Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Thực trạng và giải pháp nhằm bảo vệ môi trường và phát triển du lịch tại huyện lý sơn tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

uế

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

H

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

tế

ĐỀ TÀI:

Ki
nh

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN LÝ SƠN.

Đ

ại

họ

c

TỈNH QUẢNG NGÃI


LÊ VĂN BÌNH

KHÓA HỌC: 2013 – 2017


GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

Khóa Luận Tốt Nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện bài khóa luận để tốt nghiệp, tôi đã không ngừng cố
gắng trong khả năng của mình cũng như học hỏi để hoàn thành bài với mong mốn đạt
được sự thành công nhất. Để có được một bài tương đối hoàn chỉnh như hôm nay, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía như: nhà trường, giáo viên hướng dẫn, cơ sở thực tập
và các nguồn tin khác. Sau đây, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với
thầy cô, các cá nhân, các đơn vị đã giúp tôi hoàn thành tốt bài khóa luận này.
Trong suốt thời gian ngồi trên ghế giảng đường đại học, tôi đã tích lũy được
rất nhiều kiến thức từ việc giảng dạy, hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong trường

uế

Đại học Kinh tế Huế. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo
Th.S. Ngô Văn Mẫn, người đã hướng dẫn trực tiếp, đưa ra những lời khuyên

H

cũng như những nhận xét, đánh giá chân thành nhất để giúp tôi hoàn thiện đề tài này

tế


đạt kết quả cao.

Ki
nh

Tôi xin cảm ơn đến lãnh đạo phòng UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã
tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể thực tập tại đơn vị, giúp tôi hoàn thành khóa
luận. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến sự quan tâm, giúp đỡ của

c

các anh chị tại Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lý Sơn.

họ

Ngoài ra, sự thành công trong bài khóa luận cũng xuất phát từ việc tìm hiểu các
thông tin từ các trang mạng Internet, các đề tài nghiên cứu khoa học, đánh giá nhận xét

ại

của các chuyên gia kinh tế.... Tôi xin chân thành cảm ơn các cá nhân, giới thông tin truyền

Đ

thông đã kịp thời cung cấp các thông tin liên quan đến đề tài để tôi có thể tìm hiểu.
Tuy tôi đã nỗ lực để hoàn thành bài, nhưng sẽ không tránh khỏi những sai sót
do hạn chế về năng lực, điều kiện, thời gian nghiên cứu cũng như kinh nghiệm có
được. Tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành nhất từ phía các thầy cô
cũng như quý bạn đọc để đề tài được hoàn thiện tốt hơn.
Huế, tháng 05 năm 2017

Sinh viên
Lê Văn Bình

SVTH: Lê Văn Bình

i


GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

Khóa Luận Tốt Nghiệp

MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu ...........................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................5
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................5

uế

1.1. Tổng quan về du lịch ................................................................................................5

H

1.1.1. Khái niệm về du lịch..............................................................................................5

tế


1.1.2. Các loại hình du lịch ..............................................................................................5
1.1.3. Đặc điểm của ngành du lịch ..................................................................................7

Ki
nh

1.1.4. Đặc điểm của môi trường liên quan đến phát triển du lịch ................................... 7
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài .........................................................................................9
1.2.1 Tình hình du lịch ở Việt Nam.................................................................................9

c

1.2.2. Điểm mạnh của du lịch Việt Nam .......................................................................11

họ

1.2.3. Điểm yếu của du lịch Việt Nam ..........................................................................13

ại

1.2.4. Phát triển du lịch bền vững ..................................................................................16

Đ

CHƯƠNG II. HIỆN TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI
HUYỆN LÝ SƠN-TỈNH QUẢNG NGÃI ..................................................................19
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................................19
2.1.1. Lịch sử hình thành đảo ........................................................................................19
2.1.2. Đặc điểm địa lí tự nhiên ......................................................................................20

2.1.3. Dân cư, kinh tế- xã hội ........................................................................................21
2.1.4. Môi trường ...........................................................................................................25
2.2. Thực trạng du lịch trên địa bàn huyện Lý Sơn .......................................................25
2.2.1. Đặc điểm hoạt động du lịch ở địa bàn huyện Lý Sơn .........................................25
2.2.2. Đặc điểm khách du lịch .......................................................................................29

SVTH: Lê Văn Bình

ii


GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

Khóa Luận Tốt Nghiệp

2.2.3. Tiềm năng phát triển du lịch ở địa phương .........................................................32
2.2.4. Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường và sinh kế người dân tại huyện
Lý Sơn. ..........................................................................................................................38
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN MÔI
TRƯỜNG VÀ HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN ĐẢO ...................50
3.1. Giảm thiểu tác động tiêu cực đến các điểm du lịch biển đảo .................................50
3.2. Giảm thiểu chất thải từ hoạt động du lịch ..............................................................50
3.3. Về phía người dân địa phương ...............................................................................51
3.4. Về ban quản lý ........................................................................................................51

uế

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................52

H


1. Kết luận......................................................................................................................52
2. Kiến nghị ...................................................................................................................53

tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................54

Đ

ại

họ

c

Ki
nh

PHỤ LỤC .....................................................................................................................55

SVTH: Lê Văn Bình

iii


GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

Khóa Luận Tốt Nghiệp


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Doanh thu và lượng khách, tốc độ tăng trưởng qua các năm, trong thời
gian 2012-2016. .........................................................................................10

Bảng 2.1.

Lượt du khách ra đảo và doanh thu từ du lịch trong giai đoạn 2011-2016 .... 29

Bảng 2.2.

Thể hiện mục đích du khách đến với đảo ..................................................30

Bảng 2.3

Cảm nhận của du khách về vể đẹp của đảo ...............................................33

Bảng 2.4

Kiểm định One Sample T.Test đánh giá mức độ hài lòng của du khách về
chất lượng dịch vụ tại đảo. .........................................................................36
Thể hiện về việc nhận thức người dân địa phương bảo tồn các điểm du lịch 39

Bảng 2.6.

Thể hiện về việc nhận thức người dân địa phương bảo tồn các điểm du lịch 40

Bảng 2.7.


Thu nhập bình quân huyện Lý Sơn trong giai đoạn năm 2011-2016 ........41

Bảng 2.8.

Lượng rác thải từ hoạt động nào ảnh hưởng đến môi trường . ..................44

Bảng 2.9.

Tỉ lệ phần trăm giữa các mức giá sẵn lòng chi trả .....................................45

tế

H

uế

Bảng 2.5.

Ki
nh

Bảng 2.10. Kiểm định ANOVA giữa số tiền chi trả và độ tuổi ...................................46
Bảng 2.11. Mối liên hệ giữa độ tuổi và mức giá bỏ ra để bảo vệ các điểm du lịch ..... 47
Bảng 2.12. Kiểm định ANOVA giữa số tiền chi trả và khu vực .................................48

Đ

ại

họ


c

Bảng 2.13. Mối liên hệ giữa vùng miền và mức giá bỏ ra để bảo vệ các điểm du lịch.... 48

SVTH: Lê Văn Bình

iv


GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

Khóa Luận Tốt Nghiệp

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1.

