Tải bản đầy đủ (.doc) (156 trang)

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG - XÂY DỰNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.08 KB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

----------

NGUYỄN VĂN SƠN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG - XÂY DỰNG GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THỂ DỤC THỂ THAO
QUẦN CHÚNG THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

TP. HCM, năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

----------

NGUYỄN VĂN SƠN

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG - XÂY DỰNG GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THỂ DỤC THỂ THAO


QUẦN CHÚNG THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành : Giáo dục thể chất
Mã số

: 6014013

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học
TS. Đàm Quốc Chính


TP. HCM, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tp.HCM, ngày 03 tháng 09 năm 2016
Tác giả

NGUYỄN VĂN SƠN


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn chân thành nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học
TDTT thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức lớp cao học và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi và các bạn cùng lớp hoàn thành khóa học này.

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc đến quý Thầy, Cô giảng dạy
lớp cao học khóa 19, đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để truyền thụ cho chúng tôi
những kiến thức quý báo về công tác giáo dục thể chất, về lý luận và thực tiễn trong
công tác tuyển chọn, huấn luyện và đào tạo tài Năng thể thao. Từ đó là những tiền
đề rất quan trọng và là nền tảng cho luận văn được hoàn thành.
Đặc biệt xin cảm ơn Tiến sỹ Đàm Quốc Chính đã tận tâm hướng dẫn cho tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cá nhân và tập thể:
Ban giám hiệu trường Đại học TDTT thành phố Hồ Chí Minh.
Khoa đào tạo sau Đại học – Trường Đại học TDTT Tp. Hồ Chí Minh.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi
Gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp.
Đã quan tâm, động viên và tạo mọi điều kiện về tinh thần cũng như vật chất
để tôi hoàn thành tốt chương trình học tập.
Tp.HCM, ngày 03 tháng 09 năm 2016
Tác giả

NGUYỄN VĂN SƠN


MỤC LỤC
3.1.2. Đánh giá thực trạng quản lý TDTT quần chúng tại TP
Quảng Ngãi theo 10 tiêu chí đánh giá toàn diện....................34
Trong thời gian vừa qua, công tác phát triển TDTT quần chúng
ở thành phố Quảng Ngãi đã có một số hoạt động nổi bật như:
đã thực hiện triển khai các văn bản pháp qui có liên quan đến
công tác thể thao quần chúng và các hoạt động thể thao
quần chúng, kế hoạch, chương trình, nội dung, hình thức, địa
điểm, thời gian các qui định đối tượng, trình độ, đẳng cấp, giới
tính,….; gắn với việc phát triển TDTT quần chúng với việc

phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương, tổ chức các
giải cho các đối tượng (Khuyết tật, cao tuổi, CBCNVC, Phòng
bệnh chữa bệnh, thể thao dân tộc, thể thao giải trí…). Đồng
thời, chính quyền thành phố đã triển khai nhiều chủ trương
nghị quyết, đường lối chính sách của Đảng, nhà nước về công
tác TDTT thông qua phương tiện gửi bằng văn bản cho các cơ
sở trực thuộc hoặc triển khai trong các cuộc học giao ban
hành tháng, quí. Bộ máy chuyên môn về TDTT của thành phố
cũng đã tăng cường công tác chỉ đạo về thực hiện nhiệm vụ
xã hội hóa trong lĩnh vực TDTT thông qua việc huy động
nguồn lực chủ yếu là nhân lực và tài lực để duy trì các tổ chức
hoạt động thể thao quần chúng. Đặc biệt, chính quyền thành
phố đã phối hợp với Sở VH, TT&DL tỉnh Quảng Ngãi đã ban
hành các văn bản pháp qui quản lý nhà nước trong lĩnh vực
thể thao đối với một số hoạt động thể thao quần chúng, thông
tin tuyên truyền trên tạp chí, báo đài, phát thanh truyền hình
về việc tổ chức các hoạt động thể thao quần chúng, tổ chức
ký kết các liên tịch hàng năm với các Sở, ngành có liên quan
về tổ chức các hoạt động thể dục thể thao từ cơ sở quận,
huyện, thành phố. Hàng năm có dành nguồn ngân sách cho
hoạt động TDTT quần chúng cấp thành phố phòng thể thao
cộng đồng thực hiện xây dựng kế hoạch phát triển và tổ chức
thực hiện ở cấp cơ sở là các ban văn hóa thể thao xã, phường,
thị trấn tổ chức các hoạt động để phát triển thể thao quần
chúng. Phối hợp với các tổ chức liên đoàn hội của tỉnh, của
tổng cục, tiến hành đăng cai và tổ chức các giải thể thao cấp
khu vực, cấp quốc gia và quốc tế...........................................40
Thông qua các hoạt động tích cực nêu trên, phong trào TDTT
quần chúng của thành phố Quảng Ngãi đã có những bước



