Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Thực trạng công tác quản lý môi trường tại các cơ sở giết mổ gia súc tập trung ở vùng phụ cận thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (914.44 KB, 77 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

tế

H

uế

------

cK

in

h

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC

họ

CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC TẬP TRUNG Ở VÙNG PHỤ CẬN

g

Đ

ại


THÀNH PHỐ HUẾ

Giáo viên hướng dẫn

Phan Bảo Khoa

PGS.TS. Bùi Dũng Thể

ườ
n

Sinh viên thực hiện:

Tr

Lớp: K48 KT & QL TNMT
Niên khóa: 2014 -2018

Huế, tháng 5 năm 2018


Được sự đồng ý của Trường Đại học Kinh tế Huế và của Ban chủ

uế

nhiệm Khoa Kinh tế và Phát triển, tôi đã chủ động đăng ký và hoàn thành
quá trình thực tập cuối khóa tại Chi Cục Bảo vệ Môi trường Thừa Thiên Huế

tế


súc tập trung ở vùng phụ cận thành phố Huế”.

H

với đề tài: “Thực trạng công tác quản lý môi trường tại các cơ sở giết mổ gia

h

Lời đầu tiên cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy

cK

trong suốt quá trình thực tập vừa qua.

in

giáo PGS. Tiến sĩ Bùi Dũng Thể đã tận tình hướng dẫn và theo sát giúp đỡ tôi
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Chi Cục Bảo vệ

họ

Môi trường Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia thực tập

ại

cuối khóa cũng như hoàn thành bài khóa luận này.

Đ

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Hoàng Phước-Phó Chi

cục trưởng Chi Cục Bảo vệ Môi trường Thừa Thiên Huế người đã trực tiếp

ườ
n

g

hướng dẫn và nhiệt tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực tập tại đây.
Do kiến thức của bản thân tôi còn hạn chế nên bài làm không tránh

Tr

khỏi thiếu sót, rất mong quý thầy cô cùng các bạn sinh viên góp ý, giúp đỡ để
tôi có thể hoàn thiện bài của mình hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Phan Bảo Khoa


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................i
MỤC LỤC .....................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................vi
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................................ix

uế


DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................x

H

Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1

tế

1.Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................2

in

h

2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................................2

cK

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................................2

họ

3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................2

ại

4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3


Đ

4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp .....................................................................3
4.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ....................................................................3

ườ
n

g

4.3. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................3
Phần II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................4
Chương I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................4

Tr

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chất thải trong giết mổ gia súc tập trung[1]. ............4
1.1.2. Nguồn gốc và thành phần chất thải trong hoạt động giết mổ gia súc ...................5
1.1.2.1. Nước thải: ...........................................................................................................5
1.1.2.2. Khí thải ...............................................................................................................8
1.1.2.3.Chất thải rắn ........................................................................................................9
1.1.2.4. Tiếng ồn............................................................................................................10
1.1.3. Tác động chất thải trong giết mổ gia súc đến con người và môi trường.............11
1.1.3.1. Tác động chất thải trong giết mổ gia súc đến con người..................................11
ii


1.1.3.2. Tác động chất thải trong giết mổ gia súc đến môi trường................................11
1.1.3.3. Tác động của chất thải giết mổ gia súc đến môi trường xã hội........................13

1.1.4. Các khái niệm trong nội dung quản lý môi trường đối với các cơ sở giết mổ gia
súc tập trung...................................................................................................................14
1.1.4.1. Mục tiêu của quản lý môi trường đối với các cơ sở giết mổ gia súc tập trung:
.......................................................................................................................................14
1.1.4.2. Nguyên tắc của QLMT đối với các cơ sở giết mổ gia súc tập trung................14

uế

1.1.4.3. Yêu cầu quản lý môi trường đối với các cơ sở giết mổ gia súc tập trung .......15

H

1.1.4.4. Nội dung QLMT đối với các cơ sở giết mổ gia súc tập trung..........................16

tế

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..............................................................................................16
1.2.1. Công tác QLMT ở các cơ sở giết mổ gia súc ở Việt Nam ..................................16

in

h

1.2.2. Công tác QLMT ở các cơ sở GMGS tập trung ở Thừa Thiên Huế.....................18
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI

cK

TRƯỜNG Ở CÁC CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC TẬP TRUNG Ở VÙNG PHỤ
CẬN THÀNH PHỐ HUẾ ...........................................................................................23


họ

2.1. Tình hình cơ bản của các cơ sở GMGS tập trung ở vùng phụ cận thành phố........23

ại

2.2. Các công đoạn giết mổ gia súc tại các Lò giết mổ tập trung..................................26

Đ

2.2.1 Đối với cơ sở hạ tầng...........................................................................................29
2.2.2. Đối với khu giết mổ gia súc.................................................................................29

ườ
n

g

2.2.3. Đối với hệ thống thoát nước thải và xử lý chất thải ............................................29
2.3. Qui định về hoạt động giết mổ ...............................................................................30
2.3.1. Qui định về hoạt động giết mổ và các cơ quan liên quan trong việc quản lý môi

Tr

trường ở các cơ sở giết mổ gia súc tập trung.................................................................30
2.3.2. Quy định về hoạt động giết mổ, sơ chế gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia
cầm.................................................................................................................................32
2.3.2.1. Địa điểm cơ sở giết mổ, sơ chế gia súc, gia cầm và sản phẩm GSGC:............32
2.3.2.2. Cơ sở giết mổ, sơ chế có diện tích, kết cấu và trang thiết bị hoạt động: .........33

