Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH NUÔI CÁ CHÌNH (Anguilla marmorata) VÀ CÁ BỐNG TƯỢNG (Oxyeleotris marmorata) TRONG BÈ TẠI HUYỆN ĐỨC LINH, TỈNH BÌNH THUẬN Sinh viên thực hiện: PHAN THỊ HUỆ Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Niên khóa: 2004 – 2008 Tháng 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH NUÔI CÁ CHÌNH (Anguilla marmorata)
VÀ CÁ BỐNG TƯỢNG (Oxyeleotris marmorata) TRONG BÈ
TẠI HUYỆN ĐỨC LINH, TỈNH BÌNH THUẬN

Sinh viên thực hiện: PHAN THỊ HUỆ
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2004 – 2008

Tháng 9/2008


TÌM HIỂU TÌNH HÌNH NUÔI CÁ CHÌNH (Anguilla marmorata)
VÀ CÁ BỐNG TƯỢNG (Oxyeleotris marmorata) TRONG BÈ
TẠI HUYỆN ĐỨC LINH, TỈNH BÌNH THUẬN

Tác giả

PHAN THỊ HUỆ

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN NHƯ TRÍ

Tháng 9 năm 2008
i



LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm tạ:
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ chí minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản cùng quý thầy, cô đã truyền đạt kiến thức cho
tôi trong suốt quá trình học tại trường.
Lòng biết ơn sâu sắc gửi đến thầy Nguyễn Như Trí đã hết lòng hướng dẫn, giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Anh Trần Văn Vinh đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, thu thập số liệu.
Các anh, chị ở Trung Tâm Khuyến Ngư Bình Thuận.
Các anh, chị Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Đức Linh.
Các bạn sinh viên trong và ngoài lớp, cùng gia đình đã hỗ trợ, động viên, giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Do kiến thức và thời gian thực hiện đề tài có hạn nên luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô và các bạn để luận văn
được hoàn chỉnh hơn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài: “Tìm hiểu tình hình nuôi cá chình (Anguilla marmorata) và cá bống
tượng (Oxyeleotris marmorata) trong bè tại huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận”. được
thực hiện tại 3 xã: Võ Xu, Sùng Nhơn và Vũ Hòa thông qua phiếu điều tra soạn sẵn và
phỏng vấn trực tiếp 46 hộ nuôi về các khía cạnh kinh tế, xã hội và kỹ thuật của mô
hình nuôi cá bè. Kết quả cho thấy:
Mật độ thả trung bình của cá chình là 19,89 con/m3, cao nhất là 37,04 con/m3,
thấp nhất là 7,83 con/m3 và thời gian nuôi trung bình là 13,5 tháng.
Mật độ thả trung bình của cá bống tượng là 19,18 con/m3, cao nhất là 37,71
con/m3, thấp nhất là 6,94 con/m3 và thời gian nuôi trung bình là 5,32 tháng.

Năng suất trung bình của cá chình 20,09 kg/m3, cá bống tượng 0,86 kg/m3.
Mức đầu tư trung bình nuôi cá chình 3.633.060 đồng/m3 và cá bống tượng
340.210 đồng/m3.
Doanh thu trung bình của cá chình 6.269.810 đồng/m3 và cá bống tượng
257.620 đồng/m3.
Cá bống tượng khó nuôi hơn cá chình nhưng khi nuôi thành công thì tỷ suất lợi
nhuận của cá bống tượng cao hơn cá chình. Tỷ suất lợi nhuận của cá bống tượng từ
0,09 – 3,92 và cá chình từ 0,16 – 1,5.

iii


MỤC LỤC
Trang tựa
Lời cảm tạ
Tóm tắt
Mục lục
Danh sách các bảng
Danh sách các hình
Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm Sinh Học Cá Bống Tượng
2.1.1 Hệ thống phân loại
2.1.2 Đặc điểm hình thái
2.1.3 Phân bố
2.1.4 Đặc điểm sinh thái
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng và tính ăn
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển

2.1.7 Đặc điểm sinh sản
2.2 Đặc Điểm Sinh Học Cá Chình
2.2.1 Hệ thống phân loại
2.2.2 Đặc điểm hình thái
2.2.3 Phân bố
2.2.4 Đặc điểm sinh thái
2.2.5 Đặc Điểm dinh dưỡng và tính ăn
2.2.6 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
2.2.7 Đặc điểm sinh sản
2.3 Điều Kiện Tự Nhiên của Huyện Đức Linh
2.3.1 Vị trí địa lý
2.3.2 Địa hình
2.3.3 Khí hậu và thời tiết
2.4 Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội
2.4.1 Dân số
2.4.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp – thủy sản
2.4.2.1 Nông nghiệp
2.4.2.2 Lâm nghiệp
2.4.2.3 Chăn nuôi
iv

Trang
i
ii
iii
iv
vii
viii
1
1

2
3
3
3
3
4
4
4
5
5
6
6
6
7
7
8
8
9
10
10
10
11
11
11
13
13
14
14



2.4.2.4 Thủy sản
2.4.3 Thủy lợi
2.4.4 Giáo dục
2.5 Giới Thiệu về Sông La Ngà và Hồ Biển Lạc
2.6 Sự Ra Đời và Phát Triển Nghề Nuôi Cá Bè
2.6.1 Tình hình nuôi cá bè trên thế giới
2.6.2 Tình hình nuôi cá bè ở Việt Nam
2.6.3 Tình hình nuôi cá bè tại huyện Đức Linh
2.6.3.1 Quá trình hình thành nghề nuôi cá bè
2.6.3.2 Tình hình nuôi cá bè tại huyện
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
3.1 Thời Gian và Địa Điểm Điều Tra
3.2 Phương Pháp Thu Thập Số Liệu
3.2.1 Số liệu sơ cấp
3.2.2 Số liệu thứ cấp
3.3 Phương Pháp Phân Tích Chỉ Tiêu Kinh Tế
3.4 Phương Pháp Xử Lý Số Liệu
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thông Tin về Hộ Nuôi
4.1.1 Độ tuổi và thời gian nuôi
4.1.2 Trình độ học vấn
4.1.3 Tình hình nhân khẩu và sự phân bố lao động trong nuôi cá
4.1.4 Kinh nghiệm nuôi
4.1.5 Công tác khuyến ngư và các nguồn học hỏi kinh nghiệm
4.2 Kỹ Thuật Nuôi Cá Chình
4.2.1 Thể tích bè và vật liệu làm bè
4.2.2 Xử lý bè và thời gian ngâm bè
4.2.3 Nguồn cá giống
4.2.4 Mật độ, cỡ cá và thời gian thả
4.2.5 Thức ăn và thời gian cho ăn

