Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích và làm rõ một số khía cạnh liên quan đến sáng chế công nghiệp theo Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.59 KB, 18 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực công
nghiệp, ngày càng nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh mới xuất hiện. Nhằm
đáp ứng nhu cầu về chất lượng cũng như số lượng sản phẩm, con người không
ngừng nghiên cứu các giải pháp kĩ thuật tiến bộ hay còn gọi là các sáng chế
công nghiệp. Chính vì thế, các nhà làm luật không ngừng nghiên cứu lí luận và
thực tiễn các quyền sở hữu công nghiệp. Một mặt nhằm tạo môi trường pháp lí
cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh; một mặt, đảm bảo các quyền cơ bản của
chủ sở hữu sản phẩm trí tuệ. Trong khuôn khổ các quyền sở hữu công nghiệp,
trong bài tiểu luận này em xin đi sâu phân tích và làm rõ một số khía cạnh liên
quan đến sáng chế công nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu vì kiến thức còn hạn hẹp nên còn nhiều thiếu
sót, kính mong thầy cô giúp đỡ và bỏ qua !

1


NỘI DUNG
I. Hệ thống lý luận chung:
1. Sơ lược về lịch sử phát triển của pháp luật sáng chế
Nói về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì sáng chế là một trong những
đối tượng được bảo hộ sớm nhất và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
của xã hội.
Năm 1474 luật sáng chế đầu tiên trên thế giới ra đời tại Venice. Tuy là luật
đầu tiên, nhưng nếu nói về sự ảnh hưởng đến hệ thống sáng chế hiện đại và là
điều hướng cho luật sáng chế ở nhiều quốc gia thì không thể không nhắc tới cái
tên “Luật độc quyền” của Vương quốc Anh, ban hành năm 1623. Theo quy định
của luật này thì ngoại trừ độc quyền với sáng chế, các hình thức độc quyền trong
thương mại đều bị xóa bỏ, cơ sở của quy định trên là công nhận các độc quyền
đối với sáng chế, cho phép nhà sáng chế được yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng
chế đối với sáng chế của họ. Ngoài ra, pháp luật sáng chế của Hoa Kỳ, Pháp và


Áo cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới tới pháp luật sáng chế của các quốc gia
khác như Nga, Bỉ, Hà Lan, Tây Ba Nha, Italya, Đức, Thụy Sĩ…
Từ các cách tiếp cận khác nhau, ảnh hưởng khác nhau của pháp luật các
nước trên thế giới đã xuất hiện bốn quan điểm khác nhau ủng hộ việc bảo hộ
sáng chế.
Thứ nhất, quan điểm Luật tự nhiên: theo đó con người có quyền tài sản tự
nhiên đối với sáng tạo của họ, xã hội có trách nhiệm công nhận, tôn trọng và bảo
vệ quyền tài sản này.
Thứ hai, quan điểm khen thưởng: cho rằng con người cần nhận được phần
thưởng tương xứng với sự phục vụ hữu ích cho xã hội, vì thế các nhà sáng tạo
được trao cho các độc quyền tạm thời dưới hình thức quyền độc quyền pháp lý
đối với sáng chế của họ.
Thứ ba, quan điểm khuyến khích: cho rằng phát triển công nghiệp là quan
trọng với sự phát triển của xã hội, và sáng chế cũng như khai thác sáng chế có
vai trò quan trọng cho phát triển công nghiệp. Quan điểm này sẽ khuyến khích
sáng tạo ra sáng chế và khai thác sáng chế một cách đầy đủ nhất bằng cách trao
cho họ độc quyền sáng chế để họ được bù đắp về thời gian, công sức, chi phí…
2


Thứ tư, quan điểm công bố: cho rằng bảo hộ sáng chế thực sự là “trao đổi
các bí mật” hay trao đổi đối với việc bộc lộ thông tin đối giữa xã hội và nhà
sáng chế.
Với các quan điểm ủng hộ như vậy, đến cuối thế kỷ XIX đã có 45 nước ban
hành luật sáng chế và hiện nay hầu hết các nước đều đã có quy định pháp luật về
bảo hộ sáng chế.
Tại Việt Nam, Điều lệ về sáng kiến cải tiến kĩ thuật - hợp lý hóa sản xuất và
sáng chế được ban hành kèm theo Nghị định 31 – CP ngày 23/1/1981 của Hội
đồng Chính phủ là văn bản đầu tiên quy định về việc bảo hộ sáng chế. Đến năm
1989, Pháp lệnh về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ra đời. Và đặc biệt, là sự