2.4. Chất lượng môi trường ở khu vực các cơ sở giết mổ gia súc tập trung ở vùng phụ
cận thành phố.................................................................................................................34
2.4.1. Chất lượng môi trường nước ...............................................................................34
iii


2.4.2. Chất lượng môi trường không khí .......................................................................37
2.4.3. Tiếng ồn...............................................................................................................38
2.4.4. Chất lượng môi trường chất thải rắn-phế thải .....................................................38
2.5. Đánh giá của người dân xung quanh các cơ sở giết mổ gia súc tập trung về chất
lượng môi trường...........................................................................................................40
2.5.1. Thông tin của các hộ gia đình thông qua phiếu điều tra......................................40
2.5.2.Sự hiểu biết của người dân về cơ quan quản lý môi trường ở các cơ sở giết mổ

uế

gia súc tập trung.............................................................................................................42

H

2.5.3. Sự quan tâm về công tác quản lý môi trường của các chủ cơ sở giết mổ ...........42

tế

2.5.4. Đánh giá công tác kiểm tra của bộ phận quản lý môi trường..............................43
2.5.5. Ảnh hưởng của việc giết mổ gia súc đối với đời sống của người dân ................44

in

h


2.5.6. Đánh giá việc thu gom rác thải tại các cơ sở giết mổ gia súc tập trung ..............45
2.5.7. Ảnh hưởng của việc giết mổ gia súc đến không khí ...........................................46

cK

2.5.8. Ảnh hưởng của việc GMGS đến môi trường xung quanh ..................................46
2.6. Đánh giá tình hình thực hiện nội dung QLMT ở các cơ sở GMGS tập trung........47

họ

2.6.1. Cơ cấu quản lý môi trường ..................................................................................47

ại

2.6.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban ............................................................48

Đ

2.6.3. Hoạt động của các phòng ban..............................................................................48
2.7. Đề xuất một số biện pháp quản lý môi trường tại các cơ sở giết mổ gia súc tập

ườ
n

g

trung...............................................................................................................................49
2.7.1. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý môi trường tại các cơ sở giết
mổ gia súc tập trung ......................................................................................................49


Tr

2.7.2. Biện pháp quản lý môi trường tại các cơ sở giết mổ gia súc tập trung ...............51
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG TẠI CÁC CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC TẬP TRUNG Ở VÙNG PHỤ
CẬN THÀNH PHỐ HUẾ ...........................................................................................53
3.1. Định hướng của tỉnh Thừa Thiên Huế trong công tác quản lý môi trường tại các cơ
sở giết mổ gia súc tập trung...........................................................................................53
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý môi trường tại các cơ sở
giết mổ gia súc tập trung ...............................................................................................54
iv


3.2.1. Giải pháp về quản lý Nhà nước ...........................................................................54
3.2.2. Giải pháp về nâng cao nhận thức và khuyến khích người dân tham gia vào công
tác quản lý môi trường...................................................................................................54
3.2.3. Giải pháp về giáo dục môi trường .......................................................................54
3.2.4. Giải pháp về xây dựng hệ thống quản lý môi trường ở các cơ sở giết mổ gia súc
tập trung. ........................................................................................................................55
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................56

uế

1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................56

H

1.1. Về thực trạng công tác quản lý môi trường............................................................56


tế

1.2. Ảnh hưởng của việc giết mổ gia súc đến môi trường sống của người dân ............56
2. KIẾN NGHỊ...............................................................................................................58

in

h

2.1. Đối với Chủ các cơ sở giết mổ gia súc tập trung....................................................58
2.2. Đối với ủy ban nhân dân cấp xã .............................................................................58

cK

2.3. Đối với ủy ban nhân dân cấp huyện .......................................................................59
2.4. Đối với ủy ban nhân dân tỉnh .................................................................................59

họ

2.5. Đối với Bộ TNMT ..................................................................................................60

Tr

ườ
n

g

Đ


ại

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................61

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
An toàn thực phẩm

BVMT

Bảo vệ môi trường

BQL

Ban quản lý

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

GMGS

Giết mổ gia súc


GSGC

Gia súc gia cầm

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

ÔNMT

Ô nhiễm môi trường

KT-XH

Kinh tế-xã hội

MTTQ

Mặt trận Tổ quốc

H
tế
h

in

cK

ại


họ

ườ
n

g

Đ

MT&CTĐT
PTNT

uế

ATTP

Môi trường và công trình đô thị
Phát triển nông thôn
Ủy ban nhân dân

QLNN

Quản lý Nhà nước

VSMT

Vệ sinh môi trường

QLMT


Quản lý Môi trường

TNMT

Tài nguyên Môi trường

Tr

UBND

vi


DANG MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Nguồn nước thải từ hoạt động giết mổ gia súc ...............................................7
Bảng 2.1: Quy mô lò giết mổ gia súc, gia cầm ở vùng ven thành phố [12]. .................23
Bảng 2.2. Lượng nước thải ra từ các cơ sở giết mổ.......................................................37
Bảng 2.3. Thông tin phiếu điều tra hộ gia đình .............................................................41

Tr

ườ
n

g

Đ

ại


họ

cK

in

h

tế

H

uế

Bảng 2.4. Đánh giá công tác kiểm tra của bộ phận QLMT...........................................44

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Nước thải phát sinh tại khu vực giết mổ gia súc, gia cầm...............................6
Hình 2.1:Phun hóa chất tiêu độc, khử trùng tại các cơ sở giết mổ ở Phú Vang .......25
Hình 2.2. Bản đồ các cơ sở giết mổ gia súc tập trung trên địa bàn tỉnh TTH ...............30
Hình 2.3. Hồ gom nước thải khu vực giết mổ gia súc, gia cầm ....................................36