phát triển đáng kể các loại hình tổ chức hoạt động, các nội
dung hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, số đối tượng
quần chúng tham gia tập luyện TDTT ngày càng tăng thông
qua các chỉ tiêu đánh giá về người tập luyện thể thao thường
xuyên, gia đình thể thao, câu lạc bộ thể thao… Tuy nhiên sự
phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của một thành
phố trực thuộc tỉnh, các giải pháp thực hiện mang tính tự phát
các hoạt động chưa xây dựng được các tiêu chí đánh giá hiệu
quả của việc thực hiện các giải pháp trên cơ sở hệ thống khoa
học, do đó các giải pháp tuy có tác động nhưng vẫn không
xác định được giải pháp nào là giải pháp đột biến, giải pháp
nào là giải pháp thường xuyên...............................................41
Tóm lại, qua đánh giá thực trạng TDTT quần chúng tại thành
phố Quảng Ngãi, những số liệu trọng tâm cần lưu ý như sau:
Người tập luyện thể thao thường xuyên phân theo giới tính
Nam, Nữ có sự khác biệt rõ rệt: Nam chiếm tỷ lệ bình quân là
7,57%, Nữ chiếm tỷ lệ bình quân là 4,11%. Đối tượng quần
chúng tham gia loại hình thể thao giải trí chiếm tỷ lệ cao nhất
là 8,37%; Đối tượng tham gia thể thao quần chúng chiếm tỷ lệ
bình quân là 13,26% được phân bổ không đồng đều ở các xã,
phường; có 14 đơn vị chiếm tỷ lệ trên 13,26%, số đơn vị còn
lại đạt tỷ lệ thấp hơn. Đối tượng người khuyết tật chiếm tỷ lệ
thấp nhất 0,09%, thể thao người cao tuổi chiếm tỷ lệ là
27,51%, số người tham gia thể thao phòng bệnh và chữa
bệnh là 3,4%, thể thao dân tộc chiếm tỷ lệ 0,85%, thể thao
giải trí có số người tham gia đông chiếm tỷ lệ bình quân
29,85% và thể thao quốc phòng chiếm tỷ lệ 0,55%. Số lượng
câu lạc bộ, hội thể thao là 95 CLB. Số lượng điểm tập TDTT là
368 điểm tập. Tổng số giải được tổ chức trong năm là 72 giải,

tỷ lệ bình quân của mỗi xã, phường là 30,04%. Số lượt người
tham gia các giải là 2128 người, tỷ lệ bình quân của mỗi xã,
phường là 85,33%. Số lượng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện
TDTT của xã, phường được thể hiện như sau: Sân Bóng đá 11
người có 4 sân, sân Bóng đá mini có 93 sân, sân cứng có 4
sân, sân cỏ nhân tạo có 120 sân, sân Bóng chuyền có 76 sân,
bàn Bóng bàn có 97 bàn, sân Điền kinh có 4 sân, bể bơi có 74
bể, sân Quần vợt có 84 sân, sân Cầu lông có 97 sân, sân Đá
cầu có 48 sân, phòng tập Thể dục có 63 phòng, sân Bóng rổ
có 10 sân và bàn Bida có 337 bàn. Tổng kinh phí cấp cho hoạt
động thể thao quần chúng năm 2014 là 300 triệu đồng trong


đó nguồn tài trợ 600 triệu đồng. Năm 2015 tổng kinh phí cấp
cho hoạt động thể thao quần chúng là 500 triệu đồng trong
đó nguồn tài trợ 700 triệu đồng.............................................42
3.1.3. Bàn về thực trạng công tác quản lý phong trào Thể dục
thể thao quần chúng tại thành phố Quảng Ngãi....................42


