Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Giảm nghèo bền vững tại địa phương, gai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.69 KB, 54 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề án:

Ngay từ ngày đầu thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chính sách chống giặc đói và giặc dốt, Người chỉ
rõ: “Chúng ta giành được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự
do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập
khi mà dân được ăn no, mặc đủ. Chúng ta phải thực hiện ngay: 1- Làm cho
dân có ăn. 2- làm cho dân có mặc. 3- Làm cho dân có chỗ ở. 4- Làm cho dân
có học hành ”.
Nhất quán tư tưởng của Bác, từ khi giành độc lập đến nay, nhất là thời kỳ
đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội
nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước ta đã kiên trì đề ra và thực hiện nhiều chính
sách giúp người dân làm ăn sinh sống để phát triển kinh tế, ổn định chính trị
và xã hội. Đại hội toàn quốc lần thứ VII (1991 - 1995) đã chủ trương thực
hiện xóa đói giảm nghèo; đến năm 1995 xóa đói giảm nghèo trở thành
Chương trình mục tiêu quốc gia; từ năm 1998, xóa đói giảm nghèo được xác
định là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài.
Thành ủy - Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.
HCM) đã chủ động mạnh dạn và khởi xướng, triển khai Chương trình Xóa đói
giảm nghèo (XĐGN) vào đầu năm 1992. Đây là một chủ trương đúng đắn,
sáng tạo, hợp với lòng dân nên được sự đồng thuận hưởng ứng và tham gia
tích cực của các tầng lớp nhân dân. Chương trình đã trở thành cuộc vận động
rộng lớn, nhanh chóng đi vào thực tiễn cuộc sống, tạo thành phong trào thi
đua sôi nổi, thiết thực của các cấp, các ngành và lan tỏa ra cả nước. Qua 23
năm từ chương trình này, hàng trăm ngàn hộ nghèo được hỗ trợ trực tiếp bằng
nhiều chính sách, giải pháp giảm nghèo thiết thực, đã vươn lên thoát nghèo

1



theo chuẩn Thành phố từng giai đoạn; bộ mặt các xã, phường ngày càng được
đổi thay theo hướng tích cực hơn, khang trang hơn. Hiệu quả của Chương
trình không chỉ mang tính an sinh xã hội mà còn có ý nghĩa hết sức quan
trọng trên nhiều lĩnh vực, cả về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Tuy nhiên, trước đây chúng ta nhận diện nghèo chỉ là đơn chiều theo thu
nhập hoặc chi tiêu, tức là chiều kinh tế, thước đo mức nghèo chỉ tính trên thu
nhập của đầu người trong một năm. Để công tác xóa nghèo có hiệu quả và
bền vững hơn, Việt Nam đang chuyển đổi cách nhận diện nghèo từ đơn chiều
sang đa chiều, và TP. HCM đang đi đầu trong chuyển đổi cách nhận diện
nghèo từ đơn chiều sang đa chiều, tiến hành thử nghiệm trên một số quận,
huyện để từ đó rút kinh nghiệm và mở rộng triển khai toàn thành. Tổng kết
Chương trình Giảm nghèo, tăng hộ khá (GN, THK) giai đoạn 4 (2014 – 2015)
quận Phú Nhuận đã đạt được mục tiêu không còn hộ nghèo có thu nhập 16
triệu đồng/người/năm trở xuống. Theo chuẩn nghèo mới của Thành phố, đòi
hỏi cần phải tập trung thực hiện giảm nghèo có hiệu quả và bền vững, bằng
hành động cụ thể, dưới tác động đồng bộ của nhiều chính sách, các nguồn lực
hỗ trợ, phải vận dụng thực hiện các chính sách đã đề ra, không thực hiện theo
lối mòn mà cần phải có những giải pháp thích ứng trong điều kiện và bối cảnh
mới phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, của thành phố và của
quận Phú Nhuận. Xuất phát từ mục tiêu nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách giảm nghèo một cách có hiệu quả và đảm bảo bền vững. Chính vì vậy,
học viên chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác Giảm nghèo, tăng hộ khá
tại quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2020” làm
đề tài nghiên cứu cuối khóa chương trình cao cấp lý luận chính trị.
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung:
Đề tài tập trung nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn việc thực hiện

