Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Thuyết minh chung trục đường năm kéo dài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 61 trang )

Đường trục trung tâm khu đô thị phía Nam QL5 kéo dài
Đoạn từ Km1+892,92 đến giao ĐT.387

Báo cáo nghiên cứu khả thi

MỤC LỤC

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

1


Đường trục trung tâm khu đô thị phía Nam QL5 kéo dài
Đoạn từ Km1+892,92 đến giao ĐT.387

CÔNG TY CỔ PHẦN
TƯ VẤN THIẾT KẾ ĐƯỜNG BỘ

Báo cáo nghiên cứu khả thi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2018

ĐƯỜNG TRỤC TRUNG TÂM KHU ĐÔ THỊ PHÍA NAM QL5 KÉO DÀI
ĐOẠN TỪ KM1+892,92ĐẾN GIAOĐT.387
HUYỆN MỸ HÀO, TỈNH HƯNG YÊN

BƯỚC: BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI

THUYẾT MINH CHUNG


CHƯƠNG 1.
1.1

GIỚI THIỆU CHUNG

Giới thiệu chung

Hưng Yên được xác định nằm trong vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ, đặc biệt là
khu vực Phố Nối thuộc địa phận hai huyện Yên Mỹ và Mỹ Hào; đây là lợi thế để Hưng
Yên phát triển kinh tế xã hội. Để phát huy hết các thế mạnh của tỉnh, trước hết phải ưu
tiên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, trong đó hạ tầng giao thông có vai trò quan
trọng cần được ưu tiên phát triển trước.Trước tình hình đó, tỉnh Hưng Yên đã chủ
trương xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông tạo đà cho phát triển.
Dự án xây dựng đường trục trung tâm khu đô thị phía nam QL5, đoạn Km0 –
Km1+892,92 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2016 với quy mô thiết kế theo
tiêu chuẩn đường đô thị (Bnền=69m, trong đó: bề rộng dải phân cách giữa Bgpc=11,5m;
bề rộng dải an toàn Bat=2x0.5m=1,0m;bề rộng mặt đường gồm 10 làn xe cơ giới
Bmặt=10x3,75m = 37,5m; vỉa hè Bvh=2x10m = 20m; mặt đường thảm BTNC hai lớp
dày 7cm+5cm = 12cm trên móng CPĐD; hoàn chỉnh hệ thống thoát nước, cây xanh,
điện chiếu sáng).
Đoạn tuyến này nằm trong đường tỉnh quy hoạch mới từ QL.38 xã Minh Đức qua
Ngọc Lâm, Xuân Dục, huyện Mỹ Hào đến Liêu Xá, huyện Yên Mỹ đi trùng với đường
trục trung tâm khu đô thị phía Nam QL.5 đến giao QL.39, giao ĐT.196 đến khoảng
thôn Dịch Chi của xã Ngọc Long, huyện Yên Mỹ, sau đó đi xuống giao với ĐT.199 tại
thôn Thụy Lân, xã Thanh Long, huyện Yên Mỹ, tổng chiều dài khoảng 14,5km, quy
mô là đường cấp III, đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.
Công trình đường trục trung tâm khu đô thị phía nam QL5 kéo dài, đoạn từ
Km1+892,92 đến giao ĐT.387, huyện Yên Mỹ và Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên đã được
UBND tỉnh Hưng Yênphê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1357/QĐ-UBND
ngày 16/5/2017 nhằm hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện để phát triển

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

2


Đường trục trung tâm khu đô thị phía Nam QL5 kéo dài
Đoạn từ Km1+892,92 đến giao ĐT.387

Báo cáo nghiên cứu khả thi

đô thị, công nghiệp và thu hút đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các huyện:
Yên Mỹ, Mỹ Hào nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung.Dự án được đầu tư bằng
nguồn vốn từ quỹ đất Dự án Khu đô thị phía Bắc đường trục trung tâm khu đô thị phía
Nam QL5 và ngân sách Tỉnh.
1.2
-

Tên dự án:

Đường trục trung tâm Khu đô thị phía Nam QL5 kéo dài, đoạn từ Km1+892,92 đến
giao ĐT.387, huyện Yên Mỹ và Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Bước: Báo cáo nghiên cứu khả thi.

-

1.3 Phạm vi nghiên cứu
-

Điểm đầu (Km0)


Điểm cuối
(Km2+574,62)

: Xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên (tương ứng lý
trình Km1+892,92 theo lý trình đường trục trung tâm).
: Xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên(tương ứng
lý trình Km10+341.43 theo lý trình Dự án nâng cấp cải tạo
ĐT.387chuẩn bị triển khai thi công)

-

Chiều dài tuyến

: 2,57 km

-

Địa bàn

: Hướng tuyến nghiên cứu đi qua địa bàn xã Dị Sử,xã Hưng
Long và xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

1.4 Mục tiêu nghiên cứu
-

Đầu tư dự án đường trục trung tâm Khu đô thị phía Nam QL5 kéo dài, đoạn từ
Km1+892,92 đến giao ĐT.387 nhằm các mục tiêu sau:

-


Tạo ra một trục đường bộ trung tâm hiện đại, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, phù hợp
với quy hoạch; tạo điều kiện cho phát triển các khu đô thị, công nghiệp và phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh và khu vực;

-

Tuyến sẽ nối liền từ QL.39 đến ĐT.387, giúp cho các phương tiện vận chuyển
trong khu vực từ QL.39 đi ĐT.387 không phải qua QL.5, giảm bớt lưu lượng tham gia
giao thông cho QL.5 đoạn này; rút ngắn khoảng cách và thời gian vận chuyển cho các
phương tiện giao thông.

-

Góp phần chung cho hình thành khu đô thị Phố Nối đông thời sẽ thu hút các nhà
đầu tư đến với huyện, Mỹ Hào, Yên mỹ nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung. Phát
triển đô thị tạo ra một quỹ nhà ở đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân địa phương, đặc
biệt là công nhân trong các khu công nghiệp

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

3


Đường trục trung tâm khu đô thị phía Nam QL5 kéo dài
Đoạn từ Km1+892,92 đến giao ĐT.387

Báo cáo nghiên cứu khả thi

Hình1: Bản đồ tổng hướng tuyến


1.5
-

Các căn cứ pháp lý

Luật Xây dựng (Luật số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014);
Văn bản số 3482/BXD-HĐXD ngày 30/12/2014 của Bộ Xây dựng về việc thực
hiện Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;

-

Luật Bảo vệ môi trường (Luật số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014)

-

Luật Giao thông đường bộ (Luật số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008);

-

Luật Đất đai (Luật số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013);

-

Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư
xây dựng;

-

Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và
bảo trì công trình xây dựng;


-

Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
công trình;

-

Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

4


Đường trục trung tâm khu đô thị phía Nam QL5 kéo dài
Đoạn từ Km1+892,92 đến giao ĐT.387

Báo cáo nghiên cứu khả thi

-

Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về quản lý
và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày
03/9/2013 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP;

-

Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 20/7/2011 của UBND tỉnh Hưng Yên ban

hành quy định phân công nhiệm vụ và phân cấp quản lý trong các lĩnh vực quy hoạch
xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý chi phí đầu tư xây dựng
công trình trên địa bản tỉnh

-

Quyết định số 3000/QĐ-UB ngày 15/7/2005 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc
phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng đường trục trung tâm Khu đô thị phía Nam QL5;

-

Quyết định số 421/QĐ-UBND ngày 20/3/2012 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên giai đoạn
2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030;

-

Quyết định số 2086/QĐ – UBND ngày 29/11/2012 về việc phê duyệt quy hoạch
chung xây dựng huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030;

-

Quyết định số 1920/QĐ – UBND ngày 30/9/2010 về việc phê duyệt điều chỉnh quy
hoạch chung xây dựng đô thị Phố Nối, tỉnh Hưng Yên,

-

Quyết định số 1911/QĐ - UBND ngày 11/11/2011 của UBND tỉnh Hưng Yên về
việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 phân khu B, khu đô thị phía
Bắc QL5 - đô thị mới Phố Nối;


-

Quyết định số 1357/QĐ - UBND ngày 16/5/2017 của UBND tỉnh Hưng Yên về
việc phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đường trục trung tâm khu đô thị
phía Nam QL5 kéo dài, đoạn từ Km1+892,92 đến giao ĐT.387.
1.6

-

Nguồn tài liệu sử dụng

Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Hưng Yên đến năm 2020;

-

Báo cáo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yênđến năm 2020, định hướng 2030
và tầm nhìn đến năm 2050;

-

Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

-

Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên giai đoạn
2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030;

-


Hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn do Công ty CP TVTK Đường bộ thực
hiện năm 2017;

-

Và các tài liệu khác có liên quan.

