Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

ĐIỀU TRA VỀ GIỐNG VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY MÍA NƯỚC TẠI HUYỆN BÌNH LONG TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.64 KB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA VỀ GIỐNG VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC
CÂY MÍA NƯỚC TẠI HUYỆN BÌNH LONG
TỈNH BÌNH PHƯỚC

3

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN HOÀNG PHI
Ngành: NÔNG HỌC
Niên Khóa: 2002 – 2007

Tháng 10 /2007
Trang 1


ĐIỀU TRA VỀ GIỐNG VÀ KỸ THUẬT CANH TÁC
CÂY MÍA NƯỚC TẠI HUYỆN BÌNH LONG
TỈNH BÌNH PHƯỚC

NGUYỄN HOÀNG PHI

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư nông nghiệp ngành
Nông Học

Giáo viên hướng dẫn:
KS: PHAN GIA TÂN



Trang 2


LỜI CẢM TẠ
 Chân thành biết ơn:
Thầy PHAN GIA TÂN Trưởng bộ môn cây công nghiệp, khoa Nông Học trường Đại
Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn tôi hoàn thành
luận văn tốt nghiệp này
 Chân thành biết ơn:
-

Ban giám hiệu, quý Thầy Cô khoa Nông Học Trường Đại Học NÔNG LÂM

TP. HỒ CHÍ MINH đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập
-

Phòng kinh tế nông nghiệp Huyện Bình Long

-

UBND Xã Thanh Phú – Xã Tân Lợi

-

Trạm Khuyến Nông Huyện Bình Long

-

Các cô, chú , Anh, Chị chủ vườn mía đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho


tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Tháng 10 năm 2007
Sinh Viên Thực Hiện
NGUYỄN HOÀNG PHI

Trang 3


TÓM TẮT
NGUYỄN HOÀNG PHI – ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH – Tháng
10 năm 2007. Điều tra về giống và kỹ thuật canh tác cây mía nước tại huyện Bình
Long , tỉnh Bình Phước.
Giảng viên hướng dẫn chính: Ks: Phan Gia Tân
Mục tiêu chính của đề tài là: điều tra về cơ cấu giống và những biện pháp kỹ
thuật thâm canh chủ yếu về trồng mía nước mà nông dân đang áp dụng ở huyện Bình
Long , tình Bình Phước để rút ra những cơ sở cho việc nghiên cứu và kết luận về các
giống mía tốt về các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất để đưa vào quy
trình sản xuất nhằm đạt được năng suất, chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất
cho ngành trồng mía nước của huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước nói riêng và các tỉnh
Đông Nam Bộ nói chung.
Đề tài được tiến hành trong 05 tháng từ ngày 08/04/2007 đến ngày 08/09/2007.
bằng phương pháp điều tra nhanh nông thôn với biểu mẩu soạn sẵn (RAA) với 100 hộ
điều tra được chọn ngẫu nhiên. Chủ yếu là điều tra. Thu thập các số liệu về hiện trạng
canh tác mía như: cơ cấu giống, kỹ thuật trồng , chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu
bệnh, chi phí sản xuất, hiệu quả kinh tế của việc trồng mía nước. Tuy thời gian thực
tập ngắn nhưng cũng đạt được một số kết quả sau :
1. Về cơ cấu giống:
Hiện nay trên những vùng trồng mía nước của huyện Bình Long, Tỉnh Bình

Phước trồng nhiều nhất là giống HUÊ KỲ (POJ213) chiếm khoảng 80% diện tích, kế
đến là giống Comus chiếm 20% diện tích .
2. Về Kỹ Thuật Canh Tác:
- Khâu làm đất: làm đất thủ công, chỉ cuốc đất không cày, đất ít xới xáo, chỉ đánh
rãnh rồi đặt hom vô.
- Hom Giống: được chọn lại sau vụ thu hoạch trước, chủ yếu chọn theo kinh
nghiệm, không có xử lý hom trước khi trồng. Mật độ hom trên ha thay đổi theo các hộ
khác nhau và trung bình ở mức 30.000 – 40.000 hom/ha. (hàng cách hàng 0.9m – 1m)
- Cách Đặt Hom: đặt phổ biến theo kiểu sole nanh sấu và kiểu song song đôi khi
có đặt theo kiểu chéo góc. Do mật độ trồng còn quá dày khả năng sinh trưởng và phát
triển mía kém và tạo điều kiện cho sâu bệnh phá hại, tăng chi phí canh tác.
Trang 4


