Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc trên địa bàn huyện gio linh, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.64 KB, 63 trang )

Đại học Kinh tế Huế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

ại

Đ
ho

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

̣c k

HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LẠC TRÊN ĐỊA BÀN

h

in

HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

́H


́

TRẦN THỊ LINH CHI

Huế, 05/2017




Đại học Kinh tế Huế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

ại

Đ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ho

HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LẠC TRÊN ĐỊA BÀN

̣c k

HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

h

in
́H


́



Sinh viên thực hiện:

Giảng viên hướng dẫn:

Trần Thị Linh Chi

PGS.TS: Phùng Thị Hồng Hà

Lớp: K47 Kinh tế nông nghiệp
Niên khóa: 2013 – 2017

Huế, 05/2017


Đại học Kinh tế Huế

Lời Cảm Ơn

ại

Đ

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Trường
Đại học Kinh Tế - Đại học Huế nói chung và Khoa Kinh Tế và Phát
Triển nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức
bổ ích cho chúng tôi, đó chính là nền tảng, là hành trang cho chúng
tôi sau này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô giáo – PGS.TS Phùng
Thị Hồng Hà đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình đi thực tập tốt nghiệp

cũng như làm đề tài khóa luận.
Tôi xin cảm ơn ông: Nguyễn Đăng Hoàng là người đã hướng
dẫn tôi, cho tôi những lời khuyên bổ ích và cung cấp những thông
tin, số liệu cho tôi để tôi hoàn thành được bài làm.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới các anh chị cán bộ
phòng Nông Nghiệp huyện Gio Linh đã cho tôi thực tập tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể tìm hiểu và thu thập thông
tin phục vụ cho việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực tập và làm khóa luận, vì nhiều lý do
khách quan và chủ quan nên chắc chắn bài khóa luận của tôi sẽ
không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý,
nhận xét từ phía Thầy Cô để bài của tôi được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 29 tháng 04 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Linh Chi

h

in

̣c k

ho

́H



́



[Type text]

Page i


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
MỤC LỤC

Lời Cảm Ơn ......................................................................................................................i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .....................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ...................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................. vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ......................................................................................... viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1

ại

Đ

1. Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................2

ho


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................................2

̣c k

4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................2
Phần II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................4

in

h

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN
XUẤT LẠC .....................................................................................................................4



1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế.....................................................................................4

́H

1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế ..............................................................................4

́


1.1.2. Ý nghĩa của hiệu quả kinh tế ................................................................................5
1.1.3. Phương pháp xác định ..........................................................................................5
1.2. Đặc điểm sinh học của cây lạc................................................................................6
1.3. Đặc điểm kỹ thuật trồng lạc....................................................................................7

1.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu ..........................................................................................8
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất lạc ................................................................9
1.5.1. Các yếu tố thuộc về tự nhiên ................................................................................9
1.5.2. Yếu tố kỹ thuật ...................................................................................................11
SVTH: Trần Thị Linh Chi

ii


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

1.5.3. Yếu tố thị trường.................................................................................................11
1.6. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam và tỉnh Quảng Trị .........................................12
1.6.1. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam.....................................................................12
1.6.2. Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Quảng Trị.............................................................13
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LẠC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ ...................................................................................15
2.1. Tình hình cơ bản của huyện Gio Linh ..................................................................15
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..............................................................................................15

Đ

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................................18

ại


2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu...............................................................20

ho

2.2. Tình hình sản xuất lạc trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị...................21
2.3. Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc của các hộ điều tra.................................................26

̣c k

2.3.1. Tình hình về nhân khẩu, lao động và diện tích...................................................26

in

2.3.2. Tình hình đầu tư thâm canh cho sản xuất lạc .....................................................28

h

2.3.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất lạc của các hộ điều tra .........................................32



2.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lạc .........................34

́H

2.4.1. Ảnh hưởng của quy mô đất đai...........................................................................34

́



2.4.2. Ảnh hưởng của chi phí trung gian ......................................................................36
2.4.3. Ảnh hưởng của thủy lợi ......................................................................................37
2.5. Tình hình tiêu thụ lạc của các hộ điều tra .............................................................37
2.6. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ lạc ................................39
2.6.1. Thuận lợi.............................................................................................................39
2.6.2. Khó khăn.............................................................................................................39
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CÂY
LẠC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIO LINH – TỈNH QUẢNG TRỊ............................41

SVTH: Trần Thị Linh Chi

iii


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

3.1. Định hướng phát triển sản xuất.............................................................................41
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lạc.............................................................41
3.2.1. Lựa chọn giống phù hợp.....................................................................................41
3.2.2. Giải pháp về đầu tư kỷ thuật trồng, chăm sóc ....................................................42
3.2.3. Về đầu tư cơ sở hạ tầng ......................................................................................42
3.2.4. Quy hoạch vùng trồng lạc phủ nilon: .................................................................42
3.2.5. Sử dụng phân bón hợp lý....................................................................................43
3.2.6. Giải pháp về thủy lợi ..........................................................................................43

Đ


3.2.7. Phòng ngừa sâu bệnh ..........................................................................................43

ại

3.2.8. Giải pháp trong việc tiêu thụ nông sản hàng hóa ...............................................44

ho

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................45

̣c k

3.1. Kết luận.................................................................................................................45
3.2. Kiến nghị...............................................................................................................46

in

h

3.2.1. Đối với chính quyền tại địa phương và cấp trên.................................................46



