Khóa luận tốt nghiệp 2014 - 2018
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài (đã sửa) 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (đã sửa) 6
2.1. Những công trình nghiên cứu về diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử 6
2.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Lâu đài sói
của Hilary Mantel 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (đã sửa) 11
3.1. Đối tượng nghiên cứu 11
3.2. Phạm vi nghiên cứu 11
4. Phương pháp nghiên cứu (đã sửa) 11
4.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành 11
4.2. Phương pháp cấu trúc - hệ thống 12
4.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp 12
4.4. Phương pháp so sánh đối chiếu 12
5. Cấu trúc khóa luận 12
NỘI DUNG 12
CHƯƠNG 1 12
NGHIÊN CỨU VĂN HỌC TỪ GÓC NHÌN DIỄN NGÔN LỊCH SỬ 12
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN HILARY MANTEL 12
1.1. Lý thuyết diễn ngôn trong nghiên cứu văn học 13
1.1.1. Khái niệm diễn ngôn trong ngôn ngữ học và văn học 13
1.1.2. Những đặc điểm của diễn ngôn trong văn học 15
1.2. Về vấn đề diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử 18
1.2.1. Diễn ngôn lịch sử trong khoa học lịch sử 19
1.2.2. Sự kiến tạo diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử 20
1.2.2.1. Hòa quyện giữa hư cấu và sự thật - khai mở những vùng mờ lịch sử 21
1.2.2.2. Tính đối thoại - sự kết nối hình tượng nghệ thuật với nhân vật lịch sử 23
1
Khóa luận tốt nghiệp 2014 - 2018
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
1.2.2.3. “Nhào luyện” lịch sử bằng các thủ pháp của khuynh hướng hậu hiện đại 26
1.3. Lâu đài Sói và hành trình nghệ thuật của Hilary Mantel 28
1.3.1. Dấu ấn Hilary Mantel trong dòng chảy văn học Anh đương đại 28
1.3.2. Lâu đài Sói - “bước ngoặt” tạo hào quang cho Hilary Mantel 30
1.3.2.1. Hư cấu và sự thật trong tiểu thuyết lịch sử Lâu đài Sói 31
1.3.2.2. Nhan đề Lâu đài Sói - kí hiệu mở ra 33
Tiểu kết chương 1 34
CHƯƠNG 2 35
DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT LÂU ĐÀI SÓI 35
NHÌN TỪ ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT VÀ HỆ THỐNG 35
NHÂN VẬT LỊCH SỬ 35
2.1. Điểm nhìn trần thuật trong lý giải các vấn đề lịch sử dưới thời Henry VIII 35
2.1.1. Điểm nhìn của người kể chuyện dị sự, toàn năng - điểm nhìn bên
ngoài 36
2.1.2. Người kể chuyện theo điểm nhìn nhân vật lịch sử - điểm nhìn bên
trong 40
2.1.3. Diễn ngôn trần thuật - diễn ngôn đậm chất tiểu thuyết 43
2.1.3.1. Diễn ngôn đối thoại 44
2.1.3.2. Diễn ngôn kể 46
2.1.3.3. Diễn ngôn tả 49
2.1.3.4. Diễn ngôn bình luận 51
2.2. Xây dựng hình tượng nhân vật lịch sử - chủ nhân của tiểu thuyết lịch sử 53
2.2.1. Các dạng thức nhân vật trong tiểu thuyết Lâu đài Sói 54
2.2.1.1. Kiểu nhân vật đa diện, phức tạp 54
2.2.1.2. Kiểu nhân vật bi kịch 60
2.2.1.3. Kiểu nhân vật lịch sử bị thế tục hóa 65
2.2.1.4. Kiểu nhân vật với tiên tri bí ẩn 66
2.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết Lâu Đài Sói
68
2
Khóa luận tốt nghiệp 2014 - 2018
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
2.2.2.1. Khắc họa chân dung nhân vật 68
2.2.2.2. Khắc họa tâm lý nhân vật 70
CHƯƠNG 3 74
DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT LÂU ĐÀI SÓI 74
NHÌN TỪ KHÔNG GIAN - THỜI GIAN NGHỆ THUẬT, 74
GIỌNG ĐIỆU VÀ BIỂU TƯỢNG 74
3.1. Diễn ngôn lịch sử với nghệ thuật kiến tạo không gian trong Lâu đài Sói 74
3.1.1. Không gian địa lý - lịch sử 74
3.1.2. Không gian sinh hoạt đời tư 75
3.1.3. Không gian mang đậm màu sắc văn hóa - huyền thoại 78
3.2. Diễn ngôn lịch sử với nghệ thuật biểu đạt thời gian trong Lâu đài Sói 80
3.2.1. Thời gian cốt truyện theo niên biểu sự kiện lịch sử 80
3.2.2. Thời gian hồi tưởng - tâm tưởng 82
3.2.3. Co dãn, dồn nén biên độ thời gian 84
3.3. Bản hợp âm nhiều bè trong diễn ngôn lịch sử của Lâu đài Sói 88
3.3.1. Giọng hài hước, châm biếm 89
3.3.2. Giọng triết lý, chiêm nghiệm 92
3.3.3. Giọng trang nghiêm, trầm tĩnh 93
3.3.4. Giọng điệu trữ tình sâu lắng 94
3.4. Biểu tượng văn hóa với diễn ngôn lịch sử trong Lâu đài Sói 95
3.4.1. Biểu tượng “hành trình” 96
3.4.2. Biểu tượng mang đặc trưng tôn giáo 99
3.4.3. Biểu tượng kết thúc và hủy diệt 100
Tiểu kết chương 3 102
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
50. Joan Acocella, Hilary Mantel reconsiders the life of Thomas Cromwell,
ngày 19/11/2009. 109
PHỤ LỤC 1
3
Khóa luận tốt nghiệp 2014 - 2018
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài (đã sửa)
Các lý thuyết diễn ngôn ra đời trong thời kỳ hưng thịnh của chủ nghĩa
cấu trúc. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của nó lại gắn liền với chủ nghĩa
giải cấu trúc. Nếu chủ nghĩa cấu trúc cho rằng văn bản văn học là một cấu
trúc tự trị, khép kín, ở đó tính văn học được xem là linh hồn của văn bản và
người ta có thể giải quyết các vấn đề của văn học mà không cần đến một sự
tham chiếu nào với những yếu tố ngoài văn bản thì chủ nghĩa giải cấu trúc đã
đưa văn bản văn học gia nhập, cọ xát với những văn bản ngoài văn học. Họ
nhận thấy, ngữ cảnh thời đại, lịch sử, tôn giáo, chính trị… luôn ngả bóng trên
văn bản trong những giới hạn của “cộng đồng diễn giải”, hay nói cách khác,
văn học là một diễn ngôn luôn được đối thoại với hệ thống thiết chế quyền lực
kiến tạo nên diễn ngôn đó. Nghĩa là yếu tố nào đóng vai trò chi phối đến hiện
thực, giá trị được xuất hiện trên văn bản văn học. Nghiên cứu diễn ngôn trong
văn học trở thành một xu hướng thời sự trong những năm gần đây, khi các
nhà nghiên cứu tìm thấy sự tương đồng và khác biệt của các diễn ngôn trong
văn bản văn học với những loại hình văn bản khác. Đồng thời, hướng nghiên
cứu này gia nhập vào xu hướng nghiên cứu liên ngành, một phương pháp
nghiên cứu chủ đạo, cần thiết trong khoa học xã hội và nhân văn hiện nay.
Từ góc nhìn của lý thuyết diễn ngôn, văn bản văn học luôn tồn tại trong
hệ hình tri thức mang tính quyền lực, ở đó, văn học kiến tạo nên diễn ngôn
hiện thực, diễn ngôn lịch sử, văn hóa… Tiểu thuyết lịch sử những năm gần
đây đã được giới nghiên cứu giải mã từ nhiều góc nhìn khác nhau như xã hội
học, phân tâm học, diễn ngôn… Văn học và lịch sử trong hành trình hiện hữu
của mình luôn nương tựa, ấp ủ vào nhau bởi diễn ngôn lịch sử trong văn học
đã mở ra một chân trời khả thể của sự diễn giải các vấn đề thuộc về quá khứ.