- Phân Bón: nông dân bón phân chưa cân đối, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và
bón theo khả năng, chưa xác định được lượng phân bón cách bón và thời gian bón, để
mía nước đạt năng xuất và chất lượng cao.
- Làm Cỏ: Khi nào có cỏ cao mới làm.
- Tỉa Mía: chưa được quan tâm đúng mức, để quá dày, không chú ý tỉa bỏ những
cây nhỏ, cây sâu bệnh.
- Phòng Trừ Sâu Bệnh: chưa được chú ý nhiều chỉ sử dụng các loại thuốc hạt
như: Basudin 10H; Furadan 3H để trừ mối, sâu đục thân và sử dụng loại thuốc trừ nấm
như: Carbenzyl, Champion; Cooc85.
- Tưới Nước: Chỉ tưới cầm chừng, không cung cấp đủ nước cho mía vào mùa
khô hạn
- Do các hạn chế về kỹ thuật canh tác nên năng xuất và chất lượng cây mía nước
chưa cao. Giống mía Huê Kỳ (POJ 213) đạt 75 tấn/ha và giống Comus đạt 85 tấn/ha.
- Các biện pháp kỹ thuật cần thực hiện để thâm canh tăng năng xuất và chất
lượng cây mía nước.
- Về cơ cấu giống: nên tăng diện tích trồng giống mía Comus đạt tỉ lệ 70%, hạ

diện tích mía Huê Kỳ xuống còn 30% và nên trồng thử nghiệm các giống mía tốt mới
có tỉ lệ xơ thấp có thể làm mía nước như: ROC16, ROC25, ROC26,VN65-65, Co 775
mía tím khánh sơn.
- Khâu làm đất: cày bừa đất kỹ, có hệ thống mương tưới tiêu nước tốt, rãnh trồng
cách nhau 1.2m sâu 25 – 30cm và bón vôi trên đất chua.
- Hom giống: chọn hom tốt và xử lý hom trước khi trồng bằng các dung dịch xác
khuẩn Benlate C hay Rovral 30/00.
- Bón phân đầy đủ NPK theo công thức:
2000kg Komix + 400kg Urea + 500kg Super lan + 350kg KCl
+ Bón lót: toàn bộ phân Komix và phân lân + 1/3 tổng lượng phân Urea
và 1/3 tổng lượng phân KCl, trước khi đặt hom và lấp lại.
+ Bón thúc 1: 1/3 tổng lượng Urea + 1/3 tổng lượng phân KCl.
+ Bón thúc 2: 1/3 tổng lượng Urea + 1/3 tổng lượng phân KCL.
- Tưới nước dậm cho mía trong các tháng mùa khô.
- Phòng trừ sâu bệnh cho mía tốt, nhất là sâu đục thân và bệnh thối đỏ.
Trang 5


MỤC LỤC
Trang tựa ........................................................................................................trang i
Lời cảm tạ ...............................................................................................................ii
Tóm tắt...................................................................................................................iii
Mục lục .................................................................................................................. v
Danh sách bản đồ và các hình ............................................................................. viii
Danh sách các bản ................................................................................................ ix
Chương 1: Mở đầu .............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ...................................................................................................... 1
1.2. Mục đích yêu cầu và giới hạn của đề tài...................................................... 2
1.2.1. mục đích ..................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu ........................................................................................................ 2

1.2.3. Giới hạn của đề tài ....................................................................................... 2
Chương 2: Tổng quan tài liệu ............................................................................. 3
2.1. Cơ cấu giống mía ........................................................................................... 3
2.2. Kỹ thuật thâm canh ...................................................................................... 3
2.3. Kết luận ......................................................................................................... 4
Chương 3: Phương pháp điều tra và cách thức tiến hành .............................. 5
3.1.Phương pháp điều tra..................................................................................... 5
3.1.1 Điều tra trong phòng...................................................................................... 5
3.1.2 Điều tra ngoài đồng ...................................................................................... 5
3.2 Cách thức tiến hành ...................................................................................... 5
3.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp bao gồm ................................................................ 5
3.2.2 chọn hộ điều tra ............................................................................................ 5
3.2.3 phân phối Số lượng điều tra .......................................................................... 6
3.2.4 Nội dung điều tra .......................................................................................... 6
3.2.5 Xử lý số liệu điều tra ..................................................................................... 6
3.3 Khảo sát so sánh hai giống mía ..................................................................... 6
3.3.1 Giới thiệu hai giống mía khảo sát ................................................................. 6
3.4 Phương pháp khảo sát ................................................................................... 7
Trang 6


3.5 Quy trình kỹ thuật canh tác .......................................................................... 8
3.6 Các chỉ tiêu theo dõi ...................................................................................... 8
Chương 4: Kết quả và Nhận Xét......................................................................... 9
4.1 Kết quả điều tra về các điều kiện tự nhiên .................................................. 9
4.1.1 Vị trí địa lý .................................................................................................... 9
4.1.2 Khí hậu – thời tiết ......................................................................................... 9
4.1.3 Nguồn nước .................................................................................................. 9
4.1.4 Tài nguyên đất ............................................................................................ 10
4.2 Kết quả điều tra về tình hình mía nước .................................................... 12

4.3 Kết quả điều tra về cơ cấu giống ................................................................ 13
4.4 Kết quả khảo sát hai giống mía .................................................................. 13
4.4.1 Đặc điểm sinh trưởng ................................................................................. 13
4.4.2 Tình hình sâu bệnh ..................................................................................... 14
4.4.3 Năng xuất .................................................................................................... 15
4.4.4 Nhận xét chung qua khảo sát hai giống mía ............................................... 15
4.5 Kết quả điều tra về kỹ thuật canh tác cây mía nước ................................ 17
4.5.1 Thời vụ trồng, đất trồng, giống, cách đặt hom ........................................... 17
a. Thời vụ ............................................................................................................. 17
b. Chuẩn bị đất ..................................................................................................... 17
c. Chuẩn bị giống ................................................................................................. 17
d. Cách đặt hom ................................................................................................... 17
4.5.2 Chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh ............................................... 17
a. Chăm sóc........................................................................................................... 17
b. Bón phân .......................................................................................................... 18
c. Phòng trừ sâu bệnh .......................................................................................... 18
4.5.3 Thu hoạch, chăm sóc mía gốc và luân canh cải tạo đất trồng mía
mới ....................................................................................................................... 19
a. Thu hoạch ........................................................................................................ 19
b. Chăm sóc mía gốc ........................................................................................... 19
c. Luân canh cải tạo đất, trồng mía mới .............................................................. 19