Tr

ườ

n

g

Đ

ại

họ

cK

in

h

tế

H

uế

Hình 2.4. Tập kết chất thải rắn tại lò mổ .......................................................................39

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Tác hại của nước thải từ các khu vực giết mổ GSGC [7]. .............................5
Sơ đồ 1.2: Tác hại của khí thải từ các khu vực giết mổ GSGC[7]. .................................9

Sơ đồ 1.3. Các nguồn phát sinh chất thải rắn từ hoạt động giết mổ [7]. .......................10
Sơ đồ 1.4. Tổ chức hệ thống quản lý Nhà nước về môi trường ở Việt Nam[6]............17

uế

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ Bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về lĩnh vực môi trường tỉnh Thừa

H

Thiên Huế[6]..................................................................................................................19

tế

Sơ đồ 2.1. Dây chuyền giết mổ heo...............................................................................27

Tr

ườ
n

g

Đ

ại

họ

cK


in

h

Sơ đồ 2.2. Cơ cấu quản lý môi trường của UBND các xã, phường tỉnh TTH [6].........47

ix


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Khảo sát về sự hiểu biết của người dân về cơ quan QLMT......................42
Biểu đồ 2.2. Sự quan tâm của các chủ cơ sở giết mổ về công tác QLMT ....................43
Biểu đồ 2.3. Ảnh hưởng của việc GMGS đối với đời sống của dân .............................44
Biểu đồ 2.4. Công tác thu gom rác tại cơ sở GMGS tập trung......................................45

uế

Biểu đồ 2.5. Ảnh hưởng của việc giết mổ gia súc đến môi trường không khí ..............46

Tr

ườ
n

g

Đ

ại


họ

cK

in

h

tế

H

Biểu đồ 2.6. Ảnh hưởng của việc GMGS đến môi trường xung quanh ........................46

x


Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay nhu cầu sử dụng thực phẩm trong đó có thịt gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế ngày càng tăng, trong đó thành phố Huế chiếm tỷ lệ lớn nhất, để đáp ứng
đủ nhu cầu đó, các lò mổ trên địa bàn toàn tỉnh phải tăng công suất giết mổ gia súc gia cầm.
Đặc biệt là những nơi đông dân cư, vùng đô thị, nhu cầu thực phẩm tăng cao đòi hỏi nguồn

uế

cung cấp phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng thực phẩm nhất là thịt gia súc gia cầm. Bên
cạnh đó trên địa bàn các địa phương vệ tinh xung quanh thành phố Huế, các cơ quan chức


H

năng chưa kiểm soát triệt để nên gia tăng các điểm giết mổ gia súc gia cầm tự phát không

tế

đúng quy hoạch. Nhiều địa điểm giết mổ chưa đảm bảo điều kiện về vệ sinh, an toàn thực
phẩm, không quan tâm đến nguồn gốc của gia súc gia cầm, không đủ điều kiện giết mổ theo

in

h

quy định, không có hệ thống thu gom và xử lí chất thải trong quá trình giết mổ dẫn đến ô

cK

nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các chất thải phát sinh trong quá trình giết mổ được xả
tràn hay được đổ thẳng xuống kênh, sông, cống thoát nước chung của khu dân cư và cả đầm

họ

phá. Các cơ sở thực hiện việc giết mổ ngay dưới nền nhà, nền sân, giết mổ ngay cạnh sông.
Bên cạnh đó các cơ sở trực tiếp sử dụng nước sông, nước giếng khoan để rửa thịt; xả trực

ại

tiếp nước lẫn chất thải ra môi trường như: sông, đầm phá, đất gây ô nhiễm môi trường và

Đ


tăng nguy cơ phát tán dịch bệnh từ gia súc gia cầm. Các chất thải rắn như lông, ruột, phân
cũng không được xử lí theo đúng quy định.

ườ
n

g

Ngoài ra, một số cơ sở tiêu thụ không hết số xương tươi đã tự đóng bao, bỏ ở kênh,
mương. Lượng xương tươi này qua quá trình phân hủy phát tán mùi hôi khó chịu gây

Tr

ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân sống trong khu vực và khiến nguồn nước của
khu vực lân cận điểm giết mổ bị ô nhiễm nặng. Tình trạng ô nhiễm này kéo dài và ngày
càng lan rộng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động – thực vật, mỹ quan và
hệ sinh thái của khu vực lân cận điểm giết mổ và làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Thừa Thiên Huế là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung
tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học – công nghệ, y tế chuyên sâu,
giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa
Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong
những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước
1


và khu vực; quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc;
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Đề tài: “Thực
trạng công tác quản lý môi trường tại các cơ sở giết mổ gia súc tập trung ở vùng phụ
cận thành phố Huế” đưa ra một cái nhìn tổng quát về thực trạng công tác quản lý môi

trường ở các cơ sở giết mổ gia súc, phân tích những thành tựu và hạn chế của công tác
quản lý nhà nước về môi trường. Từ đó đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả trong
công tác quản lý môi trường tại các cơ sở giết mổ gia súc ở các vùng phụ cận thành phố,

uế

góp phần xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung

H

ương theo hướng “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”.

tế

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung

in

h

Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường các cơ sở giết mổ gia súc tập trung ở
vùng phụ cận thành phố Huế. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm để hoàn thiện

cK

công tác quản lý môi trường tại các cơ sở giết mổ gia súc tập trung.
2.2. Mục tiêu cụ thể

họ


- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý môi trường

ại

ở các cơ sở giết mổ gia súc tập trung.

