Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã hải vĩnh,huyện hải lăng, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.5 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



́H

U

Ế

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

IN

H

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

K

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIÊU CHÍ

̣C

MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

TỈNH QUẢNG TRỊ

Đ
A



̣I H

O

TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HẢI VĨNH, HUYỆN HẢI LĂNG,

LÊ THỊ NHÀN

Khóa học: 2014 – 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



́H

U

Ế

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

IN

H

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


K

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIÊU CHÍ

̣C

MÔI TRƯỜNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

TỈNH QUẢNG TRỊ

Đ
A

̣I H

O

TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HẢI VĨNH, HUYỆN HẢI LĂNG,

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nhàn Giáo viên hướng dẫn:
Lớp:K48KT và QLTNMT

PGS.TS Bùi Dũng Thể

Niên khóa:2014-2018

Huế, tháng 01 năm 2018



Lời Cảm Ơn

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này tôi đã nhậ được
nhiều ý kiến đóng góp cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều
cá nhân và tập thể.
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi
xin gửi lời cảm ơn đến Thầy giáo PGS.TS.Bùi Dũng Thể - Người

trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa
Kinh tế và Phát đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn UBND xã Hải Vĩnh và các hộ gia đình ở xãđã
cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành
luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, cùng toàn thể
gia đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian học tập và
nghiên cứu đề tài.
Mặc dù cố gắng nhiều nhưng do thời gian và kiến thức còn
hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được ý
kiến đóng góp từ thầy cô và các bạn để khóa luận hoàn thiện
hơn.
Cuối cùng tôi xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và
thành công trong sự nghiệp cao quý. Kính chúc các cán bộ UBND
xã Hải Vĩnh luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công
tốt đẹp trong công việc.
Huế, ngày 07 tháng 01 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Nhàn


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU


Ế

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1

U

1.Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................1

́H

2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2



2.1 Mục tiêu tổng quát.....................................................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................................2

H

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................2

IN

3.1 Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................2
3.2 Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................2

K

4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3


̣C

4.1 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................................3

O

4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu ..............................................................4

̣I H

5. Kết cấu khóa luận ........................................................................................................4
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................6

Đ
A

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHƯƠNG TRÌNH MTQG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG NTM............6
1. Cơ sở lý luận................................................................................................................6
1.1 Một số khái niệm cơ bản ...........................................................................................6
1.2 Vai trò của xây dựng mô hình nông thôn mới...........................................................7
1.4 Yêu cầu thực hiện các tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới..............9
1.5 Tầm quan trọng của tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn
mới .................................................................................................................................12
1.6.Cơ sở pháp lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Hải Vĩnh..........................13


2. Cơ sở thực tiễn...........................................................................................................14
2.1 Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong công tác xây dựng nông thôn mới ở

Việt Nam........................................................................................................................14
2.2 Tình hình thực hiện tiêu chí về môi trường trong công tác xây dựng nông thôn mới
tỉnh Quảng Trị ...............................................................................................................17
2.3 Một số tồn tại và bài học kinh nghiệm xây dựng tiêu chí môi trường....................18
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG

Ế

TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HẢI VĨNH,

U

HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ ...............................................................20

́H

2.1 Đăc điểm địa bàn nghiên cứu ..................................................................................20
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................20



2.1.1.1 Vị trí địa lý.........................................................................................................20
2.1.1.2 Địa hình, địa mạo ..............................................................................................20

H

2.1.1.3 Đặc điểm khí hậu – thủy văn.............................................................................21

IN


2.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên ......................................................................................22

K

2.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ...................................................................23
2.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..........................................24

O

̣C

2.1.2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.............................................................26

̣I H

2.1.2.4 Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn ......................................27
2.1.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng ký thuật, hạ tầng xã hội ............................27

Đ
A

2.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường .................30
2.2 Kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở xã Hải Vĩnh, huyện Hải
Lăng, tỉnh Quảng Trị .....................................................................................................31
2.2.1 Đánh giá chung về quá trình xây dựng cũng như hoàn thiện 19 tiêu chí NTM của
xã Hải Vĩnh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị ..............................................................31
2.2.2 Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại xã Hải vĩnh .............38
2.3 Tình hình thực hiện tiêu chí về môi trường trong công tác nông thôn mới trên địa
bàn xã Hải Vĩnh, huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị......................................................39
2.3.1 Kết quả chung của xã trong thực hiện tiêu chí môi trường tại xã Hải Vĩnh................39



2.3.2 Kết quả thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM của các hộ gia đình
trên địa bàn xã Hải Vĩnh................................................................................................40
2.3.2.1 Khái quát chung về mẫu điều tra.......................................................................40
2.3.2.2 Đánh giá sự hiểu biết của hộ điều tra về tiêu chí môi trường trong chương trình
xây dựng NTM ..............................................................................................................40
2.3.2.3 Tình hình thực hiện các tiêu chí môi trường trong công tác xây dựng NTM...........42
2.3.2.3.1 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia. ............42

Ế

2.3.2.3.3 Không có các hoạt động suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển

U

môi trường xanh, sạch, đẹp. ..........................................................................................47

́H

2.3.2.3.4 Nghĩa trang được xây dựng theo quy định ...................................................51
2.3.2.3.5 Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định. ...........................53



