Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

TÀI LIỆU dạy học Vật lý 6 HK2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931 KB, 14 trang )

Trường THCS – THPT Việt Mỹ Vũng Tàu

Tài liệu dạy học vật lý 6

CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC
I. LÝ THUYẾT
1. Sự nở vì nhiệt của chất rắn
 Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
 Khi chất rắn nở vì nhiệt, thể tích của nó tăng lên, và mọi kích thước của nó đều tăng lên. Sự tăng kích
thước của vật được gọi là sự nở dài của vật rắn.
 Sự nở dài của vật rắn có nhiều ứng dụng trong đời sống và trong kĩ thuật.
 Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
 Nhôm nở vì nhiệt nhiều hơn đồng, đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt.
2. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
 Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
 Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Rượu nở vì nhiệt nhiều hơn nước.
3. Sự nở vì nhiệt của chất khí
 Chất khí nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
 Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
 Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
 Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.
4. Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
 Một vật nở ra khi nóng lên, hoặc co lại khi lạnh đi, nếu bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.
 Hai thanh làm bằng hai kim loại kác nhau và được tán chặt vào nhau, tạo thành một băng kép. Khi bị
đốt nóng hoặc làm lạnh, băng kép bị cong đi.
 Người ta ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng - ngắt tự động dòng điện khi nhiệt độ
thay đổi.
5. Nhiệt kế - Nhiệt giai
 Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế.
 Các nhiệt kế thường dùng được chế tạo dựa trên sự nở vì nhiệt của các chất. Chất rắn, chất lỏng, chất
khí đều có thể dùng để chế tạo nhiệt kế, nhưng các loại nhiệt kế thường dùng là các nhiệt kế rượu và


nhiệt kế thuỷ ngân vì chế tạo và sử dụng chúng thuận tiện hơn các loại nhiệt kế khác.
 Để đo nhiệt độ khí quyển, ta dùng nhiệt kế rượu có giới hạn đo thích hợp. Để đo nhiệt độ cơ thể người,
ta dùng nhiệt kế y tế, có giới hạn đo từ 350C đến 420C.
 Trong nhiệt giai Celsius, nhiệt độ nước đá đang tan là 00C, nhiệt độ hơi nước đang sôi là 1000C.
 Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ nước đá đang tan là 320F, nhiệt độ hơi nước đang sôi là 2120F.
 Công thức biến đổi từ 0C sang 0F: t (0F )  t (0C )  1,8  32
 Công thức biến đổi từ 0F sang 0C : t (0C ) 

t (0F )  32
1,8

6. Sự nóng chảy và sự đông đặc
 Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
 Sự nóng chảy có các đặc điểm sau:
 Mỗi chất rắn có nhiệt độ nhất định, các chất rắn khác nhau thì nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
 Trong suốt quá trình nóng chảy, nhiệt độ của vật không thay đổi.
 Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
 Sự đông đặc có các đặc điểm sau:
 Một chất có thể nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng có thể đông đặc ở nhiệt độ đó.
 Trong suốt quá trình đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.
GV: Nguyễn Trần Hải Vân - 0932725320

1


Trường THCS – THPT Việt Mỹ Vũng Tàu

Tài liệu dạy học vật lý 6

7. Sự bay hơi và sự ngưng tụ

 Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. Qúa trình ngược lại, tức là sự chuyển từ thể hơi
sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
 Các chất có thể bay hơi và ngưng tụ ở bất kì nhiệt độ nào.
 Tốc độ bay hơi của một chất lỏng càng lớn nếu nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng
càng lớn.
 Tốc độ ngưng tụ của một chất hơi càng lớn nếu nhiệt độ càng nhỏ.
 Mở rộng kiến thức
 Tốc độ bay hơi của một chất lỏng không những phụ thuộc điều kiện bay hơi (gió, nhiệt độ, diện tích
mặt thoáng) mà còn phụ thuộc ngay bản chất của chất lỏng nữa.
 Trong những điều kiện như nhau thì các chất lỏng khác nhau có tốc độ bay hơi khác nhau. Rượu có
tốc độ bay hơi lớn hơn nước.
8. Sự sôi
 Sự sôi thực chất là sự bay hơi không những trên bề mặt mà ngay cả trong lòng chất lỏng.
 Sự sôi có đặc điểm sau:
 Mỗi chất lỏng chỉ sôi ở một nhiệt độ nhất định gọi là nhiệt độ sôi.
 Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ sôi của chất lỏng không thay đổi.
II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng của vật tăng.
C. Khối lượng riêng của vật giảm.
B. Khối lượng của vật giảm.
D. Khối lượng riêng của vật tăng.
Câu 2. Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nào trong các
cách sau đây?
A. Hơ nóng nút.
C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ.
B. Hơ nóng cổ lọ.
D. Hơ nóng đáy lọ.
Câu 3. Nhận định nào trên đây đúng? Khi nung nóng một vật rắn, khi đó:
A. Khối lượng của vật tăng.