Trang 7


4.6 Kết quả điều tra về chi phí và hiệu quả đầu tư trồng mía nước ở
Huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước ................................................................ 24
Chương 5: Kết luận và đề nghị ........................................................................ 27
5.1 Kết luận ........................................................................................................ 27
5.1.1 Về cơ cấu giống .......................................................................................... 27

5.1.2 Về kỹ thuật canh tác ................................................................................... 27
5.2 Đề nghị .......................................................................................................... 28
5.2.1 Về cơ cấu giống .......................................................................................... 28
5.2.2 Các biện pháp thâm canh tăng năng xuất chất lượng ................................ 28
a. Làm đất ............................................................................................................ 28
b. Hom giống ....................................................................................................... 28
c. Phân bón .......................................................................................................... 28
d. Phòng trừ sâu bệnh .......................................................................................... 29
e. Về tưới nước cho mía ở mùa khô .................................................................... 29
5.3 Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 29
5.4 Phiếu điều tra thu thập số liệu về hiện trạng giống và kỹ thuật
canh tác cây mía nước ở Huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước ...................... 30
5.5 Danh sách các hộ nông dân được điều tra trồng mía nước ở
Huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước ................................................................ 34

Trang 8


DANH SÁCH BẢN ĐỒ VÀ CÁC HÌNH
Hình 1:

Bản đồ hành chính huyện Bình Long.............................................. Trang 11

Hình 2:

Giống mía Huê Kỳ (POJ 213)....................................................................16

Hình 3:

Giống mía Comus ......................................................................................16


Hình 4:

Mương thoát nước giữa các líp ..................................................................20

Hình 5:

Ao tưới nước cho mía ................................................................................20

Hình 6:

Hom giống có 3 mắt mầm..........................................................................21

Hình 7:

Độ dài hom giống của 2 giống Huê Kỳ và Comus ....................................21

Hình 8:

Đặt hom theo kiểu chéo góc (khứa cá) ......................................................22

Hình 9:

Đặt hom theo kiểu hai hàng sole nanh sấu.................................................22

Hình 10:

Đặt theo theo kiểu hai hàng song song ......................................................22

Hình 11:


Sâu đục làm gãy ngang thân mía Huê Kỳ..................................................23

Hình 12:

Bệnh thối đỏ bẹ (Cercospora varginae Kriiger)........................................23

Trang 9


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1

Kết quả điều tra về hiện trạng sử dụng đất ở Bình Long
tỉnh Bình Phước ...............................................................................Trang 10

Bảng 4.2

Kết quả điều tra về diện tích, năng suất và sản lượng mía nước ở
huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước năm 2006 .......................................... 12

Bảng 4.3

Kế hoạch thực hiện sản xuất mía nước năm 2007 ở huyện Bình
Long ........................................................................................................... 12

Bảng 4.4

Kết quả điều tra về cơ cấu giống mía nước đang được trồng ở huyện
Bình Long, tình Bình Phước năm 2006 – 2007 ......................................... 13


Bảng 4.5

Kết quả so sánh về khả năng sinh trưởng, tỉ lệ trổ cờ và đổ ngã của
hai giống mía Huê Kỳ và Comus ............................................................... 14

Bảng 4.6

Kết quả so sánh về tỷ lệ sâu bệnh hại hai giống mía qua các thời kỳ........ 14

Bảng 4.7

Kết quả so sánh năng suất hai giống mía ở vụ tơ....................................... 15

Bảng 4.8

Kết quả điều tra về lượng phân bón cho vụ mía tơ ở huyện Bình
Long tỉnh Bình Phước ................................................................................ 18

Bảng 4.9

Sơ bộ lượng toán chi phí và hiệu quả đầu tư cho một ha mía nước ở
vụ tơ huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước .................................................. 24

Bảng 4.10 Sơ bộ lượng toán chi phí và hiệu quả đầu tư cho một ha mía nước ở
vụ gốc huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước................................................ 25

Trang 10



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẤU
1.1 Đặt Vấn Đề:
Cây Mía: Saccharum spp. L.
Mía là loại cây công nghiệp có nhiều ưu điểm và giá trị kinh tế cao được trồng ở
nhiều quốc gia trong khu vực khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới .
Hiện nay cây mía là nguồn nguyên liệu quan trọng của nền công nghiêp chế biến
đường ăn trên thế giới kể cả nước ta. Ngoài công dụng chế biến cây mía còn có một
giá trị quan trọng mà ta không thể quên đó là uống nước mía, do nước mía có giá trị
dinh dưỡng cao gồm các loại đường như: saccharose, Glucose, Fructose và các acide
hữu cơ tự do (acid amin); Protein; muối khoáng; tinh bột đã mang lại loại thức uống
ngọt ngào mát mẻ. Do đó ngoài các giống mía trồng để làm đường còn có các giống
mía trồng để ăn tươi hoặc ép lấy nước mía uống. Cùng với công nghiệp chế biến
đường, nước mía cây qua các nhu phẩm của ngành đường còn được phát triển bởi các
ngành công nghiệp khác như sản xuất: cồn, rượu, bánh kẹo, ván ép, phân bón,
Cây mía ở nước ta còn đóng vai trò ý nghĩa thiết thực như:
-