DANH MỤC VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT



Nghị định

CP


Chính phủ

GDP

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm nội địa

TW

Trung ương

QH

Quy hoạch

HLV

Huấn luyện viên

HCV

Huy chương vàng

NXB

Nhà xuất bản

PGS. TS


Phó giáo sư tiến sĩ

Th.S

Thạc sĩ

TP QNg

Thành phố Quảng Ngãi

TDTT

Thể dục Thể thao

TS

Tiến sĩ

TĐTL

Trình độ tập luyện

VĐV

Vận động viên

XHCN

Xã hội Chủ Nghĩa


XPC

Xuất phát cao

KT-VH-XH

Kinh tế - Văn hóa – Xã hội

XH

Xã hội

VIẾT TẮT

ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG

Cm

Centimet

m

Mét

s

Giây


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang
Error:
Refere

Bảng 3.1 Tỷ lệ người tham gia luyện tập TDTT thường xuyên

nce
source
not
found
Error:
Refere

Bảng 3.2

Thực trạng ngân sách đầu tư cho TDTT quần chúng nce
thành phố Quảng Ngãi

source
not
found
Error:
Refere

Bảng 3.3 Trang thiết bị dụng cụ TDTT tại thành phố Quảng Ngãi


nce
source
not
found
Error:
Refere

Bảng 3.4 Thống kê cơ sở vật chất tại thành phố Quảng Ngãi

nce
source
not
found


Error:
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý các đối tượng
Bảng 3.5 TDTT quần chúng do các chuyên gia, các nhà quản lý
TDTT đề xuất

Refere
nce
source
not
found
Error:
Refere

Bảng 3.6


Tổng hợp chung nam, nữ người tập luyện thể thao nce
thường xuyên phân theo loại hình thể thao

source
not
found
Error:

Kết quả điều tra số người tập luyện thể thao thường
Bảng 3.7 xuyên phân theo đối tượng thể thao quần chúng tại
Tp.Quảng Ngãi

Refere
nce
source
not
found

Bảng 3.8
Bảng 3.9

Kết quả điều tra số lượng câu lạc bộ và điểm tập TDTT
ở địa bàn
Kết quả điều tra Số lượng đối tượng theo thâm niên tập
luyện của các đội tuyển ở các giải TDTT quần chúng

Sau 36
Sau 36
Error:
Refere


Bảng 3.10

Kết quả điều tra số lượng nhân sự quản lý, huấn luyện nce
viên, hướng dẫn viên TDTT quần chúng

source
not
found


Bảng 3.11
Bảng 3.12

Kết qủa điều tra cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện
TDTT quần chúng
Kết quả điều tra kinh phí dành cho hoạt động TDTT
quần chúng từ ngân sách và từ nguồn tài trợ

Sau 39
Sau 39
Error:

Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý TDTT
Bảng 3.13 quần chúng tại TP.Quảng Ngãi theo đề xuất của chuyên
gia

Refere
nce
source

not
found
Error:
Refere

Bảng 3.14

Hệ thống hóa các nhóm giải pháp quản lý thể thao quần nce
chúng.

source
not
found
Error:
Refere

Bảng 3.15

Các giải pháp được lựa chọn nâng cao hiệu quả quản lý nce
chung cho TDTT quần chúng tại Tp. Quảng Ngãi

source
not
found
Error:

Kết quả phỏng vấn hiệu quả sử dụng các giải pháp nâng
Bảng 3.16 cao hiệu quả quản lý chung cho TDTT quần chúng tại
Tp. Quảng Ngãi


Refere
nce
source
not
found


Error:
Tổng hợp hệ thống hóa các nhóm giải pháp chung đã Refere
Bảng 3.17

ứng dụng sau một năm trên 6 đối tượng quản lý TDTT nce
quần chúng tại Tp.Quảng Ngãi thời gian từ ngày source
05/2015 đến tháng 05/2016.

not
found
Error:

Tổng hợp đối tượng quần chúng tham gia tập luyện thể
Bảng 3.18 thao thường xuyên theo phân loại hình thể thao sau khi
sử dụng các giải pháp

Refere
nce
source
not
found

Kết quả điều tra số người tập luyện thể thao thường

Bảng 3.19 xuyên phân theo các đối tượng thể thao quần chúng sau Sau 86
khi sử dụng giải pháp tại Tp.Quảng Ngãi
Tổng hợp thông tin chung hộ gia đình tham gia tập
Bảng 3.20 luyện trong tuần và môn thể thao sau khi sử dụng các Sau 87
giải pháp
Error:
Refere
Bảng 3.21

Kết quả điều tra số lượng câu lạc bộ và điểm tập TDTT nce
ở địa bàn sau khi sử dụng giải pháp

source
not
found


Error:
Kết quả điều tra Số lượng đối tượng thâm niên tập
Bảng 3.22 luyện và thành tích của các đội tuyển ở các loại hình
TDTT quần chúng

