Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Hoàn thiện quản trị chất lượng nhằm hạn chế RR TD tại NH đông á chi nhánh đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 106 trang )

LỜI CẢM ƠN !

Sau gần 4 năm tiếp cận với môi trường học tập nghiên cứu tiên tiến tại trường Đại
Học Kinh Tế Đà Nẵng đặc biệt là khoa Quản Trị KD, cùng với thời gian thực tập tại
Ngân hàng Đông Á. Đã Giúp em rèn luyện tiếp thu nhiều kiến thức chuyên môn và
kinh nghiệm thực tiễn. Đó là nền tảng để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Đạt được kết quả này em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến :
- Toàn thể quý thầy cô trong khoa Quản Trị KD đã tận lòng chỉ dạy trong suốt
gần bốn năm học, giúp em xác lập một nền tảng về tư tưởng kinh tế, một phong cách tư
duy hệ thống - độc lập, một tác phong công việc chuyên nghiệp qua đó đã nhận thấy
được giá trị cốt lõi của một cử nhân kinh tế đặc biệt là một nhà Quản trị .
- Em xin cảm ơn thầy giáo Đặng Công Tuấn đã hướng dẫn chỉ dạy em trong suốt
thời gian thực tập, và thực hiện luận văn.
Luận văn không thể không hoàn thành nếu thiếu một môi trường tác nghiệp thực
tiễn. Ngân hàng Đông Á chi nhánh Đà Nẵng là một thực tiễn hết sức quan trọng. Qua
đó, em xin chân thành gởi lời cảm tạ đến :
- Anh Nguyễn An – GĐ Chi nhánh Ngân hàng Đống Á Đà Nẵng – đã giúp em
được trãi nghiệm thực tiễn tại cơ quan.
- Anh Phan Nhật Thanh - Trường phòng TD – đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi
trong suốt thời gian thực tập tại bộ phận TD.


- Cùng toàn thể các anh chị trong phòng TD đã hướng dẫn những vấn đề thực
tiễn công tác tại Ngân hàng.

Xin chân thành cảm tạ !
Sinh viên

Mai Văn trị

MỤC LỤC


  

LỜI CẢM ƠN !.............................................................................................................1
MỤC LỤC..................................................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ...........................................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.................................................................................5
GIỚI THIỆU.................................................................................................................1
PHẦN I - CƠ SỎ LÝ LUẬN........................................................................................3
2.1
Làm rõ khái niệm liên quan................................................................................4
1.1.1
Thế nào là chất lượng và chất lượng TD ?.................................................4
1.1.2
Thế nào là quản lý chất lượng và quản lý chất lượng TD ?......................6
2.2
Sơ lược về ngân hàng thương mại (NHTM).......................................................7
2.2.1
Thế nào là NHTM........................................................................................7
2.2.2
Hoạt động của NHTM..................................................................................7
2.2.3
Vai trò của NHTM......................................................................................10
2.3
Khái quát chung về TD.....................................................................................11
2.3.1
TD là gì?.....................................................................................................11
2.3.2
Phân loại TD ngân hàng.............................................................................12
2.4
Rủi ro TD..........................................................................................................15

2.4.1
Rủi ro TD là gì?..........................................................................................15
2.4.2
Sự cần thiết phải xem xét RR TD...............................................................16
2.4.3
Chất lượng khoản TD.................................................................................19
2.4.4
Các tiêu chí của đối tượng vay nợ cần xem xét..........................................22
2.5
Đảm bảo TD.....................................................................................................27
2.5.1
Tại sao phải đảm bảo TD............................................................................27


2.5.2
Các hình thức đảm bảo TD.........................................................................30
a. Đảm bảo đối nhân..........................................................................................30
b.
Đảm bảo đối vật.........................................................................................31
2.6
Một số phướng sách an toàn khác để bảo đảm TD............................................33
2.7
Các thông số đánh giá chất lượng TD của NHTM............................................34
2.7.1
Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động.................................................34
2.7.2
Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn................................................................34
2.7.3
Tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ........................................................................35
PHẦN II - THỰC TRẠNG........................................................................................36

2.1
Sơ lược về Chi nhánh cấp I NHĐA Đà nẵng.................................................36
2.1.1
Sơ lược về NHĐA......................................................................................36
2.1.2
Lịch sử hình thành và phát triển Chi nhánh cấp I NHĐA Đà nẵng.......37
2.1.3
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.................................................................37
2.1.4
Chính sách cho vay của NHĐA Đà Nẵng.................................................44
2.2
Thực trạng hoạt động TD tại NHĐA.............................................................50
2.2.1
Hoạt động cho vay.....................................................................................50
2.2.2
Tình hình dư nợ........................................................................................53
2.2.3
Tình hình NQH.........................................................................................55
2.2.4
Đánh giá chất lượng TD của NHĐA Đà nẵng.........................................56
PHẦN III - GIẢI PHÁP.............................................................................................59
3.1
Nguyên nhân gây nên RR TD Ngân hàng.....................................................59
3.1.1
Chất lượng nguồn nhân lực......................................................................69
3.1.2
Chính sách TD cạnh tranh, còn nhiều sự bất cập thiếu rõ ràng.............71
3.1.3
Kỹ thuật cho vay còn nhiều điểm chưa hoàn thiện..................................72
3.2

Định hướng các giải pháp hạn chế RR TD...................................................73
3.2.1
Quá trình sàn lọc KH (chính sách TD).....................................................75
3.2.2
Quá trình chọn lọc KH (kỹ thuật thẩm định và xét duyệt cho vay)..........77
3.2.3
Quá trình kiểm tra – giám sát TD.............................................................79
3.2.4
Quá trình chuyển nợ và thu hồi TD (kỹ thuật thu hồi TD)......................82
3.2.5
Định hướng giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự..............................84
3.2.6
Giải pháp với các bộ phận có liên quan....................................................88
 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG..........................................91
 Kiến nghị có tính định hướng tổng quát.......................................................91
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 94
Danh mục tài liệu tham khảo................................................................................95
Các kí hiệu viết tắt trong chuyên đề..........................................................................97


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
  
Sơ đồ I : biểu diễn hoạt động của NHTM :..............................................................13
Sơ đồ II : biểu diễn bản chất của hoạt động TD :....................................................15
Sơ đồ III : biểu diễn quan hệ TD trực tiếp :.............................................................18
Sơ đồ IV : biểu diễn quan hệ TD gián tiếp :............................................................19
Sơ đồ V : biểu diễn quan hệ lãi suất và nhu cầu vốn :.............................................20
Sơ đồ VI : biểu diễn quan hệ đảm bảo TD đối vật :.................................................34
Sơ đồ VII : biễu diện hoạt động bao thanh toán :...................................................37
Sơ đồ VIII : minh hoạ các vòng an toàn TD :..........................................................37

