Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bài dự thi vận dụng kiến thức liên môn dành cho HS trung học (“ma túy đá hiểm họa không của riêng ai”)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 17 trang )

Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
dành cho học sinh trung học

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT THẠCH BÀN

BÀI DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI
QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC

BÀI THI ĐẠT GẢI NHẤT QUỐC GIA

HÀ NỘ, THÁNG

TÓM TẮT
1


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
dành cho học sinh trung học

1. TÊN TÌNH HUỐNG
Viết bài tuyên truyền:
“Ma túy đá: hiểm họa không của riêng ai!”
2. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Hướng tới trang bị cho bản thân, bạn bè, người thân, cộng đồng những
hiểu biết cơ bản về ma túy đá, kỹ năng nhận biết người sử dụng ma túy đá, kỹ
năng ứng phó khi gặp người “ngáo đá”... Từ hiểu biết đó, mỗi người có thái độ
và hành động phù hợp để chủ động tránh xa hiểm họa ma túy đá, chung tay hành
động ngăn chặn, đẩy lùi hiểm họa ma túy đá. Cụ thể:


3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Chỉ ra các phương pháp nghiên cứu đã tiến hành; việc vận dụng kiến thức
liên môn làm căn cứ lý giải vấn đề nghiên cứu.
4. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Khảo sát sự hiểu biết của bạn bè, người thân về ma túy đá. Tìm hiểu
tình hình sử dụng ma túy đá tại quận Long Biên. Đánh giá thực trạng.
- Xây dựng dàn ý bài viết.
- Tìm đọc các tài liệu để lấy thông tin viết bài.
- Vận dụng kiến thức các môn học để giải thích các nội dung về ma túy
đá.
- Viết bài.
- Tham khảo ý kiến để hoàn thiện bài viết.
- Thực hiện tuyên truyền sau viết bài.
- Gửi đăng bài trên Website của trường.
5. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
* Tìm hiểu thực trạng tình hình sử dụng ma túy đá; hiểu biết của HS về ma túy
đá. Đánh giá thực trạng.
* Viết bài tuyên truyền với các nội dung:
+ Ma túy đá là gì?
+ Con đường xâm nhập, cơ chế tác động, gây nghiện của ma túy đá:
+ Tác hại của ma túy đá.
+ Cách nhận biết người sử dụng ma túy đá:
+ Biện pháp ngăn ngừa sự tấn công của ma túy đá:
* Việc thực hiện tuyên truyền sau khi viết bài.
2


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
dành cho học sinh trung học


6. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- Bản thân có những hiểu biết cơ bản về ma túy đá.
- Giúp em khắc sâu kiến thức đã học; rèn thói quen vận dụng kiến thức đã
học vào giải quyết các tình huống thực tiễn.
- Những kiến thức này hữu ích cho bản thân, bạn bè, người thân, những
người xung quanh.
- Chúng em hiểu rằng: Ma túy đá là hiểm họa không của riêng ai.
- Chúng em đã có ý thức chủ động tránh xa hiểm họa của ma túy đá; vận
động bạn bè, người thân, cộng đồng cùng thực hiện; bước đầu có những kỹ năng
tự bảo vệ cần thiết.
- Chúng em hứa cùng chung tay hành động ngăn chặn, đẩy lùi hiểm họa
ma túy đá bằng những việc làm thiết thực, phù hợp lứa tuổi.

