Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

GIẢI PHÁP QUẢN lý CÔNG TRÌNH THỦY lợi TRÊN địa bàn HUYỆN NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 135 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỖ VĂN THẮNG

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành:

Phát triển nông thôn

Mã số:

60.62.01.16

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Phạm Bảo Dương

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là của
riêng tôi, trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn



Đỗ Văn Thắng

ii

năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này tôi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều thầy cô giáo, cá nhân, các cơ quan và các tổ chức.
Tôi xin được bầy tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới tất cả các thầy cô giáo,
cá nhân, các cơ quan và tổ chức đã quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn
thành luận văn này.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Phạm Bảo Dương, thầy
đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Học viện
Nông nghiệp Việt Nam, Ban Chủ nhiệm Khoa Sau đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh
tế và phát triển nông thôn, Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và chính sách, các thầy cô giáo
Khoa Sau đại học, khoa Kinh tế và PTNT đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi về
nhiều mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Huyện uỷ, UBND, các phòng ban chức, trạm thuỷ
nông, Công ty KTCTTL huyện Nam Trực, chính quyền địa phương các xã trong Huyện,
các HTXDVNN và bà con nông dân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra
thực tế để nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân và bạn bè đã chia sẻ cùng tôi
những khó khăn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Đỗ Văn Thắng

iii

năm 2017


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... ii
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................ iv
Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................... vii
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục hình, sơ đồ ....................................................................................................... x
Danh mục hộp .................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.2.1.


Mục tiêu chung .................................................................................................... 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4

1.5.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý công trình thủy lợi ............................. 5
2.1.


Cơ sở lý luận về quản lý công trình thủy lợi ....................................................... 5

2.1.1

Một số khái niệm ................................................................................................. 5

2.1.2.

Vai trò của thủy lợi và một số đặc điểm của quản lý công trình thủy lợi ............ 8

2.1.3.

Yêu cầu quản lý công trình thủy lợi .................................................................. 10

2.1.4.

Nội dung quản lý công trình thủy lợi ................................................................ 13

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công trình thủy lợi...................................... 15

2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý công trình thủy lợi .................................................. 17

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý công trình trên thế giới ................................................... 17


2.2.2.

Thực tiễn quản lý công trình thủy lợi ở Việt Nam ............................................ 20

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm .......................................................................................... 25

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 27
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................................ 27

iv


3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 27

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................. 28

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 31

3.2.1.


Chọn điểm nghiên cứu ....................................................................................... 31

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 31

3.2.3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ............................................................. 35

3.2.4.

Phương pháp phân tích ...................................................................................... 35

3.2.5.

Một số chỉ tiêu phân tích ................................................................................... 36

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 38
4.1.

Thực trạng quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Nam Trực .............. 38

4.1.1.

Quản lý hệ thống các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Nam Trực ............... 38

4.1.2.

Quản lý xây dựng các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Nam Trực.............. 43


4.1.3.

Quản lý vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi trên địa bàn
huyện Nam Trực ................................................................................................ 47

4.1.4.

Quản lý tài chính các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Nam Trực ............... 55

4.2.

Kết quả quản lý công trình thủy lợi với sản xuất kinh doanh trên địa bàn 3
xã nghiên cứu..................................................................................................... 62

4.2.1.

Kết quả quản lý hệ thống các CTTL trên địa bàn 3 xã nghiên cứu ................... 62

4.2.2.

Kết quả quản lý CTTL với sản xuất kinh doanh trên địa bàn 3 xã nghiên
cứu ..................................................................................................................... 64

4.3.

Đánh giá quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Nam Trực ................. 72

4.3.1.


Đánh giá của lãnh đạo cấp huyện, xã, thị trấn về quản lý công trình thủy
lợi trên địa bàn huyện Nam Trực ....................................................................... 72

4.3.2.

Đánh giá của người dân về quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện
Nam Trực ........................................................................................................... 73

4.4.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công trình thủy lợi trên địa
bàn huyện Nam Trực ......................................................................................... 75

4.4.1.

Cơ chế, chính sách quản lý công trình thủy lợi ................................................. 75

4.4.2.

Công tác quản lý CTTL ..................................................................................... 76

4.4.3.

Nhận thức, sự hiểu biết và mức độ tham gia của người dân ............................. 83

4.4.4.

Một số yếu tố ảnh hưởng khác đến quản lý công trình thủy lợi ........................ 85

v



4.5.

Định hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý công trình thủy lợi
trên địa bàn huyện Nam Trực ............................................................................ 86

4.5.1.

Quan điểm và định hướng về quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện ............ 86

4.5.2.

Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn ............. 87

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 102
5.1.

Kết luận ........................................................................................................... 102

5.2.

