Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Thực trạng hoạt động phát triển chương trình du lịch mice và sự kiện của công ty TNHH lử hành vitours

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1000.94 KB, 78 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:

Lời mở đầu
Thành phố Đà Nẵng là một trung tâm kinh tế chính trị lớn nhất khu vực miền
trung Tây Nguyên, với hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối đầy đủ, lại nằm trong vùng
tam giác nổi tiếng về du lịch với 3 đỉnh của tam giác ấy là 3 di sản văn hoá thế giới
Hội An, Mỹ Sơn, Huế sự nổi tiếng của 3 di sản này đã thu hút một lượng lớn du
khách đến với thành phố Đà Nẵng.
Điều này không những mang lại cho người dân Đà Nẵng một nguồn thu lớn mà
còn tạo nên thói quen tiêu dùng du lịch trong các tầng lớp nhân dân, làm cho du lịch
trở thành một hiện tượng quần chúng hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty lữ
hành phát triển, trong đó có Công ty Vitours.
Tuy nhiên số lượng các công ty lữ hành tại Đà Nẵng quá nhiều, đã gây nên sự
cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty với nhau. Để tồn tại và phát triển lâu dài thì đòi
hỏi mổi công ty phải luôn đổi mới mình thông qua hệ thống sản phẩm của công ty
và cũng nhằm khai thác tối đa nguồn khách trên thị trường. Qua thời gian thực tập
tại Công ty Vitours Đà Nẵng, em đã nhận thấy được tầm quan trọng của công tác
này. Vì vậy với mong muốn góp một phần nhỏ vào sự thành công của công ty nên
em đã chọn đề tài “Xây dựng chương trình du lịch xanh Tây Nguyên cho Công ty
Vitours tại Đà Nẵng”.
Đề tài này gồm 3 phần :
Phần 1: Cơ sở lí luận cho việc xây dựng CTDL Xanh Tây Nguyên
Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh các CTDL của công ty Vitours
trong thời gian qua.
Phần 3 : Xây dựng CTDL xanh Tây Nguyên tại Vitours
Do thời gian thực tập hạn chế và kinh nghiệm thực tế còn ít, nên bài làm của
em sẽ không tránh khỏi những sai sót, em kính mong nhận được sự góp ý của các
thầy cô.
Em chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Tiến sĩ Trương Sĩ Quý,


cùng sự giúp đỡ của các anh chị và Ban giám đốc công ty đã giúp em hoàn thành đề
tài này.

SVTH:

-1-

Lớp:


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:

Chương 1: Cơ sở lí luận cho việc xây dựng
CTDL Xanh Tây Nguyên
1.1 Du lịch xanh
1.1.1 Khái niệm
Du lịch xanh là loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường.
Thực chất của du lịch xanh là chính là đi du lịch kết hợp với truyền thông, tạo thành
hành động thiết thực bảo vệ môi trường.
Trước tiên là xây dựng ý thức và thói quen tích cực cho mỗi cá nhân trước
vấn đề ô nhiễm môi trường toàn cầu; tạo cho mọi người ý thức bảo vệ môi trường
mọi nơi, mọi lúc; xây dựng được ý thức chung về vấn đề tiêu thụ và sử dụng các
dịch vụ thân thiện với môi trường. Đó chính là hành động thiết thực để xây dựng
ngành du lịch phát triển hài hoà và bền vững cho môi trường.
1.1.2 Đặc điểm
Du lịch xanh bao gồm các hoạt động đưa con người về với tự nhiên, trực tiếp
sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở trạng thái nguyên sơ phục vụ cho nhu
cầu tham quan du lịch của con người.

Là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên về văn hoá bản địa. Các đơn vị liên
quan tham gia vào Du lịch xanh có trách nhiệm tích cực bảo vệ môi trường sinh thái,
giảm thiểu tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường và văn hoá. Thông qua
hoạt động du lịch xanh, du khách được giáo dục và nâng cao nhận thức và ý thức tôn
trọng về môi trường thiên nhiên, nền văn hóa dân tộc. Khách du lịch có ý thức bảo
vệ hệ sinh thái tự nhiên nơi họ tham quan, bảo vệ môi trường.
Hệ thống tour đặc trưng được xây dựng thuận lợi cho bảo vệ môi trường. Có
các nỗ lực tại chỗ để bảo vệ môi trường (sử dụng công nghệ thích hợp, tiêu thụ ít
năng lượng, nước....). Có hệ thống bảo vệ môi trường như: Sử dụng các phương tiện
giao thông không gây ô nhiễm, các cơ sở lưu trú , các hoạt động tham quan không
ảnh hưởng đến môi trường; đồ ăn uống và đồ lưu niệm sẽ được sản xuất bằng các
vật liệu địa phương có khả năng tự phân hủy; Thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời;
Chất thải được xử lý,.....
1.2 Cơ sở lý luận về chương trình du lịch và CTDL xanh
1.2.1 Chương trình du lịch
SVTH:

-2-

Lớp:


Chuyên đề tốt nghiệp

1.2.1.1

GVHD:

Khái niệm


Chương trình du lịch là lịch trình đã được xác định trước của chuyến đi du
lịch do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức. Trong đó xác định thời gian chuyến đi nơi
đến các điểm và giá bán chương trình.
1.2.1.2 Nội dung của một chương trình du lịch
Nội dung của một chương trình du lịch bao gồm:
- Tên chương trình, số hiệu.
- Thời điểm tổ chức của chương trình.du lịch.
- Tổng quỹ thời gian: n ngày/ n-1 đêm.
- Hoạt động chi tiết cho từng ngày: phương án đưa đón, vận chuyển; các
điểm tham quan, nghỉ ngơi, lưu trú, ăn uống; các hoạt động bổ sung.
- Giá bán.
- Các điều khoản thực hiện chương trình, lời khuyên hoặc khuyến cáo du
khách về những vấn đề liên quan đến điểm du lịch hoặc hành trình.
- Tính hấp dẫn của chương trình du lịch là yếu tố quan trọng.
1.2.1.3 Thành phần của một CTDL
Một CTDL bao gồm những khâu quan trọng như: vận chuyển, lưu trú, ăn
uống, đưa đón khách, tham quan, vui chơi giải trí. Một CTDL tối thiểu phải có hai
thành phần chính là vận chuyển và lưu trú. Trong du lịch có 3 đơn vị kết hợp chủ
yếu: Công ty lữ hành (vận chuyển), đơn vị cung ứng dịch vụ lưu trú (khách sạn) và
tham quan giải trí.
1.2.1.4 Đặc điểm của CTDL
- Tính vô hình : CTDL không thể cân, đong, đếm, sờ mó được và không có khả
năng lựa chọn một cách trực tiếp trước khi mua nó, khi mua và tiêu dùng chương
trình du lịch người ta chỉ có thể có những trải nghiệm kinh nghiệm của riêng mình
về nó.
- Tính không đồng nhất: CTDL không giống nhau, không lặp lại về chất lượng
ở các lần bán khác nhau.
- Tính phụ thuộc vào nhà cung cấp: CTDL gắn liền uy tín của nhà cung cấp
dịch vụ cấu thành tour, uy tín các nhà cung cấp càng cao, thương hiệu càng nổi tiếng
thì đồng nghĩa với chất lượng chương trình du lịch cũng được nâng lên.


