Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI Ở TRẠI HEO GIA NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.51 KB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI Ở
TRẠI HEO GIA NAM

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN HOÀNG VŨ
Ngành

: Thú Y

Niên khóa

: 2002-2007

Tháng 11/2007


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI Ở
TRẠI HEO GIA NAM

Tác giả

NGUYỄN HOÀNG VŨ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành Thú y

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN NGỌC HẢI


Tháng 11 năm 2007
i


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng cha mẹ
Người đã có công sinh thành dưỡng dục, tận tụy nuôi dưỡng để cho con có
được như ngày hôm nay
Thành kính tri ân
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa, cùng toàn thể Thầy, Cô thuộc Khoa Chăn Nuôi Thú Y. Đã tận
tình giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập.
Chân thành cảm tạ
Thầy Nguyễn Ngọc Hải đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt thời
gian học tập thực hiện đề tài.
Chân thành biết ơn
Ban Giám Đốc Công ty Gia Nam.
Kỹ sư Lê Hữu Bằng.
Các anh chị kỹ thuật và công nhân cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong
trại. Đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi thực hiện và hoàn
thành tốt đề tài tốt nghiệp này trong thời gian thực tập.
Cảm ơn
Tập thể lớp TCTY 19, tất cả những người thân, người bạn của tôi, những người
luôn chia sẻ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Nguyễn Hoàng Vũ

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Đề tài được thực hiện từ ngày 03/05/2007 đến ngày 03/09/2007 tại Công ty
TNHH Gia Nam huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương với mục đích tìm hiểu tình hình
chăn nuôi và những bệnh thường xảy ra ở trại Gia Nam nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả chăn nuôi của trại.
Số liệu khảo sát 502 heo nái sinh sản, 803 heo con theo mẹ, 1023 heo cai sữa,
1654 heo thịt.
Qua quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy tình hình chăm sóc nuôi dưỡng của
trại là tương đối tốt, với việc áp dụng mô hình chuồng trại là chuồng kín đối với heo
nái sinh sản heo con cai sữa và heo nọc.
Kết quả cho thấy tỷ lệ những bệnh, chứng thường xảy ra trên đàn heo được
khảo sát như sau:
 Đối với nhóm heo nái sinh sản: không đậu thai (14,7%); sốt, bỏ ăn (9,36%);
viêm tử cung (8,57%); sẩy thai (6,38%); sót nhau (0,60%); viêm vú (1,06%).
 Trên heo con theo mẹ, heo cai sữa và heo thịt: bệnh trên đường hô hấp
(9,71%); tiêu chảy (8,76%); viêm khớp (3,16%).
Kết quả điều trị khỏi như sau:
 Nhóm heo nái sinh sản: sốt, bỏ ăn (95,7%); viêm tử cung (88,37%); viêm vú
(75%).
 Nhóm heo con theo mẹ, heo cai sữa và heo thịt: tiêu chảy (87,21%); viêm
khớp (84,55%); bệnh trên đường hô hấp (83,14%).
Tỷ lệ loại thải trên từng bệnh:
 Đối với nhóm heo nái sinh sản: viêm vú (25%); viêm tử cung (11,63%); sốt,
bỏ ăn (4,3%).
 Đối với nhóm heo con theo mẹ, heo cai sữa và heo thịt: bệnh trên đường hô
hấp (16,86%); viêm khớp (10%); tiêu chảy (7,2%).

iii


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm ơn.......................................................................................................................ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................iv
Danh sách các bảng .......................................................................................................vii
Danh sách các hình và biểu đồ .................................................................................... viii
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu..................................................................................................1
1.2.1 Mục đích .................................................................................................................1
1.2.2 Yêu cầu ...................................................................................................................1
Chương 2. TỔNG QUAN..............................................................................................2
2.1. Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH Gia Nam........................................................2
2.1.1. Đặc điểm khí hậu...................................................................................................2
2.1.2. Thổ nhưỡng ...........................................................................................................3
2.1.3. Thủy văn ................................................................................................................3
2.1.4 Cơ cấu đàn ..............................................................................................................3
2.2. Một số bệnh thường xảy ra trên heo.........................................................................3
2.2.1. Viêm tử cung .........................................................................................................3
2.2.2. Sẩy thai ..................................................................................................................5
2.2.3. Viêm vú .................................................................................................................7
2.2.4. Tiêu chảy ...............................................................................................................8
2.2.5. Viêm khớp ...........................................................................................................10
2.2.6. Bệnh trên đường hô hấp ......................................................................................11
2.2.7. Sốt, bỏ ăn .............................................................................................................12
2.2.9. Sót nhau ...............................................................................................................13
2.2.10. Không đậu thai ..................................................................................................13
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ..................................15
3.1. Thời gian và địa điểm khảo sát...............................................................................15

iv


3.2. Đối tượng khảo sát..................................................................................................15
3.2.1. Heo nái hậu bị......................................................................................................15
3.2.2. Heo nái khô..........................................................................................................15
3.2.3. Heo nái mang thai................................................................................................15
3.2.4. Heo nái đẻ............................................................................................................15
3.2.5. Heo con sơ sinh đến cai sữa ................................................................................15
3.2.6. Heo con sau cai sữa .............................................................................................15
3.2.7. Heo thịt ................................................................................................................15
3.3. Nội dung khảo sát...................................................................................................15
3.3.1. Điều kiện chăn nuôi.............................................................................................15
3.3.2. Khẩu phần thức ăn của từng nhóm......................................................................15
3.3.3. Bệnh / chứng thường gặp trên từng nhóm heo khảo sát......................................15
3.3.4. Tiêm phòng, điều trị và hiệu quả của việc điều trị ..............................................16
3.3.5. Năng suất của trại ................................................................................................16
3.4. Phương pháp tiến hành ...........................................................................................16
3.5. Các công thức tính..................................................................................................16
3.6. Phân tích xử lý thống kê .........................................................................................17
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................18
4.1. Quá trình chăm sóc nuôi dưỡng .............................................................................18
4.1.1. Điều kiện chăn nuôi.............................................................................................18
4.1.2 Thức ăn, nước uống..............................................................................................20
4.1.3 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng ...........................................................................20
4.2 Biện pháp thú y........................................................................................................23
4.2.1 Tiêm phòng...........................................................................................................23
4.2.2 Vệ sinh sát trùng chuồng trại................................................................................23
4.3 Năng suất của trại ....................................................................................................24
4.4 Tình hình dịch bệnh.................................................................................................24

