Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

Chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu trên địa bàn xã vĩnh thành, huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 0 trang )

Đại học Kinh tế Huế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

------

ại

Đ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ho

CHUỖI CUNG SẢN PHẨM HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

h

in

̣c k

VĨNH THÀNH, HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

́H


́


Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Phạm Thị Thanh Xuân

Nguyễn Thị Hiền
Lớp: K47 KTNN

Niên khóa 2013-2017


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp đại học

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ
trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt
thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gởi đến cô Phạm Thị Thanh Xuân, người
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em để hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp của
mình.
Em cảm ơn chú Phạm Quang Quyền đã hướng dẫn em, cho em những lời khuyên
bổ ích và cung cấp những thông tin, số liệu cho em để em hoàn thành được bài khóa

ại

Đ


luận này.

Em xin chân thành cảm ơn UBND xã Vĩnh Thành- huyện Vĩnh Linh- tỉnh Quảng

ho

Trị đã cho em thực tập cuối khóa tại UBND.

̣c k

Đồng thời nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thưc tập nơi mà em yêu
thích, cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô

in

giáo đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ

h

ích trong công việc sau này của bản thân.

́H

bạn bè về mọi mặt trong thời gian qua.



Cuối cùng em xin cảm ơn sự giúp đỡ động viên của người thân, gia đình và
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện khóa


́


luận này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng
góp từ quý thầy cô để bài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Hiền

ii


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp đại học

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU ................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU........................................................................... viiii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ..................................................................................... viii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ....................................................................................... ix
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................. 1

ại

Đ


1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 2

ho

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2

̣c k

4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................ 4

in

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................ 4

h



1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi cung ................................................................................ 4

́H

1.1.1. Khái niệm ......................................................................................................... 4

́



1.1.2. Cấu trúc của chuỗi cung và các tác nhân tham gia chuỗi cung ........................ 5
1.1.3. Nội dung phân tích chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu ............................................ 6
1.1.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu và phân tích ....................................................... 9
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu ở Việt Nam ............................................ 9
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu ở Việt Nam .......................................... 9
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị ................................ 12
1.2.3. Tình hình sản xuất hồ tiêu ở huyện Vĩnh Linh ............................................... 13
CHƯƠNG 2: CHUỖI CUNG SẢN PHẨM HỒ TIÊU Ở XÃ VĨNH THÀNH ....... 15
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu………………………………………………15

iii


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp đại học

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................... 15
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ............................................................................ 15
2.1.3. Đánh giá chung ........................................................................................ 18
2.2. Tình hình sản xuất hồ tiêu ở xã Vĩnh Thành…………………………………..19
2.3. Phân tích chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu………………………………………..20
2.3.1. Sơ đồ chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu ........................................................... 20
2.3.2. Đặc điểm của các tác nhân trong chuỗi cung hồ tiêu .................................. 23
2.3.3. Phân tích chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu ...................................................... 32

Đ

ại


2.3.4. Phân tích SWOT ...................................................................................... 37

ho

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG
SẢN PHẨM HỒ TIÊU Ở XÃ VĨNH THÀNH ........................................................ 39

̣c k

3.1 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển sản xuất hồ tiêu……………...39

in

3.1.1 Mục tiêu giải pháp..................................................................................... 39

h

3.1.2 Quan điểm đề xuất giải pháp ...................................................................... 39



3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung……………………………………40

́H

3.2.1. Giải pháp về nguồn lực ............................................................................. 40

́



3.2.2. Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp, người thu gom và
hộ nông dân trồng tiêu ....................................................................................... 41
3.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm hồ tiêu ở khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch và
bảo quản ........................................................................................................... 42
3.2.4 Giải pháp thị trường .................................................................................. 43
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 45
I. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 45
II.KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 45

iv


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp đại học

TÀI LIỆU THAM KHẢO: ....................................................................................... 47
PHỤ LỤC: ................................................................................................................ 49

ại

Đ
h

in

̣c k

ho
́H



́

v


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp đại học

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
UBND: Ủy ban nhân dân
ĐVT: Đơn vị tính
LĐGĐ: Lao động gia đình
LĐ: Lao động
VPA: Vietnam Pepper Association – Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam
BQ: Bình quân
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
HTX: Hợp tác xã
WTO: Tổ chức thương mại thế giới

Đ

ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ại

NTTS: Nuôi trồng thủy sản


GO: Giá trị sản xuất

́H

LN: Lợi nhuận



VA: Giá trị gia tăng

h

MI: Thu nhập hỗn hợp

in

IC: Chi phí trung gian

̣c k

TC: Tổng chi phí

ho

KTXH: Kinh tế xã hội

́

vi



Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp đại học

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu Việt Nam qua 3 năm ............... 10
Bảng 1.2 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam qua 3 năm .......... 11
Bảng 2.1 Quy mô, cơ cấu đất đai xã Vĩnh Thành năm 2016 ................................... 16
Bảng 2.2 Dân số và lao động của xã Vĩnh Thành năm 2016 ................................... 17
Bảng 2.3 Giá trị sản xuất của xã Vĩnh Thành giai đoạn 2014-2016 ........................ 18
Bảng 2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu xã Vĩnh Thành qua 3 năm .......... 19
Bảng 2.5 Tình hình chung của các hộ điều tra ......................................................... 23

ại

Đ

Bảng 2.6 Diện tích, sản lượng và năng suất hồ tiêu của các hộ điều tra .................. 24
Bảng 2.7 Chi phí sản xuất hồ tiêu của hộ nông dân ................................................ 26

ho

Bảng 2.8 Kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu của hộ ............................................. 27

̣c k

Bảng 2.9 Đặc điểm của nhà thu gom nhỏ ................................................................. 27
Bảng 2.10 Kết quả và hiệu quả kinh doanh hồ tiêu của các nhà thu gom nhỏ ......... 28


in

Bảng 2.11 Kết quả và hiệu quả kinh doanh của đại lý thu mua hồ tiêu ................... 30

h



Bảng 2.12 Kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty TM Quảng Trị .................. 31

