Tải bản đầy đủ (.doc) (212 trang)

Quy hoạch sử dụng đất Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.33 MB, 212 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
đầu (2011-2015) của tỉnh Quảng Nam đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị
quyết số: 74/NQ-CP ngày 13/6/2013. Trong thời gian qua quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đã góp phần đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý Nhà
nước về đất đai, là cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác thu hồi đất, giao đất,
cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đưa công tác quản lý đất đai trên địa
bàn Tỉnh đi vào nề nếp.
Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
đầu (2011-2015) của tỉnh Quảng Nam được xây dựng trên cơ sở dự báo các chỉ
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 trong bối cảnh trong nước
và quốc tế thay đổi rất nhanh, phức tạp. Nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội
được dự báo theo xu hướng tích cực với tốc độ tăng trưởng nhanh. Giai đoạn
2016-2020 phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh gắn liền với chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội cả nước và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Kinh tế
trọng điểm miền Trung, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Tiềm
năng phát triển về du lịch, kinh tế biển, phát triển công nghiệp, phát triển khu
kinh tế đã được tỉnh quan tâm đầu tư phát triển. Do đó, một số dự báo về các chỉ
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 sẽ phải điều chỉnh lại, dẫn
đến một số chỉ tiêu sử dụng đất cũng không còn phù hợp.
Mặt khác, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất
5 năm kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh Quảng Nam được lập theo Luật Đất đai năm
2003 nên một số nội dung thay đổi so với Luật Đất đai năm 2013. Điều 51 Luật
Đất đai năm 2013 quy định: “ Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt trước ngày luật này có
hiệu lực thi hành thì phải rà soát, điều tra bổ sung để điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất cho phù hợp với quy định của Luật này khi lập kế hoạch sử
dụng đất 05 năm (2016-2020)”.
Nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý, sử dụng đất cho các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của Tỉnh trong giai đoạn đến, phù hợp
với Luật Đất đai năm 2013, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ


môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, cần thiết phải “Điều chỉnh quy hoạch
sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) của
tỉnh Quảng Nam.

1


PHẦN I

SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1.1. Căn cứ pháp lý điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất:
1.1.1. Căn cứ pháp lý:
- Luật Đất đai 2013 ngày 29/11/2013;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22/11/2011 của Quốc hội khóa XIII về
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015)
cấp Quốc gia;
- Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày 09/4/2016 của Quốc hội về điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020)
cấp Quốc gia;
- Công văn số 1927/TTg-KTN ngày 02/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia; Phụ lục XXXIII các chỉ tiêu
sử dụng đất cấp quốc gia đến năm 2020 phân bổ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
- Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất;
1.1.2. Các căn cứ, cơ sở và tài liệu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất:

- Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh của cả nước;
- Công văn số 1244/TTCQLĐ-CQHĐĐ ngày 22/9/2014 của Tổng cục
Quản lý đất đai hướng dẫn điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp
và lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện;
- Công văn số 187/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 21/01/2015 về việc điều
chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Công văn số 89/BTNMT-TCMT ngày 11/01/2016 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn lồng ghép nội dung bảo tồn đa dạng sinh học vào
quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm
Miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt theo
Quyết định số 1874/2014/QĐ-TTg ngày 23/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ;
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm
2016-2020 theo Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 10/9/2014 của UBND tỉnh Quảng
Nam về việc xây dựng;

2


- Nghị quyết 74/NQ-CP ngày 13/6/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh
Quảng Nam;
- Phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai
đoạn 2011 - 2020 theo Quyết định 2462/2013/QĐ-UBND ngày 09/8/2013 của
UBND tỉnh Quảng Nam;
- Quyết định số 2298/QĐ-UBND ngày 26/7/2013 của UBND tỉnh về phê
duyệt, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp - TTCN trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, có xét đến 2025;
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt theo Quyết định số 846/QĐUBND của UBND tỉnh Quảng Nam ngày 13/03/2015;
- Nghị quyết số 184/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của HĐND tỉnh
về danh mục dự án cần thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất lúa, rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng năm 2016;
- Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từ năm 2011 đến 2015;
- Số liệu thống kê đất đai năm 2015, số liệu, tài liệu điều tra khảo sát nhu
cầu sử dụng đất, các văn bản liên quan của các ngành, địa phương;
- Định mức sử dụng đất trong công tác lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng
đất của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Quy chuẩn xây dựng, định mức sử dụng
đất của các ngành...
II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI,
MÔI TRƯỜNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT

2.1. Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên,
các nguồn tài nguyên và thực trạng môi trường.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên:
2.1.1.1. Vị trí địa lý:
Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Miền Trung, nằm ở trung độ cả
nước, có tọa độ địa lý:
Từ 14057’10’’ đến 16o03’50” vĩ độ Bắc.
Từ 107o12’40” đến 108o44’20” kinh độ Đông.
- Phía bắc giáp

: Tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng.

- Phía nam giáp

: Tỉnh Quảng Ngãi.

- Phía tây giáp


: Nước CHDCND Lào và tỉnh Kon Tum.

- Phía đông giáp : Biển Đông.
Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Nam là 1.057.474,04 ha. Toàn tỉnh có
02 thành phố, 01 thị xã và 15 huyện, với 244 đơn vị hành chính cấp xã (207 xã,
25 phường tăng thêm 7 phường và 12 thị trấn).
3


- 02 thành phố: Tam Kỳ và Hội An.
- 01 thị xã: Điện Bàn (Quyết định số 889/QĐ-UBTVQH13)
- 06 huyện trung du, đồng bằng: Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng
Bình, Núi Thành, Phú Ninh.
- 09 huyện miền núi: Hiệp Đức, Tiên Phước, Phước Sơn, Nam Giang,
Đông Giang, Tây Giang, Bắc Trà My, Nam Trà My và Nông Sơn.
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG NAM

Phía đông có bờ biển chạy dài trên 125 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng
lớn hơn 40.000 km2 hình thành nhiều ngư trường với nguồn lợi hải sản phong
phú để phát triển nghề khai thác thủy sản.
Quảng Nam nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Miền Trung, phía bắc
giáp thành phố Đà Nẵng, phía nam giáp khu kinh tế Dung Quất, có sân bay, cảng
biển, đường Xuyên Á nên rất thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã
hội và có tầm quan trọng trong an ninh, quốc phòng.
2.1.1.2. Khí hậu:
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chỉ có 2 mùa rõ rệt
là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình 25,4 0C, mùa đông nhiệt độ vùng
đồng bằng có thể xuống dưới 200C. Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84%.
Lượng mưa trung bình 2.000 - 2.500 mm, nhưng phân bố không đều theo thời

gian và không gian, mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm 80% lượng
mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão đổ bộ vào miền
Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện trung du miền núi và gây ngập
lũ ở các vùng ven sông của tỉnh.
4


Một số chỉ tiêu khí hậu khu vực như sau:
- Nhiệt độ trung bình năm

: 25,40C.

- Lượng mưa trung bình năm

: 2.000-2.500 mm.

- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm

: 84%.

- Lượng bốc hơi trung bình năm

: 800-1000 mm.

Bảng 01: Lượng mưa phân bố các tháng trong năm của một số địa phương.
Tháng
1

2


3

Trạm Tam Kỳ

85,7

157,
2

Trạm Trà My

113,
6

70

152,
2
317,
6

4

5

6

7

8


9

96,7

27,6

28,8

46,
4

45,
7

81,8

211,2

175,
9

171

47

428,
3
636,
9


10

11

548,6

770

922,0

1243,
4

12

Cả
năm

43,
9
52,
2

243
1
404
3

Trạm


Gió thịnh hành theo hai hướng gió mùa đông bắc và đông nam. Tháng 6, 7
có gió tây nam khô nóng. Bão thường xuất hiện vào tháng 9-12. Mùa mưa trùng
với mùa bão, nên các cơn bão đổ vào Miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở
các huyện trung du miền núi và gây ngập lũ ở các vùng ven sông.
Lũ lụt thường xuất hiện vào tháng 9, 10, 11, xuất hiện kèm theo các đợt
gió mùa đông bắc.
Nhìn chung khí hậu Quảng Nam mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt
đới gió mùa, có nền nhiệt cao, số giờ nắng bình quân trong năm gần 2000 giờ,
tổng tích ôn lớn (9000oC) thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng,
con vật nuôi. Tuy nhiên chế độ mưa tập trung theo mùa, lượng mưa lớn với địa
hình dốc gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi và lũ lụt thường xảy ra.
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Nam giai đoạn
2011-2015)

2.1.2. Các nguồn tài nguyên:
2.1.2.1. Tài nguyên đất:
5


Tài nguyên đất Quảng Nam với 10 nhóm đất chính sau:
Bảng 02: Diện tích các nhóm đất trên địa bàn tỉnh
TT
(1)
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10

Nhóm đất
(2)

Diện tích (ha)
(3)
796.504
93.299
50.738
33.655
9.153
40.057
13.234
1.297
464
5.436

Đất đỏ vàng
Đất mùn vàng đỏ trên núi
Đất phù sa
Đất cồn cát và cát biển
Đất thung lũng, đất tụ
Đất xám
Đất mặn
Đất phèn
Đất đen