Ảnh bãi tắm Đảo bé .................................................................................26

Hình 2.2.

Ảnh chùa Đục ..........................................................................................26

Hình 2.3.

Ảnh núi Thới Lới…. ................................................................................26

Hình 2.4.

Ảnh chùa cổng Tò Vò ..............................................................................26


Hình 2.5.

Lễ hội đua thuyền Tứ Linh được tổ chức hàng năm vào dịp Tết nguyên đán
.................................................................................................................26

Biểu đồ 2.1. Thể hiện mối quan hệ giữa thông tin du khách biết đến đảo với độ tuổi
trung bình .................................................................................................31

uế

Biểu đồ 2.2. Thể hiện thời gian du khách đến du lịch lưu trú tại đảo ..........................32

H

Biểu đồ 2.3. Thể hiện số lần du khách đặt chân đến đảo .............................................34

tế

Biểu đồ 2.4. Địa điểm du lịch thu hút khi du lịch ở đảo ..............................................35
Biểu đồ 2.5. Về nguồn thu nhập chính của người dân địa phương trên đảo ................38

Ki
nh

Biểu đồ 2.6. Dịch vụ du lịch dân cư địa phương tham gia...........................................39
Biểu đồ 2.7. Về nhận thức của du khách về du lịch ảnh hưởng đến môi trường .........40
Biểu đồ 2.8. Thể hiện sự hài lòng về mức thu nhập từ hoạt động du lịch ...................42

Đ


ại

họ

c

Biểu đồ 2.9. Thể hiện sự không hài lòng người người dân về phát triển du lịch .........43

SVTH: Lê Văn Bình

v


GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

Khóa Luận Tốt Nghiệp

DANH MỤC VIẾT TẮT

Giải thích ý nghĩa

TP

Thành phố

UBND

Uỷ ban nhân dân


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TS

Tiến Sĩ

VH-TT-DL

Văn hóa –Thông tin- Du lịch

WHO

Tổ chức y tế thế giới

WTP

giá sẵn lòng chi trả

FDI


Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đ

ại

họ

c

Ki
nh

tế

H

uế

Các từ viết tắt

SVTH: Lê Văn Bình

vi


GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

Khóa Luận Tốt Nghiệp


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Lý Sơn là một huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi, trong những năm gần
đây Lý Sơn là điểm đến du lịch thu hút du khách trong và ngoài tỉnh việc phát triển du
lịch thúc đẩy kinh tế xã hội tại đảo phát triển tạo ra nhiều việc làm cho người dân, làm
đảo ngày càng khang trang hiện đại.
Bên cạnh những tác động tích cực của phát triển du lịch đêm lại, nó cũng có
những mặt tiêu cực như việc phát triển không có quy hoạch, phát triển một cách tự
phát thiếu liên kết các dịch vụ du lịch, cũng như vấn đề ô nhiễm rác thải từ hoạt du

uế

lịch, cũng như công tác bảo tồn các điểm du lịch ít được được chú trọng.

H

Xuất phát từ thực trạng trên tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải
Ngãi”. để tiến hành nghiên cứu

Ki
nh

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

tế

pháp nhằm bảo vệ môi trường và phát triển du lịch tại huyện Lý Sơn - tỉnh Quảng

Tìm hiểu chung về thực trạng du lịch trên địa bàn huyện Lý Sơn Tỉnh
Quảng Ngãi


c

Từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần hạn chế những ảnh hưởng của hoạt

họ

động du lịch đến môi trường, cũng như nâng cao ý thức của người dân và khách du
lịch trên đảo để phát triển du lịch một cách có hiệu quả.

ại

Để thực hiện được mục tiêu trên cần các dữ liệu phục vụ nghiên cứu là:

Đ

Số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: từ UBND huyện Lý Sơn,
phòng Văn hóa Thông tin huyện Lý Sơn, phòng Tài nguyên Môi trường, từ bảng hỏi
điều tra của du khách đi du lịch và người dân địa phương.
Tham khảo từ sách, khóa luận đã thực hiện, báo, mạng Internet,..
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp
Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.
Phương pháp so sánh.
Phương pháp thống kê miêu tả.
Phương pháp phân tích tổng hợp.
SVTH: Lê Văn Bình

vii



GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

Khóa Luận Tốt Nghiệp

Phương pháp quan sát.
Đề tài nghiên cứu đã đạt được một số kết quả sau:
Nắm được tình hình du lịch tại đảo cụ thể năm 2016 vừa qua có l164.902 lượt
khách du lịch đến Lý Sơn trong đó khách nội địa 163.969 người, khách quốc tế 933
người doanh thu đạt gần 198 tỷ đồng.
Các địa điểm thu hút khách du lịch tại đảo như: chùa Hang, hang Câu, đảo Bé,
cổng Tò Vò, núi Thới Lới, chùa Đục. Từ đó có các giải pháp để phát triển các điểm du
lịch, thu hút du khách nhiều hơn.
Biết được cảm nhận của du khách về các địa điểm du lịch trên đảo, thông tin mà

uế

du khách biết về đảo Lý Sơn cũng như thời gian lưu trú của du khách trên đảo, số lần
du khách đến đảo, mục đích của du khách khi đến với đảo.

H

Đánh giá mức độ hài lòng của du khách về chất lượng các dịch vụ tại đảo

tế

thông qua kiểm định One Sample T.Test như: chi phí dịch vụ; cơ sở vật chất; chất

Ki
nh


lượng dịch vụ; dịch vụ vệ sinh môi trường; thêm hiểu biết; thái độ phục vụ; thuyết
minh hướng dẫn.

Đo lường mức giá sẵn lòng chi trả của du khách cho việc bảo vệ các địa điểm

c

du lịch để thực hiện bảo tồn các địa điểm du lịch và cải thiện môi trường các điểm du

họ

lịch cần có nguồn kinh phí để hoạt động như: Thành lập đội thu gom rác, quản lý tại
các điểm du lịch, tạo ra nguồn quỹ để trùng tu bảo tồn các di tích.

ại

Những tác động tích cực từ hoạt động du lịch mang lại: nâng cao nhận thức của

Đ

người dân và du khách về bảo tồn các điểm du lịch, tăng thu nhập và tạo sinh kế cho
người dân địa phương, Phát triển cơ sở hạ tầng nâng cao đời sống, nâng cao công tác
bảo vệ môi trường.
Những tác động tiêu cực từ phát triển du lịch: giá thành ăn uống tăng lên ảnh
hưởng đến người dân, phát triển quá nóng mất đi cảnh quan tự nhiên của đảo, môi
trường ô nhiễm ảnh hưởng tới hệ sinh thái.
Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp góp phần cải thiện môi trường du lịch, vừa
phát triển du lịch vừa bảo vệ môi trường đồng thời tạo sinh kế cho người dân địa
phương từ hoạt động du lịch
.