C. Khối lượng của vật giảm.
B. Trọng lượng của vật tăng.
D. Khối lượng riêng thay đổi.
Câu 4. Nhận định nào trên đây đúng. Ba thanh sắt, đồng và nhôm ở nhiệt độ 200C có kích thước giống nhau.
Nếu hạ nhiệt độ của chúng xuống 00C khi đó:
A. Kích thước của thanh nhôm lớn nhất.
C. Kích thước của thanh sắt bé nhất.
B. Kích thước của thanh đồng lớn nhất.
D. kích thước của thanh nhôm bé nhất.
Câu 5. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một chất lỏng?
A. Khối lượng của chất lỏng tăng.
B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.
C. Thể tích của chất lỏng tăng.
D. Cả khối lượng, trọng lượng và thể tích của chất lỏng đều tăng.
Câu 6. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng
chất lỏng này trong một bình thuỷ tinh?
A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.
B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.
C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi.
D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng.
Câu 7. Nhận định nào trên đây đúng? Khi đun nóng một lượng nước từ 200C đến 900C khi đó:
A. Khối lượng tăng, thể tích tăng.
B. Khối lượng không đổi, thể tích tăng.
GV: Nguyễn Trần Hải Vân - 0932725320

2


Trường THCS – THPT Việt Mỹ Vũng Tàu


Tài liệu dạy học vật lý 6

C. Khối lượng riêng không thay đổi.
D. Trọng lượng thay đổi, thể tích tăng.
Câu 8. Nhận định nào trên đây đúng? Khi làm một lượng nước từ 1000C đến 100C khi đó:
A. Khối lượng tăng, thể tích giảm.
C. Khối lượng riêng giảm thể tích giảm.
B. Khối lượng không đổi, thể tích tăng.
D. Khối lượng riêng tăng, thể tích giảm.
Câu 9. Khi đốt nóng không khí trong một bình hở khi đó:
A. Khối lượng khí trong bình thay đổi.
C. Khối lượng khí trong bình không thay đổi.
B. Trọng lượng riêng của khí thay đổi.
D. Trọng lượng riêng và khối lượng thay đổi.
Câu 10. Khi đốt nóng một lượng khí trong bình kín, khi đó:
A. Khí trong bình không nở ra.
C. Trọng lượng của khí không đổi.
B. Khí trong bình nở ra nở ra.
D. Khối lượng của khí không thay đổi.
Câu 12. Khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông ngòi bị ánh nắng mặt trời chiếu nên ........... bay lên tạo
thành mây. chọn các cụm từ sau để điền khuyết hoàn chỉnh nhận định trên.
A. Nở ra, nóng lên, nhẹ đi
C. Nhẹ đi, nóng lên.
B. Nóng lên , nở ra, nhẹ đi
D. Nhẹ đi, nóng lên, nở ra.
Câu 13. Đối với chất rắn, chất lỏng, chất khí khi (1) ....... thay đổi (2) .... thay đổi.
Chọn các câu sau để điền khuyết hoàn chỉnh nhận định trên.
A. (1) nhiêt độ ; (2) khối lượng
C. (1) nhiêt độ ; (2) thể tích.
B. (1) nhiêt độ ; (2) trọng lượng

D. (1) nhiêt độ ; (2) kích thước
Câu 14. Khi làm nóng không khí đựng trong một bình kín thì đại lượng nào sau đây của nó không thay đổi ?
A. Khối lượng.
B. Thể tích.
C. Khối lượng riêng.
D. Cả 3 đại lượng trên
Câu 15. Trong các vật dưới đây, vật nào có nguyên tắc hoạt động không dựa trên sự nở vì nhiệt?
A. Nhiệt kế.
B. Khí cầu dùng không khí nóng.
C. Quả bóng bàn.
D. Băng kép.
Câu 16. Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau.
A. Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ.
B. Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.
C. Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 300F.
D. Trong nhiệt giai Kenvin, nhiệt độ của nước đá đang tan là 273K
Câu 17. Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?
A. Vì khối lượng của không khí nóng nhỏ hơn.
B. Vì khối lượng của không khí nóng nhỏ hơn.
C. Vì trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn.
D. Vì trọng lượng riêng của không khí nóng lớn hơn.
Câu 18. Xe đạp để ngoài trời nắng gắt thường bị nổ lốp vì:
A. Săm, lốp dãn nở không đều.
B. Vành xe nóng lên, nở ra, nén vào làm lốp nổ.
C. Không khí trong săm nở quá mức cho phép làm lốp nổ.
D. Cả ba nguyên nhân trên.
Câu 19. Chọn câu đúng trong trường hợp sau: Khi làm lạnh một khối nước trong bình từ nhiệt độ 200C đến
00C thì:
A. Khối lượng và khối lượng riêng của nước đều tăng.
B. Khối lượng của nước không đổi, khối lượng riêng của nước tăng.

C. Khối lượng của nước không đổi, khối lượng riêng của nước giảm.
D. Khối lượng của nước không đổi, khối lượng riêng của nước tăng, sau đó lại giảm.
Câu 20. Chọn câu sai trong các câu sau:

GV: Nguyễn Trần Hải Vân - 0932725320

3


Trường THCS – THPT Việt Mỹ Vũng Tàu

Tài liệu dạy học vật lý 6

A. Trong kết cấu bêtông người ta chỉ dùng sắt hoặc thép mà không dùng các kim loại khác vì sắt thép có độ
dãn nở vì nhiệt gần giống với bêtông.
B. Đối với nước khi nhiệt độ tăng từ 00C lên 40C thì thể tích của nó giảm đi. Bởi vậy ở 40C nước có khối
lượng riêng lớn nhất.
C. Quả bóng bàn bị bẹp nếu nhúng vào nước nóng thì sẽ phồng lên như cũ là vì vỏ bóng bàn gặp nóng nở ra
và bóng phồng lên.
Câu 21. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một quả cầu bằng đồng?
A. Trọng lượng của quả cầu tăng
B. Trọng lượng của quả cầu giảm
C. Trọng lượng riêng của quả cầu tăng
D. Trọng lượng riêng của quả cầu giảm
Câu 22. Khi nút thuỷ tinh của một lọ thuỷ tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào?
A. Hơ nóng nút.
B. Hơ nóng cổ lọ.
C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ.
D. Hơ nóng đáy lọ.
Câu 23. Nung nóng hai quả cầu đặc có kích thước và nhiệt độ ban đầu giống nhau, một quả làm bằng đồng,