3


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
dành cho học sinh trung học

NỘI DUNG BÀI DỰ THI

4


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
dành cho học sinh trung học

Em xin mở đầu bài viết này bằng việc chia sẻ với các thầy cô, gia đình và
các bạn một đoạn bài báo đăng trên Website laodong.com.vn: Số 276 ngày

28/11/2015 của T.LINH-K.QUỲNH:
“Tràn lan “án” ma túy đá
Gần đây, liên tiếp các vụ án do “ngáo đá” xảy ra khiến cho người dân
chưa hết bàng hoàng. Ngày 30.10.2015, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết vừa
khống chế Phạm Thế Huỳnh (SN 1986, trú tổ 2, khu 4, phường Hà Tu, TP. Hạ
Long) khi đối tượng này đang “ngáo đá”, cầm dao phay truy sát anh rể vì
tưởng anh rể cầm súng bắn mình. “Nghịch tử” Ma Đình Tiệp (24 tuổi) vác dao
chém bố đẻ, giết bác ruột trong lúc “ngáo đá” hôm 4.11.2015 ở Định Hóa, Thái
Nguyên vừa bị công an khởi tố về tội giết người. Thời điểm Ma Đình Tiệp gây
án có nhiều biểu hiện ảo giác xuất hiện trong đầu. Sáng 15.11.2015, do ngáo
đá, người mẹ trẻ Vũ Lệ Huyền ở Quảng Ninh đã bế theo con chưa đầy 1 tuổi
liên tiếp lao đầu vào ôtô. Tại cơ quan công an, chị Huyền nhiều lần có ý định vồ
lấy con ném xuống đất nhưng lực lượng công an đã cảnh giác, ngăn chặn kịp
thời...”.
Trang tin điện tử của Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng
chống tệ nạn ma túy, mại dâm ( đăng bài viết cảnh báo: Ma
túy đá đang hủy hoại giới trẻ (20/11/2015).


“Ma túy đá”, “ngáo đá” là gì mà gây ra những vụ thảm án kinh hoàng
như vậy?
 Phải chăng ma túy đá chỉ có thể gây hại (nếu có) cho những ai sử dụng
chúng như cách nghĩ của không ít người??? Sự thật thì ma túy đá hủy hoại
sức khỏe người sử dụng, gây nguy hiểm cho cộng đồng như thế nào?
 Mỗi người cần trang bị những kiến thức gì để có thể chủ động tránh xa
hiểm họa ma túy đá?
Các câu hỏi trên đã thôi thúc em tìm hiểu về ma túy đá, làm sáng tỏ những
điều em quan tâm.
Nhờ vận dụng các kiến thức đã được học, sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu
về Ma túy đá, được sự giúp đỡ của công an quận Long Biên, sự động viên,

hướng dẫn của thầy cô, em đã hoàn thành bài viết thu hoạch, đồng thời là bài
tuyên truyền về tác hại của Ma túy đá và cách phòng tránh.
Tên bài viết:

“Ma túy đá: hiểm họa không của riêng ai!”

5


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
dành cho học sinh trung học

Với bài viết: “Ma túy đá: hiểm họa không của riêng ai!”, em hướng tới
trang bị cho bản thân, bạn bè, người thân và cộng đồng những hiểu biết cơ bản
về ma túy đá, từ đó mỗi người có thái độ và những kỹ năng phù hợp để chủ động
tránh xa hiểm họa ma túy đá, chung tay hành động ngăn chặn và đẩy lùi hiểm
họa ma túy đá. Cụ thể:
 Kiến thức:
- Thế nào là ma túy đá?
- Cơ chế tác động, gây nghiện của ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá?
 Kỹ năng:
- Nhận biết người sử dụng ma túy đá
- Ứng phó khi gặp người “ngáo đá”.
 Thái độ :
- Nhận thức đúng mức độ ảnh hưởng của ma túy đá đối với sức khỏe con
người, sự an toàn của cộng đồng và xã hội.
- Chủ động tránh xa hiểm họa ma túy đá.
- Vận động bạn bè, người thân và cộng đồng tránh xa hiểm họa ma túy đá.
- Chung tay hành động ngăn chặn và đẩy lùi hiểm họa ma túy đá.


