Tải bản đầy đủ (.doc) (225 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và bền vững cho huyện tiên lãng, thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.52 MB, 225 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ
để lấy bất cứ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận án

Nguyễn Bá Long

i


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, những ý kiến đóng góp quí báu của thầy cô
giáo và các nhà khoa học, sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể để tôi hoàn thành
bản luận án này.
Nhân dịp này, Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành và hỗ trợ khoa học
của các thầy cô giáo Khoa Môi trường, Khoa Quản lý đất đai, Bộ môn Sinh thái nông
nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Lâm nghiệp và đồng nghiệp cơ
quan công tác đã ủng hộ, giúp tôi trong quá trình làm luận án.
Đặc biệt, Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Đoàn Văn Điếm và PGS.TS. Nguyễn
Ích Tân đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn khoa học trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin cảm ơn Phòng Thống kê, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Lãng và các xã trên địa bàn huyện đã cung
cấp số liệu và hỗ trợ điều tra, phỏng vấn phục vụ đề tài.


Xin trân trọng cảm ơn nhóm nghiên cứu của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã hỗ
trợ trong quá trình xử lí số liệu và đóng góp ý kiến giúp hoàn thiện luận án.
Xin cảm ơn bố mẹ, anh em, bạn bè luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận án

Nguyễn Bá Long

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i Lời

cảm ơn

ii Mục lục

iii Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục các bảng

vii Danh

mục các hình


ix Trích yếu

luận án

x Thesis abstract

xii PHẦN 1 MỞ ĐẨU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3

Phạm vi nghiên cứu

3

1.4


Những đóng góp mới của đề tài

3

1.5

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

2.1

Cơ sở lí luận về đánh giá đất nông nghiệp

2.1.1.

Khái niệm về đất, đất đai và đánh giá đất đai

2.1.2

Đánh giá đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của FAO

9

2.1.3


Đánh giá đất theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững

12

2.2

Những nghiên cứu về đánh giá đất đai

13

2.2.1

Nghiên cứu phục vụ quy hoạch sử dụng đất

13

2.2.2

Đánh giá đất thích ứng với biến đổi khí hậu

15

2.2.3

Đánh giá đất theo hướng quản lý tổng hợp vùng ven biển

19

2.2.4


Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

19

2.3

Kết quả nghiên cứu sử dụng đất tại vùng nghiên cứu

24

2.4

Sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và bền vững

26

2.4.1

Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và bền vững

2.4.2

Bảo tồn độ phì nhiêu và chống thoái hóa đất

2.4.3

Chiến lược bảo vệ đất lúa và chuyển đổi cơ cấu đất nông nghiệp

2.4.4


Cơ sở pháp lí của công tác điều tra, đánh giá đất đai

iii

5
5

26
29
30
31


2.5

Một số nhận xét từ nghiên cứu tổng quan

32

PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

33

3.1

Địa điểm nghiên cứu

33


3.2

Thời gian nghiên cứu

33

3.3

Đối tượng nghiên cứu

33

3.4

Vật liệu nghiên cứu

33

3.5

Nội dung nghiên cứu

35

3.5.1

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Tiên Lãng, thành phố
Hải Phòng

35


3.5.2

Đặc điểm đất huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

35

3.5.3

Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải
Phòng
Đánh giá mức độ thích hợp đất đai cho huyện Tiên Lãng, thành phố Hải

35

bền vững

36

3.6

Phương pháp nghiên cứu

37

3.6.1

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

37


3.6.2

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

37

3.6.3

Phương pháp phân tích đất

37

3.6.4

Phương pháp phân loại đất theo FAO-UNESCO

39

3.6.5

Phương pháp đánh giá đất theo FAO

40

3.6.6

Phương pháp theo dõi mô hình sử dụng đất

42


3.5.4
3.5.5

Phòng
Đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao và

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1

35

44

Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Tiên Lãng, thành phố
Hải Phòng

44

4.1.1

Điều kiện tự nhiên

44

4.1.2

Thực trạng phát triển kinh tế – xã hội

47


4.2

Tính chất đất huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

52

4.2.1

Hệ thống phân loại đất

52

4.2.2

Đặc điểm và tính chất các loại đất vùng nghiên cứu

53

4.3

Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại địa bàn huyện

68

4.3.1

Hiện trạng và biến động đất đai huyện Tiên Lãng

68


4.3.2

Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

72

iv


4.4

Đánh giá thích hợp đất đai cho các loại hình sử dụng đất tại huyện Tiên
Lãng, thành phố Hải Phòng

76

4.4.1

Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai cho huyện

76

4.4.2
89

Phân hạng thích hợp đất đai cho các kiểu sử dụng đất của huyện Tiên Lãng

4.4.3


Kết quả theo dõi một số mô hình sử dụng đất tại huyện Tiên Lãng, thành
phố Hải Phòng

4.5

113

Đề xuất định hướng và giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao và
bền vững

119

4.5.1

Định hướng sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và bền vững

119

4.5.2

Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất hiệu quả và bền vững

133

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

138

5.1


Kết luận

138

5.2

Kiến nghị

139

Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

140

Tài liệu tham khảo

141

Phụ lục

147

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tếng Việt


BĐKH

Biến đổi khí hậu

BVTV

Bảo vệ thực vật

CCNNN

Cây công nghiệp ngắn ngày

CS

Cộng sự

DT

Diện tích

DTĐT

Diện tích điều tra

DTTN

Diện tích tự nhiên

ĐVĐĐ


Đơn vị đất đai

FAO

Tổ chức nông lương thế giới (Food and Agriculture Organization)

GIS

Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System)