4.2.6 Chăm sóc và quản lý bè nuôi
4.2.7 Thời gian nuôi và kích cỡ thương phẩm
4.2.8 Thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi cá chình
4.3 Kỹ Thuật Nuôi Cá Bống Tượng
4.3.1 Bè và vật liệu làm bè
4.3.2 Nguồn cá giống
4.3.3 Mật độ, cỡ cá và thời gian thả
4.3.4 Chăm sóc và quản lý
v

14
14
15
16
17
17
17
18
18
18
19
19
19
19
19
19
20
22
22
22

22
23
24
26
26
26
27
27
28
29
30
31
32
32
32
32
33
33


4.3.5 Thời gian nuôi và kích cỡ thương phẩm của cá bống tượng
4.3.6 Thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi cá bống tượng
4.4 Hiệu Quả Kinh Tế của Hai Mô Hình Nuôi Cá Chình và Cá Bống Tượng
4.4.1.1 Mức đầu tư ban đầu cho 1 m3 bè nuôi cá chình
4.4.1.2 Chi phí sản xuất cho 1 m3 bè nuôi cá chình
4.4.1.3 Hiệu quả kinh tế cho 1 m3 bè nuôi cá chình
4.4.2 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá bống tượng
4.4.2.1 Mức đầu tư ban đầu cho 1 m3 bè nuôi cá bống tượng
4.4.2.2 Chi phí sản xuất cho 1 m3 bè nuôi cá bống tượng
4.4.2.3 Hiệu quả kinh tế cho 1 m3 bè nuôi cá bống tượng

4.4.3 So sánh hiệu quả kinh tế giữa nuôi cá chình và cá bống tượng
4.5 Bệnh Cá và Cách Phòng Trị
4.6 Những Khó Khăn và Thuận Lợi Chung trong Quá Trình Nuôi
4.6.1 Khó khăn
4.6.2 Thuận lợi
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Đề Nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi

35
35
36
36
36
37
38
38
38
39
39
40
41
41
42
43
43

44


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 4.1 Độ tuổi của các hộ nuôi

22

Bảng 4.2 Trình độ học vấn của các chủ hộ

23

Bảng 4.3 Số nhân khẩu của các hộ điều tra

23

Bảng 4.4 Số lao động trong các hộ nuôi

24

Bảng 4.5 Kinh nghiệm nuôi cá bống tượng.

25

Bảng 4.6 Kinh nghiệm nuôi cá chình.


25

Bảng 4.7 Số hộ tham gia tập huấn

26

Bảng 4.8 Số hộ xử lý bè nuôi

27

Bảng 4.9 Chi phí đầu tư cho 1 m3 bè nuôi cá chình

36

Bảng 4.10 Chi phí sản xuất cho 1 m3 bè nuôi cá chình/vụ

36

Bảng 4.11 Kết quả và hiệu quả kinh tế cho 1 m3 bè nuôi cá chình/vụ

37

Bảng 4.12 Chi phí đầu tư cho 1 m3 bè nuôi cá bống tượng

38

Bảng 4.13 Chi phí sản xuất cho 1 m3 bè/vụ nuôi cá bống tượng

38


Bảng 4.14 Kết quả và hiệu quả kinh tế cho 1 m3 bè/vụ nuôi cá bống tượng

39

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1 Hình dạng cá bống tượng của hộ ông Phạm Văn Sóc

3

Hình 2.2 Trứng cá bống tượng

6

Hình 2.3 Hình dạng cá chình của hộ ông Trương Văn Thanh

7

Bản đồ 3.1 Bản đồ hành chính huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận

21

Hình 4.1 Bè nhựa và bè gỗ


27

Hình 4.2 Cá chình giống của hộ ông Phạm Văn Sóc

28

Hình 4.3 Cách thả cá chình giống của hộ ông Phạm Văn Sóc

29

Hình 4.4 Cá tạp dùng làm thức ăn cho cá chình và cá bống tượng

29

Hình 4.5 Các men vi sinh dùng trong việc nuôi cá chình

30

Hình 4.6 Cách cho cá ăn

31

Hình 4.7 Bè nuôi cá ở thôn 8 xã Võ Xu, huyện Đức Linh

31

Hình 4.8 Cá chình thương phẩm của hộ ông Trương Văn Thanh

32


Hình 4.9 Dớn dùng bắt cá bống tượng

33

Hình 4.10 Sản phẩm npv – floxacol

34

Hình 4.11 Bè nuôi cá của hộ ông Trương Văn Thanh

34

Hình 4.12 Hồ Biển Lạc

35

Hình 4.13 Cá bống tượng được 200 g của hộ ông Trương Văn Thanh

35

Hình 4.15 Công trình xây dựng đập thủy lợi ở Hồ Biển Lạc

41

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề

Bình Thuận là tỉnh có tiềm năng về nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá
nước ngọt nói riêng do có nguồn nước dồi dào, nhiều ao hồ, sông suối. Đặc biệt ở
huyện Đức Linh có Hồ Biển Lạc và sông La Ngà chảy qua đã thúc đẩy nghề nuôi cá bè
phát triển.
Đối tượng nuôi chính trong bè ở huyện Đức Linh là cá bống tượng (Oxyeleotris
marmorata Bleeker) và cá chình (Anguilla marmorata Quoy and Gaimard). Đây là 2
đối tượng có giá trị kinh tế cao, thịt thơm ngon. Giá thị trường cá bống tượng từ
250.000 – 320.000 đồng/kg cá loại 1 (từ 400 – 800 g/con), cá chình từ 280.000 –
310.000 đồng/kg cá loại 1 (trên 1 kg/con).
Khoảng 3 năm trở lại đây, cá bống tượng chết hàng loạt do nguồn nước không
ổn định (bị phèn, ô nhiễm hữu cơ…). Mặc khác, con giống được đánh bắt ngoài tự
nhiên không đảm bảo kích thước và chất lượng. Vì vậy mà nhu cầu nuôi của người dân
bị lắng xuống. Trong khi đó giá thị trường của cá chình cũng tương đương với cá bống
tượng và cá chình có sức chịu đựng tốt hơn (chỉ chết rải rác) nên người dân đã chuyển
sang nuôi cá chình.
Nhìn chung nghề nuôi cá bè ở Đức Linh (Bình Thuận) chỉ mới phát triển vào
những năm gần đây và còn khá mới so với tỉnh Đồng Nai, là tỉnh đã phát triển nghề
nuôi cá bè khá lâu trên Sông La Ngà và Hồ Trị An. Do đó việc tìm hiểu tình hình nuôi
cá bè ở huyện Đức Linh là rất cần thiết. Từ mục đích trên và được sự phân công của
Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài “Tìm hiểu tình hình nuôi cá chình (Anguilla marmorata) và cá bống tượng
(Oxyeleotris marmorata) trong bè tại huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận”