Đất xói mòn trơ sỏi đá

Tỷ lệ (%)
(4)
76,31
8,94
4,86
3,22
0,88
3,84
1,27
0,12
0,04
0,52

Biểu đồ 1 : Cơ cấu các nhóm đất trên địa bàn tỉnh

2.1.2.2. Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt được cung cấp bởi các hệ thống sông suối trên địa bàn.
Hệ thống các sông có lưu vực lớn như: Vu Gia: 5.500 km2, Thu Bồn 10.350 km2,
Tam Kỳ 1.040 km2, Tuý Loan 300 km2, Ly Ly 280 km2 ...Lưu lượng dòng chảy:
Sông Vu Gia 400 m3/s, Thu Bồn 232 m3/s...
Hệ thống sông Thu Bồn bắt nguồn từ phía tây của tỉnh, diện tích lưu vực
10.350 km2, tiềm năng thuỷ điện của hệ thống sông này thuộc loại tiềm năng
thuỷ điện lớn. Các công trình thủy điện bậc thang Vu Gia - Thu Bồn đang được
triển khai xây dựng, cùng hơn 30 thuỷ điện nhỏ và vừa đã được quy hoạch đầu
tư xây dựng đến năm 2015.
Lưu vực sông Vu Gia nằm ở phía bắc lưu vực sông Thu Bồn, thuộc địa
phận của các huyện: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Đại Lộc, Điện Bàn và
hạ lưu là huyện Hoà Vang thuộc thành phố Đà Nẵng.

Hệ thống sông Tam Kỳ bắt nguồn từ vùng núi phía nam, nơi giáp ranh giữa
hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, với đỉnh núi Chúa cao 1.362 m và dãy núi
này phân chia lưu vực sông Trà Bồng (Quảng Ngãi) với lưu vực sông Tam Kỳ.
6


Dòng chính là có chiều dài 64 km, chảy theo hướng tây nam - đông bắc, sau đó
chuyển hướng Tây Bắc - Đông Nam và chảy vào sông Trường Giang.
Về hệ thống các hồ chứa, toàn tỉnh có 73 hồ chứa nước lớn nhỏ khác nhau
với tổng lượng nước trữ khoảng 500 triệu m3. Các hồ lớn như hồ Phú Ninh, Khe
Tân, Việt An, Vĩnh Trinh và Thái Xuân, hệ thống các hồ nhỏ như Cao Ngạn,
Phước Hà, Đông Tiễn (Thăng Bình), Bàu Vàng (Núi Thành), Hố Giang, Suối
Tiên (Quế Sơn)...Có 12 huyện có hồ chứa, tập trung nhiều nhất là Đại Lộc và
Quế Sơn. Có 44 hồ dung tích nhỏ hơn 01 triệu m3, 20 hồ có dung tích từ 1-3
triệu m3, 09 hồ trên 3 triệu m3 và 05 hồ từ trên 10 triệu m3 như hồ Phú Ninh, Khe
Tân, Việt An, Vĩnh Trinh và Thái Xuân.
Nhìn chung các hồ thuỷ lợi hiện nay đã phát huy tác dụng, phục vụ tưới
cho khoảng 70.000 ha gieo trồng hàng năm, góp phần quan trọng trong phát
triển sản xuất nông nghiệp tại các địa phương, đảm bảo an ninh lương thực trên
địa bàn tỉnh. Ngoài việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt còn
có tác dụng điều tiết chế độ thủy văn và cân bằng hệ sinh thái của vùng.
2.1.2.3. Tài nguyên rừng:
Quảng Nam có nguồn tài nguyên rừng phong phú với 667.594,97 ha đất
lâm nghiệp. Diện tích đất rừng tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi và một
phần ở các huyện trung du. Sản lượng khai thác gỗ năm 2015 đạt 695.000 m3,
tập trung nhiều nhất ở các huyện Phú Ninh, Quế Sơn, Đại Lộc, Núi Thành, Bắc
Trà My, Phước Sơn...
Rừng Quảng Nam thuộc loại rừng nhiệt đới lá rụng thường xanh quanh
năm, rất phong phú, đa dạng về cấu trúc, tổ thành loài với nhiều loài thực vật
quý hiếm: Kiền kiền, lim xanh, gõ, sao đen, chò đen, dỗi, huỹnh, hồi, táu…;

nhiều loài dược liệu quý: Sâm Ngọc Linh, sa nhân, ba kích, ngũ gia bì.... và các
loại lâm sản khác: Song, mây, đót, sặt...
Phía đông bắc của tỉnh có cụm đảo Cù Lao Chàm với khu rừng đặc dụng
1.068,06 ha, nhiều loài động thực vật quý hiếm, có tính đa dạng sinh học cao. Hiện
nay Cù Lao Chàm đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
(Nguồn: Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2015)

2.1.2.4. Tài nguyên biển:
Quảng Nam có 125 km biển, với ngư trường rộng 40.000 km 2; có nhiều
cửa sông, lạch, lớn nhỏ, có khoảng 30.000 ha mặt nước, trong đó có 10.000 ha
bãi triều, thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. Sản lượng đánh bắt hàng năm từ
50.000 đến 53.000 tấn, trong đó sản lượng cá biển trên 36.000 tấn.
Có nhiều loại hải sản quý như: Hải sâm, bào ngư, tôm hùm, đặc biệt có
yến sào ở Cù Lao Chàm.
2.1.2.5. Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản của Quảng Nam có nhiều loại đa dạng và phong
phú, bao gồm:
7


- Khoáng sản kim loại như sắt, mangan, molipden, đồng, chì, kẽm, thiếc,
arsen, titan, vàng, urani, niobi và đất hiếm. Trong đó khoáng sản vàng, urani đã
và đang được thăm dò khai thác có triển vọng.
- Khoáng sản phi kim loại như khoáng sản làm vật liệu xây dựng (đá
macma, đá phiến, đá hoa, đá vôi, đá vôi ximăng, sét ximăng, sét gạch ngói, cát
xây dựng, puzơlan và laterit); Khoáng sản làm nguyên liệu hoá chất; Nguyên
liệu khoáng (Photphorit, than bùn, secpentinit); Khoáng sản làm nguyên liệu
gốm sứ và thuỷ tinh (Cát thuỷ tinh, cao lanh và felspat); Nước khoáng...
- Khoáng sản nhiên liệu như than đá ở Nông Sơn, An Điềm, Sườn Giữa,
Ngọc Kinh...

Quảng Nam với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nên có tiềm
năng phát triển một số ngành công nghiệp có thế mạnh như: khai khoáng và chế
biến khoáng sản, vật liệu xây dựng…
2.1.3. Thực trạng môi trường:
2.1.3.1. Hiện trạng môi trường nước:
- Đối với nước mặt: Nhìn chung, chất lượng nước mặt ở Quảng Nam vẫn
còn tốt, phần lớn chưa bị tác động mạnh bởi các chất gây ô nhiễm. Tại một số
thời điểm có hiện tượng ô nhiễm cục bộ tại các đoạn sông chảy qua các khu đô
thị, khu dân cư tập trung, các khu, cụm công nghiệp như: sông Trường Giang,
sông Vĩnh Điện, đoạn chảy qua thị trấn và khu công nghiệp Điện Nam - Điện
Ngọc; hạ lưu sông Thu Bồn, sông Đế Võng, sông Cổ Cò…với các chất gây ô
nhiễm chính là chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ và vi sinh. Các nguồn ô nhiễm chủ
yếu như: Hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; Nước thải công nghiệp;
Nước thải sinh hoạt; Nước thải y tế; Hoạt động xây dựng và khai thác thủy điện;
hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản…chưa qua xử lý hay mới được xử lý
sơ bộ (lắng) xả vào các thủy vực.
Tuy nhiên một số nhánh sông phụ lưu khu vực thượng nguồn đã bị ô
nhiễm các chất độc hại như chì, do hoạt động khai thác khoáng sản, tình trạng ô
nhiễm amoni, dầu mỡ, vi sinh vẫn có xảy ra.
Đối với các hồ chứa (Phú Ninh, Thái Xuân, Việt An, Khe Tân...), chất
lượng nước còn khá tốt. Một số hồ điều hòa trong các đô thị, hiện tượng ô nhiễm
hữu cơ, vi sinh đã xảy ra không đảm bảo cho bảo tồn thủy sinh và nguồn nước.
- Đối với nước ngầm: Tại Quảng Nam nước ngầm tồn tại ở hai dạng cơ
bản là nước khe nứt và nước lỗ hổng. Ở thượng lưu các sông Vu Gia, Thu Bồn
chủ yếu tồn tại ở dạng khe nứt. Nước ngầm là nguồn nước chính cung cấp cho
sinh hoạt và các hoạt động sản xuất trên địa bàn tỉnh. Do cấu tạo địa chất và hiện
tượng ngập úng trong mùa mưa và chất ô nhiễm từ nguồn nước mặt xâm nhập,
nước ngầm ở vùng đồng bằng và ven biển của tỉnh Quảng Nam đã có dấu hiệu
bị suy giảm cả về chất lượng lẫn trữ lượng.