Tiểu thuyết lịch sử đã kiến tạo nên một chân dung đa âm về lịch sử, rằng diện
4
Khóa luận tốt nghiệp 2014 - 2018
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
mạo của nó không chỉ được vun đắp bởi những sự kiện đã qua mà còn là cách
chúng ta diễn giải về nó trong những khả năng và giới hạn của hiện tại.
M. Gorky đã từng cho rằng lịch sử đích thực của con người phải do nhà
văn viết chứ không phải do nhà sử học viết, cái mà ta biết chưa hẳn đã là “sự
thật” mà chính là cái nhìn của chủ thể viết ra nó. Nhà văn nữ Hilary Mantel với
tiểu thuyết Lâu đài Sói (tên tiếng Anh: Wolf Hall) đã làm “sống dậy” sinh động
lịch sử nước Anh thế kỷ XVI dưới thời vua Henry VIII, một thời đại đầy thăng
trầm và biến cố. Nếu xem lịch sử như cái móng nhà thì Mantel đã dụng công
xây lên đó hình hài một lâu đài nguy nga chứa đầy sự kiện, con người với
nhiều bộ mặt lịch sử khác nhau. Hilarry Mantel đã làm được những điều tuyệt
vời với thể loại tiểu thuyết lịch sử. Tài năng của nhà văn được minh chứng khi
Lâu đài Sói nhận được sự ca ngợi bằng hàng loạt những giải thưởng danh giá:
giải Man Booker, giải National Book Critios Award, giải The Morning New...
Đặc biệt, cuốn sách đã được trao giải thưởng Man Booker năm 2009 (một giải
thưởng danh giá dành cho tiểu thuyết tiếng Anh dài hay nhất), và phần tiếp theo
của tác phẩm có tên gọi Bring Up the Bodies lần thứ hai giúp tác giả nhận Man
Booker năm 2012. Nhờ đó, Hilary Mantel trở thành người phụ nữ đầu tiên hai
lần giành được vinh dự này. Tiểu thuyết Lâu đài Sói còn trở thành hiện tượng
“best seler” với 48000 bản được tiêu thụ ngay khi vừa lọt vào vòng chung khảo
Man Booker song song với việc nó được tờ The Observer vinh danh là “một
trong mười tiểu thuyết lịch sử hay nhất”. Với những đóng góp cho thể loại tiểu
thuyết lịch sử, Hilary Mantel xứng đáng giành được sự quan tâm của giới
nghiên cứu. Riêng cá nhân người viết, ngay từng lần đầu tiếp xúc với Lâu đài
Sói, nó đã tạo sức cuốn hút và gây ra sự tò mò: Liệu rằng dưới ngòi bút của
“một thiên tính nữ” lịch sử sẽ có gì đặc biệt?
Từ những lý do trên khiến cho đề tài mà người viết lựa chọn: Tiểu thuyết
Lâu đài Sói của Hilary Mantel từ góc nhìn diễn ngôn lịch sử chứa đựng các
tình huống khoa học và mang tính thời sự.
5
Khóa luận tốt nghiệp 2014 - 2018
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (đã sửa)
2.1. Những công trình nghiên cứu về diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết
lịch sử
* Những công trình nghiên cứu về diễn ngôn trong văn học
Ở Việt Nam, vấn đề diễn ngôn được quan tâm đầu tiên bởi những nhà
ngôn ngữ học qua các công trình: Đại cương ngôn ngữ học của Đỗ Hữu Châu,
Dụng học Việt ngữ của Nguyễn Thiện Giáp, Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo
văn bản của Diệp Quang Ban... Từ những công trình của các nhà nghiên cứu,
TS Nguyễn Thị Bạch Nhạn trong giáo trình Hoạt động giao tiếp bằng ngôn
ngữ (Khoa Ngữ Văn - Đại học sư phạm Huế) đã tổng hợp và nêu ra một số
các khái niệm diễn ngôn đồng thời nhằm phân biệt nó với phát ngôn, câu.
Diễn ngôn trong văn học được giới học thuật trên thế giới đã bắt đầu đề
cập từ những năm 60 của thế kỷ XX, chẳng hạn: Diễn ngôn sinh hoạt và diễn
ngôn nghệ thuật của Bakhtin, Khảo cổ học tri thức của M.Foucauld, Các khái
niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa
Kỳ thế kỷ XX (Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Ân, Lại Nguyên Ân dịch)...
Riêng các nhà nghiên cứu Việt Nam, hòa cùng với xu hướng nghiên cứu
chung của thế giới cũng có những bài viết tiến hành tìm hiểu hoặc sử dụng
khái niệm này. Trước tiên, phải kể đến GS. Trần Đình Sử với bài viết Khái
niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học hôm nay đã nêu ra và trả lời cho các
câu hỏi “Diễn ngôn là gì?” hay “Tại sao nảy sinh vấn đề diễn ngôn ?”, đặc
biệt tác giả còn nhận định và lý giải “Diễn ngôn như một phạm trù tu từ học
và thi pháp học”. Bên cạnh đó còn có các bài viết: Dẫn nhập lý thuyết diễn
ngôn của M.Foucault và nghiên cứu văn học của TS. Trần Văn Toàn, Bước
đầu nhận diện diễn ngôn, diễn ngôn văn học, diễn ngôn thơ của Trần Thiện
Khanh, Ba cách tiếp cận khái niệm diễn ngôn của Nguyễn Thị Ngọc Minh,...
Tập hợp những công trình nghiên cứu trên, người viết tham khảo và hình
thành cái nhìn tương đối về lý thuyết diễn ngôn để lựa chọn hướng tiếp cận
đúng đắn, phù hợp trong quá trình nghiên cứu.
6
Khóa luận tốt nghiệp 2014 - 2018
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
*Nhóm những công trình nghiên cứu về diễn ngôn trong tiểu thuyết
lịch sử
Trong công trình Văn học Việt Nam thế kỷ XX do GS. Phan Cự Đệ chủ
biên có bài viết Tiểu thuyết lịch sử đã khái quát nên chặng đường tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam thế kỷ XX, đặc biệt còn đưa ra hệ thống các quan niệm của
Hellas.Haasse, George Lukacs...
Tác giả Phan Tuấn Anh ở bài viết Lịch sử như là hư cấu - quan điểm mới
về đề tài lịch sử đã đưa ra một quan niệm mới về tiểu thuyết lịch sử: “Đặt tác
phẩm văn học viết về đề tài lịch sử như là ‘tri thức được bối cảnh hóa’, cần
được đánh giá lại, cởi mở hơn, dân chủ hơn và có tính đối thoại hơn...” [2].
Và quan điểm xem lịch sử như là hư cấu này cũng được các nhà nghiên cứu
đưa ra bàn luận trong buổi tọa đàm tại trường Đại học khoa học xã hội và
nhân văn - Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Hư cấu và
sự thật trong tiểu thuyết lịch sử”. GS. Trần Đình Sử với bài viết Suy nghĩ về
lịch sử và tiểu thuyết lịch sử cũng đã trình bày mối quan hệ giữa sự thật lịch
sử và hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử.
Một bài viết khác của GS. Trần Đình Sử: Về tiểu thuyết lịch sử đã nêu
khái niệm và mối quan hệ giữa tiểu thuyết lịch sử với lịch sử và tiểu thuyết
lịch sử với tiểu thuyết đồng thời tiếp cận với chủ nghĩa tân lịch sử.
Bên cạnh đó phải kể đến Nguyễn Văn Hùng với bài viết Những hình thái
diễn ngôn mới trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau Đổi mới đã trình bày về
bối cảnh hình thành diễn ngôn mới, phân loại hình thái diễn ngôn trong tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam sau Đổi mới và còn đưa ra nhận định về diễn ngôn
trong tiểu thuyết lịch sử :“Mỗi tác phẩm hiện hữu như là diễn ngôn lịch sử về
cá nhân nhằm đối thoại quá khứ, kết nối cuộc sống hôm nay để luận giải các
vấn đề nóng bỏng của thực tại và nhân sinh” [16]. Ở một bài viết có tựa đề
Diễn ngôn người kể chuyện trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986,
Nguyễn Văn Hùng đã đi vào phân tích khía cạnh cụ thể là diễn ngôn người kể
7
Khóa luận tốt nghiệp 2014 - 2018
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
chuyện trong một số tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Quốc
Hải, Võ Thị Hảo,...