Sơ đồ IX :biểu diễn cơ cấu quản lý của Ngân hàng.................................................43
Biểu đồ X : biểu diễn DSCV theo thờì gian..............................................................54
Biểu đồ XI : biểu diễn Tỷ trọng DSCV theo thờì gian.............................................56
Sơ đồ XII : biểu diễn Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế...............................57
Sơ đồ XIII : biểu diễn tỷ trọng NQH so Dư nợ.........................................................59
Biểu đồ Pareto XIV : diễu diễn nguyên nhân tổn thất TD.......................................66
Biểu đồ (pareto) XV : diễu diễn 2 nhóm nguyên nhân tổn thất TD........................69


Biểu đố (Xương cá) XVI : biểu diễn các nguyên nhân tiềm ẩn...............................72
Sơ đồ XVII : Biễu diễn các quá trình rủi ro TD.......................................................78
Biểu đồ XVIII : Biểu diễn cách trả lương khuyến kích LĐ....................................92
Sơ đồ XIX : biễu diễn sự phối hợp các quá trình về TD của các bô phận..............93
Sơ đồ XX : biểu diễn đường đi của thông tin TD.....................................................96

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
  
Biểu 1.4 - Hệ thống phân loại khoản vay .....................................................................
30
Biểu
2.1
DSCV
theo
thời
hạn
TD
..........................................................................................................................................
54
Biểu
2.1

DSCV
theo
thành
phần
kinh
tế.
..........................................................................................................................................
55
Biểu
2.2

Nợ
CV
theo
thành
phần
kinh
tế
..........................................................................................................................................
57
Biểu
2.3
Phân
loại

nợ
cho
vay.
..........................................................................................................................................
59

Biểu
2.4
Bảng
chỉ
tiêu
đánh
giá
hoạt
động
TD.
..........................................................................................................................................
60
Biểu 3.1 - Bảng thông kê nguyên nhân - số lượng tổn thất TD....................................
66
Biểu 3.1 - Bảng tổng hợp các phiếu đáng giá của các nhân viên TD ..........................
71


GIỚI THIỆU

I.

Xác định vấn đề nghiên cứu.
Một chuyên gia kinh tế đã từng nói : ở đâu có thị trường tài chính ngân hàng

phát triển thì ở đó có nền kinh tế phát triển. Thực tế trong nhứng năm gần đây, sự
hoạt động hiệu quả của hệ thông ngân hàng thương mại Việt Nam đã đóng góp
không nhỏ về cung ứng vốn cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế khi mà
thị trường vốn của nước ta vẫn còn quá nhỏ lẻ, đang trong giai đoạn sơ khai. Vì thế
nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt

được chỉ tiêu kế hoạch của chính phủ năm 2001-2017 về tăng trưởng kinh tế. Sự
năng động của hệ thống ngân hàng thương mại đã tạo động lực cho nền kinh tế phát
triển, trong đó sự đóng góp của các NHTMCP là không nhỏ khi mà hệ thống này đã
cung ứng vốn cho phần lớn các DN vừa và nhỏ, vốn hoạt động nhanh nhạy, hiệu
quả và đóng góp lớn cho nền kinh tế. Trong đó TD là hoạt động trọng tâm của ngân
hàng về đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, Việt Nam đã, đang và sẽ là điểm
đến của nhiều tổ chức tài chính ngân hàng lớn trên thế giới. Đây là xu thế tất yếu,
và kéo theo sự thách thức lớn của các ngân hàng trong nước với các ngân hàng lớn
trên thế giới khi mà các tổ chức tài chính ngân hàng sẽ gần như tự do hoạt động vào
năm 2010. Cạnh tranh là điều tất yếu của quy luật, sự đứng vững của các NHTM
Việt Nam nhất là các NHTMCP phụ thuộc vào chất lượng hoạt động mà trọng tâm
là chất lượng TD. Vì hoạt động này là hoạt động chính vừa đem lại phần lớn thu
nhập cho ngân hàng, lại đóng góp vào hiệu quả hoạt động của nền kinh tế nhưng
cũng là hoạt động chứa đựng và tiểm ẩn nhiều RR nhất về phía ngân hàng. Chất
lượng TD thấp sẽ đưa ngân hàng đến nguy cơ vỡ nợ, nền kinh tế cũng bị khủng
hoảng mà cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á 1997 là một điển hình; khi đó
có thể đưa đến cơ hội thao túng cho các tổ chức tài chính ngân hàng nước ngoài


lũng đoạn. Vì thế nâng cao khả năng canh tranh, cũng đồng thời là nâng cao chất
lượng, giảm thiểu RR TD là vấn đề mang tính cấp bách của các ngân hàng.
Xuất phát từ những vấn đề đặt ra trên, và qua quá trình thực tập tìm hiểu tại
NHĐA Đà Nẵng; em quyết định chọn đề tài : “ Hoàn thiện quản trị chất lượng
nhằm hạn chế RR TD tại NHĐA Chi nhánh Đà Nẵng “, để tìm hiểu và làm sáng
tỏ thêm vấn đề đồng thời tìm một số giải pháp nhằm góp phần giảm thiểu, nâng cao
chất lượng TD của chi nhánh NHĐA Đà Nẵng.

II.


Phạm vi nghiên cứu vấn đề.
Hoạt động TD của một ngân hàng có nhiều thể thức như : cho vay, bao thanh

toán, chiếc khấu thương phiếu, bão lãnh,.. Nhưng xét trên bình diện nghĩa hẹp thì
TD được hiểu đồng nghĩa với hoạt động cho vay của. Do kiến thức chuyên môn của
bản thân hạn hẹp cũng như kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên vấn đề sẽ được
nghiên cứu theo nghĩa hẹp của khái niệm TD trên phương diện TD ngắn hạn. Tức là
các vấn đề còn hạn chế của Ngân hàng về chất lượng cho vay sẽ là đối tượng
nghiên cứu mà luận văn hướng đến.

III.

Kế hoạch nghiên cứu.