4.4.1 Nhóm heo nái sinh sản .........................................................................................25
4.4.1.1 Tỷ lệ heo nái mắc bệnh......................................................................................25
4.4.1.2 Tỷ lệ các bệnh / chứng xảy ra ở heo nái............................................................25
4.4.1.3 Tỷ lệ heo nái mắc bệnh theo lứa đẻ...................................................................26
v


4.4.1.4 Tỷ lệ sẩy thai ở heo nái theo các lứa đẻ.............................................................27
4.4.1.5 Tỷ lệ heo nái bị sót nhau theo lứa đẻ.................................................................28
4.5.1.6 Tỷ lệ heo nái bị viêm vú theo lứa đẻ .................................................................29
4.4.1.7 Tỷ lệ heo nái bị viêm tử cung theo các lứa đẻ...................................................30
4.4.1.8 Tỷ lệ heo nái có triệu chứng sốt bỏ ăn theo lứa đẻ............................................31
4.4.1.9 Tỷ lệ heo nái phối không đậu thai .....................................................................33
4.4.2 Nhóm bệnh trên heo con theo mẹ, heo cai sữa và heo thịt...................................34
4.4.2.1 Tỷ lệ các bệnh thường xảy ra ở trại trên heo con theo mẹ, heo cai sữa và heo
thịt ..........................................................................................................................34
4.6 Kết quả điều trị trên tổng số các trường hợp bệnh ..................................................36
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................40
5.1. Kết luận...................................................................................................................40
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................42
PHỤ LỤC .....................................................................................................................44

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Tỷ lệ heo nái mắc bệnh .................................................................................25
Bảng 4.2: Tỷ lệ các bệnh / chứng xảy ra ở heo nái .......................................................25

Bảng 4.3: Tỷ lệ heo nái mắc bệnh theo lứa đẻ ..............................................................26
Bảng 4.4. Tỷ lệ sẩy thai ở heo nái theo các lứa đẻ ..........................................................27
Bảng 4.5: Tỷ lệ heo nái bị sót nhau theo lứa đẻ ............................................................28
Bảng 4.6: Tỷ lệ heo nái bị viêm vú theo lứa đẻ.............................................................29
Bảng 4.7: Tỷ lệ heo nái bị viêm tử cung theo lứa đẻ........................................................30
Bảng 4.8: Tỷ lệ heo nái có triệu chứng sốt bỏ ăn theo lứa đẻ...........................................32
Bảng 4.9: Tỷ lệ heo nái phối không đậu thai.................................................................33
Bảng 4.10: Tỷ lệ các bệnh thường xảy ra ở trại trên heo con theo mẹ, heo cai sữa và
heo thịt ..........................................................................................................34
Bảng 4.11: Tỷ lệ các bệnh thường xảy ra trên heo con theo mẹ, heo cai sữa, heo thịt
trên tổng số ca bệnh ......................................................................................35
Bảng 4.12: Kết quả điều trị trên tổng số các trường hợp bệnh......................................37
Bảng 4.13: Biện pháp điều trị........................................................................................38

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 3.1: Hệ thống chuồng kín nuôi heo nái và heo cai sữa.........................................19
Hình 3.2: Chuồng heo thịt .............................................................................................20
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ các bệnh / chứng xảy ra ở heo nái khảo sát.....................................26
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ heo nái mắc bệnh theo lứa đẻ ..........................................................27
Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ sẩy thai ở heo nái theo các lứa đẻ....................................................28
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ heo nái bị viêm vú theo lứa đẻ.........................................................29
Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ heo nái bị viêm tử cung theo lứa đẻ ................................................30
Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ heo nái có triệu chứng sốt bỏ ăn theo lứa đẻ ...................................32
Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ heo nái phối không đậu thai...............................................................33
Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ các bệnh thường xảy ra trên heo con theo mẹ, heo cai sữa, heo thịt
trên tổng số ca bệnh...................................................................................35


viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi Việt Nam hiện nay trên đà phát triển một cách mạnh mẽ. Cùng
với việc Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ của sự cạnh tranh
và hội nhập với nền chăn nuôi thế giới, nhất là sự cạnh tranh của những nhà chăn nuôi
Việt Nam với những nhà chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
Đó là cơ hội cạnh tranh để phát triển, nhưng đó cũng là thách thức cho các nhà
chăn nuôi Việt Nam để tìm được chỗ đứng và thương hiệu trên thị trường, nhằm từng
bước chiếm thị phần nội địa và xuất khẩu.
Để cải thiện điều kiện chăn nuôi và tạo ưu thế cạnh tranh, cần có nhiều đề tài khảo
sát, nghiên cứu trên đàn heo về các khía cạnh của tình trạng chăn nuôi trên tất cả các
nhóm đối tượng của đàn heo, mối liên hệ chặt chẽ giữa các khâu từ vệ sinh, chăm sóc
nuôi dưỡng, cho đến việc phòng ngừa và hiệu quả điều trị
Được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm
TPHCM, với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Ngọc Hải và sự giúp đỡ của trại Gia Nam
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình chăn nuôi heo ở trại Gia
Nam”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu tình hình chăn nuôi và những bệnh thường xảy ra ở trại Gia Nam
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi của trại.
1.2.2 Yêu cầu
Khảo sát những bệnh thường xảy ra và phương pháp điều trị từng loại heo trong
thời gian tiến hành làm đề tài.
Khảo sát quá trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn heo tại trại


1


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu sơ lược về công ty TNHH Gia Nam
Tên công ty: CÔNG TY TNHH GIA NAM
Tên tiếng Anh: CATTLE SOUTH Co, Ltd
Quá trình hình thành công ty:
Ngày 25/1/2005 Công ty TNHH GIA NAM quyết định đầu tư: Dự án xây dựng
trại chăn nuôi heo và chế biến thức ăn gia súc
Nhiệm vụ của trại:
Xây dựng và phát triển chuồng trại chăn nuôi heo an toàn và tiến tới xây dựng
chăn nuôi heo sạch để cung cấp cho dự án thịt sạch của công ty.
Địa điểm:
Ấp 9, xã Long Nguyên, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương
Diện tích mặt bằng: 56.447,5m2
Địa hình: Khu đất của trang trại có địa hình thấp dần từ hướng Đông sang
Tây, đất có độ dốc trung bình từ 3% - 6%. Khu đất một phần bằng phẳng, một ít do đã
lấy đất nên đã tạo thành hố sâu lồi lõm. Kết hợp tạo hồ xử lý và xây dựng hệ thống
Biogas
2.1.1. Đặc điểm khí hậu
Khu vực công ty mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình năm là 27,1oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29oC.
Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 23oC.
Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình năm 78%