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

5


Đường trục trung tâm khu đô thị phía Nam QL5 kéo dài
Đoạn từ Km1+892,92 đến giao ĐT.387

1.7

Báo cáo nghiên cứu khả thi

Tổ chức thực hiện
Cơ quan quyết định đầu tư

: UBND tỉnhHưng Yên

Cơ quan Nhà nước có thẩm
: Sở Giao thông vận tải Hưng Yên
quyền

1.8


Công ty CP Đầu tư bất động sản và
Thương mại Thăng Long

Nhà đầu tư

:

Cơ quan tư vấn lập dự án

: Công ty CP TVTK Đường bộ

Tiến độ thực hiện

: 2017 - 2018

Hình thức đầu tư:

Dự án đường trục trung tâm Khu đô thị phía Nam QL5 kéo dài, đoạn từ
Km1+892,92 đến giao ĐT.387, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nằm trong danh mục
các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng được sử dụng quỹ đất tạo vốn theo Quyết định số
22/2003/QĐ-BTC ngày 18/02/2013 của Bộ Tài chính.

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

6


Đường trục trung tâm khu đô thị phía Nam QL5 kéo dài
Đoạn từ Km1+892,92 đến giao ĐT.387


CHƯƠNG 2.
2.1

Báo cáo nghiên cứu khả thi

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI, HIỆN TRẠNG VÀ
CÁC QUY HOẠCH GIAO THÔNG VẬN TẢI

Điều kiện kinh tế - xã hội của dự án

2.1.1 Phạm vi ảnh hưởng của dự án
Thị trấn Bần Yên Nhân là trung tâm đô thị của huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
với các cơ quan công sở và nhà dân được xây dựng dọc theo quốc lộ 5 hiện tại. Trong
những năm qua, cùng với sự phát triển chung của tỉnh Hưng Yên, thị trấn Yên Mỹcũng
có bước phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân không ngừng được cải
thiện. Cùng với sự phát triển về kinh tế, số lượng các phương tiện giao thông trên quốc
lộ 5 tăng nhanh trong thời gian vừa qua, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, ảnh
hưởng đến đời sống dân cư và sự phát triển chung của đô thị. Vì vậy, việc mô tả các
điều kiện kinh tế - xã hội sau đây cũng tập trung vào khu vực ảnh hưởng trực tiếp của
dự án.
2.1.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
2.1.2.1Huyện Mỹ Hào
a. Vị

trí địa lý khí hậu

Mỹ Hào là huyện thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh
Hưng Yên, trong giới hạn địa lý có tọa độ từ 20 053’đến 20058’ vĩ độ Bắc, 106002’ đến
106010’ kinh độ Đông. Mỹ Hào có địa giới hành chính:

-

Phía Bắc: giáp huyện Văn Lâm;

-

Phía Nam: giáp huyện Ân Thi;

-

Phía Tây: giáp huyện Yên Mỹ;

-

Phía Đông: giáp huyện Cẩm Giàng, huyện Bình Giang (tỉnh Hải Dương)

-

Khí hậu: Khí hậu huyện Mỹ Hào mang tính chất nhiệt đới gió mùa, hằng năm chia
thành hai mùa nóng, lạnh rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 24 oC. Mùa nóng từ
tháng 4 đến tháng 10 có mưa nhiều; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, ít mưa.
Độ ẩm không khí trung bình năm 87,5%. Lượng mưa trung bình năm: 1.500 1.600mm. Gió Đông Bắc thổi vào mùa lạnh và gió Đông Nam thổi vào mùa nóng. Vào
tháng 6, tháng 7 xuất hiện đợt gió khô nóng, mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm
sau có những đợt rét đậm kéo dài. Khí hậu tương đối thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm.

-

Đặc điểm thổ nhưỡng: Đất đai trong tỉnh được hình thành do phù sa sông Hồng bồi
đắp. Thành phần cơ giới của đất, từ đất thịt nhẹ đến đất thịt pha nhiễm chua.

b. Diện

-

tích - dân số

Huyện Mỹ Hào có diện tích 9710,96 ha, 13 đơn vị hành chính (12 xã và 01 thị
trấn).
Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

7


Đường trục trung tâm khu đô thị phía Nam QL5 kéo dài
Đoạn từ Km1+892,92 đến giao ĐT.387
-

Báo cáo nghiên cứu khả thi

Dân số: theo số liệu thống kế đến 31 tháng 12 năm 2014, dân số huyện Mỹ Hào có
khoảng 152.605 người.
c. Các

chỉ tiêu tổng hợp kinh tế - xã hội của tỉnh

-

Trong nhưng năm qua, huyện Mỹ Hào đã có những chuyển biến mạnh mẽ, trở
thành huyện hàng đầu của tỉnh về phát triển kinh tế. Mức tăng trưởng hàng năm liên
tục đạt mức cao trên 10%; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng

công nghiệp – xây dựng và thương mại-dịch vụ không ngừng tăng lên; giảm tỷ trọng
nông nghiệp.Thu nhập bình quân đầu người hiện nay đạt 45,7 triệu đồng/năm. Sản
xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao, toàn huyện có diện tích lúa chất lượng cao là
3.180ha, diện tích lúa lai là 182ha, 202 ha cây vụ đông các loại …, hàng năm giá trị
sản xuất nông nghiệp đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.

-

Cùng với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa – xã hội đạt được nhiều tiến bộ. Đến
nay, toàn huyện có 34/46 Trường học đạt chuẩn quốc gia; có 13/13 xã, thị trấn đạt Tiêu
chí quốc gia về y tế; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều còn 3,7% theo chuẩn nghèo
mới năm 2016.
2.1.2.2Thị trấn Bần Yên Nhân
a. Vị

trí địa lý – khí hậu

-

Thị trấn Bần Yên Nhân là trung tâm huyện Mỹ Hào, cách thủ đô Hà Nội 25 km về
phía Đông Bắc, cách thành phố Hải Dương 30 km về phía Tây và cách thành phố
Hưng Yên 36 km về phía Bắc, nằm ở vị trí giao lưu kinh tế khu vực Bắc Bộ thông qua
QL5, tạo nên điểm gắn kết kinh tế giữa thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Vì vậy, có
thể khẳng định Mỹ Hào là đầu mối giao thông quan trọng, liên lạc, giao lưu kinh tế,
văn hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giữa các cụm huyện phía Bắc với tỉnh
Hưng Yên và các tỉnh lân cận, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

-

Sau 28 năm, thị trấn kể từ khi thành lập năm 1989, đã có những bước phát triển

mạnh về kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân đô thị nâng lên nhiều
mặt. Tổng thu ngân sách năm 2016 đạt hơn 405 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người
năm 2016 hơn 45 triệu đồng (bằng 0,93 lần so với bình quân đầu người của cả nước),
mức tăng trưởng kinh tế 3 năm gần đây đều đạt hơn 13%, 14%, tỷ lệ hộ nghèo trong
khu dân cư tập trung hơn 4%.
b. Diện

tích - dân số

Thị trấn Bần Yên Nhân có diện tích 5,74 km², dân số năm 1999 là 8.228
người, mật độ dân số đạt 1.433 người/km. Năm 2014 thị trấn đã được công nhận là đô
thị loại IV.
2.1.3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
a. Mục

tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

8


Đường trục trung tâm khu đô thị phía Nam QL5 kéo dài
Đoạn từ Km1+892,92 đến giao ĐT.387

Báo cáo nghiên cứu khả thi

Những chỉ tiêu chính được đề ra là: Tăng trưởng bình quân năm: GRDP tăng từ
7,5 - 8%; giá trị sản xuất nông nghiệp - thủy sản tăng từ 2,5 - 3%, chỉ số sản xuất công
nghiệp tăng từ 9 - 10%, thương mại - dịch vụ tăng 8,5 - 9,5%; kim ngạch xuất khẩu

tăng bình quân 16%; duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%.Cơ cấu kinh tế: Công
nghiệp, xây dựng 55% - dịch vụ 37% - nông nghiệp 8%; giá trị thu được bình quân
210 triệu đồng/ha; 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; tổng thu ngân sách trên địa
bàn đạt trên 13.000 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 9.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu
đạt 05 tỷ USD; GRDP bình quân đầu người 75 triệu đồng; tỷ lệ đô thị hóa đạt 40,5%;
tỷ lệ hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh đạt 98%; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2%; tỷ lệ
lao động qua đào tạo đạt 65%; 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ
lệ người dân có thẻ bảo hiểm y tế đạt trên 90%; 90% số cơ quan, đơn vị, gia đình và
87% số làng, khu phố đạt danh hiệu văn hóa; thị xã Mỹ Hào đạt đô thị loại III.
b. Định



hướng phát triển các ngành kinh tế chủ yếu

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
Thực hiện và đưa vào sử dụng hiệu quả quỹ đất trên cơ sở hiện trạng và quy
hoạch các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp được duyệt trên địa bàn huyện như:
KCN Minh Quang, KCN Thăng Long II, KCN Dệt may Phố Nối, KCN Minh Đức. Dự
kiến phát triển bổ sung Khu dịch vụ công nghiệp Minh Quang (khoảng 22ha) thuộc địa
phận quản lý của xã Minh Đức nhằm phát triển các loại hình dịch vụ phụ trợ các KCN
như: kho bãi, trưng bày sản phẩm, trung tâm phân phối thiết bị sản xuất công nghiệp...;
Quy hoạch khu chế biến và phân phối sản phẩm ngành chăn nuôi thuộc xã Hoà Phong
có quy mô khoảng 3 l,5ha với mô hình hoạt động liên hoàn và hỗ trợ đầu ra cho ngành
chăn nuôi khu vực.
Mục tiêu xây dựng cụm công nghiệp để tạo môi trường thuận lợi thu hút các dự
án đầu tư, di dời các cơ sở chế biến ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong
khu dân cư, nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, giải quyết việc làm cho nhân dân địa
phương, tạo hướng phát triển bền vững, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương.




