Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ ở huyện krông ana đaklak

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.97 KB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG ANA,
TỈNH ĐẮK LẮK

Sinh viên

:

Chuyên ngành

: Kinh tế Nông Nghiệp

Người hướng dẫn

: ThS. Vũ Trinh Vương

Đắk Lắk, 6/2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đợt thực tập cuối khóa cũng như bài khóa luận tốt nghiệp này
em xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô, khoa Kinh tế trường Đại học Tây Nguyên đã tận tình giảng dạy
và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cũng như cô giáo hướng dẫn Vũ Trinh Vương đã tận tình chỉ bảo em trong
suốt thời gian thực tập và viết bài khóa luận này.


Và Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị công tác tại phòng Nông nghiệp huyện
Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại
địa bàn huyện.
Các hộ gia đình tại địa bàn đã nhiệt tình cung cấp các thông tin cần thiết
trong quá trình điều tra, thu thập số liệu trong suốt thời gian vừa qua.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập và hoàn
thành khóa luận này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn !
Đắk Lắk, tháng 6 năm 2016
Sinh viên thực hiện

MỤC LỤC
2


3


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BQ
CLĐ
CNH – HĐH
DTBQ
GDP
KHKT
NHCS
NHTM
TBVTV
UBND

XHCN
TR.Đ


Nguyên nghĩa
Bình quân
Công lao động
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Diện tích bình quân
Tổng thu nhập quốc nội
Khoa học kỹ thuật
Ngân hàng chính sách
Ngân hàng thương mại
Thuốc bảo vệ thực vật
Ủy ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa
Triệu đồng
Lao động

4


DANH MỤC BẢNG

5


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, hộ gia đình có vị trí rất quan
trọng, vì nó không những là tế bào của xã hội mà còn là đơn vị sản xuất vật chất, tạo
thu nhập để đảm bảo cuộc sống cho tất cả các thành viên trong gia đình và xã hội.
Phát triển nền kinh tế, xã hội của một quốc gia toàn diện và bền vững là một
nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Đó là chủ trương lớn nhất của Đảng và Nhà nước ta với mục tiêu đưa
nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
của người dân, tạo nền tảng đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp.
Trong những năm qua, cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức
quản lý kinh tế của Nhà nước, kinh tế hộ được coi trọng và nó đã thúc đẩy sự phát
triển của ngành nông nghiệp nước ta đóng vai trò chính trong việc tạo ra lượng hàng
hóa lớn để phục vụ sản xuất. Sản lượng lúa cả năm đạt hơn 45 triệu tấn, tăng
khoảng 230 nghìn tấn so với năm 2014, đưa nước ta từ chỗ thiếu lượng thực thực
phẩm trở thành nước có khối lượng gạo xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới, Việt
Nam hiện đang là nước xuất khẩu cà phê RoBusta lớn nhất thế giới, còn tính chung
cả ngành cà phê thì đang đứng thứ hai trên thế giới về lượng xuất khẩu, đứng thứ 3
thế giới về giá trị năm 2015. Về hồ tiêu, Việt Nam chiếm 30% sản lượng hồ tiêu thế
giới, xuất khẩu đi 97 lãnh thổ, quốc gia với 58% thị phần. Tuy nhiên, sản lượng tiêu
năm 2015 chỉ đạt 130.000 tấn (giảm 26 ngàn tấn so với năm 2014). Khối lượng hạt
tiêu xuất khẩu năm 2015 đạt 156.396 tấn và đạt kim ngạch xuất khẩu là 1,2 tỷ USD
(giảm8% về khối lượng và không thay đổi giá trị so với năm 2014). Giá tiêu xuất
khẩu bình quân tháng 9 năm 2015 đạt 9.300 – 9.700 USD/tấn, tăng 16% so với
cùng kỳ năm 2014 (Nguyễn Sinh Cúc, 2002).
Khu vực Tây Nguyên trong những năm qua đã có những biến đổi không
ngừng trong xây dựng kinh tế - xã hội, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội chung của cả nước thì ở vùng Tây Nguyên cũng hết sức cố gắngxây
dựng một vùng năng động vì sự nghiệp phát triển của toàn vùng. Trong những năm
gần đây, bộ mặt kinh tế - xã hội của toàn vùng không ngừng cải thiện, nâng cao đời
sống tinh thần nhân dân trên vùng đất Tây Nguyên đã có những thay đổi đáng kể,
6



tình hình chính trị, an ninh quốc phòng luôn được đảm bảo vững chắc. Đó là cơ sở
thuận lợi cho Tây Nguyên và nhân dân trong vùng đất Tây Nguyên được tiếp tục
phấn đấu xây dựng một nếp sống mới, một nếp sống văn minh dựa trên tinh thần
đoàn kết, để xây dựng những điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đất
Tây Nguyên trong tương lai.
Đắk Lắklà một trong những vùng Tây Nguyên có điều kiện kinh tế - xã hội
khá ổn định trong những năm qua. Đất ở đây chủ yếu đất đỏ bazan phì nhiêu, thuận
lợi phát triển cho các loại cây trồng như: cao su, cà phê, tiêu, điều… và các loại cây
trồng ngắn ngày khác. Đem lại giá trị cao cho nông hộ, góp phần thực hiện mục tiêu
nâng cao đời sống của người dân.
Huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk đã có bước phát triển và đạt được nhiều kết
quả cao, đời sống của nhân dân đã được cải thiện một bước đáng kể, bộ mặt kinh tế
có nhiều đổi mới. Song quá trình phát triển kinh tế của một số xã, buôn còn gặp
nhiều khó khăn. Đa phần dân số ở các xã, buôn chủ yếu sống phụ thuộc vào nông
nghiệp. Mặc dù có thế mạnh về cây công nghiệp nhưng đến nay công tác quy hoạch
phát triển vùng chuyên canh nông nghiệp ở một số xã còn hạn chế. Người dân canh
tác theo kinh nghiệm truyền thống và phát triển theo phong trào, thiếu kiến thức về
thị trường, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất đã làm giảm chất lượng, giá trị nông sản
địa phương. Vậy trước tình hình phát triển kinh tế hộ ở đây cũng như các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông hộ, cần phải làm thế nào để từng
bước tiến đến hoàn thiện xây dựng các tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn
mới của Đảng đề ra theo hướng CNH – HĐH, đây là những vấn đề rất cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Thực trạngphát triển kinh
tế nông hộ trên địa bàn huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk’’ làm đề tài nghiên cứu
của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện Krông Ana, tỉnh
Đắk Lắk.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nông hộ trên
địa bàn huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện
Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
7


