Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Nhân nghĩa tư tưởng chính trị chủ đạo của nguyễn trãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.39 KB, 37 trang )

A- MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử tư tưởng chính trị là môn học thuộc chuyên ngành chính trị
học nhằm cung cấp những tri thức cơ bản về quá trình hình thành, phát
triển và thay thế lẫn nhau của những quan điểm, tư tưởng và học thuyết
chính trị diễn ra trong lịch sử.
Là một bộ phận của hình thái ý thức thuộc thượng tầng kiến trúc xã
hội, các học thuyết chính trị phản ánh các mối quan hệ chính trị - xã hội
đặc biệt giữa các giai cấp dân tộc và các quốc gia dân tộc xoay quanh vấn
đề giành giữ, tổ chức và thực thi quyền lực chính trị diễn ra trong lịch sử
cũng như thái độ của giai cấp, dân tộc đối với quyền lực chính trị mà tập
trung ở quyền lực nhà nước qua các thời đại lịch sử. Qua đó, lịch sử tư
tưởng chính trị góp phần làm sáng tỏ nội dung ý nghĩa của thực tiễn đấu
tranh chính trị, đúc rút những bài học kinh nghiệm phong phú đồng thời
trang bị cho người học hệ thống tri thức, khả năng nhìn nhận và đánh giá
đúng đắn những hiện tượng, quá trình chính trị ở hiện tại và tương lai.
Trong kho tàng phong phú và đa dạng của tư tưởng thế giới có sự
hiện diện của tư tưởng chính trị Việt Nam với tư cách là một bộ phận cấu
thành khăng khít. Được hình thành và phát triển qua chiều dài hàng ngàn
năm dựng nước và giữ nước, tư tưởng chính trị Việt Nam hàm chứa những
nội dung, sắc thái độc đáo và chiếm vị trí quan trọng trong dòng chảy tiến
hoá chung của nhân loại. Do đó, nghiên cứu những tư tưởng chính trị Việt
Nam được hình thành và phát triển trong lịch sử nhằm làm rõ nguồn gốc,
nguyên nhân, nội dung; đánh giá những giá trị tích cực và hạn chế của các
tư tưởng để vận dụng và phát huy những giá trị đó trong công cuộc xây
dựng đất nước hôm nay là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài ra,
việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng chính trị còn là yêu cầu khách quan để
nắm bắt tri thức chuyên ngành đối với sinh viên Khoa Chính trị học.

1



Qua thời gian học tập và nghiên cứu ban đầu về lịch sử tư tưởng
chính trị Việt Nam, tôi thấy tư tưởng chính trị của Nguyễn Trãi có vị trí
nổi bật và có giá trị to lớn trên nhiều lĩnh vực, bản thân em rất tâm đắc. Tư
tưởng chính trị của ông tuy đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà
khoa học. Song, do tầm vóc và chiều sâu của một tư tưởng lớn, nên cho
đến nay tư tưởng Nguyễn Trãi vẫn còn là một mảnh đất cần được tiếp tục
khai phá, đặc biệt là những vấn đề thuộc nội dung tư tưởng chính trị. Xuất
phát từ những suy nghĩ trên tôi chọn: Nhân nghĩa- tư tưởng chính trị
chủ đạo của Nguyễn Trãi" làm đề tài tiểu luận này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay, tư tưởng Nguyễn Trãi luôn là một đề tài lớn thu
hút sự quan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Trên cơ sở đó, đã xuất
hiện nhiều công trình, bài viết, bình luận, đánh giá về tư tưởng của ông.
Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau đây:
- Lịch sử tư tưởng chính trị (Khoa chính trị học, Phân viện Báo chí
và Tuyên truyền xuất bản 2004) - Đây là giáo trình môn học trình bày một
cách hệ thống các học thuyết tưởng chính trị tiêu biểu trên thế giới và Việt
Nam trong đó có đề cập đến tư tưởng chính trị của Nguyễn Trãi ở những
nét cơ bản nhất.
- Nguyễn Lương Bình: Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước, Nxb Quân
đội. Tác phẩm đã tập hợp những tư liệu lịch sử về cuộc đời hoạt động
chính trị của Nguyễn Trãi từ khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn đến việc
xây dựng triều đại mới; đồng thời tác giả cũng đãảtình bày luận giải, làm
rõ tính đúng đắn trong tư tưởng kinh tế và chính trị của Nguyễn Trãi.
- Trần Thanh Mại: Vài nét về tư tưởng Nguyễn Trãi qua thơ văn ấy,
Nxb Giáo dục, H, 1980. Tác phẩm trình bày khái quát những nét tư tưởng
cơ bản của Nguyễn Trãi; qua đó góp phần làm rõ vị trí, vai trò của ông

2



trong tiến trình khởi nghĩa Lam Sơn cũng như trong công cuộc xây dựng
triều đại mới sau chiến tranh.
- Trần Huy Liệu: Nguyễn Trãi- một nhân vật lịch sử vĩ đại trong
lịch sử Việt Nam. Trong tác phẩm này chủ yếu tập trung đánh giá vị trí, vai
trò của Nguyễn Trãi cùng với tư tưởng của ông trong giai đoạn đầu nhà Lê
và những ảnh hưởng của tư tưởng đó với các thời kỳ lịch sử về sau.
- Đinh Gia Khánh: Nguyễn Trãi với tấm lòng ngày đêm ngày cuồn
cuộn nước triều Đông. Bài viết phản ánh những trăn trở, tâm tư của
Nguyễn Trãi đêm ngày những mong đem tâm sức mình xây dựng đất
nước thái bình thịnh trị dân chủ.
Ngoài ra, còn có một số bài viết khác cũng đề cập đến cuộc đời, sự
nghiệp và tư tưởng của Nguyễn Trãi.
Nhìn chung, các công trình trên đã đề cập đến tư tưởng Nguyễn
Trãi trên nhiều phương diện, nhưng vẫn chưa có công trình nào trình bày
một cách có hệ thống và toàn diện về tư tưởng chính trị của ông, trên cơ
sở đó có thể nêu bật nội dung cốt lõi của tư tưởng ấy. Vì vậy, đề tài:
Nhân nghĩa- tư tưởng chính trị chủ đạo của Nguyễn Trãi" sẽ góp phần
làm sáng tỏ hơn nữa nội dung tư tưởng chính trị của danh nhân văn hoá
Nguyễn Trãi.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu: đề tài trung trình bày và luận giải để làm rõ nội dung tư
tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, vạch ra những giá trị tích cực trong tư
tưởng của ông và liên hệ vận dụng trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời,
cũng trên cơ sở nêu bật tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi- nội dung
chủ đạo trong hệ thống tư tưởng của ông sẽ góp phần vào việc tìm hiểu và
nhận thức đầy đủ hơn về vai trò và vị trí Nguyễn Trãi trong thế kỷ XV và
trong lịch sử dân tộc.