Nông - lâm - thủy sản
Các khu phát triển nông nghiệp gồm: Khu sản xuất nông nghiệp tập trung Dương
Quang, Hoà Phong (khoảng 283,7ha) với tính chất sản xuất nông nghiệp chất lượng
cao kết hợp du lịch, dịch vụ nông thôn đặc thù và các hoạt động sản xuất nông nghiệp
khác theo hướng phục vụ đô thị kết hợp nghỉ duỡng, tham quan. Các khu sản xuất
nông nghiệp (khoảng 1490,6ha) thuộc các xã Hưng Long, Ngọc Lâm, Dương Quang Hoà Phong và Phan Đình Phùng với tính chất phát triển nông nghiệp canh tác công
nghệ cao và nuôi trồng thuỷ sản đa dạng, có gía trị kinh tế cao phục vụ tiêu dùng tại
chỗ và xuất khẩu. Giữ nguyên chức năng đất nông nghiệp cho quỹ đất quy hoạch xây
dựng sau năm 2020 (đất dự trữ phát triển giai đoạn 2012-2020) với diện tích là
931,3ha; ngoài ra còn một tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp (khoảng 70 ha/25%) trong
Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

9


Đường trục trung tâm khu đô thị phía Nam QL5 kéo dài
Đoạn từ Km1+892,92 đến giao ĐT.387

Báo cáo nghiên cứu khả thi

Khu du lịch, dịch vụ Cẩm Xá, Khu dịch vụ giải trí Hưng Long. Như vậy tổng quỹ đất
nông nghiệp khoảng 2.770ha, đảm bảo yêu cầu tại quy hoạch sử dụng đất của tỉnh đến
nãm 2020.
Thương mại - dịch vụ - du lịch




Định hướng hình thành các khu kinh tế, dịch vụ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế
cho các khu vực đô thị và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt đô thị như sau: Khu trung
tâm thương mại, dịch vụ tài chính, ngân hàng Phố Nối; Khu trung tâm thương mại,
dịch vụ Cẩm Xá (khoảng 27,6ha); Khu thương mại, dịch vụ tổng hợp Hòa Phong
(khoảng 44,3ha); Khu dịch vụ, thương mại Phùng Chí Kiên (khoảng 15,3ha). Đồng
thời, định hướng hình thành Khu du lịch, dịch vụ Cẩm Xá (khoảng 95,0ha); Khu du
lịch bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích Tướng công Nguyễn Thiện Thuật (khoảng
68,6ha) và Khucông viên dịch vụ giải trí Hưng Long (khoảng 126,7ha) với các giải
pháp tổ chức không gian phong phú và tạo môi trường sinh thái tốt phục vụ nhu cầu
nghỉngơi, giải trí cho nhân dân trong huyện và khu vực lân cận.
2.2
2.2.1

Hiện trạng giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên

Hiện trạng giao thông vận tải
Mạng lưới giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên hiện tại có 3 loại hình chính: đường
bộ, đường sắt và đường thủy, chưa có đường hàng không.

-

Về giao thông đường bộ giữ vai trò chủ đạo phục vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo
đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh.

-

Về giao thông đường sắt trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng đang tiến hành nâng cấp,
cải tạo thành đường sắt đôi, điện khí hóa; cải tạo, mở rộng ga Lạc Đạo, xây dựng thêm
các công trình phụ trợ trong ga, phát triển dịch vụ vận tải đường sắt theo hướng đa
dạng, an toàn, chất lượng cao.


-

Về giao thông đường thủy ở sông Hồng và sông Luộc, đang có nhiều dự án đựơc
triển khai để khai thác tiềm năng giao thông đường thủy.

2.2.2

Các loại giao thông khác như đường hàng không chưa có.
Đường bộ
a. Đường

quốc lộ:

-

Quốc lộ 5 là một trục giao thông quan trọng nối các đô thị trong vùng kinh tế trọng
điểm Bắc bộ: Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh, đoạn qua khu vực nghiên cứu dài
khoảng 15Km đã được nâng cấp cải tạo theo dự án của Bộ Giao thông Vận tải. Mặt cắt
ngang gồm 4 làn xe cơ giới 8m x 2; 2 làn xe thô sơ 2,5m x 2; giải phân cách 1,5m.
Tuyến đường này hiện tại là trục giao thông quan trọng nhất của tỉnh Hưng yên trong
việc thúc đẩy công cuộc hiện đại hoá - công nghiệp hoá của địa phương.

-

QL 39A từ ngã tư Phố Nối đi thị xã Hưng Yên đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn
đường cấp III đồng bằng mặt đường bêtông nhựa rộng 9m, nền đường 12m.
Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

10



Đường trục trung tâm khu đô thị phía Nam QL5 kéo dài
Đoạn từ Km1+892,92 đến giao ĐT.387

Báo cáo nghiên cứu khả thi

-

Tỉnh lộ 206 đi ga Lạc Đạo chạy giữa khu công nghiệp Phố nối A chiều dài khoảng
4,5km mặt cắt hiện trạng rộng 5,57,5m. Đoạn đầu đấu nối với quốc lộ 5 đã được trải
nhựa.

-

Tỉnh lộ 200 từ thị trấn Bần đi Ân Thi hiện là đường cấp phối đá dăm mặt cắt rộng
3,5 ~ 5,5m.

-

Tỉnh lộ 196 từ ngã tư Phố nối đi cầu Hồ-Bắc Ninh hiện là đường nhựa - cấp phối
đá dăm mặt cắt rộng 6 ~ 8,5m.

-

Đường vành đai 4 vùng Hà Nội hiện đang trong giai đoạn lập dự án, điểm đấu nối
với đường 5 đã được xác định tại vị trí gần trạm thu phí đường 5 hiện tại.
b. Giao

thông nội thị :


-

Thị trấn Bần Yên Nhân hiện có một tuyến đường chính mặt đường bêtông nhựa
rộng 9m, hè mỗi bên rộng 24,5m (quốc lộ 5 cũ), một tuyến đường vào trạm cấp nước
mới xây dựng còn lại giao thông trong khu vực chủ yếu là đường dân sinh chất lượng
thấp vào các thôn xóm.

-

Trục trung tâm phía bắc đường 5 đang được xây dựng theo quy hoạch đoạn từ khu
CN Phố Nối A đến bệnh viện đa khoa và đoạn nối đến đường QL39.

-

Trục giao trung tâm phía nam đường 5 cũng đã được định hình hướng tuyến đang
chuẩn bị triển khai xây dựng.
c. Giao

thông trong khu công nghiệp:

Mạng lưới đường trong khu công nghiệp Phố Nối A và B cơ bản đã hình thành
theo quy hoạch chi tiết đã được duyệt.
2.2.3

Đường sắt:
Về giao thông đường sắt chủ yếu Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng khổ 1m
chạy tiếp giáp về phía Bắc khu vực nghiên cứu. Ga Lạc Đạo hiện nay diện tích nhỏ
hẹp, cơ sở vật chất nghèo nàn, hiện tại chủ yếu phục vụ cho các tuyến tàu chợ.
2.3 Quy hoạch liên quan

2.3.1 Quy hoạch chung

2.3.1.1

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020
Theo quyết định số 2111/QĐ-TTg, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của
cả nước, quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và
Vùng thủ đô Hà Nội, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực.
Phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của địa phương; khai thác, sử dụng có hiệu quả
mọi nguồn lực để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; tập trung đầu tư xây dựng, tạo
bước đột phá về kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp và dịch vụ; coi trọng phát triển
công nghệ cao, gắn với xây dựng nông thôn mới để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và
bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Gắn phát triển kinh tế
Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

11


Đường trục trung tâm khu đô thị phía Nam QL5 kéo dài
Đoạn từ Km1+892,92 đến giao ĐT.387

