Văn Hiếu, trường Đại học Cần Thơ).
Tóm lại: Liên kết kinh tế là một thể chế kinh tế nhằm thực hiện một kiểu
phối hợp hành động giữa các chủ thể kinh tế độc lập tự chủ với nhau, một cách tự
nguyện, thỏa thuận, đôi bên cùng có lợi và tin tưởng lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau
theo một kế hoạch hoặc qui chế định trước, dài hạn hoặc thường xuyên, nhằm ổn
định và nâng cao hiệu quả kinh tế (Hồ Quế Hậu,2012).
-Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ giữa các tác nhân liên kết là những pháp
nhân độc lập, rất đa dạng với những nội dung chủ yếu như sau:
+ Sự thỏa thuận hay cam kết giữa các bên trong quá trình sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm. Cam kết này là sự hợp tác giữa các bên tham gia chứ không phải là quan
hệ cạnh tranh hay bóc lột của bên này với bên kia.
+ Cam kết phải có các điều kiện ưu đãi: Ưu đãi phải được xây dựng trên
quan hệ cung cầu thị trường, hay nói cách khác là các bên đều được hưởng lợi từ
cam kết.
2.1.2. Các chủ thể tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
-Tham gia vào các hoạt động liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa
nói chung có rất nhiều chủ thể. Tuy nhiên trên thực tế, thường có 4 nhóm sau đây:
+ Nhà sản xuất: Có thể bao gồm hộ gia đình, hộ trang trại, hay các tổ chức
hợp tác, hợp tác xã, các doanh nghiệp sản xuất…,đây là chủ thể chính và trực tiếp
11


tham gia vào quá trình sản xuất, tiêu thụ. Họ sử dụng đất đai của mình để sản xuất,
hay góp cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho các doanh nghiệp

khác thuê đất sản xuất. Họ có thể được hỗ trợ về giống, kỹ thuật canh tác, bảo quản
và bao tiêu sản phẩm lâu dài từ doanh nghiệp chế biến.
+ Nhà doanh nghiệp: Đây là chủ thể thứ hai và cũng là chủ thể chính tham
gia hoạt động liên kết. Doanh nghiệp có liên quan trực tiếp và cần xác định rõ trách
nhiệm đối với người sản xuất như: Cung ứng vật tư nông nghiệp, áp dụng công
nghệ cao, công nghệ sạch, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất để
tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao tính chủ động về hoạt động quản lý,
điều hành sản xuất có hiệu quả, có biện pháp khuyến khích người sản xuất có ý
thức, trách nhiệm tạo ra nguồn hàng ổn định và đảm bảo chất lượng.
+ Nhà nước: Để phát triển hình thức liên kết sản xuất – tiêu thụ giữa doanh
nghiệp và người nông dân, các cấp chính quyền ngoài công tác quản lý, chỉ đạo, còn
cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách, thể chế để tạo điều kiện cho cả hai phía,
đồng thời khuyến khích các hộ nông dân hình thành các tổ chức hợp tác tự nguyện
làm vệ tinh cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, Nhà nước còn đứng ra làm trọng tài
trong các cuộc tranh chấp, vi phạm hợp đồng giữa các nhà sản xuất với doanh
nghiệp, hay giữa các chủ thể có liên quan. Về tài chính, tín dụng Nhà nước tạo điều
kiện cho nhà sản xuất ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được vay vốn từ các ngân
hàng thương mại để đầu tư phát triển sản xuất, cải tiến thủ tục vay vốn từ Quỹ hỗ
trợ phát triển để các doanh nghiệp thuộc diện vay vốn được thuận lợi.
+ Nhà khoa học: Trong sản xuất, để tạo ra sản phẩm vừa có năng suất, chất
lượng, vừa có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như
đơn đặt hàng của doanh nghiệp, nhà khoa học có vai trò hết sức quan trọng. Nhà
khoa học ở đây có thể là nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông…
2.1.3. Các loại hình liên kết kinh tế
-Căn cứ theo quan hệ kinh tế - kỹ thuật, có các loại hình liên kết sau: (Hồ Quế
Hậu,2012)
+ Liên kết dọc (Vertical integration ): Là liên kết giữa các doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất-kinh doanh khác ngành nhưng có mối quan hệ kinh tế - kỹ thuật
trong toàn bộ hoặc một phân đoạn của một dây chuyền công nghệ sản xuất, lưu
thông từ nguyên liệu ban đầu đến sản phẩm tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ: Quan hệ

