Tải bản đầy đủ (.ppt) (29 trang)

Chuong 3 gia tri DDSH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.8 KB, 29 trang )

Chương 3.
GIÁ TRỊ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC
I- VAI TRÒ SINH THÁI CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC
Trước hết ĐDSH đảm bảo cho việc duy trì, phát triển các quá trình
sinh thái và thúc đẩy nhanh tuần hoàn chu trình vật chất, năng lượng
trong HST.
Sự chuyển hóa năng lượng thông qua quá trình quang hợp của các
loài thực vật và hóa tổng hợp của các loài vi sinh vật hình thành các
chất hữu cơ. Đó là những khâu đầu tiên trong chu trình vật chất và
chuyển hóa năng lượng của các HST.


Tiếp đến, ĐDSH nhất là các loài thực vật cả ở trên cạn và dưới nước
được xem là “lá phổi xanh” của hành tinh chúng ta tham gia vào việc điều
hòa khí hậu
Mỗi năm con người thải vào không khí khoảng 27 tỷ tấn CO 2, trong đó
thảm thực vật rừng, nhất là rừng nhiệt đới hấp thụ khoảng 9 tỷ tấn, đại
dương hấp thụ khoảng 11 tỷ tấn, số còn lại ước tính khoảng 7 tỷ tấn tồn lưu
hàng chục năm trong không khí gây hiệu ứng nhà kính.
Thảm thực vật rừng nhiệt đới còn có vai trò che chở bức xạ Mặt trời,
làm giảm lượng nhiệt độ nhất định trong mùa nắng và che chắn các hướng
hoàn lưu khí áp, tạo nên từng vùng khí hậu ôn hòa .


ĐDSH trên cạn đã tham gia tích cực vào duy trì chế độ tuần hoàn
nguồn nước tự nhiên.
Trong cơ thể các loài động vật và thực vật thường chiếm hơn 90% khối
lượng là nước, nguồn nước này sẽ bốc hơi vào mùa nắng nóng tạo ra những
vùng khí hậu thích hợp và giảm bớt nhiệt độ khắc nghiệt xung quanh.
Khi trời mưa, các tán cây rừng nhiều tầng, thảm thực vật mặt đất sẽ che
chắn, làm cho nước mưa không tác động trực tiếp xuống mặt đất, chống


được bào mòn, rửa trôi gây lũ lụt, đồng thời tạo điều kiện cho nước mưa
mao dẫn theo lá, cành, thân cây, rễ đưa nước vào lòng đất nhờ đó mà túi
nước ngầm trong đất dâng lên, tăng khả năng dự trữ nguồn nước để điều tiết
cho mùa Hè.


ĐDSH có vai trò rất quan trọng trong việc cải tạo làm giàu
chất khoáng, độ mùn cho đất canh tác, đất nông, lâm nghiệp và
đất tự nhiên.
Đất tự nhiên được xem là một HST, ở đó rất phong phú về
thành phần loài động vật, thực vật và vi sinh vật. Các loài vi sinh
vật ở trong đất được phân biệt làm ba nhóm cơ bản:
- Đa số loài thuộc nhóm chuyển hóa celluloz thành các chất
khoáng vô cơ từ các xác động, thực vật hay các sản phẩm dị hóa
của chúng.
- Một số khác tham gia vào phân giải khoáng, chuyển hóa
những chất vô cơ khó tan thành những phần tử dễ tan cho thực
vật tái hấp thu.
- Số vi sinh còn lại có vai trò cố định đạm. Đó là những vi
khuẩn cộng sinh trong một số loài thực vật. Các nhà khoa học
tính được rằng, chỉ riêng nhóm vi khuẩn cố định đạm hàng năm
cung cấp cho đất một lượng đạm (NH4OH) khoảng 5.108 tấn


Tham gia cải tạo đất còn nhiều loài động vật như Giun đất …
Giun đất là nhóm động vật dị dưỡng, ăn xác vụn hữu cơ góp
phần làm tăng đáng kể độ tơi xốp, độ thông khí của đất, cải thiện
khả năng dẫn nước và giữ độ ẩm trong đất.
Giun đất còn tham gia trực tiếp vào quá trình phân hủy cơ
học xác vụn thực vật, phân hủy celluloz, chuyển hóa chất hữu cơ

và các chất khoáng.
Giun đất là những loài đào thải rất lớn. Nếu trung bình cứ
một mét vuông mặt đất có được 150 con giun, thì hàng năm một
ha đất loại này sẽ được lượng giun sinh sống cung cấp cho
khoảng 120 tấn phân giun, trong đó có 20 tấn được đùn lên trên
mặt đất.


