Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện phù yên tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.83 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KIM NGỌC QUANG

NGHIÊN CỨU CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
TẠI HUYỆN PHÙ YÊN – TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KIM NGỌC QUANG

NGHIÊN CỨU CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
TẠI HUYỆN PHÙ YÊN – TỈNH SƠN LA

Chuyªn ngµnh: Lâm học
M· sè: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN BÁ NGÃI

Hà Nội, 2012


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp
Xuân Mai - Hà Nội, khoa Sau đại học, thầy giáo hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chi
trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La”
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp, tôi nhận được sự hướng
dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Bá Ngãi, sự giúp đỡ của đồng
nghiệp, sự giúp đỡ của lãnh đạo các cấp của huyện Phù Yên, chi cục lâm
nghiệp tỉnh Sơn La.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Nguyễn Bá Ngãi cùng toàn thể các thầy cô, cán bộ khoa Lâm nghiệp,
khoa Sau đại học, trường Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai - Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ ban lãnh đạo các cấp của huyện
Phù Yên, tỉnh Sơn La, bạn bè đồng nghiệp, các bạn sinh viên và những
người thân trong gia đình đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15, tháng 4, năm 2012
Tác giả

Kim Ngọc Quang



ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở lý thuyết, nghiên cứu khảo sát và
phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Bá Ngãi
trong quá trình thực hiện bản luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu được trình
bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo
vệ cho một học vị nào, phần trích dẫn tài liệu tham khảo đều đã được ghi
rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2012
Tác giả

Kim Ngọc Quang


iii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa ......................................................................................... Trang
Lời cảm ơn ........................................................................................................ i
Lời cam đoan ................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt ................................................................................. v
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 3
1.1. Trên thế giới........................................................................................... 3

1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 9
1.2.1. Cơ chế chính sách liên quan đến chi trả DVMTR ........................... 9
1.2.2. Các hoạt động nghiên cứu, triển khai chi trả DVMTR .................. 11
1.3. Những kết luận rút ra phục vụ cho nghiên cứu luận văn...................... 22
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 24
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 24
2.1.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................... 24
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 24
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 24
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 24
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 24
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 25
2.4.1. Nghiên cứu tài liệu có sẵn .............................................................. 25
2.4.2. Điều tra thu thập số liệu thông tin ................................................. 25
2.4.3. Phỏng vấn ....................................................................................... 26
2.4.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu............................................. 28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 29
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phù Yên ...................... 29


iv

3.1.1. Vị trí địa lý...................................................................................... 29
3.1.2. Địa hình .......................................................................................... 29
3.1.3. Tài nguyên rừng, thảm thực vật ..................................................... 31
3.1.4. Tài nguyên đất đai .......................................................................... 31
3.1.5. Tài nguyên nước ............................................................................. 32
3.1.6. Tài nguyên khoáng sản................................................................... 33

3.1.7. Cảnh quan môi trường ................................................................... 33
3.1.8. Nguồn nhân lực .............................................................................. 33
3.2. Tình hình triển khai chi trả DVMTR huyện Phù Yên .......................... 34
3.2.1. Đánh giá tiềm năng chi trả DVMTR .............................................. 34
3.2.2 Xác định đối tượng thực hiện chi trả DVMTR ................................ 37
3.2.3 Xác định hệ số K và chi trả DVMTR ............................................... 37
3.2.4. Tổ chức triển khai chi trả DVMTR ................................................ 43
3.2.5. Kết quả chi trả DVMTR ................................................................. 54
3.2.6. Một số đánh giá và nguyên nhân ................................................... 55
3.3 Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác chi trả DVMTR ở
huyện Phù Yên ............................................................................................. 56
3.3.1. Xác định đối tượng được chi trả .................................................... 56
3.3.2. Rà soát các chủ rừng ...................................................................... 57
3.3.3. Đề xuất về xác định hệ số K ........................................................... 57
3.3.4. Hệ thống chi trả ở cấp huyện, xã, thôn, bản .................................. 58
3.3.5. Công tác tuyên truyền giáo dục ..................................................... 59
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ........................................................................... 60
Kết luận ........................................................................................................ 60
Tồn Tại ......................................................................................................... 61
Kiến nghị...................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................
PHỤ LỤC ...........................................................................................................