Cùng trên tinh thần phân tích diễn ngôn lịch sử, tác giả Thái Phan Vàng
Anh trong cuốn Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI: Lạ hóa một cuộc chơi
đã chọn đối thoại làm góc nhìn, và xem đây là nguyên tắc quan trọng trong
nghiên cứu giải mã tiểu thuyết lịch sử. Nguyễn Văn Hùng lại chọn góc độ
người kể chuyện để lý giải, được thể hiện trong bài viết Diễn ngôn người kể
chuyện trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 được đăng trên tạp
chí khoa học ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh [17].
Bên cạnh đó, nhiều luận văn, luận án nghiên cứu về một tiểu thuyết lịch
sử cụ thể trên các phương diện: đặc trưng thể loại như nhân vật, kết cấu, nghệ
thuật trần thuật, ngôn ngữ,... Có thể kể đến Luận văn thạc sĩ Ngữ Văn năm
2008 của Bùi Thị Linh Chi với đề tài Mối tình đầu của Napoléon của
Annemarie Selinko - nhìn từ đặc trưng thể loại tiểu thuyết lịch sử, Nguyễn Thị
Ngọc Hân với đề tài Nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử qua hai tiểu thuyết
Mối tình đầu của Napoléon (A.Selinko) và Nửa kia của Hitler (E.Schmitt)
(Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn năm 2014), Luận án tiến sĩ có đề tài Đặc trưng
nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI tác giả Lê
Thị Thu Trang,... Luận văn thạc sĩ văn học năm 2014 của Trương Thị Nhung
với đề tài Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân
Khánh và Hội thề của Nguyễn Quang Thân, tập trung vào các thành tố quan
trọng của tiểu thuyết là cốt truyện, nhân vật, kết cấu, ngôn từ, giọng điệu. Một
đề tài khác cuãng khai thác ở những khía cạnh tương tự là Diễn ngôn lịch sử
trong tiểu thuyết Sương mù tháng Giêng của Uông Triều, tác giả Vũ Thị Minh
Thu (Khóa luận tốt nghiệp - Đại học sư phạm Hà Nội 2, năm 2017)…
Từ việc lựa chọn và khai thác tác phẩm của các tác giả, thấy được nỗ lực
mở ra góc nhìn rộng hơn, đầy đủ hơn về những sự kiện, nhân vật, giai đoạn lịch
sử cụ thể của một dân tộc mà đã được ghi chép lại trong các sách chính sử. Nhờ
đó, giúp người viết tham khảo và vận dụng vào định hướng trong nghiên cứu.
8
Khóa luận tốt nghiệp 2014 - 2018
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
2.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến diễn ngôn lịch sử trong
tiểu thuyết Lâu đài sói của Hilary Mantel
*Nhóm những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Lâu đài Sói của
tác giả Hilary Mantel
Cuốn tiểu thuyết với nhan đề Wolf Hall (dịch tiếng Việt: Lâu đài Sói)
xuất bản năm 2009, được dịch sang tiếng Việt Năm 2016 bởi Nguyễn Chí
Hoan với hơn 600 trang. Tác phẩm được ví như một “sự phục sinh” lịch sử
nước Anh trong những năm 1500 - 1535 dưới thời trị vì của vua Henry VIII:
thời kỳ của những biến động chính trị, tình yêu và sự phản bội. Bức tranh lịch
sử ấy qua ngòi bút của Mantel được tái hiện từ vị thái sư Thomas Cromwell
với quá trình ngoi lên nấc thang quyền lực trở thành cánh tay đắc lực của nhà
vua - nhân vật danh tiếng nhưng đầy bí ẩn trong sử sách nước Anh.
Tiểu thuyết này đã nhận được nhiều giải thưởng văn học cao quý: giải
Man Booker năm 2009, giải National Book Critics Award cho thể loại giả
tưởng năm 2009, giải Walter Scott Prize cho thể loại sử hư cấu năm 2010 và
cũng trong năm này giành giải The Morning New.
Lâu đài Sói là một tác phẩm mới nên những bài nghiên cứu chủ yếu là
những đánh giá, nhận định, khái quát về nội dung tiểu thuyết và hệ thống các
nhận vật. Ngay từ khi xuất bản thì cuốn tiểu thuyết đã nhận được nhiều đánh
giá tích cực từ các tờ báo uy tín trên thế giới.
Tờ USA Today (usatoday.com) nhận xét: “những người hâm mộ thể loại
tiểu thuyết lịch sử hoặc những kiệt tác văn học - chắc chắn sẽ hét lên sung
sướng khi cầm quyển sách này”. Một đánh giá khác “Lâu đài Sói của Hilary
Mantel là một thành tựu gây sửng sốt, một tiểu thuyết lịch sử xuất sắc” (dẫn
theo The New York Time review Book, 5/11/2009). Trên tờ The New Yorker,
nhà báo Joan Acocella đã đưa ra nhận xét về tác phẩm cũng như ngợi ca tài
năng của nữ nhà văn: “Điểm đặc sắc nằm ở việc khám phá bản chất tốt - xấu
trong những con người nắm quyền lực trong tay. Đó là nỗi đau, niềm hạnh
phúc, thỏa ước gian trá, những tên gián điệp, các cuộc hành hình, những bộ
9
Khóa luận tốt nghiệp 2014 - 2018
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
cánh hào nhoáng. Câu chuyện của bà tràn ngập màu sắc, âm thanh, và sống
động. Và đã thấm nhuần phong cách Shakespeare. Người ta đã nghe về nhà
văn được mệnh danh là James Joyce mới này” [50].
Khi Lâu đài Sói được dịch sang tiếng Việt cũng được đông đảo bạn đọc
và nhà nghiên cứu chú ý. Các trang báo, tạp chí có thể kể đến là Báo Mới,
VOA Vietnamese, Văn nghệ quân đội, Cosmolife,...
Bài viết Cuốn sách mới của Lại Nguyên Ân - tác giả Nhị Linh cũng nhắc
đến Lâu đài Sói của Hilary Mantel với những dòng “giải Man Booker thuộc
hàng uy tín hàng đầu năm châu bốn bể trong vòng ba năm trao tới hai giải cho
Hilary Mantel, tác giả hai cuốn tiểu thuyết lịch sử về một nhân vật Cromwell
danh tiếng (giải thưởng này không được trao chỉ vì Cromwell là một con
người kiệt xuất). Hai tiểu thuyết đó lần lượt mang tên Wolf Hall và Bring Up
the Bodies” [31]. Nhị Linh dành sự ca ngợi cho Mantel bởi: “Thoát khỏi định
mệnh thuyết” trong viết lịch sử là một việc rất khó nhưng là cốt tử để tiểu
thuyết lịch sử đúng là tiểu thuyết lịch sử; điều này Hilary Mantel đã làm được
một cách tuyệt vời...” [31].
Nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan - dịch giả của Wolf Hall sang tiếng Việt
trong một bài phỏng vấn với báo Đại đoàn kết trả lời cho câu hỏi: “Vì sao
chọn dịch Lâu đài Sói”, trong câu trả lời dịch giả đã nhấn mạnh đến tài năng
của tác giả cũng như cái hay của tiểu thuyết này.
Nhìn chung những công trình nghiên cứu gián tiếp và trực tiếp là nguồn
tư liệu quan trọng và gợi mở cho người viết hướng tiếp cận và tạo lập ý tưởng
cho việc khai thác tiểu thuyết Lâu đài Sói từ lý thuyết diễn ngôn lịch sử. Ở
Việt Nam việc vận dụng lý thuyết diễn ngôn vào giải mã các tiểu thuyết lich
sử tuy mamg tính thời sự nhưng không xa lạ bởi nó đã được nhiều tác giả thực
hiện trong những công trình nghiên cứu trước đó. Song với tiểu thuyết Lâu
đài Sói của Hilary Mantel tính cho đến nay thì vẫn chưa xuất hiện công trình
cụ thể nào sử dụng góc nhìn diễn ngôn để khám phá nó. Người viết với khóa
luận này mong muốn kế thừa những thành tựu về diễn ngôn, diễn ngôn lịch sử
10
Khóa luận tốt nghiệp 2014 - 2018
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
trong tiểu thuyết lịch sử,... để tiếp cận văn bản, nhằm góp phần lấp đầy những
“khoảng trống” trong nghiên cứu cuốn tiểu thuyết Lâu đài Sói. Và thông qua
đó trả lời các câu hỏi liên quan đến vấn đề nghiên cứu: Diễn ngôn và diễn
ngôn trong tiểu thuyết lịch sử là gì? Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Lâu
đài Sói biểu hiện ở những phương diện nào và ra sao? Dưới góc nhìn diễn
ngôn lịch sử thì Lâu đài Sói có những nét độc đáo gì?...