SVTH:

-3-

Lớp:


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:

- Tính dễ dàng bị sao chép: Do CTDL không đòi hỏi kỹ thuật tinh vi, hiện đại
và không đòi hỏi dung lượng vốn ban đầu cao do vậy rất dễ bị sao chép.
- Tính thời vụ cao: Việc sản xuất CTDL nó nhạy cảm và phụ thuộc nhiều với
những thay đổi của môi trường.
- Tính khó bán: Doanh nghiệp lữ hành có thể bán được nhiều sản phẩm nếu nhà
cung cấp có uy tín và đảm bảo chất lượng đồng thời phải có nghệ thuật marketing
cho sản phẩm của mình.
- Tính không thể tách rời: sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, vì vậy không
thể kiểm tra chất lượng sản phẩm, loại bỏ yếu phẩm trước khi bán cho khách.
- Du khách không có quyền sở hữu: du khách chỉ có quyền sử dụng để có được
một sự trải nghiệm du lịch. Khi bán CTDL người ta chỉ trao quyền sử dụng chứ
không trao quyền sở hữu. Vì vậy, phải khai thác tối đa đặc điểm này, đáp ứng nhu
cầu của khách du lịch cao nhất để khách có được kinh nghiệm du lịch tốt nhất.
1.2.2 Chương trình du lịch xanh
1.2.2.1 Khái niệm
CTDL xanh là CTDL đáp ứng một xu thế lựa chọn tiêu dùng mới của thế
giới: tiêu dùng sạch, bao gồm những tour du lịch tiết kiệm chi phí và thân thiện với
môi trường. Mọi dịch vụ và phương tiện đáp ứng CTDL xanh đều hướng đến bảo vệ

môi trường, ví dụ khách sạn “xanh”…
1.2.2.2 Các đặc điểm kinh doanh của CTDL xanh
a) Đặc điểm về nguồn khách
-

Về đối tượng khách: Đối tượng khách tham gia các chương

trình này là “du khách xanh”, đi du lịch để thoả mãn nhu cầu vui chơi, khám phá
đồng thời kết hợp với truyền thông, tạo thành hành động thiết thực bảo vệ môi
trường.
-

Về thu nhập: thu nhập trung bình trở lên.

-

Về chi tiêu : Loại khách hàng này có xu hướng chi tiêu trung

-

Về loại hình du lịch: khám phá thiên nhiên, tìm hiểu nền văn

bình.
hoá dân tộc, có thể là loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá…
b) Đặc điểm về tuyến điểm du lịch:

SVTH:

-4-


Lớp:


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:

Tuyến điểm du lịch phục vụ cho CTDL xanh là những điểm du lịch nổi tiếng
thiên về thiên nhiên như hồ, suối, thác… và những điểm du lịch văn hoá như nhà
rông,…
c) Đặc điểm về điều kiện đón tiếp
Cơ sở hạ tầng các điểm đến của chương trình phải đồng bộ và đáp ứng được
các yêu cầu của khách, đặc biệt là phải “xanh” và “sạch”. Các điểm lưu trú, nhà
hàng, điểm mua sắm phải được phân bố hợp lý và có đủ khả năng đón tiếp một
lượng lớn khách du lịch đến cùng lúc.
1.2.3 Các điều kiện chủ yếu phát triển CTDL xanh
1.2.3.1 Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm
Nhu cầu là cơ sở để hình thành nên động cơ, thúc đẩy người ta tham gia vào
các loại hình du lịch, lựa chọn tuyến điểm du lịch.
Như đã nói ở trên, xu hướng tiêu dùng mới của thế giới là tiêu dùng sạch. Để
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các ngành công nghiệp giờ đây cũng đang dần
chuyển dịch theo hướng công nghiệp sạch hơn. Và tất nhiên, ngành công nghiệp du
lịch cũng phải chuyển mình theo xu thế đó. Do đó, du lịch xanh chính là du lịch của
tương lai, sẽ là lựa chọn số một của du khách.
1.2.3.2 Chính sách vĩ mô của nhà nước
a) Điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển du lịch:
- Hệ thống giao thông:
Giao thông đường bộ: phải chất lượng, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển
hàng hoá và đi lại của nhân dân cũng như khách du lịch.
Phương tiện vận chuyển: có đầy đủ các phương tiện giao thông công cộng

như xe taxi, xe buýt…
Có đầy đủ các bảng chỉ dẫn và đèn đường chiếu sáng vào ban đêm.
- Hệ thống thông tin liên lạc:
Cơ sở vật chất kỹ thuật phải được chú ý, mạng lưới thông tin liên lạc rộng
khắp…
- Mạng lưới điện nước, y tế
Mạng lưới truyền tải và phân phối điện đảm bảo đầy đủ cho sinh hoạt và sản
xuất.
Hệ thống nước chú trọng vào mùa khô, tránh tình trạng thiếu nước.
SVTH:

-5-

Lớp:


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:

Mạng lưới y tế phát triển, nhiều trung tâm y tế, bệnh viện với chất lượng cao.
- Hệ thống các cơ sở lưu trú, ăn uống, dịch vụ bổ sung: các điểm du lịch mà khách
dừng chân. Quy mô, số lượng, chất lượng và sự phân bố của các cơ sở đó có đáp
ứng nhu cầu của khách đối với các dịch vụ được cung ứng hay không.
- Các cơ sở vui chơi giải trí trên bờ: quan tâm đến giá trị thu hút và thời gian tổ chức
các dịch vụ.
b)Điều kiện về kinh tế:
Sự phát triển về kinh tế của địa phương cũng là điều kiện thúc đẩy cho du lịch
phát triển, là cơ sở để cho chương trình du lịch càng thêm hấp dẫn. Các thành tựu
kinh tế của đất nước hoặc vùng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với phần lớn khách du

lịch. Muốn phát triển được kinh doanh du lịch thì các ngành kinh tế khác cũng phải
phát triển, đặc biệt là những ngành kinh tế mà có sản phẩm phục vụ cho kinh doanh
du lịch. Kinh tế phát triển sẽ làm cho ngành du lịch phát triển.
Vì vậy, có thể nói nền kinh tế phát triển sẽ là động lực chính đưa ngành kinh
doanh du lịch phát triển.
c) Môi trường chính trị
Kinh doanh du lịch chỉ có thể phát triển được trong bầu không khí hoà bình,
hữu nghị giữa các nước và các dân tộc với nhau.Mọi sự bất ổn trong xã hội, các
cuộc xung đột, chiến tranh hoặc bất đồng chính sẽ làm ảnh hưởng rất lớn và có thể
dẫn đến tình trạng hoạt động kinh doanh du lịch bị phá huỷ.
d)Điều kiện an toàn đối với khách
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của khách du lịch bao gồm:
- Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội như các tệ nạn xã hội, bộ
máy bảo vệ an ninh, trật tự xã hội, nạn khủng bố…
- Các loại bệnh dịch như tả, lỵ, dịch hạch, sốt huyết…
1.2.3.3 Các tài nguyên có thể khai thác trên tuyến du lịch
a)Tài nguyên thiên nhiên:
- Điều kiện thời tiết khí hậu:
+ Ánh nắng mặt trời: Tác động đến tâm lý khách, ánh nắng mặt trời không
quá gay gắt sẽ tạo nên trạng thái vui vẻ, tạo sự hứng thú năng động cho du khách.
Ngược lại sẽ làm khách du lịch cảm thấy uể oải, mệt mỏi.