PHẦN HAI
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm kinh tế hộ nông dân
2.1.1.1. Khái niệm hộ, hộ nông dân
Trong từ điển ngôn ngữ (Oxford Press – 1987) “Hộ là tất cả những người sống
chung trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những người chung huyết tộc
và những người làm ăn chung”.
Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là
một hộ tiêu dùng. Như vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế độc lập
tuyệt đối toàn năng, mà còn phải phụ thuộc vào các đơn vị kinh tế lớn hơn của nền
kinh tế quốc dân. Khi trình độ phát triển lên mức cao của công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, thị trường xã hội càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thì các hộ nông dân càng
phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống kinh tế rộng lớn không chỉ trong phạm vi một
vùng, một nước. Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với các hộ nông dân nước ta
trong tình hình hiện nay.
2.1.1.2. Khái quát về kinh tế hộ nông dân
Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của xã hội, trong đó các
nguồn lực của đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để
tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung, mọi quyết định
trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tuỳ thuộc vào chủ hộ, được Nhà nước thừa
nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển.
Có ý kiến khác lại cho rằng, kinh tế nông hộ bao gồm các khâu của quá trình tai

sản xuất mở rộng: sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng. Kinh tế hộ thể hiện được các
loại hộ hoạt động kinh tế trong nông thôn như hộ nông nghiệp, hộ nông – lâm – ngư
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp.
Tóm lại, kinh tế hộ nông dân là kinh tế của những hộ gia đình có quyền sinh sống
trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình. Sản xuất của họ thường
nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo trong kinh
tế thị trường (Frank Ellis, 1988).
2.1.1.3. Phân loại hộ nông dân
- Phân loại căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động gồm có:
8


+ Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp không có phản ứng với thị trường. Loại hộ
này có mục tiêu là tối đa hóa lợi ích, đó là việc sản xuất các sản phẩm cần thiết để
tiêu dùng trong gia đình. Để có đủ sản phẩm, lao động trong nông hộ phải hoạt
động cật lực và đó cũng được coi là một lợi ích, để có thể tự cấp tự túc cho sinh
hoạt, sự hoạt động của họ phụ thuộc vào :





Khả năng mở rộng diện tích đất đai
Có thị trường lao động để họ mua nhằm lấy lãi
Có thị trường lao động để họ bán sức lao động tạo thu nhập
Có thị trường sản phẩm để họ trao đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của mình.
+ Hộ nông dân sản xuất hàng hóa chủ yếu: loại hộ này có mục tiêu là tối đa
hóa lợi nhuận được biểu hiện rõ rệt và họ còn có phản ứng gay gắt với thị trường
vốn, ruộng đất, lao động.
- Phân loại theo tính chất của ngành sản xuất hộ gồm có:

+ Hộ thuần nông: là loại hộ chỉ thuần túy sản xuất nông nghiệp.
+ Hộ chuyên nông: là loại hộ chuyên làm các ngành nghề như cơ khí, mộc nề,
rèn, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, vận tải, thủ công mỹ nghệ, dệt, may, làm
dịch vụ kỹ thuật cho nông nghiệp.
+ Hộ kiêm nông: là loại hộ vừa làm nông nghiệp , vừa làm nghề tiểu thủ công
nghiệp, nhưng thu từ nông nghiệp là chính.
+ Hộ buôn bán: ở nơi đông dân cư, có quầy hàng hoặc buôn bán ở chợ.
- Phân loại căn cứ vào mức thu nhập của nông hộ gồm có: hộ giàu, hộ khá, hộ
trung bình, hộ nghèo, hộ đói.
2.1.1.4. Đặc trưng của kinh tế hộ nông dân
Nhìn chung kinh tế hộ nông dân mang những đặc trưng cơ bản sau:
+ Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế có quy mô gia đình, các thành viên
có mối quan hệ găn bó với nhau về kinh tế cũng như huyết thống.Về mức độ phát
triển có thể trải qua các hình thức: kinh tế hộ sinh tồn, kinh tế hộ tự cấp tự túc và
kinh tế hộ sản xuất hàng hoá.
+ Đất đai là yếu tố quan trọng nhất trong các tư liệu sản xuất của hộ nông dân.
Cuộc sống của họ gắn liền với ruộng đất. Giải quyết những vấn đề giữa nông dân và
đất đai là giải quyết những vấn đề cơ bản về kinh tế hộ.

9


+ Kinh tế hộ chủ yếu sử dụng lao động gia đình, việc thuê mướn lao động
mang tính chất thời vụ không thường xuyên hoặc thuê mướn để đáp ứng nhu cầu
khác của gia đình.
+ Sản xuất của hộ nông dân là tập hợp các mục đích kinh tế của các thành viên
trong gia đình, thường nằm trong một hệ thống sản xuất lớn hơn cộng đồng. Kinh tế
hộ nông dân là tế bào kinh tế của sản xuất nông nghiệp, tất yếu có quan hệ với thị
trường, song mức độ quan hệ còn thấp, chưa gắn chặt với thị trường. Nếu tách ra
khỏi thị trường họ vẫn tồn tại.

Nhờ những đặc điểm trên mà so với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế
khác thì kinh tế nông hộ có khả năng thích nghi cao hơn, khi có sự cố xảy ra hay khi
sản xuất không có hiệu quả dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại
nguồn thu nhập cao cho nông hộ (Mai Thanh Cúc, 2010).
2.1.2. Phát triển kinh tế hộ nông dân
2.1.2.1. Quan điểm phát triển kinh tế hộ nông dân
- Quan điểm về phát triển:
Theo quan điểm của Patchanee napracha and Alexxandra Steppens trong
cuốn “Talking hold of rural life” thì phát triển là một quá trình thay đổi. Nó đòi hỏi
sự hoàn thiện trong các lĩnh vực mà các nhân tố này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống (Lê Mạnh Hùng, 1998). Nghĩa là nó đáp ứng nhu cầu của con người ở mức độ
cao trong mọi lĩnh vực, cả về đời sống vật chất, đời sống tinh thần cả phát triển kinh
tế và phát triển xã hội theo hướng văn minh nhân loại.
Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một
thời kì nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng và tiến bộ
mọi mặt của xã hội hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.
-

Phát triển bền vững:
Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế xã hội với mức độ cao liên tục
trongthời gian dài. Sự phát triển của nó dựa trên việc sử dụng tài nguyên thiên
nhiênmột cách có hiệu quả mà vẫn bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế
nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không phương hại đến việc đáp ứng nhu cầu của
thế hệ tương lai.