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB


Ngân hàng Phát triển châu Á

C, CO2

Các bon, Cácbonnic(cacbondioxit)

CDM

Cơ chế phát triển sạch

CERs

Chứng nhận giảm phát thải

CIFOR

Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế

DANIDA

Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch

DVMTR

Dịch vụ môi trường rừng

FSIV

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam


GTZ

Cơ quan Họp tác Kỹ thuật CHLB Đức

ICRAF

Trung tâm Nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Quốc tế

IDDRI

Viện Phát triển Bền vững và Quan hệ Quốc tế

IFAD

Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế

JICA

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

IUCN

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới

MONRE

Bộ Tài nguyên và Môi trường

MPA


Khu Bảo tồn biển Vịnh Nha Trang

MTR

Môi trường rừng

PES

Chi trả dịch vụ môi trường rừng

PTNT

Phát triển nông thôn

RCFEE

Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng

RES

Dịch vụ môi trường

RUPES

Chương trình chi trả cho người nghèo vùng cao dịch vụ môi
trường

UBND

Ủy ban nhân dân



vi

UNESCAP

Ủy ban kinh tế và xã hội khu vực châu Á, Thái Bình Dương

UNESCO

Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của liên hợp quốc

UNFCCC

Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về thay đổi khí hậu

UNREDD

Chương trình Liên Hợp Quốc về giảm phát thải từ mất rừng
và suy thoái rừng

VDF

Quỹ phát triển nông thôn

WWF

Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

3.1

Đối tượng và số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng

36

3.2

Số đối tượng và diện tích chi trả.

37

3.3

Giá trị giữ nước và giữ đất của rừng và hệ số chi trả DVMTR

40

3.4

Giá trị giữ đất của rừng phòng hộ và rừng sản xuất và hệ số

chi trả DVMTR

41

3.5

Bảng tra hệ số chi trả DVMTR theo trạng thái rừng và loại
rừng

42


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Các hệ sinh thái rừng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với con người
và đặc biệt là duy trì môi trường sống, đóng góp vào sự phát triển bền vững
của mỗi quốc gia và sự tồn tại của trái đất. Rừng không chỉ cung cấp nguyên
liệu như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ cho một số ngành sản xuất mà quan trọng
hơn là các lợi ích của rừng trong việc duy trì và bảo vệ môi trường, đó là hạn
chế xói mòn, điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, điều hoà khí hậu, các giá trị
cảnh quan, bảo tồn đa dạng sinh học...
Trong những năm gần đây nhận thức về vai trò của rừng, đặc biệt là giá
trị to lớn của dịch vụ môi trường do rừng mang lại đã và đang được thừa nhận
trên phương diện quốc tế và ở Việt Nam. Nhằm duy trì những giá trị dịch vụ
môi trường của rừng và đảm bảo sự công bằng cho người làm rừng, các cơ
chế tài chính về chi trả dịch vụ môi trường rừng đang trở thành một giải pháp
hiệu quả ở nhiều quốc gia nhằm đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho quản
lý bền vững tài nguyên rừng.
Với tầm quan trọng của các hệ sinh thái rừng, Thủ tướng Chính phủ đã

ban hành Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 về Chính sách thí điểm
chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng
9 năm 2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường. Quyết định số
2284/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2010 phê duyệt đề án Triển khai nghị
định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 về chính sách chi trả dịch
vụ môi trường, đánh dấu bước ngoặt trong nhận thức và hành động Chính phủ
về vai trò của rừng đối với môi trường sinh thái. Với những quy định về nghĩa
vụ chi trả giá trị dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng, Chính sách chi trả
dịch vụ môi trường rừng không chỉ góp phần nâng cao nhận thức xã hội về
giá trị phòng hộ của rừng mà còn trực tiếp tạo thêm nguồn thu nhập cho
những người làm rừng, góp phần giúp họ ổn định cuộc sống để tiếp tục bảo vệ


2

và phát triển rừng. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng góp phần tạo
dựng cơ sở kinh tế cho việc xã hội hoá nghề rừng và quản lý rừng bền vững ở
nước ta.
Xuất phát từ những vấn đề trên, nhằm cung cấp các cơ sở thực tiễn làm
cho việc hoàn thiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, góp phần
hoàn thiện cơ chế đầu tư cho quản lý rừng bền vững ở Việt Nam xây dựng
Chính sách quốc gia về chi trả dịch vụ môi trường rừng tôi tiến hành thực
hiện đề tài
“Nghiên cứu chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Phù Yên tỉnh Sơn La”