SVTH:

-6-

Lớp:


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD:

+ Mưa: Tác động đến tâm lý khách, quyết định đến việc tham gia hay không
của họ vào chuyến đi cũng như cách thức tổ chức. Nếu mưa kéo dài và lớn thì du
khách khó tham gia cũng như không thể tổ chức hoạt động đi lại. Do vậy cần phải
khảo sát một cách hết sức kỹ lưỡng, chọn thời gian phù hợp để cho chuyến du lịch
của du khách được xuyên suốt, không bị tắt nghẽn.
+ Nhiệt độ và độ ẩm: Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp sẽ gây cảm giác dễ chịu
cho du khách. Nhiệt độ từ 17 0C đến 270C là phù hợp nhất cho việc tổ chức hoạt động
tham quan thắng cảnh ngoài trời.
+Chế độ gió và bão: Gió là yếu tố giúp điều hoà khí hậu. Gió và bão lớn và
mạnh sẽ gây nguy hiểm, gây ra sạt lở đất, lũ…
- Cảnh quan
+ Dòng nước: Dòng nước làm tăng giá trị của cảnh quan, tạo cho khách có
cảm giác thư thái, tâm trạng thoải mái, thư giãn.
+ Cấu trúc địa chất, địa hình: Địa hình là yếu tố tạo nên vẻ đẹp bộ mặt cảnh
quan. Địa hình đi kèm với các tiểu vùng khí hậu hình thành nên điều kiện sống của
cư dân sẽ có giá trị thu hút khác nhau.
+ Rừng và lớp phủ thực vật: rừng làm cho phân phối dòng chảy điều hoà hơn.
Lớp phủ thực vật có tác dụng chống xói mòn mặt đất, hạn chế lũ… và làm giảm nhỏ
hàm lượng nước trên sông.
+ Những ao hồ tự nhiên, đầm lầy.
b)Tài nguyên nhân văn
- Du lịch xanh có thể kết hợp với các loại hình du lịch khác:
+ Hoạt động của các làng nghề truyền thống:
Du lịch làng nghề là loại du lịch bổ sung giúp cho chuyến khám phá Tây
Nguyên của du khách đỡ bị nhàm chán. Du khách sẽ được chứng kiến sự sáng tạo
của các nghệ nhân, các sản phẩm thủ công, các công trình mang đường nét xưa cũ
như điêu khắc, tạc tượng nhà mồ, dệt thổ cẩm… Làng nghề sẽ làm sinh động, phong

phú thêm chương trình du lịch và qua dó có sự giao thoa văn hoá giúp cho việc
quảng bá, phát triển làng nghề.
+ Các loại hình văn hoá nghệ thuật: Đàn đá, đàn nước, cồng chiêng,…
luôn làm hài lòng và sự thích thú, thoả mãn nhu cầu tinh thần của du khách.

SVTH:

-7-

Lớp:


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:

+ Những phong tục truyền thống nhân gian: du khách có thể tham gia
vào các lễ hội: lễ hội mừng vụ mùa (lễ cơm mới), hội đua Voi, lễ hội cồng chiêng
Tây Nguyên…Lễ hội mang đậm văn hoá truyền thống luôn tạo được không khí tưng
bừng có sự tham gia, hoà đồng của du khách và người dân địa phương.
* Tóm lại tài nguyên du lịch có những đặc điểm riêng như vị trí địa lý phải
thuận lợi , nhân tố khí hậu thuỷ văn tạo điều kiện dễ dàng cho việc khai thác các
cảnh quan tự nhiên đẹp, các tài nguyên nhân văn phải có đủ sức hấp dẫn, có giá trị
cao.
1.2.3.4 Lao động trong ngành du lịch
Số lượng và chất lượng của đội ngũ hướng dẫn viên phục vụ có đảm bảo hay
không. Vai trò và khả năng tổ chức của tổ chức của hướng dẫn viên đối với khách
trên suốt quá trình di chuyển. Bên cạnh đó sự phối hợp của hướng dẫn viên địa
phương cũng ảnh hưởng đến sự hài lòng hay không của du khách. Riêng đối với
hướng dẫn viên của du lịch xanh thì phải có ý thức bảo vệ môi trường cao, có khả

năng tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường đối với du khách, ngoài ra còn phải
biết tổ chức các trò chơi khi khách nghỉ lại đêm, biết tạo không khí vui vẻ khi tham
gia các cuộc lửa trại…
1.2.3.5 Khả năng của đơn vị khai thác và đơn vị cung ứng dịch vụ
Đó là trình độ phối hợp các dịch vụ riêng lẻ thành các sản phẩm hoàn chỉnh
và tạo điều kiện dễ dàng cho việc mua CTDL của du khách
Đa phần các sản phẩm, CTDL do các công ty lữ hành đầu tư khai thác. Vì vậy
để có một tour du lịch thống nhất, hoàn thiện cần có sự phối hợp giữa các công ty lữ
hành, đại lý du lịch và các đơn vị cung ứng. Sự lớn mạnh của các công ty lữ hànhvà
tính chuyên nghiệp của các đơn vị này tăng lên sẽ giúp cho việc quảng bá , tiêu thụ
chương trình du lịch.
Với loại hình du lịch khá mới mẻ này, trình độ quản lý, tổ chức của các cơ
quan trong ngành rất quan trọng trong việc liên kết vùng, phát triển mạng lưới , các
tuyến điểm.Tạo môi trường xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch Tây Nguyên xanh
trong nước và nước ngoài.
1.3 Quy trình xây dựng chương trình du lịch
1.3.1 Khái niệm về xây dựng chương trình du lịch

SVTH:

-8-

Lớp:


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:

Xây dựng CTDL là việc chọn lựa các điểm thu hút, những lộ trình, những cơ

sở lưu trú…dựa vào thời gian, không gian mà chúng ta lựa chọn và những phương
tiện vật chất mà chúng ta có thể sử dụng.
1.3.2 Tiến trình xây dựng chương trình du lịch
1.3.2.1 Nghiên cứu nhu cầu thị trường
- Mục đích đi du lịch của du khách.
- Nghiên cứu khả năng thanh toán
- Nghiên cứ quỹ thời gian dành cho du lịch của du khách.
- Nghiên cứu thời điểm nghỉ ngơi
- Nghiên cứu yêu cầu và tập quán về chất lượng phục vụ.
1.3.2.2 Xây dựng chủ đề cho CTDL
Căn cứ vào đặc điểm của nguồn tài nguyên du lịch và nhu cầu du lịch của
du khách để xác định chủ đề chính và chủ đề phụ cho CTDL.
1.3.2.3 Nghiên cứu khả năng đáp ứng
- Kiểm kê và đánh giá nguồn tài nguyên du lịch.
Loại hình Loại thu hút

Thành phần

1. TNDL

Thắng cảnh và

-Địa hình,khí hậu,

tự nhiên

các bộ phận hợp

nguồn nước, động


2 TNDL

thành
A. Lịch sử,

thực vật
-Di tích lịch sử, văn

nhân tạo

văn hoá

hoá

Điểm thu

Đánh

hút

giá

-Dân tộc học,lễ hội
văn hoá, điểm thu
B. Giải trí,

hút mô hình

thể thao


-Công viên giải trí
-Festival
-Triển lãm nghệ
thuật…

- Kiểm kê hệ thống lưu trú và nhà hàng phục vụ.
+ Kiểm kê hệ thống lưu trú
Tên KS
SVTH:

Cấp hạng KS

Số phòng
-9-

Giá phòng($)

Vị trí KS
Lớp:


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:

+ Kiểm kê và đánh giá hệ thống nhà hàng phục vụ cho chương trình
STT

Tên nhà hàng


Địa chỉ

Giá trị thu hút

1.3.3 Tiến hành thiết kế các chương trình
1.3.3.1 Công cụ sử dụng
- Bản đồ giao thông đường bộ.
- Bản đồ địa hình.
1.3.3.2 Xây dựng tuyến hành trình
a)Lập bảng phác thảo