́H

Bảng 2.13 Quá trình tạo giá trị của các tác nhân theo kênh phân phối .................... 35

́


Bảng 3.1 Chi phí đầu tư hồ tiêu bình quân thời kì kiến thiết cơ bản........................ 49

vii


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp đại học

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mô hình cấu trúc chuỗi cung ứng đơn giản ............................................. 5
Sơ đồ 1.2: Mô hình cấu trúc chuỗi cung ứng mở rộng ............................................. 5
Sơ đồ 1.3 Tác nhân thúc đẩy chính của chuỗi cung ứng ............................................ 7

Sơ đồ 1.4 Quá trình tạo giá trị trong chuỗi cung ........................................................ 8
Sơ đồ 2.1 Chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu xã Vĩnh Thành .......................................... 21

ại

Đ
h

in

̣c k

ho
́H


́

viii


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp đại học

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Hồ tiêu là một trong những cây nông nghiệp dài ngày chủ lực của xã Vĩnh
Thành, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Mặc dù được xác định là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng sản xuất hồ
tiêu còn gặp một số hạn chế như: diện tích thiếu quy hoạch, nhiều vườn cây già cỗi

chưa được trồng mới, sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng còn trải qua nhiều
khâu trung gian, quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi còn gặp nhiều khó khăn. Xã
Vĩnh Thành là một trong những xã có diện tích và sản lượng hồ tiêu lớn của huyện
Vĩnh Linh, đặc biệt tiêu Vĩnh Linh có hương thơm cay nồng được nhiều người trong
và ngoài nước biết đến. Tuy nhiên thời gian qua sản xuất hồ tiêu của xã gặp một số

Đ

khó khăn trong tiêu thụ cũng như hiệu quả sản xuất. Để thấy được thực trạng sản xuất

ại

cũng như tiêu thụ hồ tiêu trên địa bàn, em đã chọn đề tài: “Chuỗi cung sản phẩm hồ

ho

tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị’’ được thực

̣c k

hiện nhằm nghiên cứu, phân tích và qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất cũng như quá trình tiêu thụ hồ tiêu trên địa bàn xã.
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm

h

-

́H


Phân tích, đánh giá thực trạng chuỗi cung tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu trên địa

bàn xã Vĩnh Thành.

́


-



hồ tiêu.
-

in

Mục tiêu nghiên cứu:

Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng khả năng tiêu thụ hồ tiêu trên địa

bàn xã. Trên cơ sở đó giúp hộ nông dân nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế.
Dữ liệu phục vụ
-

Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp sẽ được thu thập từ niên giám thống kê, báo

cáo, tài liệu của các ban ngành và của UBND xã Vĩnh Thành.
-

Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp sẽ được thu thập qua điều tra ngẫu nhiên 60 hộ


trồng cây hồ tiêu ở xã Vĩnh Thành và 5 nhà thu gom, 2 đại lý thu mua lớn trên địa
bàn. Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp theo bảng hỏi đã chuẩn bị sẵn.
Phương pháp nghiên cứu:
-

Phương pháp thu thập thông tin

ix


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp đại học

-

Phương pháp thống kê kinh tế

-

Phương pháp sơ đồ

-

Phương pháp phân tích chuỗi cung

Kết quả đạt được:
-


Phân tích các tác nhân tham gia trong chuỗi cung hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh

Thành.
-

Phân tích các hoạt động của chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh

Thành.
-

Phân tích SWOT những điểm mạnh điểm yếu, cơ hội thách thức trong sản xuất

và tiêu thụ hồ tiêu để đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chuỗi cung sản phẩm hồ

Đ

tiêu trên địa bàn.

ại
h

in

̣c k

ho
́H


́


x


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp đại học

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Hồ tiêu (Piper nigrum L.) trồng chủ yếu để lấy quả và hạt, thường dùng làm gia
vị dưới dạng khô và tươi [21]. Hiện nay, hồ tiêu Việt Nam giữ vị trí dẫn đầu thế giới về
sản lượng xuất khẩu [11]. Năm 2016, hồ tiêu Việt Nam chiếm khoảng 30,4% tổng sản
lượng và 50% sản lượng xuất khẩu toàn thế giới.[14]
Ở Việt Nam, hồ tiêu đã và đang trở thành cây trồng có thế mạnh vì đem lại giá
trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao. Cho đến nay không một ai trong giới kinh doanh gia
vị và nông sản trên thế giới không biết đến hồ tiêu Việt Nam. Theo VPA, hồ tiêu Việt

Đ

Nam có mặt trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong những năm trở lại đây, giá hồ

ại

tiêu tăng cao nên hộ sản xuất đã gia tăng mở rộng diện tích hồ tiêu. Năm 2016, diện tích

ho

hồ tiêu là 124,5 nghìn ha tăng 27% so với năm 2015, tăng 50% so với năm 2014. Sản
lượng xuất khẩu hồ tiêu năm 2016 là 177.893 tấn đạt giá trị 1.429 triệu USD. Trong tất


̣c k

cả các thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu của
Việt Nam, chiếm 24,92% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước.[18]

in

Vĩnh Thành là một xã thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị có lợi thế phát triển

h

nhiều loại cây công nghiệp dài ngày, trong đó hồ tiêu là cây trồng chủ lực chiếm diện



tích lớn, có vai trò then chốt trong phát triển kinh tế xã hội của xã. Năm 2016, diện tích

́H

trồng hồ tiêu là 111,9 ha, diện tích cho thu hoạch là 90 ha, tăng 6,38% so với năm 2015

́


và sản lượng đạt 539 tạ giảm 54,51% so với năm 2015 do thời tiết khắc nghiệt. Năm
2015, sản lượng hồ tiêu xã đạt 1.185 tạ tăng 110,85% so với năm 2014. Sản xuất hồ tiêu
đã góp phần làm thay đổi cuộc sống từ khó khăn trở nên đủ ăn và giàu có cho nhiều hộ
gia đình trên vùng đất đỏ bazan này. Đặc biệt tiêu Quảng Trị nổi tiếng từ lâu với thương
hiệu “tiêu Vĩnh Linh” với đặc tính cay nồng nên có giá trị cao hơn các địa phương khác.