SVTH: Lê Văn Bình

viii


GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

Khóa Luận Tốt Nghiệp

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch được xem là ngành kiếm ra tiền và ít ảnh hưởng đến môi trường. Trong
những năm gần đây sự quan tâm đầu tư về du lịch chưa được đúng mức, nên nó vẫn
còn tồn tại không ít vấn đề như: văn hóa du lịch, vấn đề trộm cắp, thiếu ý thức trong
việc xã rác thải ở những điểm du lịch, đầu tư xây dựng không có quy hoạch, cũng như
chất lượng dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.
Du lịch vừa là hỗ trợ sinh kế người dân đồng thời thúc đẩy bảo tồn những giá trị
đẩy phát triển kinh tế xã hội một cách hiệu quả.

uế

của di sản văn hóa cũng như những thắng cảnh của địa điểm du lịch. Góp phần thúc
Trong những năm gần đây du lịch biển đảo đang là xu thế chung của tất cả mọi

H

người, nhất là giới trẻ với sự đam mê thích khám phá, trải nghiệm những cảnh đẹp

tế


mới, muốn hòa vào thiên nhiên ở những nơi biển đảo, đồng thời thể hiện tinh thần yêu

Ki
nh

quê hương đất nước, những nơi đầu sóng ngọn gió của tổ quốc và khó khăn đi lại ít
người đặt chân tới.

Lý Sơn là một hòn đảo nằm mênh mông giữa biển cách đất liền 15 hải lý, gồm

c

hai đảo: đảo Bé và đảo Lớn. Trong đó Lý Sơn đang nổi lên như một địa điểm du lịch

họ

không thể bỏ qua của các du khách. Trên đảo có những di tích, hang động, miệng núi
lửa, cổng Tò Vò, bãi tắm đảo Bé, còn có những món đặc sản từ biển đảo (tỏi, hành, hải

ại

sản tươi sống), cũng như tính mến khách của người dân nơi đất đảo làm cho đảo Lý

Đ

Sơn là một điểm đến không thể bỏ qua. Đảo Lý Sơn nằm trong quy hoạch khu bảo tồn
biển của quốc gia, đang phấn đấu trình lên quốc tế công nhận là công viên địa chất toàn
cầu nên cần được bảo vệ.
Bên cạnh những lợi ích mà du lịch đem lại cho người dân trên đảo thì du lịch
cũng tồn tại nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng tới hệ sinh thái và môi trường nơi đây,

như lượng khách du lịch tăng đột biến trong những năm gần đây làm cho các công
trình, nhà nghĩ, khách sạn mọc lên làm mất cảnh quan tự nhiên vốn có của đảo, để đáp
ứng nhu cầu tiêu thụ các hải sản của du khách nên số lượng các thủy, hải sản gần bờ
khai thác quá mức gây suy giảm thủy, hải sản gần bờ nghiêm trọng, đồng thời để lại đó
một lượng lớn rác thải từ hoạt động du lịch.
SVTH: Lê Văn Bình

1


GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

Khóa Luận Tốt Nghiệp

Vì thế, nó ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ di tích, cảnh đẹp hoang sơ cũng như
hệ sinh thái biển đảo và môi trường biển đảo, đều này khẳng định giữa du lịch và môi
trường có mối quan hệ vừa gắn bó vừa hỗ trợ với nhau. Nếu du lịch phát triển không
có quy hoạch rõ ràng nó sẽ ảnh hưởng tới môi trường nghiêm trọng, đồng thời môi
trường bị suy giảm dẫn đến du lịch không phát triển.
Để hiểu rõ những tác động của du lịch tới môi trường cũng như kinh tế như thế nào
đến công tác bảo vệ môi trường nơi đây và phát triển du lịch một cách tốt nhất để đảo Lý
Sơn là một điểm du lịch đẹp trong mắt du khách đồng thời môi trường được bảo vệ và
phát triển một cách bền vững, tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp

uế

nhằm bảo vệ môi trường và phát triển du lịch tại huyện Lý Sơn - tỉnh Quảng Ngãi”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

H


Mục tiêu tổng quát:

tế

Tìm hiểu chung về thực trạng du lịch trên đảo và đề xuất một số giải pháp góp

Ki
nh

phần hạn chế những ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường, cũng như nâng
cao ý thức của người dân và khách du lịch trên đảo để phát triển du lịch một cách có
hiệu quả.

c

Mục tiêu cụ thể:

họ

 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch, và phát triển du lịch và bảo vệ môi trường
 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng của du lịch đến môi trường.

ại

 Xác định mối liên hệ giữa phát triển du lịch và sinh kế của người dân trên đảo

Đ

 Đo lường sự hài lòng của du khách về các dịch vụ du lịch trên đảo

 Xác định mức sẵn lòng chi trả của du khách cho công tác bảo vệ môi trường
và bảo tồn di tích
 Đề xuất một số giải pháp góp phần để phát triển du lịch và bảo vệ môi trường
du lịch ở đảo phát triển tốt hơn
3. Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu:
- Gồm 5 địa điểm du lịch: chùa Hang, hang Câu, Cổng Tò Vò, núi Thới Lới,
đảo Bé; ở 3 xã, gồm: xã An Hải, An Vĩnh, An Bình tại huyện Lý Sơn.

SVTH: Lê Văn Bình

2


GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

Khóa Luận Tốt Nghiệp

- Du khách đến đảo và cộng đồng địa phương trên huyện. Trong đó khảo sát
40 hộ dân sống trên đảo, và 60 du khách đi du lịch từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2017.
- Tác động của du lịch đến cộng đồng địa phương.
- Mối liên hệ giữa hoạt động du lịch với môi trường biển đảo, gữa du lịch và
sinh kế người dân.
• Phạm vi nghiên cứu:
Giới hạn nghiên cứu: Đề tài chỉ xét ở khía cạnh tác động du lịch đến môi trường
và người dân trên đảo và sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ trên đảo.
Không gian: Đề tài được thực hiện trong không gian huyện Lý Sơn-tỉnh

uế


Quảng Ngãi.

Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 2/2017 đến tháng 4/2017

tế

 Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

H

4. Phương pháp nghiên cứu

Ki
nh

Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để thu thập các thông tin, tài liệu
có sẵn để hoàn thiện phẩn khái quát và cơ sở lý luận cho để tài:
• Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan như phòng UBND huyện Lý Sơn,

họ

Lý Sơn

c

phòng Tài nguyên Môi trường, phòng Văn hóa Thông tin, chi cục Thống kê huyện
• Tìm hiểu qua sách, báo, tạp chí, internet

ại


• Tham khảo các bài khóa luận đã thực hiện.