một quả làm bằng nhôm. Sau khi nung đến cùng một nhiệt độ thì:
A. Quả cầu bằng đồng có thể tích lớn hơn.
B. Quả cầu bằng nhôm có thể tích lớn hơn.
C. Hai quả có kích thước bằng nhau và bằng thể tích ban đầu.
D. Hai quả có kích thước bằng nhau và lớn hơn thể tích ban đầu.
Câu 24. Một băng kép làm từ hai kim loại sắt và đồng, sau khi nung nóng một thời gian nó sẽ cong về phía:
A. Kim loại tiếp xúc nhiệt.
C. Thanh kim loại bằng đồng.
B. Thanh kim loại bằng sắt.
D. Tuỳ thuộc thời gian đốt nóng.
Câu 25. Một bulông của máy được vặn chặt lần lượt bởi các con ốc bằng đồng, sắt, nhôm. khi nung nóng cùng
một nhiệt độ ta thấy:
A. Ốc bằng sắt lỏng hơn ốc nhôm.
C. Ốc bằng sắt lỏng hơn ốc nhôm và đồng.
B. Ốc bằng sắt lỏng hơn ốc đồng.
D. Ốc bằng sắt chặt hơn ốc nhôm và đồng.
Câu 26. Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng:
A. Chất rắn bị nung nóng đều nở ra, chất rắn khi làm lạnh sẽ bị co lại.
B. Sự nở vì nhiệt khác nhau của các chất rắn.
C. Sự co vì nhiệt khác nhau của các chất rắn.
D. Sự cong của băng kép khi nhiệt độ thay đổi.
Câu 27. Bảng dưới đây ghi tên các nhiệt kế và thang đo của chúng. Để đo nhiệt độ của môi trường ta dùng
nhiệt kế nào?
Loại nhiệt kế
Thang đo
A. Nhiệt kế kim loại.
Thuỷ ngân
-100C đến 1100C
B. Nhiệt kế rượu.
Kim loại

00C đến 4000C
C. Nhiệt kế y tế.
Rượu
-300C đến 600C
D. Nhiệt kế thuỷ ngân.
Y tế
340C đến 420C
Câu 28. Để chế tạo nhiệt kế đo nhiệt độ người ta chủ yếu dựa vào hiện tượng:
A. Sự co dãn của chất rắn.
C. Sự co dãn của chất rắn và chất lỏng.
B. Sự co dãn của chất lỏng.
D. Sự co dãn của chất rắn và chất khí.
Câu 29. Người ta dùng rượu màu mà không dùng nước màu để làm nhiệt kế bởi:
A. Rượu co dãn vì nhiệt tốt hơn nước.
C. Nước đông đặc thành đá ở 00C.
B. Nước co dãn vì nhiệt không đều.
D. C và D đếu đúng.
Câu 30. Không dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ môi trường vì:
A. Thuỷ ngân chỉ co giãn trong khoảng 340C đến 420C.
B. Thuỷ ngân chứa trong nhiệt kế y tế co giãn ít.

GV: Nguyễn Trần Hải Vân - 0932725320

4


Trường THCS – THPT Việt Mỹ Vũng Tàu

Tài liệu dạy học vật lý 6


C. Nhiệt kế y tế là nhiệt kế chuyên dụng đo nhiệt cơ thể.
D. Ống quản dẫn thuỷ ngân của nhiệt kế y tế ngắn.
Câu 31. Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau.
A. Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ.
B. Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.
C. Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của nước đá đang tan là 300F.
D. Trong nhiệt giai Kenvin, nhiệt độ của nước đá đang tan là 273K
Câu 32. Không thể dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì:
A. Vì nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế y tế là 340C.
B. Vì nhiệt kế y tế chỉ đo được nhiệt độ lớn nhất là 420C.
C. Vì nước đang sôi ở nhiệt độ khá cao nên nhiệt kế y tế sẽ vỡ.
D. Vì 2 lí do B và C
Câu 33. Khẳng định nào dưới đây không đúng:
A. Nước bắt đầu đóng đóng băng ở 00C.
C. Nước đóng băng ở nhiệt độ dưới 00C.
0
B. Khi nhiệt độ ở 0 C nước đóng thành băng.
D. Nước đóng băng có nhiệt độ 00C.
Câu 34. Khẳng định nào dưới đây không đúng:
A. Khi nước đá tan nhiệt độ ở đó 00C.
B. Nước đá tan khi nhiệt độ môi trường lớn hơn 00C.
C. Ở nhiệt độ 00C nước đá sẽ tan.
D. Nước đá bắt đầu tan ở nhiệt độ 00C.
Câu 35. Khi bỏ chung các miếng thép, đồng, bạc, chì và vàng vào nồi nung. Nếu nung tới nhiệt độ 9700C khi
đó:
A. Các miếng chì, đồng và bạc cùng nóng chảy.
C. Thép, bạc và vàng không nóng chảy.
B. Các miếng chì, đồng và bạc cùng nóng chảy.
D. Các miếng chì, vàng và bạc cùng nóng chảy.
Câu 36. Bạc nóng chảy ở nhiệt độ:

A. 9650C
B. 15600F
C. 14600F
D. 16500F
E. 17000F
Câu 37. Khi nung tới nhiệt độ tới nhiệt độ 23000F các chất sau đây sẽ nóng chảy:
A. Thép, vàng, đồng và nhôm.
B. Vàng, đồng, nhôm và bạc.
C. Thép, đồng, vàng, bạc.
D. Thép, bạc, vàng, nhôm và đồng.
E. Thép và đồng không nóng chảy.
Câu 38. Trong các chất sau đây những chất nào không đông đặc?
A. Đồng, rượu,oxy, hydrô.
B. Băng phiến, cồn, oxy, hydrô, ni tơ.
C. Cồn, oxy, hydrô, ni tơ.
D. Bia, rượu, cồn, oxy, hydrô, ni tơ.
Câu 39. Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy?
A. Một ngọn nến đang cháy.
B. Một cục nước đá đang để ngoài trời.
C. Một ngọn đèn dầu đang cháy.
D. Đun đồng để đúc tượng.
Câu 40. Ở nhiệt độ lớp học, chất nào sau đây không tồn tại ở thể lỏng?
A. Thủy ngân
B. Rượu
C. Nhôm
D. Nước
Câu 41. Nước, nước đá, hơi nước có chung đặc điểm nào sau đây?
A. Cùng ở một thể.
B. Cùng một khối lương riêng.
C. Cùng một loại chất.

