Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Sử dụng kĩ thuật dạy học mảnh ghép trong dạy học môn đạo đức lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.77 KB, 34 trang )

Đề tài: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Contents
A.PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................................4
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................................................4
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU...........................................................................................................5
III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................................................5
1. Khách thể nghiên cứu...................................................................................................................5
2. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................................5
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU..........................................................................................................5
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...............................................................................................................5
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................................5
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận..........................................................................................5
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.................................................................................5
B. PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................................................6
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH
GHÉP TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 4..........................................................................6
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN...............................................................................................................................6
1. Khái niệm kĩ thuật dạy học.........................................................................................................6
2. Phân biệt kĩ thuật dạy học, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học....................6
3. Kĩ thuật dạy học mảnh ghép.........................................................................................................7
4. Chương trình môn Đạo đức lớp 4.............................................................................................11
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.....................................................................................................................12
1. Khái quát quá trình điều tra......................................................................................................12
2. Kết quả điều tra..........................................................................................................................12
3. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng KTDH mảnh ghép trong dạy học môn Đạo
đức.....................................................................................................................................................15
4. Ý nghĩa của việc sử dụng các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực trong
giảng dạy..........................................................................................................................................16
CHƯƠNG II: SỬ DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC MẢNH GHÉP TRONG DẠY HỌC MÔN


ĐẠO ĐỨC LỚP 4....................................................................................................................................19
I. CÁC NGUYÊN TẮC VẬN DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC MẢNH GHÉP............................19
1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu bài học......................................................................................19
2. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức.............................................................................................19
3. Nguyên tắc đảm bảo sự thông nhất giữa vai trò tự giác, tích cực độc lập của học sinh và
vai trò chủ đạo của giáo viên.........................................................................................................19
II. QUY TRÌNH SỬ DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC MẢNH GHÉP............................................20
III. THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI HỌC TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 4 CÓ SỬ DỤNG KĨ
THUẬT DẠY HỌC MẢNH GHÉP..................................................................................................21
1.

Bài “Biết bày tỏ ý kiến” ( 2 tiết)...........................................................................................21

1


Đề tài: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------2. Bài “Hiếu thảo với ông bà cha mẹ” ( 2 tiết)............................................................................24
3. Bài “Bảo vệ môi trường”............................................................................................................26
C. KẾT LUẬN.........................................................................................................................................29
I. KẾT LUẬN......................................................................................................................................29
II. KHUYẾN NGHỊ............................................................................................................................29
1. Đối với giáo viên..........................................................................................................................29
2. Đối với nhà trường......................................................................................................................30
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................31

2


Đề tài: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
PPDH
KTDH
GV
HS

Nội dung
Phương pháp dạy học
Kĩ thuật dạy học
Giáo viên
Học sinh

3


Đề tài: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

ĐỀ TÀI:
SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP
TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 4
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra như vũ bão trên thế giới,
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Đất nước ta đang bước vào thời kì
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế - xã hội đã có nhiều biến đổi vô
cùng mạnh mẽ. Một trong những yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, đó

chính là đòi hỏi cần có những con người lao động mới, có trình độ học vấn cao,
có năng lực bản lĩnh, đáp ứng được mọi yêu cầu của nền kinh tế - xã hội hiện
đại. Những con người lao động này chính là nguồn nhân lực quan trọng góp
phần to lớn vào sự phát triển của đất nước. Giáo dục và đào tạo có vai trò đặc
biệt quan trọng trong việc tạo ra nguồn nhân lực đó. Để hoàn thành được sứ
mệnh to lớn đó giáo dục phải đổi mới toàn diện, từ mục tiêu, nội dung đến
phương pháp, hình thức tổ chức, kĩ thuật dạy học. Trong xu thế đó, có sự vận
dụng của các KTDH tích cực vào trong quá trình giảng dạy của các GV trực tiếp
đứng lớp. Sự vận dụng các KTDH sẽ góp phần phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của HS trong quá trình học tập.
Nhiệm vụ của môn Đạo đức ở Tiểu học là hình thành những chuẩn mực
hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học (bao gồm giáo dục ý thức đạo đức; giáo
dục thái độ, tình cảm đạo đức; giáo dục thói quen, hành vi đạo đức). Bên cạnh
đó, môn Đạo đức đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành những phẩm
chất, năng lực đạo đức của con người. Để HS tiếp thu tri thức một cách chủ
động, đòi hỏi GV phải tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú để HS tham
gia một cách tích cực, từ đó HS tự chiếm lĩnh kiến thức và hình thành rèn
luyện kĩ năng cho bản thân. HS phải được hoạt động, được thể hiện mình và
được phát triển tư duy một cách tối đa thông qua hoạt động học tập. Để hoàn
thành tốt những mục tiêu đó GV trong quá trình tổ chức dạy học phải sử dụng
một cách linh hoạt, nhịp nhàng các KTDH phát huy tính tích cực trong nhận
thức của HS như: kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật tia chớp,
kĩ thuật ổ bi, kĩ thuật XYZ, kĩ thuật 3 lần 3…
Kĩ thuật các mảnh ghép là một trong những KTDH tích cực. Khi sử dụng KTDH
các mảnh ghép HS được thực hành chủ động tự tạo kiến thức, thu thập kiến
1


Đề tài: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


thức, hình thành kĩ năng, thái độ cho bản thân. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn
dạy học môn Đạo đức nói chung, chương trình môn Đạo đức lớp 4 nói riêng có
nhiều nội dung phù hợp với KTDH mảnh ghép, chúng tôi chọn đề tài “Sử dụng
kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4” để tìm hiểu và nghiên
cứu trong khoá luận tốt nghiệp của mình.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài này nhằm nghiên cứu, vận dụng KTDH mảnh ghép để tổ chức cho
HS học tập môn Đạo đức lớp 4. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học
môn Đạo đức lớp 4.
III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Khách thể nghiên cứu
Là quá trình dạy và học môn Đạo đức lớp 4 ở trường tiểu học.
2. Đối tượng nghiên cứu
Là việc vận dụng Kĩ thuật dạy học mảnh ghép để dạy học môn Đạo Đức lớp 4.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của Kĩ thuật dạy học mảnh
ghép, nội dung chương trình môn Đạo đức lớp 4.
- Tìm hiểu thực trạng vận dụng Kĩ thuật dạy học mảnh ghép trong dạy học
môn Đạo đức lớp 4.
- Vận dụng KTDH mảnh ghép để dạy học môn Đạo đức lớp 4.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung giới thiệu và giải quyết những vấn đề về việc sử sử dụng Kĩ
thuật dạy học mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4, nhằm đổi mới về
phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Đạo đức lớp
4.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu, sách báo, văn bản liên quan đến
đề tài.