8


Tình trạng ô nhiễm chất hữu cơ, amoni và vi sinh đang diễn ra ở các
vùng đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp. Nguyên nhân gây ô nhiễm
do quá trình ngập lụt, ngập mặn và các hoạt động sản xuất sinh hoạt của
con người.
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Nam giai
đoạn 2011-2015 và kết quả quan trắc môi trường hàng năm)

2.1.3.2. Hiện trạng môi trường không khí:
Môi trường không khí ở tỉnh Quảng Nam về cơ bản vẫn còn sạch. Chưa
có sự tác động đáng kể của các khí thải từ sản xuất công nghiệp, giao thông, khai
thác khoáng sản, sinh hoạt…đến sức khỏe của người dân, đặc biệt tại các vùng
núi và trung du.
Tại các khu đô thị lớn và khu dân cư tập trung, vấn đề môi trường không khí
chủ yếu liên quan đến bụi, mùi, tiếng ồn và chỉ mang tính cục bộ.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí gồm: Hoạt động giao thông
vận tải; Hoạt động xây dựng; Hoạt động công nghiệp; Hoạt động làng nghề; Hoạt
động dân sinh và các lĩnh vực khác.
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Nam giai
đoạn 2011-2015 và kết quả quan trắc môi trường hàng năm)

2.1.3.3. Hiện trạng môi trường đất:
Hiện trạng môi trường đất nhìn chung chưa có sự biến đổi lớn. Tuy nhiên do
nhu cầu mở rộng sản xuất, dân số gia tăng dẫn đến rừng đầu nguồn bị chặt phá, thảm
thực vật suy giảm, việc khai thác đất đai phục vụ cho các nhu cầu phát triển cũng đã
có tác động bất lợi đến môi trường đất. Trên các hệ thống sông trên địa bàn tỉnh, nhất
là hệ thống sông Thu Bồn thường xuyên xảy ra tình trạng xói lở, cắt dòng. Việc khai
thác quá mức tài nguyên rừng, đất rừng để đáp ứng nhu cầu đời sống dân sinh đã gây

ra tác hại lâu dài đối với môi trường sinh thái, rừng bị thu hẹp, đất đai bị xói mòn, rửa
trôi, thoái hóa... Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng các loại phân
bón hoá học, thuốc trừ sâu đã làm đất đai bị ô nhiễm thoái hoá.
Quảng Nam là một tỉnh ven biển, đã và đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của
BĐKH. Những năm gần đây, BĐKH thể hiện tương đối rõ rệt, với sự bất thường
của thời tiết trong các mùa, sự phân bố không đồng đều của lượng mưa gây nên
hạn hán, lũ lụt không theo quy luật. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến tiềm năng sản
xuất của đất, nguy cơ gây suy thoái đất cao. Ở miền núi địa hình đồi và hiểm trở,
dòng chảy thường gây ra sự xói mòn, rửa trôi. Trong khi đó, ở vùng đồng bằng thì
hạn hán gây xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền, cộng với những phần diện tích
sẵn có của các nhóm đất cát, cồn cát, đất phèn, đất xám bạc màu... là những mối
nguy cơ thoái hóa đất cao. Như vậy, sự suy thoái đất ở Quảng Nam thể hiện chủ
yếu là tình trạng xói mòn, rửa trôi ở miền núi và hoang mạc hóa ở vùng ven
biển.
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Nam giai
đoạn 2011-2015 và kết quả quan trắc môi trường hàng năm)

9


2.1.3.4. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên của các khu bảo tồn đa
dạng sinh học:
Tỉnh Quảng Nam được đánh giá là khu vực có tính đa dạng sinh học cao
với nhiều loài động thực vật quý hiếm sắp tuyệt chủng đang đựợc bảo vệ. Hiện
nay trên địa bàn tỉnh đã có các khu bảo tồn và khu vực đề xuất bảo vệ đang được
quan tâm như: Ngọc Linh, Bà Nà Núi Chúa, Sông Thanh, Cù Lao Chàm, Hồ Phú
Ninh, khu bảo tồn loài Sao La.
Tổng diện tích đất khu bảo tồn thiên nhiên toàn tỉnh 114.864,79 ha được
thống kê từ các khu bảo tồn thiên nhiên đã được hình thành trên địa bàn tỉnh,
bao gồm:

a) Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh:
Khu Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh Quảng Nam nằm trên địa bàn 2
huyện Nam Giang và Phước Sơn, với diện tích 79.268,27 ha, trong đó diện tích
đất có rừng là hơn 62.000 ha chiếm hơn 78% diện tích khu bảo tồn. Vùng rộng
lớn tiếp giáp với các Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh Kon Tum và Quảng
Nam tạo nên một trong những vùng rừng liên tục và rộng lớn ở Việt Nam. Khu
Bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh
còn nằm trong vùng chim đặc hữu
cao nguyên Kon Tum (khu vực Lò
Xo).
Với tiềm năng đa dạng sinh
học cao, Sông Thanh được xem là
một thành phần quan trọng trong
CÁC KHU BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI QUẢNG NAM
cảnh quan ưu tiên Trung Trường
Sơn của vùng sinh thái dãy
Trường Sơn. Đây là vùng lõi chủ
yếu của vùng cảnh quan có vị trí
ưu tiên của quốc gia, khu vực và
toàn cầu do giá trị đa dạng sinh
học và số lượng cao các loài đặc
hữu đã ghi nhận được. Với diện
tích vùng lõi được bảo vệ nghiêm ngặt 79.268,27 ha, diện tích vùng đệm
60.575,48 ha, bao gồm 12 xã của 2 huyện Nam Giang và Phước Sơn (Nam
Giang: Cà dy, Tà bhing, Cha vàl, ĐăkPring, ĐăkPre, La dêê, Laêê và ở Phước
Sơn: Phước Xuân, Phước Đức, Phước Năng, Phước Mỹ và Phước Công).
b) Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh:
Diện tích đề xuất cho vùng lõi có diện tích 17.190,00 ha, trong đó vùng
bảo vệ nghiêm ngặt có 16.722,00 ha và vùng phục hồi sinh thái có 468,00 ha,
mở rộng từ Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh thuộc tỉnh Kon Tum bao gồm

một phần diện tích các xã: Trà Linh, Trà Cang, Trà Tập, Trà Dơn và Trà Leng
ở huyện Nam Trà My và xã Phước Thành ở huyện Phước Sơn...Được xếp vào
danh sách các khu rừng đặc dụng của Việt Nam. Khu bảo tồn Ngọc Linh
(Quảng Nam) nằm ở cao nguyên Kon Tum, là nơi có hệ sinh thái độc đáo với hệ
động thực vật chỉ riêng có ở đây. Với vai trò là nơi bảo vệ một hệ sinh thái có
10


tầm quan trọng toàn cầu thì Ngọc Linh có ưu tiên cao nhất trong việc bảo tồn ở
Quảng Nam. Hơn thế, Khu bảo tồn đề xuất còn hỗ trợ cho một sinh cảnh liên tục
từ độ cao 150m đến 2.598m, nơi mà có các vùng sinh cảnh tự nhiên có độ dốc
dài nhất còn sót lại ở Việt Nam. Ngọc Linh còn là một vùng lưu vực quan trọng
cho hai huyện là Nam Trà My và Bắc Trà My.
c) Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà-Núi Chúa:
Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa thuộc dãy núi ở huyện Hòa
Vang cách Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam, cao 1.487 m so với mực nước
biển. Diện tích của Khu bảo tồn Bà Nà - Núi Chúa là 8.838 ha. Phần diện tích
thuộc tỉnh Quảng Nam tại huyện Đông Giang 2.440,19 ha.
Cho đến nay, ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa đã ghi nhận được
626 loài động vật. Trong đó có 77 loài thú, 214 loài chim, 78 loài cá, 38 loài lưỡng
cư, 81 loài bò sát và 139 loài động vật không xương sống khác. Thực vật có 793
loài, trong đó có 311 loài thực vật thân gỗ. Sự đa dạng về thành phần loài động
thực vật ở Bà Nà – Núi Chúa khá cao với nhiều loài đặc hữu, quý hiếm (56 loài
động vật và 12 loài thực vật thân gỗ có tên trong sách Đỏ Việt Nam.
d) Vườn Quốc gia Bạch Mã:
Vườn quốc gia Bạch Mã là một vườn quốc gia thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế,
cách thành phố Huế 40 km. Được thành lập năm 1991 với diện tích là 37.487 ha,
trong đó diện tích thuộc tỉnh Quảng Nam là 3.097,17 ha (Theo Quyết định số
01/QĐ-TTg ngày 02 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều
chỉnh, mở rộng diện tích vườn Quốc gia Bạch Mã).

e) Rừng đặc dụng Cù Lao Chàm:
Cù Lao Chàm được tổ chức UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển
thế giới. Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm có diện tích 5.175 ha mặt nước, với
khoảng 311 ha rạn san hô, 500 ha thảm cỏ biển với nhiều loài hải sản có giá trị.
Cù Lao Chàm được đánh giá là một trong những khu vực có độ đa dạng
sinh học vào loại cao nhất tại Việt Nam với hơn 300 loài san hô. Các thảm cỏ
biển có 5 loài ở các vùng nước sâu từ 10 m trở lại. Quần đảo này có 97 loài thân
mềm có liên hệ với các rạn san hô. Có khoảng 270 loài cá; 5 loài tôm hùm; 97
loài nhuyễn thể và rất nhiều loài có giá trị về mặt sinh thái, giá trị kinh tế và
cảnh quan.
Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm được phân chia thành 03 vùng chức
năng, bao gồm: Vùng lõi có diện tích 2.471 ha, là toàn bộ Khu bảo tồn biển Cù
Lao Chàm, với đặc trưng là các hệ sinh thái rừng và biển như rạn san hô, thảm
cỏ biển, rừng đặc dụng...Thực hiện nhằm mục đích bảo tồn lâu dài, đa dạng loài,
các cảnh quan, hệ sinh thái.
Khu rừng đặc dụng Cù Lao Chàm là một trong phân vùng chức năng của
khu bảo tồn với diện tích 1.490 ha.
11