D. Không có đặc điểm nào chung
Câu 42. Quá trình nào sau đây có liên quan đến sự đông đặc?

GV: Nguyễn Trần Hải Vân - 0932725320

5


Trường THCS – THPT Việt Mỹ Vũng Tàu

Tài liệu dạy học vật lý 6

A. Vừa đun nóng vừa khuấy đều xoong bột của em bé cho nó đặc lại.
B. Bút bi bỏ quên lâu ngày, mực trong ống đặc lại, không viết được nữa.
C. Nước biến thành đá trong tủ lạnh.
D. Bát cháo để nguội, có màng đặc quánh bên trên.
Câu 43. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
B. Xảy ra trên măt thoáng của chất lỏng.
C. Không nhìn thấy được.
D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
Câu 44. Để tìm hiểu tác động của các yếu tố lên cùng một hiện tượng khi có nhiều yếu tố cùng tác động cần:
A. Cho các yếu tố cùng tác động lên hiện tượng.
B. Cho từng yếu tố cùng tác động lên hiện tượng.
C. Chỉ cho một yếu tố tác động lên hiện tượng.
D. Cho từng yếu tố một không tác động lên hiện tượng.
Câu 45. Để tìm hiểu một hiện tượng vật lí người ta thường tiến hành theo các bước sau đây:
A. Đưa ra dự đoán, quan sát, làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán, rút ra kết luận.
B. Quan sát, đưa ra dự đoán, làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán, rút ra kết luận.
C. Đưa ra dự đoán, làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán, quan sát, rút ra kết luận.

D. Đưa ra dự đoán, rút ra kết luận, làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán, quan sát.
Câu 46. Vì sao đứng trước biển hay sông hồ, ta cảm thấy mát mẻ?
A. Vì trong không khí có nhiều hơi nước.
B. Vì nước bay hơi làm giảm nhiệt độ xung quanh.
C. Vì ở biển, sông, hồ bao giờ cũng có gió.
D. Vì cả ba nguyên nhân trên.
Câu 47. Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?
A. Khi hà hơi vào mặt gương thì thấy mặt gương bị mờ.
B. Khi đun nước có làn khói trắng bay ra từ vòi ấm.
C. Khi đựng nước trong chai đậy kín thì lượng nước trong chai không bị giảm.
D. Cả 3 trường hợp trên.
Câu 48. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự ngưng tụ?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
B. Có sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.
C. Có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
D. Xảy ra khi nhiệt độ đạt đến một giá trị xác định.
Câu 49. Tại sao khi mặt trời lên sương ta thấy lạnh bởi:
A. Hơi nước từ cơ thể ta thoát ra ngoài.
B. Sương tan làm giảm nhiệt độ của môi trường.
C. Khi sương tan cơ thể bị ẩm.
D. Khi đó ta tiếp xúc nhiều với hơi nước.
E. Tất cả các trường hợp trên.
Câu 50. Một người nhậnh định về hiện tượng bay hơi của chất lỏng:
A. Là hiện tượng rất phổ biến của tự nhiên.
B. Là hiện tượng ngược của quá trình ngưng tụ.
C. Là hiện tượng chỉ xảy ra với nước.
D. A, B đúng.
Câu 51. Sau khi rửa tay, rửa mặt ta cảm thấy mát bởi khi đó:

GV: Nguyễn Trần Hải Vân - 0932725320


6


Trường THCS – THPT Việt Mỹ Vũng Tàu

Tài liệu dạy học vật lý 6

A. Nước bám vào tay và mặt của ta.
B. Nước bay hơi, lấy nhiệt của tay, mặt.
C. Nước ngấm vào trong cơ thể chúng ta.
D. Nước ngưng tụ vào tay và mặt của ta.
E. Nước bám vào tay, mặt có nhiệt độ thấp hơn.
Câu 52. Khi chưng cất rượu người ta sử dụng hiện tượng:
A. Bay hơi của chất lỏng.
B. Ngưng tụ của chất lỏng.
C. Cơ bản là sự bay hơi.
D. Vừa bay hơi vừa ngưng tụ.
E. A, B và C đúng.
Câu 53. Buổi sáng sớm ta nhìn trên mặt hồ ta thấy hơi nước còn buổi trưa thì không thấy vì:
A. Buổi sáng trời mát mẻ, mặt hồ bị lạnh.
B. Buổi sáng nước mới bay hơi, buổi trưa thì không.
C. Buổi trưa nước hồ bay hơi ít hơn buổi sáng.
D. Buổi sáng nước hồ nóng hơn buổi trưa.
E. Buổi sáng hơi nước ngưng tụ thành làn sương.
Câu 54. Nước bay hơi chỉ khi:
A. Nhiệt độ của nước thấp.
B. Nhiệt độ của nước cao.
C. Với bất kỳ nhiệt độ nào.
D. Khi nhiệt độ bằng 1000C.