3.1. Tiến hành các phương pháp nghiên cứu:
+ Nghiên cứu tài liệu
+ Phỏng vấn; khảo sát
+ Thu thập, phân tích dữ liệu; áp dụng toán học, thống kê.
3.2. Vận dụng kiến thức liên môn làm căn cứ khoa học lý giải các vấn đề nghiên
cứu:
 Kiến thức Sinh học:
+ Cấu tạo hệ thần kinh; điện thế nghỉ, điện thế hoạt động; sự dẫn
truyền xung thần kinh qua Xinap;
+ Giải thích cơ chế tác động, gây nghiện, tác hại của ma túy đá.
 Kiến thức Hóa học, Vật lý:
+ Thành phần hóa học của ma túy đá; tính chất nhóm N-methyl;
6


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
dành cho học sinh trung học

+ Từ tính tan của ma túy đá → lý giải tại sao ma túy đá có thể sử

dụng qua đường hút, hít, tiêm.
→ Ma túy đá được hấp thụ vào cơ thể nhanh.
 Kiến thức môn Giáo dục công dân:
+ Quyền và nghĩa vụ của công dân;
+ Bài học cho người nghiện ma tuý.
 Môn Tin học:
+ Khai thác thông tin trên mạng Internet
+ Soạn thảo văn bản
 Môn Toán:

+ Thu thập, phân tích dữ liệu
+ Áp dụng toán học và thống kê.
 Môn Văn:
+ Kỹ năng đọc lấy thông tin, lập luận, viết bài, thuyết trình.

- Khảo sát sự hiểu biết của bạn bè và người thân về ma túy đá. Tìm hiểu
tình hình sử dụng ma túy đá tại quận Long Biên. Đánh giá thực trạng.
- Xây dựng dàn ý bài viết hướng tới các vấn đề thiết thực và có tính ứng
dụng cao.
- Tìm đọc các tài liệu từ sách báo, mạng Internet để lấy thông tin viết bài.
- Vận dụng kiến thức các môn học để giải thích, làm rõ các thông tin về
ma túy đá mà em tổng hợp được.
- Viết bài.
- Tham khảo ý kiến thầy cô giáo, các bạn, người thân... để hoàn thiện bài
viết.
- Thuyết trình tuyên truyền về tác hại của ma túy đá và biện pháp phòng
tránh.
- Gửi đăng bài trên Website của trường.

7


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
dành cho học sinh trung học

5.1. Tìm hiểu thực trạng tình hình sử dụng ma túy đá:
Theo Báo cáo Tình hình ma túy toàn cầu 2015, tại Việt Nam tỷ lệ người sử
dụng ma túy tổng hợp (trong đó có ma túy đá) có chiều hướng gia tăng từ 2,5%
đến nay là 14,5%, trong độ tuổi từ 16-30.
(Nguồn: 01/10/2015).

- Tình hình sử dụng ma túy đá năm 2015 trên địa bàn quận Long Biên:
+ Số người sử dụng:
70
+ Số trường hợp ngáo đá:
15
+ Số người phải điều trị tâm thần do ma túy đá:
10
+ Số vụ án do ngáo đá, phải truy cứu hình sự:
03
+ Độ tuổi người sử dụng ma túy đá
16-30
+ Phân bố: rải rác ở tất cả các phường trong Quận.
(Nguồn: Công an quận Long Biên cung cấp)
-

5.2. Tìm hiểu thực trạng hiểu biết của HS về ma túy đá:
5.2.1. Dữ liệu khai thác từ Website />- Bài viết:
Cách hiểu tai hại về ma túy của HS
- Tác giả:
Phạm Minh
- Ngày đăng:
16/12/2014
- Nội dung:
Số liệu nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ tâm lý cho người
nghiện ma túy thực hiện từ tháng 6-9/2014:
* Đối tượng tham gia vào nghiên cứu:
1100 HS phổ thông và SV các trường Đại học 5 quận của Hà Nội: Đống
Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Đông, Cầu Giấy.
* Kết quả khảo sát:
+ Đa số chưa thực sự tự tin với hiểu biết của mình về ma túy. Gần 5%

