Phụ lục
Phụ lục ................................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 2
I. Tổng quan về năng lượng ............................................................................... 2
1.1.Năng lượng là gì? ...................................................................................... 2
1.2. Có các dạng năng lượng nào đang được sử dụng phổ biến? .................... 2
1.2.1. Năng lượng không tái tạo .................................................................... 3
1.2.2. Năng lượng tái tạo .............................................................................. 4
1.3. Cụ thể hơn về tình hình sử dụng năng lượng ở Việt Nam và trên thế giới . 6
1.3.1. Tình hình sử dụng năng lượng trên thế giới......................................... 6
1.3.2. Sử dụng năng lượng ở Việt Nam ......................................................... 7
II. Tác động của việc sử dụng năng lượng........................................................... 8
2.1. Tác động đối với môi trường. .................................................................... 8
2.2. Tác động tới nền kinh tế. ........................................................................... 9
2.3. Tác động tới xã hội. ................................................................................ 11
III. Sử dụng tiết kiệm năng lượng ..................................................................... 11
3.1. Chính sách tiết kệm năng lượng ................................................................. 11
3.2. Tiết kiệm năng lượng ở quy mô cá nhân, tổ chức, hộ gia đình ................... 12
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 13
MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh sự thay đổi khí hậu đang diễn ra từng ngày, con người ngày càng
ý thức hơn được sự hữu hạn của các nguồn tài nguyên. Vấn đề và anh ninh năng
lượng cũng đang nóng lên từng ngày do các nguồn năng lượng truyền thống đang
dần cạn kiệt mà nhu cầu sử dụng năng lượng lại ngày càng tăng cao đòi hỏi con
người phải nhanh chóng tìm ra những nguồn năng lượng sạch, mới để thay thế cho
các dạng năng lượng truyền thống. nhưng trước khi khám phá ra những nguồn
năng lượng mới và sạch đó, con người cần phải hiểu sâu về năng lượng, các loại
năng lượng cũng như tác động của nó tới đời sống kinh tế - xã hội, tới môi trường
trên Trái đất và các biện pháp cần làm để tiết kiệm được năng lượng , phục vụ cho
sự phát triển bền vững. Là một sinh viên ngành vật lý môi trường, em càng nhận
thức được tầm quan trọng của các vấn đề đã nêu, chính vì thế, em đã chọn đề tài
“vấn đề sử dụng năng lượng và hậu quả của nó” để viết bài tiểu luận này.
I. Tổng quan về năng lượng
1.1.Năng lượng là gì?
Nói theo một cách đơn giản thì năng lượng là khả năng để làm một việc gì, năng
lượng có trong mọi thứ xung quanh chúng ta và cần thiết cho tất cả các khía cạnh
đời sống. Cơ thể chuyển thức ăn thành năng lượng để duy trì cuộc sống cho chúng
ta. Nhiên liệu cung cấp năng lượng cho xe chạy. Năng lượng cũng tạo ra điện, cấp
điện cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.
1.2. Có các dạng năng lượng nào đang được sử dụng phổ biến?
Theo “Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”( ban hành ngày 17 tháng
6 năm 2010 của Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam), “Năng
lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực tiếp hoặc thông qua
chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo và tái tạo”. “Tài nguyên
năng lượng không tái tạo gồm than đá, khí than, dầu mỏ, khí thiên nhiên, quặng
urani và các tài nguyên năng lượng khác không có khả năng tái tạo; Tài nguyên
năng lượng tái tạo gồm sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu
sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo”.
1.2.1. Năng lượng không tái tạo
Năng lượng được coi là không tái tạo nếu loại năng lượng đó không thể phục hồi
lại trong một khoảng thời gian ngăn, năng lượng không tái tạo hiện nay chủ yếu là
năng lượng hóa thạch.
a. Than đá:
Trữ lượng than trên toàn thế giới cao hơn gấp nhiều lần trữ lượng dầu mỏ và khí
đốt. Người ta ước tính có trên 10 nghìn tỷ tấn, trong đó trữ lượng có thể khai thác
là 3.000 tỷ tấn mà 3/4 là than đá. Than tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu, trong đó
đến 4/5 thuộc về Trung Quốc (tập trung ở phía Bắc và Đông Bắc), Hoa Kỳ (chủ
yếu ở các bang miền Tây), LB Nga (vùng Siberia), Ucraina ,Đức, Ấn Độ, Ôxtrâylia
(ở hai bang Queensland và New South Wales), Ba Lan...[4].