GO

Giá trị sản xuất (Gross Output)

GTNC

Giá trị ngày công

GTSX

Giá trị sản xuất Ha

Héc ta
HSĐV

Hiệu suất đồng vốn

IC

Chi phí trung gian


LMU

Đơn vị đất đai (Land Mapping Units) LUS

Hệ thống sử dụng đất (Land Use System) LUT
Loại hình sử dụng đất (Land Use Type) MI

Thu

nhập hỗn hợp (Mix Income)
NS

Năng suất

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

NXB

Nhà xuất bản

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TSMT

Tổng số muối tan


VA

Giá trị gia tăng (Value Added)

UBND

Ủy ban Nhân dân

USDA

Bộ Nông nghiệp Mỹ (United States Department of Agriculture)

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

2.1

Chỉ dẫn địa lí sản phẩm Thuốc lào Tiên Lãng, Hải Phòng

26


4.1

Một số yếu tố khí hậu huyện Tiên Lãng giai đoạn 1996 – 2015

45

4.2

Lao động, nguồn lao động huyện Tiên Lãng

48

4.3

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Tiên Lãng

48

4.4

Giá trị sản xuất ngành nông – lâm nghiệp - thủy sản

50

4.5

Diện tích, năng suất các loại cây trồng giai đoạn 2011-2015

51


4.6

Một số tính chất phẫu diện đất TL160

61

4.7

Một số tính chất phẫu diện đất TL55

63

4.8

Một số tính chất phẫu diện đất TL145

66

4.9

Diện tích và cơ cấu đất nông nghiệp năm 2015

69

4.10

70

4.11


Tình hình biến động đất nông nghiệp huyện Tiên Lãng giai đoạn 20002015
Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất

4.12

Hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất tại huyện Tiên Lãng năm 2013

75

4.13

Các loại đất dùng để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

77

4.14

Phân cấp địa hình tương đối

77

4.15

Phân cấp mức độ tưới

78

4.16

Phân cấp mức độ tiêu thoát nước


78

4.17

Phân cấp thành phần cơ giới

78

4.18

Phân cấp độ mặn

79

4.19

Phân cấp độ phì nhiêu đất

79

4.20

Đặc điểm và tính chất các đơn vị đất đai

82

4.21

Diện tích thích hợp theo xã của cây lúa nước


91

4.22

Diện tích thích hợp theo xã của cây ngô

92

4.23

Diện tích thích hợp theo xã của cây cải bắp

94

4.24

Diện tích thích hợp theo xã của cây cà chua

96

4.25

Diện tích thích hợp theo xã của cây khoai tây

98

4.26

Diện tích thích hợp theo xã của cây hành, tỏi


100

4.27

Diện tích thích hợp theo xã của cây dưa hấu

102

4.28

Diện tích thích hợp theo xã của cây khoai lang

103

vii

73


4.29

Diện tích thích hợp theo xã của cây đậu tương

105

4.30

Diện tích thích hợp theo xã của cây thuốc lào


107

4.31

Diện tích thích hợp theo xã của cây ớt

109

4.32

Diện tích thích hợp theo xã của cây lạc

110

4.33

Tổng hợp thích hợp đất đai của các cây trồng

111

4.34

Hiệu quả kinh tế của mô hình lúa xuân (BC15) - lúa mùa (BT7) trong 3
năm 2012-2014

4.35

113

Hiệu quả kinh tế của mô hình lúa xuân (Bắc thơm 7) - lúa mùa (Nếp cái

Hoa vàng) trong 3 năm 2012-2014

4.36

Hiệu quả kinh tế của mô hình lúa xuân (M6) - lúa mùa (Khang dân đột
biến) và hành đông trong 3 năm 2012-2014

4.37

117

Hiệu quả kinh tế của mô hình thuốc lào xuân - lúa mùa (BC15) và ớt
đông trong 3 năm 2012-2014

4.40

116

Hiệu quả kinh tế của mô hình thuốc lào xuân - lúa mùa (BC15) trong 3
năm 2012-2014

4.39

115

Hiệu quả kinh tế của mô hình lúa xuân (BC15) - lúa mùa (BC15) và
khoai tây trong 3 năm 2012-2014

4.38


114

118

Đề xuất cơ cấu các kiểu sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tiên Lãng
đến năm 2020

125

4.41

Đề xuất cơ cấu các cây trồng đến năm 2020

126

4.42

Đề xuất các kiểu sử dụng đất nông nghiệp của huyện Tiên Lãng đến năm
2020 (đơn vị: ha)

127

4.43

Dự báo diện tích đất mặn tăng do bị xâm nhập mặn (biến đổi khí hậu)

130

4.44


Đề xuất cơ cấu các kiểu sử dụng đất của huyện Tiên Lãng đến năm 2020 130
(PA2)
So sánh cơ cấu cây trồng theo hai phương án sử dụng đất của huyện Tiên 131
Lãng
Đánh giá hiệu quả kinh tế của phương án sử dụng đất năm 2020
của
132

4.45
4.46

huyện Tiên Lãng

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

2.1

Sơ đồ các bước chính trong đánh giá đất đai

11


4.1

Sơ đồ vị trí huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

44

4.2

Cảnh quan và hình thái phẫu diện TL160

60

4.3

Cảnh quan và hình thái phẫu diện TL55

62

4.4

Cảnh quan và hình thái phẫu diện TL145

65

4.5

71

4.6


Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Tiên Lãng, thành phố Hải
Phòng
Sơ đồ đơn vị đất đai huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