2


Chế độ mưa
Lượng mưa trung bình năm là 2683mm
Chế độ nắng
Số giờ nắng bình quân ngày là 7 giờ
Gió
Chế độ gió phân bố theo hai mùa mưa và mùa khô rất rõ rệt.
Về mùa mưa có gió Tây – Nam, về mùa khô có gió Đông – Nam.
Tốc độ gió trung bình đạt từ 2,8m/s. Trong vùng không có gió bão, gió nóng.
2.1.2. Thổ nhưỡng
Đất trong khu vực thuộc đất cát gò triền. Cường độ chịu lực của nguồn đất là
1,7kg/cm2 (theo số liệu thăm dò địa chất)
2.1.3. Thủy văn
Sông suối: Bên cạnh trang trại có một con suối nhỏ. Con suối này đổ nước vào
sông Thị Tính tạo điều kiện cho việc thải bỏ nước sau khi xử lý.
Nước ngầm: Khu vực này mực nước ngầm sâu, không ảnh hưởng đến điều kiện
xây dựng công trình. Nước ngầm ở đây có chất lượng tốt là nguồn cung cấp nước cho
trang trại.
2.1.4 Cơ cấu đàn: ngày 03/09/2007
Heo nọc
12

Heo nái Heo con Heo cai Heo hậu bị (nuôi ở
và hậu bị theo mẹ
831

1032


sữa

chuồng thịt)

1355

54

Heo thịt
2779

Tổng số
heo
6063

Được chia làm hai khu: khu I và khu II
2.2. Một số bệnh thường xảy ra trên heo
2.2.1. Viêm tử cung
Theo trích dẫn của Nguyễn Văn Thành (2004):
Viêm tử cung thường xuất hiện trên thú sau khi sinh hoặc ở thú sau khi phối.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm tử cung: Do cấu tạo cơ thể học bất thường, do
dinh dưỡng, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, chăm sóc, quản lí, vệ sinh, tiểu khí hậu
chuồng nuôi, nái đẻ khó, sót nhau, do xây xát đường sinh dục trong quá trình can thiệp
lúc sinh hay do kỹ thuật gieo tinh nhân tạo hoặc quá trình thụt rửa tử cung sau khi
3


sanh. Sự tổn thương đường sinh dục lúc sinh đẻ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập
và phát triển. Mầm bệnh có mặt trong chuồng nuôi có thể xâm nhập vào ruột, qua lớp

niêm mạc đi vào máu. Nguyên nhân chính của cách xâm nhiễm này là do hoạt động
nhu động ruột kém, nhất là khi táo bón và sự giảm sút sức đề kháng của cơ thể, bệnh
nhiễm trùng mãn tính của thận, bàng quang và đường niệu, vi khuẩn hiện diện trong
phân và nước tiểu có thể xâm nhiễm từ ngoài vào đường sinh dục. Trong thời gian nái
mang thai, ít vận động, vệ sinh kém, sự thay đổi đột ngột các điều kiện môi trường do
thời tiết quá nóng hay quá lạnh trong thời gian sinh sản cũng là nguyên nhân gây hội
chứng viêm tử cung .
Vi sinh vật gây nhiễm trong các kết quả phân lập vi sinh của Blood (1975) và
Tharp (1980) chủ yếu là: Streptococcus, Staphylococcus và E. coli trong mẫu mủ của
tử cung. E. coli và Streptococcus tìm thấy nhiều nhất trong các nhóm vi trùng tìm thấy
từ các mẫu dịch viêm.
Theo Nguyễn Văn Thành (2004),
Viêm nhờn (viêm tử cung thể cata): là thể viêm nhẹ thường xuất hiện sau khi
sinh từ 1 – 3 ngày, niêm mạc tử cung bị viêm nhẹ, tử cung tiết nhiều dịch nhờn trong
hoặc đục, lợn cợn có mùi tanh. Thường sau vài ngày dịch viêm giảm dần, đặc lại, heo
nái không sốt hoặc sốt nhẹ, nhiệt độ cơ thể nằm trong khoảng 39,5 – 40oC, heo nái vẫn
cho con bú bình thường. Thể viêm này ít ảnh hưởng đến sức khỏe của heo nái, đàn heo
con vẫn phát triển bình thường. Nhưng nếu nuôi dưỡng chăm sóc không tốt, nó sẽ
chuyển từ dạng viêm nhờn sang dạng viêm tử cung có mủ.
Viêm mủ: là thể viêm nặng, xuất hiện ở thú có sức đề kháng kém, có thể do
viêm tử cung dạng nhờn kế phát. Heo nái thường sốt cao 40 – 41oC, tăng hô hấp, khát
nước, kém ăn và thường nằm nhiều. Nái rất mệt, ít cho con bú và rất hay đè con.
Khoảng 8 – 10 giờ sau khi có những triệu chứng trên, từ trong tử cung mủ sẽ chảy ra.
Lúc đầu dịch viêm lỏng, trắng đục, sau dần dần chuyển sang nhầy đặc, lợn cợn, có
màu vàng. Về sau mủ chảy ra nhiều hơn có màu vàng, xanh đặc, có khi lẫn máu mùi
rất hôi tanh, thường kéo dài 3 – 4 ngày và có thể đến 7 ngày. Sau đó xuất hiện mủ đặc,
dính vào âm hộ, thể viêm này nếu không can thiệp kiệp thời nó sẽ chuyển sang thể
viêm rất nặng, heo kém ăn hoặc không ăn, sản lượng sữa giảm, thường kéo dài 2 – 4
ngày.
4