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (đã sửa)
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề diễn ngôn lịch sử trong tiểu
thuyết Lâu đài Sói của nhà văn Hilary Mantel được thể hiện qua những
phương diện sau: điểm nhần trần thuật và hệ thống nhân vật lịch sử, không
gian thời gian nghệ thuật cũng như kết cấu, ngôn ngữ và biểu tượng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi chủ yếu của đề tài là tiểu thuyết Lâu đài Sói của Hilary Mantel
với dung lượng hơn 600 trang, được Nguyễn Chí Hoan chuyển dịch từ bản
tiếng Anh, do nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2016.
Bên cạnh đó, khóa luận còn sử dụng một số tư liệu lịch sử liên quan đến
các nhân vật trong lịch sử nước Anh thế kỷ XVI như vua Henry VIII, thái sư
Thomas Cromwel, hoàng hậu Katherine, hoàng hậu Anne Boleyn,...
Để làm rõ những đóng góp cùng những tương đồng và khác biệt của tác
giả khi viết về đề tài lịch sử, chúng tôi mở rộng so sánh với các tác giả và tác
phẩm khác trong văn học thế giới như: Chiến tranh và hòa bình của Lep
Tolstoi, Nửa kia của Hitler của A.Selinko, Mối tình đầu của Napoléon của
A.Schmitt, cùng một số tiểu thuyết lịch sử khác ở Việt Nam: Hồ Quý Ly Nguyễn Xuân Khánh, Hội thề - Nguyễn Quang Thân,...
4. Phương pháp nghiên cứu (đã sửa)
4.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Đây là phương pháp nghiên cứu chủ đạo trong quá trình thực hiện đề tài
Phương pháp này đòi hỏi người viết vận dụng kiến thức của các ngành như lịch
11
Khóa luận tốt nghiệp 2014 - 2018
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
sử, phân tâm học, thi pháp học, tự sự học, văn hóa học… cùng phối kết hợp để
làm rõ những phương diện về diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Lâu đài Sói.
4.2. Phương pháp cấu trúc - hệ thống
Trong quá trình nghiên cứu, người viết sử dụng phương pháp này để đặt
tác phẩm trong một cấu trúc hoàn chỉnh, đồng thời hệ thống hóa các vấn đề
trên cơ sở các luận điểm khoa học, nhằm đưa ra những kiến giải về diễn ngôn
lịch sử trong tiểu thuyết Lâu đài Sói.
4.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Chúng tôi sử dụng phương pháp này trong việc phân tích văn bản, diễn
giải các luận điểm, từ đó tổng hợp và nâng cao vấn đề nghiên cứu.
4.4. Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng trong việc so sánh, đối chiếu
diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Lâu đài Sói với những tiểu thuyết lịch sử
khác, nhằm chỉ ra những tương đồng và khác biệt, từ đó đánh giá đặc trưng
của cảm quan lịch sử cũng như nghệ thuật kiến tạo diễn ngôn lịch sử của
Hilary Mantel.
5. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của
khóa luận triển khai gồm 3 chương:
Chương 1: Nghiên cứu văn học từ góc nhìn diễn ngôn lịch sử và hành
trình sáng tác của nhà văn Hilary Mantel.
Chương 2: Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Lâu đài Sói nhìn từ điểm
nhìn trần thuật và hệ thống nhân vật.
Chương 3: Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Lâu đài Sói nhìn từ không
gian, thời gian nghệ thuật, giọng điệu và biểu tượng.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NGHIÊN CỨU VĂN HỌC TỪ GÓC NHÌN DIỄN NGÔN LỊCH SỬ
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN HILARY MANTEL
12
Khóa luận tốt nghiệp 2014 - 2018
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
1.1. Lý thuyết diễn ngôn trong nghiên cứu văn học
1.1.1. Khái niệm diễn ngôn trong ngôn ngữ học và văn học
Diễn ngôn là khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học xã
hội và nhân văn, song vì sự phức tạp bên trong chính nó mà chưa có sự thống
nhất cách hiểu chung. Mỗi nhà nghiên cứu tự có cách lý giải riêng theo góc
nhìn khác nhau và nhiệm vụ của người đọc là chọn lựa cho phù hợp bằng
cách đặt vào đúng ngữ cảnh sử dụng. Tựu trung lại thì tất cả những nghiên
cứu, những kiến giải đều hướng tới trả lời cho câu hỏi: Diễn ngôn là gì?. Nếu
đi sâu vào nghiên cứu phạm trù này thì sẽ thấy không ít khái niệm khác nhau
về diễn ngôn. Bài viết 22 định nghĩa về diễn ngôn (tác giả của bài viết) thống
kê được hơn 20 định nghĩa khác nhau về diễn ngôn đến từ các nhà nghiên cứu
khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này người viết không thể lọc
ra hết những khái niệm đó mà chỉ dẫn ra một vài định nghĩa được xem là phổ
biến nhất.
Chiết tự hai thành tố trong đó ta được “diễn” tức diễn giải, diễn đạt, hiểu
một cách đơn giản là trình bày, phát biểu, tường thật lại một vấn đề nào đó;
“ngôn” tức ngôn ngữ. Gộp chung có thể tóm gọn: diễn ngôn là sự trình bày,
diễn đạt bằng ngôn ngữ.
Cụm từ diễn ngôn (discourse) được bắt nguồn từ tiếng Latinh
“discoursus”, mà gốc động từ của nó là “discurere” có nghĩa “tán láo chơi, nói
huyên thuyên” - tức “diễn ngôn” ở đây diễn đạt là chuỗi lời nói, một lượt lời
có độ dài không xác định, bị hạn chế bởi yếu tố khách quan.
Theo trang từ điển thì diễn ngôn được xem
là “sự giao tiếp hay tranh luận bằng ngôn ngữ nói hay viết. Diễn ngôn còn
có thể được gọi bằng những tên khác nhau như hội thoại, tranh luận hoặc
chuỗi lời nói”.
Có thể đưa ra thêm một số các khái niệm khác nữa của các nhà nghiên
cứu để nhấn mạnh sự phức tạp trong việc tìm ra sự thống nhất một cách diễn
đạt khái niệm cho thuật ngữ “diễn ngôn”. Feun A Van Dijk cho rằng “Diễn
13
Khóa luận tốt nghiệp 2014 - 2018
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
ngôn là sự kiện giao tiếp giữa người nói và người nghe (người quan sát…)
trong quá trình hành động giao tiếp trong ngữ cảnh không gian, thời gian
nhất định” [28]. Ý kiến khác của Norman Fairklough : “Diễn ngôn là cái
ngôn ngữ được dùng trong quá trình biểu đạt thực tiễn xã hội khác với quan
điểm cá nhân” [28].
Khái niệm diễn ngôn được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như
ngôn ngữ, văn hóa, xã hội học, văn hóa, tâm lý học, triết học, văn học. Ta có
thể bắt gặp nhiều diễn ngôn khác nhau như: diễn ngôn chính trị, diễn ngôn tội
phạm, diễn ngôn âm nhạc, diễn ngôn giao tiếp thường nhật, diễn ngôn chấn
thương… Ở mỗi lĩnh vực khác nhau thì thuật ngữ này lại mang nội hàm riêng
tùy theo “đường đi” của các nhà nghiên cứu. Trong lí luận hiện nay có 3
khuynh hướng nghiên cứu: một là tiếp cận diễn ngôn từ ngữ học do các nhà
ngôn ngữ học đề xuất, hai là tiếp cận diễn ngôn từ lí luận văn học do
M.Bakhtin đưa ra và ba là tiếp cận diễn ngôn từ xã hội học với đại diện tiêu
biểu là Foucault. Theo các nhà lí luận văn học thì “diễn ngôn là một cấu trúc
liên văn bản chủ thể” [38], tức diễn ngôn không phải mặc định là một văn bản
cụ thể nào mà nó chính cái hình thành nên cơ chế văn bản. Nó tồn tại bên ngoài
chi phối các vấn đề như: Ai nói? Nói cái gì? Nói như thế nào?... theo những
“luật lệ” bên trong và ngoài diễn ngôn - mà cụ thể ở đây là quyền lực và văn
hóa. Với phạm vi và mục đích của công trình này, người viết đề cập đến lần
lượt vấn đề từ diễn ngôn trong ngôn ngữ học đến diễn ngôn trong văn học.