1


1.2 Mục Tiêu Đề Tài
- Tìm hiểu tình hình nuôi cá bè tại 3 xã Võ Xu, Sùng Nhơn, Vũ Hòa thuộc
huyện Đức Linh (Bình Thuận) về các khía cạnh kinh tế, xã hội và kỹ thuật nuôi.
- Xác định hiệu quả kinh tế của hai mô hình nuôi cá chình và cá bống tượng, từ

đó so sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình này.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm Sinh Học Cá Bống Tượng
2.1.1 Hệ thống phân loại
Bộ: Perciformes
Bộ phụ: Gobioidei
Họ: Eleotridae
Giống: Oxyeleotris
Loài: Oxyeleotris marmorata Bleeker, 1952
Tên tiếng Việt: Cá bống tượng
Tên tiếng Anh: Sand goby, marble goby
2.1.2 Đặc điểm hình thái

Hình 2.1 Hình dạng cá bống tượng của hộ ông Phạm Văn Sóc
Cá bống tượng có đầu to, rộng và dẹp, mõm bằng. Miệng hướng lên phía trên,
không có râu. Mắt tròn, nhỏ lệch về phía đầu. Thân cá dài, phần trước hơi tròn, phần
sau hơi dẹp ngang về phía đuôi. Vây đuôi tròn, dài. Vây ngực hơi nhọn (Huỳnh Ngọc
Anh, 2005). Vảy nhỏ phủ khắp thân và đầu (trừ mõm). Đầu và phần trước của thân
phủ vảy tròn, phần sau phủ vảy lược (Dương Viết Thành, 1995).
3


Cá có màu nâu nhạt, hơi xám, trên thân có những đốm vân lớn như da beo. Mặt
bên của cá có nhiều đốm đen to, những đốm này không có hình dạng nhất định (Huỳnh
Ngọc Anh, 2005). Màu sắc của cá thay đổi theo khu vực sống, cá bống tượng trong ao,

hầm có màu sắc vân đậm hơn cá nuôi trong bè và cá ở thiên nhiên vùng nước chảy
(Nguyễn Chung, 2008). Theo Mai Đình Yên (1983; trích dẫn bởi Lâm Thị Út, 1996)
cá bống tượng có kích thước lớn nhất trong bộ cá bống, kích thước tối đa đạt 500 mm.
2.1.3 Phân bố
Cá bống tượng là loài cá đặc trưng của vùng nhiệt đới. Chúng phân bố rộng ở
các nước Đông Nam Á như: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Brunei.
Trong tự nhiên, cá phân bố ở khắp các loại hình thủy vực nước ngọt từ ao, ruộng,
kênh, rạch, sông, hồ… Ở Việt Nam, cá xuất hiện nhiều ở hệ thống sông Cửu Long,
Đồng Nai, Vàm Cỏ, Hồ Biển Lạc thuộc huyện Tánh Linh và sông La Ngà thuộc huyện
Đức Linh tỉnh Bình Thuận (Nguyễn Chung, 2008).
2.1.4 Đặc điểm sinh thái
Cá bống tượng sống ở đáy thủy vực, hoạt động nhiều về đêm, ban ngày thường
vùi mình xuống bùn đáy và có thể sống ở đó nhiều giờ. Trong ao cá ưa sống ẩn náu
ven bờ, hang hốc, rong cỏ và thực vật thủy sinh thượng đẳng. Nhờ có cơ quan hô hấp
phụ nên cá có thể chịu được môi trường nước có hàm lượng oxy hoà tan thấp. Cá sống
thích hợp ở môi trường nước không nhiễm phèn (pH = 6,5 – 7,5), nhưng cũng có thể
sống được ở môi trường nước hơi phèn (pH = 5,5). Cá có thể sống được ở vùng nước
lợ với nồng độ muối 15o/oo, nhiệt độ nước từ 15 – 41,5oC, tốt nhất là 26 – 32oC (Dương
Tấn Lộc, 2004).
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng và tính ăn
Cá bống tượng trưởng thành có bộ máy tiêu hóa tiêu biểu cho loài cá dữ điển
hình. Miệng lớn, răng hàm dài và sắc. Ruột ngắn, chiều dài ruột bằng 0,4 lần chiều dài
thân. Thức ăn chủ yếu của cá bống tượng là động vật như: Tôm, tép, cá nhỏ, cua, ốc…
Cũng như nhiều loài cá khác, sau khi tiêu hết noãn hoàng, cá bống tượng bắt
đầu chuyển sang ăn thức ăn bên ngoài (thường sau khi nở 3 – 4 ngày). Kích cỡ miệng
lúc này khoảng 0,08 – 0,2 mm, vì vậy phải cung cấp thức ăn cỡ nhỏ cho chúng như
luân trùng (Rotifera) hoặc thức ăn nhân tạo như lòng đỏ trứng, bột đậu nành… Khi cá
được 30 ngày tuổi có thể ăn nhiều loại thức ăn như: Trùn chỉ (Tubifex), ấu trùng muỗi
4