Vùng đệm có diện tích 8.455 ha, có hệ sinh thái chính là rừng dừa nước,
hệ sinh thái ven sông; được thiết lập để tiến hành các hoạt động kinh tế, nghiên
cứu, giáo dục và giải trí nhưng không ảnh hưởng đến vùng lõi.
f) Khu bảo tồn loài sinh cảnh Sao La ở Tây Giang, Đông Giang:
Khu Bảo tồn loài Sao La Quảng Nam được thành lập năm 2011. Khu Bảo
tồn Sao La rộng 15.379,16 ha, vùng đệm hơn 35.135 ha tại 2 huyện miền núi Tây
Giang và Đông Giang, bao gồm phạm vi rừng và đất rừng của xã Bhalee, Avương
huyện Tây Giang và xã Sông Kôn, Tàlu huyện Đông Giang, kết nối với Khu Bảo
tồn Sao La huyện Alưới, tỉnh Thừa Thiên Huế và Vườn Quốc gia Bạch Mã.
Khu Bảo tồn loài Sao La Quảng Nam chủ yếu thực hiện việc bảo tồn loài

Sao La và hệ sinh thái cũng như sinh cảnh sống của loài Sao La, góp phần bảo
tồn các loại động vật quý hiếm, bảo vệ rừng đầu nguồn và phục hồi rừng hành
lang đa dạng sinh học Quảng Nam.
2.2. Phân tích, đánh giá bổ sung thực trạng phát triển
kinh tế - xã hội:
2.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2015 ước đạt 42,5 nghìn tỷ
đồng, tăng gần 11,56% so với năm 2014 (theo giá so sánh 2010). Khu vực nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản tăng gần 4,2% đóng góp vào tăng chung 0,7 điểm phần trăm;
Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 11,1% đóng góp vào tăng trưởng chung 4,6
điểm phần trăm (trong đó công nghiệp tăng gần 11,7%; đóng góp 4,1điểm phần
trăm); Khu vực dịch vụ tăng 15% (đóng góp 6,3 điểm phần trăm). Cơ cấu kinh tế
tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - dịch
vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm thuỷ sản, tuy nhiên mức độ dịch chuyển còn
chậm; Tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 42% (tăng 0,8% so với năm
2014); Khu vực dịch vụ chiếm 42,1% (tăng 0,2%); Khu vực nông lâm thuỷ sản
chiếm gần 16% (-1%). GRDP bình quân đầu người đạt trên 41 triệu
đồng/người/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 2,1 triệu đồng/người/tháng.
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam tháng 12 và năm
2015 của Cục thống kê Quảng Nam)

Bảng 03: Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2008 – 2015

12


TT
1

1.2

1.3
1.4
2

2.1
2.2
2.3
3

Chỉ tiêu

2008

2009

2010

2011

2012 2013

GRDP (tỷ đồng) (giá ss 2010)
30.90 34.35
19.613 21.779 24.611 27.708
Tổng số
3
0
5.338 5.380 5.522 5.629 5.891 5.940
NLN, thủy sản
13.08 14.92

6.850 8.075 9.695 11.498
CN, XD
2
0
11.93 13.49
7.425 8.324 9.394 10.580
Dịch vụ
0
0
Giá trị sản xuất (giá ss 2010)
77.20 88.86
41.210 47.135 56.721 67.270
Tổng số
8
6
10.30 10.52
8.697 8.894 9.269 9.573
NLN, thủy sản
2
7
42.91 50.31
18.759 22.699 29.551 37.118
CN, XD
1
2
23.99 28.03
Dịch vụ
13.754 15.542 17.901 20.579
5
0

GRDP BQ đầu
người (giá hh)
12,29 14,45 17,24 22,18 26,21 30,74
(tr đồng)

2014

2015

Tăng bình
quân (%)
2008- 20112010 2015

38.061 42.500 11,90 13,35
6.460 6.769
15.610 17.342
15.991 18.389

96.315

1,23

5,06

19,15 12,70
13,01 18,45

123.22
17,13 20,79
2


11.283 11.830

2,96

5,89

53.532 58.350 25,14 14,30
45.726 53.042 15,14 39,44
35,119 41,00

2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:
2.2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp:
Ngành nông, lâm thuỷ sản kinh tế tăng trưởng ổn định, giá trị sản xuất
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2015 (theo giá so sánh 2010) sơ bộ đạt gần
11.830 tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó: nông nghiệp đạt
7.583 tỷ đồng, tăng 4,2%; lâm nghiệp đạt 872 tỷ đồng, tăng 7,7%; thuỷ sản đạt
3.374 tỷ đồng, tăng 5,6%.
a) Trồng trọt:
Trong 5 năm qua sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển khá, cơ cấu sản
xuất chuyển dịch tích cực, nhiều mô hình chuyển đổi hiệu quả được nhận rộng,
góp phần nâng cao năng suất nông nghiệp. Thực hiện dồn điền đổi thửa, mở
rộng quy mô vùng sản xuất chuyên canh hàng hoá, cây lương thực, thực phẩm
có thương hiệu cho hiệu quả cao (diện tích cây ngô năm 2015 đạt 13.069 ha;
diện tích cây rau, đậu các loại 18.329 ha); bảo đảm lương thực, sản lượng lương
thực có hạt đạt 518.553 tấn.
b) Lâm nghiệp:
Diện tích rừng trồng tập trung năm 2015 ước đạt 12,5 nghìn ha, bằng
86,6% so với năm 2014. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước tính cả năm đạt
13,5 triệu cây, bằng 105,5% năm trước. Sản lượng gỗ khai thác ước tính cả năm

đạt 695 nghìn m3, tăng khá ở mức 11,3% so với năm 2014. Một số địa phương
13


có sản lượng gỗ khai thác tăng nhiều so với năm trước. Tại một số địa phương,
các nhà máy sản xuất sản phẩm từ gỗ đang thực hiện cơ chế liên doanh, liên kết
với các hộ gia đình để trồng rừng phát triển nguồn nguyên liệu nhằm bao tiêu
sản phẩm. Diện tích rừng được giao khoán bảo vệ tăng khá đạt trên 357,3 nghìn
ha, tăng 21,5% so với năm 2014.
c) Chăn nuôi:
Chăn nuôi gia súc, gia cầm năm 2015 có nhiều thuận lợi và phát triển tốt
do giá bán sản phẩm chăn nuôi luôn ở mức cao và ổn định, dịch bệnh được
khống chế. Theo kết quả điều tra thời điểm 01/10/2015, đàn trâu cả tỉnh có 71,2
nghìn con, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2014; đàn bò có 167,3 nghìn con, tăng
10,7% do chính sách hỗ trợ chăn nuôi bò được triển khai ở nhiều địa phương và
giá thịt bò hơi ổn định, người chăn nuôi có lãi (trong đó đàn bò lai có 81,8
nghìn con, tăng 23,5% so với cùng kỳ và chiếm 49% tổng đàn); đàn lợn cả tỉnh
có 511,1 nghìn con, tăng 2,6% so với năm trước. Đàn gia cầm có gần 5,6 triệu
con, tăng 2,4% so với cùng kỳ, trong đó đàn gà có 4,3 triệu con, tăng 2,3%.
Sản lượng thịt hơi các loại năm 2015 đạt 53,4 nghìn tấn, tăng 8,8% so với
cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thịt trâu tăng 11,1%; sản lượng thịt bò
tăng 9,4%; sản lượng thịt lợn tăng 9,4%; sản lượng thịt gia cầm đạt 8,8 nghìn
tấn, tăng 8,6%; lượng trứng gia cầm các loại đạt 106,6 triệu quả, tăng 15,3%.
d) Nuôi trồng thuỷ sản:
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2015 ước đạt gần 8.180 ha, tăng 1.447
ha so với năm 2010, trong đó, diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 3.574 ha, tăng
1.498 ha so với năm 2010; phát triển mô hình nuôi tôm vùng lót bạt 537 ha. Sản
lượng tôm nuôi năm 2016 ước đạt 11.902 tấn. Diện tích cá nước ngọt toàn tỉnh
thả nuôi đạt 4.780 ha. Đối tượng thả nuôi chủ yếu các giống cá truyền thống
như: cá mè, cá trôi, cá trấm, cá chép, cá rô phi, cá tra…

So với các tỉnh thành trong khu vực miền Trung, sản phẩm thủy sản của
Quảng Nam tương đối đa dạng và phong phú, nhiều mặt hàng xuất khẩu giá trị
cao và là thế mạnh như cá bò khô tẩm gia vị, bạch tuộc. Sản phẩm thủy sản xuất
khẩu của Quảng Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới
nhưng ở mức độ không cao.
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam tháng 12 và năm 2015 của Cục
thống kê Quảng Nam)