3.2.2. Đối với hộ sản xuất lạc .......................................................................................46

́H

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................48


́


SVTH: Trần Thị Linh Chi

iv


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

AE

: Hiệu quả phân bổ

ĐVT

: Đơn vị tính

EE

: Hiệu quả kinh tế

GO


: Giá trị sản xuất

HQKT

: Hiệu quả kinh tế

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TE

: Hiệu quả kỹ thuật

Đ

UBND

: Ủy ban nhân dân

ại
h

in

̣c k

ho
́H



́


SVTH: Trần Thị Linh Chi

v


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Chuỗi cung của các hộ trong lạc trên địa bàn huyện Gio Linh 38

ại

Đ
h

in

̣c k

ho
́H



́


SVTH: Trần Thị Linh Chi

vi


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Diện tích trồng một số cây hàng năm của Việt Nam .......................................12
Bảng 2: Kết quả sản xuất lạc ở Việt Nam qua các năm 2014-2016..............................13
Bảng 3: Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014 - 2016......................13
Bảng 4: Quy mô, cơ cấu diện tích đất của huyện Gio Linh năm 2016 .........................17
Bảng 5: Dân số và lao động huyện Gio Linh giai đoạn 2014 – 2016 ...........................19
Bảng 6: Diện tích trồng lạc của huyện Gio Linh...........................................................22
Bảng 7: Quy mô cơ cấu các giống lạc sử dụng trên địa bàn huyện Gio Linh năm 2016......23
Bảng 8 : Diện tích trồng lạc theo phương pháp canh tác ..............................................24

Đ

Bảng 9: Năng suất, sản lượng lạc toàn huyện giai đoạn 2014-2016 .............................25

ại


Bảng 10: Tình hình chung của các hộ điều tra ..............................................................27

ho

Bảng 11: Tình hình phân bổ diện tích theo giống lạc ...................................................28

̣c k

Bảng 12: Mức đầu tư cho sản xuất lạc của hộ nông dân ...............................................29
Bảng 13: Chi phí sản xuất lạc của các hộ điều tra (BQ/sào) .........................................30

in

Bảng 14: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ............................................................32

h

Bảng 15: Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất lạc............................33



Bảng 16: Ảnh hưởng của quy mô đất đai ......................................................................35

́H

Bảng 17: Ảnh hưởng của chi phí trung gian .................................................................36

́



SVTH: Trần Thị Linh Chi

vii


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở thực hiện nghiên cứu, đề tài “ Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc trên
địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị” được tóm tắt qua các nội dung sau:
Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất lạc.
- Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất, hiệu quả kinh tế và những nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất lạc giai đoạn 2014 – 2016.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc trên địa bàn huyện
Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
Dữ liệu dùng để nghiên cứu

Đ

- Số liệu thứ cấp được thu thập từ phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông

ại

Thôn, UBND xã. Những tài liệu sẵn có liên quan đến cơ sở lý luận, thực tiễn của đề

tài, thông qua các sách báo tạp chí trên internet.

ho

- Số liệu sơ cấp : Để có đủ thông tin cho việc nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành

̣c k

tìm hiểu, điều tra phỏng vấn các hộ nông dân trồng lạc trên địa bàn huyện Gio Linh.
Tổng số hộ điều tra là 80 hộ thuộc 2 xã Gio Mỹ và Hải Thái.
- Phương pháp thu thập số liệu.

h

in

Phương pháp nghiên cứu



- Phương pháp tổng hợp số liệu: Sử dụng các phương pháp phân tổ thống kê,
tính toán số liệu theo một số tiêu thức thông qua phần mềm Excel…

́H

- Phương pháp so sánh: dùng để so sánh sự thay đổi của các chỉ tiêu qua các năm.
-

́



Kết quả đạt được

Biết được những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất lạc trên địa

bàn huyện.
- Trong 80 hộ được điều tra thì ta thấy tổng chi phí sản xuất một sào lạc là
1.907,79 nghìn đồng, trong đó chi phí trung gian là 833,41; chi phí lao động gia đình
là 1.074,38 nghìn đồng.
- Bình quân một sào lạc thu được 2.188,99 nghìn đồng giá trị sản xuất, 1.355,58
nghìn đồng giá trị gia tăng và 281,20 nghìn đồng lợi nhuận.
-

Việc sản xuất lạc vẫn còn nhiều khó khăn vì vậy cần có các giải pháp đồng

bộ để nâng cao hiệu quả sản xuất lạc trên địa bàn huyện.