2.3.2.4 Đánh giá hiệu quả thực hiện tiêu chí môi trường trong công tác xây dựng NTM
của các hộ điều tra .........................................................................................................61

H


2.4 Đánh giá chung về vấn đề thực hiện tiêu chí môi trường trong chương trình nông

IN

thôn mới.........................................................................................................................61
2.4.1 Thuận lợi...............................................................................................................61

K

2.4.2 Khó khăn...............................................................................................................62

̣C

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU

O

QUẢ CÔNG TÁC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG CHƯƠNG

̣I H

TRÌNH NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HẢI VĨNH, HUYỆN HẢI LĂNG,
TỈNH QUẢNG TRỊ...................................................................................................................64

Đ
A

3.1 Định hướng ..............................................................................................................64
3.2 Giải pháp..................................................................................................................65
3.2.1 Đối với người dân.................................................................................................65

3.2.2 Đối với chính quyền địa phương ..........................................................................67
3.2.3 Đối với các cấp chính quyền, nhà nước ...............................................................70
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................71
1.Kết luận.......................................................................................................................71
2.Kiến nghị ....................................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................50
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
Nông thôn mới

HTX :

Hợp tác xã

CNH-HĐH :

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

UBND:

Uỷ ban nhân dân

HTX :

Hợp tác xã

THT


Tổ hợp tác

:

Kinh tế xã hội

HVS :

Hợp vệ sinh

VSMT:

Vệ sinh môi trường

BVMT:

Bảo vệ môi trường

SXKD:

Sản xuất kinh doanh

TGST :

Thời gian sinh trưởng

TBKH:

Tiến bộ khoa học


́H



H

IN
K

Số lượng
Tỷ lệ

̣I H

O

̣C

TL:

U

KT-XH:

SL:

Đ
A

Ế


NTM:


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Thể hiện biến động cơ cấu diện tích đất năm 2015-2016.........................22
Biểu đồ 2.2: Đánh giá của hộ điều tra về vấn đề của nguồn nước sử dụng ..................44
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ các hộ thực hiện công tác VSMT tại các thôn điều tra....................48
Biểu đồ 2.4: Thể hiện tỷ lệ hộ có nhà tiêu HVS từ năm 2013-2016 trên toàn xã .........55
Biểu đồ 2.5: Thể hiện tình hình sử dụng nhà vệ sinh giữa các thôn .............................56

Ế

Biểu đồ 2.6: Thể hiện tỷ lệ hộ chăn nuôi HVS từ năm 2013-2016 trên toàn xã ...........57

Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H




́H

U

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ chăn nuôi của hộ điều tra.................................................................58


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Số hộ điều tra trên địa bàn xã Hải Vĩnh năm 2017.........................................3
Bảng 2.1: Sự khác nhau về nội dung bộ tiêu chí môi trường trước và sau khi điều chỉnh ... 10
Bảng 2.2: Thống kê đất đai xã Hải Vĩnh năm 2016 ......................................................22
Bảng 2.3: Mức độ tiếp cận về chương trình nông thôn mới trên địa bàn xã.................33
Bảng 2.4 Huy động vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã từ năm 20132016 ...............................................................................................................................35
Bảng 2.5: Báo cáo đánh kết quả thực hiện nông thôn mới năm 2016...........................38

Ế

Bảng 2.6: Kết quả chung thực hiện tiêu chí môi trường trong công tác xây dựng NTM

U

xã Hải Vĩnh từ năm 2013-2016 .....................................................................................39

́H

Bảng 2.7: Tổng quát về mẫu điều tra ...........................................................................40
Bảng 2.8: Đánh giá sự hiểu về tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM của các hộ




điều tra ...........................................................................................................................41
Bảng 2.9: So sánh tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch HVS trong giai đoạn

2013-

H

2016 giữa các thôn.........................................................................................................42

IN

Bảng 2.10: Tổng hợp thông tin cấp nước và nhà tiêu HVS có trường học và trạm y tế
xã năm 2016...................................................................................................................42

K

Bảng 2.11: Nguồn nước được sử dụng trong sinh hoạt của các hộ điều tra..................43

̣C

Bảng 2.12: Đánh giá của các hộ điều tra về nguồn thải ảnh hưởng đến nguồn nước sử

O

dụng cho sinh hoạt và sản xuất của địa phương ............................................................45

̣I H


Bảng 2.13: Tỷ lệ cơ sở SXKD đảm bảo quy định về môi trường .................................46
Bảng 2.14: Các hộ cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào trên địa bàn xã năm 2016........47

Đ
A

Bảng 2.15: Công tác vệ sinh môi trường tại các thôn điều tra ......................................48
Bảng 2.16: Quy hoạch và xử lý chất thải rắn tại xã Hải Vĩnh năm 2013-2016 ............49
Bảng 2.17: Nghĩa trang quy hoạch và nghĩa trang đóng cửa trên địa bàn xã................51
Bảng 2.18: Đánh giá về quy hoạch nghĩa trang đảm bảo môi trường giữa các thôn của
các hộ điều tra................................................................................................................52
Bảng 2.19: Thực trạng sử dụng, phân loại, xử lý rác tại các thôn điều tra....................53
Bảng 2.20: Hình thức xử lý nước thải giữa các thôn điều tra .......................................54
Bảng 2.21: Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu HVS trong giai đoạn 2013-2016 giữa các thôn ... 55
Bảng 2.22: Loại nhà vệ sinh của các hộ điều tra ...........................................................56
Bảng 2.23: Tổng hợp số liệu VSMT hộ gia đình dùng cho cấp xã năm 2016 ..............57
Bảng 2.24: Hình thức xử lý chất thải chăn nuôi của các hộ điều tra.............................59