2.2.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp:
Trong 05 năm (2011-2015), giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh
2010) tăng bình quân hàng năm 19,78%.
Cơ cấu ngành công nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, trong đó các
ngành: Công nghiệp chế biến thực phẩm thức uống; sản xuất sản phẩm bằng da,
giả da; sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại đã trở thành ngành công nghiệp
chủ yếu của Tỉnh với tỷ trọng tương ứng trong là 17,57%; 14,96%; 20,48% và
đã có một số sản phẩm mới như: ô tô du lịch lắp ráp, linh kiện điện tử, cáp viễn
thông,...Tuy nhiên do ảnh hưởng xấu của kinh tế thế giới nên có xu hướng chựng
14


lại như: Ngành chế biến thuỷ, hải sản xuất khẩu; ngành dệt, chế biến gỗ xuất
khẩu, ngành sản xuất vật liệu xây dựng ...
Tỉnh hiện có 02 khu kinh tế; 09 khu công nghiệp. Hiện có 07 khu công
nghiệp đang hoạt động.
Khu kinh tế mở Chu Lai thu hút nhiều dự án đầu tư, trong đó có 62 dự án đi
vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tập trung ở 03 khu công nghiệp: Bắc Chu Lai,
Tam Hiệp và khu liên hợp cơ khí ô tô của Công ty Trường Hải với quy mô diện tích
gần 1.300 ha, tỷ lệ lấp đầy gần 60%, tạo ra được một số sản phẩm công nghiệp chủ lực
mang thương hiệu như ôtô, kính xây dựng, sản phẩm điện tử. Tổng thu ngân sách trên
địa bàn khu kinh tế mở Chu Lai tăng dần qua các năm về thu xuất nhập khẩu cũng như

đóng góp lớn vào thu phát sinh kinh tế trên địa bàn tỉnh.
Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc với diện tích là 390 ha, đã đầu
tư cơ bản hoàn thiện hạ tầng về giao thông, nhà máy xử lý nước thải tập trung.
Đã thu hút được 49 dự án đầu tư, trong đó có 33 dự án đầu tư trong nước và 16
dự án đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2.100 tỷ đồng và 312
triệu USD, diện tích chiếm đất hơn 80% ha. Hiện có 40 dự án ổn định hoạt động
sản xuất - kinh doanh.
Khu công nghiệp Đông Quế Sơn là khu công nghiệp thứ hai của tỉnh nhận
được sự hỗ trợ theo Quyết định 43/2009/QĐ-TTg ngày 19/3/2009 của Thủ tướng
Chính phủ. Đã tập trung bố trí công tác giải toả đền bù, rà phá bom mìn và đang
thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung,... Đến
nay, đã giải tỏa đền bù được 182,01 ha, thu hút được 10 dự án đầu tư, trong đó
có 09 dự án đầu tư trong nước và 01 dự án đầu tư nước ngoài. Hiện có 6 dự án
ổn định hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Khu công nghiệp Thuận Yên: Đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 13 dự
án (trong đó có 01 dự án có vốn đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đầu tư đăng ký
230 tỷ đồng và 02 triệu USD, diện tích sử dụng đất 14,29 ha. Những dự án đã
triển khai hoạt động và giải quyết việc làm cho gần 2.000 lao động.
Khu công nghiệp Tam Thăng đang được đầu tư hạ tầng và thu hút được 04
dự án đầu tư với quy mô sử dụng đất hiện nay 108,00 ha.
Ngoài các khu công nghiệp tập trung, đã triển khai quy hoạch chi tiết 51
cụm, diện tích 811,78 ha và đang triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng cho 41 cụm
công nghiệp. Tỷ lệ lấp đầy bình quân cho các cụm công nghiệp đã quy hoạch chi
tiết là 51%. Các cụm công nghiệp trên địa bàn đã thu hút được 200 dự án với diện
tích đất đăng ký thuê là 520 ha và tổng vốn đầu tư đăng ký theo dự án là 5.495 tỷ
đồng, thu hút khoảng 18.000 lao động. Các cụm công nghiệp được triển khai thực
hiện tốt và thu hút nhiều dự án đầu tư, giải quyết nhiều lao động như: Cụm công
nghiệp Trường Xuân (TP Tam Kỳ); Trảng Nhật, Thương Tín (thị xã Điện Bàn);
Đại Tân, Đại Nghĩa, Đại Hiệp (huyện Đại Lộc)...
Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã khôi phục và phát triển được 89

làng nghề; trong đó có 19 làng nghề được công nhận làng nghề công nghiệp tiểu thủ công nghiệp. Các làng nghề thu hút 7.420 hộ tham gia hoạt động nghề,
giải quyết trên 16.000 lao động nông nhàn tại địa phương, cả khu vực cá thể
15


công nghiệp chiếm khoảng 12% công nghiệp toàn tỉnh. Nhiều làng nghề truyền
thống được khôi phục, phát triển và trở thành điểm tham quan du lịch như: nghề
mộc Kim Bồng, rau Trà Quế (thành phố Hội An); đúc đồng Phước Kiều (thị xã
Điện Bàn); trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa Mã Châu và Duy Trinh (huyện
Duy Xuyên).
(Báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 tỉnh Quảng Nam và hiện trạng
sử dụng đất năm 2015 của tỉnh)

2.2.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ:
Dịch vụ phát triển khá. Tổng giá trị xuất khẩu 5 năm qua hơn 2,9 tỷ USD,
tăng bình quân trên 24,7%/năm, vượt chỉ tiêu đề ra. Giá trị sản xuất của các
ngành dịch vụ tăng bình quân hơn 15,3%/năm. Khách du lịch lưu trú tăng nhanh,
từ 1,1 triệu lượt năm 2011 lên hơn 2,1 triệu lượt năm 2015. Doanh thu từ du lịch
tăng bình quân khoảng 24,6%/năm, góp phần tạo thêm nhiều việc làm, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và lao động.
Về kim ngạch xuất khẩu đến tháng 12 năm 2015 ước đạt 570 triệu USD
giảm 3,3% so với năm 2014. Giá trị hàng hoá nhập khẩu đến tháng 12 năm 2015
ước đạt 1.100 triệu USD tăng 27,8% so với năm 2014. Tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đến thắng 12 năm 2015 ước đạt 22,76 nghìn
tỷ tăng 18,27 so với năm 2014.
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam tháng 12 và năm 2015
của Cục thống kê Quảng Nam)

2.2.3.1. Dân số:
Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2015 là 1.482.372 người

Trong đó + Nam: 731.842 người, chiếm 49,37%
+ Nữ: 750.530 người, chiếm 50,63%
Dân cư phân bố tập trung chủ yếu ở các khu vực đồng bằng, các đô thị.
Năm 2015, dân số nông thôn khoảng là 1.124.929 người chiếm 75,89% tổng số
dân toàn tỉnh và có 357.443 người sống ở khu vực đô thị (các thành phố, thị xã
và thị trấn), chiếm 24,11 % tổng dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số năm 2015 là
140 người/ km2.
Bảng 04: Dân số trung bình qua các năm
Năm

Tổng số
(Người)

Thành thị
(Người)

Khu vực
Nông thôn
Tỷ lệ
(%)
(Người)

Tỷ lệ
(%)

2007

1.413.924

251.412


17,78

1.162.512

82,22

2008

1.418.706

257.944

18,18

1.160.762

81,82

2009

1.423.047

263.958

18,55

1.5903089

81,45


2010

1.427.911

270.028

18,91

1.157.883

81,09

16


2011

1.437.719

273.211

19,00

1.172.459

81,00

2012


1.449.000

276.541

19,08

1.172.459

80,92

2013

1.460.164

279.851

19,17

1.180.313

80,83

2014

1.471.806

283.462

19,26


1.188.344

80,74

2015

1.482.372

357.443

24,11

1.124.929

75,89

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam tháng 12 và năm 2015 của Cục
thống kê Quảng Nam)

Cơ cấu dân số phát triển theo hướng ngày càng tăng dân số khu vực đô
thị. Năm 2007 dân số nông thôn chiếm tỷ lệ 82,92% tổng dân số của tỉnh đến
năm 2015 còn 75,89%.
2.2.3.2. Lao động và việc làm:
Năm 2015 toàn tỉnh có 881.636 người đang lao động trong các ngành kinh
tế, chiếm trên 97,55% dân số trong độ tuổi lao động, trong đó:
- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản

: 441.329 người

- Công nghiệp, xây dựng


: 209.491 người

- Thương mại, dịch vụ

: 230.816 người

(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam tháng 12 và năm
2015 của Cụ thống kê Quảng Nam)