Đ

- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường ở các cơ sở giết mổ gia súc tập
trung ở vùng phụ cận thành phố.

ườ
n

g

- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý môi trường tại các cơ
sở giết mổ gia súc tập trung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tr

3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường tại các cơ sở giết mổ gia

súc tập trung tại các vùng phụ cận thành phố.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian tiến hành: 04 tháng từ tháng 01/2018 đến tháng 4 năm 2018.
- Địa bàn nghiên cứu: Các cơ sở giết mổ gia súc tập trung ở vùng phụ cận thành

phố (Bãi Dâu, Phú Dương, Thủy Dương, Thủy Châu, thuộc Huyện Phú Vang và Thị
xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) và khu vực quanh cơ sở giết mổ 2 km.
2


4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
- Thu thập có chọn lọc các thông tin, dữ liệu sẵn có từ các cơ quan chức năng của
tỉnh, huyện và xã; các văn bản chính phủ; các bài viết trên các tập chí, báo, đài trong
và ngoài nước.
- Quá trình phát triển của các cơ sở giết mổ gia súc.
4.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

uế

- Khảo sát thực địa, đánh giá cảm quan về môi trường tại các cơ sở giết mổ.

H

- Điều tra, phỏng vấn bằng cách phát phiếu, phỏng vấn trực tiếp, thông qua nói

tế

chuyện hỏi đáp. Đối tượng phỏng vấn: là chủ các cơ sở giết mổ gia súc và những hộ gia
đình bán kính 2km. Số phiếu điều tra được phát ra là 40 phiếu, số người phỏng vấn là 40

các cơ sở giết mổ gia súc).

cK


4.3. Phương pháp xử lý số liệu

in

h

người (10 chủ cơ sở giết mổ và 30 người dân đại diện cho các hộ gia đình sống lân cận

- Số liệu thứ cấp: Tổng hợp tài liệu để đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

họ

và môi trường của địa bàn nghiên cứu.

Tr

ườ
n

g

Đ

ại

- Số liệu sơ cấp: Tổng hợp, thống kê mô tả.

3



Phần II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chất thải trong giết mổ gia súc tập trung[1].
- Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm: Là địa điểm cố định, được các cơ quan có thẩm
quyền cho phép kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm.

uế

- Chất thải: Là toàn bộ những vật chất được thải ra từ quá trình sản xuất, sinh
hoạt, bao gồm cả chất thải ở dạng rắn và dạng lỏng.

tế

sinh hoạt của cơ sở không chứa các yếu tố nguy hại.

H

- Chất thải thông thường: Là những chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất,

h

- Chất thải có thể tái chế được: Là chất thải có thể chế biến lại để sử dụng với

in

mục đích khác nhau ngoài mục đích làm thực phẩm cho người.

cK


- Chất thải nguy hại: Là chất thải chứa các yếu tố độc hại, dễ lây nhiễm hoặc các
đặc tính nguy hại khác ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đối với sức khỏe con người

họ

và môi trường sinh thái.

- Chất thải lỏng: gồm nước phân, nước tiểu của vật nuôi, nước rửa chuồng trại,

ại

nước vệ sinh dụng cụ chăn nuôi, giết mổ; thuốc thú y dạng lỏng, các dung dịch, hóa

Đ

chất lỏng sử dụng trong nuôi nhốt, giết mổ.

g

- Chất thải rắn: là phân vật nuôi, chất độn chuồng, xác vật nuôi, thức ăn thừa, phủ

ườ
n

tạng động vật, da, lông, xương, sừng, móng, vỏ trứng và các vật dụng bị loại bỏ từ
hoạt động nuôi nhốt, giết mổ.

Tr

- Rác thải sinh hoạt: tại các cơ sở giết mổ chủ yếu là bao bì, nylon, giấy loại… từ

hoạt động của con người.
- Chất thải khí: là khí thải ra từ khu vực nuôi nhốt, giết mổ như CO2, NH3, H2S,

CH4 và các loại khí gây mùi khác.
- Chủ thu gom, vận chuyển chất thải: Là tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân
hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải.
- Chôn lấp: Là biện pháp tiêu hủy chất thải rắn bằng cách chôn lấp dưới đất theo
đúng quy định của pháp luật.

4


- Quản lý chất thải: Là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái
chế, xử lý chất thải theo quy định của Pháp luật [1].
1.1.2. Nguồn gốc và thành phần chất thải trong hoạt động giết mổ gia súc
1.1.2.1. Nước thải:
- Nước thải do hoạt động giết mổ chứa chất hữu cơ và Nitrogen cũng như những
mầm bệnh là vi khuẩn Samonella, Shigella, ký sinh trùng, amip, nang bào. Dư lượng
thuốc trừ sâu, các độc chất…từ trong thức ăn của chúng tồn đọng lại. Tất cả những

uế

chúng theo nước thải trong quá trình giết mổ đi ra ngoài môi trường, ảnh hưởng đến

H

những người trực tiếp tham gia giết mổ và kể cả người dân sống khu vực xung quanh.

tế


- Tại các cơ sở giết mổ gia súc (GMGS), gia cầm thì cần khối lượng lớn nước để
sử dụng. Trong đó khâu làm lòng là khâu phát thải ra một lượng lớn nước thải bị ô

in

h

nhiễm gồm các chất hữu cơ không tan và các chất tạo nên nhủ tương. Nước thải ra sau

Con người

họ

cK

quá trình giết mổ bị ô nhiễm do mỡ, chất thải, máu động vật và một số chất tẩy rửa.