lắc (Chironomus), cá, tép, nhuyễn thể xay nhỏ (Lê Như Xuân và Phạm Minh Thành,
1994; trích dẫn bởi Trần Quang Hưng, 1998).
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
So với nhiều loài cá khác, cá bống tượng có tốc độ tăng trưởng chậm, đặc biệt ở
giai đoạn dưới 100 g. Khi đạt kích thước từ 100 g trở lên tốc độ tăng trưởng khá hơn.
Trong điều kiện nhiệt độ 26 – 30oC, trứng cá bống tượng nở sau 25 – 26 giờ.
Lúc này cá có chiều dài từ 2,5 – 3 mm. Sau khi nở 1 ngày, chiều dài cá đạt 3,8 mm, cá
chuyển động thẳng đứng và từ từ buông mình chìm xuống đáy. Cá nở sau 2 ngày,
chiều dài đạt 3,8 – 4 mm, mắt có sắc tố đen, vi ngực bắt đầu xuất hiện, cá vẫn còn vận
động thẳng đứng. Cá 3 ngày tuổi dài 4 – 4,2 mm, túi noãn hoàng đã tiêu biến. Cá 12
ngày tuổi đã xuất hiện đầy đủ các vây. Cá 18 ngày tuổi bắt đầu hình thành vảy và có
hình dạng của cá trưởng thành (Đào Ngọc Quyên, 2005).
Ở giai đoạn từ cá bột đến cá hương, phải mất thời gian nuôi 2 – 3 tháng cá mới
đạt chiều dài 3 – 4 cm, từ cá hương phải mất 4 – 5 tháng mới đạt kích cỡ cá giống có
trọng lượng 100 g. Trong tự nhiên, những cá thể có trọng lượng 100 – 200 g/con là đã
1 năm tuổi. Để có cá thương phẩm từ 400 – 800 g/con, nếu cá giống có trọng lượng
100 g/con cần thời gian 5 – 8 tháng nếu nuôi ao và 5 – 6 tháng nếu nuôi bè (Đào Ngọc
Quyên, 2005).
2.1.7 Đặc điểm sinh sản
Thông thường sau khi nuôi vỗ được 1 – 2 tháng, cá đã phát dục và có thể phân
biệt đực cái: Cá đực có gai sinh dục nhỏ, đầu nhọn hình tam giác; cá cái có gai sinh
dục lớn nhưng không nhọn đầu như gai sinh dục của cá đực.
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước cùng Lê Như Xuân và Phạm
Minh Thành (1994; trích dẫn bởi Đào Ngọc Quyên, 2005), trong tự nhiên cá bống
tượng thành thục sinh dục và tham gia sinh sản lần đầu sau 9 – 12 tháng tuổi. Cá đẻ tự
nhiên ở ao hồ, đồng ruộng, kênh, rạch. Trong nuôi và cho sinh sản nhân tạo, cá có thể
thành thục sinh dục sớm hơn 1 – 2 tháng. Kích cỡ lúc này khoảng 200 g.
Bãi đẻ của cá nằm ven bờ và chìm sâu trong nước, nơi có cây cỏ thủy sinh hay
thân cây chìm. Cá đẻ trứng dính thành ô tròn ở dưới các gốc cây, hang hốc ven bờ.

Trứng cá bống tượng giống hình quả lê. Sau khi đẻ, cá bố mẹ bơi quanh tổ và dùng
5


đuôi quạt nước để cung cấp đủ lượng oxy cho trứng cá phát triển. Công việc này được
chúng thực hiện cho đến khi toàn bộ trứng cá nở hết.
Mùa sinh sản ngoài tự nhiên kéo dài từ tháng 3 đến tháng 11. Cá có hệ số thành
thục thấp (cá cái chỉ đạt 1,5 – 2%), nhưng vì trứng có kích cỡ nhỏ nên sức sinh sản
cao. Nhiều tác giả nghiên cứu và thấy rằng khả năng sinh sản của mỗi cá thể là khác
nhau, dao động từ 2.000 – 30.000 trứng, với số lượng trứng trung bình của mỗi tổ là
24.000 trứng. Cá đẻ ít nhất 3 lần/năm (Đào Ngọc Quyên, 2005). Theo tài liệu Khuyến
Ngư Bình Thuận (2005), sức sinh sản thực tế của cá bống tượng từ 76 – 220 trứng/g cá
cái.

Hình 2.2 Trứng cá bống tượng
2.2 Đặc Điểm Sinh Học Cá Chình
2.2.1 Hệ thống phân loại
Bộ: Anguilliformes
Họ: Anguillidae
Giống: Anguilla
Loài: Anguilla marmorata Quoy and Gaimard
Tên tiếng Việt: Cá chình hoa, chình bông, chình cẩm thạch
Tên tiếng Anh: Ell
2.2.2 Đặc điểm hình thái
Cá chình có màu xám tro ở mặt bụng, vàng nhạt ở mặt lưng, vây lưng màu sẫm.
Rìa vây lưng, vây hậu môn, cùng với vây đuôi có màu đen (Ngô Trọng Lư, 2000).
Thân cá chình dài, phần trước hình ống, phần sau hơi dẹp. Đầu dài và nhọn, mắt
bé, miệng rộng và ở phía trước. Hàm dưới và hàm trên có răng nhỏ xếp thành hình đai.
6



Lỗ mang nhỏ ở phía dưới gốc vây ngực. Vảy rất bé xếp như hình chiếc chiếu và giấu
dưới da (Phạm Anh Phương, 2005).
Cá có vây ngực, vây lưng và vây hậu môn dài, nối liền với vây đuôi. Cá chình
có 2 lỗ mũi, lỗ trước ở phía trước miệng, lỗ sau ở phía trước mắt. Khi cá chui xuống
bùn thì mũi đóng lại để bùn không chui vào. Do sống ở hang hốc dưới sông hồ nên
mắt nhỏ, cơ quan đường bên đều phát triển (Phạm Anh Phương, 2005).

Hình 2.3 Hình dạng cá chình của hộ ông Trương Văn Thanh
2.2.3 Phân bố
Trong nước, cá chình phân bố nhiều từ Quảng Bình đến Bình Định ở các đầm,
sông, hồ như: Sông Bồ, sông Hương, đầm Cầu Hai (Thừa Thiên Huế), sông Trà Khúc
(Quảng Ngãi), sông Con, sông Ba (Phú Yên), sông Ngàn Phố (Hà Tĩnh) và nhiều nhất
là đầm Châu Trúc (Bình Định).
Trên thế giới, cá chình phân bố ở Nhật Bản, Triết Giang (Trung Quốc),
Australia, Borneo (Indonesia). Nói chung cá chình hoa phân bố rộng cả miền ôn đới và
nhiệt đới của Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Bình thường cá có chiều dài từ 50 –
70 cm ứng với khối lượng từ 0,6 – 1,5 kg. Đặc biệt có con dài 1 m, nặng 7 – 12 kg
(Ngô Trọng Lư, 2000).
2.2.4 Đặc điểm sinh thái
Cá chình là loài cá rộng muối, ưa nước chảy, có thể sống được ở nước mặn,
nước lợ và nước ngọt. Cá thích bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày chui rúc trong
hang, dưới đáy ao, nơi có ánh sáng yếu, tối bò ra kiếm mồi và di chuyển đi nơi khác.
Cá chình là loài cá biến nhiệt (nhiệt độ thân cá bằng với nhiệt độ môi trường).
Cá có thể sống được ở nhiệt độ từ 1 – 38oC, nhưng trên 12oC cá mới bắt mồi. Nhiệt độ
7


thích hợp cho cá phát triển là 25 – 30oC. Khi nhiệt độ dưới 5oC năng lực bơi lội của cá
giảm đi và cá ở trạng thái ngủ đông.

