Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Tác động của sự cố môi trường biển miền trung đến sản xuất và việc làm của người dân địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.2 KB, 79 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN



́H

U

Ế

------

IN

H

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

K

TÁC ĐỘNG CỦA SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN MIỀN TRUNG
ĐẾN SẢN XUẤT VÀ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN

O

̣C

THỊ TRẤN PHÚ ĐA, HUYỆN PHÚ VANG,


Đ
A

̣I H

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LÊ ĐỨC TÂM

Khóa học: 2014 - 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN



́H

U

Ế

------

IN

H


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

K

TÁC ĐỘNG CỦA SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN MIỀN TRUNG

̣C

ĐẾN SẢN XUẤT VÀ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Đ
A

̣I H

O

THỊ TRẤN PHÚ ĐA, HUYỆN PHÚ VANG,

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn

Lê Đức Tâm

TS. Phạm Thị Thanh Xuân

Lớp: K48 Kinh tế và quản lý TNMT

Niên khóa: 2014 -2018

Huế, tháng 1 năm 2018


Lời Cảm Ơn
Trong thời gian thực tập ở phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú
Vang, tôi đã hoàn thành đề tài: “ Tác động của sự cố môi trường biển miền
Trung đến sản xuất và việc làm của người dân thị trấn Phú Đa, huyện Phú
Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế ”. Để hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo, các anh chị trong ban lãnh đạo phòng

U

Ế

Tài nguyên và Môi trường cùng toàn thể người dân ở thị trấn Phú Đa

́H

Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Kinh
tế Huế đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học tập và rèn luyện ở



trường, giúp tôi trang bị những kiến thức cần thiết cho việc hoàn thành đề tài.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Phạm Thị Thanh

H


Xuân đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài này.

IN

Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường

K

huyện Phú Vang đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được tiếp xúc, học hỏi và biết

̣C

thêm kinh nghiệm thực tế trong suốt quá trình thực tập tại địa phương. Và tôi

O

xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các bạn bè, và đặc biệt là những người

̣I H

thân trong gia đình luôn kịp thời động viên giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn
trong cuộc sống.

Đ
A

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tôi không thể tránh khỏi sai xót do hạn

chế về tri thức cũng như về thời gian, kính mong nhận được sự thông cảm và
góp ý từ phía thầy cô và các bạn.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 1 năm 2018
Sinh viên
Lê Đức Tâm


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Thanh Xuân

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .....................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii

Ế

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ......................................................................................... viii

U

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1

́H

1. Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................................1




2. Mục tiêu đề tài.............................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................................2

H

2.2. Mục tiêu cụ thể..........................................................................................................2

IN

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................2

K

3.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................2

̣C

4.1. Phương pháp thu thập số liệu....................................................................................3

O

4.1.1. Số liệu thứ cấp ......................................................................................................3

̣I H

4.1.2. Số liệu sơ cấp........................................................................................................3
4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ....................................................................3


Đ
A

4.3. Phương pháp chuyên khảo ........................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG VÀ NHỮNG TÁC
ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN SẢN XUẤT VÀ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN ...............4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................................4
1.1.1. Sự cố môi trường ..................................................................................................4
1.1.1.1. Khái niệm ...........................................................................................................4
1.1.1.2. Tác động của sự cố môi trường biển ..................................................................4
1.1.2. Lý luận về việc làm của lao động nông thôn........................................................6
1.1.2.1. Khái niệm ...........................................................................................................6
SVTH: Lê Đức Tâm

ii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Thanh Xuân

1.1.2.2. Phân loại việc làm ..............................................................................................7
1.1.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................................9
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN...............................................................................................10
1.2.1. Tổng quan về sự cố môi trường trên Thế Giới và Việt Nam .............................10
1.2.2. Sự cố môi trường biển ở miền Trung .................................................................18
1.2.2.1. Diễn biến sự cố môi trường biển ......................................................................18
1.2.2.2. Hậu quả của sự cố môi trường biển để lại........................................................19


Ế

1.2.3. Những bài học kinh nghiệm sau sự cố môi trường biển miền Trung.................22

U

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẾN HOẠT

́H

ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN PHÚ ĐA,
HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ..................................................24



2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của thị trấn Phú Đa...........................................24
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................................24

H

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................24

IN

2.1.1.2. Các nguồn tài nguyên .......................................................................................25

K

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................................26

2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động ...........................................................................26

O

̣C

2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai .................................................................................29

̣I H

2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế ..............................................................................31
2.1.2.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng ..................................................................................33

Đ
A

2.1.3. Đánh giá chung....................................................................................................34
2.2. Sự cố môi trường biển ở thị trấn Phú Đa................................................................34
2.3. Tác động của sự cố môi trường biển đến hoạt động sản xuất và việc làm của người
dân .................................................................................................................................36
2.3.1. Khái quát chung về các hộ điều tra .....................................................................36
2.3.2. Tác động của sự cố môi trường biển đến hoạt động sản xuất của người dân .....38
2.3.2.1. Hoạt động nuôi trồng thủy sản .........................................................................38
2.3.2.2. Hoạt động đánh bắt thủy sản ............................................................................39
2.3.2.3. Hoạt động chế biến thủy sản ............................................................................40
2.3.2.4. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ......................................................................41
SVTH: Lê Đức Tâm

iii



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Thanh Xuân

2.3.2.5. Ý kiến của hộ về mức độ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất..........................42
2.3.3. Tác động của sự cố môi trường biển đến việc làm của người dân......................43
2.3.3.1. Ảnh hưởng đến thời gian làm việc ...................................................................43
2.3.3.2. Ảnh hưởng đến tình trạng việc làm ..................................................................45
2.3.4. Bồi thường và sử dụng tiền bồi thường...............................................................46
2.3.5. Định hướng sản xuất của hộ ................................................................................51
2.3.6. Đánh giá chung về tác động của sự cố môi trường biển đến hoạt động sản xuất

Ế

và việc làm của người dân. ............................................................................................52

U

3.1. Định hướng phát triển kinh tế của thị trấn Phú Đa.................................................54

́H

3.2. Căn cứ đề xuất giải pháp ........................................................................................55
3.3. Một số giải pháp .....................................................................................................56



