ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
H
uế
-----------
nh
tế
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ki
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
c
CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI
Đ
ại
họ
HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn:
MAI THỊ KHÁNH VÂN
PGS.TS BÙI DŨNG THỂ
Lớp: K47A Kinh tế Tài nguyên – Môi trường
MSV: 13K4011630
Huế, tháng 5 năm 2017
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể
Lời Cảm Ơn
Đ
ại
họ
c
Ki
nh
tế
H
uế
Trong quá trình thực hiện đề tài “Tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”, tôi đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ, tạo điều kiện đến từ các thầy cô Khoa Kinh Tế và Phát Triển - trường Đại học
Kinh tế Huế; sự hỗ trợ của cán bộ hướng dẫn cũng như các đồng chí lãnh đạo, cán bộ
thuộc Hạt Kiểm Lâm huyện Phú Lộc; sự hợp tác tích cực của các hộ dân tham gia phỏng
vấn tại xã Lộc Tiến, xã Lộc Hòa. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về những sự giúp
đỡ đó.
Để hoàn thành bài Khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS Bùi Dũng Thể - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn ông Lê Duy Linh – trưởng Bộ phận Quản lý Bảo vệ
rừng, Hạt Kiểm Lâm huyện Phú Lộc - cán bộ trực tiếp hướng dẫn thực tập tốt nghiệp cho
tôi đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu, số liệu nhằm hoàn
thành đề tài Khóa luận tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn trưởng thôn cùng toàn thể bà con thôn Thủy Dương,
xã Lộc Tiến và thôn Làng Đông, xã Lộc Hòa đã nhiệt tình hỗ trợ, sẵn sàng giúp đỡ để tôi
hoàn thành quá trình điều tra phỏng vấn một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất.
Mặc dù rất cố gắng nhưng đây là lần đầu tiên tôi thực hiện đề tài trong lĩnh vực
này, vì vậy sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô để Khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Mai Thị Khánh Vân
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể
MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................... I
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ............................................... IV
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ..................................................................... V
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... VI
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .......................................................................................VII
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................................1
uế
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ............................................................................................2
H
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..........................................................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................................2
tế
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...............................................................................................3
nh
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH CHI TRẢ
Ki
DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG ..............................................................................4
c
1.1. Cơ sở lý thuyết...................................................................................................4
họ
1.1.1. Khái niệm và phân loại ...............................................................................4
1.1.2. Khung pháp lý và cơ cấu thể chế cho chi trả dịch vụ môi trường rừng .....5
ại
1.2. Cở sở thực tiễn ..................................................................................................8
Đ
1.2.1. Sự ra đời của chính sách chi trả DVMTR trên thế giới..............................8
1.2.2. Khái quát về chính sách chi trả DVMTR và tình hình thực hiện ở Việt
Nam ....................................................................................................................11
1.2.3. Khái quát tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR ở tỉnh Thừa
Thiên Huế ...........................................................................................................13
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI
TRƯỜNG RỪNG TẠI HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .................17
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .........................................................................17
2.2. Quá trình tổ chức thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở địa
phương ...................................................................................................................19
SVTH: Mai Thị Khánh Vân
i
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể
2.2.1. Thời gian triển khai thực hiện chính sách ................................................19
2.2.2. Cơ chế, cách thức tổ chức thực hiện chính sách ......................................19
2.2.3. Công tác tập huấn, tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR .............21
2.2.4. Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng ............................................22
2.2.5. Hình thức chi trả dịch vụ môi trường .......................................................22
2.2.6. Mức chi trả dịch vụ môi trường rừng .......................................................23
2.3. Các kết quả đã đạt được của huyện Phú Lộc trong quá trình thực hiện chính
sách chi trả DVMTR...............................................................................................23
2.3.1. Các loại DVMTR đã thực hiện chi trả và diện tích cung ứng ..................23
uế
2.3.2. Các đối tượng phải chi trả dịch vụ môi trường rừng và mức chi trả của
mỗi đối tượng bình quân cho 1ha rừng ..............................................................24
H
2.3.3. Các đối tượng được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng ...............24