Vấn đề nghiên cứu sẽ được tiến hành lần lượt qua ba giai đoạn, gồm ba phần cơ
bản như sau :
Phần Một : Tổng hợp cơ sở lý luận về quản trị chất lượng và TD ngân hàng.
Phần này sẽ tổng hợp các cơ sở lý thuyết của các nhà chuyên môn trong lãnh
vức chất lượng, tài chính ngân hàng trong nước và trên thế giới nghiên cứu qua các
bài báo, sách chuyên đề, tạp chí chuyên ngành cũng như trên các phương tiện
truyền thông và các tài liệu thu thập từ NHĐA chi nhánh Đà nẵng. Nhằm làm rõ
các vấn đề liên quan đến quản rị chất lượng và chất lượng TD như : Quản trị chất
lượng là gì ? NHTM là gì? TD ngân hàng là gì? Vai trò của TD ngân hàng? Vì sao
TD ngân hàng chứa đựng nhiều RR? Các biện pháp giảm thiểu RR TD?,…


Phần Hai : Đánh giá thực trạng hoạt động TD tại NHTMCP Đông Á chi nhánh
Đà Nẵng.
Vấn đề đạt ra cần giải quyết trong phần này là xem xét tình hình cung cấp TD
của NHĐA Đà Nẵng sau khi đã giới thiệu sơ lược về NHĐA nói chung cũng như

NHĐA Đà nẵng nói riêng. Cụ thể vấn đề sẽ được xem xét đánh giá thông qua một
số thực trạng : Quy trình TD? Tình hình cho vay? Tình hình thu nợ? NQH? Chỉ tiêu
NQH/Tổng dư nợ,…qua các tài liệu và số liệu thu thấp tại NHĐA Đà Nẵng trong 2
năm gần nhất để đánh giá.
Phần Ba : Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng TD tại NHĐA Đà
Nẵng.
Trên cơ sở tìm hiểu về quy trình TD cũng như đánh giá thực tế hoạt động TD
của NHĐA Đà Nẵng để tìm ra một số vấn đề tồn tại trong hoạt động TD của Ngân
hàng. Kết hợp với cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu tổng hợp để đưa ra các giải pháp
giải quyết vấn đề tồn tại trong hoạt động TD của Ngân hàng.

IV.

Phương pháp nghiên cứu.
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu gốm :
Phương pháp thông kê.
Phương pháp so sánh.

V.

Kết quả nghiên cứu.
Trên cơ sở quy trình TD cũng như thực tế hoạt động TD, để tìm một số nguyên

nhân tồn tại về chất lượng TD tại chi nhánh NHĐA Đà Nẵng. Từ đó đề ra các giải
pháp mang tính tổng quát, định hướng nhằm hạn chế rủi ro và góp phần nâng cao
chất lượng hoạt động TD tại chi nhánh.


PHẦN I - CƠ SỎ LÝ LUẬN
Các vấn đề về quản trị chất lượng và RR TD

2.1Làm rõ khái niệm liên quan.
1.1.1

Thế nào là chất lượng và chất lượng TD ?

Nhiều học giả nghiên cứu và đưa ra nhiều đình nghĩa liên quan như :
- Với Tiến sĩ W.E.Deming : “Chất lượng là mức độ dự đoán trước về tính đồng điều
và có thể tin cậy được, tại mức chi phí thấp và được thị trường chấp nhận.”
- Tiến sĩ Joseph M. Juran đưa ra định nghĩa: “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích
và yêu cầu sử dụng”.
- Tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu (Europen Oganization of Quanlity Control)
định nghĩa : “Chất lượng là mức độ phù hợp của sản phẩm với yêu cầu của người tiêu
dùng.”
- Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) trong bộ ISO 8402 : 1999 : “Chất lượng là
tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả
năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hay thoả mãn.” Thuật ngữ “thực thể” hay
“đối tượng” bao gồm cả thuật ngữ sản phẩm theo nghĩa rộng, một hoạt động, một quá
trình, một tổ chức hay cá nhân.
- Theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 : 2000 định nghĩa : “Chất lượng là mức độ của một
tập hợp các đặc tính vốn có của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình thoả mãn các
yêu cầu của khách hàng và các bên liên quan.”
Yêu cầu là những nhu cầu hay những mong đợi đã được công bố, hiểu ngầm hay
bắt buộc. Các bên liên quan là : khách hàng bên trong tổ chức, những người thường
xuyên cộng tác, những người cung ứng nguyên liệu, luật pháp,…
Các học giả và các tổ chức đã đưa ra những định nghĩa có những khía cạnh ngôn
ngữ khác nhau nhưng chúng có những điểm chung về nội hàm có thể rút ra như:


 Chất lượng phải thoả mãn các yêu cầu cũng nhu các nhu cầu của khách
hàng, các bên hữu quan. (Nhu cầu hiện hữu và nhu cầu tiểm ẩn chưa được

khách hàng nhân thức).
 Luôn gắn bó với điều kiện kinh tế xã hội nhất định, tức là phải phù hợp với
xu hướng vận động và biến đổi của thị trường và nền kinh tế.
Từ những đặc điểm trên và những căn cứ trên, đứng về phương diện lãnh vực hoạt
động TD Ngân hàng, cụ thể là hoạt động cho vay có thể cụ thể hoá thành một số điểm
mấu chốt làm nên chất lượng TD.
- Các yêu cầu của khách hàng khi tiếp cận TD Ngân hàng thể hiện qua một số đặc
tính của TD : đáp ứng đầy đủ về lượng giá trị đủ cho nhu cầu thực tiễn, với thời gian
nhanh nhất có thể để không bỏ lở cơ hội kinh doanh, giá cả món vay hợp lý với thu
nhập dự kiến, thời hạn đủ đáp ứng về chu kỳ kinh doanh, các điều kiện ràng buộc TD
không quá chặc chẽ,..Các thuộc tính trên thể hiện đặc tính của sản phẩm TD của Ngân
hàng.
- Với yêu cầu của xã hội TD phải thể hiện : TD Ngân hàng phải gắn liên với sự vận
động của vật chất (sự vận động của tiền và hàng) tránh hiện tượng lạm phát, TD phải
được cung ứng từ nôi thừa vốn sang nơi (khu vực, ngành nghề SX-KD) có thể sử dụng
hiệu quả nhất nguồn vốn đáp ứng mục tiêu kinh tế xã hội (tăng trưởng, việc làm, thu
nhập,..).
- Với chính bản thân Ngân hàng , TD có chất lượng : đó phải là một khoản TD cấp
đúng đối tượng cần vốn, thực hiện đúng cam kết sử dụng vốn và sử dụng có hiệu quả
và điều quan trọng nữa là đó phải là một khoản TD được thu hồi đầy đủ và đúng hạn cả
vốn gốc lẫn lãi.
Qua đó, tác giả xin đưa ra một khái niệm chất lượng có liên quan tới TD gọi là chất
lượng TD : “chất lượng TD là tập hợp các thuộc tính của TD ngân hàng làm thoả
mãn được các yêu cầu chính đáng của khách hàng cùng các bên hữu quan, đáp
ứng được sự mong đợi của Ngân hàng và mục tiêu chung của nền kinh tế xã hội”.


Một yếu tố cốt lõi cấu nên chất lượng TD đứng trên phương diện Ngân hàng đó là
rủi ro TD. Rủi ro TD gắn chặt với chất lượng TD, bởi vì nó không những làm Ngân
hàng tổ thất mà còn làm ảnh hưởng tới khách hàng, các bên hữu quan và nền kinh tế.

