Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công tuyến tránh tung tâm Thị trấn Ea đrăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.62 KB, 40 trang )

DAXD tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng
Gói thầu số 8: Xây lắp đoạn Km12-Km23+341.34
huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk
Bước: Thiết kế BVTC

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG...............................................3
1.1 Giới thiệu chung.......................................................................................................3
1.2 Các căn cứ pháp lý...................................................................................................4
1.3 Tên dự án:................................................................................................................. 6
1.4 Phạm vi dự án...........................................................................................................6
1.5 Phạm vi gói thầu.......................................................................................................6
* Ghi chú: Gói thầu số 8 không bao gồm hạng mục BTN và ATGT..............................6
1.6 Tổ chức thực hiện.....................................................................................................6
1.7 Hệ thống quy trình quy phạm áp dụng.....................................................................7
CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG KHU VỰC DỰ ÁN...............................7
2.1 Các dự án xây dựng có liên quan..............................................................................7
2.2 Hiện trạng giao thông khu vực.................................................................................7
2.3 Quy hoạch liên quan.................................................................................................9
a. Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020............................9
b. Quy hoạch xây dựng vùng Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.............9
c. Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030............................................10
d. Quy hoạch chung xây dựng đô thị Pơng Drang........................................................10
a. Quy hoạch mạng đường ô tô cao tốc........................................................................10
b. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030:..............................................................................................................11
c. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông:.....................................................12
CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC............................14
3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực....................................................................................14
3.2 Vật liệu xây dựng...................................................................................................19
3.3 Bãi đổ vật liệu thừa.................................................................................................21


CHƯƠNG 4. QUY MÔ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT..........................23
4.1 Quy mô................................................................................................................... 23
4.2 Quy trình, quy phạm áp dụng.................................................................................24
CHƯƠNG 5. CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ....................................25
5.1. Hướng tuyến..........................................................................................................25
5.2. Thiết kế bình đồ tuyến...........................................................................................25
5.3. Thiết kế trắc dọc tuyến..........................................................................................25
5.4. Thiết kế mặt cắt ngang...........................................................................................26
5.5. Thiết kế nền đường và mái ta luy..........................................................................26
5.6. Thiết kế mặt đường................................................................................................27

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

1


DAXD tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng
Gói thầu số 8: Xây lắp đoạn Km12-Km23+341.34
huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk
Bước: Thiết kế BVTC

* Ghi chú: phần khối lượng các lớp BTN và 1 lớp tưới nhựa dính bám không tính vào
hồ sơ thiết kế này (thuộc gói thầu số 9)........................................................................28
5.7. Thiết kế nút giao....................................................................................................28
5.8. Thiết kế đường giao...............................................................................................29
5.9. Thiết kế hệ thống thoát nước.................................................................................30
5.10. Thiết kế gia cố mái taluy.....................................................................................31
5.11. Thiết kế tổ chức an toàn giao thông.....................................................................31
5.12. Giải pháp thiết kế cầu..........................................................................................31
CHƯƠNG 6. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN & TỔ CHỨC XÂY DỰNG......32

6.1 Kế hoạch thực hiện.................................................................................................32
6.2 Phương án tổ chức xây dựng..................................................................................32
6.3 Biện pháp đảm bảo giao thông trong quá trình thi công.........................................35
6.4 Biện pháp đảo bảo an toàn và bảo vệ môi trường...................................................36
CHƯƠNG 7. NHỮNG THAY ĐỔI SO VỚI THIẾT KẾ CƠ SỞ...........38
CHƯƠNG 8. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ.......................................39
8.1 Kết luận.................................................................................................................. 39
Nút giao với đường ĐT695 và nút giao với đường HCM là nút
giao cùng mức tự điều khiển, bố trí đầy đủ vạch sơn, biển báo
theo quy định;.....................................................................39
Phạm vi gói thầu có 1 cầu: Cầu Dliê Yang tại Km19+274,53.. 39
Công trình trên tuyến: bố trí đầy đủ hệ thống thoát nước
(cống, rãnh)........................................................................39
8.2 Kiến nghị................................................................................................................ 39

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

2


DAXD tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng
Gói thầu số 8: Xây lắp đoạn Km12-Km23+341.34
huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk
Bước: Thiết kế BVTC

CÔNG TY CỔ PHẦN
TƯ VẤN THIẾT KẾ ĐƯỜNG BỘ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2018

DỰ ÁN XÂY DỰNG TUYẾN TRÁNH TRUNG TÂM THỊ TRẤN EA DRĂNG,
HUYỆN EA H’LEO, TỈNH TỈNH ĐẮK LẮK
GÓI THẦU SỐ 8: XÂY LẮP ĐOẠN KM12 – KM23+341.34 VÀ CẦU DLIÊ YANG

BƯỚC: THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG

THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Giới thiệu chung
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh qua khu vực Tây Nguyên đã triển
khai và hoàn thành trong năm 2015, góp phần nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh
theo nội dung của Nghị quyết 66/2013/QH13 ngày 29/11/2013. Tuyến đường chủ yếu
bám theo quốc lộ 14 hiện tại, được đầu tư mở rộng theo quy mô đường cấp III, gồm 2 làn
xe cơ giới, một số đoạn tuyến qua khu vực đô thị gồm 4 làn xe cơ giới. Tuy nhiên, do
bám theo quốc lộ 14 hiện hữu, qua nhiều khu dân cư, khu đô thị hình thành dọc theo
quốc lộ nên khả năng mở rộng rất hạn chế, trong đó có đoạn qua thị trấn Ea Drăng,
huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy, theo quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 15/2/2012 đã
xác định hướng tuyến đường Hồ Chí Minh qua khu vực thị trấn Ea Drăng sẽ tránh về
phía Đông thị trấn. Tuyến tránh này nằm trong đoạn tuyến Ngọc Hồi – Buôn Ma Thuột –
Đồng Xoài – Chơn Thành với tổng chiều dài khoảng 494km, quy mô là đường cao tốc
cấp 80-100 km, gồm 4-6 làn xe.
Dự án xây dựng tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk
Lắk đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số
427/QĐ-BGTVT ngày 16/2/2017 nhằm giảm tải cho QL14 hiện hữu. Dự án nằm trong
danh mục sử dụng vốn TPCP tiếp tục còn dư của các dự án cải tạo, nâng cấp QL1 và
đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên được Quốc hội thông qua theo nội dung của
Nghị quyết 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015.

Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại quyết
định số 2064/QĐ-BGTVT ngày 14/7/2016.

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

3


DAXD tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng
Gói thầu số 8: Xây lắp đoạn Km12-Km23+341.34
huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk
Bước: Thiết kế BVTC

Theo Quyết định số
/QĐ-BGTVT ngày / /2017 của Bộ GTVT về việc phê
duyệt kế hoạch đấu thầu các gói thầu xây lắp và một số gói thầu khác dự án xây dựng
tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk. với nội dung
chính như sau:
T
T
1
2
3

Tên gói thầu
Gói thầu số 7: Xây lắp đoạn Km0
– Km12 và cầu Ea Răl 1, Ea Răl 2
Gói thầu số 8: Xây lắp đoạn Km12
– Km23+341,34 và cầu Dliê Yang
Gói thầu số 9: Thảm BTN và xây

dựng hệ thống ATGT các gói thầu
7,8 từ Km0 – Km23+341,34

Hình thức
lựa chọn
nhà thầu
Đấu thầu
rộng rãi
Đấu thầu
rộng rãi

Theo đơn giá
điều chỉnh
Theo đơn giá
điều chỉnh

Đấu thầu
rộng rãi

Theo đơn giá
điều chỉnh

Hình thức
hợp đồng

Thời gian
thực hiện
hợp đồng
18 tháng
18 tháng

6 tháng

1.2 Các căn cứ pháp lý
-

-

-

Luật Xây dựng (Luật số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014);
Văn bản số 3482/BXD-HĐXD ngày 30/12/2014 của Bộ Xây dựng về việc thực hiện
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;
Luật Bảo vệ môi trường (Luật số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014)
Luật Giao thông đường bộ (Luật số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008);
Luật Đất đai (Luật số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013);
Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư
xây dựng;
Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và
bảo trì công trình xây dựng;
Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
công trình;
Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và
bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày
03/9/2013 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP;
Quyết định số 3936/QĐ-BGTVT ngày 03/12/2013 về việc phê duyệt phương hướng
kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng Tây Nguyên đến năm 2015, định
hướng đến năm 2020.
Nghị quyết số 38/2004/QH11 ngày 3/12/2004 của Quốc hội về chủ trương đầu tư xây

dựng đường Hồ Chí Minh;

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

4


DAXD tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng
Gói thầu số 8: Xây lắp đoạn Km12-Km23+341.34
huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk
Bước: Thiết kế BVTC