Viêm mủ lẫn máu: phản ứng viêm làm tổn thương mao mạch quản, gây chảy
máu, sốt ở nhiệt độ cao 40 – 41oC, không ăn kéo dài, sản lượng sữa giảm hoặc mất
hẳn, tăng tần số hô hấp, khát nước, heo nái mệt mõi, hay nằm, kém phản ứng với tác
động bên ngoài, đôi khi đè cả con, heo nái có thể chết do nhiễm trùng máu, mùi rất
tanh. Thành tử cung viêm nặng dễ rách, các tiết vật và chất tiết chảy ra rất hôi thối dịch
tiết có màu xám đen lẫn máu hay xác các tế bào. Nếu do vi khuẩn Clostridium spp gây
ra sẽ có khí thoát ra ở âm hộ. Thú có thể chết do nhiễm trùng máu nếu không được
chữa trị kịp thời.
2.2.2. Sẩy thai
Theo Bạch Đăng Phong – Nguyễn Hữu Ninh (1994) tất cả các trường hợp thai
bị tống ra trước ngày đẻ bình thường đều gọi là sẩy thai. Sẩy thai là do sức sống của
thai không mạnh, thai và các bộ phận phụ không bình thường, bộ phận sinh dục cái
hoặc cơ thể con vật bị bệnh.
Theo Trần Tiến Dũng (2000) căn cứ vào triệu chứng, mức độ biểu hiện và quá
trình bệnh lý trên lâm sàng có các loại sau:
Sẩy thai hoàn toàn: thường gặp ở các loài gia súc đơn thai, toàn bộ bào thai
không được tiếp tục phát triển mà nó bị tiêu đi hay bị tống ra khỏi tử cung mẹ.
Sẩy thai không hoàn toàn: thường gặp ở loài gia súc đa thai. Một số bào thai bị
chết, một số khác vẫn phát triển bình thường trong tử cung cơ thể mẹ.
Tiêu thai: còn gọi là sẩy thai ẩn tính, sẩy thai ngấm ngầm, đây là quá trình bệnh
lý nhẹ nhất trong các loại sẩy thai. Hiện tượng này thường xảy ra trong thời kỳ đầu của
quá trình có thai, khi hợp tử chưa phát triển thành bào thai. Tất cả các tổ chức tế bào
của thai được cơ thể mẹ hấp thụ hoàn toàn không để lại sự biến đổi nào hay vết tích gì
trong tử cung. Biểu hiện của hiện tượng này là sau lần phối cuối cùng sau đó một vài
chu kỳ, gia súc xuất hiện trạng thái động dục bình thường, cơ quan sinh dục nói riêng
và cơ thể nói chung không có triệu chứng điển hình.
Thai bị chết và chưa biến đổi: thai bị chết và trở thành dị vật nằm lại trong tử
cung cơ thể mẹ, từ đó dị vật luôn kích thích và gây ra những phản ứng co bóp của tử

cung làm cho bào thai, nhau thai và các sản phẩm trung gian bị đẩy ra ngoài. Trường
hợp bệnh xảy ra ở thai kỳ II thì gia súc mẹ biểu hiện một số triệu chứng: bầu vú hơi
căng, sữa thay đổi về màu sắc, mùi vị. Gia súc có biểu hiện rặn nhẹ, kiểm tra qua âm
5


đạo thấy cổ tử cung hé mở, niêm dịch loãng lẫn dịch thai chảy ra ngoài. Với gia súc có
thai trên 1 tháng, triệu chứng của bệnh biểu hiện không rõ. Ở thể bệnh này nếu xuất
hiện vào thai kỳ đầu và bào thai được đẩy ra ngoài sớm thì tiên lượng tốt, sau một thời
gian tuỳ thuộc vào từng loài gia súc khác nhau con mẹ có thể động dục trở lại và tiến
hành quá trình thụ tinh bình thường. Ngược lại nếu bị lưu thai hay thai bị thối rữa thì
dễ dàng dẫn tới viêm tử cung…ảnh hưởng đến quá trình sinh sản sau này và có thể gây
vô sinh.
Sẩy thai theo quy luật: là một hiện tượng bệnh lý xảy ra có quy luật, sau 1 thời
gian có thai ở tất cả các lần có thai đều xảy ra hiện tượng sảy thai. Nguyên nhân của
bệnh này có thể do những chổ cong hay từng đám của thành tử cung bị dính liền với
các tổ chức xung quanh màng treo rộng của tử cung bị xoắn lại.
Thai khô hay còn gọi là thai canxi hoá: sau khi thai bị chết, tất cả các dịch trong
tế bào tổ chức của thai được cơ thể hấp phụ hoàn toàn, những phần khác trở nên khô
cứng và được lưu lại trong tử cung. Nhau thai và bào thai biến thành một cục màu nâu,
đen, cứng nên người ta gọi là thai khô, thai cứng hoặc thai canxi hóa.
Theo Nguyễn Văn Thành (2004) các nguyên nhân dẫn đến sẩy thai như:
Nguyên nhân truyền nhiễm: các căn nguyên truyền nhiễm xâm nhập vào cơ thể
thú mẹ theo hai con đường: nhiễm trùng máu và nhiễm trùng qua đường sinh dục.
Sự nhiễm trùng qua đường máu xảy ra là do thức ăn nhiễm vi sinh vật, hít thở
qua không khí, đường sinh dục…các tác nhân vi sinh vật khác nhau sẽ có tác động trên
các mô bào khác biệt của thú mẹ như: tử cung, nhau thai, phôi hoặc cơ quan khác.
Nhóm vi sinh vật gây bệnh trên heo bao gồm: Leptospira, Brucella, Parvovirus,
Aujeszky disease virus, PRRS virus
Nguyên nhân do căn nguyên không truyền nhiễm:

Do rối loạn sinh lý của cơ thể mẹ hay bào thai: số noãn tối đa khi làm tổ chỉ
chiếm tỷ lệ 80 – 90% số noãn thụ tinh, trong thời kỳ làm tổ hao hụt khoảng 28,6%.
Do yếu tố di truyền của thú mẹ đối với sự có mang, biểu lộ sự phát triển phôi
thai không phù hợp với cơ thể thú mẹ, dẫn đến sự loại thải của phôi thai ra ngoài.
Yếu tố nội tiết: sự rối loạn các chất kích thích tố tuyến sinh dục ảnh hưởng đến
sự định vị và phát triển của thai, đặc biệt là sự thiếu hụt progesterone