xuất hiện các quy định về sở hữu trí tuệ trong BLDS. Hiện nay, Việt Nam đã có
Luật sở hữu trí tuệ riêng, văn bản Luật đang hiện hành và có hiệu lực giải quyết
các vấn đề về sở hữu trí tuệ là Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung
2009).
2. Hệ thống lý luận chung
2.1. Khái niệm sáng chế
Hiện nay trên thế giới có hai cách tiếp cận trong việc đưa ra khái niệm sáng
chế: Thứ nhất, khái niệm sáng chế đưa ra dựa trên bản chất, kỹ thuật của sáng
chế hoặc trên cách thức tạo ra sáng chế. Ví dụ như theo Luật sáng chế của Nhật
Bản, sáng chế là sự sáng tạo ra những ý tưởng ký thuật ở trình độ tiên tiến cao
bằng cách sử dụng quy luật tự nhiên. Thứ hai, là cách tiếp cận dựa trên tiêu
chuẩn bảo hộ. Ví dụ như pháp luật Việt Nam khi chưa có Luật sở hữu trí tuệ, tại
Điều 4 Pháp lệnh bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1989 quy định “Sáng chế là
giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có tính sáng tạo, có
khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội”.
Ở nước ta, hiện nay đang áp dụng Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2009),
có quy định khái niệm sáng chế ở khoản 12 Điều 4 từ một cách tiếp cận khác –
đó là tiếp cận từ bản chất kỹ thuật của sáng chế, như sau “sáng chế là giải pháp
kỹ thuật duới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác
định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”.
Từ khái niệm trên, ta dễ dàng nhận thấy rằng bản chất của sáng chế là giải
pháp kỹ thuật để giải quyết một vấn đề xác định nào đó. Vậy, giải pháp kỹ thuật
3


ở đây có thể hiểu là gì? Đó là tập hợp đầy đủ tất cả các thông tin, cách thức kỹ
thuật, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ xác định. Thế nhưng,
không phải tất cả các giải pháp kỹ thuật đều là sáng chế, đều được bảo hộ, nó
phải đáp ứng được các điều kiện, các tiêu chuẩn bảo hộ do pháp luật quy định.
Dạng tồn tại của giải pháp kỹ thuật có thể là sản phẩm hoặc quy trình.

Thứ nhất, sáng chế là sản phẩm được bảo hộ sáng chế dưới dạng: Vật thể
như dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện…; dưới dạng chất thế như
chất liệu, dược phẩm, vật liệu, chất liệu…; hoặc dưới dạng vật liệu sinh học như
gen động vật, gen thực vật….
Thứ hai, sáng chế là quy trình, được thể hiện bằng một tập hợp thông tin
xác định cách thức tiến hành bằng một quá trình, công việc cụ thể được đặc
trưng bởi các đặc điểm về trình tự, điều kiện, thành phần tham gia, biện pháp,
phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được mục đích nhất định.
Ngoài ra, pháp luật cũng còn quy định rõ ràng các trường hợp không được
coi là giải pháp kỹ thuật, tại mục c điểm 25.3 thông tư 01/2007 hướng dẫn thi
hành nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật sở hữu trí tuệ về Sở hữu công nghiệp, như sau:
“c) Đối tượng nêu trong đơn không được coi là giải pháp kỹ thuật trong
các trường hợp sau đây:
(i) Đối tượng nêu trong đơn chỉ là ý tưởng hoặc ý đồ, chỉ nêu (đặt) vấn
đề mà không phải là cách giải quyết vấn đề, không trả lời được câu
hỏi "bằng cách nào" hoặc/và "bằng phương tiện gì";
(ii) Vấn đề (nhiệm vụ) được đặt ra để giải quyết không phải là vấn đề kỹ
thuật và không thể giải quyết được bằng cách thức kỹ thuật;
(iii) Các sản phẩm tự nhiên, không phải là sản phẩm sáng tạo của con
người.”
Khái niệm sáng chế có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của
khoa học, công nghệ, kinh tế và xã hội. Theo sự nghiên cứu của các nhà kinh tế
học cổ điển và hiện đại thì công nghệ là một trong hai nguồn chính thúc đẩy quá
trình tăng trưởng kinh tế, bên cạnh nguồn lực vốn và lao động. Sáng chế là yếu