Do vậy, thiết nghĩ để đạt đến chất lượng TD thì trước hết phải làm giảm thiểu hay hạn
chế rủi ro TD. Đây chính là mục tiêu để tài hướng đến để giải quyết.
1.1.2

Thế nào là quản lý chất lượng và quản lý chất lượng TD ?

- Tương tự giáo sư Ishikawa định nghĩa : “Quản lý chất lượng là hệ thống các biện
pháp tạo điều kiện sản xuất kinh tế nhất những sản phẩm/dịch vụ có chất lượng thoả
mãn yêu cầu của người tiêu dùng.”
- Theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000 : 2000 : “Quản lý chất lượng là các hoạt động phối
hợp với nhau để điều hành và kiểm soát một tổ chức về mặt chất lượng.”
- Chuyên gia chất lượng người Anh A.Robertson định nghĩa : “Quản lý chất lượng là
ứng dụng các phương pháp, thủ tục và kiến thức khoa học kỹ thuật đảm bảo cho các
sản phẩm sẽ hoặc đang sản xuất phù hơp với thiết kế, với yêu cầu trong hợp đồng bằng
con đường hiệu quả nhất.”
- Philip Crosby, một chuyên gia người Mỹ về chất lượng định nghĩa : “Quản lý chất
lượng là một phương tiện có tính chất hệ thống đảm bảo việc tôn trọng tổng thể tất cả
các thành phần của một kế hoạch hành động.”
Điểm chính của các định nghĩa về chất lượng trên là :
 Là thiết lập các phương pháp đáp mực tiêu chất lượng của tổ chức và cách thức
để triển khai phương pháp trong thực tiễn.
 Các cách thức và phương pháp đó phải là những giải pháp có tính kinh tế nhất.
Xuất phát từ những căn cứ đó, được cụ thể vào hoạt động TD Ngân hàng tác giả xin
đưa ra một khái niệm có liên quan về quản lý chất lượng TD. Đó là : “ Quản lý chất
lượng TD là một tiến trình đưa ra các phương hướng nền tảng và các cách thức
quản lý TD, đồng thời phối hợp với các bộ phận liên quan thực thi vào các quá trình
trong hoạt động TD nhằm đáp ứng mục tiêu chất lượng TD.”


Nói một cách cu thể, đó là việc Ngân hàng thiết lập nên chính sách TD và xây dựng

kỹ thuật, công cụ , biên pháp quản lý và kiểm soát hoạt động TD đồng thời điều hành
triển khai để phối hợp thực hiện một cách có hệ thống, thể hiện hiểu quả và mục tiêu đề
ra của Ngân hàng. Quản lý chất lượng TD cũng chính là chất lượng quản lý TD.

2.2Sơ lược về ngân hàng thương mại (NHTM).
2.2.1 Thế nào là NHTM.
Theo giáo sư Peter S.Rose (Hoa Kì) thì “Ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính
cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất đặc biệt là TD, tiết kiệm và
dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ
chức KD nào trong nền kinh tế”1.
Như vậy theo định nghĩa này thì NHTM có phạm vi, quy mô hoạt động rất lớn trên
thị trường tiền tệ, và qua đó có một tầm ảnh hưởng hết sức to lớn đến nền kinh tế của
một quốc gia. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện lịch sử, hoàn cảnh kinh tế, thể chế chính trị
mà mỗi quốc gia có những định nghĩa riêng.
Tại Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt
động của ngân hàng thương mại, có đề cập tới khái niệm về Ngân hàng thương mại,
theo đó trong Nghị định Ngân hàng thương mại có khái niệm:
“Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng
và các hoạt động KD khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các
mục tiêu kinh tế của Nhà nước”2
2.2.2 Hoạt động của NHTM.


Nguyên lý hoạt động của ngân hàng thương mại :

NHTM hoạt động theo nguyên lý về quy luật số lớn, là quy luật của lý thuyết xác
suất. Quy luật này thể hiện như sau : thông qua quá trình tổng hợp các quan sát với số
lượng lớn các các sự kiện diễn ra một cách cá biệt ngẫu nhiên, khi đạt đến một được
1


Nguyễn Văn Thủ - Tạp chí Quản lí nhà nước số tháng 7/2000, tr. 9.
Bài viết Phân cấp phân quyền trong quản lý Nhà nước, của Th.s Hoàng Văn Sao, trên trang web của trường
đại học luật (www.luathoc.com).
2


một con số đủ lớn thì sẽ thể hiện sự tất nhiên mang tính quy luật của sự kiện, khi đó
bản chất của sự vật được bộc lộ.
Hoạt động của một ngân hàng thương mại là KD tiền tệ tức đi vay để cho vay. Đối
tượng KH của ngân hàng là những người gởi tiền (ký thác) và những người đi vay tiền
(tín thác). Những người ký thác hay những người đi vay này ở đủ mọi tầng lớp xã hội,
đủ các thành phần kinh tế. Nhưng cũng vì vậy mà có một lượng KH rất lớn, và ít có sự
trùng lặp về tính chất tương đồng của các KH. Do vậy, ít có hiện tượng cùng một lúc
tất cả các KH gởi tiền đồng loạt cùng rút tiền ra khỏi ngân hàng; rất khó xẩy ra điều
này do ít có tính chất tương đồng nên trong cùng một lúc nhu cầu khó có thể đồng loạt
giống nhau được, nên vấn đề giải quyết cũng khác nhau. Tương tự như vậy, đối với KH
tín thác cũng hoạt động theo quy luật số đông, do số lượng đông và sự phức tạp về
thành phần, hoạt động trong những môi trường có nhiêù độ RR khác nhau, nên cũng sẽ
rất khó xảy ra hiện tượng cùng một lức tất cả các KH vay vốn đều đồng loạt xảy ra khó
khăn, RR trong hoạt động KD, dẫn đến mất khả năng thanh toán khoản vay cho ngân
hàng (điều này dễ xảy ra nhất là trong những thời điểm nền kinh tế khủng hoảng gặp
nhiều khó khăn). Vì vậy , cho dù có một vài KH gặp khó khăn dẫn đến ngân hàng bị
thất thoát TD thì cũng chưa ảnh hưởng ngiêm trọng tới hoạt động của ngân hàng. Và
tất nhiên ngân hàng sẽ có đủ khoản tiền trả cho những người ký thác có nhu cầu rút
tiền.
Chính việc tuân theo quy luật hoạt động này, mà một tổ chức KD tiền tệ như ngân
hàng có thể tồn tại dù rằng môi trường hoạt động luân biến động, chứa đựng tiểm ẩn
những RR.