Tuy nhiên, sản phẩm hồ tiêu xã Vĩnh Thành cũng không tránh khỏi những khó khăn
trong sản xuất và tiêu thụ như: thời tiết có nhiều bất lợi (hạn hán, mất mùa,…), dịch
bệnh, nhiều vườn tiêu khai thác trên 10 năm đã già cỗi và cho năng suất thấp ảnh hưởng
đến chất lượng, phương thức trồng tiêu chưa đúng kĩ thuật canh tác, nông dân đa phần
chạy theo sản lượng do giá tăng cao trong những năm gần đây làm mất đi tính bền vững

SVTH: Nguyễn Thị Hiền

1


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp đại học

sinh học của hồ tiêu, sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng còn trải qua nhiều khâu
trung gian, quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi còn gặp nhiều khó khăn. Cuối cùng là
do cấu trúc ngành chưa hợp lí, tự do bán, thu mua, sơ chế, chưa hình thành được chuỗi
cung ứng đúng nghĩa làm mất đi sự phát triển bền vững hồ tiêu của xã Vĩnh Thành.
Nghiên cứu chuỗi cung ứng hồ tiêu xã Vĩnh Thành có ý nghĩa quan trọng trong
việc giúp các nhà quản lí kinh tế, các nhà chỉ đạo sản xuất hiểu rõ hơn về hoạt động sản
xuất kinh doanh hồ tiêu, về mối quan hệ của các tác nhân trong chuỗi cung ứng, từ đó
đề xuất một số giải pháp giúp hoàn thiện chuỗi cung ứng hồ tiêu trên địa bàn.
Xuất phát từ thực tế đó, em đã tiến hành lựa chọn đề tài: “Chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu
trên địa bàn xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị” là luận văn tốt nghiệp.

Đ

2. Mục tiêu nghiên cứu


ại

2.1. Mục tiêu chung

ho

Mục tiêu chung của đề tài là phân tích chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu trên địa bàn

̣c k

xã Vĩnh Thành. Từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
của chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu.

in

2.2. Mục tiêu cụ thể

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu.

-

Phân tích, đánh giá thực trạng chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh

h

-

́H

-




Thành.

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

́


cung sản phẩm hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Thành.
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu: hộ nông dân sản xuất hồ tiêu, nhà
thu gom và đại lý thu mua.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn xã Vĩnh Thành,

huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
-

Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập trong 3 năm từ 2014-2016, số liệu sơ

cấp được thu thập thông qua điều tra khảo sát năm 2016.

SVTH: Nguyễn Thị Hiền


2


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp đại học

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập thông tin
-

Thông tin thứ cấp: Số liệu thứ cấp về tình hình phát triển kinh tế xã hội, tình hình

phát triển cây hồ tiêu được thu thập từ niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị, báo cáo của
các ban ngành và UBND xã Vĩnh Thành.
-

Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp bằng bảng

hỏi chuẩn bị sẵn:
+ Điều tra ngẫu nhiên 60 hộ trồng cây hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Thành.
+ Điều tra 5 nhà thu gom nhỏ và 2 đại lý thu mua lớn trên địa bàn xã Vĩnh Thành.
4.2. Phương pháp thống kê kinh tế:

Đ

Phương pháp thống kê được sử dụng để phục vụ cho việc thu thập, tổng hợp và

ại


phân tích các thông tin số liệu liên quan đến vấn đề một cách hệ thống.

ho

4.3. Phương pháp sơ đồ:
người tiêu dùng.

̣c k

Sử dụng sơ đồ để mô tả các kênh tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu từ người sản xuất đến

in

4.4. Phương pháp phân tích chuỗi cung:

h

Phân tích chuỗi quá trình tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu từ người cung ứng các yếu tố



đầu vào đến người tiêu thụ đầu ra. Đặc biệt chú trọng phân tích: quá trình tạo giá trị,

́H

dòng thông tin và mối quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi cung.

́



SVTH: Nguyễn Thị Hiền

3


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp đại học

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi cung
1.1.1. Khái niệm
Ngày nay, để cạnh tranh thành công trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào, các
doanh nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình mà còn phải có sự liên
kết với các nhà cung cấp cũng như khách hàng của họ. Bởi lẽ, khi muốn đáp ứng sản
phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng buộc doanh nghiệp phải quan tâm đến dòng dịch

Đ

chuyển nguyên vật liệu; cách thức thiết kế, đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung

ại

cấp; cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm và những mong đợi của người tiêu dùng
hoặc khách hàng cuối cùng. Cạnh tranh có tính toàn cầu ngày càng khốc liệt, chu kỳ

ho


sống của sản phẩm mới ngày càng ngắn hơn, mức độ kỳ vọng của khách hàng ngày càng

̣c k

cao đã thúc ép các doanh nghiệp phải đầu tư và tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng của
nó. Thêm vào đó, những tiến bộ liên tục và đổi mới trong công nghệ truyền thông và

in

vận tải (ví dụ, truyền thông di động, Internet và phân phối hàng qua đêm), đã thúc đẩy

h

sự phát triển không ngừng của chuỗi cung ứng và những kỹ thuật để quản lý nó. Vì vậy,



để giảm thiểu chi phí và cải thiện mức phục vụ, các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả

́H

phải xem xét đến sự tương tác ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng. Chuỗi cung
ứng, cũng được xem như mạng lưới hậu cần, bao gồm các nhà cung cấp, các trung tâm