Da và ruột có khả năng hô hấp, dưới 15oC chỉ cần giữ cho da ẩm ướt là cá có
thể sống được khá lâu. Trời mưa cá hoạt động rất khỏe.
Hàm lượng oxy hoà tan trong nước phải trên 2 mg/l, tốt nhất là 5 mg/l, trên 12
mg/l cá dễ bị bệnh bọt khí. Cá chình ở trạng thái hưng phấn thì lượng tiêu hao oxy lên
gấp 2 – 5 lần so với trạng thái yên tĩnh. Cá sau khi ăn no, do hoạt động tiêu hoá nên
lượng oxy tiêu hao tăng gấp đôi (Phạm Anh Phương, 2005).
2.2.5 Đặc Điểm dinh dưỡng và tính ăn
Theo Ngô Trọng Lư (2000), dạ dày của cá chình lớn có dạng túi kín hình chữ
Y. Thành dạ dày rất dày và có khả năng co giãn nhiều. Ruột ngắn, chỉ bằng 0,7 lần
chiều dài thân, điển hình của loài cá ăn thịt. Đoạn cuối ruột gần như đường thẳng hơi
cong. Gan to, nặng bằng 1,5% trọng lượng cơ thể. Bong bóng chỉ có một ngăn tương
đối nhỏ.
Cá dùng khứu giác để cảm nhận phương hướng và vị trí của thức ăn. Khi tiếp
cận thức ăn thì dùng thị giác để phân biệt.
Ở giai đoạn cá giống, thức ăn chủ yếu của chúng là luân trùng (Rotifera), giun ít
tơ (Oligochaeta), nhóm Cladocera, mảnh vụn hữu cơ… Khi đạt trọng lượng khoảng 5
g cá mới bắt đầu đuổi bắt mồi, ăn tôm, cá con, xác các động vật chết, lúc thiếu thức ăn
chúng tranh cướp thức ăn lẫn nhau.
Khi nhiệt độ nước trên 12oC cá mới bắt đầu bắt mồi, nhiệt độ 24 – 30oC cá ăn
khỏe và ăn nhiều. Khi quá 30oC cá bắt mồi không ổn định, lượng thức ăn giảm.
Trong nuôi nhân tạo thức ăn chủ yếu của cá chình là cá tươi… Ngoài ra, có thể
cho cá ăn thêm: Bột ngô, cám, bột cá, các chất vô cơ, vitamin… (Phạm Anh Phương,
2005).
2.2.6 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Cá chình có tốc độ tăng trưởng chậm, trong năm đầu cá chỉ đạt trọng lượng 200
g với điều kiện cho ăn tốt. Theo tài liệu Khuyến Ngư Bình Thuận (2006), khi còn nhỏ
tốc độ tăng trưởng của cá trong đàn tương đương nhau, nhưng khi có chiều dài trên 40
cm thì cá cái lớn nhanh hơn cá đực. Để có cá thương phẩm (trên 1 kg), với cá giống có
trọng lượng 3 con/kg phải mất thời gian nuôi trên 12 tháng.
8



2.2.7 Đặc điểm sinh sản
Cá chình sống ở nước ngọt, di cư ra biển để sinh sản. Hàng năm đến mùa thu cá
bố mẹ kết đàn từ sông, hồ ra biển (Đặng Trung Thuận, 2000; trích dẫn bởi Phạm Anh
Phương, 2005).
Theo Ngô Trọng Lư (2000), ở đầm Châu Trúc (Bình Định), cá chình nhọn
(Anguilla malgumora) di cư trước, sau đó đến cá chình mun (A. bicolor Sehinidt,
1928), cuối cùng là cá chình hoa (A. marmorata).
Theo Phạm Anh Phương (2005), trong suốt quá trình di chuyển, cá không bắt
mồi hay giảm lượng bắt mồi rất lớn. Lúc này ống tiêu hóa thoái hóa, gan nhỏ lại, hàm
lượng mỡ trong thịt giảm thấp. Những chất dinh dưỡng tích lũy trong gan, mỡ cung
cấp cho sự thành thục của tuyến sinh dục.
Cá bố mẹ thành thục khi thấy vây ngực, vây lưng, vây hậu môn có màu đen ánh
bạc, có con phía bụng có màu đỏ hồng nhạt, gốc vây ngực có màu vàng kim tức là màu
“áo cưới”. Cá đực thành thục sinh dục sau 3 – 4 năm, nặng 1 kg; cá cái 4 – 5 năm,
nặng 2 – 3 kg. Tuyến sinh dục phát triển nhất vào tháng 10 – 11. Cá bố mẹ thành thục
sinh dục từ tháng 9 – 12 ở sông ngòi, rồi di cư ra biển. Trong quá trình di cư, tuyến
sinh dục chín dần, đến biển sâu thì đẻ trứng, đẻ xong cá mẹ chết (Phạm Anh Phương,
2005).
Cá chình sợ ánh sáng nên ban ngày núp trong các khe đá, hang hốc hay nằm im
dưới đáy, ban đêm di chuyển nhanh. Những đêm trăng sáng cá không di cư, đặc biệt
lúc mưa to cá tập trung thành đàn từ cửa sông đi ra biển. Mỗi ngày cá đi được 8 – 32
hải lý (1 hải lý bằng 1.852 m). Nếu môi trường thích hợp cá có thể đi 30 – 60 hải lý,
đó là năng lực thích ứng để bảo tồn nòi giống.
Trứng nở ra ấu trùng hình lá rồi chuyển sang ấu trùng dạng kính
(Leptocephalus) và sau đó là dạng chình (17 – 75 mm). Càng lớn màu sắc của cá chình
con càng đậm lên theo màu sắc của cá chình trưởng thành (Đặng Trung Thuận, 2000;
trích dẫn bởi Phạm Anh Phương, 2005).
Mùa đẻ của cá chình là từ đầu xuân cho đến giữa hè (khoảng tháng 5). Đường

kính trứng khoảng 1 mm, nhờ có giọt dầu mà trứng có thể nổi lơ lửng theo dòng nước.
Trong 10 ngày sau khi nở cá sống bằng noãn hoàng (Phạm Anh Phương, 2005).