SVTH: Trần Thị Linh Chi

viii


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế phát triển, hội nhập quốc tế hầu như mọi quốc gia đều tập trung
đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Nhưng thế, nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất có vai trò quan trọng trong việc đảm
bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho mọi quốc gia.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển theo hướng kinh tế thị trường, cùng với xu thế
áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, người nông dân đã và đang sản xuất theo
hướng chuyên môn hóa. Nhiều sản phẩm nông nghiệp từ lạc, ngô, tiêu, điều.... đã trở

Đ

thành nguồn cung thực phẩm cho người dân trong nước cũng như xuất khẩu nông sản ra

ại

thế giới. Trong đó, cây lạc có vị trí quan trọng và được người dân quan tâm phát triển.

ho

Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày dễ trồng và phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ
nhưỡng ở nhiều nơi của nước ta. Cây lạc là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, cung

̣c k

cấp hơn 30 chất dinh dưỡng thiết yếu và dinh dưỡng thực vật. Ngoài ra, có thể chế
biến lạc để ép dầu, làm bơ, bánh kẹo, sơn mực in.

in

Nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, huyện Gio Linh (Quảng Trị) có điều kiện khí hậu,


h

kinh tế - xã hội thuận lợi để phát triển nông nghiệp theo nhiều hướng khác nhau. Với



diện tích rộng, chủ yếu là đất cát pha rất thích hợp cho việc trồng các loại cây ngắn

́H

ngày như đậu, lạc, ném, kiệu....Trong đó, cây lạc là một trong những cây trồng chủ lực

́


giúp người dân huyện Gio Linh phát triển kinh tế nâng cao đời sống. Tuy nhiên quy
mô sản xuất ở huyện Gio Linh vẫn còn nhỏ, phương pháp canh tác truyền thống, manh
mún và tự phát. Người dân sản xuất lạc vẫn dựa trên kinh nghiệm của bản thân là
chính, việc đầu tư khoa học kỷ thuật vào trồng trọt còn hạn chế, nắng nóng, hạn hán
diễn ra trên diện rộng, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp đã gây ra những
khó khăn nhất định trong việc sản xuất lạc.
Kênh phân phối chưa hoàn thiện gây ra khó khăn cho việc tiêu thụ của người
dân, sản phẩm qua nhiều khâu trung gian, người nông dân thường bị ép giá. Hơn nữa
sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài khu vực buộc người dân phải
nâng cao về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm lạc. Để tìm ra những khó khăn, thách
thức đó từ đâu nhằm kịp thời đưa ra các giải pháp khắc phục, nâng cao kết quả và
SVTH: Trần Thị Linh Chi

1



Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

hiệu quả sản xuất lạc. Xuất phát từ lí do đó mà tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Hiệu quả
kinh tế sản xuất lạc trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị” làm khóa luận
tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất lạc
tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
- Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất lạc.
Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất, hiệu quả kinh tế và những nhân tố ảnh

Đ

hưởng đến hiệu quả sản xuất lạc giai đoạn 2014 – 2016.

ại

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lạc trên địa bàn huyện

ho

Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

̣c k

- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả kinh tế sản xuất lạc.
- Đối tượng khảo sát: Là các hộ nông dân sản xuất lạc.

h

in

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn 2 xã thuộc huyện Gio Linh,
+Thời gian: Số liệu thứ cấp 2014 – 2016
4. Phương pháp nghiên cứu

́


Số liệu sơ cấp năm 2016

́H



tỉnh Quảng Trị.

- Phương pháp thu thập số liệu.
+ Số liệu thứ cấp được thu thập từ phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn,

UBND xã. Những tài liệu sẵn có liên quan đến cơ sở lý luận, thực tiễn của đề tài,
thông qua các sách báo tạp chí trên internet.
+ Số liệu sơ cấp : Để có đủ thông tin cho việc nghiên cứu đề tài, tôi đã tiến hành
tìm hiểu, điều tra phỏng vấn các hộ nông dân trồng lạc trên địa bàn huyện Gio Linh.
Tổng số hộ được điều tra ngẫu nhiên là 80 hộ thuộc 2 xã Hải Thái và Gio Mỹ. Đây là
hai xã có diện tích trồng lạc lớn nhất trên địa bàn huyện.

SVTH: Trần Thị Linh Chi

2


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp
-

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

Phương pháp thống kê mô tả: Dùng để thống kê mô tả các chỉ tiêu nghiên cứu

qua bảng biểu.
- Phương pháp hạch toán: đánh giá kết quả và hiệu quả trồng lạc của các hộ
nông dân.
- Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê: Tiến hành phân ra các nhóm để tính
toán chi phí trung gian, kết quả, hiệu quả kinh tế và so sánh giữa các nhóm.
- Phương pháp so sánh: dùng để so sánh sự thay đổi của các chỉ tiêu qua các năm.
- Phương pháp xử lý số liệu: Dùng phần mềm Excel để tổng hợp, phân tích và xử lý
các số liệu điều tra.


ại

Đ
h

in

̣c k

ho
́H


́


SVTH: Trần Thị Linh Chi

3


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

Phần II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN
XUẤT LẠC


1.1. Lý luận về hiệu quả kinh tế
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là thước đo quan trọng phản ánh chất lượng trình độ tổ chức,
quản lý, trình độ khai thác, sử dụng các yếu tố đầu vào, các nguồn lực tự nhiên phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó chủ yếu đề cập đến lợi ích kinh tế sẽ thu
được từ các hoạt động đó, phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế. Nâng cao
chất lượng của hoạt động kinh tế tức là làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu

Đ

quả nhằm đáp ứng nhu cầu càng cao của con người về mọi mặt.

ại

Việc xác định bản chất và hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội phải xuất phát từ

ho

những luận điểm triết học Mác và những luận điểm của thuyết hệ thống.