Đ

 Khảo sát thực địa

Phương pháp này được sử dụng với mục đích kiểm tra, chỉnh sửa và bổ sung
những tài liệu tìm kiếm được cho các đối tượng nghiên cứu và các thể loại liên quan
đến lĩnh vực du lịch và môi trường, sau đó được đưa vào sử dụng trong đề tài.
 Tiến hành đi thực tế tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện.
Thu thập một số hình ảnh bằng cách trực tiếp quan sát và dùng máy ảnh.
 Phỏng vấn
Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi
Là dạng phỏng vấn được thực hiện trên cơ sở một bảng hỏi hoàn thiện. Người
phỏng vấn không được tự ý đưa thêm các câu hỏi trong quá trình phỏng vấn.
SVTH: Lê Văn Bình

3


GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

Khóa Luận Tốt Nghiệp

Đây là phương pháp chủ yếu được áp dụng để thu thập các thông tin, số liệu cần
thiết cho nghiên cứu, giúp kết quả dữ liệu thu thập tăng tính chính xác và khách quan.
Phương pháp này giúp trả lời tất cả các câu hỏi một cách dễ dàng thông qua
bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Được tiến hành qua 3 bước:
 Bước 1: Xác định đối tượng điều tra: Các du khách đi du lịch trên địa bàn
đảo, các cộng đồng dân cư trên đảo.

 Bước 2: Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn gồm các câu hỏi tiến hành phỏng vấn:
Cách thiết kế bảng câu hỏi: câu hỏi trong bảng khảo sát được thiết kế dựa vào
mục đích và nội dung nghiên cứu, các yêu cầu cần thiết cho nghiên cứu. Các câu hỏi
có hướng dẫn trả lời trên đầu bảng câu hỏi, riêng các câu hỏi có tình đặc thù riêng sẽ

uế

có chú thích trong từng câu.

H

 Bước 3: Phát phiếu điều tra và phân tích kết quả điều tra:

tế

Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên số lượng mẫu nên tôi chọn để thực hiện
khảo sát 60 phiếu điều khảo sát du khách, và 40 phiếu điều tra dân cư địa phương tại 5

Ki
nh

điểm du lịch trong toàn huyện.

 Tham khảo ý kiến chuyên khảo

Trong suốt quá trình làm báo cáo phải luôn tham khảo ý kiến quý báu từ các

c

chuyên khảo trong ngành nhằm làm cho đề tài được hoàn thiện hơn, mang tính khách


họ

quan, có giá trị khoa học và giá trị về thực tiễn ứng dụng.
Đối tượng tham khảo:

ại

- Ban quản lý phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lý Sơn: họ là những người

Đ

đã gắn bó và am hiểu và đưa ra chính sách ở đây.
- Giảng viên trường Đại học kinh tế Huế: những chia sẻ, ý kiến đóng góp về
chuyên môn.
 Phương pháp xử lý số liệu
- Từ những số liệu đã thu thập được từ công tác nghiên cứu, khảo sát thực địa
và kết quả điều tra phỏng vấn sẽ tiến hành thống kê, phân tích và xử lý để đưa ra được
những kết quả để làm căn cứ cho bài báo cáo.
Sử dụng một số nhóm hàm thông dụng và cơ bản như: toán học, thống kê,
chuỗi, ngày tháng…Trong Excel để thống kê lại các số liệu và vẽ biểu đồ, và hàm Spss
để tiến hành xử lý số liệu điều tra bảng hỏi.
SVTH: Lê Văn Bình

4


GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

Khóa Luận Tốt Nghiệp


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về du lịch
1.1.1. Khái niệm về du lịch
Ở hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có
một cách hiểu về du lịch khác nhau và có những khái niệm khác nhau như:
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization– một tổ chức
thuộc Liên Hiệp Quốc), “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du

uế

hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc
trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những

H

mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài

tế

môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm
tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn

Ki
nh

nơi định cư”.

Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà

nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara- Edmod đưa ra định

họ

c

nghĩa: “du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về phương
diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những

ại

khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho

Đ

các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.”
Theo luật Du Lịch Việt Nam (2005), “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
1.1.2. Các loại hình du lịch
Năm 2017, trang du lịch Fiditour đưa ra 6 loại hình du lịch tại Việt Nam đang
được yêu thích:
Du lịch tham quan
Tham quan di tích lịch sử, thắng cảnh: Đây là hình thức du lịch chủ yếu của
Việt. Việt Nam là đất nước đa đa dạng phong phú các các di tích lịch sử, thắng cảnh

SVTH: Lê Văn Bình

5



GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

Khóa Luận Tốt Nghiệp

trải dài hầu trên các tỉnh trên cả nước, nhưng phải kẻ đến các điểm du lịch nổi tiếng
như Vịnh Hạ Long, động Phong Nha, Đà Lạt, Sa Pa, Nha Trang…
Du lịch văn hóa
Việt Nam là một nước có đa dạng văn hóa, ở mỗi vùng miền khác nhau thì có
mỗi văn hóa khác nhau. Theo thống kê của bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch Việt Nam
có gần 8000 lễ hội mỗi năm : điển hình như Festival Huế, Festival hoa Đà Lạt, hội chùa
Hương, hội Lim, tết cổ truyền đó là điều kiện tốt để phát triển du lịch văn hóa.
Du lịch ẩm thực
Ẩm thực Việt Nam được nổi tiếng như tiệc cung đình Huế hay ẩm thực Bắc

uế

Trung Nam… Mỗi vùng điều có những đặc sản riêng của mình, tạo nên một đất nước
đa dạng, phong phú.

H

Du lịch xanh

tế

Gần đây du lịch hướng về thiên nhiên trở thành một xu hướng chung không chỉ ở

Ki
nh


Việt Nam mà còn cả trên thế giới. Hình thức du lịch này gần gũi với thiên nhiên, đồng
thời có thể phát huy hết vai trò của yếu tố thiên nhiên, lợi thế tự nhiên của một quốc gia.
Du lịch sinh thái: các khu du lịch sinh thái nổi tiếng của Việt Nam có thể kể đến

c

như Nhà vườn Huế, bãi biển Lăng Cô, rừng Cúc Phương, hồ Ba Bể, vườn quốc gia Cát

họ

Tiên, U Minh Thượng, U Minh Hạ…
Du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh: tắm nước khoáng Kim Bôi – Hòa Bình, nhà