3

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Trên thế giới
PES được áp dụng tại rất nhiều nơi trên thế giới như ở châu Phi, châu Á,
Mỹ Latinh và Đông Âu, một ví dụ điển hình cho việc phát triển PES như một
cơ chế quản lý và bảo vệ rừng hiệu quả chính là Costa Rica. Những người chủ
đất và chủ rừng ở đây được trả tiền cho việc họ cung cấp các dịch vụ môi
trường, tiến hành các hoạt động bảo vệ rừng nhằm duy trì chất lượng cuộc
sống của con người. Chính sách này thiết kế một cơ chế tài chính cũng như
luật pháp khá chặt chẽ nhằm đảm bảo người cung cấp dịch vụ môi trường sẽ
phải thực hiện hết hợp đồng theo thời hạn đã định.
Tại Jamestown, đảo Rhode, Mỹ, những người nông dân ở đây thường thu
hoạch cỏ trên cánh đồng của họ hai lần một năm. Tuy nhiên việc này đã ảnh
hưởng thói quen của nhiều loài chim ăn cỏ tại đây. Vì vậy các nhà kinh tế từ
trường Đại học Rhode Island và công ty Eco Assets Markets đã vận động các
khoản tiền đầu tư để giúp các loài chim này, số tiền từ 5$ đến 200$ mỗi người
và số tiền này được dùng để bù đắp cho việc giảm năng suất của người nông
dân khi họ được yêu cầu chỉ thu hoạch một vụ trong một năm.
PES là một khái niệm mới, được đưa vào tư duy và thực tiễn bảo tồn
gần một thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên, nó đã nhanh chóng trở nên phổ biến ở
một số nước. Sự phát triển của PES ngày càng được lan rộng và ở một số
nước PES còn được thể chế hoá trong các văn bản pháp luật. Hiện nay, PES
đã nổi lên như một giải pháp chính sách để khuyến khích, chia sẻ các lợi ích
trong cộng đồng và xã hội.
Các nước phát triển ở Mỹ La Tinh đã sử dụng các mô hình PES sớm
nhất. Ở châu Âu, Chính phủ một số nước cũng đã quan tâm đầu tư và thực
hiện nhiều chương trình, mô hình PES. Ở châu Úc, Australia đã luật pháp hoá


4

quyền phát thải CO2 từ năm 1998, cho phép các nhà đầu tư đăng ký quyền sở

hữu tích lũy các bon của rừng. PES cũng đã được phát triển và thực hiện thí
điểm tại châu Á như Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal và
Việt Nam. Đặc biệt là Indonesia và Philippines đã có nhiều nghiên cứu điển
hình về PES đối với quản lý lưu vực đầu nguồn.
Từ năm 2002, Quỹ phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD) đã hỗ trợ
đền đáp cho người nghèo vùng cao các dịch vụ môi trường mà họ cung cấp
(RUPES) tại 6 điểm nghiên cứu hành động gồm: Sumberjaya, Bungo và
Singkarak ở Indonesia. Bakun và Kalahan thuộc Philippines. Kulekhani ở
Nepal và 12 điểm học tập tại khu vực Châu Á. Mục đích của RUPES là “xây
dựng cơ chế mới để cải thiện sinh kế và an ninh tài nguyên cho cộng đồng
nghèo vùng cao ở Châu Á” thông qua xây dựng các cơ sở về các cơ chế nhằm
đền đáp người nghèo vùng cao về các dịch vụ môi trường họ cung cấp cho
các cộng đồng trong nước và trên phạm vi toàn cầu .
Bài học kinh nghiệm từ dự án RUPES có thể được chia ra thành 5 hợp
phần như sau:
a. Chi trả dịch vụ môi trường nhằm xóa đói giảm nghèo:
Dự án RUPES cho thấy hiệu quả xoá đói giảm nghèo thể hiện rõ rệt
nhất tại điểm mà dự án sử dụng giải pháp “hưởng thụ có điều kiện” tại vùng
“phòng hộ đầu nguồn”
Tại điểm nghiên cứu ở Sumberjaya, dự án RUPES giúp nhân rộng từ 5
cam kết lâm nghiệp cộng đồng đầu tiên (Huttan Kemasyarakatan hay HKM)
lên đến khoảng 70% diện tích rừng đã được ký cam kết. Đến nay, các kết quả
cho thấy các cam kết này là sự thành công đối với tất cả các bên liên quan. Dự
án RUPES đã giảm đáng kể chi phí giao dịch của các cam kết thông qua việc
đơn giản hoá thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ lâm nghiệp
tại địa phương. Tiêu chí sử dụng để đánh giá các cam kết HKM sau 5 năm


5


đầu là cơ sở cho tiêu chuẩn quốc gia mới về các phương thức canh tác tốt tạo
được tiềm năng ảnh hưởng quan trọng.
Trong khi các công cụ “ hưởng dụng có điều kiện” tỏ ra có hiệu quả với
các hoạt động thiết lập như hoạt động di cư gần đây thì người dân bản địa
vùng cao cần có quyền được sở hữu đất đai do ông cha để lại. Tại Philippines,
chính vấn đề này lại là cơ sở của sự tự tôn trọng và độc lập về kinh tế. Các
cam kết liên quan đến bảo vệ rừng hay bảo vệ nguồn nước và việc đòi quyền
được chi trả cho dịch vụ phòng hộ đầu nguồn có thể ít hơn dự kiến ban đầu.
Tuy nhiên, việc duy trì chất lượng môi trường (thường xảy ra ở các khu vực
do chính phủ quản lý) là rất quan trọng nhưng cần xem xét thoả đáng các nhu
cầu của người dân bản địa.
b. Xây dựng các chính sách và thể chế để thúc đẩy hoạt động chỉ trả
dịch vụ môi trường ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế
Để việc chi trả cho cộng đồng vùng cao một cách có hệ thống thì phải
xác định và giải quyết được các hạn chế, khó khăn phát sinh trong quá trình
thực hiện. Các hạn chế và khó khăn này gồm thiếu năng lực thể chế, chính trị,
khung pháp lý và tài chính và thậm chí quyền lợi và cam kết của cộng đồng bị
hạn chế. Dự án RUPES cũng đã kiểm nghiệm các hạn chế về mặt thể chế như
xung đột và tranh giành quyền lực của các cơ quan chính phủ trong việc quản
lý các dịch vụ môi trường do người dân địa phương mang lại.
Tại Indonesia và Philippines, dự án RUPES đã thúc đẩy việc thiết lập hai
mạng lưới độc lập trên phạm vi toàn quốc để hỗ trợ việc ra các quyết định liên
quan đến vấn đề dịch vụ môi trường. Tác động của hoạt động đối thoại chính
sách của cấp tỉnh và trung ương này tại các khu vực nghiên cứu là rất rõ ràng. Ví
dụ, các khái niệm mà dự án RUPES đưa ra đã giúp các bên liên quan tại địa
phương thay đổi từ “mệnh lệnh và kiểm soát” và theo cách tiếp cận “từ trên