Kiến nghị ......................................................................................................... 103

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 105
Phụ lục ......................................................................................................................... 107

vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQLDA

Ban quản lý dự án

CNH, HĐH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CTTL

Công trình thuỷ lợi

DVNN

Dịch vụ nông nghiệp

HTX

Hợp tác xã

KTCT

Khai thác công trình

KTCTTL


Khai thác công trình thuỷ lợi

MTV

Một thành viên

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NSNN

Ngân sách nhà nước

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại các công trình thủy lợi ở Việt Nam ............................................... 11
Bảng 3.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện (2013 - 2015) ......................... 29
Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế các ngành của huyện (2013 - 2015) ...................................... 29

Bảng 3.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện (2013 - 2015)................................. 30
Bảng 3.4. Tình hình phân bổ mẫu điều tra và phỏng vấn.............................................. 33
Bảng 4.1. Tình hình quản lý công trình thủy lợi của toàn huyện tổng hợp đến
ngày 31/12/2015............................................................................................ 41
Bảng 4.2. Tình hình quản lý công trình thủy lợi của các địa phương trong huyện
tổng hợp đến ngày 31/12/2015...................................................................... 43
Bảng 4.3. Tình hình quản lý xây dựng mới công trình thủy lợi huyện Nam Trực
giai đoạn 2013 - 2015 ................................................................................... 46
Bảng 4.4. Đánh giá của người dân về quản lý vận hành công trình
thủy lợi trên địa bàn 3 xã nghiên cứu n = 40 ................................................ 47
Bảng 4.5. Quản lý sửa chữa nâng cấp công trình thủy lợi huyện Nam Trực giai
đoạn 2013 - 2015 .......................................................................................... 50
Bảng 4.6. Tình hình gia cố các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Nam Trực
giai đoạn 2013 - 2015 ................................................................................... 52
Bảng 4.7. Tình hình nạo vét và bảo dưỡng các công trình thủy lợi của huyện
Nam Trực giai đoạn 2013 - 2015 .................................................................. 54
Bảng 4.8. Tình hình đầu tư công cho hệ thống thủy lợi trên địa bàn huyện
Nam Trực ...................................................................................................... 55
Bảng 4.9. Tổng hợp diện tích và ngân sách cấp bù thủy lợi phí trên địa bàn
huyện Nam Trực giai đoạn 2013-2015 ......................................................... 56
Bảng 4.10. Bảng tổng hợp ý kiến miễn thủy lợi phí của cán bộ huyện n= 20 ................ 56
Bảng 4.11. Tổng hợp ý kiến miễn thủy lợi phí của cán bộ xã và các hộ được điều
tra n = 140 ..................................................................................................... 57
Bảng 4.12. Định mức thu phí dịch vụ nước của huyện Nam Trực .................................. 58
Bảng 4.13. Tình hình thu phí dịch vụ nước của Huyện (2010 - 2015)............................ 58
Bảng 4.14. Tình hình chi cho hoạt động quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi của
huyện Nam Trực ........................................................................................... 59

viii



Bảng 4.15. Kết quả xử lý vi phạm về đê điều và công trình thủy lợi theo Chỉ thị
số 14/CT-UBND của UBND tỉnh Nam Định trên địa bàn huyện
Nam Trực ...................................................................................................... 61
Bảng 4.16. Kết quả quản lý hệ thống các công trình thủy lợi ở 3 xã nghiên cứu ........... 62
Bảng 4.17. Kết quả quản lý CTTL trong tiêu hao điện năng và nước tưới ..................... 66
Bảng 4.18. Kết quả quản lý CTTL tới một số chỉ tiêu của các hộ điều tra tại các
xứ đồng ở 3 xã nghiên cứu ............................................................................ 68
Bảng 4.19. Kết quả quản lý CTTL tới thu nhập, sản xuất kinh doanh của các hộ
điều tra ở 3 xã nghiên cứu ............................................................................. 70
Bảng 4.20. Đánh giá của người dân về hiệu quả quản lý CTTL đến cảnh quan môi
trường ở 3 xã nghiên cứu .............................................................................. 71
Bảng 4.21. Đánh giá của lãnh đạo cấp huyện, xã, thị trấn về quản lý CTTL trên
địa bàn huyện Nam Trực ............................................................................... 72
Bảng 4.22. Đánh giá của người dân về quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn
huyện Nam Trực ở 3 xã nghiên cứu.............................................................. 73
Bảng 4.23. Ý kiến đánh giá của người dân về hiệu quả quản lý công trình thủy lợi
đến tình hình sản xuất ở 3 xã nghiên cứu...................................................... 74
Bảng 4.24. Đánh giá của lãnh đạo cấp huyện, xã, thị trấn về mức độ ảnh hưởng
của một số nội dung đến hiệu quả quản lý CTTL trên địa bàn huyện
Nam Trực ...................................................................................................... 77
Bảng 4.25. Trình độ của cán bộ làm công tác quản lý thủy lợi trên địa bàn huyện
Nam Trực năm 2016 ..................................................................................... 78
Bảng 4.26. Đánh giá của lãnh đạo cấp huyện, xã, thị trấn về nguồn nhân lực quản
lý công trình thủy lợi n = 30 ......................................................................... 78
Bảng 4.27. Sự tham gia của người dân tới quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn
huyện Nam Trực ........................................................................................... 84
Bảng 4.28. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố khác đến quản lý công
trình thủy lợi ................................................................................................. 85


ix


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Sơ đồ phân cấp quản lý công trình thủy lợi ở nước ta ................................... 7
Sơ đồ 4.1. Tổ chức quản lý công trình thủy lợi huyện Nam Trực của Công ty
TNHH MTV khai thác CTTL Nam Ninh .................................................... 40
Sơ đồ 4.2. Tổ chức quản lý công trình thủy lợi huyện Nam Trực của địa phương ............... 40
Hình 4.1. Ý thức bảo vệ công trình thuỷ lợi chưa tốt của người dân huyện
Nam Trực ..................................................................................................... 61

x


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Hàng năm rất vất vả trong công tác phòng chống lụt bão… ........................ 45

Hộp 4.2.