̣c k

Theo Karl Marx thì quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật quan trọng đặc biệt
tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất, mọi hoạt động của con người phải tuân theo

in

quy luật đó. Với một mục đích nhất định, con người phải thực hiện trong thời gian lao


h

động ít nhất hay nói cách khác trong một lượng thời gian nhất định, kết quả đạt được

́H

luật tiết kiệm thời gian.



phải là cao nhất. Như vậy, hiệu quả là một phạm trù phản ánh kết quả yêu cầu của quy

Theo Phạm Ngọc Kiểm: Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ khai thác và tiết

́


kiệm chi phí các nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu trong quá trình sản xuất.[7]
“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù
kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để
đạt được mục tiêu xác định” [6]
Như vậy có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế, mỗi quan điểm
có một góc nhìn nhận khác nhau. Tuy nhiên, xét cho cùng chúng ta có thể hiểu hiệu
quả kinh tế là sự so sánh giữa thành quả đạt được và toàn bộ chi phí bỏ ra để đặt được
kết quả đó.
Theo giáo trình Kinh tế nông nghiệp thì hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế
mà trong đó người sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật lẫn hiệu quả phân bổ. Với :
SVTH: Trần Thị Linh Chi

4



Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

- Hiệu quả kỹ thuật ( TE ) : Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị
chi phí đầu vào hoặc nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về điều
kiện kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật phản
ánh trình độ, khả năng chuyên môn, tay nghề trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản
xuất. Hiệu quả kỹ thuật có liên quan đến phương tiện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra một
đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm.
- Hiệu quả phân bổ : Là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá
đầu vào được tính để phản ánh giá trị thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào
hoặc nguồn lực. Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào một
cách hợp lý để tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu vào nhất định nhằm đạt được lợi

Đ

nhuận tối đa. Thực chất các hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến giá của

ại

các yếu tố đầu vào và đầu ra nên hiệu quả phân bổ còn được gọi là hiệu quả về giá.

ho

Việc xác định hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng. Giúp chúng ta biết được


̣c k

mức hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Biết được các nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu
quả kinh tế; Giúp chúng ta có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế trong

in

sản xuất nông nghiệp đồng thời làm căn cứ để xác định phương hướng tăng trưởng cao.

h

1.1.2. Ý nghĩa của hiệu quả kinh tế



Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động sản xuất nông

trọng và không thể thiếu.

́H

nghiệp nói riêng, việc đánh giá hiệu quả kinh tế sau mỗi chu kỳ sản xuất là rất quan

́


Nó cho biết được mức độ sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất đã hiệu
quả hay chưa, đã tối thiểu hóa chi phí chưa….Biết được các nhân tố ảnh hưởng và nguyên
nhân của nó để từ đó có các giải pháp phù hợp cho hoạt động sản xuất tiếp theo.

Việc đánh giá hiệu quả kinh tế còn căn cứ để xác định các mục tiêu, phương
hướng sản xuất kinh doanh của đơn vị trong thời gian tiếp theo nhằm đạt được sự tăng
trưởng cao trong sản xuất trên cơ sở những cái đạt được.
1.1.3. Phương pháp xác định
Phương pháp xác định HQKT bắt nguồn từ bản chất HQKT, đó là mối tương
quan so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, hay nó là
mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra.
SVTH: Trần Thị Linh Chi

5


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

 Phương pháp 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu
được với chi phí bỏ ra. Nghĩa là, một đơn vị chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đơn vị
sản phẩm.
H = Q/C
Trong đó:
H : Hiệu quả kinh tế
Q : Khối lượng sản phẩm thu được
C : Chi phí bỏ ra
 Phương pháp 2 : Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa phần kết quả
tăng thêm và phần chi phí tăng thêm.

Đ


H = ΔQ/ΔC

ại

Trong đó :

ΔC : Chi phí tăng thêm

̣c k

ho

ΔQ : Khối lượng sản phẩm tăng thêm

1.2. Đặc điểm sinh học của cây lạc

in

Lạc (tên khác: Đậu phộng, đậu phụng; danh pháp khoa học: Arachis hypogaea),

h

là một loại cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ. Nó là



loài cây thân thảo hàng năm tăng có thể cao từ 30-50 cm. Lá mọc đối, kép hình lông

́H


chim với bốn lá chét, kích thước lá chét dài 1-7cm và rộng 1-3cm. Hoa dạng hoa đậu
điển hình màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2-4cm. Sau khi thụ phấn, quả phát

́


triển thành một dạng quả đậu dài 3-7cm, chứa 1-4 hạt (ánh), và quả (củ) thường giấu
xuống đất để phát triển[1]. Một đầu quả lạc có vết đính với tia, đầu kia là mỏ quả,
phần giữa thắt eo lại, ngăn cách 2 hạt. Mỏ quả, độ thắt, kích thước, trọng lượng quả là
những đặc điểm để phân loại giống lạc.
Cây lạc có một đặc điểm cấu tạo rất nổi bật ở rễ ( và đặc điểm này phổ biến trong
các cây thuộc họ đậu) đó là khả năng cộng sinh của rễ cây lạc với một nhóm vi khuẩn
cố định đạm có tên khoa học là Rhizobium vigna (hay còn gọi là vi khuẩn nốt sần) nó
cộng sinh và phát triển trong rễ cây lạc và tạo nên những nốt sần trên rễ cây lạc và khi
dùng dao cắt những nốt sần này ra thì ta thấy màu hồng nhạt bên trong nốt sần đang
hoạt động.
SVTH: Trần Thị Linh Chi