Ở Việt Nam, Than phân bố tập trung chủ yếu ở bể than Đông Bắc và bể than
Sông Hồng. Ngoài trữ lượng than đã khai thác tính, nếu không tính than thuộc bể
Sông Hồng, trữ lượng và tài nguyên còn lại là không lớn (khoảng 05 tỉ tấn kể cả tài
nguyên dự báo) [5].
b. Dầu mỏ - khí đốt
Theo CNN, báo cáo của hãng Rystad Energy ước tính Mỹ đang ngồi trên trữ
lượng dầu đáng kinh ngạc là 264 tỉ thùng dầu. Lượng dầu trên bao gồm số dầu tại
các mỏ khai thác hiện tại, tại các dự án mới, số dầu vừa được phát hiện gần đây
cũng như dự báo trữ lượng tại các mỏ dầu chưa được phát hiện. Mỹ hiện có trữ
lượng dầu nhiều hơn cả Nga và Ả Rập Xê Út. Theo ước tính của Rystad, Nga có
256 tỉ thùng dầu chưa được khai thác. Con số này của Ả Rập Xê Út là 212 tỉ thùng,
Canada là 167 tỉ thùng, Iran là 143 tỉ thùng và Brazil là 120 tỉ thùng [6].
Theo số liệu thống kê của BP, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 28 trên tổng số 52
nước trên thế giới có tài nguyên dầu khí. Tính đến hết năm 2013, trữ lượng dầu thô
xác minh của Việt Nam vào khoảng 4,4 tỷ thùng - đứng thứ nhất trong khu vực
Đông Nam Á, còn lượng khí xác m inh của Việt Nam vào khoảng 0,6 nghìn tỷ m3 ,
đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Malaysia) [7].
c. Năng lượng hạt nhân
Năng lượng hạt nhân là năng lượng hữu ích từ hạt nhân nguyên tử thu được nhờ
các lò phản ứng hạt nhân có kiểm soát.Tính tới 2016, trên thế giới đã có 447 lò
phản ứng hạt nhân hoạt động tại 30 quốc gia và 60 lò phản ứng hạt nhân đang đươc
xây dựng ở 15 quốc gia. Cuối năm 2016, công suất điện hạt nhân cung cấp cho
toàn thế giới đạt 392 gigawat. Dự báo, công suất điện hạt nhân sẽ tăng (so với năm
2016) 42% vào năm 2030, tăng lên 83% vào năm 2040 và 123% vào năm 2050 [8].
Tại Việt Nam, năng lượng hạt nhân và đặc biệt là điện hạt nhân hiện nay vẫn
chưa được đưa vào sử dụng. Trong tương lai gần, Nhu cầu tiêu thụ điện trong của
Việt Nam được dự báo sẽ tăng gấp nhiều lần so với hiện nay, do vậy việc đảm bảo
cung cấp điện cho nền kinh tế là một trong những thách thức lớn cho sự phát triển
bền vững của đất nước. Điện hạt nhân được coi là một trong những giải pháp khả
thi do năng lượng hạt nhân là một giải pháp kinh tế, an toàn và là nguồn năng
lượng sạch đảm bảo sự phát triển bền vững, tạo điều kiện phát triển tương lai bền
vững cả ở nước công nghiệp và nước đang phát triển như Việt Nam. Đặc biệt , lò
phản ứng hạt nhân thực sự không phát thải, sử dụng chúng để phát điện có thể giúp
kiềm chế được mối nguy hiểm nóng lên toàn cầu và thay đổi khí hậu.
Từ một quốc gia xuất khẩu thô năng lượng hóa thạch, trong tương lai, Việt Nam
rất có thể sẽ chuyển sang nhập siêu năng lượng, nguy cơ không bảo đảm an ninh
năng lượng, giảm năng lực canh tranh, tụt hậu ngày càng cao nếu như không thể
tìm ra nguồn nguyên liệu thay thế cũng như chậm thay đổi, chậm nắm bắt các công
nghệ mới trên thế giới cũng như không thể tự mình tìm ra nguồn năng lượng thay
thế do giá thành của các công nghệ mới dự báo là sẽ đắt đỏ và có độc quyền.
1.2.2. Năng lượng tái tạo
Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên
tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn như năng lượng mặt trời, gió,
mưa, thủy triều, sóng và địa nhiệt.
Việt Nam có tiềm năng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo sẵn có của mình.
Những nguồn Năng lượng tái tạo có thể khai thác và sử dụng trong thực tế đã được
nhận diện đến nay gồm: thủy điện nhỏ, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng
lượng khí sinh học (KSH), nhiên liệu sinh học, năng lượng từ nguồn rác thải sinh
hoạt, năng lượng mặt trời, và năng lượng địa nhiệt.
a. Thủy điện nhỏ
Do đặc điểm địa hình và khí hậu nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có
lượng mưa trung bình năm khoảng 1800 - 2000mm nên tiềm năng thuỷ điện của
Việt Nam tương đối lớn. Trong đó, trữ năng kinh tế ước đạt 80 - 100 tỉ kWh/năm.