́


sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối, và các cửa hàng bán lẻ, cũng như nguyên
vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành dịch chuyển giữa các
cơ sở.[12]

Chuỗi cung ứng là gì? Có rất nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng nhưng chúng
ta có thể khái quát chuỗi cung là “Hệ thống các tổ chức, con người, công nghệ, hoạt
động, thông tin và các nguồn lực liên quan trong việc đưa sản phẩm hay dịch vụ từ
người sản xuất đến người tiêu dùng. Các hoạt động của chuỗi cung chuyển nguồn tài
nguyên tự nhiên, nguyên liệu thô và các thành phần thành những sản phẩm hoàn chỉnh
và tổ chức đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng với mục đích tối đa hóa giá trị
tạo ra cho toàn chuỗi”. [21]

SVTH: Nguyễn Thị Hiền

4


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp đại học

1.1.2. Cấu trúc của chuỗi cung và các tác nhân tham gia chuỗi cung
Một chuỗi cung ứng đơn giản nhất bao gồm: nhà cung cấp, doanh nghiệp, và
khách hàng của doanh nghiệp.

Nhà

Nhà sản

Khách

cung cấp

xuất


hàng

Sơ đồ 1.1: Mô hình cấu trúc chuỗi cung ứng đơn giản [1]
Chuỗi cung ứng mở rộng ngoài 3 thành phần cơ bản trên, còn thêm 3 thành phần
nữa. Thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp, hay được gọi là nhà cung cấp đầu

Đ

tiên, ở vị trí đầu tiên của chuỗi cung ứng mở rộng. Thứ hai là khách hàng của khách

ại

hàng, hay khách hàng cuối cùng, ở vị trí cuối cùng của chuỗi cung ứng mở rộng. Cuối

ho

cùng là các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác trong chuỗi cung ứng.
Những công ty này chuyên cung cấp các dịch vụ về: logistics, tài chính, marketing, và

Nhà

cấp

Khách

hàng

ty


hàng

cuối

́H

vào

Công



cấp đầu

cung

Khách

h

cung

Nhà

in

̣c k

công nghệ thông tin.


cùng

́

Nhà cung
cấp dịch vụ
Sơ đồ 1.2: Mô hình cấu trúc chuỗi cung ứng mở rộng [3]
Chuỗi cung ứng chính là sự kết hợp của nhiều tác nhân thực hiện những chức năng
khác nhau. Các tác nhân đó bao gồm: nhà sản xuất, nhà phân phối hay nhà bán buôn,
nhà bán lẻ, những khách hàng cá nhân, hoặc khách hàng tổ chức.
-

Nhà sản xuất: hộ nông dân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm

SVTH: Nguyễn Thị Hiền

5


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp đại học

Nhà phân phối: là các đơn vị có chức năng vận chuyển sản phẩm từ nhà sản xuất

-

đến khách hàng. Nhà phân phối còn được gọi là nhà bán sỉ hay bán buôn.
Nhà bán lẻ: Nhà bán lẻ thường bán hàng hóa sản phẩm với số lượng nhỏ cho


-

khách hàng. Sản phẩm chủ yếu được nhập từ các nhà phân phối.
Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức mua và sử dụng sản

phẩm.
-

Nhà cung cấp dịch vụ: là những tổ chức cung cấp các dịch vụ cho nhà sản xuất,

nhà phân phối, người bán lẻ, và khách hàng. Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhà cung
cấp dịch vụ phổ biến nhất là cung cấp dịch vụ vận tải và dịch vụ kho hàng. [13]

Đ

1.1.3. Nội dung phân tích chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu

ại

1.1.3.1. Xác định các tác nhân trong chuỗi cung sản phẩm

ho

Xác định các tác nhân tham gia chuỗi cung sản phẩm, bao gồm các tác nhân tham
gia cung cấp các yếu tố đầu vào chủ yếu như: cơ sở sản xuất cây giống, phân bón, dịch

̣c k

vụ đầu vào; tác nhân sản xuất: hộ trồng tiêu và các tác nhân tham gia phân phối sản
phẩm hồ tiêu như: hộ thu gom, đại lý thu mua, nhà máy chế biến và xuất khẩu hồ tiêu,


in

người bán lẻ. Mỗi tác nhân là một mắt xích, thực hiện các hoạt động trong từng công

h

đoạn tương ứng nhằm tạo giá trị cho sản phẩm đáp ứng yêu cầu của khách hàng cuối



cùng. Cũng có thể có những tác nhân tham gia chuỗi cung chỉ để thực hiện các dịch vụ

́H

hỗ trợ như hậu cần, tài chính, kỹ thuật.

́


1.1.3.2. Phân tích dòng thông tin trong chuỗi cung

Sơ đồ 1.3 cho thấy thông tin chính là yếu tố kết nối tất cả các hoạt động và vận hành
chuỗi cung ứng. Nếu thông tin là chính xác, kịp thời, các tác nhân trong chuỗi cung ứng
có thể đưa ra những quyết định về hoạt động sản xuất đúng đắn. [25, trang 13] Điều này
mang lại khả năng tối đa hóa lợi nhận cho toàn chuỗi cung ứng. Thông tin được sử dụng
nhằm 2 mục đích:
-

Phối hợp những hoạt động hàng ngày có liên quan đến chức năng của 4 yếu tố


là: sản xuất, tồn kho, địa điểm, và vận tải. Trong chuỗi cung ứng, các tác nhân sử dụng
các dữ liệu sẵn có về cung và cầu hàng hóa để quyết định lịch trình sản xuất hàng tuần,
các mức tồn kho, tuyến đường vận tải, và địa điểm lưu trữ hàng hóa.