Ngày

Nơi xuất phát

Các điểm tham quan, điểm
dừng

Nơi nghỉ đêm

b)Lập bảng kỹ thuật
Điểm Điểm Cung đường
xuất
phát

Thời gian

Thời điểm

đến


Ghi
chú

Tên

Đ

Tốc

Pt

đườn ộ

độ tb vận

g



(km/h chuyể

i

)

Đi Tham Đến

Rời


lại Quan

đđế

đđến

n

n

c)Xác định giá thành và giá bán cho chương trình:
- Xác định giá thành
Giá thành của một chương trình du lịch trọn gói bao gồm toàn bộ chi phí thực
sự mà doanh nghiệp lữ hành phải trả để thực hiện chương trình đó.
Các phương pháp tính giá thành:
+ Phương pháp xác định giá thành theo khoản mục chi phí: phương pháp này
nhóm gộp các chi phí phát sinh vào hai khoản mục chủ yếu như bảng sau:

SVTH:

- 10 -

Lớp:


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:

STT

1

Nội dung chi phí
Máy bay

Chi phí biến đổi/khách
X

2

Vận chuyển ôtô

3

Lưu trú

X

4

Ăn uống

X

5

Hướng dẫn

6


Tham quan

X

7

Bảo hiểm

X

8

Visa, hộ chiếu

X

9

Thuế sân bay

X

10

Các chi phí thuê bao

Chi phí cố định
X

X


X

khác
Tổng chi phí

CV

CF

Công thức tính giá thành:
Z=

CV + CF/N
Z : giá thành
CV: chi phí biến đổi/khách
CF: chi phí cố định cho đoàn khách
N: số lượng khách trong đoàn

Điểm hoà vốn: N = CF/(G - CV) với G là giá bán
+ Phương pháp xác định giá thành theo lịch trình: nhằm chi tiết hoá việc tính
giá thành theo từng ngày của chương trình để tránh trường hợp bỏ sót các khoản chi
phí lặt vặt khi gộp chung vào các khoản mục:
Lịch trình
Ngày 1

Ngày 2

STT


Nội dung chi phí

Chi phí biến

Chi phí cố

đổi

định
X

1

Vận chuyển

2

Lưu trú

X


5

Tham quan

X

6


Lưu trú

X

Tổng

CV




SVTH:

- 11 -

CF

Lớp:


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:

- Xác định giá bán
G = Z + Cg + LN +H + T

(1)

Với:

Cg : chi phí gián tiếp, không thể tính trực tiếp cho chương trình, gọi là chi phí
phân bổ, thường phân bổ theo giá thành. Bao gồm: hoa hồng uỷ thác, quảng cáo, chi
phí xây dựng chương trình…Tính 5% trên giá thành
LN: mục tiêu lợi nhuận của công ty, thường tính bằng % trên giá bán.
H:

hoa hồng cho đại lý du lịch.

T:

thuế VAT.

Gọi a là tỉ lệ chi phí gián tiếp trên giá thành: 5% giá thành
Gọi b là tỉ lệ lợi nhụân trên giá bán: 10% giá bán
Gọi c là tỉ lệ hoa hồng trên giá bán: 5% giá bán
Gọi d là tỉ lệ thuế VAT trên giá bán : 5% giá bán
Từ (1) ta có :
G = Z + aZ +bG + cG + dG
G = (1 + a)Z + (b+c+d)G
G (1 – b –c –d )= (1+a)Z
G = (1 + a)/(1 –b –c - d)Z
G = tZ
Như vậy, ta có :

(2)
t = (1+5%)/(1-10%-5%-5%) = 1,3125

Vậy, giá bán= giá thành*t
d) Hoạt động sau khi kết thúc chuyến du lịch
Giai đoạn này cũng được phối hợp hoạt động bởi bộ phận điều hành và hướng

dẫn viên, bao gồm các công việc:
-

Tổ chức tiễn khách.

-

Trưng cầu ý kiến của khách du lịch thông qua phiếu điều tra.

-

Công việc sau khi tiễn khách: báo cáo về chuyến đi.
Trong báo cáo phải trình bày nội dung về chuyến du lịch tại mỗi điểm du lịch,

về vận chuyển, lưu trú, tham quan ăn uống và kèm theo những chứng từ liên quan và
sau cùng là phải có ý kiến, đề nghị về chuyến du lịch để ban tổ chức rút kinh
nghiệm.

SVTH:

- 12 -

Lớp:


Chuyên đề tốt nghiệp

-

GVHD:


Xử lý các công việc tồn đọng, cần giải quyết sau chương trình: mất hành lý,

khách ốm…
-

Thanh toán với công ty gửi khách và các nhà cung cấp trong chương trình.

-

Hạch toán chuyến du lịch.

-

Đánh giá chung về chuyến du lịch.
Chuyến du lịch được đánh giá thành công hay không thành công là dựa vào báo

cáo của trưởng đoàn hay hướng dẫn viên để so sánh với dự đoán về chi phí cho
chuyến đi và chuyến đi có đảm bảo chất lượng, có được khách hài lòng hay không.
Qua báo cáo của trưởng đoàn hay hướng dẫn viên sẽ là kinh nghiệm quý báu cho các
đơn vị tổ chức tour rút kinh nghiệm cho các chuyến du lịch về sau được thành công
hơn.

Chương 2: Thực trạng hoạt động phát triển chương
trình du lịch mice và sự kiện của công ty TNHH lử hành
Vitours
2.1. Khái quát về công ty TNHH lử hành Vitours
Công ty chủ quản:
Tên giao dịch: Công ty cổ phần Du Lịch Việt Nam Vitours.
Tổng giám đốc công ty: Trần Ngọc Tâm.

Tổng số nhân viên: 320 người.
Trụ sở chính: 83 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận Hải Châu, thành phố Đà
Nẵng.
Website:
Công ty TNHH MTV Lữ hành Vitours:
-

Tên đầy đủ tiếng việt của công ty: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
LỮ HÀNH VITOURS.
Tên tiếng anh: VITOURS LIMITED COMPANY
Tên giao dịch quốc tế: VIETNAMTOURISM – VITOURS
Tên viết tắt: VITOURS

-

Giám đốc hiện tại của công ty: Cao Trí Dũng

-

Tổng số nhân viên (2017): 72 người, trong đó lao động nữ chiếm 45%, lao
động có trình độ đại học và trên đại học chếm 98% trên tổng số lao động.