Riêng tiềm năng thuỷ điện vừa và nhỏ có tới 800 dự án, với tổng điện năng khoảng
15 - 20 tỉ kWh/năm.[9]
b. Năng lượng gió
Được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển năng lượng gió nhưng hiện tại
số liệu về tiềm năng khai thác năng lượng gió của Việt Nam chưa được lượng hóa
đầy đủ bởi còn thiếu điều tra và đo đạc. Theo dự tính của các chuyên gia điện gió,
tới năm 2030 điện gió biển sẽ liên tục gia tăng mạnh cùng với gió trên đất liền, có
thể đạt tới hơn 100 GW và có xu hướng tăng mạnh. Hiện các dự án điện gió trên
biển Việt Nam cũng thuộc các trang trại gió lớn được xếp hạng, với tổng 2 đại dự
án (nhiều pha) là 1.000 MW với thời gian hoàn thành dự kiến vào năm 2020 là
Trang trại Bạc Liêu và Trang trại Khai Long (Cà Mau) năm 2025 [10].
c. Năng lượng sinh khối:
Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng
sinh khối. Các loại sinh khối chính là: gỗ năng lượng, phế thải - phụ phẩm từ cây
trồng, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị và các chất thải hữu cơ khác. Cụ thể,
phế thải sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 45%), gỗ củi
(khoảng 30%), chất thải chăn nuôi (khoảng 16-18%), rác thải và các chất thải hữu
cơ khác (5-7%). Theo tính toán, chất thải nông nghiệp tính riêng ở đồng bằng sông
Cửu Long đã là hàng chục triệu tấn mỗi năm, chưa kể hàng trăm hecta rừng cho
hàng trăm mét khối củi, gỗ hàng năm. Lượng sinh khối khổng lồ ấy chưa được tận
dụng làm năng lượng tái tạo xanh - sạch [11]
d. Năng lượng mặt trời
Trong khi các dự án nguồn thủy điện lớn đã được khai thác tối đa, các dự án
nhiệt điện than phải đối mặt với áp lực về môi trường thì việc phát triển nguồn
năng lượng mặt trời, đang là hướng đi mới tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo TS.
Nguyễn Huy Hoạch (Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam), dù tiềm năng rất lớn,
nhưng việc khai thác nguồn năng lượng này ở Việt Nam còn chưa đáng kể. Hầu hết
các dự án điện mặt trời chỉ ở quy mô nhỏ. Hiện nay cả nước có khoảng 30 nhà đầu
tư bắt đầu xúc tiến lập các dự án điện mặt trời có công suất từ 20 đến trên 300 MW
tại một số địa phương, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Trung. Trong đó đáng
chú ý là 2 dự án của Công ty Đầu tư và Xây dựng Thiên Tân (tại tỉnh Quảng Ngãi
và Ninh Thuận) và dự án Tuy Phong do Công ty TNHH DooSung Vina (Hàn
Quốc) đầu tư với quy mô 66 triệu USD, công suất 30 MW tại tỉnh Bình Thuận.
[12]
e. Năng lượng địa nhiệt (năng lượng của nước nóng địa nhiệt dưới sâu)
Trên đất liền, Việt Nam có khoảng gần 300 điểm lộ nước nóng và hàng ngày vẫn
thường gọi là nước nóng - nước khoáng. Những điểm lộ đó nằm rải rác từ miền
Bắc tới miền Nam, nhiệt độ thường vào khoảng từ 300C tới 1050C, nhiều nhất ở
12 tỉnh ven biển miền Trung. Những điểm lộ nước nóng-nước khoáng Việt Nam
thường biểu hiện dưới dạng xuất lộ trực tiếp trên mặt đất dưới dạng khí phun, hình
thành những con suối nhỏ, hoặc được tìm thấy trong những giếng khoan nông của
các công trình địa chất thủy văn. Một số trong gần 300 điểm lộ đó đã và đang
được sử dụng trực tiếp phục vụ đời sống dân sinh. Trừ đồng bằng Bắc Bộ, rộng
khoảng 8000km2, chiếm 2,5% diện tích cả nước, đã có giếng khoan sâu dầu khí,
còn lại hơn 300 000 km2, chiếm 97,5% diện tích lãnh thổ, chưa có giếng khoan sâu
nào, chỉ có tài liệu nhiệt độ bề mặt, nhiệt độ của gần 300 điểm lộ nói trên. Do vậy,
năng lượng địa nhiệt của lãnh thổ nước ta như thế nào, có bao nhiêu, không thể xác
định được. Do vậy năng lượng địa nhiệt trên đất liền Việt Nam như thế nào, cho tới
nay, câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ[13].