2



công tác giảm nghèo tại quận Phú Nhuận, TP. HCM. Thông qua thực trạng,
phân tích những ưu - khuyết điểm trong việc thực hiện các chính sách, người
nghiên cứu sẽ đưa ra những nguyên nhân của thực trạng trên. Qua đó, kết hợp
với những quy định, hướng dẫn hiện hành về việc thực hiện các chính sách
giảm nghèo trên địa bàn quận Phú Nhuận nhằm đề xuất những giải pháp để
thực hiện chính sách giảm nghèo, tăng hộ khá có hiệu quả và đảm bảo giảm
nghèo bền vững đến năm 2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách giảm nghèo và thực tiễn việc
thực hiện các chính sách giảm nghèo, tăng hộ khá.
- Luận giải cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo
và giảm nghèo bền vững.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước trong việc thực hiện
chính sách giảm nghèo tại quận Phú Nhuận, TP. HCM.
- Đề xuất xây dựng một số giải pháp thực hiện chính sách giảm nghèo
hiệu quả để nâng cao đời sống cho các hộ nghèo (giai đoạn 2017 – 2020) trên
địa bàn quận Phú Nhuận.
3. Giới hạn nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nhiên cứu: Nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo, tăng
hộ khá.
3.2 Phạm vi nghiên cứu: tại quận Phú Nhuận, TP. HCM.
3.3 Thời gian nghiên cứu: chọn mốc từ năm 2017 – 2020.
*
*

3

*



B. PHẦN NỘI DUNG
1. Căn cứ xây dựng đề án

1.1 Cơ sở khoa học
1.1.1 Các khái niệm nghèo đói
Hiện nay, có nhiều khái niệm về nghèo đói đang được các quốc gia thừa
nhận:
- Theo Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham
gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ
mặc, không được đi học, không được đi khám bệnh, không có đất đai để trồng
trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận
tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại
trừ của cá nhân, của hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo
hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được
tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn” (Tuyên bố Liên hợp quốc,
6/2008, được lãnh đạo của tất cả các tổ chức UN thông qua).
- Tại hội nghị chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực châu
Á – Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9
năm 1993, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao và cho rằng: “Nghèo
khổ là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những
nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ
phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong
tục ấy được xã hội thừa nhận”.
- Theo Amartya Kumar Sen, Nhà Kinh tế học Ấn Độ (đoạt giải Nobel
Kinh tế): để tồn tại, con người cần có những nhu cầu vật chất và tinh thần tối
thiểu; dưới mức tối thiểu này con người sẽ bị coi là đang sống trong nghèo
nàn.

4



Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các tổ
chức quốc tế cho rằng nghèo là một hiện tượng đa chiều. Tình trạng nghèo
cần được nhìn nhận là sự thiếu hụt/không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản
của con người. Vì vậy, nghèo đa chiều có thể được hiểu là tình trạng con
người không được đáp ứng ở mức tối thiểu một số nhu cầu cơ bản trong cuộc
sống.
1.1.2 Xu hướng chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đói
trên thế giới
Trong những năm trước đây, nghèo đói thường được đo lường thông qua
thu nhập hoặc chi tiêu. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu cho
những nhu cầu tối thiểu và được quy ra bằng tiền. Người nghèo hay hộ nghèo
là những đối tượng có mức thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn chuẩn nghèo.
Cách thức đo lường này đã duy trì trong thời gian dài và bắt đầu bộc lộ những
hạn chế:
- Thứ nhất, một số nhu cầu cơ bản của con người không thể quy ra tiền
(như tham gia xã hội, an ninh, vị thế xã hội,...) hoặc không thể mua được bằng
tiền (tiếp cận giao thông, thị trường và các loại cơ sở hạ tầng khác, an ninh,
môi trường, một số dịch vụ y tế, giáo dục công,...).
- Thứ hai, có những gia đình có tiền nhưng không chi tiêu vào việc đáp
ứng những nhu cầu tối thiểu (do cả những lý do khách quan như không có sẵn
dịch vụ hay lý do chủ quan như do tập tục văn hóa địa phương hay do chính
nhận thức của người dân).
Vì những hạn chế trên, nếu chỉ sử dụng những chuẩn nghèo về thu nhập
để đo lường và xác định đối tượng nghèo đói sẽ dẫn đền bỏ sót đối tượng,
đồng thời nhận diện nghèo, phân loại đối tượng và xác định nguyên nhân
nghèo đói chưa chính xác. Do đó, chính sách hỗ trợ mang tính cào bằng và
chưa phù hợp với nhu cầu, chưa thực sự tác động đến nguyên nhân nghèo đói,