Tr

ườ
n

Nước
thải

g

Đ

ại


Môi
trường
nước

Môi
trường đất
Môi
trường
không khí

Động- thực
thủy sinh

vật

Ảnh hưởng mạch
nước ngầm
Vi khuẩn phát sinh
mầm bệnh
Sinh vật phù du
Giảm khả năng
của dòng chảy

Sơ đồ1.1: Tác hại của nước thải từ các khu vực giết mổ GSGC [7].

5


- Trong nước thải còn chứa nhiều Protein và các chất dinh dưỡng bao gồm các

hợp chất của Cacbon, Nito, Photpho với hàm lượng khá cao. Nước thải giết mổ chứa
hàm lượng SS, BOD5, COD và chất béo cao nên dễ bị phân hủy sinh học gây mùi hôi
thối và làm ô nhiễm nguồn nước.
- Nếu nước thải được xả tràn tại chỗ ngay khu vực giết mổ sẽ thấm vào đất, với
thời gian phơi nhiễm dài mang theo các hóa chất được sử dụng trong quá trình giết mổ
sẽ có khả năng ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.

uế

- Khi xả vào sông, hồ sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh

H

vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão
hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của các sinh vật sống dưới sông, hồ. Oxy

tế

hòa tan giảm không chỉ gây chết các loài thủy sinh mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch

h

của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.

in

- Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu tầng

cK


nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong
rêu… Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng đến môi trường sống của các

họ

loài thủy sinh, đồng thời gây tác hại về mặt cảnh quan (tăng độ đục nguồn nước) và
gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông nước…

ại

- Khi xả nước vào hệ thống thoát nước của các khu dân cư đô thị sẽ gây mùi khó

Tr

ườ
n

g

Đ

chịu và gây khó khăn cho công tác xử lý nước thải.

Hình 1.1: Nước thải phát sinh tại khu vực giết mổ gia súc, gia cầm
- Một vấn đề nữa xảy ra trong quá trình giết mổ này là nếu gia súc, gia cầm bị
mắc bệnh như H1N1, H5N1, Heo tai xanh…Thì việc xả thải nước thải sẽ làm phân tán
dịch bệnh, gây lây lan cho các động vật gần đó và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
6



Nước sử dụng cho hoạt động giết mổ chủ yếu là nước giếng khoan, không ít trường
hợp lấy từ nước ao, sau đó nước thải từ quá trình giết mổ, đi qua hệ thống xử lý và thải ra
cống, xuống ao, sông. Ở những nơi giết mổ cả trâu, bò và lợn thì lượng nước thải nhiều hơn
và tỷ lệ gây ô nhiễm/tấn thịt giết mổ cao hơn ở những nơi chỉ giết mổ lợn.
Khâu làm lòng là một bộ phận của lò mổ và từ đó đã phát sinh ra một lượng lớn
nước thải bị ô nhiễm. Có 3 cách khác nhau để xử lý lòng ruột: nạo ruột ướt, nạo ruột
khô hoặc không nạo ruột. Những chất chứa bên trong lòng ruột chiếm khoảng 16%

uế

trọng lượng sống của trâu, bò và khoảng 6% trọng lượng sống của lợn [7].

H

Ngay cả nếu các thứ này được thu hồi lại thì nước thải vẫn bị ô nhiễm nghiêm

tế

trọng bởi vì thịt dùng làm thực phẩm phải được rửa sạch. Các chất gây ô nhiễm trong

in

không thể tách được bằng cách lọc hoặc lắng cặn.

h

nước gồm có các chất hữu cơ không tan và các chất tạo nên nhũ tương, các chất này

Nước sôi dội khi cạo lông gia súc cũng chứa một lượng chất gây ô nhiễm lớn.


cK

Phân và nước tiểu của gia súc được tạo ra trên các phương tiện vận tải và trong chuồng
nhốt cũng gây ô nhiễm nghiêm trọng.

họ

Nói chung, nước thải bị ô nhiễm được tạo ra trong suốt quá trình sản xuất liên

ại

quan đến khâu vệ sinh và rửa được tóm tắt trong bảng sau:

Hoạt động

Đ

Bảng 1.1: Nguồn nước thải từ hoạt động giết mổ gia súc

ườ
n

g

Vận chuyển đến chuồng nhốt

Nước thải gây ÔNMT
Nước thải chứa phân và nước tiểu
Nước thải có chứa máu


Làm lông hoặc lột da

Nước thải có chứa lông

Cắt bỏ đầu, chân, các bộ phận

Nước thải có chứa máu, lông

Tr

Làm ngất, rạch mổ và hứng máu

sinh học và chế biến các bộ phận
Rút bỏ nội tạng

Nước thải có chứa phân, máu,...

Xẻ, lọc thịt

Nước thải có chứa xương vụn, máu,
mỡ,...

Ngâm ủ xương

Gây ÔNMT cho thủy vực

7


1.1.2.2. Khí thải

Tại các khu vực giết mổ gia súc các khí thải sinh ra từ công đoạn giết mổ gây ô
nhiễm môi trường. Hầu hết những hoạt động tại nơi giết mổ đều gây mùi khó chịu, vấn
đề ô nhiễm không khí tại những nơi giết mổ chủ yếu phát ra từ các nguồn sau:
Nguồn gây ÔNMT không khí dễ phát hiện nhất tại lò mổ là mùi phân lợn, trâu,
bò từ chuồng trại và từ dây chuyền giết mổ. Với lượng thải lớn, nếu không được thu
gom xử lý hàng ngày thì đây là nguồn có khả năng gây ô nhiễm cao, là môi trường dễ

uế

sinh ra ruồi, muỗi, lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng lớn đến môi trường không khí, nước,

H

đất và sức khỏe con người. Nguồn ô nhiễm không khí thường phát sinh từ:

tế

- Từ khu nhốt gia súc, gia cầm mùi hôi đặc trưng từ biểu bì động vật, phân, và
nước tiểu thường xuyên khuếch tán vào môi trường không khí.

in

h

- Từ khu giết mổ mùi hôi bốc lên khi xối nước nóng, chất thải rắn đọng lại trên
bệ mổ do làm vệ sinh không tốt.

cK

- Từ khu làm lòng mùi hôi chủ yếu từ thức ăn gia súc bị lên men, lây lan các vi

khuẩn gây bệnh.

họ

- Mùi hôi từ nước thải được thải trực tiếp xuống cống, rãnh không được xử lý.