2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Cách thức sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học
môn Đạo đức lớp 4 của giáo vên tiểu học
.- Phương pháp điều tra: Điều tra, trưng cầu ý kiến giáo viên về việc sử dụng kĩ
thuật mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4.

2


Đề tài: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn: Trò chuyện trao đổi với giáo viên và học
sinh về việc dạy - học bằng kĩ thuật mảnh ghép nhằm tìm hiểu những thuận lợi,
khó khăn khi áp dụng dạy - học bằng kĩ thuật này.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP
TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 4
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Khái niệm kĩ thuật dạy học
Kỹ thuật dạy học (KTDH): là những động tác, cách thức hành động của của
GV và HS trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển
quá trình dạy học.
2. Phân biệt kĩ thuật dạy học, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy
học
PPDH là những hình thức, cách thức hành động của GV và HS nhằm thực
hiện những mục tiêu DH xác định, phù hợp với những nội dung và những điều
kiện DH cụ thể. PPDH cụ thể quy định những mô hình hành động của GV và
HS.

Hình thức tổ chức dạy học là biểu hiện bên ngoài của hoạt động phối hợp
giữa GV và HS được thực hiện theo trình tự và chế độ xác định.
2.1. Giống nhau
PPDH, KTDH, hình thức dạy học đều là những cách thức, phương thức, biện
pháp, biểu hiện bên ngoài của hoạt động phối hợp giữa GV và HS nhằm đạt
được mục tiêu của việc DH
2.2 Khác nhau
Trong một hoạt động DH có thể sử dụng nhiều PPDH, KTDH và hình thức tổ
chức dạy học khác nhau.
PPDH là nội dung của hoạt động dạy học, kĩ thuật dạy học và hình thức dạy
học là biểu hiện bên ngoài của con đường, cách thức của hoạt động dạy học.
KTDH là cụ thể hóa của PPDH và hình thức tổ chức dạy học, KTDH là đơn
vị nhỏ nhất của PPDH, KTDH chưa phải là các PPDH độc lập, mà là những
thành phần của PPDH, KTDH được áp dụng trong những tình huống hành động
dạy học nhỏ nhằm thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Ngược lại, PPDH và hình
thức dạy học có thể được sử dụng trong nhiều tình huống, nhằm thực hiện các
3


Đề tài: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

nhiệm vụ dạy học. KTDH là khái niệm nhỏ nhất, thực hiện các tình huống hành
động
Sự phân biệt giữa PPDH, hình thức tổ chức dạy học, KTDH chỉ mang tính
tương đối.
3. Kĩ thuật dạy học các mảnh ghép
3.1.Khái niệm kĩ thuật dạy học mảnh ghép
Kỹ thuật các mảnh ghép là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa
cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức

hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong
quá trình hợp tác.
Các kỹ thuật dạy học mang tính hợp tác là những kỹ thuật dạy học có ý
nghĩa đặc biệt trong việc phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy
học, kích thích tư duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS.
3.2.Ưu điểm và nhược điểm của KTDH mảnh ghép
a. Ưu điểm
KTDH mảnh ghép là một KTDH tích cực:
- Đem lại cho HS cơ hội được sử dụng kiến thức và kĩ năng mà các em được
lĩnh hội và rèn luyện
- Cho phép HS diễn đạt những ý tưởng, những khám phá của mình
- Mở rộng suy nghĩ và thực hành các kĩ năng tư duy (so sánh, phân tích, tổng
hợp, đánh giá...).
- KTDH mảnh ghép giúp HS rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ
năng giao tiếp, tạo điều kiện cho HS học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách
nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở hợp tác. Thông qua hoạt động học tập hợp
tác mà các em có thể cùng làm việc với nhau những việc mà một mình không
thể tự làm được trong một thời gian nhất định
- Làm việc theo nhóm góp phần hình thành và phát triển các mối quan hệ
qua lại giữa HS, đem lại bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởng lẫn nhau
trong học tập
- Tổ chức cho HS học tập theo nhóm giúp các em nhút nhát, khả năng diễn
đạt kém... có điều kiện rèn luyện, tập dượt các em sẽ mạnh dạn hơn ít sợ mắc
phải sai lầm.
- GV có dịp tận dụng các kinh nghiệm và sự sáng tạo của HS trong học tập.
b. Nhược điểm
KTDH mảnh ghép có rất nhiều lợi ích tuy nhiên nó vẫn còn một số nhược
4



Đề tài: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

điểm:
- Công việc nhóm không phải lúc nào cũng mang lại kết quả mong muốn.
Nếu được tổ chức và thực hiện kém, sử dụng một cách tùy tiện không có sự lựa
chọn thích hợp nó thường dẫn đến kết quả ngược lại với những gì dự định sẽ đạt.
- Các nhóm có thể đi chệch hướng thảo luận do tác động của một vài cá nhân
nào đó cố tình đưa ra ý kiến, để điều khiển cả nhóm (“bắt cóc” nhóm, hiện
tượng chi phối, tách nhóm); các thành viên không lắng nghe ý kiến của nhau
hoặc chấp nhận ý kiến của nhau một cách miễn cưỡng.
- Bị hạn chế bởi thời gian: do thời lượng của 1 tiết ở tiểu học là 40 phút nên
khi tổ chức cho HS thảo luận nhóm nếu tổ chức không tốt sẽ ảnh hưởng đến các
tiết học khác
- GV khó có thể bao quát được hết cả lớp do số lượng HS của 1 lớp đông vì
vậy có thể có những nhóm sẽ hoạt động tự do, không có ai điều khiển
3.3.Đặc điểm, bản chất của kĩ thuật dạy học mảnh ghép
a. Đặc điểm
KTDH mảnh ghép là KTDH hợp tác đặt HS vào môi trường học tập tích
cực trong đó HS được tổ chức thành một nhóm một cách thích hợp, các thành
viên trong nhóm được khuyến khích thảo luận hợp tác với nhau, cùng nhau giải
quyết nhiệm vụ học tập
Trong KTDH các mảnh ghép, mối quan hệ giữa trò và trò nổi lên. Thông
qua sự hợp tác, tìm tòi, nghiên cứu, thảo luận ý kiến của mỗi cá nhân sẽ được
bộc lộ, điều chỉnh hay bác bỏ. Việc tiếp thu kiến thức của mỗi thành viên trong
nhóm trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải sự tiếp nhận thụ động
từ GV. Qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới, bài học vận dụng vốn
hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và cả lớp.
b. Bản chất
Đây là KTDH mang tính hợp tác, thể hiện định hướng đổi mới của Bộ

giáo dục - “hoạt động hóa HS”
Xét về mặt hình thức KTDH mảnh ghép là hình thức dạy học theo nhóm
nhỏ mà ở đó HS phải trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để hình thành kiến thức, kĩ
năng. Trong nhóm nhỏ mỗi thành viên đều được hoạt động tích cực, không thể ỷ
lại vào một vài thành viên năng động và nổi trội nào trong nhóm. Hình thức này
sử dụng các mối quan hệ xã hội mang tính tương tác trực tiếp, đa chiều ở nhiều
cấp độ giữa chủ thể HS để tổ chức dạy học.
Xét về mặt nội dung nó nói lên tính chất của quan hệ xã hội trong học
đường, đó là tính tích hợp và tính cạnh tranh lành mạnh. Mặt này đề cập đến
5