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng
dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch
đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống
văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất,
tinh thần của người dân được nâng cao.Theo bộ NN&PTNT, từ khi triển khai chương

Ế

trình xây dựng nông thôn mới đến nay, đã có 2.621 xã (29,4%) được công nhận đạt


U

chuẩn nông thôn mới (NTM), tăng 261 xã (2,92%) so với cuối năm 2016. Bình quân

́H

cả nước đạt 13,70 tiêu chí/xã, tăng 0,23 tiêu chí so với cuối năm 2016. Còn 210 xã
dưới 5 tiêu chí, giảm 47 xã so với cuối năm 2016.Cả nước đã 33 đơn vị cấp huyện đã



được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM, tăng 3 huyện so với cuối năm
2016 (phấn đấu đến hết 2017 tăng ít nhất 8 đơn vị cấp huyện so với cuối năm

H

2016).Trong tổng số 19 tiêu chí đặt ra thì tiêu chí thứ 17 là tiêu chí môi trường với

IN

mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái ở khu vực nông thôn, giúp người dân nâng cao

K

chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những tiêu chí gặp nhiều khó
khăn trong quá trình thựchiện chương trình NTM của nhiều quốc gia trên thế giới cũng

̣C


như nhiều địa phương trong cả nước.

O

Từ thực tế trên, tôi quyết định chọn đề tài ” đánh giá tình hình thực hiện tiêu môi

̣I H

trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Hải Vĩnh,huyện Hải Lăng, tỉnh
Quảng Trị”.

Đ
A

 Mục tiêu nghiên cứu
- Khái quát hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chương trình

nông thôn mới, tiêu chí môi trường trong công tác xây dựng nông thôn mới.
- Tìm hiểu tình hình thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện chương trình nông thôn
mới,tiêu chí môi trường cũng như những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện
tiêu chí
- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong vấn đề thực
hiện tiêu chí môi trường trong công tác xây dựng nông thôn mới.


 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu thứ cấp
- Thông qua tài liệu, báo cáo tổng hợp, sốliệu thống kê của xã với các tài liệu như
điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội, văn hóa đời sống của xã, kết quả thực hiện

các tiêu chí…
Thu thập số liệu sơ cấp

Ế

- Điều tra phỏng vấn thu thập tại xã Hải Vĩnh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

U

bằng các phương pháp phỏng vấn nhanh người dân về quá trình xây dựng nông thôn

́H

mới cũng như quá trình thực hiện tiêu chí môi trường. Gặp gỡ cán bộ địa phương trao



đổi về tình hình chung của xã.

- Hình thức thu thập số liệu: Tiến hành thu thập bằng phương pháp phỏng vấn
trực tiếp theo bảng câu hỏi đã được lập sẵn.

H

Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu:

IN

- Sau khi thu thập được các số liệu và tài liệu liên quan tôi tiến hành thống kê, tổng


K

hợp, so sánh, phân tích và xử lý các số liệu. Công việc này được thực hiện chủ yếu
bằng phần mềm excel.

O

̣C

 Các kết quả mà nghiên cứu đạt được

̣I H

- Đề tài đã đánh giá được thực trạng thực hiện 19 tiêu chí trong Chương trình
nông thôn mới nói chung và tiêu chí môi trường nói riêng trên địa bàn xã Hải Vĩnh

Đ
A

- Đưa ra được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện tiêu chí môi
trường.

- Tìm hiểu được hoạt động của các hộ dân trong việc sử dụng nguồn nước, các

cách xử lý rác thải, nước thải cũng như các hoạt động bảo vệ môi trường khác.
- Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tiêu chí môi trường ngày
càng hiệu quả và tốt hơn.


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS.Bùi Dũng Thể

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc, hơn ba tỷ người trên thế giới hiện
đang sinh sống ở các vùng nông thôn tại các nước đang phát triển, chiếm phần lớn
người nghèo của thế giới. Cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn do thiếu việc làm,
chất lượng giáo dục và cơ sở hạ tầng yếu kém, cơ hội tiếp cận thị trường và các dịch
vụ bị hạn chế. Nông thôn ở các khu vực kém phát triển trên thế giới ngày nay đối mặt

Ế

với những thách thức và cơ hội mới mà trước đây các nước phát triển chưa từng gặp

U

phải. Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân cư đang sống ở

́H

nông thôn. Phát triển nông nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng



đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nước. Trước tình hình
đó, Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông thôn đi vào cuộc sống, đẩy nhanh tốc

H


độ CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, việc cần làm trong giai đoạn hiện nay là xây

IN

dựng cho được các mô hình nông thôn mới đủ đáp ứng yêu cầu phát huy nội lực của
nông dân, nông nghiệp và nông thôn, đủ điều kiện hội nhập nền kinh tế thế giới. Thực

K

hiện nghị quyết Trung ương 7 khóa X về” Nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, Thủ

̣C

tướng chính phủ đã ban hành” Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới”( Quyết định số

O

491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009) và “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông

̣I H

thôn mới” tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 06/4/2010 nhằm thống nhất chỉ đạo
xây dựng nông thôn mới trên cả nước.