4.7

Kiểu sử dụng đất lúa xuân-lúa mùa tại xã Cấp Tiến

90

4.8

Kiểu sử dụng đất 3 vụ dưa hấu tại xã Tiên Cường

101

4.9

Sơ đồ thích hợp đất đai huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng

112

4.10

Mô hình: lúa xuân (bắc thơm) – Lúa mùa (nếp cái hoa vàng)

114

4.11


Mô hình: Lúa xuân (M6) – lúa mùa (khang dân đột biến) – hành đông

115

4.12

Mô hình: Thuốc lào xuân - Lúa mùa (BC15)

117

4.13

Sơ đồ định hướng sử dụng đất đến năm 2020 huyện Tiên Lãng, thành
phố Hải Phòng

4.13

88

129

Sơ đồ định hướng sử dụng đất đến năm 2020 huyện Tiên Lãng, thành
phố Hải Phòng

129

ix


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

Tên tác giả: Nguyễn Bá Long
Tên luận án: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp
hiệu quả và bền vững cho huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 62 85 01 03
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Xây dựng được cơ sở khoa học và thực tễn đánh giá đất nông nghiệp, đề xuất
được định hướng sử dụng đất và các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và
bền vững tại huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải phòng.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Thu thập các tài liệu, số liệu đã công bố.
- Phương thu thập số liệu sơ cấp:
+ Điều tra khảo sát thực địa: khảo sát hiện trạng các loại hình sử dụng đất, phúc
tra lập bản đồ đất, mô tả phẫu diện và lấy mẫu phân tch đất.
- Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn 300 hộ gia đình, cá nhân đại diện cho các
kiểu sử dụng đất ở các xã trong huyện.
- Phương pháp phân tch đất: Theo Viện Thổ nhưỡng – Nông hóa.
- Phương pháp phân loại đất: theo FAO-UNESCO
Ứng dụng hệ thống phân loại đất của FAO-UNESCO-WRB để xây dựng bản đồ
phân loại và hệ thống chú dẫn bản đồ đất.
- Phương pháp đánh giá đất theo FAO
+ Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai: Ứng dụng GIS chồng xếp các bản đồ đơn tnh
(7 bản đồ đơn tnh: loại đất, chế độ tưới, chế độ têu thoát, chế độ mặn, thành phần cơ
giới, độ phì, địa hình tương đối).
+ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất: Ứng dụng các chỉ têu hiệu quả kinh tế, xã hội,
môi trường.
+ Phân hạng mức độ thích hợp đất đai: Theo phương pháp của FAO, cho điểm
từng chỉ têu đánh giá yếu tố chất lượng đất kết hợp yếu tố hạn

chế.
+ Ứng dụng phần mềm GAMS phục vụ phân hạng thích hợp đất đai.
Trên cơ sở kết quả phân hạng thích hợp đất đai, dữ liệu tài nguyên (yếu tố đầu
vào của sản xuất), mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện, mục tiêu sử dụng đất.., ứng
dụng phần mềm GAMS phân hạng thích hợp đất đai và xác định cơ cấu sử dụng đất
hợp lí. Kết quả chính và kết luận
1) Kết quả phân loại đất theo phương pháp của FAO-UNESCO, đất nông nghiệp
huyện Tiên Lãng được phân ra 2 nhóm chính. Nhóm đất phù sa có diện tích lớn
đạt
9.689,48 ha, chiếm tới 96,60% DTĐT, phân bố ở hầu hết các xã, với 9 đơn vị đất, 21
đơn vị đất phụ. Nhóm đất cát diện tích là 340,42 ha, chiếm 3,40% DTĐT, có 1 đơn vị

x


đất và 2 đơn vị đất phụ. Các loại đất hầu hết đều có phản ứng từ trung tính đến chua
nhiều; dung tích hấp thu ở mức trung bình, độ no bazơ đạt mức thấp đến trung
bình,

xi


thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Hàm lượng cacbon hữu cơ và đạm tổng số
thường ở mức trung bình. Lân tổng số và lân dễ tiêu ở mức thấp đến trung bình,
kali tổng số và kali dễ tiêu đạt mức trung bình, ở một số xã ở mức thấp.
2) Bình quân đất nông nghiệp của huyện Tiên Lãng đạt mức khá cao (638
m2/khẩu) so với các khu vực khác ở vùng đồng bằng Bắc bộ, đất lúa nước chiếm
chủ yếu (68,92%). Tuy nhiên, diện tích đất lúa có xu hướng giảm, trung bình mỗi năm
giảm
30,4-45,92 ha do bị chuyển đổi sang đất ở và quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Toàn