E. Khi nhiệt độ bằng 00C.
Câu 55. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?
A. Xảy ra ở bất lì nhiệt độ nào của chất lỏng.
B.Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
C. Không nhìn thấy được.
D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.
Câu 56. Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi:
A. Nước trong cốc càng nhiều.
B. Nước trong cốc càng ít.
C. Nước trong cốc càng nóng.
D. Nước trong cốc càng lạnh.
Câu 57. Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?
A. Sương đọng trên lá cây.
C. Hơi nước.
B. Sương mù.
D. Mây.
Câu 58. Nhận định nào sau đây đúng:
A. Sự sôi chính là sự hoá hơi diễn ra trên bề mặt của chất lỏng.
B. Sự sôi chính là sự bay hơi diễn ra trong toàn khối chất lỏng.
C. Các chất lỏng khác nhau sự sôi của chúng cũng khác nhau.
D. Ở điều kiện nào đó, nhiệt độ sôi của chất lỏng có thể thay đổi.
E. Ở điều kiện nào đó, nhiệt độ sôi của các chất lỏng là như nhau.
Câu 59. Khi đun sôi, các chất lỏng khác nhau ta thấy:
A. Trong điều kiện nhất định nhiệt độ sôi của chúng là như nhau.
B. Trong điều kiện nhất định nhiệt độ sôi của chúng là khác nhau.
C. Khi chất lỏng sôi các chất lỏng mới bắt đầu bay hơi.

GV: Nguyễn Trần Hải Vân - 0932725320

7



Trường THCS – THPT Việt Mỹ Vũng Tàu

Tài liệu dạy học vật lý 6

D. Khi chất lỏng sôi, nếu ta đốt nóng mạnh nhiệt độ sôi thay đổi.
E. Khi chất lỏng sôi, nếu ta thôi đốt nóng sự bay hơi sẽ dừng lại.
Câu 60. Nếu thay đổi độ cao ta thấy:
A. Nhiệt độ sôi của chất lỏng không đổi.
B. Sự bay hơi của chất lỏng thay đổi.
C. Nhiệt độ sôi của chất lỏng thay đổi.
D. Càng lên cao sự bay hơi càng mạnh.
E. Càng lên cao nhiệt độ sôi chất lỏng càng cao.
Câu 61. Ba bình chứa cùng dung tích, chiều cao khác nhau chứa cùng một lượng chất lỏng, nếu ở cùng một
điều kiện ta thấy:
A. Bình cao nhất sẽ sôi trước.
B. Bình cao thứ hai sôi trước.
C. Bình thấp nhất sôi trước.
D. Ca ba bình đều sôi cùng lượt.
E. Cả ba bình sôi khác nhau.
Câu 62. Nhận định nào sau đây đúng:
A. Nhiệt độ sôi của chất lỏng không phụ thuộc độ cao.
B. Sự sôi ở nhiệt độ nào thì ngưng tụ xẩy ra ở nhiệt độ đó.
C. Khi tăng nhiệt độ chất lỏng sôi, giảm nhiệt độ hơi ngưng tụ.
D. Nhiệt độ sôi của chất lỏng luôn luôn phụ thuộc độ cao.
E. Khi độ cao thay đổi các chất lỏng khác nhau sôi khác nhau.
Câu 63. Nhận định nào sau đây đúng:
A. Khi sôi, lượng chất lỏng càng lớn thì nhiệt độ sôi càng tăng.
B. Khi sôi, lượng chất lỏng càng ít thì nhiệt độ sôi càng giảm.

C. Nếu lượng chất lỏng thay đổi thì nhiệt độ sôi cũng thay đổi.
D. Nhiệt độ sôi của chất lỏng không phụ thuộc vào lượng chất lỏng.
E. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào lượng chất lỏng.
Câu 64. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự sôi của chất lỏng?
A. Trong quá trình sôi của chất lỏng có xảy ra hiện tượng hoá hơi của chất lỏng.
B. Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định.
C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.
Câu 65. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là phù hợp với sự sôi?
A. Sự sôi xảy ra cả trong lòng và trên mặt thoáng của chất lỏng, nó chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định của
chất lỏng.
B. Sự sôi chỉ xảy ra trong lòng chất lỏng.
C. Sự sôi xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.
D. Sự sôi chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
Câu 66. Cho các chất lỏng sau: nước, rượu, thuỷ ngân và đồng. Nếu sắp xếp các chất theo thứ tự nhiệt độ sôi
giảm dần thì cách sắp xếp nào sau đây là đúng?
A. Nước, rượu, thuỷ ngân đồng.
B. Đồng, thuỷ ngân, nước, rượu.
C. nước, thuỷ ngân,, rượu, đồng.
D. rượu, thuỷ ngân, nước, đồng.
Câu 67. Trong quá trình sôi của chất lỏng, điều nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt độ của chất lỏng?
A. Nhiệt độ luôn tăng.
B. Nhiệt độ luôn giảm.
C. Nhiệt độ không thay đổi.
D. Nhiệt độ lúc tăng, lúc giảm, thay đổi liên tục.