tế
2.3.4. Danh sách các đối tượng sở hữu diện tích cung ứng DVMTR và số tiền
nh
được chi trả trên thực tế ......................................................................................25
2.3.5. Quản lý và sử dụng tiền chi trả cho DVMTR ..........................................30
Ki
2.4. Tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của các hộ
c
điều tra ...................................................................................................................31
họ
2.4.1. Đặc điểm của các hộ điều tra....................................................................31
2.4.2. Tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của các
ại
hộ điều tra ...........................................................................................................34
Đ
2.5. Các nhân tố tác động đến tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng của các hộ điều tra ............................................................................42
2.5.1. Yếu tố kinh tế ...........................................................................................42
2.5.2. Yếu tố văn hóa – Xã hội ...........................................................................43
2.5.3. Yếu tố tự nhiên - Môi trường ...................................................................43
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG CỦA HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ ..................................................................................................45
3.1. Tồn tại, khó khăn trong việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường
rừng của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế .....................................................45
SVTH: Mai Thị Khánh Vân
ii
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể
3.1.1. Các loại DVMTR chưa được chi trả ........................................................45
3.1.2. Một số vấn đề còn tồn tại trong quản lý, thực thi chính sách...................46
3.2. Một số giải pháp cải thiện tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế .........................................47
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................48
1. KẾT LUẬN ............................................................................................................48
2. KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................50
Đ
ại
họ
c
Ki
nh
tế
H
uế
PHỤ LỤC .....................................................................................................................52
SVTH: Mai Thị Khánh Vân
iii
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
STT
Ký hiệu
Giải thích
CĐ
Cộng đồng
2
CIFOR
Tổ chức nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế
3
DVMTR
Dịch vụ môi trường rừng
4
ĐD
Đại diện
5
ICRAF
Trung tâm nghiên cứu Nông Lâm Thế giới
6
NH
Nhóm hộ
7
QLBVR
Quản lý bảo vệ rừng
8
Quỹ BVPTR
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
9
UBND
Ủy ban nhân dân
Đ
ại
họ
c
Ki
nh
tế
H
uế
1
SVTH: Mai Thị Khánh Vân
iv
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Tên hình, sơ đồ
STT
1
2
Trang
Hộp 1. Các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện chính
sách chi trả DVMTR
Hộp 2. Các chính sách được lồng ghép thực hiện chi trả
DVMTR
6
7
Hình 1.1. Thiết kế khung thể chế cho chính sách chi trả
DVMTR và mối quan hệ giữa các bên liên quan, quy định
tại Nghị định 99
H
Hình 1.2. Lịch sử phát triển của Chi trả dịch vụ môi
trường
9
tế
4
8
uế
3
Hình 1.3. Các dịch vụ môi trường rừng đang được chi trả
10
6
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Lộc
17
9
Ki
họ
c
ở huyện Phú Lộc
Hình 2.2. Phân loại diện tích rừng thuộc diện chi trả
DVMTR tại huyện Phú Lộc
ại
8
Sơ đồ 2.1. Quy trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR
Hộp 3. Ý kiến đánh giá của người dân về chính sách chi
Đ
7
nh
5
trả DVMTR
SVTH: Mai Thị Khánh Vân
20
26
39
v
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
STT
2
3
rừng giai đoạn 2011-2016
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Phú Lộc
từ 2014 đến 6 tháng đầu năm 2016
Bảng 2.2. Diện tích rừng cung ứng dịch vụ và mức tiền
chi trả thực tế của huyện Phú Lộc từ năm 2014 đến 2016
Bảng 2.3. Các đối tượng được nhận tiền chi trả dịch vụ
môi trường rừng ở huyện Phú Lộc từ năm 2014 đến 2016
15
18
23
24
H
4
Bảng 1.1. Tổng hợp Thu-Chi tiền dịch vụ môi trường
uế
1
Trang
7
tế
nh
của các nhóm hộ/cộng đồng trên địa bàn huyện Phú Lộc
Bảng 2.5. Số tiền được chi trả của các nhóm hộ/cộng
đồng trên địa bàn huyện Phú Lộc từ năm 2014 đến 2016
Ki
6
Bảng 2.4. Diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng
Bảng 2.6. Thông tin chung về hộ khảo sát
c
5
27
28
33
tiền chi trả quản lý bảo vệ rừng ở xã Lộc Tiến và xã Lộc
ại
8
họ
Bảng 2.7. Tổng diện tích và các loại rừng được bảo vệ từ
34
Đ
Hòa, huyện Phú Lộc
Bảng 2.8. Kết quả nghiệm thu bảo vệ rừng thực hiện chi
9
trả DVMTR tại xã Lộc Tiến và xã Lộc Hòa, huyện Phú
36
Lộc
10
11
Bảng 2.9. Chi ngày công tuần tra, bảo vệ rừng cho người
dân ở thôn Thủy Dương và thôn Làng Đông
Bảng 2.10. Những tác động khác nhau của chính sách
đối với cộng đồng và nhóm hộ trong nghiên cứu
SVTH: Mai Thị Khánh Vân
37
40
vi
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Huyện Phú Lộc là một huyện có nhiều tiềm năng, thế mạnh; đặc biệt, với diện
tích đất rừng hơn 34.000ha, bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng sản xuất, cuộc sống của
người dân nơi đây, từ lâu đã gắn liền với núi rừng.
Từ năm 2011, huyện Phú Lộc chính thức thực hiện chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng cùng thời điểm với một số địa phương khác trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế. Trong giai đoạn năm 2011-2013, các hoạt động liên quan đến chính sách
tại địa bàn chủ yếu là rà soát hiện trạng, diện tích rừng để xây dựng phương án chi trả;
uế
hoạt động chi trả tiền DVMTR chỉ bắt đầu được thực hiện từ năm 2014 đến nay.