Hoạt động của NHTM thể hiện qua ba nghiệp vụ chính như sau :

 Nghiệp vụ nợ (huy động vốn) : nghiệp vụ này chính là quá trình tạo vốn của ngân
hàng thương mại. Quy mô vốn của NHTM thể hiện qua hiệu quả hoạt động của
nghiệp vụ này, gồm các nghiệp vụ chính như: vốn tự có (chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng
nguồn vốn NHTM), tuy nhiên nó là yếu tố quyết định quy mô nguồn vốn huy động


được phép; Nghiệp vụ huy động vốn (nhận tiền gởi của các cá nhân, tổ chức kinh tế
trong nền kinh tế có lượng vốn nhàn rỗi), nghiệp vụ này cung cấp phần lớn nguồn
vốn cho NHTM; Nghiệp vụ đi vay (vay của các trung gian tài chính khác, vay ngân
hàng trung ương).
 Nghiệp vụ có (sử dụng vốn) : nghiệp vụ này tạo ra nguồn thu nhập chính cho ngân
hàng thương mại, trong đó chủ yếu là nghiệp vụ cho vay (chiếm 70%-80% tổng
thu); ngoài ra còn có nghiệp vụ chiếc khấu, tái chiếc khấu thương phiếu (hối phiếu,
lịnh phiếu,…), thánh toán xuất nhập khẩu,….
 Nghiệp vụ về các dịch vụ trung gian : còn gọi là dịch vụ ngân hàng (dịch vụ thanh
toán qua ngân hàng, thanh toán ngay, tư vấn, giữ hộ chứng từ, TS quý giá, ….), hiện
nay các dịch vụ ngân hàng càng ngày càng đa dạng, tỷ trọng thu nhập của hoạt
động dịch đang tăng lên trong tổng doanh thu của ngân hàng bởi do tính chất RR
trong hoạt động dịch vụ không lớn, đây là một khuynh hướng của việc phân tán RR
bằng biện pháp đa dạng hoá trong lĩnh vực hoạt động.
Ba hoạt động này của NHTM có mối liên hệ biện chứng với nhau, nghiệp vụ nợ là
điều kiện để thực hiện nghiệp vụ có, bời vì nếu không có vốn thì lấy đâu vốn mà cho
vay, tương tự như vậy việc cho vay hiệu quả góp phần làm nền kinh tế sử dụng hiệu
nguồn vốn từ đó làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát tiển kinh tế. Đây lại là điều kiện
của nghiệp vụ nợ. Bởi vì, nền kinh tế phát triển thì nguồn vốn sẽ dồi dào, đó là nguồn
để huy động của NHTM. Và đồng thời muốn huy động và cho vay đạt hiệu quả thì
ngân hàng cần phải thực hiện tốt các dịch vụ trung gian của mình.


Sơ đồ I : biểu diễn hoạt động của NHTM 3 :

3

Ngân hàng thương mai, GS.TS Lê Văn Tư, 2016, tr.531.


Các NHTM KD trong
lĩnh vực tiền tệ, TD.

Các nghiệp vụ hoạt động KD
Nhiệp vụ nợ
(huy động vốn)

Nhiệp vụ có
(sử dụng vốn)

Nghiệp vụ trung gian
(Dịch vụ ngân hàng)

1. NV phát sinh
2. NV quản lý
và huy động.
3. NV đi vay.

1. Cho vay.
2. Chiết khấu.
3. Tái chiếc khấu

1. Dịch vụ trung gian.

2. Dịch vụ KD vàng
bạc, ngoại tệ
3. Dịch vụ nhận uỷ thác.

Trả tiển gởi,
tiền vay, chi phí
hoạt động KD.

Thu lãi tiền vay,
tiền đầu tư, liên
doanh.

Thu hoa hồng
từ các dịch vụ
trung gian.

Tổng chi phí

Tổng doanh thu

2.2.3 Vai trò của NHTM.
Qua sự phân tích hoạt dộng của NHTM, ta biết rằng hoạt động chủ yếu của NHTM
là đi vay để cho vay. Thông qua hoạt động đặc trưng này ngân hàng đã thể hiện được
vai trò của một trung gian tài chính.
 “Hoạt động của các trung gian tài chính góp phần giảm bớt những chi phí
thông tin và giao dịch lớn cho mỗi cá nhân tổ chức và toàn bộ nền kinh tế.
 Do chuyên môn hoá và thành thạo trong nghề nghiệp, các tổ chức tài chính
trung gian đáp ứng đẩy đủ, hính xác và kịp thời yêu cầu giữa người cần vốn
và người có vốn.



 Do cạnh tranh, đan xen và đa dạng hoá hoạt động, các trung gian tài chính
thường xuyên thay đổi lãi suất một cach hợp lý, làm cho nguồn vốn thực tế
được tài trợ cho nhu cầu đầu tư tăng lên mức cao nhất.
 Thực hiện có hiệu quả các dịch vụ tư vấn, môi giới, tài trợ, trợ cấp và phòng
ngừa RR”4.
Như vậy, NHTM có vai trò rất lớn đối với mọi nền kinh tế dù là quốc gia phát triển
hay là quốc đang phát triển. Là một mắc xích không thể thiếu trong thị trường tiền tệ
và thị trường vốn. Đây là nơi cúng ứng vốn cho toàn bộ hoạt động của nền kinh tế, qua
đó tạo ra được sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế. Đối với những quốc gia
đang phát triển như Việt Nam, thị trường vốn đang trong giai đoạn non trẻ, chỉ là tiền
đề cho sự tăng trưởng trong tương lai, hiện nay toàn bộ nhu cầu vốn đều đặt nặng gánh
trên vai hệ thống NHTM. Vì thế mà vai trò của NHTM là một tất yếu của nền kinh tế,
một tiền đề cho quá t rình phát triển kinh tế đặc biệt với những nền kinh tế đang trong
quá trình chuyển đổi như ở Việt Nam.

2.3Khái quát chung về TD.
2.3.1 TD là gì?
Hiện nay, có nhiều khái niệm nói về TD nhưng tựu trung lại TD có thể hiểu theo
nghĩa như sau : đó là một sự trao đổi/ chuyển quyền sử dụng một lượng giá trị nhất
định được biểu hiện ở hình thái là hiện vật hay tiền tệ từ người sỡ hữu sang người
sử dụng theo nguyên tắc hoàn trả với một lượng giá trị cao hơn sau một khoản thời
gian nhất định (tương lai).
Cách hiểu trên cho thấy được sự tham gia của yếu tố thời gian vào quá trình này,
cho nên có thể xảy ra RR, bất trắc; vì thế cần có sự tín nhiệm của các bên khi tham gia
vào quan hệ này. Vì thế mà được gọi là “TD”.
Sơ đồ II : biểu diễn bản chất của hoạt động TD :

4


Giáo trình lý thuyết tài chính-Tiền tệ, TS. Nguyễn Hữu Tài (chủ biên), 2002, tr.142.


Vốn TD.