2.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn:
2.2.4.1. Thực trạng phát triển đô thị:
Toàn tỉnh có 18 đơn vị hành chính cấp huyện. Có 02 thành phố (Tam Kỳ
và Hội An) và 01 thị xã Điện Bàn với 25 phường và 12 thị trấn với tổng diện tích
trên 24.326,22 ha. Tỉnh lỵ đóng tại thành phố Tam Kỳ là trung tâm kinh tế, chính
trị, văn hoá của tỉnh; Thành phố Hội An nằm về phía đông bắc của tỉnh, nằm
trong tuyến hành lang du lịch Huế - Lăng Cô - Đà Nẵng - Hội An - Mỹ Sơn, đã
được xác định là một trong bốn khu du lịch tổng hợp và là một trong 16 khu du
lịch chuyên đề trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam; thị xã Điện Bàn
được Nhà nước công nhận năm 2014 và được Chính phủ công nhận có 7 phường
nội thị, định hướng phát triển theo hướng hoàn thiện các chỉ tiêu chưa đạt điểm
tối đa của đô thị loại IV, 12 thị trấn hiện có đóng vai trò trung tâm chính trị, văn
hóa, kinh tế, xã hội của các huyện.
Những năm qua tỉnh đã tập trung đầu tư xây dựng Tam Kỳ và Hội An đạt
các tiêu chí của đô thị loại III, đầu năm 2016 đô thị Tam Kỳ được Nhà nước
công nhận đô thị loại II. Đến nay hạ tầng của hai đô thị đã thay đổi, các trụ sở cơ
quan, nhà cửa khang trang, đời sống người dân được nâng lên một bước. Các thị
trấn, thị tứ cũng được quy hoạch và từng bước đầu tư xây dựng; tuy nhiên tiến
độ phát triển xây dựng còn rất chậm.
17



Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Nam tương đối cao, đặc biệt là
sự phát triển của ngành công nghiệp - dịch vụ kéo theo một bộ phận dân cư tập
trung vào các đô thị, các khu vực trung tâm tạo nên áp lực đối với các đô thị, do
vậy nhu cầu phát triển đô thị hóa ngày càng cao. Trong giai đoạn đến tốc độ đô
thị hoá nhanh chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn: Tam Kỳ (cả đô thị Tam Phú),
Hội An, Núi Thành, Điện Nam - Điện Ngọc…
Quá trình đô thị hoá đã tạo nên nhiều vấn đề cần giải quyết như mất đất
sản xuất, môi trường, các vấn đề xã hội... Do vậy việc phát triển mở rộng đô thị
cần phải tính toán đầy đủ, hài hòa giữa các yếu tố nhằm tạo ra những đô thị phát
triển, văn minh, sạch đẹp, chất lượng cao.
2.2.4.2. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn:
Theo số liệu thống kê đất đai ngày 31/12/2015 đất khu dân cư nông thôn
có diện tích 58.950,02 ha, phân bố hầu hết ở các địa phương. Hệ thống khu dân
cư trên địa bàn tỉnh phân bố không đều, tập trung mật độ cao tại các vùng đồng
bằng, ven biển với ngành nghề nông nghiệp là chủ yếu.
Nhìn chung đời sống dân cư ở nông thôn của tỉnh còn nhiều khó khăn, đặc
biệt là các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa đời sống nhân dân còn nhiều thiếu
thốn, điều kiện điện nước sạch chưa được giải quyết tốt, trang bị cơ sở vật chất
thiết bị trường học, y tế còn rất thiếu, đường sá đi lại khó khăn, sự tiếp cận với
thông tin, khoa học kỹ thuật còn rất hạn chế.
2.2.4.3. Thực trạng các điểm dân cư nông thôn trong các khu bảo tồn đa
dạng sinh học.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có các khu bảo tồn thiên nhiên như:
Sông Thanh, Ngọc Linh, Vườn Quốc gia Bạch Mã, Bà Nà-Núi Chúa, đảo Cù
Lao Chàm, Khu bảo tồn loài Sao La. Tuy nhiên các khu vực này đều thuộc đất
rừng đặc dụng của tỉnh và hiện đang được các địa phương quản lý nghiêm ngặt.
Tình hình dân cư sinh sống trong các khu vực này hầu như không có, nhất là khu
vực vùng lõi. Đối với vùng đệm của các khu bảo tồn và các khu vực đang

nghiên cứu đề xuất hành lang đa dạng sinh học của tỉnh, một số khu vực canh
tác đất nông nghiệp xen lẫn với các điểm dân cư rải rác với đất rừng sản xuất và
rừng phòng hộ phía tây của tỉnh.
2.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng:
2.2.5.1. Giao thông:
a) Đường bộ:
- Tổng chiều dài đường bộ tỉnh Quảng Nam là 9.021,66 km. Trong đó:
+ Quốc lộ

:

652,37 km chiếm 7,23%

+ Đường tỉnh

:

336,14 km chiếm 3,73%

+ Đường huyện

: 1.328,02 km chiếm 14,72%

+ Đường nội thị

:

+ Đường chuyên dùng:

214,03 km chiếm 2,97%

80 km chiếm 0,89%
18


+ Đường xã, thôn, xóm,: 6.411,10 km chiếm 71,06%
- Mật độ đường bộ là 0,85km/km 2 (cả nước 0,63 km2); 6,13km/1000
người (cả nước 2,59 km/103người).
b) Đường sắt: Tuyến đường sắt qua địa bàn tỉnh Quảng Nam có chiều dài
85 km.
c) Đường biển: Quảng Nam có cảng Kỳ Hà nằm trên địa bàn xã Tam Hải
huyện Núi Thành, cách sân bay Chu Lai 5 km và cách khu công nghiệp lọc hoá
dầu Dung Quất 15 km. Đây là cảng kín, được chắn gió bởi núi đảo Tam Hải.
Diện tích khu cảng 4 ha, cảng có 3 bến (trong đó 1 bến chuyên dùng tiếp
nhận tàu chở khí hoá lỏng), còn lại 2 bến có tổng chiều dài 410 m đón nhận tàu
có trọng tải từ 6.000 - 6.600 tấn.
Cảng Kỳ Hà đang khai thác cầu cảng số 2 với chiều dài 157 m, rộng
10,8m, độ sâu trước bến - 8,2 m (mớn nước trước khi bàn giao - 4,3 m). Theo
thiết kế thì cầu cảng có thể đón nhận tàu có trọng tải 6.600 DWT, sông hiện nay
do hàng năm vấn đề nạo vét luồng lạch được làm thường xuyên, vì vậy hiện tại
có thể tiếp nhận tàu biển có trọng tải 10.000 DWT ra vào dễ dàng.
Hiện tại đang tiến hành nạo vét luồng để tiếp nhận tàu 20.000 DWT, đồng
thời đang đầu tư xây dựng mở rộng bến số 2 và xây bến mới tại Tam Hiệp.
d) Đường thủy nội địa: Trên địa bàn tỉnh có khoảng 941 km sông ngoài tự
nhiên, hiện đang quản lý và khai thác 307 km trên 11 sông chính. Hệ thống sông
hoạt động chính gồm 2 sông: Sông Thu Bồn và sông Trường Giang, hai hệ thống
sông này đều đổ ra biển Đông theo 3 cửa sông: Sông Hàn, Cửa Đại và Kỳ Hà.
Phương tiện vận tải chủ yếu trên các tuyến là loại có trọng tải 5 - 10 tấn, vận
chuyển trên các tuyến ngắn có cự ly 20 - 50 km. Ngoài các tuyến chủ yếu trên,
còn lại hầu hết hoạt động dạng sông tự nhiên. Các bến sông trên địa bàn tỉnh hầu
hết ở dạng bến tự nhiên với cơ sở hạ tầng của các bến đều tạm bợ.

e) Đường hàng không:
Sân bay Chu Lai trước đây là sân bay cấp I, có 2 đường băng chính dài
4.877 m, đường băng 1 rộng 49 m, đường băng 2 rộng 31m và 5 đường lăn phụ,
chất lượng đường băng còn tốt. Sân bay Chu Lai có diện tích 2.275 ha. Cụm
cảng hàng không miền Trung đã đầu tư nhà ga quy mô khoảng 300 hành khách,
hệ thống đường, điện, nước và đã đưa sân bay vào hoạt động từ năm 2005.
Đánh giá chung về hệ thống giao thông:
Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã được quan
tâm đầu tư và phát triển khá toàn diện. Hoàn thành các tuyến đường Hồ Chí Minh,
14B, 14E, 14D. Nâng cấp một số tỉnh lộ lên quốc lộ như tỉnh lộ Nam Quảng Nam
thành quốc lộ 40B, đường Đông Trường Sơn thành quốc lộ 24C, đường tỉnh 604
lên quốc lộ 14G; nâng cấp một số tuyến đường chính như quốc lộ 1A, đường du
lịch Nam Phước - Mỹ Sơn, Hội An - Điện Ngọc, đường Thanh Niên ven biển, hệ
thống đường trong các khu đô thị, các khu công nghiệp…; xây dựng cảng biển Kỳ
Hà, khôi phục đưa vào sử dụng sân bay Chu Lai cho mục đích dân sự...
19


(Nguồn: Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030)

2.2.5.2. Thủy lợi:
Toàn tỉnh có 73 hồ chứa nước lớn nhỏ với tổng trữ lượng 500 triệu m 3
nước và gần 200 trạm bơm điện, hơn 600 đập dâng kiên cố, 2.697 km kênh
mương các loại. Hàng năm, hệ thống công trình thủy lợi này tưới được khoảng
70 nghìn hecta lúa (cả 2 vụ, chiếm 80% tổng diện tích) và ít nhất 13 nghìn hecta
rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày. Ngoài ra, cung cấp nước sinh hoạt cho
hàng nghìn hộ dân ở một số địa phương. Quảng Nam hiện có một số công trình
thủy lợi như: Hồ Khe Cát (Núi Thành), hồ An Long (Quế Sơn), hồ Thành Công
(Tiên Phước), hồ Vĩnh Trinh (Duy Xuyên), hồ Thạch Bàn (Duy Xuyên), hồ Ma