Báo cáo nghiên cứu khả thi

với phát triển văn hoá, xã hội; phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với bảo vệ tài nguyên
và môi trường. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng phát triển
giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học công nghệ. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển
kinh tế-xã hội với bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
2.3.1.2


Quy hoạch chung xây dựng huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030.
Ngày 29/11/2012 Quy hoạch chung xây dựng huyện Mỹ Hào đã được Hưng Yên
phê duyệt tại Quyết định số 2086/QĐ-UB. Cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
tỉnh lần thứ XVII và Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng huyện Mỹ Hào trở thành
đô thị loại IV. Khai thác triệt đểtiềm năng, thế mạnh sẵn có, xây dựng huyện Mỹ Hào
thành trung tâm kinh tế - xã hội phía Bắc tỉnh Hưng Yên theo định hướng: Đô thị
Thương mại - Dịch vụ - Công nghiệp, gắn với phát triển vùng tỉnh Hưng Yên và vùng
Thủ đô Hà Nội. Phát triển huyện Mỹ Hào thành đô thị trong chuỗi đô thị vùng Hà Nội
và là đầu mối giao thông đường bộ quan trọng của tỉnh Hưng Yên và khu vực, với
trung tâm là Phố Nối, thuộc thị trấn Bần Yên Nhân. Góp phần thực hiện thành công
chiến lược phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của huyện Mỹ Hào theo hướng bền
vững, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội, dịch vụ hiện đại, đồng bộ.

2.3.1.3

Quy hoạch chung điều chỉnh xây dựng Phố Nối, Tỉnh Hưng Yên
Năm 2004 Quy hoạch chung đô thị Phố Nối đã được UBND tỉnh Hưng Yên phê
duyệt tại Quyết định số 1366/QD-UB ngày 31/6/2004. Trong những năm qua quy
hoạch này đã được triển khai thực hiện. Tuy nhiên, do nhu cầu đầu tư vào khu vực
ngày một gia tăng, lại xuất hiện những yếu tố mới về phát triển hạ tầng kỹ thuật như
xây dựng đường cao tốc Hà nội – Hải Phòng, nhu cầu đầu tư xây dựng đô thị mới vào
khu vực phụ cận mà quy hoạch chung trước đây chưa xác định. Nhằm chuẩn bị một
cách tối ưu nhất cho việc tạo lập đơn vị hành chính mới cũng như khai thác tối đa hiệu
quả sử dụng đất, định hình chiến lược phát triển, đầu tư hiệu quả, quản lý đồng bộ,
Tỉnh Hưng Yên đã phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Phố Nối theo
quyết định 1920/QĐ-UBND ngày 30/09/2010.

2.3.1.4


Quy hoạch chi tiết xây dựng1/500 khu nhà ở, dịch vụ khu công nghiệp Phố Nối
Quyết định số 1430/QĐ-UBND ngày 19/8/2011 của UBND Tỉnh Hưng Yên về
việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 khu nhà ở, dịch vụ khu công nghiệp
Phố Nối cụ thể hóa giải pháp tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan, phân khu chức
năng và hạ tầng kỹ thuật khu ở, tạo không gian sống hiện đại và môi trường sống ổn
định cho dân cư khu vực.

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

12


Đường trục trung tâm khu đô thị phía Nam QL5 kéo dài
Đoạn từ Km1+892,92 đến giao ĐT.387

Báo cáo nghiên cứu khả thi

2.3.2 Quy hoạch chuyên ngành: Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030:
Quyết định421/QĐ-UBNDngày 20/3/2012 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển giao thông vận tải Tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến
năm2030 với mục tiêu cụ thể như sau:
2.3.2.1 Về vận tải:
-

Đến năm 2020 vận chuyển được 50 triệu tấn hàng và 25 triệu lượt hành khách, tốc
độ tăng trưởng hàng hóa 15,0%, hành khách 15,5%;

-


Hình thành các tuyến vận tải liên tỉnh kết nối thuận tiện với các tỉnh và kết nối
được với các tuyến liên vận quốc tế;

-

Phát triển mạnh các tuyến xe buýt kế cận nối từ thành phố Hưng Yên đến các tỉnh
liền kề qua các huyện trong tỉnh, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội; phát triển mạnh các tuyến
xe khách liên tỉnh; đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
2.3.2.2. Về kết cấu hạ tầng:
* Đường bộ:

-

Hoàn thành tuyến nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình,
các tuyến đường cao tốc nối với Hà Nội - Hải Phòng, vành đai 4 và vành đai 3,5 Hà
Nội, cao tốc Tây Bắc - Quốc lộ 5;

-

Hoàn thành nâng cấp các tuyến Quốc lộ 5, 38, 38B, 39 theo quy hoạch đường bộ đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

-

Nâng cấp các tuyến đường tỉnh đạt tối thiểu cấp III; tỷ lệ mặt đường nhựa và bê
tông xi măng đạt 100%; riêng tuyến đường tỉnh 195 (đê sông Hồng, sông Luộc) và
đường đê dọc sông Điện Biên đạt tiêu chuẩn đường cấp IV;

-


Hệ thống cầu, cống trên các quốc lộ và đường tỉnh được xây dựng vĩnh cửu 100%,
tải trọng thiết kế H30-XB80 và HL-93 theo tiêu chuẩn 22TCN-272-05;

-

Đường GTNT: Đầu tư nâng cấp các tuyến đường huyện trọng yếu; nâng cấp một số
tuyến đường xã, liên xã lên thành đường huyện; đẩy mạnh phong trào cứng hoá, cải
tạo đường nội đồng; thực hiện đạt các tiêu chí giao thông của Chương trình Mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới; phù hợp với Chiến lược phát triển giao thông nông
thôn Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đường huyện: tối thiểu cấp IV,
mặt nhựa và bê tông xi măng 100%; đường xã: tối thiểu cấp V; các tuyến trục xã cấp
IV, mặt nhựa và bê tông xi măng 100%; hệ thống cầu, cống được xây phù hợp với quy
hoạch và đạt tải trọng HL-93 (đối với đường huyện), tải trọng tối thiểu 0,65 HL-93
(đối với đường xã), quy hoạch các bãi tập kết vật liệu xây dựng tại các địa phương để
trung chuyển vật liệu xây dựng phục vụ phát triển nông thôn.
* Đường sông:

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

13


Đường trục trung tâm khu đô thị phía Nam QL5 kéo dài
Đoạn từ Km1+892,92 đến giao ĐT.387

Báo cáo nghiên cứu khả thi

-


Nâng cấp các tuyến sông địa phương đạt tiêu chuẩn cấp IV; cải tạo các âu thuyền
trên hệ thống sông Bắc Hưng Hải;

-

Xây dựng cảng sông trên sông Hồng và sông Luộc đạt công suất 150.000 - 350.000
tấn/năm; các bến sông địa phương đạt công suất 50.000 -100.000 tấn/năm.
* Đường sắt:

-

Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng: Tiến hành nâng cấp, cải tạo thành đường sắt
đôi, điện khí hóa; cải tạo, mở rộng ga Lạc Đạo, xây dựng thêm các công trình phụ trợ
trong ga, phát triển dịch vụ vận tải đường sắt theo hướng đa dạng, an toàn, chất lượng
cao;

-

Nghiên cứu các tuyến đường sắt Lạc Đạo - Hưng Yên, tuyến đường sắt liên kết
vùng Hà Nội và đường sắt nhẹ Hà Nội - Hưng Yên.

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

14


Đường trục trung tâm khu đô thị phía Nam QL5 kéo dài
Đoạn từ Km1+892,92 đến giao ĐT.387

CHƯƠNG 3.