12


liên kết giữa nông dân–doanh nghiệp sản xuất bông xơ là một liên kết dọc.
+ Liên kết ngang (Horizontal integration): Là liên kết giữa các doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất – kinh doanh trong cùng một ngành hàng cùng phối hợp
hoạt động cho một lợi ích chung hoặc thực hiện chuyên môn hóa trong ngành để
góp phần tạo ra cùng một loại sản phâm. Ví dụ: hợp tác xã nông nghiệp nước ta
hiện nay được xây dựng trên cơ sở hộ nông nghiệp tự chủ thực chất là một hình
thức liên kết ngang.
- Căn cứ theo chức năng kinh tế, có các loại hình liên kết sau:

+ Liên kết trao đổi: Là liên kết nhằm trao đổi một đối tượng này để nhận
về một đối tượng khác có giá trị tương đương. Ví dụ: Doanh nghiệp chế biến
nông sản ký hợp đồng với nông dân để mua nguyên liệu, Việt Nam và Liên bang
Nga thực hiện hiệp định hàng đổi hàng, hợp đồng tư vấn chuyển giao công nghệ
là những liên kết trao đổi.
+ Liên kết hợp lực: Là việc các bên liên kết cùng nhau đóng góp nguồn lực
kinh tế như: tiền vốn, nhân lực, công nghệ, tri thức để cùng làm một việc chung
hoặc cùng chung tiếng nói để đấu tranh cho một lợi ích chung trong lĩnh vực chính
sách quản lý vĩ mô của Nhà nước. Ví dụ: Liên doanh, góp vốn cổ phần, thực hiện
dự án chung, hội thảo về khoa học, công nghệ và quản lý, thống nhất giá cả mua,
bán, xây dựng hiệp hội ngành nghề là những hình thức liên kết hợp lực.
+ Liên kết phân chia: Là việc các bên liên kết cùng nhau thỏa thuận phân
chia khu vực cung ứng nguyên liệu đầu vào hoạc thị trường đầu ra để giảm rủi ro do
cạnh tranh lẫn nhau.
+ Liên kết ủy nhiệm: Là việc một bên liên kết ủy nhiệm cho bên kia làm một
việc nào đó cho mình. Ví dụ: gia công sản xuất, đại lý bán hàng là những hình thức
liên kết ủy nhiệm.
-


Căn cứ vào mối quan hệ với môi trường ngoài:
+ Liên kết đóng: Là liên kết mà mỗi một thành viên tham gia liên kết chỉ

được quan hệ kinh tế trong phạm vi nội bộ tổ chức liên kết trên nội dung đã liên kết.
+ Liên kết mở: Là liên kết mà mỗi một thành viên tham gia liên kết vẫn có
quyền thiết lập quan hệ kinh tế với các đối tác bên ngoài liên kết trên nội dung đã
liên kết. Ví dụ: ASEAN là một tổ chức liên kết mở
Tóm lại: Các loại hình liên kết kinh tế rất đa dạng, tồn tại đan xen, kết hợp lẫn nhau
13


tùy theo góc độ phân tích. Vì vậy cần căn cứ vào mục đích phân tích để lựa chọn
căn cư cơ bản cho việc khởi đầu phân loại liên kết kinh tế để nhận thức và sử dụng
trong thực tiễn.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc liên kết
(1) Trình độ của nền sản xuất sản xuất hàng hoá càng cao thì nhu cầu liên
kết càng lớn.
Trên thực tế, bất cứ nền sản xuất nào mang tính tự cấp.tự túc sẽ không xuất
hiện quá trình lien kết, hợp tác, nếu có cũng mang tính đơn giản; trong sản xuất
nông nghiệp thể hiện rất rõ yếu tố này.Ở Việt Nam, trình độ sản xuất trong nông
nghiệp ở các vùng có khác nhau, thì mức độ hợp tác, lien kết cũng khác nhau. Rõ
nhất là vùng núi Bắc bộ điều kiện sản xuất khó khăn, manh mún và chủ yếu là sản
xuất tự túc, tự cấp nên tính liên kết kinh tế rất ít và chậm được triển khai, thực hiện
trên thực tế; trong khi đó, vùng ĐBSCL là vùng sản xuất hàng hoá lơn nhất cả nước
về nông nhiệp, luôn có nhu cầu liên kết cao từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. (Trần
Minh Vĩnh và Phạm Vân Đình, 2014)
(2) Yếu tố thị trường
Nơi nào thị trường hàng hoá phát triển càng mạnh thì quá trình liên kết, hợp
tác càng diễn ra sôi động. Trên thực tế sản xuất, ở mỗi vùng, mỗi địa bàn có những