SVTH: Nguyễn Thị Hiền

6


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp đại học

-

Dự báo và lập kế hoạch để lường trước và đáp ứng kịp thời nhu cầu về sản phẩm

trong tương lai. Các dự báo mang tính chiến thuật dựa trên cơ sở những thông tin sẵn
có, giúp doanh nghiệp lựa chọn lịch trình, thời gian biểu cho việc sản xuất hàng tháng,
hàng quý. Bên cạnh đó, thông tin đóng vai trò rất lớn trong việc đưa ra những dự báo
mang tầm chiến lược như: xây dựng phân xưởng mới, thâm nhập thị trường mới, hoặc
rút lui khỏi thị trường hiện tại. [25, trang 19]

- 1. Sản xuất

2. Tồn kho

- Sản xuất cái gì,
như thế nào và khi

-

và dự trữ bao nhiêu?

nào?

ại

Đ

-

Sản xuất bao nhiêu

5. Thông tin

-

4. Vận tải

và khi nào?

Nơi nào thực hiện tốt
nhất cho hoạt động gì?

h

phẩm bằng cách nào

3. Địa điểm


in

Vận chuyển sản

ra những quyết định

̣c k

ho

Những vấn đề cơ bản đề



́H

Sơ đồ 1.3 Tác nhân thúc đẩy chính của chuỗi cung ứng

́


Mức độ trao đổi thông tin theo chiều dọc: Mức độ chia sẻ thông tin từ tác nhân này
đến tác nhân khác với các hoạt động sản xuất khác nhau như giữa nhà cung cấp đầu vào
với nhà sản xuất, giữa nhà sản xuất với nhà thu gom, đại lý thu gom... Mức độ chia sẽ
thông tin giữa các tác nhân có ý nghĩa quan trọng, nó phản ánh được chất lượng của
dòng thông tin là thông suốt hay ách tắc của chuỗi cung sản phẩm hồ tiêu.
Mức độ trao đổi theo chiều ngang: mức độ chia sẽ thông tin giữa các tác nhân có
cùng hoạt động sản xuất giống nhau như: giữa nhà sản xuất với nhà sản xuất, giữa nhà
thu gom với nhà thu gom.

1.1.3.3. Phân tích quá trình tạo ra giá trị trong chuỗi cung

SVTH: Nguyễn Thị Hiền

7


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp đại học

Trong khi bị điều khiển bởi người khách hàng cuối cùng, các chuỗi cung được hình
thành bởi nhiều khách hàng trung gian, mỗi một khách hàng trong chuỗi phải đáp ứng
nhu cầu của khách hàng phía trên họ. Bởi thế, khi làm những điều này họ đã tạo ra giá
trị cho chuỗi. Như vậy, một quá trình tạo giá trị xảy ra trong toàn bộ chuỗi với mục tiêu
là đáp ứng nhu cầu của khách hàng cuối cùng.
Nhu cầu của người

Người tiêu dùng

tiêu dùng

Khách hàng trung gian và

Tạo giá trị

các nhà cung cấp

ại


Đ
ho

Nhà cung cấp

Tạo giá trị

̣c k

Sơ đồ 1.4 Quá trình tạo giá trị trong chuỗi cung [1]

in

Các hộ sản xuất hay doanh nghiệp có thể hoạt động tại bất cứ vị trí nào trong chuỗi

h

như: đầu vào, sản xuất, chế biến, phân phối hay bán lẽ. Ở bất cứ vị trí nào trong chuỗi,



các nguyên tắc tạo giá trị vẫn tương tự nhau. Trước hết doanh nghiệp sẽ phải có một hệ

́H

thống nguồn lực có thể sử dụng để tạo giá trị. Các nguồn lực này có thể là vật chất hay

́



tự nhiên, vốn và nhân lực. Doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực tài nguyên và khả năng
sáng tạo của mình để tạo ra giá trị cho khách hàng trung gian và từ đó sẽ tạo ra lợi nhuận.
Giá trị được tạo ra chủ yếu thông qua hoạt động của doanh nghiệp nhưng giá trị có thể
nâng cao bằng với khách hàng và nhà cung cấp đầu vào. Doanh nghiệp tạo giá trị thông
qua chế biến hay nâng cao, hoàn thiện sản phẩm. Các mối liên kết này đối với nhà cung
cấp đầu vào có liên quan đến hoạt động mua bán và công tác hậu cần đầu vào. Việc bảo
trì sản phẩm cuối cùng để đảm bảo chất lượng cũng phải liên hệ với công tác hậu cần
đầu ra.

SVTH: Nguyễn Thị Hiền

8


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp đại học

1.1.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu và phân tích
Để tiến hành phân tích kết quả, hiệu quả cũng như chuỗi giá trị sản phẩm hồ tiêu,
tôi sử dụng các chỉ tiêu sau:
-

Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm được tạo ra trong một thời kỳ

nhất định.
𝑛

GO = ∑ Pi ∗ Qi
𝑖=1


Qi: Sản lượng sản phẩm thứ i
Pi: Giá bán sản phẩm thứ i
Giá trị tăng thêm (VA): là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị do lao động mới tạo ra

Đ

-

ại

trong một thời kì nhất định. Đó chính là một bộ phận của giá trị sản xuất còn lại sau khi
trừ đi chi phí trung gian.

ho

VA=GO-IC

ngoài dùng cho sản xuất).

Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập thuần túy bao gồm cả công lao động

h

của gia đình tham gia sản xuất.

in

-


̣c k

(Trong đó IC là chi phí trung gian, bao gồm cả chi phí vật chất và dịch vụ mua

Lợi nhuận (LN): Là hiệu số giữa doanh thu và chi phí

́H

-



MI= VA- khấu hao- thuế.