ại

nghỉ ở Phan Thiết, Nha Trang, châm cứu ở Hà Nội…

Đ

Du lịch MICE

Loại hình du lịch này theo dạng gặp gỡ xúc tiến, hội nghị, hội thảo, du lịch chuyên
đề ở Vũng Tàu, Đà Nẵng… Mice là dạng du lịch tập thể dành cho các doanh nghiệp,
công ty. Ngoài ra, còn có các loại hình du lịch như: du lịch tuần trăng mật ở Đà Lạt, Sa Pa,
Tam Đảo…,
Teambuilding
Teambuiding tour kết hợp du lịch tham quan, nghĩ dưỡng với các chương trình
Team nhằm xây dựng, tăng cường tinh thần đoàn kết của tập thể, loại hình du lịch này
đang được nhiều doanh nghiệp, công ty “đặt hàng” nhằm nâng cao vai trò đoàn kết

giữa các nhân viên với nhau.
SVTH: Lê Văn Bình

6


GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

Khóa Luận Tốt Nghiệp

1.1.3. Đặc điểm của ngành du lịch
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp: Khi du khách đi du lịch thì sẽ xuất hiện
nhiều nhu cầu kiềm theo đó là đi lại, tham quan, giải trí, thưởng thức, ăn ở, mua sắm
và nhiều nhu cầu khác khi đi đến điểm du. Do vậy cần đòi hỏi nhiều ngành nghề khách
nhau tham gia đáp ứng nhu cầu các hàng hòa và dịch vụ để phục vụ du lịch . Do vậy
ngành du lịch sẽ bao gồm các tổ chức và doanh nghiệp khác nhau như công ty lữ hành,
khách sạn, đơn vị vận chuyển, ngân hàng, y tế, bưu điện.
Du lịch là ngành dịch vụ: Du lịch được xem là ngành hầu như không sản xuất ra
hàng hóa mặc dù nó vẫn có một bộ phận nhỏ sản xuất ra các sản phẩm để đáp ứng du

uế

khách (như đồ ăn, thức uống, những món quà lưu niệm), nhưng những sản phẩm hàng

H

hóa này sản xuất ra chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số doanh của ngành lu lịch.
Việc nhận thức được các yếu tố của dịch vụ và hành xử thích hợp trong việc kinh

tế


doanh dịch vụ là những vấn đề cơ bản đặt ra trong ngành và các doanh nghiệp du lịch.

Ki
nh

Du lịch là ngành kinh tế phát triển nhanh: Du lịch thực sự trở thành một ngành
kinh tế lớn đối với một số quốc gia (như Thái Lan, Nhật Bản, Iceland). Đối với một số
quốc gia, du lịch thường chiếm một trong ba vị trí hàng đầu của các ngành kinh tế chủ

c

yếu ở quốc gia. Du lịch sẽ phát triển nhanh vì đời sống con nâng cao thì nhu cầu du

họ

lịch sẽ tăng, do đó số lượng người đi du lịch ngày một tăng.

ại

1.1.4. Đặc điểm của môi trường liên quan đến phát triển du lịch

Đ

1.1.4.1. Khái niệm về môi trường
Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam 2104 đưa ra một số khái
niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường suy thoái môi trường:
“Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.
“Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm

Tiêu chuẩn môi trường”.
“Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành
phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên”.

SVTH: Lê Văn Bình

7


GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

Khóa Luận Tốt Nghiệp

1.1.4.2 Tác động của ngành du lịch tới môi trường
Tác động đến môi trường là những ảnh hưởng (xấu hay tốt) do hoạt động phát
triển du lịch gây ra cho môi trường, bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên cũng như
các yếu tố môi trường xã hội - nhân văn. Tác động của du lịch lên các yếu tố sinh thái
tự nhiên có thể là tác động tích cực hoặc tiêu cực.
a. Tác động tích cực:
Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định và nâng cao nhận thức
của xã hội về việc bảo tồn các giá trị thiên nhiên, di tích lịch sử, vườn quốc gia, các
giá trị nhân văn.
Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch cũng góp phần cho những ý

uế

tưởng cho việc làm sạch và bảo vệ môi trường thông qua việc kiểm soát chất lượng

H


không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông
qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các

tế

công trình kiến trúc để nâng cao chất lượng môi trường.

Ki
nh

Ðề cao môi trường: Việc phát triển du lịch giúp bảo vệ môi trường được tốt hơn
khi được quy hoạch và thiết kế để đề cao các giá trị thiên nhiên và cảnh quan tốt nhất.
Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của các điểm du lịch sẽ được cải
thiện tốt như đường bộ, thông tin liên lạc, bệnh viện…sẽ được cải thiện thông qua hoạt
khách đi du lịch .

họ

c

động du lịch vì khi cơ sở hạ tầng phát triển mới có thể đáp ứng được nhu cầu của du

ại

Tăng cường hiểu biết về môi trường: Của người dân địa phương qua việc học

Đ

hỏi và ý thức của du khách, cũng như hiểu được tầm quan trọng của môi trường đối
với du lịch và tầm quan trọng của du lịch đối với môi trường.

b. Tác động tiêu cực:
Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành công nghiệp
tiêu thụ rất nhiều nước. Nước tiêu thụ trong du lịch chủ yếu thông qua việc sinh hoạt
cá nhân của du khách, các cơ sở ăn uống phục vụ du khách.
Nước thải: Nếu không có hệ thống xử lý nước thải từ các nhà hàng, khách sạn
thì nước thải sẽ thấm xuống mạch nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ,
biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da,
bệnh mắt hoặc thải trực tiếp ra các ao, hồ, biển gây ô nhiễm cho khu vực người dân
xung quanh.

SVTH: Lê Văn Bình

8


GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

Khóa Luận Tốt Nghiệp

Rác thải: Vứt rác thải là một trong những tác động tiêu cực lớn nhất của ngành du
lịch không chỉ ảnh hưởng đến cảnh quan mà còn tác động rất lớn đến môi trường ảnh
hưởng đến sức khỏe mà còn nảy sinh xung đột xã hội giữa phát triển du lịch và bảo vệ
môi trường.
Ô nhiễm không khí: Du lịch được coi là ngành "công nghiệp không khói",
nhưng du lịch cũng có thể gây ô nhiễm khí thông qua việc xả khí thải từ các phương
tiện giao thông đi lại cả đường biển, đường hàng không, đường bộ gây hại cho cây cối,
động vật hoang dại và các khu vực dân cư cũng như công trình.
Năng lượng: Việc tiêu thu năng lượng thường không hiệu quả và lãng phí tài
nguyên, do việc ý thức du khách về sử dụng các nguồn tài nguyên.


uế

Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể

H

gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả động vật.
Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khách sạn

tế

nhà hàng có kiến trúc bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện

Ki
nh

quảng cáo nhất là các phương tiện dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với
các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, lộn xộn là một trong
những hoạt động gây suy thoái môi trường .

c

Làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có

họ

thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe doạ các loài
động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, côn trùng...). Xây

ại


dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm

Đ

mồi, kết đôi hoặc sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo
đậu tàu thuyền...

1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1 Tình hình du lịch ở Việt Nam
Theo Tổng Cục Du Lịch cống bố:
Lượng khách và tổng doanh thu từ khách du lịch năm 2016 tăng trưởng mạnh,
ngành du lịch Việt Nam đã đón được hơn 10 triệu khách quốc tế du lịch, tăng 26,0%
so với năm 2015; phục vụ 62 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt
400.000 tỷ đồng. Du lịch cũng đóng góp 6,6% GDP quốc gia Việt Nam.