3


Nhiệm vụ: để thực hiện mục tiêu trên, đề tài tập trung làm sáng tỏ
những vấn đề sau đây:
- Những đặc điểm chủ yếu về kinh tế, chính trị và xã hội Việt nam
cuối thế kỷ XIV sang thế kỷ XV
- Cuộc đời, sự nghiệp, tác phẩm và hệ thống tư tưởng của Nguyễn
Trãi
- Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi – những nội dung cơ bản
- Những giá trị và hạn chế trong nội dung tư tưởng của Nguyễn Trãi
và sự vận dụng kế thừa trong giai đoạn hiện nay
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Tài năng, trí tuệ và cuộc đời hoạt động phong phú hết lòng vì đất
nước vì nhân dân đã đưa Nguyễn Trãi vào vị trí nhà tư tưởng lớn nhất
trong thế kỷ XV đồng thời cũng là một trong những nhà tư tưởng lớn
trong lịch sử dân tộc. Vì vậy, phạm vi tư tưởng của ông rất rộng, phong
phú và có giá trị trên nhiều lĩnh vực: quân sự, ngoại giao, văn hoá, chính
trị...Do điều kiện và năng lực bản thân có hạn nên đề tài không nghiên cứu
toàn bộ tư tưởng của Nguyễn Trãi mà chỉ tập trung làm sáng tỏ tư tưởng
nhân nghĩa- nét đặc sắc nhất trong tư tưởng chính trị của ông.
5.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: đề tài sử dụng phương pháp luận mácxít là
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Các phương pháp chung: Logíc- lịch sử, phân tích hệ thống.
- Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp cụ thể như: phân
tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh...
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo đề tài gồm 2 mục lớn và 5 tiết cụ thể.


4


B- NỘI DUNG
I. CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA NGUYỄN TRÃI
1. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi (1830-1442)
Nguyễn Trãi (hiệu là Ức Trai) sinh năm 1380 tại kinh thành Thăng
Long là con của bà Trần Thị Thái (con gái quan tư đồ Trần Nguyên Đán)
và ông Nguyễn Ứng Long làm nghề dạy học quê gốc ở ThườngTín (Hà
Tây).
Nguyễn Trãi vừa mới lên 5 tuổi mẹ qua đời và được ông ngoại đón
về dinh nuôi. Thương người cháu sớm phải mồ côi mẹ, quan tư đồ Trần
Nguyên Đán giành cho Nguyễn Trãi tình thương yêu đặc biệt và ra sức
dạy cho ông những hiểu biết về truyền thống dân tộc, đạo lý làm người
cùng những kiến thức Nho học đương thời. Nhưng sự bù đắp đó cũng
chẳng được bao nhiêu vì khi Nguyễn Trãi lên 10 tuổi thì cũng là lúc ông
phải chứng kiến cái chết của người ông ngoại mà ông vô cùng kính trọng,
biết ơn. Từ đó, cha con Nguyễn Trãi trở về với cuộc sống bình dân và trải
qua những ngày khó khăn thiếu thốn ở làng Nhị Khê (Thường Tín, Hà
Tây). Trong thời gian này, Nguyễn Trãi đã cùng ba em giúp cha lao động
đảm bảo cuộc sống gia đình.
Song, cuộc sống vất vả đã không cản được Nguyễn Trãi phấn đấu
trên con đường học tập. Từ thực tế lăn lộn cuộc sống và nỗ dùi mài sách
vở đã giúp ông tích luỹ được khối lượng kiến thức phong phú và sâu sắc
về xã hội, đất nước, con người Đại Việt. Đó chính là là cơ sở để ông rút
ra đường lối và sách lược trong sự nghiệp giải phóng nhân dân, đất nước.
Sau khi lên ngôi, năm 1400 Hồ Quí Ly mở khoa thi Thái học sinh.
Nguyễn Trãi đã thi đỗ khoa này và cùng với cha làm quan ở Ngự sử đài

hằng mong chí lớn của mình ra giúp nước. Trong quá trình làm quan dưới
triều Hồ, một mặt ông rất tán thành những chính sách tiến bộ (như chính

5


sách hạn Điền, hạn Nô lấy đất chia cho dân cày, giải phóng nô lệ về làm
nông nghiệp….); một mặt ông cũng nhận thấy ở triều đại này cũng đang
tồn tại những hạn chế của nó trên một số lĩnh vực cụ thể (như phòng thủ
quân sự, chăm lo sức dân…) nên đã gắng hết sức chăm lo củng cố chính
quyền mới nhưng chưa được là bao.
Cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV, thế lực phong kiến phương Bắc nổi
lên, âm mưu thôn tính các nước lân cận và Đại Việt trở thành một trong
những mục tiêu thôn tính của chúng. Năm 1406 hơn tám mươi vạn quân
Minh tràn vào bờ cõi nước ta, nhà Hồ kháng chiến đến cùng nhưng thất
bại. Cuối năm 1406 Hồ Quý Ly cùng triều thần bị giặc bắt sống giải về
Trung Quốc. Trong số quan lại triều Hồ đó có Nguyễn Phi Khanh- cha của
Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi theo cha đến ải Nam Quan thì được cha căn
dặn: "quay tìm đường cứu nước cứu dân mới là đại hiếu". Thấm lời dạy
đó, ông từ bỏ ý định đi theo phục dịch cha mà quay trở về để tìm đường
cứu nước. Không may, khi về đến thành Đông Quan (Hà Nội), Nguyễn
Trãi bị giặc bắt, bị giam lỏng trong thành nhưng rồi trốn thoát được. Từ
đó, ông lang thang phiêu bạt khắp nơi trên đất Việt, chứng kiến những
cuộc khởi nghĩa anh dũng của nhân dân chống lại ách thống trị của giặc
Minh nhưng không thành, đồng thời chứng kiến sự độc ác ghê gớm của
giặc Minh.
"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ"1
Sau đó, ông còn chứng kiến thất bại của cuộc kháng chiến của triều
thần nhà Trần là Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng do không vì lợi ích của

dân tộc của nhân dân mà nặng vì lợi ích dòng họ, cá nhân, ích kỉ cho riêng
mình.
Sau 10 năm liên tục 1417 ông tìm đến Lê Lợi, thủ lĩnh của cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn. Ông nhận thấy là minh chúa, một người có tài có
1

Bình Ngô Đại Cáo. Thơ văn Nguyễn Trãi. Nxb Giáo dục- H 1970.

6


đức biết nêu cao đại nghĩa, biết đánh giặc vì dân vì nước. Nguyễn Trãi đã
dâng lên Lê Lợi "Bình Ngô sách"- Đây là toàn bộ đường lối sách lược,
chiến lược của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược- từ đó "Bình
Ngô sách" đã trở thành cương lĩnh soi đường chỉ lối cho cuộc kháng chiến
thắng lợi. Với chủ trương sách lược, chiến thuật đánh vào lòng địch,
chống sức mạnh toàn dân đánh giá, coi trọng sức dân... Nguyễn Trãi đã
trở thành vị quân sư bên Lê Lợi, trở thành người tham mưu đắc lực "giúp
việc trù hoạch nơi màn trướng"1 cùng Lê Lợi làm nên thắng lợi của cuộc
khởi nghĩa Lam Sơn giải phóng đất nước, quét sạch quân xâm lăng ra khỏi
bờ cõi. Đã ghi dấu như một chiến công chói lọi trong lịch sử dân tộc. Sau
thắng lợi Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế công bố xây dựng một triều đại mới
thái bình thịnh trị. Trong thắng lợi của dân tộc ấy công lao và cống hiến
của Nguyễn Trãi là vô cùng to lớn.
Đất nước hoà bình thống nhất, Nguyễn Trãi ra làm quan giúp dân
giúp nước, hằng mong xây dựng một nước thái bình thịnh trị, vua sáng tôi
hiền, anh em hoà thuận, nhân dân tự do hoà bình hạnh phúc. Nhưng
những tư tưởng tiến bộ của ông đã không được đương thời thừa nhận,
cùng với sự gièm pha đố kị của các thế lực đen tối trong triều đình, mười
năm sống với triều đại mới là mười năm Nguyễn Trãi dằn vặt đau khổ.

Triều đình mới mà ông hằng gắng bao công sức trí tụê xây dựng lại gây
cho ông bao trái ngang, có lúc ông phải lui về Côn Sơn sống ẩn dật thanh
nhàn.
"Côn Sơn nước chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
Trong rừng thông mọc như nêm
1

Đại Ký Sử Việt toàn thư. Ngô Sĩ Liên, tập 3.