Trong bài viết Bước đầu nhận diện diễn ngôn, diễn ngôn văn học, diễn
ngôn thơ của tác giả Trần Thiện Khanh đã thống kê rằng có ít nhất năm nhóm
quan niệm về diễn ngôn trong ngôn ngữ học. Cụ thể nhóm thứ nhất sử dụng
khái niệm diễn ngôn (discourse) và văn bản (text) đồng nghĩa với nhau, hoặc
phân biệt hai khái niệm này bằng cách đính kèm chúng vào một trong hai
dạng tồn tại của ngôn ngữ. Ở nhóm thứ hai các nhà nghiên cứu lại cho rằng
diễn ngôn thuộc đơn vị của ngữ nghĩa, ngược lại văn bản thuộc đơn vị của
ngữ pháp. Với cách hiểu này, người ta đã phân biệt rạch ròi hai phạm trù khác
14
Khóa luận tốt nghiệp 2014 - 2018
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
nhau: diễn ngôn và văn bản. Với nhóm thứ ba quan niệm diễn ngôn chịu sự
phán xét của dụng học còn văn bản trở thành đối tượng của ngôn ngữ học văn
bản. Nhóm thứ tư đề nghị nên sử dụng tên gọi diễn ngôn để chỉ quá trình và
sự kiện giao tiếp có tính chỉnh thể và có mục đích; còn thuật ngữ văn bản
dùng để chỉ sản phẩm của quá trình giao tiếp, sự kiện giao tiếp ấy. Nhóm thứ
năm gồm các nhà chức năng luận chủ trương đặt diễn ngôn vào ngữ cảnh văn
hóa xã hội, và cấu trúc luận thiên về mô tả cấu trúc độc lập của diễn ngôn.
1.1.2. Những đặc điểm của diễn ngôn trong văn học
Cho đến nay, thuật ngữ diễn ngôn đã được nảy sinh và dần ổn định chỗ
đứng” trong nền học thuật, phê bình và lý thuyết văn học, hình thành một
phạm trù nghiên cứu riêng. Lần theo khai mở từng nút thắt để tìm ra sự thông
đạt trường lý thuyết này chính là việc trả lời cho những câu hỏi liên quan như:
Diễn ngôn văn học chịu sự chi phối của cái gì?, những đặc điểm nào để nhận
biết và phân biệt với các diễn ngôn khác?.
Trước hết, diễn ngôn văn học là diễn ngôn về một hình thái nghệ thuật
ngôn từ trong đó có sự thống nhất biện chứng giữa hình thức và nội dung,
hình thức và tư tưởng. Từ đó đi trả lời cho câu hỏi đầu tiên, nếu đặt diễn ngôn
văn học trong một ngữ cảnh - tức là thời điểm, bối cảnh xã hội nhất định, sẽ
nhận thấy rằng nó chịu sự chi phối của hình thái ý thức xã hội: ý thức hệ, văn
hóa, tôn giáo, thị hiếu thẫm mĩ,… Dưới những sự chi phối ấy thì sẽ tạo nên
những diễn ngôn khác nhau - yếu tố định hình dấu ấn thời đại. Chẳng hạn,
văn học sử thi thời kỳ cách mạng thường gắn liền với cảm hứng chủ đạo là
ngợi ca, diễn tả cái hào hùng của một thời đại khói lửa oanh liệt. Song do sự
thay đổi của bối cảnh lịch sử mà cảm hứng ấy được “thay thế”, chuyển dần
thành cảm hứng con người thế sự, đời tư. Lúc này, xuất hiện những diễn ngôn
mới đi sâu khai thác cái tôi cá nhân, con người trần tục với những góc khuất
cần khám phá. Sỡ dĩ có từ “cái ta” chung của cộng đồng chuyển sang “cái tôi”
cá nhân là quá trình thay đổi dưới tác động thời đại.
15
Khóa luận tốt nghiệp 2014 - 2018
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
Rõ ràng nằm trong quy tắc ngầm chi phối như thế nên mỗi thời kỳ, giai
đoạn khác nhau thì diễn ngôn trong văn học cũng mang điểm chung và điểm
khu biệt để phản ánh hiện thực xã hội. Hiểu như thế để đi vào trả lời câu hỏi
thứ hai: “Những đặc điểm nào để nhận biết và phân biệt diễn ngôn văn học
với các diễn ngôn khác?” - và câu hỏi đó được giải đáp như sau:
Từ bài viết Bước đầu nhận diện diễn ngôn, diễn ngôn văn học, diễn
ngôn thơ (bài 1), tác giả Trần Thiện Khanh đã đề cập đến một số đặc điểm cơ
bản của diễn ngôn trong văn học, kết hợp với đó từ những nghiên cứu của
người viết tạm thống kê các đặc điểm sau của diễn ngôn văn học:
Thứ nhất, một đặc điểm dễ nhận biết nhất là diễn ngôn văn học có tính
lịch sử. Như đã dẫn ra ở trên, chính vì diễn ngôn gắn chặt với lịch sử tư
tưởng, chịu sự chi phối của hình thái ý thức xã hội cho nên luôn có những quy
tắc riêng về lối nói, hình thức nói, ý thức nói trong mỗi cộng đồng ở mỗi thời
đại lịch sử khác nhau. Và đặc biệt nó sẽ thay đổi theo mốc thời gian khác
nhau. Đó chính là hệ quả của mối quan hệ giữa tri thức và quyền lực trong diễn
ngôn. Đơn cử xét trong tiến trình văn học Việt Nam thì đặc điểm này là nền
tảng lý giải những sự ràng buộc, quy tắc ngầm chi phối ý thức sáng tác của mỗi
cá nhân trong cùng thời đại. Cùng là đả kích giai cấp thống trị nhưng nếu như
văn học giai đoạn 1930 - 1945 lại né tránh hoặc lựa chọn cách nói khác (chẳng
hạn như Chí Phèo - Nam Cao, Tắt đèn - Ngô Tất Tố,…) thì đến giai đoạn 1945
- 1975 vấn đề ấy được khai thác một cách trực diện, xoáy sâu (có thể kể đến Vợ
chồng A Phủ - Tô Hoài, Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành,…)
Thứ hai, diễn ngôn trong văn học bên cạnh tính lịch sử bao giờ cũng
chịu ảnh hưởng của nền tảng văn hóa, đặc biệt là vô thức tập thể. Yếu tố này
giữ vai trò quan trọng trong quá trình kiến tạo diễn ngôn, đặc biệt thể hiện sự
quy chiếu của diễn ngôn đến hiện thực xã hội, văn hóa.
Đặc điểm thứ ba là diễn ngôn văn học có tính quy chiếu. Cần phân biệt
được rằng không phải tự thân diễn ngôn văn chương có tính quy chiếu mà do
chủ thể phát ngôn đã làm ngôn ngữ có đặc điểm này. Và quy chiếu ở đây tạo
16
Khóa luận tốt nghiệp 2014 - 2018
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
ra nghĩa cho phát ngôn, duy trì phát ngôn và có thể là hợp thức hóa một hiệu
quả của văn bản. Quy chiếu thường diễn ra trên hai cấp độ: Cấp độ thứ nhất là
mô phỏng hiện thực, tái tạo hiện thực bằng hệ thống hình tượng. Cấp độ thứ
hai là quy chiếu vào chính nó và các văn bản khác tạo nên những kí mã thẫm
mĩ của nhà văn và mở rộng khả năng liên văn bản cho tác phẩm. Vì vậy khi
tiếp nhận văn bản văn học cần đặt nó trong mối quan hệ với văn bản tác giả
và văn bản người đọc.