SVTH:

- 13 -

Lớp:


Chuyên đề tốt nghiệp


-

GVHD:

Địa chỉ: 83 Nguyễn Thị Minh Khai - TP Đà Nẵng.
Website: .
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Công ty cổ phần du lịch Việt Nam Vitours tiền thân là Công ty cổ phần du

lịch Việt Nam tại Đà Nẵng được thành lập từ năm 1975. Qua hơn 30 năm xây dựng
và tưởng thành, công ty đã có những bước tiến vượt bậc trong nghành du lịch Việt
Nam. Với mạng lưới công ty, các đại lý trong và ngoài nước của Vitours luôn sẵn
sàng cung cấp các dịch vụ chất lượng cao cho các công ty lữ hành và du khách, với
phương châm phục vụ hết mình, đội ngủ nhân viên nhiệt tình và năng động, cơ sở
vật chất hoàn thiện của chúng tôi sẽ mang lại cho các bạn dịch cụ du lịch tốt nhất.
Công ty TNHH MTV Lữ hành Vitours là công ty con trực thuộc công ty cổ
phần du lịch Việt Nam Vitours.
Quyết định thành lập: Công ty TNHH MTV lữ hành Vitours là công ty con
của công ty du lịch Việt Nam và chính thức thành lập vào ngày 09/07/1991 theo
nghị định số 338/CP theo quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 77/QĐ –
TCCB ngày 26/03/1991 của tổng cục trưởng Tổng cục du lịch và hoạt động theo
giấy phép đăng ký 104031, đăng ký lần đầu ngày 30/03/1993 và đăng ký đổi 4 lần
ngày 11/11/2004 của sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng. Căn cứ vào định
hướng kinh doanh trong giai đoạn 2017-2010 và nghị quyết của đại hội đồng cổ
đông về việc tổ chức các hoạt động kinh doanh lữ hành, HĐQT đã quyết định thành
lập công ty TNHH MTV Lữ hành Vitours trực thuộc công ty cổ phần du lịch Việt
Nam Vitours trên cơ sở sát nhập các phòng thị trường, vé máy bay, xí nghiệp vận
chuyển.
2.1.2. Địa vị pháp lý.

Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn
Sau khi tách thành công ty con thì công ty đã không ngừng phát triển về ưuy
mô vốn và hoạt động ngày càng hiệu quả trên thị trường Đà Nẵng và mở rộng ra
toàn quốc.
2.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty.
2.1.3.1. Nhiệm vụ.
 Tiến hành khảo sát nghiên cứu thị trường để xây dựng và thực hiện bán các
sản phẩm du lịch. Nghiên cứu thụ trường du lịch trong và ngoài nước, tổ chức
tuyên truyền thu hút khách du lịch.
 Kinh doanh các chương trình du lịch dành cho khách quốc tế, nội địa…Đặc
biệt là tổ chức cho người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam. Việt kiều về
SVTH:

- 14 -

Lớp:


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:

thăm quê hương, đi tham quan du lịch, tổ chức cho người Việt Nam đi du lịch
nước ngoài.
 Tổ chức các hoạt động đưa đón, hướng dẫn khách du lịch theo đúng qui định
để đảm bảo an toàn cho khác du lịch và giữ gìn an ninh quốc gia.
 Tổ chức hạch toán và hoạt động kinh doanh, Công bố tài chính của doanh
nghiệp theo qui định của Nhà nước.
 Tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, tài sản nguồn
vốn theo đúng nguyên tắc, chế độ quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước

theo sự phân công quản lý của Tổng cục du lịch, có kế hoạch bồi dưỡng, sử
dụng đội ngủ cán bộ công nhân viên.
2.1.3.2. Quyền hạn.
 Xây dựng và quyết định bộ máy tổ chức nhân sự, ban hành các tiêu chuẩn
chức năng nghiệp vụ qui chế lao động và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực.
 Trực tiếp ký kết giao dịch với các tổ chức du lịch nước ngoài để đón khách du
lịch quốc tế vào Việt Nam và tổ chức cho người Việt Nam đi du lịch nước
ngoài.
 Được phép huy động vốn trong và ngoài nước để phát triển cơ sở vật chất kỹ
thuật, mở rộng cac dịch vụ bổ sung để đáp ứng mọi nhu cầu của đối tượng
khách du lịch.
2.1.4. Tổ chức bộ máy của công ty.
Sơ đồ 2.1 Cấu trúc tổ chức của công ty.
Ban giám đốc

Phòng
kinh doanh

Phòng
Inbound

Phòng
Vận chuyển
SVTH:

Phòng
Inbound II

Phòng



Phòng
kế toán

Phòng
Outbound

Phòng
Nội địa sự

CN
Hồ Chí Minh
- 15 -

Phòng
hành chính

Phòng
Chuyên đề liên
kết

CN
Hà Nội

VPĐD
Đức
Lớp:

VPĐD
Nga



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:

* Các phòng ban:
- Ban giám đốc:
Quản lý điều hành hoạt động chung của một công ty. Có quyền quyết định và
chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật.
Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty, tổ chức
thực hiện các kế hoạch kinh doanh, các dự án đầu tư.
Đôn đốc chỉ đạo các phòng ban, thực hiện các kế hoạch đã đề ra.
-Phòng nội địa:
Tổ chức và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch, tiến hành các
hoạt động tuyên truyền quảng cáo, thu hút các nguồn khác du lịch trong nước đến
công ty.
Duy trì mối quan hệ của công ty với nguồn khác hàng.
Tiến hành xây dựng các chương trình du lịch từ nội dung đến mức giá phù hợp
với yêu cầu của khách hàng, chủ động trong việc đưa ra những ý đồ mới về sản
phẩm của công ty lữ hành.
-Phòng Inbound Âu- Mỹ:
Tổ chức và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch, tiến hành các
hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, thu hút các nguồn khách du lịch Châu Âu –
Châu Mỹ đến với công ty.
Tiến hành xây dựng các chương trình du lịch từ nội dung đến mức giá phù hợp
với yêu cầu của khách hàng, chủ động trong việc đưa ra những ý đồ mới về sản
phẩm của công ty lữ hành.
Tổ chức điều động, bố trí hướng dẫn viên cho các chương trình du lịch, xây dựng
và phát triển mối quan hệ giữa các đội ngũ các hướng dẫn, tổ chưucs bồi dưỡng để

đội ngũ hướng dẫn có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, phẩm chất nghề nghiệp
tốt, đáp ứng các nhu cầu về hướng dẫn của công ty.
- Phòng Inbound Á – Úc:
Cũng có chức năng và nhiệm vụ như Phòng inbound Âu – Mỹ nhưng khác là phụ
trách về thị trường Á – Úc.
- Phòng du lịch Outbound:
Tổ chức và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch, tiến hành các
hoạt động tuyên truyền quảng cáo nhằm tổ chức các tour du lịch ra nước ngoài.
- Phòng nhận lại - Chuyên đề - Liên kết:
SVTH:

- 16 -

Lớp:


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:

Tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, khách hàng, thiết lập các chương
trình du lịch phù hợp với nhu cầu của khách hàng
Xây dựng các mối quan hệ với các công ty lữ hành khác, các khách sạn trong
khu vực công ty phụ trách.
- Phòng vé máy bay:
Cung cấp thông tin về chuyến bay cho khách hàng, tư vấn cho khách hàng.
Bán vé nhận đặt vé theo yêu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.
- Phòng vận chuyển:
Chịu trách nhiệm vận chuyển khách từ lúc đón khách, đưa khách đến các điểm
tham quan và đưa khách trở về địa điểm khởi hành trước khi kết thúc chương trình.