7


Ngồi trong bóng mát ta ngâm thơ nhàn"1
Tuy sống ẩn dật nhưng Nguyễn Trãi vẫn đêm ngày ưu tư lo cho dân
cho nước:
“Bui một tấm lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộnc nước triều dâng”2.
Tư tưởng trí tuệ của ông vẫn được triều đại đương thời đánh giá
cao, triều đình tỏ lòng tin cậy ông. Vì vậy năm 1940 ông được gọi về
triều nhận chức “Gián nghị đại phu kiêm tri tam sự quản”. Vẫn chức can
gián vua và nhà vua giao cho ông chỉ huy hai đạo ở Đông bắc là Quảng
Ninh và Hải Dương, hàng ngày được ở Côn Sơn thỉnh thoảng mới về
triều.
Dưới triều Lê, Nguyễn Trãi đã giữ các chức vụ: Quan phục hầu,
Nhập nội hành khiển kiêm thượng thư bộ lại kiêm quan công khu mật
viện (điều khiển các công việc nội chính trong cung đình đồng thời giải
quyết các cán bộ khu mật viện); Gián nghị đại phu kiêm tri tam sư quán

(chức quan can giám vua và quản lý các đạo); Hàn lâm viện thừa chỉ kiêm
quốc trừ giám (trông coi khoa học, học hành…)3. Dưới các chức vụ quan
trọng trên Nguyễn Trãi không một chút lơ là, dồn hết tâm sức vào công
cuộc kiến thiết xây dựng đất nước. Nhưng những tâm huyết của ông luôn
bị xem nhẹ, bị gièm pha, đố kỵ, không được trọng dụng.
Năm 1442 vua Lê Thái Tông đi duyệt binh ở Chi Lăng (Hải
dương). Trong lần đi này còn có Nguyễn Thị Lộ – vợ thứ của Nguyễn
Trãi. Không may vua qua đời đột ngột, bọn quan lại vốn đã đố kị ghen
ghét với ông nhân sự kiện này đã vu oan cho vợ chồng Nguyễn Trãi âm
mưu giết vua kết ông vào tội “tru di tam tộc”. Cái chết của ông cùng hơn
60 mạng người họ Nguyễn khi đó đã để lại cho người đời niềm thông cảm
và lỗi xót thương vô hạn cho một con người cả cuộc đời vì nước vì dân.
1
2
3

Côn Sơn ca- Quốc Âm thi tập. Nguyễn Trãi , Nxb Giáo dục, H, 1980.
Trích Quốc âm thi tập – Nguyễn Trãi – NXB Giáo dục H.1980
Đại viện sử ký toàn thư T3

8


2. Tác phẩm.
Cả cuộc đời Nguyễn Trãi cống hiến cho dân tộc, cho nhân dân. Khi
còn trẻ thì trăn trở tìm kế sách đánh giặc ông đã viết “Bình Ngô đại cáo”
là kế sách đánh giặc, là đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến với kế
sách “tâm công”- đánh vào lòng người, lấy ít địch nhiều, tránh mạnh đánh
yếu, trọng sức dân. Bình Ngô sách đề cập đến tư tưởng xây dựng lực
lượng đánh giặc bằng sức dân, phát huy sức mạnh của toàn dân vào cuộc

kháng chiến. Khi làm quân sư cho Lê Lợi thì viết thư thảo dụ, đấu tranh
ngoại giao với những bài viết được tập hợp trong “Quân trung từ mệnh
tập” cho thấy bút chiến đầy sắc sảo của ông. Với kế đánh vào lòng địch
“Quân trung từ mệnh tập” là phát triển toát lên tư tưởng quân sự của
Nguyễn Trãi về đường lối đánh giặc tâm công, làm hàng ngũ kẻ thù lao
lúng không đánh mà lui đúng như nhận định của người đời “ngòi bút
chiến đấu của Nguyễn Trãi có sức mạnh như 10 vạn tinh binh”, làm kẻ thù
hoang mang dao động không đánh mà tự rút binh
Kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, mùa xuân 1428 thay mặt
Lê Lợi ông viết “Bình Ngô đại cáo” tổng kết cuộc chiến 10 năm gian khổ,
bố cáo thiên hạ xây dựng một chính quyền mới. Qua “Bình Ngô đại cáo”
nêu bật nên tư tưởng của Nguyễn Trãi về vai trò của nhân dân trong công
cuộc kháng chiến, cũng như tư tưởng nhân nghĩa nhân đạo của Nguyễn
Trãi được thể hiện qua tác phẩm này.
Khi làm quan triều Lê, Nguyễn Trãi viết rất nhiều chiếu dụ, văn
thay mặt cho Lê Lợi thể hiện ý chí của mình xây dựng một Nhà nước, một
chế độ mới ở đó coi trọng sức dân, lấy dân làm gốc.
Đi nhiều, hiểu biết nhiều về mỗi vùng, miền, nước Nguyễn Trãi khi
về ở ẩn ông là Ức trai thi tập, Quốc âm thi tập, Phú núi Chi Linh…Các tác
phẩm của Nguyễn Trãi thể hiện tầm sâu trí tuệ của một nhà chính trị, nhà
ngoại giao, nhà quân sự, nhà văn hoá lớnởnTên mỗi lĩnh vực, Nguyễn Trãi

9


đều để lại những dấu ấn rõ nét. Nhưng tiêu biểu hơn cả trong những tác
phẩm ấy Nguyễn Trãi để tâm nghiên cứu tư tưởng về chính trị.
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng của
Nguyễn Trãi
Tư tưởng của một con người cũng được hình thành và phát triển từ

một hoàn cảnh lịch sử – xã hội cụ thể. Sự ra đời tư tưởng của Nguyễn Trãi
cũng không nằm ngoài quy luật ấy… Nói cụ thể hơn, tư tưởng của
Nguyễn Trãi ra đời chịu ảnh hưởng và tác động của hoàn cảnh lịch sử xã
hội của nước ta thời kỳ đó. Chúng ta có thể khái quát những nhân tố ảnh
hưởng đến sự hình thành tư tưởng của ông qua những nội dung sau.
a. Bối cảnh lịch sử.
Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên trong một thời kỳ lịch sử đầy bão táp
biến động. Triều Trần thì sa đoạ, nhiều đại thần mắc tệ tham nhũng, rượu
chè cờ bạc, tham ăn hiếu sắc. Vua Trần Dụ Tông ăn chơi xa xỉ truỵ lạc,
cung đình khủng hoảng khi Dương Nhật Lễ nối ngôi Dụ Tông đã âm mưu
đổi họ bị các quan thần triều đình lật đổ. Như vậy là triều đình thì xa đoạ,
chính trị thì khủng hoảng trầm trọng. Triều Trần đang trên đà suy tàn. Bên
cạnh đó thì làn sóng khởi nghĩa của nô tỳ và nông nô, nông dân chống lại
chế độ điền trang thái ấp và sự bóc lột tàn bạo của tầng lớp quý tộc… đã
làm cho chế độ phong kiến nhà Trần lung lay đến tận gốc rễ.
Bên ngoài Champa nhiều lần gây xung đột chiến tranh với Đại Việt,
thậm chí nhiều lần Chế Bồng Nga còn đem quân đánh ra tận kinh thành
Thăng Long. Cùng lúc đó ở phương Bắc nhà Minh liên tục gây sức ép,
hạch sách đòi cống nạp, mượn đường, đe doạ xâm lược… càng làm cho
cuộc khủng hoảng chính trị nhà Trần thêm sâu sắc đe doạ đến sự tồn vong
của vương triều này.
Trong bối cảnh đó, Hồ Quý Ly – một đại thần đã từng phục vụ cho
nhiều đời vua Trần đã lần lượt thâu tóm quyền binh triều đình vào tay

10


mình. Năm 1400 Hồ Quý Ly ép cháu ngoại là vua Trần Thiệu Đế nhường
ngôi cho mình lập nên nhà Hồ. Nhưng chưa được bao lâu nhà Hồ đã phải
đương đầu với hoạ xâm lăng bên ngoài đang đe doạ.