ại

- Từ các chảo trụng, nhiên liệu để đun nước ở những nơi giết mổ khác nhau (củi,

Đ

trấu, than đá…) dẫn đến nồng độ các chất ô nhiễm khác nhau.
Các chất gây ÔNMT không khí thường gặp tại lò giết mổ gia súc, gia cầm là

ườ
n

g

SO2, NO3, CO, CO2, NH3, CH4. Các chất này và mùi hôi bốc ra nhanh chóng khuếch
tán vào môi trường làm ảnh hưởng đến môi trường tại nơi sản xuất và xung quanh nơi
sản xuất.

Tr

SO2, NOx, CO và bụi khói sinh ra từ hoạt động của các loại xe có động cơ vận

chuyển lợn, trâu, bò, thịt ra vào khu vực giết mổ. Tuy nhiên, khoảng thời gian hoạt
động cao điểm nhất của của lò mổ trong ngày chủ yếu từ khuya đến rạng sáng ngày

hôm sau, thời gian còn lại trong ngày rất ít hoạt động. Vì vậy, mức độ ô nhiễm từ các
phương tiện giao thông có thể xem là không có tác động đáng kể.

8


NH3
Con
người

H2 S

SO2,
CO,
NOx…..

uế

CH4

Hệ sinh
thái

MT
không
khí

Khí thải

tế


H

Nước thải

h

Chất thải
rắn

Vi
khuẩn
gây
bệnh

in

Sơ đồ 1.2: Tác hại của khí thải từ các khu vực giết mổ GSGC[7].

cK

1.1.2.3.Chất thải rắn

- Rác thải của các cơ sở giết mổ là hỗn hợp chất hữu cơ như các chất trong hệ

họ

tiêu hóa dịch nước nội mô của thịt tiết ra, thịt, xương vụn, tiết…, nếu không được xử

ại


lý kịp thời sẽ mau chóng bốc mùi hôi thôi và sau 36 giờ chất thải, nước thải chuyển

Đ

sang màu đen, ruồi nhặng bâu đầy vào. Chất thải của cơ sở giết mổ không chỉ là những
chất thải của hợp chất hữu cơ, các chất vô cơ mà còn có cả vi sinh vật gây hại cho

g

động vật và con người sống tiềm ẩn trong cơ thể động vật. Khi gặp nhiệt độ phù hợp,

ườ
n

các chất thải này mau chóng bị phân hủy lên men, thối rữa sinh ra các chất vô cơ H2S,
NH3, CO2…, các chất hữu cơ như axit axetic và các bazơ hữu cơ khác… Các chất hỗn

Tr

hợp này sẽ bốc mùi, phân tán vào môi trường và gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không
khí… không những thế, những chất thải rắn chứa nhiều mầm bệnh dễ lây nhiễm sang
con người và GSGC vật nuôi khác.
- Chất thải không được xử lý đã xả thẳng ra môi trường, gây ô nhiễm và nguy cơ
lây nhiễm rất cao.
- Các chất thải từ việc giết mổ như: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, xác, phủ tạng
của động vật có chứa các mầm bệnh nguy hiểm: các bệnh lây truyền giữa người và vật.

9



Đây là loại chất thải nguy hiểm tương tự chất thải y tế, có nguy cơ lan truyền mầm
bệnh ra môi trường xung quanh rất cao nếu không được xử lý.
Chất thải tạo ra gồm có các chất thải từ quá trình giết gia súc cũng như cặn dầu,
muối thải. Các chất thải độc hại với môi trường như dầu thải cũng có thể xuất hiện ở
đây. Các sản phẩm dư thừa gồm có phân gia súc, lòng, ruột, máu, da động vật, lông và
các thành phần hữu cơ khác.
Thành phần của chất thải rắn sản xuất chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh

uế

học và có xu hướng nhanh bị axit hóa và lên men. Đây cũng là mầm mống dễ sinh ra

H

ruồi, muỗi và lan truyền dịch bệnh.

cK

CHẤT THẢI
RẮN

ại

Phân của gia súc,
gia cầm

họ

Giai đoạn

làm lòng

in

h

tế

Giai đoạn làm
lông, da

Đ

Bao nilon…..

Tr

ườ
n

g

Các hoạt động
khác

Sơ đồ 1.3. Các nguồn phát sinh chất thải rắn từ hoạt động giết mổ [7].
Chất thải rắn sản xuất tại lò mổ chủ yếu là phân, chiếm khoảng 90%, còn lại là

phần lòng thải, lông,…
Ngoài ra còn có chất thải rắn sinh hoạt của công nhân lao động tại lò mổ.