1.3. Cụ thể hơn về tình hình sử dụng năng lượng ở Việt Nam và trên thế giới
1.3.1. Tình hình sử dụng năng lượng trên thế giới
Trong ngành giao thông vận tải, các nguồn năng lượng là nguyên liệu thô cho
quá trình sản xuất nhiên liệu (xăng) cho động cơ của phương tiện vận tải. nguồn
nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất vẫn là năng lượng hóa thạch (đặc biệt là dầu
khí).
Cùng với sự phát triển của nền khoa học kĩ thuật hiện đại, các động cơ đốt trong
đang dần được thay thế bằng các động cơ chạy bằng điện. đồng nghĩa với việc
nguồn nguyên liệu hóa thạch bước đầu được thay thế bằng các nguồn năng lượng
khác có thể sản sinh ra điện mà trường hợp điển hình nhất chính là các động cơ
điện chạy bằng pin mặt trời. Bằng chứng rõ ràng nhất là tại Pháp, hơn 100.000 xe
hơi chạy điện đang lăn bánh trên khắp nẻo đường nước Pháp hiện nay, trong đó
32.000 xe đăng ký mới trong năm 2016. Còn tại Na Uy, hiện có 100.000 xe chạy
bằng điện, chiếm khoảng 20% số xe đăng ký mới gần đây. Theo tính toán, số xe
chạy điện này giúp giảm phát thải khoảng 200.000 tấn khí CO2 mỗi năm. Hiệp hội
Xe hơi chạy điện của Na Uy dự tính tăng số xe chạy điện gấp bốn lần từ nay đến
năm 2020 .[14]
Trong ngành công nghiệp, nhu cầu về năng lượng để sử dụng trong sản xuất công
nghiệp và phục vụ đời sống của toàn thế giới tăng cao kéo theo sự phát triển của
nghành công nghiệp năng lượng. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp
năng lượng trên thế giới chuyển dịch theo hướng giảm sử phát triển khai thác
nguyên liệu hóa thach và sản xuất năng lượng từ nguyên liệu hóa thạch đồng thời
tăng cường thúc đẩy sự phát triển của các dạng năng lượng tái tạo nhằm giải quyết
sự khủng hoảng trên thế giới liên quan tới nguyên liệu hóa thạch (khủng hoảng dầu
mỏ, xung đột vũ trang, mâu thuẫn về lợi ích liên quan tới nguồn năng lượng này).
Trong sinh hoạt, các nguồn năng lượng trên thế giới chủ yếu phục vụ mục đích
đun nấu, sưởi ấm, điều hòa không khí và giải trí hằng ngày. Có thể kể tên một số
loại năng lượng phục vụ cho sinh hoạt như : Năng lượng điện ( thủy điện, điện gió,
điện mặt trời, …), năng lượng nhiệt (từ mặt trời, từ các thiết bị chuyển hóa điện
năng thành nhiệt năng, từ gió) phục vụ cho nhu cầu hong khô, sưởi ấm, làm chín
thức ăn, …
Trong nông nghiệp: Các dạng năng lượng được sử dụng chủ yếu trong chế biến và
bảo quản thực phẩm ( sấy khô, làm lạnh, …) cũng như phục vụ sản xuất nông
nghiệp ( làm nhiên liệu cho các động cơ, máy móc, thiết bị nông nghiệp).
1.3.2. Sử dụng năng lượng ở Việt Nam
Hiện nay, trong ngành giao thông vận tải ở Việt Nam, nguồn năng lượng hóa
thạch chủ yếu được dùng làm nhiên liệu cho các động cơ phương tiện giao thông.
Điện năng được sử dụng trong việc thắp sáng các tuyến đường giao thông vận tải
cũng như việc điều khiển các hệ thống đèn báo hiệu, đèn tín hiệu.
Trong ngành công nghiệp, năng lượng hóa thạch và năng lượng điện góp phần
cung cấp năng lượng cho quá trình vận hành các dây chuyền sản xuất công nghiệp.
Điện năng chủ yếu vẫn được cung cấp bởi các nhà máy thủy điện, việc phát triển
điện gió, điện mặt trời, điện hạt nhân được chú trọng nghiên cứu tuy nhiên chưa
mạng lại được kết quả mang tính rõ ràng.