Tạo thêm việc làm góp phần bố trí lại dân cư nông thôn

-

Phát triển ngành mía đường nói chung và ngành mía nước nói riêng góp phần
xóa đói giảm nghèo và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

-

Tăng thu nhập quốc dân và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa hiện đại hóa.


-

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên và cải tạo môi tường

-

Cung cấp nguồn nước mía giàu dinh dưỡng cho người dân, qua ép thủ công
hoặc qua chế biến đóng hộp công nghiệp.
Do đó hướng đầu tư, phát triển cây mía nước tại huyện Bình Long, Tỉnh Bình

Phước là yêu cầu cần thiết trước mắt cũng như lâu dài nhằm khai thác hiệu quả đất đai
và lao động. Huyện Bình Long là nơi có điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho việc
trồng mía nước, có diện tích trồng mía lớn và đạt năng suất cao ở tỉnh Bình Phước, do
nông dân có nhiều kinh nghiệm trong việc canh tác mía nước. Tuy nhiên từ trước đến
Trang 11


nay người dân trồng mía chưa chú ý về giống và các biện pháp kỹ thuật thâm canh, đề
nâng cao năng xuất và chất lượng của cây mía nước, chính vì thế mà việc nghiên cứu
bắc đầu là công tác điều tra cơ bảng đó là việt làm cấp bách để làm cơ sở cho việc mở
rộng diện tích, nghiên cứu đổi giống và quy trình canh tác đạt năng suất cao và phẩm
chất tốt, hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội cho ngành trồng mía
nước ở huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước nói riêng và các tỉnh trồng mía miền nam
nói chung.
Xuất phát từ những vấ đề trên, để có thể nắm bắt được các điều kiện sản xuất đặt
biệt về cơ cấu giống và kỹ thuật thâm canh của cây mía nước trong huyện Bình Long.
Được sự phân công của Bộ môn cây công nghiệp – khoa Nông Học Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: Điều tra
về giống và kỹ thuật canh tác cây mía nước tại Huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước.
1.2 Mục Đích Yêu Cầu Và Giới Hạn Của Đề Tài:

1.2.1 Mục Đích:
Qua điều tra về hiện trạng canh tác mía, chủ yếu đi sâu về cơ cấu giống và những
biện pháp kỹ thuật thâm canh mà nông dân đã áp dụng trồng mía để tìm ra giải pháp
về giống về quy trình kỹ thuật canh tác nhằm tăng năng suất chất lượng cây mía nước
cho vùng điều tra của Huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước nói riêng và các vùng trồng
mía nước của các tỉnh Đông Nam Bộ nói chung.
1.2.2 Yêu Cầu:
Trong thời gian thực tập 05 tháng kể từ ngày 08/04/2007 đến ngày 08/09/2007
thực hiện công việc điều tra cần đạt các yêu cầu sau:
- Xác định được cơ cấu giống mía nước hiện đang trồng ở Huyện Bình Long,
Tỉnh Bình Phước.
- Điều tra về kỹ thuật canh tác cây mía nước với các biện pháp kỹ thuật thâm
canh.
- Kết quả điều tra là cơ sở đề xuất cơ cấu giống và quy trình kỹ thuật thâm canh
tăng năng suất và chất lượng cây mía nước nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
1.2.3 Giới Hạn Đề Tài:
Do thời gian thực tập chỉ trong vòng 05 tháng trên địa bàn điều tra rộng, khá
phức tạp nên kết quả điều tra còn nhiều mặt hạn chế. Các kết luận rút ra chỉ có ý nghĩa
Trang 12


bước đầu cần phải điều tra trên quy mô lớn hơn, kết hợp với các thí nghiệm so sánh
giống và các biện pháp canh tác để có những kết luận chính xác hơn.

Trang 13


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Mía là một trong những cây trồng quan trọng ở nước ta có nhiều ưu điểm và giá