3.1

Báo cáo nghiên cứu khả thi

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Điều kiện tự nhiên khu vực

3.1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Hưng Yên có diện tích tự nhiên là 926,0km2, Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh;
phía tây bắc giáp Thủ đô Hà Nội; phía Đông và Đông bắc giáp tỉnh Hải Dương; phía
Tây giáp Hà Nội và Hà Nam; phía Nam giáp tỉnh Thái Bình.
Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ giữa ba thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng,
Nam Định, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, là một trong hai tỉnh Bắc bộ
có địa hình hoàn toàn đồng bằng, không có rừng, núi. Hưng Yên không giáp biển. Độ
cao đất đai gần như đồng đều, địa hình rất thuận lợi.
Mỹ Hào là huyện thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh
Hưng Yên, cách trung tâm thành phố Hưng Yên hơn 30 km
-

Phía Bắc: giáp huyện Văn Lâm;

-

Phía Nam: giáp huyện Ân Thi;

-

Phía Đông: giáp huyện Cẩm Giàng, huyện Bình Giang (tỉnh Hải Dương);


-

Phía Tây: giáp huyện Yên Mỹ.
Mỹ Hào là một trung tâm phát triển công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm
Bắc bộ, vùng Thủ đô; được ảnh hưởng tích cực bởi các hành lang kinh tế - kỹ thuật đô thị quan trọng của vùng Bắc bộ gồm: QL5A, QL39A, QL38, cao tốc Hà Nội - Hải
Phòng, đường vành đai 4 Hà Nội, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng. Do vậy, Mỹ Hào có
điều kiện giao lưu trong vùng Bắc bộ với các trung tâm như: Hải Dương, Hà Nội, Hải
Phòng, các cảng biển miền Bắc, cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Đối với tỉnh Hưng
Yên, Huyện Mỹ Hào là một cực trong tam giác phát triển công nghiệp, dịch vụ phía
Bắc của tỉnh Hưng Yên (Như Quỳnh - Văn Giang - Phố Nối); là một trung tâm công
nghiệp, dịch vụ, tài chính của tỉnh Hưng Yên, trung tâm của vùng các huyện Mỹ Hào,
Ân Thi, Khoái Châu. Ngoài ra, Huyện Mỹ Hào còn có mối quan hệ mật thiết với các
trung tâm phát triển lân cận như tỉnh Bắc Ninh, vùng phía Tây tỉnh Hải Dương. Mối
quan hệ chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ, sản xuất và tiêu thụ nông phẩm. Trong đó Mỹ
Hào là địa phương có nhiều trung tâm, cơ sở sản xuất kinh doanh phụ trợ và xúc tiến
thương mại cho các địa phương trên (sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh thiết bị
công nghiệp, phương tiện giao thông, hàng Tiểu thủ công nghiệp, hàng thủ công, mỹ
nghệ).
3.1.2 Đặc điểm địa hình
Tương đối bằng phẳng, không có núi, đồi. Hướng dốc của địa hình từ tây bắc
xuống đông nam, độ dốc 14 cm/km, độ cao đất đai không đồng đều với các dải, khu,
vùng đất cao thấp xen kẽ nhau. Địa hình cao chủ yếu ở phía tây bắc gồm các huyện:

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

15


Đường trục trung tâm khu đô thị phía Nam QL5 kéo dài
Đoạn từ Km1+892,92 đến giao ĐT.387


Báo cáo nghiên cứu khả thi

Văn Giang, Khoái Châu, Văn Lâm; địa hình thấp tập trung ở các huyện Phù Cừ, Tiên
Lữ, Ân Thi.
3.1.3 Đặc điểm khí hậu
Vùng tuyến đi qua nằm trong miền khí hậu đồng bằng Bắc bộ. Mùa lạnh ở đồng
bằng Bắc bộ tới sớm, vào khoảng cuối tháng XI và kết thúc muộn, vào đầu hoặc giữa
tháng III. Nằm sát với miền Đông Bắc, miền đồng bằng Bắc bộ chịu ảnh hưởng của
các khối không khí lạnh qua các thung lũng Đông Bắc tràn về. Vì vậy, ở đây mùa lạnh
có nhiệt độ thấp hơn so với các vùng trung du khác ở phía Nam. Mặt khác do ở vị trí
phía Bắc của miền nên về mùa hè gió Lào ít thổi tới. Trong phạm vi của miền đồng
bằng khí hậu tương đối đồng nhất.
Gần khu vực tuyến có trạm khí tượng Hưng Yên nên trong hồ sơ lấy các đặc
trưng khí tượng của trạm Hưng Yên làm đặc trưng cho khu vực dự án. Dưới đây trình
bày một số đặc trưng khí hậu chính của trạm có liên quan công tác thiết kế và xây
dựng công trình.
-

Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23,3 0C. Hàng năm có 4
tháng nhiệt độ trung bình xuống dưới 20 0C (từ đầu tháng XII đến cuối tháng III năm
sau). Tháng lạnh nhất là tháng I có nhiệt độ trung bình là 16,2 0C. Nhiệt độ cao nhất
tuyệt đối quan trắc được là 39,4 0C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối quan trắc được là
4,80C.

-

Mưa: Khu vực dự án thuộc vùng mưa trung bình, sự phân bố mưa theo lãnh thổ và
thời gian là không đều. Mùa mưa trong vùng thường bắt đầu từ đầu tháng V và kết
thúc vào cuối tháng X. Tổng lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 85% tổng lượng

mưa cả năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng XI đến tháng IV năm sau với lượng mưa trung
bình dưới 100mm.

-

Gió:
Mùa đông: Hướng gió thịnh hành trong mùa đông là hướng Đông Bắc và hướng Bắc
với tần suất khá lớn, từ 45 -:- 48%.
Mùa hè: Các hướng Đông và Đông Nam chiếm ưu thế với tần suất 60 -:- 70%. Tốc độ
gió khá lớn, trung bình lên đến 1,7m/s. Tốc độ gió mạnh nhất gặp trong mùa hạ có
bão, đạt tới 25 -:- 28m/s. Mùa đông cũng có thể gặp gió giật tới 18 -:- 28m/s khi có gió
mùa Đông Bắc.
Độ ẩm: Khu vực có độ ẩm trung bình, độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng
85,9%. Thời kỳ ẩm ướt nhất thường trùng với thời kỳ mưa ẩm mùa xuân (tháng II, III
và IV), độ ẩm trong thời kỳ này vượt quá 87%, tháng có độ ẩm lớn nhất là tháng III
với độ ẩm trung bình đạt tới 90,1%. Thời kỳ khô nhất là những tháng đầu mùa đông,
từ tháng XI đến tháng I năm sau với độ ẩm trung bình giảm xuống còn 83%.
Nắng: Khu vực tương đối ít nắng. Tổng số giờ nắng quan sát được trung bình năm
đạt khoảng 1.625 giờ. Thời kỳ nhiều nắng nhất là những tháng mùa hạ (từ tháng V đến
tháng X, số giờ nắng trung bình tháng đạt trên 170 giờ, tháng ít nắng nhất là tháng II,
có số giờ nắng trung bình tháng chỉ đạt khoảng 42 giờ.

+
+

-

-

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)


16


Đường trục trung tâm khu đô thị phía Nam QL5 kéo dài
Đoạn từ Km1+892,92 đến giao ĐT.387

Báo cáo nghiên cứu khả thi

Chi tiết một số yếu tố khí tượng đo tại trạm Hưng Yên được tóm tắt trong bảng
sau.
Bảng 1: Các đặc trưng khí hậu trạm Hưng Yên
Tháng/ Trị số
I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX


X

XI

XII

Năm

28,4

27,1

24,5

21,1

17,8

23,3

37,5

35,2

34,0

34,5

30,5


39,4

Nhiệt độ không khí trung bình tháng, năm (oC)
16,2

16,9

19,6

23,5

27,0

28,6

29,0

Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối tháng, năm (oC)
32,0

32,6

37,0

37,4

38,5

39,4


38,4

Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối tháng, năm (oC)
4,9

5,3

6,6

12,2

16,5

19,4

20,6

21,8

16,5

12,5

8,4

4,8

4,8


205

179

179

173

139

127

1625

219

286

261

187

75

24

1644

13,1


15,5

13,7

11,2

7,3

5,5

146,0

84,0

87,1

86,9

84,8

82,6

82,4

85,9

1,6

1,4


1,5

1,6

1,6

1,6

1,7

10,4

6,8

2,7

0,4

0,1

57,2

Tổng số giờ nắng trung bình tháng, năm (giờ)
75

42

49

93


187

178

Lượng mưa trung bình tháng, năm (mm)
26

25

48

92

172

229

Số ngày mưa trung bình tháng, năm (ngày)
9,1

12,8

16,6

13,8

13,1

14,2


Độ ẩm tương đối trung bình tháng, năm (%)
85,2

87,6

90,1

89,8

86,2

84,4

Tốc độ gió trung bình tháng, năm (m/s)
1,8

1,9

1,7

1,8

1,8

1,6

Số ngày có dông trung bình tháng, năm (ngày)
0,2


0,5

1,7

5,4

8,8

10,4

9,8

Nguồn: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng QCVN 02:2009/BXD
3.1.4 Đặc điểm thuỷ văn
Khu vực đoạn tuyến đi qua được bao bọc bởi đê tả sông Hồng và hệ thống thuỷ
nông Bắc Hưng Hải. Hệ thống đê của các sông này đã tạo ra chế độ thuỷ văn dọc
tuyến ảnh hưởng lũ nội đồng. Chế độ thuỷ văn nội đồng hoàn toàn phụ thuộc vào chế
độ mưa nội đồng và hệ thống tiêu nội đồng ra sông. Tuy nhiên trong một số trường
hợp mực nước của các sông lên cao, các trạm bơm phải dùng hoạt động hoặc hoạt
động kém hiệu quả gây ra ngập nội đồng và kéo dài thời gian ngập. Mực nước cao
nhất nội đồng chính là mực nước úng trong các khu ruộng.