1.1.2.4. Tiếng ồn
Ngoài các chất gây ÔNMT không khí vừa kể còn phải kể đến tiếng ồn, tiếng ồn phát
sinh từ các hoạt động vận chuyển động vật sống, vận chuyển thành phẩm, tiếng động vật
kêu từ khi bị nhốt, đập, tiếng ồn này tuy không lớn nhưng kêu thường xuyên làm ảnh
10


hưởng đến những người dân xung quanh. Tiếng ồn chủ yếu gây ra do quạt thông gió, thiết
bị lạnh, do vận chuyển và do súc vật bị nhốt.
1.1.3. Tác động chất thải trong giết mổ gia súc đến con người và môi trường
1.1.3.1. Tác động chất thải trong giết mổ gia súc đến con người
ÔNMT tại các cơ sở GMGS làm gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang lao động và
sinh sống ở tại các cơ sở giết mổ đó. Tỷ lệ này có xu hướng gia tăng trong những năm
gần đây, đặc biệt là nhóm người trong độ tuổi lao động. Theo các kết quả nghiên cứu

uế

cho thấy tuổi thọ trung bình của người dân tại các khu vực xung quang các cơ sở giết

H

mổ ngày càng giảm đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc.

Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người từ các cơ sở giết mổ gia súc là bức xạ

tế

nhiệt, vi sinh vật gây bệnh, hóa chất, hơi khí độc, nước thải và chất thải rắn. Đặc biệt,

h


lượng lớn nước thải của các cơ sở giết mổ chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ và mật

in

độ vi khuẩn Coliform cao, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, môi trường đất. Các

cK

chất thải sinh ra trong quá trình giết mổ của các cơ sở giết mổ đã gây ảnh hưởng đến
sức khỏe con người. Các chất thải khí gây bệnh về đường hô hấp, mùi khó chịu cho

họ

người dân. Các chất thải trong môi trường nước ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt,
nước ngầm, nguy cơ gây lây lan dịch bệnh từ vật nuôi sang con người (trứng giun, sán,

ại

vi khuẩn Ecoli, ruồi, muỗi…). Việc thường xuyên sống trong môi trường ô nhiễm sẽ

Đ

khiến con người mệt mỏi, đau đầu, có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh về

g

đường ruột, đường hô hấp cao. Đối với những người trực tiếp làm công tác giết mổ

ườ

n

thường xuất hiện các bệnh ngoài da, viêm niêm mạc như nấm kẽ, nấm móng, dày sừng
gan bàn chân, viêm chân tóc, viêm nang lông... là những bệnh phổ biến.

Tr

Khi sức khỏe của người lao động cũng như của người dân tại chính các cơ sở
GMGS bị suy giảm sẽ dẫn tới làm giảm năng suất lao động, tăng chi phí khám chữa
bệnh...gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động phát triển sản xuất của các cơ sở
GMGS. Tỷ lệ người mắc bệnh và tai nạn thương tích tại các cơ sở GMGS cao sẽ là
gánh nặng đối với xã hội.
1.1.3.2. Tác động chất thải trong giết mổ gia súc đến môi trường
a) Môi trường không khí
Đối với môi trường không khí, việc giết mổ tại các cơ sở giết mổ không chỉ do sử
dụng nhiên liệu mà còn do sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải, chất thải rắn tạo
11


nên các khí như SO2, NO2, H2S, CH4 và các khí ô nhiễm gây mùi tanh thối khó chịu. Ví dụ:
NH3 gây ra mùi khai khó chịu, H2S: có mùi trứng thối…các khí khác như SO2, CO,
NOx…đều có mùi đặc trưng. Các mùi này gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của người
trực tiếp giết mổ và người dân sống khu vực xung quanh; là nguyên nhân phát sinh các
mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp; là cơ hội cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và
bùng phát.
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các cơ sở giết mổ đang trở nên ngày càng nghiêm trọng,

uế

biểu hiện rõ nét nhất là những mùi khó chịu, hôi thối tại khu vực sản xuất và những vùng


H

xung quanh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, theo số liệu thống kê của Bộ Y tế
thì hàng năm số lượng người dân bị mắc các bệnh về đường hô hấp ngày càng tăng.

tế

b) Môi trường đất

h

Chất thải rắn chủ yếu là lông, huyết ứ, đầu mẫu thừa và phân heo, bò. Trong quá

in

trình giết mổ, chất thải rắn hầu như không được thu gom, công nhân thường xịt nước

cK

thật nhiều cho chúng trôi vào hố gas hoặc đường cống, sau đó được lấy lên cùng với
cặn và bùn lắng. Đây cũng là một trong những công đoạn sử dụng nhiều nước, vì phải

họ

xịt nước với áp lực rất mạnh thì lông, phân mới có thể trôi đi được. Chính vì vậy
không những làm tắc nghẽn đường ống thoát nước mà còn làm gia tăng lượng nước

ại


thải ra môi trường. Ngoài ra, phần chất thải rắn nếu không được người dân xung quanh

Đ

đem về ủ làm phân bón thì sẽ được thải trực tiếp ra môi trường, đây chính là một trong

g

những tác nhân gây ÔNMT và lây truyền các mầm bệnh.

ườ
n

Các chất thải lỏng, chất thải rắn sinh ra trong hoạt động giết mổ gây ô nhiễm
môi trường nước mặt, nước ngầm và tác động đến sản xuất nông nghiệp. Với các

Tr

loại chất thải của các cơ sở giết mổ có thành phần chủ yếu là chất hữu cơ sẽ ảnh
hưởng đến hệ thống sản xuất nông nghiệp do mặc dù chất hữu cơ rất cần thiết đến
phát triển cây lúa tuy nhiên chỉ với hàm lượng thích hợp. Nếu hàm lượng chất hữu
cơ quá cao sẽ thúc đẩy phần thân và lá lúa phát triển nhanh nhưng phần hạt lại
chậm phát triển thể hiện 4 vùng dọc theo dòng nước:
- Vùng pha trộn giữa nước sông và nước thải.
- Vùng phân hủy tích cực, ở đó nấm và vi khuẩn sinh sôi và phân huỷ chất hữu
cơ, nếu tất cả O2 được sử dụng hết, vùng này sẽ trở nên hôi thối.