-

-

-

-

-

-

-

-

-


-

-

-

-

Nghị quyết số 66/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội về điều chỉnh một số
nội dung và giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư, xây
dựng đường Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 38/2004/QH11;
Nghị quyết số 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015 của Quốc hội về dự toán ngân sách
năm 2016, trong đó có việc phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ còn dư của các dự án
cải tạo, nâng cấp QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên;
Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 15/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh.
Quyết định số 1978/QĐ-TTg ngày 14/10/2016 của Thủ tướng chính phủ về việc giao
danh mục và mức kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ tiếp tục còn dư giai đoạn 2014 2016 của các dự án cải tạo, nâng cấp QL1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây
Nguyên.
Quyết định số 4260/QĐ-ĐHCM ngày 10/12/2015 của Ban QLDA đường HCM về
việc phê duyệt hồ sơ thiết kế cắm cọc tim tuyến theo quy hoạch chi tiết đường HCM
đoạn Ngọc Hồi – Chơn Thành (địa phận tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk).
Văn bản số 302/BTC-ĐT về việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối dự án
đường HCM các đoạn tuyến tránh qua Chư Sê, tỉnh Gia Lai và tránh trung tâm thị trấn
Ea Drăng , tỉnh Đắk Lắk.
Quyết định số 427/QĐ-BGTVT ngày 16/2/2017 của Bộ GTVT, về việc phê duyệt chủ
trương đầu tư dự án xây dựng tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng, huyện Ea
H’Leo, tỉnh Đắk Lắk.
Quyết định số 893/QĐ-BGTVT ngày 14/4/2017 của Bộ GTVT, về việc phê duyệt
nhiệm vụ và dự toán chi phí khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng

tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk.
Văn bản số 1040/SGTVT-KCHT ngày 03/7/2017 của Sở GTVT Đắk Lắk về việc
tham gia ý kiến đối với BCNCKT dự án xây dựng tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea
Drăng, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk.
Văn bản số 5260/UBND-CN ngày 7/7/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc tham
gia ý kiến dự án xây dựng tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’Leo,
tỉnh Đắk Lắk.
Thông báo số 255/TB-BGTVT ngày 6/7/2017 của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn
Ngọc Đông về tiến độ triển khai các dự án qua Tây Nguyên sử dụng vốn trái phiếu
Chính phủ tiếp tục còn dư của các dự án cải tạo, nâng cấp QL1A và đường Hồ Chí
Minh đoạn qua Tây Nguyên.
Báo cáo số 790/KHĐT ngày 14/7/2017 của Vụ kế hoạch đầu tư về vệc thẩm định Báo
cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng, huyện
Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk.
Quyết định số 2064/QĐ-BGTVT ngày 14/7/2017 của Bộ trưởng Bộ GTVT, về việc
phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng tuyến tránh trung tâm thị trấn
Ea Drăng, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk.
Quyết định số 2442/QĐ-BGTVT ngày 18/8/2017 của Bộ GTVT, về việc phê duyệt
nhiệm vụ và dự toán chi phí khảo sát, thiết kế BVTC, lập hồ sơ mời thầu các gói thầu

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

5


DAXD tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng
Gói thầu số 8: Xây lắp đoạn Km12-Km23+341.34
huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk
Bước: Thiết kế BVTC


xây lắp, cắm cọc GPMB, cọc LGĐB và chi phí thẩm tra thiết kế BVTC, dự toán - Dự
án xây dựng tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk.
- Báo cáo thẩm tra số 3140/VKHCN-BCTTr ngày 20/11/2017 của Viện khoa học và
công nghẹ Giao thông vận tải.
- Các quy trình, quy phạm và quy chuẩn xây dựng hiện hành và các văn bản khác có
liên quan.
1.3 Tên dự án:
-

Dự án xây dựng tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’Leo, tỉnh
Đắk Lắk.

-

Bước: Thiết kế bản vẽ thi công.

1.4 Phạm vi dự án
- Điểm đầu (Km0)
-

Điểm cuối
(Km23+341,34)

-

Chiều dài tuyến
Địa bàn

: Thuộc địa phận xã Ea Răl, huyện Ea H’Leo,
tỉnh Đắk Lắk (tương ứng Km1687+139 đường

Hồ Chí Minh hiện tại).
:
Thuộc địa phận xã Ea Nam, huyện Ea H’Leo,
tỉnh Đắk Lắk (tương ứng Km1709+436 đường
Hồ Chí Minh hiện tại)
:
23,33 km (có xét đến lý trình đặc biệt)
:
Tuyến đi qua địa bàn các xã Ea Răl, Dliê Yang,
Ea Nam, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk.

1.5 Phạm vi gói thầu
: Thuộc xã Dliê Yang, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk
Lắk (Giáp nối với Gói thầu số 7).

-

Điểm đầu (Km12)

-

Điểm cuối
(Km23+341,34)

-

Chiều dài gói thầu :
Địa bàn
:


:

Thuộc xã Ea Nam, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk
Lắk (tương ứng Km1709+436 đường Hồ Chí
Minh hiện tại)
11,35 km (có xét đến lý trình đặc biệt)
Tuyến đi qua địa bàn các xã Dliê Yang, Ea
Nam, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk.

* Ghi chú: Gói thầu số 8 không bao gồm hạng mục BTN và ATGT.
1.6 Tổ chức thực hiện
Cơ quan phê
: Bộ Giao thông vận tải
duyệt
Địa chỉ: 80 Trần Hưng Đạo–Hoàn Kiếm–Hà Nội.
Chủ đầu tư
: Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 106 Thái Thịnh, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024.36249035.
Đơn vị tư vấn
: Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế Đường bộ
khảo sát thiết kế
Địa chỉ: 278 Tôn Đức Thắng - Quận Đống Đa - Hà Nội
BVTC
Điện thoại: 024. 35114714_ Fax: 024.35111249
Email:
Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

6



DAXD tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng
Gói thầu số 8: Xây lắp đoạn Km12-Km23+341.34
huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk
Bước: Thiết kế BVTC

1.7 Hệ thống quy trình quy phạm áp dụng
Tiêu chuẩn áp dụng cho dự án theo danh mục các tiêu chuẩn do Bộ GTVT phê
duyệt tại quyết định 1776/QĐ-BGTVT ngày 21/6/2017 và phê duyệt bổ sung tại Quyết
định số 2403/QĐ-BGTVT ngày 15/8/2017.
CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG KHU VỰC DỰ ÁN
2.1 Các dự án xây dựng có liên quan
- Gói thầu số 7: Xây lắp đoạn Km0 – Km12 và cầu Ea Răl 1, Ea Răl 2
- Gói thầu số 9: Thảm BTN và xây dựng hệ thống ATGT các gói thầu 7,8 từ Km0 –
Km23+341,34.
Cả 2 gói thầu trên đều thuộc dự án xây dựng tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng,
huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk.
2.2 Hiện trạng giao thông khu vực
Mạng lưới giao thông vận tải tỉnh Đắk Lắk hiện tại có 3 loại hình chính: đường
bộ, đường hàng không và đường thủy, chưa có đường sắt.
- Về giao thông đường bộ giữ vai trò chủ đạo phục vụ phát triển kinh tế xã hội,
bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh.
- Về giao thông hàng không chủ yếu vận tải hành khách qua sân bay Buôn Ma
Thuột, đang ngày càng được đầu tư và phát triển đúng mức.
- Về giao thông đường thủy ở thượng nguồn sông Sêrêpôk, đang có nhiều dự án
đựơc triển khai để khai thác tiềm năng giao thông đường thủy.
- Các loại giao thông khác như đường sắt chưa có.
a. Đường quốc lộ:
Trên địa bàn của tỉnh Đắk Lắk gồm 5 tuyến với tổng chiều dài 582,25 km (Nếu
tính cả Đường Trường Sơn Đông đang xây dựng là 6 tuyến với 688,25 km). Tổng các

cầu trên các đường quốc lộ là 114 cầu với chiều dài 4.198,6 m. Mô tả ngắn gọn về các
quốc lộ được trình bày dưới đây.
Đường Hồ Chí Minh (QL 14 cũ): Chiều dài tuyến đi qua địa phận tỉnh Đắk Lắk là
125 km, từ ranh giới tỉnh Gia Lai (Km607+600 Cầu 100 tại Đăk Uy) đến ranh giới tỉnh
Đăk Nông (Km732+600 tại xã Tam Thắng, huyện Cư Jút). Đoạn này có 06 cầu với tổng
chiều dài là 654,1 m; chủ yếu là các cầu thép liên hợp bản BTCT với tải trọng khai thác
khoảng từ 25 - 30 T
- Quốc lộ 26: dài 119 km (từ Km32+000 đến Km151+000), đạt cấp III miền núi,
bề rộng nền đường 8 ÷ 13 m, bề rộng mặt đường 5,0 ÷ 6,9 m, kết cấu mặt đường bằng bê
tông nhựa; có 31 cầu với tổng chiều dài là 685,95 m; chủ yếu là các cầu thép liên hợp
bản BTCT với tải trọng khai thác khoảng từ 25 - 30 T.
- Quốc lộ 27: Đoạn qua tỉnh Đắk Lắk dài 88,5 km mới nâng cấp mặt đường đạt
cấp IV miền núi; bề rộng nền đường 7,5 m, bề rộng mặt đường 5,5 m, kết cấu mặt đường
bê tông nhựa; có 26 cầu với tổng chiều dài là 777,8 m; chủ yếu là các cầu thép liên hợp
bản BTCT, cầu BTCT thường và BTCT DƯL với tải trọng khai thác khoảng từ 18 - 30 T.
Đoạn qua thành phố Buôn Ma Thuột dài 6 km đã được nâng là đường 4 làn xe có giải
phân cách, bề rộng 50m.
Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

7


DAXD tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng
Gói thầu số 8: Xây lắp đoạn Km12-Km23+341.34
huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk
Bước: Thiết kế BVTC

- Quốc lộ 14C: Đoạn qua tỉnh Đắk Lắk dài 68,5 km; có 20 cầu, tràn và ngầm với
chiều dài là 942 m. Theo hồ sơ thiết kế QL 14C, đoạn qua vùng lõi Vườn quốc gia Yok
Đôn nằm trên địa bàn 2 huyện Buôn Đôn và Ea Súp (Đắk Lắk), đến Km265 tại các tiểu