Trong sinh hoạt, năng lượng địa nhiệt được tận dụng một cách thô sơ, nguyên
thủy nhất để phục vụ nhu cầu tắm nóng của người dân, năng lượng sinh khối được
sử dụng chủ yếu để đun nấu, sưởi ấm… Riêng đối với nguồn năng lượng mặt trời,
việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng này còn hạn chế, nhất là sử dụng cho
phát điện, đun nước nóng và vào sấy khô… một trong những nguyên nhân cơ bản
là giá sử dụng nguồn năng lượng này so với các nguồn năng lượng khác kém cạnh
tranh trên thị trường, mặt khác cơ chế chính sách khuyến khích sử dụng năng
lượng mặt trời và nhận thức của người dân cũng còn hạn chế. Trong tương lai khi
mà khai thác các nguồn năng lượng khác đã đến mức tới hạn thì nguồn năng lượng
mặt trời là một tiềm năng lớn.
Trong nông nghiệp, cũng giống như trên thế giới, ở Việt Nam, các dạng năng
lượng được sử dụng chủ yếu trong chế biến và bảo quản thực phẩm ( sấy khô, làm
lạnh, …) cũng như phục vụ sản xuất nông nghiệp ( làm nhiên liệu cho các động cơ,
máy móc, thiết bị nông nghiệp). Tuy nhiên, nền nông nghiệp ở Việt Nam chưa bắt
kịp được với xu thế phát triển của thế giới nên việc sử dụng năng lượng vẫn còn
mang nhiều sự bất cập.
II. Tác động của việc sử dụng năng lượng.
2.1. Tác động đối với môi trường.
Việc khai thác và sử dụng năng lượng hóa thạch gây ảnh hưởng tới môi trường
rất nghiêm trọng. Cụ thể hơn, trong khai thác, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
đất, nước rất cao và đồng thời cũnglàm mất sự cân bằng và ổn định của kết cấu
môi trường, hệ sinh thái. Còn trong sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch, việc xả
thải ra khí nhà kính không chỉ gây nên hiệu ứng nhà kính mà còn làm cho môi
trường không khí bị ô nhiễm trầm trọng.
Việc phát triển khai thác và sử dụng năng lượng hạt nhân cũng kèm theo những
rủi ro về môi trường. Thảm họa hạt nhân Chernobyl (Ukraina 1986) và thảm họa
động đất ở Nhật bản kéo theo thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật
Bản năm 2011) là minh chứng rõ ràng nhất về những rủi ro môi trường có thể sảy
ra trong tương lai đối với các nhà máy điện hạt nhân khác.
Đối với việc khai thác và sử dụng năng lượng gió, đặc biệt là điện gió, cần chú ý
tới vấn đề ô nhiễm tiếng ồn cũng như các vấn đề về sinh thái (sự di cư của động
vật) hiện tượng thay đổi khí hậu trong vùng.
Trong khai thác và sử dụng nguồn lợi từ năng lượng điện thủy điện, tác động rõ
ràng nhất là sự thay đổi kết cấu môi trường, dòng chảy, tác động tới hệ sinh thái,
tạo vi khí hậu,... Các vấn đề môi trường ở phạm vi rộng, dài hạn và khó dự báo hơn
là các vấn đề môi trường tích lũy mang tính lưu vực. Các vấn đề này có mức độ tác
động lớn hơn và khó giải quyết hơn do các tác động từ chuỗi các nhà máy thủy
điện gây ra một chuỗi những tác động đơn lẻ được tích hợp lại, trong quá trình thi
công xây dựng và hoạt động như: Mất rừng phòng hộ đầu nguồn; hạn hán, sa mạc
hóa hạ du và nhiễm mặn; úng ngập vào mùa lũ; các sự cố và rủi ro môi trường (vỡ
đập, động đất kích thích,…).
Việc chú trọng phát triển sinh khối mang lại một huớng đi mới cho phát triển
nguồn năng lượng sạch. Thực tế khai thác nguồn năng lượng này ở Việt Nam đã và
đang phát triển, tuy nhiên mới ở quy mô nhỏ và hộ gia đình, trong tương lai đây
cũng là nguồn năng lượng lớn và có nhiều tiềm năng của Việt Nam. Tuy nhiên,
phát triển năng lượng sinh khối cũng đồng nghĩa với việc chặt cây, phá rừng, làm
giảm đáng kể diện tích che phủ rừng, gây những thiệt hại do thiên tai, …
Vấn đề đáng chú ý nhất của việc phát triển năng lượng mặt trời, đặc biệt là pin
năng lượng mặt trời chính là xử lý phế thải như thế nào sau khi pin không còn
được sử dụng. Bởi vì đây chính là nguồn phát sinh chất thải nguy hại cho môi
trường.