3.3.1. Giải pháp bồi thường và hỗ trợ............................................................................56
3.3.2. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động .............................................................................56


H

3.3.3. Đào tạo nghề cho lao động ..................................................................................57

IN

3.3.4. Hỗ trợ vay vốn tạo việc làm ................................................................................58

K

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................59
1. Kết luận .....................................................................................................................59

O

̣C

2. Kiến nghị ...................................................................................................................59

̣I H

2.1. Đối vối chính quyền địa phương.............................................................................59
2.2. Đối với người dân bị ảnh hưởng .............................................................................60

Đ
A

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


SVTH: Lê Đức Tâm

iv


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Thanh Xuân

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
BVTV: Bảo vệ thực vật
XLCT: Xử lý chất thải
XLNT: Xử lý nước thải
TN&MT: Tài nguyên và Môi trường
SXNN: Sản xuất nông nghiệp

Ế

ILO: Tổ chức lao động quốc tế

LĐ: Lao động



NTTS: Nuôi trồng thủy sản

́H

U


NLĐ: Người lao động

H

ĐBTS: Đánh bắt thủy sản

IN

CBTS: Chế biến thủy sản

K

TP: Thành phố

BVMT: Bảo vệ môi trường

O

̣C

CN – TTCN: Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

̣I H

DV – TM: Dịch vụ - Thương mại

Đ
A


BQ: Bình quân
KD,DV: Kinh doanh, dịch vụ
Đvt: Đơn vị tính
BQC: Bình quân chung

SVTH: Lê Đức Tâm

v


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Thanh Xuân

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Mức độ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của hộ .....................................42
Biểu đồ 2: Tỷ lệ sử dụng tiền bồi thường của các hộ bị ảnh hưởng..............................48

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Quy mô ảnh hưởng sau vụ xả thải gây ô nhiễm của Formosa Hà Tĩnh ..........19

Đ
A

̣I H

O

̣C


K

IN

H



́H

U

Ế

Hình 2: Bản đồ hành chính huyện Phú Vang ...............................................................24

SVTH: Lê Đức Tâm

vi


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Thanh Xuân

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 : Quy mô dân số và lao động thị trấn Phú Đa giai đoạn 2014 – 2016 ..............28
Bảng 2: Tình hình sử dụng đất đai thị trấn Phú Đa giai đoạn 2014 – 2016 ..................30
Bảng 3: Quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất của thị trấn Phú Đa qua 3 năm 2014 - 2016 .32
Bảng 4: Ảnh hưởng của sự cố môi trường biển tại thị trấn Phú Đa ..............................35

Bảng 5: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra ...............................................................36
Bảng 6: Phân loại hộ theo hoạt động sản xuất ..............................................................37

Ế

Bảng 7: Hoạt động nuôi trồng thủy sản của hộ trước/sau sự cố môi trường.................38

U

Bảng 8: Hoạt động đánh bắt thủy sản trước/sau sự cố môi trường ...............................40

́H

Bảng 9: Hoạt động chế biến thủy sản trước/sau sự cố môi trường ...............................40



Bảng 10: Hoạt động sản xuất nông nghiệp trước/sau sự cố môi trường .......................41
Bảng 11: Thời gian làm việc của 1 lao động trước/sau sự cố môi trường ....................44

H

Bảng 13: Số tiền được bồi thường của các hộ bị ảnh hưởng.........................................47

IN

Bảng 14: Đánh giá của người dân về chính sách bồi thường........................................50
Bảng 15: Ý kiến của người dân về chính sách hỗ trợ của nhà nước .............................50

Đ

A

̣I H

O

̣C

K

Bảng 16: Một số dự định của hộ trong thời gian tới .....................................................51

SVTH: Lê Đức Tâm

vii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Thanh Xuân

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Sự cố môi trường biển gây hải sản chết bất thường tại 4 tỉnh Miền Trung đã để lại
những ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến môi trường và sinh kế của người dân chịu ảnh
hưởng. Thừa Thiên Huế là một trong 4 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự cố môi
trường biển. Đặc biệt là các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc.
Gây ra thiệt hại nặng nề về nền kinh tế của tỉnh, đặc biệt là ngành Nông – Lâm – Ngư
nghiệp. Mặc dù đã có nhiều nhóm giải pháp từ Trung ương đến địa phương như: bồi

Ế


thường thiệt hại, hỗ trợ gạo, giảm học phí, thu mua hải sản cho người dân bị ảnh

U

hưởng… nhưng các nhóm giải pháp này chỉ mang tính tạm thời, cấp bách. Việc nghiên

́H

cứu tác động của sự cố môi trường biển để từ đó đề xuất các giải pháp có tính đặc thù



địa phương nhằm giải quyết việc làm và ổn định đời sống lâu dài cho người dân cần có
sự quan tâm của chính quyền các cấp đúng mức. Xuất phát từ điều kiện thực tế của

H

tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi chọn huyện Phú Vang để nghiên cứu để đánh giá Tác

dân địa phương.
Mục đích nghiên cứu:

K



IN

động của sự cố môi trường biển Miền Trung đến sản xuất và việc làm của người


̣C

- Đánh giá tác động của sự cố môi trường biển Miền Trung đến sản xuất và việc

O

làm của người dân thị trấn Phú Đa.

̣I H

- Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm và ổn định đời sống cho
người dân thị trấn Phú Đa bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển.
Dữ liệu phục vụ

Đ
A



- Từ số liệu thứ cấp: Thu thập có chọn lọc các thông tin, dữ liệu sẵn có từ các cơ

quan chức năng của tỉnh, huyện và xã; các văn bản chính phủ; các bài viết trên các tập
chí, báo, đài trong và ngoài nước.
- Từ số liệu sơ cấp: Thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình bị
ảnh hưởng sự cố môi trường biển theo bảng hỏi đã được xây dựng sẵn.


Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

SVTH: Lê Đức Tâm

viii


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Thanh Xuân

+ Số liệu khi thu thập được sẽ được mã hóa và phân tích trên phần mềm excel
2010
+ Phương pháp tổng hợp
+ Phương pháp thống kê mô tả
+ Phương pháp so sánh
- Phương pháp chuyên khảo


Kết quả nghiên cứu

Ế

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về sự cố môi trường ở thị trấn Phú Đa,

́H

hoạt động sản xuất và việc làm của người dân địa phương.