Refere
nce
source
not
found
Error:
Refere


Bảng 3.23 Số giải TDTT và số người tham gia thi đấu trong năm

nce
source
not
found
Error:
Refere

Bảng 3.24

Kết quả điều tra số lượng nhân sự quản lý, huấn luyện nce
viên, hướng dẫn viên TDTT quần chúng

source
not
found
Error:
Refere

Bảng 3.25

Kết quả điều tra Kinh phí dành cho hoạt động TDTT nce
quần chúng từ ngân sách và từ nguồn tài trợ

source
not
found



Error:
Refere
Bảng 3.26

Hệ thống hóa kết quả các tiêu chí sau khi ứng dụng các nce
giải pháp quản lý thể thao quần chúng tại TP.Quảng Ngãi source
not
found
Hệ thống hóa các giải pháp thường xuyên, đẩy mạnh

Bảng 3.27 trong quản lý thể thao quần chúng giai đoạn từ 2016
đến 2020 tại TP.Quảng Ngãi

96


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
TDTT quần chúng xuất hiện và phát triển do nhu cầu của con người
trong xã hội. Nó là một bộ phận của nền văn hoá, là thành tựu của con người
trong quá trình sáng tạo và sử dụng phương pháp phương tiện nhằm hoàn
thiện những năng lực thể chất và tinh thần của chính bản thân con người.
Người ta còn gọi thể thao quần chúng là văn hoá thể chất (physical culture
and sport) và giai đoạn hiện nay đã xác định một lĩnh vực hoạt động quan
trọng của TDTT đó là thể thao cho mọi người (sport for all).
Mục tiêu của thể thao quần chúng là động viên khích lệ hoạt động thể
thao ở khắp mọi nơi nhằm phục vụ sự phát triển hài hòa của con người và
thúc đẩy việc xây dựng một xã hội thanh bình, trong đó phẩm giá của con
người được tôn trọng và bảo vệ. Muốn thực hiện mục tiêu phát triển thể thao
quần chúng có hiệu quả cần phải đảm bảo: Xây dựng các thiết chế phù hợp

với các tổ chức câu lạc bộ, hội thể thao quần chúng ở cơ sở.
Tỉnh Quảng Ngãi, trong đó có thành phố Quảng Ngãi là một trong
những địa phương lớn của cả nước, có vị trí chiến lược quan trọng đối với
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là đơn vị luôn đi đầu trong các lĩnh vực
phát triển KT-VH-XH của vùng duyên hải miền Trung. Thể dục thể thao đóng
vai trò tích cực góp phần ổn định và phát triển XH, nâng cao mức hưởng thụ
về vật chất và tinh thần của nhân dân thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp
hoá và hiện đại hoá đất nước.
Phong trào TDTT quần chúng phát triển khá toàn diện từ thành thị đến
vùng nông thôn. Ngành TDTT đã phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể,
tiến hành tổ chức nhiều hoạt động TDTT phong phú, sôi nổi, những hoạt động
này đã thu hút nhiều thành phần và đối tượng tham gia như: Thanh thiếu niên,
học sinh, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang, phụ nữ, nông dân, người
cao tuổi, người khuyết tật…, đã góp phần tích cực vào việc tăng cường và
nâng cao sức khỏe, đáp ứng tốt nhiệm vụ ổn định chính trị của TP. Song


2
phong trào TDTT ở diện rộng còn một số mặt hạn chế. Công tác TDTT quần
chúng tuy phát triển nhưng chưa toàn diện, chưa thực sự tác động tích cực vào
ý thức tự giác tập luyện của mỗi người dân, nhất là ở các vùng nông thôn. Đội
ngũ cán bộ TDTT còn thiếu và yếu. Điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế,
kinh phí cho hoạt động TDTT cơ sở còn thấp, nhưng lại đầu tư dàn trải…Vì
vậy, có thể tổng hợp một cách khái quát là phong trào TDTT TP Quảng Ngãi
tuy có phát triển nhưng còn chậm và chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao
chất lượng trong giai đoạn mới, đặc biệt phải đổi mới hệ thống quản lý TDTT
quần chúng trên các lĩnh vực và hoạt động theo xu hướng hiện đại, hiệu quả.
Để khắc phục tình trạng này, đòi hỏi cần phải nghiên cứu xác định hiện trạng
và định hướng để tìm ra các giải pháp cụ thể nhằm phát triển phong trào
TDTT quần chúng tại TP Quảng Ngãi trong những năm sắp tới.