Bên cho vay

Bên đi vay
Vốn gốc + lãi

Theo cách hiểu phổ biến trên về TD thì, mổ quan hệ TD dù thể hiện dưới hình thức
nào cũng có ba đặc điểm cơ bản luôn tồn tại khi quan hệ TD diễn ra. Đó là :
 “Chỉ thay đổi quyền sử dụng mà không thay đổi quyền sở hữu vốn TD.
 Có thời hạn TD được xác định do thoả thuận giữa người cho vay và người
đi vay.


Người sở hữu vốn TD được nhận một phần thu nhập dưới hình thức lợi
tức”5.

Ngày nay, trong nền kinh tế quan hệ TD hết sức phổ biến. Bởi luôn tồn tại một bộ
phận những người thừa vốn và một bộ phận những người thiếu vốn, cần sử dụng cho
mục đích sinh lợi nào đó của mình, còn người thừa vốn thì tạm thời chưa có kế hoạch
sử dụng đến nguồn vốn nhàn rỗi này. Vì thế ngân hàng là tổ chức đứng ra làm cầu nối
giữa bến thừa vốn muốn sử dụng để sinh lợi trên đồng vốn của mình và bên thiếu vốn
đang có nhu cầu cần vốn để sử dụng đầu tư hay tài trợ cho khoảng tiêu dùng nào đấy.
Bằng cách huy động vốn của người thừa vốn và dùng khoản này cấp cho vay lại cho
người cần vốn qua đó thoả mãn nhu cầu, đòi hỏi của các bên. Do vậy, hiện nay khi nói
đến TD thì người ta thường nghĩ ngay đến hay đồng nhất với TD là cho vay của ngân
hàng.

2.3.2 Phân loại TD ngân hàng.
1.1.2.1

Theo thời hạn TD.

Theo căn cứ này thì TD được chia làm ba loại:
5

Lý thuyết tài chính-Tiền tệ, PGS.TS Dương Thị Bình Minh (chủ biên), tái bản lần thứ nhất, 1998, tr.175.


- Cho vay ngắn hạn : là loại cho vay có thời gian đáo hạn dưới một năm.
- Cho vay trung hạn : là loại cho vay có thời gian đáo hạn từ 1-5 năm. Loại cho
vay này nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, KD có chu kỳ SXKD
không quá 5.
- Cho vay dài hạn : là loại cho vay có thời gian đáo hạn trên 5 năm và có thể lên
đến 20-30 năm.
1.1.2.2

Theo Đối tượng TD.

Với hình thức này thì TD được chia thành hia loại:
- Cho vay vốn lưu động : đây là loại vốn ngân hàng cấp cho nhu câu vốn luân
chuyển của DN : thanh toán lương, dự trữ hàng tồn kho, thanh toán khoản TD
thương mại đến hạn, nhu cầu chi trả tiền mặt,…loại này có thời gian đáo hạn dưới
một năm thuộc loại vay ngắn hạn.
- Cho vay vốn cố định : đáp ứng nhu cầu vốn của DN về hoạt động đầu tư mở
rộng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện các dự án lớn, nâng cấp đổi mới
các loại trang thiết bị máy móc,…loại này có thời gian đáo hạn trên một năm thuộc
loại vay trung dài hạn.

1.1.2.3

Theo mục đích sử dụng.

Đối với TD phân theo loại này thì theo GS Peter S. Rose đề cấp trong cuốn
Commercial Bank Management xuất bản năm 1996 (trang 536-537) với các hình thức
TD như :
- TD bất động sản : là khoản TD được đảm bảo bằng bất động sản như : đất đai,
nhà cửa, một số công trình kiến trúc khác và bao gồm : cho vay ngắn hạn để xây
sửa, phát triển đất đai ; cho vay dài hạn bao gồm : tài trợ cho mua đất trồng trọt,
mua nhà, mua nhà chung cư, các công trình sản xuất KD và một số TS ở nước
ngoài.


- TD cho các tổ chức tài chính : là khoản TD cấp cho nhà băng, các công ty bảo
hiểm, công ty tài chính, và một số định chế tài chính khác.
- TD Nông nghiệp : cấp cho hoạt động ở phạm vi các trang trại và trại nuôi gia
súc để giúp đỡ cho việc trồng trọt và thu hoạch mùa vụ, và để hổ trợ cho việc nuôi
và chăm sóc gia súc.
- TD công thương nghiệp : là khoản TD cấp cho các hoạt động KD để trả cho
các phí tổn như mua hàng hoá, nguyên vật liệu, thanh toán thuế, trả lương.
- Cho vay cá nhân : gồm các khoản TD tài trợ cho việc mua sắm ôtô, nhà, điện
thoại, thiết bị gia đình, và một số hàng hoá bán lẻ khác; tài trợ cho việc sửa chữa,
hiện đại hoá nhà cửa, bao gồm các chi phí chăm sóc y tế và một số các phí tổn cá
nhân khác, hoặc là cấp trực tiếp đến cá nhân hoặc và cấp gián tiếp đến những người
bán buôn (nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ khác).
- TD khác : không bao gồm những khoản TD trên cả cho vay mua chứng khoán.
- Cho thuê tài chính : là việc mà ngân hàng mua các trang thiết bị, xe cộ và cho
KH thuê.
1.1.2.4


Theo xuất xứ TD gồm có hai loại như sau :

- Cho vay trực tiếp : đây là khoản vay được ngân hàng cấp trực tiếp cho đối
tượng xin vay vốn và đối tượng này có trách nhiệm phải hoàn trả trực tiếp lại vốn
vay và lãi cho ngân hàng sau một khoản thời gian thoả thuận.
Cấp vốn

Khách hàng

NHTM
Nhận vốn
gốc và lãi

Sơ đồ III : biểu diễn quan hệ TD trực tiếp6 :

6

Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, PGS.TS Lê Văn Tề (chủ biên), 1997, tr.153.


- Cho vay gián tiếp : đây là hình thức ngân hàng mua lại các chứng từ nợ phát
sinh mà đang còn trong thời hạn thanh toán.
Dạng cho vay này có một số hình thức như : chiếc khấu thương phiếu, mua lại
các khoản nợ DN, mua các phiếu bán hàng.
Cấp TD

KH nhận vốn vay

NHTM

Thanh toán nợ

Người thành toán nợ

Sơ đồ IV : biểu diễn quan hệ TD gián tiếp 7 :
1.1.2.5

Theo sự tính nhiệm của KH.

Hình thức này được chia thành hai loại :
- Cho vay có bảo đảm : loại cho vay này được thực hiện khi KH có các TS để
thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba để đảm bảo cho khoản vay.
- Cho vay không có bảo đảm : đây là khoản vay được ngân hàng cấp cho chủ
thể đi vay mà không cần phải có TS đảm bảo (cầm cố, thế chấp) hay sự bảo lãnh
của bên thứ ba để làm cơ sở bảo đảm, mà cơ sở đảm bảo khoản vay đều dựa vào
chính uy tín vốn có của chủ thể vay vốn mà được ngân hàng tín nhiệm.