H
Trong 5 loại DVMTR được quy định tại Nghị định 99, rừng tự nhiên trên địa
bàn huyện Phú Lộc đã được chi trả cho loại dịch vụ: điều tiết và duy trì nguồn nước
tế
cho sản xuất và đời sống xã hội (cung cấp nước cho Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên
nh
Huế) với hình thức chi trả gián tiếp, mức giá 40đ/m3 nước thương phẩm. Từ năm 2014
đến nay, đã xem xét, chi trả cho hơn 1000 ha rừng tự nhiên thuộc huyện Phú Lộc với
Ki
mức tiền thu được qua các năm xấp xỉ 450 triệu đồng.
c
Do rừng ở đây chủ yếu đang trong quá trình phục hồi, khả năng cung cấp dịch
họ
vụ môi trường rừng còn hạn chế, nên số tiền được chi trả chưa hẳn là cao. Tuy nhiên,
với bước khởi đầu này, đã đem lại những thay đổi tích cực về nhiều mặt trên địa bàn
ại
các xã thuộc huyện Phú Lộc có rừng tự nhiên được chi trả dịch vụ môi trường rừng, rõ
Đ
nét nhất là nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ quản lý rừng.
SVTH: Mai Thị Khánh Vân
vii
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Để xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng, ngày 24/09/2010, Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường
rừng (DVMTR). Tuy là cách tiếp cận mới, nhưng nhận thức được giá trị, vai trò của
rừng, đặc biệt là những giá trị trừu tượng mà rừng đem lại, một số địa phương trên cả
nước, trong đó có Thừa Thiên Huế đã tích cực triển khai thực hiện theo chính sách này
và thu được một số kết quả ban đầu. Từ năm 2011 đến nay, tổng số tiền DVMTR mà
uế
tỉnh Thừa Thiên Huế đã thu, chi là 97,689 tỷ đồng, góp phần quản lý bảo vệ hiệu quả
hơn 120.000ha/283.000ha rừng của tỉnh, chiếm 42%, giải quyết công ăn việc làm, đem
H
lại thu nhập đáng kể cho hàng ngàn lao động vùng nông thôn, miền núi của tỉnh. 1
tế
Huyện Phú Lộc, với đất rừng hơn 34.000ha 2, với địa hình nhiều gò đồi, rừng
nh
núi là nơi đầy tiềm năng để tiến hành chính sách chi trả DVMTR tại tỉnh Thừa Thiên
Ki
Huế. Từ năm 2014, huyện đã có 1.136,24ha diện tích rừng tự nhiên được chi trả theo
quy định của chính sách. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình thực hiện
c
chính sách chi trả DVMTR tại đây cũng gặp phải không ít khó khăn, vì chi trả
họ
DVMTR còn là cơ chế tài chính mới không chỉ ở huyện Phú Lộc mà còn trên cả nước .
Do đó, việc xem xét lại tình hình thực hiện chính sách là điều cần thiết, để từ đó đưa ra
ại
các phương án, biện pháp khắc phục những khó khăn, tồn tại. Đồng thời phát huy hơn
Đ
nữa những kết quả đã đạt được trên tất cả các phương diện kinh tế, xã hội, môi trường.
Xuất phát từ lý do trên, tôi đã lựa chọn “Tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu cho
khóa luận tốt nghiệp của mình.
1
Quỹ BVPTR Thừa Thiên Huế (2017)
2
Trang thông tin điện tử huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (2012) Tổng quan về Phú Lộc.
SVTH: Mai Thị Khánh Vân
1
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể
2. Mục đích nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR
tại địa phương từ đó đưa ra các giải pháp điều chỉnh để chính sách chi trả DVMTR
phù hợp hơn với tình hình thực tế, nhằm đem lại nhiều hiệu quả hơn, không những về
mặt kinh tế mà còn cả văn hóa, xã hội.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình thực hiện chính sách chi trả
DVMTR.
uế
+ Phân tích, chỉ ra được thực trạng trong việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR
ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2014 – 2016.
H
+ Đề xuất các giải pháp thực hiện chính sách chi trả DVMTR hiệu quả hơn cho các
tế
đối tượng có liên quan trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
nh
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch
Ki
vụ môi trường rừng trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
c
Đối tượng phỏng vấn là các hộ dân được hưởng chính sách, quản lý huyện, xã
họ
có liên quan; và một số hộ dân không thuộc diện được hưởng chính sách.
ại
4. Phương pháp nghiên cứu
Đ
- Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu thứ cấp được lấy từ Hạt Kiểm lâm huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên
Huế cũng như các nghiên cứu và báo cáo liên quan đã được công bố trên các báo, tạp
chí, trang tin điện tử.
Số liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp các hộ dân thuộc diện chi trả trên địa
bàn 2 xã Lộc Tiến và Lộc Hòa cùng các cán bộ quản lý huyện, xã có liên quan trên địa
bàn huyện Phú Lộc.
- Phương pháp thống kê mô tả: Để mô tả các chỉ tiêu khác nhau liên quan đến tình
hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR của các đối tượng có liên quan.
SVTH: Mai Thị Khánh Vân
2
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể
- Phương pháp so sánh: nhằm đối chiếu các yếu tố giữa các đối tượng khác nhau, từ
đó rút ra được kết luận chính xác, khách quan nhất.
- Phương pháp sơ đồ: Giúp mô hình hóa cấu trúc của sự việc, giúp người đọc hình
dung một cách trực quan các mối liên hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc của một hoạt
động.