Chúng tôi không được biết... ........................................................................ 64

Hộp 4.3.

Chúng tôi rất muốn được tham gia... ............................................................ 64

Hộp 4.4.

Việc kiên cố hóa kênh mương ...................................................................... 72


Hộp 4.5.

Ảnh hưởng của NSNN đến hiệu quả quản lý công trình thủy lợi ................. 81

Hộp 4.6.

Ý kiến về phối hợp làm việc giữa công ty thủy nông và chính quyền
cấp xã ............................................................................................................ 83

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đỗ Văn Thắng
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn

MS: 60.62.01.16

Đề tài: Giải pháp Quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Nam
Trực, Tỉnh Nam Định
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến quản
lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Nam Trực thời gian qua; đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao quản lý công trình thủy lợi ở huyện Nam Trực tỉnh Nam Định thời gian
tới để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ sách
báo, internet, các công trình có nội dung tương tự đã được công bố và số liệu thống kê

từ các ban ngành liên quan đến đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Nam Trực
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Chọn 150 mẫu phiếu điều tra gồm 30
phiếu là cán bộ cấp huyện, xã và công ty Khai thác công trình thủy lợi Nam Ninh; 120
hộ dân có đất sản xuất nông nghiệp.
- Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn cán bộ, hộ dân theo
mẫu câu hỏi được chuẩn bị sẵn, cùng với đó kết hợp phương pháp điều tra chuyên sâu
PRA, phương pháp chuyên gia chuyên khảo để khai thác triệt để thông tin từ đó bổ sung
vào phiếu điều tra.
- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Sử dụng phần mềm excel xử lý số
liệu điều tra, sau đó dùng phương pháp thống kê mô tả thực trạng, phương pháp so sánh.
3. Kết quả nghiên cứu:
 Kết quả đạt được:
Qua việc nghiên cứu đề tài luận văn, tác giả đã nghiên cứu được thực trạng các
công trình thủy lợi trên địa bàn huyện; công tác quản lý và đánh giá được khả năng của
các công trình thủy lợi đối với việc phát triển sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề
khác của địa phương.
 Hạn chế tồn tại:
- Cơ chế chính sách quản lý công trình thủy lợi: Việc ban hành chính sách gây ra
sự bất công bằng giữa các đối tượng hưởng lợi, không công bằng giữa các vùng; văn
bản hướng dẫn chưa kịp thời, công tác tuyên truyền còn hạn chế.

xii


- Bộ máy quản lý của địa phương còn bất cập có số lượng lớn, nhưng chưa được
đảm bảo về chất lượng.
- Việc huy động đóng góp của nhân dân đầu tư xây dựng công trình thủy lợi còn
thấp, có nơi không có.
- Việc vi phạm các công trình thủy lợi vẫn còn diễn ra nhiều địa phương.
- Hiệu quả hoạt động của các công trình thủy lợi chưa tương xứng với tiềm năng

và năng lực thiết kế.
4. Kết luận:
Qua đề tài luận văn Tôi rút ra kết luận như sau: Thứ nhất: Luận văn đã hệ thống
hóa được cơ sở lý luận cơ bản và thực tiễn về công tác quản lý công trình thủy lợi; Thứ
hai: Phân tích được thực trạng công tác quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện
còn nhiều bất cập; Thứ ba: Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý
công trình thủy lợi từ cơ chế chính sách, bộ máy, công tác tuyên truyền, sự đồng thuận
của nhân dân, đầu tư sửa chữa nâng cấp công trình; Thứ tư: Đề xuất các giải pháp cần
tập trung định hướng nâng cao quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện như hoạch
định quy hoạch, sắp xếp bộ máy tinh gọn đảm bảo nhiệm vụ thực tiễn; đẩy mạnh ứng
dụng khoa học trong công tác quản lý, nâng cao công tác tuyên truyền hội thảo giữa các
địa phương học tập, trao đổi kinh nghiệm…

xiii


THESIS ABSTRACT
Thesis title: Management solution for irrigation in Nam Truc district, Nam
Dinh province
Author: Do Van Thang
Major: Rural development

Code 60.62.01.16

University: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
On the basis of assessing the situation, the causes and factors that affect the
management of irrigation schemes Nam Truc district; propose solutions to improve the
management of irrigation works in Nam Truc district, Nam Dinh province to meet
future requirements and tasks in the new situation.
Method of collecting secondary data: Data collection, data available from books, the