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

17


Đường trục trung tâm khu đô thị phía Nam QL5 kéo dài
Đoạn từ Km1+892,92 đến giao ĐT.387


Báo cáo nghiên cứu khả thi

3.1.5 Đặc điểm địa chất
3.1.5.1
Đặc điểm địa hình địa mạo
Khu vực dự kiến xây dựng đi trên kiểu địa hình đồng bằng, địa hình tương đối
bằng phẳng, tuyến chủ yếu đi qua ruộng đang cấy lúa. Địa hình chịu sự phân cắt của
các sông nhỏ và hệ thống kênh mương thủy lợi. Phủ trên bề mặt địa hình khu vực là
các trầm tích của kỷ Đệ tứ (QIV) có nguồn gốc bồi tích sông biển với thành phần
thạch học là sét – sét pha lẫn vật chất hữu cơ và cát – cát pha lẫn vỏ sò biển có bề dày
hàng chục mét.
3.1.5.2
Đặc điểm địa chất thuỷ văn
Theo quan trắc trong các lỗ khoan thăm dò, mực nước dưới đất trong khu vực
khảo sát nằm cách mặt đất thiên nhiên từ 4,0-5,0m. Nước dưới đất tồn tại trong các
lớp cát sét hoặc cát. Theo các quan trắc tại giếng nước của dân cho thấy mực nước
ngầm đều ở độ sâu lớn hơn 4m, tại thời điểm khảo sát khu vực tuyến đi qua đồi núi
không thấy hiện tượng nước ngầm.
3.1.5.3
Địa chất cấu tạo

+

+

Căn cứ vào "Bản đồ địa chất 1/200 000 – Tờ Hà Nội và tờ Hải Phòng do Cục Địa
chất và Khoáng sản Việt Nam xuất bản và giữ bản quyền năm 2005 thì khu vực tuyến
đi qua có các hệ tầng như sau:
Hệ tầng Hải Hưng thuộc Hôlôxen phần dưới – giữa (QIV1-2hh) là vùng trầm tích
nguồn gốc biển (mQIV1-2hh), có thành phần là bột, sét màu xám vàng nhạt, phần trên

bị bị laterit yếu, có trùng lỗ, bề dày chục mét.
Hệ tầng Thái Bình thuộc Hôlôxen phần thượng (QIV 3tb) là vùng trầm tích nguồn gốc
sông (aQIV 3tb), bề dày của hệ tầng: 0,5-2m, có thể chia làm hai tướng
Tướng lòng sông: Dọc theo các sông suối lớn, thành phần có cuội, sỏi , cát về
phía hạ lưu trầm tích có độ hạt nhỏ dần.
Tướng bói bồi: Thành phần chủ yếu là sét, bột màu nâu, nâu gụ, có thể dùng sản
xuất gạch ngói chất lượng tốt.
3.1.5.4
Địa tầng và đặc tính cơ lý của các lớp đất, đá
Căn cứ vào kết quả khoan khảo sát địa chất công trình bước báo cáo nghiên cứu
khả thi kết quả thí nghiệm trong phòng tại các lỗ khoan, địa tầng khu vực xây dựng
được phân chia thành các lớp đất, đá mô tả theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau:
Lớp B: Lớp bùn ruộng, bùn ao.
Lớp nằm ngay trên bề mặt địa hình có phạm vi phân bố tập trung chủ yếu ở các
khe. Chiều dày lớp khoảng từ 0,5m đến 1,0m, lớp không có ý nghĩa trong thi công nền
đường.
Lớp Đ: Đất đắp.
Lớp có phạm vi phân bố rộng, tập trung chủ yếu ở các đoạn tuyến đi qua đường
hiện hữu và các bờ kênh mương, chiều dày lớp đất thay đổi từ 0,5m (ND4) đến 1,5m
Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

18


Đường trục trung tâm khu đô thị phía Nam QL5 kéo dài
Đoạn từ Km1+892,92 đến giao ĐT.387

Báo cáo nghiên cứu khả thi

(ND1). Thành phần là sét ít dẻo lẫn sạn, đã được đầm chặt đối với đường hiện hữu, tại

các bờ kênh mương và bờ ao thành phần là sét ít dẻo xám nâu, xám vàng dẻo cứng đến
nửa cứng chưa được đầm chặt. Lớp đất đắp thuộc phạm vi bờ mương, bờ ruộng cần
phải đào bỏ trước khi thi công nền đường. Các đoạn đi trùng với đường hiện hữu có
thể tận dụng nhưng cần kiểm tra độ chặt và thành phần hạt của đất nếu đạt yêu cầu.
Lớp 1: Sét ít dẻo màu xám ghi, xám đen, trạng thái chảy (CL).
Lớp 1 nằm dưới lớp B và lớp đất đắp, phân bố rộng rãi trong phạm vi khảo sát.
Chiều dày lớp thay đổi từ 2,3m (ND2) đến 5,0m (ND4). Đây là lớp đất yếu, khả năng
chịu tải kém với công trình nền đường, biến dạng lớn khi có tải trọng ngoài tác dụng.
Áp lực tính toán quy ước: R0= 0,5 kG/cm2, hệ số nén lún a1-2= 0,191 cm²/kG.
Lớp 2: Sét ít dẻo, màu xám xanh, xám vàng, trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng
(CL).
Lớp 2 nằm dưới lớp 1, phân bố rộng rãi trong phạm vi khảo sát. Chiều dày lớp
thay đổi từ 1,3m (ND1) đến 2,0m (ND4). Lớp đất có khả năng chịu tải trung bình đối
với công trình nền đường. Áp lực tính toán quy ước: R0= 1,0 kG/cm2, hệ số nén lún a12= 0,041 cm²/kG.
Lớp3:Cát lẫn sét, màu xám nâu, trạng thái chảy (SC).
Lớp 3 nằm dưới lớp 2, phân bố rộng trong phạm vi khảo sát. Chiều dày lớp gặp
trong lỗ khoan là 2,5m tại các lỗ ND2, ND3, ND3A. Đây là lớp đất yếu, khả năng chịu
tải kém với công trình nền đường, biến dạng lớn khi có tải trọng ngoài tác dụng.Áp lực
tính toán quy ước: R0= 0,5 kG/cm2, hệ số nén lún a1-2= 0,051 cm²/kG.
Lớp 4: Cát lẫn sét và bụi, màu xám nâu, xám ghi, kết cấu chặt vừa (SC-SM).
Lớp 4 nằm dưới lớp 3, phân bố rộng trong phạm vi khảo sát. Chiều dày lớp
chưa xác định do một số lỗ khoan kết thúc trong lớp này với chiều dày khoan qua từ
6,7m (ND3, ND3A) đến 9,0m (ND2). Lớp đất có khả năng chịu tải khá đối với nền
đường.R0= 1,5 kG/cm2.
Lớp 5: Cát lẫn sét và bụi, màu xám nâu, xám ghi, kết cấu chặt vừa (SC-SM).
Lớp 5 nằm dưới lớp 4, phân bố cục bộ trong khu vực nghiên cứu, chỉ được gặp
trong lỗ khoan ND3 và ND3A, với chiều dày chưa xác định do có lỗ khoan kết thúc
trong lớp này sau khi khoan vào lớp 1,3m. Lớp đất có khả năng chịu tải tốt đối với nền
đường.Áp lực tính toán quy ước: R0= 2,0 kG/cm2, hệ số nén lún a1-2= 0,025 cm²/kG.
(Chi tiết về địa tầng xem trong hồ sơ khảo sát địa chất công trình)

3.2 Vật liệu xây dựng
3.2.1
Nền đắp
Hạng mục đắp nền bao gồm đắp nền tại các đường giao, đắp bao nền đường và
lớp đắp nền thượng K98.