- Phương pháp bảng và biểu đồ: nhằm đơn giản hóa sự trình bày và làm kết quả só
liệu nghiên cứu có ý nghĩa hơn.
5. Phạm vi nghiên cứu
uế
- Không gian: Địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
H
- Thời gian: Đánh giá tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi
Đ
ại
họ
c
Ki
nh
tế
trường rừng trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2016
SVTH: Mai Thị Khánh Vân
3
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH
SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
1.1. Cơ sở lý thuyết
1.1.1. Khái niệm và phân loại
1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Để hiểu được khái niệm chi trả dịch vụ môi trường rừng, cần bắt đầu với khái
niệm môi trường rừng. Điều 3, Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính
Phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (Nghị định 99/2010/NĐ-CP) đã nêu
uế
rõ:
H
“Môi trường rừng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực vật, động
vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên. Môi trường rừng có các
tế
giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người, gọi là giá trị sử dụng của môi
nh
trường rừng, gồm: bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ
Ki
ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ các bon, du lịch,
nơi cư trú và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác” [4].
c
Điều 3, Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 cũng đã nêu rõ: “Dịch vụ
họ
môi trường rừng là việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng để đáp ứng
ại
các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân”.
Chi trả dịch vụ môi trường theo định nghĩa của Wunder (2005) bao gồm năm
Đ
yếu tố chính là: giao dịch tự nguyện, một dịch vụ môi trường được xác định rõ ràng,
có ít nhất một người mua dịch vụ, ít nhất một người cung cấp dịch vụ, và phải có tính
điều kiện (người mua chỉ chi trả khi mà người cung cấp đảm bảo việc cung cấp dịch
vụ được diễn ra liên tục). [23]
Đưa ra những cách lý giải khác, Mayrand và Paquin (2004) cho rằng: “Ý
tưởng cơ bản về “chi trả dịch vụ môi trường” là tạo ra lợi ích cho các cá nhân và cộng
đồng để bảo vệ các dịch vụ môi trường bằng cách bồi hoàn cho họ khoản chi phí phát
sinh từ việc quản lý và cung cấp những dịch vụ này. Sự bồi hoàn hoặc đền đáp có thể
SVTH: Mai Thị Khánh Vân
4
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể
dưới hình thức chi trả trực tiếp, lợi ích tài chính hoặc hiện vật như là sự tiếp cận thị
trường” (Gouyon 2002; Van Noordwijk 2005). [18, 15, 21]
Theo quy định của Luật pháp Việt Nam: tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 3 Nghị
định số 99/2010/NĐ-CP thì DVMTR là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của
môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống nhân dân. Chi trả
DVMTR là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng DVMTR trả tiền cho bên
cung ứng DVMTR. [4]
1.1.1.2. Phân loại các dịch vụ môi trường rừng được chi trả
uế
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, loại DVMTR
H
được chi trả gồm:
tế
1/ Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối;
2/ Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội;
nh
3/ Dịch vụ hấp thụ và lưu giữ cacbon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng
Ki
nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và
c
phát triển rừng bền vững;
họ
4/ Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái
rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch;
ại
5/ Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn
Đ
nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.
1.1.2. Khung pháp lý và cơ cấu thể chế cho chi trả dịch vụ môi trường rừng
Bên cạnh việc ban hành Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 về chính
sách chi trả DVMTR để áp dụng cơ chế này trên toàn quốc. Nhà nước cũng đưa ra một
loạt các Nghị định, Thông tư hướng dẫn khác (xem hộp 1) nhằm đảm bảo chính sách
chi trả DVMTR có thể triển khai thực hiện một cách nhanh chóng và thống nhất trên
cả nước, đồng thời vẫn phù hợp với thực tế ở các địa phương (Nguyễn Việt Dũng &
Nguyễn Hải Vân, 2015). [16]
SVTH: Mai Thị Khánh Vân
5
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể
Hộp 1. Các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách chi trả DVMTR
•
Quy định về tổ chức, quản lý: Nghị định 05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm
2008 của Chính phủ về Quỹ BVPTR; Thông tư 85/2012/TT-BTC ngày 25 thấng 5
năm 2012 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ
BVPTR;
•
Quy định về chi trả: Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của
Chính phủ về chính sách chi trả DVMTR; Quyết định 2284/QĐ-TTg ngày 13 tháng
12 năm 2010 của Thủ tướng về phê duyệt đề án triển khai Nghị định 99/2010/NĐ-
uế
CP; Thông tư 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Bộ NNPTNT hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả DVMTR; Thông tư
H
20/2012/TT-BNNPTNT ngày 07 tháng 5 năm 2012 của Bộ NN-PTNT về hướng
tế
dẫn trình tự thủ tục nghiệm thu thanh toán chi trả DVMTR; Thông tư liên tịch
62/2012/TTLT-BNTPTNT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2012 về hướng dẫn cơ chế
Quy định về xử lý vi phạm: Nghị định 40/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2015
Ki
•
nh
quản lý sử dụng tiền chi trả DVMTR;
của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo
họ
c
vệ rừng và quản lý lâm sản (sửa đổi Nghị định 157/2013/NĐ-CP, bao gồm xử lý vi
phạm quy định chi trả DVMTR).