6


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

1.3. Đặc điểm kỹ thuật trồng lạc
 Làm đất

- Cày sâu 25 – 30 cm, bừa kỹ và nhặt sạch cỏ dại trước khi lên luống rạch hàng.
 Thời vụ gieo:
+ Các tỉnh phía Bắc:
- Vụ Xuân: 03/01 – 30/02
- Vụ Thu Đông: 15/8-10/9
+ Duyên hải miền Trung
- Vụ Xuân:01/12-30/1
- Vụ Thu Đông:15/7-15/8

Đ

 Phân bón:

ại

+ Lượng bón:

ho

- Đạm Urê: 80-100ka/ha

- Kali:160-200kg/ha

- Phân chuồng: 15-20 tấn/ha



+ Cách bón:

h


- Vôi bột: 450-500kg/ha

in

̣c k

- Lân Supe:500-600kg/ha

́H

- Có thể áp dụng chung cho cả phủ nilon và không phủ nilon.
- Vôi bột bón lót ½ trước khi rạch hàng, ½ còn lại bón vào gốc lúc lạc bắt đầu

́


đâm tia.

- Toàn bộ lượng phân bón hóa học được trộn đều và bón lót vào hàng đã rạch
sẵn (hàng rạch sâu 10-15cm), phân chuồng bón sau cùng, sau khi bón phân lấp một lớp
đất dày 2-3cm để hạt gieo không bị tiếp xúc trực tiếp vào phân.
 Lượng giống cần cho 1 ha
- Trước khi gieo nên thử lại sức nảy mầm. Nếu hạt có tỷ lệ nảy mầm đạt trên
85% thì lượng giống cần 200-220 kg (giống vụ Xuân) và 180-200 kg (giống vụ Thu
hoặc vụ Đông).

SVTH: Trần Thị Linh Chi

7



Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

 Kích thước luống và mật độ gieo:
- Luống rộng 75-80 cm, (cả rãnh), sau khi lên luống hoàn chỉnh đảm bảo luống
cao 20-25 cm và mặt luống rộng 45-50 cm, gieo 2 hàng dọc theo chiều dài luống.
Khoảng cách hốc cách hốc 10 cm gieo 1 hạt/hốc, hoặc khoảng cách hốc cách hốc 1820 cm gieo 2 hạt/hốc.
- Luống rộng 1,3m (cả rãnh), sau khi lên luống hoàn chỉnh đảm bảo mặt luống
rộng 1,0m được gieo thành 4 hàng dọc theo chiều dài luống. Khoảng cách hàng cách
hàng 25 cm và hốc cách hốc 10 cm gieo 1 hạt/hốc, hoặc khoảng cách hốc cách hốc 1820cm gieo 2 hạt/hốc.
Chú ý: Khi gieo hạt, đất phải đủ ẩm, hạt được phủ sâu 3-5cm.

Đ

 Chăm sóc

ại

- Xới cỏ lần 1 (phá váng): Khi cây có 2-3 lá thật (sau mọc 10-12 ngày).

ho

- Xới cỏ lần 2: Khi cây có 6-7 lá thật (trước khi ra hoa), xới sâu 5-6cm sát gốc,

̣c k


không vun gốc.

- Xới cỏ lần 3: Kết hợp vun gốc sau khi hoa rộ 7-10 ngày (chỉ nên vun nhẹ đất

in

vào gốc lạc).

h

Bón bổ sung bằng cách phun lên lá dung dịch đạm và lân (5%) hoặc phân bón

́H

 Tưới nước:



qua lá chuyên dùng cho lạc.

Nếu thời tiết khô hạn phải tưới vào 2 thời kỳ chính, trước khi ra hoa (cây có 6-7

́


lá) và thời kỳ làm quả. Tưới vào rảnh ngập 2/3 luống, để nước ngấm rồi tháo cạn.
1.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu

- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm sản xuất trong năm

của một ha tính theo giá trị thị trường địa phương.
GO = ΣQiPi
Trong đó: Q là sản lượng/khối lượng
P là giá bán
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị sản xuất sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh, là cơ
sở để tính các chỉ tiêu khác.

SVTH: Trần Thị Linh Chi

8


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sử dụng trong
quá trình sản xuất như: giống, phân bón, thuốc BVTV, thuê lao động.
- Giá trị gia tăng (VA): Phản ánh kết quả của việc đầu tư các yếu tố trung gian,
là giá trị sản phẩm được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó. Nó là hiệu số giữa giá
trị sản xuất và chi phí trung gian.
VA = GO – IC
- Năng suất: Là sản lượng sản phẩm chính của một loại cây trồng thu hoạch
được trên một đơn vị diện tích trồng trong một năm.
Năng suất = sản lượng/diện tích
- Lợi nhuận (LN): Là phần thu nhập hỗn hợp còn lại sau khi đã trừ đi chi phí

Đ


lao động gia đình và chi phí hiện vật của gia đình.