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

19


Đường trục trung tâm khu đô thị phía Nam QL5 kéo dài
Đoạn từ Km1+892,92 đến giao ĐT.387

+
+
+
+

Báo cáo nghiên cứu khả thi

Vật liệu đắp lớp nền thượng có thể sử dụng đất đồi hoặc vật liệu Bây B để đắp
hoặc cát đen kết hợp rải vải địa ngăn cách. Khu vực dự án có nguồn cung cấp đất
đồi để đắp là khan hiếm. Vì vậy, Tư vấn nghiên cứu các phương án sử dụng vật liệu
để đắp như sau:
Phương án 1: Sử dụng đất đồi từ các huyện, tỉnh lận cận chuyển về khu vực
tuyến. Cự ly vận chuyển từ huyện Gia Lâm – Hà Nội về trung tuyến khoảng
20km, cự ly vận chuyển từ huyện Cẩm Giàng – Hải Dương về trung tuyến
khoảng 16km. Mặt khác, theo bảng công báo giá vật liệu xây dựng của thành
phố Hà Nội và Hải Dương thì giá cho 1m3 đất đắp lớp nền thượng là 77.520

đồng và 150.000 đồng.
Phương án 2: Sử dụng cát đen kết hợp vải địa kỹ thuật ngăn cách 12KN
Phương án 3: Sử dụng vật liệu Bây B từ các bãi trữ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
để xây dựng lớp nền thượng. Theo thông báo giá mà Tư vấn điều tra được thì
giá cho 1m3 Bây B là 190.000 đồng (giá bán tại chân công trình)
So sánh phương án: Trong điều kiện nguồn vật liệu đất đồi tại địa phương khan
hiếm nên phải phải vận chuyển từ nơi khác về nên sẽ không chủ động được
nguồn vật liệu khi các dự triển khai đồng thời, trong khi đó nguồn vật liệu cát
đen có sẵn tại địa phương. Chi phí đắp nền thượng cho 1m3 sử dụng 2 loại vật
liệu là tương đương nhau. Mặt khác, tại văn bản số 44/BQLDA-KHKT ngày
24/01/2018 của Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình KCHT giao thông đề
nghị sử dụng vật liệu cát đen kết hợp vải địa kỹ thuật ngăn cách.
3.2.2
Cát, đá xây dựng
Cát, đá xây dựng được lấy tại các bãi trữ vật liệu mà Tư vấn đã điều tra trong
bước khảo sát lập báo cáo nghiên cứu khả thi, các bãi trữ trong khu vực dự án cơ
bản đáp ứng được yêu cầu. Trong bước triển khai tiếp theo sẽ điều tra, thí nghiệm
chi tiết để quyết định vị trí mỏ cát, đá cụ thể. Chi tiết các bãi trữ như sau:
* Bãi tập kết Công ty TNHH Thắng Mạnh Cường
Vị trí: Thôn Phương Trù, xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên;
Đơn vị quản lý: Công ty TNHH Thắng Mạnh Cường;
Đặc điểm vật liệu: Đất đắp (cát đen, Bây B), Đá vôi màu xám xanh, trắng, Cát (cát
vàng, cát đen);
Trữ lượng: rộng 2ha;
Công suất khai thác: Tùy thuộc nhu cầu của dự án;
Điều kiện khai thác: Khai thác và vận chuyển bằng phương tiện cơ giới;
Cự ly vận chuyển: Vận chuyển bằng đường bộ
Từ mỏ đi theo đường CPĐD rộng B=6m, dài L=0,5km đến đường đê sông Hồng (tại
Km94+H7).
Rẽ trái theo đường đê hướng về Hà Nội, đường BTN, rộng B=10m, dài L= 5,9km đến

Km88+H9.
Rẽ phải theo ĐT.382 (tại Km26+800), đường thấm nhập nhựa rộng B = 5,5m,
L=6,4Km; đến ngã tư Từ Hồ.
Đi theo ĐT.381 đến giao QL5A, đường thấm nhập nhựa rộng B=5,5m, dài L=9,6km.
Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

20


Đường trục trung tâm khu đô thị phía Nam QL5 kéo dài
Đoạn từ Km1+892,92 đến giao ĐT.387
+
+

Báo cáo nghiên cứu khả thi

Theo QL5A hướng Hải Phòng, đường BTN, 1 làn rộng B=9-10m, dài L=7,5km.
Rẽ phải vào đường không tên, đường thấm nhập nhựa rộng B=5-6m, dài L= 2km đến
điểm cuối dự án.
Tổng cự ly vận chuyển bằng đường bộ từ bãi tập kết về đến dự án khoảng
32Km.

-

Chất lượng: Hiện tại bãi tập kết đang cung cấp nguồn vật liệu cho tất cả các dự án
trong khu vực.
* Bãi tập kết Công ty CP đầu tư khoáng sản Thịnh Phát.

-


Vị trí: Bãi Vĩnh , xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên;

-

Đơn vị quản lý: Công ty CP đầu tư khoáng sản Thịnh Phát;

-

Đặc điểm vật liệu: Đất đắp (cát đen, Bây B), Đá vôi màu xám xanh, trắng, Cát (cát
vàng, cát đen);

-

Trữ lượng: rộng 3ha;

-

Công suất khai thác: Tùy thuộc nhu cầu của dự án;

-

Điều kiện khai thác: Khai thác và vận chuyển bằng phương tiện cơ giới;

+
+
+
+
+
+


Cự ly vận chuyển: Vận chuyển bằng đường bộ
Từ mỏ đi theo đường CPĐD rộng B=6m, dài L=0,6km ra đến đường đê sông Hồng tại
Km90+H2
Rẽ trái theo đường đê hướng về Hà Nội, đường BTN rộng B=10m, dài
L= 1,3km,
đến Km88+H9.
Rẽ phải theo ĐT.382 (tại Km26+800), đường thấm nhập nhựa rộng
B = 5,5m,
L= 6,4Km; đến ngã tư Từ Hồ.
Đi theo ĐT.381 đến giao QL5A, đường thấm nhập nhựa rộng B=5,5m, dài L=9,6km.
Theo QL5A hướng Hải Phòng, đường BTN, 1 làn rộng B=9-10m, dài L=7,5km.
Rẽ phải vào đường không tên, đường thấm nhập nhựa rộng B=5-6m, dài L= 2km đến
điểm cuối dự án.
Tổng cự ly vận chuyển bằng đường bộ từ bãi tập kết về đến dự án khoảng
27,5Km.

-

Chất lượng: Hiện tại bãi tập kết đang cung cấp nguồn vật liệu cho tất cả các dự án
trong khu vực.
3.2.3
Trạm trộn bê tông nhựa

-

Vị trí: Xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

-

Cự ly: Trạm nằm cách QL39A khoảng 0,5km, cách trung tuyến khoảng 11.5km.


-

Chủ sở hữu: Công ty cổ phần Hưng Bình.

-

Trạm trộn có công suất 104m3/h.
(Chi tiết về vật liệu xây dựng xem trong hồ sơ khảo sát mỏ vật liệu).

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

21


Đường trục trung tâm khu đô thị phía Nam QL5 kéo dài
Đoạn từ Km1+892,92 đến giao ĐT.387

Báo cáo nghiên cứu khả thi

3.3 Bãi đổ vật liệu thừa
Các vị trí đổ vật liệu thừa đã thỏa thuận với địa phương, các vị trí nằm trên địa
bàn xã Dị Sử, xã Phùng Chí Kiên, xã Hưng Long và xã Xuân Dục, huyện Mỹ Hào,xã
Tân Lập, huyện Yên Mỹ; cụ thể như sau:
-

Vị trí 1: Thôn Bưởi và thôn Tháp xã Dị Sử , đổ thải vào khu vực 2 ao vớitổng trữ
lượng là: 8.800m3 (ao 1 chiều rộng 50m, chiều dài 120m, chiều cao 2.5m, ao 2chiều
rộng 15m, chiều dài 80m, chiều cao 3,5m).Vị trí đổ thải nằm ngay trên tuyến. Khoảng
cách từ trung tuyến vế vị trí đổ thải khoảng1,0km.


-

Vị trí 2: Công ty sản suất bê tông đúc sẵn Khánh Lâm thuộc địa bàn thôn Lạc Dục,
xã Hưng Long, đổ thải vào ao của công ty với trữ lượng là: 21.270m3 (diện tích đổ là
10.635m2, chiều cao 2.0m). Khoảng cách từ cuối tuyến vế vị trí đổ thải khoảng 0.6km.

-

Vị trí 3: Sân vận động thể thao thôn Đống Thanh xã Hưng Long với trữ lượng là:
10.345m3 (diện tích đổ là 10.635m2, chiều cao 1.0m). Khoảng cách từ cuối tuyến về vị
trí đổ thải khoảng 1.5km.

-

Vị trí 4: Các vị trí Khu Lý và Khu Bần và ao nhà ông Kha thuộc thôn Xuân bản, xã
Xuân Dục vớitổng trữ lượng là: 31.600m3 (chiều rộng 30m, chiều dài 60m, chiều cao
2.5m). Khoảng cách từ trung tuyến về vị trí đổ thải khoảng 3.0km

-

Vị trí 5: xã Tân Lập tại Km4+150 của đường Quốc lộ 39, bãi đổ thải bên phải trái
đường cách đường Quốc lộ 39, đổ thải vào khu vực sân bóng của thôn Liêu Hạ trữ
lượng là: 4.500m3 (chiều rộng 30m, chiều dài 60m, chiều cao 2.5m). Khoảng cách từ
trung tuyến về vị trí đổ thải khoảng 4.5km.

-

Vị trí 6: xã Tân Lập tại Km3+600 của đường Quốc lộ 39, bãi đổ thải bên trái
đường cách đường Quốc lộ 39, đổ thải vào khu vực ao của trường mầm non xã Tân

Lập trữ lượng là: 1.800m3 (chiều rộng 10m, chiều dài 30m, chiều cao 6m). Khoảng
cách từ trung tuyến về vị trí đổ thải khoảng 3.9km
Lưu ý: Trước khi tiến hành đổ thải, nhà thầu thi công cần phải làm việc với địa
phương và các đơn vị có liên quan để hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định hiện hành.
Trong quá trình thi công, tùy theo cự ly và khối lượng đổ thải thực tế sẽ được TVGT,
Chủ đầu tư xác nhận.