cho rằng mình hiểu về các chất ma túy, hơn 42% tự đánh giá không hiểu về
nội dung này. Gần 40% khẳng định chưa biết những kỹ năng cần thiết để
phòng tránh ma túy.
+ Hơn một nửa số người được hỏi cho rằng ma túy đá không gây nghiện;
hơn 11% khẳng định ma túy đá “giúp tăng cường sức khỏe”.
5.2.2. Kết quả khảo sát HS trường THPT Thạch Bàn:
* Đối tượng tham gia vào nghiên cứu: 120 HS thuộc 3 khối 10, 11, 12.
* Kết quả khảo sát:
8


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
dành cho học sinh trung học

+ 8,3% HS hoàn toàn không biết gì về ma túy đá.
+ 67% HS có nghe nói về ma túy đá nhưng không quan tâm.
+ 13,3% trả lời đúng những thông tin cơ bản về ma túy đá.
+ 32,5% HS cho rằng ma túy đá không thể hoặc rất khó xâm nhập vào
trường học.
+ 25% HS cho rằng không khó để cai nghiện ma túy đá.
5.3. Đánh giá:
- Ma túy đá đã lên lỏi vào môi trường sống của chúng ta, gây ra những hệ
lụy khôn lường.
- Nhiều bạn có những hiểu biết sai lầm về tác hại của ma túy nói chung và
ma túy đá nói riêng; không có kiến thức để bảo vệ chính mình và người xung
quanh. Đây là một thực tế đáng lo ngại.
- Nhận thức chưa đầy đủ cùng với tâm lý chủ quan là nguyên nhân chính
dẫn đến hành vi sử dụng ma túy, ma túy đá ở HS.
- Một số nguyên nhân khác khiến ma túy đá xâm nhập rất nhanh vào giới trẻ:
+ Do tâm lý đua đòi, thích thể hiện “đẳng cấp” → dễ bị dụ dỗ, lôi kéo.

+ Do thực trạng sản xuất và buôn bán trái phép ma túy đá ngày càng mở
rộng.
5.4. Viết bài tuyên truyền về tác hại của Ma túy đá và cách phòng tránh.
Nội dung bài viết:
“Ma túy đá: hiểm họa không của riêng ai!”
1. Ma túy đá là gì?
- Khái niệm: “Ma túy đá” là tên gọi các loại ma túy tổng hợp, chứa chất
Methamphetamine (Meth), Amphethamine, Niketamid được phối trộn phức tạp
từ nguyên liệu tự nhiên và hóa chất khác nhau, trong đó thành phần phổ biến là
Meth.
- Sự xuất hiện: Ma túy đá được nhà khoa học Nagai Nagayoshi tổng hợp
lần đầu tiên vào năm 1983 tại Nhật Bản. Ở Việt Nam, ma túy đá xuất hiện lần
đầu tiên vào những năm 2006-2007 và “đá” như một sự lựa chọn sành điệu của
những tay chơi muốn khẳng định đẳng cấp.
- Hình dạng bên ngoài: trông giống đá- là tinh thể kết tinh thành những
mảnh vụn li ti, gần giống với hạt mì chính hoặc hạt muối, óng ánh giống đá.
Ngoài dạng phổ biến trên, ma túy đá còn ở dưới dạng cục, bột, viên nén có màu
vàng, nâu.