khu 253 - 408 do phải tránh đèo cao nên được thiết kế cắt ngang, tạo thành đoạn tuyến
mới với chiều dài 13km, sau đó tiếp tục nhập vào tuyến cũ tại tiểu khu 452.
- Quốc lộ 29:
- Quốc lộ Trường Sơn Đông:
b. Hệ thống đường tỉnh:
Mạng lưới đường tỉnh của Đắk Lắk gồm 11 tuyến. Tổng chiều dài của 11 tuyến
trên là 351 km, trong đó mặt đường bê tông nhựa và BTXM là 157 km (chiếm tỷ lệ
44,73%), mặt đường láng nhựa là 184 km (chiếm tỷ lệ 52,42%), mặt đường cấp phối là
10 km (chiếm tỷ lệ 2,85%). Quy mô các tuyến đường tỉnh thuộc cấp IV miền núi, đường
2 làn xe; chiều rộng nền từ 7,5 m; chiều rộng mặt từ 3,5 - 5,5m. Một số đoạn qua các thị
xã, thị trấn đã được mở rộng và nâng cấp thành đường đô thị (mặt đường rộng từ 12 14m, vỉa hè rộng 2 x 8m). Tổng số cầu trên các đường tỉnh là 71 cầu với tổng chiều dài
vào khoảng 1046 m, trong đó cầu vĩnh cửu và bán vĩnh cửu là 67 cầu với chiều dài là
1.003 m, còn lại là cầu tạm. Ngoài ra còn 10 tràn và ngầm dài khoảng 418 m.
c. Đường đô thị:
Đường đô thị toàn tỉnh hiện có 751,07 km đường đô thị; trong đó có 495,58 km đã
trải bê tông nhựa, láng nhựa hoặc BTXM chiếm 65,98%, còn lại là các loại đường khác
chiếm tỷ lệ 34,02%. Các đường đô thị tập trung trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, TX.
Buôn Hồ và các thị trấn của các huyện.
d. Mạng lưới đường huyện:
Mạng lưới đường huyện trong toàn tỉnh Đắk Lắk là 1403,82 km; trong đó có
954,36 km mặt đường láng nhựa hoặc BTXM chiếm tỷ lệ 67,98% còn lại là mặt đường
cấp phối và đường đất chiếm tỷ lệ 32,02%. Các đường huyện thường là cấp V và cấp VI
miền núi. Trên các đường huyện có khoảng 67 cầu với tổng chiều dài khoảng 937,8 m.
Phần lớn các cầu đều có tải trọng thấp, còn nhiều cầu tạm và tràn.
Mạng lưới đường xã và đường thôn buôn: mạng lưới đường xã của các huyện
trong toàn tỉnh Đắk Lắk gồm 3.220,07 km; trong đó có 891,31 km mặt đường láng nhựa
hoặc BTXM chiếm tỷ lệ 27,68%; còn lại là mặt đường cấp phối và đường đất chiếm tỷ lệ
72,32%. Hiện nay chỉ còn 03 xã chưa có đường tới trung tâm xã. Mạng lưới đường thôn
buôn cũng tương đối phát triển. Tổng chiều dài toàn bộ mạng lưới đường thôn buôn là
4.079,32 km; trong đó có 466,80 km mặt đường láng nhựa hoặc BTXM chiếm tỷ lệ

11,44%; còn lại là mặt đường cấp phối và đường đất chiếm tỷ lệ 88,56%.
e. Đường thủy:
Hệ thống giao thông đường thủy có khoảng 544 km đường sông do các sông
Sêrêpôk, Krông Nô, Krông Ana… chảy qua các huyện như Krông Ana, Lăk, Buôn Đôn,
Ea Sup, Krông Bông và thành phố Buôn Ma Thuột. Do địa hình nhiều thác ghềnh nên
không thuận lợi cho khai thác vận tải thủy, chỉ có một số đoạn sông ngắn có thể khai thác
vận tải thủy, chủ yếu là phục vụ du lịch bằng thuyền độc mộc và một số tàu khai thác cát,
một số đò ngang hoạt động tự phát để phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa đưa đón học
sinh đi học như xã Bình Hòa, Quỳnh Ngọc, thị trấn Buôn Trấp, Quảng Điền, thuộc
huyện Krông Ana và bến đò xã Krông Nô, bến đò Buôn Jul thuộc Huyện Lăk. Bến đò
Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

8


DAXD tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng
Gói thầu số 8: Xây lắp đoạn Km12-Km23+341.34
huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk
Bước: Thiết kế BVTC

Buôn Trấp và Krông Nô khách đông, phức tạp về địa hình, bến. Tổng số phương tiện
thủy nội địa đang hoạt động trên địa bàn một số huyện, thành phố hiện nay là 834
phương tiện, trong đó chỉ có 204 phương tiện có động cơ, 630 phương tiện không có
động cơ các loại với trọng tải khoảng 2.874 tấn, trong đó 197 chiếc là phải đăng kiểm,
208 chiếc chưa đăng ký
Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện nay chưa có hệ thống cảng, chỉ một vài bến thủy
tự phát. Toàn tỉnh hiện có 6 địa phương hoạt động vận tải thủy nhưng chủ yếu phục vụ
cho khai thác cát và đánh bắt cá còn một số bến ngang sông đều tự để phục vụ sản xuất
(chở phân bón, hàng nông sản) sau thu hoạch.
Hệ thống bến thủy nội địa: các bến cố định chở khách qua sông đều chưa được

cấp phép hoạt động; có khoảng 30 thuyền tự đóng để chở học sinh đi học và phục vụ
nhân dân đi lại. Trong đó có 4 bến xếp cát, bán kính hoạt động khai thác cát từ 5 đến 7
km về tập trung vào 4 bến nói trên.
f. Đường hàng không
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột nằm cách trung tâm Buôn Ma Thuột khoảng 7
km về phía Đông Nam với vị trí địa lý mang tầm chiến lược đặc biệt, vốn được mệnh
danh là thủ phủ của Tây Nguyên nên Cảng hàng không Buôn Ma Thuột được xây dựng
với chức năng dùng chung cho hàng không dân dụng và nhu cầu quân sự.
Thị trường hàng không tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột trong mấy năm qua
tăng trưởng khá cao, có năm ở mức trên 40%/ năm. Trong năm 2012, Cảng hàng không
Buôn Ma Thuột đã phục vụ gần 450.000 lượt hành khách.
2.3 Quy hoạch liên quan
2.3.1 Quy hoạch chung
a. Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020
Quyết định số 87/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020. Hạ
tầng giao thông đến năm 2020, cải tạo và nâng cấp 4 tuyến quốc lộ (quốc lộ 14, 14C, 26
và 27); quy hoạch và xây dựng thêm 2 tuyến mới: Đường Trường Sơn Đông và đường
Đắk Lắk – Phú Yên. Cải tạo và nâng cấp các tuyến tỉnh lộ theo quy mô đường cấp III và
cấp IV miền núi, nhựa hóa, bê tông hóa 100%; xây dựng các tuyến đường huyện theo
quy mô cấp IV và cấp V miền núi, nhựa hóa và bê tông hóa 80%; nhựa hóa và bê tông
hóa 100% đường nội thị và 60% đường xã.
b. Quy hoạch xây dựng vùng Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
theo nghị quyết số 140/2014/NQ-HĐND ngày 13/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Đắk Lắk về phát triển hạ tầng giao thông: cải tạo nâng cấp các tuyến quốc lộ trên địa
bàn: Quốc lộ 14, Quốc lộ 14C, Quốc lộ 26, Quốc lộ 27, Quốc lộ 29, đường Hồ Chí Minh,
đường Trường Sơn Đông; nâng cấp sân bay Buôn Ma Thuột đạt cấp 4C (theo ICAO);
xây dựng mạng đường sắt Tây Nguyên, gồm các trục chính: Đà Nẵng - Kon Tum - Buôn
Ma Thuột - Chơn Thành - thành phố Hồ Chí Minh và các tuyến nhánh: Buôn Ma Thuột Tuy Hòa; xây dựng mạng lưới giao thông đường thủy nội địa.


Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

9


DAXD tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng
Gói thầu số 8: Xây lắp đoạn Km12-Km23+341.34
huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk
Bước: Thiết kế BVTC

c. Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030
Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 1194/QĐ-TTg ngày 22/7/2014 với phạm vi quy hoạch gồm 5
tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng với tổng diện tích là
54.641,069 km2.
Quy hoạch cũng định hướng phát triển hệ thống cửa khẩu và khu kinh tế, đến năm
2030 vùng Tây Nguyên sẽ xây dựng 10 cửa khẩu, trong đó có 4 cửa khẩu quốc tế là: Bờ
Y (Kon Tum), Lệ Thanh (Gia Lai), Bu Prăng (Đắk Nông), Đắk Ruê (Đắk Lắk); 01 cửa
khẩu quốc gia là Đắk Per (Đắk Nông) và 5 cửa khẩu phụ. Về y tế và giáo dục sẽ xây
dựng 2 trung tâm y tế và giáo dục lớn cấp vùng tại thành phố Buôn Ma Thuột và thành
phố Đà Lạt. Đối với du lịch, quy hoạch trên cũng xác định sẽ xây dựng các trung tâm
dịch vụ du lịch lớn của vùng tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Pleiku gắn với các
khu du lịch Quốc gia, điểm du lịch Quốc gia và đô thị du lịch Đà Lạt.
d. Quy hoạch chung xây dựng đô thị Pơng Drang
Quy hoạch chung xây dựng đô thị Pơng Drang, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk
đến năm 2025 được Ủy ban Nhân Dân tỉnh Đắk Lắk phê duyệt tại Quyệt định số
238/QĐ-UBND ngày 25/1/2013.
Quy mô đô thị loại V là trung tâm kinh tế phía Nam huyện KrôngBúk, đầu mối
giao thương quan trọng kết nối giữa huyện Krông Búk với thị xã Buôn Hồ và thành phố

Buôn Ma Thuột với quy hoạch giao thông đối ngoại là Quốc lộ 14, Quốc lộ 29, tỉnh lộ
688 và Đường D8.
Tuyến tránh thị xã Buôn Hồ thuộc dự án đường Hồ Chí Minh được xác định điểm
đầu giao với quốc lộ 14,hướng tuyến thiết kế đi tránh khu đô thị Pơng Drang, huyện
Krông Búk của tỉnh Đắk Lắk về phía Tây một khoảng 500-800m.
2.3.2 Quy hoạch chuyên ngành
a. Quy hoạch mạng đường ô tô cao tốc
Quy hoạch mạng đường ô tô cao tốc Việt Nam gồm 22 tuyến với tổng chiều dài
5.873km. Liên quan đến dự án là trục cao tốc Bắc Nam phía Tây từ Hà Nội đến Thành
phố Hồ Chí Minh.
Quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh (Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày
15/12/2012) trong đó đoạn tránh thị trấn Ea Drăng có quy mô đường cao tốc từ 4-6 làn
xe với vận tốc thiết kế 80-100km/h.
Quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Đắk Lắk:

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

10


DAXD tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng
Gói thầu số 8: Xây lắp đoạn Km12-Km23+341.34
huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk
Bước: Thiết kế BVTC