Phan (Phú Ninh), hồ Đồng Tiến (Thăng Bình), hồ Cây Sanh (Phú Ninh), hồ
Nước Rôn (Bắc Trà My), hệ thống hồ đập trong tỉnh đóng vai trò quan trọng
trong việc phát triển nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, nuôi trồng
thuỷ sản, làm hồ điều hoà điều tiết nước khi mùa mưa đến, tạo cảnh quan thiên
nhiên để phát triển du lịch.
2.2.5.3. Năng lượng:
Năng lượng hiện nay tại tỉnh Quảng Nam chủ yếu là nguồn năng lượng về
thủy điện. Đối với các nguồn năng lượng mới như về khí điện và năng lượng
mặt trời thì đang trong quá trình thu hút đầu tư, hiện nay, đang có hai dự án của
nước ngoài tài trợ đầu tư nhưng chưa có quyết định chính thức đó là Nhà máy
khí điện công suất (5000-10.000) MW (tại Tam Quang – Núi Thành) và nhà máy
điện năng lượng mặt trời, công suất 100 MW (tại Bình An-Thăng Bình).
Trên địa bàn tỉnh hiện có 42 dự án thủy điện đã được phê duyệt với tổng
công suất gần 1.600 MW, lượng điện bình quân hơn 6,2 tỷ Kwh/năm.
- Nguồn điện kết nối:
Được cấp điện từ hệ thống lưới điện quốc gia và từ các nguồn phát điện độc
lập. Hiện tại có 5 trạm biến áp 110 kV, đó là các trạm: Điện Nam - Điện Ngọc (E
153); Thăng Bình (E 152); Tam Kỳ (E15); Kỳ Hà (E154) và Đại Lộc (E 155).
Ngoài 5 nguồn cung cấp chính trên còn được hỗ trợ cấp nguồn bằng lưới 35 kV
(XT 371 và XT374) từ trạm biến áp 110 kV Cầu Đỏ (E12).
Nguồn điện độc lập: Hiện nay có 2 nguồn điện độc lập (Diezel Tam Kỳ và
Diezel Cù Lao Chàm).
Lưới điện: Lưới điện 500kV, 220kV. Tỉnh Quảng Nam nhận điện từ lưới
cao áp 500kV, 220kV khu vực thông qua các trạm nguồn 500kV và 220kV có 2
lưới có khả năng cung cấp điện cho Quảng Nam được tin cậy và ổn định.
* Lưới điện 110kV:
Hiện tại, có 4 trạm biến áp 110kV cấp điện cho Vùng Tây. Đó là các trạm:
Tam Kỳ (E15); Thăng Bình (E152); Đại Lộc (E155); Thạnh Mỹ ( E156).

20



Mạng lưới điện trên toàn tỉnh được cải tạo, nâng cấp và mở rộng với 227/244
xã có điện lưới quốc gia, đạt 93,03%; Đã có 97% số xã, 93% số thôn và hơn 95%
số hộ nông thôn được sử dụng điện.
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2015)

2.2.5.4. Bưu chính - Viễn thông:
Hiện nay mạng lưới Internet trên địa bàn tỉnh cũng phát triển khá nhanh.
Tỷ lệ người dân sử dụng internet cũng tương đối cao có khoảng 5,32 người/ 100
dân, việc quản lý và trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước cũng dễ dàng
và nhanh chóng. Quá trình thu thập và trao đổi thông tin của người dân trên
mạng Internet rất thuận tiện.
Nhìn chung về mạng lưới thông tin liên lạc trên địa bàn tỉnh phát triển
nhanh, 100% số xã có điện thoại đã đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc của
người dân nhất là tại khu vực đô thị, khu công nghiệp. Mạng lưới điện thoại di
động cũng đã phủ sóng về tất cả các huyện trên toàn tỉnh.
2.2.5.5. Giáo dục:
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát huy hiệu quả, coi trọng 3 mục tiêu:
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để góp phần đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh. Từng bước hiện đại hóa các hình thức giáo dục để khai
thác, phát huy tiềm năng và thành tựu của khoa học và công nghệ.
Toàn tỉnh có 12 trường đào tạo các bậc học đại học, cao đẳng và trung học
chuyên nghiệp, trong đó 02 trường đại học, 07 trường cao đẳng, 03 trường trung
học chuyên nghiệp và dạy nghề. Toàn tỉnh đã thành lập 149 trung tâm học tập
cộng đồng, 42 cơ sở dạy nghề, trong đó 03 trường cao đẳng có tham gia đào tạo
nghề, 05 trường trung cấp nghề, 34 trung tâm, doanh nghiệp và các cơ sở khác.
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã làm tốt việc huy động các nguồn lực
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị đồ dùng dạy học, nhờ đó, diện
mạo các trường học trên địa bàn tỉnh ngày càng khang trang hơn, đáp ứng yêu cầu

đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường.
2.2.5.6. Y tế:
Toàn tỉnh có 07 bệnh viện chuyên khoa và đa khoa, 11 trung tâm chuyên
khoa chuyên ngành và đặc thù, 2 chi cục: An toàn thực phẩm và Dân số kế hoạch
hóa gia đình; 244 trạm y tế xã, phường, thị trấn (trong đó có 163 xã đạt chuẩn
Quốc gia về y tế đạt 66,39%). Toàn tỉnh hiện có 4.330 giường bệnh (tính cả Bệnh
viện Đa khoa Trung ương và 5 bệnh viện tư nhân), đạt 29,62 giường/vạn dân (cả
nước 17,24 giường/vạn dân).
Phân theo tuyến như sau:
a) Tuyến tỉnh: Có 07 bệnh viện chuyên khoa và đa khoa, bao gồm:
- Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam, đóng tại thành phố Tam Kỳ, là bệnh
viện hạng II, quy mô 700 giường bệnh.

21


- Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam, đóng tại thị xã Điện Bàn, là bệnh
viện hạng II, quy mô 330 giường bệnh.
- Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc, đóng tại huyện Đại Lộc, là
bệnh viện hạng II, quy mô 4500 giường bệnh.
- 04 bệnh viện chuyên khoa gồm: Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phạm Ngọc
Thạch, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Y học cổ truyền, đóng tại thành phố Tam
Kỳ, là những bệnh viện hạng III, có tổng quy mô 530 giường bệnh.
b) Tuyến huyện, thành phố:
- Tổng số giường bệnh ở tuyến huyện có 1.360 giường.
c)Tuyến xã, phường, thị trấn: Đến nay mạng lưới y tế đã phủ 100%
(244/244 xã) số xã trên địa bàn tỉnh. 163/244 xã (66,39%) đạt chuẩn quốc gia về
y tế đáp ứng cơ bản yêu cầu nhiệm vụ.
Ngoài ra, có Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam đóng tại xã Tam
Hiệp, huyện Núi Thành, là bệnh viện hạng II đang trong quá trình đầu tư xây

dựng, quy mô giường bệnh hiện nay có 600 giường. Các bệnh viện tư nhân như
Minh Thiện, Vĩnh Đức, Thăng Hoa, Thái Bình Dương với tổng quy mô 300
giường bệnh.
Về mạng lưới y tế dự phòng có Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm Phòng
chống Sốt rét - Bướu cổ, Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản, Trung tâm
Truyền thông - Giáo dục sức khỏe, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Chi
cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Kiểm nghiệm, các đơn vị hệ điều trị
có chức năng quản lý bệnh xã hội như: Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Trung tâm
Da liễu, Bệnh viện Tâm thần và một số đơn vị có chức năng đặc thù: Trung tâm
Cấp cứu 115, Trung tâm Pháp y, Hội đồng Giám định y khoa tỉnh.
2.2.5.7. Văn hoá - thông tin:
Quảng Nam là tỉnh có nhiều giá trị về văn hoá đang được bảo tồn giữ gìn
và phát huy giá trị di tích danh thắng nhất là hai công trình được thế giới công
nhận là di sản văn hoá thế giới: Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Ngoài ra
còn phát huy các giá trị của không gian văn hoá về ngành nghề truyền thống như:
dệt thổ cẩm của người C’tu, nghề sản xuất hương truyền thống Quán Hương,
nghề mộc Kim Bồng, làng dệt chiếu cói Bàn Thạch, nghề dệt lụa Mã Châu...
2.2.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi
trường:
2.2.6.1. Về điều kiện tự nhiên:
a) Thuận lợi:
- Với vị trí ở trung độ của vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung,
tiếp giáp thành phố Đà Nẵng, khu công nghiệp Dung Quất, có cảng biển Kỳ Hà,
sân bay Chu Lai, tiếp giáp vùng Tây nguyên trù phú, là cửa ra biển của khu vực
Nam Lào đã tạo nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Với 02 di sản văn hóa thế giới: Mỹ Sơn, đô thị cổ Hội An cùng với tài
nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn đã tạo cho Quảng Nam lợi thế về phát
22