9


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
dành cho học sinh trung học

Hình 1: Ma tuý đá có dạng đá viên
- “Đập đá”: Là tiếng lóng chỉ việc sử dụng ma túy đá. Một số cách gọi
khác: “phá núi”, “phá đá”.
- “Ngáo đá”: Là hiện tượng xảy ra khi sử dụng ma túy đá, người sử dụng bị
hoang tưởng, ảo giác như ảo thị, ảo thanh, ám ảnh bị hại, bị giết, nhìn thấy quái

vật → người ngáo đá có thể giết người hoặc tự sát.
2. Con đường xâm nhập, cơ chế tác động và gây nghiện của ma túy đá:
* Ma túy đá có thành phần phổ biến là Methamphetamin (Meth).
+ Tính chất vật lý: Tan được trong nước, có thể sử dụng đường hút,

hít, tiêm.
+ Công thức hóa học của Meth: C10H15N. Bằng kiến thức hóa học,
chúng em được biết: Nhóm N-methyl trong công thức hóa học của Meth
làm giảm sự phân cực tế bào, cho phép dễ tan trong lipid hơn, dễ xuyên
qua hàng rào máu não.
+ Meth được hấp thụ vào cơ thể nhanh, tác dụng mạnh.
* Ngay khi sử dụng ma túy đá, Meth sẽ kích thích hệ thần kinh trung
ương, gây hưng phấn cao độ.
- Cơ sở sinh học của hưng phấn (kiến thức Sinh học lớp 11):
+ Hưng phấn là sự biến đổi lí hoá xảy ra trong tế bào khi bị kích thích.
Một chỉ số quan trọng để đánh giá tế bào, mô hưng phấn hay không hưng phấn
là điện tế bào. Điện tế bào gồm điện thế nghỉ (có ở tế bào đang nghỉ ngơi) và
điện thế hoạt động (xuất hiện khi tế bào thần kinh bị kích thích).
→ Cơ sở sinh học của hưng phấn là sự chuyển từ trạng thái điện thế nghỉ
sang trạng thái điện thế hoạt động.
+ Cơ chế hình thành điện thế hoạt động là sự biến đổi rất nhanh điện thế ở
màng tế bào (TB) từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực
10


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
dành cho học sinh trung học

Hình 2: Đồ thị điện thế hoạt động
+ Điện thế hoạt động khi xuất hiện được gọi là xung thần kinh.

+ Xung thần kinh được truyền từ TB này sang TB khác qua khe xináp
(xináp là diện tiếp xúc giữa TB thần kinh với TB thần kinh, giữa TB thần kinh
với loại TB khác; cấu tạo xi náp được mô tả ở Hình 3).
+ Thông tin được truyền qua xinap nhờ chất trung gian hóa học
(axêtincôlin, norađrênalin, đôpamin...).
+ Quá trình truyền tin qua xi náp được thể hiện ở Hình 4.

Hình 4
Quá trình truyền tin qua xináp

Hình 3
Sơ đồ cấu tạo xináp hóa học

- Sự tác động của Meth lên hệ thần kinh trung ương thể hiện:
+ Meth gián tiếp ức chế tái hấp thu các chất dẫn truyền thần kinh, làm
chúng tồn tại lâu hơn tại khe xinap → gây kích thích liên tục tại màng sau xináp
→ xung thần kinh được truyền đi liên tục.
+ Meth trực tiếp kích thích các thụ thể ở màng sau xinap.

11


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
dành cho học sinh trung học

+ Meth kích thích giải phóng gần như ngay lập tức hàng loạt đôpamin tại
não (nhiều gấp 3 lần so với côcain, gấp 4 lần morphine và gấp 15 lần bình thường)
→ khiến người sử dụng hưng phấn quá đà, “phê”, khoái cảm mạnh mẽ kéo dài.
- Giải thích vì sao ma túy đá là chất gây nghiện:
Lượng đôpamin tăng đột biến do sử dụng ma túy đá sẽ dần khiến não bộ

điều chỉnh lại cơ chế hình thành đôpamin bằng cách sản xuất ra ít đôpamin hơn
khiến khả năng cảm nhận khoái cảm giảm bớt → người sử dụng ma túy đá sẽ dần
cảm thấy chán nản, mỏi mệt, thiếu sinh khí, trầm uất → Họ có xu hướng tiếp tục
sử dụng ma túy đá với liều ngày một tăng để lượng đôpamin trở lại mức bình
thường → nghiện.
3. Tác hại của ma túy đá:
3.1. Tàn phế sức khỏe, hủy hoại nhan sắc.
 Các tế bào não sẽ tổn thương và chết dần.