4


tố quyết định tiềm lực khoa học và công nghệ, xác định tính cạnh tranh và thúc

đẩy sự gia tăng mức sống của xã hội.
2.2. Giải pháp hữu ích, phát minh, sáng kiến:
Giải pháp hữu ích, phát minh, sáng kiến là những đối tượng có thể hiểu
nhầm với sáng chế, vì vậy trong phần khái niệm này cần làm sáng tỏ các khái
niệm trên, phân biệt chúng với sáng chế để tránh sự nhầm lẫn trong quá trình
nghiên cứu.
Thứ nhất, giải pháp hữu ích, lần đầu tiên được quy định trong pháp luật
Việt Nam tại Điều 4 pháp lệnh bảo hộ sở hữu công nghiệp, theo đó “giải pháp
hữu ích là giải pháp kĩ thuật mới so với trình độ kĩ thuật ở Việt Nam, có khả
năng thực hiện, áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội”.
Trên thế giới không có nhiều quốc gia bảo hộ giải pháp hữu ích, và nếu có
bảo hộ thì hình thức là hoàn toàn giống nhau. Việc bảo hộ giải pháp hữu ích có ý
nghĩa quan trọng trong việc khuyến khích sáng tạo tạo quốc gia đang và kém
phát triển và Việt Nam là một trong những đất nước đang cần điều đó. Ở nước
ta, trong tổng số đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích
được nộp cho cục sở hữu trí tuệ Việt Nam là một con số rất khiêm tốn. Số lượng
đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích của người Việt Nam là 133
đơn trong tổng số 253 đơn nộp vào cục sở hữu trí tuệ Việt Nam (Năm 2011), và
con số ấy ngày càng tăng lên, nhưng tốc độ còn khá chậm.
Giữa bảo hộ giải pháp hữu ích và bảo hộ sáng chế có những khía cạnh khác
nhau, mà thông qua đó ta có thể nhận biết được hai đối tượng ấy.
Một là, tiêu chuẩn tính mới của giải pháp hữu ích có thể thấp hơn tính mới
của sáng chế, nhưng cả hai đều phải có tính mới so với trình độ kĩ thuật trên thế
giới.
Hai là, giải pháp hữu ích yêu cầu tính sáng tạo thấp hơn sáng chế. Nếu
sáng chế bắt buộc phải có sáng tạo thì giải pháp hữu ích không đòi hỏi yếu tố
này.
Ba là, thời gian bảo hộ giải pháp hữu ích ngắn hơn thời gian bảo hộ sáng
chế.
Bốn là, đối tượng được bảo hộ giải pháp hữu ích có thể hẹp hơn so với sáng

chế. Vì theo tài liệu “sáng chế và giải pháp hữu ích” cho rằng “nhìn chung các
quy trình không được bảo hộ dưới dạng giải pháp hữu ích”.
5


Thứ hai, phát minh là việc phát hiện ra một sự vật, hiện tượng hoặc quy
luật đã tồn tại trong thế giới tự nhiên, chứ không phải do con người tạo ra. Phát
minh với sáng chế khác nhau không phải lúc nào cũng thực sự rõ ràng, vì thế sẽ
gây nhầm lẫn với nhau.
Thứ ba, sáng kiến, theo khoản 3 điều lệ sáng kiến ban hành kèm theo Nghị
định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02/3/2012: “Sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải
pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
(gọi chung là giải pháp), được cơ sở công nhận nếu đáp ứng đầy đủ các điều
kiện sau đây:
a) Có tính mới trong phạm vi cơ sở đó;
b) Đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở đó và có khả năng mang
lại lợi ích thiết thực;
c) Không thuộc đối tượng bị loại trừ quy định tại khoản 2 Điều này.”
Sáng kiến không nhất thiết phải là giải pháp kỹ thuật mà có thể là giải pháp
quản lý, giải pháp tác nghiệp… tính mới trong yêu cầu của sáng kiến thấp hơn
nhiều so với sáng chế, nó chỉ cần là tính mới trong phạm vi cơ quan, tổ chức là
có thể được công nhận.
2.3. Khái niệm bảo hộ sáng chế và ý nghãi của việc bảo hộ sáng chế
2.3.1. Khái niệm bảo hộ sáng chế:
“Bảo hộ sáng chế là việc nhà nước thừa nhận một sáng chế là đối tượng
của một chủ thể (cá nhân, tổ chức) nhất định, được đánh dấu bằng việc cấp một
bằng sáng chế cho chủ sở hữu sáng chế đó” (Phòng sáng chế Nhật Bản – Trung
tâm Sở hữu công nghiệp châu Á - Thái Bình Dương).
Từ khái niệm trên, có thể rút ra một số đặc điểm của việc bảo hộ sáng chế
như sau:

Thứ nhất, bảo hộ sáng chế bằng việc được nhà nước cấp văn bằng bảo hộ,
tức là để được pháp luật bảo hộ thì một giải pháp kỹ thuật phải được cấp một
văn bằng bảo hộ. Để được cấp văn bằng bảo hộ thì giải pháp kỹ thuật phải đáp
ứng được hai điều kiện cơ bản: một là điều kiện về tiêu chuẩn bảo hộ, hai là
6


không thuộc các trường hợp không được bảo hộ. Khi giải pháp kỹ thuật đã được
cấp văn bằng bảo hộ thì Nhà nước có nghĩa vụ bảo hộ các sáng chế đó.
Thứ hai, chủ sở hữu sáng chế chỉ được thực hiện các quyền của mình trong
phạm vi được xác định trong văn bằng bảo hộ. Phạm vi ấy có thể là phạm vi
lãnh thổ, phạm vi quyền được thể hiện trong yêu cầu bảo hộ, thời gian bảo hộ).
Thứ ba, trong những trường hợp được pháp luật quy định, nhà nước có
quyền cấm hoặc hạn chế người nắm độc quyền sáng chế thực hiện quyền của
mình hoặc bắt buộc người nắm độc quyền sáng chế chuyển giao quyền sử dụng
sáng chế cho chủ thể khác.
2.3.2. Ý nghĩa của việc bảo hộ sáng chế
Việc bảo hộ sáng chế mang lại nhiều ý nghĩa to lớn không chỉ cho nhà sáng
chế mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội.
Ý nghĩa đầu tiên chúng ta đều dễ dàng nhận thấy đó là việc bảo hộ sáng chế
là một sự khuyến khích không nhỏ cho việc nghiên cứu và triển khai, sử dụng
các sản phẩm và quy trình mới, từ đó sẽ kích thích sự sáng tạo trong tất cả mọi
người.
Ý nghĩa thứ hai là việc bảo hộ sáng chế sẽ khuyến khích việc bộc lộ công
nghệ mới và chuyển giao, phổ biến công nghệ. Đây là một ý nghĩa lớn trong
việc tạo cơ sở để tiến bộ xã hội và đưa xã hội ngày một phát triển hơn.
Ý nghĩa thứ ba là bảo hộ sáng chế sẽ khuyến khích việc đầu tư vào các
ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp máy tính, công nghiệp
dược phẩm…
Bên cạnh những ý nghĩa thiết thực như vậy thì cũng cần nhìn nhận mặt tiêu

cực của việc bảo hộ sáng chế, chủ yếu là đối với các nước đang và kém phát
triển, một số hạn chế chúng ta có thể nhận thấy như khi có độc quyền cho các
chủ sở hữu có thể sẽ làm tăng giá thành sản phẩm được sản xuất theo sáng chế,
dẫn đến việc lạm dung sự độc quyền từ người nắm quyền sáng chế, điều này gây
ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội. Nhìn nhận xa hơn nữa, khi bảo hộ quá nhiều mà
không phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội thì sẽ góp phần làm tăng khoảng
7


cách về trình độ công nghệ và kinh tế xã hội, tạo khoảng cách giàu nghèo giữa
các quốc gia…
Như vậy, từ những lý luận hết sức khái quát trên, phần nào chúng ta có thể
hiểu cơ bản về sáng chế, bảo hộ sáng chế, phân biệt được sáng chế với các đối
tượng khác… từ đó có thể tìm hiểu điều kiện bảo hộ là gì và nội dung của các
điều kiện đó.
II.

Nội dung điều kiện bảo hộ với sáng chế

Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế được quy định tại Điều 58 – luật sở hữu
trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009):
“1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế
nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có trình độ sáng tạo;
c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp
hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau
đây:
a) Có tính mới;

b) Có khả năng áp dụng công nghiệp”
1. Tính mới của sáng chế
“Tính mới là một yêu cầu cơ bản trong bất kỳ xét nghiệm nào về mặt nội
dung và là một điều kiện không phải bàn cãi để xem xét khả năng cấp bằng độc
quyền sáng chế” (theo Cẩm nang sở hữu trí tuệ - WIPO).
Tính mới của sáng chế được quy định tại Điều 60 – Luật sở hữu trí tuệ:
sáng chế ở Việt Nam được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới
hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hay bất kì một hình thức nào khác trong
phạm vi cả nước và nước ngoài.
8