Internet, report with similar content has been published and statistics from related
departments in Nam Truc district. Methods of collecting primary data: Select 150
observations including 30 officials at district, commune and irrigation company; 120
households have land for agricultural production. Methods of investigation: Using
structure questionnaire for interviewing, combine with in-depth interview and PRA
tools. Methods of processing and analysis of data: Use excel software for processing
survey data, then use statistical methods described reality, comparative method.
The author has studied the reality of irrigation works in the district; the management and
assessed the possibility of irrigation works for the development of agriculture and other
local industries. Limitations: Mechanisms and policies Irrigation management: The
policy enacted cause inequity between beneficiaries, unequal among regions; guidelines
are not timely, the propagation is limited. The local government management is still
inadequate in great quantity, but not quality assurance. The mobilization of the people's
contribution to the construction of irrigation schemes is low, there is no place.
Violations of the irrigation works are still going on many localities. The performance of
the irrigation work not commensurate with the potential and capacity design.
Conclusions: First: Thesis has been codified basic theoretical basis and practical
management of irrigation works; Second: Analysis of the actual status of the
management of irrigation works in the district is inadequate; Third: Identifying the
factors affecting the management of irrigation schemes from the policy mechanism,
apparatus, propaganda, the consensus of the people, to repairing and upgrading of
works; Fouth: Proposed solutions should focus on enhanced management orientation of
irrigation works in the district as planning, streamlined arrangements ensure practical
tasks; promote the application of science in the management, enhanced propaganda
among the local workshop learning, exchange of experience ...

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thủy lợi có vai trò vô cùng quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp và
đời sống nói chung, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển và góp phần vào việc
đẩy mạnh công cuộc CNH-HĐH đất nước. Thủy lợi có vai trò tăng diện tích canh
tác, tăng năng suất cây trồng tạo điều kiện thay đổi cơ cấu nông nghiệp, giống
loài cây trồng, vật nuôi; cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của
nhân dân nhất là những vùng khó khăn về nguồn nước; thúc đẩy sự phát triển của
các ngành khác như công nghiệp, thủy sản, du lịch…; tạo công ăn việc làm, góp
phần nâng cao thu nhập cho nhân dân, giải quyết nhiều vấn đề xã hội, khu vực do
thiếu việc làm, do thu nhập thấp, từ đó góp phần ổn định về kinh tế và chính trị
trong cả nước; thủy lợi góp phần vào việc chống lũ lụt do xây dựng các công
trình đê điều,… từ đó bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân và tạo điều kiện
thuận lợi cho họ tăng gia sản xuất.
Trong những năm gần đây, tỉnh Nam Định nói chung và huyện Nam Trực
nói riêng đã tập trung chỉ đạo nâng cấp công tác quản lý các công trình thủy lợi
nhằm khai thác và sử dụng đạt hiệu quả cao nhất. Tỉnh đã huy động nhiều nguồn
vốn trong và ngoài nước, sự đóng góp tích cực của nhân dân, do vậy đã xây dựng
được hệ thống công trình thuỷ lợi đều khắp trên địa bàn toàn tỉnh để phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 1.300 công trình thuỷ lợi,
mỗi năm tưới cho khoảng 21.000ha lúa, trong đó số công trình đã được kiên cố,
bán kiên cố là 955 công trình (33 hồ chứa, 897 công trình đập dâng và 25 trạm
bơm các loại) tưới cho 16.726ha lúa/năm, số còn lại là công trình tạm tưới cho
hơn 4.000ha lúa/năm. Hệ thống công trình thuỷ lợi đã góp phần tăng hệ số sử
dụng đất từ 1,3 năm 2000 lên 1,96 năm 2016; góp phần tăng sản lượng lương
thực có hạt, góp phần đảm bảo ổn định lương thực trên địa bàn tỉnh.
Về mô hình tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi, trên địa bàn tỉnh
duy trì 02 mô hình tổ chức quản lý khai thác công trình: Mô hình công ty thuỷ
nông trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi đã
được xây dựng kiên cố và được các chủ đầu tư giao trên địa bàn tỉnh (tại thời
điểm là 754 công trình); mô hình các hợp tác xã, tổ dùng nước do các huyện, xã

thành lập để quản lý các công trình nhỏ lẻ, công trình tạm, tuy nhiên cho đến nay
chưa có địa phương nào thành lập tổ dùng nước.

1


Nhưng hầu hết các công trình thuỷ lợi sau khi bàn giao cho địa phương
quản lý đã bộc lộ nhiều tồn tại như không có cán bộ chuyên môn để quản lý, vận
hành công trình; thiếu nguồn để duy tu, quản lý công trình; việc quản lý công
trình tuỳ tiện không theo quy trình nên công trình nhanh chóng bị xuống cấp,
không phát huy hiệu quả thiết kế.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện công tác tổ chức quản lý các công
trình thuỷ lợi còn có những tồn tại vướng mắc cụ thể như: Đơn vị khai thác công
trình thuỷ lợi mới thành lập và đi vào hoạt động nên đội ngũ cán bộ, nhân viên
còn thiếu kinh nghiệm trong thực tiễn; sự phối hợp với chính quyền địa phương
trong việc triển khai kế hoạch và biện pháp công trình còn hạn chế; người dân
còn chông chờ ỷ lại vào Nhà nước; điều kiện địa hình chia cắt mạnh, sông suối
có độ dốc lớn nên quy mô công trình lớn nhưng năng lực tưới nước nhỏ nên
không đủ kinh phí cho duy tu, quản lý và bảo vệ công trình; các địa phương chưa
thành lập được các tổ dùng nước để thực hiện quản lý, khai thác công trình thuỷ
lợi theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Vấn đề quản lý, khai thác, sử dụng các CTTL ở huyện là những đề tài mới
được nhiều tác giả quan tâm: Lê Cường (2009), làm tốt công tác thuỷ lợi để phát
triển sản xuất, bảo vệ công trình. Luận văn Thạc sỹ, trường Đại học Thuỷ lợi.
Tác giả đã có những nhận định chung cho công tác thuỷ lợi để thúc đẩy sản xuất;
Tác giả Nguyễn Thị Vòng (2012), Nghiên cứu giải pháp nâng cao kết quả sử
dụng các công trình thuỷ nông trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
Luận văn Thạc sỹ, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Nghiên cứu đã đưa ra
được một số giải pháp tích cực thiết thực góp phần nâng cao kết quả sử dụng các
công trình thuỷ nông trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng; Công trình nghiên cứu của