Đ
A

Cùng với quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển nông thôn, xã Hải
Vĩnh đã tiến hành xây dựng mô hình nông thôn mới xây dựng làng,xã có cuộc sống no
đủ, văn minh, môi trường trong sạch. Hiện nay xã đã đạt 14/19 tiêu chí về nông thôn

mới, đang phấn đấu hoàn thành tiêu chí 17/19 tiêu chí vào năm 2017, trong đó có tiêu
chí môi trường- là một trong những tiêu chí gây nhiêu khó khăn cho quá trình thực
hiện trong bộ tiêu chí NTM. Trước tình hình đó tôi quyết định chọn đề tài “đánh giá
tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn xã Hải Vĩnh,huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị”.

SVTH: Lê Thị Nhàn – Lớp: K48 KT&QLTNMT

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS.Bùi Dũng Thể

2.Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn về tình hình thực hiện chương
trình NTM, tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương, tìm ra
được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện tiêu chí. Từ đó đề xuất
định hướng và giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện của xã trong thời
gian tới.
2.2 Mục tiêu cụ thể

Ế

- Khái quát hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chương trình nông

U


thôn mới, tiêu chí môi trường trong công tác xây dựng nông thôn mới.

́H

- Tìm hiểu tình hình thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện chương trình nông thôn



mới,tiêu chí môi trường. Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện tiêu chí
môi trường trên địa bàn xã.

- Đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảthực hiện tiêu

H

chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

K

3.1 Đối tượng nghiên cứu

IN

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi

̣C

trường trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Hải Vĩnh,huyện Hải Lăng, tỉnh


O

Quảng Trị.

̣I H

3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung:

Đ
A

Tập trung nghiên cứu tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong công tác xây

dựng nông thôn mới, đồng thời tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi gặp phải trong quá
trình thực hiện tiêu chí.Từ đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả
thực hiện trong thời gian tới trên địa bàn xã.
- Phạm vi không gian:
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn xã Hải Vĩnh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
phạm vi bao gồm ba thôn đại diện: thôn Lam Thủy, thôn Thi Ông, thôn Thuận Nhơn.
- Phạm vi thời gian:
Tài liệu nghiên cứu từ năm 2013 – 2016, số liệu điều tra năm 2017.
SVTH: Lê Thị Nhàn – Lớp: K48 KT&QLTNMT

2


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS.Bùi Dũng Thể

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
a) Thu thập số liệu thứ cấp
Thông qua tài liệu, báo cáo tổng hợp, sốliệu thống kê của xã với các tài liệu như
điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế xã hội, văn hóa đời sống của xã, kết quả thực hiện
các tiêu chí…
b) Thu thập số liệu sơ cấp

Ế

- Điều tra phỏng vấn thu thập tại xã Hải Vĩnh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

U

bằng các phương pháp phỏng vấn nhanh người dân về quá trình xây dựng nông thôn

́H

mới cũng như quá trình thực hiện tiêu chí môi trường. Gặp gỡ cán bộ địa phương trao
đổi về tình hình chung của xã.

- Tổng số mẫu điều tra: 60 hộ

H

trực tiếp theo bảng câu hỏi đã được lập sẵn.




- Hình thức thu thập số liệu: Tiến hành thu thập bằng phương pháp phỏng vấn

IN

- Phương pháp lấy mẫu: Lấy mẫu ngẫu nhiên

K

- Mẫu điều tra được thống kê theo quy mô của thôn
Trên địa bàn xã Hải Vĩnh gồm có 6 thôn, trong đó có 3 thôn có diện tích lớn với số

O

̣C

lượng dân cư đông đúc, 3 thôn còn lại chiếm diện tích nhỏ với số lượng dân cư ít nên

̣I H

tôi quyết định lựa chọn 3 thôn có quy mô lớn để làm đại diện tiến hành điều tra chọn
mẫu là: thôn Lam Thủy, thôn Thi Ông, thôn Thuận Nhơn.

Đ
A

Bảng 1.1: Số hộ điều tra trên địa bàn xã Hải Vĩnh năm 2017
Số hộ của các thôn

STT


Thôn

1

Lam Thủy

610

2

Thi Ông

3

Số mẫu (hộ dân)

Tỷ lệ (%)

52,23

32

52,23

433

37,07

23


37,07

Thuận Nhơn

103

8,82

5

8,82

4

Thuận Đức

9

0,77

0

0,77

5

Lương Chánh

7


0,60

0

0,60

6

Thượng An

6

0,51

0

0,51

1168

100

60

100

Tổng

Số hộ (hộ dân) Tỷ lệ (%)


Số mẫu được chọn

SVTH: Lê Thị Nhàn – Lớp: K48 KT&QLTNMT

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS.Bùi Dũng Thể

4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
- Sau khi thu thập được các số liệu và tài liệu liên quan tôi tiến hành thống kê, tổng
hợp, so sánh, phân tích và xử lý các số liệu. Công việc này được thực hiện chủ yếu
bằng phần mềm excel.
+ Sử dụng hệ thống các phương pháp thống kê kinh tế: điều tra, chọn mẫu, phân tổ
để tiến hành các hoạt động điều tra, thu thập số liệu, tổng hợp và phân tích số liệumột
cách khoa học nhằm đánh giá đúng tình hình, phân tích các mối liên hệ của các hoạt

Ế

động sản xuất kinh doanh trong trang trại

U

+ Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu tương ứng giữa các năm với nhau,

́H


kết quả thực hiện các tiêu chí từ đó đưa ra những nhận xét và kết luận.
+ Phương pháp thống kê mô tả: Tổng hợp các số liệu đã được xử lý để từ đó đưa



ra các nhận định có tính thuyết phục.

+ Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành thu

H

thập rộng rãi ý kiến của các cán bộ chịu trách nhiệm thực hiện về Chương trình

IN

MTQG xây dựng NTM của huyện, các xã, cũng như tham khảo kinh nghiệm của một

K

số xã đã hoàn thành chương trình trên địa bàn huyện từ đó góp phần rút ra kinh
nghiệm thực hiện cho địa phương.

O

̣C

+ Phương pháp kế thừa các tài liệu liên quan: Phương pháp này thực hiện trên cơ

̣I H


sở tìm hiểu, thu thập và kế thừa kế các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tiến
hành phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin có liên quan

Đ
A

một cách có chọn lọc. Từ đó, đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Số
liệu được thu thập từ các nguồn: các bài báo, khóa luận đã có, thư viện trường, phòng
đọc khoa, từ các cơ quan, internet,….
5. Kết cấu khóa luận
Đề tài nghiên cứu bao gồm ba phần:
Phần 1: Đặt vấn đề
Phần 2: Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn vê chương trình MTQG xây dựng nông thôn
mới, tiêu chí môi trường trong NTM

SVTH: Lê Thị Nhàn – Lớp: K48 KT&QLTNMT

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS.Bùi Dũng Thể

Chương 2: Đánh giá tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông
thôn mới
Chương 3: Một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện tiêu
chí môi trường trong chương trình nông thôn mới trên địa bàn xã Hải Vĩnh, huyện Hải
Lăng, tỉnh Quảng Trị


Đ
A

̣I H

O

̣C

K

IN

H



́H

U

Ế

Phần 3: Kết luận và kiến nghị

SVTH: Lê Thị Nhàn – Lớp: K48 KT&QLTNMT

5



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS.Bùi Dũng Thể

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHƯƠNG TRÌNH MTQG
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG TRONG NTM
1. Cơ sở lý luận
1.1 Một số khái niệm cơ bản
- Nông thôn

Ế

Khái niệm nông thôn chỉ có tính tương đối, nó thay đổi theo thời gian và tiến trình

U

phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay của

́H

Việt Nam thì khái niệm nông thôn được thống nhất theo thông tư số 54/2009/TT-



BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể:“Nông thôn là phần
lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi

H


cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã”.

IN

- Nông thôn mới

Trước hết , nông thôn mới phải là nông thôn chứ không phải là thị xã, thị trấn hay

K

thành phố. Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một

̣C

kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới đáp ứng yếu cầu mới đặt ra trong nông thôn

O

hiện nay.

̣I H

Mô hình nông thôn mới là mô hình cấp xã, thôn được phát triển toàn diện theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ và văn minh. Xây dựng mô hình nông

Đ
A

thôn mới là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người dân, tạo động lực của

người dân, tạo động lực cho mọi người phát triển kinh tế, xã hội góp phần thực hiện
chính sách vì nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thay đổi cơ sở vật chất, diện mạo đời
sống, văn hóa qua đó thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Đây là quá
trình lâu dài và liên tục, là một trong những nội dung quan trọng cần tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo trong đường lối, chủ trương phát triển đất nước và các địa phương.
Nghị quyết 26/TQ – TW của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã đề ra
chủ trương xây dựng nông thôn mới phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân
dân, phát triển nông nghiệp và nông thôn nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của

SVTH: Lê Thị Nhàn – Lớp: K48 KT&QLTNMT

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS.Bùi Dũng Thể

cư dân ở nông thôn. Nghị quyết đã xác định rõ mục tiêu:“ Xây dựng nông thôn mới có
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản
xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo
quy hoạch;xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc dân tộc, dân trí được nâng cao; môi
trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của
Đảng được tăng cường”.
- Môi trường

Ế

Theo luật bảo vệ môi trường năm 2014 của Việt nam: “Môi trường là hệ thống


U

các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác đông đối với sự tồn tại và phát triển

́H

của con người và sinh vật”.

Theo Tổ chức Y tế thế giới :“Ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các



chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe
con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường”.

H

Theo luật bảo vệ môi trường năm 2014 của Việt Nam: “ Tiêu chuẩn môi trường là

IN

mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của

K

các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ

O

vệ môi trường”.