điều kiện khác nhau. Thông qua thị trường để thực hiện giá trị sản xuất của mình,
điều đó có sản xuất sản phẩm hay không và bán được giá cao hay thấp? Nơi nào thị
trường hàng hoá phát triển thấp thì giá bán càng bất lợi cho nhà sản xuất; ngược lại
thị trường sôi động, nông sản hàng hoá giao dịch nhiều, thì nơi ấy tạo lập được giá
đúng với bản chất của thị trường. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong điều
kiện người nông dân còn khó khăn, nhất là thiếu yếu tố “đầu ra, đầu vào” của sản
xuất, khi ấy người nông dân phải thực hiện liên kết với các nhà có điều kiện cung
cấp dịch vụ “đầu ra, đầu vào”; càng nhiều hộ có nhu cầu cung cấp dịch vụ thì quá
trình liên kết, hợp tác càng diễn ra sôi động.
(3) Việc áp dụng tiến bộ của khoa học, công nghệ
Việc áp dụng khoa học công nghê và kỹ thuật tiên tiến là điều kiện nâng cao
năng suất hoạt động, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất và đặc biệt tăng
năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá trên thị trường. Muốn vậy, nhà sản xuất
chế biến cũng như các đơn vị lưu thông hàng hoá buộc phải áp dụng ngày càng
14


mạnh ngày càng cao, nhất là liên kết trong dịch vụ đảm bảo chất lượng của hàng
hoá.Đây là yêu cầu đòi hỏi tất yếu các sản phẩm nông nghiệp khi sản xuất ra để tiếp
cận yếu tố thị trường.
(4) Yếu tố tổ chức sản xuất
Đây là yếu tố quan trọng để găn kết các “nhà’’ trong mối quan hệ liên kết
kinh tế(như liên kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp).Để phát triển nền nông
nghiệp hàng hoá. Đòi hỏi các chủ thể trực tiếp sản xuất (nhà nông) và có cả công
đoạn quá trình sản xuất – chế biến ra sản phẩm nông nghiệp và có tác động và mối
quan hệ trực tiếp và gián tiếp ở mức độ khác nhau, các “nhà” và quá trình liên kết
phải có sự liên kết, hợp tác với nhau, nhằm khắc phục những hạn chế và mâu thuẫn
của các quá trình sản xuất đến hợp tác với nhau, nhằm khắc phục những hạn chế và
mâu thuẫn của quá trình sản xuất đến lưu thông, nhất là tính tự phát và cạnh tranh
không lành mạnh. Quá trình đó cần được tổ chức một cách chặt chẽ, khoa học thì

mới có thể tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế thị trường. Những yếu tố cơ
bản tác động đến hiệu quả của quá trình hợp tác, liên kết kinh tế, đặc biệt là hợp tác,
liên kết trong thị sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đó là yếu tố thành, bại trong quá
trình cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong kinh tế thị trường.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: xã Ea Blang, Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk
- Trong quá trình thực tập tôi đã chọn thôn Tân Lập,Tân Hòa, Tân Tiến trên
địa bàn xã Ea Blang là những thôn có liên kết với công ty cà phê Buôn Hồ. Việc
điều tra thu thập thông tin của các hộ gia đình được tiến hành ngẫu nhiên nhằm đảm
bảo mẫu được chọn có tính khách quan thể hiện tình hình liên kết trong sản xuất và
tiêu thụ cà phê tại xã Ea Blang, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk.
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.2.1. Số liệu thứ cấp
- Nguồn thu nhập số liệu thứ cấp bao gồm:
+ Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Ea Blang, thị xã Buôn
Hồ, tỉnh Đắk Lắk.
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã.
+ Thông tin, số liệucủa công ty cà phê Buôn Hồ về liên kết với nông hộ.
15