- Công ty Hà Nội: là đầu mối thu hút khách và là đầu mối triển khai các hoạt động
nhằm thực hiện các yêu cầu ( các chương trình du lịch ) của công ty tại Hà Nội.
- Công ty TP. Hồ Chí Minh: là đầu mối thu hút khách và là đầu mối triển khai các
hoạt động nhằm thực hiện các yêu cầu ( các chương trình du lịch ) của công ty tại
Hồ Chí Minh.
- Phòng kế toán:
Chuyên thực hiện các công tác tài chính, tiền lương, chứng từ sổ sách kế toán,
thống kê các khoản thu - chi trong công ty, thuế phải nộp, hạch toán kết quả kinh
doanh.
Có nhiệm vụ thanh toán với khách hàng, với các bên liên quan, lập quỹ phúc lợi,
quỹ khen thưởng, dự phòng tài chính.
Ngoài ra còn cung cấp thông tin về số liệu một cách nhanh chóng, kịp thời, chính
xác đúng quy định theo cấp trên yêu cầu.
- Phòng CNTT – hành chính:
Đảm bảo thực hiện các công việc văn phòng của công ty, cập nhật thông tin một
cách nhanh chóng và chính xác.
Thực hiện những công tác chủ yếu trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ của công
ty, tham mưu cho giám đốc về tổ chức, sắp xếp lao động. Thực hiện các quy chế, nội
quy, khen thưởng kỷ luật, chế độ tiền lương, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công
nhân viên.
2.1.5. Tình hình kinh doanh của công ty từ năm 2014 đến 2017.
2.1.5.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2014 đến 2017.
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2014 đến 2017
Chỉ tiêu
SVTH:

ĐVT

Năm 2014
SL

%

Năm 2015
SL
%
- 17 -

Năm 2016
SL
%

Năm 2017
SL
%
Lớp:


Chuyên đề tốt nghiệp

Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận
DT/CP
LC/CP

Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Lần
Lần


GVHD:

55.28
39.93
15.36
1,38
0,38

100
72.22
27.78
-

66.34
43.35
22.99
1,53
0,53

100
65.34
34.66
-

81.25
51.68
29.57
1,57
0,57


100
63.61
36.39
-

118.88
73.16
45.72
1,62
0,62

Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2014 đến 2017

Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng chi phí và lợi nhuận

* Đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh.
- Về doanh thu: Với cách nhìn tổng quan chúng ta thấy rằng doanh số tăng
với tỷ trọng đều qua các năm. Năm 2016 doanh thu tăng mạnh hơn so với năm 2015
SVTH:

- 18 -

Lớp:

100
61.54
38.46
-



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:

từ 66.340 triệu đồng lên đến 81.250 triệu đồng ( tăng 22% sơ với năm 2015), đến
năm sau đó cho dù gặp nhiều khó khăn thì công ty vẫn giữu được tốc độ tăng trưởng
rất ấn tượng với mức tăng 46% so với năm trước ( từ 81.250 triệu đồng năm 2016
lên đến 118.880 triệu đồng năm 2017) đây là dấu hiệu đáng mừng đối với công ty vì
công ty đã giữ vững tốc độ phát triển hàng năm của mình. Lý do dẫn đến việc tăng
doanh thu này là vì trong khoản thời gian khách du lịch đến Đà Nẵng và từ đó tạo
điều kiện thuận lợi để công ty đẩy mạnh công tác thu hút và khai thác nguồn khách.
Bên cạnh đó, thương hiệu Vitours ngày càng được nhiều người biết đến nên số
lượng khách đến mua Tour của công ty tăng dần, số lượng khách công ty khai thác
ngày càng nhiều. Công ty đã quan tâm đến việc thu hút nguồn khách nhờ sự nâng
cấp và hoàn thiện lại tình hình kinh doanh của mình. Vì vậy, chất lượng phục vụ
khách du lịch của công ty ngày càng được nâng cao hơn. Ngoài ra, công ty đã phát
triển đại lý bán vé máy bay cho Việt Nam Ariline, nhận đặt mua vé tàu lửu cho
khách…Điều này cũng góp phần vào việc tăng doanh thu của công ty trong thời gian
qua.
- Về chi phí: Trong khi đó biến động về chi phí là vấn đề mà công ty phải
quan tâm nhiều hơn nữa. Nếu như năm 2016 chi phí có mức tăng là 19% so với năm
2015 thì có một vấn đề mà công ty phải lưu ý đó chính là chi phí trong năm 2017 đã
có mức tăng hơn 41% so với năm trước. Việc tăng chi phí này đòi hỏi công ty phải
kiểm soát các hoạt động của mình tốt hơn để từ đó có thể gia tăng mức lợi nhuận
cho công ty. Tuy nhiên, cũng có một dấu hiệu đáng mừng đó là tỷ trọng chi phí so
với doanh thu trong các năm đã giảm từ 72.22 % năm 2014 xuống còn 61.54% trong
năm 2017.
- Về lợi nhuận: Nhìn chung, lợi nhuận của công ty vẫn giữu được tốc độ tăng
trưởng đều qua các năm. Trong giai đoạn 2015 đến 2017 cho dù chi phí có mức tăng

khá cao qua các năm nhưng mà doanh thu vẫn đạt được mức tăng cao hơn chi phí
nên lợi nhuận vẫn tăng với mức tăng khá cao, đặc biệt trong năm 2017 mức tăng là
24% mỗi năm. Nhìn vào biểu đồ…Chúng ta thấy được tỷ suất lợi nhuận cũng đã
tăng theo thời gian. Cho dù lợi nhuận cũng đã đạt mức tăng khá như vậy nhưng mà
trong tương lai công ty vẫn phải kiểm soát chi phí và cải thiện hiệu quả hoạt động
của công ty tốt hơn nữa để ngày càng tạo ra được lợi nhuận lớn hơn.
Tóm lại, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được xác định dựa vào lợi
nhuận đạt được trên cơ sở lấy doanh thu bù đắp chi phí. Để tăng hiệu quả kinh
doanh thì công ty có thể chủ động tăng doanh thu hoặc cắt giảm chi phí. Trong nền
kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh gay gắt thì ngoài việc tăng doanh thu thì đòi hỏi
SVTH:

- 19 -

Lớp:


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:

công ty phải có nhiều nổ lực vượt bậc trong việc kiểm soát và phân tích chi phí. Vì
vậy, trong thời gian đến công ty cần có những biện pháp để tăng doanh thu và kiểm
soát chi phí hiệu quả hơn.
2.1.5.2. Cơ cấu doanh thu của công ty TNHH MTV Lữ hành Vitours.
Bảng 2.2 Cơ cấu doanh thu từ năm 2014 đến năm 2017
Năm

Năm


Năm

Năm

Tỷ

2014
55,28

2015
66,34

2016
81,25

2017
118,9

120,00

122,48

146,31

Inbound

đồng
Tỷ

30,332


36,64

47,86

74,91

117,49

125,18

156,5

Outbound

đồng
Tỷ

10,574

19,56

21,08

29,87

124,91

118


141,7

Nội địa

đồng
Tỷ

14,374

10,14

12,31

14,1

119,93

110,44

114,6

Chỉ tiêu
Doanh thu

ĐVT

Tốc độ phát triển (%)
06/05
07/06
08/07


đồng
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Biểu đồ 2.3

Cơ cấu doanh thu từ năm 2014 đến năm 2017

Tỷ trọng (%)

Nhận xét: Trong cơ cấu doanh thu của công ty chúng ta thấy rõ là doanh thu
đến từ bộ phận Inbound luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất doanh thu từ khách Inbound
mang lại năm 2014 là 30.332 tỷ đồng cho đến năm 2017 là 71.91 tỷ đồng chiếm tỷ
trọng hơn 63% trong khi đó doanh thu từ khách Outbuond và nội địa chiếm tỷ trọng
thấp hơn. Đặc biệt trong cơ cấu doanh thu thì tỷ trọng khách du lịch nội địa đã giảm
từ 26% trong năm 2014 xuống còn 12% cho dù lượng khách du lịch nội địa vẫn tăng
SVTH:

- 20 -

Lớp:


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:

đều qua các năm. Tuy vậy, công ty cugnx không cần phải quá lo lắng về điều này
bởi vì 2 lý do sau:
Thứ nhất : gần đây người dân Việt Nam ngày càng thích đi nước ngoài du lịch
hơn là du lịch trong nước, họ có điều kiện về kinh tế hơn nên họ muốn đi du lịch

quốc tế nhiều hơn vì vậy lượng khách du lịch nội dịa là khách đi các tour ngắn ngày.
Thứ hai, Việt Nam giờ đây đã trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn và an
toàn nhất khu vực cho nên ngày càng có nhiều tour du lịch nước ngoài chọn Việt
Nam là điểm đến của mình. Bên cạnh đó Việt Nam hiện nay tham gia sôi động vào
nhiều tổ chức quốc tế nên chúng ta cũng là điểm tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo
quốc tế và du khách khi tham dự các hội nghị này cũng tham gia các tour du lịch
luôn. Riêng đối với Đà Nẵng các lễ hội và sự kiện tổ chức tại thành phố này đã
mang lại sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch quốc tế chẵn hạn như lễ hội bắn pháo
hoa quốc tế hàng năm được tổ chức vào tháng 3 đã thu hút hơn 10.000 khách quốc tế
đến xem và đi du lịch (theo báo Đà Nẵng). Và đặc biệt những chính sách Maketttinh
của công ty trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả làm cho đối tác và khách quốc
tế biết đến công ty ngày càng nhiều hơn, các văn phòng đại diện tại các nước như
Nga, Đức cũng hoạt động tốt hơn. Chính vì lẽ đó mà doanh thu đến từ các khách
Inbound luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và công ty càng phải phát huy thế mạnh này
hơn nữa. Cùng với đó công ty cần có những chính sách vầ makettinh, giá tốt hơn
nữa để thu hút ngày càng nhiều các Outbuond cũng như là khách nội địa để góp
phần làm cho doanh thu của công ty ngày càng đạt được mức cao hơn.
2.2. Điều kiện kinh doanh của công ty
2.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Là công ty con nên các trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
TNHH MTV lữ hành Vitours đều do công ty mẹ là công ty cổ phần du lịch Việt Nam
tại Miền Trung cung cấp.
* Hệ thống khách sạn:
Bảng 2.3 Doanh mục khách sạn của Vitours
Khách sạn
Khách sạn
Bamboo 1
Khách sạn
Bamboo 2
Thu bồn

SVTH:

Tiêu chuẩn
3 sao
3 sao
2 sao
- 21 -

Phòng hội
nghị
500 chỗ
300 chỗ
100 chỗ
450 chỗ
200 chỗ
300 chỗ

Phòng ở
46 phòng
48 phòng
30 phòng
Lớp:


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:

Bamboo 3


2 sao

450 chỗ
100 chỗ

32 phòng

Hệ thống các khách sạn của công ty bên cạnh phục vụ dịch vụ lưu trú, an
uống thì còn là nơi tổ chức các cuộc hội nghị hội thảo của khách công vụ MICE.
Các khách sạn với các trang thiết bị hiện đại và đội ngủ nhân viên phục vụ có chất
lượng cao luôn trong tư thế sẵn sàng để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách. Nhìn
chung, hệ thống các khách sạn và nhà hàng của công ty có khả năng để phục vụ nhu
cầu của khách du lịch MICE. Trong đó, cụm khách sạn Bamboo Green được trang bị
khá đầy đủ và tiện nghi. Tuy nhiên trong thời gian đến để nâng cao khả năng thu hút
khách MICE thì công ty cần chú trọng đầu tư, nâng cấp cụm khách sạn của mình đạt
tiêu chuẩn 4 đến 5 sao để phục vụ cho nhu cầu khách.
 Phương tiện vận chuyển:
Về đội xe công ty hiện tại có 20 chiếc xe bao gồm 4 xe 4 chỗ, 3 xe 16 chỗ, 5
xe 26 chỗ, 3 xe 35 chỗ, 5 xe 45 chỗ. Hầu hết các xe của công ty đều hiện đại và hoạt
động tốt. Bên cạnh đó đội ngủ lái xe cũng được đào tạo bài bản, có kinh nghiêm và
hầu hết đều có hộ chiếu để không chỉ tham gia các tour trong nước mà cả nước
ngoài. Như vậy với phương tiện vận tải như vậy Vitours có khả năng chủ động trong
việc vận chuyển, đồng thời có thể tiết kiệm chi phí để cạnh tranh với các đối thủ
trong nghành.
 Trang thiết bị văn phòng
Máy vi tính , máy photo copy, 4 fax, 8 điều hòa nhiệt độ, 3 máy in…từ đó tạo
điều kiệnt huận lợi cho các nhân viên nâng cao hiệu suất làm việc, hoàn thành công
việc một cách tốt nhất. Hiện nay nhu cầu khách MICE rất đa dạng nên để đáp ứng
nhanh chóng nhất và tốt nhất đối tượng khách này thì công ty cần phải đầu tư nhiều
hơn nữa các trang thiết bị văn phòng. Trong thời gian tới, ngoài việc hỗ trợ thêm

nhiều máy vi tính thì công ty cần quản lý hệ thống mạng tốt hơn nữa. Đây là điều
cần thiết đối với hoạt động thu hút MICE của công ty bởi vì với đường truyền tốc độ
cao thì sẽ giúp cho các nhân viên thiết lập mối quan hệ với khách MICE dễ dàng và
nhanh chóng hơn, qua đó sẽ nâng cao được khả nang thu hút khách MICE của công
ty.
2.2.2. Nguồn nhân lực của công ty.
Bảng 2.4 bảng cân đối tài sản của công ty
Tài sản
Khoản mục
SVTH:

Năm
2014
- 22 -

2015

2016

2017
Lớp:


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:

I. Tài sản lưu động
1. Tiền mặt
2. Các khoản phải thu

3. Tài sản lưu động khác
II. Tài sản cố định
Tổng tài sản
I. Nợ phải trả
1. Nợ vay ngắn hạn
2. Các khoản phải trả
3. Nợ dài hạn
4. Nợ khác
II. Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn

10.882
1.052
2.871
6.959
39.320
49.202
35.302
12.627
1.646
21.055
1
13.873
49.202

12.084
1.046
4.965
6.073
37.487

49.571
34.526
14.547
1.234
18.744
1
15.045
49.571

11.603
1.490
5.307
4.806
37.490
49.093
33.774
11.908
1.942
19.923
1
15.319
49.093

11.987
1.898
5.500
4.589
37.243
49.230
33.980

11.870
1.870
20.305
1
15.250
49.230

Tài sản của công ty trong giai đoạn 2014 đến 2017 tăng không nhiều. Tài sản
lưu động của công ty có lúc tăng lúc giảm nhưng nhìn chung vẫn giữu được mức
biến động nhỏ. Hầu như công ty chỉ thay mới một số trang thiết bị đã cũ và tân trang
một số đầu xe cho phòng vận chuyển. Trong phần tài sản chỉ có khoản phải thu là có
mức tăng khá lớn từ 2.871 triệu đồng năm 2014 lên 5.500 triệu đồng năm 2017.
Nguyên nhân của tình hình này xuất phát từ việc công ty mở rộng quan hệ ra nhiều
đối tác và cho các đối tác nợ khá nhiều, vì vậy công ty cần nghiêm chỉnh xem xét kĩ
phần tài sản này và có những điều chỉnh thích hợp đối với chúng để từ đó gia tăng
hiệu quả sử dụng tài sản cho công ty.
Về phần nguồn vốn chúng ta có thể thấy rõ nợ phải trả giảm xuống và nguồn
vốn chủ sở hữu tăng lên đều qua các năm. Tín hiệu này cho thấy công ty đã hoạt
động kinh doanh hiệu qủa trong thời gian qua, từ đó mà công ty đã thanh toán được
phần nào nợ của mình. Nhưng có một điều đáng lo ngại chính là tài sản lưu động
nhỏ hơn nhiều so với nợ ngắn hạn của công ty, chứng tỏ công ty dùng nhiều nợ ngắn
hạn cho tài sản cố định, điều này ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán
hiện thời của công ty.
Bảng 2.5 Các thông số tài chính