Hình 5: Hình ảnh não bộ của người bình thường so với con nghiện ma túy đá
 Làm tăng bất thường nhịp tim, nhiệt độ cơ thể. Nếu nhiệt độ vượt quá
mức cho phép → đột quỵ, tổn thương não và dẫn tới cái chết ngay lập tức.
 Làm co các mạch máu trong cơ thể, gián đoạn lượng máu cung cấp tới các
bộ phận khác.
 Da bị tổn thương, lở loét, viêm nhiễm; mất độ bóng, độ đàn hồi do các tế
bào bạch cầu bị Meth tiêu diệt.

Hình 6: Hình ảnh da bị lở loét
12


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
dành cho học sinh trung học

 Gây xói mòn men răng.

Hình 7: Hình ảnh men răng bị xói mòn
 Khiến người sử dụng già đi nhanh chóng.

Hình 8: Ảnh người trước và sau khi "đập đá"

3.2. Hủy hoại thần kinh:
Độc tính của Meth làm tổn thương tế bào não, gây loạn thần; những dấu
hiệu:
 Hành vi bất thường, đang rất vui vẻ chuyển ngay sang giận giữ, kích
động, bạo lực;
 Hoang tưởng (tin vào những điều không có thật), ảo giác (nghe thấy hoặc
nhìn thấy những điều không có thật).
 Trầm cảm, buồn bã, có thể tự tử.
3.3. Gây nguy hiểm cho gia đình, xã hội:
 Do hoang tưởng, ảo giác, người “ngáo đá” mất kiểm soát, hành động bất
nhân, gây hệ lụy khó lường. Ma túy đá biến con người thành ác quỷ, sẵn
sàng giết người vô tội; nếu “ngáo đá” gia tăng, có thể người dân sẽ phải
mặc áo giáp khi ra đường.
 Dễ gây tai nạn giao thông khi họ điều khiển xe máy, ô tô bởi cảm giác
hưng phấn.
 Họ có thể là đối tượng tổ chức sử dụng, sản xuất, buôn bán, vận chuyển,
tàng trữ ma túy đá → đều là các hành vi vi phạm pháp luật.
13


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
dành cho học sinh trung học

4. Cách nhận biết người sử dụng ma túy đá:
Nếu bạn nghi ngờ người thân đang sử dụng ma túy đá, hãy để ý
những dấu hiệu sau:
 Thức nhiều ngày mà vẫn đầy sinh lực; sau đó mệt mỏi, ngủ 2-3 ngày liên
tiếp.
 Chán ăn, giảm cân nhanh.
 Cực kỳ bồn chồn.

 Thở nhanh, gấp.
 Có vết bỏng trên môi, ngón tay, dấu kim tiêm trên cánh tay, chảy máu
cam; trầy xước trên da.
 Kém vệ sinh cá nhân.
 Nói dối.
 Sao nhãng học tập, ngoại khóa; học sút; trốn học.
 Ăn cắp.
 Bị ảo giác: nói chuyện với những người không có thật, hoang tưởng, rối
loạn tâm trạng, có hành động lặp đi lặp lại.
 Mất trí nhớ; mất kiềm chế, niềm tin và kiểm soát sai lầm.
5. Biện pháp ngăn ngừa sự tấn công của ma túy đá:
 Bản thân:
- Tự trang bị kiến thức về tác hại của ma túy đá và các vấn đề liên quan.
- Tập trung vào học tập. Sống lành mạnh, biết kiểm soát bản thân.
- Không chủ quan, không để người xấu rủ rê chơi bời lêu lổng, hút thuốc
lá, đến vũ trường...
- Cảnh giác với đối tượng ngáo đá: Tránh đi đường vắng, đi học theo
nhóm, đội mũ bảo hiểm, nhờ người lớn giúp đỡ...
Về phía gia đình, nhà trường và xã hội, em xin kiến nghị:
 Gia đình:
- Cha mẹ và người lớn cần gương mẫu; gần gũi, chăm sóc, quản lý, giáo
dục con. Liên hệ thường xuyên với nhà trường.
- Không nên cho con tự tổ chức sinh nhật tại nhà hàng, vũ trường.
- Nếu thấy con bất minh về thời gian, chi tiêu cần có biện pháp kiểm soát,
phòng ngừa. Nếu phát hiện con bị nghiện nên báo ngay cho cơ quan chức năng
để được giúp đỡ.