Diễn ngôn văn học có tính chỉnh thể là đặc điểm thứ tư. Tức là nó được
tổ chức, sắp xếp theo một quy tắc, trình tự nhất định mà cơ sở của nó: “bắt
nguồn từ mối quan hệ có thực giữa người tạo ra phát ngôn với thế giới được
đề cập, giữa ngôn ngữ được sử dụng và vật đực nói đến; giữa điều đang được
nói đến với những yếu tố đã được đề cập trước đó; giữa các kí hiệu với nhau
và giữa các văn bản” [22].
Thứ năm, diễn ngôn văn học có tính hư cấu. Bản chất của văn chương là
hư cấu. Sự hư cấu trong diễn ngôn văn học được hiểu là hệ thống kí hiệu
trong văn bản được nhà văn sáng tạo là những điều không có thật. Tuy nhiên,
từ những chi tiết, hình ảnh, con người không có thật ấy, văn học buộc người
đọc phải liên hệ đến những vấn đề có thật trong đời sống. Vì vậy, diễn ngôn
văn học bao giờ cũng gắn liền với bối cảnh và dấu ấn thời đại.
Hai đặc điểm còn lại của diễn ngôn văn học gồm tính “lạ hóa” và tính
phỏng nhại. Chủ thể sáng tạo chủ động trong việc lụa chọn hình thức biểu đạt
diễn ngôn - đây là yếu tố quyết định đến “giá trị tồn tại” của sản phẩm văn
chương. Bởi lẽ nếu chỉ đứng yên trong khi các nhân tố xung quanh không
ngừng biến đổi thì sẽ mãi nằm trong vỏ bọc cũ mà thời gian có thể khiến nó
trở nên nhàm chán, lạc hậu. vì không ngừng “lạ hóa” sáng tạo mà nhiều diễn
ngôn tạo ra góp phần đưa những chủ thể sáng tác trở thành “hiện tượng văn
học”. Cùng với việc được “lạ hóa” thì diễn ngôn còn có khả năng “dung chứa,
hấp thụ trong nó các tổ chức diễn ngôn của các lĩnh vực khác như: lịch sử,
văn hóa, triết học,…diễn ngôn văn học còn hướng tới nhận diện, phân biệt và
17
Khóa luận tốt nghiệp 2014 - 2018
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
đối thoại với các diễn ngôn khác”. Đặc điểm này biểu hiện đa dạng như
phỏng nhại thể loại, phongách, nội dung,…Chẳng hạn “hiện tượng lạ”
Nguyễn Huy Thiệp không chỉ “lạ hóa” trong sáng tác mà còn có thể tìm thấy
hình thức nhại ca dao, thơ… ở những đứa con tinh thần của ông.
1.2. Về vấn đề diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử
Mối quan hệ giữa văn học với khung tri thức, từ một phương diện khác,
làm xuất hiện một tương quan mới giữa văn bản văn học và các kiểu loại văn
bản khác. E. Said và những nhà phê bình Chủ nghĩa lịch sử mới (Stephen
Greenblatt) cho rằng văn học cần được nghiên cứu cùng với các văn bản khác,
chẳng hạn như văn bản du lịch, văn bản khoa học, các bài tiểu luận... để tạo
nên mối liên hệ của văn bản văn học với bối cảnh diễn ngôn của nó [13] hay
nói cách khác với khung tri thức của một giai đoạn, một thời đại lịch sử cụ
thể. Điều đó cũng có nghĩa là: một mặt những vấn đề đặt ra trong tác phẩm
văn học hoàn toàn có thể tìm thấy ở những loại văn bản khác; và mặt khác có
thể xuất phát từ những vấn đề được đề cập đến trong những loại văn bản khác
như một gợi ý để lí giải và tìm kiếm những vấn đề mà đôi khi khó nhận biết
hoặc lí giải đầy đủ nếu chỉ thuần túy nhìn nhận từ văn bản văn học. Đây là lí
do khiến các nhà sử học, chẳng hạn như Hayden White, cho rằng: “văn bản
lịch sử chia sẻ mã ngôn ngữ với các văn bản văn học; do đó, cả hai đều sử
dụng tự sự, tiêu điểm và điểm nhìn và cả hai văn bản (văn học và lịch sử) đều
dựa trên những nguồn diễn ngôn tương tự trong một văn cảnh cụ thể. Điều
này khiến cho vấn đề ranh giới giữa những thể loại văn bản được xem là hư
cấu (fiction) như văn học và phi – hư cấu (non-fiction) như lịch sử cần phải
được thảo luận lại” [41]. Ngay cả khi người ta không tán thành luận điểm trên
thì việc nhận diện thế nào là một tác phẩm văn học (hư cấu) cũng cần phải
được nhìn nhận, lí giải dưới một ánh sáng mới.
Lịch sử từ lâu đã trở thành ngồn cảm hứng trong hành trình sáng tạo văn
chương nghệ thuật của các nhà văn, là chất liệu đan dệt nên hình thái diễn
ngôn sinh động, mới lạ. Sống lại một thời dĩ vãng tức là tìm lại sự thích ứng,
18
Khóa luận tốt nghiệp 2014 - 2018
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
trải nghiệm lại và hơn nữa là tìm giá trị minh triết về cuộc đời, về nhân sinh.
Đấy là sứ mệnh nhỏ của tiểu thuyết lịch sử. Khi nghiên cứu đề tài này, sự băn
khoăn đặt ra “thúc đẩy” lần tìm vào bản chất vấn đề ở đây là: vậy thì diễn
ngôn lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử có gì khác biệt với diễn ngôn lịch sử
trong khoa học lịch sử?. Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử là yếu tố
tạo nên sức hấp dẫn riêng của thể loại đặc thù này.
1.2.1. Diễn ngôn lịch sử trong khoa học lịch sử
Lịch sử được biết đến là bộ môn khoa học nghiên cứu về quá khứ mà
tâm điểm là những sự kiện liên quan đến con người. Khi bàn đến diễn ngôn
lịch sử trong khoa học lịch sử hiểu một cách trực tiếp nhất là cách tổ chức
ngôn từ, hay những quy tắc phát ngôn trong bộ môn lịch sử - lưu ý ở đây là
chính sử. Với diễn ngôn này, có những quy định và yêu cầu về nội dung, hình
thức tổ chức như sau:
Thoạt tiên, vì lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật và tồn tại khách
quan trong quá khứ cho nên không thể phán đoán, suy luận hay tưởng tượng
để nhận thức lịch sử mà cần thông qua “dấu tích” của quá khứ, những chứng
cứ tồn tại - tức phải đảm bảo tính chân thật, khách quan và chính xác. Điều ấy
chứng tỏ thái độ tôn trọng những gì đã qua. Với yêu cầu này thì người chép sử
được xem là “thư ký trung thành của thời đại”, anh ta phải thuật lại nguyên
văn những gì đã xảy ra một cách khách quan, loại trừ những chủ ý riêng và
đặc biệt không hư cấu lịch sử. Trong triều đình, những viên quan (thuộc hàng
nhất phẩm) có nhiệm vụ ghi chép lại một cách trung thành, đầy đủ những gì
đã xảy ra trong thời đại sống của họ. Các viên quan mang cả danh dự và tính
mạng để đảm bảo “trung thành tuyệt đối” với sự thật.
Với chính sử thì sự kiện là yếu tố nòng cốt và hiện diện trong đó là nhân
vật lịch sử. Họ là những con người của sự kiện, của chiến công và cả những
“tội đồ” của lịch sử. Các nhà viết sử chỉ quan tâm đến sự can dự, việc làm của
những con người này có tác động đến tiến trình, diễn biến của sự việc hay
19
Khóa luận tốt nghiệp 2014 - 2018
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
không. Còn những khía cạnh khác của những con người lịch sử này như tâm
lý, đời sống nội tâm cá nhân không thuộc phạm vi quan tâm của sử gia.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc
tích nước nhà Việt Nam”. Suy rộng ra, viết lịch sử là để cho hậu thế biết được
người đi trước đã sống như thế nào, đã trải qua những sự kiện nào, thời gian,
địa điểm, nguyên nhân và cả ý nghĩa. Chẳng hạn như lịch sử hào hùng của
dân tộc Việt Nam qua trận chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thời
Trần, chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954… Theo đó thì người viết sử chỉ
cần tập trung vào sự kiện và bản chất của nó chứ không cần thiết đi sâu vào
tiểu tiết vì cái cần là để dễ ghi nhớ nên cần ngắn gọn, rõ ràng. Ngô Sĩ Liên
trong Đại Việt sử ký toàn thư khi thuật lại sự kiện Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà
Trần đã viết thế này: “Tháng 2 ngày 28 Quý Ly bức vua nhường ngôi và buộc
người tôn thất và các quan 3 lần dâng biểu lên ngôi…Rồi tự lập làm vua, đặt
niên hiệu là Thánh Nguyên, quốc hiệu là Đại Ngu, đổi thành họ Hồ” [19].