10


-


Phát triển kinh tế hộ nông dân:
Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một
thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng và tiến bộ
mọi mặt của xã hội hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.
Kinh tế hộ nông dân là một thành phần của kinh tế nông nghiệp, do đó có thể
hiểu rằng phát triển kinh tế hộ nông dân chính là quá trình tăng trưởng về sản xuất,
gia tăng về thu nhập, tích lũy của kinh tế hộ nông dân, làm cho kinh tế nông nghiệp
nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung đi lên. Phát triển qui mô các yếu tố sản
xuất của kinh tế hộ nông dân.
2.1.2.2. Vai trò của phát triển kinh tế hộ
Trong thời kỳ chiến tranh, hộ gia đình Việt Nam vừa cung cấp nguồn nhân lực,
vừa là nguồn của cải vật chất (chưa nói tới tinh thần) cho cuộc chiến, đồng thời lại
là nơi sản xuất vật chất để bảo đảm cuộc sống không những cho gia đình (chỉ với
5% quỹ đất canh tác được chia cho các hộ gia đình làm kinh tế vườn theo lối tự túc,
tự cấp), mà còn đóng vai trò là hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền
Nam (trên cơ sở phát triển hợp tác xã theo kiểu cũ).
Tiếp theo đó, Nghị quyết 10, ngày 05 - 04 - 1988 của Bộ Chính trị về đổi mới
quản lý nông nghiệp đã tạo cơ sở quan trọng để kinh tế hộ nông dân trở thành đơn
vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp.
Đối với khu vực nông, lâm trường, nhờ có Nghị định số 12/NĐ- CP, ngày 032-1993 về sắp xếp tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp
nhà nước, các nông, lâm trường đã từng bước tách chức năng quản lý nhà nước đối
với với quản lý sảnxuất, kinh doanh, các gia đình nông, lâm trường viên cũng được
nhận đất khoán và hoạt động dưới hình thức kinh tế hộ. Tuy những 10 đặc điểm
truyền thống của kinh tế hộ vẫn không thay đổi, nhưng việc được giao quyền sử
dụng đất lâu dài đã làm cho hộ gia đình trở thành đơn vị sản xuất, kinh doanh tự
chủ, tự quản.
Tóm lại, kinh tế hộ có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định và phát
triểnkinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế nông hộ gắn liền với phát triển nông thôn bền
vững, tức là phát triển theo hướng CNH-HĐH đất nước, giữ vững hiệu quả kinh tế,
xã hội và môi trường dựa theo cơ chế thị trường và có sự quản lý của nhà nước

nhằm đảm bảo được nhu cầu hiện tại nhưng không làm giảm khả năng đáp ứng
trong tương lai.
11


2.1.2.3.Những điều kiện để phát triển kinh tế hộ nông dân
 Ruộng đất
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, luôn gắn liền với sản xuất nông nghiệp, vì
vậy chính sách ruộng đất là một trong những điều kiện quan trọng đứng đầu đối với
việc phát triển kinh tế hộ nông dân.
Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về “Đổi mới quản lý trong nông nghiệp”, đã
khẳng định vai trò chủ thể của nông dân và vấn đề ruộng đất phù hợp với điều kiện
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Vấn đề ruộng đất được giải quyết từng bước thông qua: Luật đất đai 1988, Luật đất
đại 1993, Luật đất đai sửa đổi và bổ sung tháng 12/1998, tháng 12/2000. Trọng tâm
của vấn đề là: quyền sử dụng lâu dài và 5 quyền chuyển đổi , chuyển nhượng, cho
thuê, thế chấp và thừa kế.
 Khoa học kĩ thuật đối với hộ nông dân
Việc áp dụng khoa học kĩ thuật (KHKT) phải xuất phát từ nhu cầu lợi ích của
người tiếp nhận KHKT đó, trong đó việc kết hợp giữa các kiến thức hàn lâm và kiến
thức bản địa là rất quan trọng. Vì vậy, vấn đề chuyển giao KHKT phải đảm bảo các
vấn đề sau:
- Khả thi về kỹ thuật.
- Chi phí thấp, phù hợp với đầu tư của hộ nông dân.
- Đáp ứng nhu cầu của nông dân địa phương.
 Xóa đói giảm nghèo
Đói nghèo hiện nay là vấn đề trọng tâm nan giải ở nông thôn Việt Nam, đặc
biệt tập trung ở các vùng sâu, vùng xa và phân bố không đồng đều giữ các vùng.
Nguyên nhân: Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hậu quả chiến tranh, thiếu kiến
thức làm ăn, thiếu vốn, đông con hay lười lao động… và các yếu tố về mặt chính sách.

Quan điểm cơ bản là làm thế nào để hộ nông dân tự mình thoát ra khỏi cảnh
đói nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân trong vùng, tạo điều
kiện để họ thoát nghèo và lạc hậu, hòa nhập với sự phát triển chung của cả nước.
2.1.3. Nội dung phát triển kinh tế hộ nông dân
Phát triển kinh tế hộ nông dân bao gồm:
• Phát triển qui mô các yếu tố sản xuất của kinh tế hộ nông dân
Các yếu tố sản xuất chủ yếu của kinh tế hộ nông dân bao gồm: đất đai, vốn,

12


lao động. Phát triển các yếu sản xuất là nhằm gia tăng qui mô đất đai tính trên hộ
nông dân (hoặc tính trên 1 lao động); gia tăng vốn đầu tư cho sản xuất của hộ, gia
tăng số lượng lao động.
• Nâng cao trình độ sản xuất của chủ hộ
Trình độ của chủ hộ bao gồm trình độ học vấn và kỹ năng lao động. Người
lao động phải có trình độ học vấn và kỹ năng lao động để tiếp thu những tiến hộ
khoa học kỳ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Trong sản xuất, phải giỏi
chuyên môn, kỹ thuật, trình độ quản lý mới mạnh dạn áp dụng thành tựu khoa học
kỹ thuật vào sản xuất nhằm mang lại lợi nhuận cao. Điều này là rất quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến kết quả trong sản xuất kinh doanh của hộ, ngoài ra còn phải có
những tố chất của một người dám làm kinh doanh.
• Gia tăng kết quả sản xuất của kinh tế hộ
Kết quả sản xuất của kinh tế hộ biểu hiện ở đầu ra của kinh tế hộ như: Sản lượng
hàng hóa nông sản, giá trị tổng sản lượng, giá trị sản lượng hàng hóa, doanh thu...
Kết quả này có được nhờ sự kết hợp các yếu tố nguồn lực lao động, vốn, đất
đai, trình độ sản xuất của chủ hộ và sự lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh như
chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản cho
hộ nông dân …
• Nâng cao thu nhập, đời sống và tích lũy của kinh tế hộ