Vậy, thế nào là chưa bị bộc lộ công khai? Theo khoản 2 Điều 60 sáng chế
chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa
vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
Ngoài ra, sáng chế được coi là không bị mất tính mới với điều kiện là đơn
đăng ký được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố trong các trường
hợp sau: sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có
quyền; sáng chế được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa
học; sáng chế được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc
gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa
nhận là chính thức. (quy định tại Khoản 3 Điều 60).
Đa số các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam yêu cầu phải xác định
tính mới của sáng chế dựa vào tình trạng kỹ thuật trên toàn thế giới, nhưng mỗi
một quốc gia khác nhau lại đưa ra tiêu chí đánh giá khác nhau.
Để đánh giá tính mới của giải pháp kỹ thuật được yêu cầu cấp bảo hộ sáng
chế/giải pháp hữu ích thì cần so sánh các đặc điểm của giải pháp kỹ thuật đó với
giải pháp kỹ thuật khi tra cứu để đối chứng. Đầu tiên, cần phải xem xét các dấu
hiệu cơ bản của giải phái pháp kỹ thuật như chức năng, công dụng, cấu tạo, liên
kết, thành phần… để từ đó xác định bản chất của đối tượng. Sau đó xem xét

phạm vi bảo hộ sáng chế, giải pháp kỹ thuật yêu cầu cấp bằng bảo hộ được coi
là có tính mới nếu so với trình độ trên thế giới không có một giải pháp kỹ thuật
nào tương ứng như vậy, hoặc có tìm thấy nhưng giải pháp kỹ thuật được yêu cầu
có thêm một dấu hiệu cơ bản mà trong giải pháp kỹ thuật đối chứng tìm thấy
không có.
Thời điểm xác định tính mới có hai thời điểm là ngày nộp đơn và ngày ưu
tiên.
Thứ nhất, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được quy định tại Điều 90 Luật sở
hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), tại khoản 1 nói rõ là nếu có nhiều
đơn đăng ký sáng chế trùng nhau hoặc tương đương với nhau thì văn bằng bảo
hộ chỉ được cấp cho những đơn hợp lệ và có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn
sớm nhất trong số những đơn đáp ứng được các điều kiện cấp văn bằng bảo hộ.
Có thể hiểu đơn giản là ai nộp đơn hợp lệ trước thì người đó sẽ được cấp bằng
9


bảo hộ. Đơn vị tính ở đây là tính theo ngày, do đó người đến nộp đơn sáng so
với người đến nộp đơn chiều là hoàn toàn bình đẳng với nhau, trong trường hợp
đó các bên sẽ tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì cục bảo hộ sẽ từ chối
đơn của tất cả mọi người.
Thứ hai, nguyên tắc ưu tiên được quy định tại Điều 91 Luật sở hữu trí tuệ
2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), theo đó người nộp đơn đăng ký sáng chế có
quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng
một đối tượng nếu đáp ứng được các điều kiện: đơn đầu tiên đã được nộp tại
Việt Nam hoặc các nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về
quyền ưu tiên mà Việt Nam là thành viên hoặc Việt Nam có thỏa thuận áp dụng
quy định đó; Người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc công dân các nước
thuộc trường hợp nêu trên cư trú hoặc có cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam
hoặc các nước nêu trên; trong đơn phải nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và
nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã xác nhận đơn đầu tiên; đơn

được nộp trong thời hạn ấn định mà Việt Nam là thành viên. Ví dụ như anh A ở
Đức nộp đơn đăng ký bảo hộ sản phẩm X ở Đức ngày 30/1/2010, anh B ở Việt
Nam cũng nộp đơn đăng ký bảo hộ sản phẩm X’ ở Việt Nam ngày 7/8/2010 (sản
phẩm X và X’ là tương đương nhau). Anh A lại muốn sản phẩm X được bảo hộ ở
Việt Nam để tiện cho việc sử dụng, khai thác nên anh đã đến đăng ký ở Việt
Nam ngày 10/9/2010. Vậy theo quy định của pháp luật, anh A sẽ được hưởng
quyền ưu tiên nếu anh thực hiện đúng các yêu cầu đã quy định và ngày đăng ký
bảo bảo hộ của anh sẽ là ngày 30/1/2010.
Có một điểm cần lưu ý đối với hưởng quyền ưu tiên đó là thời gian để được
hưởng quyền ưu tiên. Quyền ưu tiên chỉ áp dụng với ba đối tượng là sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu. Theo điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định
103/2006 thì thời gian để được hưởng quyền ưu tiên đối với sáng chế là 12
tháng, với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu là 6 tháng kể từ ngày nộp đơn
đầu tiên.
Như vậy, có thể thấy tính mới là một điều kiện kiên quyết trong cả hai
trường hợp sáng chế yêu cầu cấp bằng bảo hộ độc quyền sáng chế hoặc cấp bằng
độc quyền giải pháp hữu ích. Và những yêu cầu đặt ra đối với tính mới cũng hết
10