Vào đầu thế kỷ XV nhà Minh trở thành một đế chế lớn mạnh ở
phương Đông, muốn tham vọng bành trường xuống cả cùng đông nam Á.
Vua Minh sai Trịnh Hoà đem quán triệt xuống đông nam Á, bằng mọi thủ
đoạn mua chuộc, đe doạ vũ lực, Trịnh Hòà đã buộc nhiều nước trong khu
vực này phải chịu thần phục cống nạp cái gọi là thiên triều – Hoàng đế
Với vị trí chiến lược quan trọng, chặn ngang con đường bành
trướng xùng phương Nam của nhà Minh, nước Đại Việt trở thành mục
tiêu xâm lược chính trong toàn bộ kế hoạch bành trướng của chúng.
Sau khi thâu tóm được quyền lực, Hồ Quý Ly sẵn ý thức được nguy
cơ của một cuộc chiến tranh xâm lược lớn trừ phương Bắc, cùng với một
số cải cách quan trọng nhà Hồ đã ráo riết tăng cường quân đội, xây dựng
thành luỹ, rèn đúc vũ khí, chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh
chống giặc xâm lược.
Tháng 11 năm 1406 lấy cớ “Phù Trần dịệt Hồ”, quân Minh đã ồ ạt
kéo vào nước ta với lực lượng 80 vạn, chúng đã nhanh chóng thôn tính
được nước ta. Sự thất bại của nhà Hồ theo Nguyễn Trãi thì “Chính trị thì
để mất lòng dân, quân sự thì nặng về phòng ngự, chỉ ưa có sức mạnh toàn
dân, chưa nêu cao được nhân nghĩa”1 nên cuộc chiến tranh mau chóng thất
bại.
Chiếm được nước ta, Minh thành tổ vội khoe khoang: “trước thời
Tống, Nguyên... An Nam trái mệnh, sai quân sang đánh đều thất bại, vũ
công lần này hơn hẳn đời xưa. Tiếng to công lớn, truyền để muôn đời…”2.

1

Nguyễn Trãi đánh giạc cứu nước – Nguyễn Lương Bình. NXB Quân đội.
H.1973
2
Nguyễn Trãi, Danh nhân văn hoá thế giới – người anh hùng dân tộc vĩ đại. NXB
Sự Thật, H1982, t13


11


Chiếm được nước ta với bản chất tham lam tàn ác kẻ thù đã gây ra
biết bao tội ác tày trời, thẳng tay chém giết, vơ vét, bắt nhân tài, buộc
nhân dân ta phải từ bỏ phong tục cũ, lập khuôn theo lối sống người Hán,
phá huỷ văn hoá, bai đá, sách vở, giấy tờ… Quốc sách của chúng là triệt
để đồng hoá, huỷ diệt nền văn hiến, xoá bỏ vĩnh viễn tên nước Đại Việt,
biến nước ta thành quận huyện của chúng.
Kẻ thù hung bạo tàn ác, song nhân dân ta không chịu khuất phục đã
liên tục vùng lên khởi nghĩa đánh đuổi chúng như do thiếu đường lối sách
lược, chưa tìm được minh chúa đủ tài đủ sức để lãnh đạo nên đều bị thất
bại. “Dân tộc ta chiến đấu kiên cường, dũng khí có thừa nhưng tiền đồ
thắng lợi còn mờ mịt xa xăm”3. Vấn đề đặt ra cấp thiết lúc này đối với dân
tộc ta lúc này là làm thế nào có con đường cứu nước đúng đắn để đưa sự
nghiệp giải phóng đến thắng lợi?
Nguyễn Trãi sau 10 năm bôn ba trăn trở suy tính “sách lược theo
suy tính đã tường” đã đến với Lê Lợi - đến với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
cùng với kế sách đánh giặc tấn công, lấy sức dân, giương cao nhân nghĩa,
chính nghĩa đã quy tụ sức mạnh toàn dân vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Với đường lối đúng đắn đã giải quyết được cuộc khủng hoảng
đường lối chiến tranh. Nguyễn Trãi như một người tháo bỏ những bế tắc
về chiến lược cuộc củng cố chống quân Minh thế kỷ XV. Đường lối đúng
đắn cùng với nghĩa quân anh dũng danh tiếng lừng danh chiến đấu quên
mình như Trương Hán Siêu, Lê Lai, … được sự cỏ vũ mạnh mẽ của toàn
dân đã đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi hoàn toàn năm 1427.
4. Kế thừa truyền thống vẻ vang của dân tộc.
Nguyễn Trãi là người con của dân tộc Đại Việt – một dân tộc có
truyền thống yêu nước yêu hoà bình, chuộng hoà hiếu, nhân nghĩa. Ông

đã rất tự hào về truyền thống đó:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
3

Nhận định của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

12


Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc, Nam cũng khác
Từ Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên đứng vững một phương1.
Truyền thống anh hùng nhân gnhĩa của dân tộc bắt nguồn từ tinh
thần yêu nước nồng nàn, từ lòng thương dân vô hạn, từ khí phách bất
khuất hiên ngang quên mình vì nghĩa của dân tộc mỗi khi đất nước có
loạn lạc chiến tranh quyết vùng lên bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Truyền thống đó được chứng minh qua các thời kỳ lịch sử, từ bà Trưng –
bà Triệu quật khởi quyết đến nợ nước trả thù nhà, đó là truyền thống anh
dũng của Ngô Quyền tiêu diệt quân Nam Hán khôi phục độc lập dân tộc,
của các triểu đại Lý, Trần, chiến đấu hết mình bảo vệ đất nước, bảo vệ độc
lập. Sở dĩ lập lên được những chiến công oanh liệt đó là do các cuộc
kháng chiến đã phát huy được sức mạnh của truyền thống giữ nước, biết
đoàn kết sức dân, đề cao sức dân, coi trọng quyền lợi của nhân dân, nêu
cao tinh thần nhân nghĩa… Những truyền thống của dân tộc đó đã ảnh
hưởng không nhỏ đến sự hình thành tư tưởng của Nguyễn Trãi. Truyền
thống dân tộc đã vun đúc lên trong Nguyễn Trãi lòng yêu nước thương
dân, tinh thần độc lập dân tộc, tình yêu hoà bình, hoà hiếu để sau này cả
cuộc đời mình chỉ một lõi lòng đau đáu vì nước vì dân, nêu cao đạo lý

nhân nghĩa, coi muôn dân như một mà chăm đẫm vỗ về.
5. Truyền thống gia đình.
Ông ngoại là quan tư đồ Trần Nguyên Đán sớm có tư tưởng tiến bộ.
Người đã sẵn sàng bỏ qua lễ giáo phong kiến cho phép mối tình của cha
mẹ Nguyễn Trãi được toại nguyện. Trần Nguyên Đán là một tri thức nho
học, sống trong cảnh thời loạn lạc ông thương dân, thấu hiểu nỗi khổ cực.
Từ nhỏ Nguyễn Trãi sớm được dạy giỗ chỉ bảo ân cần của ông ngoại. Nên
1