Phát triển kinh tế hộ cuối cùng phải có tác động tích cực đến thu nhập các hộ
nông dân, phải làm gia tăng thu nhập bình quân của hộ nông dân, gia tăng mức
sống, thỏa mãn các điều kiện sống cơ bản như nhà ở, điện, nước sạch, nhà vệ sinh…
và ngày càng gia tăng mức tích lũy của hộ.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ
2.1.4.1. Nhóm yếu tố chủ quan
Đây là yếu tố do chính bản thân gia đình nông dân quết định. Mỗi hộ có hoàn
cảnh riêng, có trình độ, có phương tiện và các yếu tố sản xuất khác nhau. Đó là yếu
tố chủ quan, nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của kinh tế nông hộ. Các yếu tố
chủ quan bao gồm:
+ Đất đai: Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không có gì có thể
thay thế được đối với sản xuất nông nghiệp. Do tính chất đặc biệt của nó mà đất đai

13


có thể coi như một dạng của vốn nhưng lại được xem như một nguồn lực riêng biệt.
Sẽ không có hoạt động sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai, số lượng và chất
lượng của đất đai sẽ quy định lợi thế so sánh của mỗi vùng trong sản xuất nông
nghiệp. Hướng sử dụng đất quy định hướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác, chất
lượng đất cao hay thấp lại ảnh hưởng đến chất lượng các cây trồng vật nuôi. Vì vậy
đất đai ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của kinh tế nông hộ. Chính vì vậy với
một diện tích đất canh tác có hạn, mỗi hộ cần có kế hoạch sử dụng đất sao cho phù
hợp và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
+ Vốn đầu tư cho sản xuất: Vốn là giá trị của toàn bộ đầu vào, bao gồm
những tài sản, vật phẩm trong sản xuất kinh doanh cũng như các ngành sản xuất
khác. Trong sản xuất nông nghiệp vốn là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và lưu
thông hàng hóa. Vốn quyết định đến quy mô sản xuất từ đó ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng khai thác
các nguồn lực vào sản xuất. Vốn được xếp vào các yếu tố chủ quan vì chủ hộ có

quyền huy động hoặc quyết định phân bố vốn theo chu kỳ sản xuất. Vốn được tạo ra
từ hai nguồn cơ bản là vốn tự có và vốn đi vay, việc sử dụng vốn có hiệu quả hay
không nó quyết định đến sự phát triển của kinh tế hộ. Nếu ta cố định các yếu tố
khác, chỉ xét riêng ảnh hưởng của vốn đến thu nhập của hộ thì vốn đầu tư cho sản
xuất và thu nhập của hộ là hai đại lượng đồng biến.
+ Lao động: Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất, không
có lao động thì không có hoạt động sản xuất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp
cũng như đất đai của nông hộ lao động ảnh hưởng đến thu nhập trên cả hai mặt,
lượng và chất.
Mặt lượng của lao động: Thể hiện ở mức độ đầu tư lao động vào công việc
cụ thể. Nếu hộ càng nhiều lao động thì thu nhập của hộ càng cao.
Mặt chất của lao động: Thể hiện sự hiểu biết của người lao động trong sản
xuất kinh doanh của mình, nắm được quá trình sinh trưởng và phát triển của cây
trồng vật nuôi, từ đó có các biện pháp tác động, chăm sóc khoa học và mang lại
hiệu quả cao. Chất lượng lao động còn thể hiện ở khả năng tiếp thu khoa học kĩ
thuật. Am hiểu thị trường và chính sách của Nhà nước, thể hiện ở kinh nghiệm trong
sản xuất.

14


Lao động là một trong những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển
của kinh tế hộ, nó là yếu tố có thể thay đổi được cả về lượng và chất nên trong các
giải pháp để phát triển kinh tế nông hộ thì giải pháp về lao động là giải pháp có tính
khả thi cao.
2.1.4.2. Nhóm yếu tố khách quan
Đây là các yếu tố tác động từ bên ngoài đến kết quả sảnxuất kinh doanh của
nông hộ mà hộ nông dân không thể kiểm soát được. Các tác động này có thể theo
hướng tích cực hoặc tiêu cực, có thể là tốt với hộ này nhưng không tốt với hộ khác.
Các yếu tố thuộc nhóm này bao gồm:

+ Điều kiện tự nhiên: Do đối tượng sản xuất nông nghiệp là sinh vật sống, quá
trình sinh trưởng và phát triển phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh như khí
hậu, môi trường, thời tiết…Nếu gặp điều kiện thuận lợi phù hợp với giai đoạn phát
triển của cây trồng vật nuôi thì sẽ cho năng suất cao và ngược lại. Như vậy trong
sản xuất nông nghiệp thì điều kiện tự nhiên là yếu tố quyết định khá lớn đến kết
quả sản xuất của nông hộ.
+ Thị trường: Thị trường là nơi diễn ra trao đổi hàng hóa thị trường có tác
động rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh thông qua cơ chế thay đổi giá cả. Giá
cả lại phụ thuộc vào quy luật cung cầu trên thị trường. Có hai loại thị trường là thị
trường đầu vào và thị trường đầu ra.
Đối với thị trường đầu ra (thị trường tiêu thụ sản phẩm), nó phản ánh cung sản
phẩm. Trong nông nghiệp, cung sản phẩm thường là cung muộn, hơn nữa các sản
phẩm trong nông nghiệp thường khó bảo quản, vì vậy rủi ro do thị trường đem lại
trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn. Bên cạnh đó thị trường các sản phẩm trong
nông nghiệp là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nên người nông dân không thể kiểm
soát được thị trường, vì vậy sự tác động của thị trường làm cho thu nhập của hộ
không ổn định.
Đối với thị trường các yếu tố đầu vào, giá cả đầu vào trên thị trường ảnh
hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất của nông hộ, vì thế nó tác động rất lớn đến quy
mô sản xuất, đến mức độ đầu tư của nông dân. Nếu giá đầu vào tăng làm cho chi
phí đầu tư tăng dẫn đến hiệu quả sản xuất giảm xuống.
+ Chính sách của Nhà nước: Chính sách kinh tế là công cụ đắt lực của chính
phủ. Trong quản lý kinh tế, mỗi chính sách ban hành đều có tác động rất lớn đến
15