Đề tài: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

việc huy động sự cộng hưởng ý tưởng của nhiều người để tạo nên sức mạnh trí
tuệ. GV cần khuyến khích tinh thần hợp tác của các em trong cùng 1 nhóm và
giữa các nhóm với nhau, làm việc theo nhóm mang tính cộng tác sẽ thúc đẩy
công việc hiệu quả hơn. Trong quá trình làm việc các em có cơ hội để thể hiện
và chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm, sáng tạo của bản thân với các thành
viên trong nhóm, mang tính cạnh tranh lành mạnh không ganh đua.
3.4.Quy trình sử dụng kĩ thuật mảnh ghép
a. Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3- 6 người). Mỗi nhóm
được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau. Ví dụ:
+ Nhóm 1: Nhiệm vụ A
+ Nhóm 2: Nhiệm vụ B
+ Nhóm 3: Nhiệm vụ C
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi,
chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.

Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả
lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của
lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.
b. Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1;
1-2 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3…), gọi là nhóm mảnh ghép.
Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới
chia sẻ đầy đủ với nhau.
Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu, được tất cả nội dung ở vòng 1
thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm vụ mới
này phải gắn liền với kiến thức thu được ở vòng 1)
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả.
3.5.Sơ đồ

3.6. Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kỹ thuật mảnh ghép:
6


Đề tài: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Đảm bảo những thông tin từ các mảnh ghép lại với nhau có thể hiểu được
bức tranh toàn cảnh của một vấn đề và là cơ sở để giải quyết một nhiệm vụ phức
hợp ở vòng 2.
- Các chuyên gia ở vòng 1 có thể có trình độ khác nhau, nên cần xác định
yếu tố hỗ trợ kịp thời để tất cả mọi chuyên gia có thể hoàn thành nhiệm vụ ở
vòng 1, chuẩn bị cho vòng 2.
- Số lượng mảnh ghép không nên quá lớn để đảm bảo các thành viên có thể
truyền đạt lại kiến thức cho nhau.
- Đặc điểm của nhiệm vụ mới ở vòng 2 là một nhiệm vụ phức hợp và chỉ có

thể giải quyết được trên cơ sở nắm vững những kiến thức đã có ở vòng 1. Do đó
cần xác định rõ những yếu tố cần thiết về kiến thức, kĩ năng, thông tin,…cũng
như các yếu tố hỗ trợ cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp này.
- Khoảng thời gian trên lớp giáo viên giao cho từng nhóm học sinh một chủ
đề nào đó để nghiên cứu kỹ. Ở mỗi nhóm từng học sinh sẽ thảo luận tìm ra nội
dung theo yêu cầu của giáo viên. Phương pháp này giúp học sinh rèn luyện tính
tự học, tự nghiên cứu và tự tin khi trình bày một vấn đề nào đó trước đám đông.
- Khi học sinh đã chuẩn bị tốt tâm thế học tập như tài liệu và nội dung bài
học thì việc sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép là khâu cuối cùng để các học sinh
có cơ hội nêu ý kiến của mình và ai cũng được tham gia vào nội dung của bài
học hay một vấn đề mà giáo viên nêu ra. Về phía giáo viên thì trong quá trình
sử dụng các mảnh ghép phải dành thời gian theo dõi học sinh thảo luận nhóm và
trình bày kết quả, có như vậy thì người học có điều kiện trao đổi trực tiếp với
giáo viên và ý thức rằng mình làm việc một cách nghiêm túc.
3.7.Thiết kế nhiệm vụ “Các mảnh ghép”
- Lựa chọn nội dung/chủ đề phù hợp
- Xác định một nhiệm vụ phức hợp để giải quyết ở vòng 2 dựa trên kết quả
các nhiệm vụ khác nhau đã được thực hiện ở vòng 1
- Xác định những yếu tố cần thiết để giải quyết nhiệm vụ phức hợp (kiến
thức, kĩ năng, thông tin, chiến lược)
- Xác định các nhiệm vụ mang tính chuẩn bị (thực hiện ở vòng 1). Xác định
các yếu tố hỗ trợ cần thiết để hoàn thành hiện vụ ở vòng 2.
3.8.Thành viên và nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm
Vai trò
Nhiệm vụ
Trưởng nhóm

Phân công nhiệm vụ

Hậu cần


Chuẩn bị đồ dùng tài liệu cần thiết
7


Đề tài: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thư kí

Ghi chép kết quả

Phản biện

Đặt các câu hỏi phản biện

Liên lạc với nhóm khác

Liên hệ với nhóm khác

Liên lạc với GV

Liên lạc với GV để xin trợ giúp

4. Chương trình môn Đạo đức lớp 4
4.1. Mục tiêu
- Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật
phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình,
nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo
các chuẩn mực đó.

- Từng bước hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân
và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học; kỹ năng lựa chọn và thực
hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống
đơn giản, cụ thể của cuộc sống; biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin; yêu thương, tôn trọng con
người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái
xấu.
- Bên cạnh đó, dạy – học môn Đạo đức theo chuẩn kiến thức kỹ năng là
nhu cầu cần thiết của Ngành giáo dục Tiểu học hiện nay. Ngoài dạy theo Chuẩn
kiến thức kỹ năng còn chú trọng việc Rèn kỹ năng sống – Giáo dục Bảo vệ môi
trường cho các em cũng là yêu cầu mà các em cần đạt được sau mỗi phần, mỗi
chủ điểm và sau mỗi năm học.
4.2. Nội dung chương trình
- Chương trình Đạo đức lớp 4 được thiết kế theo hướng xác định quyền
trách nhiệm, bổn phận đối với học sinh. Bao gồm các chuẩn mực hành vi đạo
đức phù hợp với lứa tuổi học sinh theo năm mối quan hệ trong cuộc sống như:
a. Quan hệ với bản thân:
 Trung thực trong học tập.