6


Sự phân tiết các hormone sinh dục (progesterone, estrogen, oxytoxin) trong giai
đoạn mang thai không bình thường giữa hai nhóm hormone phát triển trứng chín và
hormone an thai.
Do bào thai: nhau thai bám vào lớp niêm mạc tử cung yếu kém hoặc bám không
hoàn toàn vào tử cung cũng sẽ dẫn đến tình trạng sẩy thai. Do số lượng bào thai nhiều
hơn bình thường hay do dây rốn bị xoắn.
Thú mẹ bị bệnh cũng là nguyên nhân thứ phát ảnh hưởng đến sự phát triển cơ
quan nội tạng của bào thai như tim, gan, phổi, thận, dạ dày, ruột…
Ngoài ra xoắn tử cung, viêm tử cung, tuổi thú mẹ, giống, sự hấp thụ dinh dưỡng
cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sẩy thai.
Các yếu tố ngoại cảnh, môi trường: một số nguyên nhân bên ngoài có thể có tác
động gây sẩy thai như: do nhiễm các độc chất từ thức ăn như arsenic, nitrate chì,
phenolthiazine, dioxide, ergot, chlorinate naphtalen…các chất này có tác động gây xáo
trộn biến dưỡng trong cơ thể thú mệt dẫn đến sẩy thai, do tác nhân cơ học như thú
mang thai bị trượt té, bị rượt đuổi, chen lấn khi ăn uống, bị hút đá vào bụng, sẩy thai
do nhảy chuồng, bị đánh đập, cắn nhau hay stress lạnh, do khẩu phần thức ăn không đủ
dưỡng chất như protein, vitamine, muối khoáng…, do nồng độ khí độc trong chuồng
nuôi như NH3, H2S… ảnh hưởng đến niêm mạc mắt, mũi, đường hô hấp gây kích ứng
viêm.
2.2.3. Viêm vú

Biểu hiện của bệnh là tuyến vú bị viêm, sữa bị biến đổi về lý tính và hóa tính,
làm giảm sản lượng và phẩm chất sữa, thùy vú bị tổn thương, nếu viêm nặng bầu vú
teo và mất khả năng tiết sữa, thú bị đào thải.
Theo Phùng Thị Văn (2004) nguyên nhân viêm vú có thể do kế phát viêm tử
cung, sót nhau, hội chứng MMA. Khi chuồng trại vệ sinh kém, thông thoáng và ánh
sáng thiếu, mật độ nuôi, chăm sóc không đúng kỹ thuật heo có thể bị nhiễm trùng
huyết, nhiễm trùng từ ngoài vào qua núm vú gây viêm. Do heo nái ăn nhiều chất đạm,
khi đẻ sẽ có nhiều sữa, con bú không hết sữa tích lại gây căng cứng, viêm hoặc sữa lợn
cợn; cho nên heo mẹ chỉ cho con bú một bên, hàng vú bên kia căng sữa sẽ bị viêm.
Theo Nguyễn Như Pho (1996) dạng viêm thường gặp nhất là viêm có mủ. Hai
loại vi trùng gây bệnh chính là Staphylococcus aureus và Streptococcus agalactiae.
7


Các nguyên nhân khác như: số con quá ít, không bú hết lượng sữa sản xuất, kế phát
bệnh viêm tử cung dạng mủ, hoặc do kỹ thuật cạn sữa không hợp lý trong trường hợp
cai sữa sớm.
Với nguyên nhân chấn thương cơ học, hoặc heo con bú không hết sữa, bệnh
viêm vú chỉ xuất hiện trên một vài bầu vú. Trường hợp kế phát viêm tử cung hoặc cạn
sữa không hợp lý, nhiều bầu vú hoặc có khi toàn bộ vú viêm. Triệu chứng biểu hiện rõ
tại bầu vú viêm với đặc điểm: bầu vú căng cứng, nóng, đỏ có nhiều biểu hiện đau khi
sờ nắn, không xuống sữa, nếu vắt mạnh sữa chảy ra có nhiều lợn cợn lẫn máu, sau 1 –
2 ngày thấy có mủ, tùy số lượng vú viêm nái có biểu hiện khác nhau. Trong trường
hợp chỉ vài bầu vú viêm, nái sốt nhẹ, ăn ít, lượng sữa giảm, nái ít cho con bú, nếu
nhiều bầu vú hoặc toàn bộ vú viêm nái sốt cao, bỏ ăn (Bruce Nicintosh, 1996; trích
dẫn Nguyễn Như Pho, 1996).
Theo Nguyễn Như Pho (1996) nếu được điều trị hợp lý, bệnh sẽ khỏi sau 3 – 4
ngày, việc điều trị không hợp lý sẽ làm xơ hoá và teo bầu vú, sản lượng sữa ở các kỳ
sẽ giảm.
2.2.4. Tiêu chảy

Theo Võ văn Ninh (2001) tiêu chảy là một hiện tượng rối loạn tiêu hoá, thay vì
nhu động của ruột diễn ra bình thường thì trở nên co thắt mạnh làm cho những chất
chứa trong lòng ruột non, ruột già thải qua hậu môn quá nhanh, dưỡng chất không kịp
tiêu hoá và ruột già chưa hấp thu được nước…. tất cả đều bị tống ra hậu môn với thể
lỏng hoặc sền sệt.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân – Trần Thị Dân (1997) tiêu chảy do nhiều nguyên
nhân khác nhau gây ra, tuổi con vật có ý nghĩa trong vịêc phán đoán nguyên nhân.
Bệnh rất thường gặp trên heo cai sữa, heo con theo mẹ, thỉnh thoảng gặp trên heo nuôi
vổ béo hoặc heo nái. Các nguyên nhân gây bệnh cho heo con thường là virus, vi
khuẩn, ký sinh vật đường ruột hoặc các nguyên nhân khác như ẩm độ chuồng nuôi quá
cao, háu ăn, chất lượng sữa mẹ thay đổi đột ngột, stress, hoặc thay đổi khẩu phần ăn
cho heo con một cách đột ngột, thức ăn có nấm mốc và các chất độc của nó, khẩu phần
quá mặn, nhiều xơ hoặc thiếu các sinh tố nhóm B hoặc không cân đối Ca/P, heo mẹ
bệnh.