SVTH: Lê Văn Bình

9


GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

Khóa Luận Tốt Nghiệp

Bảng 1.1. Doanh thu và lượng khách, tốc độ tăng trưởng qua các năm, trong thời
gian 2012-2016.

2012
2013

2014
2015
2016

Tổng thu
từ khách
du lịch
(nghìn tỷ
đồng)
160,00
200,00
230,00
337,83
400,00

Tốc độ
tăng
trưởng
hàng
năm (%)

Khách
Tốc độ
Khách
Tốc độ
nội địa
tăng
quốc tế
tăng
(nghìn

(nghìn
trưởng
trưởng
lượt
lượt
hàng
hàng năm
năm (%)
khách)
khách)
(%)
32.500
7.057
25,0
35.000
7,7
7.572
7,2
15,0
38.500
10,0
7.874
4,0
46,8
57.000
48,0
7.943
0,8
18,4
62.000

8,8
10.012
26,0
(Nguồn: Theo tổng Cục Du Lịch Việt Nam, năm 2012-2016)

uế

Năm

H

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2016 đạt 2 mốc ấn tượng, đó là:

tế

tổng số khách nhiều nhất trong một năm (10 triệu lượt khách) và mức tăng tuyệt đối

Ki
nh

trong một năm nhiều nhất so với cùng kỳ năm trước (trên 2 triệu lượt khách).
Từ năm 2012 đến 2016 lượt khách nội địa tăng gấp 1,9 lần, lượt khách quốc tế
tăng 1,42 lần, tổng doanh thu tăng gấp 2,5 lần. Qua đó cho thấy nổ lực của ngành du

c

lịch Việt Nam rất lớn trong việc thu hút du khách cả trong và ngoài nước, đồng thời

họ


doanh thu tăng gấp 2,5 lần cho thấy du lịch đã khai thác tốt thế mạnh của mình vừa
tăng doanh thu từ du lịch một hiệu quả hơn.

ại

Mục tiêu của nguồn du lịch trong năm 2017 sẽ đón khoảng 11,5 triệu lượt

Đ

khách quốc tế đến với Việt Nam, 66 triệu lượt khách du lịch nội địa, doanh thu từ
khách du lịch đạt 460 nghìn tỷ đồng, Ngành du lịch tiếp tục các chương trình quảng bá
hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đến với bạn bè thế giới. Hướng du lịch Việt
Nam tới chuẩn mực quốc tế. Đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nhất là
nâng cao chất lượng du lịch ở phân khúc cao cấp, cải thiện cơ sở hạ tầng du lịch, xây
dựng các khu nghĩ dưỡng, khách sạn cao cấp đạt chuẩn quốc tế. Đồng thời tạo cơ chế
thông thoáng cho du khách đến với Việt Nam du lịch, nhất là các hãng hàng không và
lữ hành. Để thu hút ngày còn nhiều du khách quốc tế đến với Việt Nam.
Theo viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, đối
với du lịch Việt Nam bước sang thập kỷ tới 2011-2020:
SVTH: Lê Văn Bình

10


GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

Khóa Luận Tốt Nghiệp

1.2.2. Điểm mạnh của du lịch Việt Nam
a) Về tài nguyên du lịch

Việt Nam có diện tích phần đất liền trên 330.000 km2 trải dọc nhiều vĩ tuyến
bắc-nam, có 3/4 địa hình là đồi núi tạo nên sự đa dạng hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên
vô cùng độc đáo như danh lam thắng cảnh như: vịnh Hạ Long, Sapa, Phong Nha-Kẻ
Bàng, Vân phong.., là những kỳ quan của thiên nhiên có sức hút mạnh mẽ đối với du
khách, không chỉ trong nước mà cả thế giới. Có thể nói, Việt nam được xếp vào danh
mục các quốc gia có sự đa dạng sinh học cao, giàu tài nguyên thiên nhiên là một thế
mạnh để phát triển du lịch. Tạo nên một thống tài nguyên du lịch phong phú và khá

uế

hấp dẫn.

Với đường bờ biển dài 3.200 km và hơn 4000 hòn đảo trải dài từ bắc vào nam

H

và có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; nhiều bãi biển với những bãi cát dài như

tế

Vũng Tàu, Mỹ Kê, Non Nước, Sầm Sơn, Thiên Cầm, Mũi Né,.., có những vịnh đẹp và

Ki
nh

nổi tiếng không chỉ trong nước mà được quốc tế biết đến như Hạ Long, Nha Trang,
Xuân Đài, cùng với đó có các đảo gần bờ như Lý Sơn, Phú Quý, Cát Bà, Cù Lao
Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc... là một lợi thế không nhỏ để Việt Nam phát triển du lịch

c


biển đảo so với các nước.

họ

Với bề dày về lịch sử và truyền thống văn hóa cùng với 54 dân tộc anh em cùng
sống với nhau và trải dài từ bắc tới nam; với nên văn hóa lúa nước lâu năm mang bản

ại

sắc đậm đà được thể hiện qua lối sống,văn hóa dân gian, tôn giáo, lễ hội, ẩm thực Việt

Đ

Nam và đặc biệt là các di sản văn hóa còn lưu giữ lại như Cố Đô Huế, Cồng Chiêng
Tây Nguyên, đền Tháp Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Hoàng Thành Thăng Long... là những
điểm nhấn cho văn hóa truyền thống dân tộc, là điều kiện rất thuận lợi về tài nguyên
du lịch nhân văn.
Những anh hùng, nhà văn các thời kỳ lịch sử đã để lại những dấu ấn như Hồ
Chí Minh, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông, Lê Lợi,
Quang Trung, Võ Nguyên Giáp..., đó là như anh hùng đã đi vào lịch sử Việt Nam, có
sức hấp dẫn lôi cuốn các người dân Việt Nam mà còn sức hấp dẫn cuốn hút du khách
tìm hiểu và thưởng ngoạn.

SVTH: Lê Văn Bình

11


GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn


Khóa Luận Tốt Nghiệp

b) Về nguồn lực cho phát triển du lịch
Những tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn kể trên qua sự khéo léo của con
người đã tạo nên các sản phẩm du lịch đạo đáo. Về tiềm năng du lịch Việt Nam có thể
phát triển một hệ thống sản phẩm du lịch vô cùng phong phú và hấp dẫn.
Nguồn lực rất quan trọng và đáng quan tâm nó phục vụ phát triển du lịch. Với
dân số hơn 90 triệu dân, phần đông ở độ tuổi lao động có trình độ cao, có nhiệt huyết.
Việt Nam có thế mạnh nổi trội về thị trường lao động nói chung và đối với phát triển
du lịch nói riêng. Người Việt Nam có truyền thống cần cù, chăm chỉ, khéo léo, nhanh
nhạy tiếp thu nhanh các yếu tố mới và đặc biệt có tinh thần nhân ái, mến khách và sẵn

uế

sàng làm việc ở mọi nơi và có mức lương cơ bảng thấp so với các nước trên thế gới.
Đây là thế mạnh để thu hút các nhà đầu tư phát triển dịch vụ du lịch.