Những người làm công tác TDTT cộng đồng luôn trăn trở bức xúc và
mong muốn có một cơ chế chính sách, xây dựng các giải pháp với từng nội
dung cụ thể cho từng đối tượng quản lý: TDTT cho người khuyết tật; TDTT
cho người cao tuổi; Thể dục phòng bệnh, chửa bệnh; Các môn thể thao dân
tộc; Thể thao giải trí; Thể thao quốc phòng, phát triển đồng bộ hiệu quả khả
thi nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động phong trào thể thao quần
chúng tương xứng với vị thế của TP Quảng Ngãi.
Vì vậy, trong vai trò là Chuyên viên Phòng Nghiệp vụ Thể dục thể thao
– Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi, nhằm mục đích phát
triển phong trào Thể dục Thể thao quần chúng thành phố Quảng Ngãi trong
thời gian tới, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “NGHIÊN CỨU THỰC
TRẠNG – XÂY DỰNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNG THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI”.
* MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu đánh giá thực trạng và xây dựng một số giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý TDTT quần chúng góp phần phát triển phong trào TDTT tại
thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.


3
* NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện mục đích nêu trên, đề tài tiến hành giải quyết các nhiệm
vụ sau:
- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý phong trào Thể
dục Thể thao quần chúng thành phố Quảng Ngãi.
- Nhiệm vụ 2: Xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
TDTT quần chúng thành phố Quảng Ngãi.
- Nhiệm vụ 3: Đánh giá hiệu quả sử dụng các giải pháp để nâng cao
hiệu lực quản lý TDTT quần chúng tại TP Quảng Ngãi.



4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển TDTT quần chúng
1.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước
Từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay. Đảng và
Nhà nước luôn quan tâm và có những chỉ thị và nghị quyết, quyết định về
định hướng chỉ đạo cho công tác TDTT.
Cụ thể ở Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định: “Đẩy mạnh
hoạt động TDTT, nâng cao thể trạng tầm vóc con người Việt Nam. Phát triển
TDTT quần chúng với mạng lưới cơ sở rộng khắp; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
vận động viên thể thao thành tích cao, đưa thể thao Việt Nam lên trình độ
chung của khu vực Đông Nam Á và có vị trí cao trong nhiều bộ môn. Đẩy
mạnh xã hội hóa, Khuyến khích nhân dân và các tổ chức tham gia thiết thực,
có hiệu quả các hoạt động văn hóa Thể Thao”.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X: “Xây dựng chiến lược quốc gia về
nâng cao thể trạng tầm vóc của người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện
chất lượng giống nòi. Tăng cường thể lực của thanh niên. Phát triển mạnh
TDTT, kết hợp tốt Thể thao phong trào và Thể thao Thành tích cao mang tính
dân tộc và hiện đại. Có chính sách và cơ chế phù hợp để phát hiện, bồi dưỡng
và phát triển tài năng, đưa Thể thao nước ta đạt vị trí cao của khu vực, từng
bước tiếp cận với Châu lục và Thế giới ở những bộ môn Việt Nam có ưu thế.
Chỉ thị 36/CT/TW ngày 24/03/1994 của Ban bí thư TW Đảng: “Về
công tác TDTT trong giai đoạn mới”.
Chỉ thị 17/CT/TW ngày 23/10/2002 của Ban bí thư TW Đảng: “Về phát
triển TDTT đến năm 2010”.
Chỉ thị 274/TTg ngày 27/04/1996 của Thủ tướng chính phủ: “Về quy
hoạch và sử dụng đất đai phục vụ sự nghiệp phát triển TDTT”.



5
Quyết định 100/2005/ QD – TTg của Thủ tướng chính phủ: “Về việc
phê duyệt Chương trình phát triển TDTT ở xã, phường, thị trấn đến năm
2010”.
Nghị quyết 05/2005/ NQ – CP của Chính phủ: “Về việc đẩy mạnh xã
hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và TDTT”.
Năm 2010 phê duyệt “Chiến lược phát triển TDTT đến năm 2020”;
Năm 2011 phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt
Nam đến năm 2030”. Đây là những chương trình, đề án hết sức thiết thực đối
với ngành TDTT trong việc nâng cao chất lượng phong trào TDTT quần
chúng theo tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong luật TDTT được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 10 thông qua
ngày 29/11/2006 và quyết định ngày 12/12/2006 có quy định rõ: [27;28]
- Nâng cao sức khỏe, thể lực, tầm vóc người Việt Nam, góp phần cải
thiện đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, tăng cường hợp tác quốc tế,
nâng cao sự hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc, phục vụ cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển Thể dục, Thể
thao, xây dựng các công trình Thể thao theo sở thích, lứa tuổi, giới tính, nghề
ghiệp, phát triển Thể thao dân tộc, Thể thao người cao tuổi, Thể thao cho
người khuyết tật, tạo điều kiện cho cán bộ công viên chức tham gia, góp phần
phòng chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe, vui chơi giải trí lành mạnh.
Căn cứ vào luật TDTT, Quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với
TDTT Quần chúng được thể hiện rất rõ ở “Chương II: Thể dục, Thể thao cho
mọi người – Mục I: Thể dục, Thể thao Quần chúng”. [28] Bao gồm 9 điều
luật:
+ Điều 11: Phát triển Thể dục, Thể thao Quần chúng.
+ Điều 12: Phong trào Thể dục, Thể thao Quần chúng.
+ Điều 13: Thi đấu Thể thao Quần chúng.