8


Theo Nguyễn Văn Thành – Đổ Hiếu Liêm (1998) tiêu chảy còn là tình trạng
bệnh lý xảy ra trên các loài động vật với các đặc điểm gia tăng lượng phân thải ra hàng
ngày, gia tăng lượng nước trong phân, gia tăng số lần thải phân. Triệu chứng tiêu chảy
xảy ra theo 2 cơ chế:
Tiêu chảy do các rối loạn chức năng ở đường ruột, rối loạn chức năng tiêu hoá –
hấp thu và tiết dịch tiêu hoá: các đại phân tử không được phân giải hoặc được phân
giải nhưng không hoàn toàn do thiếu các enzyme tiêu hoá hoặc có enzyme nhưng điều
kiện môi trường không phù hợp cho sự xúc tác phản ứng (độ pH, nhiệt độ, nồng độ cơ
chất, nồng độ enzyme) thiếu những cầu vận chuyển dưỡng chất từ lòng ruột vào trong
tế bào niêm mạc.
Rối loạn nhu động ruột: khi nhu động ruột tăng hoặc giảm sẽ có ảnh hưởng đến
tiến trình hấp thu và phần dưỡng chất tồn dư sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh

vật phát triển gây ra tiêu chảy. Do khẩu phần có nhiều chất xơ, chất xơ đi qua ống tiêu
hoá quá nhanh mang theo chất xơ xuống ruột già, qua trực tràng thải ra hậu môn dưới
dạng phân lỏng (nhiều chất xơ làm tăng nhu động ruột).
Tiêu chảy do tổn thương lớp niêm mạc ruột: niêm mạc ruột non tạo thành
những nếp gấp lồi vào lòng ruột (gọi là van ruột), cấu trúc này giúp cho diện tích của
niêm mạc tăng lên gấp 2 – 3 lần, phần trên niêm mạc được bao phủ bởi lớp nhung
mao, cấu tạo bởi lớp tế bào biểu mô trụ đơn gồm 3 loại: tế bào mân khía, tế bào hình
đài và tế bào ưa chrome và ưa bạc. Tế bào ưa chrome và tế bào ưa bạc nằm trên đỉnh
của nhung mao có khả năng phân tiết serotonin, có tính kích thích thần kinh, làm co
mạch và tăng huyết áp. Vì vậy, những tổn thương ở lớp niêm mạc gây nên những xung
động dẫn truyền đến hệ thần kinh sẽ kích thích sự co thắt lớp cơ trơn, gây tăng nhu
động, tăng bài tiết nước và chất điện giải, làm giảm hấp thu dưỡng chất... dẫn đến tiêu
chảy.
Những nguyên nhân dẫn đến tổn thương lớp niêm mạc như: nước uống có
nhiều NH3, Clor, nitrat, điều kiện thông thoáng kém, vệ sinh không tốt, nền chuồng ẩm
ướt tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, quá trình phân huỷ chất hữu cơ được tăng
cường, chuồng nuôi tích tụ nhiều khí độc: CO2, NH3, H2S tạo tiểu khí hậu bất lợi cho
heo.

9


2.2.5. Viêm khớp
Viêm khớp thường gặp ở heo con và cả trên heo trưởng thành. Heo bệnh đi
đứng khó khăn, vùng viêm có hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau... Khớp thường mắc
bệnh nhất là khớp khuỷu chân. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp là do sự
xâm nhập của các vi trùng như: Streptococcus, Mycoplasma, Erysipelothrix
insidiosa... ngoài ra còn có sự tham gia của các nhân tố khác tác động đến khớp như:
thiếu dinh dưỡng (tỷ lệ Ca/P thiếu hoặc không cân đối, thiếu vitamin D), do mật độ
nuôi nhốt, nhiệt độ và ẩm độ cao, do chuồng trại vệ sinh kém, do những chấn thương

cơ học ở cẳng chân, thoái hoá xương hoặc có những thay đổi thất thường về khớp.
Trên heo con một tuần tuổi có triệu chứng sốt và viêm khớp có mủ, rối loạn vận
động. Trên heo con cai sữa, triệu chứng thường xuất hiện 10 – 15 ngày sau khi nhiễm
với các dấu hiệu thần kinh như run rẩy, trợn mắt, đầu bị nghiêng cử động bơi chèo, có
hoặc không có viêm khớp. Nếu trường hợp bệnh nhẹ, thú sút cân, đi lại khó khăn,
viêm khớp mãn tính và còi cọc... (Nguyễn Ngọc Tuân – Trần Thị Dân, 1997)
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (1997) bệnh đóng dấu mãn tính
thường xảy ra viêm khớp. Heo bệnh ủ rủ, thân nhiệt khoảng 40 – 41oC, kém ăn, què và
khó di chuyển. Heo viêm khớp thường nằm và khó có thể đứng dậy. Trong trường hợp
này, khớp dày lên, màng hoạt dịch mất màu và mô liên kết tăng sinh đáng kể, có thể
lan sang các dây chằng và gân gần khớp, phần sụn phủ đầu xương bị mòn và hoại tử.
Có sự tăng sinh của xương xung quanh bờ viền của khớp nên khớp khó có thể gập lại
được.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân – Trần Thị Dân (1997) viêm khớp do Mycoplasma
hyosynoviae: bệnh xảy ra trên mọi giống heo, nhưng dường như thường xuyên và nặng
hơn ở giống heo nhiều nạc và yếu chân. Thoái hóa khớp có thể là một tiền đề quan
trọng cho bệnh phát triển, stress do di chuyển, xáo trộn đàn, thời tiết thay đổi là những
điều kiện để bệnh hình thành và phát triển, cho nên bệnh thường thấy trên heo cai sữa
khi nhập đàn khoảng 7 – 10 ngày, bệnh số khoảng 10% và tử số rất thấp. Mầm bệnh
phần lớn hiện diện ở amidan heo trưởng thành, nguồn lây lan cho heo con chủ yếu từ
heo mẹ. Thú đi khập khểnh, cứng chân hoặc đi bằng đầu gối và thay đổi luôn thế đứng.
Heo đứng dậy một cách khó khăn hoặc không thể đứng dậy, khớp sưng to kèm theo