triển kinh tế du lịch, có đủ những điều kiện để phát triển mạnh các loại hình như
du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa...
- Có tiềm năng lớn về phát triển thủy lợi, thủy điện phục vụ cho quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Tài nguyên đất đai rộng lớn, thuận lợi cho phát triển đa dạng ngành nông
nghiệp, đáp ứng được nhu cầu đất đai cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an
ninh quốc phòng của tỉnh.
b) Hạn chế:
- Điều kiện địa hình đồi núi phía tây chiếm trên 75% diện tích tự nhiên
khó khăn cho xây dựng hạ tầng, khai thác đất đai cho sản xuất, cũng như việc
quy hoạch phát triển dân sinh khu vực miền núi.
- Nằm trong khu vực có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hàng năm thiên tai
thường xảy ra làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển, đời sống sản
xuất, sinh hoạt của nhân dân.
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng chưa được đầu tư khai thác
đúng mức phục vụ cho phát triển kinh tế.
2.2.6.2. Về kinh tế - xã hội và môi trường:
Tình hình KTXH Quảng Nam năm 2015 tiếp tục có những chuyển biến
tích cực, so với cả nước và trong khu vực có những mặt nổi trội, tổng sản phẩm
trên địa bàn GRDP, tăng gần 11,6% so với năm trước (theo giá so sánh 2010).
Trong đó trọng tâm đối với việc tăng cường vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn,
đặc biệt những công trình trọng điểm (vốn đầu tư phát triển đạt 18.632 tỷ đồng,
tăng 12%); thu ngân sách trên địa bàn đạt khá (đạt 12.800 tỷ đồng, vượt trên
40% dự toán); sản xuất nông nghiệp tăng ổn định, giá trị sản xuất (giá so sánh
2010) ước đạt gần 11,8 nghìn tỷ đồng (tăng 4,8%); IIP tăng trên 35%; thương
mại - dịch vụ tăng trưởng khá (tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng tăng gần 17%; kim ngạch nhập khẩu tăng gần 28%); CPI tiếp tục được
duy trì ổn định (bình quân 12 tháng so với cùng kỳ tăng 0,63%); những vấn đề
xã hội được củng cố, an sinh xã hội được đảm bảo, an ninh - quốc phòng được
tăng cường. So với các chỉ tiêu theo Nghị Quyết HĐND tỉnh có 12/14 chỉ tiêu

đạt và vượt kế hoạch (chỉ tiêu chưa đạt là: Tốc độ tăng xuất khẩu và tỷ lệ khu
công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung).
2.3. Phân tích đánh giá bổ sung về biến đổi khí hậu tác động đến việc
sử dụng đất:
Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam (nguồn
nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và bản đồ Việt Nam). Đánh giá tác động
của biến đổi khí hậu ở tỉnh Quảng Nam cho thấy:
Ở kịch bản trung bình, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có mức
tăng từ 1,20C đến 1,60C; đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tăng từ 1,90C đến 3,10C, mùa
đông tăng lên 1,60C đến 2,50C, mùa xuân tăng lên 1,20C đến 1,60C, mùa hè, mùa
thu tăng lên 1,00C đến 1,60C. Nhiệt độ cực đại vào cuối thế kỷ 21 tăng từ 2,20C
23


đến 2,80C. Số ngày nắng nóng tăng vào mùa xuân và mùa hè, gió mùa tây nam
khô nóng có xu thế đến sớm và kết thúc muộn hơn.
Tổng lượng mưa năm và lượng mưa mùa mưa tăng, trong khi đó lượng
mưa mùa khô có xu hướng giảm. Theo kịch bản phát thải trung bình, mức tăng
phổ biến của lượng mưa năm từ 1% đến 4% (vào giữa thế kỷ 21) và từ 2% đến 7%
(vào cuối thế kỷ 21). Mùa mưa tập trung chủ yếu vào mùa thu nên lượng mưa
tăng cùng với sự tăng của số ngày mưa lớn về mùa này có thể làm tăng các hiện
tượng thiên tai có nguồn gốc khí tượng như: Bão, lũ, lũ quét, lụt, hạn hán, sạt lở
đất, lốc, xâm nhập mặn và xói lở bờ sông…
Vào giữa thế kỷ 21, mực nước biển dâng thêm khoảng từ 24 cm đến 27cm
và đến cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng trong khoảng từ 57 cm đến 73cm.
Dựa trên các kịch bản về biến đổi khí hậu, nước biển dâng được xây
dựng theo các kịch bản phát thải khí nhà kính. Đối với công tác quy hoạch sử
dụng đất tỉnh Quảng Nam cần quan tâm một số vấn đề sau:
Bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển.
Đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển, đê sông. Tăng cường công

tác giảm nhẹ thiên tai, quản lý tổng hợp vùng bờ một cách có hiệu quả.
Việc quy hoạch, bố trí dân cư, phát triển sản xuất, xây dựng các dự án đối
với vùng ven biển, cửa sông phải tính tới yếu tố ổn định địa chất, địa mạo và yếu
tố biển dâng, xâm nhập mặn một cách cụ thể. Đối với trung du miền núi cần tính
đến khả năng bị lũ quét, sạt lở...
Rà soát lại các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch
ngành với các phương án phải đối mặt với lũ, lụt và nước biển dâng.
III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT
ĐẾN NĂM 2015:

3.1. Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình thực hiện các nội dung
quản lý nhà nước về đất đai:
3.1.1. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Tỉnh Quảng Nam đã hoàn thành lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp
tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 13/6/2013;
Thẩm định, tham mưu UBND tỉnh phê duyệt QHSD đất đến năm 2020 và KHSD
đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) cho 18/18 huyện và 05 thị trấn Nam Phước, Prao,
Tiên Kỳ, Đông Phú, Trà My.
Tham mưu UBND tỉnh phê duyệt danh mục các công trình, dự án hàng
năm, báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh về chuyển mục đích sử dụng đất lúa,
đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện các dự án, công trình thực
hiện hàng năm.
Hiện nay các huyện đã hoàn thành lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016 và
đã được phê duyệt, đang triển khai lập kế hoạch sử dụng đất năm 2017.

24


3.1.2. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích
sử dụng đất:

Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
trên địa bàn tỉnh được thực hiện đúng theo quy định, hồ sơ được lập trên cơ sở quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tỉnh Quảng
Nam đã thực hiện phương án điều chỉnh, mở rộng lâm phận và sắp xếp, tổ chức lại
các Ban Quản lý rừng phòng hộ nhằm mục đích tăng cường hiệu quả công tác quản
lý, bảo vệ và phát triển rừng, hầu hết các Ban quản lý rừng phòng hộ đã được giao
đất và cấp giấy chứng nhận. Việc cho các tổ chức nước ngoài thuê đất thực hiện dự
án chỉ tập trung ở Khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp và cụm công nghiệp
của Tỉnh.
3.1.3. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất:
Trong những năm qua tỉnh đã thực hiện có hiệu quả công tác bồi thường,
GPMB của các dự án trọng điểm của tỉnh, đặc biệt là dự án mở rộng Quốc lộ 1A
và dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Triển khai thực hiện việc rà
soát, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 43/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của
UBND tỉnh quy định về BT, HT&TĐC trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với điều
kiện thực tế tại các địa phương. Chính sách pháp luật về BT, HT&TĐC ngày
càng hoàn thiện, hướng tới tối đa hoá lợi ích của người dân trong vùng dự án.
Tính công khai, dân chủ trong tổ chức thực hiện chính sách BT, HT&TĐC tại
nhiều địa phương đảm bảo theo quy trình, quy định, tạo được niềm tin trong
người dân. Các cấp chính quyền đã chủ động, tích cực làm tốt công tác tuyên
truyền, vận động, giải thích công khai các qui định, chính sách, chế độ về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư đồng thời cũng cơ bản giải quyết kịp thời những
khó khăn, vướng mắc, hạn chế tình trạng khiếu nại trong nhân dân. Tham mưu
UBND tỉnh ban hành chính sách BT, HT&TĐC để thay thế Quyết định số
23/2010/QĐ-UBND, Quyết định số 14/2013/QĐ-UBND, Quyết định số
30/2013/QĐ-UBND theo Luật Đất đai năm 2013.
3.1.4. Thống kê, kiểm kê đất đai:
Công tác thống kê đất đai được thực hiện hàng năm, kiểm kê đất đai thực
hiện 05 năm theo quy định.
Đến nay tỉnh đã hoàn thành kiểm kê đất đai năm 2014 và thống kê đất đai

năm 2015.
3.1.5. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai:
Hiện nay công tác xây dựng hệ thống thông tin đất đai được xây dựng thí
điểm theo dự án XDHSĐC và CSDLQLĐĐ tại thành phố Tam Kỳ, huyện Núi
Thành và vùng Đông sông Trường Giang thuộc huyện Duy Xuyên, Thăng Bình.
Một trong những mục tiêu của dự án là xây dựng hệ thống quản lý đất đai có nề
nếp, ổn định, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm công
bằng, minh bạch trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo Chỉ
thị 1474/CT-TTg ngày 24/08/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Tăng cường đào
tạo, nâng cao trình độ cán bộ về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
25


×