9


Hàng năm, cuối đông đầu xuân cá con tập trung ở vùng cửa sông di cư vào
vùng nước ngọt và sinh trưởng ở đó (Đặng Trung Thuận, 2000; trích dẫn bởi Phạm
Anh Phương, 2005).
2.3 Điều Kiện Tự Nhiên của Huyện Đức Linh
2.3.1 Vị trí địa lý
Đức Linh là một huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Bình Thuận. Trung tâm
huyện cách thành phố Phan Thiết 140 km. Toàn huyện có 11 xã và 2 thị trấn, với tổng
diện tích tự nhiên 53.491 km2, dân số trung bình 138.654 người.
Tọa độ địa lý nằm trong khoảng từ: 11o00’26,672’’ đến 11o23’01,391’’ vĩ độ
Bắc, 107o23’35,166’’ đến 107o39’38,91’’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Đa Hoai tỉnh Lâm Đồng.
- Phía Nam giáp huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai.
- Phía Đông giáp huyện Tánh Linh tỉnh Bình Thuận.
- Phía Tây giáp huyện Định Quán và huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai.
Đức Linh nằm ở vị trí chuyển tiếp của các vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và
Đông Nam Bộ, nên có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa.
2.3.2 Địa hình
Đức Linh là huyện miền núi nên địa hình phức tạp. Nhìn toàn thể địa hình của
huyện có dạng hình lòng chảo ở phía Bắc và phía Nam. Địa hình được chia làm 3
vùng:
- Vùng núi cao: Nằm ở phía Bắc của huyện gồm các xã Mê Pu, Sùng Nhơn,
Đa Kai với diện tích 11.500 ha, chiếm 21% diện tích tự nhiên. Vùng này là những dãy
núi có độ cao trung bình từ 400 m đến 900 m so với mặt nước biển. Phần lớn có rừng
tự nhiên che phủ, độ dốc trung bình trên 8o.

- Vùng đồng bằng trung tâm: Do phù sa sông La Ngà bồi đắp, gồm các xã
Võ Xu, Vũ Hòa, Đức Chính, Nam Chính, Đức Hạnh, thị trấn Đức Tài, phía Nam các
xã Sùng Nhơn, Mê Pu, Đa Kai. Vùng này có địa hình tương đối bằng phẳng, với diện
tích 23.000 ha, chiếm 43% diện tích tự nhiên. Đây là vùng trọng điểm lúa và cây công
nghiệp ngắn ngày của huyện, độ dốc trung bình 0 – 3o.
- Vùng gò đồi lượn sóng: Nằm ở phía Nam của huyện, độ cao từ 100 m đến
150 m so với mặt nước biển, với diện tích 19.000 ha, chiếm 36% diện tích tự nhiên.
10


Đây là vùng trọng điểm cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả của huyện, độ dốc
trung bình từ 3 – 8o.
Nhìn chung, địa hình của huyện đa dạng phức tạp, gây khó khăn cho sản xuất
và đời sống, nhất là trong việc phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi giữa các vùng
trong huyện. Tuy nhiên địa hình cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các
vùng sản xuất chuyên canh tập trung như: Vùng chuyên lúa, cao su, điều…
2.3.3 Khí hậu và thời tiết
Khí hậu mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm và không có mùa
khô khắc nghiệt.
Nhiệt độ trung bình cả năm là 26,1oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 24,7oC
(tháng 12 và tháng 1), nhiệt độ cao nhất là 28,4oC (tháng 4).
Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình trong năm 81,8%, thấp nhất là
tháng 2 (71%) và cao nhất tháng 8, 9 (91%).
Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp
thấp nhiệt đới. Hằng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau, gió mùa Tây Nam từ tháng 5 – 11. Vận tốc gió lớn nhất 18 – 27 m/s.
Lượng mưa trung bình hằng năm dao động từ 1.800 – 2.800 mm nhưng phân bố
không đều trong năm. Mưa tập trung từ tháng 5 – 10, chiếm 90% lượng mưa trong
năm, những tháng còn lại thường mưa rất ít và có tháng không có mưa (tháng 1, 2, 3).

2.4 Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội
2.4.1 Dân số
Dân số Đức Linh là 136.490 người với 26.883 hộ, bao gồm 37.994 nhân khẩu
thành thị (chiếm 28%) và 98.496 nhân khẩu nông thôn (chiếm 72%). Tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên là 1,37%. Mật độ dân số bình quân 255 người/km2. Trong đó, khu vực đô thị
630 người/km2, cao gấp 2 lần khu vực nông thôn. Dân cư của huyện phân bố không
đồng đều giữa các vùng, đa số tập trung tại 2 thị trấn và các xã lân cận. Mật độ dân số
cao nhất là thị trấn Võ Xu (653 người/km2), thấp nhất là xã Tân Hà (89 người/km2).
Đức Linh có tất cả 12 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số (97,74%), còn
lại là các dân tộc như: Chơ Ro, K’Ho, Tày, Thái, Nùng, Mường, Khơ – me, Hoa,…
11


hội tụ từ khắp các tỉnh thành cả nước đã tạo nên một cộng đồng dân cư khá đa dạng về
sắc thái văn hóa và phong tục tập quán.
Trong những năm qua, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được chú trọng,
mức giảm sinh hàng năm được duy trì. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên bình quân hàng
năm giảm 0,07%. Tuy nhiên dân số ở huyện liên tục gia tăng cơ học do di dân tự do,
định cư ở hầu hết các xã, thị trấn.
Đức Linh có 87.747 lao động trong độ tuổi, chiếm 64,07% dân số. Tuy nhiên số
người trong độ tuổi có khả năng lao động là 67.936 người và có 19.811 người ngoài độ
tuổi. Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 63.491
người, phân bố trong các ngành: Công nghiệp xây dựng chiếm 3,23%, nông lâm chiếm
85,42% và dịch vụ chiếm 11,35%.
Lực lượng lao động qua đào tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ
thấp, khoảng 20% tổng số lao động, trong đó đại học và trên đại học 2,65%, cao đẳng
2,42%, công nhân kỹ thuật 5,87%, trung học chuyên nghiệp 9,06%. Chất lượng lao
động ngày càng cao và có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nhưng vẫn chưa đáp ứng
được yêu cầu của các ngành kinh tế.
Về việc làm, hàng năm huyện đã giải quyết việc làm cho khoảng 2.500 lao