sức chặt chẽ, căn cứ vào đó mà các nhà sáng chế có thể biết được sáng tạo của
mình có đáp ứng đầy đủ các tiêu chí được cấp bằng bảo hộ hay không, tránh
những trường hợp đáng tiếc về độc quyền có thể sảy ra trong xã hội.
2. Trình độ sáng tạo của sáng chế
Trình độ sáng tạo là điều kiện chỉ áp dụng với sáng chế được cấp bằng bảo
hộ độc quyền sáng chế. Như phần trên đã nói tới ý nghĩa của việc bảo hộ độc
quyền sáng chế là khuyến khích sự sáng tạo của người sáng chế, vậy trình độ
sáng tại là một yếu tố bắt buộc. Trình độ sáng tạo khác với tính sáng tạo, nếu
tính sáng tạo là chỉ cần có sự sáng tạo thì trình độ sáng tạo phải là sự sáng tạo ở
một cấp độ nhất định nào đó, nó không phải là sự “mon men” của sáng tạo, mà

nó phải là một bước tiến cao, hiện đại ở một trình độ nhất định. Việc đánh giá
trình độ sáng tạo ở ba khía cạnh: một là vấn đề mà sáng chế giải quyết, hai là
giải pháp của sáng chế giải quyết vấn đề đó, ba là các ưu điểm của sáng chế so
với tình trạng đã biết.
Trình độ sáng tạo được quy định tại Điều 61 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa
đổi, bổ sung năm 2009), một sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu sáng
chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối
với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
Theo điểm 23.6.a của thông tư 01/2007 thì “Người có hiểu biết trung bình
về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng được hiểu là người có các kỹ năng thực hành kỹ
thuật thông thường và biết rõ các kiến thức chung phổ biến trong lĩnh vực kỹ
thuật tương ứng.”
Theo thông tư 01/2007 tại điểm 25.6.c thì giải pháp kỹ thuật bị coi là không
có trình độ sáng tạo nếu thuộc các trường hợp sau:
“(i)

Tập hợp các dấu hiệu cơ bản khác biệt mang tính hiển nhiên (bất kỳ

người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng cũng biết rằng
để thực hiện chức năng đã định hoặc để đạt được mục đích đã định tất yếu phải
sử dụng tập hợp các dấu hiệu đó và ngược lại khi sử dụng tập hợp các dấu hiệu
đó thì tất yếu phải đạt được mục đích hoặc thực hiện được chức năng tương
ứng);
11


(ii) Tập hợp các dấu hiệu cơ bản khác biệt đã được bộc lộ dưới dạng đồng
nhất hoặc tương đương trong một/một số giải pháp kỹ thuật nào đó đã biết
trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc;
(iii) Giải pháp kỹ thuật là sự kết hợp đơn giản của các giải pháp kỹ thuật

đã biết với chức năng, mục đích và hiệu quả cũng là sự kết hợp đơn giản chức
năng, mục đích và hiệu quả của từng giải pháp kỹ thuật đã biết.”
3. Khả năng áp dụng công nghiệp
Đây là một điều kiện áp dụng với cả sáng chế được cấp bằng bảo hộ độc
quyền sáng chế hoặc cấp bằng bảo hộ độc quyền giải pháp hữu ích. Nếu sáng
chế là một sản phẩm hoặc một bộ phận của sản phẩm thì sản phẩm đó phải có
khả năng sản xuất được. Nếu sáng chế là quy trình hoặc một bộ phận của quy
trình thì phải có khả năng thực hiện quy trình đó hoặc sử dụng quy trình đó trên
thực tế.
Theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) tại Điều 62
Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế là sáng chế đó có thể thực hiện
được việc sáng chế, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy
trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định. Vậy, việc “có thể
thực hiện được” là như thế nào? Theo điểm 25.4.a của thông tư 01/2007 thì giải
pháp kỹ thuật trong đơn được coi là có thể thực hiện được nếu:
“i) Các thông tin về bản chất của giải pháp cùng với các chỉ dẫn về điều
kiện kỹ thuật cần thiết được trình bày một cách rõ ràng, đầy đủ đến mức cho
phép người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể tạo ra,
sản xuất ra hoặc có thể sử dụng, khai thác hoặc thực hiện được giải pháp đó;
Khái niệm "người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng" được
hiểu theo quy định tại điểm 23.6.a của Thông tư này;
(ii) Việc tạo ra, sản xuất ra, sử dụng, khai thác hoặc thực hiện giải pháp
nêu trên có thể được lặp đi lặp lại với kết quả giống nhau và giống với kết quả
nêu trong bản mô tả sáng chế.”