Ở Việt Nam hiện nay, nguồn năng lượng chủ yếu vẫn đang được khai thác và sử
dụng là dầu mỏ - khí đốt, than đá, năng lượng gió và mặt trời ( sử dụng ở dạng thô
sơ) và thủy điện, vì vậy cần tính đến những giải pháp để giải quyết vấn nạn môi
trường do việc phát triển những nguồn năng lượng này gây nên.
2.2. Tác động tới nền kinh tế.
Như ta đã biết, ngành công nghiệp năng lượng phát triển sẽ kéo theo sự phát triển
các ngành khác trong tổng thể ngành kinh tế. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với gia
tăng nhu cầu tiêu thụ năng lượng, đặc biệt là điện năng. Tăng trưởng kinh tế càng
nhanh đòi hỏi nguồn năng lượng sử dụng càng lớn. Với tốc độ phát triển của kinh
tế thế giới và nhu cầu tiêu thụ năng lượng, nguồn năng lượng truyền thống đang
cạn kiệt dần. Sự phụ thuộc ngày một nhiều vào việc nhập khẩu nguyên nhiên liệu
có thể làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế dẫn đến tình trạng bất ổn xã hội. Vì
lẽ đó, an ninh năng lượng được xem là có quan hệ mật thiết tới sự tăng trưởng kinh
tế.
Theo công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie, các dự án dầu mỏ và khí đốt
bị hủy hoặc trì hoãn trên toàn thế giới kể từ năm 2014 tới nay có tổng giá trị lên tới
380 tỷ USD [14] . Xét riêng trong khu vực châu Á, ASEAN có mức tăng trưởng
nhanh nhất nên luôn đòi hỏi nguồn cung ứng năng lượng nhiều để tiếp thêm nhiên
liệu cho sự tăng trưởng kinh tế. Mặc dù giá dầu mỏ tăng hiện nay không gây ảnh
hưởng mạnh tới sự tăng trưởng của các nền kinh tế ASEAN, nhưng nếu giá dầu
tiếp tục tăng trong một khoảng thời gian dài sẽ gây ra những tác động bất lợi đối
với các nền kinh tế ASEAN. Chi phí cung ứng năng lượng cao hơn sẽ gây ra những
áp lực lạm phát mạnh hơn, đẩy tỷ lệ lãi suất lên cao và làm đảo ngược các hành vi
tiêu dùng và đầu tư. Chi tiêu nhập khẩu năng lượng tăng cao sẽ gây ảnh hưởng đến
sự ổn định kinh tế vĩ mô của ASEAN, làm cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại tệ, tỷ giá
ngoại hối mất ổn định và cán cân thanh toán suy yếu. Theo đánh giá của Hãng
Oxford Economic Forecasting Ltd, giá dầu mỏ tăng thêm 10 USD/thùng sẽ đẩy tỷ
lệ lạm phát ở châu Á tăng lên 1%, làm giảm cán cân thương mại mất 0,3% và kiềm
chế tăng trưởng GDP 0,6%. Giá dầu mỏ đẩy lên 20 USD/thùng sẽ làm cho kịch
bản xấu đi và đẩy các nền kinh tế ASEAN mất 1,2% tăng trưởng GDP, giảm 0,7%
trong cán cân thương mại và chỉ số giá tiêu dùng tăng thêm 1,9% [15].
Việc giá dầu mỏ trên thế giới leo thang và tăng giảm thất thường khiến kinh tế
thế giới chịu ảnh hưởng và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc xuất khẩu dầu thô
và nhập khẩu lại các sản phẩm như dầu Diezel, xăng, dầu hỏa ,…theo đánh giá
chung sẽ làm thiệt hại kinh tế. Ngoài ra, sử dụng nguồn nguyên nhiên liệu có
nguồn gốc hóa thạch kéo theo sự ô nhiễm môi trường không khí. Không chỉ dừng
lại ở đó, việc gây ô nhiễm cũng kéo theo các vấn đề phát sinh chí phí đền bù thiệt
hại và giải quyết ô nhiễm môi trường cũng trở thành gánh nặng cho các doanh
nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế.
Kinh nghiệm của các nước phát triển mạnh về các nguồn năng lượng tái tạo đã
khẳng định rằng, các dự án năng lượng tái tạo mang lại số lượng việc làm đáng kể
cho địa phương đặt dự án. Đây là điều hết sức quan trọng, đặc biệt đối với các
quốc gia đang phát triển có nguồn nhân lực dồi dào như Việt Nam. Và để khai thác
các nguồn năng lượng an toàn, công nghệ đơn giản, không đắt tiền, bảo vệ môi
trường thì Việt Nam cần ưu tiên khai thác nguồn năng lượng gió.