Bình Ngô Đại cáo – Thơ văn Nguyễn Trãi. Nxb Giáo dục. H.1980

13


đã tiếp thu từ ông ngoại mình một đức tính yêu dân yêu nước, tấm lòng
khoan dung độ lượng.
Cha Nguyễn Trãi là trí thức Nho học gốc nông dân, là người cần cù
chịu khó học rộng tài cao, tư chất thôngminh. Nguyễn Trãi đã tiếp thu
được những phẩm chất đó của Nguyễn Phi Khanh, đặc biệt là tinh thần
yêu nước thương dân luôn luôn có tâm với dân chúng, mong cho nhân dân
đỡ khổ:
“Chỉ ước thân ta làm ống bễ
Thổi làn gió ấm tới muôn phương”1.
Tư tưởng vì dân, vì nước đó của cha đã ảnh hưởng không nhỏ đến
Nguyễn Trãi sau này. Sinh ra và lớn lên gặp thời loạn lạc, gia đình trí thức
ấy cũng có thời kỳ ra sinh phải về quê sống lam lũ cùng nông dân nên ông
đã thấu hiểu nỗi khổ của nhân dân lao động. Và khi nước mất thì tình
thương ấy càng trở lên tha thiết hơn bao giờ hết, nó thôi thúc Nguyễn Trãi
phải tìm ra một con đường đúng đắn cứu nước cứu dân.
Từ truyền thống của gia đình của dòng họ, từ thực tế cuộc sống của

gia đình những năm vất vả đã để lại trong Nguyễn Trãi nỗi cảm thông, sâu
sắc, yêu nước thương dân là mạch cảm xúc chủ đạo chi phối cuộc đời hoạt
động chính trị của Nguyễn Trãi. Cuộc sống gần gũi với người lao động
giúp Nguyễn Trãi sớm thấu hiểu nỗi cực nhọc và thông cảm với họ; sớm
nhận ra khả năng sức mạnh đoàn kết sức dân "đẩy thuyền là dân, lật
thuyền là dân" đó là cơ sở để tạo nên ở ông gắn tổ quốc với nhân dân. Từ
đó lòng yêu nước thương dan trở thành động cơ chi phối toàn bộ tư tưởng
và hành động của Nguyễn Trãi.
Từ hoàn cảnh xã hội hiện tại, truyền thống dân tộc, đất nước và gia
đình đã hun đúc lên trong con người Nguyễn Trãi những tình cảm yêu
nước thương dân, nhân nghĩa nhân đạo, để rồi cả cuộc đời mình đêm ngày
“cuồn cuộn” một lỗi lòng vì dân vì nước.
1

Xuân Hán – Nguyễn Phi Khanh

14


II. NHÂN NGHĨA – TƯ TƯỞNG CHỦ ĐẠO TRONG TƯ TƯỞNG
CHÍNH TRỊ NGUYỄN TRÃI
Tư tưởng nhân nghĩa là đường lối chính trị, là chính sách cứu nước
dựng nước và trị nước. Nghiên cứu tư tưởng chính trị của Nguyễn Trãi
chúng ta thấy toát lên những nội dung cơ bản sau đây.
1. Nhân nghĩa là yêu dân – thương dân, lấy nhân dân làm gốc
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” 1. Cứu nước trước hết phải cứu dân
đó là nét nổi bật trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Trãi. Hơn ai hết
Nguyễn Trãi thấu hiểu được nỗi thống khổ của nhân dân khi phải chịu ách
thống khổ ngoại hạng. Thực tế đời sống của nhân dân mà Nguyễn Trãi
sống cạnh họ, làm việc cùng họ, chịu khổ cùng họ không thể không in sâu

vào tâm trí ông. Cho nên chi muốn lớn lên ông đã “Đề tâm dân chúng,
mình lo trước điều thiên hạ phải lo”.
Ở đây thiên hạ lo là lo cái đói khổ, áp bức bóc lột, đề tâm dân là đề
tâm vào những điều đó, lo trước thiên hạ là phải làm thế nào để dân chúng
khỏi bị đói khổ khỏi bị bất công, áp bức bóc lột . Cho lên khi làm quan thì
“Bình sinh chỉ ân một tấm lòng trong trước thiên hạ” và rồi khi về ở ẩn tại
Côn Sơn vẫn “Nghĩ tới dân vẫn một niềm lo trước thiên hạ”2.
Như vậy là cả cuộc đời Nguyễn Trãi để tâm dân chúng, lo tới đời
sống ấm no của dân chúng và đấu tranh đến cùng cho lí tưởng đó. Nguyễn
Trãi chán ghét Triều Trần, Triều Hồ vì họ không đảm bảo được đời sống
no ấm cho nhân dân, đưa nhân dân vào cảnh nước mất nhà tan, muôn dân
cơ cực khi quân Minh mượn cớ “điều dân phạt tội”, mượn điều “nhân
nghĩa” phù Trần diệt Hồ… xâm lược nước ta Nguyễn Trãi thấy rõ bộ mặt
giả nhân giả nghĩa của chúng và rồi coi chúng là kẻ thù không đội trời
chung.

1
2

Bình Ngô đại cáo – Thơ văn Nguyễn Trãi – NXB Giáo dục H.1980, tr.174
Quốc âm thi tập – Thơ văn Nguyễn Trãi

15


“Kẻ ở đài Ngự sử thì ngậm miệng làm thinh, ngồi nhìn dân khổ, kẻ
chăm dân thì không lo nuôi nấng, chỉ vụ vơ vét, kẻ làm trưởng thì không
để ý bảo vệ dân, hoành hành tàn ngược. Còn như bọn hoạn quan thì
chuyên mặt thu vét, bóc lột lương dân, kiếm ngọc tìm vàng kiệt chằm trơ
núi, tìm tòi nhặt nhạnh, không còn sót gì. Muốn tiền của nhiều thì đục

khoét của dân mà lấp hố dục; muốn nhà cửa cao đẹp thì cướp việc mùa
màng để bắt dân đắp xây. Thuế công thu vào một phần giám lâm ăn vào
quá nửa. Quan lại có lòng thương dân chúng tuyệt không có ai; quan lại
chỉ coi dân như cừu thú, đều như thế cả, càng ngày càng tệ, dân sống
không vui như đắm trong nước đục như ngồi trên đống lửa”1.
Thái độ đó của ông là do tấm lòng yêu dân, thương dân quyết định,
ông căm thù giặc vì chúng hại nhân dân lương thiện và ông thề quyết tâm
tiêu diệt giặc cùng với nhân dân đồng lòng đồng sức “chuyên chém giết
để thị uy, coi mạng người như cỏ rác, bắt trói vợ con người ta, cuốc đào
lăng mộ của nước ta, cấm cá muối để dân khốn thức ăn, đòi gấm lụa để
dân thiếu đồ mặc, ngọc vàng vơ vét hết, tê tượng cung cấp luôn, chính trị
thì hà khắc, hình phạt thì thâm thương, nhân dân không còn đường sống,
kẻ vô tội kêu trời oán trách, người nhân nghĩa nghiến răng căm hờn đều
muốn liều chết diệt giặc…”2.
Ông rất thương cảm với nỗi thống khổ của nhân dân, nó càng thôi
thúc ông tìm cách cứu dân. Chính trong gian nan khổ ải lưu lạc trong nhân
dân Nguyễn Trãi thấy được sức mạnh của sự đoàn kết sức dân, đã nhận
thấy sức mạnh của nhân dân, đánh giá đúng tầm cao vị trí vai trò quan
trọng của nhân dân. Cho nên khi làm quân sư của cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn ông đã chú trọng đoàn kết sức dân, lấy nhân dân làm trọng tâm của
cuộc kháng chiến, tư tưởng lấy dân làm trọng đó kế thừa từ tư tưởng
“khoan thư sức dân” của Trần Quốc Tuấn và bài học xương máu của triều
1
2