12


Trong các trường hợp sau thì giải pháp kỹ thuật bị coi là không có khả năng
áp dụng công nghiệp:

1. Bản chất của đối tượng hoặc các chỉ dẫn nhằm thực hiện đối tượng đi ngược
lại các nguyên lý cơ bản của khoa học (ví dụ không tuân theo nguyên lý bảo
toàn năng lượng...);
2. Đối tượng bao gồm các yếu tố, thành phần không có mối liên hệ kỹ thuật với
nhau hoặc không thể liên hệ (ghép nối, ràng buộc, phụ thuộc ...) được với nhau;
3. Đối tượng có chứa mâu thuẫn nội tại;
4. Chỉ có thể thực hiện được các chỉ dẫn về đối tượng trong một số giới hạn lần
thực hiện (không thể lặp đi lặp lại được);
5. Để có thể thực hiện được giải pháp, người thực hiện phải có kỹ năng đặc biệt
và kỹ năng đó không thể truyền thụ hoặc chỉ cho người khác được;
6. Kết quả thu được từ các lần thực hiện không đồng nhất với nhau;
7. Kết quả thu được khác với kết quả nêu trong đơn;
8. Hoàn toàn không có hoặc thiếu các chỉ dẫn quan trọng nhất để thực hiện giải
pháp;
9. Các trường hợp có lý do xác đáng khác.
Vậy, khi xem xét một sáng chế có khả năng áp dụng công nghiệp hay
không thì cần xem xét các trường hợp trên để loại trừ và tránh sảy ra những hậu
quả trái với quy định pháp luật.

13


III. Đánh giá.
Từ sự phân tích trên có thể thấy được rằng bảo hộ đối với sáng chế đã được
pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng và cụ thể, để một sáng chế được bảo hộ thì
phải đáp ứng các điều kiện do luật định và các quy định khác trong thông tư
nghị định. Bên cạnh quy định về các đối tượng được bảo hộ sáng chế thì pháp
luật nước ta cũng quy định thêm những đối tượng không được bảo hộ, điều này
có hai lý do, một là để tránh các trường hợp lách luật nếu không quy định các
trường hợp không được bảo hộ sáng chế, hai là tuân thủ theo các điều ước, hiệp

định quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc có thỏa thuận Việt Nam sẽ áp dụng
các quy định đó.
Theo Điều 27 khoản 2 Hiệp định TRIPS đã khẳng định “các thành viên có
thể loại trừ không cấp patent cho những sáng chế cần phải bị cấm khai thác
nhằm mục đích thương mại trong lãnh thổ của mình để bảo vệ trật tự công cộng
hoặc đạo đức xã hội, kể cả để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người và
động vật hoặc thực vật hoặc để tránh gây nguy hại nghiêm trọng cho môi
trường, với điều kiện những ngoại lệ đó được quy định không chỉ vì lý do duy
nhất là việc khai thác các sáng chế tương ứng bị pháp luật của nước đó ngăn
cấm”.
Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 27 của Hiệp định này cũng chỉ ra các đối
tượng mà các nước có quyền không cấp bằng độc quyền sáng chế, bao gồm : các
phương pháp chẩn đoán bệnh, các phương pháp nội và ngoại khoa để chữa bệnh
cho người và động vật; thực vật và động vật không phải là các chủng vi sinh, và
các quy trình sản xuất thực vật và động vật, chủ yếu mang tính chất sinh học và
không phải là các quy trình phi sinh học hoặc vi sinh.
Để phù hợp với những quy định đó, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005
(sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã quy định để phù hợp với tình hình thực tế của
nước ta, tại điều 8 quy định “không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với
đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh” và cụ thể
hóa điều đó tại Điều 59 là các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng
chế như phát minh, lý thuyết khoa học, sơ đồ, kế hoạch, giống động vật thực vật,
cách thức thể hiện thông tin… Pháp luật không bảo hộ các đối tượng ấy với
14