Bởi những tính chất trên nên điểm nhìn của diễn ngôn khoa học lịch sử
là điểm nhìn bên ngoài, trung tính. Ngoại trừ một số trường hợp các sử quan
có đưa ra lời bàn được viết theo điểm nhìn của họ tại thời điểm đó thì những
đánh giá này đứng trên quan điểm, lập trường của giai cấp cầm quyền.
Công việc ghi chép lịch sử là tường thuật lại diễn biến sự việc theo ngôi
thứ 3, đứng bên ngoài nhìn vào, không bày tỏ bất kỳ một thái độ, đánh giá cá
nhân dù tích cực hay tiêu cực. Những vị thư ký trung thành của thời đại ấy
buộc phải tuân thủ các yêu cầu trên đây và quá trình tạo lập nên văn bản lịch
sử của họ chính là quá trình tạo ra một diễn ngôn được gọi là diễn ngôn khoa
học lịch sử. Và diễn ngôn này được dùng trong bộ môn khoa học lịch sử.
1.2.2. Sự kiến tạo diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử
Văn học là mảnh đất màu mở để các tài năng văng chương có thể thỏa
sức sáng tạo, thể nghiệm với nhiều thể loại khác nhau. Một phần trong xu
hướng chung của xã hội là xích lại gần với quá khứ (bằng âm nhạc, điện ảnh,
tạo hình và cả văn học). Nó trở thành kho tư liệu phong phú mà tác giả viết
20
Khóa luận tốt nghiệp 2014 - 2018
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
tiểu thuyết lịch sử có thể tự do lựa chọn. Nhu cầu của tiểu thuyết lịch sử trước
hết là nhu cầu diễn ngôn, là đối thoại, phản biện lại với lịch sử từ đó tìm ại
những khả năng đã mất, những góc nhìn mới. Hiểu một cách bao quát, tiểu
thuyết lịch sử là một loại diễn ngôn đặc thù về sự thật lịch sử chứ không phải
là bản thân của sự thật lịch sử - đó là nhiệm vụ của văn bản chính sử. Có thể
đặt trong tương quan nhìn nhận như sau: những diễn biến, sự kiện, nhân vật,
… trong chuyên ngành lịch sử được nhìn nhận, đánh giá khách quan, cần sự
thống nhất trong nhóm chép sử. Ngược lại, tiểu thuyết lịch sử là sản phẩm của
cá nhân chủ thể sáng tác chính vì thế mà lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử còn
chân thực hơn cả lịch sự trong khoa học lịch sử. Bởi lẽ với tiểu thuyết tác giả
có quyền phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo,…để hư cấu tạo độ thu hút cho
câu chuyện. Từ đây rút ra được kết luận: diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết
lịch sử không giống với diễn ngôn lịch sử trong khoa học lịch sử. Khi nghiên
cứu diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử sẽ hiểu thêm về hệ ý thức xã
hội, đặc điểm văn hóa, quan điểm và trạng thái của cá nhận sáng tác,…Tựu
trung lại ở mấy đặc điểm lớn sau :
1.2.2.1. Hòa quyện giữa hư cấu và sự thật - khai mở
những vùng mờ lịch sử
Thường con người ta vốn hay hoài cổ, tức là muốn sống lại ký ức, không
phải bởi sự tò mò mà còn là niềm kiêu hãnh về một thời. Một phần hiểu được
điều ấy, các nhà văn thường tìm về với quá khứ để chắt lọc sự thật , tiến hành
nhào nặn bằng cảm quan, tài năng của cá nhân gieo hạt mầm mới trên mảnh
đất cũ có sẵn. Bởi thế, giữa tiểu thuyết và sử học (hoặc nói cách khác là văn
học và sử học) có mối quan hệ mật thiết. Đầu tiên, sự giống nhau dễ nhận biết
nhất ở việc chúng đều là chuyện kể - tức là có cốt truyện, diễn biến, sự kiện,
… Tiếp đến đều nhìn về một đối tượng chung là cuộc sống con người quá khứ
và đương nhiên chứa đựng trong đó chính là sự thật.
Song tiểu thuyết lịch sử không chỉ đơn thuần là tác phẩm văn học lấy chất
liệu từ lịch sử mà sứ mệnh - tức nhiệm vụ của nó là: “sáng tạo ra một diễn ngôn
21
Khóa luận tốt nghiệp 2014 - 2018
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
mới về lịch sử, nêu ra cách nói mới, góc nhìn mới, phán xét mới, gợi mở khả
năng mới” [39]. Chính vì lâu nay người ta vẫn thường hay áp đặt hoặc nhầm
lẫn nhắc đến tiểu thuyết lịch sử việc đầu tiên là phải trung thành với sự thật lịch
sử. Mặc định rằng nó cứ phải là nội dung của tiểu thuyết mà vô tình lại quên đi
rằng, cái “sự thật” ấy chỉ là vỏ vật chất bên ngoài mà dung chứa bên trong nó là
những tư tưởng riêng, độc đáo, khác lạ - đấy là nội dung mang ý nghĩa sâu sắc
và nhờ đó thúc đẩy ngòi bút của nhà văn. Xác định được cái đích mà tiểu
thuyết lịch sử cần hướng tới dễ dàng nhận ra rằng trong tác phẩm thì sự thật
lịch sử chỉ là cốt truyện của câu chuyện được kể, chỉ mang tính định hình chứ
không phải là nội dung chi tiết của tiểu thuyết lịch sử.
Những yếu tố như thời gian, sự kiện, nhân vật, diễn biến chính, phong
tục, qui ước xã hội,… đã từng tồn tại ấy được tiểu thuyết lịch sử mượn lại để
tạo ra diễn ngôn mới về lịch sử. Như thế việc tái hiện lại lịch sử không phải là
yêu cầu hàng đầu bởi lẽ điều ấy ngay cả bản thân sử học cũng không đảm bảo
tuyệt đối. Có thể ngầm hiểu rằng trong tiểu thuyết lịch sử thì sự thật lịch sử
được ví như cái giá để tiểu thuyết gia treo câu chuyện của mình lên đó. Lịch
sử trong tiểu thuyết lúc này trở thành lịch sử trong cảm nhận cá nhân được
nhà văn nhìn nhận bằng điểm nhìn văn hóa, triết học lịch sử và thụ hưởng trên
tinh thần nhân văn hiện đại.
Hư cấu được xem là bản chất của tiểu thuyết, là phần sáng tạo của chủ
thể sáng tác. Do vậy tiểu thuyết lịch sử thường chứa đựng hai lần lịch sử: lịch
sử thời đã qua và lịch sử thời người viết đang sống. Nhà văn Macxim Gorky
cho rằng tỉ lệ giữa sự thật và hư cấu trong tiểu thuyết là 2/98. Một ví dụ ở bộ
tiểu thuyết đồ sộ được mệnh danh là tứ đại kỳ thư trong văn học Trung Quốc Tam quốc diễn nghĩa, người ta thống kê tỉ lệ đó là 3/7 nhưng trên thực tế thì tỉ
lệ ấy có thể lớn hơn nhiều. Hay như trong một bài phỏng vấn nhà văn Nguyễn
Xuân Khánh, tác giả cuốn tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly cũng đã trả lời câu
hỏi: Hư cấu và sự thật trong tiểu thuyết lịch sử ? Ông đã nói rằng: “Đã gọi là
tiểu thuyết thì phải hư cấu. Khi hư cấu người viết vận dụng toàn bộ văn hóa
22
Khóa luận tốt nghiệp 2014 - 2018
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
tinh thần của mình, toàn bộ kinh nghiệm sống của mình. Đó là sự tổng hợp,
hòa trộn nhuần nhuyễn giữa thực và hư, giữa lịch sử và hiện tại, giữa tri thức
và cảm thức” [33].