Biết bày tỏ ý kiến về những vấn đề liên quan đến bản thân và tập thể.



Sử dung tiết kiệm tiền của, thời giờ.

b. Quan hệ với người khác:
 Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
 Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
8



Đề tài: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 Kính trong, biết ơn người lao động.
 Lịch sự với mọi người.
c. Quan hệ với công việc:
 Biết vượt khó trong học tập.
 Yêu lao động, sẵn sàng tham gia lao động phù hợp lứa tuổi.
 Tích cực tham gia lao động làm sạch, đẹp trường, lớp.
 Bảo vệ các công trình công cộng.
 Tôn trọng Luật Giao thông.
d. Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại:
 Yêu quê hương đất nước, kính yêu Bác Hồ, biết ơn Đảng.
 Yêu các dân tộc trên thế giới.
 Tham gia các hoạt động nhân đạo.
e. Quan hệ với môi trường tự nhiên:
 Bảo vệ môi trường.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Khái quát quá trình điều tra
1.1. Mục đích điều tra
Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn
Đạo đức lớp 4 ở trường tiểu học.
1.2. Nội dung điều tra
 Điều tra khảo sát về thực trạng sử dụng các phương pháp trong dạy học môn
Đạo đức của giáo viên Tiểu học.
Thực trạng việc sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
ở trường tiểu học.
 1.3. Đối tượng điều tra

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã tiến hành điều tra 25 giáo viên trực
tiếp giảng dạy môn Đạo đức ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Ứng Hòa
– Thành phố Hà Nội.
2. Kết quả điều tra
2.1. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học trong môn Đạo đức của
giáo viên tiểu học
Bảng 1. Mức độ sử dụng các phương pháp dạy học trong môn Đạo đức (đơn vị:
%)

9


Đề tài: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

ST
T
1
2
3
4
5
6
7

Các PPDH
Kể chuyện
Đàm thoại
Giảng giải
Làm việc các nhân

Thảo luận nhóm
Tổ chức điều tra
Các PPDH khác

Thường
xuyên
92
80
100
24
20
8
20

Thỉnh
thoảng
8
20
0
76
60
20
40

Hiếm Khi
0
0
0
0
20

44
40

Chưa bao
giờ
0
0
0
0
0
28
0

 Phân tích kết quả:
Từ bảng 1 ta thấy hiện nay các phương pháp dạy học truyền thống như: Kể
chuyện, đàm thoại, giảng giải...được GV sử dụng chủ yếu, trong đó chiếm ưu
thế nhất là phương pháp giảng giải, 100% GV được điều tra đều sử dụng thường
xuyên phương pháp này. Trong khi đó các PPDH phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của HS như: Điều tra, thảo luận nhóm thì GV lại sử dụng ở mức
rất khiêm tốn:
- Phương pháp tổ chức điều tra: Chỉ có 8% giáo viên thường xuyên sử dụng
và có tới 44% hiếm khi sử dụng, 28% chưa bao giờ sử dụng.
- Phương pháp thảo luận nhóm chỉ có 20% thường xuyên sử dụng và có tới
60% thỉnh thoảng sử dụng.
2.2. Thực trạng sử dụng các kĩ thuật dạy học trong môn Đạo đức của giáo
viên tiểu học
Bảng 2. Mức độ sử dụng các kĩ thuật dạy học trong môn Đạo đức (đơn vị: %)
ST
Các KTDH
Thườn Thỉnh

Hiếm
Chưa
T
g xuyên thoảng
Khi
bao giờ
1 Mảnh ghép
8
12
8
72
2 Khăn trải bàn
8
12
12
64
3
Sơ đồ KWL và sơ đồ tư duy
12
16
20
52
4
XYZ
4
4
8
84
5 Ổ bi
4

8
8
80
6 Tia chớp
4
4
4
88
7 Các KTDH khác
12
16
12
60
Từ bảng 2 chúng ta thấy KTDH ổ bi, mảnh ghép, KTDH khăn trải bàn, sơ
đồ KWL và sơ đồ tư duy, xyz, tia chớp thì không được sử dụng nhiều.Có 12% số
10


Đề tài: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

GV được hỏi cho biết thường xuyên sử dụng KTDH KWL và sơ đồ tư duy; chỉ
có 4% GV sử dụng thường xuyên KTDH khăn trải bàn và mảnh ghép; con số
này ở KTDH XYZ, ổ bi, tia chớp chỉ là 4%.
Thông qua trao đổi trực tiếp với GV chúng tôi nhận thấy các KTDH trên
đây là những KTDH quá mới với GV, ít được GV sử dụng. Yêu cầu đặt ra với
các cấp quản lý giáo dục là phải tăng cường công tác tập huấn, giới thiệu các
KTDH mới để tạo điều kiện cho GV được tiếp cận và hiểu được bản chất của
các KTDH mang tính hợp tác.
2.3. Nhận thức của giáo viên về kĩ thuật dạy học.

Bảng 3. Nhận thức của giáo tiểu học về kĩ thuật dạy học (đơn vị: %)
STT
Khái niệm về kĩ thuật dạy học
Tỉ lệ
1

2

KTDH là những động tác, cách thức hành động của của GV
và HS trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện
và điều khiển quá trình dạy học.
KTDH được hình thành từ việc tích lũy kinh nghiệm đúc

32

3

kết từ thực tiễn tiến lên thời kì vận dụng những thành tựu
của lực lượng dạy học
Cả a và b

36

4

Ý kiến khác

8

24


 Phân tích kết quả: Để có được những thông tin về sự hiểu biết của GV
về KTDH, chúng tôi đã tiến hành điều tra theo nội dung phiếu điều tra.
Kết quả điều tra về sự hiểu biết của GV về KTDH chúng tôi nhận thấy chỉ
có 32% GV có nhận thức đúng về KTDH và có tới 68% GV còn nhầm lẫn
về khái niệm KTDH.
2.4. Nhận thức của giáo viên về kĩ thuật dạy học mảnh ghép.
Bảng 4. Nhận thức của giáo tiểu học về kĩ thuật dạy học các mảnh ghép (đơn vị: %)
STT
Khái niệm về kĩ thuật dạy học các mảnh ghép
Tỉ lệ
1

KTDH các mảnh ghép là KTDH mang tính hợp tác, kết

24

2

hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm
giải quyết một nhiệm vụ phức hợp.
KTDH các mảnh ghép nhằm kích thích sự tham gia tích