U

huyện Phú Vang tôi rút ra được, sau khi sự cố môi trường xảy ra đã tác động lớn đến

- Về hoạt động sản xuất: Sau khi xảy ra sự cố môi trường biển, nó đã tác động



lớn đến hoạt động sản xuất của người dân, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt
động nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản từ đó đã làm cho cuộc sống của người

H

dân ngày càng khó khăn.

IN

- Về việc làm: Sau khi xảy ra sự cố môi trường biển, nó tác động đến việc làm

K

của các lao động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy sản, kinh doanh

Đ
A

̣I H

O


thậm chí là thất nghiệp.

̣C

dịch vụ và hậu cần nghề cá rất nghiêm trọng, làm cho người dân thiếu việc làm và

SVTH: Lê Đức Tâm

ix


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Thanh Xuân

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của đề tài
Sự cố môi trường biển gây thủy sản chết bất thường tại một số tỉnh Miền Trung
xảy ra vào đầu tháng 4/2016 đã để lại hậu quả rất nghiêm trọng trên nhiều phương
diện. Gây nhiều thiệt hại lớn cho nền kinh tế, đặc biệt đối với 4 tỉnh miền Trung là Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Bộ NN&PTNT thống kê những thiệt hại liên quan đến sự cố và những tác động

Ế

đến hoạt động khai thác hải sản. Cụ thể, tổng số tàu thuyền khai thác hải sản của bốn

U

tỉnh là 16.444 chiếc, trong đó có 14.474 tàu có công suất dưới 90 CV và 1.970 tàu có


́H

công suất trên 90 CV với khoảng 50.00 người bị ảnh hưởng trực tiếp và 176.334 người
phụ thuộc. Hoạt động khai thác thủy hải sản, hoạt động nuôi trồng thủy sản suy giảm,



trong đó diện tích nuôi tôm bị chết hoàn toàn là 5,7 ha. 3.000 ha nuôi tôm thâm canh
và bán thâm canh đã thả giống nhưng không thể lấy nước bổ sung do chất lượng nước

H

không an toàn dẫn đến đọ mặn trong ao cao, môi trường suy giảm nên tôm chậm lớn,
), tương đương 1.000 tấn cá. Ngoài ra, chính phủ cũng đánh giá sự

K

khoảng 49.884

IN

xuất hiện bệnh và có trên 350 ha nuôi tôm bị chết rác. Có 3.218 lồng nuôi cá bị chết (
cố ô nhiễm môi trường biển không những ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống ngư

̣C

dân, mà còn tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch trong khu vực 4 tỉnh bị ảnh

O


hưởng. Tỷ lệ khách hủy tour khoảng 50%, công suất sử dụng phòng giảm từ 40 đến

̣I H

50% so với cùng kỳ năm 2015. Đặc biệt, công suất sử dụng phòng tại các địa phương
của Hà Tĩnh chỉ đạt từ 10 đến 20%.[1]

Đ
A

Thừa Thiên Huế là một trong bốn tỉnh Miền Trung chịu ảnh hưởng nặng nề bởi

sự cố môi trường biển. Hiện tượng cá chết hàng loạt xảy ra ở các địa bàn huyện Phong
Điền, Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc. Theo đánh giá ban đầu, ước tính thiệt hại do
tình trạng cá chết vì sự cố môi trường biển gây ra đối với tỉnh Thừa Thiên Huế khoảng
135 tỷ đồng. Số tàu thuyền bị ảnh hưởng là 2.939 chiếc với 6.212 hộ, 30.450 người bị
ảnh hưởng. Ngoài việc đánh bắt trên biển bị ngừng trệ, hoạt động nuôi trồng thủy sản
cũng bị ảnh hưởng, 1.240 lồng bị thiệt hại với sản lượng 136.608 kg cá nuôi. Ngoài ra
sự cố môi trường biển còn ảnh hưởng đến hoạt động hậu cần nghề cá, kinh doanh dịch
vụ du lịch tại các bãi biển cũng như đời sống của người dân.

SVTH: Lê Đức Tâm

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Thanh Xuân


Thị trấn Phú Đa là trung tâm huyện lỵ Phú Vang, nằm về phía Đông Nam của
tỉnh Thừa Thiên Huế với tổng diện tích đất tự nhiên là 2.976,12 ha. Một thị trấn đang
trên đà phát triển của huyện Phú Vang nhưng nền kinh tế vẫn còn chủ yếu dựa vào sản
xuất nông nghiệp. Với khoảng 270 ha đất mặt nước đầm Thủy Tú là điều kiện thuận
lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, sau khi sự cố môi trường biển
miền Trung xảy ra thì hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của người dân địa
phương gặp nhiều khó khăn, từ đó làm cho nhiều người không có và thiếu việc làm.
Xuất phát từ thực tế của địa phương, tôi chọn đề tài: “Tác động của sự cố môi trường

U

Ế

biển miền trung đến sản xuất và việc làm của người dân thị trấn Phú Đa, huyện

́H

Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2.Mục tiêu đề tài



2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá tác động của sự cố môi trường biển đến hoạt động sản xuất và việc làm

H

của người dân thị trấn Phú Đa. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết


IN

việc làm và ổn định đời sống cho người dân.
2.2. Mục tiêu cụ thể

K

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự cố môi trường và những

̣C

tác động của nó đến hoạt động sản xuất và việc làm của người dân.

O

- Đánh giá tác động của sự cố môi trường biển Miền Trung đến hoạt động sản

̣I H

xuất và việc làm của người dân thị trấn Phú Đa.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm và ổn định đời sống cho

Đ
A

người dân thị trấn Phú Đa bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển.
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu là những vấn đề về sự cố môi trường biển và những tác

động của nó đến hoạt động sản xuất và việc làm của người dân thị trấn Phú Đa.
Đối tượng điều tra khảo sát của đề tài là những hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi sự
cố môi trường biển Miền Trung
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn thị trấn Phú Đa,
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
SVTH: Lê Đức Tâm

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Thanh Xuân

Phạm vi thời gian:
-

Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu trong giai đoạn 3 năm 2014 - 2016

-

Số liệu sơ cấp: Điều tra khảo sát năm 2017
4.Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
4.1.1. Số liệu thứ cấp
Số liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất nuôi trồng thủy sản được

thu thập từ UBND thị trấn Phú Đa. Các số liệu liên quan đến ảnh hưởng của sự cố môi


U

Ế

trường biển được thu thập từ phòng Nông nghiệp, phòng tài nguyên môi trường thị

́H

trấn Phú Đa và huyện Phú Vang.
các tạp chí chuyên ngành, các khóa luận.
4.1.2. Số liệu sơ cấp



Các vấn đề lý luận liên quan ô nhiễm môi trường biển, việc làm được thu thập từ

H

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 60 hộ gia đình bị ảnh

IN

hưởng sự cố môi trường biển. Các hộ được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên.