2.4Rủi ro TD.
2.4.1 Rủi ro TD là gì?
“RR TD là RR thất thoát TS có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện
một nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một ngân hàng, bao gồm
cả việc không thực hiện thanh toán nợ cho dù đấy là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ
đến hạn. RR này bao gồm cả RR thanh toán khi một bên thứ ba (ví dụ một Ngân hàng
thanh toán) không thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với Ngân hàng này”8.
7

Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, PGS.TS Lê Văn Tề (chủ biên), 1997, tr.153.
Bài “Nâng cao năng lực quản trị RR của các NHTM Việt Nam” của TS. Nguyễn Đại Lai – Thư ký Hội
Đồng KH & CN Ngành NH, trên trang web của Ngân hàng Nhà nước (www.sbv.gov.vn).
8



Như vậy, qua khái niệm trên ta có thể thấy xảy ra khi mà khoản vốn gốc và lãi của
ngân hàng không được KH hoàn lại khi đến hạn. Đây là một khoản tổn thất không nhỏ
đối với một tổ chức KD tiền tệ có lượng vốn tự có rất nhỏ so với giá trị TS như các
NHTM, những khoản tổn thất như vậy sẽ đưa ngân hàng đến nguy cơ thiếu khả năng
thanh khoản khi KH đến rút vốn và sẽ có thể dẫn đến nguy cơ phá sản là. Để hiểu rõ
hơn tầm quan trọng của vấn đề, ta sẽ đi sâu vào xem xét tuần tự qua các mục .
2.4.2 Sự cần thiết phải xem xét RR TD.
 Cơ chế dẫn đến RR TD:
Hoạt động của ngân hàng thường gặp phải RR, nhất là RR TD. Nguyên lý của của
việc xảy ra RR này đến từ hai yếu tố : đó là sự lựa chọ bất lợi do thông tin không cân
xứng và tâm lý ỷ lại hay còn gọi là RR đạo đức.
 Thông tin bất đối xúng tạo ra sự lựa chọn bất lợi :
Theo nguyên tắc mang tính quy luật : “RR cao thì lợi nhuận cao” và nguyên tắc loại
trừ, khi nguồn vốn dồi dao thì các dự án an toàn với mức sinh lợi thấp và các dự án
mạo hiểm với RR cao mức sinh lợi cao đều được cấp vốn thực hiện. Nhưng vào những
thời điểm nguồn vốn giới hạn, nhiều ngân hàng đặc biệt trong những thời kỳ khan hiếm
nguồn vốn, dẫn đến hệ quả tất yếu là lãi suất bị đẩy lên cao. Các ngân hàng tăng lãi
suất huy động để tranh thủ nguồn vốn vì thế mà chi phí đầu vào tăng lên; để đảm bảo
lợi nhuận các ngân hàng sẽ năng cao lãi suất cho vay để thu bù chi phí lãi suất đầu vào
và mục tiêu lợi nhuận. Vì thế mà những dự án có mức độ RR cao, mức sinh lợi cao sẽ
được cho vay vốn còn những dự án an toan với mức sinh lợi thấp sẽ không được vay
vốn. Khi đó RR do sự lựa chọn bất lợi sẽ xảy ra.
Sơ đồ V : biểu diễn quan hệ lãi suất và nhu cầu vốn :


“Giả sử ban đầu cung cầu vốn cắt nhau ở điểm E 0 với lãi suất cho vay là r0 và lượng
vốn cho vay là Q0. Các dự án có RR thấp (Q1 Q0) và các dự án có RR cao (O Q1) đều
được thực hiện (để đưon giản cho việc mô trả mô hình, giả sử rằng đối với các dự án có


r

S0

D

S1

E1

r1

E0

r0
0

Q1
Dự án RR
cao, LN cao

Q0
Dự án RR
thấp, LN thấp

r : lãi suất
Q : lượng vốn.
D : đường cầu vốn.
S0, S1 : đường cung vốn

Q

RR thấp coi như tổn thất bằng 0). Lúc này một trong hai trường hợp sẽ xảy ra:
- Thứ nhất, nếu thu nhập từ việc cấp TD cho các dự án đủ bù đắp các chi phí
hoạt động, các RR xảy ra do dự án không thành công mang lại và đảm bảo lợi
nhuận biên theo yêu cầu, thì các tổ chức TD vẫn duy trì ở mức lãi suất cho vay r 0.
Giả sử lúc này tương quan giữa các dự án có mức độ RR thấp và RR cao là cân
bằng nhau. Ở điểm cân bằng này, dù lợi nhuận các dự án mang lại có cao bao nhiêu
thì thu nhập tối đa của bên cho vay chỉ là OQ0E0r0.
- Thứ hai, nếu thu nhập từ việc cấp TD cho các dự án không đủ bù đắp các chi
phí hoạt động, các RR xảy ra do dự án không thành công mang lại và đảm bảo lợi
nhuận biên thì các tổ chức TD sẽ tăng lãi suất cho vay. Lúc này các dự án RR thấp
bị giảm đi và các dự án RR cao vẫn không đổi, “tương quan sẽ nghiên về phía các
dự án RR cao. Nếu cứ tiếp tục như vậy, đương cung sẽ bị đẩy dẫn lên đến điểm E 1.
Kết quả là không còn dự án ít RR mà toàn bộ các dự án có mức RR cao được thực
hiện. Ở điểm cân bằng này, dù lợi nhuận các dự án mang lại có cao bao nhiêu thì


thu nhập tối đa của bên cho vay chỉ là OQ 1E1r1, trong khi các dự án không thành
công nhiều gây ra tổn thất rất lớn dẫn đến nguy cơ vỡ nợ. Đây chính là kết quả của
sự lựa chọn bất lợi”9.
Như vậy, chính sự lựa chọn bất lợi sẽ dẫn đến RR cao cho các ngân hàng (người
không có đầy đủ thông tin về đối tượng xin vay vốn). Ý thức được điều này, các ngân
hàng sẽ sàng lọc để có thể lựa chọn được những KH tốt có uy tín cao, có dự án tốt để
cho vay. Các tiêu cho để sàng lọc và lựa chọn là việc đánh giá các tiêu chí : mức độ tín
nhiệm của KH, năng lực tài chính, giá trị TS hiện có. Ngoài ra các ngân hàng còn thực
hiện việc đánh giá thẩm định dự án có tính khả thi không. Tuy nhiên việc đánh giá KH
là quan trọng hơn cả vì rằng việc chọn đúng đối tưọng để cho vay là điều có tính chất
sống còn, nếu chọn sai thì sự lựa chọn bất lợi tất yếu sẽ xảy ra.
Ngược lại, bên đi vay (người có đủ thông tin) sẽ tìm mọi cách để chứng minh cho