ại
(Nguồn: Nguyễn Việt Dũng & Nguyễn Hải Vân, (2015). Chính sách chi trả dịch vụ
Đ
môi trường rừng và tác động đến hệ thống quản trị lâm nghiệp địa phương)
Ngoài những chính sách có nội dung liên quan đến chi trả DVMTR, Chính
phủ cũng tiếp tục ban hành các chính sách khác nhằm hỗ trợ, thúc đẩy thực hiện các
mục tiêu, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn trong QLBVR. Khoản tiền được chi trả từ
DVMTR cũng đã và đang được xác định như một nguồn vốn tài chính quan trọng giúp
hiện thực hóa các nội dung và mục tiêu của một loạt các chính sách lâm nghiệp mới
được ban hành trong giai đoạn từ 2010 đến 2015. (Hộp 2)
SVTH: Mai Thị Khánh Vân
6
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể
Hộp 2. Các chính sách được lồng ghép thực hiện chi trả DVMTR
•
Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức
và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
•
Quyết định 57/2012/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt kế hoạch BVPTR giai đoạn 2011-2020;
•
Quyết định 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;
Quyết định 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 06 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ
uế
•
•
H
về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020;
Quyết định 17/2015/QĐ-TTg ngày 09 tháng 06 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ
tế
ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ;
Nghị định 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp,
nh
•
Ki
đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
c
(Nguồn: Nguyễn Việt Dũng & Nguyễn Hải Vân, (2015). Chính sách chi trả dịch vụ
họ
môi trường rừng và tác động đến hệ thống quản trị lâm nghiệp địa phương)
Đối với Cơ cấu thể chế: Hoạt động chi trả DVMTR tại Việt Nam phụ thuộc
ại
phần lớn vào các Quỹ Bảo vệ và Phát triển Rừng được thành lập ở cấp Trung ương và
Đ
cấp tỉnh (Hình 1.1). Trong cơ cấu này, nhiệm vụ và vai trò của các bên liên quan đã
được xác định rõ.
SVTH: Mai Thị Khánh Vân
7
GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể
uế
Khóa luận tốt nghiệp
H
Hình 1.1. Thiết kế khung thể chế cho chính sách chi trả DVMTR và mối quan hệ
tế
giữa các bên liên quan, quy định tại Nghị định 99
(Nguồn: Phạm Thu Thủy và cộng sự (2013). Báo cáo chuyên đề Chi trả dịch vụ môi
nh
trường rừng tại Việt Nam từ chính sách đến thực tiễn)
Ki
1.2. Cở sở thực tiễn
họ
c
1.2.1. Sự ra đời của chính sách chi trả DVMTR trên thế giới
Trong bài viết “Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và vai trò của nhà nước” của tác
ại
giả Đỗ Trọng Hoàn, Trung tâm Nghiên cứu Nông Lâm Thế giới (ICRAF) tại Việt Nam
Đ
(2016), lịch sử hình thành của ý tưởng “chi trả dịch vụ môi trường” bắt nguồn từ lý
thuyết kinh tế học tân tự do. Trong đó cho rằng thị trường có khả năng phân bổ tối ưu
tài nguyên và hàng hóa (bao gồm cả các dịch vụ môi trường) với điều kiện là các
quyền sở hữu được phân định rõ ràng. Định nghĩa về chi trả dịch vụ môi trường
(Wunder, 2005) đang được sử dụng rộng rãi là một ví dụ tiêu biểu cho lý thuyết
này.[17]
Trong bài giới thiệu về “Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm quốc tế”
của tác giả Phạm Thu Thủy và cộng sự (2014), lịch sử hình thành của Chi trả dịch vụ
môi trường được bắt đầu ở Châu Âu và Bắc Mỹ từ thập niên 70 của thế kỷ 20, sau đó
SVTH: Mai Thị Khánh Vân
8
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể
lan rộng ra các nước Mỹ Latin, Châu Á, Châu Phi và cuối cùng là Châu Đại Dương
H
uế
vào năm 2008. [20]
tế
Hình 1.2. Lịch sử phát triển của Chi trả dịch vụ môi trường
nh
(Nguồn: Phạm Thu Thủy và cộng sự (2014). Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm
quốc tế)
Ki
Hiện nay có khoảng 400 chương trình, dự án Chi trả dịch vụ môi trường trên
c
toàn cầu. CIFOR đã thực hiện nghiên cứu trên 96 chương trình Chi trả dịch vụ môi
họ
trường khắp thế giới. Cụ thể: 6 chương trình ở Bắc Mỹ; 9 chương trình ở Châu Âu; 31
chương trình ở Mỹ Latin; 33 chương trình ở Châu Á; 12 chương ở Châu Phi và 5
ại
chương trình ở Châu Úc.
Đ
Trong đó, dịch vụ môi trường rừng được chi trả chủ yếu liên quan tới bảo vệ
nguồn nước (chiếm 51%), còn khoản chi trả cho rừng ngập mặn là ít nhất với chỉ 1%.