2.3. Tác động tới xã hội.
Với chiếc bánh năng lượng đang nhỏ dần đi trong khi cơn đói năng lượng ngày
càng trầm kha, thì việc xảy ra xung đột, tranh giành là hậu quả tất yếu. Ở đâu có
dầu mỏ ở đó có quân đội Mỹ hay ngoại giao năng lượng của Trung Quốc… là ví
dụ cho cuộc chiến giành giật năng lượng đã, đang và sẽ diễn ra cực kì khốc liệt.
Thực tế hiện nay, chỉ có khoảng 12 quốc gia dồi dào năng lượng, không những đủ
thỏa mãn nhu cầu quốc nội mà còn thừa để xuất khẩu. Tất cả các nước này đã giữ
một vị trí ưu đãi, được lợi khi giá năng lượng toàn cầu tăng cao và đạt được nhiều
nhượng bộ chính trị quan trọng từ các nước khách hàng.
Hoạt động xây dựng nhà máy thủy điện có tác động sâu sắc nhất tới vấn đề xã
hội chính là việc di dân tái định cư. Việc di dân, buộc người dân thích ứng với
phương thức sản xuất mới và cuộc sống hoàn toàn mới có thể làm nảy sinh các
vấn đề như việc làm, tệ nạn xã hội,… Tạo gánh nặng cho sự phát triển bền vững,
lâu dài.
Việc phát triển nguồn năng lượng sinh khối cũng làm nảy sinh nguy cơ mất an
ninh lương thực, gây tác động không nhỏ tới đời sống xã hội ở mỗi quốc gia cũng
như toàn cầu.
III. Sử dụng tiết kiệm năng lượng
Trước nguy cơ năng lượng hóa thạch dần cạn kiệt trong khi các nguồn năng
lượng thay thế mới đang trong quá trình đầu tư nghiên cứu hoặc mới bắt đầu được
ứng dụng và chưa mang lại hiệu quả thiết thực, vấn đề đặt ra là phải duy trì nguồn
năng lượng hiện có để phục vụ lợi ích phát triển bền vững lâu dài. Để làm được
điều đó, sử dụng tiết kiệm năng lượng là vô cùng cần thiết.
3.1. Chính sách tiết kệm năng lượng
Thứ nhất, cần xây dựng và hoàn thiện hơn các văn bản pháp luật về tiết kiệm
năng lượng hiện có như: Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Nghị định
Quy định chi tiết biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả; Quy định xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả. Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ra đời
và có hiệu lực từ năm 2011 đã thể chế hoá đường lối của Đảng và chính sách của
Nhà nước về phát triển năng lượng quốc gia, đảm bảo an ninh năng lượng, khai
thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước.
Thứ hai, song song với việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản về pháp luật,
việc triển khai thực hiện các hoạt động, dự án của Chương trình Mục tiêu quốc gia
về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng phải được Nhà nước ưu tiên
hàng đầu.
Trên thực tế, các biện pháp mang tính vĩ mô nên trên đã phát huy hiệu quả tương
đối khả quan trong những năm qua. Cụ thể hơn, trong giai đoạn 2012 - 2015, Bộ
Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tập trung vào công tác
triển khai xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động, nhằm thúc
đẩy tiết kiệm năng lượng trên toàn quốc; xây dựng kiện toàn các cơ chế tài chính;
thực hiện giám sát việc tuân thủ Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
như: từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp thực hiện thông qua chương
trình dán nhãn năng lượng. Đến hết tháng 6 năm 2014, Bộ Công Thương đã cấp
chứng nhận dán nhãn năng lượng cho 6.215 chủng loại sản phẩm của 13 loại trang
thiết bị phải dán nhãn theo Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ, trong đó dán nhãn cho 473 chủng loại máy thu hình, 749 chủng loại thiết bị
chiếu sáng, gần 1585 chủng loại quạt điện, 863 sản phẩm điều hoà không khí, 301
chủng loại sản phẩm máy giặt, 1.354 loại nồi cơm điện và 210 sản phẩm máy biến
áp phân phối….; chương trình nhãn năng lượng trên thị trường đã tạo ra sự minh