6


xuống” trong quản lý môi trường sang thảo luận các mối quan hệ bình đẳng về
liên hệ giữa thượng nguồn và hạ nguồn, quyền và công bằng môi trường.
c. Liên kết người cung cấp dịch vụ môi trường với người mua dịch vụ
mỗi trường trong các cơ chế chi trả dịch vụ môi trường thử nghiệm
Dự án RUPES hoạt động giúp làm rõ khái niệm dịch vụ môi trường là
gì và ai là đối tượng hưởng lợi từ các dịch vụ này, dịch vụ này được lấy từ
đâu và tạo ra bằng cách nào. Dự án RUPES có được nhiều bài học kinh
nghiệm thông qua các hoạt động nghiên cứu hành động. Liên quan đến các
chức năng phòng hộ đầu nguồn, các kế hoạch chi trả đã thu được những kết
quả to lớn mặc dù thiếu hỗ trợ tài chính liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu
trên quy mô toàn cầu.
Kinh nghiệm từ dự án RUPES chỉ ra rằng mối quan hệ lâu dài là cần
thiết với mức độ điều kiện phù hợp. Số lượng người mua dịch vụ tự nguyện
cam kết chỉ trả phí dài hạn và có điều kiện với cộng đồng địa phương vẫn còn
rất ít. Các doanh nghiệp như nhà máy thuỷ điện, công ty cung cấp nước thành
phố là những đối tượng thường không đưa ra cam kết dài hạn với cộng đồng
địa phương vì họ cho rằng đây là mặt hàng không có nhiều người mua để lựa
chọn. Hơn nữa, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp này với cộng đồng
thường xảy ra xung đột và điều đó chứng tỏ rằng cộng đồng vùng cao cũng
nhận ra được tầm quan trọng và vai trò của họ. Do đó, các kế hoạch chi trả
dịch vụ môi trường có thể được sử dụng để hợp thức hoá cơ chế chia sẻ trách
nhiệm về sinh kế và đạt được mục tiêu kinh tế bền vững.
Việc thực hiện chỉ trả dịch vụ môi trường bao gồm các hợp đồng bảo
tồn giữa người cung cấp dịch vụ môi trường và bên hưởng lợi từ dịch vụ này.
Người cung cấp dịch vụ môi trường đồng ý quản lý hệ sinh thái theo đúng các
điều khoản cam kết và được chi trả (bằng hiện vật hoặc tiền mặt) theo các
điều kiện của hợp đồng đã ký.


7


d. Xây dựng tiêu chí và chỉ số để thực hiện các kế hoạch chi trả
dịch vụ môi trường được công bằng và hiệu quả
Dự án RUPES đã đưa ra danh sách các tiêu chí và chỉ số cho việc chi
trả cho các dịch vụ môi trường một cách thực tiễn, có điều kiện, tự nguyện và
vì người nghèo. Các hoạt động tiếp theo là phải tiếp tục tiến hành kiểm
nghiệm các tiêu chí này, xây dựng các chỉ số phù hợp với điều kiện cụ thế và
tăng cường năng lực quốc gia nhằm giữ vai trò là người môi giới và người
trung gian để giảm các chi phí giao dịch.
- Tính thực tế: Chương trình RES cần tạo ra các tác động thực sự đối
với các dịch vụ môi trường cho ít nhất một vài bên liên quan.
- Có điều kiện: Cam kết giữa người mua và người bán dịch vụ môi trường
có nêu điều kiện chi trả nhằm đạt được mục tiêu và các tiêu chuẩn đề ra.
- Tính tự nguyện: Các thoả thuận về RES không được mang tính áp đặt
hoàn toàn, mà phải có cơ hội cho sự sáng tạo, và tìm kiếm giải pháp tăng một
cách có hiệu quả tính tự nguyện giữa việc “sẵn lòng chi trả” và “sẵn sàng
chấp nhận”
- Vì người nghèo: Chương trình RES có sự tham gia của tất cả các bên,
tránh tình trạng bất công, tăng cường bình đẳng giới và sức khoẻ.
e. Thành lập đối tác và mạng lưới
Thành công của dự án RUPES phần lớn là do có sự tham gia của các
mạng lưới quốc tế của dự án này. Có một số những lựa chọn lý thú về các giải
pháp đa quy mô mà ở đó chính quyền địa phương có được thu nhập từ các thị
trường quốc tế như việc tham gia vào các thị trường kinh doanh khí các bon
mới được thiết lập nhằm đảm bảo lợi ích môi trường của địa phương và xoá
đói giảm nghèo.
Theo kết quả nghiên cứu của S.V.Belop (1976) cho thấy: Mỗi năm
sinh vật quang tổng hợp trên trái đất đồng hóa khoảng 170 tỷ tấn