tác giả Trần Xuân Hoà (2015), Nghiên cứu Quản lý và khai thác các CTTL
huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Luận văn Thạc sỹ, trường Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Tuy nhiên việc Quản lý công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện Nam Trực,
tỉnh Nam Định giai đoạn 2010 - 2015 chưa có tác giả nào nghiên cứu và viết bài.
Do vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp quản lý công trình thủy lợi trên
địa bàn huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định” vì thấy rằng đề tài này có tính cấp
thiết và ý nghĩa thực tiễn cao đối với huyện Nam Trực góp phần nâng cao công
tác quản lý công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện tốt hơn trong thời gian tới.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Nam Trực thời gian qua; đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao quản lý công trình thủy lợi ở huyện Nam Trực tỉnh
Nam Định thời gian tới để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý công trình
thủy lợi;
- Đánh giá thực trạng quản lý công trình thủy lợi, phân tích các yếu tố ảnh
hưởng trên địa bàn huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định trong những năm vừa qua;
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản
lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định trong thời
gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tình hình các công trình thủy lợi huyện trên địa bàn nghiên cứu
hiện nay?

- Hiệu quả quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Nam Trực đến
sản xuất kinh doanh trên địa bàn 3 xã nghiên cứu?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn
nghiên cứu?
- Giải pháp nào nhằm hoàn thiện công tác quản lý công trình thủy lợi
huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý công trình thủy lợi từ đó
đưa ra các giải pháp quản lý công trình thủy lợi để có thể đáp ứng yêu cầu và
nhiệm vụ được giao.
Đối tượng khảo sát của đề tài là các cán bộ, nhân viên phòng NN&PTNT
huyện, Công ty TNHH MTVKTCTTL Nam Ninh, UBND xã, Hợp tác xã DVNN,
các hộ nông dân có đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Nam Trực, tỉnh

3


Nam Định đưa ra các ý kiến về một số nội dung sau: Đánh giá về công tác quản
lý vận hành CTTL trên địa bàn nghiên cứu; đóng góp ý kiến về chính sách miễn
TLP trên địa bàn nghiên cứu; đánh giá kết quả quản lý CTTL đến một số chỉ tiêu
như điện năng, nước tưới, diện tích gieo cấy, năng suất, hệ số sử dụng đất, thu
nhập, ngành nghề, số giống cây, giống con, cảnh quan môi trường,...
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Phạm vi về nội dung
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý công trình
thủy lợi;
- Nghiên cứu thực trạng quản lý công trình thủy lợi của huyện Nam Trực;
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công trình thủy lợi;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý công trình thủy lợi để

đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
1.4.2.2. Về không gian
Đề tài được nghiên cứu tại các 3 xã: Nam Dương, Nam Hoa, Nam Thanh ở
huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
1.4.2.3. Về thời gian
Đề tài nghiên cứu từ tháng 1/2016 - tháng 7/2016. Số liệu sử dụng từ
2013-2015.
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
- Về lý luận:
Nghiên cứu hiện trạng các CTTL trên địa bàn huyện Nam Trực từ đó đánh
giá khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác của
địa phương.
- Về thực tiễn
+ Thực trạng: Luận văn chỉ ra được các khó khăn, vướng mắc trong quản
lý công trình thủy lợi của huyện Nam Trực.
+ Kết quả nghiên cứu: Tác giả đã nghiên cứu, điều tra, tổng hợp được các
kết quả cụ thể liên quan tới số lượng các CTTL trên địa bàn huyện, các chỉ số
đánh giá hiệu quả quản lý CTTL trên địa bàn nghiên cứu.
+ Giải pháp: Luận văn đưa ra được các giải pháp quản lý có hiệu quả công
trình thủy lợi trên địa bàn huyện Nam Trực trong thời gian tới.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1. Một số khái niệm
* Thuỷ lợi:

Thủy lợi theo nghĩa chung nhất là những biện pháp khai thác tài nguyên
nước mang lại lợi ích cho con người. Những biện pháp khai thác nước bao
gồm: Khai thác nước mặt và nước ngầm thông qua các hệ thống bơm hoặc
cung cấp nước tự chảy. Những nguồn lợi cơ bản do tài nguyên nước mang lại
bao gồm: Nước dùng cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, nuôi trồng thủy
sản,…), nước dùng vào việc phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
nông thôn, nước phục vụ cho sinh hoạt đời sống, nước tạo ra môi trường sinh
thái thích hợp cho đời sống vật nuôi và cây trồng trong nông nghiệp (Ủy ban
thường vụ Quốc hội, 2001).
* Công trình thủy lợi:
“Công trình thủy lợi” là cơ sở kinh tế - kỹ thuật thuộc kết cấu hạ tầng
nhằm khai thác nguồn lợi của nước, phòng, chống tác hại của nước và bảo vệ
môi trường sinh thái bao gồm: Hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, đường ống
dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại (Ủy ban thường vụ
Quốc hội, 2001).
Cho đến nay chưa có một quy định thống nhất về quy mô các công trình
thuỷ lợi. Theo quy mô phục vụ, mức vốn đầu tư, người ta thường phân chia thuỷ
lợi thành 3 cấp: lớn, vừa và nhỏ.
* Hệ thống thuỷ lợi:
Hệ thống thuỷ lợi bao gồm các công trình thuỷ lợi có liên quan trực tiếp
với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định (Ủy ban
thường vụ Quốc hội, 2001).
* Hộ dùng nước:
Hộ dùng nước là cá nhân, tổ chức được hưởng lợi hoặc làm dịch vụ từ các
công trình thủy lợi do doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi trực tiếp phục
vụ trong việc tưới nước, tiêu nước, cải tạo đất, phát điện, nuôi trồng thủy sản,

5



giao thông vận tải, du lịch, nghiên cứu khoa học, cấp nước cho công nghiệp và
dân sinh (Ủy ban thường vụ Quốc hội, 2001).
* Dịch vụ nước:
Là một phần phí dịch vụ về nước của công trình thủy lợi để góp phần chi
phí cho công tác tu bổ, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi (Ủy ban thường
vụ Quốc hội, 2001).
* Tổ chức hợp tác dùng nước:
Là hình thức hợp tác của những người cùng hưởng lợi từ công trình thủy
lợi, làm nhiệm vụ khai thác và bảo vệ công trình, phục vụ sản xuất, dân sinh (Ủy
ban thường vụ Quốc hội, 2001).
* Quản lý:
- Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành
vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt được
mục đích đã đề ra và đúng với ý chí của người quản lý (VIM, 2006).
- Quản lý là một quá trình nhằm để đạt được các mục đích củ một tổ chức
thông qua việc thực hiện chức năng cơ bản là kế hoạch hóa, tổ chức, điều hành
và kiểm tra đánh giá (Suranat, 1993).
* Quản lý công trình thủy lợi:
Là quá trình điều hành hệ thống công trình thủy lợi (tùy thuộc vào điều
kiện cụ thể và quy mô phục vụ từng công trình mà áp dụng các biện pháp quản lý
thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả công trình về mặt tưới tiêu cũng như tính bền
vững của công trình) theo một cơ chế phù hợp, bao gồm công tác kế hoạch hóa,
điều hành bộ máy, quản lý vận hành, duy tu công trình, quản lý tài sản và tài
chính (Ủy ban thường vụ Quốc hội, 2001).
* Phân cấp quản lý công trình thủy lợi
Phân cấp quản lý CTTL là sự phân công trách nhiệm từ các cơ quan
quản lý công trình thủy lợi Trung ương cho các cơ quan, đơn vị cấp dưới và
các tổ chức ở địa phương.
Mục đích: Phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng giữa các cấp phụ trách
quản lý khai thác CTTL để tránh chồng chéo, ỷ lại, tăng cường tính tự chủ, đảm

bảo tính thống nhất quản lý điều hành để nâng cao hiệu quả quản lý KTCTTL.
Tiêu chí phân cấp quản lý: 5 tiêu chí phổ biến: Diện tích tưới, dung tích
hồ, chiều cao đập, cấp kênh/loại kênh, ranh giới hành chính.

6


* Hệ thống kênh mương dẫn nước:
Bao gồm hệ thống tưới và hệ thống tiêu. Hệ thống tưới làm nhiệm vụ vận
chuyển nước từ công trình đầu mối về phân phối cho hệ thống điều tiết nước mặt ruộng
trên từng cánh đồng trong khu vực tưới. Hệ thống tiêu làm nhiệm vụ vận chuyển nước
thừa trên mặt ruộng do tưới hoặc do mưa gây nên, ra khu vực chứa nước.
* Cống đầu kênh: Là công trình dẫn nước hoặc tiêu nước cho một diện
tích hưởng lợi nhất định thuộc trách nhiệm quản lý của người hưởng lợi. Chi phí
quản lý, vận hành tu sửa và bảo vệ các công trình từ cống đầu kênh đến mặt
ruộng do người hưởng lợi đóng góp (gọi tắt là phí dịch vụ thủy nông nội đồng).
2.1.1.2. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về thủy lợi
Căn cứ Điều 47 Luật Tài nguyên nước; Điều 29 Pháp lệnh khai thác và
bảo vệ công trình thuỷ lợi; Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 quy
định thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
Hiện nay các hệ thống công trình thủy lợi được 02 cấp trực tiếp vận hành đó là:
Các công ty khai thác công trình thủy lợi (doanh nghiệp nhà nước) và tổ chức
thủy nông cơ sở (các tổ chức HTX dùng nước, tổ đội thủy nông…).
Mô hình tổ chức quản lý nhà nước CTTL các tỉnh trên phạm vi cả nước
được mô tả như sau:
Phân cấp tổ chức hành chính