Không nên nhầm lẫn rằng hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử là bỏ qua sự
thật lịch sử ấy nhưng dưới ngòi bút biến hóa của nhà văn, nó được viết lại bằng
tưởng tượng, sáng tạo, hoặc đưa những nhân vật hư cấu vào thêm bên cạnh
nhân vật lịch sử. Buộc phải hư cấu, thêm thắt tình tiết bởi lẽ bản thân những sự
kiện và nhận vật trong sách sử rất giản đơn, nhưng chính nhờ hư cấu mà tiểu
thuyết gia khắc họa bức tranh có tính bách khoa về thời đại mà nhân vật lịch sử
của mình sống, mang lại cho lịch sử những “gương mặt người”.
M.Gorky cũng từng khẳng định: “Lịch sử đích thực của con người phải
do nhà văn viết chứ không phải do nhà sử học viết” [30] đã phần nào giúp ta
hình dung được tầm quan trọng của chủ thể sáng tạo trong tiểu thuyết lịch sử.
Những vùng mờ, điểm tối mà nhà sử học chưa chạm đến đã được nhà văn hư
cấu, khai mở ở tầng vỉa sâu của những bí ẩn, khuất lấp, ý thức và vô thức,
khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường. Nhà văn rót vào đó những chi tiết
thường nhật, những góc khuất nội tâm, những trạng huống tâm lý phức tạp
với bao quan hệ chồng chéo, ẩn chìm. Sự hòa quyện hài hòa giữa hư cấu và sự
thật của tiểu thuyết lịch sử sẽ tạo nên một diễn ngôn lịch sử mới. Tiếng nói ấy
làm cho lịch sử “sống dậy” một cách sống động, cụ thể, gần gũi, thổi vào
những bài học chân lý về cuộc sống hiện tại.
1.2.2.2. Tính đối thoại - sự kết nối hình tượng nghệ thuật với nhân vật
lịch sử
M.Bakhtin - triết gia, lý thuyết gia về tiểu thuyết, được xem là nhà phê
bình Nga lớn nhất thế kỷ XX, đã chỉ ra rằng: “bản chất của đời sống là đối
thoại. Sống có nghĩa là tham gia vào đối thoại: đặt câu hỏi, lắng nghe, trả lời,
đồng ý” [18]. Hiểu một cách đơn giản, con người thông qua sự đối thoại
khẳng định được sự tồn tại của mình.
23
Khóa luận tốt nghiệp 2014 - 2018
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
Cũng theo Bakhtin, tiểu thuyết là diễn ngôn của người khác, suy rộng ra
diễn ngôn trong tiểu thuyết là sự đối thoại giữa các diễn ngôn với nhau. Và
Tz.Todorov trong công trình M.Bakhtin - những nguyên tắc đối thoại đã dẫn
ra và cho rằng vấn đề đối thoại giữa các nhân vật với nhau, giữa tác giả và
bạn đọc, giữa nhà văn và bạn đọc đã hình thành nên một cuộc đối thoại lớn
của tiểu thuyết - tức là đối thoại được diễn ra trên nhiều cấp độ. Và tính đối
thoại của diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử là “mấu chốt” kéo người
đọc tham gia vào câu chuyện, buộc họ phải nghiền ngẫm, cùng chiêm nghiệm,
thử thách khám phá con người và cuộc đời.
Cùng với đó Bakhtin cũng nổi tiếng với công trình nghiên cứu về tiểu
thuyết của Dostoyevsky trong đó, ông phát biểu “Xu hướng đối thoại rõ ràng
là hiện tượng tiêu biểu của tất cả mọi diễn ngôn. Đó là mục đích tự nhiên
của mọi diễn ngôn sống động. Diễn ngôn của người này tiếp giáp với diễn
ngôn của người khác trên tất cả mọi con đường dẫn tới đối tượng và nó
không thể không đi vào mối tác động qua lại tích cực và sống động với đối
tượng đó” [8]. Bên cạnh đó, trong đề tài này tính đối thoại còn thể hiện rõ
qua việc kết nối hình tượng nghệ thuật với nhân vật lịch sử. Các tiểu thuyết
gia ảnh hưởng bởi “thái độ bất tín lịch sử”, họ cho rằng mọi thứ đều không
hoàn toàn là chân lý tuyệt đối mà thay vào đó nó mang tính tương đối. Có
thể kể đến hàng loạt tiểu thuyết lịch sử chi phối bởi cảm thức đối thoại này
như: Nửa kia của Hitler (A.Selinko), Người tình của Napoleon (A.Schmitt),
Lâu đài Sói (Hilary Mantel), Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Sông Côn
mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác),…
Những sự kiện, nhân vật, diễn biến xảy ra trong lịch sử trở thành phương
tiện để nhà văn luận giải, đối thoại lại với lịch sử và độc giả. Cái đích cuối
cùng mà các nhà tiểu thuyết hướng tới là giải mã được các nghi vấn có tính
phổ quát, soi rọi quá khứ bằng cái nhìn và tinh thần hiện đại, đưa ra bài học
cho thực tại. Trong tiểu thuyết lịch sử, các nhân vật được đặt chồng chéo trên
những mối quan hệ đời thường, xoáy sâu vào phần khuất lấp và bi kịch nội
24
Khóa luận tốt nghiệp 2014 - 2018
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Thanh Bình
tâm, nơi có sự giao thoa giữa cái phi thường và đời thường, ý thức và vô thức.
Nhân vật được xem là “tượng đài” trong lịch sử thì khi bước vào trang tiểu
thuyết hóa thành hình tượng văn học có khả năng bị sụp đổ “thần tượng”.
Về tác phẩm được khảo sát trong đề tài này - Lâu đài Sói, đặt ra nhiều
vấn đề: thay đổi hay giữ nguyên, cách hành xử của con người trước chuyển
biến thời cuộc, đổ vỡ niềm tin, xoay chuyển quyền lực, và cả những bi kịch cá
nhân trong bão táp lịch sử. Hilary Mantel đã chọn Thomas Cromwell - một
nhân vật lịch sử nhiều bí ẩn của vương quốc Anh thế kỷ XVI để giải bày
những nghĩ suy về lịch sử. Đặt trong tương quan đối thoại, Mantel đã xây
dựng hình tượng nhân vật lịch sử với quá trình ngoi lên nắm bắt quyền lực
“dưới một người trên vạn người”. Với lịch sử, Thomas Cromwell là nỗi “kinh
hoàng” với thủ đoạn sát hại những kẻ chống đối, là “cơn ác mộng” với sự xảo
trá, mánh khóe để từ một “tiện dân” trở thành cánh tay phải đắc lực của vua
Henry VIII. Dưới ánh nhìn và phản ánh của nữ tiểu thuyết gia, Cromwell trở
nên đa diện, nhiều chiều, một con người mà xét trong chừng mực nào đó là
một anh hùng, một nhà cải cách tài ba và cũng không thiếu những nếm trải bi
kịch riêng trong cuộc đời. Nhà văn đã tỉnh táo trong phác họa chân dung con
người lịch sử đa “sắc màu”.
Ngoài ra các nhà văn còn đối thoại với người đọc về những vấn đề liên
quan đến nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử,…liên hệ đến thực tại để rút ra
những bài học cuộc sống mà độc giả đang “đối mặt”. Giá trị của cuốn tiểu
thuyết nằm ở chỗ, viết về một vấn đề, con người trong độ lùi quá khứ không
ngắn song dù thời gian có trôi qua bao lâu thì vẫn luôn mang tính thời sự chứa đựng những vấn đề mang tính xã hội hiện tại.
Một bình diện khác, diễn ngôn tiểu thuyết lịch sử có thể dung nạp “nhiều
tiếng nói khác nhau thuộc phong cách khác nhau của các hạng người khác
nhau” trong xã hội. Trong đó chứa đựng những phát ngôn của con người ở
những thành phần kasc nhau tạo ra kiểu đối thoại mang đậm dấu ấn cá nhân,
của hằng số văn hóa cộng đồng.
25