ại

Lợi nhuận = VA – Chi phí lao động

ho

- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất:

̣c k

Tổng giá trị sản xuất trên chi phí trung gian (lần) (GO/IC): thể hiện cứ một đồng
chi phí trung gian tạo ra được bao nhiêu đồng tổng giá trị sản xuất.

in

Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (lần) (VA/IC): thể hiện cứ một đồng chi

h

phí trung gian tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.



Lợi nhuận trên chi phí trung gian (lần) (LN/IC): thể hiện cứ một đồng chi phí

́H


trung gian tạo ra thu được bao nhiêu giá trị đồng lợi nhuận.
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất lạc

́


1.5.1. Các yếu tố thuộc về tự nhiên

Trong các yếu tố khí hậu nhiệt đới và chế độ nước ảnh hưởng rất lớn đến sinh
trưởng phát triển và năng suất của cây lạc. Cũng chính các yếu tố khi hậu là nhân tố
quyết định sự phân bố lạc trên thế giới.


Nhiệt độ:
Lạc ưa nhiệt độ ổn định, nhiệt độ thích hợp nhất từ 25-33˚C. Tuy nhiên, cây lạc

có khả năng thích ứng với nhiều vùng địa lý, sinh thái khác nhau. Vì chu kỳ sinh
trưởng ngắn và nhiều giống có khả năng thích ứng khác nhau. Nhiệt độ tác động đến
tốc độ sinh trưởng và thời gian các giai đoạn sinh trưởng. Lạc nảy mầm nhanh nhất ở
nhiệt độ 30-34˚C.
SVTH: Trần Thị Linh Chi

9


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà


Nhiệt độ tối cao cho sự nảy mầm khoảng 41-45˚C (tùy giống). Hạt mất sức nảy
mầm khi nhiệt độ < 5˚C, và trên 54˚C. Thời gian từ mọc tới ra hóa sớm hay muộn phụ
thuộc vào nhiệt độ. Sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn ảnh hưởng xấu tới sinh
trưởng và thời gian xuất hiện hoa đầu. Nhiệt độ rất quan trọng. Nếu điều kiện khí hậu
thích hợp sẽ làm cho lạc ra hoa sớm và rộ, và thời gian ra hoa này hoàn toàn có ích.
Nhiệt độ thích hợp cho ra hoa là 24-33˚C.
 Độ ẩm
Lạc thường được xem là một loại cây trồng chịu hạn. Thực ra lạc chỉ có khả năng
tương đối chịu hạn ở 1 thời kỳ sinh trưởng nhất định. Ngoài ra, thiếu nước ở các thời
kỳ khác đều ảnh hưởng tới năng suất. Nước chính là nhân tố hạn chế năng suất lạc.

Đ

Tình trạng nước trong đất ảnh hưởng rất lớn đến các quá trình sinh trưởng và phát triển

ại

của cây lạc. Trong điều kiện thiếu nước, rễ sinh trưởng kém, do đó thân lá sinh trưởng

ho

kém, hoa ít và quả. Lá lạc bị hạn, nhỏ và dầy hơn.

̣c k

Tổng lượng mưa và lượng mưa phân phối trong chu kỳ sinh trưởng của cây lạc
ảnh hưởng lớn đến các thời kỳ sinh trưởng phát triển và năng suất cuối cùng của lạc.

in


 Ánh sáng

h

Ở thời kỳ nảy mầm, ánh sáng kìm hãm tốc độ hút nước của hạt, sự sinh trưởng



của rễ và tốc độ vươn dài của trục phôi. Ở thời kỳ kết quả, tia ở ngoài ánh sáng phát

́H

triển chậm và quả chỉ có thể phát triển trong bóng tối.

Số giờ nắng/ngày có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của lạc. Qúa trình nở hoa
 Đất đai

́


thuận lợi khi số giờ nắng đạt trên 200 giờ/tháng.

Đất trồng lạc không yêu cầu cao về độ phì nhiêu tự nhiên, nhưng do đặc tính sinh
lý của cây lạc, cây lạc yêu cầu chặt chẽ về điều kiện lý tính của đất. Đất trồng lạc tốt
thường là đất nhẹ, có màu sáng, tơi xốp, thoát nước. Đất trồng lạc phải đảm bảo luôn
tơi xốp để thỏa mãn yêu cầu cơ bản sau:
- Rễ phát triển mạnh cả về chiều sâu và rộng.
- Đủ oxy cho vi sinh vật nốt sần phát triển và hoạt động cố định đạm.
- Tia quả đâm xuống đất dễ dàng.

- Dễ thu hoạch.
SVTH: Trần Thị Linh Chi

10


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

Lạc yêu cầu đất có PH hơi chua, gần trung tính (5,5-7) là thích hợp đối với lạc.
Tuy nhiên, khả năng chịu đựng với PH của đất lạc rất cao. Lạc có thể chịu được PH
4,5 tới 8-9. Lạc ưa đất sáng màu, hàm lượng chất hữu cơ dưới 2% trên những đất này,
lạc thường đạt kích thước quả lớn vỏ quả sáng màu, thu hoạch dễ, chất lượng quả và
hạt đều cao.
1.5.2. Yếu tố kỹ thuật
- Cơ cấu giống
Giống: Một giống tốt cần 3 đặc điểm: cho năng suất cao, cho nông sản tốt và có
khả năng chống chịu sâu bệnh cao. Vì vậy để đặt kinh tế cao trong trồng lạc cần lựa
chọn giống thích hợp với điều kiện cụ thể của từng nơi trồng lạc.