-

́


LN= GO- TC

Năng suất: cho biết sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích.
W= Sản lượng/ Diện tích

-

Hiệu suất GO/IC: Thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo ra bao

nhiêu đồng giá trị sản xuất. Hệ số này càng lớn thì sản xuất càng hiệu quả.
-


Hiệu suất VA/IC: Thể hiện cứ một đồng chi phí trung gian được đầu tư tạo ra bao

nhiêu đồng giá trị gia tăng.
-

Hiệu suất LN/IC: Thể hiện cứ đầu tư một đồng chi phí trung gian tạo ra được bao

nhiêu đồng lợi nhuận.
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu ở Việt Nam

SVTH: Nguyễn Thị Hiền

9


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp đại học

Theo đánh giá của trang tin “Information is Beautiful” (IIB), hạt tiêu là nông sản
nổi tiếng nhất tại Việt Nam. IIB đánh giá các quốc gia theo nhiều lĩnh vực, bao gồm
hàng hóa, tâm lý học, sinh thái học, ẩm thực, kinh tế, thẩm mỹ học, khoa học nhân văn,
công nghệ và tệ nạn. Năm 2016, hồ tiêu Việt Nam chiếm 30,4% sản lượng và 50% sản
lượng xuất khẩu trên thế giới.[14]
Trong thời gian gần đây, giá tiêu tăng nhanh đã khiến nhiều người dân bắt đầu có
xu hướng tăng mạnh diện tích trồng tiêu. Hiện nay, Việt Nam có 6 tỉnh trọng điểm sản
xuất hồ tiêu gồm: Bình Phước 12.148 ha, Đắk Nông 11.154 ha, Đắk Lắk 12.082 ha, Bà
Rịa – Vũng Tàu 9.074, Đồng Nai 9.010, Gia Lai 11.245. Trong đó, khu vực Tây Nguyên

và miền Đông Nam Bộ đứng đầu về diện tích, năng suất và sản lượng. Ngoài ra, còn có

Đ

các vùng trồng tiêu khác như Phú Quốc (Kiên Giang) đã có thương hiệu lâu nay và vùng

ại

trồng hồ tiêu ở Quảng Trị … [15]

ho

Bảng 1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu Việt Nam qua 3 năm

97,60
17,00
168,80

́H

83,00
15,00
125,00

So sánh (%)
2015/2014 2016/2015
124,50
117,59
127,56
15,50

113,33
91,18
193,30
135,04
114,51
Nguồn: Tổng cục thống kê

2016



Nghìn ha
Nghìn tấn
Tạ/ha

2015

h

Diện tích
Năng suất
Sản lượng

2014

in

ĐVT

̣c k


Chỉ tiêu

́


Bảng 1.1 cho thấy: Diện tích hồ tiêu tăng qua các năm. Năm 2015, diện tích hồ
tiêu là 97,6 nghìn ha, tăng 17,59% so với năm 2014. Năm 2016 đạt 124,5 nghìn ha, tăng
27,56% so với năm 2015. Nguyên nhân là do điều kiện đất đai, khí hậu nước ta rất thuận
lợi cho việc trồng và phát triển cây hồ tiêu. Trước tình hình cây hồ tiêu mang lại lợi
nhuận cao, giá cao ổn định trong nhiều năm liên tục nên người dân nhiều sẵn sàng đốn
hạ vườn cao su, điều, cà phê... để trồng cây hồ tiêu.
Về năng suất, năng suất hồ tiêu tăng nhưng không đều. Năm 2015 đạt 17 tạ/ha,
tăng 2 tạ/ha tương ứng 13,33% so với năm 2014. Năm 2016 đạt 15,5 tạ/ha, giảm 1,5
tạ/ha tương ứng 8,8 %so với năm 2015. Nguyên nhân là do thời tiết khắc nghiệt, sâu
bệnh hại dẫn đến năng suất giảm. Mặt khác do mở rộng diện tích nên có nhiều vùng

SVTH: Nguyễn Thị Hiền

10


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp đại học

không phù hợp với cây hồ tiêu dẫn đến năng suất giảm. So với năm 2014, sản lượng hồ
tiêu năm 2015 đạt 168,8 nghìn tấn, tăng 43,8 nghìn tấn, tương ứng 35,04%. So với năm
2015, sản lượng năm 2016 đạt 193,3 nghìn tấn, tăng 24,5 nghìn tấn, tương ứng 14,5%.
Theo VPA, hồ tiêu Việt Nam hiện đã có mặt trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ

trên thế giới, đồng thời tiếp tục giữ vững kỷ lục là quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu
số một thế giới 14 năm liền [19]. Việt Nam có khoảng 15 doanh nghiệp xuất khẩu hồ
tiêu ở vị trí hàng đầu thế giới. Chủng loại hạt tiêu xuất khẩu chủ yếu hiện nay là tiêu
đen, tiêu trắng và một số loại sản phẩm tiêu đen, tiêu trắng nghiền.[20]
Bảng 1.2 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam qua 3 năm
ĐVT

ại

Đ

Chỉ tiêu

2015

2016

156.396
1.210

133.803
1.278

177.893
1.429

So sánh (%)
2015/2014 2016/2015
85,55
132,95

105,62
111,82

Nguồn: Tổng cục thống kê

̣c k

ho

Khối lượng
Tấn
Kim ngạch Triệu USD

2014

Bảng 1.2 cho thấy khối lượng xuất khẩu hồ tiêu trong giai đoạn 2014-2016 tương

in

đối ổn định. Riêng năm 2015 giảm 22.593 tấn tương ứng 14,45% so với năm 2014.

h

Nhưng đến 2016 đã tăng cao, đạt 177.893 tấn, tăng 32,95% so với năm 2015. Kim ngạch



hồ tiêu Việt Nam có nhiều khởi sắc, tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2016 tăng kỉ lục đạt
khẩu lớn, có kim ngạch cao trên 1 tỷ USD.


́H

1.429 triệu USD. Điều này chứng tỏ hồ tiêu Việt Nam là một trong những mặt hàng xuất

́


Sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam vẫn còn một số khó khăn như: thời tiết có
nhiều bất lợi (hạn hán, mất mùa) và do nhiều vườn tiêu khai thác trên 10 năm đã già cỗi
và cho năng suất thấp ảnh hưởng đến chất lượng, làm giảm sức cạnh tranh so với các
nước khác; xuất khẩu thô chiếm tỷ trọng cao nên giá trị gia tăng thấp; vấn đề thương
hiệu chưa được chú trọng nên mặc dù chiếm tỷ trọng 50% lượng tiêu xuất khẩu toàn cầu
nhưng tiêu Việt Nam vẫn phải qua khâu trung gian nên chưa được nhiều người tiêu dùng
trên thế giới biết đến.