Phân cấp tổ chức cơ quan
chuyên môn QLNN về thủy lợi


UBND Tỉnh

Sở NN&PTNT
Chi cục thủy lợi

UBND Huyện

Phòng NN&PTNT

UBND Xã
Ban nông nghiệp

Cơ chế chỉ đạo;

Cơ chế phối hợp QL chuyên môn

Hình 2.1. Sơ đồ phân cấp quản lý công trình thủy lợi ở nước ta

7


- Đối với cấp tỉnh, thành phố: UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh
vực thủy lợi ở cấp tỉnh, trực tiếp quản lý các công ty trên địa bàn tỉnh. Sở Nông
nghiệp&PTNT là cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND cấp tỉnh quản lý
nhà nước về lĩnh vực thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Tham mưu cho cấp Sở là các Chi
cục thủy lợi.
- Đối với cấp huyện: UBND cấp huyện là cơ quan quản lý nhà nước về
lĩnh vực thủy lợi trên địa bàn huyện. Phòng Nông nghiệp và PTNT (Phòng Kinh
tế - Hạ tầng) là cơ quan tham mưu cho UBND cấp huyện quản lý nhà nước về
lĩnh vực thủy lợi trên địa bàn huyện.

- Đối với cấp xã, thị trấn: UBND cấp xã là cơ quan quản lý nhà nước về
lĩnh vực thủy lợi trên địa bàn xã. Ban nông nghiệp các xã tham mưu trực tiếp
điều hành công tác sản xuất, thủy lợi trên địa bàn. Các HTX dịch vụ nông nghiệp
tổ chức quản lý vận hành triển khai.
2.1.2. Vai trò của thủy lợi và một số đặc điểm của quản lý công trình thủy lợi
2.1.2.1. Vai trò của thủy lợi
Trong khuôn khổ của nền kinh tế quốc dân, thuỷ lợi là một ngành có đóng
góp đáng kể để giải quyết 5 vấn đề mang tính chất toàn cầu: Hòa bình; lương thực
thực phẩm; bùng nổ dân số; ô nhiễm môi trường; năng lượng, nhiên liệu. Nghị
quyết đại hội Đảng đã chỉ ra rằng nông nghiệp phải là mặt trận hàng đầu.Vì phát
triển nông nghiệp là vấn đề giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm. Bên cạnh các
biện pháp thâm canh tăng năng suất cây trồng như cơ giới hoá nông nghiệp, phân
bón, bảo vệ thực vật,... thì thuỷ lợi phải là biện pháp hàng đầu. Thủy lợi đáp ứng
các yêu cầu về nước - một trong những điều kiện tiên quyết để tồn tại và phát triển
cuộc sống cũng như các loại hình sản xuất. Đồng thời thủy lợi góp phần không nhỏ
cho sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước, không ngừng nâng cao đời sống
cả về kinh tế và văn hóa - xã hội (Nguyễn Thị Vòng, 2012).
Xuất phát từ vai trò của ngành thuỷ lợi trong hệ thống kinh tế quốc dân
ngành thuỷ lợi có bốn nhiệm vụ chính sau đây:
- Cung cấp nước cho dân sinh, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông thuỷ
với khối lượng và chất lượng cần thiết.
- Dẫn và xử lý nước thải để bảo vệ nguồn nước tránh bị ô nhiễm.
- Hồi phục và bổ sung nguồn nước để lợi dụng theo kế hoạch.

8


- Phòng chống lũ lụt, bảo vệ bờ biển ,tránh những thiệt hại về người, tài
sản của nhân dân và tài sản xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng thuỷ lợi là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, nó sản xuất

trực tiếp ra tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Ngành thuỷ lợi góp phần
trực tiếp cải thiện đời sống của nhân dân thông qua các công trình, tạo ra tích luỹ
cho xã hội từ lợi nhuận của các hoạt động sản xuất kinh doanh (Nguyễn Thị
Vòng, 2012).
Ngành thuỷ lợi góp phần thực hiện đường lối kinh tế, chính trị, văn hoá,
quốc phòng của Đảng đồng thời thuỷ lợi quản lý một khối lượng lớn vốn đầu tư
nhà nước, thường chiếm khoảng 8-10% vốn đầu tư xây dựng của các ngành trong
nền kinh tế quốc dân. Thuỷ lợi đã tạo ra một giá trị sản phẩm xã hội bằng 1112% Tổng sản phẩm quốc dân cả nước và tiêu phí từ 14-16% tổng số lao động.
2.1.2.2. Một số đặc điểm của quản lý công trình thủy lợi
- Việc quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi của cộng đồng này, có
ảnh hưởng tới việc quản lý và sử dụng công trình của cộng đồng khác (Trần
Xuân Hoà, 2015).
- Các công trình thủy lợi không được mua bán như các công trình khác.
Do đó, hình thức tốt nhất để quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi là cộng
đồng tham gia (Trần Xuân Hoà, 2015).
Điều 10 - Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi đã quy định: Hệ
thống CTTL được xây dựng bằng vốn ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ
ngân sách Nhà nước do doanh nghiệp Nhà nước có tên là Công ty khai thác CTTL
trực tiếp khai thác và bảo vệ. Công ty khai thác CTTL là Doanh nghiệp phục vụ
đặc thù, hoạt động theo phương thức hoạch toán lấy thu bù chi, được Nhà nước hỗ
trợ về tài chính như Điều 11 Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi đã
quy định. Quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi mang tính chất cộng đồng
cao và có quan hệ chặt chẽ với nhau (Trần Xuân Hoà, 2015).
- Các công trình thủy lợi phải được quy hoạch và thiết kế xây dựng mang
tính hệ thống.
- Quản lý công trình phải có sự tham gia của chính cộng đồng hưởng lợi
trực tiếp từ các công trình đó và có sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn cũng như việc
điều hành thực hiện quản lý các công trình thủy lợi đó (Nguyễn Bá Tuyn, 1998).