Đ

Giống Sen Lai: Được công nhận giống Quốc gia năm 1990, là giống có thời gian

ại

sinh trưởng trung bình, vụ Xuân 120-128 ngày, vụ Thu 105-115 ngày. Chống chịu khá


ho

trong điều kiện nóng hoặc úng nhanh cục bộ. Thời kỳ cây con chịu rẻ khá hơn sen

̣c k

Nghệ An, mẫn cảm với bệnh đốm lá và rỉ sắt.
Giống L14: được chọn lọc theo phương pháp chọn lọc quần thể từ dòng lạc

in

QDD5 từ tập đoàn lạc nhập nội của Trung Quốc. L14 cho năng suất cao và có nhiều

h

đặc điểm nông học tốt. Gi ống thuộc dạng hình thực vật Spanish, thân đứng, tán gọn,

́H

- Mức độ đầu tư thâm canh



chống đổ tốt, lá màu xanh đậm.

Được thể hiện qua chỉ tiêu tổng chi phí đầu tư trên một đơn vị trên vị diện tích.

́



Mức độ đầu tư thâm canh tỷ lệ thuận với năng suất và hiệu quả sản xuất lạc.
1.5.3. Yếu tố thị trường

Giá cả và thị trường tiêu thụ là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lạc của
người nông dân. Hiện nay, người nông dân sản xuất và bán sản phẩm thường bị ép giá,
giá bán trên thị trường cao nhưng người dân lại bán với mức giá thấp, vì vậy việc tiêu
thụ còn gặp khó khăn. Mặt khác, các yếu tố đầu vào như giống, phân bón…ngày càng
tăng cao, thời tiết ngày càng khắc nghiệt làm cho lợi ích của người sản xuất có phần
suy giảm. Khi thị trường ngày càng phát triển, làm cho sản phẩm hàng hóa càng đa
dạng phong phú, đòi hỏi về số lượng và chất lượng lạc ngày càng cao.

SVTH: Trần Thị Linh Chi

11


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

1.6. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam và tỉnh Quảng Trị
1.6.1. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Cây lạc đã được nông dân ta trồng từ lâu đời và được trồng trên nhiều loại đất
khác nhau. Hiện nay, lạc được phân bố chủ yếu ở 4 vùng lớn là: Miền núi và Trung du
Bắc Bộ, đồng bằng Sông Hồng, khu bốn cũ và miền Đông Nam Bộ. Cả 4 vùng này
chiếm đến ¾ diện tích và sản lượng , còn lại rải rác ở một số vùng.
Tiềm năng để nâng cao năng suất lạc của nước ta còn rất lớn. Điều kiện tự nhiên

thuận lợi và những cải thiện về giống đã góp phần thúc đẩy năng suất và sản lượng lạc.
Hơn 10 năm trở lại đây việc thực hiện chính sách chuyển đổi cơ chế quản lý
trong sản xuất nông nghiệp để giải quyết được vấn đề sản xuất lương thực, Vì vậy,

Đ

người dân có điều kiện chủ động để chuyển dần một phần diện tích trồng lúa thiếu

ại

nước sang trồng lại các cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, trong đó cây lạc có vị trí

ho

quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

2014

ĐVT: Nghìn ha
2015

2016

566,5

568,5

284,5

552,8


Mía

305,0

274,5

Đậu tương

109,4

100,8

94

Lạc

208,7

200

191,4

h

Sắn



in


Loại cây

̣c k

Bảng 1: Diện tích trồng một số cây hàng năm của Việt Nam

́H
́


(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2016)
Nhìn chung diện tích đất trồng trọt lạc nói riêng và đất trồng một số loại cây lâu
năm nói chung trong xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang có xu hướng
thu hẹp dần. Mặc dù vậy nhưng việc sử dụng những giống mới có năng suất cao, kỹ
thuật thâm canh tiên tiến cũng được áp dụng rộng rãi mới đặt năng suất lạc ngày càng
tăng cao.

SVTH: Trần Thị Linh Chi

12


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

Bảng 2: Kết quả sản xuất lạc ở Việt Nam qua các năm 2014-2016

Chỉ tiêu

2015/2014

2016/2015

+/-

%

+/-

191,4

-8,7

-4,17

-8,6

-4,3

22,6

23,06

0,9

4,15


0,46

2,04

451,8

441,4

-1,5

-0,33

-10,4

-2,30

ĐVT

2014

2015

Diện tích

Nghìn ha

208,7

200


Năng suất

Tạ/ha

21,7

Sản lượng

Nghìn tấn

453,3

2016

%

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2016)
Từ bảng số liệu trên ta thấy mặc dù diện tích trồng lạc có xu hướng giảm qua các
năm, năm 2016 diện tích trồng lạc 191,4 nghìn ha giảm 4,3% so với năm 2015 nhưng

Đ

năng suất lạc có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2016 năng suất lạc đạt 23,06 tạ/ha

ại

tăng 2,04% so với năm 2015. Điều đó chứng tỏ rằng kỹ thuật tiên tiến được áp dụng
rộng rãi cùng với việc đưa vào các giống mới trong sản xuất sẽ góp phần đáng kể trong

ho


việc tăng năng suất ở nước ta.