14



Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
dành cho học sinh trung học

 Nhà trường:
- Tổ chức tuyên truyền về tác hại của ma túy, nâng cao nhận thức và kỹ
năng phòng tránh cho HS, CMHS. Trang bị cho HS các kỹ năng cần thiết: Kỹ
năng từ chối lời rủ rê sử dụng ma túy, kỹ năng hóa giải cảm xúc tiêu cực, kỹ
năng đối đầu với những tình huống có nguy cơ dẫn đến hành vi sử dụng ma
túy...
- Dạy học hiệu quả. Tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao giúp HS
rèn luyện thể lực, vui chơi lành mạnh.
- Phối hợp tốt giữa nhà trường-gia đình-xã hội để quản lý HS; phòng ngừa
các đối tượng xấu dụ dỗ, lôi kéo.
 Xã hội:
- Kiểm soát không để ma túy xâm nhập vào Việt Nam.
- Quản lý tốt thuốc tân dược, thuốc chứa chất gây nghiện.
- Quản lý chặt nhà hàng, vũ trường.
- Xử lý nghiêm các đối tượng sản xuất, buôn bán, vận chuyển trái phép
chất ma túy.
- Đưa người nghiện vào cai nghiện.
5.4. Thực hiện tuyên truyền sau khi viết bài:
* Tuyên truyền tại lớp trong tiết Sinh hoạt ngày 12/12/2015:

15


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
dành cho học sinh trung học

Ảnh 1: Tác giả đang thực hiện nội dung bài tuyên truyền tại lớp


Ảnh 2: Thầy giáo, tuyên truyền viên và cả lớp cùng quan sát các hình ảnh
về ma túy đá.

Ảnh 3: Tác giả và các bạn thảo luận các nội dung về ma túy đá
16


Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
dành cho học sinh trung học

* Tuyên truyền trên Website của trường THPT Thạch Bàn:

Ảnh 4: Bài viết trên Website của trường

- Qua việc tìm hiểu về ma túy đá, em đã có được những hiểu biết cơ bản về
chất gây nghiện nguy hiểm này.
- Việc thực hành tìm hiểu, viết bài về ma túy đá không chỉ giúp em khắc
sâu kiến thức đã học mà còn rèn cho em thói quen vận dụng kiến thức đã học
vào giải quyết các tình huống thực tiễn trong đời sống.
- Những kiến thức mà em tổng hợp được không chỉ giúp ích cho bản thân
mà còn giúp ích cho các bạn, người thân và những người xung quanh.
- Chúng em hiểu rằng: Ma túy đá là hiểm họa không của riêng ai.
- Nhờ nhận thức đúng mức độ ảnh hưởng của ma túy đá đối với sức khỏe
con người, sự an toàn của cộng đồng và xã hội, chúng em đã có ý thức chủ động
tránh xa hiểm họa của ma túy đá; vận động bạn bè, người thân và cộng đồng
cùng thực hiện. Chúng em bước đầu có những kỹ năng tự bảo vệ cần thiết.
- Chúng em xin hứa sẽ chung tay hành động ngăn chặn và đẩy lùi hiểm
họa ma túy đá bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS.


17



×