trị kinh tế cao nó cung cấp đường và nước mía cho bửa ăn hàng ngày của chúng ta và
để xuất khẩu.
Mía là cây dễ tính lại cho thu nhập trong thời gian ngắn nó mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Do vậy ngành trồng mía nước nói riêng và ngành trồng mía đướng nói
chung đang ngày càng được mở rộng ở nhiều địa phương.
Ở nước ta mía là nguyên liệu duy nhất để ép nước mía và để chế biến đường ăn.
Tuy nhiên nhìn chung tình hình sản xuất mía ở nước ta còn ở trình độ thấp, năng
xuất và chất lượng mía chưa cao, hiệu quả kinh tế mang lại cho người trồng mía còn
hạn chế không phản ánh đúng với bản chất vốn có của cây mía. (Nguyễn Huy Ước
2002)
2.1 Về Cơ Cấu Giống Mía:
Giống mía giữ vai trò rất quan trọng là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm
mang lại một cơ cấu giống sao cho đạt các yêu cầu sau:
+ Mang lại năng suất chất lượng cao.
+ Đạt hiệu quả kinh tế.
+ Phù hợp với các dạng đất khác nhau.
+ Thích hợp ở các điều kiện khí hậu khác nhau.
+ Phù hợp với các thời vụ trồng mía trong năm.
Chính vì thế mà trong những năm gần đây công tác chọn giống đã và đang được
viện nghiên cứu mía đường Bến Cát Bình Dương và Trường Đại Học Nông Lâm
Nghiên Cứu là đề tài trọng điểm với các nội dung chính như sau:
- Trước tiên nghiên cứu tuyển chọn giống mía tốt phục vụ cho sản xuất từ nguồn
giống hiện có.
- Sưu tập nhập nòi giống mới, xây dựng tập đoàn mía tư liệu với trên 400 mẩu
giống trong đó có nhiều giống mía quý hiếm (Nguyễn Huy Ước, 1994)
2.2 Về Kỹ Thuật Thâm Canh:
Các nông hộ tuy đã cơ bản có kinh nghiệm về trồng mía nước tuy nhiên để
nghành trồng mía nước thật sự mang lại hiệu quả cao hơn thì phải thực hiện các biện
Trang 14



pháp kỹ thuật thâm canh như: bón vôi cho đất bị phèn cày bừa bằng cơ giới, đào
mương, lên líp thoát nước bón phân hợp lý (theo nguyên tắc bốn đúng), phòng trừ sâu
bệnh và đặc biệt phải tưới cho mía nước ở vùng đất khô hạn.
2.3 Kết Luận:
Việc nghiên cứu cây mía đường từ trước đến nay đã thực hiện nhiều nghiên cứu,
để phát triển cây mía nước chưa có ai làm.Đề tài nghiên cứu đã thể hiện yêu cầu hết
sức cấp bách và quan trọng của việc điều tra xác định cơ cấu giống phù hợp và thâm
canh tăng năng suất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế tối đa cho ngành trồng mía nước ở
huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước.

Trang 15


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA VÀ CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
3.1 Phương Pháp Điều Tra:
Điều tra nhanh nông thôn với biểu mẩu in sẵn (RAA) chọn 100 hộ phân bố ngẫu
nhiên ở bốn xã và một thị trấn của Huyện Bình Long có nhiều kinh nghiệm trong sản
suất mía nước để điều tra thăm hỏi về giống và kỹ thuật thâm canh cùng với kinh
nghiệm được tích lũy. Đồng thời cũng kết hợp khảo sát ngoài đồng về các đặt tính
nông học của giống, ghi nhận mức độ sâu bệnh xuất hiện theo thời gian sinh trưởng
của mía theo mẩu điều tra cây mía của Bộ môn Cây công nghiệp khoa Nông Học
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
3.1.1 Điều Tra trong Phòng:
- Thu nhập số liệu của các phòng ban ở các cơ quan chức năng trên địa bàn của
các xã, thị trấn có liên quan
- Ghi nhận về các kỹ thuật thâm canh và kinh nghiệm sản xuất của nông dân sản
xuất giỏi, các thương lái trong vùng điều tra.
3.1.2 Điều Tra Ngoài Đồng:

Chọn những ruộng mía sinh trưởng trung bình mỗi ruộng chọn 05 điểm theo
đường chéo góc. Mỗi điểm chọn một bụi để theo dõi các chỉ tiêu nông học và sâu bệnh
trên hai giống mía đang trồng phổ biến.
3.2. Cách thức tiến hành
3.2.1. Thu thập các số liệu thứ cấp bao gồm
- Các tư liệu về tình hình sản xuất mía, các giống mía và biện pháp kỹ thuật thâm
canh.
- Số liệu thống kê sản xuất nông nghiệp ở các xã, thị trấn điều tra.
- Bản đồ hành chính huyện Bình Long, bản đồ đất.
- Thu thập số liệu đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của khu vực điều tra qua
chính quyền địa phường.
3.2.2. Chọn hộ điều tra
Hộ điều tra là nông dân đã có kinh nghiệm trồng mía từ 10 -25 năm được chọn
ngẫu nhiên, ghi nhận số liệu từng hộ bằng phỏng vấn theo phiếu điều tra in sẵn.

Trang 16


3.2.3. Phân phối số lương điều tra
STT

Địa điểm

Diện tích mía (ha)

Số phiếu điều tra

1

Thị trấn An Lộc


4

10

2

Xã Thanh Phú

20

36

3

Xã Tân Lợi

17

27

4

Xã Phước An

8

14

5


Xã Thanh An

7

13

Tổng cộng

56

100

3.2.4. Nội dung điều tra
- Các giống mía hiện đang trồng và các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây mía
nước ở địa phương điều tra.
- Chi phí sản xuất: vật tư và công lao động trong quá trình sản xuất.
- Hiệu quả kinh tế của việc trồng mía.
3.2.5. Xử lý số liệu điều tra
Thống kế số liệu bằng chương trình Microsoft Excel
3.3. Khảo sát so sánh 2 giống mía
3.3.1. Giới thiệu hai giống mía khảo sát
a. Giống Huê Kỳ (POJ 213)
Giống mía có nguồn gốc Indonesia nhập vào miền nam năm 1945 còn trồng đến
ngày nay.
- Đặc điểm hình thái:
Thân to mọc thẳng, có lóng hình trụ, vỏ thân có màu xanh ẩn vàng. Khi mía chín
có màu vàng, mầm trung bình, hơi tròn, không có rãnh mầm, cánh mầm rộng, đai sinh
trưởng rõ.
- Đặc điểm nông nghiệp