2.2.2.2. Số liệu sơ cấp
- Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc phỏng vấn 60 hộ sản xuất cà phê
liên doanh tại 3 điểm nghiên cứu là thôn Tân Hòa, Tân Lập, Tân Tiến, bởi phần lớn
diện tích đất của 3 thôn này đều thuộc của công ty cà phê Buôn Hồ và được giao
khoán đất cho người dân, và 40 hộ nông dân không liên kết tại 2 điểm là buôn
Trang, buôn Trinh, tại xã Ea Blang nhằm mục đích so sánh hiệu quả của việc thực
hiện liên kết và không liên kết trong sản xuất cà phê.
-Phỏng vấn theo phiếu điều tra có nội dung như sau:

+ Thông tin chung của hộ
+ Diện tích trồng cây cà phê, sản lượng bình quân hàng năm.
+ Đầu vào, Phương thức tiếp cận kỹ thuật
+ Đầu ra cho sản phẩm cà phê.
+Hộ có tham gia liên kết hay không?
+ Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê của hộ tham gia liên kết.
+ Nguyện vọng của nông dân trong vấn đề liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ cà
phê trong tương lai.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Số liệu thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp theo phương pháp thống kê để
phục vụ cho việc đánh giá thực trạng liên kết của công ty cà phê Buôn Hồ và hộ sản
xuất cà phê.
- Số liệu sơ cấp được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel theo các tiêu
chí để đáp ứng các mục tiêu, nội dung đã được xác định.
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
-Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình
quân để mô tả thực trạng sản xuất và tiêu thụ cà phê của nông hộ.
-Phương pháp thống kê so sánh: Sử dụng để so sánh diện tích, năng suất, giá trị
sản xuất cà phê, hiệu quả kinh tế của hộ liên kết và không liên kết.
2.2.5. Phương pháp phân tích SWOT
- Là phân tích các thế mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức đối với một
tổ chức hay cá nhân. Đây là một công cụ trong lập kế hoạch chiến lược, so sánh
đánh giá các phương án cho tổ chức hay cá nhân.
- Cách thức là lập một bảng gồm 4 ô, tương ứng với 4 yếu tố của mô hình
16


SWOT, trong mỗi ô nhìn nhận và viết ra dưới dạng gạch đầu dòng, thẳng thắng và
không bỏ sót trong quá trình thống kê, phân tích ý nghĩa của chúng và vạch ra
những hành động cần làm.

2.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Để đánh giá sự thành công hay thất bại, mức độ đạt được của một liên kết kinh
tế giữa công ty với nông dân cần đánh giá trên 2 nhóm tiêu chí: kết quả và hiệu quả.
2.2.6.1. Chỉ tiêu đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê
(1) Quy mô sản xuất cà phê của xã:diện tích(ha), sản lượng (tấn).
(2) Diễn biến diện tích và sản lượng cà phê của xã.
(3) Năng suất cà phê bình quân (tấn/ha);
(4)Khối lượng cà phê tiêu thụ của xã (tấn).
2.2.6.2. Chỉ tiêu đánh giá thực trạng liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân
trong sản xuất và tiêu thụ cà phê
(1) Chỉ tiêu phản ánh quy mô tổ chức thực hiện liên kết, phản ánh kết quả
của việc thực hiện liên kết.
+ Số lượng hợp đồng được ký kết thông qua mô hình liên kết.
+ Số lượng, tỷ lệ hộ sản xuất cà phê tham gia mô hình liên kết.
+ Tổng diện tích trồng cà phê, tỷ lệ diện tích tham gia mô hình liên kết.
+ Số lượng và tỷ lệ hợp đồng được ký kết bằng văn bản.
+ Số lượng và tỷ lệ hợp đồng được thực hiện, số lượng và tỷ lệ hợp đồng
bị phá vỡ.
+ Tỷ lệ sản phẩm được tiêu thụ thông qua hợp đồng liên kết.
(2) Chỉ tiêu thể hiện hiệu quả liên kết giữa doanh nghiệp với hộ sản xuất cà phê.
- Hiệu quả kinh tế của liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân
+ Năng suất bình quân/ha: Phản ánh khối lượng cà phê bình quân được sản
xuất ra trong một năm trên một ha
+Giá trị sản xuất (GO): Là giá trị tính bằng tiền của sản phẩm cà phê tính
trên một đơn vị diện tích.
GO = ∑Qi * Pi Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm loại i
Pi là đơn giá sản phẩm loại i
+ Chi phí trung gian (IC): Bao gồm các khoản chi phí vật chất thường xuyên
và dịch vụ sản xuất. Trong quá trình sản xuất cà phê chi phí trung gian bao gồm các