K

Nội dung phỏng vấn hộ theo bảng câu hỏi được thiết kế sẵn.

̣C


4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

O

Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp này nhằm xử lý số liệu thu thập

̣I H

được, dùng để đối chiếu và so sánh số liệu giữa các năm, sự biến động qua các thời
kỳ, từ đó đưa ra nhận xét về sự thay đổi đó.

Đ
A

Số liệu sau khi thu thập được sẽ được mã hóa và phân tích trên phần mềm excel
2010.

Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê mô tả.
4.3. Phương pháp chuyên khảo
Tham khảo ý kiến của các cán bộ địa phương và các chủ hộ có nhiều kiến thức,

kinh nghiệm về các hoạt động sản xuất và ảnh hưởng của sự cố môi trường biển đến
địa phương.

SVTH: Lê Đức Tâm

3



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Thanh Xuân

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG VÀ
NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN SẢN XUẤT VÀ
VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Sự cố môi trường

Ế

1.1.1.1. Khái niệm

U

Theo Luật Bảo Vệ Môi Trường của Việt Nam: “ Sự cố môi trường là các tai biến

́H

hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến dổi bất thường
của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng”



Sự cố môi trường cỏ thể xảy ra do:

- Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lỡ đất, núi lửa phun, mưa


H

axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác;

IN

- Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ sở sản

K

xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc
phòng;

̣C

- Sự cố trong tìm kiếm, thăm giò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí,

O

sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ

̣I H

sở lọc hóa dầu và các cơ sở công nghiệp khác;

Đ
A

- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất,
tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa chất phóng xạ.

1.1.1.2. Tác động của sự cố môi trường biển
- Đối với kinh tế
Sự cố môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nề kinh tế, ngoài những tác
động gián tiếp như làm giảm khả năng sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng tới đời sống
dân cư, sự cố môi trường cũng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như
nguồn thu ngân sách. Đặc biệt sự cố môi trường biển đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến các nghành nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản và du lịch.

SVTH: Lê Đức Tâm

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Thanh Xuân

Trong quá trình sản xuất, tiêu thụ hàng hóa con người thải các chất độc tố hóa học
(Phenol, Xyanua, kim loại nặng, hydrocacbon thơm đa vòng,..) đã làm ô nhiễm môi
trường, gây tổn hại đến hệ sinh thái làm giảm số lượng lớn các loài thủy sản. Đây là một
thiệt hại lớn đối với ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, ảnh hưởng trực tiếp đến
cuộc sống của người dân ven biển. Ngoài ra, khả năng tiêu thụ các hàng hóa thủy sản
cũng giảm do lo ngại về khả năng nhiễm độc, điều này ảnh hưởng đến lớn đến thu nhập
của người dân sinh sống bằng đánh bắt thủy hải sản. Mức độ ảnh hưởng của sự cố môi

Ế

trường biển có thể kéo dài trong nhiều năm tới do đó cần có những biện pháp, chính

U


sách để khôi phục lại các hoạt động nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản.[2]

́H

Do điều kiện mang tính đặc thù riêng mà nghành du lịch phải gánh chịu hậu quả
nghiêm trọng sau các sự cố môi trường. Ô nhiễm môi trường đã phá hủy các hệ sinh



thái, cảnh quan tự nhiên và bầu không khí từ đó làm cho lượng khách du lịch suy giảm
đáng kể.[3]

H

- Đối với môi trường

IN

Sự cố môi trường biển không chỉ gây ô nhiễm môi trường trong hiện tại mà nó

K

còn để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng lâu dài có thể kéo dài trong hàng chục năm.
Nếu không được ngăn chặn và khắc phục kịp thời thì khi chất độc theo dòng nước lan

O

̣C


tỏa khắp nơi thì khi đó hậu quả sẽ khó mà khắc phục được.

̣I H

Sự cố môi trường biển đã làm cho các rạn san hô, sinh vật phù du, động vật phù
du, cá tự nhiên chết hàng loạt trên diện rộng có nguy cơ làm gián đoạn chuỗi thức ăn

Đ
A

tự nhiên trong hệ sinh thái biển, dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học biển. Tác động
của sự cố môi trường biển đến hệ sinh thái rạn san hô thể hiện qua các khía cạnh: suy
giảm về thành phần loài, phạm vi phân bố trên hệ sinh thái và độ phủ san hô sống.[1]
- Đối với xã hội
Giảm lòng tin của các tầng lớp nhân dân, bất an trong xã hội: nhân dân lo lắng về
việc mất sinh kế, thất nghiệp, nợ nần, phá sản do không tiêu thụ được cá và sản phẩm
từ hải sản. Một số bộ phận trục lợi liên quan đến quá trình hỗ trợ ngư dân, thu mua cá,
xử lý môi trường, sử dụng nguyên liệu cá không đảm bảo chất lượng.
Tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, trật tự xã hội và xáo trộn sinh hoạt, sản xuất, buôn
bán của các cá nhân, gia đình, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước.
SVTH: Lê Đức Tâm

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Thanh Xuân

Sự cố môi trường ảnh hưởng đến sự an toàn, sức khỏe của người dân trong khu

vực có sự cố môi trường cũng như người tiêu dùng ở các khu vực khác trước mắt và
lâu dài.[1]
1.1.2. Lý luận về việc làm của lao động nông thôn
1.1.2.1. Khái niệm
Đứng dưới mỗi góc độ khác nhau, có những cách hiểu khác nhau về việc làm.
Nếu xem xét dưới góc độ kinh tế - xã hội và góc độ pháp lí ta có thể tóm tắt khái niệm

Ế

việc làm như sau:

U

 Dưới góc độ kinh tế - xã hội

́H

Hoạt động kiếm sống của con người được gọi chung là việc làm. Việc làm trước
hết là vấn đề của mỗi cá nhân, xuất phát từ nhu cầu mưu sinh của cá nhân. Con người



vì muốn thỏa mãn các nhu cầu của bản thân nên tiến hành các hoạt động lao động nhất
định. Người có việc làm chính là khái niệm dùng để chỉ những người hiện đang tham

H

gia các hoạt động đó. Tùy theo mức dộ tham gia và thu nhập từ những hoạt động này

IN


mà có thể chi đối tượng này thành hai loại là: người có việc làm đầy đủ và người có
việc làm không đầy đủ.