Sau cùng vai trò sinh thái của ĐDSH còn thể hiện ở vấn đề phát tán và
làm sạch môi trường.
Các loài nấm, vi sinh vật và vi khuẩn đóng vai trò đặc biệt quan trọng
trong những quá trình phân giải này.
Trong môi trường đất ẩm, đất ngập nước, các nhóm vi khuẩn và nấm
chuyển hóa các chất hữu cơ từ các nguồn phế thải khác nhau thông qua việc
sống hoại sinh, phân giải hiếu khí và kỵ khí để trả lại cho môi trường những
vật chất vô cơ trong chu trình vật chất là con đường tự làm sạch môi trường
cơ bản nhất của ĐDSH.


Trong môi trường nước, đặc biệt là nền đáy các thủy vực, nơi có nhiều
phế thải chứa đựng các chất hữu cơ, vô cơ theo các hướng khác nhau. Phần
đông trong nhóm này là các vi sinh vật yếm khí (kỵ khí) chúng chuyển hóa
các chất hữu cơ phức tạp thành metan (CH 4) và tham gia chuyển hóa các
dạng acid thành metan và carbondioxit (CO2), phần khác là những vi sinh
vật hiếu khí sống trong tầng nước sử dụng chất hữu cơ từ các nguồn ô nhiễm
để sinh trưởng, sinh sản và phát triển tạo sinh khối và làm sạch môi trường.


Một số loài Thân mềm (Mollusca) mà đặc biệt là nhóm hai mảnh vỏ
(Bivalvia), thực vật ở nước như bèo tây, bèo cái, lau lách,… đều có khả

năng hấp thụ kim loại độc.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, mỗi cá thể loài Trìa mỡ (Merretrix
merretrix), sống ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (Thừa Thiên Huế), chỉ có
kích thước bằng ngón tay cái (35 - 40 mm), mỗi ngày đêm chúng lọc được
khoảng 20 lít nước mà dĩ nhiên trong đó nhiều tảo và chất ô nhiễm.


Trong ao nuôi cá nước ngọt hiện nay ở miền Bắc nước ta,
người nuôi thường tập trung vào bốn đối tượng chính để khép kín
sinh thái dinh dưỡng trong ao nuôi.
- Cá Trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus) là đối tượng nuôi
chính. Thức ăn cơ bản của chúng là thực vật thủy sinh hoặc cây
cỏ trên cạn với hệ số thức ăn dao động từ 35 – 41 tùy theo từng
vùng. Lượng thực vật mà chúng ăn hàng ngày đúng bằng lượng
phân hay mùn bã hữu cơ mà cá thải ra trong ao nuôi, dĩ nhiên sẽ
gây ô nhiễm nguồn nước ao nuôi.
-Vì vậy, để giải quyết bài toán sinh thái này, người ta nuôi các
loài cá Rô phi (Oreochromis spp). Cá Rô phi sinh trưởng nhanh,
mắn đẻ, đẻ sớm và đẻ tự nhiên tạo nên mật độ cao trong ao. Cá rô
phi là loài ăn mùn bã hữu cơ nên chúng sẽ sử dụng toàn bộ mùn
bã từ phân cá Trắm cỏ thải ra.