SVTH: Nguyễn Thị Hiền

11


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp đại học

1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu ở tỉnh Quảng Trị
Hồ tiêu là cây công nghiệp dài ngày mũi nhọn của tỉnh Quảng Trị, thích hợp khi
trồng trên vùng đất đỏ bazan. Nhờ vào trồng cây hồ tiêu mà thu nhập của nhiều hộ nông
dân được tăng cao, cải thiện đời sống kinh tế xã hội.
Theo báo cáo của Sở NN & PTNT Quảng Trị, năm 2015 tỉnh Quảng Trị có diện
tích hồ tiêu là 2.274 ha, diện tích tiêu kinh doanh đạt 1.800 ha cho sản lượng 2.160 tấn,

năng suất bình quân đạt 12 tạ/ha. Theo quy hoạch đến năm 2020, diện tích tiêu Quảng
Trị sẽ đạt 2.650 ha cho thấy Quảng Trị là một tỉnh có tiềm năng về sản xuất hồ tiêu.
Thời gian thu hoạch tháng 6 – 7 hàng năm, muộn hơn các tỉnh trọng điểm tiêu của Việt
Nam, là yếu tố giúp Quảng Trị có thêm lợi thế thị trường. Tiêu Quảng Trị đã nổi tiếng

Đ

từ lâu với thương hiệu “Tiêu Vĩnh Linh” với đặc tính cay và nồng hơn so với tiêu ở các

ại

địa phương khác nên sẽ có giá trị cao hơn nếu xây dựng và phát triển được thương hiệu.

ho

Hiện Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã có quyết định số 1399 về việc đăng bạ tên gọi

̣c k

xuất xứ hàng hóa cho sản phẩm Hồ Tiêu Quảng Trị, qua đó có thể nâng cao hơn vị thế
của cây tiêu Quảng Trị trên thị trường trong nước và quốc tế.

in

Khảo sát vùng tiêu Cùa nổi tiếng gồm 2 xã Cam Chính và Cam Nghĩa đang cho

h

kinh doanh thuộc huyện Cam Lộ, năng suất bình quân của các xã đạt 1,1 – 1,2 tấn/ha,




tăng 30 – 40 % so với năm trước (vụ thu hoạch 2014 chỉ đạt 0,8 tấn/ha).

́H

Tại Vĩnh Linh và Gio Linh, các hộ nông dân cũng đều có diện tích vườn tiêu không
lớn, chỉ từ 5 – 8 sào, trồng chủ yếu trong đất vườn quanh nhà. Năm 2015 nông dân trồng

́


tiêu ở đây phấn khởi vì vừa được mùa được giá, sản lượng cho thu hoạch đều tăng từ 40
– 50 % so với năm 2014. Các hộ khảo sát đều đang có kế hoạch trồng mới bằng cách
phá bỏ những vườn cao su kém hiệu quả. Tuy nhiên diện tích tăng thêm rất có hạn bởi
khí hậu và thổ nhưỡng vùng Quảng Trị rất khắc nghiệt. Mùa khô tháng 5 – tháng 7 là
mùa gió Lào, đất khô hạn lại là lúc cây tiêu cần nhiều nước để sinh trưởng, vươn lộc sau
khi thu hoạch. Tới thời kỳ ra hoa, đậu trái tháng 10 – 11 lại thường trùng với thời kỳ
Quảng Trị gặp mưa bão thường xuyên. Do vậy, cây hồ tiêu Quảng Trị khó có thể tăng
nhiều về diện tích và nếu có thì năng suất cũng chỉ ở mức 1,3 – 1,6 tấn/ha, chưa kể việc
đầu tư cho 1ha trồng mới rất cao (khoảng 200 – 250 triệu đồng /ha), nếu muốn đầu tư
công nghệ tưới để năng suất cao hơn và ổn định hơn thì mức đầu tư còn có thể tới 300

SVTH: Nguyễn Thị Hiền

12


Đại học Kinh tế Huế


Khóa luận tốt nghiệp đại học

triệu/ha, điều này khiến nhiều hộ nông dân dù muốn cũng khó có thể tăng diện tích
trong thời gian tới.
Cũng như nhiều vùng trồng tiêu khác, tiêu Quảng Trị nằm ở các hộ nhỏ lẻ nên phụ
thuộc lớn vào hệ thống thương lái thu mua. Thương lái len lỏi tới từng vườn tiêu để giao
dịch, thu gom. Khi đã có số lượng đủ lớn, các thương lái này bán cho các đại lý.Tại các
huyện có trồng tiêu thường có một số đại lý thu mua, mỗi đại lý thu mua bình quân 5 tạ
mỗi ngày, đạt khoảng 150 – 200 tấn/năm, bán cho các công ty kinh doanh, xuất khẩu
tiêu trên cả nước. Thông thường, trước mùng 5/5 âm lịch hàng năm, tiêu Quảng Trị
ngoài bán cho DN trong nước còn bán cho một số doanh nhân Trung Quốc. Sau mùng
5/5 bán chủ yếu cho DN phía Nam. [16]

Đ

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của đại lý, tiêu Vĩnh Linh thường có giá cao hơn cả

ại

nước do tiêu ở đây có dung trọng lớn lại thường khô hơn, sạch hơn. Việc mua bán cũng

ho

diễn ra quanh năm, tháng 8 – 9 là mùa cao điểm ở Quảng Trị vì lượng bán ra nhiều

̣c k

1.2.3. Tình hình sản xuất hồ tiêu ở huyện Vĩnh Linh
Bên cạnh cao su, hiện nay hồ tiêu đang được người dân huyện Vĩnh Linh chú trọng


in

và đưa vào trồng với diện tích khá lớn. Đây được đánh giá là loại cây công nghiệp dài

h

ngày có hiệu quả kinh tế cao.