K

Tuy nhiên, con người không sống đơn lẻ và hoạt động của mỗi cá nhân cũng

̣C

không đơn lẻ mà nằm trong tổng thể các hoạt động của sản xuất xã hội. Do đó, bên

O

cạnh ý nghĩa là vấn đề cá nhân, việc làm còn là vấn đề của cộng đồng, của xã hội.

̣I H

Điều này đòi hỏi phải có những chính sách và biện pháp nhất định, phù hợp từ phía
nhà nước nhằm tăng số lượng việc làm và chất lượng việc làm, đảm bảo đời sống dân

Đ
A

cư, kiềm chế nạn thất nghiệp và thông qua đó để giải quyết các vấn đề xã hội khác.
 Dưới góc độ pháp lí
ILO cũng coi việc kiến nghị và xúc tiến việc làm là một trong những mục tiêu

quan trọng trong ton chỉ hoạt động của mình thể hiện qua việc ILO đã có nhiều công
ước và khuyến nghị liên quan đến việc làm, trong đó có một số công ước quan trọng

như công ước số 47 về duy trì tuần làm việc 40 giờ, công ước số 88 về tổ chức dịch vụ
việc làm, công ước số 122 về chính sách việc làm... Theo quan niệm của ILO, người
có việc làm là những người làm việc gì đó được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được
thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất
tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc
SVTH: Lê Đức Tâm

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Thanh Xuân

hiện vật. Còn người thất nghiệp là những người không có việc làm nhưng đang tích
cực tìm việc làm hoặc đang chờ được trở lại làm việc.
Ở Việt Nam, trong nền kinh tế hóa tập trung, NLĐ được coi là có việc làm và
được xã hội thùa nhận, trân trọng là người làm việc trong các đơn vị kinh tế quốc
doanh và tập thể. Chuyển sang nền kinh tế thị trường, quan niệm về việc làm và các
vấn đề liên quan như thất nghiệp, chính sách việc làm đã có những thay đổi căn bản.
Cùng với việc tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế và hoàn cảnh Việt Nam, bộ
luật lao động đã có quy định “ Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị

Ế

pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” ( Điều 13 Bộ luật lao động )

U

Nếu như trước đây, trong các văn bản pháp luật vấn đề việc làm chủ yếu được đề


́H

cập ở góc độ cơ chế, chính sách bảo đảm việc làm cho NLĐ thì đây là lần đầu tiên



khái niệm việc làm được ghi nhận trong văn bản pháp luật quan trọng của nhà nước.
Theo đó, việc làm được cấu thành được 3 yếu tố:[7]

K

IN

H

Các yếu tố cấu thành việc làm

Hoạt động lao động

Hoạt động đó phải hợp pháp

O

̣C

Tạo ra thu nhập

̣I H


1.1.2.2. Phân loại việc làm
Có nhiều cách phân loại việc làm theo các chỉ tiêu khác nhau.

Đ
A

 Theo mức độ sử dụng thời gian lao động
Việc làm đầy đủ: Với cách hiểu chung nhất là người có việc làm là người đang

hoạt động nghề nghiệp, có thu nhập từ hoạt động đó để nuôi sống bản thân và gia đình
mà không bị pháp luật ngăn cấm. Tuy nhiên việc xác định số người có việc làm theo
khái niệm trên chưa phản ánh trung thực trình độ sử dụng lao động xã hội vì không đề
cập đến chất lượng của công việc làm. Trên thực tế nhiều lao động đang có việc làm
nhưng làm việc nửa ngày, việc làm có năng suất thấp thu nhập cũng thấp.
Việc làm đầy đủ căn cứ trên hai khía cạnh chủ yếu đó là: Mức độ sử dụng thời
gian lao động, năng suất lao động và thu nhập. Mọi việc làm đầy đủ đòi hỏi người lao
động phải sử dụng đầy đủ thời gian lao động theo luật định ( Việt Nam hiện nay qui
SVTH: Lê Đức Tâm

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Thanh Xuân

định 8 giờ một ngày ) mặt khác việc làm đó phải mang lại thu nhập không thấp hơn
mức tiền lương tối thiểu cho NLĐ.
Vậy với những người làm việc đủ thời gian qui định và có thu nhập lớn hơn tiền
lương tối thiểu hiện hành là những người có việc làm đầy đủ.

Thiếu việc làm: Thiếu việc làm là những việc làm không tạo điều kiện cho NLĐ
tiến hành nó sử dụng hết quĩ thời gian lao động, mang lại thu nhập cho họ thấp dưới
mức lương tối thiểu và người tiến hành việc làm không đầy đủ là người thiếu việc làm.

Ế

Theo ILO thì khái niệm thiếu việc làm được biểu hiện dưới hai dạng sau:

U

- Thiếu việc làm vô hình: Là những người có đủ việc làm, làm đủ thời gian, thậm

́H

chí còn quá thời gian qui định nhưng thu nhập thấp do tay nghề, kỹ năng lao động
thấp, điều kiện lao động xấu, tổ chức lao động kém, cho năng suất lao động thấp,



thường có mong muốn tìm công việc khác có mức thu nhập cao hơn.
- Thiếu việc làm hữu hình: Là hiện tượng người lao động làm việc với thời gian

IN

việc làm và luôn sẵn sàng để làm việc.

H

ít hơn quỹ thời gian qui định, không đủ việc làm và đang có mong muốn kiếm thêm


K

Thất nghiệp: Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động nhưng không có
việc làm, có khả năng lao động, hay nói cách khác là sẵn sàng làm việc và đang đi tìm

O

̣C

việc làm.