- Ngoài hai đối tượng cơ bản trên, người ta còn nuôi các loài cá Mè
trắng (Hypophthalmichthys harmadi) và cá Mè hoa (Arichthichthys nobilis)
là những đối tượng ăn thực vật và động vật ăn phù du ở tầng mặt, giữa.
- Trong thủy vực, nền đáy chứa nhiều phế thải hữu cơ nhất. Đó chính là
nguồn dinh dưỡng đáng kể cho các động vật đáy, đặc trưng cho các dạng ao
nuôi. Việc sử dụng các đối tượng “dọn đáy” ăn tạp ở tầng đáy như cá Chép
(Cyprinus carpio) hay cá Trôi (Labeorohita sp.)góp phần tham gia vào việc

chuyển hóa các phế thải hữu cơ vừa tham gia xử lý môi trường ao nuôi.
Như vậy, các tầng nước giữa, tầng mặt và tầng đáy trong ao nuôi đã
được tận dụng tốt nguồn dinh dưỡng theo các tổ sinh thái của từng nhóm cá.
Nhờ đó mà các chất ô nhiễm được tái sử dụng, khép kín chu trình xử lý và
tự làm sạch được môi trường ao nuôi .


II. VAI TRÒ KINH TẾ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC
1- Cung cấp lương thực và thực phẩm cho nhân loại
An ninh lương thực - thực phẩm là vấn đề sống còn của nhân loại.
Cho đến nay, chưa có công nghệ nào có thể sản xuất được nguồn lương
thực - thực phẩm nhân tạo thay thế cho nguồn tài nguyên ĐDSH.
Tài nguyên ĐDSH là nguồn lương thực - thực phẩm toàn diện, thể hiện
ở đầy đủ các sản phẩm hữu cơ từ Lipid, Gluxit đến hàm lượng Protein.
Các nguồn lương thực - thực phẩm này chứa đầy đủ 20 loại axit amin có
trong tự nhiên, trong đó có đủ các loại axit amin mà con người không tự
chế tạo ra được phải lấy từ động vật, thực vật, vi sinh vật. Đó là những
axit amin không thay thế.


Trên Thế giới người ta đã thống kê có hơn 3.000loài/250.000 loài cây
được coi là nguồn thức ăn quan trọng (lương thực - thực phẩm, rau màu)
nuôi sống con người.
Khoảng 75% chất dinh dưỡng cho con người lấy
từ các loài lúa mỳ, ngô, khoai lang, khoai tây, lúa mạch và sắn.
Những năm gần đây, hàng chục loài cây lương thực - thực phẩm mới
được phát hiện và được đánh giá cao ở một số vùng. (Tảo xoắn (Spirulina)
chứa 70% protein và có hàm lượng vitamin rất cao);
Nhiều loài cỏ biển được sử dụng làm thực phẩm ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Nhiều nước như Trung Hoa, Nhật Bản,… đánh giá rất cao thức ăn lấy từ các

loài thực vật biển.


Trong vài chục năm trở lại đây, sản lượng khai thác thuỷ sản trung bình
mỗi năm chỉ đạt 94 triệu tấn, tương đương với 120 triệu con bò. Trong đó,
83% là cá, sau là giáp xác 4,6%, thân mềm 7,1%, rong tảo 4,1%, số còn lại
là giun biển, cầu gai và thú biển.
Để phát triển bền vững, nghề cá phải khai thác hợp lý, duy trì và phát
triển nguồn lợi, bảo vệ nơi sống và tính ĐDSH; khai thác hợp lý nguồn lợi
thuỷ sản là lấy đi một phần nguồn lợi, tương ứng với sự gia tăng hàng năm
của nguồn lợi đó.
Đi đôi với việc khai thác hợp lý nguồn lợi tự nhiên, con người phải đẩy
mạnh việc nuôi trồng thuỷ sản và nuôi thả biển (mariculture)


Trên Thế giới có 180 quốc gia ven biển với khoảng 1,6 triệu km đường
bờ biển, diện tích giải ven bờ chiếm tới 20% lục địa và số dân khoảng 2,2 tỷ
người, chiếm 40% dân số Thế giới.
Đánh giá giá trị nuôi trồng thuỷ sản ven biển tính theo chiều dài đường
bờ biển. Trung bình mỗi km đường bờ biển có thể cho năng suất tới 65
tấn/km. Ví dụ, ở Thái Lan đạt 65,2 tấn/km, ở Đài Loan 85,4 tấn/km,
Malaysia 11,5 và Việt Nam chỉ đạt 8,4 tấn/km.
Trong vùng ven bờ, rừng ngập mặn là HST có vai trò quan trọng nhất
về mặt thuỷ sản. Trên Thế giới, rừng ngập mặn có thể chiếm tới 15,5 triệu
ha.
Theo tài liệu của Ronback (1999) sản phẩm thuỷ sản tạo ra từ một ha
rừng ngập mặn mỗi năm cho tối đa 756kg tôm (Penaeidae), 64kg cua biển
(Scylla spp.), 900kg cá, 2 tấn nhuyễn thể với giá trị tương đương 7.000
USD/ha/năm.