+ Điều 14: Thể dục, Thể thao cho người khuyết tật.


6
+ Điều 15: Thể dục, Thể thao cho người cao tuổi.
+ Điều 16: Thể dục phòng bệnh, chữa bệnh.
+ Điều 17: Các môn Thể thao dân tộc.
+ Điều 18: Thể thao giải trí.
+ Điều 19: Thể thao Quốc phòng (dân quân tự vệ)
Trong giai đoạn phát triển mới ngành Văn hóa, Thể thao & Du lịch
(VH, TT&DL) ở TP Quảng Ngãi (TP.QNg) có nhiều điều kiện và nhân tố
thuận lợi để phát triển. Lợi thế có tính quyết định lâu dài đó là truyền thống
cách mạng, tinh thần đoàn kết, sự thông minh sáng tạo của nhân dân trong lao
động, là truyền thống tốt đẹp liên tục qua nhiều thời kỳ, giai đoạn từ sau ngày
thống nhất đất nước. Sự tăng trưởng bền vững, nhanh chóng về kinh tế, sự
thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa gắn kết với các hoạt
động dịch vụ, du lịch là động lực để phát triển văn hóa thể thao và du lịch.
Đảng và Nhà nước ta cho rằng TDTT là bộ phận của nền văn hóa dân
tộc. Truyền thống văn hóa thượng võ, trò chơi dân gian, vui chơi lành mạnh là
gắn liền với sự phát triển của TDTT Việt Nam. Chỉ khi nào đảm bảo tính dân
tộc, khoa học và nhân dân thì thể thao mới thực hiện được chức năng giáo dục
xã hội và mục tiêu chân chính của nó. Tính dân tộc trước hết đòi hỏi nội dung,
hình thức tổ chức hoạt động TDTT phải chứa đựng sâu sắc bản sắc dân tộc,
phải phù hợp với tập quán, truyền thống dân tộc, điều kiện kinh tế-xã hội và
con người Việt nam. TDTT nếu thoát khỏi cội nguồn dân tộc, nhân văn sẽ
thoái hóa. Tính nhân dân đòi hỏi phải phát triển rộng rãi vì lợi ích của nhân
dân, làm cho việc rèn luyện thân thể trở thành nhu cầu, thói quen, nếp sống
trong sinh hoạt hằng ngày của đông đảo nhân dân, phải phát huy quyền làm
chủ của nhân dân trong hưởng thụ những giá trị và sáng tạo nghệ thuật của
văn hóa TDTT. Trên cơ sở đó phải xây dựng định hướng phát triển TDTT có

tính chiến lược, quy định rõ chuyên môn, đối tượng, lứa tuổi tạo thành phong
trào tập luyện TDTT sâu rộng trong quần chúng nhân dân, kết hợp phát triển
TDTT quần chúng với thể thao thành tích cao là phương châm quan trọng bảo