̣C

quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo

̣I H

Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác
động xấu đến môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái,

Đ
A

cải thiện, phục hồi môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm
giữ môi trường trong lành.
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ

thuật, xã hôi thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền
vững kinh tế xã hội quốc gia.
Như vậy, tiêu chuẩn môi trường có quan hệ mật thiết với phát triển bền vững môi
quốc gia.
1.2 Vai trò của xây dựng mô hình nông thôn mới
Về kinh tế: Hướng đến nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, thị trường hội nhập.
Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người tham gia vào
SVTH: Lê Thị Nhàn – Lớp: K48 KT&QLTNMT

7


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS.Bùi Dũng Thể

thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo và khoảng cách
mức sống giữa nông thôn và thành thị. Xây dựng các hợp tác xã theo mô hình kinh doanh
đa nghành. Hỗ trợ ứng dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh
doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn.Sản xuất hàng hóa có chất lượng cao, mamg nết
đặc trưng của từng địa phương. Chú ý đến các nghành chăm sóc cây trồng vật nuôi, trang
thiết bị sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản nông sản.
Về chính trị: Phát huy tinh thần dân chủ trên cơ sở chấp hành luật pháp, tôn trọng

Ế

đạo lý bản sắc địa phương. Tôn trọng hoạt động của đoàn thể, các tổ chức, hiệp hội vì

U

cộng đồng, đoàn kết x\ay dựng nông thôn mới.

́H

Về văn hóa – xã hội: Chung tay xây dựng văn hóa đời sống dân cư, các làng xã
văn minh, văn hóa.



Về con người: Xây dựng hình tượng người nông dân tiêu biểu, gương mẫu. Tích
cực sản xuất, chấp hành kỉ cương, ham học hỏi, giỏi làm kinh tế và sẵn sang giúp đỡ

H


mọi người.

IN

Về môi trường nông thôn: Xây dựng môi trường nông thôn trong lành, đảm bảo

K

môi trường nước trong sạch. Các khu rừng đầu nguồn được bảo vệ nghiêm ngặt.Chất
thải phải được xử lý trước khi vào môi trường. Phát huy tinh thần tự nguyện và chấp

O

̣C

hành luật pháp của mỗi người dân.

̣I H

1.3 Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Căn cứ quyết định số491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng chính phủ về

Đ
A

việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn. Quyết định số 342 QĐ-TTg ngày
20/02/2013 của Thủ tướng chính phủ về việc sử đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí
Quốc gia về nông thôn mới; Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013
của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông

thôn mới.
Các tiêu chí gồm 5 nhóm:Gồm 19 tiêu chí, 39 chỉ tiêu.
Trong 19 tiêu chí gồm có:
+ Nhóm Quy hoạch có 1 tiêu chí: 1- Quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch

SVTH: Lê Thị Nhàn – Lớp: K48 KT&QLTNMT

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS.Bùi Dũng Thể

+ Nhóm Hạ tầng kinh tế - xã hội có 8 tiêu chí: 2- Giao thông; 3- Thủy lợi; 4- Điện;
5- Trường học; 6- Cơ sở vật chất văn hóa; 7- Chợ nông thôn; 8- Bưu điện; 9- Nhà ở
dân cư
+ Nhóm Kinh tế và tổ chức sản xuất có 4 tiêu chí: 10- Thu nhập; 11- Hộ nghèo;
12- Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên; 13- Hình thức tổ chức sản xuất
+ Nhóm Văn hóa - Xã hội - Môi trường có 6 tiêu chí: 14- Giáo dục; 15- Y tế; 16Văn hóa; 17- Môi trường

Ế

+ Nhóm Hệ thống chính trị có 2 tiêu chí: 18- Hệ thống chính trị xã hội vững

U

mạnh; 19- An ninh trật tự xã hội

́H


1.4 Yêu cầu thực hiện các tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới
Ngày 17/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1980/QĐ-TTg



về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016-2020 để điều chỉnh
bộ tiêu chí ban hành theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng

H

Chính phủ. Bộ tiêu chí về xã NTM mới được ban hành có nhiều điều chỉnh so với bộ

IN

tiêu chí đã được áp dụng trong giai đoạn trước, trong đó tiêu chí môi trường tăng lên

K

(từ 5 lên 8 chỉ tiêu) với nhiều nội dung mới như an toàn thực phẩm, nhà tiêu, nhà tắm,
bể chứa nước, BVMT trong chăn nuôi... Bên cạnh đó, Bộ tiêu chí cũng quy định chặt

O

̣C

chẽ một số nội dung như tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh và nước sạch theo

Đ
A


̣I H

quy định...

SVTH: Lê Thị Nhàn – Lớp: K48 KT&QLTNMT

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS.Bùi Dũng Thể

Bảng 2.1: Sự khác nhau về nội dung bộ tiêu chí môi trường trước và sau khi điều chỉnh
Trước khi điều chỉnh

Sau khi điều chỉnh
Chỉ tiêu

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu

17.1 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước
sạch HVS theo quy chuẩn quốc
gia
17.2 Các cơ sở SXKD đạt tiêu
chuẩn môi trường


85%

17.1 Tỷ lệ hộ sử dụng nước HVS và nước
sạch theo quy định

HVS ≥98%
NS ≥60%

Đạt

17.2 Tỷ lệ cơ sở SXKD, nuôi trồng thủy
sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ
môi trường
Môi trường 17.3 Xây dựng cảnh quan, môi trường
và an toàn xanh-sạch-đẹp, an toàn
thực phẩm

Môi trường 17.3 Không có các hoạt động
gây ô nhiễm MT và có các hoạt
động phát triển MT xanh-sạchđẹp
17.4 Nghĩa trang được xây dựng
theo quy hoạch
17.5 Chất thải, nước thải được
thu gom và xử lý theo quy định