28

3

cực cũng như vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác.
Cả a và b


44

11


Đề tài: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

4

Ý kiến khác

4

 Phân tích kết quả: Từ bảng tổng hợp kết quả khảo sát trên ta thấy phần
lớn GV chưa hiểu biết sâu sắc về KTDH nói chung và KTDH các mảnh
ghép nói riêng, chỉ có 44% GV hiểu đúng, đầy đủ về KTDH mảnh ghép
nhưng có tới 56% GV chưa hiểu biết đầy đủ về KTDH các mảnh ghép.
2.5. Nhận thức của giáo viên về mức độ cần thiết của kĩ thuật dạy học mảnh
ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4.
Bảng 5: Mức độ cần thiết sử dụng KTDH mảnh ghép trong dạy học môn Đạo
đức lớp 4 (đơn vị: %)
Đánh giá Rất cần thiết
Cần thiết
Bình thường Không cần
thiết
Tỉ lệ

36%


44%

16%

4%

 Phân tích kết quả: Qua điều tra bằng phiếu và trò chuyện với GV, kết
quả thu được cho thấy các GV đều nhận định đây là 1 KTDH rất mới và ít
được sử dụng trong quá trình dạy học. Tuy nhiên nhìn chung các thầy cô
đều thấy được sự cần thiết và tác dụng của KTDH các mảnh ghép trong
dạy học môn Đạo đức lớp 4, có tới 44% GV cho rằng là rất cần thiết, 36%
GV cho rằng cần thiết và chỉ có 4% GV cho rằng không cần thiết. Điều
này thể hiện rằng việc sử dụng KTDH các mảnh ghép là cần thiết trong xu
thế đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay.
3. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng KTDH mảnh ghép trong
dạy học môn Đạo đức
3.1. Thuận lợi
 Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Đạo đức có trình độ chuyên môn tốt. Hầu hết
các giáo viên đều tham gia giảng dạy rất lâu năm. Với trình độ và kinh nghiệm
giảng dạy đó họ có khả năng nắm bắt đặc điểm, tâm sinh lý, nhận thức …. của
học sinh được tốt hơn và việc sử dụng KTDH mảnh ghép trong dạy học cũng
thuận lợi hơn.
 Các giáo viên luôn quan tâm đến vấn đề tích cực hóa trong dạy học, cũng như
nghiên cứu các biện pháp, kỹ thuật dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học. Các
giáo viên đều nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của việc KTDH mảnh ghép
trong dạy học môn Đạo đức.
 Số lượng giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu trên Internet liên quan đến dạy
12



Đề tài: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

học môn Đạo đức ngày càng nhiều là cơ sở để giáo viên có thể tham khảo, kế
thừa, thiết kế, sáng tạo và vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
vào trong dạy học sao cho phù hợp với nội dung bài học để khai thác vốn hiểu
biết của học sinh cũng như các kỹ năng phân tích, đánh giá của các em.
3.2. Khó khăn
 Số lượng học sinh thụ động trong học tập còn nhiều nên không khí học tập chưa
tốt.
 Hiện nay chương trình giáo dục Tiểu học vẫn còn rất nhiều áp lực về nội dung
chương trình, thời lượng…Hơn nữa, tâm lí chỉ coi trọng môn chính ( Toán,
Tiếng Việt, tiếng Anh) còn các môn phụ ( Đạo đức, Tự nhiên xã hội…) thì
không được coi trọng nên việc dành thời gian để xây dựng bài giảng cũng như
việc tìm tòi ứng dụng các phương pháp giảng, kĩ thuật dạy học tích cực trong
môn Đạo đức vẫn còn hạn chế.
 Hiện nay do số lượng học sinh của một lớp vẫn đông, không gian lớp học chật
hẹp dẫn đến việc tổ chức các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực cho học
sinh bị hạn chế, việc bao quát lớp của giáo viên là rất khó nên nhiều giáo viên
còn ngại áp dụng các phương pháp và KTDH tích cực vào giảng dạy.
 Ngoài ra, việc tổ sử dụng các PPDH và KTDH tích cực vào dạy học môn Đạo
đức có đạt được hiệu quả như mong muốn hay không? Có tạo nên hứng thú cho
học sinh không? Có thực sự phát huy được tính tích cực của học sinh không?
Điều này còn phụ thuộc vào trình độ, năng lực tổ chức các hoạt động dạy học
của giáo viên.
4. Ý nghĩa của việc sử dụng các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học
tích cực trong giảng dạy
 Đối với người dạy
Khi áp dụng các phương pháp giảng dạy và kĩ thuật dạy học tích cực, giờ
giảng của mỗi giáo viên trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa. Người học là

trung tâm nhưng vai trò, uy tín của người thầy được đề cao hơn. Bên cạnh đó,
khả năng chuyên môn của người thầy sẽ tăng lên nhờ áp lực của phương pháp,
bởi nội dung kiến thức của từng giờ giảng phải được cập nhật liên tục để đáp
ứng các câu hỏi của người học trong thời đại thông tin rộng mở.
Dạy học là quá trình trao đổi kiến thức giữa thầy và trò. Nếu thầy chỉ thuyết
trình, có gì nói nấy thì những gì thầy giảng chỉ là kiến thức một chiều. Có thể
người học đã biết những kiến thức ấy, hay đó là những nội dung không hữu ích
đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của họ. Người thầy phải luôn đổi mới bài
13


Đề tài: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

giảng cũng như phong cách đứng lớp. Như vậy, người dạy sẽ học được từ học
trò của mình rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Mối quan hệ thầy trò sẽ
trở nên gần gũi, tốt đẹp qua việc giải quyết các tình huống liên quan đến nội
dung bài học và cuộc sống của người học.