H

c) Về chính sách phát triển du lịch

tế

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với phát triển du lịch được thể hiện

Ki
nh

qua các Nghị quyết các kỳ Đại hội đảng lần thứ VII, VIII, IX, X và XI, Chỉ thị của

Ban Bí Thư, Nghị quyết của Chính phủ. Qua đó cho thấy việc phát triển du lịch được
nhìn nhận đúng hơn với vai trò là ngành kinh tế sạch và quan trọng của đất nước thời

c

hiện đại. Đặc biệt từ 1999 với sự ra đời của Pháp Lệnh Du lịch và đến 2005 là Luật Du

họ

lịch đã cho thấy tầm quan trọng của du lịch trong phát triển đất nước.
Sự ổn định về tình hình chính trị, kinh tế- xã hội và chính sách ngoại giao với

ại

các nước trên thế giới để du khách yên tâm khi đặt chân đến với Việt Nam. Cùng với

Đ

sự nhận thức đúng đắn, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước là những yếu tố rất thuận
lợi mở đường cho du lịch phát triển.
d) Kinh nghiệm phát triển du lịch thời gian qua
Với xuất phát điểm thấp là nước nông nghiệp, du lịch Việt Nam trong 2 thập kỷ
qua đã vượt qua mọi khó khăn trở ngoại ban đầu như: nguồn vốn, công nghệ để phục
vụ cho việc phát triển du lịch. Đây là những là những kinh nghiệm, và động lực để
phát triển sau này. Tiếp tục tăng cường, phát huy những thế mạnh để nhằm thu hút du
khách quốc tế đến với Việt Nam ngày càng nhiều.
Những thành tựu phát triển du lịch trong thời gian trước được xây dựng như cơ
sở hạ tầng, cơ sở vật chất, nguồn lực phục vụ phát triển du lịch, hợp tác quốc tế là
SVTH: Lê Văn Bình


12


GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

Khóa Luận Tốt Nghiệp

những ấn tượng tốt hình ảnh về du lịch Việt Nam được tích lũy qua thời gian, là một
sự cố gắng không hè nhỏ của nhiều năm xúc tiến các chương trình quảng bá du lịch
cũng như những cảm nhận của du khách khi đến du lịch Việt Nam, đã và đang trên đà
tăng trưởng trong giai đoạn tới.
Thời kì này đang được tận dụng và phát huy hiệu quả các kinh nghiệm. Khi kết
cấu về các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được Nhà nước quan tâm, đồng thời thu hút
được các thành phần kinh tế khác tham gia vào đầu tư phát triển du lịch tại Việt Nam.
Đó là các công trình đường bộ, đường sông, sân bay và cơ sở vật chất của các khu du
lịch để phục vụ nhu cầu của du khách đi du lịch. Nguồn nhân lực du lịch cũng được

uế

đầu tư đúng đắn, đến nay trên cả nước đã có 11 trường cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp đào tạo về du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp quản lý và trên

tế

1.2.3. Điểm yếu của du lịch Việt Nam

H

60 trường đại học, cao đẳng, trung cấp có tham gia đào tạo du lịch.


Ki
nh

a) Về quản lý khai thác tài nguyên du lịch

Cho dù Việt Nam sở hữu những tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong
phú và đa dạng nhưng chưa khai thác tương xứng với tiềm năng vốn có của nước ta,

họ

các nước trong khu vực.

c

được thể hiện qua các sản phẩm còn rời rạc, không liên kết với nhau, lạc hậu so với
Các tài nguyên du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn chưa được đánh giá, phân

ại

loại và xếp hạng đúng mức các tài nguyên để quản lý và khai thác du lịch một cách

Đ

hiệu quả và bền vững. Dẫn tới tài nguyên du lịch thì nhiều nhưng khai thác một cách
tự phát, chỉ khai thác được một phần của tài nguyên du lịch, khai thác những cái có sẵn
mà chưa khai thác các giá trị tìm ẩn, tinh hoa văn hóa để phát huy giá trị tài nguyên để
phát triển du lịch.
Sự khai thác bừa bãi, cạn kiệt tài nguyên du lịch gắn với quá trình cạnh tranh
và trách nhiệm của các bên không rõ ràng dẫn tới nguy cơ suy thoái nhanh giá trị của
tài nguyên. Sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và các ngành, tầm

nhìn ngắn hạn và hạn chế về công nghệ dẫn tới một số tài nguyên du lịch bị tàn phá, sử
dụng sai mục đích...tác động tiêu cực tới phát triển du lịch lâu dài.

SVTH: Lê Văn Bình

13


GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

Khóa Luận Tốt Nghiệp

b) Về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Hệ thống hạ tầng du lịch còn thiếu thốn, không đạt tiêu chuẩn quốc tế. Chỉ một
số ít có cơ sở hạ tầng đáp ứng được các tiêu chuẩn, như các sân bay quốc tế thành phố
Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng là những cửa ngõ chính để đón các lượt du khách
quốc tế đến để du lịch; chưa có các cảng biển lớn đáp ứng nhu cầu đón các tàu du lịch
cỡ lớn; hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông để đi đến các điểm tham quan du
lịch còn rời rạc, thiếu liên kết đồng bộ với nhau, nhất là đường sông còn quá yếu kém,
chưa kết nối thành mạng lưới. Do vậy cơ sở hạ tầng là một điểm yếu lớn đối với việc
phát triển du lịch dài hạn của đất nước.

uế

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển
nhanh nhưng không có quy hoach rõ ràng, mang tính tự phát, quy mô và tầm cỡ nhỏ

H

lẻ, không liên kết với nhau, thiếu sự chuyên nghiệp trong vận hành, dịch vụ du lịch còn


Ki
nh

lịch quốc gia với thương hiệu Việt Nam.

tế

chưa đáp ứng nhu cầu du khách; do vậy chưa hình thành được hệ thống các khu du
c) Về nguồn nhân lực du lịch

Xu hướng toàn cầu hóa trên thế giới trong đó có cả nhân lực, nhưng nhân lực du

c

lịch chưa thực sự đáp ứng về kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ, cũng như hội nhập và

họ

liên kết toàn cầu, đây là một điểm yếu lớn trong ngành du lịch Việt Nam. Trong thời
gian qua có nhiều nổ lực và cố gắng trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân

ại

lực, những vẫn không đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Đ

Nguồn lực lượng lao động hoạt động trong du lịch nhiều nhưng tỉ lệ đào tạo bài
bản về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ chưa cao, một phần chất lượng đào tạo du

lịch vẫn còn nhiều hạn chế, đó là chưa thích ứng kịp với xu hướng hội nhập, cạnh
tranh toàn cầu.
Đánh giá mặt bằng chung chất lượng nhân lực du lịch vẫn chưa đáp ứng yêu
cầu đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục vụ.
Ngành du lịch thực sự tốt, thiếu đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp, du lịch kiểu mẫu của
thời đại với yêu cầu cạnh tranh và hội nhập cao. Đội ngũ hướng dẫn viên chuyên
nghiệp với nhiều loại hình du lịch và ứng với các ngôn ngữ thuộc thị trường khác nhau
, các mục tiêu vẫn chưa sẵn sàng đầy đủ để đáp ứng.
SVTH: Lê Văn Bình

14


GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

Khóa Luận Tốt Nghiệp

d) Về phát triển sản phẩm và thị trường
Sản phẩm du lịch chậm đổi mới; phần lớn các doanh nghiệp du lịch có quy mô
vừa và nhỏ, thiếu vốn, công nghệ nên khai thác những tài nguyên có sẵn hoặc sao chép
để hình thành sản phẩm du lịch. Vì vậy, tính chất độc đáo của các giá trị nguyên bản
và ý tưởng của sản phẩm du lịch rất nghèo nàn và trùng lặp giữa các vùng miền. Quá
trình phát triển sản phẩm chưa được nghiên cứu bài bản vì vậy chất lượng và giá trị du
lịch còn thấp. Sự nghèo nàn, ít sáng tạo, thiếu tính độc đáo, đặc sắc; thiếu đồng bộ và
thiếu liên kết là thuộc tính phổ biến của sản phẩm du lịch hiện nay và là điểm yếu
chính của du lịch Việt Nam. Kết quả là sản phẩm, dịch vụ du lịch có hàm lượng giá trị
gia tăng thấp, sản phẩm trùng lắp, suy thoái nhanh.

uế


Sự hạn chế, yếu kém trong nghiên cứu thị trường du lịch cả ở tầm vĩ mô của

H

ngành du lịch và ở cấp doanh nghiệp. Việc nghiên cứu phân khúc thị trường để xác

tế

định thị trường mục tiêu chưa thực sự đi trước một bước và thường thụ động. Kết quả
nghiên cứu thị trường chưa được ứng dụng, theo đuổi triệt để, dẫn tới các chính sách

Ki
nh

thị trường mang cảm tính, thiếu cơ sở và bị nhiễu loạn thông tin, biểu hiện trong sự ăn
theo, bày đàn trong đầu tư và cạnh tranh trên thị trường.
Một số địa điểm du lịch được du khách quốc tế biết đến như Hạ Long, Sapa, Hà

c

Nội, Huế, Hội An, Đà Lạt, Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh) nhưng vẫn chưa để lại

họ

dấu ấn đậm nét cho du khách, do vệc xúc tiến quảng bá du lịch chưa chuyên nghiệp,
chưa bài bản, chưa hiệu quả, mới dừng ở quảng bá hình ảnh chung, chưa tạo được

ại

tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản phẩm, thương hiệu du lịch.


Đ

e) Về vốn và công nghệ
Khi chính sách mở cửa thông thoáng thì nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực du lịch rất
lớn trong khi các nguồn lực về vốn và công nghệ Việt Nam còn chưa đáp ứng được
nhu cầu. Trong khi tiềm lực về thị trường vốn của Việt Nam còn yếu và chưa ổn định
chưa phát huy hết vai trò điều tiết do chỉ mới hình thành.
Các dòng đầu tư FDI trong du lịch chiếm tỷ trọng lớn tuy vậy chỉ tập trung vào
lĩnh vực bất động sản du lịch; nhiều dự án FDI có tình trạng treo do thiếu điều kiện
liên quan như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và chính sách hỗ trợ.
Sự tự lực cánh sinh về công nghệ, kỹ thuật và nguồn nhân lực bậc cao của Việt
Nam còn rất hạn chế và phụ thuộc vào phía đối tác liên doanh liên kết bên ngoài.
SVTH: Lê Văn Bình

15


GVHD: Th.S Ngô Văn Mẫn

Khóa Luận Tốt Nghiệp

f) Về quản lý du lịch và vai trò của nhà nước
Công tác quản lý nhà nước về du lịch chậm đổi mới; Luật du lịch và các luật,
pháp lệnh liên quan, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành còn thiếu đồng bộ
và chưa huy động được các nguồn lực cho phát triển du lịch. Nhiều chính sách còn
chồng chéo, cản trỡ lẫn nhau. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành
chưa được hình thành và hợp chuẩn khu vực và quốc tế; thủ tục hành chính còn rườm
rà và chậm đặc biệt là thủ tục thị thực xuất nhập cảnh và quy trình quản lý chất lượng
dịch vụ còn nhiều yếu kém;

Tổ chức bộ máy của ngành có nhiều thay đổi, chưa thực sự ổn định để phát huy

uế

hiệu lực, hiệu quả; quản lý liên ngành, liên vùng rất yếu. Công tác quản lý và thực hiện
quy hoạch du lịch còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa được như mong muốn.

H

Công tác quản lý đảm bảo phát triển bền vững, an ninh, an toàn, văn minh du lịch

tế

còn thiếu kinh nghiệm và chưa có tầm nhìn dài hạn nên kém hiệu quả và thiếu tính bền

Ki
nh

vững; quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản, bảo vệ môi trường chưa đáp ứng yêu cầu.
Nhận thức về du lịch cả ở cấp quản lý nhà nước, quản lý kinh doanh và trong nhân
dân còn thấp, chưa đầy đủ và đồng bộ, tầm nhìn ngắn hạn trong tư duy chịu tác động của

c

nhóm lợi ích cục bộ do vậy vẫn còn khoảng cách xa so với yêu cầu phát triển.

họ

1.2.4. Phát triển du lịch bền vững


1.2.4.1. Khái niệm phát triển du lịch bền vững

ại

Khái niệm phát triển du lịch bền vững: “Là sự phát triển du lịch đáp ứng được các

Đ

nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của các
thế hệ tương lai”. Theo đó, trong quá trình phát triển phải đảm bảo được sự bền vững về
kinh tế, bền vững về tài nguyên môi trường và bền vững về văn hóa xã hội.
Trong đó, bền vững về kinh tế được hiểu đó là sự phát triển ổn định lâu dài của
ngành du lịch, tạo ra nguồn thu đáng kể cho đất nước và góp phần tích cực vào phát
triển của kinh tế - xã hội, đem lại lợi ích cho người dân, đặc biệt người dân địa
phương. Mức sống của người dân địa phương được cải thiện từ du lịch thì họ sẽ có lý
do để bảo vệ nguồn thu nhập này bằng cách bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo vệ
các giá trị văn hóa truyển thống để du khách tiếp tục đến, qua đó xóa đói giảm nghèo,

SVTH: Lê Văn Bình

16


×