GV: Nguyễn Trần Hải Vân - 0932725320

8



Trường THCS – THPT Việt Mỹ Vũng Tàu

Tài liệu dạy học vật lý 6

Câu 68. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự phụ thuộc của nhiệt độ sôi của chất lỏng vào các đại
lượng vật lí khác?
A. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
B. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào thể tích cần đun.
C. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào khối lượng của chất lỏng cần đun.
D. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ trong phòng (nơi đun chất lỏng đó)
Câu 69. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về sự sôi của chất lỏng?
A. Trong quá trình sôi của chất lỏng có xảy ra hiện tượng hoá hơi của chất lỏng.
B. Mỗi chất lỏng đều có một nhiệt độ sôi nhất định.
C. Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi.
D. Các phát biểu A, B và C đều đúng.
Câu 70. Nước đá có nhiệt độ nóng chảy là 00C, nhiệt độ sôi của nước là 1000C. Hỏi ở 450C thì nước tồn tại
ở trạng thái nào ?
A. Trạng thái rắn.
B. Trạng thái rắn.
C. Trạng thái lỏng.
D. Cả trạng thái rắn và trạng thái lỏng.
Câu 71. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự phụ thuộc của nhiệt độ sôi của chất lỏng vào các đại
lượng vật lí khác?
A. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
B. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào thể tích cần đun sôi.
C. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào khối lượng của chất lỏng cần đun.
D. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ trong phòng (nơi đang đun chất lỏng đó).
III. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 1. Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?

Bài 2. Tại sao đổ nước nóng vào cốc bằng thuỷ tinh chịu lửa, thì cốc không bị vỡ, còn đổ nước nóng vào cốc
thuỷ tinh thường thì cốc dễ bị vỡ?
Bài 3. Khi lắp ráp đường ray xe lửa phải đặt những thanh ray cách nhau một khoảng vài cm với mục đích gì?
Bài 4. Một viên bi thép có kích thước vừa đủ lọt qua một chiếc vòng thép.
a. Nếu nung nóng hòn bi lên, nó có thể chui lọt qua vòng thép nữa không?
b. Nếu nung nóng cả vòng thép và bi thì viên bi có lọt qua vòng thép được không?
Bài 5. Cho bảng số liệu sau:
Vật liệu
Chiều dài ở 00C
Chiều dài ở 500C
Sắt
10
10,006
Đồng
15
15,0127
Thuỷ tinh thường
1
1,00045
Thạch anh
2
2,00005
Vật liệu nào nở vì nhiệt nhiều nhất? ít nhất? Hãy giải thích?
Bài 6. Tại sao cả đường dây điện và điện thoại không bao giờ mắc căng trên đường dây mà luôn mắc trùng
xuống?
Bài 7. Cồn nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ ngân. Vậy một nhiệt kế cồn và một nhiệt kế thuỷ ngân có cùng độ chia
thì tiết diện của ống nào to hơn, tại sao?
Bài 8. Một bình đun nước có thể tích 300 lít ở 200C. Khi nhiệt độ tăng từ 200C lên 800C thì thể tích 1 lít nước
tăng thêm 27cm3. Hãy tính thể tích của nước ở trong bình khi nhiệt độ tăng lên 800C.
Bài 4. Một bình đựng rượu và một bình đựng nước có cùng thể tích là 1 lít ở 00C. Khi nung nóng hai bình lên

đến nhiệt độ 500C thì thể tích của nước là 1,015 lít, thể tích của rượu là 1,060 lít. Tính độ tăng thể tích của
rượu và nước. Chất nào dãn nở vì nhiệt nhiều hơn.

GV: Nguyễn Trần Hải Vân - 0932725320

9


Trường THCS – THPT Việt Mỹ Vũng Tàu

Tài liệu dạy học vật lý 6

Bài 10. Đồ thị trên hình vẽ biểu diễn độ tăng thể tích ở 200C, 400C.
Độ tăng thể tích (cm3)
Dựa vào đồ thị trả lời các câu hỏi sau:
a. Độ tăng thể tích ở 200C đến 400C là bao nhiêu?
b. Nhiệt độ khi thể tích tăng lên 33cm3.
44
c. Tính độ tăng thể tích khi ở 350C.
33
Bài 11. Có một quả bóng bàn bị móp. Làm thế nào để cho nó
phồng trở lại? Giải thích.
22
Bài 12. Có nên để xe đạp, xe máy bơm căng lốp ở ngoài trời nắng
10
Nhiệt độ
lâu không? Giải thích tại sao.
Bài 13. Để cho khinh khí cầu bay lên người ta phải làm thế nào?
0 10 20 30 40
Tại sao?

Bài 14. Vì sao khi đóng các chai thuốc nước hoặc các chai bia ở
nút chai người ta thường lót các đệm cao su?
Bài 15. Người ta đo thể tích của một lượng khí ở các nhiệt độ khác nhau và thu được kết quả sau:
Nhiệt độ (0C)
0
20
50
60
80
100
Thể tích (lít)
4
4, 29
4,73
4,88
5,17
5,46
Hãy vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của thể tích vào nhiệt độ và nhận xét gì về hình dạng của đường biểu
diễn này.
Bài 16. Trong một ông thủy tinh nhỏ đặt nằm ngang, đã được hàn kín hai đầu và hút hết không khí, có một
giọt thủy ngân nằm ở chính giữa. Nếu đốt nóng một đầu
ống thì giọt thủy ngân có dịch chuyển không? Tại sao?
Bài 17. Ở 00C 0,5kg không khí chiếm thể tích 385 lít. Ở 300C 1kg không khí chiếm thể tích 855 lít.
a. Tính trọng lượng riêng của khối khí ở hai nhiệt độ trên.
b. Nếu trong một phòng có hai loại không khí trên thì không khí nào nằm ở phía dưới? Giải thích tại sao khi
vào phòng ta thường thấy lạnh ở chân?
Bài 18. Bảng số liệu sau biểu diễn sự tăng thể tích của một chất khí theo nhiệt độ.
Dựa vào bảng số liệu hãy:
a. Vẽ đồ thị biểu diễn.
b. Độ tăng thể tích lên 10C?