9



2.1.3. Yêu cầu quản lý công trình thủy lợi
2.1.3.1. Phân loại công trình thủy lợi
Công trình thủy lợi được xây dựng để phục vụ cho những mục đích khác
nhau, trong những điều kiện tự nhiên về khí tượng thủy văn, địa hình, địa chất…
khác nhau. Do đó, công trình thủy lợi rất đa dạng về biện pháp và hình thức kết
cấu, quy mô công trình. Vì vậy, công trình thủy lợi được phân loại theo các đặc
trưng sau (Phan Khánh, 1997).
* Theo tác dụng của công trình:
- Công trình dùng nước: Dùng để chắn nước và dâng cao mực nước như
đập, đê, cống điều tiết.
- Công trình lấy nước: Để lấy nước ở sông, hồ chứa, hệ thống kênh như
cống, trạm bơm.
- Công trình tháo nước: Để tháo nước lũ ở các hồ chứa, tháo nước thừa ở
hệ thống kênh như đập tràn, cống tháo.
- Công trình chỉnh trị: Để điều chỉnh tác dụng của dòng nước đối với lòng
sông, bờ sông, bờ biển, kè, mỏ hàn, công trình chống sang.
* Theo vị trí xây dựng và điều kiện làm việc:
- Nhóm công trình đầu mối (trên sông)
- Nhóm công trình trên hệ thống (nội địa)
* Theo quy mô và tính chất quan trọng của công trình:
- Dựa vào quy mô công trình mà phân thành các loại như loại I, loại II,
loại III, loại IV( tùy theo khả năng phục vụ của công trình, như khả năng tưới,
tiêu, cấp điện, lấy nước, chống lũ, vận tải).
- Theo tính chất quan trọng của công trình về mặt kỹ thuật chia thành cấp.
Cấp công trình phụ thuộc vào loại công trình, vào công trình là chủ yếu hay thứ
yếu, công trình lâu dài hay tạm thời, theo các quy phạm hiện hành.
Ở nước ta, việc phân loại các công trình thủy lợi được Nhà nước quy định
theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5060 - 90, thể hiện qua Bảng 2.1.


10


Bảng 2.1. Phân loại các công trình thủy lợi ở Việt Nam
STT

Công suất điện
(103kw)

Năng lực tưới (1000 ha)

Lưu lượng
(m3/s)

Loại công
trình

Tưới

Tiêu

-

-

15 - 20

Loại lớn


> 50

> 50

10 - 15

Loại lớn

1

Từ 300 - 1000

2

>50 - 300

3

>2 - 50

>10 - 50

>10 - 50

5 - 10

Loại lớn

4


>0,2 - 2

> 2 - 10

> 2 - 10

1-5

Loại vừa

5

<0,2

<2

<2

<1

Loại nhỏ

Nguồn: Tổ chức lương thực và Nông nghiệp liên hợp quốc (1991)

2.1.3.2. Nguyên tắc quản lý công trình thủy lợi
- Việc tổ chức quản lý, vận hành công trình thủy lợi phải đảm bảo tính hệ
thống của công trình, kết hợp quản lý theo lưu vực và từng vùng.
- Mô hình tổ chức quản lý, vận hành công trình thủy lợi phải phù hợp với
tính chất, đặc điểm hoạt động, yêu cầu kỹ thuật quản lý, vận hành và điều kiện cụ
thể của từng vùng, từng địa phương.

- Việc quản lý, vận hành và bảo vệ các công trình đầu mối lớn, công trình
quan trọng, hệ thống kênh trục chính và kênh nhánh có quy mô lớn, kỹ thuật vận
hành phức tạp phải do doanh nghiệp có năng lực và kinh nghiệm trong quản lý,
vận hành và bảo vệ.
- Tổ chức, cá nhân được giao hoặc có sự tham gia quản lý, khai thác và
bảo vệ công trình, hệ thống công trình thủy lợi phải có đủ năng lực, kinh nghiệm
phù hợp với quy mô, tính chất, yêu cầu kỹ thuật của từng công trình, hệ thống
công trình được giao, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước trên địa
bàn và pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý, vận hành và bảo vệ công
trình thủy lợi trong phạm vi được giao.
2.1.3.2. Yêu cầu của công tác quản lý công trình thủy lợi
a. Quản lý công trình thủy lợi đúng quy định
Theo Điều 3, Pháp lệnh số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001:
- Việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi phải bảo đảm tính hệ thống
của công trình, không chia cắt theo địa giới hành chính.
- Việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi được xây dựng từ mọi nguồn

11


×