8

dioxitcarbon (CO 2) để tạo ra khoảng 100 tỷ tấn chất hữu cơ, 115 tỷ tấn)
O2 tự do - tạo điều kiện cho sự tồn tại và tiến hóa của các dạng sống, các
quần thể và các hệ sinh thái trên cơ sở các mối liên kết bởi các quá trình
sinh - địa - hóa. Và nếu như tất cả thực vật trên trái đất đã tạo ra 53 tỷ tấn
sinh khối (ở dạng khô tuyệt đối là 67%) thì rừng tạo ra 37 tỷ tấn (chiếm
gần 70%). Cùng với đó các cây rừng sẽ thải ra 52,2 tỷ tấn (hay 44%)
dưỡng khí để phục vụ cho hô hấp của con người, động vật và sâu bọ trên
trái đất trong khoảng 2 năm. Mỗi người một năm cần 4.000 kg O 2 tương
ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m2 cây xanh tạo ra trong một năm.
Mặt khác, một ha rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 500 kg, 16 tấn oxy (rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3-10 tấn)[24].
Vì vậy, trong các hệ sinh thái của sinh quyển thì hệ sinh thái rừng có
năng suất cao hơn cả và có một vai trò vô cùng quan trọng với con người,
nhưng do nhiều thế kỷ qua do thiếu ý thức, kiến thức, thiếu kinh nghiệm
hoặc vì những lợi ích trước mắt, việc khai thác các giá trị của rừng một
cách “không nghĩ tới tương lai” đã làm cho rừng bị tàn phá, hủy hoại
nghiêm trọng, đồng thời cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước đã là một trong những nguyên nhân chính là biến đổi khí hậu.
Wimder (2005, p. 9) đã đưa ra một định nghĩa hẹp về chỉ trả dịch
vụ môi trường là “một giao dịch trên cơ sở tự nguyện mà ở đó dịch vụ
môi trường được xác định cụ thể (hoặc hoạt động sử dụng đất để đảm
bảo có được dịch vụ này) đang được người mua (tối thiểu một người
mua) mua của người bán (tối thiểu một người bán) khi và chỉ khi người
cung cấp dịch vu môi trường đảm bảo được việc cung cấp dịch vụ môi
trường này.


9


1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Cơ chế chính sách liên quan đến chi trả DVMTR
Ở Việt Nam cho đến nay chính phủ và các cơ quan chức năng ban hành
một số văn bản pháp luật có liên quan đến chi trả DVMTR như sau:
Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 380/QĐ-TTg
ngày 10-4-2008 về việc thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng. Năm 2009,
chính sách này được thí điểm ở tỉnh Sơn La (nơi đầu nguồn của hệ thống sông
Đà) và huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng (nơi đầu nguồn của hệ thống sông
Đồng Nai, Sêrêpôk).
Trong quyết định 380 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm
chi trả dịch vụ môi trường cũng đã nêu một số định nghĩa như sau:
DVMTR là việc cung ứng và sử dụng bền vững các giá trị sử dụng
của môi trường rừng. Trong đó DVMTR bao gồm: Điều tiết nguồn nước,
bảo vệ đất, chống bồi lắng lòng hồ, ngăn chặn lũ lụt, lũ quét, cảnh quan, đa
dạng sinh học....
Chi trả DVMTR là quan hệ kinh tế giữa người sử dụng các DVMTR trả
tiền cho người đó, các loại DVMTR được sử dụng trong chính sách thí điểm
này, gồm:
1. Dịch vụ về điều tiết và cung ứng nguồn nước.
2. Dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, chống bồi lắng lòng hồ.
3. Dịch vụ về du lịch.
Chi trả DVMTR trực tiếp: là người sử dụng DVMTR (người phải chi
trả) trả tiền trực tiếp cho người cung ứng DVMTR (người được chi trả).
Chi trả DVMTR gián tiếp: là việc người sử dụng DVMTR chi trả gián
tiếp cho người cung ứng DVMTR thông qua một tổ chức và thực hiện theo
qui định tại khoản 2, Điều 10 Quyết định này [18].