Thời gian gần đây, diện tích cây hồ tiêu ở Vĩnh Linh phát triển khá mạnh. Năm

́H

2016, tổng diện tích cây hồ tiêu hiện có 1.265 ha, diện tích trồng mới đến nay thực hiện

́


được 45 ha, bà con nông dân đang tiếp tục trồng mới. Tiêu Vĩnh Linh nổi tiếng xưa nay
vì chất lượng cao. Những vùng trồng chủ lực của huyện như Vĩnh Thành, Vĩnh Hòa,
Vĩnh Thạch… từng sản xuất ra giống tiêu sọ ngon nức tiếng. Giống tiêu Vĩnh Linh chính
gốc có lá nhỏ, hạt vừa, tầng sinh trưởng rất cao… nhưng cũng rất mẫn cảm với các loại
bệnh như bệnh chết nhanh, tuyến trùng rễ…Do người dân nắm bắt được quá trình sinh
trưởng của cây tiêu và thực hiện đúng quy trình chăm sóc theo hướng dẫn của ngành
chức năng nên hầu hết diện tích hồ tiêu trên địa bàn phát triển tốt, cho năng suất cao,
chất lượng tiêu hạt đáp ứng nhu cầu thị trường, giá trị thu nhập đạt khoảng 200 triệu
đồng/ha/năm.

SVTH: Nguyễn Thị Hiền


13


Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp đại học

Năm 2008, Vĩnh Linh đã được Sở Khoa Học và Công Nghệ tỉnh Quảng Trị chọn
làm mô hình mẫu trong dự án của Cục Sở Hữu trí tuệ về việc xây dựng chỉ dẫn địa lí
cho sản phẩm tiêu hạt Quảng Trị. Hạt tiêu Vĩnh Linh được chỉ dẫn về địa lí sẽ tạo điều
kiện cho người dân yên tâm phát triển diện tích tiêu một cách lâu dài và bền vững. Để
giữ vững vị trí và ưu thế cũng như tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành
trong việc phát triển diện tích cây hồ tiêu. Cuối năm 2010, được sự đồng ý của UBND
tỉnh, huyện Vĩnh Linh đã thành lập Hội hồ tiêu của huyện nhằm nâng cao giá trị của sản
phẩm hồ tiêu Vĩnh Linh cũng như tạo điều kiện cho cây tiêu phát triển bền vững. [17]
Bên cạnh đó, hàng năm, Phòng Nông nghiệp huyện cùng các ban ngành liên quan
thường xuyên tiến hành mở các lớp tập huấn, tư vấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho

Đ

bà con trong trồng mới cũng như duy trì ổn định diện tích cây hồ tiêu hiện có; phối hợp

ại

với ngân hàng chính sách tạo nguồn vốn ưu đãi cho ngưới dân phát triển diện tích hồ

ho

tiêu một cách hiệu quả.


̣c k

Việc phát triển hồ tiêu là hướng đi đúng trong chiến lược phát triển kinh tế và giảm
nghèo bền vững của huyện Vĩnh Linh. Ngoài việc giúp nông dân khai thác hiệu quả các

in

loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao trên vùng đất đỏ bazan, cây hồ tiêu còn góp

́H



vững.

h

phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giúp nhiều hộ thoát nghèo và làm giàu bền

́


SVTH: Nguyễn Thị Hiền

14


Đại học Kinh tế Huế


Khóa luận tốt nghiệp đại học

CHƯƠNG 2: CHUỖI CUNG SẢN PHẨM HỒ TIÊU Ở XÃ VĨNH THÀNH
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lí
Xã Vĩnh Thành cách trung tâm huyện khoảng 9km về phía Nam, có sông Bến Hải
chạy qua (đoạn qua xã 2,6km) và sông Sa Lung (đoạn qua xã 3,2km) đây là tuyến giao
thông thủy lợi có ý nghĩa quan trọng trong việc vận chuyển, giao lưu kinh tế, phát triển
thương mại.
Phía Bắc giáp xã: Vĩnh Hòa- Vĩnh Hiền

-

Phía Nam giáp xã: Trung Hải, huyện Gio Linh

-

Phía Tây giáp xã: Vĩnh Sơn- Vĩnh Lâm

-

Phía đông giáp xã: Vĩnh Tân- Vĩnh Giang- Vĩnh Thạch

ại

Đ

-


ho

2.1.1.2 Địa hình, đất đai, thổ nhưỡng

̣c k

Bề mặt địa hình thoải dần về phía Đông Nam, độ cao phổ biến từ 3m- 15m so với
mặt nước biển, dạng địa hình này thích hợp cho việc quy hoạch phát triển cây công

in

nghiệp, cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản.

́H

2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết



vàng nhạt trên cát, đất phù sa được bồi.

h

Trên địa bàn xã có các nhóm đất chính sau: đất đỏ Bazan trên đá phiến sét, đất

Xã Vĩnh Thành chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa, sự phân chia hai

́



màu rõ rệt: mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau; mùa khô từ tháng 2 đến tháng 7.
Do đặc điểm địa lí, lượng mưa trung bình năm là 2.375mm, nhiệt độ trung bình
hàng năm là 28,20C, mùa hè có gió Tây Nam khô nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8
thường gây hạn hán ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Bão và lũ lụt: mùa bão thường xuất hiện vào tháng 9,10,11, năm nhiều nhất có 45 cơn bão, cấp gió trung bình từ cấp 8 đến cấp 11. Bão kèm theo mưa gió mạnh tạo lũ
quét ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai
Quy mô, cơ cấu đất đai của xã được thể hiện ở Bảng 2.1.

SVTH: Nguyễn Thị Hiền

15


×