7
đảm cho việc phát triển nhanh và đúng hướng. Phải xác định những môn thể
thao trọng điểm, có khả năng nâng cao thành tích để nhanh chóng tiến kịp
trình độ các nước trong khu vực và trên thế giới.
Nói chung TDTT quần chúng là cơ sở để phát triển TDTT thành tích
cao. Phong trào càng rộng thì càng có nhiều người quan tâm và ủng hộ thể
thao nâng cao. Mặt khác, hoạt động thể thao đỉnh cao với sức thu hút mạnh
mẽ dư luận xã hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa lành mạnh, là nguồn
kích thích có hiệu quả đối với TDTT quần chúng. Đội ngũ VĐV tương lai là
nguồn dồi dào và thuận lợi để đào tạo trở thành hướng dẫn viên, trọng tài,
HLV, cán bộ quản lý TDTT.
TDTT quần chúng và TDTT nâng cao còn có tính độc lập tương đối.
TDTT nâng cao là hoạt động của những người có năng khiếu và tài năng đặc
biệt. TDTT quần chúng đòi hỏi phải có phương pháp tiếp cận, tuyên truyền,
tạo điều kiện chuyển biến nhận thức và tự giác hoạt động của đông đảo quần
chúng, làm cho hoạt động TDTT trở thành nhu cầu, nếp sống lành mạnh.
Trong Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi “Nhà
nước và Xã hội phát triển nền TDTT dân tộc, khoa học và nhân văn… chú
trọng hoạt động TDTT chuyên nghiệp, bồi dưỡng tài năng thể thao”.
1.1.2. Cơ chế chính sách phát triển TDTT quần chúng của tỉnh
Quảng Ngãi
Đường lối phát triển kinh tế - xã hội nói chung và TDTT nói riêng ở
tỉnh Quảng Ngãi được xác định kể từ sau khi tái lập lại tỉnh năm 1989 đến
nay, đã có một thời gian gần 20 năm xây dựng và phát triển; Đảng bộ tỉnh
Quảng Ngãi trãi qua 04 lần Đại hội, cũng là 04 lần đánh dấu bước phát triển

và sự trưởng thành về mọi mặt của đời sống xã hội và con người Quảng Ngãi.
Nhìn chung cấp uỷ Đảng và chính quyền có quan tâm đến công tác TDTT tỉnh
nhà, những kế hoạch, chủ trương định hướng phát triển TDTT của địa phương
được phản ánh trong văn kiện, nghị quyết Đảng bộ ở các kỳ Đại hội; TDTT là


8
một bộ phận của văn hoá - xã hội, gắn liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế,
văn hoá, chính trị … của tỉnh.
Có thể nói, thực tế trong điều kiện kinh tế là tỉnh nghèo, còn nhiều khó
khăn trước những bức xúc của xã hội về nhu cầu thiết yếu của cuộc sống nhân
dân; Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Quảng Ngãi phải tập trung giải quyết các vấn
đề an sinh của xã hội; dành phần lớn sự quan tâm cho đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng, phục vụ quốc kế dân sinh trên các lĩnh vực kinh tế, y tế, giáo dục…
và thực hiện các chương trình công tác lớn như; giải quyết việc làm, xoá đói
giảm nghèo; xây dựng trường học nông thôn, vùng sâu vùng xa,... Nhưng
không vì thế, để thiếu sự quan tâm đến công tác TDTT cũng như một số mặt
công tác khác của tỉnh sẽ dẫn đến sự phát triển không đồng đều, mất cân đối
giữa các mặt công tác xã hội, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt đời sống của
nhân dân.
1.2. Quản lý Nhà nước về Thể dục thể thao
1.2.1. Khái niệm quản lý
Có thể hiểu: Quản lý là sự tác động liên tục, có kế hoạch của chủ thể
(người quản lý) lên khách thể quản lý (người bị quản lý) để tổ chức và phối
hợp các hoạt động của khách thể nhằm mục đích thực hiện các nhiệm vụ đã
được xác định.
Hiệu lực quản lý: là điều hành bộ máy một cách có hiệu quả.
Phong trào TDTT quần chúng phát triển sâu rộng đến mọi đối tượng,
địa bàn với nhiều hình thức đa dạng ở các xã, phường, xã, phường, các cơ
quan, nhà may, xí nghiệp, trường học, các đơn vị lực lượng vũ trang… Thông

qua việc tổ chức các hoạt động TDTT quần chúng đội ngũ cán bộ TDTT ở cơ
sở đã được bổ sung, ổn định và nâng cao trình độ từng bước đáp ứng nhu cầu
của sự nghiệp phát triển phong trào TDTT trên địa bàn thành phố. Chủ trương
xã hội hóa được triển khai ngày càng rộng rãi đến các cơ sở, đã được xã hội và
nhân dân ủng hộ vì đã đáp ứng được nhu cầu về TDTT quần chúng. Qua quá
trình phát triển các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương, Ngành, Đoàn thể