huyện có 19 kiểu sử dụng đất với 12 cây trồng chiếm ưu thế, nhưng cơ cấu các kiểu sử
dụng đất chưa hợp lý. LUTs lúa xuân-lúa mùa có hiệu quả kinh tế thấp nhưng vẫn
chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các kiểu sử dụng đất; các LUTs có cây khoai tây, thuốc
lào, rau vụ đông, dưa hấu, chuyên rau mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững
nhưng chưa được người dân và địa phương ưu tên phát triển đúng mức. Việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng ở một số vùng chưa phù hợp do không dựa vào mức độ thích hợp
đất đai nên năng suất và hiệu quả sử dụng đất còn thấp.
3) Các yếu tố đơn tính lựa chọn cho đánh giá đất đai gồm: độ mặn, thành
phần cơ giới, địa hình tương đối, chế độ tưới, chế độ tiêu, chế độ mặn, độ phì nhiêu, từ
đó xác định được 61 đơn vị đất đai. Yếu tố hạn chế chính trong sử dụng đất của các
đơn vị đất đai là đất nhiễm mặn và nhiễm phèn, ngoài ra địa hình tương đối, chế độ
tưới, pH đất cũng ảnh hưởng đến mức độ thích hợp của các cây trồng lựa chọn.
4) Các cây trồng lựa chọn đều thích hợp với đất đai khu vực nghiên cứu, tỷ lệ
diện tích ở mức thích hợp cao (S1) của 12 cây trồng chiếm tới 47,14%. Đậu tương,
thuốc lào, khoai tây, lúa là những cây trồng có tỷ lệ diện tch thích hợp cao, chiếm
nhiều nhất (dao động 62,87-76,64% DTĐT) nên đây là những cây trồng có khả năng mở
rộng và phát triển thành vùng sản xuất tập trung; trong khi lạc, cà chua, cải bắp, ớt,
khoai lang có diện tích ở mức thích hợp cao, chiếm tỷ lệ thấp hơn (dao động 14,6132,86%). Xu hướng mở rộng diện tích cà chua, khoai lang, ớt, cải bắp, lạc của người
dân trong thời gian qua là không hợp lý.
5) Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến 2020 trên cơ sở phân hạng
thích hợp đất đai, mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương đảm bảo nâng tổng
diện tích gieo trồng lên 24.644,20 ha, hệ số sử dụng đất đạt 2,46 lần, tăng 0,2 lần
so với hiện trạng năm 2015; giá trị sản xuất nông nghiệp đến 2020 (lĩnh vực
trồng trọt) đạt
2.333.083,26 triệu đồng/năm, cao hơn 0,64 lần so với năm 2015. Điều này chứng tỏ có
thể nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp nếu lựa chọn cơ cấu các kiểu sử dụng đất hợp
lý, hiệu quả, quy hoạch các vùng chuyên canh (quy mô diện tích trên 30 ha) có giá trị
hàng hóa cao như chuyên lúa, thuốc lào, khoai tây, ngô, dưa hấu, chuyên rau an toàn.
6) Giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và bền vững, thích ứng với
những biến đổi khí hậu và thay đổi xã hội ở huyện Tiên Lãng gồm việc quy hoạch vùng

sản xuất tập trung, đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi để đảm bảo cung cấp đủ nước
chống hạn, têu thoát khi lũ lụt, củng cố đê điều và bảo vệ rừng ngập mặn, cải tạo đất

xii


mặn, lựa chọn các cây trồng chịu mặn, thích ứng cao để khắc phục các yếu tố hạn chế
như nhiễm mặn, nhiễm phèn, têu thoát nước chậm.

xiii


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Nguyen Ba Long
Thesis ttle: Research on current status and proposal for solutions to efficient
and sustainable use of agricultural land in Tien Lang district, Hai Phong city.
Major: Land management
Code: 62 85 01 03
Educatonnal Organizaton: Vietnam National University of Agriculture.
Research Objectves
The research aims to supplement theoretical and scientfic basis in agricultural
land evaluaton; proposing orientaton and solutions to effiecient and sustainable use
of agricultural land.
Materials and Methods
Main research contents include: soil propertes of Tien Lang district, Hai Phong
city, use of agricultural land, evaluaton of land suitability, proposal of orientaton and
solution to efficient and sustainable agricultural land use.
Materials and methods:
- Method of secondary data collection
Collect existing documents and data.

- Method of primary data collection
+ Method of field survey: conduct survey on the current status of land use
forms, re-examinne land mapping, describe and collect samples for analysis.
+ Method of interview: interview 300 households and individuals representing
land use types in communes of the district.
- Method of soil analysis
Apply soil analysis guidelines of Soils and Fertlizers Research Institue.
- Method of FAO-UNESCO soil classification
Apply FAO-UNESCO-WRB soil classification system to develop classification map
and system of land map legends.
- Method of FAO land evaluation
+ Method of land unit mapping development: apply GIS to overlay thematc
maps (7 thematic maps: land type, irrigation regime and drainage regime, salinity
regime, soil texture, fertlity, relatve topography).
+ Method of land use efficiency evaluaton: evaluate land use efficiency with
social, economic and environmental indicators.
+ Method of land suitability classification: apply the FAO method by scoring
each indicator, factor of land quality evaluaton in combination with limiting factor.
+ Application of GAMS software for land suitability classification.
Based on the results of land suitability classification and resource data (input
factors of production), and socio-economic objectives of the district, the dissertation
identfies land use objectives. Apply GAMS software to conduct land suitability
classification and determine rational land use type structure.
Main findings and conclusions
1) Based on soil classificaton results obtained by applying FAO-UNESCO method,
agricultural land of Tien Lang district was divided into two major soil groups. Alluvial

xii



soil group covering an area of 9689.4 hectares, accountng for 96.6% of crop land
area,

xii


distributed in all communes with nine land units, 21 land sub-units; and sandy soil
group covering an area of 340.42 hectares, accountng for 3.4% of crop land with 1 land
unit and
2 land sub-units. Most of soil types have sour to less sour reactions. Soil absorpton
capacity is of average level, and soil base saturation is from low to moderate levels. The
content of soil organic carbon and total soil nitrogen is at average level. Total
phosphorus and degradable phosphorus of soil types are from low to moderate levels
while total potassium and degradable potassium of these soils are at average level.
2) On average, agricultural land of Tien Lang district is at quite high level (638
m2/person), paddy rice land occupies a large proporton (67.61%). However, rice land
area tends to be reduced which is from 30.4 to 45.92 ha per year due to land use
change for New Rural Program. There are 19 landuse types with 12 major crops
distributed in the whole district, but the structure of these land use types is not quite
appropriate. Of which, LUT named 'Spring rice – Autumn rice' get low economic
value but still occupies a larger area than others; the rest LUTs with potato, tobaco,
vegetables, water melon which get high economic value and sustainability, but least
interested to be developed by farmers. The tranformaton between crops of farmers is
not quite suitable in the whole district because of non-matching between crops and
soils, leading to low yield and least efficiency of landuse.
3) Based on single factor used to evaluate land such as soil type, soil texture,
relatve topography, irrigation, drainage, saline, soil fertle, the study clarifies 61 land
mapping units. The main limitaton of these land units is saline invasion and alum
invasion, besides, the terrane, irrigation, and pH also affect the suitability of crops.
4) All crops chosen are suitable to soil types in the study area, of which land