Giống mọc mầm nhanh, tỷ lệ mọc mầm khá, sức đẻ nhánh khá. Giai đoạn đầu
sinh trưởng chậm, sau đó phát triển nhanh hơn tỷ lệ cây hữu hiệu cao, đổ ngã nhiều,
không trổ cờ. Khả năng thích ứng hẹp, chịu hạn kém, nhiễm sâu bệnh nặng.
Ở điều kiện tưới có nước năng suất có thể đạt trên 100 tấn/ ha. Ở điều kiện không
có tưới nước năng suất đạt trung bình 60 – 80 tấn/ ha.
Trang 17


- Đặc điểm công nghiệp
Chín sớm (10 – 12 tháng), thời gian giữ đường dài, nên có thể thu hoạch vào cuối
vụ.
Hàm lượng đường trong mía thấp.
Giống này không dùng cho chế biến công nghiệp mà chỉ để ép nước, mía ăn và
các ngành khác.
b. Giống mía Comus
Giống mía của Úc nhập vào miền nam 1965 được trồng nhiều ở các tỉnh miền
nam nhất là trên các đất thấp, đất phèn.
- Đặc điểm hình thái:
Thân to, mọc thẳng, lóng hình trụ, có phủ sáp, có màu phớt tím, mầm lồi, hơi
tròn, có rãnh mầm, phiến lá rộng, màu xanh thẫm, mọc thẳng, có nhiều lông, có hai tai
lá.
- Đặc điểm công nghiệp:
Giống Comus chín sớm, thời gian giữ đường trung bình nên cần thu hoạch sớm,
không để quá mười hai tháng. Tỉ lệ xơ thấp để ép thủ công hoặc ép nước mía.
Hàm lượng đường trong mía cao CCS đạt > 10%
3.4. Phương pháp khảo sát
Hai giống mía khảo sát gồm: Giống Huê Kỳ và Comus
Khảo sát ngoài đồng được thực hiện theo phương pháp so sánh bắt cặp trên diện
tích đại trà, mỗi giống một lô có diện tích là 10.000m2, không có lần lặp lại, trong mỗi
lô chọn 5 điểm chéo góc để theo dõi các chỉ tiêu.

Sơ đồ bố trí khảo sát



A





B




Bảo vệ
Trang 18



Bào vệ

Bảo vệ

Bảo vệ


* Ghi chú: : Các điểm theo dõi
A: Giống mía Huê Kỳ
B: Giống mía Comus

3.5 Quy trình kỹ thuật áp dụng trong canh tác
- Làm đất: cày đất hai lần, bừa xới ba lần, bừa kỹ sạch sâu bệnh, đất tơi xốp, bằng
phẳng, có hệ thống tưới tiêu đầy đủ.
- Hom giống: 30.000 – 40.000 hom/ha, xử lý hom giống hom giống bằng dung
dich sát khuẩn:
+ Rorval: 20 – 40 g/ 10 lít nước (2 – 40/00)
+ Benlat-C: 25 – 40 g/ 10 lít nước (2.5 – 40/00)
- Khoảng cách trồng: Hàng cách hàng 1m2 trên hàng 1m tới đặt 4 hom theo kiểu
nanh sấu (sole)
- Rạch hàng sâu: 20 – 25cm
- Làm cỏ, tỉa mía kết hợp bón phân xới xáo.
- Bón phân: sử dụng toàn bộ phân Komix
+ Bón lót: 2 tấn/ha
+ Bón thúc: 3 tấn/ha (chia làm hai lần bón). Khi mía kết thúc nẩy mầm và
khi mía kết thúc đẻ nhánh.
- Tưới cho mía trong các tháng mùa khô.
3.6 Các chỉ tiêu theo dõi
Theo dõi các chỉ tiêu về:
- Sinh trưởng: thời gian nẩy mầm, tỷ lệ nảy mầm, sức đẻ nhánh
- Sâu bệnh : đầu sinh trưởng, giữa sinh trưởng, cuối sinh trưởng
- Năng suất: tấn/ha

Trang 19


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT
4.1 Kết quả điều tra về các điều kiện tự nhiên
4.1.1 Vị trí địa lý:
Huyện Bình Long nằm ở phía tây của tỉnh Bình Phước với diện tích tự nhiên :