̣I H

Thất nghiệp được chia thành nhiều loại:
- Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh do di chuyển không ngừng của sức lao động

Đ
A

giữa các vùng, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau của cuộc sống.
- Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động,

việc làm. Sự không ăn khớp giữa số lượng và chất lượng đào tạo và cơ cấu về yêu cầu
việc làm.
- Thất nghiệp chu kỳ: Phát sinh khi mức cầu chung về lao động và không ổn
định. Những giai đoạn mà cầu lao động thấp nhưng cung lao động cao sẽ xảy ra
hthaats nghiệp chu kỳ.
 Theo vị trí lao động của người lao động
Việc làm chính: Là công việc mà người lao động thực hiện dành nhiều thời gian
nhất và đòi hỏi yêu cầu của công việc cần trình độ chuyên môn kỹ thuật.

SVTH: Lê Đức Tâm

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Thanh Xuân

Việc làm phụ: Là công việc mà người lao động thực hiện dành nhiều thời gian
nhất sau công việc chính.[8]
1.1.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
Để đánh giá tình hình việc làm của LĐNT ta sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:
- Tỷ lệ thất nghiệp: Là tỷ lệ phần trăm của số người thất nghiệp so với lực lượng
lao động.
Tỷ lệ thất nghiệp có công thức như sau:


(%)

Ế

Trong đó:



U

Tn


́H

Tn: Tỷ lệ thất nghiệp ( % )



Th: Số người thất nghiệp ( người )
Lld: Lực lượng lao động ( người )

H

Tỷ lệ thất nghiệp là một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng, nhưng một mình nó

IN

không thể phản ánh được đầy đủ tất cả các thông tin về tình hình lao động, việc làm.
Trong những trường hợp cần thiết, chúng ta cần phải xem xét và tìm hiểu thêm một số

K

thông tin có liên quan đến tỷ lệ thất nghiệp như tỷ suất sử dụng thời gian làm việc của

̣C

lao động trong năm của từng nhóm tuổi và từng khu vực.

O

- Tỷ suất sử dụng thời gian làm việc của lao động trong năm: Tỷ suất sử dụng


̣I H

quỹ thời gian làm việc của lao động trong năm là tỷ số giữa số ngày người đã sử dụng
vào sản xuất hoặc dịch vụ so với tổng số ngày – người có thể làm việc được trong năm

Đ
A

( quỹ thời gian làm việc trong năm tính bình quân cho một lao động ).
Ngày – người ở trên được hiểu là ngày sản xuất trực tiếp của lao động với thời

gian làm việc trong một ngày là 8 giờ đồng hồ.
Tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao động trong năm được tính theo
công thức sau:
Tq
Trong đó:





(%)

Tq: Tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao động trong năm ( % )

SVTH: Lê Đức Tâm

9



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Thanh Xuân

Nvl: Số ngày đã đầu tư vào sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ tính bình quân cho
một lao động trong năm ( ngày )
Tng: Qũy thời gian làm việc trong năm bình quân của lao động ( ngày )
Tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao động trong năm nói lên trình độ
sử dụng lao động theo ngày và qua đó cho thấy được quỹ thời gian chưa sử dụng hết
cần phải huy động trong năm. Ngày lao động được tính theo ngày chuẩn tức thời gian
làm việc phải đạt 8 giờ trong một ngày. Từ đó đưa ra biện pháp nhằm giải quyết việc

Ế

làm và tăng thu nhập cho một người lao động.

U

Quỹ thời gian làm việc của người lao động trong năm là số ngày trung bình mà

́H

một người lao động có thể dùng vào sản xuất kinh doanh hoặc dịch vụ trong năm. Đó

tế, ma chay hay những ngày nghỉ khác.[9]
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN



chính là số ngày trong năm còn lại sau khi đã trừ đi những ngày nghỉ do đau ốm, giỗ


H

1.2.1. Tổng quan về sự cố môi trường trên Thế Giới và Việt Nam

IN

Giới khoa học cảnh báo nguy cơ các thảm họa môi trường và sự cố môi trường

K

hoàn toàn có thể ập đến, đe dọa sự sống trên trái đất. Con người dễ chết vì thảm họa

O

9,5% vào thế kỷ sau.

̣C

môi trường gấp 5 lần so với tai nạn xe cộ và nguy cơ diệt chủng của nhân loại sẽ là

̣I H

Các vụ xả thải hóa chất ra sông ngòi và đại dương hay tràn dầu ở biển gây ra hậu
quả lâu dài tới con người cũng như môi trường sống của nhiều loài thủy sinh vật:

Đ
A

 Nước nhiễm độc thủy ngân ở Nhật Bản

Năm 1932 – 1968, một thảm họa nước biển nhiễm độc xảy ra tại Nhật Bản do

nhà máy hóa chất Chisso xả trực tiếp nước thải chứa thủy ngân chưa qua xử lý ra vịnh
Minamata và biển Shianui.
Theo Med.org.jp, chất thải đã tích tụ sinh học trong hải sản ở khu vực biển này,
khiến người dân và sức vật địa phương ăn vào bị nhiễm độc thủy ngân.chứng bệnh do
nhiễm độc thủy ngân ở đây được gọi là bệnh Minamata.
Vụ nhiễm độc đầu tiên được phát hiện năm 1956 nhưng phải đến năm 1968,
chính quyền mới chính thức kết luận nguyên nhân bệnh Minamata là do nhà máy
Chisso xả thải gây ô nhiễm.
SVTH: Lê Đức Tâm

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Thanh Xuân

Hậu quả của nó kéo dài suốt 36 năm sau. Người nhiễm độc bị co giật, chân tay co
quắp, không nói năng được. Thai nhi đẻ ra bị dị dạng. Gần 2.000 người chết, 10.000
người bị ảnh hưởng. Chó, mèo bị nhiễm độc cũng phát điên rồi chết. Cá biển chết dạt
đầy bờ, phủ kín mặt biển.
Đến năm 2004, tập đoàn Chisso đã trả 86 triệu USD tiền bồi thường cho các nạn
nhân và bị yêu cầu phải làm sạch khu vực biển ô nhiễm. Căn bệnh Minamata vẫn là
một trong 4 căn bệnh nghiêm trọng nhất do ô nhiễm môi trường gây ra tại nhật bản.