động, nhưng đến nay số lao động không làm việc hoặc chưa có việc làm vẫn còn
khoảng 23.000 người, chiếm 26,21% trong tổng số nguồn lao động.
Nhìn chung nguồn lao động của huyện tương đối dồi dào, là điều kiện thuận lợi
trong phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn
kỹ thuật còn thấp. Do vậy, trong tương lai cần có hướng đào tạo nghề cho người lao
động, nhất là khoa học công nghệ để có thể đáp ứng được nhu cầu lao động trong điều
kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển.
Mức sống của dân cư chịu tác động của nhiều yếu tố, nhưng trước hết là trình
độ phát triển nền kinh tế - xã hội. Tình hình phát triển kinh tế của địa phương kéo theo
đời sống của đại bộ phận cư dân trên địa bàn huyện được nâng lên rõ rệt. Mức thu
nhập bình quân người dân tăng từ 212 USD năm 2000 lên 300 USD năm 2005. Ngày
càng có nhiều hộ khá, giàu, đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 10% năm 2001 xuống còn
5,9% vào cuối năm 2005 và không còn hộ đói. Các tiện nghi sinh hoạt của một bộ
phận dân cư được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên sự chênh lệch về thu nhập và chi tiêu
12


giữa các địa phương cũng như khu vực thành thị và nông thôn trong huyện còn khá
lớn. Tính đến nay tỷ lệ số hộ có điện thắp sáng là 84%, số hộ sử dụng nước sạch 85%
trong tổng số hộ (Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Đức Linh, 2005).
2.4.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp – thủy sản
2.4.2.1 Nông nghiệp
Trong giai đoạn 2001 – 2005, mặc dù diễn biến thời tiết không thuận lợi, nhưng
sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn phát triển toàn diện cả về trồng trọt và chăn nuôi
với mức tăng trưởng khá ổn định, bình quân đạt 9,3%, cao hơn giai đoạn 1996 – 2000
(6,95%). Trong đó, giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng 11,78%, chăn nuôi tăng
11,18%.
Tuy diện tích gieo trồng lúa có giảm do chuyển sang các loại cây khác và nuôi
trồng thủy sản có giá trị cao hơn, nhưng sản xuất lương thực vẫn có sự tăng trưởng và
ổn định. Bình quân mỗi năm sản lượng tăng 6,34% và đạt 93.000 tấn năm 2005. Bình

quân lương thực đầu người từ 600 kg (năm 2000) tăng lên 682 kg vào năm 2005.
Nhờ sự phát huy năng lực tưới của các công trình thủy lợi và ứng dụng rộng rãi
các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất của một số cây trồng tăng lên
khá cao như: Cây lúa từ 34,5 tạ/ha tăng lên 42 tạ/ha, cây bắp lai từ 28,8 tạ/ha tăng lên
50 tạ/ha, cây bông vải từ 7,3 tạ/ha tăng lên 14,6 tạ/ha, cây điều 2,2 tạ/ha tăng lên 8
tạ/ha, cây cao su từ 3,5 tạ/ha tăng lên 11,8 tạ/ha…
Cùng với sự gia tăng về diện tích, năng suất và sản lượng, bước đầu đã có sự
hình thành các vùng sản xuất lương thực tập trung. Vùng trồng lúa tập trung ở vùng
thung lũng sông La Ngà. Cây mì tập trung ở các xã Đức Hạnh, Đức Tín, Đông Hà, Tân
Hà và Trà Tân. Đối với các loại cây công nghiệp ngắn ngày như đậu phộng, đậu nành,
bông vải, mía đường... do thị trường tiêu thụ và đầu ra cho sản phẩm còn khá bấp bênh
nên nhìn chung phát triển không ổn định.
Các loại cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả cũng phát triển khá với tập
đoàn cây chủ yếu là cao su, điều, tiêu, cà phê... Trên cơ sở từng bước hình thành các
vùng chuyên canh như: Cây điều, cây cao su ở các xã Trà Tân, Tân Hà, Đông Hà, Vũ
Hòa, Đức Tín, Đức Tài,Võ Xu, cây cà phê ở Đức Hạnh, Đức Tín, Đa Kai... (Nguồn:
Phòng NN và PTNT huyện Đức Linh, 2005).

13


2.4.2.2 Lâm nghiệp
Rừng Đức Linh ngoài chức năng cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất,
chế biến lâm sản còn có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường
sinh thái và bảo vệ tài nguyên sinh vật vùng nhiệt đới. Hiện tại, qũy đất lâm nghiệp
của huyện có diện tích 5.600,73 ha, chiếm 10,47% diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu
là rừng tự nhiên sản xuất. Công tác phòng chống phá rừng, quản lý tài nguyên rừng
ngày càng được quan tâm, số vụ vi phạm lâm luật giảm 27%. Nhìn chung, hoạt động
lâm nghiệp của huyện đã và đang phát triển theo hướng lâm nghiệp xã hội hóa, gắn
kinh tế rừng với kinh tế xã hội miền núi, góp phần giải quyết việc làm cho hộ gia đình

ở vùng cao phía Bắc huyện.
2.4.2.3 Chăn nuôi
Năm 2005 so với năm 2000, tổng đàn bò hàng năm tăng bình quân 13,5%. Đàn
gia cầm có khoảng 600.000 con. Chất lượng đàn gia súc, gia cầm được cải thiện thông
qua các chương trình sind hóa đàn bò, nạc hóa đàn heo… Giá trị sản lượng tăng thêm
của ngành chăn nuôi bình quân giai đoạn 2001 – 2005 đạt khá. Tuy nhiên do quy mô
sản phẩm nhỏ nên tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi vẫn thấp so với tổng giá trị sản
xuất ngành nông nghiệp.
2.4.2.4 Thủy sản
Trong những năm qua huyện đã chỉ đạo cho các ban ngành liên quan tập trung
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Huyện đã chuyển đổi đất một vụ lúa bấp bênh,
đất thuộc diện hoang trũng sang cải tạo ao, bàu nuôi trồng thủy sản, đồng thời triển
khai nuôi thí điểm các mô hình trình diễn như: Cá bống tượng, cá rô phi đơn tính…
Kinh tế thủy sản những năm qua tiếp tục được phát triển chủ yếu là nuôi thủy
sản nước ngọt. Diện tích nuôi thủy sản từ 143,19 ha năm 2000 tăng lên 520,07 ha năm
2005 (tăng 3,6 lần). Ngoài việc nuôi thủy sản ở các ao, hồ thuộc một số xã như: Võ
Xu, Đức Tín, Sùng Nhơn, huyện đã tận dụng nguồn nước trên sông La Ngà để nuôi cá
bống tượng, cá chình thả bè (Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Đức Linh, 2005).
2.4.3 Thủy lợi
Các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện trong những năm gần đây được đầu
tư đáng kể từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Chính vì vậy mà năng lực tưới ngày càng
được nâng lên. Năm 2005 năng lực chủ động tưới đạt khoảng 5.000 ha. Tuy nhiên, so
14


với yêu cầu của sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, phát triển các vùng
chuyên canh cây công nghiệp và mở rộng đất sản xuất cho đồng bào các dân tộc miền
núi, vùng cao thì khả năng cung cấp nước từ các công trình thủy lợi vẫn còn nhiều khó
khăn. Toàn huyện có 5 trạm bơm ở Võ Xu, Lô Ba, Sùng Nhơn, Mê Pu, Vũ Hòa đã cấp
nước tưới cho 13 xã và thị trấn.