17


khoản chi phí như: Phân bón, giống cây trồng, thuốc BVTV, nhiên liệu, điện, các
khoản chi phí vật chất khác…
IC = ∑Ci * Ji

Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i trong sản xuất
Ji là đơn giá khoản chi phí thứ I trong sản xuất

+ GIá trị gia tăng (VA): Là phần giá trị tăng thêm của người lao động sản
xuất được trên một đơn vị diện tích.
VA = GO –IC
+ Thu nhập hỗn hợp (MI) : Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất,
bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận mà họ có thể nhận được khi sản
xuất một đơn vị diện tích trên một năm.
MI = VA – (A + T)

Trong đó: A là phần giá trị khấu hao tài sản cố định và

chi phí phân bổ.
T là thuế sản xuất
+ Hiệu quả sử dụng đất:
Tỷ suất giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đất sản xuất (GO/ha): Là tỷ số
giá trị thu được tính bình quân trên đơn vị diện tích đất sản xuất,là giá trị thu được
khi sử dụng 1 đơn vị diện tích đất.
Tỷ suất giá trị gia tăng tính trên một đơn vị diện tích đất sản xuất (VA/ha): Là
phần giá trị gia tăng thu được tính bình quân trên một đơn vị diện tích đất sản xuất.
Tỷ suất thu nhập thuần tính trên một đơn vị diện tích đất sản xuất (MI/ha): Là
phần thu nhập thuần thu được khi sử dụng một đơn vị diện tích đất sản xuất.

+ Hiệu quả sử dụng vốn:
Tỷ suất giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (GO/IC): Là tỷ số giá trị thu
được tính bình quân trên đơn vị sản xuất với chi phí trung gian, là giá trị thu được
khi bỏ thêm một đồng chi phí.
Tỷ suất giá trị gia tăng tính trên chi phí trung gian (VA/IC): Là phần giá trị gia
tăng thu được tính bình quân trên một đơn vị sản xuất với chi phí trung gian.
Tỷ suất thu nhập thuần tính trên chi phí trung gian (MI/IC): Là phần thu nhập
thuần thu được khi bỏ thêm một đồng chi phí.
+ Hiệu quả sử dụng lao động :
Tỷ suất giá trị sản xuất tính trên công lao động (GO/LĐ): Là giá trị thu được
tính trên một lao động gia đình.
18


Tỷ suất giá trị gia tăng tính trên công lao động (VA/LĐ): Là phần giá trị gia
tăng thu được tính trên một lao động gia đình.
Tỷ suất thu nhập thuần tính trên công lao động (MI/LĐ): Chỉ tiêu này cho biết
giá trị thu nhập của một công lao động.

19


PHẦN BA
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Ea Blang
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Ea Blang nằm về phía Đông – Bắc cách trung tâm thị xã Buôn Hồ khoảng
cách 3 km có vị trí như sau:
+Phía Đông giáp với vị trí Ea Drông (thị xã Buôn Hồ) và huyện Krông Năng.

+Phía Tây giáp với phường An Lạc, phường Thiện An, phường Thống Nhất
(thị xã Buôn Hồ).
+Phía Nam giáp với xã Ea Siên (thị xã Buôn Hồ).
+Phía Bắc giáp với huyện Krông Búk.
3.1.1.2. Điều kiện khí hậu
- Nằm phía Đông bắc cao nguyên Buôn Ma Thuật, khí hậu xã Ea Blang chịu
ảnh hưởng chung của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất khí hậu cao
nguyên nhiệt đới nóng ẩm với nền nhiệt độ cao hầu như quanh năm. Khí hậu chia
thành 2 mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô), mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc
vào tháng 10, tập chung vào các tháng 7,8,9 (chiếm 85% lượng mưa cả năm).
Nhiệt độ, độ ẩm
-Lượng mưa trung bình năm 1530,7 mm;
-Số ngày mưa trung bình năm 167 ngày;
-Độ ẩm tương đối trung bình năm 85%;
-Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 4 (70%)
-Nhiệt độ trung bình năm 21,7oC
-Nhiệt độ cao nhất trong năm 36,6oC
-Nhiệt độ thấp nhất trong năm 8,8oC (tháng 1).
Các hướng gió chính trong năm.
- Gió Đông bắc xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
- Gió Tây nam xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10.
- Vận tốc gió trung bình 2 – 3 m/s;
- Số giờ nắng bình quân năm 2.483,8 giờ.
20