Ế

Hậu quả của nó vẫn kéo dài tới ngày nay, khi các nạn nhan đã ngoài 40 – 50 tuổi, chỉ




 Nước nhiễm độc thủy ngân ở Trung Quốc

́H

Chisso và chính quyền khu vực vãn đang được tiếp tục.

U

có thể ở trong nhà, tách biệt vơi cộng đồng và nhờ gia đình chăm sóc. Các vụ kiện

Một vụ nước nhiễm độc thủy ngân tương tự Nhật bản cũng xảy ra ở Trung Quốc.
Theo một nghiên cứu năm 2010 của viện Môi Trường, Đại Học Đồng Tế ở Thượng

H

Hải, công ty hóa chất công nghiệp Cát Lâm, nay là công ty dầu khí Cát Lâm, đã thải

IN

114 tấn thủy ngân và 5,4 tấn methylmercury vào sông Tùng Hoa bắt đầu từ năm 1958

K

đến 1982.

̣C


Những ca bệnh thần kinh nghi do nhiễm độc thủy ngân đầu tiên xuất hiện năm

O

1965. Năm 1973, hàm lượng thủy ngân đo được trong tóc ngư dân ở vùng thượng lưu

̣I H

thành phố Cát Lâm là 52,5mg/kg. Tháng 7/1973, chính quyền Cát Lâm mở cuộc điều
tra ô nhiễm sông Tùng Hoa. Mức thủy ngân trong tóc người được cho phép tối đa là

Đ
A

1,8mg/kg, theo chuẩn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WTO). Đến năm 1976, chính
quyền Trung Quốc mới thừa nhận có người nhiễm bệnh Minamata. Sau sự kiện này,
nhà máy chỉ giảm lượng xả thủy ngân, chứ không ngừng hoàn toàn. Lúc này, nhà máy
mới bắt đầu xử lý nước. Dọc 100km ở hạ lưu sông chảy qua địa phận thành phố Cát
Lâm không xuất hiện tôm cá.
Năm 1978, chính phủ yêu cầu nhà máy hóa chất Cát Lâm phải làm sạch ô nhiễm
trong vòng ba năm. Việc làm sạch sông bắt đầu vào tháng 3/1979 và hoàn thành cuối
năm 1980, tổng cộng xử lý 192.000 tấn nước. Năm 1979 – 1988, chính quyền bồi
thường cho ngư dân vùng bị ô nhiễm gần 4 triệu NDT (khoảng 2,56 triệu USD theo tỷ
giá năm 1979). Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không công bố số liệu cụ thể về số người
SVTH: Lê Đức Tâm

11


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: TS. Phạm Thị Thanh Xuân

nhiễm bệnh Minamata ở khu vực sông Tùng Hoa. Theo một nghiên cứu của Thư Viện
Y Khoa Mỹ (PMC) vào tháng 9/2010, mặc dù nồng độ thủy ngân trong nước sông
mới trở về ban đầu. Nồng độ thủy ngân trong cá tuy giảm hơn 90% so với nam 1975,
nhưng vẫn cao hơn mức bình thường 2 – 7 lần và dự kiến ít nhất 10 năm nữa mới khôi
phục về mức dộ bình thường.
 Sự cố nổ giàn khoan ở Mỹ
Năm 2010, sự cố nổ giàn khoan của hãng dầu khí BP, ngoài khơi bờ biển

Ế

Louisiana, Mỹ, gây ra vụ tràn dầu Deepwater Horizon, theo New Jork Times. Thảm

U

họa xảy ra khi giàn khoan di động nước sâu Horizon khoan dầu thô ở độ sâu 1.500m

́H

tại khu vực mỏ dầu khí Macondo Prospect. Khí thoát ra từ giếng dầu có áp suất rất



cao, phát nổ khiến 11 người chết và 17 người khác bị thương.

Giàn khoan bốc cháy và chìm xuống biển, gần 5 triệu thùng dầu tràn vào khu vực
rộng lớn của vinh Mexico, phá hủy các hệ sinh thái, ảnh hưởng đến nghành ngư


H

nghiệp và du lịch của các quốc gia trong vùng. Đây là sự cố môi trường lớn nhất trong

IN

lịch sử nước Mỹ. Vụ tràn dầu gây ảnh hưởng tới hơn 400 loài sinh vật sống tại vùng

K

biển này. 5 năm sau thảm họa, theo cơ quan Khí Tượng Thủy Văn Mỹ (NOAA), nồng

̣C

độ dầu thô đo trong cá ở vùng vịnh vẫn cao hơn mức bình thường, gây dị tật tim bẩm

O

sinh ở cá, khiến chúng chết sớm. Theo NOAA, tác động lâu dài của vụ tràn dầu tới

̣I H

môi trường “ nhiều hơn chúng ta tưởng”. “ Trong số 32 con cá heo được quan sát,
nhiều con nhẹ cân, thiếu máu, mắc bệnh phổi và bệnh gan. Nồng độ hormone giúp

Đ
A

giảm căng thẳng và điều tiết trao đổi chất cũng giảm một nửa”.
 Ô nhiễm sông White, Mỹ

Theo Herald Bulletin, tháng 12/1999, một vụ ô nhiễm xảy ra trên sông White,

bang Indiana, Mỹ hủy hoại đời sống thủy sinh kéo dài hơn 90km và giết chết 4,6 triệu
con cá, tương đương 187 tấn. Ngày 8/12, cơ quan môi trường địa phương cho biết họ
truy ra nguồn gây ô nhiễm là nhà máy sản xuất đèn ôtô của tập đoàn Guide tại
Anderson. Ngày 11/1/2001, thống đốc bang O’Bannon yêu cầu FBI, cơ quan Bảo Vệ
Môi Trường Mỹ và Bộ Tư Pháp Mỹ điều tra vụ việc.
Ngày 18/6/2001, thống đốc bang O’Bannon thông báo tạp đoàn Guide đã nhận
tội và phải trả hơn 13,9 triệu USD gồm tiền phạt, chi phí pháp lý và chi phí xử lý môi
SVTH: Lê Đức Tâm