Đạt


́H


H

IN

K

Đạt

U

Nôi dung tiêu chí

Tên tiêu
chí

Đ

A

̣I H

O

̣C

Đạt

SVTH: Lê Thị Nhàn – Lớp: K48 KT&QLTNMT

Ế


Tên tiêu
chí

17.4 Mai táng phù hợp với quy định và theo
quy hoạch
17.5 Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải
khu dân cư tập trung, cơ sở SXKD được thu
gom, xử lý theo quy định
17.6 Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa
nước sinh hoạt HVS và đảm bảo 3 sạch
17.7 Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn
nuôi đảm bảo VSMT
17.8 Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở SXKD thực
phẩm tuân thủ các quy định về bảo đảm an
toàn thực phẩm

100%

Đạt

Đạt
Đạt

≥85%
≥70%
100%

10



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS.Bùi Dũng Thể

Yêu cầu thực hiên bộ tiêu chí môi trường năm 2016(bộ tiêu chí cũ)
Tỷ lệ hộ được sử dụng nướcsạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia
- Theo quy chuẩn quốc gia đặt ra thì: Nước sạch là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy
định của Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia (QCVN: 02:2009/BYT) về chất lượng nước sinh
hoạt do Bộ trưởng Bộ y tế ban hành tại thông tư sơ 05/2009/TT-BYT ngày 17/06/2009.
- Nước hợp vệ sinh là nước sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn yêu cầu chất
lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa thành phần gây ảnh hưởng

Ế

đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi.

U

- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch, nước HVS theoQuy chuẩn quốc gia theo vùng

́H

quy định như sau:

+ Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên: 80% số hộ được sử dụng nước sạch



HVS, trong đó 50% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn quốc gia.

+ Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long: 90% số hộ

H

được sử dụng nước HVS, trong đó 50% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn

IN

quốc gia.

K

+ Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ: 85% số hộ được sử dụng nước
HVS, trong đó 50% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn quốc gia.

O

̣C

Các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường

̣I H

- Các cơ sở SXKD đạt tiêu chuẩn môi trường nếu trong quá trình sản xuất, chế
biến có xả nước thải, chất thải rắn, mùi, khói bụi, tiếng ồn nằm trong giới hạn theo quy

Đ
A

định của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại thông tư số 46/2012/TT-BTNMT ngày

26/12/2011 quy định về bảo vệ môi trường làng nghề. Thông tư số 47/2011/TTBTNMT ngày 28/12/2011 quy định quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về môi trường và các
văn bản khác có liên quan.
- Chuồng trại chăn nuôi HVS là chuồng trại đáp ứng các yêu cầu: Nằm cách biệt
với nhà ở; chất thải chăn nuôi được thu gom xử lý; không xả, chảy tràn trên bề mặt
đất, không gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.
Không có các hoạt động gây ô nhiễm môi trường và có các hoạt động phát
triển môi trường xanh, sạch, đẹp
Các xã đạt yêu cầu có cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn khi đáp
SVTH: Lê Thị Nhàn – Lớp: K48 KT&QLTNMT

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS.Bùi Dũng Thể

ứng các điều kiện sau:
- Đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp
- Trên 90% số hộ đã thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào, cổng ngõ không
lầy lội;
- Không có cơ sở SXKD (chăn nuôi, chế biến thực phẩm, sản xuất nghề thủ công
nghệ, buôn bán phế liệu) gây ô nhiễm môi trường.
Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch
- Mỗi thôn hoặc liên thôn hoặc xã, liên xã có quy hoạch đất làm nghĩa trang lâu dài phù

Ế

hợp với tập quán của địa phương (trừ nơi có tập quán an táng không ở nghĩa trang);


U

- Việc mai táng người chết phải được thực hiện phù hợp với tín ngưỡng, phong

́H

tục, tập quán, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại



- Có quy chế quản lý nghĩa trang;

Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định

H

Về nước thải

- Hộ gia đình có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn quy định; có hệ thống tiêu

K

khí và nguồn nước xung quanh.

IN

thoát nước (nước thải, chất thải sinh hoạt) đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm không

thoáng, hợp vệ sinh;


O

Về chất thải rắn

̣C

- Mỗi khu dân cư tập trung của thôn, xã phải có hệ thống tiêu thoát thải thông

̣I H

- Thôn, xã có tổ dịch vụ thu gom rác thải và xử lý tại bãi rác tập trung
1.5 Tầm quan trọng của tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng

Đ
A

nông thôn mới

Có thể nói đây là một tiêu chí khóvới nhiều chỉ tiêu cần thực hiện để đạt theo yêu

cầu đề ra khi mà vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn đang làvấn đề bức xúc của toàn
xã hội, đặc biệt đối biệt đối với cộng đồng người dân sống ở khu vực nông thôn. Trong
đó, vấn đề đáng quan tâm hiện nay đó là ô nhiễm môi trường nước do nước thải từ
sinh hoạt và hoạt động sản xuất nông nghiệp; ô nhiễm môi trường không khí từ các
làng nghề thủ công, hoạt động chăn nuôi, thói quen đốt rác; chất thải rắn không được
thu gom và xử lý hợp vệ sinh; việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, nuôi trồng thủy
sản không đúng quy định…