10


Luật Đa dạng sinh học được thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá
XII thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, và có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 7 năm 2009, quy định về tài chính cho bảo tồn và phát triển bền vững
đa dạng sinh học đề cập đến các nguồn thu từ PES.
Năm 2008 Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2008
về Quĩ bảo vệ phát triển rừng.
Năm 2010 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010
về chính sách chi trả dịch vụ môi trường. Trong đó chỉ rõ:
Môi trường rừng bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: Thực
vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên. Môi
trường rừng có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con
người, gọi là giá trị sử dụng của môi trường rừng, gồm: Bảo vệ đất, điều
tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống
thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ các bon, du lịch, nơi cư trú
và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác.
Dịch vụ môi trường rừng là công việc cung ứng các giá trị sử dụng
của môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của
nhân dân, bao gồm các loại dịch vụ:
Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối.
Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội.
Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu
ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện
tích rừng và phát triển rừng bền vững.
Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ
sinh thái phục vụ cho du lịch.
Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử
dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản[12]


11


Quyết định số 2284/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2010 phê duyệt đề
án Triển khai nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 về
chính sách chi trả dịch vụ môi trường, đánh dấu bước ngoặt trong nhận thức
và hành động của Chính phủ về vai trò của rừng đối với môi trường sinh thái.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La đã ban hành các quyết định để thành lập
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng gồm: phê duyệt phương án thành lập quỹ bảo
vệ phát triển rừng tại Quyết định số 974/QĐ-UBND ngày 14/4/2009.
Thành lập quỹ bảo vệ phát triển rừng của tỉnh tại quyết định số
1535/QĐ-UBND ngày 8/6/2009, bộ máy điều hành của Quỹ bảo vệ và phát
triển rừng gồm 05 người do Chi cục LN kiêm nhiệm. Giám đốc là Phó chi cục
trưởng Chi cục Lâm nghiệp. Ban hành điều lệ về tổ chức và hoạt động của
Quỹ tại quyết định số 1926/QĐ-UBND ngày 11/7/2009. Thành lập Hội đồng
quản lý Quỹ tại quyết định số 2276/QĐ-UBND ngày 21/8/2009
Quyết định số: 2601/QĐ-UBND ngày 25/9/2009 về việc Ban hành Quy
trình quản lý thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng giữa ban quản lý tỉnh
với người sử dụng dịch vụ môi trường rừng.
Quyết định số 2602/QĐ-UBND ngày 25/9/2009 về việc Ban hành Quy
trình quản lý thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng giữa ban quản lý các
cấp với người cung cấp dịch vụ môi trường rừng.
1.2.2. Các hoạt động nghiên cứu, triển khai chi trả DVMTR
Cho đến nay, một số nghiên cứu về PES ở Việt Nam bước đầu đề xuất
thực hiện đối với 4 loại dịch vụ: bảo vệ đầu nguồn. bảo tồn đa dạng sinh học.
du lịch sinh thái. và hấp thụ cácbon.
Bảo vệ đầu nguồn: Một số dự án chính đã và đang triển khai: (i) Tạo
nguồn hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ vùng đầu nguồn Hồ Trị An. (ii) Thanh
toán cho nước sông Đồng Nai (2 dự án trên do Quỹ Bảo tồn Hoang dã thế
giới - WWF - đề xuất và tổ chức thực hiện). (iii) Chương trình bảo tồn đa



12

dạng sinh học khu vực châu Á, đánh giá tiềm năng và xây dựng mô hình thí
điểm PES rừng ở 3 tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước. Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tổ chức Winrock Intemational tổ
chức thực hiện từ năm 2006 – 2009. và (iv) Chương trình trọng điểm và Sáng
kiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học, do Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB) tài trợ từ năm 2006-2010. Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với 2
tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị thực hiện. Dự án này hỗ trợ một số hoạt động
đánh giá và tìm cơ hội thị trường cho PES ở tỉnh Quảng Nam và Quảng trị
Bảo tồn đa dạng sinh học: Một số dự án chính: (i) Thúc đẩy trồng ca
cao trong bóng râm tại tỉnh Lâm Đồng. (ii) MSC- Trai Bến Tre và nước mắm
Phú Quốc. (iii) VFTN - Thúc đẩy kinh doanh gỗ bền vững (3 dự án trên đều
do WWF đề xuất và tổ chức thực hiện). và (iv) Dự án chi trả dịch vụ môi
trường - ứng dụng tại khu vực ven biển, do Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc
tế (IUCN) tổ chức thực hiện. Các dịch vụ cung cấp, bao gồm: bảo vệ rừng
ngập mặn. bảo vệ rạn san hô - nuôi trồng. bảo tồn đa dạng sinh học. và bảo vệ
nguồn giống.
Vẻ đẹp cảnh quan: (i) Tạo nguồn tài chính bền vững để bảo vệ cảnh
quan Vườn quốc gia Bạch Mã. (ii) Lập quỹ phát triển cho khu bảo tồn biển ở
Côn Đảo. Các dự án này đều do WWF đề xuất và tổ chức thực hiện.
Hấp thụ cácbon: Dự án xây dựng cơ chế chi trả cho hấp thụ cácbon
trong lâm nghiệp, thí điểm tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Dự án thí
điểm trồng 350 ha rừng keo với 300 hộ tham gia. Nguồn tài chính bền vững
của dự án sẽ gồm nguồn thu bán lâm sản và thương mại tín chỉ cácbon cho
thị trường quốc tế. Dự án này do Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi
trường Rừng (RCFEE) - Viện Khoa học Lâm nghiệp tổ chức thực hiện.
Hiện tại, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường thuộc
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đề xuất nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu cơ