 Đối với người học
Khi giáo viên dạy học bằng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực,
người học thấy họ được học chứ không bị học. Người học được chia sẻ những
kiến thức và kinh nghiệm của mình đồng thời với việc bổ sung những kiến thức,
kinh nghiệm không chỉ từ người thầy mà còn từ chính các bạn trong lớp. Họ
hạnh phúc khi được học, được sáng tạo, được thể hiện, được làm. Nhờ học theo
hướng tích cực mà họ ghi nhớ sâu kiến thức và tăng khả năng áp dụng vào thực
tế lên gấp 3-4 lần so với cách học thụ động một chiều.
Dạy bằng các phương và kĩ thuật dạy học tích cực chính là tìm mọi cách
giúp người học được chủ động trong việc học, cho họ được làm việc, được khám
phá tiềm năng của chính mình. Người dạy cần giúp người học có được sự tự tin,

có trách nhiệm với bản thân để từ đó chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng.
Charles Handy, nhà triết lý kinh doanh nổi tiếng người Anh, đã nói: “Để
làm cho tương lai trở thành hiện thực, chúng ta cần phải tự tin và tin tưởng vào
giá trị của chính mình. Đó là điều mà các trường học phải dạy cho mọi
người”. Và muốn người học có được sự tự tin và tin tưởng vào giá trị của chính
mình, họ cần được học theo phương pháp chủ động. Chỉ khi người học được tự
khám phá kiến thức, tự học, tự làm và tự bổ sung cho nhau thì kiến thức mới trở
thành tri thức của người học, chuyển thành hành động, thành thói quen hàng
ngày của họ.
 Mối quan hệ thầy - trò trong việc dạy và học
Với cách dạy đọc - chép, giáo viên là người rót kiến thức vào đầu học sinh
và người dạy giữ vai trò trung tâm. Nhưng kiến thức từ thầy có thể trở thành
kiến thức của trò không? Chắc chắn là không nhiều. Theo nhiều nghiên cứu
khoa học về giáo dục thì cách dạy đọc - chép chỉ giúp người học tiếp thu được 1020% kiến thức.
Khi áp dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, người học giữ vai trò
trung tâm, người thầy chỉ đóng vai trò hướng dẫn, giúp đỡ. Người học chủ động
14


Đề tài: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

tìm kiếm tri thức và có thể thu nhận kiến thức không chỉ từ thầy mà còn từ rất
nhiều nguồn khác nhau.
Như vậy, vai trò của người thầy có giảm đi không? Xin khẳng định ngay là
không. Ngược lại, vai trò người thầy càng trở nên quan trọng. Giữa biển thông
tin mênh mông, điều gì cần gạn lọc, cách sử dụng ra sao và ứng dụng chúng vào
cuộc sống như thế nào… Tất cả những điều ấy đều cần đến sự chỉ dẫn của người
thầy. Sự thay đổi này đòi hỏi chúng ta phải dạy và học như thế nào? Với người
học, các bạn cần hiểu rõ mình là ai và mình muốn là người như thế nào, điều gì

mình cần học và mình muốn học cái gì. Với người dạy, mỗi thầy/cô càng phải
phấn đấu, tu dưỡng nhiều hơn, tự học, tự sáng tạo nhiều hơn để xứng đáng trong
vai trò mới.

Sơ đồ mối quan hệ giữa người dạy và người học khi sử dụng phương
pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
III. KẾT LUẬN CHƯƠNG
Qua việc điều tra, phân tích, đánh giá kết quả khảo sát thực trạng sử dụng
KTDH mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức ở bậc Tiểu học nói chung và ở
môn Đạo đức lớp 4 nói riêng, tôi nhận thấy rằng những hiểu biết của giáo viên
về KTDH các mảnh ghép chưa cao. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc
đổi mới phưng pháp giảng dạy.
Đa số giáo viên đều nhận thức được sự cần thiết của việc sử dụng KTDH
mảnh ghép có những cố gắng nhất định trong việc thiết kế và sử dụng trò chơi
15


Đề tài: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

trong dạy học môn Đạo đức nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dựng KTDH mảnh ghép cũng còn nhiều khó khăn
cần phải giải quyết.
Trong chương I, chúng tôi đã phân tích rõ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
của việc sử dụng KTDH mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức nói chung và
môn Đạo đức lớp 4 nói riêng. Đây là những cơ sở rất có giá trị là tiền đề, căn cứ
để chúng tôi nghiên cứu việc sử dụng KTDH các mảnh ghép trong dạy học
nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh, góp phần nâng cao kết quả
học tập môn Đạo đức.
CHƯƠNG II:

SỬ DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC MẢNH GHÉP
TRONG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 4
I. CÁC NGUYÊN TẮC VẬN DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC MẢNH GHÉP
GV có thể thực hiện thành công KTDH mảnh ghép trong dạy học môn Đạo
đức lớp 4 thì ngoài việc đảm bảo các nguyên tắc dạy học chung thì cần đảm bảo
một số nguyên tắc dạy học riêng của KTDH các mảnh ghép
1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu bài học
Bám sát mục tiêu bài học là một yêu cầu quan trọng cần đặt ra trong quá
trình vận dụng KTDH mảnh ghép. Tùy từng nội dung bài học, trình độ nhận
thức của HS cũng như cơ sở vật chất của nhà trường mà GV trong một giờ lên
lớp có thể sử dụng nhiều PPDH, KTDH khác nhau để đạt được mục tiêu bài học,
đặc biệt là hình thành và phát triển cho HS các kĩ năng quan trọng đó là kĩ năng
giải quyết vấn đề, kĩ năng làm việc hợp tác, kĩ năng ra quyết định
2. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức
Dạy học vừa sức có nghĩa là những yêu cầu và nhiệm vụ học tập đề ra mọi
HS trong lớp có thể thực hiện được với nỗ lực cao nhất về trí tuệ và thể lực.
Nguyên tắc này đòi hỏi khi vận dụng KTDH mảnh ghép để dạy học môn Đạo
đức lớp 4 thì cách thức tiến hành thảo luận, nội dung thảo luận phải phù hợp với
trình độ của HS, đảm bảo mỗi HS đều có thể phát triển tối đa so với khả năng
của mình. Nếu thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ về mặt trí tuệ
cũng như toàn bộ nhân các của HS nói chung. Ngược lại nếu không tuân thủ
nguyên tắc này (nội dung thảo luận quá khó hoặc quá dễ) sẽ không phát huy
được tính tự giác, tích cực làm việc, kìm hãm sự phát triển trí tuệ và nhân cách
của HS. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa tính vừa sức chung và vừa sức
riêng là một nguyên tắc hết sức phù hợp với năng lực của HS
16