Bản đồ hướng tuyến chi tiết đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Đắk Lắk
Quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tại Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 15/12/2012. Trong đó, đoạn tuyến qua Tây Nguyên
từ Ngọc Hồi đến Chơn Thành (qua địa phận các tỉnh Kon Tum - Gia Lai - Đắk Lắk - Đắk
Nông - Bình Phước), với tổng chiều dài khoảng 494 km sẽ được xây dựng theo tiêu

chuẩn đường cao tốc từ 4 - 6 làn xe, vận tốc thiết kế từ 80 - 100 km/h.
Đoạn qua tỉnh Đắk Lắk (từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đắk Nông)
dài 125 km. Các đoạn tuyến tránh qua TP. Buôn Ma Thuột: đoạn qua thành phố tổ chức
tuyến tránh với tính chất là đường cao tốc, mục đích tách giao thông thông qua ra khỏi
trung tâm thành phố. Với tổng chiều dài tuyến đi qua khu vực dài khoảng 36 km bề rộng
chỉ giới đường đỏ 30 - 50 m.
b. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030:
- Hệ thống xe bus, taxi: Duy trì và phát triển vận tải hành khách công cộng bằng
xe bus và taxi đảm bảo kết nối trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột với trung tâm các
huyện và các khu đầu mối giao thông lớn, các cụm xã, các xã và kết nối với các huyện,
tỉnh liền kề.
- Vận tải hàng hóa: Tập trung đầu tư, phát triển và nâng cao chất lượng các luồng
tuyến vận tải liên tỉnh và nội tỉnh qua các hệ thống quốc lộ và đường tỉnh.
- Vận tải hành khách: Duy trì và phát triển các tuyến hiện có, mở mới các tuyến
vận tải có nhu cầu đảm bảo kinh doanh vận tải đúng tuyến, đón trả khách tại bến, đảm
bảo chất lượng phục vụ hành khách. Tăng cường các chuyến vận tải khách chất lượng
cao.
- Phương tiện vận tải đường bộ: Phát triển các phương tiện hiện đại, có các tính
năng phù hợp yêu cầu thực tế và tải trọng cầu đường, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường,
tốc độ kỹ thuật cho phép và phù hợp với chủng loại hàng hóa và đối tượng hành khách.

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

11


DAXD tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng
Gói thầu số 8: Xây lắp đoạn Km12-Km23+341.34
huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk

Bước: Thiết kế BVTC

- Phương tiện vận tải đường thủy nội địa: Phát triển các phương tiện vận tải đường
thủy có trọng tải nhỏ khai thác phù hợp với đặc điểm sông nhỏ và hẹp độ dốc lớn.
c. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông:
• Các tuyến Quốc lộ do Trung ương quản lý:
Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải cải tạo nâng cấp các tuyến quốc lộ trên địa
bàn như: Quốc lộ 14, Quốc lộ 14C, Quốc lộ 26, Quốc lộ 27, Quốc lộ 29, đường Hồ Chí
Minh, đường Trường Sơn Đông.
• Quy hoạch các tuyến đường tỉnh:
Quy hoạch hệ thống đường tỉnh về cơ bản hình thành hai trục hành lang chạy
dọc theo hướng Bắc-Nam ở phía Tây và phía Đông. Hai trục hành lang đường tỉnh chạy
dọc theo hướng Bắc-Nam, kết hợp với các đường quốc lộ và đường tỉnh khác tạo mạng
lưới đường tương đối hợp lý trong toàn tỉnh:
Quy hoạch đến năm 2030 trong toàn tỉnh có 22 tuyến, với tổng chiều dài 983
km, với quy mô đạt tối thiểu cấp III. Trong đó:
- Nâng cấp 5 tuyến đường tỉnh đã có với chiều dài 159 km (giai đoạn 2013-2015:
Hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cấp IV, giai đoạn 2016-2020. Tiếp tục hoàn thiện đạt
tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV, giai đoạn 2021-2030: Nâng cấp và hoàn thiện đạt tiêu
chuẩn tối thiểu đường cấp III).
- Nâng cấp và kéo dài 6 tuyến đường tỉnh đã có với chiều dài 359 km (giai đoạn
2013-2015: Nâng cấp cải tạo và hoàn thiện đạt đường cấp IV, giai đoạn 2016-2020: Xây
dựng các đoạn tuyến kéo dài đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV, giai đoạn 2021-2030:
Nâng cấp và hoàn thiện đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp III).
- Xây dựng mới 11 tuyến đường tỉnh với chiều dài 465 km (giai đoạn 2013-2015:
Hoàn thành các dự án theo quy mô đã được phê duyệt, giai đoạn 2016-2020: Xây dựng
hoàn chỉnh nền đường, hệ thống thoát nước và hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cấp IV,
giai đoạn 2021-2030: Nâng cấp và hoàn thiện đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV).
• Quy hoạch đường gom:
Quy hoạch xây dựng hệ thống đường gom vào các quốc lộ, tỉnh lộ theo Nghị

định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; quy mô các tuyến đường gom đảm bảo mặt đường
rộng tối thiểu 5m.
• Quy hoạch các tuyến đường huyện:
Quy hoạch các tuyến đường huyện đến năm 2030 khoảng 2.020 km, quy mô các
tuyến đường huyện đạt tối thiểu cấp IV.
- Giai đoạn 2013-2015: Nâng cấp cải tạo 50% các tuyến đường hiện hữu tối thiểu
đạt cấp IV-V; xây dựng mới và nâng cấp khoảng 296 km đường xã lên thành đường
huyện tối thiểu đạt cấp IV-V. Đến năm 2015 tổng số đường huyện khoảng 1.474 km.
- Giai đoạn 2016-2020: Nâng cấp cải tạo 100% đường huyện lên đạt tối thiểu cấp
IV-V; xây dựng mới và nâng cấp khoảng 646 km đường xã lên thành đường huyện.
- Giai đoạn 2021-2030: Tùy theo tình hình phát triển kinh tế - xã hội xem xét nâng
cấp cải tạo một số tuyến đường huyện lên tối thiểu đạt cấp IV.
• Quy hoạch các tuyến đường hành lang biên giới và đường tuần tra biên giới:
Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

12


DAXD tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng
Gói thầu số 8: Xây lắp đoạn Km12-Km23+341.34
huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk
Bước: Thiết kế BVTC

Thực hiện theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 8/5/2007 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống đường ra biên giới, đường hành lang biên
giới và Quyết định313/QĐ-TTg ngày 14/3/2007 phê duyệt Đề án quy hoạch xây dựng
đường tuần tra biên giới đất liền giai đoạn 2006-2010 và các giai đoạn tiếp theo.
• Quy hoạch các tuyến đường đô thị:
Quy hoạch hệ thống đường đô thị tuân theo Quyết định số 249/QĐ-TTg ngày

13/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung
thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025 và quy hoạch chung, quy hoạch
chi tiết của các đô thị huyện, thị xã.
• Quy hoạch đường nông thôn và đường chuyên dùng:
- Quy hoạch đến năm 2030 có tổng chiều dài đường xã khoảng 6.343 km, với quy
mô đạt tối thiểu đường giao thông nông thôn loại A.
- Quy hoạch đến năm 2030 có tổng chiều dài đường thôn, buôn khoảng 5.000 km,
với quy mô đạt tối thiểu đường giao thông nông thôn loại A.
- Quy hoạch đến năm 2030 có tổng chiều dài đường chuyên dùng nông, lâm
nghiệp khoảng 896 km, với quy mô đạt tối thiểu cấp V.
* Quy hoạch giao thông tỉnh:
- Quy hoạch các bến xe khách, bến xe bus, bãi đỗ xe tải và bãi đỗ xe con; Xây
dựng hoàn chỉnh 28 bến xe khách, 16 bến xe bus, 17 bãi đỗ xe tải, 6 bãi đỗ xe con đạt
tiêu chuẩn theo quy định.
- Quy hoạch vị trí các điểm dừng đón trả khách trên các tuyến quốc lộ: Triển khai
theo Thông tư số 18/2013/TT-BGTVT ngày 06/8/2013.
• Quy hoạch giao thông đường thủy nội địa:
Duy trì và phát triển các tuyến vận tải hàng hóa, tuyến vận tải hành khách trên
một số đoạn sông có thể khai thác vận tải của tỉnh và các tuyến du lịch lòng hồ. Xây
dựng các bến khách, bến hàng hóa và bến du lịch lòng hồ trên các tuyến vận tải. Phát
triển và xây dựng các đội tàu vận tải hàng hóa và hành khách trên sông, đội tàu du lịch
lòng hồ.
• Mạng lưới giao thông đường sắt do Trung ương quản lý:
Kiến nghị Chính phủ triển khai đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt theo Quy
hoạch tổng thể phát triển ngành Giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030: Tuyến trục chính: Đà Nẵng - Kon Tum - Đắk Lắk - Buôn Ma
Thuột và tuyến nhánh Buôn Ma Thuột - Tuy Hòa.
• Mạng lưới cảng hàng không, sân bay do Trung ương quản lý:
Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đầu tư
Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đến năm 2020 xây dựng xong nhà ga thứ 2 (nhóm B)

phục vụ khoảng 1.200.000 hành khách/năm và vận chuyển khoảng 4.000 - 5.500 tấn
hàng/năm; mở mới một số tuyến bay trong nước và các nước trong khu vực ASEAN.