̣c k

1.6.2. Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Quảng Trị
Quảng Trị là một tỉnh thuộc miền Trung, có điều kiện khí hậu, đất đai, nhân

in

lực…rất thuận lợi để phát triển cây lạc. Chính vì thế mà trong chủ trương chuyển dịch

h

cơ cấu cây trồng của tỉnh thì cây lạc được đặc biệt quan tâm và được xem là một trong



những cây công nghiệp ngắn ngày chủ lực của tỉnh. Mặc dù vậy trong những năm qua

́H

diện tích trồng lạc có xu hướng giảm, nguyên nhân giá mua giống vật tư phân bón cao,
bên cạnh đó giá đầu ra lại giảm, nên một số vùng đã bỏ dần và chuyển sang trồng các

́


loại cây trồng khác.


Bảng 3: Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014 - 2016
2015/2014

2016/2015

+/-

%

+/-

%

3.974,3

- 296,4

-7

22,3

0,56

20,3

19,1

2,1

11,54


-1,2

-5,91

8.013

7.593

269

3,47

-420

-5,24

Chỉ tiêu

ĐVT

2014

2015

2016

Diện tích

Ha


4.248,4

3.952

Năng suất

Tạ/ha

18,2

Sản lượng

Tấn

7.744

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, diện tích trồng lạc trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tăng
nhẹ cụ thể: Năm 2014 diện tích trồng lạc là 4.248,4 ha thu được sản lượng là 7.744 tấn
SVTH: Trần Thị Linh Chi

13


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà


đạt năng suất 18,2 tạ/ha. Năm 2015 diện tích trồng lạc của tỉnh là 3.952 ha giảm 296,4
ha tương ứng với giảm 7% so với năm 2014. Mặc dù diện tích gieo trồng lạc giảm,
nhưng nhờ sự chú ý đầu tư về giống, phân bón và chăm sóc hợp lý của người dân nên
sản lượng đạt 8.013 tấn tăng 269 tấn tương ứng tăng 3,47% so với năm trước.
Năm 2016, do thời tiết diễn biến thất thường, mưa rét kéo dài gây ảnh hưởng lớn
đến sự sinh trưởng, phát triển của cây lạc trên địa bàn tỉnh. Mặt khác hệ thống tưới tiêu
để phục vụ cho quá trình gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch không đủ cho người nông
dân ở đây, đến lúc gần thu hoạch mưa kéo dài làm cho một số diện tích bị ngập úng
không thoát nước được đã làm ảnh hưởng đến năng suất lạc làm giảm 1,2 tạ/ha tương
ứng với giảm 5,91% so với năm 2015.

Đ

Mặc dù diện tích chưa lớn so với tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn tỉnh

ại

nhưng cây lạc là một trong những loại cây trồng chủ lực giúp cho người dân trên địa

h

in

̣c k

ho

bàn tỉnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.


́H


́


SVTH: Trần Thị Linh Chi

14


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà

CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LẠC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1. Tình hình cơ bản của huyện Gio Linh
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Tọa độ: Huyện Gio Linh nằm ở tọa độ: 16˚9’ đến 17˚ vĩ Bắc và 106˚52’40” đến
107˚10’ độ kinh Đông, được giới hạn bởi ranh giới hành chính như sau:
+ Phía Bắc: giáp huyện Vĩnh Linh.
+ Phía Nam: giáp huyện Triệu Phong, Cam Lộ và thành phố Đông Hà.

Đ


+ Phía Đông: giáp biển Đông.

ại

+ Phía Tây: giáp huyện Cam Lộ, ĐaKrông, Hướng Hóa.

ho

Gio Linh có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và

̣c k

đường thủy. Đi qua địa phận của huyện có các tuyến giao thông huyết mạch như:
Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc-Nam, đường Hồ Chí Minh; đặc biệt là nằm cuối

in

tuyến đường xuyên Á thông ra Biển Đông bằng cảng Cửa Việt là một nút quan giao

h

thông quan trọng trong mối liên kết của hành lang kinh tế Đông - Tây, cho phép huyện



mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong tỉnh, cả nước, cũng như hội nhập

́H

khu vực và Quốc tế. Mạng lưới Tỉnh lộ trên địa bàn huyện có mật độ khá lớn, cùng với

việc xây dựng tuyến đường cơ động ven biển Cửa Việt - Cửa Tùng và hai cầu Cửa

́


Tùng, Cửa Việt đã tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng lưu thông hàng hóa, liên kết
phát triển với các huyện Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và các địa phương khác
trong tỉnh. Mặt khác Gio Linh còn tiếp giáp với Thành phố Đông Hà - vùng trung tâm
động lực phát triển của tỉnh ra các vùng lân cận. Cùng với sự phát triển đi lên của tỉnh,
trên địa bàn Gio Linh đã hình thành các vùng trọng điểm kinh tế lớn của tỉnh như khu
Công nghiệp Quán Ngang, khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt đã và đang được tập trung
đầu tư về kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư. Hệ thống các cơ sở hạ tầng khác như mạng
lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, các kết cấu hạ tầng xã hội không
ngừng được đầu tư nâng cấp, mở rộng, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện.[9]
SVTH: Trần Thị Linh Chi

15


×