c. Thể tích chất khí ở 00C, 200C, 600C,1000C?
d. Độ tăng thể tích khí từ 200C đến 600C và từ 600C đến 1000C
Nhiệt độ (độ C)
0
20
60
100
Thể tích (lít)
1
2
3
4
Bài 19. Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước, rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra? Làm thế nào
để tránh hiện tượng này?
Bài 20. Tại sao rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh
mỏng?
Bài 21. Đoạn đường sắt Việt Nam từ Sài Gòn ra đến Hà Nội có khoảng 29500 thanh ray. Để tránh đường ray
bị thời tiết thay đổi người ta lắp đặt ở hai đầu thanh ray cách nhau khoảng 3cm. Chiều dài mỗi thanh ray dài
20cm. Em hãy tính chiều dài của đoạn đường sắt giữa hai bến ga. Biết rằng khi nhiệt độ cao nhất thanh ray
dãn nở dài 0,9cm.
Bài 22. Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống:
460C = …………0F.
650C =……………0F
0
0
30 C = ………….. F
950F = …………0C
98,60F = …………0C
2580 F = ………0 C
0

0
180 C = ………… F.
-40C =…………… 0F

GV: Nguyễn Trần Hải Vân - 0932725320

10


Trường THCS – THPT Việt Mỹ Vũng Tàu

Tài liệu dạy học vật lý 6

230F = …………0C
520C = ……………0F
00 F = …………0 C.
-300C =…………0F
0
0
20 C =…………… F
2120F = …………0C
0
0
168,8 F = ………… C
Bài 23. Để đo nhiệt độ của nước sôi ta dùng nhiệt kế rượu hay nhiệt kế thuỷ ngân chính xác hơn? Tại sao?
Bài 24. Khoảng cách giữa hai vạch chia cùng 10 trên hai nhiệt kế rượu và thuỷ ngân có như nhau không? Tại
sao?
Bài 25. Đưa nước đá vào phòng có nhiệt 00C nó có tan ra không?
Bài 26. Đưa một cốc nước vào phòng có nhiệt độ 00C nó có đông đặc hay không?
Bài 27. Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để

0C
chế tạo các nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của không khí.
D
Bài 28. Thả một thỏi chì và một thỏi đồng vào bạc đang nóng
6
chảy. Hỏi chúng có bị nóng chảy không? Vì sao?
4
Bài 29. Hình vẽ dưới đây biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời
2
B
C
phút
gian của nước đá trong quá trình nóng chảy. Em hãy điền nhận
0
xét về quá trình nóng chảy của nước đá vào bảng sau:
1
2
3
4
5
6
7
-2
-4
A

Đoạn thẳng
Thời gian (từ phút … đến phút …)
Nhiệt độ
AB

BC
CD
Bài 30. Hình bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt Nhiệt độ (0C)
D
độ theo thời gian của một khối chất rắn. Dựa vào hình
92
vẽ và bảng số liệu, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
90
88
a) Đường biểu diễn ở hình bên là của chất nào?
86
Nhiệt độ nóng chảy của chất này là bao nhiêu?
84
b) Chất chỉ tồn tại ở thể rắn từ phút thứ mấy đến
82
B
C
80
phút thứ mấy? Lúc này nhiệt độ thay đổi thế
78
nào? Đoạn nào trên đồ thị biểu diễn sự thay đổi
76
74
nhiệt độ đó?
72
c) Chất tồn tại ở cả 2 thể rắn và lỏng từ phút thứ
70
Thời gian (phút)
A
mấy đến phút thứ mấy? Lúc này nhiệt độ thay

68
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9 10 11 12
đổi thế nào?
d) Chất chỉ tồn tại ở thể lỏng từ phút thứ mấy đến
phút thứ mấy? Lúc này nhiệt độ thay đổi như thế nào? Đoạn nào trên đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt
độ đó?
Bài 31: Cho bảng sau:
Thời gian (phút)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
0
Nhiệt độ ( C)

80
50
50
50
50
50
46
38
36
32
30
a) Chất này đông đặc ở nhiệt độ bao nhiêu? Đây là chất gì? Vẽ đường biểu diễn.
b) Sự đông đặc diễn ra trong khoảng thời gian nào?
c) Trong quá trình đông đặc, nhiệt độ của chất như thế nào và chất ở thể gì?
d) Từ phút thứ 7 đến phút thứ 11, nhiệt độ chất như thế nào và chất ở thể gì?
Bài 32. Hình bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước. Hỏi:

GV: Nguyễn Trần Hải Vân - 0932725320

11


Trường THCS – THPT Việt Mỹ Vũng Tàu

Tài liệu dạy học vật lý 6

a) Các đoạn AB; BC; CD; DE ứng với quá trình vật lí nào?
b) Trong các đoạn BC; DE
0
C

nước tồn tại ở những thể
nào; nhiệt độ là bao
nhiêu?

.
50 .
0.

D

100

B
-50

C

E

Thời gian

A

Bài 33: Bỏ nước đá đã đập vụn vào cốc thuỷ tinh rồi dùng nhiệt kế theo dõi sự thay đổi nhiệt độ, người ta
lập được bảng sau:
Thời gian (phút)
0
1
2
3

4
5
6
7
0
Nhiệt độ ( C)
-4
0
0
0
0
2
4
6
a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
b) Hiện tượng gì xảy từ phút 0 đến phút thứ 1, từ phút thứ 1 đến hết phút thứ 4, từ phút thứ 5 đến hết phút
thứ 7?
Bài 34. Dựa vào đồ thị vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo
thời gian khi thôi không đun nóng một chất B trả lời các câu hỏi sau:
a) Nhiệt độ đông đặc của chất B là bao nhiêu? Chất B là chất gì?
b) Sự đông đặc của chất B bắt đầu từ phứt thứ mấy? Thời gian
đông đặc của chất B là bao nhiêu phút? Ở 750C chất B tồn tại
ở thể gì?
c) Chất B có nhiệt độ 900C ở phút thứ mấy? Để hạ nhiệt độ chất
B từ 90oC tới nhiệt độ đông đặc cần bao nhiêu phút?
Bài 35. Cho bảng số liệu sau đây về sự thay đổi nhiệt độ của bằng của
băng phiến khi bị đun nóng rồi sau đó để nguội.
Thời gian (phút)
0
2