bạch về hiệu suất năng lượng giữa các thương hiệu, nhãn năng lượng đã tạo sự
cạnh tranh giữa các thương hiệu lớn, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với doanh
nghiệp về đẳng cấp. Đây là dấu hiệu tốt khẳng định hiệu quả của chương trình dán
nhãn năng lượng; năm 2013, thông qua các tổng công ty điện lực thuộc EVN đã
triển khai hỗ trợ lắp đặt được 3000 bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời
quy mô hộ gia đình. Tính đến cuối năm 2013, trên toàn quốc đã có trên 600.000
bình nước nóng năng lượng mặt trời được lắp đặt và sử dụng, giúp giảm đáng kể
việc tiêu thụ điện cho việc cung cấp nước nóng phục vụ sinh hoạt trong các hộ gia
đình. Cũng trong năm 2013, Bộ Công Thương đã kết hợp với EVN triển khai hệ
thống bình đun nước nóng mặt trời quy mô công nghiệp tại ba miền theo mô hình
ESCO. Dự án triển khai đã tiết kiệm được hơn 2 GWh tương đương với hơn 5 tỷ
đồng. [16]
3.2. Tiết kiệm năng lượng ở quy mô cá nhân, tổ chức, hộ gia đình
Đối với mỗi cá nhân, gia đình hay tổ chức hiện nay hoàn toàn có thể thay đổi thói
quen sử dụng năng lượng để có thể đạt tới mục tiêu tiết kiệm năng lượng và giảm
phát thải khí nhà kính chỉ cần thực hiện một vài thao tác nhỏ như:
3.2.1. Giảm thiểu, tái sử dụng , tái chế:
Sử dụng bóng compact tiết kiệm điện để cho hiệu quả ánh sáng tốt nhất (mặc dù
chi phí đầu tư ban đầu lớn hơn so với bóng đèn thường nhưng bóng compact tính
về lâu dài sẽ tiết kiệm hơn do chỉ sử dụng ¼ điện năng và có tuổi thọ cao gấp 8-12
lần so với bóng đèn thường mà vẫn cung cấp độ sáng tương đương); giảm lượng
chất thải sinh hoạt bằng cách giảm thiểu dùng những sản phẩm đóng gói sẵn hoặc
dùng những sản phẩm có thể tái sử dụng và tái chế; llắp đặt những thiết bị hiệu quả
năng lượng và thực hiện những giải pháp tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu xả
thải tại nơi làm việc. Thành lập hoặc tham gia các hội, nhóm ở địa phương và làm
việc với các nhà chức trách để áp dụng những biện pháp này trong trường học và
các tòa nhà công trình công cộng,…
3.2.2. Trồng cây xanh:
Một cái cây sẽ hấp thụ khoảng một tấn carbon dioxide trong suốt cuộc đời của
nó. Việc trồng cây xanh trong khuân viên gia đình cũng góp phần đáng kể vào việc
sử dụng điều hòa cũng như các hệ thống làm mát không khí khác , …
KẾT LUẬN
Vấn đề năng lượng hiện nay không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà là vấn đề
chung của toàn thế giới. Cuộc khủng hoảng năng lượng nói chung và khủng hoảng
dầu mỏ nói riêng ảnh hưởng tới hầu hết các quốc gia. Do vậy, nhiệm vụ của mỗi
quốc gia là phải tìm ra được một nguồn năng lượng mới và sạch để thay thế các
dạng nặng lượng truyền thống đã dần cạn kiệt, mà trước tiên, để làm tốt công việc
đó cần phải hiểu rõ về mặt lợi, mặt hại của nó của nó để giải quyết vấn đề năng
lượng trước mắt. Tại Việt Nam hiện nay, để khai thác các nguồn năng lượng an
toàn, công nghệ đơn giản, không đắt tiền và bảo vệ môi trường, cần ưu tiên khai
thác nguồn năng lượng gió. Ngoài ra, Việc đầu tư cho phát triển năng lượng hạt
nhân cũng nên được đẩy mạnh để nhanh chóng giải quyết vấn đề năng lượng của
chính mình. Bên cạnh đó, cần tiết kiệm năng lượng để có thể phát triển bền vững,
đảm bảo cho thế hệ sau có điều kiện phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] />[2] tao/thuc-trang-nang-luong-tai-tao-viet-nam-va-huong-phattrien-ben-vung-(ky-1).html
[3] />[4] />[5] />%BB%9Bi-thi%E1%BB%87u-v%E1%BB%81-ti%E1%BB%81mn%C4%83ng-kho%C3%A1ng-s%E1%BA%A3n-vi%E1%BB%87tnam&Itemid=357&lang=vi
[6] />[7] />0Trung.pdf
[8] />c61inf-8_en.pdf
[9] />[10] />[11] />[12] />
[13] />[14] />[15] />[16] />