hoạt động sản xuất kinh doanh dù lớn hay nhỏ. Nếu chính sách đúng đắn sẽ kích
thích được sản xuất và ngược lại. Vì vậy chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng rất
lớn đến thu nhập của hộ hay đến sự phát triển của kinh tế nông hộ. Trong quá trình
phát triển của nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam, Nhà nước ta đã chứng tỏ được

vai trò của mình trong quản lý kinh tế. Nó thể hiện rõ nét nhất ở chính sách ruộng
đất trong công cuộc đổi mới. Chính sách này đã làm thay đổi thu nhập của toàn bộ
dân trong nông thôn. Ngoài ra còn có sự đóng góp hàng loạt các chính sách khác
như đặt giá trần, giá sàn nhằm bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng.
+ Ngoài các yếu tố kể trên, kinh tế hộ còn chịu ảnh hưởng của các phong tục,
tập quán, truyền thống văn hóa…
2.1.4.3. Nhóm yếu tố thuộc khoa học kỹ thuật và công nghệ:
+ Kỹ thuật canh tác: Do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng khác
nhau,với yêu cầu giống cây con khác nhau, đòi hỏi phải có kỹ thuật canh tác khác
nhau. Trong nông nghiệp, tập quán, kỹ thuật canh tác của từng vùng, từng địa
phương có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh
tế nông hộ.
+ Ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ: Sản xuất của hộ nông dân không
thể tách rời những tiến bộ khoa học kỹ thuật, vì nó đã tạo ra cây trồng vật nuôi có
năng suất cao, chất lượng tốt. Thực tế cho thấy những độ nhạy cảm với tiến bộ kỹ
thuật về giống, công nghệ sản xuất, hiểu biết thị trường, dám đầu tư lớn và chấp
nhận những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, họ giàu lên rất nhanh. Nhờ công
nghệ mà các yếu tố sản xuất như lao động, đất đai, sinh vật, máy móc và thời tiết
khí hậu kinh tế kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm nông nghiệp. Như vậy, ứng
dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp có tác dụng thúc đẩy sản
xuất hàng hóa phát triển, thậm chí những tiến bộ kỹ thuật làm thay đổi hẳn sản xuất
hàng hóa.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế nông hộ ở các nước trên thế giới và những bài
học kinh nghiệm
Thực tiễn cho thấy, quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của các nước,
nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, trang trại và nông thôn đã có nhiều kinh
nghiệm quý báu để chúng ta học tập.
16



• Kinh tế nông hộ các nước châu Á
- Thái Lan: một nước trong khu vực Đông Nam Châu Á, chính phủ Thái Lan
đã thực hiện nhiều chính sách để đưa từ một nước lạc hậu trở thành nước có nền
khoa học kĩ thuật tiên tiến. Một số chính sách có liên quan đến việc phát triển kinh
tế vùng núi ban hành (năm 1950 đến năm 1980).
Thứ nhất: Xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Mạng lưới đường bộ bổ
sung cho mạng lưới đường sắt,phá thế cô lập các vùng ở xa (bắc, đông bắc, nam...),
đầu tư xây dựng đập nước ở các vùng.
Thứ hai: Chính sách mở rộng diện tích canh tác và đa dạng hóa sản phẩm như
cao su ở vùng đồi phía nam, ngô, mía, bông, sắn, cây lấy sợi ở vùng phía đông bắc.
Thứ ba: Đẩy mạnh công nghiệp hóa chế biến nông sản đẻ xuất khẩu như ngô,
sắn sang các thị trường Châu Âu và Nhật Bản.
Thứ tư: Thực hiện chính sách đầu tư nước ngoài và chính sách thay thế nhập
khẩu trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ.
Nhà nước cũng thực hiện chính sách trợ giúp tài chính cho nông dân như: Cho
nông dân vay tiền với lãi xuất thấp, ứng trước tiền cho nông dân và mua sản phẩm
với giá định trước...cùng với nhiều chính sách khác đã thúc đẩy vùng núi Thái Lan
phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Hàng năm có 95% sản lượng cao su, hơn 4
triệu tấn dầu cọ do nông dân sản xuất ra. Song trong quá trình thực hiện có bộc lộ
một số vấn đề còn tồn tại: Đó là việc mất cân bằng sinh thái, là một hậu quả của một
nền nông nghiệp làm nghèo kiệt đất đai. Kinh tế vẫn mất cân đối giữa các vùng, xu
hướng nông dân rời bỏ nông thôn ra thành thị lâu dài hoặc rời bỏ nông thôn theo
thời vụ ngày càng gia tăng.
- Đài Loan: Ý thức được xuất phát điểm của mình có vị trí quan trọng là nông
nghiệp nhưng ở trình độ thấp, nên ngay từ đầu Đài Loan đã coi trọng và chú ý đầu
tư cho nông nghiệp. Trong những năm 1950 đến 1960 chủ trương “lấy nông nghiệp
nuôi công nghiệp,lấy công nghiệp phát triển nông nghiệp”. Từ năm 1951 đã có
trương trình cải cách ruộng đất theo ba bước : Giảm tô, giải phóng đất công, bán đất
tá điền, thực hiện người cày có ruộng (1953- 1954).

Theo đạo luật cải cách ruộng đất của Đài Loan, địa chủ chỉ được giữ lại 3 ha
nếu là ruộng thấp còn 6 ha nếu là ruộng cao, số còn lại nhà nước mua và bán lại cho
tá điền với giá thấp và được trả dần,trả góp. Chính sách phát triển nông nghiệp của
17