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Phạm Thị Thanh Xuân

trường, trong đó 6,25 triệu USD được dùng để khôi phục sông. Kết quả điều tra cho
thấy công ty này đã thải hơn 6 triệu lít nước thải có chứa nồng độ độc hại chất
dimethyldithiocarbamate, các thành phần hoạt chất của hợp chất xử lý nước thải HMP
– 2000, cũng như các sản phẩm phân hủy như carbon disulfide. Những chất này sau đó
gây ra bọt trên sông White.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sau một thời gian, chất độc gây ô nhiễm
sông đã trôi đi hết chứ không tích tụ lại. Nhiều loài động vật sống dưới bùn không bị

Ế

chịu tác động từ hóa chất. Tháng 3/2000, một số loài cá thự quay trở lại khu vực bị ảnh


U

hưởng. Sở Tài Nguyên Thiên Nhiên Indiana tháng 4/2000 tiến hành chương trình thả

́H

cá để hồi sinh. Thành phố Anderson năm 2002 công bố họ đầu tư hàng triệu USD để
cải tiến hệ thống xử lý nước thải. 10 năm sau vụ cá chết hàng loạt, các quan chức môi



trường nói rằng sông White ở trong trình trạng còn tốt hơn so với trước khi sự cố môi
trường xảy ra. Tuy nhiên, đá dọc theo bờ sông vẫn bị tẩy trắng, như một lời nhắc nhở

H

đến vụ thải hóa chất độc hại.[4]

IN

 Báo động “đỏ” về ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam

K

Những thực trạng về ô nhiễm môi trường biển đang là vấn đề báo động “đỏ”, mà

̣C

hiện tượng hải sản tự nhiên và nuôi trồng đột ngột chết trên quy mô chưa từng có diễn


O

ra tại các tỉnh Miền Trung trong tháng 4/2016, được các nhà khoa học trong và ngoài

̣I H

nước kết luận là do độc tố hóa học và tảo độc. Vì vậy, nếu không sớm thực hiện các
giải pháp khả thi giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng

Đ
A

đến chiến lược phát triển bền vững biển và hải đảo nước ta. Theo đánh giá của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường, nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm biển là do phát triển
công nghiệp, du lịch tràn lan; nuôi trồng thủy sản bất hợp lý; dân số tăng và nghèo đói;
lối sống giản đơn và dân trí thấp; thể chế; chính sách còn bất cập...
Hiện có từ 70% đến 80% lượng rác thải trên biển có nguồn gốc từ nội địa khi các
nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu dân cư xả nước thải, chất thải rắn không qua
xử lý ra các con sông ở vùng đồng bằng ven biển hoặc xả thẳng ra biển. Đơn cử trong
quá trình nuôi trồng thủy sản cũng làm phát sinh đáng kể lượng chất thải rắn trực tiếp
ra biển, nguồn thải chủ yếu là các loại phân bón, thức ăn nhân tạo sử dụng trong nuôi
trồng. Bình quân một ha nuôi tôm sẽ thải ra môi trường khoảng 5 tấn chất thải rắn và
SVTH: Lê Đức Tâm

13


Khóa luận tốt nghiệp
hàng chục nghìn


GVHD: TS. Phạm Thị Thanh Xuân

nước thải trong một vụ nuôi. Với ổng diện tích nuôi tôm hơn 600

nghìn ha, mỗi năm sẽ thải ra môi trường gần 3 triệu tấn chất thải rắn. Cụ thể, tại các
tỉnh Quảng Ninh đến Quảng Bình trên 37.000 ha đã được khai thác đưa vào nuôi trồng
thủy sản ( chiếm 30 – 35% diện tích nước mặn lợ ). Phần lớn cơ sở đã đi vào nuôi trên
quy mô công nghiệp, dẫn tới các nơi cư trú sinh vật, bãi đẻ, bãi giống bị hủy diệt, dịch
bệnh xuất hiện tràn lan...
Qua nghiên cứu, điều tra của Viện Hải Dương Học Việt Nam, tình trạng ô nhiễm

Ế

môi trường biển và hải đảo còn do các địa phương khai thác, sử dụng không hợp lý các

U

vùng đất cát ven biển dẫn tới thiếu nước ngọt, xói lở, sa bồi bờ biển với mức độ ngày

́H

cang nghiêm trọng. Việc khi thác hải sản bằng mìn, sử dụng hóa chất độc hại làm cận
kiệt nhanh chóng nguồn lợi thủy sản, gây hậu quả nặng nề cho các vùng sinh thái biển.



Các hoạt động du lịch có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái, cảnh quan tự
nhiên của biển. Điển hình là Vườn Quốc Gia Cát Bà với 5.400 ha mặt nước, từ một

H


hòn đảo trong lành, ngày nay môi trường ở đây đã bị biến thái kể từ khi được đưa vào

IN

khai thác du lịch và nuôi trồng thủy sản, bởi mỗi ngày có hàng nghìn tấn rác đổ trực

K

tiếp ra biển.

Một nguyên nhân gây ô nhiễm nữa là tràn dầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn đã

O

̣C

làm gia tăng rất mạnh lượng thiêu thụ xăng dầu. Lợi ích kinh tế dẫn đến tình trạng khai

̣I H

thác dầu quá mức. Hậu quả là một lượng dầu rất lớn bị rò rỉ ra môi trường biển do hoạt
động của các tàu và do các sự cố hư hỏng hay đắm tàu chở dầu, do sự cố tại lỗ khoan

Đ
A

thăm do và dàn khoan khai thác dầu. Đáng chú ý là các vụ tràn dầu nghiêm trọng
những năm gần đây có xu hướng tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho môi tường biển,
đặc biệt là vùng nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, vùng biển nước ta có hàng trăn

giếng khoan thăm dò và khai thác dàu khí, ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng
lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này còn phát sinh 5.600 tấn rác thải dầu khí, trong
đó có 20% đến 30% là chất thải rắn nguy hại còn chưa có bãi chứa và nơi xử lý. Đó là
chưa kể tình trạng ô nhiễm dầu do khai thác và vận chuyển dầu khí trên biển không
ngừng gia tăng.
Hằng năm, trên 100 con sông ở nước ta thải ra biển 880

nước và 270 – 300

triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển như các chất hữu cơ, dinh
SVTH: Lê Đức Tâm

14


×