Đề tài: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


3. Nguyên tắc đảm bảo sự thông nhất giữa vai trò tự giác, tích cực độc lập
của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên
Trong quá trình dạy học môn Đạo đức lớp 4 khi vận dụng KTDH mảnh
ghép tính tự giác thể hiện ở chỗ: HS ý thức được đầy đủ nhiệm vụ để lĩnh hội tri
thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, có ý thức tự kiểm tra, đánh giá toàn bộ quá trình
học tập của mình.
Tính tích cực được đánh giá ở việc HS tham gia vào các hoạt động thảo
luận một cách tích cực nghiêm túc và có hiệu quả.
Tính độc lập nhận thức của HS thể hiện ở chỗ các em tự phát hiện ra vấn
đề và tự giải quyết chúng, tức là năng lực tự tổ chức, tự điều khiển các hoạt
động của HS trong quá trình thảo luận nhằm mang lại vốn kinh nghiệm cho bản
thân và HS tự chiếm lĩnh tri thức.
Ba phẩm chất trên có liên quan mật thiết với nhau, các phẩm chất ấy được
hình thành và phát triển dưới vai trò chủ đạo của GV. Chính vì vậy, khi vận dụng
KTDH mảnh ghép để dạy học cho HS, GV cần tiến hành một cách rõ ràng, dễ
hiểu, khoa học để kích thích hứng thú học tập cho HS, trong quá trình HS thảo
luận (vòng 1 và vòng 2) GV đóng vai trò là người cộng tác, hỗ trợ, không can
thiệp quá nhiều đến việc đưa ra kết quả thảo luận của các cá nhân cũng như cả
nhóm để tạo điều kiện cho ba phẩm chất trên phát triển.
II. QUY TRÌNH SỬ DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC MẢNH GHÉP
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm, bản chất của KTDH mảnh ghép, đặc điểm
của môn Đạo đức lớp 4, chúng tôi đề xuất quy trình dạy học môn Đạo đức lớp 4
như sau:
Quy trình gồm 7 bước:
 Bước 1: Tổ chức thành lập nhóm chuyên gia
- GV có thể chia 3- 6 HS thành một nhóm. GV có thể sử dụng các hình thức
thành lập nhóm như sau:
+ Gọi số: GV cho HS nối tiếp điểm số theo chu kì từ 1 đến 3 hoặc 1 đến 6 để
thành lập nhóm ( 3 - 6 HS một nhóm)

+ Màu sắc: GV phát cho HS 3 đến 6 mảnh giấy nhỏ có màu sắc khác nhau thành
lập nhóm ( 3- 6 HS một nhóm).
+ Biểu tượng: GV có thể phát cho HS 3 đến 6 biểu tượng hình học hoặc biểu
tượng các loại hoa hoặc biểu tượng các con vật để thành lập nhóm ( 3- 6 HS một
nhóm)
- HS tự bầu nhóm trưởng, thư kí.
 Bước 2: Đề ra nhiệm vụ vòng 1
17


Đề tài: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm, mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với
những nội dung học tập độc lập với nhau, sau đó GV hướng dẫn cách tiến hành
hoạt động của nhóm và quy định thời gian thảo luận.
 Bước 3: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ vòng 1
Gồm 2 hoạt động:
- Hoạt động 1: Làm việc cá nhân (Mỗi cá nhân đều phải làm việc độc lập để
giải quyết nhiệm vụ).
- Hoạt động 2: Làm việc nhóm (Các cá nhân lần lượt trao đổi, chia sẻ kết quả
với các thành viên trong nhóm).
 Bước 4: Tổ chức thành lập nhóm mảnh ghép
- GV hình thành nhóm mới khoảng từ 3 đến 6 HS, mỗi nhóm mảnh ghép gồm
các HS từ các nhóm chuyên gia ở vòng 1, những HS nào có cùng số hoặc màu
sắc hoặc biểu tượng sẽ thành 1 nhóm.
 Bước 5: Chia sẻ kết quả ở vòng 1 và đề ra nhiệm vụ vòng 2
Gồm 2 hoạt động:
- Hoạt động 1: Các thành viên chia sẻ kết quả ở vòng 1. Các câu hỏi và câu trả
lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.

- Hoạt động 2: Đề ra nhiệm vụ ở vòng 2
+ Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng
1 thì GV giao cùng một nhiệm vụ để các nhóm giải quyết (lưu ý nhiệm vụ mới
này phải gắn liền với kiến thức thu được ở vòng 1).
+ Sau đó GV hướng dẫn cách tiến hành hoạt động của các nhóm, GV quy
định thời gian thảo luận.
 Bước 6: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ vòng 2
- Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả.
 Bước 7: Báo cáo kết quả trước lớp
- GV gọi bất kì 1 HS trình bày kết quả của vòng 1 và vòng 2 HS khác nhận xét,
GV nhận xét.
III. THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI HỌC TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 4 CÓ
SỬ DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC MẢNH GHÉP
1. Bài “Biết bày tỏ ý kiến” ( 2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Mọi trẻ em đều có quyền được bày tỏ ý kiến về những việc có liên
quan đến trẻ em. Nhưng không phải các em được phép bày tỏ ý kiến để đòi hỏi
mọi thứ không phù hợp.
18


Đề tài: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



- Thái độ: Ý thức được quyền của mình, tôn trọng ý kiến của bạn và tôn trọng ý
kiến của người người lớn.
- GDKNS: Biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Giáo viên
Phiếu tình huống số 1,2,3,4.
Đồ dùng đóng vai HĐTH số 3
Học sinh
Thẻ mặt cười, mặt mếu.
SGK đạo đức lớp 4
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
Nhận xét tình huống
- HS đọc các tình huống SGK
Thành lập nhóm chuyên gia vòng 1:
- Thành lập nhóm chuyên gia, HS bầu nhóm trưởng, thư kí
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, GV chia lớp thành 4 nhóm (nhóm chuyên gia)
mỗi nhóm gồm từ 4-7 HS ( tùy theo số lượng học sinh trong lớp giáo viên có thể
điều chỉnh số lượng học sinh trong từng nhóm cho phù hợp) bằng cách gọi số từ
1 đến 7.
- GV giao nhiệm vụ ở vòng 1 cho từng nhóm:
*Nhóm 1: Em được phân công làm một việc không phù hợp với khả năng.
*Nhóm 2: Em bị cô giáo hiểu lầm và phê bình.
* Nhóm 3: Chủ nhật này bố mẹ dự định cho em đi chơi công viên, nhưng em lại
muốn đi xem xiếc
*Nhóm 4: Em muốn tham gia một hoạt động nào đó của lớp, của trường nhưng
chưa được phân công.
- Câu hỏi: Em sẽ làm gì trong tình huống trên? Vì sao?
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm, mỗi nhóm nhận một phiếu màu khác
nhau, mỗi loại phiếu màu được đánh số từ 1 đến 7.
- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận trong 5 phút.
- Từng HS suy nghĩ sau đó trao đổi chia sẻ kết quả với các thành viên trong
nhóm.
Thành lập nhóm chuyên gia vòng 2:
- GV thành lập nhóm mảnh ghép (7 nhóm): nhóm 1 gồm các học sinh nhận

phiếu số 1 ở các nhóm chuyên gia, nhóm 2, 3, 4, 5, 6, 7 tương tự.