Mặc dù thủy lợi Đức Linh đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng chủ yếu
vẫn còn tình trạng thiếu chủ động trong việc cung cấp nước tưới, đặc biệt trong mùa
khô. Vì vậy, trong tương lai ngoài việc thường xuyên nạo vét, tu bổ, nâng cấp và mở
rộng hệ thống này cần phải đề nghị tỉnh và trung ương đầu tư xây dựng mới thêm các
công trình đầu mối như đập dâng Tà Pao ở Tánh Linh và đặc biệt chú trọng thực hiện
chương trình “kiên cố hoá kênh mương” nhằm đảm bảo tưới tiêu theo yêu cầu và tiết
kiệm nước (Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Đức Linh, 2005).
2.4.4 Giáo dục
Với mục tiêu đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, trong những năm qua cơ sở vật
chất nhà trường không ngừng được tăng cường, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập.
Hiện tại trên địa bàn toàn huyện có 71 trường học bao gồm các cấp, một trung tâm
giáo dục thường xuyên và một trung tâm hướng nghiệp dạy nghề. Trong đó, nhiều
trường học đã được xây dựng khang trang, tạo được mỹ quan sư phạm. Trường đạt
chuẩn quốc gia đảm bảo đủ yêu cầu tiếp nhận học sinh, không phải học ca ba. Toàn bộ
các xã, thị trấn có trường tiểu học, 11/13 xã, thị trấn có trường trung học cơ sở, toàn
huyện có 4 trường trung học phổ thông.
Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo cơ bản được giữ vững và nâng cao, tỷ lệ học
sinh đến trường ngày một tăng. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đạt khá: Mẫu
giáo 60,1%, tiểu học 98,8%, trung học cơ sở 98,7%, trung học phổ thông 65%. Công
tác giáo dục miền núi, con em đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm, thu hút số học
sinh đến lớp ngày càng tăng. Đến năm 2004 toàn huyện đã được công nhận đạt chuẩn
quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Năm 2005 đã được UBND tỉnh
công nhận hoàn thành công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Mặc dù đã đạt được một số thành tích đáng kể, nhưng công tác giáo dục và đào
tạo của huyện vẫn còn một số tồn tại nhất định: Hiện tại vẫn còn nhiều trường chưa đủ
diện tích đất theo quy định, số trường đạt chuẩn quốc gia còn chưa đáng kể, số phòng
15


học cũ, hư hỏng nặng vẫn còn nhiều, các phòng chức năng nhạc họa, thư viện, phòng

thí nghiệm thực hành, phòng bộ môn đều không đúng quy cách và còn thiếu trầm
trọng...
Trong những năm tới, để phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện thì ngoài việc
quan tâm đến vấn đề chất lượng dạy và học cần chú trọng tăng cường củng cố hệ
thống trường lớp, tập trung xây dựng các trường trọng điểm, có chất lượng cao, đạt
chuẩn quốc gia. Điều này sẽ có những tác động nhất định đến vấn đề sử dụng đất trên
địa bàn huyện (Nguồn: Phòng Thống Kê huyện Đức Linh, 2005).
2.5 Giới Thiệu về Sông La Ngà và Hồ Biển Lạc
Sông La Ngà bắt nguồn từ tỉnh Lâm Đồng đổ ra sông Đồng Nai với tổng chiều
dài là 270 km và chảy qua địa bàn huyện Đức Linh khoảng 70 km. Lưu lượng trung
bình về mùa mưa là 65,2 – 190 m3/s, mùa khô là 7,37 m3/s. Đây là nguồn nước chính
cho sản xuất nông nghiệp của huyện, nhưng đây cũng là nguyên nhân chính gây ngập
úng ở vùng trung tâm huyện vào mùa mưa (Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Đức
Linh, 2005).
Theo đánh giá của Trung Tâm Khuyến Ngư Bình Thuận (1999), nơi rộng nhất
của lòng sông khoảng 120 – 150 m, nơi hẹp nhất là 40 – 50 m. Về mùa mưa độ sâu
lòng sông từ 5 – 10 m, mùa khô từ 2 – 2,5 m. Đặc biệt sông còn tiếp nhận nước từ 3
con suối chính là suối Lăng Quăng (dài 7 km), Ba Thê (10 km), Chu Lu (6 km) thuộc
huyện Đức Linh. Các chỉ số về đánh giá chất lượng nước trên sông: Nền đáy bùn cát,
mực nước 1,5 – 1,8 m, pH từ 7,5 – 8,5.
Hồ Biển Lạc là 1 hồ tự nhiên nối liền 2 huyện Đức Linh và Tánh Linh. Diện
tích hồ đo được trong mùa khô là 382 ha, mùa mưa diện tích mặt nước của hồ lên đến
trên 1.500 ha (Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Tánh Linh, 1998).
Sông La Ngà và Hồ Biển Lạc là nơi cư trú, sinh sản và phát triển của nhiều loài
thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế, đặc biệt là nguồn cá bống tượng. Vào mùa mưa
(tháng 5 – 11), nước sông La Ngà và Hồ Biển Lạc dâng cao, gây ngập lụt nhiều nơi.
Một lượng lớn cá tự nhiên theo con nước từ Hồ Biển Lạc ra sông và được người dân
địa phương đánh bắt và tiêu thụ trong huyện hoặc các vùng lân cận thuộc tỉnh Đồng
Nai. Các hình thức đánh bắt như: Đặt chà, đặt dớn, chắn đăng, cất vó, kéo lưới. Các
ngư dân trong khi khai thác cá đã bắt được nhiều loại, cỡ cá bống tượng khác nhau.

16


×