Trên Thế giới sản lượng nuôi trồng thuỷ sản không ngừng
tăng từ 1 triệu tấn năm 1950 lên 68,5 triệu tấn năm 2005, tương
đương với giá trị 80,3 tỷ USD.
Ở Việt Nam, Bộ Thuỷ sản đã quy hoạch đến năm 2010, kim
ngạch xuất khẩu thuỷ sản phải đạt 4,5 tỷ USD. Trong thuỷ sản
nuôi, cá là nhóm đứng đầu về sản lượng (49,5%) và giá trị
(53,9%), tiếp đến là thực vật thuỷ sinh đứng thứ 2 về khối lượng
(23,4%) và đứng thứ 4 về giá trị (9,7%), giáp xác (tôm, cua) đứng
thứ hai về giá trị (20,4%) sau cá, nhưng đứng thứ 4 về sản lượng;
tiếp theo sau là nhuyễn thể và các động vật nuôi khác.
Hai khu vực nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất Thế giới là ở Đông
Bán Cầu bao gồm Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam,...
và ở Tây Bán Cầu chủ yếu gồm các nước Mỹ La Tinh như
Ecuador, Mexico, Colombia, Panama,...


2. ĐDSH là nguồn cung cấp nguyên vật liệu.
ĐDSH có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu, vật liệu
giúp cho con người xây dựng các công trình kiến trúc, nhà ở, hạ tầng cơ sở
và các hoạt động phát triển khác.
Trước hết chúng cung cấp chất đốt, cung cấp năng lượng cho các hoạt
động sống và lao động sản xuất của con người.
Tuy nhiên nhu cầu về củi đốt đang tăng nhanh vì dân số ngày một tăng.
Trái lại việc tiêu thụ và phát triển nông nghiệp miền núi, ven biển là một
nguyên nhân phá rừng


Gỗ là một trong những hàng hoá quan trọng nhất trên thị trường Thế
giới, chiếm tỷ lệ lớn trong các mặt hàng xuất khẩu

Từ những
năm 1959 người ta tổng cộng giá trị của gỗ xuất khẩu toàn cầu hơn 6 tỷ
USD, phần lớn lấy từ vùng ôn đới. Những nước xuất khẩu gỗ đứng đầu là
Mỹ, Canada, Nga,... Còn các nước nhiệt đới đứng đầu về xuất khẩu gỗ là
Malaysia, Indonesia, Gabon,... Tại các nước đang phát triển, thu nhập từ gỗ
chiếm tỷ lệ thấp.
Sau gỗ, song mây là nguồn tài nguyên quan trọng thứ hai để xuất khẩu.
Khoảng 90% nguyên liệu thô về sản phẩm rừng ngoài gỗ của Thế giới
được lấy từ Indonesia. Trung tâm ĐDSH song mây là bán đảo Malaysia với
104 loài, trong đó 38% là loài đặc hữu.
Ngoài ra một khu rừng nhiệt đới rộng 500km2 nếu được quản lý tốt sẽ
cho một khối lượng sản phẩm sinh vật hoang dã có giá trị tối thiểu là 10
triệu USD/năm hay trung bình hơn 200 USD/năm/ha. Thu nhập này lớn hơn
so với thu nhập từ khai thác gỗ thương mại trên cùng một diện tích


3. ĐDSH là nguồn cung cấp dược liệu vô tận.
Nhiều loài động thực vật hoặc các sản phẩm của chúng đùng để bào chế
ra nhiều loại thuốc chữa bệnh khác nhau. Đặc biệt một số thuốc chữa bệnh
hiểm nghèo không một công nghệ hiện đại nào có thể bào chế được mà phải
thu nhận từ ĐDSH.
Trên Thế giới, hiện nay người ta đã thông báo có trên 21.000 loài cây
dược liệu. Schutes thông báo có hơn 300 loài cây được người bản xứ vùng
Amazôn trồng là nguồn thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Tương tự, ở Đông
Nam Á có đến 6.500 loài, ở Ấn Độ 2.500 loài, Trung Quốc 5.000 loài và ở
Việt Nam khoảng 4.000 – 5.000 loài.
Khoảng 1.119 chất hoá học tinh khiết được chiết rút từ 90 loài thực vật
bậc cao khác nhau để dùng làm thuốc trên Thế giới. Việc chiết rút thành
công Aspirin để chữa một số bệnh thông dụng là một ví dụ kinh điển.