9
nhận thức được xã hội hóa các hoạt động TDTT là một biện pháp cần thiết, hiệu
quả để duy trì và phát triển rộng rãi phong trào TDTT quần chúng.
Hiệu quả quản lý: là kết quả đạt được tối đa so với chi phí tối thiểu.
Phong trào TDTT quần chúng tiếp tục phát triển mạnh theo hướng xã
hội hóa với nhiều hình thức, nội dung ngày càng đa dạng, phong phú; các hoạt
động đã gắn kết với các ngày lễ kỷ niệm của đất nước đã trở thành hoạt động
truyền thống, các lễ hội đường phố kết hợp cùng hoạt động từ thiện có sức thu
hút ngày càng đông đảo nhân dân tham gia góp phần nâng cao sức khỏe cộng
đồng, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, giảm tệ nạn xã hội.
Giải pháp: là phương pháp thực hiện để mang lại hiệu quả cao.
Về giải pháp, cần xác định giải pháp chủ yếu để giải quyết các nhiệm
vụ nêu trên một cách có hiệu quả, đó là:
- Nhóm giải pháp về nhận thức.
- Nhóm giải pháp về cải cách thể chế…
- Nhóm giải pháp về đầu tư của Nhà nước cho thể dục thể thao theo các
mục tiêu trọng tâm trọng điểm ở từng giai đoạn khác nhau.
- Nhóm giải pháp về khoa học, công nghệ…
- Nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ…
- Nhóm các giải pháp về xã hội hóa thể dục thể thao.
1.2.2. Quản lý Nhà nước về Thể dục thể thao
Quản lý TDTT là một loại các hoạt động tổng hợp, có mục tiêu xác

định, có tổ chức thực hiện, có đánh giá hiệu quả nhằm phát triển sự nghiệp
TDTT hoặc thực hiện các mục tiêu của công tác TDTT và không ngừng nâng
cao hiệu quả của công tác TDTT.
Song nếu ta quan tâm nghiên cứu có thể dễ dàng tìm được trong các
sách, báo nước ngoài định nghĩa khái niệm “quản lý TDTT”, thì vấn đề “quản
lý nhà nước về TDTT” và một vấn đề mới nảy sinh và ít gặp trong sách báo,
nên những người công tác TDTT cần phải tìm cho được lời giải đáp, đặc biệt
là theo yêu cầu tăng cường “Quản lý nhà nước” trong đó bao gồm “Quản lý


10
hành chính nhà nước” và “Quản lý hoạt động mang tính xã hội hóa”, được
nhà nước, trong đó có ngành TDTT nước ta quan tâm.
Quản lý nhà nước về TDTT dù chưa được nghiên cứu hoàn toàn đầy đủ
nhưng qua thực tế cho thấy bao gồm: Quản lý hành chính nhà nước về TDTT
và Quản lý tổ chức xã hội về TDTT. Do vậy có thể hiểu đồng nhất khái niệm
quản lý TDTT với khái niệm quản lý nhà nước về TDTT. Cũng từ cách thống
nhất khái niệm như vậy, có thể hình thành được sơ đồ tổng quát về hệ thống
quản lý TDTT vĩ mô ở Việt Nam như sau:

CHỦ THỂ
QUẢN LÝ

Sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Sự lãnh đạo - chỉ đạo của các cấp Ngành TDTT.
Xác định nhiệm vụ - mục tiêu – chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển TDTT.
Đội ngũ cán bộ tổ chức, huấn luyện, trọng tài, kiểm tra y học, chuyên
gia tài chính, vật chất, dinh dưỡng…


QUAN HỆ
QUẢN LÝ

Phương thức – điều kiện đảm bảo – biện pháp tổ chức thực hiên:
Tuyên truyền giáo dục.
Tổ chức bộ máy – bố trí cán bộ.
Đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
Nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật kiểm tra y học.
Xây dựng nội dung, chương trình, tiêu chuẩn, kế hoạch tập luyện.
Bảo đảm tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật
Pháp luật, chế độ - chính sách
Thanh tra – kiểm tra.

KHÁCH THỂ
QUẢN LÝ

Các đối tượng người tập luyện - thi đấu - hưởng thụ TDTT:
Thể dục thể thao quần chúng.
Thể thao thành tích cao.
Thi đấu – Giao lưu – Hợp tác quốc tế.

Sơ đồ 1.3: Hệ thống quản lý TDTT
1.2.2.1. Chức năng quản lý Thể dục thể thao
Nghiên cứu chức năng quản lý TDTT là quá trình nắm vững các quy
luật chung của hoạt động TDTT để thực hiện một cách có hiệu quả mục tiêu
và nhiệm vụ của công tác TDTT; đó là sự nghiên cứu các giai đoạn, tuần tự và
các khâu quản lý TDTT. Chức năng chủ yếu của quản lý TDTT gồm có 03
vấn đề cơ bản: xác định mục tiêu, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả. Mỗi



×