12



- Kế đến sẽ là vùng phục hồi, nước sẽ được làm giảm lượng chất ô nhiễm.
- Vùng nước sạch trở lại sau khi phục hồi.
Các nghiên cứu cũng cho thấy ở nước thải chứa nhiều nhiều loại vi khuẩn như
Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hoá, bại liệt, các loại ký sinh trùng,
amip, nấm. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp 2-3 lần tiêu chuẩn cho phép. Ngoài
hoặc không ra hạt, vì vậy dẫn đến năng suất giảm.
c) Môi trường nước

uế

Theo các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy ở nước thải tại các cơ sở

H

chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò giết mổ, đều có nước thải chứa protein.

tế

Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng bị phân hủy cho ra acid amin, acid béo,
acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P, có tính độc và mùi khó chịu. Mùi hôi của phân và

in

h

nước cống chủ yếu là do indol và dẫn xuất chứa methyl của nó là skatol.
Các nghiên cứu cũng cho thấy ở nước thải chứa nhiều nhiều loại vi khuẩn như

cK


Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hoá, bại liệt, các loại ký sinh trùng,
amip, nấm. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp 2-3 lần tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra,

họ

những chất thải như máu, dịch, nước tiểu có hàm lượng hữu cơ cao, phân hủy nhanh

ại

nếu không được xử lý đúng mức, không chỉ gây bệnh mà còn gây mùi hôi thối nồng

Đ

nặc, làm ô nhiễm không khí trong các khu dân cư. Sau khi hòa vào hệ thống nước thải
sinh hoạt, những mầm bệnh này chu du khắp nơi, xâm nhập vào các loại thủy sản, vật

ườ
n

g

nuôi, cây trồng, nhất là rau thủy canh.
1.1.3.3. Tác động của chất thải giết mổ gia súc đến môi trường xã hội
ÔNMT tại các cơ sở giết mổ còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động phát

Tr

triển kinh tế- xã hội của chính cơ sở đó và các vùng lân cận, gây ra những tổn thất kinh
tế không nhỏ và dẫn đến những xung đột môi trường trong cộng đồng. Các xung đột
môi trường điển hình tại các khu vực giết mổ gia súc gồm:

- Xung đột giữa các nhóm xã hội trong các cơ sở giết mổ. Đây là loại xung đột
phổ biến nhất. Sự hình thành các cơ sở giết mổ nằm trong khu dân cư làm các loại chất
thải sản xuất phát sinh đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ xung quanh, gây ra những
xung đột có thể dẫn đến khiếu kiện.
- Xung đột môi trường giữa cộng đồng làm nghề giết mổ và không làm nghề giết mổ
13


gia súc. Đây là xung đột lợi ích điển hình khi quyền lợi và lợi ích kinh tế của cộng đồng
không làm nghề bị ảnh hưởng do ÔNMT phát sinh từ hoạt động làm nghề.
- Xung đột giữa các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và hoạt động nông
nghiệp. Trong khi các cộng đồng làm nghề giết mổ thu được lợi nhuận từ hoạt động của
mình thì các cộng đồng lân cận năng suất cây trồng giảm, vật nuôi chết và mất đất sản
xuất nông nghiệp. Dạng xung đột này xảy ra ở hầu hết các vùng nông thôn. Song song
với sự phát triển của các cơ sở giết mổ, diện tích dành cho hoạt động sản xuất của các cơ

uế

sở này ngày càng được mở rộng thì diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

H

- Xung đột giữa hoạt động sản xuất và mỹ quan, văn hóa. Chất thải của các cơ sở

tế

giết mổ thải bỏ không đúng cách và tùy tiện dẫn đến mất mỹ quan, văn hóa, gây mùi
hôi thối khó chịu cho cộng đồng dân cư.

in


h

- Xung đột trong hoạt động quản lý môi trường. Vấn đề xung đột khi cơ quan
quản lý môi trường vận dụng các công cụ chính sách và pháp luật để điều chỉnh các

cK

hành vi vi phạm tiêu chuẩn môi trường và xử lý các xung đột môi trường.
1.1.4. Các khái niệm trong nội dung quản lý môi trường đối với các cơ sở giết

họ

mổ gia súc tập trung.

ại

1.1.4.1. Mục tiêu của quản lý môi trường đối với các cơ sở giết mổ gia súc tập

Đ

trung:

là bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân (những người trực tiếp giết mổ, những người

ườ
n

g


kinh doanh mua, bán gia súc và những người dân sống ở xung quanh khu vực cơ sở
giết mổ), đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành, góp phần
bảo vệ môi trường ở tại các cơ sở giết mổ gia súc.

Tr

1.1.4.2. Nguyên tắc của QLMT đối với các cơ sở giết mổ gia súc tập trung
- Hướng công tác quản lý môi trường ở các cơ sở giết mổ gia súc tới mục tiêu

phát triển bền vững kinh tế xã hội đất nước, giữ cân bằng giữa phát triển và BVMT.
- QLMT ở các cơ sở giết mổ gia súc cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và
công cụ tổng hợp thích hợp.
- Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường ở các cơ sở giết mổ cần
được ưu tiên hơn việc phải xử lý, phục hồi môi trường nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường.

14


×