Ở rừng Việt Nam cũng có nhiều cây, con cho dược liệu quý (cây Trầm
hương (Aquilaria crasma) cho tinh dầu xuất khẩu và là vị thuốc quý hiếm,
đắt tiền, Cây Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis) là loài vừa cho những
giá trị dược liệu quý, vừa mang tính đặc hữu hẹp, phân bố ở vùng Tây
Quảng Nam và vùng núi Ngọc Linh, tỉnh Kom Tum. Chúng là thuốc bổ toàn
thân và dặc chữa trị 1 số bệnh về nội tiết, tuần hoàn… Cây hồi (Illicium
verum) làm da vị, tinh dầu làm thuốc và đã chiết rút, tinh sạch để chế tạo ra
thuốc Taminflu chữa bệnh dịch cúm gà H5N1 típ A.
Hoặc đã chiết rút thành công và điều chế viên thuốc Crina từ cây Trinh
nữ hoàng cung (Crinum latifolium) dùng chữa bệnh u lành phì đại tuyến tiền
liệt. Bào chế viên nang Vinaga từ vỏ và quả gấc, chũa trị tê thấp, mụn nhọt,
trĩ, chũa ung thư vú, u xơ tiền liệt tuyến…


Nhiều loài động vật được dùng làm nguyên liệu tham gia vào sản xuất
chế biến dược liệu rất hiệu quả như Ong mật (Apis cerama); vỏ của loài Bào
ngư (Haliotis ovina), nang của loài mực (Sepia tigris); các loài cầu gai
(Echinoidea spp.), các loài Hải sâm (Holothurvidea spp.); các loài thuộc lớp
Giun ít tơ (Oligochaeta),... chữa được rất nhiều bệnh.
Nhiều loài thú đã cung cấp cho nhân loại nhiều bộ phận để chữa bệnh,
như mật gấu, cao hổ cốt, nhung hươu nai, cao khỉ, sừng tê giác, dạ dày
nhím, vẩy trút chữa tắc tuyến sữa, thiếu sữa,…
Đáng kể nhất là nguồn dược liệu được cung cấp từ các loài bò sát. Đa
số các loài rắn, nhất là rắn độc đều cho nọc để chiết rút dược liệu chữa bệnh
hiểm nghèo, chế tạo huyết thanh chống nọc; Các loài trăn cho mỡ, mật chữa
bệnh nấm da, sát trùng và kích thích phân bào da làm liền vết bỏng; Rượu
của các loài rắn là thuốc bổ toàn thân, chống đau lưng, suy thoái cột sống và
phong thấp, đau khớp. Mật, gan các loài Kỳ đà (Varanus spp.) chữa bệnh
hen, suyễn,…



Đuôi loài Tắc kè (Gekko gecko) chữa bệnh liệt dương và tăng
cường sinh tinh cho nam giới. Mai và yếm của tất cả các loài rùa,
kể cả rùa cạn và rùa nước đều dùng nấu cao quy bản, là thuốc bổ
quan trọng cho cả đàn ông và phụ nữ.
Gần đây, viện Công nghệ Sinh học thuộc Trung tâm Khoa
học và Công nghệ Quốc gia (Hà Nội) đã công bố chế tạo thành
công viên nang chứa testosteron được chiết rút từ Hải sâm và các
loài rắn biển để tăng lực và tráng dương cho nam giới, kích thích
sự hoạt động cơ bắp cho các vận động viên thể thao. Những viên
nang có nguồn gốc từ động vật biển sẽ cung cấp testosteron cho
vận động viên nhằm kích thích hoạt động thể lực mà không ảnh
hưởng đến những điều cấm trong kiểm tra y tế.