ngân hàng biết được rằng mình là đối tượng hoàn hảo có đủ sự tính nhiệm cần thiết vì
biết được rằng do thông tin bất đối xứng mà ngân hàng sẽ thận trọng sợ mình thực hiện
sự lựa chọn bất lợi sẽ không cho họ vay vốn. Vì thế người đi vay sẽ chủ động sẽ làm
tốt những điều mà họ thấy ngân hàng sẽ yêu cầu như trên để được nhận vốn vay.
Tức là sự lựa chọn bất lợi đến từ việc do thông tín bất đối xứng tạo ra, nó có liên
hệ trực tiếp với việc chọn đúng hay sai đối tượng cho vay ngay từ đầu. Trong quản trị
chất lượng điều này là điều cực kỳ quan trọng, bởi vì một nguyên tắc sống còn trong
quản trị chất lượng để cấp là “làm đúng ngay từ đầu”, nếu thực hiện sai ngay từ đầu
thì sẽ dẫn tới việc cho vay nhầm đối tượng, chắc chắn sẽ xảy ra việc mất TD. Tuy
nhiên, dù rằng ngân hàng “làm đúng ngay từ đầu” nhưng có một yếu tố xảy ra sau khi
ký kết hợp đồng sẽ đưa đến RR cho ngân hàng, đó là tâm lý ỷ lại hay RR đạo đức.
 Tâm lý ỷ lại.
Vấn đề này xảy ra sau khi khoản TD được cấp. Khi đó người đi vay có khuynh
hướng muốn sử dụng vốn vay vào các dự án có mức RR cao hơn so với mức RR mà
9

Bài “Tại sao TS là yếu tố quan trọng trong quyết định cấp TD của các tổ chức TD Việt Nam” trên Tạp chí
ngân hàng Số 2/2017, của tác giả Huỳnh Thế Du (Sở giao dịch II Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam).


các ngân hàng muốn, hay là cố tình sử dụng vốn vào những mục đích khác có mức sinh
lợi cao. Bởi vì RR cao sẽ dẫn đến việc sinh lợi cao, khi thực hiện thành công thì người
đi vay sẽ thu về được những khoản lợi nhuận khổng lồ còn ngân hàng thì lợi ích không
có gì thay đổi cũng chỉ nhận được một khoản lợi ích cố định, có chăng là khoản vay và
lãi được bồi hoàn đúng thời hạn. Nhưng một khi gặp bất lợi dự án thất bại tổn thất nặng
nề nhất là ngân hàng, khoản vay sẽ không thể thu hồi lại và tổn thất TD đã xuất hiện
đầy ngân hàng vào nguy cơ thanh khoản kém, thiếu vốn, nợ xấu gia tăng. Đó chính là
RR xảy ra sau khi ký kết hợp đồng RR này xảy ra tầm lý ỷ lại hay RR đạo đức tức là
người đi vay cố tình sử dụng vốn sai mục đích.
2.4.3 Chất lượng khoản TD.

 Những biểu hiên của TD có vấn đề.
Những khoản TD cần xem xét kỹ, kiểm tra chặc chẽ hơn khi chúng có những biểu
hiện sau10 :
- “ Trả nợ vay không đúng kỳ hạn hoặc thất thường.
- Thường xuyên sửa đổi thời hạn, xin gia hạn TD.
- Có hồ sơ đảo nợ ( mỗi lần vay mới thì nợ gốc giảm xuống một tý).
- Lãi suất TD cao không bình thường (để bù đắp cho RR TD).
- Tài khoản phải thu hay hàng tồn kho tăng không bình thường.
- Tỷ lệ “Nợ/Vốn chủ sở hữu” tăng (hệ số đòn bẩy tăng).
- Thất lạc hồ sơ (đặc biệt là các báo cáo tài chính của KH).
- Chất lượng đảm bảo TD thấp.
- Tin vào đánh giá lại TS để tăng vốn chủ sở hữu của KH.
- Thiếu báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay luồng tiền dự báo.

10

Đánh giá và phòng ngừa RR trong KD ngân hàng, Nguyễn Văn Tiến, 2003 tr.288.


- KH dựa vào nguồn thông tin bất thường để trả nợ ( vd: bán nhà xưởng máy
móc thiết bị )”.
Trong quá trình kiểm soát món vay, những dấu hiệu trên sẽ trở thành những
nguyên nhân dẫn đến RR TD khi xảy ra sự tổn thất TD thực tế phát sinh. Khi nhận
thấy những dấu hiệu bất thường trên thì điều cần thiết là phải tăng cường công tác giám
sát KH và xem xét lại chính sách TD của ngân hàng, ra soát dự báo những thay đổi của
môi trường kinh tế chính trị của quốc gia cũng như trên phạm vi quốc tế. Có thể thực
hiện một số việc xem xét qua những phần sau.
 Một số nguyên tắc cho vay cơ bản nhằm giảm thiểu RR TD.
Trước khi khoản vay được cấp, ngân hàng phải triệt để thực hiện ba nguyển tắc cơ
bản sau :

 “Tiền vay phải được hoàn trả đúng thời hạn cả vốn gốc lẫn lãi.
 Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích.
 Vốn vay phải có TS tương đương làm bảo đảm”11.
Việc quán triệt thực hiện theo các nguyển tắc cơ bản trên sẽ năng cao chất lượng
TD, giảm thiểu RR cho khoản vay. Theo GS.TS Lê Văn Tư : nguyên tắc quan trọng
hàng đầu của việc thực hiện khoản vay đó là phải xác định xem KH có khả năng hoàn
trả vốn vay hay không vì điều naỳ quyết định đến chất lượng TD của ngân hàng.
Ngân hàng sử dụng vốn huy động từ nền kinh tế, từ đó thực hiện việc cho vay,
qua đó đảm bảo thực hiện vai trò của một trung gian tài chính. Nếu vốn vay không thể
thu hồi để hoàn trả lại cho người ký thác thì, thì đầu tiên ngân hàng phải gánh chịu đó
là phải sử dụng vốn tự có của mình để bù đắp, sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hoạt động
của ngân hàng. Để vốn vay của ngân hàng được KH hoàn trả đúng hạn thì cần phải bảo
đảm để KH sử dụng vốn vay đúng mục đích cam kết; khi KH sử dụng vốn đúng cam
kết đã vay mượn, thì sẽ không sử dụng vốn đầu tư vào các dự án mạo hiểm. Khi đó, sẽ
giảm thiểu được RR đến với KH vay vốn, và hiệu quả đem lại từ thực hiện dự án sẽ tạo
11

Ngân hàng thương mai, GS.TS Lê Văn Tư, 2016, tr.134-135.


×