Quân Trung từ mệnh tập thơ văn Nguyễn Trãi. Nxb Giáo dục H.1980
Quân Trung từ mệnh tập thơ văn Nguyễn Trãi. Nxb Giáo dục H.1980

16



Hồ “Đánh giặc không sợ chỉ sợ lòng dân không an” (Hồ Nguyên Trừng).
Thấy được sức dân trước hết là thấy được sức mạnh đoàn kết của nhân
dân nên ông đã tập hợp nhân dân mong lệ phí bốn phương cùng dựng cờ
khởi nghĩa.
Dân trong quan niệm của Nguyễn Trãi lấy lớn bao gồm nông dân,
nô tì, nô lệ, địa chủ, người giàu có… Ông chủ trương tập hợp họ lại không
phân biệt để cùng nhau đồng sức đồng lòng đánh giác lên đã hợp thành
sức mạnh của khối đại đoàn kết có sức mạnh như “nước cao ngàn thước”
để đánh giặc, thắng giặc. Đó là kế sách, bí quyết đánh giặc của nhân dân
ta.
Từ đó cho thấy chiến lược “chiến tranh nhân dân” có sức mạnh vô
địch. Khi hưởng thái bình độc lập, đất nước sạch bóng quân thù thì tình
yêu thương nhân dân của Nguyễn Trãi được thể hiện bằng sự quan tâm lo
lắng đến cuộc sống của nhân dân như: chia ruộng đất cho dân, giảm quân
đội để được an nghỉ điều đó được thể hiện qua các chiếu thư của Nguyễn
Trãi thay mặt Lê Lợi viết năm 1429.
Chiếu thư về việc chia ruộng đất cho nhân dân theo tinh thần:
“Người đánh giặc thì nghèo, người rong chơi thì giàu, người đi chiến đấu
thì không có một tấc một thước để mà ở mà những kẻ du thư du thực
không có ích gì cho nước thì ruộng đất lại quá nhiều, hoặc có kẻ làm nghề
trộm cướp, thành ra không ai hết lòng với dân với nước chỉ ham nghĩ phú
quý mà thôi. Nay sắc chỉ này cho các quan thần bàn định số lượng đất cho
các quan và dân trừ đại thần trở xuống cho đến người già yếu mồ côi hoá
chồng, đàn ông đàn bà trở lên loại nào được cấp bao nhiêu thì tấu lên” 1.
Với chiếu thư về việc chia ruộng đất triều đình đã quan tâm đến đời sống
của người dân. Ngay sau khi chiến taanh kết thúc, triều đình nhanh chóng
điều hoà lợi ích giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, giải quyết thoả
đáng quyền lợi của nhân dân. Chiếu thư cho thấy tư tưởng tiến bộ, khả
1


Đại Việt sử ký toàn thư – Ngô Sĩ Liên, T3 trang 67-68

17


năng quan sát nhìn nhận và tư tưởng tiến bộ của triều đại mới mà Nguyễn
Trãi là đại diện sở dĩ có được tư tưởng trên là do Nguyễn Trãi thấy rằng
nhân dân dốc lòng theo chính nghĩa suy cho cùng là theo đúng mục đích
được độc lập tự do, có cơm ăn, có ruộng cấy, trâu cày. Nay đã giành được
độc lập rồi thì phải nhanh chóng giải quyết nhiệm vụ chia ruộng đất cho
nhân dân - đó là nhiệm vụ chính trị chiến lược đã giải quyết tốt nhất mối
quan hệ lợi ích cho các giai tầng, giai cấp trong xã hội.
Tiếp theo đó Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi và triều đình làm việc
mà ông đã dụ hoá với tướng sĩ thời kỳ chiến tranh: “số quân hiên tại là 35
vạn, khi nào khôi phục được Đông Đô, bấy giờ sẽ cho 25 vạn về làm
ruộng chỉ để lại 10 vạn làm việc phòng thủ và bảo vệ đất nước” 1. Nguyễn
Trãi để kế tiếp chính sách ngụ binh ư nông, khoan thư sức dân, mà các đời
trước binh lính sau khi tham gia chiến tranh chịu nếm một lần gian khổ ải
trên chiến trường nay được về nghỉ ngơi. Chính sách “ngụ binh ư nông”
này một mặt giảm bớt được lực lượng quân sự khi không cần thiết, một
mặt phát huy sức dân để phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế,
binh lính được về quê hưởng cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Thật không ai
bằng Nguyễn Trãi, chăm lo mọi mặt đời sống cho nhân dân. Qua đó mới
thấy Nguyễn Trãi thương dân, quý dân, lo cho dân biết nhường nào?
Tiếp đó Nguyễn Trãi liên tục nhắc nhở gián tiếp Lê Lợi phát huy tốt
dân chủ trong cách trị nước, qua các chiếu dụ của Nguyễn Trãi thay mặt
Lê Lợi viết ta thấy toát lên tư tưởng dân chủ của Nguyễn Trãi:
“Nếu ai thấy điều gì của trẫm hoặc có hại cho dân cho nước, hoặc
không tiện cho việc quân, hoặc làm việc vô cớ, hoặc thuế khoá nặng nề,

hoặc có việc tà dâm bạo ngược thì xin sớ tấu sửa lại…” 1. Hoặc “… ai thấy
trẫm có chính lệnh hà khắc, thuế má nặng nề hại cho dân… hoặc các đại
thần hối lộ nhiều hại nhân dân thì tấu lên…”2.
1

Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước. Nxb Quân đội H.1973
Đại Việt sử ký toàn thương, Ngô Sĩ Liên, T3, tr.68-69

1, 2

18


Chiếu thư khẳng định nhân dân có quyền được tham gia vào công
việc của Nhà nước, đây là điểm tư tưởng tiến bộ hơn của Nguyễn Trãi.
Ông chủ trương thực hiện công bằng bình đẳng trong bộ máy cai trị triều
Lê nhằm thực hiện tư tưởng cùng nhân dân bàn bạc mọi việc, phát huy
tính dân chủ trong nhân dân… Nhưng tiếc thay chưa thực hiện được bao
nhiêu thì những thế lực đen tối trong triều đình đã chặn những bước tiến
bộ trong tư tưởng chính trị của ông.
Dù không được tôn sùng như trước nữa, có lúc phải lui về Côn Sơn
ở ẩn nhưng Nguyễn Trãi vẫn luôn luôn nhắc nhở các bậc đế vương phát
huy tính dân chủ: Khi mượn lời Lê Lợi răn dạy Thái tử ông viết: “Xưa kia
ta gặp thời loạn lạc, dựng nghiệp khó khăn, hơn hai chục năm mới thành
nghiệp lớn, tình dân đau khổ đều được tới trường, đường đời gian nan
cũng đã từng trải. Thế mà lúc trị dân tình ngay dối còn điều khó rõ, việc
nghi nan còn có chỗ chưa phàm…”. Nguyễn Trãi đưa ra quan điểm rằng
người làm vua cầm đầu thiên hạ phải là người thấy rõ lòng dân, thấy rõ
tình ngay, dối, phân biệt rạch ròi ngay gian, thấy hiểu lòng dân thì mới trị
được dân. Người đứng đầu như vậy thì dân mới đỡ khổ, thiên hạ mới theo

về cho nên là làm vua phải thương yêu dân chúng, tránh xa tửu sắc, hoang
dâm… trên đáp được lòng trời, dưới thoả lòng dân thì quốc gia mới thái
bình thịnh trị. Nguyễn Trãi đứng trên lập trường quân quyền lớn của nhân
dân mà đề ra những tiêu chí cho kẻ cầm quyền phải làm theo. Bởi hơn ai
hết Nguyễn Trãi chứng kiến cảnh loạn lạc triển Trần, Hồ, là người đánh
giặc cứu nước, nên ông hiểu được lực lượng sức mạnh của nhân dân là
như thế nào đối với cơ nghiệp của một triều vua “mến người có nhân là
dân mà như con sông chở thuyền và lật thuyền cũng lại là dân”1.
Đánh giá đúng vai trò của dân, của sức mạnh đoàn kết sức đân
trong xây dựng đất nước. Cả cuộc đời Nguyễn Trãi luôn lo trước nỗi lo
1