4. Du lịch sinh thái là một loại hình thu ngoại tệ phong phú

Hiện nay, các nước có xu thế thương mại hoá ĐDSH, để xuất khẩu tại
chổ, làm tăng kim ngạch, giá trị ngoại tệ cho kinh tế quốc dân.
Mục đích chính của các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí, du lịch là nhu cầu
hưởng thụ của con người mà không làm ảnh hưởng đến thiên nhiên thông
qua những hoạt động như thám hiểm, quay phim, chụp ảnh, quan sát sinh
cảnh, sinh vật hoang dã, câu cá,.
Ở Canada, có tới 84% tổng số dân tham gia vào những hoạt động nghỉ
ngơi, an dưỡng có liên quan đến thiên nhiên và chi phí một khoản tiền
khoảng 800 triệu USD/năm
Tại Nhật Bản, hàng năm có khoảng 50 triệu người lớn tham gia các
hoạt động an dưỡng, nghỉ ngơi, quan sát thiên nhiên, ĐDSH và chi phí
khoảng 4 tỷ USD.

Tại những khu vực bảo tồn trên Thế giới hay những cảnh đẹp nổi tiếng
Thế giới như VQG Yellow Stone, lợi nhuận thu được từ các hoạt động tham
quan, giải trí thường có thể so sánh với các lợi nhuận từ các ngành công
nghiệp lớn của khu vực ..


Du lịch sinh thái được xem là ngành công nghiệp không khói. Hàng
năm trên Thế giới có thể thu lợi nhuận từ du lịch sinh thái khoảng 12 tỷ
USD.
Du lịch sinh thái hiện đang phát triển ở vùng biển ven bờ, nơi có nhiều
bãi tắm đẹp, nhiều núi đá ăn sâu ra biển, nhiều thảm cỏ biển, nhiều vùng
nước biển trong xanh, nhiều rạn san hô dài rộng, nhiều loài cá, bò sát, chim
biển đẹp. Ở những vùng này đang phát triển một loại hình du lịch mạo hiểm,
du lịch leo núi, du lịch lặn biển, du lịch quan sát HST san hô, du lịch thể
thao,...
Tất cả các hoạt động này đều phải dựa vào các thành phần vốn có của
ĐDSH, HST, cảnh quan tự nhiên và môi trường.


5. Đa dạng sinh học là nguồn cung cấp các loài sinh vật cảnh
ĐDSH còn là nguồn cung cấp nhiều loài sinh vật cảnh để phục vụ giải trí,
thương mại hay nuôi bán tự nhiên.
Hoa Lili đã được trồng ở Trung Hoa với mục đích làm cảnh và làm thuốc
cách đây 2.000 năm. Bồ câu làm cảnh, đưa thư, cá cảnh, chim cảnh cũng đã
được thuần hoá từ hơn 2.500 năm.
Tổng giá trị xuất khẩu trên Thế giới về hoa cúc, hoa hồng, hoa Lili, cây
thế,... khoảng 2,49 tỷ USD trong năm 1985. Nhiều nước đã mất tới hàng tỷ
đồng mỗi năm để nhập rễ những cây thế, cây cảnh. Đứng đầu các nước này là
Đức, Mỹ, Pháp, Anh, Thuỵ Sĩ,...
Trên Thế giới có tới 5.000 loài phong lan làm cảnh trong đó nhiều loài đã

được gây trồng nhân tạo (khoảng 90%), tuy nhiên thị trường vẫn sôi động với
những loài phong lan sống tự nhiên.
Trên Thế giới, hàng năm có khoảng 14 triệu cây xương rồng trao đổi trên
thị trường. Quốc gia nuôi trồng nhiều sinh vật cảnh nhất là Hà Lan (sản xuất 18
triệu cây/năm), sau đến Mỹ (15 triệu cây), Nhật Bản (hơn 12 triệu cây),...


Động vật cảnh cũng không kém phần phong phú trong việc
gây nuôi làm cảnh. Cho đến nay chưa ai lượng hóa được các loài,
loài phụ, nòi thú, chim, cá,… được nuôi để làm cảnh trên toàn
Thế giới, nhưng chúng rất đa dạng về thành phần loài, rất đông
về số lượng và phong phú về mục đích.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×