SVTH: Lê Thị Nhàn – Lớp: K48 KT&QLTNMT


12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS.Bùi Dũng Thể

Do đó để chương trình NTM được hoàn thiện hơn thì đòi hỏi sự đồng bộ trong việc
thực hiện các tiêu chí.Sự phát triển kinh tế-xã hội phải đảm bảo nguyên tắc phát triển bền
vững, sự phát triển luôn được xem xét, đánh giá trong sự tương tác với môi trường, giữ
cân bằng giữa môi trường và phát triển. Môi trường có bền vững thì kinh tế xã hội mới
phát triển bền vững , môi trường là nền tảng cho phát triển kinh tế xã hội.
1.6.Cơ sở pháp lý xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Hải Vĩnh
1. Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Quyết định số 342/QĐ-

Ế

TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chỉnh phủ sửa đổi một số tiêu chí của

U

Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

́H

1. Căn cứ Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp




và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
2. Căn cứ Quyết định số 822/QĐ-UBND ngày 09/7/2014 của UBND huyện Hải
Lăng Ban hành quy định tạm thời về đánh giá kết quả thực hiện 19 tiêu chí trong bộ

H

tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hải Lăng;

IN

3. Căn cứ Quyết định số 3348/QĐ-UBND ngày 31/12/2012 của UBND huyện Hải

K

Lăng Về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Hải Vĩnh,
huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020;

̣C

Quyết định số 331/QĐ-UBND ngày 12/03/2013 của UBND huyện Hải Lăng Về việc

O

phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới xã Hải Vĩnh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng

̣I H

Trị giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020
4. Căn cứ biên bản Hội nghị BCH Đảng bộ xã Hải Vĩnh ngày 13/05/2014 về việc


Đ
A

chỉ đạo công tác bổ sung, điều chỉnh đồ án quy hoạch xây dựng NTM giai đoạn 20112015 và định hướng đến 2020 của xã Hải Vĩnh;
5. Căn cứ Nghị quyết số 01/2014/NQHĐND ngày 09/07/2014 taị kỳ họp thứ 10

khóa X của HĐND xã Hải Vĩnh về bổ sung, điều chỉnh đồ án quy hoạch xây dựng
NTM giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến 2020 của xã Hải Vĩnh.
6. Căn cứ phiên họp mở rộng ngày 12/08/2014 của UBND xã Hải Vĩnh về việc rà
soát, bổ sung, điều chỉnh đồ án quy hoạch và đề án xây dựng NTM giai đoạn 20122015 và định hướng đến 2020 của xã Hải Vĩnh.

SVTH: Lê Thị Nhàn – Lớp: K48 KT&QLTNMT

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS.Bùi Dũng Thể

2.Cơ sở thực tiễn
2.1 Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường trong công tác xây dựng nông
thôn mới ở Việt Nam
Phong trào xây dựng nông thôn mới đã có bước phát triển mới, đã trở thành phong
trào chung và sâu rộng đến tất cả các địa phương trong cả nước kể từ khi Chính phủ tổ
chức hội nghị toàn quốc về xây dựng nông thôn mới và chính thức phát động phong
trào thi đua “ Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Ế


Theo số liệu báo cáo của Ban chỉ đạo Chương trình NTM, tính đến nay, các tỉnh

U

đã hoàn thành 100% công tác lập quy hoạch xây dựng NTM. Chương trình đã góp

́H

phần phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nhiều vùng nông
thôn, nổi bật là đầu tư phát triển giao thông nông thôn, thủy lợi, điện.Cả nước đã và



đang triển khai xây dựng trên 5.000 công trình với khoảng 70.000 km đường giao
thông nông thôn. Về nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn đã nâng cấp hơn 1.000

H

công trình nước sạch tập trung, 500 bãi thu gom rác thải, 1.200 cống rãnh thoát nước

IN

thải vệ sinh; có 40% xã lập tổ thu gom rác thải tăng 10% so với trước khi thực hiện

K

Chương trình. Cơ sở vật chất văn hóa được chú trọng xây dựng và nâng cấp….
Bên cạnh các tiêu chí đạt được, tiêu chí môi trường là tiêu chí khó thực hiện

O


̣C

nhất.Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT), tính đến hết năm 2016

̣I H

cả nước có 1,674 xã và 11 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM, tuy nhiên tỷ
lệ các xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường chỉ đạt 42,4%, tiêu chí đạt tỷ lệ thấp nhất. Hiện

Đ
A

cả nước mới có 26% các xã điểm NTM đạt tiêu chí về môi trường. Nguyên nhân tiêu chí
này đạt thấp là do môi trường nông thôn đang chịu sức ép ô nhiễm ngày càng lớn từ sự gia
tăng dân số, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, bỏ trống khâu xử lý chất
thải trong chăn nuôi, chất thải nông nghiệp, sinh hoạt, sản xuất nghề…
- Quảng Bình: Tỉnh Quảng Bình luôn coi bảo vệ môi trường là yêu cầu xuyên suốt
trong quá trình phát triển kinh tế xã hội là một trong những mục tiêu cơ bản của phát
triển bền vững kinh tế xã hội của tỉnh. Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục các chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường đã được nâng lên, thể hiện rõ nét
trong mỗi hành động cụ thể như: vệ sinh nhà cửa, sử dụng nước sạch, giữ gìn cảnh
quan đường làng, ngõ xóm, thu gom rác thải đúng nơi quy định, xây dựng nhà tiêu hợp
SVTH: Lê Thị Nhàn – Lớp: K48 KT&QLTNMT

14


×