10


thân nhiệt hơi tăng. Các mô sung quanh khớp sưng phồng lên và dây gân bao bọc cũng
bị viêm, sụn khớp bình thường.
2.2.6. Bệnh trên đường hô hấp
Theo Trần Thị Dân – Dương Nguyên Khang (2006) ngoài chức năng trao đổi

khí, bộ máy hô hấp còn: làm ấm không khí, làm không khí bão hòa hơi nước, lọc, làm
sạch vật lạ và vi khuẩn trong không khí, bảo vệ tế bào phổi tránh tổn thương và nhiễm
trùng. Do đó nếu hàng rào của cơ thể bị suy yếu hoặc không còn hiệu lực thì bệnh
đường hô hấp dễ xảy ra hơn. Bệnh do hai nhóm nguyên nhân: chăm sóc nuôi dưỡng và
do vi sinh vật gây bệnh.
Theo Nguyễn Như Pho (1996) khi thiếu vitamin A, tổ chức biểu mô đường hô
hấp phát triển không bình thường, giảm sức bền, sự mất cân đối Ca/P trong khẩu phần
làm xương lòng ngực bị biến dạng, từ đó thú dễ mắc bệnh đường hô hấp.
Nguyễn Ngọc Tuân – Trần thị Dân (1997) cho rằng quá trình chế biến thức ăn
cũng ảnh hưởng đến bệnh đường hô hấp, thức ăn xay quá nhuyễn thường làm tăng độ
bụi heo dễ bị hắt hơi, viêm phổi.
Môi trường: tiểu khí hậu chuồng nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến sức tăng trưởng
và khả năng đề kháng của heo. Sự chênh lệch nhiệt độ, ẩm độ quá lớn trong ngày,
trong tháng làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của heo dễ dẫn đến bệnh đường hô
hấp. Chuồng trại không thông thoáng cộng với cường độ chiếu sáng không thích hợp
dễ gây kích ứng niêm mạc dẫn đến tình trạng mất bảo hoà hệ hô hấp
Chăm sóc, quản lý: mật độ gia súc cao, nhập đàn không rõ tình trạng sức khoẻ
hoặc sức khỏe yếu, cai sữa quá sớm hay quá muộn, kém vệ sinh, điều trị không đúng
bệnh hoặc không đủ liều...sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng của cơ thể đối với
bệnh.
Do vi sinh vật:
Theo Trần Thanh Phong (1996) viêm phổi là bệnh truyền nhiễm do
Mycoplasma hyopneumoniae thường xảy ra ở thể mãn tính, lưu hành ở một địa
phương với các đặc điểm gây viêm phế quản phổi, tiến triển chậm trên heo, tỷ lệ heo
mắc bệnh khá cao; tuy nhiên, tỷ lệ chết thường thấp khoảng 16% nếu không ghép với
các bệnh truyền nhiễm khác.

11



Thể mang trùng thường xảy ra trên heo giống (heo nái, heo nọc) hoặc heo nuôi
thịt có thời gian nuôi trên 6 tháng tuổi.
Ngoài ra còn các bệnh khác như: bệnh phó thương hàn (Salmonellosis) do vi
khuẩn Salmonella cholerae suis gây ra; bệnh tụ huyết trùng (Pasteurellosis) do
Pasteurella multocida gây ra; bệnh viêm teo xoang mũi truyền nhiễm (Atrophic
rhitinis) do vi trùng Pasteurella multocida; Bordetella bronchiseptica; Streptococcus
pyogenes và virus viêm mũi Done gây nên; bệnh do vi khuẩn Actinobacillus gây bệnh
tích viêm phổi; bệnh giả dại (Aujezsky disease) gây ra bởi virus Herpesviridae suis
herpesvirus I; bệnh cúm heo (Swine influenza) do virus Orthomyxoviridae; hội chứng
rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo (PRRS: Porcine Reproductive and Respiratory
Syndrome).
Theo Lương Văn Huấn – Lê Hữu Khương (1996) ký sinh trùng tác động lên bộ
máy hô hấp gây bệnh tích như: giun phổi Metastrongylus, giun đũa Ascaris suum phá
huỷ, kích ứng niêm mạc, tiết độc tố làm suy giảm hệ thống miễn dịch.
2.2.7. Sốt, bỏ ăn
Theo Nguyễn Văn Khanh (2004), sốt là trạng thái tăng thân nhiệt do trung tâm
điều hòa thân nhiệt bị rối loạn bởi các nhân tố gây bệnh, thường gặp nhất là nhiễm
khuẩn, đó là một phản ứng toàn thân của động vật máu nóng. Các dấu hiệu thường đi
kèm với sốt là: nhịp mạch gia tăng, nhịp tim và nhịp thở tăng do tăng mức biến dưỡng
trong cơ thể. Thú có thể bỏ ăn, buồn nôn, khát nước, táo bón, nước tiểu ít và mất nước.
Theo Nguyễn Văn Phát (2003): sốt dẫn tới rối loạn tiêu hóa. Khi sốt cao gia súc
ăn ít hoặc không ăn, chức năng phân tiết của dạ dày ruột giảm (thần kinh phó giao cảm
bị ức chế) dẫn đến táo bón.
Theo Nguyễn Văn Khanh (2004) sốt do các nguyên nhân sau:
Do nhiễm khuẩn: là nguyên nhân phổ biến nhất, phần lớn các bệnh nhiễm
khuẩn và nhiễm virus đều có sốt. Trong trường hợp nhiễm khuẩn thì chủ yếu là độc tố
của vi khuẩn tác động lên trung tâm điều hoà nhiệt.
Không do nhiễm khuẩn: nguyên nhân này có thể do nhiều loại khác nhau
 Protein nội sinh do sản phẩm hủy hoại đạm của cơ thể như xuất huyết nội,
hoại tử tổ chức (bỏng, gãy xương, dung huyết, hủy hoại bạch cầu).