4
5
7 10 12
13
16
18
20
22
0
Nhiệt độ ( C)
50 65 75 80 80 90 85
80
80
75
70
60
a) Hãy vẽ đường biểu sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến?
b) Băng phiến này nóng chảy ở bao nhiêu độ?
c) Từ phút thứ bao nhiêu băng phiến này nóng chảy?
d) Thời gian nóng chảy là bao nhiêu phút?
e) Sự đông đặc bắt đầu ở phút thứ mấy? ở nhiệt độ bao nhiêu?
f) Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút?
g) Hãy chỉ ra trong các khoảng thời gian nào nhiệt độ của băng phiến tăng, trong những khoảng thời
gian nào nhiệt độ của băng phiến giảm.
Bài 36. Cho nhiệt độ nóng chảy của chất làm một số vật liệu:
GV: Nguyễn Trần Hải Vân - 0932725320

12



Trường THCS – THPT Việt Mỹ Vũng Tàu

Tài liệu dạy học vật lý 6

Chì
Thuỷ ngân
Cồn
Nhôm
Vật liệu
0
327
-39
-130
660
Nhiệt độ nóng chảy ( C)
Từ bảng trên trả lời các câu hỏi sau.
a) Vật liệu nào dùng để làm cầu chì?
b) Để đo nhiệt độ ở các vùng địa cực giá lạnh, người ta dùng nhiệt kế thuỷ ngân hay nhiệt kế rượu?
c) Dây tóc bóng đèn thường làm từ kim loại gì?
Bài 37. Đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của một khối băng phiến theo thời gian như sau:
a) Băng phiến bắt đầu nóng chảy ở nhiệt độ nào?
b) Băng phiến bắt đầu đông đặc ở phút thứ mấy?
c) Trong thời gian 2 phút đầu băng phiến ở thể nào và nhiệt độ thay đổi ra sao?
d) Băng phiến ở cả thể rắn và thể lỏng trong những khoảng thời gian nào?
e) Từ phút thứ 10 đến phút thứ 15 băng phiến ở thể nào?
Bài 38. Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau một thời gian mặt
gương lại sáng trở lại?
Bài 39. Sương mù thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng? Tại sao khi Mặt Trời mọc sương mù lại tan?
Bài 40. Tại sao khi phơi quần áo người ta lại phải căng quần áo ra.
Bài 41. Để làm muối, người ta cho nước biển chảy vào ruộng muối. Nước trong nước biển bay hơi, còn

muối đọng lại trên ruộng. Thời tiết như thế nào thì nhanh thu hoạch được muối? Tại sao?
Bài 42. Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu nút kín thì không cạn?
Bài 43. Vì sao trước khi trời mưa ta thường cảm thấy oi bức ?
Bài 44. Dựa vào kiến thức đã học hãy giải thích các hiện tượng sau:
a) Tại sao khi sử dụng bút lông sau khi sử dụng xong ta phải đậy kín nắp của các cây bút?
b) Tại sao người ta để máy lạnh ở trên cao còn lò sưởi ấm thì lại để dưới đất?
c) Tại sao để cắt rau ngoài chợ bán, người nông dân thường cắt rau vào sáng sớm?
d) Tại sao ở trong phòng tắm chúng ta thấy hình như nóng hơn ở ngoài phòng khách mặc dầu nhiệt độ
phòng ở trong phòng khách và buồng tắm là như nhau?
Bài 45. Tại sao phải dùng nhiệt kế thuỷ ngân mà không dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước sôi?
Bài 46. Đun “cách thuỷ” một chén thuốc trong một cái xoong nước. Hỏi nước trong xoong sôi thì nước trong
chén thuốc có sôi không?
Bài 47. Một học sinh cho rằng khi đun 1 lít nước thì chỉ cần làm nóng nước đến 1000C là nước có thể sôi,
nhưng nếu đun 2 lít nước thì phải làm nóng nước đến trên 1000C thì nước mới có thể sôi được. Theo em nói
như thế có đúng không?
Bài 48. Một học sinh đang làm thí nghiệm, đun nóng một chất lỏng và ghi lại kết quả như sau:
Thời gian ( phút)
0
2
4
6
8
10
12
14
16
0
Nhiệt độ ( C)
20
30

40
50
60
70
80
80
80
a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
b) Có hiện tượng gì xảy ra đối với chất lỏng này từ phút thứ 12 đến phút thứ 16?
c) Chất lỏng này có phải là nước không?
Bài 49. Bảng dưới đây ghi nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của một số chất:
Chất
Nhiệt độ nóng chảy
Nhiệt độ sôi
0
Chì
327 C
16130C
0
Nước
0C
1000C
Oxi
-2190C
-1830C
0
Rượu
-117 C
780C
Thuỷ Ngân

-390C
3570C

GV: Nguyễn Trần Hải Vân - 0932725320

13


Trường THCS – THPT Việt Mỹ Vũng Tàu

Tài liệu dạy học vật lý 6

a) Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất, thấp nhất?
b) Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, thấp nhất?
c) Ở trong phòng có nhiệt độ 250C thì chất nào trong những chất kể trên ở thể rắn, lỏng, khí? Vì sao?

GV: Nguyễn Trần Hải Vân - 0932725320

14



×