Đài Loan trong thời kì này đã làm nông dân phấn khởi, lực lượng sản xuất nông
thôn được giải phóng,sản xuất đã tăng với tốc độ nhanh. Về chính sách ruộng của
chính quyền có sự phân biệt giữa 2 đối tượng “nông mại nông” thì miễn thuế (tức là
người nông dân bán đất cho người nông dân khác) và “nông mại bất nông” thì phải
đóng thuế gấp 3 lần tiền mua đất (bán đất cho đối tượng phi nông nghiệp). Nguồn
lao động trẻ ở nông thôn rất dồi dào nhưng không di chuyển ra thành thị, mà dịch
vụ tại chỗ theo kiểu “ly thân bất ly hương”. Các cơ quan khoa học Đài Loan rất mạnh
dạn nghiên cứu cải tạo giống mới cho nông dân của họ và họ không cần trả tiền.
-Trung Quốc: Trong những năm qua phát triển rất mạnh trong lĩnh vực đầu tư
cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Một trong những thành tựu của Trung Quốc
trong cải cách mở cửa phát triển nông nghiệp là hương trấn, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn, từ đó tăng trưởng với tốc độ cao. Nguyên nhân là do sự điều
chỉnh chính sách đầu tư của chính phủ, tăng vốn đầu tư trực tiếp nông nghiệp để tạo
ra tiền đề vật chất cho sự tăng trưởng trước hết là đầu tư xây dựng công trình thủy
lợi, mở rộng sản xuất lương thực, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nghiên cứu
ứng dụng cây trồng vật nuôi vào trồng trọt. (Phạm Ngọc Thứ, 2000).
2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam
-Trong những năm qua, cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức
quản lý kinh tế của Nhà nước, kinh tế hộ được coi trọng và nó đã thúc đẩy sự phát
triển của ngành nông nghiệp nước ta đóng vai trò chính trong việc tạo ra lượng hàng
hoá lớn để phục vụ xuất khẩu, đưa nước ta từ chỗ thiếu lương thực thực phẩm trở
thành một nước xuất gạo đứng thứ hai trên thế giới.
Nông nghiệp Việt Nam đã từng bước trưởng thành, diện mạo đã thay đổi một
cách cơ bản và đóng góp nhiều thành tựu vào sự phát triển kinh tế của đất nước như:

-

Hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ.
Huy động và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực của nông hộ, giải phóng sức sản

-

xuất.
Giải quyết được vấn đề an ninh lương thực hướng ra xuất khẩu, xuất khẩu gạo, cà

-

phê Robusta và tiêu đứng thứ hai trên giới.
Thu nhập của nông dân ngày càng tăng, đời sống văn hoá xã hội được cải thiện.
-Kinh tế nông hộ ngày càng đa dạng hoá các loại hình nông sản cũng như các
phương thức sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật góp phần nâng
cao năng suất chất lượng sản lượng, sản phẩm.
18


-

Nông nghiệp mà hộ nông dân là nòng cốt đã được nột số thành tựu cụ thể sau:
Vào năm 2015, tốc độ phát triển toàn ngành nông nghiệp đạt 5,8% (tăng 1,55% mức
tăng của năm 2014), kết quả này lấy lại được đà tăng trưởng với mức tăng trưởng
khá, góp phần vào tăng trưởng chung của cả nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn
ngành cả năm đạt 32,91 tỷ USD, tăng 5,6% so với năm 2014. Thặng dư thương mại

-


của ngành đạt 12 tỷ USD, tăng 8% so với năm 2014 (Tạp chí tài chính, 2015)
Sản lượng các loại cây công nghiệp lâu năm tăng qua các năm.Dựa trên mục tiêu
chung của ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2011-2015 là: “Xây dựng nền nông
nghiệp toàn diện, đa dạng, theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, hiện đại, bền
vững, thân thiện với môi trường, gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông
thôn mới và nâng cao đời sống nhân dân”. Kinh tế nông hộ đang phát triển dựa trên
những xu hướng chính sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển theo hướng chuyên canh tập trung, ứng dụng
các tiến bộ kĩ thuật nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trên một đơn vị diện tích
canh tác.
Thứ hai, phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản đa dạng theo quy hoạch, phát
huy lợi thế từng vùng gắn với thị trường xuất khẩu.
Thứ ba, phát triển những sản phẩm chủ lực như lúa, cà phê,… đáp ứng hơn nữa
nhu cầu trong nước, đảm bảo an ninh quốc gia và hướng ra xuất khẩu. Bên cạnh đó, đa
dạng hoá sản phẩm, tìm kiếm những hướng đi mới có tiềm năng phát triển.
Thứ tư, quá trình hình thành các nông trại hay trang trại gia đình. Từ hộ gia
đình nông dân tự cung, tự cấp, sản xuất mang nặng tính chất hiện vật sang nền kinh
tế trang trại sản xuất hàng hoá.
Từ một nước thường xuyên thiếu và đói, hằng năm phải nhập hàng triệu tấn
lương thực từ nước ngoài, bây giờ Việt Nam đã trở thành nước xuất gạo đứng thứ
nhì thế giới. Thu nhập và đời sống nhân dân ngày càng cải thiện hơn. Kết quả rà
soát nghèo mới nhất (2015), tỉ lệ hộ nghèo năm 2014 là 5,2% (giảm 2,5% so với
cuối năm 2014), tỉ lệ hộ cận nghèo 6,32% (giảm 0,25% so với cuối năm 2014).
Bộ mặt nông thôn thay đổi theo hướng văn minh: Trình độ văn hoá, khoa học,
kĩ thuật của nông dân được nâng cao hơn trước (vào năm 2015, tốc độ phát triển
toàn ngành nông nghiệp đạt 5,8% (Văn phòng Chính phủ, 2015).
Nông nghiệp ngày càng có nhiều đóng góp tích cực hơn vào tiến trình phát
triển hội nhập của kinh tế cả nước và nền kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu
nông - lâm – thuỷ sản mới đạt 400 triệu USD. Đến năm 2014, kim nghạch xuất
khẩu nông – lâm – thuỷ sản đạt 30,8 tỷ USD, đến năm 2015 đạt 32,8 tỷ USD (tăng