-Nhìn chung, khí hậu của xã thích hợp việc phát triển cây công nghiệp lâu năm
có nguồn gốc nhiệt đới (cây cà phê, cao su, lúa nước…). Tuy nhiên, do chế độ thời
tiết chia làm 2 mùa rõ rệt cũng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của người dân.
Lượng mưa không đồng đều, mùa mưa lượng mưa lớn tập trung gây ngập úng ở

một số vùng, đặt biệt lượng mưa lớn cũng gây sói mòn, rửa trôi đất màu ở những
khu vực có địa hình dốc lớn và khu vực có độ dốc lớn.
3.1.1.3. Địa hình
-Nằm ở độ cao trung bình 580 – 690m so với mặt nước biển, có địa hình đồi
lượn sóng, có độ dốc trung bình cấp 2 – 3. Độ chia cắt từ nhẹ, xu hướng thấp dần từ
Bắc xuống Nam được chia thành 3 dạng địa hình chính:
-Địa hình đồi dốc: Phân bố ở phía Đông và phía Nam của xã, mức độ chia
cắt trung bình ở khu vực này người dân chủ yếu trồng cây công nghiệp lâu năm
và cây hàng năm.
-Địa hình tương đối bằng phẳng: Phân chủ yếu ở khu vực trung tâm và khu
vực phía Bắc của xã, ở đây phát triển khu dân cư tập trung và trồng cây lâu năm và
cây hàng năm.Độ cao trung bình 680m so với mực nước biển.
-Địa hình thấp trũng, sườn dốc: Chủ yếu phân bổ dọc theo các khe suối: Ea
Blang, Ea Drông…hình thành nên những vùng tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho
việc phát triển lúa nước.
3.1.1.4. Tài nguyên

-

Tài nguyên đất:
Theo số liệu thống kê, toàn xã hiện có 3.028 ha đất tự nhiên. Cụ thể:
+ Đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp hiện có 2.770,9 ha chiếm

91,51% tổng diện tích tự nhiên, bình quân 9.058m2 đất nông nghiệp/đầu người.
+ Đất phi nông nghiệp: Tổng diện tích là 648,35 ha chiếm 14,72% diện tích
đất tự nhiên.
+ Đất chưa sử dụng: Hiện có 12,52 ha chiếm 0,41 diện tích đất tự nhiên.
Hiện nay tại trung tâm xã còn khoảng 2,58 ha đất bằng chưa sử dụng, còn lại chủ
yếu là đất đồi, thung lũng có độ dốc lớn chưa sử dụng.



Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt:
-Nguồn nước mặt trên địa bàn xã trung bình và phân bố không đồng đều, các suối
21


Ea Krông Búk, suối Ea Blang là hai con suối lớn cung cấp nước tưới chính cho sản
xuất nông nghiệp. Ngoài ra còn có các đập thủy lợi:hồ Kbiêng, hồ Tâng Mja, hồ Ea
Mđao, hồ Xanh. Nhưng do mùa khô kéo dài, diện tích đất sản xuất nông nghiệp có nhu
cầu tưới khá lớn, nên thường gây tình trạng thiếu nước ở một số khu vực. Do vậy, trong
những năm tới cần có kế hoạch xây dựng mới, nâng cấp thêm một số các công trình
đập thủy lợi để dự trữ nước phục vụ tưới tiêu trong các tháng mùa khô.
Nguồn nước ngầm:
-Đây là nguồn tài nguyên có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và đời sống,
tuy nhiên do biến động về thời tiết và vốn rừng bị suy giảm, tình trạng khoan khai
thác không hợp lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo vệ sinh môi
trường,…đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm như bị ô nhiễm, suy
giảm về trữ lượng, độ sâu.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
-Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Ea Blang
+ Dân số tại xã:
Theo số liệu điều tra, năm 2011, toàn xã có 2861 khẩu, với 689 hộ,sinh sống
tại 7 thôn, buôn. Bình quân số người trong 1 hộ là: 4,6 người/hộ.Mật độ dân số thưa
thớt.Dân số của xã được phân bố trên 7 thôn, trong đó có đồng bào dân tộc sống hầu
hết ở các thôn, tỷ lệ tăng dân số năm 2011 ở mức 1%/năm.
+Lao động: Trong những năm gần đây cơ cấu lao động của xã có nhiều
chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ lệ lao động kinh tế nông nghiệp, tăng tỷ lệ
lao động kinh tế phi nông nghiệp. Tổng số dân trong độ tuổi lao động toàn
xã là 1.594người, chiếm 52,1% dân số. Trongđó:

Lao động ngành nông nghiệp: 1.435 người, chiếm 90%.
Lao động phi nông nghiệp: 159 người, chiếm 10%.
Lao động qua đào tạo: 167 người, chiếm 10,4% tổng số lao động.
+Giáo dục:
Hiện nay xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở từ năm 2008, tỷ
lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học lên trung học phổ thông, bổ túc
hoặc dạy nghề chiếm khoảng 98%.
Bên cạnh đó công tác đào tạo tập huấn khuyến nông, đào tạo nghề, nâng cao
năng lực cộng đồng cũng được các cấp chính quyền quan tâm, tuy nhiên trên địa
22


bàn xã Ea Blang tỷ lệ lao động qua đào tạo hiện còn rất thấp.
+ Công tác xóa đói giảm nghèo:
Hiện nay toàn xã tổng số hộ nghèo chiếm 4,2% tổng số hộ.Toàn xã có 29 hộ
nghèo, trong đó hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, phân bố ở các thôn.
+ Y tế:
Trên địa bàn xã có 1 cơ sở y tế phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe và khám
chữa bệnh cho nhân dân.Trạm y tế nằm gần UBND xã, với 11 phòng khám và điều
trị. Tổng biên chế tại trạm có 6 người trong đó: 1 bác sỹ đa khoa, 3 y sĩ, 1 hộ sinh, 1
dược sỹ đông y. Xã Ea Blang đã được đầu tư xây trạm y tế tại trung tâm xã, quy mô
đạt chuẩn các ngành y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ bản đảm bảo cho công tác
khám chữa bệnh cho nhân dân.Trạm y tế đã duy trì tốt các hoạt động khám chữa
bệnh, thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, như chiến dịch phòng chống sốt
rét, sốt xuất huyết, tay -chân-miệng, tiêm chủng mở rộng,vệ sinh an toàn thực
phẩm, vệ sinh môi trường. Trạm y tế xã Ea Blang đã được công nhận đạt chuẩn
quốc gia từ năm 2008.
+ Cơ sở hạ tầng:
Nhìn chung xã đến nay đã hoàn thành tương đối tốt các công trình cơ sở hạ
tầng phục vụ cho đời sống ở xã: Giao thông hầu như đã được trải nhựa, công trình

tưới tiêu, thoát nước đầy đủ, điện lưới quốc gia phục vụ cho đời sống và sản xuất,
có trường học và chợ nông thôn.
3.1.3. Đánh giá tổng quan về đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
3.1.3.1. Thuận lợi
+ Có vị trí tương đối gần trung tâm thị xã Buôn Hồ (cách 3 km), có tuyến
đường liên xã đi Ea Drông, Ea siên chạy qua nối liền với trung tâm thị xã Buôn Hồ,
là điều kiện thuận lợi để xã trao đổi kinh tế, lưu thông hàng hóa, giao lưu văn hóa…
+ Trên địa bàn xã có các công trình như trường trung cấp nghề thị xã, tạo
điều kiện cho xã phát triển nguồn nhân lực, lao động có chất lượng, trình độ
chuyên môn…
+ Mạng lưới sông, suối phong phú, với nguồn ngước mặt tương đối lớn là
tiềm năng để khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản…
+ Điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi, đất đai khá đa dạng và màu mỡ cho
phép phát triển nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây trồng có giá trị kinh tế
23


cao, thuận lợi để đa dạng hóa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng xây dựng nền sản xuất
nông nghiệp hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường
+ Bên cạnh đó, xã có địa hình tương đối bằng phẳng, ít bị chia cắt là điều
kiện thuận lợi cho bố trí dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương.
+ Xã có nguồn nhân lực tương đối dồi dào, khả năng cung ứng nguồn lao
động cho địa phương là rất lớn, đó là nhân tố để xã phát triển kinh tế và xã hội.
+ Các cụm dân cư hình thành tương đối tập trung, gần các trục giao thông
chính và khu sản xuất thuận lợi cho việc quản lý an ninh trật tự, quy hoạch phát
triển sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh, xây dựng các công trình cơ sở hạ
tầng thiết yếu phục vụ dân sinh. Nhiều điểm dân cư được đầu tư xây dựng khang
trang sạch đẹp, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư tương đối hoàn thiện.
+ Nhận thức của người dân khá cao, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ

thuật vào sản xuất có nhiều thuận lợi, khả năng tiếp cận thị trường nhanh nên người
dân đã chọn được các loại cây trồng vật nuôi có giá trị vào sản xuất để đem lại hiệu
quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích.
+ Cộng đồng dân cư trên địa bàn xã bao gồm các thành phần dân tộc, do đó
sự đan xen bản sắc văn hóa, các tập quán của các dân tộc, tạo điều kiện làm phong
phú thêm bản sắc dân tộc trong xã.
3.1.3.2. Khó khăn
+ Xã có diện tích tương đối rộng, một số thôn, buôn cách xa khu trung tâm
gây khó khăn cho công tác quản lý, cũng như ảnh hưởng đáng kể đến việc đầu tư
các công trình phục vụ và cải thiện đời sống của người dân. Cây trồng trên địa bàn
xã chủ yếu là cà phê, nên cần lượng nước tưới rất lớn vào mùa khô, do đó cần chú
trọng vào công tác thủy lợi phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, giúp người dân
chủ động bố trí cơ cấu mùa vụ, điều hòa nguồn nước, giảm thiểu thiệt hại.
+ Là xã sản xuất nông nghiệp, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại
dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ. Thu nhập của người dân chủ yếu đến từ hoạt động sản
xuất nông nghiệp, nhưng tình hình giá cả lại không ổn định, gây ảnh hưởng đến thu
nhập của người dân.
+ Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất tuy từng bước được cải thiện nhưng chưa
đáp ứng nhu cầu sản xuất, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và tốc độ chuyển
24


dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
+ Đời sống đại bộ phận dân cư đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số còn
rất khó khăn, sự chênh lệch trình độ dân trí, mức sống giữa các khu vực, các dân
tộc trong xã vẫn còn là trở ngại trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật cho sản xuất.
+ Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của xã trong thời gian qua đã được quan tâm
đầu tư, nhưng do nguồn vốn còn nhiều hạn chế nên chỉ đáp ứng được một phần nhu
cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, ảnh hưởng rất lớn đời sống kinh tế - xã hội.

Nước thải sinh hoạt và chất thải rắn là nguyên nhân chính gây nên tác động xấu đến
môi trường.
+ Nguồn lực tài chính đa phần của các nông hộ vẫn còn ở mức thấp, tích lũy
để tái đầu tư là khá hạn chế. Các cơ sở dịch vụ thương mại thu mua hàng nông sản
còn chưa phát triển, gặp khó khăn về đầu ra và sản phẩm thiếu sức cạnh tranh trên
thị trường. Mặc khác, khả năng thông tin, tiếp cận thị trường còn nhiều hạn chế gây
ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Các mô hình tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn chưa được nhân
rộng, kinh tế hợp tác theo mô hình mới tuy đã hình thành nhưng chậm phát triển,
chưa tạo ra các sản phẩm nông sản hàng hóa đủ lớn có giá trị kinh tế cao, có sức
cạnh tranh trên thị trường.
+ Tuy lực lượng lao động khá dồi dào, nhưng số người trong độ tuổi lao
động được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ nhỏ, đây là một thách thức trong sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3.1.4. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH MTV cà phê Buôn Hồ
Công ty TNHH MTV cà phê Buôn Hồ là doanh nghiệp nhà nước hoạt động
theo luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003, luật doanh nghiệp năm 2005 có 100%
vốn do ngân sách Nhà nước cấp. Công ty là thành viên của Tổng công ty cà phê
Việt Nam, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính.
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH MTV CÀ PHÊ BUÔN HỒ
- Tên giao dịch quốc tế: Buôn Hồ Coffee Sole Member Company Limited
- Tên viết tắt: Vinacafe Buôn Hồ
- Địa chỉ trụ sở chính: Km 2- Phường Đạt hiếu – TX. Buôn Hồ – Đắk Lắk
- Năng lực tài chính:
25


×