area with high suitability with 12 crops is 47.14% of total area. Soy bean, tobaco,
potato, rice are crops with high suitability of large area (from 62.87 to 67.64% land
area), thus these crops are appropriate to expand the growing production area for
cash; while peanut, tomato, cabbage, chili, sweet potato with high suitability
occupying less land area (from 14.61 to 32.86%). The increasing land area for growing
peanut, tomato, cabbage, chili, sweet potato of farmers is unsuitable.
5) The orientaton of agricultural land use to 2020, based on land suitability
classification and the objectives of socail-economic development of the district, is to
ensure growing crops on 24644.2 ha with land use rate of 2.46 times, which is 0.2
times higher than in 2015; orientated agriculture gross product to 2020 is 2,333,083,26
million VND per year, 0,64 times higher than 2015. This indicates that it is possible to
increase the value of agriculture production if the land use types are selected
effectively, suitably and accompanied by establishing appropriate plans of
agricultural specialized areas (with a scale of 30 hectares or more) having high
commercial values such as specialized growing areas of rice, pipe tobaco, potato, corn,
water melon, organic vegetables.
6) Solusion to use agricultural land in a manner of efficiency, sustainability,
adaptation with climate change and changes of the district's social-economic includes
planning the intensive agriculture zones, investng to build irrigation systems to ensure
adequate water supply in drought season, drain flood water in combiaton with

xiii


building dykes and protecting mangrove forest for salinity intrusion prevention, land
improvement, selecton of salt-tolerant and highly compatible crops and overcoming of
limitng factors such as salinity, alum comtamniation and moderate, slow water
drainage.

xiii



PHẦN 1. MỞ ĐẨU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng là nguồn tài nguyên quốc gia vô
cùng quí giá, là nơi cung cấp các nguồn lương thực, thực phẩm và các sản phẩm têu
dùng thiết yếu khác cho con người. Mặc dù, ngành nông nghiệp đóng góp không lớn
cho giá trị sản xuất như các ngành khác, nhưng với điều kiện một nước đang phát triển
như Việt Nam thì sản xuất nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
ở giai đoạn hiện nay.
Việt Nam từ nước thiếu gạo, đến nay đã đứng thứ nhất nhì thế giới về xuất
khẩu gạo. Tuy nhiên, đất nông nghiệp có hạn, trong khi xu hướng ngày càng bị thu hẹp
do áp lực chuyển mục đích sử dụng đất cho phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới. Cho nên, việc nghiên cứu sử dụng
đất nông nghiệp hiệu quả và bền vững là rất cần thiết.
Trong những năm qua, nhiều địa phương đã áp dụng phương pháp của FAO
(Food and Agriculture Organizaton) để tến hành đánh giá tài nguyên đất và khả
năng sử dụng đất đai, phục vụ quy hoạch đất đai. Qua đó, đã đóng góp tch cực cho
công tác xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản
xuất theo hướng tập trung, hàng hóa và tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, do
chưa quan tâm đầy đủ đến các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội và môi trường,
phương pháp phân tch chưa mang tnh hệ thống giữa đất, đánh giá đất và quy hoạch
sử dụng đất, nên chưa đề xuất được những mô hình bền vững và thích ứng với
những biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt và diễn biến phức tạp, chưa dự báo
được diễn biến của thị trường... Vì thế, chúng ta chưa khai thác hết được tềm năng và
sức sản xuất của đất, phương án quy hoạch thiếu khả thi và kém hiệu quả.
Huyện Tiên Lãng nằm ở phía Tây Nam thành phố Hải Phòng, giáp vịnh Bắc bộ và
có ranh giới tự nhiên là Sông Vân Úc (phía Bắc) và sông Thái Bình (phía Nam). Toàn
huyện rộng 189 km², địa hình bị chia cắt bởi sông đào Kinh Khê do người Pháp xây
dựng năm 1936, địa hình cao thấp không đều, đất đai chua mặn, cách xa trung tâm

thành phố, giao thông không thuận lợi đã tạo ra những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp của huyện.
Mặt dù, sản xuất nông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng

1


hóa, một số sản phẩm đã hình thành các vùng sản xuất có quy mô nhỏ như cà chua,
thuốc lào, lúa, khoai tây. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp nơi đây đang đứng trước
những khó khăn, thách thức nghiêm trọng. Mỗi năm có hàng chục ha đất nông nghiệp
bị xâm mặn; rừng ngặp mặn ven biển bị chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản tràn lan
làm mất khả năng phòng hộ dẫn đến xói lở bờ biến, phá huỷ hệ thống đê điều và làm
cho tình trạng xâm mặn gia tăng nhanh hơn, gây áp lực lên đất sản xuất nông nghiệp,
nhất là đất lúa vì an ninh lương thực khu vực và quốc gia. Có thể nói, sử dụng đất
không hiệu quả và bền vững không chỉ làm thay đổi tính chất đất, quá trình sinh
trưởng, phát triển và năng suất cây trồng mà còn làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất và
loại hình sử dụng đất ở khu vực. Nhiều loại hình sử dụng đất có thể bị thay thế do khả
năng thích ứng kém, như khả năng chịu úng, chịu mặn và chịu hạn kém, không tạo
thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung để thành thương hiệu.
Hơn nữa, công tác quản lý đất nông nghiệp còn nhiều bất cập. Đất nông nghiệp
xu hướng giảm nhanh do chuyển đổi trái phép sang mục đích khác, cùng với tình trạng
tự chuyển đổi đất đai và cơ cấu cây trồng không theo quy hoạch và không phù hợp với
tềm năng và mức độ thích hợp của đất. Trong khi diễn biến thị trường nông sản liên
tục biến động làm người dân thường xuyên phải thay đổi cơ cấu cây trồng để thích
ứng, phá vỡ định hướng quy hoạch nông nghiệp và phát triển kinh tế-xã hội của huyện
và xã. Điều này gây khó khăn rất lớn cho công tác quản lý sử dụng đất, đặt ra câu hỏi là
“hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp hợp lí chưa? Có thể gia tăng giá trị sản xuất nông
nghiệp trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu cây trồng và cải tạo đất dựa trên cơ sở phân
hạng thích hợp đất đai, ứng dụng toán tối ưu trong sử dụng đất được không?”.
Từ thực tến trên, việc nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất nông

nghiệp hiệu quả và bền vững trên quan điểm sinh thái nhằm lựa chọn các hệ thống sử
dụng đất có hiệu quả kinh tế cao, thích hợp với đất đai là cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục têu tổng quát
Xây dựng được cơ sở khoa học và thực tễn đánh giá đất nông nghiệp, đề xuất
được các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả và bền vững tại huyện Tiên Lãng,
thành phố Hải Phòng.

2


1.2.2. Mục têu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện
Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng;
- Phân tch, đánh giá, lựa chọn được các loại hình sử dụng đất thích hợp, hiệu
quả và bền vững cho sản xuất nông nghiệp tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng;
- Đề xuất được định hướng sử dụng đất và giải pháp góp phần sử dụng đất nông
nghiệp hiệu quả và bền vững trên quan điểm sinh thái tại huyện Tiên Lãng, thành phố
Hải Phòng.
1.2.3. Giả thuyết nghiên cứu
- Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Tiên
Lãng, thành phố Hải Phòng còn thấp và cơ cấu chưa hợp lí;
- Có thể gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu cây
trồng/các kiểu sử đụng đất theo hướng tập trung dựa trên cơ sở phân hạng thích hợp
đất đai.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: nghiên cứu sử dụng đất nông nghiệp trong phạm vi điều
tra 10.030,34 ha (gồm đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp khác và diện tch
đất chưa sử dụng) thuộc địa giới hành chính huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
Diện tch đất rừng ngập mặn, diện tch đất NTTS trong và ngoài đê không được điều

tra, nghiên cứu nên không đề xuất chuyển đổi cơ cấu các kiểu sử dụng đất này.
- Phạm vi thời gian: các nội dung nghiên cứu được tập trung chủ yếu trong gian
đoạn 2010-2015.
- Giới hạn nội dung định hướng sử dụng đất: do hạn chế về thời gian và điều
kiện nghiên cứu của nghiên cứu sinh, trong phương án đề xuất thay đổi sử dụng đất
theo kịch bản biến đổi khí hậu đến 2020 của Bộ TNMT chỉ dựa vào kết quả dự tnh mực
nước biển dâng mà chưa đề cập đến sự thay đổi độ mặn của đất ảnh hưởng về sau.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Luận án đã bổ sung cơ sở lí luận trong đánh giá đất đai thông qua việc lồng
ghép đánh giá đất, phân tch hệ thống cây trồng, đánh giá thực trạng tềm năng đất đai
kết hợp với phần mầm GAMS giải bài toán tối ưu đa mục têu xác

3


định các kiểu sử dụng đất thích hợp, hiệu quả và bền vững cho huyện Tiên Lãng, thành
phố Hải Phòng có tnh đến biến đổi khí hậu.
- Luận án đã phân tích và đề xuất cơ cấu các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
hiệu quả và bền vững đến năm 2020 cho huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, góp
phần nâng cao thu nhập của người dân vùng đồng bằng ven biển Bắc bộ.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài đã bổ sung cơ sở khoa học đánh giá thích hợp đất đai cho vùng ven
biển phía Bắc Việt Nam để đề xuất được các loại hình sử dụng đất nông nghiệp hợp lí,
hiệu quả và bền vững.
- Bổ sung cơ sở lý luận về sử dụng đất hiệu quả và bền vững, thích ứng với
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp.
1.5.2. Ý nghĩa thực tễn
- Xác định được các loại hình sử dụng đất nông nghiệp thích hợp, có hiệu quả