5


nhất là các nguyên nhân có liên quan đến thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội
cơ bản.
Từ năm 2007, Alkire và Foster đã bắt đầu nghiên cứu về một cách thức
đo lường mới về nghèo đói, đơn giản vẫn đáp ứng tính đa chiều của nghèo
đói. Cách thức đo lường này đã được UNDP sử dụng để tính toán chỉ số
Nghèo đa chiều (MPI) lần đầu tiên được giới thiệu trong Báo cáo Phát triển
con người năm 2010 và được đề xuất áp dụng thống nhất trên thế giới sau
năm 2015 để theo dõi, đánh giá đói nghèo. Chỉ số tổng hợp này được tính
toán dựa trên 3 chiều nghèo Y tế, Giáo dục và Điều kiện sống với 10 chỉ số về
phúc lợi. Chuẩn nghèo được xác định bằng 1/3 tổng số thiếu hụt.
Hiện nay, có 32 nước trên thế giới như Mexico, Colombia, Brazil, Costa
Rica, Trung Quốc,... đã nghiên cứu chuyển đổi và áp dụng phương pháp đo
lường nghèo từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều trong đo lường và
giám sát nghèo, xác định đối tượng nghèo, đánh giá và xây dựng các chính
sách giảm nghèo và phát triển xã hội.
1.1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác xóa đói giảm nghèo
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Đảng ta quán triệt trong
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH), đặc biệt trong công cuộc đổi
mới. Việc XĐGN đang hướng mạnh tới thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Đây
là vấn đề có liên quan tới công bằng, bình đẳng xã hội, ảnh hưởng tới sự ổn
định chính trị. Vấn đề này được nhấn mạnh trong nhiều văn kiện của Đảng,
trở thành hệ thống quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa
VI về kiểm điểm hai năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và phương hướng,
nhiệm vụ ba năm tới ngày 29/3/1989 ghi rõ: “Khuyến khích làm giàu hợp
pháp, phải không ngừng nâng cao ý thức và mở rộng các hình thức đoàn kết,
hợp tác, tương trợ theo hình thức tình làng nghĩa xóm và hoạt động của các


6


tổ chức xã hội, từ thiện, chăm sóc gia đình thương binh liệt sĩ và các đối
tượng chính sách xã hội khác”.
Tư tưởng XĐGN của Đảng được thể hiện ngày càng rõ nét hơn trong
Nghị quyết Hội Nghị lần thứ hai của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
VII (ngày 4/12/1991) một trong bảy nhiệm vụ ổn định phát triển kinh tế xã
hội giai đoạn 1992 - 1995 là: “thu hẹp diện thiếu đói kinh niên và giáp hạt
còn tồn tại ở một số vùng, đặc biệt cải thiện đời sống của đồng bào miền
núi”.
Đại hội lần thứ VIII, chỉ rõ: “phải luôn luôn quan tâm bảo vệ lợi ích
người lao động, vừa khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi
pháp, coi trọng xoá đói giảm nghèo, từng bước thực hiện công bằng xã hội,
tiến tới làm cho mọi người, mọi nhà đều khá giả”.
Đại hội lần thứ IX, đã có bước phát triển mới: “Khuyến khích làm giàu
hợp pháp, đồng thời ra sức xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện về cơ sở hạ
tầng và năng lực sản xuất để các vùng, các cộng đồng đều có thể tự phát
triển, tiến tới thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã
hội”. Chủ trương lớn về xóa đói giảm nghèo vẫn được tiếp tục quán triệt sâu
rộng hơn và đặc biệt Chỉ thị số 23/CT-TW ngày 29/11/1997 của Bộ Chính trị
về “Lãnh đạo thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo”.
Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục chỉ rõ và đề ra mục tiêu cụ thể:
“Khuyến khích mọi người làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả các
chính sách xoá đói, giảm nghèo”, “Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục
tiêu xã hội trong phạm vi cả nước ở từng lĩnh vực, địa phương; thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”; phấn đấu đến năm
2010, tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn 10 - 11% (năm 2005, tỉ lệ hộ nghèo
cả nước còn khoảng 22%).