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

13


DAXD tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng
Gói thầu số 8: Xây lắp đoạn Km12-Km23+341.34
huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk
Bước: Thiết kế BVTC

CHƯƠNG 3.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC

3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực
3.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên là 1.306.201 ha, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai,
phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông; phía
Tây giáp Campuchia với đường biên giới dài 193 km. Độ cao trung bình 400 – 800 m so
với mặt nước biển.
Nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một
phần của sông Ba, Đắk Lắk có Quốc lộ 14 chạy qua nối với thành phố Đà Nẵng qua các
tỉnh Gia Lai, Kon Tum và nối với thành phố Hồ Chí Minh qua Bình Phước và Bình
Dương.
Ea H’Leo là huyện cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố
Buôn Ma Thuột hơn 80 km
- Phía Bắc: Giáp tỉnh Gia Lai,;

- Phía Nam: Giáp huyện Cư M'Gar, Krông Buk và Krông Năng;
- Phía Đông: Giáp thị xã Ayun Pa và huyện Phú Thiện;
- Phía Tây: Giáp huyện Ea Sup.
Với vị trí địa lý này tạo thuận lợi cho thị xã tiếp cận với trục hành lang kinh tế - đô
thị - quốc gia – quốc tế thông qua Quốc lộ 14 và tuyến đường Phú Yên – Đắk Lắk (dự
kiến đề nghị nâng thành Quốc lộ 29) nối cửa khẩu quốc gia (Đắk Ruê và Đắk Per) và các
đường quốc lộ nối với cảng biển và với các đô thị, thành phố như thành phố Pleiku (140
km), Kon Tum (230 km), thành phố Đà Nẵng về phía bắc và với Đăk Nông, Bình Phước,
Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh (350 km) về phía nam thông qua Quốc lộ 14; dễ
dàng kết nối với thành phố biển Nha Trang thông qua quốc lộ 26 (theo tuyến đường tỉnh
lộ Buôn Hồ - Krông Năng và giao nhau với QL 26 tại thị trấn Ea Kar), tạo điều kiện
thuận lợi để huyện Ea H'leo phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là giao lưu ngoại thương,
công nghiệp, thương mại và du lịch…
3.1.2 Đặc điểm địa hình
Nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, tỉnh Đắk Lắk là một cao nguyên rộng
lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven
theo các sông chính. Địa hình của tỉnh có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc,
khái quát có thể chia thành các dạng địa hình chính sau:
- Địa hình vùng núi:
+ Vùng núi cao: Nằm ở phía Đông Nam tỉnh với diện tích xấp xỉ bằng 1/4 diện
tích tự nhiên toàn tỉnh, ngăn cách giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và cao nguyên Lâm
Viên, vùng có nhiều dãy núi cao trên 1.500m, có đỉnh nhọn, dốc đứng, địa hình hiểm trở.
Đây là vùng sinh thuỷ lớn nhất, đầu nguồn của các con sông lớn như Krông Ana, Krông
Knô.
+ Vùng núi thấp, trung bình: Nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, ngăn cách thung lũng
sông Ba và cao nguyên Buôn Ma Thuột, độ cao trung bình 600 -:- 700m. Địa hình bào
mòn, xâm thực, thực vật gồm các loại cây tái sinh, rừng thưa và đất canh tác nông nghiệp.
Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

14



DAXD tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng
Gói thầu số 8: Xây lắp đoạn Km12-Km23+341.34
huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk
Bước: Thiết kế BVTC

- Địa hình cao nguyên: Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, địa hình bằng
phẳng, đường QL.14 gần như là đỉnh phân thuỷ, cao ở giữa và thấp dần về hai phía, địa
hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Toàn tỉnh có 2 cao nguyên lớn là cao
nguyên Buôn Ma Thuột và cao nguyên M’Drăk.
- Địa hình bán bình nguyên Ea Súp: Là vùng đất rộng lớn nằm ở phía Tây của tỉnh,
tiếp giáp với các cao nguyên. Bề mặt ở đây bị bóc mòn, có địa hình khá bằng phẳng, đồi
lượn sóng nhẹ, độ cao trung bình 180m.
- Địa hình vùng bằng trũng Krông Păc - Lăk: Nằm ở phía Đông Nam của tỉnh, giữa
cao nguyên Buôn Ma Thuột và dãy núi cao Chư Yang Sin, độ cao trung bình 400 -:500m. Đây là thung lũng của lưu vực sông Srêpốk hình thành các vùng bằng trũng chạy
theo các con sông Krông Păc, Krông Ana với cánh đồng Lăk - Krông Ana rộng khoảng
20.000ha.
3.1.3 Đặc điểm khí hậu
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông
Srêpốk và một phần của sông Ba. Khí hậu toàn tỉnh được chia thành hai tiểu vùng. Vùng
phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô, vùng phía Đông và phía Nam
có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. Thời tiết chia làm hai mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa
khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng V đến tháng X kèm theo gió Tây Nam thịnh
hành. Riêng vùng phía Đông do chịu ảnh hưởng của dãy Đông Trường Sơn nên mùa
mưa kéo dài hơn tới tháng XI. Mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau, trong mùa
này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng.
Gần khu vực tuyến có trạm khí tượng Buôn Ma Thuột nên trong hồ sơ lấy các đặc
trưng khí tượng của trạm này làm đặc trưng cho khu vực dự án. Sau đây là một số đặc
trưng khí hậu của trạm Buôn Ma Thuật.

- Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23,6 0C. Hàng năm các
tháng đều có nhiệt độ trung bình trên 200C. Tháng lạnh nhất là tháng I có nhiệt độ là
20,90C. Tháng nóng nhất là tháng IV với nhiệt độ là 26,0 0C. Nhiệt độ thấp nhất và cao
nhất tuyệt đối quan trắc được lần lượt là 7,40C và 39,40C.
- Mưa: Khu vực dự án thuộc vùng mưa tương đối lớn, lượng mưa trung bình năm
đạt 1.796mm, số ngày mưa trung bình năm đạt 163,7ngày. Mùa mưa trong vùng thường
bắt đầu từ đầu tháng V và kết thúc vào cuối tháng X. Trong năm, lượng mưa tăng dần từ
đầu mùa tới cuối mùa, tháng có lượng mưa trung bình lớn nhất là tháng VIII với lượng
mưa đạt 310mm. Tổng lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 90% tổng lượng mưa cả
năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng XI đến tháng IV năm sau với lượng mưa trung bình
xuống dưới 100mm. Những tháng đầu mùa khô là thời kỳ ít mưa, tổng lượng mưa trong
mùa này chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa năm. Tháng có lượng mưa trung bình nhỏ
nhất là tháng I, II với lượng mưa chỉ là 5mm.
- Gió: Hướng gió thịnh hành trong mùa mưa là Tây Nam, mùa khô là Đông Bắc.
Tốc độ gió trung bình là 2,8m/s. Vùng này ít chịu ảnh hưởng của gió bão.
- Độ ẩm: Khu vực có độ ẩm trung bình, độ ẩm trung bình năm khoảng 81,4%. Các
tháng có độ ẩm lớn kéo dài từ tháng VI đến tháng XII trùng với thời kỳ mùa mưa với độ
ẩm đạt trên 82%. Các tháng khô nhất là các tháng đầu mùa mưa (tháng III, IV) với độ ẩm
chỉ đạt từ 71 -:- 72%.

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

15


DAXD tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng
Gói thầu số 8: Xây lắp đoạn Km12-Km23+341.34
huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk
Bước: Thiết kế BVTC


- Nắng: Đây là khu vực có tổng số giờ nắng cao, tổng số giờ nắng trung bình cả
năm đạt khoảng 2.460 giờ. Hàng năm có tới 5 tháng, từ tháng I đến tháng V có tổng số
giờ nắng trung bình mỗi tháng vượt quá 220giờ. Tháng nhiều nắng nhất là tháng III với
tổng số giờ nắng đạt 273 giờ. Thời kỳ ít nắng nhất là bốn tháng từ tháng VIII -:- XI với
tổng số giờ nắg nhỏ hơn 173 giờ mỗi tháng. Tháng ít nắng nhất là tháng IX với tổng số
giờ nắng là 155giờ.
Chi tiết một số yếu tố khí tượng đo tại trạm Buôn Ma Thuột được tóm tắt trong
bảng sau.
Bảng 1: Các đặc trưng khí hậu trạm Buôn Ma Thuật
Tháng/ Trị số
I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X


XI

XII

Năm

24,2

24,0

23,8

23,4

22,3

21,0

23,6

32,5

32,7

33,1

32,6

32,4


39,4

18,4

14,4

13,4

14,9

10,7

7,4

7,4

181

162

155

167

173

194

2460


255

310

288

222

96

25

1796

24,6

25,3

24,2

17,7

11,0

5,6

163,7

86,6


87,7

88,5

87,0

84,6

82,0

81,4

1,5

1,6

1,4

2,2

3,6

4,5

2,8

10,2

8,7


11,0

5,8

0,7

0,1

72,8

Nhiệt độ không khí trung bình tháng, năm (oC)
20,9

22,4

24,5

26,0

25,6

24,7

Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối tháng, năm (oC)
34,1

36,6

37,6


39,4

37,0

35,1

32,9

Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối tháng, năm (oC)
9,1

12,0

12,3

16,7

14,4

17,9

Tổng số giờ nắng trung bình tháng, năm (giờ)
250

247

273

252


225

183

Lượng mưa trung bình tháng, năm (mm)
5

5

19

86

237

248

Số ngày mưa trung bình tháng, năm (ngày)
1,1

1,0

3,2

8,3

19,5

22,4


Độ ẩm tương đối trung bình tháng, năm (%)
77,5

73,8

71,1

72,4

80,3

84,9

Tốc độ gió trung bình tháng, năm (m/s)
5,1

4,5

3,7

2,6

1,6

1,5

Số ngày có dông trung bình tháng, năm (ngày)
0,1

0,7


2,9

8,0

14,4

10,3

Nguồn số liệu: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia - Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng
QCVN 02:2009/BXD

3.1.4 Đặc điểm thuỷ văn
Khu vực tuyến đi qua nằm trong lưu vực của sông Ea Drăng và Ea H’Leo, là các
chi lưu của sông Srêpốk. Nhìn trung, toàn bộ địa hình lưu vực hệ thống sông Srêpốk
Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