kinh tế cao đáp ứng yêu cầu của thị trường, tăng thu nhập cho người dân và đề xuất
định hướng sử dụng đất tới năm 2020 tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
- Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả và bền vững cho các loại hình
sử dụng đất, thích ứng với những biến đổi của tự nhiên và xã hội.
- Kết quả nghiên cứu là tư liệu tham khảo cho địa phương trong việc chỉ dẫn
chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như công tác thẩm định quy hoạch sử dụng đất cấp
huyện và khoanh vùng, cắm mốc đất lúa.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ ĐẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1.. Khái niệm về đất, đất đai và đánh giá đất đai
Theo Docuchaev thì đất (soil) là một thể tự nhiên hoàn toàn độc lập, có quá
trình phát sinh, phát triển và được hình thành do tác động tổng hợp của 5 nhân tố
là đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian (dẫn theo Đỗ Nguyên Hải và Hoàng
Văn Mùa, 2007). Đất là vật thể sống của hệ sinh thái trái đất, là thực thể tự nhiên cần
thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng (Miller and Gardiner, 2001). Theo
Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam (2012) thì đất (soil) là tầng mặt tơi xốp của lục
địa có khả năng tạo ra sản phẩm nhờ cây trồng. Cho nên không phải toàn bộ lớp phủ
trái đất đều là đất. Những chỗ không phải là đất là những khu vực có các tầng đất mà
cây trồng không thể sinh trưởng, phát triển được như vùng bắc cực, vùng sa mạc cát,
vùng núi đá, vùng biển... Đất hình thành trong những điều kiện với các yếu tố hình
thành khác nhau có những đặc tnh và tnh chất khác nhau. Trên cơ sở đó phân loại đất
cũng dựa vào đặc tnh, tnh chất đất để phân chia thành các loại khác nhau. Đó chính là
một trong những cơ sở khoa học về nguồn gốc của đất trong đánh giá mức độ thích
hợp đất đai (USDA, 1994).
Tuy nhiên, đất đai (land) trong đánh giá đất theo FAO gồm yếu tố thổ nhưỡng
(soil) và các đặc tnh tự nhiên của bề mặt như địa hình, địa mạo, địa chất, khí hậu, thủy

văn, sông ngòi và các hoạt động của con người (FAO, 1976) ở chừng mực mà ảnh
hưởng của những thuộc tính này có ý nghĩa với việc sử dụng vùng đất đó trong hiện
tại và tương lai (Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam,
2012). Theo học thuyết sinh thái cảnh quan (Landscape Ecology) đất đai được coi là
vật mang (Carrier) của hệ sinh thái (Ecosystems) gồm các thành phần liên kết, phụ
thuộc vào nhau giữa sinh vật và môi trường (Lê Thái Bạt và cs., 2015).
Đặc điểm của đất đai được sử dụng trong đánh giá phân hạng đất là những tnh
chất có thể đo lường hoặc ước lượng được. Có rất nhiều đặt điểm nhưng thường thì chỉ
lựa chọn ra những đặc điểm chính có tác động trực tiếp và có ý nghĩa tới sử dụng đất ở
vùng nghiên cứu. Trong đánh giá đất đai, thổ nhưỡng là phần đặc biệt quan trọng,
ngoài ra còn bao hàm các yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã hội khác. Đánh giá phân hạng
đất không chỉ là vấn đề khoa học mà còn là vấn đề kinh tế, kỹ thuật nữa, vì vậy cần có
sự kết hợp liên ngành (Tôn Thất Chiểu và cs., 1999).

5


Năm 1968, tại Hội nghị chuyên đề về đánh giá đất đai tại Canbera, khái niệm
đánh giá đất đai được đưa ra dựa trên ý kiến của Stewart như sau: “Đánh giá đất đai là
sự đánh giá khả năng thích hợp của chúng đối với việc sử dụng của con người trong
nông, lâm nghiệp, thiết kế thủy lợi, quy hoạch sử dụng đất...”. Có thể nói cách khác:
“Đánh giá đất đai nhằm mục tiêu cung cấp những thông tin về thuận lợi và khó khăn
trong việc sử dụng đất, làm căn cứ để đưa ra quyết định sử dụng và quản lý đất đai”
(Tôn Thất Chiểu và cs., 1999).
Theo FAO (1976), đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tnh
chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tnh chất mà loại hình sử dụng yêu
cầu phải có. Thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi trong “Khung công việc đánh giá đất
đai” (Framework for Land Evaluaton) của FAO năm 1976.
Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Ngọc Bình (2000) cho rằng, đánh giá đất là quá trình
xác định tềm năng của đất thích ứng với một hoặc một số kiểu sử dụng đất khác nhau

cần lựa chọn. Theo tác giả thì thuật ngữ đánh giá đất có hai khái niệm chính là đánh giá
tềm năng của đất đai (Land capability) và đánh giá mức độ thích hợp của đất đai
(Land suitability). Thuật ngữ đánh giá mức độ thích hợp cũng được tác giả hiểu như
khái niệm của FAO (1976).
Như vậy, đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả
không gian và thời gian, tự nhiên và kinh tế, xã hội. Các yếu tố dùng trong đánh giá
đất đai của FAO là những tnh chất đất có thể đo lường hoặc ước lượng được (FAO,
1976).
Trên cơ sở những thành tựu mà ngành khoa học đất đã đạt được, công tác
đánh giá đất đai đã và đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm và chuyển hướng
từ nghiên cứu cơ bản sang nghiên cứu ứng dụng, gắn chặt với thực tiễn nhằm đáp
ứng những đòi hỏi hay những vấn đề mà cuộc sống đang gặp phải. Việc đánh giá
đất đai đã dần dần phát triển thành lĩnh vực nghiên cứu liên ngành (tự nhiên - kinh tế xã hội) mang tnh hệ thống, kết hợp các kiến thức khoa học về tài nguyên và sử dụng
đất.
Theo Nguyễn Khang, Tôn Thất Chiểu và Lê Thái Bạt (2000) thì quan
điểm và nội dung nghiên cứu đánh giá đất đai của một số nước trên thế giới như
sau:
- Ở Liên Xô cũ đánh giá đất đai theo 2 hướng chung và riêng (sử dụng hiệu
suất cây trồng là ngũ cốc hay cây họ đậu). Đơn vị đánh giá đất đai là các