(Hình 1.3)
SVTH: Mai Thị Khánh Vân
9
GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp
tế
Hình 1.3. Các dịch vụ môi trường rừng đang được chi trả
nh
(Nguồn: Phạm Thu Thủy và cộng sự (2014). Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm
quốc tế)
Ki
Trước đó, theo bài đăng của Phạm Thu Thảo trên trang web của Quỹ Bảo vệ và Phát
c
triển rừng tỉnh Lâm Đồng, năm 2013, Tổ chức nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế
họ
(CIFOR) đã tiến hành tổng kết kinh nghiệm từ việc thiết kế và thực thi Chi trả dịch vụ
môi trường tại 13 nước: Bolivia, Brazil, Burkina Faso, Cameroon, Cộng hòa Dân chủ
ại
Congo, Indonesia, CHDCND Lào, Mozambique, Nepal, Papua New Guinea, Peru,
Đ
Tanzania và Việt Nam. [25]
Ở 13 nước nghiên cứu, Chi trả dịch vụ môi trường đều được kì vọng như một
động lực mới thúc đẩy các thành phần xã hội tham gia vào công tác bảo vệ và phát
triển rừng. Tuy nhiên, cho tới nay mới chỉ có Brazil và Việt Nam đã có chương trình
Chi trả dịch vụ môi trường quốc gia với những thành tựu nổi bật.Tại 11 nước còn lại,
Chi trả dịch vụ môi trường được thực hiện dưới dạng dự án và hiện nay Indonesia và
Peru cũng đang trong tiến trình xây dựng dự thảo chương trình Chi trả dịch vụ môi
trường quốc gia.
Tuy ở cả 13 nước có quy mô và ưu tiên thực hiện Chi trả dịch vụ môi trường
khác nhau, nghiên cứu chỉ ra rằng cả 13 nước đang gặp phải những thách thức chung
SVTH: Mai Thị Khánh Vân
10
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể
trong công tác triển khai và đảm bảo tính bền vững của Chi trả dịch vụ môi trường.
Hai vấn đề nổi cộm là tính hiệu quả của Chi trả dịch vụ môi trường và cơ chế chia sẻ
lợi ích từ nguồn thu của nó. Phần lớn các nước nghiên cứu đều kì vọng Chi trả dịch vụ
môi trường cũng sẽ là một công cụ xóa đói giảm nghèo. Kinh nghiệm ở các Châu Mỹ
Latin cho thấy có thể một bộ phận người nghèo được hưởng lợi, nhưng các lợi ích này
nhìn chung còn hạn chế hoặc không rõ ràng.
1.2.2. Khái quát về chính sách chi trả DVMTR và tình hình thực hiện ở Việt Nam
Từ năm 2004, Chính phủ Việt Nam đã thiết lập cơ sở pháp lý nhằm thực hiện
chương trình quốc gia về chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua Luật Bảo vệ và
uế
Phát triển rừng sửa đổi (2004). Năm 2008, Quyết định số 380/QĐ-TTg của Thủ tướng
H
Chính phủ đã cho phép thí điểm Chính sách chi trả DVMTR tại tỉnh Sơn La và Lâm
Đồng. Năm 2010, Nghị định số 99/2010/NĐ-CP đã được ban hành nhằm triển khai
tế
Chính sách chi trả DVMTR trên phạm vi toàn quốc từ 1/1/2011. Có thể nói, Việt Nam
nh
đã trở thành quốc gia đầu tiên tại châu Á ban hành và triển khai chính sách chi trả
Ki
DVMTR ở cấp quốc gia (Phạm Thu Thủy và cộng sự, 2013). [19]
Với nội dung đồng bộ, triển khai thống nhất trên toàn quốc, chỉ sau 5 năm
họ
c
thực hiện, chính sách chi trả DVMTR đã thu được những kết quả, thành tựu đáng ghi
nhận ở cả bốn khía cạnh chính sách – thể chế, kinh tế, môi trường và xã hội. (Nguyễn
ại
Việt Dũng & Nguyễn Hải Vân, 2015) [16]
Đ
Về mặt tổ chức – thể chế, một hệ thống thực hiện chi trả đồng bộ, thống nhất
từ trung ương đến địa phương, với 01 Quỹ BVPTR trung ương; 37 Quỹ BVPTR và 41
Ban chỉ đạo triển khai chính sách ở cấp tỉnh, cùng một số Ban chi trả cấp huyện, Quỹ
BVPTR cấp xã hay các đầu mối chi trả (Hạt Kiểm lâm, chủ rừng tổ chức, UBND xã)
đã dần được hình thành và hoạt động ổn định từ năm 2011 đến 2015. Cơ chế tài chính
ủy thác chi trả cho 2 loại dịch vụ chính (cung ứng nguồn nước và du lịch sinh thái)
được vận hành với 410 hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR đã được các Quỹ BVPTR ký
kết với các công ty thủy điện (285 hợp đồng) các công ty cấp nước (80 hợp đồng) và
công ty du lịch (44 hợp đồng) tính đến tháng 11/2015.