757,73 km2 , chia thành 14 xã và một thị trấn có tọa độ địa lý như sau :
- Phía Đông Nam giáp huyện Đồng Phú
- Phía Đông Bắc giáp huyện Phước Long
- Phía Bắc giáp Lộc Ninh
- Phía Nam giáp huyện Chơn Thành
- Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh.
Cách thành phố Hồ Chí Minh 100 km về hướng Nam
4.1.2 Khí hậu - Thời tiết
Khí hậu Bình Long mang nét điển hình của vùng nhiệt đới gió mùa. Nóng ẩm
quanh năm và không có mùa lạnh. Có 2 mùa rõ rệt. mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến
tháng 11 dương lịch, mùa khô bắt đầu tháng 12 đến hết tháng 4 dương lịch năm sau.
Lượng mưa phân bố không đều trong năm tập trung chủ yếu vào các tháng mưa
(chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm) và rất ít vào các tháng mùa khô (chỉ chiếm 10%
tổng lượng mưa cả năm).
Lượng ánh sáng dồi dào, tổng số giờ nắng trong năm 2.500 giờ (niên giám thống
kê Bình Phước 2006).
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thị xã Đồng Xoài là : lượng mưa trung
bình khá lớn 2.717,4 mm/ năm.
Nhiệt độ trung bình cả năm là 26,3oC. Độ ẩm trung bình cả năm là 79,5%.
Đây là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh đặc
biệt là cây mía.
4.1.3 Nguồn Nước:
Huyện Bình Long có 2 sông chính đó là sông Sài Gòn và sông Bé chảy ngang
qua địa phận huyện tuy nhiên 2 sông này nằm ở 2 vị trí ranh giới nên không phục vụ
nhiều cho việc sản xuất nông nghiệp.

Trang 20


Việc tưới tiêu được các : ao, hồ, suối phục vụ là chính. Tuy nhiên có thể nói vào

6 tháng mùa nắng, trời hạn, nước phục vụ cho nông nghiệp nói chung và cây mía nói
riêng chủ yếu là các giếng sâu.
4.1.4 Tài nguyên đất
Toàn huyện Bình Long có 4 nhóm đất và có 7 đơn vị trong đó :
Nhóm đất đỏ vàng: 46.851,71 ha chiếm 61.84%.
Nhóm đất xám: 22.175,34 ha chiếm 29.26%
Nhóm đất đen: 6.192,45 ha chiếm 8.17%
Nhóm đất cát: 553,5 ha chiếm 0,73%
(Nguồn: theo thống kê của phòng tài nguyên môi trường 2007).
Bảng 4.1 Kết quả điều tra về hiện trạng sử dụng đất ở Bình Long tỉnh Bình Phước
STT

Loại Đất

Diện tích(ha)

Tỷ lệ %

Tổng Diện tích đất tự nhiên

75.773,10

100,00

I

Đất Nông Nghiệp

56.646,70


74,76

1.

Đất trồng cây hàng năm

5.744,40

7,58

A

Đất ruộng lúa, màu

1.907,82

2,52

B

Cây mía nước

60.7

0.08

C

Đất trồng cây hằng năm khác


3.732,28

4,93

2.

Đất vườn tạp

4.212,63

5,56

3.

Cây lâu năm

46.487,26

61,35

4.

Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản

202,41

0,26

II


Đất lâm Nghiệp

12.347,30

16,30

1.

Rừng trồng

12.326,30

16,27

2.

Rừng tự nhiên

21,00

0,03

III

Đất chuyên dùng

3.912, 78

5,17


IV

Đất ở

958,70

1,27

V

Đất chưa sử dụng và sông

1907,62

2,50

(Nguồn niên giám thống kê 2006 huyện Bình Long)
Bình Long có nguồn tài nguyên đất vô cùng phong phú giàu chất dinh dưỡng,
hữu cơ là điều kiện tốt để phát triển Nông nghiệp nói chung và cho cây mía nước nói
riêng.
Trang 21


Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Bình Long

Trang 22


4.2. Kết quả điều tra về tình hình sản xuất cây mía nước
Tình hình sản xuất mía nước ở huyện Bình Long trong những năm qua ngày càng

được mở rộng về diện tích do trồng cây mía nước có hiệu quả kinh tế hơn so với và
cây công nghiệp khác.
Bảng 4.2 Kết quả điều tra về diện tích, năng suất và sản lượng mía nước ở
huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước năm 2006
Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

Thị trấn An Lộc

4,5

65

292,5

Xã Thanh Phú

20

73

1.460

Xã Tân Lợi

13


68

884

Xã Thanh An

15

63

945

Xã Tân Khai

3,5

60

210

Xã Phước An

4,7

67

314,9

60.7


66

4.106,4

Địa điểm

Tổng cộng

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Bình Long năm 2006.
Với hiệu quả kinh tế mà mía nước ở huyện Bình Long đạt được là một kết quả
đáng được khích lệ và cần được tăng thêm nữa cả về số lượng và chất lượng. Chính vì
thế mà UBND huyện đã giao nhiệm vụ và kế hoạch cho phòng kinh tế huyện thực hiện
kế hoạch nhiệm vụ năm 2007 được tổng hợp ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Kế hoạch thực hiện trồng mía nước năm 2007 ở huyện Bình Long
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(Tấn/ ha)

(Tấn)