19


Đề tài: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- GV đưa ra nhiệm vụ ở vòng 2 cho các nhóm: Điều gì sẽ xảy ra nếu em không
được bày tỏ ý kiến về việc có liên quan đến bản thân em và lớp em?
- GV hướng dẫn HS thảo luận: các thành viên thảo luận trong 5 phút, sau đó GV
sẽ gọi bất kì 1 HS trình bày lại nhiệm vụ của vòng 1 và vòng 2; HS khác nhận
xét, bổ sung.
=>Kết luận: Trẻ em đều có quyền bày tỏ ý kiên về những việc có liên quan đến
trẻ em.
 Em sẽ làm gì
- Nhận xét về các hành vi trong SGK..
- Gọi HS trả lời từng tình huống a,b,c.
- GV kết luận: Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn biết bày tỏ nguyện vọng,
mong muốn của mình. Còn việc làm của bạn Hồng và Khánh là không đúng.
 Bày tỏ thái độ

-

- GV phát thẻ cho học sinh.
- GV nêu các hành vi liên quan đến bài học, học sinh dùng thẻ để nêu ý kiến.
- GV kết luận: Trẻ em đều có quyền được bày tỏ ý kiến về những việc có liên
quan đến mình nhưng cũng phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người
khác. Không phải mọi ý kiến của trẻ em đều được đồng ý.
- HS đọc ghi nhớ.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
*Trò chơi “ Có – Không”.
- Hãy nhận xét những hành vi, việc làm của từng bạn trong mỗi trường hợp ở
BT1.
- Tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến trẻ em?
- Em cần thực hiện quyền đó như thế nào?
*Em sẽ nói như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
+ Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận về những ý kiến sau:
Trẻ em có quyền mong muốn, có ý kiến riêng về các vấn đề liên quan đến trẻ
em.
Cách chia sẻ, bày tỏ ý kiến phải rõ ràng và tôn trọng người nghe.
Trẻ em cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
Người lớn cần lắng nghe ý kiến của trẻ em.
Mọi ý muốn của trẻ em đều phải được thực hiện.
+ Yêu cầu các em thảo luận về quyền và trách nhiệm của các em với môi trường.
*Trò chơi “ Phỏng vấn”
20


Đề tài: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Hãy cùng các bạn phỏng vấn lẫn nhau về những nội dung sau:
+ Tình hình vệ sinh trường lớp em.
+ Nội dung sinh hoạt lớp.
+ Dự định của em trong hè.
C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG:
Em hãy bày tỏ ý kiến với bố mẹ, anh chị về những vấn đề liên quan đến bản
thân.

III. ĐÁNH GIÁ:
- HS tự đánh giá việc bày tỏ ý kiến của bản thân và đưa tay nếu mình biết bày tỏ
ý kiến những việc liên quan đến bản thân.

2.Bài “Hiếu thảo với ông bà cha mẹ” ( 2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
+ Biết được: Con cháu phải biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao
ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
+ Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể
trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
+ Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công
lao với ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
- Thái độ:
+ Có thái độ và hành vi kính trọng, yêu thương, hiếu thảo ông bà, cha mẹ.
+ Thể hiện thái độ không đồng tình và lên án với những hành vi bất kính, vô ơn
đối với ông bà cha mẹ.
II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN
*Giáo viên:
- Phiếu tình huống số 1,2,3,4,5.
- Đồ dùng đóng vai HĐTH số 3
*Học sinh
- Thẻ mặt cười mặt mếu
- SGK đạo đức lớp 4
A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:
21


Đề tài: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong dạy học môn Đạo đức lớp 4
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


1. Lắng nghe GV kể câu chuyện: “ Phần thưởng”
2. Hãy trả lời những câu hỏi sau:
- Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Hưng?
- Theo em, bà của bạn Hưng sẽ cảm thấy như thế nào trước việc làm của Hưng?
3. Thế nào là hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
Thành lập nhóm chuyên gia vòng 1:
- Thành lập nhóm chuyên gia, HS bầu nhóm trưởng, thư kí
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, GV chia lớp thành 5 nhóm (nhóm chuyên gia)
mỗi nhóm gồm từ 4-7 HS ( tùy theo số lượng học sinh trong lớp giáo viên có thể
điều chỉnh số lượng học sinh trong từng nhóm cho phù hợp) bằng cách gọi số từ
1 đến 7.
- GV giao nhiệm vụ ở vòng 1 cho từng nhóm:
*Nhóm 1: Mẹ mệt, bố đi làm mãi chưa về. Sinh vùng vằng, bực bội vì chẳng có
ai đưa Sinh đến nhà bạn dự sinh nhật.
*Nhóm 2: Hôm nào đi làm về, mẹ cũng thấy Loan chuẩn bị sẵn chậu nước, khăn
mặt để mẹ rửa cho mát.Loan còn giúp mẹ nhanh nhảu mang túi vào nhà.
* Nhóm 3: Bố Hoàng vừa đi làm về, rất mệt. Hoàng chạy tận ra cửa đón và hỏi
ngay: “Bố có nhớ mua truyện tranh cho con không?”
*Nhóm 4: Ông nội Hoài rất thích chơi cây cảnh. Hoài đến nhà bạn mượn sách,
thấy ngoài vườn nhà bạn có khóm hoa lạ liền xin bạn một nhánh mang về cho
ông trồng.
*Nhóm 5: Sau giờ học nhóm, Nhâm và bạn Minh đang đùa nhau. Chợt nghe
tiếng bà ngoại ho ở phòng bên, Nhâm vội chạy sang vuốt ngực cho bà.
- Câu hỏi: Cách ứng xử của các bạn trong tình huống là đúng hay sai? Vì sao?
- GV phát phiếu học tập cho các nhóm, mỗi nhóm nhận một phiếu màu khác
nhau, mỗi loại phiếu màu được đánh số từ 1 đến 7.
- GV tổ chức cho các nhóm thảo luận trong 5 phút.
- Từng HS suy nghĩ sau đó trao đổi chia sẻ kết quả với các thành viên trong
nhóm.

Thành lập nhóm chuyên gia vòng 2:
- GV thành lập nhóm mảnh ghép (7 nhóm): nhóm 1 gồm các học sinh nhận
phiếu số 1 ở các nhóm chuyên gia, nhóm 2, 3, 4, 5, 6, 7 tương tự.
- GV đưa ra nhiệm vụ ở vòng 2 cho các nhóm: Thế nào là hiếu thảo với ông bà,
cha mẹ?
- GV hướng dẫn HS thảo luận: các thành viên thảo luận trong 5 phút, sau đó GV
sẽ gọi bất kì 1 HS trình bày lại nhiệm vụ của vòng 1 và vòng 2; HS khác nhận
22


×