19


12% so với năm 2014). Nhờ có những thành tựu, kết quả đó, nông nghiệp không chỉ
góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị- xã hội nông thôn và nâng cao đời
sống nông dân trên phạm vi cả nước mà ngành nông nghiệp đã ngày càng tạo ra
nhiều hơn nữa những tiền đề vật chất cần thiết, góp phần tích cực vào sự đẩy nhanh
tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong
những năm qua (Văn phòng Chính phủ, 2015).
Thực tiễn xây dựng, bảo vệ tổ quốc cũng như quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đều khẳng định tầm vóc,
chiến lược của vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chính vì vậy, Đảng ta
luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược quan trọng, coi đó là
cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo
đảm an ninh – quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi
trường sinh thái (Văn phòng Chính phủ, 2015).
Như vậy có thể nói rằng phát triển kinh tế hộ rất cần sự điều chỉnh, các chính
sách tác động của Nhà nước. Do vậy, vai trò của Nhà nước là rất quan trọng cho sự
phát triển của kinh tế nông hộ ở nước ta trong giai đoạn tới đây.
2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế nông hộ ở tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk là một tỉnh miền núi thuộc khu vực Tây Nguyên nằm về phía Tây
Nam dãy Trường Sơn, địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình so với mặt
nước biển từ 500 – 800m. Diện tích toàn tỉnh là 13,125 km 2, dân số là 1,7 triệu
người, lao động là 968,843 người. Ngoài vị trí trung tâm kinh tế - văn hóa của khu
vực Tây Nguyên, xét về tiềm năng thì Đắk Lắk có diện tích đất đỏ bazan chiếm
khoảng 1/3 diện tích tự nhiên, thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp dài
ngày như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu và cây ăn quả. Ngoài ra Đắk Lắk còn có gần
1 triệu ha đất nông, lâm nghiệp. Bên cạnh đó tỉnh Đắk Lắk còn có những đồng cỏ
bạt ngàn để chăn nuôi đại gia súc, hàng ngàn hecta mặt nước nuôi trồng thủy sản.
Có nhiều tài nguyên chưa được khai thác như: Boxit, vàng, saphia, cao lanh…

Những con sông, con suối chảy qua Đắk Lắk là nguồn thủy năng vô tận để xây
dựng những nhà máy điện lớn. Vùng đất Tây Nguyên này là nơi tụ hội của 44 dân
tộc, với những truyền thống văn hóa độc đáo, phương thức canh tác và kiến thức
bản địa phong phú.
Trong những năm gần đây,đặc biệt là năm 2015 kinh tế xã hội Đắk Lắk có

20


nhiều chuyển biến tích cực.
-Theo số liệu thống kê, tổng giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản từ
đầu năm đến nay ước đạt 12.583 tỷ đồng, đạt 41,7% kế hoạch, tăng 3,25% so với
cùng kỳ năm 2014, các công trình thủy lợi bảo đảm nước tưới chủ động cho 76,1%
diện tích cây trồng có nhu cầu tưới, 85,3% cư dân nông thôn được sử dụng nước
sinh hoạt hợp vệ sinh. Về sản xuất đồ gỗ, toàn tỉnh chế biến được 3.000 m 3 gỗ xẻ,
7.000 m3 gỗ tinh chế, 2.000 bộ mộc dân dụng, sản xuất hơn 15.000 tấn cà phê bột,
cà phê hòa tan, chế biến tinh và xuất khẩu 47.424 tấn tinh bột sắn, 2.583 tấn cao su,
302 tấn hạt điều, 2.984 tấn tiêu… Về công tác hành chính, Sở nông nghiệp tỉnh Đắk
Lắk đã đơn giản hóa 62 thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực liên quan, tiếp nhận
2.186 hồ sơ, giải quyết 2.166 hồ sơ, còn 20 hồ sơ đang trong thời gian giải quyết
theo quy định, tiến hành 2 cuộc thanh tra hành chính, 15 cuộc thanh tra chuyên
ngành về kinh doanh phân bón, thuốc BVTV, thú y, thức ăn chăn nuôi đối với 310
tổ chức, cá nhân, phạt hành chính hơn 138 triệu đồng(Báo Đắk Lắk, 2015).
- Thu ngân sách năm 2015 đạt 3.495 tỷ đồng, (tương đương 126% dự toán
Trung ương giao), trong đó, thu thuế, phí và lệ phí đạt 2.693 tỷ đồng, thu biện pháp
tài chính 662 tỷ đồng, thu thuế xuất nhập khẩu hơn 60 tỷ đồng. Đối với hoạt động
chi thường xuyên, đơn vị đã kiểm soát chi ngân sách đúng chế độ, tiêu chuẩn, định
mức và dự toán được phân bổ, trong đó, đã phát hiện và từ chối thanh toán do
chứng từ sai mục lục ngân sách, chế độ, định mức với tổng số tiền hơn 10,5 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, công tác quản lý, điều hành ngân quỹ, thanh toán, quản lý kho quỹ,

thanh kiểm tra cũng được thực hiện tốt (Báo Đắk Lắk, 2015).
Hoạt động sản xuất nông nghiệp gắn liền với hoạt động sản xuất nông hộ, vì
vậy kinh tế hộ đóng vai trò quan trọng. Vì thế, tỉnh Đắk Lắk rất chú trọng đến phát
triển nông nghiệp, vì phần lớn dân cư sống ở nông thôn, nguồn thu chính là trồng
trọt và chủ yếu là từ cây lúa, cà phê. Ngoài cây cà phê, lúa ra thì cây cao su, tiêu,
điều ở Đắk Lắk cũng rất phát triển, đã giải quyết một phần lớn việc làm cho người
dân nơi đây.
Để đẩy mạnh phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân, tỉnh đã
ban hành phê duyệt nhiều quy hoạch, dự án, đề án như: Quy hoạch rau sạch, mía
đường, chăn nuôi và giết mổ tập trung đến 2015 và tầm nhìn đến 2020, dự án cải tạo
giống bò thịt, quy hoạch khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng đề án
21


phát triển sản xuất trên địa bàn các xã, đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng
nông lâm thủy sản, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra nhiều cơ hội cho Đắk Lắk tham gia hội
nhập kinh tế quốc tế. Để hội nhập thành công, bền vững nhất là trong nông nghiệp,
tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông
thôn, nâng cao hiệu quả đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ và phát huy giá trị
văn hóa dân tộc… Tạo ra những sản phẩm có giá trị đạt yêu cầu, tiêu chuẩn cao của
thị trường thế giới.