6


“chủng đất” quy định theo các đặc điểm như đất có tưới, đất được tiêu úng, đất trồng
cây lâu năm, đất trồng cỏ... Chỉ têu đánh giá là năng suất, giá thành sản phẩm
(rúp/ha), mức hoàn vốn, lãi thuần....
- Ở Hoa Kỳ: ứng dụng rộng rãi theo 2 phương pháp:
+ Phương pháp tổng hợp: lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm têu
chuẩn và chú ý việc phân hạng đất đai cho từng cây trồng chính.
+ Phương pháp yếu tố thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tế để so sánh, lấy

lợi nhuận tối đa là 100 điểm để làm mốc so sánh với các loại đất khác.
Đánh giá đất theo cách cho điểm các chỉ têu (từ 1 – 100 điểm), thông qua việc
so sánh tương đối hoặc tnh tương quan với một loại cây chuẩn, thường là “cây lúa”.
- Ở các nước châu Âu khác: đánh giá đất phổ biến theo 2 hướng là
nghiên cứu các yếu tố tự nhiên để xác định tềm năng sản xuất của đất (phân hạng
định tnh) và nghiên cứu các yếu tố kinh tế - xã hội nhằm phân loại sức sản xuất thực tế
của đất đai (phân hạng định lượng). Thông thường so sánh bằng cách tnh điểm hoặc
tnh %.
- Ở Ấn Độ: thường áp dụng phương pháp tham số, biểu thị mối quan hệ của
các yếu tố dưới dạng phương trình toán học.
Y = F1(A) x F2(B) x F3(C) x F4(X)
Trong đó:
Y - Biểu thị sức sản xuất của đất.
A - Độ dày và đặc tính tầng đất.
B - Thành phần cơ giới lớp đất mặt.
C - Độ dốc.
X - Các yếu tố biến động khác (như tưới, têu, độ chua, hàm lượng dinh
dưỡng, độ xói mòn).
Kết quả phân hạng đất được thể hiện bằng tỷ lệ (%) hoặc cho điểm, được chia
thành 6 nhóm:
- Nhóm thượng hảo hạng: Đất đạt tỷ lệ 80-100%, có thể trồng bất kỳ loại cây gì
cũng cho năng suất cao.
- Nhóm tốt: đất đạt tỷ lệ 60-79%, có thể trồng bất kỳ cây gì nhưng cho năng
suất thấp hơn.

7


- Bốn nhóm còn lại là nhóm trung bình, nhóm nghèo, nhóm rất nghèo và nhóm
không thể dùng vào sản xuất nông nghiệp.

- Ở châu Phi: người ta cũng áp dụng phương pháp tham số trong đánh giá đất
đai, nhưng có tính đến sự phụ thuộc vào các đặc điểm của đất như: phẫu diện đất,
tầng đất chặt trong phẫu diện, màu sắc và điều kiện thoát nước, độ chua và độ no
bazơ, tầng mùn... Tất cả những đặc tnh trên được thể hiện bằng tham số của các biến
trong phương trình toán học, hàm số là sức sản xuất của đất đai.
Đánh giá đất đai là môn khoa học ra đời khá sớm và trở thành phương pháp
quan trọng trong đánh giá tài nguyên thiên nhiên và quy hoạch sử dụng đất. Công tác
đánh giá đất đai có vai trò rất lớn trong việc sử dụng tài nguyên đất bền vững và trở
thành công cụ cần thiết cho việc quy hoạch, bố trí sử dụng đất. Các phương pháp đánh
giá đất đai trên thế giới có những ưu điểm và hạn chế riêng. Ưu điểm chung của các
phương pháp đánh giá đất là đều xác định đối tượng đánh giá bao gồm toàn bộ quỹ
đất của vùng lãnh thổ nghiên cứu. Mục đích chung của các phương pháp đánh giá đất
đều nhằm phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất thích hợp, hiệu quả và lâu bền.
Đánh giá đất đai gắn với mục đích sử dụng đất nông nghiệp theo nghĩa rộng
bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Khi nghiên cứu, các phương pháp đều dựa vào các
thông tin liên quan đến thổ nhưỡng, môi trường đất và kỹ thuật thâm canh, cải tạo
đất, nâng cao năng suất. Mục đích cuối cùng nhằm giúp các nhà quản lý đưa ra
quyết định sử dụng đất hiệu quả và bền vững.
Việc nhấn mạnh những yếu tố hạn chế bất lợi của đất và xác định các biện pháp
bảo vệ đất trong phương pháp đánh giá đất của Mỹ có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ
môi trường sinh thái, sử dụng đất bền vững.
Tuy nhiên, các phương pháp đánh giá đất nhìn chung chưa khắc phục được
yếu tố chủ quan. Phương pháp đánh giá đất của Mỹ và Liên Xô (cũ) đều thiếu những
giới hạn giá trị cho các chỉ tiêu phân loại sử dụng riêng, điều này sẽ không tránh khỏi ý
thức chủ quan. Các phương pháp đánh giá đất của Canada, Bungari, Ấn Độ đưa ra kết
quả đánh giá bằng cách cho điểm cũng sẽ không tránh khỏi ý thức chủ quan trong quá
trình cho điểm.
Mặt khác, một số phương pháp đánh giá đất dựa chủ yếu vào khả năng thích
hợp về các điều kiện tự nhiên của loại hình sử dụng, mà ít quan tâm đến yếu tố
kinh tế - xã hội. Điều đó dẫn đến kết quả đánh giá đất có thể không phù hợp với vùng

nghiên cứu.

8


×