Chiếu dăn dạy Thái tử – Người anh hùng dân tộc vĩ đại… Nxb Sự thật,
H.1982

19


thiên hạ, đấu tranh quên mình vì nhân dân, yêu dân, thương dân như con.
Các quan điểm của Nguyễn Trãi vì dân, về vai trò của nhân dân ta có thể
tổng kết những nguyên nhân dẫn ông những quan điểm trên đó là:
Thứ nhất: Do tầng lớp đại diện cho dân tộc, hoặc đang vươn lên
thực hiện vai trò này bao giờ cũng thấy mình có trách nhiệm “nuôi dân”,
“chăm dân”, “huệ dân”. Lê Lợi, Nguyễn Trãi có lãnh tụ của cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn được lịch sử trao cho sứ mệnh đuổi giặc cứu nước lại càng
rõ ý thức trách nhiệm này.
Thứ hai: Do dân chúng nhất là nhân dân lao động là những người
chịu khổ nhất trong cảnh áp bức bóc lột của giặc ngoại xâm. Cảnh đó đã
làm xúc động đến tâm can những người có tâm huyết có tấm lòng với dân
với nước, xót xa biết bao khi thấy giặc:

“Nướng dân đen trên ngọn lửa tàn
Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ”2.
Và tự mình suy nghĩ: tình dân đau khổ đều được tỏ trường, đường
đời gian nan cũng đã từng trải.
Thứ ba: Do an dân là điều kiện để xã hội, để chính nghĩa giành
được thắng lợi và triều đại được củng cố điều mà bất cứ ai khi có tư duy
chính trị sắc sảo đều phải quan tâm tới.
Một lần nữa chúng ta khẳng định rằng Nguyễn Trãi đã đánh giá
đúng vai trò của nhân dân, tại thời điểm đó đã phát huy cao nhất tư tưởng
lấy dân làm gốc, nên phải yêu dân thương dân.
Trong lịch sử phong kiến nước nhà khó thấy có một vị quan nào mà
cả cuộc đời mình canh cánh một nỗi lòng yêu dân như Nguyễn Trãi.
2. Ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc
Nguyễn Trãi cho rằng: nhân nghĩa là cứu dân trừ bạo, cứu nước
khỏi xâm lăng, bảo vệ tổ quốc, bảo vênhân dân. Đốivới ông không gì bất
nghĩa bất nhân bằng bọn vua quan nhà Minh đã vô cớ kéo quân sang xâm
2

Bình Ngô đại cáo, Sđd tr….

20


lược, giày xéo quê hương, tàn sát đồng bào Việt, vơ vét của cải dân Việt…
và ngược lại không có gì đại nghĩa đại nhân bằng cả một dân tộc đang
vùng lên quyết tâm chiến đấu hết mình để tự giải phóng cho nhân dân, cho
đất nước. Tổng kết phương pháp, đường lối đấu tranh của nhân dân
Nguyễn Trãi đã hình thành lên tư tưởng:
“Dĩ đại nghĩa nhi thắng lung tàn
Dĩ chí nhân nhi địch cường bạo”

Nghĩa là:
“Lấy đại nghĩa để thắng lung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”1.
Đó chính là kế sách cứu nước mà Nguyễn Trãi vạch ra sau bao
nhiêu năm gian nan bôn tẩu, sau bao đêm nghĩ suy trăn trở. Ông đã tổng
kết lại và dâng lên Lê Lợi trở thành đường lối của cuộc kháng chiến.
Theo Nguyễn Trãi lấy đại nghĩa thắng lung tàn là lấy tinh thần vì
nghĩa lớn, tức là lấy lòng yêu nước cao độ để đánh giặc cướp nước. Lấy
chí nhân thay cường bạo là lấy lòng yêu nước thương dân, yêu thương
nhân dân rất mực để thay cho cường quyền thay cho bạo lực tàn ác là trừ
độc, trừ tham, trừ bạo ngược. Chí nhân và đại nghĩa kết hợp thành nhân
nghĩa.
Song, nhân nghĩa của Nguyễn Trãi không loại trừ bạo lực:
“Điếu phạt chi sư tất tiên khử bạo
Nghĩa sư chi cử vụ tại an dân”1.
Tức là:
Dấy quân đánh giặc trước tiên trừ bạo lực hại nước
Làm việc nhân nghĩa cốt để nhân dân yên ổn).
Bạo lực của nhân nghĩa là bạo lực của chính nghĩa chống lại bạo
lực phi nghĩa. Lấy cái chính nghĩa vì cái chính nghĩa mà dẹp bỏ đi cái phi
1
1

Bình ngô đại cáo – Thơ văn Nguyễn Trãi. Nxb Giáo dục H.1980, tr.176
Bình ngô đại cáo – Thơ văn Nguyễn Trãi. Nxb Giáo dục H.1980, tr.176

21


nghĩa đấy là một sách lược đúng đắn cho nên Nguyễn Trãi dương cao

ngọn cờ chính nghĩa tập hợp lực lượng đánh đuổi thế lực phong kiến
ngoại bàng xâm lược. Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là như thế. Khổng Tử,
Mạnh Tử… các bậc thánh hiền đạo nho không ai không nói đến nhân
nghĩa nhưng chỉ là yêu thương những người khốn khổ, yêu thương dân
làm cho dân đỡ khổ nhưng vẫn phân chia đẳng cấp thứ bậc trong thiên hạ
và có lúc coi cái khổ là điều dĩ nhiên của kẻ tiểu nhân. Không ai như
Nguyễn Trãi nhân nghĩa là thương yêu dân không phân biệt đẳng cấp, địa
vị xã hội. Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi bao hàm rộng khắp mọi tầng lớp,
giai cấp xã hội cho lên vì nhân nghĩa phải trừ bạo ngược, lấy lòng yêu
nước thiết tha cao độ để đánh giặc chính là lấy tinh thần độc lập dân tộc
để đánh giặc cướp nước, lấy lòng yêu thương nhân dân vô hạn để thay cho
cường quyền tàn bạo. Cũng chính là lấy tinh thần dân chủ để thay cho áp
bức bóc lột.
Tư tưởng nhân nghĩa đã được Nguyễn Trãi kế thừa và phát triển lên
đến đỉnh cao đó là những nội dung tư tưởng mới, tiến bộ. Trên cơ sở gắn
bó yêu nước với yêu dân là một tư tưởng nhân nghĩa của ông đã khái quát
hoá sự kết hợp tinh thần độc lập với dân chủ trong mọi hoạt động xã hội
trong đạo đức con người. Nói nhân nghĩa là nói dân tộc và dân chủ kết
hợp làm một để đánh giặc cứu nước, làm cho nước độc lập giàu mạnh,
dân ấm no hạnh phúc như ông nói rõ “làm việc nhân nghĩa cốt để yên
dân”2.
Cho nên các lãnh tụ khởi nghĩa Lam Sơn đã dương cao ngọn cờ
nhân nghĩa để đánh giặc ngoại xâm để dưới ngọn cờ chính nghĩa ấy quân
giặc đã phải khiếp run “Bảo mày giặc giữ Phương Chính! đạo làm tướng
lấy nhân nghĩa làm gốc, lấy trí dũng làm cành. Nay chúng mày chỉ chuộng
dối trá, giết hại kẻ vô tội, hãm hại người ta vào đất chết chẳng chút xót

2

Bình ngô đại cáo – Sđd. trang…..