13

sở lý luận, thực tiễn và đề xuất cơ chế chi trả dịch vụ môi trường đất ngập
nước ở Việt Nam” với mục tiêu đề xuất cơ chế PES phù hợp với điều kiện
Việt Nam, nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước.
1.2.2.1. Thí điểm Chi trả dịch vụ môi trường rừng và cải thiện sinh kế
người nghèo tại khu vực sông Đồng Nai
a. Bối cảnh và vấn đề
Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lang Biang của tỉnh Lâm
Đồng (thuộc phía nam dãy Trường Sơn). Sau khi sông Đa Nhim và sông Đà
Rằng hợp lại, sông Đồng Nai chảy vào tỉnh Đồng Nai nơi sát nhập với sông
La Ngà để đổ vào hồ chứa Trị An của nhà máy thuỷ điện Trị An. Lưu vực
sông Đồng Nai chảy qua 11 tỉnh gồm cả thành phố Hồ Chí Minh, thành phố
Biên Hoà với diện tích lưu vực là 38,600 km2 và chiều dài sông là 437 km.
Chất lượng nước ở đây đang bị ô nhiễm, đặc biệt là hạ lưu sông do nhiều
nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là nguồn nước thải từ hoạt động
sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Tình
trạng ô nhiễm này cũng do nguyên nhân từ các trang trại nuôi cá và là hậu
quả của quá trình phá rừng gây nên hiện tượng lắng đọng, trầm tích.
Trong khuôn khổ dự án 2 năm do Cơ quan phát triển quốc tể của
Đan Mạch (DANIDA), tổ chức WWF và các đối tác tài trợ nhằm giải
quyết vấn đề ô nhiễm nước tại hồ chứa Trị An và hạ lưu sông Đồng
Nai. Tổ chức WWF sẽ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh và các đơn vị khác đặc biệt là Sở Tài nguyên và Môi trường
và khối tư nhân. Hạ lưu sông Đồng Nai chính là nguồn cung cấp nước
sạch cho 3 tỉnh: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương.
Với việc hạ lưu sông Đồng Nai bị ô nhiễm thì chi phí để xử lý nước ở
đây sẽ tăng. Chi phí này do các công ty cung cấp nước sạch phải gánh
chịu để có được nước sạch cung cấp cho người dân nơi đây.



14

b. Làm thế nào để đảm bảo được nguồn tài chính hỗ trợ
Dự án sẽ nỗ lực xây dựng cơ chế chi trả giữa các công ty cung
cấp nước sạch và nhóm đối tượng gây ô nhiễm thượng nguồn. Cơ chế
chi trả dự kiến sẽ được xây dựng trong năm 2008 và 2009. Bước đầu
tiên là tiến hành phân tích thuỷ văn và tình trạng ô nhiễm chung. Bước
này nhằm xác định nguyên nhân gây ô nhiễm và chi phí của các nhà
máy cung cấp nước sạch. Khi đã xác định được các mối liên kết này dự
án sẽ phối hợp với các đối tượng gây ô nhiễm để cải thiện hoạt động
sản xuất tại các đơn vị này đồng thời xây dựng cơ chế chi trả và quỹ
đóng góp từ người hưởng lợi.
c. Sử dụng quỹ như thế nào
Tuỳ thuộc vào kết quả nghiên cứu, quỹ sẽ được sử dụng đế hỗ trợ và
khuyến khích cộng đồng địa phương thay đổi phương thức canh tác trong
nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản... một cách bền vững hơn để cải thiện
chất lượng nước. Một phần của quỹ cũng có thể được chuyển cho khu bảo
tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu và ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú để duy trì
và hỗ trợ các hoạt động phục hồi, bảo vệ rừng
d. Giám sát kế hoạch chỉ trả như thế nào
Thành lập Ban quản lý để quản lý tiền phí thu được. Các thành
viên của Ban gồm đại diện của Sở Nông nghiệp và PTNT, khu bảo tồn
thiên nhiên Vĩnh Cửu, cộng đồng địa phương và các công ty cung cấp
nước sạch. Chất lượng nước sẽ được bên thứ 3 giám sát thường xuyên
tại nhiều điểm khác nhau dọc theo khu vực hạ lưu sông Đồng Nai, ví
dụ như một viện nghiên cứu nào đó. Ban quản lý sẽ chịu trách nhiệm
thành lập một nhóm kỹ thuật chuyên giám sát hoạt động duy trì dịch vụ
phòng hộ đầu nguồn.