Nghị quyết Trung ương năm khóa XI đề ra mục tiêu: “Nâng cao thu

7


nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận
các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã
hội. Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời
kỳ; đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền
vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn.
Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ thu nhập trung bình
khá trở lên”.
Để giải quyết đói nghèo được thực hiện một cách mạnh mẽ hơn, có bước
đi cụ thể hơn khi Việt Nam cam kết với Cộng đồng Quốc tế về thực hiện mục
tiêu thiên kỷ với 3 nhóm cộng đồng chủ yếu, đó là:
- Hỗ trợ các hoạt động tạo thu nhập cho người nghèo: bằng các chính
sách hỗ trợ đất sản xuất, dạy nghề, hướng nghiệp, cho vay vốn tín dụng ưu
đãi, xây dựng kết cấu hạ tầng (điện, đường, trường, trạm) cho các xã đặc biệt
khó khăn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc.
- Tạo cơ sở để người nghèo để tiếp cận các dịch vụ xã hội thông qua các
chính sách hỗ trợ giúp của nhà nước như chính sách miễn giảm học phí, khám
chữa bệnh, nước sạch sinh hoạt, xóa nhà tạm bợ...
- Nâng cao năng lực của người nghèo: giúp họ hiểu biết về kiến thức cơ
bản để phát triển sản xuất, cải thiện điều kiện và môi trường sống học tập.
Đặc biệt, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 2020, Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra định hướng cơ bản: “Nâng cao
thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tạo cơ hội bình đẳng tiếp
cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi
xã hội. Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng
thời kỳ; đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo
bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn.


8


Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung
bình khá trở lên. Có chính sách và các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân
hoá giàu nghèo, giảm chênh lệch về mức sống giữa nông thôn với đô thị”.
Tuy nhiên, trước đây chúng ta nhận diện nghèo chỉ là đơn chiều theo thu
nhập hoặc chi tiêu, tức là chiều kinh tế, thước đo mức nghèo của chúng ta chỉ
tính trên thu nhập của đầu người trên một năm, mà chúng ta chưa tập trung
quan tâm đến các nội dung khác. Để công tác xóa nghèo có hiệu quả và bền
vững hơn, Việt Nam đang chuyển đổi cách nhận diện nghèo từ đơn chiều sang
đa chiều, Quốc hội khóa 13, kỳ họp lần thứ 7 đã thông qua Nghị quyết về đẩy
mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, trong đó nêu
rõ: “xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm
bảo đảm mức sống tối thiểu và đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản”.
Đại hội XII tiếp tục nêu rõ: “Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nhất là
các vùng đặc biệt khó khăn và có chính sách đặc thù để giảm nghèo nhanh
hơn trong đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng các giải pháp tạo điều kiện
và khuyến khích hộ nghèo, hộ cận nghèo phấn đấu tự vươn lên thoát nghèo
bền vững”.
Có thể thấy rằng, nhận diện về đói nghèo cũng như chủ trương XĐGN
của Đảng, Nhà nước ngày càng thể hiện sâu sắc, toàn diện và khẩn trương
hơn từ chỗ quan niệm đói nghèo chỉ là kinh tế (chủ yếu là đến cái ăn, cái mặc)
- nghèo đơn chiều, nay đói nghèo được hiểu trên những góc độ khác nhau,
dưới góc nhìn nghèo đa chiều nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu cho người
nghèo và được tiếp cận các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục – đào tạo, nhà ở,
nước sinh hoạt và thông tin,... Như vậy, Đảng ta đã có cách nhìn ngày càng
toàn diện và đưa ra những chủ trương, biện pháp thiết thực để xoá đói, giảm


9



×