16


DAXD tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng
Gói thầu số 8: Xây lắp đoạn Km12-Km23+341.34
huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk
Bước: Thiết kế BVTC

tương đối bằng phẳng, tầng phong hoá sâu, khả năng thấm nước lớn, mưa trên lưu vực
không lớn, khả năng bốc hơi cao nên sông suối kém phát triển hơn so với hệ thống sông
khác ở nước ta. Mật độ sông suối bình quân toàn lưu vực là 0,5km/km 2, nơi dày nhất lên
tới trên 1km/km2 và nơi thưa nhất dưới 0,2km/km2.
Nước sông phân phối không đều trong năm và chia làm hai mùa rõ rệt là mùa lũ và

mùa kiệt, thời gian bắt đầu và kết thúc của hai mùa này không đồng nhất trên toàn lưu
vực mà có sự khác nhau nhất định trên các sông do ảnh hưởng của chế độ mưa và đặc
điểm mặt đệm. Nhìn chung mùa lũ xuất hiện sau mùa mưa từ 1 -:- 2 tháng. Mùa lũ trên
sông Srêpốk bắt đầu từ tháng VIII và kết thúc vào tháng XII, đó là do hình thái gây mưa
muộn ở Đông Trường Sơn đã ảnh hưởng tới chế độ mưa lũ ở thượng nguồn sông Krông
Ana. Lượng dòng chảy mùa lũ chiếm 65 -:- 75% lượng dòng chảy năm. Ba tháng liên tục
có lượng dòng chảy lớn nhất thường xuất hiện vào các tháng VIII -:- X. Lượng dòng
chảy của ba tháng này chiếm 50 -:- 60% lượng dòng chảy năm. Lũ trong hệ thống sông
Srêpốk lên xuống từ từ, cường suất lũ không lớn. Tuy vậy, ở những sông nhánh như
Krông Kno, Krông Buk cường suất lũ có thể lớn hơn khoảng 10cm/giờ.
Mùa kiệt kéo dài 7 tháng, từ tháng XII hoặc tháng I đến tháng VI hoặc tháng VII
năm sau. Lượng nước sông mùa kiệt nhỏ, chiếm khoảng 25 -:- 35% lượng dòng chảy
năm. Các tháng II -:- IV là những tháng có lượng dòng chảy nhỏ nhất, lượng nước của 3
tháng này chỉ chiếm 10% lượng dòng chảy cả năm.
3.1.5 Đặc điểm địa chất
3.1.5.1
Đặc điểm địa hình địa mạo
Dựa vào đặc điểm hình thái, khu vực dự án có kiểu địa hình vùng đồi núi cao (Tây
Nguyên), thảm thực vật rậm rạp (cây công nghiệp chiếm hơn 50%), thung lũng, tuyến đi
qua thị trấn, các xã, bản thuộc khu vực huyện Ea H’Leo.
Phủ lên các kiểu địa hình này là các lớp đất có nguồn gốc bồi tích và sườn tàn tích
với thành phần là sét, sét pha, cát pha có tuổi Đệ tứ (QIV), tổng chiều dày các lớp đất
thay đổi từ 15 đến khoảng 20m tùy từng vị trí khảo sát
3.1.5.2
Đặc điểm địa chất thuỷ văn
Theo quan trắc trong các lỗ khoan thăm dò, mực nước dưới đất trong khu vực khảo
sát nằm cách mặt đất thiên nhiên từ 4,0-5,0m. Nước dưới đất tồn tại trong các lớp cát sét
hoặc cát. Theo các quan trắc tại giếng nước của dân cho thấy mực nước ngầm đều ở độ
sâu lớn hơn 4m, tại thời điểm khảo sát khu vực tuyến đi qua đồi núi không thấy hiện
tượng nước ngầm.

3.1.5.3
Điều kiện địa tầng
Căn cứ vào kết quả khoan khảo sát địa chất công trình và kết quả thí nghiệm trong
phòng tại các lỗ khoan, địa tầng khu vực xây dựng được phân chia thành các lớp đất, đá
mô tả theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau:
Lớp Đ: Đất đắp.
Lớp nằm ngay trên bề mặt địa hình có phạm vi phân bố tập trung chủ yếu ở các
đoạn tuyến giao với đường cũ. Thành phần là sét ít dẻo lẫn dăm sạn, đã được đầm chặt.
Lớp đất đắp nếu tận dụng cần kiểm tra trước khi thi công nền đường.

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

17


DAXD tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng
Gói thầu số 8: Xây lắp đoạn Km12-Km23+341.34
huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk
Bước: Thiết kế BVTC

Lớp B: Bùn cát sạn lẫn đá cục màu xám xanh đen.
Lớp nằm ngay trên bề mặt địa hình có phạm vi phân bố tập trung chủ yếu ở các
khe. Chiều dày lớp khoảng từ 0,5m đến 1,0m, lớp không có ý nghĩa trong thi công nền
đường.
Lớp 1: Sét ít dẻo, màu xám nâu đen lẫn hữu cơ, trạng thái rời rạc.
Lớp nằm ngay trên mặt địa hình, phân bố rộng rãi trong phạm vi khảo sát. Chiều
dày lớp thay đổi khoảng từ 0,2m đến 0,4m. Lớp không có ý nghĩa trong thi công công
trình. Lớp có chiều dày mỏng lên không thể hiện trên cắt dọc địa chất công trình.
Lớp 2: Bụi rất dẻo, màu xám nâu, tím đen, trạng thái dẻo mềm (MH).
Lớp nằm ngay trên mặt địa hình, phân bố từ Km14+450 – Km14+620 và

Km16+530 – Km16+590. Chiều dày lớp khoan qua 2,3m (CH7) và (CH9). Lớp có sức
chịu tải yếu đối với công trình. Áp lực tính toán quy ước: R0= 1,0 kG/cm2, hệ số nén lún
a1-2= 0,111 cm²/kG.
Lớp 3: Bụi rất dẻo, màu xám nâu vàng tím, trạng thái dẻo cứng (MH).
Lớp nằm dưới Đ, B, 1 và nằm ngay trên mặt địa hình, phân bố rộng rãi trong phạm
vi khảo sát. Chiều dày lớp khoan qua thay đổi từ 1,5m (CH10) đến 12m (DS12). Đây là
lớp đất có khả năng chịu tải khá với nền đường. Áp lực tính toán quy ước: R 0= 1,85
kG/cm2, hệ số nén lún a1-2= 0,089 cm²/kG. Chỉ tiêu cơ lý được thể hiện trong bảng 6.
Chú ý: Trong lớp 3 có một đoạn xuất hiện đá tảng lăn thành phần đá bột kết màu
xám nâu, từ Km18+110 – Km18+200 tỉ lệ đá chiếm 5% diện tích,
Lớp 4: Bụi rất dẻo, màu xám xanh, xám nâu, trạng thái dẻo mềm (MH).
Lớp nằm dưới lớp 3, phân bố từ Km18+042 – Km18+140. Chiều dày lớp khoan qua
5,0m (CH10). Lớp có sức chịu tải yếu đối với công trình. Áp lực tính toán quy ước: R0=
1,3 kG/cm2, hệ số nén lún a1-2= 0,054 cm²/kG.
Lớp 5: Bụi rất dẻo, màu xám nâu tím, trạng thái nửa cứng (MH).
Lớp nằm dưới Đ, B, 1 và nằm ngay trên mặt địa hình, phân bố rộng rãi trong phạm
vi khảo sát. Chiều dày lớp khoan qua thay đổi từ 1,5m (CH10) đến 12m (DS12). Đây là
lớp đất có khả năng chịu tải khá tốt với nền đường và cống. Áp lực tính toán quy ước:
R0= 2,7 kG/cm2, hệ số nén lún a1-2= 0,087 cm²/kG.
Lớp 6a: Đá cát bột kết màu xám nâu phong hóa mạnh thành sét ít dẻo lẫn sạn, cục, cứng
đôi chỗ còn phong hóa sót .
Lớp nằm dưới lớp 2, 3 và 5, phân bố từ Km14+336 – Km14+680, Km16+600 –
Km16+840, Km17+270 – Km17+770, Km19+284 – Km19+370. Chiều dày lớp khoan
qua thay đổi từ 0,7m (DS9) đến lớn hơn 8,0m (DS10) vì lỗ khoan kết thúc trong lớp này.
Lớp có khả năng chịu tải rất tốt với nền đường và cống.
Lớp 6b: Đá cát bột kết màu xám nâu phong hóa nứt nẻ nhẹ, cứng.
Lớp nằm dưới lớp 3, 5 và 6a, lớp phân bố từ Km18+150 – Km18+470 và
Km19+160 – Km19+370. Chiều dày lớp khoan qua thay đổi từ 5,2m (LKC1-01) đến lớn
hơn 8,8m (DS12) vì lỗ khoan kết thúc trong lớp này. Lớp có khả năng chịu tải rất tốt với
nền đường và cống.

(Chi tiết xem trong hồ sơ khảo sát địa chất công )

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

18


DAXD tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng
Gói thầu số 8: Xây lắp đoạn Km12-Km23+341.34
huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk
Bước: Thiết kế BVTC

3.2

Vật liệu xây dựng
Theo báo cáo khảo sát mỏ vật liệu xây dựng thực hiện trong giai đoạn trước thì
nguồn vật liệu cho dự án như sau:
3.2.1 Vật liệu đắp
a. Mỏ đất Tân Thành Đạt:
- Đơn vị quản lý: Công ty TNHH xây dựng thương mại và dịch vụ Tân Thành Đạt.
- Vị trí: Khối 5, thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H Leo, tỉnh Đăk Lắk.
- Trữ lượng: Khoảng 500.000 m3.
- Cự ly vận chuyển: Từ mỏ ra đi theo đường đất rộng 6m dài 0,2km, rẽ trái đi theo đường
cấp phối là 0,4km rộng 5,0m (đường cấp V đồng bằng và đồi), rẽ phải đi theo đường Hồ
Chí Minh về cuối tuyến là 8,6km, rộng 12m, (đường cấp III đồng bằng và đồi). Tổng cự
ly vận chuyển đến cuối tuyến là 9,2km
- Mô tả vật liệu: Sét màu xám nâu vàng;
- Chất lượng: Mỏ đất đạt tiêu chuẩn làm vật liệu đắp các lớp nền đường, đắp các lớp sét
bao.
b. Mỏ đất Ea H’Leo.