CHƯƠNG 4. DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
4.1 Dự báo nhu cầu vận tải
Khu vực dự án dọc theo QL5 và QL39 có mật độ dân cư tập trung cao dẫn đến
hạn chế về năng lực thông hành, gây mất an toàn giao thông, việc bố trí nguồn vốn đầu
tư xây dựng đường trục trung tâm khu đô thị phía Nam QL5 với mục tiêu là nhằm
phân luồng một phần các phương tiện vận tải không đi qua khu vực đông dân cư dọc
theo QL39, góp phần tăng cường an toàn giao thông trên tuyến.
Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

22


Đường trục trung tâm khu đô thị phía Nam QL5 kéo dài
Đoạn từ Km1+892,92 đến giao ĐT.387

Báo cáo nghiên cứu khả thi

Theo báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên
giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt thì dự báo lưu
lượng xe trên tuyến đường quy hoạch năm 2020 là 4200 xctc/ngđ. Lưu lượng này phù
hợp với đường cấp III theo tiêu chuẩn thiết kế áo đường mềm 22TCN211-06.

4.2 Sự cần thiết đầu tư

Hưng Yên được xác định nằm trong vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ, đặc biệt là
khu vực Phố Nối thuộc địa phận hai huyện Yên Mỹ và Mỹ Hào; đây là lợi thế để Hưng
Yên phát triển kinh tế xã hội. Để phát huy hết các thế mạnh của tỉnh, trước hết phải ưu
tiên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, trong đó hạ tầng giao thông có vai trò quan
trọng cần được ưu tiên phát triển trước;
Đến nay hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã được quy hoạch, đã và đang
được đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khu
vực, trong đó tuyến đường trục trung tâm Khu đô thị phía Nam QL5 là một trong
những tuyến đường quan trọng của khu vực; theo quy hoạch tuyến có điểm đầu tại
giao với ĐT.382, điểm cuối giao với QL.38; tuyến giao cắt với các tuyến đường:
ĐT.376, ĐT.380, QL.39, ĐT.387, QL.38; trong đó đoạn từ QL.39 đến ĐT.387 tạo điều
kiện cho phát triển khu công nghiệp Thăng Long (mở rộng) và các khu công nghiệp
trên địa bàn xã Dị Sử, Phùng Chí Kiên và Hưng Long.
Hiện nay tuyến đường này đã được đầu tư với quy mô thiết kế theo tiêu chuẩn
đường đô thị (Điểm đầu giao với QL.39, điểm cuối Km1+892,92; chiều dài
1.892.92m; mặt cắt ngang rộng 69m trong đó: chiều rộng lòng đường xe cơ giới là
2x18,75m = 37,5m, chiều rộng giải phân cách giữa là 11,5m, vỉa hè hai bên rộng
2x10m = 20m; mặt đường thảm BTNC hai lớp dày 7cm+5cm = 12cm trên móng
CPĐD; hoàn chỉnh hệ thống thoát nước, cây xanh, điện chiếu sáng). Khi đầu tư xây
dựng kéo dài tuyến đường trên sẽ tạo ra một trục giao thông trung tâm xuyên suốt nối
từ QL.39 đến ĐT.387 góp phần chung cho hình thành khu đô thị Phố Nối đồng thời sẽ
thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn các xã Dị Sử, Phùng Chí Kiên và Hưng Long
huyện Mỹ Hào và tỉnh Hưng Yên nói chung. Phát triển đô thị tạo ra một quỹ nhà ở đáp
ứng nhu cầu nhà ở của người dân địa phương, đặc biệt là công nhân trong các khu
công nghiệp
Từ các đặc điểm trên, việc đầu tư xây dựng dự án đường trục trung tâm Khu đô
thị phía Nam QL5 kéo dài, đoạn từ Km1+892,92 đến giao ĐT.387 là cần thiết, nhằm
từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện Mỹ Hào và tỉnh Hưng Yên.

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)


23


Đường trục trung tâm khu đô thị phía Nam QL5 kéo dài
Đoạn từ Km1+892,92 đến giao ĐT.387

Báo cáo nghiên cứu khả thi

CHƯƠNG 5. QUY MÔ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
5.1

Quy mô tuyến đường

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên giai đoạn
2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt
tại quyết định số 421/QĐ-UBND ngày 20/3/2012, đoạn tuyến nghiên cứu nằm trong
đường tỉnh quy hoạch mới từ QL.38 đến giao ĐT.199 tại thôn Thụy Lân, xã Thanh
Long, huyện Yên Mỹ, dài khoảng 14,5 km. Quy mô toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường
cấp III đồng bằng, đoạn qua đô thị theo quy hoạch đô thị.
Theo Quy hoạch chung xây dựng huyện Mỹ Hào đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 đã được UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt tại quyết định số 2086/QĐUBND ngày 29/11/2012, đoạn tuyến nghiên cứu được thiết kế với tiêu chuẩn đường
phố chính đô thị chủ yếu với bề rộng nền đường Bnền=34,0m (bao gồm: bề rộng mặt
đường Bmặt=2x10,50m=21,0m; bề rộng dải phân cách giữa Bdpc =3,0m; bề rộng vỉa
hè Bvh=2x5,0m=10,0m). Trong điều kiện kinh phí đầu tư hạn hẹp, lưu lượng xe chưa
nhiều nên cần phải phân kì đầu tư xây dựng cho phù hợp với tình hình hiện tại.
Theo chủ trương đầu tư Dự án đường trục trung tâm Khu đô thị phía Nam QL5
kéo dài, đoạn từ Km1+892,92 đến giao ĐT.387, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên đã
được phê duyệt tại quyết định số 1357/QĐ - UBND ngày 16/5/2017 của UBND tỉnh
Hưng Yên quy mô đầu tư như sau: đường cấp III, bề rộng nền đường B=12m, gồm 2

làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp (TCVN 4054-2005). Riêng các yếu tố về bình diện
và cắt dọc tuyến được xem xét áp dụng theo tiêu chuẩn đường cao tốc để có thể tận
dụng tối đa khi nâng cấp, mở rộng theo quy mô quy hoạch trong tương lai. Quy mô
giai đoạn đầu tư nằm về 1 phía (bên phải) của quy mô quy hoạch


Giai đoạn hoàn chỉnh theo quy hoạch: đường đô thị Bnền=34,0m.

4.0

Bn=34

5.0



10.5

3.0

10.5

5.0

Giai đoạn phân kỳ đầu tư: đường cấp III gồm 4 làn xe.

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

24



Đường trục trung tâm khu đô thị phía Nam QL5 kéo dài
Đoạn từ Km1+892,92 đến giao ĐT.387

Báo cáo nghiên cứu khả thi

4.0
Bn=12m
0.5

5.5

5.5

0.5

Bảng tổng hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu
T
T

Hạng mục

1

Cấp đường (TCVN 4054-2005)

2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12

13

Tốc độ thiết kế
Độ dốc dọc tối đa
Chiều dài đổi dốc tối thiểu
Bán kính đường cong bằng tối thiểu
Bán kính đường cong đứng lồi tối thiểu
Bán kính đường cong đứng lõm tối thiểu
Chiều dài đường cong đứng tối thiểu
Tần suất thiết kế
Tải trọng thiết kế đường, cống tròn
Tải trọng thiết kế cầu, cống hộp lớn
Quy mô mặt cắt ngang:
- Bề rộng nền đường
- Bề rộng mặt đường cơ giới
- Bề rộng lề gia cố
- Bề rộng lề đất
Cường độ mặt đường tối thiểu

Đ.vị

Đề xuất


-

Đường cấp III

km/h
%
m
m
m
m
m
%

80 Km/h
5
200
Rmin = 250m
4000
2000
70
4%
H30 - XB80
HL93

m
MPa

12,0m
2 x 3,5m = 7,0m

2 x 2,0m = 4,0m
2 x 0,5m = 1,0m
140

5.2 Quy trình, quy phạm áp dụng
TT

Tên quy chuẩn, tiêu chuẩn

I

Tiêu chuẩn áp dung cho công tác khảo sát

Mã hiệu

1

Quy trình khảo sát đường ô tô

2

Công tác trắc địa trong xây dựng công trình - Yêu cầu chung

TCXDVN 9398:2012

3

Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa
công trình


TCXDVN 9401:2012

4

Chỉ dẫn kỹ thuật công tác khảo sát địa chất công trình cho
xây dựng vùng Karst

TCVN 9402:2012

Công ty CP Tư vấn thiết kế Đường bộ (HECO)

22TCN 263-2000

25


×