những lý do sau: thứ nhất, việc bảo hộ các sáng chế trái với đạo đức xã hội, trật
tự công cộng, có hại cho quốc phòng an ninh, đây là những hành vi cực kỳ nguy
hiểm cho xã hội, không chỉ riêng gì Luật sở hữu trí tuệ mà tất cả các bộ luật và
luật khác đều ngăn cấm các đối tượng này. Thứ hai, đối tượng được yêu cầu bảo

hộ không phải là giải pháp kỹ thuật ví dụ như phát minh khoa học, sơ đồ, kế
hoạch, huấn luyện vật nuôi, trò chơi…Thứ ba, đối tượng được bảo hộ dưới các
hình thức khác của quyền sở hữu trí tuệ ví dụ như giống cây trồng. Và lý do cuối
cùng là vì đối tượng không có khả năng áp dụng công nghiệp ví dụ như phương
pháp phòng ngừa, chẩn đoán chữa bệnh cho người và động vật.
Như vậy, phân tích các đối tượng không được bảo hộ sáng chế để thấy rằng
không phải mọi đối tượng đều được bảo hộ sáng chế và việc pháp luật ngăn cấm
như vậy đều có những lý do mục đích nhất định, với cái đích cuối cùng là có
được những quy định chặt chẽ để không chỉ điều chỉnh về vấn đề sở hữu trí tuệ
mà còn giúp ổn định xã hội, đưa xã hội phát triển theo hướng tích cực nhất, đẩy
xa các trường hợp tiêu cực.
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã ngày một hoàn thiện hơn nhưng bến cạnh
sự hoàn thiện ấy vẫn còn có những bất cập, những chỗ còn gây nhiều cách hiểu
và khó hiểu với người áp dụng. Với vấn đề điều kiện bảo hộ sáng chế này, có
một điểm còn gây khó hiểu đó là việc bảo hộ sáng chế đặt ra yêu cầu là không
được trùng hoặc tương tự so với thế giới, nhưng việc bảo hộ sáng chế lại chỉ có
hiệu lực trong phạm vi quốc gia đăng ký bảo hộ.
Vậy, vấn đề này cần hiểu như thế nào, mặc dù có thể là điều này bắt nguồi
từ việc tuân thủ theo công ước Paris, nhưng mỗi quốc gia lại có một yêu cầu
khác nhau, thì liệu rằng ở quốc gia này sáng chế được bảo hộ nhưng ở quốc gia
khác lại không được thì có thiệt hại gì cho các nhà sáng chế không? Đây không
phải là một điểm bất cập mà chỉ là một điểm khó hiểu và nếu không biết đến
những công ước quốc tế thì có thể sẽ thắc mắc vấn đề này.

KẾT LUẬN
15


Với những quy định như vậy pháp luật đã quản lý được những vấn đề phát
sinh trong việc độc quyền sáng chế, đảm bảo được quyền và lợi ích cho các chủ

thể có sản phẩm cũng như khích lệ họ và tất cả mọi người tiếp tục sáng tạo, và
cho ra đời nhiều sáng chế có ích cho xã hội.
Ngoài ra, bảo hộ sáng chế cũng góp phần giúp xây dựng và ổn định xã hội,
thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa Việt Nam ngày
một phồn thịnh, văn minh hơn.

16


1.
2.
3.
4.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009
Giáo trình luật sở hữu trí tuệ Đại học luật Hà Nội
Giáo trình luật sở hữu trí tuệ Đại học luật TP.HCM
Thông tư 01/2007 hướng dẫn thi hành nghị định 103/2006/NĐ-CP quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ

về Sở hữu công nghiệp
5. Điều lệ sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP
ngày 02/3/2012

17


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................1

NỘI DUNG..................................................................................2
I. Hệ thống lý luận chung:..................................................2
1. Sơ lược về lịch sử phát triển của pháp luật sáng chế
2
2. Hệ thống lý luận chung.................................................3
II. Nội dung điều kiện bảo hộ với sáng chế......................8
1. Tính mới của sáng chế..................................................9
2. Trình độ sáng tạo của sáng chế.................................11
3. Khả năng áp dụng công nghiệp.................................12
III. Đánh giá........................................................................15
KẾT LUẬN.................................................................................17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................18

18



×