- Đơn vị quản lý: UBND xã Ea H Leo quản lý.
- Vị trí: Thôn 2B, xã Ea H’Leo, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk.
- Trữ lượng: Khoảng 700.00m3.
- Cự ly vận chuyển: Từ mỏ đi theo đường nhựa thấm nhập là 1,4km rộng 5,0m, (đường
cấp V đồng bằng và đồi), đi tiếp theo đường Hồ Chí Minh về tới đầu tuyến thiết kế là
16km rộng 12m (đường cấp III đồng bằng và đồi). Tổng cự ly vận chuyển đến đầu tuyến
là 17,4km.
- Mô tả vật liệu: Sét pha lẫn sét và sỏi, xám vàng;
- Chất lượng: Mỏ đất đạt tiêu chuẩn làm vật liệu đắp nền đường và các lớp sét bao.
3.2.2 Vật liệu cát xây dựng
a.Mỏ Cát Xuân Hương.
- Đơn vị quản lý: Công ty TNHH xây dựng Xuân Hương quản lý và khai thác.
- Vị trí: Tại xã Ia Marơn, huyện Iapa, tỉnh Gia Lai.
- Trữ Lượng: khoảng 108.110 m3, được bồi đắp hàng năm.
- Cự ly vận chuyển: Từ mỏ ra tới đường Đông Trường Sơn là 0,52km, trong đó có
0,22km đường đất, 0,3km cầu, rộng 3,5m, tải trọng 30 tấn, đi theo đường Đông Trường
Sơn là 0,8km, đường bê tông nhựa rộng 6,0m (đường cấp V đồng bằng và đồi), đi theo
đường ĐT668, ĐT15 đường BTN, láng nhựa, đường BTXM rộng Bn=3,5 – 5m về tới
Km 15+740 của tuyến thiết kế là 40,5km (đường cấp VI đồng bằng và đồi). Tổng cự ly
vận chuyển là 41,82km;
- Chất lượng: Kết quả thí nghiệm cho thấy tại mỏ cát có cát to (trong mỏ có cả cát to, cát
vừa) lẫn sạn, xám nâu vàng, đạt tiêu chuẩn để làm vật liệu đắp nền, cốt liệu cho vữa xây,
cốt liệu cho BTN, BTXM.
b.Mỏ cát Phú Thiện.
- Đơn vị quản lý: Công ty TNHH đầu tư xây dựng Phú Thiện Hưng quản lý và khai thác.
Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

19



DAXD tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng
Gói thầu số 8: Xây lắp đoạn Km12-Km23+341.34
huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk
Bước: Thiết kế BVTC

- Vị trí: Tại thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai.
- Trữ Lượng: khoảng 46,482 m3, được bồi đắp hàng năm.
- Cự ly vận chuyển: Từ mỏ đi theo đường đất ra tới QL25 là 1km, rộng 4m, đi theo
QL25 là 22,15km, đường BTN, rộng 6m (đường cấp V đồng bằng và đồi), đi theo đường
ĐT668, ĐT695 (TL15) đường BTN, láng nhựa, đường BTXM rộng Bn=3,5 – 5m về tới
Km15+740 của tuyến thiết kế là 40,5km (đường cấp V đồng bằng và đồi). Tổng cự ly
vận chuyển đến KM14+740 là 63,65 km;
- Một số chỉ tiêu cơ bản của mỏ cát
- Chất lượng: Kết quả thí nghiệm cho thấy tại mỏ cát có cát to, cát vừa lẫn sạn, xám nâu
vàng, đạt tiêu chuẩn để làm vật liệu đắp nền, cốt liệu cho vữa xây, cốt liệu cho BTN,
BTXM.
c. Bãi tập kết cát Ninh Lợi.
- Đơn vị quản lý: Công ty TNHH xây dựng Ninh Lợi quản lý và khai thác.
- Vị trí: Tại thôn 3, Ea Nam, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk.
- Trữ Lượng: khoảng 5000 m3.
- Cự ly vận chuyển: Bãi nằm sát QL14 từ mỏ về cuối tuyến thiết kế là 1,1km (đường cấp
IV đồng bằng và đồi);
3.2.3 Vật liệu đá
a. Mỏ đá Tân Thành Đạt
- Đơn vị quản lý: Công ty TNHH xây dựng thương mại và dịch vụ Tân Thành Đạt.
- Vị trí: Khối 5, thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H Leo, tỉnh Đăk Lắk.
- Trữ lượng: Trữ lượng được đánh giá khoảng 1.946.941m 3, công suất khai thác
90.000m3/năm
- Cự ly vận chuyển: Từ mỏ ra đi theo đường đất rộng 6m dài 0,2km, rẽ trái đi theo đường
cấp phối là 0,4km rộng 5,0m (đường cấp V đồng bằng và đồi), rẽ phải đi theo đường Hồ

Chí Minh về cuối tuyến là 8,6km, rộng 12m, (đường cấp IV đồng bằng và đồi). Tổng cự
ly vận chuyển đến cuối tuyến là 9,2km
- Một số chỉ tiêu cơ lý của mỏ đá
- Chất lượng: Kết quả thí nghiệm cho thấy đá tại mỏ có thành phần là Đá bazan, xám
xanh đen, đạt tiêu chuẩn làm cốt liệu cho BTXM đến mác 550KG/cm 2, đá xây, sản xuất
cấp phối đá dăm các loại, không đạt tiêu chuẩn làm cốt liệu cho BTN do có độ dính bám
với nhựa chỉ đạt cấp 2.
b. Mỏ đá Duy Nhất.
- Đơn vị quản lý mỏ: Doanh nghiệp tư nhân Duy Nhất quản lý.
- Vị trí: Thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai
- Trữ lượng: Trữ lượng được đánh giá khoảng 129,750m 3, công suất khai thác
10.000m3/năm.
- Cự ly vận chuyển: Từ mỏ ra QL14 tại Km1650+200 là 2,0km đường cấp phối đá dăm,
rộng 5m, (đường cấp VI đồng bằng và đồi) đi theo QL14 về tới đầu tuyến thiết kế là
37km, (đường cấp III đồng bằng và đồi). Tổng cự ly từ mỏ về đầu dự án 39km, (từ mỏ
về vận chuyển qua trạm thu phí trên QL14);
Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

20


DAXD tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng
Gói thầu số 8: Xây lắp đoạn Km12-Km23+341.34
huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk
Bước: Thiết kế BVTC

- Chất lượng: Kết quả thí nghiệm cho thấy đá tại mỏ có thành phần là Đá Bazan xám,
xám xanh, đạt tiêu chuẩn làm cốt liệu cho BTXM đến mác 445KG/cm 2, đá xây, sản xuất
cấp phối đá dăm các loại, không đạt tiêu chuẩn làm cốt liệu cho BTN do cường độ kháng
nén <1000KG/cm2

c. Mỏ đá Việt Hà.
- Đơn vị quản lý mỏ: Xí nghiệp Việt Hà quản lý.
- Vị trí: Buôn Mlang, xã Ea Siên, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk.
- Trữ lượng: Trữ lượng được đánh giá khoảng 1.200.000m3.
- Cự ly vận chuyển: Từ mỏ theo đường cấp phối là 0,3km, rộng 5m, rẽ trái đi theo đường
nhựa thấm nhập ra QL14 là 5,9km, rộng 5m, (đường cấp V đồng bằng và đồi) đi theo
QL14 về tới cuối tuyến thiết kế là 35,2km, (đường cấp III đồng bằng và đồi). Tổng cự ly
từ mỏ về cuối dự án 41,5km;
- Một số chỉ tiêu cơ lý của mỏ đá
- Chất lượng: Kết quả thí nghiệm cho thấy đá tại mỏ có thành phần là Đá bazan xám
xanh đen, đạt tiêu chuẩn làm cốt liệu cho BTXM đến mác 520KG/cm 2, BTN, đá xây, sản
xuất cấp phối đá dăm các loại.
d. Mỏ đá Sài Gòn.
- Đơn vị quản lý mỏ: Công ty TNHH xây dựng và thương mại Sài Gòn quản lý.
- Vị trí: Tiểu khu 40, xã Ea Sol, huyện Ea H' Leo, tỉnh Đắk Lắk.
- Trữ lượng: Trữ lượng được đánh giá khoảng 1.000.000m3.
- Cự ly vận chuyển: Từ mỏ ra ĐT668 là 0,2km đường cấp phối dăm, rộng 5m, (đường
cấp VI đồng bằng và đồi) đi theo ĐT668 và ĐT495 (TL15) về tới Km15+740 của tuyến
thiết kế là 17,4km, (đường cấp V đồng bằng và đồi). Tổng cự ly là 17,6km;
- Một số chỉ tiêu cơ lý của mỏ đá
- Chất lượng: Kết quả thí nghiệm của mỏ cho thấy đá tại mỏ có thành phần là Đá bazan
xám xanh đen, đạt tiêu chuẩn làm cốt liệu cho BTXM, đá xây, sản xuất cấp phối đá dăm
các loại, không đạt tiêu chuẩn làm cốt liệu cho BTN do cường độ kháng nén
<1000KG/cm2
3.2.4 Trạm Trộn bê tông nhựa.
- Đơn vị quản lý trạm: Công ty TNHH xây dựng và thương mại Sài Gòn quản lý.
- Vị trí: Tiểu khu 4, xã Ea Sol, huyện Ea H' Leo, tỉnh Đắk Lắk.
- Công suất: Khoảng 80 tấn/giờ.
- Cự ly vận chuyển: Từ mỏ ra ĐT668 là 0,2km đường cấp phối dăm, rộng 5m, (đường
cấp VI đồng bằng và đồi) đi theo ĐT668 và ĐT695 (TL15) về tới Km15+740 của tuyến

thiết kế là 17,4km, (đường cấp V đồng bằng và đồi). Tổng cự ly là 17,6km;
3.3 Bãi đổ vật liệu thừa
Các vị trí đổ vật liệu thừa đã thỏa thuận với địa phương, nằm tập trung tại khu vực
hai bên đường ĐT695 gần nút giao với ĐT695 và dọc đường Hồ Chí Minh hiện tại
(QL14), cụ thể như sau:
a. Các bãi đã điều tra trong bước Báo cáo nghiên cứu khả thi

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

21


DAXD tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng
Gói thầu số 8: Xây lắp đoạn Km12-Km23+341.34
huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk
Bước: Thiết kế BVTC

- Vị trí 1: xã Ea H’leo tại Km1674+500 của đường Hồ Chí Minh bãi đổ thải bên phải
đường cách đường Hồ Chí Minh khoảng 100m, đổ thải vào khu vực thao trường Quân sự
trữ lượng là: 40.000m3 (chiều rộng 100m, chiều dài 200m, chiều cao 2m).
- Vị trí 2: xã Ea H’leo tại Km1676+600 của đường Hồ Chí Minh bãi đổ thải bên trái
đường cách đường Hồ Chí Minh khoảng 1,1km đổ thải vào đường đất của Thôn 2C trữ
lượng là: 15.000m3 (chiều rộng 5m, chiều dài 3000m, chiều cao 1m).
- Vị trí 3: xã Ea H’leo tại Km1676+600 của đường Hồ Chí Minh bãi đổ thải bên trái
đường cách đường Hồ Chí Minh khoảng 2,2 km đổ thải vào đường đất của Thôn 2C trữ
lượng là: 4000m3 (chiều rộng 4m, chiều dài 1000m, chiều cao 1m).
- Vị trí 4: xã Dliê Yang tại Km15+740 của tuyến tránh Ea Drăng rẽ trái khoảng 100m bãi
đổ thải bên trái đường ĐT687 cách đường khoảng 15m trữ lượng là: 277.500m 3 (chiều
rộng khoảng 131m, chiều dài 350m, chiều cao 6m).
- Vị trí 5: xã Dliê Yang tại Km15+740 của tuyến tránh Ea Drăng rẽ trái theo đường