SVTH: Mai Thị Khánh Vân
11
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể
Về mặt kinh tế, chính sách này phản ánh một dạng thức của mô hình đối tác
công-tư trong lĩnh vực QLBVR, mà trong đó cả nhà nước, doanh nghiệp và người dân
đều tham gia đóng góp (nhân lực, lao động và chi phí) và cùng hưởng lợi. Gần 5.100
tỷ đồng chi trả DVMTR đã thu được trong giai đoạn 2011-2015, tương đương với mức
thu trung bình ổn định từ 1.000-1.300 tỷ đồng/năm đã giúp dỡ bỏ được một phần gánh
nặng cho ngân sách nhà nước chi cho hoạt động lâm nghiệp, tương đương 2225%/năm. Chính sách này đã giúp “nâng tầm” ngành lâm nghiệp, từ tình trạng phụ
thuộc cao vào ngân sách chi trả sang trạng thái từng bước tự chủ hơn thông qua huy
động nguồn vốn xã hội cho hoạt động bảo vệ rừng.
khía
cạnh
uế
Về
môi trường – xã hội 3,
H
đây được coi là khía
tế
cạnh khó đánh giá nhất
nh
do thiếu hụt một hệ
thống giám sát – đánh
Ki
giá toàn diện, với đủ cơ
họ
Tuy nhiên, vẫn có một
c
sở khoa học và pháp lý.
số kết quả ban đầu được ghi nhận như 3-5 triệu ha rừng, chủ yếu là rừng tự nhiên,
ại
đang được hỗ trợ quản lý và bảo vệ bằng nguồn tiền chi trả DVMTR. Trên toàn quốc,
Đ
có 348.000 hộ gia đình, 5.700 nhóm hộ và cộng đồng đã được tạo và duy trì việc làm
(thêm) từ tham gia nhận khoán QLBVR và được chi trả tiền DVMTR; bổ sung vào thu
nhập của các hộ bình quân 1,8 triệu đồng/hộ/năm, thậm chí còn đạt mức 10-12 triệu
đồng/hộ/năm ở một số khu vực của tỉnh Lâm Đồng, Kon Tum hay Quảng Nam.
Bên cạnh những kết quả, thành tựu được ghi nhận nói trên, bản thân chính
sách chi trả DVMTR khi đi vào thực tế cũng bộc lộ nhiều vấn đề, lỗ hổng cần được
xem xét sửa đổi để đảm bảo những mục tiêu nền tảng ban đầu của chính sách này được
thực thi hiệu quả hơn. Cụ thể:
3
Nguồn ảnh: Internet
SVTH: Mai Thị Khánh Vân
12
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể
Thứ nhất, về mặt ý tưởng, chi trả DVMTR là một cơ chế tài chính theo hướng
tiếp cận thị trường; nhưng khi triển khai trong thực tế, chính sách này đã và đang được
vận hành theo một mô hình “lai ghép” bởi những can thiệp mạnh mẽ của nhà nước
thông qua các quy định cứng (ví dụ, như đối với đơn giá chi trả).
Thứ hai, theo quy định hiện hành, nhà nước có trách nhiệm đầu tư ngân sách
để bảo vệ tài nguyên rừng tự nhiên, vì vậy tình trạng sử dụng nguồn thu từ chi trả
DVMTR để thay thế cho ngân sách QLBVR, mà không phải là một nguồn bổ trợ cần
xem xét lại.
Thứ ba, Nghị định 99/2010/NĐ-CP đã quy định 05 chức năng cung cấp dịch
uế
vụ môi trường của rừng, nhưng đến nay mới chỉ có 02 chức năng là cung cấp, điều tiết
nguồn nước và cung cấp cảnh quan tự nhiên cho du lịch được khai thác.
H
Thứ tư, việc đánh giá hiệu quả chi trả DVMTR tại địa phương cần xem xét
tế
mức độ đóng góp của nguồn tiền được chi trả đối với kinh tế hộ gia đình cũng như
nh
phát triển kinh tế-xã hội địa phương. (Nguyễn Việt Dũng & Nguyễn Hải Vân, 2015)
Ki
1.2.3. Khái quát tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR ở tỉnh Thừa Thiên
Huế
c
Trong giai đoạn từ 2002-2012, khi Việt Nam thực hiện các dự án thí điểm Chi
họ
trả DVMTR, Thừa Thiên Huế là một trong các địa phương tham gia, với dự án: Triển
vọng tài chính bền vững tại các khu bảo tồn Thừa Thiên Huế (2007-2008) (Phạm Thu
ại
Thủy và cộng sự, 2013). [19]
Đ
Từ năm 2011, Thừa Thiên Huế bắt đầu đi vào thực hiện đại trà chính sách chi
trả DVMTR. Vào ngày 09 tháng 03 năm 2017, Quỹ BVPTR Thừa Thiên Huế đã công
bố Báo cáo tổng kết 06 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (2011 – 2016). [8] Trong bản Báo cáo đã nêu lên một số
kết quả trong quá trình thực hiện chính sách như sau:
Ngay từ những ngày đầu hoạt động, Quỹ đã triển khai ký hợp đồng ủy thác đối
với các tổ chức sử dụng DVMTR. Tính đến tháng 3 năm 2017, đã ký được 7/7 Hợp
đồng ủy thác chi trả DVMTR từ các đơn vị sử dụng DVMTR gồm:
-
Công ty CP đầu tư HD (Nhà máy Thủy điện Hương Điền);
SVTH: Mai Thị Khánh Vân
13
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể
-
Công ty CP Thủy điện Bình Điền (Nhà máy Thủy điện Bình Điền);
-
Công ty CP Thủy điện miền Trung (Nhà máy Thủy điện A Lưới);
-
Công ty CP Thủy điện Thượng Lộ (Nhà máy Thủy điện Thượng Lộ);
-
Công ty lưới điện cao thế miền Trung (Nhà máy Thủy điện A Roàng);
-
Công ty CP TĐ Bitexco Tả Trạch (Nhà máy Thủy điện Tả Trạch);
-
Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế.