Thị trấn An Lộc

4,5


67

301,5

Xã Thanh Phú

25

75

1875

Xã Tân Lợi

18

70

1260

Xã Thanh An

16

65

1040

Xã Tân Khai


3,5

62

217

Xã Phước An

9,7

69

669,3

76,7

68

5.362

Địa điểm

Tổng cộng

Nguồn: Phòng kinh tế huyện Bình Long năm 2007
Trang 23


4.3. Kết quả điều tra về cơ cấu giống
Giống mía là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới năng suất, chất

lượng là một trong các điều kiện ưu tiên cho thâm canh. Chính vì thế mà yêu cầu phải
xác định được giống tốt, phù hợp với điều kiện ở Bình Long, nhằm mang lại hiệu quả
kinh tế cho người trồng mía.
Kết quả điều tra về cơ cấu các giống mía nước đang được trồng phổ biến ở huyện
Bình Long, tỉnh Bình Phước, được tổng hợp trình bày ở bảng 4.4 .
Bảng 4.4. Kết quả điều tra về cơ cấu giống mía nước đang được trồng ở
huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước năm 2006 – 2007.
STT

Giống mía

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1

Huê Kỳ

45

80

2

Comus

11

20


56

100

Tổng cộng

Nguồn: Phiếu điều tra thu thập số liệu nông dân
* Nhận xét: Theo kết quả điều tra của các hộ nông dân trồng mía nước ở hyện
Bình Long, tỉnh Bình Phước thì giống Huê Kỳ chiếm 80% diện tích đang được trồng
phổ biến. Vì đây là giống cũ, lâu đời được trồng theo tập quán của dân địa phương,
giống này đổ ngã nhiều, sâu bệnh phá hoại cao. Gần đây mới được một số hộ trồng
giống Comus chiếm 20% diện tích, giống này bước đầu cho năng suất và chất lượng
cao, cần nghiên cứu kỹ hơn và tiếp tục xây dựng cơ cấu giống mía cho huyện Bình
Long, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
4.4 Kết quả khảo sát 2 giống mía
Trong thời gian khảo nghiệm cho thấy hai giống Huê Kỳ và Comus đều sinh
trưởng và phát triển tốt, nhiễm nhẹ các loại sâu bệnh, năng suất khá, phẩm chất tốt
thích hợp cho việc thâm canh tăng năng suất và chất lượng ở Huyện Bình Long, Tỉnh
Bình Phước.
4.4.1 Đặc điểm sinh trưởng
- Về tỷ lệ nảy mầm: 2 giống Comus và Huê Kỳ có tỷ lệ nảy mầm biến động từ:
78 – 82%.
- Về sức đẻ nhánh biến thiên từ 2,93 – 3,45 nhánh/ cây.

Trang 24


- Về tình hình vươn lóng: hầu hết 2 giống comus và Huê Kỳ bắt đầu hình thành
lóng và vươn cao từ 60 – 75 ngày sau khi trồng và có tốc độ vươn cao nhanh trong các

tháng mùa mưa. Chiều cao cây trước lúc thu hoạch một tháng của hai giống Comus và
Huê Kỳ đạt khá cao trên 250 cm. đây là yếu tố quan trọng rất cần thiết để làm tăng
được trọng lượng cây sẽ làm tăng năng suất của vườn mía.
- Khả năng đổ ngã: Comus ít đổ ngã còn Huê Kỳ có tỷ lệ đổ ngã khá cao 5–15%.
- Về trổ cờ: Huê Kỳ không trổ cờ, Comus rất ít bị trổ cờ 2 – 5%.
- Qua khảo sát điều tra cho thấy 2 giống đều có khả năng chịu hạn tuy nhiên
Comus chịu hạn tốt hơn Huê Kỳ.
Kết quả khảo sát về khả năng sinh trưởng tỉ lệ trổ cờ và đổ ngã của hai giống mía
khảo sát được tổng hợp ở bảng 4.5.
Bảng 4.5: Kết quả so sánh về khả năng sinh trưởng, tỉ lệ trổ cờ và đổ ngã của hai
giống mía Huê Kỳ và Comus.
STT

Tên giống

Thời gian

Tỷ lệ

Sức đẻ

Chiều cao

Tỷ lệ

Tỷ lệ

/ chỉ tiêu

nảy mầm


nảy

nhánh

cây cuối thời

trổ cờ

đổ ngã

(ngày)

mầm

(nhánh /

kỳ sinh

(%)

(%)

(%)

cây)

trưởng (cm)

1


Comus

17

82

2,93

265

3,5

5

2

Huê kỳ

18

78

3,45

230

0

15


4.4.2 Tình Hình Sâu Bệnh Hại
Hầu hết 2 giống mía khảo sát đều bị sâu bệnh hại qua các thời kỳ.
Kết quả so sánh về tỷ lệ sâu bệnh hại của hai giống Comusvà Huê Kỳ được tổng
hợp và trình bày ở bảng 4.6
Bảng 4.6 kết quả so sánh về tỷ lệ sâu bệnh hại mía qua các thời kỳ sinh trưởng
của hai giống mía Huê Kỳ và Comus.
STT

Giống/

Tỷ lệ sâu hại qua các thời kỳ (%)

Tỷ lệ bệnh hại qua các thời kỳ (%)

chỉ tiêu

Đầu sinh

Giữa

Cuối sinh

Đầu sinh

Giữa

Cuối sinh

trưởng


sinh

trưởng

trưởng

sinh

trưởng

trưởng

trưởng

1

Huê Kỳ

0,95

3,45

2,10

1,5

6,7

3,2


2

Comus

0,40

3,05

1,5

0,64

4,2

2,1

Trang 25


×