22


thương, việc ấy, trời đất không dung, thần, người đều giận, cho nên liền
năm chinh chiến càng đánh càng thua…”1.
Hoặc “Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, lên công
lớn phải lấy nhân nghĩa làm đầu. Chỉ có gồm đủ nhân nghĩa thì công việc
mới thành được. Nay nước mày nhân việc họ Hồ lỗi đạo, mượn lấy cái
danh “thương dân đành tội” lòng thực là để thoả mãn cho được cái thực
“cướp đất giết người”, xâm chiếm bờ cõi ta, săn bắt sinh dân ta, nặng thuế
nghiêm hình, vơ vét vật quý, dẫn đến nhân nghĩa lương thiện trong xóm
thôn cũng không thể sống yên, nhân nghĩa mà lại như tế ư?”2.
Nguyễn Trãi đã trích quan điểm nhân nghĩa của Khổng Tử mà ngay
quân Minh vẫn đương thách cao làm chiêu bài xâm lược mà lột trần bộ
mặt giả nhân giả nghĩa của địch. Nguyễn Trãi đã tố cáo, vạch mặt bản chất
dối trắ với nhân nghĩa, và của kẻ địch, chà đạp lên chính nghĩa đàn áp bóc
lột nhân dân để nơi nơi thức tỉnh. Đó cũng là nhân nghĩa, là lí do Lê Lợi
và Nguyễn Trãi dấy quân nhân nghĩa để thảo phạt kẻ phi nghĩa, dương cao
ngọn cờ nhân nghĩa để đuổi giặc cứu dân đem lại độc lập tự do cơm no áo
ấm hoà bình hạnh phúc cho nhân dân là việc làm đại nhân đại nghĩa
không gì bằng.
Với những lề lối đanh thép, cương quyết mà đẩy thuyết phục
Nguyễn Trãi đã “đánh” cho giặc tơi bời không kịp nghĩ, không kịp thở,
làm cho tinh thần giặc hoang mang, hàng ngũ địch phân tán, ý chí giặc
lung lay. Đồng thời để giặc hiểu được sức mạnh của dân nghĩa của chính
nghĩa để kẻ địch nhận thấy hành động xâm lược của mình là phi nghĩa,
làm cho chúng thức tỉnh đạo đức mà nhanh chóng quy hàng. Chiến lược
“tâm công” của Nguyễn Trãi đã phát huy hiệu quả cao kết hợp với những
thắng lợi quân sự đã góp phần làm lên thắng lợi hoàn toàn, quân Minh

phải rút quân về nước, dập tắt chiến tranh.
1

Thư số 5 gửi Phòng Chinh – Quân Trang từ mệnh tập…..
Thư số 8 gửi Phòng Chinh – Quân Trang từ mệnh tập…, Thơ văn Nguyễn
Trãi. Nxb Giáo dục H.1980
2

23


Ý chí quyết tâm, tin tưởng quyết trừ giặc, dẹp bạo ngược Nguyễn
Trãi cùng với nghĩa quân Lam Sơn, với sức mạnh cả dân tộc đã chiến đấu
và chiến thắng oanh liệt giành lại độc lập tự do hoàn toàn cho tổ quốc.
3. Lòng nhân đạo và tình yêu hoà bình
Xét ở góc độ khác tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn bao
gồm cả lòng nhân đạo sâu sắc và tình yêu hoà bình hoà hiếu.
Lòng nhân đạo ấy còn được thể hiện ở thái độ tha cho giặc khi
chúng đã thua trận, trong thơ văn của ông thì ông gọi nó là "lòng nhân" là
"lòng hiếu sinh của trời".
"Tướng giặc bị cầm tù như hổ đói quấy đuôi xin tha
mạng
Thần vũ chẳng giết hại thể lòng trời ta mở hiếu sinh"1
hay:
"Thần vũ vai lớn, không muốn chém ai, giết ai
Đại đức ân to, chỉ mong mỏi người được sống
Nghĩ đến kế lâu dài của quốc gia, tha sống cho hàng
binh mười vạn
Sửa sang tình hoà hảo giữa hai nước, dập tắt hoạ chiến
tranh muôn đời.

Bảo toàn lấy nước ta hơn trên hết
Bảo đảm cho dân mình an ninh..."2
Tư tưởng tha cho giặc thể hiện đức độ, lòng nhân đạo của Nguyễn
Trãi cũng như nhân dân sẵn sàng tha thứ cho kẻ lẫm lỡ. Tư tưởng ấy kế
thừa từ truyền thống nhân đạo, nhân nghĩa của dân tộc "đánh kẻ chạy đi
không ai đánh kẻ chạy lại" nay được kế thừa, phát huy tha cho kẻ địch khi
kế cùng kiệt lực, bó giáo chịu hàng.

1
2

Bình Ngô Đại Cáo. Thơ văn Nguyễn Trãi. Nxb giáo dục, H.1980
Phú núi Chí Linh- Thơ văn Nguyễn Trãi, Nxb giáo dục, H.1980

24


Lòng nhân đạo ấy được thể hiện rõ nhất trong lần nghĩa quân vây
thành Đông quan nhiều lần tướng lĩnh xin xung trận "làm cỏ" giặc Minh
trong thành nhưng Nguyễn Trãi chủ trương không làm như vậy bởi khi
giao tranh thì không thể can qua chết chóc. Trên thế thắng thì nghĩa quân
Lam Sơn có thể hoàn toàn "làm cỏ" quân giặc, nhưng Nguyễn Trãi đã
không làm với mục tiêu cuối cùng là đánh đuổi quân thù là độc lập cho
dân tộc khi kết thúc chiến tranh thì không còn thù hằn dân tộc, không còn
cái uất hận cái sĩ diện của nước lớn bị thua trận, để tình hoà giữa hai nước
được duy trì bền vững dài lâu. Cho nên ông cũng như Lê Lợi chủ trương
tha cho hàng binh giặc. Sách Đại Việt sử ký văn thư chép đoạn Vương
Thông, Sơn Thọ mang quân ra hàng thành Đông Quan 10/12/1427 như
sau: "lúc bấy giờ người trong nước vì đã chịu đựng quá nhiều đau khổ cực
do tội ác của giặc gây ra nên kéo nhau đến xin Lê Lợi giết hết lũ giặc hàng

binh giặc cho thoả lòng căm giận nhưng nhà vua trả lời: "phục thù báo
oán là chuyện thường tình của con người ta nhưng không thích giết người
mới là tâm của bậc vương gia và lại người ta đã hàng mà mình lại đem
giết đi thì thật là không có gì hết biết hơn nữa. Huống là muốn cho hả cái
giận trong một lúc mà lại mang tiếng là "sát hàng" trong muôn đời thì sao
bằng để sống hàng vạn mạng người mà "dứt hết chiến tranh muôn đời về
sau cho hai nước "sử sách chép lại, nghìn thủa lưu thơm hà chẳng phải vẻ
vang hay sao?"1. Hành động tha cho hàng binh đó thể hiện tầm nhìn xa
trông rộng, tầm cao trí tuệ muốn xây dựng đất nước thái bình thịnh vượng
trong tình hoà hữu bền lâu, đất nước muôn thuở vẳng ân vàng, thể hiện
trách nhiệm cao cả của Nguyễn Trãi với nhân dân với đất nước "lo trước
điều thiên hạ lo".
Giặc hàng mà không giết mà còn tạo điều kiện cho chúng về nước
thuận lợi:
"Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền
1

Đại Việt sử kí toàn thư- Ngô Sĩ Liên, tập 3

25


×