DT687 khoảng 1km bãi đổ thải, bên phải đường ĐT695 đổ đất thải vào sân bóng đá
trung tâm xã trữ lượng là: 60.000m3 .
- Vị trí 6: xã Dliê Yang tại Km15+740 của tuyến tránh Ea Drăng rẽ phải theo đường
ĐT695 khoảng 0,85km, bãi đổ thải bên phải đường ĐT695 cách đường khoảng 30m đổ
đất thải vào nhà văn hóa trung tâm xã trữ lượng là: 90.000m3 .
- Vị trí 7: xã Ea Răl tại Km1+500 của tuyến tránh Ea Drăng rẽ trái vào khoảng 300m,
cuối đường nhựa bên phải đường, đổ đất thải vào khu đất trũng trữ lượng là: 150.000m 3 .
(chiều dài 300m, chiều rộng 100m, chiều cao 5m).
-Vị trí 8: xã EaRăl tại Km1688+150 của đường Hồ Chí Minh, phía bên trái đường Hồ
Chí Minh đổ đất thải vào khu đất trũng trữ lượng là: 160.000m 3 .(chiều dài 320m, chiều
rộng 125m, chiều cao 4m).
Vị trí 9: xã EaRăl tại Km1688+200 của đường Hồ Chí Minh bãi đổ thải bên trái đường
cách đường Hồ Chí Minh khoảng 0,1km đổ thải vào khu đất trũng: 54.000m 3 (chiều dài
120m, chiều rộng 150m, chiều cao 3m).
Vị trí 10: xã Ea Răl tại Km1688+800 của đường Hồ Chí Minh bãi đổ thải bên trái đường
cách đường Hồ Chí Minh khoảng 20m đổ thải vào khu đất trũng: 100.000m 3 (chiều rộng
100m, chiều dài 200m, chiều cao 5m).
Vị trí 11: xã Ea Nam tại Km1707+600 đến Km1708 của đường Hồ Chí Minh, bãi đổ thải
bên trái đường cách đường Hồ Chí Minh khoảng 20m đổ thải vào khu đất trũng:
60.000m3 (chiều dài 400m, chiều rộng 60m, chiều cao 2,5m).
Vị trí 12: xã Ea Nam tại Km1707+800 đến Km1708+100 của đường Hồ Chí Minh, bãi
đổ thải bên phải đường cách đường Hồ Chí Minh khoảng 20m đổ thải vào khu đất trũng:
45.000m3 (chiều dài 300m, chiều rộng 60m, chiều cao 2,5m).
b. Các bãi điều tra bổ sung trong giai đoạn này
- Vị trí bổ sung1 : xã Dliê Yang tại Km15+700 của tuyến tránh EADrăng bên phải tuyến,
tại dốc Ba Na cách tim tuyến chính khoảng 15m. trữ lượng là: 16.200m 3 (chiều dài 60m,
chiều rộng khoảng 45m, chiều cao 6m).
- Vị trí bổ sung2: xã Dliê Yang tại Km15+740 của tuyến tránh EADrăng rẽ trái theo
đường DT687 khoảng 0.46km bãi đổ thải bên trái đường DT687. Cách DT687 5m, trữ
lượng là: 110.400m3 (chiều dài 230m, chiều rộng khoảng 120m, chiều cao 4m).

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

22


DAXD tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng
Gói thầu số 8: Xây lắp đoạn Km12-Km23+341.34
huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk
Bước: Thiết kế BVTC

Lưu ý: Trước khi tiến hành đổ thải, nhà thầu thi công cần làm việc với địa phương
và các đơn vị có liên quan để hoàn chỉnh các thủ tục. Trong quá trình thi công, tùy theo
cự ly và khối lượng đổ thải thực tế sẽ được TVGT, Chủ đầu tư xác nhận.

CHƯƠNG 4.

QUY MÔ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT

4.1 Quy mô
Theo Báo cáo nghiên cứu khả thi được Bộ GTVT phê duyệt, quy mô và tiêu
chuẩn kỹ thuật chính như sau:
- Giai đoạn hoàn chỉnh: đường cao tốc cấp 80-100;
- Quy mô giai đoạn phân kỳ đầu tư: Đường cấp IV, bề rộng nền đường B=9m, gồm 2 làn
xe cơ giới (TCVN 4054-2005). Riêng các yếu tố về bình diện và cắt dọc tuyến áp dụng
theo tiêu chuẩn đường cao tốc để có thể tận dụng tối đa khi nâng cấp, mở rộng theo quy
mô quy hoạch trong tương lai.
Quy mô mặt cắt ngang:
• Giai đoạn hoàn chỉnh theo quy hoạch: đường cao tốc gồm 4-6 làn xe.




Giai đoạn phân kỳ đầu tư: đường cấp IV gồm 2 làn xe.

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

23


DAXD tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng
Gói thầu số 8: Xây lắp đoạn Km12-Km23+341.34
huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk
Bước: Thiết kế BVTC

mÆt c¾t ngang ®iÓn h×
nh

1/1

6%

2%

2%

6%

Bảng tổng hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu
TT

Hạng mục


Đ.vị

Đề xuất

1

Cấp đường (TCVN 4054-2005)

-

Đường cấp IV

2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Tốc độ thiết kế
Độ dốc dọc tối đa
Chiều dài đổi dốc tối thiểu
Bán kính đường cong bằng tối thiểu
Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu

Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu
Chiều dài đường cong đứng tối thiểu
Tần suất thiết kế
Tải trọng thiết kế đường, cống tròn
Tải trọng thiết kế cầu, cống hộp lớn
Quy mô mặt cắt ngang:
- Bề rộng nền đường
- Bề rộng mặt đường
- Bề rộng lề đất (châm trước không gia cố)
Cường độ mặt đường tối thiểu

km/h
%
m
m
m
m
m
%

60 Km/h
6
200
Rmin = 240m
3000
2000
70
1%
H30 - XB80
HL93


m
MPa

9,0m
2 x 3,5m = 7,0m
2 x 1,0m = 2,0m
130

13

Ghi chú: Riêng đoạn nối từ đường Hồ Chí Minh hiện trạng vào đường HCM theo
quy hoạch các tiêu chuẩn theo đường cấp IV, tần suất thiết kế H4%.
4.2

Quy trình, quy phạm áp dụng

Tiêu chuẩn áp dụng cho dự án theo danh mục các tiêu chuẩn do Bộ GTVT phê
duyệt tại quyết định 1776/QĐ-BGTVT ngày 21/6/2017 và phê duyệt bổ sung tại Quyết
định số 2403/QĐ-BGTVT ngày 15/8/2017.

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

24


DAXD tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng
Gói thầu số 8: Xây lắp đoạn Km12-Km23+341.34
huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk
Bước: Thiết kế BVTC


CHƯƠNG 5. CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
5.1.

Hướng tuyến

Hướng tuyến phù hợp với hướng tuyến trong bước Báo cáo nghiên cứu khả thi
được duyệt, phạm vi nghiên cứu của gói thầu số 8 xác định như sau:
- Điểm đầu gói thầu: Từ Km12+000 thuộc xã Dliê Yang, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk
(Giáp nối với Gói thầu số 7) tuyến rẽ phải, đi trùng tim đường HCM quy hoạch, giao với
ĐT695 (TL15) tại Km15+740, đến Km21+280 tuyến tách khỏi tim đường Hồ Chí Minh
quy hoạch, đi ra phía Đông thôn 3 xã Ea Nam sau đó nhập vào Km1709+436 đường
HCM hiện tại.
- Điểm cuối gói thầu: Km23+341,34 thuộc xã Ea Nam, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk
(tương ứng Km1709+436 đường Hồ Chí Minh hiện tại).
- Chiều dài gói thầu: 11,35 km (đã xét đến lý trình đặc biệt tại Km20)
Hướng tuyến và quy mô đã được sự thống nhất của địa phương trong bước Báo cáo
nghiên cứu khả thi (Văn bản số 5260/UBND-CN ngày 7/7/2017 của UBND tỉnh tỉnh
Đắk Lắk; Văn bản số 1040/SGTVT-KCHT ngày 03/7/2017 của Sở GTVT Đắk Lắk).
5.2.

Thiết kế bình đồ tuyến

Bình diện tuyến tuân theo hướng tuyến đã được phê duyệt trong giai đoạn nghiên
cứu khả thi, phù hợp với hướng tuyến đường Hồ Chí Minh theo quy hoạch.
Đoạn tuyến có 5 đường cong nằm, bình quân ≈ 3km có 1 đường cong; bán kính
R=650m – 15000m, tổng chiều dài đường cong nằm là 4,27km chiếm khoảng 37% chiều
dài đoạn tuyến. Bình diện tuyến hoàn toàn đáp ứng quy mô đường cao tốc trong tương
lai. Kết quả thiết kế bình đồ được thể hiện trong bảng sau:
Tên

đỉnh
D4
D5
D6
D7
D8
5.3.

Tọa độ
X (m)
1463110.996
1461709.047
1460064.776
1454886.057
1452469.189

Y(m)
469518.946
472796.535
472581.489
471763.610
472624.180

Hướng
rẽ
T
P
P
T
P


Độ
138
105
178
151
97

Góc A
Phút
24
42
28
25
46

Giây
46
25.5
35.4
34
38.9

R
(m)
2750
1000
15000
800
650


L
(m)
300
150
150
150

Thiết kế trắc dọc tuyến

* Nguyên tắc thiết kế: Cắt dọc tuyến được thiết kế dựa trên những điểm khống chế cơ
bản như sau:
Cắt dọc tuyến được thiết kế trên cơ sở trắc dọc tuyến cao tốc (đảm bảo tần suất
thủy văn P=1%, riêng đoạn không đi trùng đường HCM quy hoạch theo tần suất 4%)
có tính đến phần kết cấu mặt đường trong tương lai theo quy mô đường cao tốc.
- Đi qua các điểm khống chế (đầu tuyến, cuối tuyến, điểm giao).
Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

25


×