Chỉ tiêu

Năm 2014

Các thông số khả năng sinh lời

Lợi nhuận ròng biên (%)
Vòng quay tổng tài sản (vòng)
Thu nhập trên tổng tài sản (ROA) (%)
Thu nhập trên vốn chủ (ROE) (%)
Thông số về khả năng thanh toán
SVTH:

- 23 -

2
1.12
2.25
7.97

Năm

Năm

Năm

2015

2016

2017

2.5
1.34
3.34
11


2.62
1.66
4.34
13.9

2.77
2.41
6.69
21.59
Lớp:


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:

Khả năng thanh toán hiện thời (lần)
Khả năng thanh toán nhanh (lần)
Vòng quay phải thu của khách hàng (vòng)
Kỳ thu tiền bình quân (ngày)
Các thông số nợ
Tỷ lệ nợ/vốn chủ
Tỷ lệ nợ/tài sản
Thông số nợ dài hạn

0.76
0.27

0.77

0.38
16.93
21.26

0.84
0.49
15.92
22.76

0.88
0.54
22
16.36

2.54
0.72
0.6

2.29
0.7
0.55

2.2
0.69
0.57

2.23
0.69
0.57


Các thông số về khả năng thanh toán là những thông số phổ biến nhất được
sử dụng để đo lường khả năng thanh toán của công ty. Các thông số khả năng thanh
toán của công ty tuy không cao nhưng nó có sự tăng dần theo thời gian từ 0.76 lần
năm 2014 tăng đến 0.88 lần năm 2017. Thực tế này cho thấy khả năng chi trả các
khoản nợ ngắn hạn là khá lớn và như đã phân tích ở trên có một số nợ ngắn hạn
được sử dụng cho tài sản cố định và chính nguyên nhân quan trọng này mà làm cho
khả năng thanh toán hiện thời của công ty chưa vượt lên mức cao hơn được. Kỳ thu
tiền bình quân của công ty cũng đã giảm qua các năm từ 21.26 ngày năm 2015
xuống còn 16.36 ngày trong năm 2017.
2.3 Hệ thống chương trình du lịch trong nước của Vitours.
2.3.1 Chia theo không gian chuyến đi
2.3.1.1 Chương trình du lịch miền Bắc
Các chương trình du lịch được thực hiện ở phía Bắc chủ yếu khai thác các điểm
tham quan thắng cảnh kết hợp với tìm hiểu văn hoá, lịch sử của điểm đến. Thời gian
thực hiện thường dài (4 ngày trở lên). Bao gồm các chương trình:
STT
1
2
3

Chương trình du lịch
Đà Nẵng- Hà Nội- Tam Đảo- Đà Nẵng
Đà Nẵng- Hà Nội- Lào Cai- Sapa- Đà Nẵng
Đà Nẵng- Vinh- Hà Nội- Hoà Bình- Hạ Long- Lạng

Thời gian
4 ngày 3 đêm
6 ngày 5 đêm
7 ngày 6 đêm


4

Sơn- Đà Nẵng.
Đà Nẵng- Vinh- Hà Nội- Hạ Long- Móng Cái- Đông 8 ngày 7 đêm

5

Hưng (Trung Quốc)- Đồng Hới- Đà Nẵng.
Đà Nẵng- Vinh- Hà Nội- Hoà Bình- Sơn La- Điện 9 ngày 8 đêm
Biên Phủ- Sapa- Lào Cai- Hà Khẩu- Phong Nha.
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh)
2.3.1.2 Chương trình du lịch miền Trung
Miền Trung là khu vực tập trung nhiều di sản văn hoá thế giới (vật thể và phi

vật thể) với một số điểm du lịch nghỉ dưỡng và nhiều bãi biển dài, đẹp. Vì vậy, nội
SVTH:

- 24 -

Lớp:


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD:

dung các chương trình du lịch Miền Trung chủ yếu là loại hình du lịch nghỉ mát, tìm
hiểu lịch sử dân tộc. Thời gian thực hiện tương đối ngắn (3 ngày trở xuống). Bao
gồm các chương trình.
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Chương trình du lịch
Đà Nẵng- Hải Vân Quan- Suối Lương
Đà Nẵng- Thuận Tình- Đà Nẵng
Đà Nẵng- Mỹ Sơn- Hội An
Đà Nẵng- Mỹ Sơn- Phú Ninh
Đà Nẵng- Huế- Đà Nẵng
Đà Nẵng- Vườn Quốc Gia Bạch Mã- Đà Nẵng
Đà Nẵng- Cù Lao Chàm- Đà Nẵng
Đà Nẵng- Thanh Tân- Lao Bảo- Đà Nẵng
Đà Nẵng- Huế- Đà Nẵng
Đà Nẵng- Phong Nha- Đà Nẵng
Đà Nẵng- Bà Nà- Đà Nẵng
Đà Nẵng- Lao Bảo-Carôn(Lào)- Đà Nẵng
Đà Nẵng- Quảng Ngãi- Đà Nẵng
Đà Nẵng- Vinh- Ngã Ba Đồng Lộc- Địa Đạo


Thời gian
1 ngày
1 ngày
1 ngày
1 ngày
1 ngày
2 ngày 1 đêm
2 ngày 1 đêm
2 ngày 1 đêm
2 ngày 1 đêm
2 ngày 1 đêm
2 ngày 1 đêm
2 ngày 1 đêm
2 ngày 1 đêm
3 ngày 2 đêm

Vĩnh Mốc- Cầu Hiền Lương- Đà Nẵng (Theo
15
16

Dòng Lịch Sử)
Đà Nẵng- Phong Nha- Huế- Đà Nẵng
3 ngày 2 đêm
Đà Nẵng- Thanh Tân- Phong Nha- Lao Bảo- Đà 3 ngày 2 đêm
Nẵng
(Nguồn:Phòng Kinh Doanh)
2.3.1.3 Chương trình du lịch miền Nam

Các chương trình du lịch này chủ yếu tập trung khai thác loại hình du lịch tham

quan thắng cảnh, tham quan các miệt vườn và du lịch sinh thái ở một số khu rừng
ngập mặn, rừng quốc gia, ngoài ra còn kết hợp tìm hiểu lịch sử, văn hóa và tôn giáo.
Thời gian tổ chức các chương trình này thường là dài ngày (4 ngày trở lên). Gồm
các chương trình sau:
STT
1
2
3
4

Chương trình du lịch
Đà Nẵng- Nha Trang- Đà Nẵng
Đà Nẵng- Nha Trang- Đà Lạt- Quy Nhơn- Đà Nẵng
Đà Nẵng- Nha Trang- Đà Lạt- Đà Nẵng
Đà Nẵng- Kontum- Pleiku- Buôn Ma Thuột- Đà Lạt-

Thời gian
4 ngày 3 đêm
5 ngày 4 đêm
5 ngày 4 đêm
5 ngày 4 đêm

5

Đà Nẵng
Đà Nẵng- Tp HCM- Cần Giờ- Vĩnh Long- Cần Thơ- 7 ngày 6 đêm
Tp HCM- Đà Nẵng

SVTH:


- 25 -

Lớp:


×