Để có cơ sở cho việc chi trả tiền DVMTR, Quỹ BV-PTR Thừa Thiên Huế đã
tiến hành rà soát hiện trạng và chủ rừng của các lưu vực. Qua đó, xây dựng và tổ chức
uế
thực hiện 17 phương án chi trả DVMTR, gồm 14 phương án của các lưu vực thủy điện
H
và 03 phương án của lưu vực nguồn nước. Diện tích rừng chi trả DVMTR là
tế
121.227ha, thuộc 06 huyện, thị xã gồm huyện A Lưới, Nam Đông, Phong Điền, Phú
Lộc, thị xã Hương Trà và thị xã Hương Thủy. Chủ rừng cung ứng DVMTR gồm có
nh
511 đơn vị, trong đó:
Chủ rừng là tổ chức nhà nước: 9 đơn vị, diện tích 97.739,3 ha
-
Chủ rừng là Ban QLR CĐ: 75 đơn vị, diện tích 11.161,8 ha
-
Chủ rừng là nhóm hộ: 205 đơn vị, diện tích 11.401,2 ha
-
Chủ rừng là hộ gia đình: 222 đơn vị, diện tích 924,7 ha
ại
họ
c
Ki
-
Đ
Tính đến ngày 28/02/2017, tổng tiền DVMTR thu được là 97.689.597.179
đồng. Tổng số tiền đã chi là 54.122.950.770 đồng. Cụ thể:
SVTH: Mai Thị Khánh Vân
14
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể
Bảng 1.1. Tổng hợp Thu-Chi tiền dịch vụ môi trường rừng giai đoạn 2011-2016
Đơn vị: ngàn đồng
Năm
2011-2013
2014
2015
2016
Tổng
Tổng Thu
11.057.910
19.026.457
50.058.921
17.546.310 4
97.689.597
Tổng Chi
244.530
13.298.908
17.176.495
23.403.017
54.122.951
146.130
1.171.630
2.133.287
3.570.714
7.021.761
98.400
12.127.279
15.043.208
- Chi quản lý
điều hành
- Chi trả tiền
19.832.304
47.101.190
tế
DVMTR cho
H
uế
Quỹ
nh
các chủ rừng
(Nguồn: Quỹ BV-PTR Thừa Thiên Huế, (2017). Báo cáo tổng kết 06 năm thực hiện
Ki
chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (2011-2016)
c
Hoạt động chi trả tiền DVMTR chủ yếu được thực hiện từ năm 2014, giai đoạn
họ
2011 – 2013, Quỹ tập trung cho công tác rà soát hiện trạng, diện tích rừng để xây dựng
ại
các phương án chi trả.
Đ
Dựa trên Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT quy định về trồng rừng thay thế
khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. [3] Từ năm 2015, Quỹ BVPTR Thừa Thiên Huế bắt đầu thực hiện nhiệm vụ thu, chi tiền trồng rừng thay thế cho
các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trên địa bàn tỉnh. Đến nay đã thu được
10.900.975.880 đồng tiền trồng rừng thay thế của 19 dự án xây dựng các công trình hạ
tầng có chuyển mục đích sử dụng rừng; đã đề xuất Sở NN-PTNT triển khai trồng được
152,666ha rừng thay thế.
Năm 2016 chỉ mới hoàn thành thu tiền DVMTR của quý III. Theo quy định, tiền DVMTR quý IV phải đến
31/3/2017 các đơn vị mới hoàn thành nộp, dự kiến sẽ thu thêm được 8.821.936 ngàn đồng, nên số thu của năm
2016 sẽ là 26.368.246 ngàn đồng.
4
SVTH: Mai Thị Khánh Vân
15
Khóa luận tốt nghiệp
GVHD: PGS.TS Bùi Dũng Thể
Bên cạnh đó, Quỹ
cũng chú trọng thực hiện
các hoạt động truyền
thông, tuyên truyền, đào
tạo, tập huấn 5 để tuyên
truyền, phổ biến sâu
rộng chính sách đến mọi
tầng lớp nhân dân và
nâng cao năng lực thực
uế
thi chính sách cho các
bên có liên quan, nhất là các chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình. Chính vì
H
vậy, việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR bước đầu đã đem đến những tác động
Đ
ại
họ
c
Ki
nh
tế
tích cực.
5
Nguồn ảnh: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế
SVTH: Mai Thị Khánh Vân
16