15

1.2.2.2. Thí điểm chi trả môi trường để bảo vệ cảnh quan Vườn quốc gia
Bạch Mã
a. Bối cảnh và vấn đề
Vườn quốc gia Bạch Mã thuộc khu vực miền trung Việt Nam,
cách thành phố Huế 40km về phía đông nam. Năm 2007, Bộ Nông
nghiệp và PTNT đã phê duyệt việc mở rộng Vườn từ 22.031 ha lên
37.499 ha, trong đó 32.157,8 ha là diện tích rừng nằm trên núi cao
thuộc khu vực phòng hộ đầu nguồn của sông Hương. Dự tính với diện
tích mở rộng như hiện nay thì Vườn quốc gia Bạch Mã sẽ cần có ít nhất
135 cán bộ và cần thêm khoảng 4,9 tỷ đồng/năm.
Một nghiên cứu được thực hiện trong năm 2007 nhằm xác định cơ
hội cho mô hình hỗ trợ Vườn bảo vệ tài nguyên rừng.
b. Cải tiến việc thu phí vào cửa Vườn
Theo Quyết định 149/1999/QD-BTC của Bộ Tài chính ban hành
ngày 30 tháng 11 năm 1999 thì mức phí thăm quan các khu vực chính của
Vườn là 10.000đ/người/lượt đối với người lớn và 5.000 đ/người/lượt đối
với trẻ em và 2.000đ/người/lượt khi thăm quan vùng đệm.
Một đánh giá về "bằng lòng chi trả” (WTP) của khách du lịch khi
đến thăm Vườn quốc gia Bạch Mã đã được Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên
Huế và Tổ chức WWF Việt Nam tiến hành vào tháng 5/2007. Kết quả cho
thấy mức phí nên áp dụng cho hai đối tượng khách khác nhau là 39.000đ/
đối với khách quốc tế và 34.000đ đối với người Việt Nam. Điều này sẽ
tạo ra nguồn thu dự kiến là 293.33 triệu VNĐ gấp 3 lần số thu hàng năm
khi áp dung mức phí hiện hành.
Một nhà máy nước uống nổi tiếng đang sử dụng nước khai thác từ
nguồn Bạch Mã. Công ty nước Bạch Mã bắt đầu khai thác nước từ năm

2005. Tiền thu được từ công ty này là tiềm năng đóng góp cho Vườn


16

Quốc Gia. Mỗi mét khối nước sạch nên được đánh một khoản thuế gọi là
phí môi trường được sử dụng để bảo vệ vùng đầu nguồn. Nếu Công ty
nước trích 35% giá trị thu được từ việc bán nước sạch thì Ban quản lý
Vườn sẽ có 183.600.000đ hay 15% doanh thu. Công ty nước có thể thu
phí và chuyển khoản tiền này trực tiếp cho những người sử dụng đất vùng
đầu nguồn. Khoản phí này phải được miễn thuế.
Nghiên cứu chỉ ra rằng các cá nhân và công ty ở khu vực hạ nguồn
được hưởng lợi từ các dịch vụ bảo vệ phòng hộ đầu nguồn do Vườn cung
cấp và họ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ này. cần tiến hành nghiên cứu
thêm để thiết lập các cơ chế chi trả hình thức này.
c. Quỹ uỷ thác bảo tồn
Việc thiết lập Quỹ uỷ thác bảo tồn được xem như là cơ chế thu hút
chi trả cho bảo tồn đa dạng sinh học của khách du lịch thăm quan thành phố
Huế. Cuộc khảo sát cho thấy mặc dù khách du lịch chỉ thăm quan thành phố
Huế (chứ không thăm quan các khu vực lân cận khác) nhưng họ vẫn sẵn
sàng đóng góp cho Quỹ uỷ thác bảo tồn của Vườn quốc gia Bạch Mã và có
đến 80% số khách được phỏng vấn đồng ý với ý tưởng này.
d. Sử dụng tiền như thế nào
Số tiền thu được từ các hoạt động dịch vụ sẽ được Ban quản lý
Vườn quốc gia Bạch Mã trực tiếp quản lý. Việc thiết lập cũng như thử
nghiệm các hoạt động này sẽ được tiến hành trong giai đoạn 2 của dự án.
Một số gợi ý khi quản lý sô tiền này như sau
Số tiền thu được từ việc tăng mức phí thăm quan Vườn sẽ được Ban
quản lý Vườn trực tiếp quản lý để phục vụ các hoạt động nhằm cải thiện dịch
vụ du lịch, kể cả việc đưa ra một số hoạt động mới cho du khách.

Số tiền thu được từ Quỹ ủy thác bảo tồn và phần bồi hoàn của các
đối tượng hưởng lợi từ dịch vụ phòng hộ đầu nguồn sẽ được sử dụng để


×