 Thuốc: Một số thuốc có tác dụng kích thích sinh nhiệt như thyroxin, số khác
lại có tác dụng ức chế thải nhiệt như cafein, adrenalin.v.v...
12


Theo Trần Thị Dân – Dương Nguyên Khang (2006) sốt kịch phát có thể xảy ra
trên heo nhạy cảm stress, chẳng hạn stress do vận động, thân nhiệt tăng lên 1oC trong
vòng 5 – 7 phút dẫn đến rối loạn các chức năng sinh lý khác.
Theo Phùng Thị Văn (2004) heo nái khi bị viêm vú, viêm tử cung, sót nhau
thường kèm theo chứng bỏ ăn, sốt.
2.2.9. Sót nhau
Theo Phạm Hữu Danh –Lưu Kỷ (1996) heo đẻ xong sau 5 – 7 giờ, không ra
nhau là bị sót nhau. Nguyên nhân có thể do đẻ nhiều con, nái già tử cung co bóp kém,
nên không đẩy hết nhau ra hoặc do viêm niêm mạc tử cung trước lúc đẻ, nên khi đẻ
nhau ra không hết, nhau bị đứt do người nuôi vội can thiệp.
Theo Nguyễn Văn Thành (2004) có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến khả
năng bong và tống nhau như: sức rặn của con mẹ giảm dần do trong thời gian có thai,
gia súc mẹ thiếu vận động nhất là giai đoạn cuối, khẩu phần thức ăn thiếu chất dinh
dưỡng nhất là các vitamin A, E và khoáng đặc biệt là canxi, thú mẹ đẻ non, viêm nội
mạc tử cung và viêm màng thai, dịch viêm tiết ra gây viêm dính nhau với tử cung, khi
đẻ ra nhau bị sót lại trong tử cung. Do sức rặn và co bóp tử cung yếu, nước ối trong
thai nhiều hơn bình thường.
Theo Phùng Thị Văn (2004), heo sót nhau có triệu chứng rặn nhiều, đôi khi bỏ
ăn, sốt cao liên tục 40 – 41oC trong vòng 1 – 2 ngày, cắn con, không cho con bú, niêm
dịch chảy ra có màu đục, lẫn máu.
2.2.10. Không đậu thai
Theo Nguyễn Văn Thành (2004), nguyên nhân dẫn đến không đậu thai.
Do di truyền: nhiều tác giả cho rằng yếu tố di truyền có ảnh hưởng đến 50% số
phôi chết, số thai quá nhiều trên tử cung so với kích thước tử cung.
Do bệnh truyền nhiễm: Protozoa; vi khuẩn (Leptospira Pomona, Brucella suis,

Campylobacteria); virus (Parvovirus; dịch tả, Aujeszky disease, viêm não Nhật
bản B…)
Do dinh dưỡng:
Lượng thức ăn: khi ăn quá nhiều sau khi phối có thể gây chết phôi.
Chất lượng thức ăn, nước uống: thức ăn, nước uống kém chất lượng có độc tố
như: Fusarium sinh F2-toxin; aflatoxin có nhiều trong bắp gây động dục giả, rối loạn
sinh sản, chết phôi, chết thai
13


Thiếu vitmine A,D,E ảnh hưởng đến sự phát triển noãn; giảm thụ tinh; sừng hoá
tế bào niêm mạc tử cung. Thiếu Ca phôi kém phát triển, chậm động dục, thoái hoá
buồng trứng, thiếu Fe, Cu gây thiếu máu bào thai…
Theo Dương Thanh Liêm – Bùi Huy Như Phúc – Dương Duy Đồng (2002),
mức độ nuôi dưỡng ảnh hưởng đến sự rụng trứng và sự thụ thai: trên heo nái tơ ở tình
trạng dinh dưỡng kém có sự rụng trứng chậm, thí nghiệm cho thấy rằng ở chế độ dinh
dưỡng cao trong vài tuần trước khi phối sẽ làm tăng sự rụng trứng và làm tăng số
lượng con trong ổ. Thuật ngữ tiếng Anh gọi là “Flushing” có nghĩa là chuyển chế độ
thức ăn từ kém đến cao trước khi phối để làm tăng rụng trứng.

14


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
3.1. Thời gian và địa điểm khảo sát
Thời gian khảo sát từ ngày 03/ 05/ 2007 đến ngày 03/ 09/ 2007
Địa điểm khảo sát: Trại chăn nuôi heo của công ty TNHH Gia Nam
3.2. Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát


Heo nái sinh sản

Heo con theo mẹ

Heo cai sữa

Heo thịt

Số con khảo sát

502

803

1023

1654

(A) Trên heo nái
3.2.1. Heo nái hậu bị
3.2.2. Heo nái khô
3.2.3. Heo nái mang thai
3.2.4. Heo nái đẻ
(B) Heo con
3.2.5. Heo con sơ sinh đến cai sữa
3.2.6. Heo con sau cai sữa
3.2.7. Heo thịt
3.3. Nội dung khảo sát
3.3.1. Điều kiện chăn nuôi



Điều kiện chuồng trại.



Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng trong thời gian khảo sát.

3.3.2. Khẩu phần thức ăn của từng nhóm


Nguồn thức ăn.



Nước uống.

3.3.3. Bệnh / chứng thường gặp trên từng nhóm heo khảo sát
(A) Trên heo nái


Viêm tử cung
15




Viờm vỳ




Sút nhau



Sy thai



Cỏc bnh khỏc



T l heo nỏi phi khụng u thai

(B) Trờn heo con theo m, heo cai sa v heo tht


Viờm khp



Tiờu chy



Cú triu chng ng hụ hp

3.3.4. Tiờm phũng, iu tr v hiu qu ca vic iu tr
3.3.5. Nng sut ca tri



S heo cai sa/ nỏi/ nm



Trng lng s sinh



Trng lng cai sa



Trng lng 70 ngy tui



Trng lng xut chung, tui



Tiờu tn thc n/ kg tng trng

3.4. Phng phỏp tin hnh
tin hnh kho sỏt v thu thp s liu bng phng phỏp ct ngang v hi
cu, hng ngy chỳng tụi kt hp vi i ng k thut viờn trong tri quan sỏt nhng
du hiu bt thng, nhng thay i v thúi quen: n ung, i ng t ú nhn
nh tỡnh trng bnh trờn heo con theo m, heo cai sa, heo tht v trờn heo nỏi.
Dựng nhit k o thõn nhit nu quan sỏt heo cú biu hin bt thng nh:

th gp, b n, biu hin st (da ng , thõn nhit tng)
Nu hiu qu iu tr kộm thỡ i thuc iu tr hoc nh bnh k hn.
kho sỏt hiu qu iu tr, chỳng tụi tin hnh ghi nhn t l khi bnh, t l cht
v t l loi thi da trờn vic theo dừi din tin ca bnh.
3.5. Cỏc cụng thc tớnh
T l heo nỏi viờm t cung (%)

soỏ heo naựi vieõm tửỷ cung
100
soỏ heo naựi khaỷo saựt

16


×