22


PHẦNBA
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ, các yếu tố
ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộtrên địa bàn huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
- Đối tượng khảo sát: Hộ nông dân trên địa bàn huyện Krông Ana, tỉnh
ĐắkLắk.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
3.1.2.1. Phạm vi không gian
-Đề tài nghiên cứu về kinh tế của hộ nông dân sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
3.1.2.2. Phạm vi thời gian
- Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập điều tra cho năm 2015.
- Thời gian thực hiện đề tài: Từ 10/03/2016 đến 10/06/2016.
3.1.2.3. Phạm vi nội dung
- Phân tích kinh tế nông hộ trong sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là hộ tham gia
trồng trọt và chăn nuôi trên địa bàn huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông hộ trên địa
bàn huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất một số giải pháp để phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện Krông
Ana, tỉnh Đắk Lắk.
3.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.1. Điều kiện tự nhiên
3.2.1.1. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý
- Huyện Krông Ana là huyện nội địa của tỉnh Đắk Lắk, nằm cách thành phố
Buôn Ma Thuột 30 km về phía Nam. Huyện Krông Ana với diện tích là356,09 km2.
- Phía Đông tiếp giáp huyện Cư Kuin.
- Phía Tây tiếp giáp với huyện Krông Nô, Cư Jut/ Đắk Nông.
- Phía Nam giáp với huyện Lắk, Krông Bông.
- Phía Bắc tiếp giáp thành phố Buôn Ma Thuột.
23



Có diện tích tự nhiên 35.609 ha, địa hình đa dạng đồi núi xen kẽ với bình
nguyên, thung lũng, trên địa bàn có 12 hồ, đập lớn nhỏ, có nhiều dãy núi và điểm
cao có giá trị chiến thuật thuận lợi cho việc xây dựng thế trận phòng thủ, phòng ngự
và xây dựng các trường học dã chiến.
Về Sông suối: Có 2 con sông chính
-

Sông Krông Ana bắt nguồn từ địa giới huyện Krông Bông chạy vòng sườn Nam,
Đông Nam của huyện là ranh giới với huyện Krông Bông, Lăk chạy qua xã Băng
AĐrênh, Dur Kmăn, Quảng Điền, Bình Hòa, TT Buôn Trấp, Ea Na nhập với sông

-

Krông Nô tạo thành sông Sê Rê Pook chạy qua địa bàn xã Dray Sáp.
Sông Krông Nô: Bắt nguồn từ xã Bình Hòa, TT Buôn Trấp nhập với sông Krông
Ana tạo thành sông Sê Rê Pook đi qua địa phận xã Ea Na, xã Đrây Sáp về huyện Cư

-

Jut (Đắk Nông).
Về đường sá: Có 3 con đường chính
Đường Tỉnh lộ 2 nối từ quốc lộ 14 ở ngã ba Duy Hòa đi qua xã Ea Na, Ea Bông, TT

-

Buôn Trấp, xã Bình Hòa, Quảng Điền.
Đường Tỉnh lộ 10a từ ngã ba CTCF Krông Ana đi qua Buôn Reng xã Ea Bông qua

-


đèo Knul, thôn 13 xã Đrây Bhăng/ huyện Cư Kuin nối với quốc lộ 27.
Đường tỉnh lộ 10b nối từ ngã 3 Quỳnh Tân/ TT Buôn Trấp đi qua xã Dur Kmăn, xã
Băng AĐrênh đến xã Hòa Hiệp/ Cư Kuin nối với quốc lộ 27.
Đặc điểm khí hậu
Mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới, gió mùa cận xích đạo nhưng do có sự
nâng lên của địa hình nên có đặc điểm đặc trưng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió
mùa cao nguyên. thời tiết khí hậu của khu vực được đặc trưng bởi các yếu tố sau:
-Nhiệt độ trung bình trong năm: 23-24 độ.
- Nhiệt độ cao nhất xảy ra vào tháng 3,4 (trung bình khoảng 31,80 C)
- Nhiệt độ thấp nhất xẩy ra vào tháng 12,1 ( trung bình khoảng 15-160 C)
Độ ẩm

-

Độ ẩm tương đối hằng năm 81-83 %. Độ bốc hơi mùa khô: 14,9-16,2 mm/ngày.
Lượng mưa

-

Lượng mưa trung bình hằng năm: 1800-2200 mm. Khá thuận lợi với các loại cây
lâu năm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm làm ảnh hưởng đến chất lượng
thụ phấn của một số loại cây trồng như: Lúa, điều. Mùa mưa tập trung từ tháng 5

24


đến tháng 10 (chiếm 94% tổng lượng mưa cả năm). Mùa khô bắt đầu từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau, mưa không đáng kể.
Gió

+
+
+
+

Hướng gió chủ đạo là Đông Bắc – Tây Nam.
Mùa khô mang hướng gió Đông Bắc, mùa mưa hướng gió Tây Nam.
Tốc độ gió trung bình: V= 2,4-5,4 m/s.
Khu vực không chịu ảnh hưởng của bão.
Thuỷ Văn

+ Hệ thống sông suối phân bố trên địa bàn tương đối đồng đều và phong phú. Sông
Krông Nô và sông Krông Ana bắt nguồn từ các dãy núi cao phía đông Nam tỉnh đều
chảy qua địa bàn huyện, ngoài ra trên địa bàn huyện còn có nhiều suối với lưu
lượng nước lớn và nhiều hồ đập có ý nghĩa lớn trong cuộc sống, sinh hoạt của nhân
dân trong vùng.
+ Nguồn nước ngầm tương đối phong phú, xuất hiện ở độ sâu 15-30 m. Tuỳ theo khu
vực và thời tiết các mùa không ảnh hưởng đến công tác xây dựng các công trình
trong vùng.
Địa hình
-

Đồi núi tương đối bằng phẳng. Bề mặt địa hình bao gồm những đồi thoải rộng, độ
dốc, bị xen kẹt bởi các dãy núi cao ở hai phí Bắc và phía Nam. Cao độ trung bình
400 - 500 m, cao nhất là đỉnh Cư Pao (608 m), thấp nhất là khu vực ven sông (402
m). Nhìn chung địa hình có xu hướng thấp dần từ Đông sang Tây với độ dốc nền
trung bình dao động từ 3-8%.
3.2.1.2.Tài nguyên thiên nhiên
- Địa bàn huyện Krông Ana có 3 nhóm đất chính với 3 đơn vị đất. Đất đỏ vàng
trên đá granit (Fa): Diện tích 11.758,9ha, chiếm 30,5% diện tích đất của nhóm, phân

bố tập trung chủ yếu ở phía Bắc huyện.Đất nâu đỏ trên đá Bazan (Fk): Có diện tích
22.860 ha. Chiếm 60% diện tích đất của nhóm.Nhóm đất này có đặc tính tơi, xốp,
tầng đất canh tác dày, thành phần cơ giới nặng, khả năng giữ và hấp thụ nước tốt,
giàu dinh dưỡng, rất thích hợp cho phát triển nhóm cây công nghiệp dài ngày như
cà phê, cao su, điều, tiêu...Đất dốc tụ thung lũng (D): có diện tích 5.500 ha. Chiếm
10% diện tích đất nhóm. Loại đất này có thành phần cơ giới nhẹ, tầng canh tác
mỏng, thích hợp với cây trồng ngắn ngày.

25


×