Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU CỦA FLORFENICOL TRONG MỘT SỐ KHÁNG SINH THỦY SẢN VÀ SỰ THAY ĐỔI TÍNH ĐỀ KHÁNG CỦA Edwardsiella ictaluri

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.38 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU CỦA
FLORFENICOL TRONG MỘT SỐ KHÁNG SINH THỦY SẢN
VÀ SỰ THAY ĐỔI TÍNH ĐỀ KHÁNG CỦA Edwardsiella ictaluri

Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ UYÊN TRANG
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CHUYÊN NGÀNH NGƯ Y
Niên khóa: 2004-2008

Tháng 09/2008


KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ ỨC CHẾ TỐI THIỂU CỦA FLORFENICOL
TRONG MỘT SỐ KHÁNG SINH THỦY SẢN VÀ SỰ THAY ĐỔI TÍNH
ĐỀ KHÁNG CỦA Edwardsiella ictaluri

Tác giả

Trần Thị Uyên Trang

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư Nuôi trồng Thủy
sản, chuyên ngành Ngư y

Giáo viên hướng dẫn:
TS.Nguyễn Hữu Thịnh

Tháng 09 năm 2008


i


LỜI CẢM ƠN
Bốn năm học sắp kết thúc, chúng tôi sắp trở thành những kỹ sư nuôi trồng. Để có
được thành quả này phải kể đến công lao to lớn của tất cả thầy cô đã tận tình dạy dỗ
chúng tôi trong những năm học vừa qua. Cho đến ngày hôm nay chúng tôi sắp rời
giảng đường, dùng những kiến thức đã học để góp mọt phần bé nhỏ của mình cùng
những lớp người đi trước xây dựng quê hương đất nước, chúng tôi nguyện sẽ phấn đấu
thật nhiều hơn nữa để không phụ lòng thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm cùng quý thầy cô Khoa Thủy Sản.
Trước lúc ra trường cho phép tôi được gởi đến quý thầy cô đã dạy dỗ trong suốt
khóa học lời cảm tạ và biết ơn vô cùng sâu sắc, đặc biệt là thầy Nguyễn Hữu Thịnh và
cô Lưu Thị Thanh Trúc đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn tất luận văn tốt nghiệp này.
Với tất cả sự yêu thương và kính trọng, con xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ
công sinh thành, nuôi dưỡng của Ông bà, cha mẹ, anh chị. Cảm ơn những người thân
và bạn bè đã động viên tinh thần, tạo mọi điều kiện tốt nhất để con có ngày hôm nay.
Và sau cùng cho tôi gởi đến tất cả bạn bè thân thiết lời cảm ơn đã giúp đỡ và
động viên tôi hoàn thành khóa luận.
Do kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế và thời gian nghiên cứu có hạn nên luận
văn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các
bạn sinh viên và các độc giả.

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Khảo sát nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của florfenicol trong

một số thuốc kháng sinh thủy sản và sự thay đổi tính đề kháng của Edwardsiella
ictaluri” được tiến hành tại phòng thí nghiệm Bệnh học Thủy Sản, Khoa Thủy Sản,
trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM, thời gian từ ngày 15/04/2008 – 15/08/2008.
Đề tài gồm 2 thí nghiệm:
Bước đầu định danh các chủng vi khuẩn đã được phân lập tháng 05/2007 và từ
tháng 12/2007 – 01/2008 được lưu giữ tại phòng thí nghiệm Khoa Thủy Sản, trường
Đại học Nông Lâm.
Thí nghiệm 1: Khảo sát và so sánh nồng độ ức chế tối thiểu của sản phẩm
AQUAFEN® chứa florfenicol giữa 30 chủng E. ictaluri phân lập tháng 05/2007 và 30
chủng E. ictaluri phân lập từ tháng 12/2007- 01/2008 bằng phương pháp Broth macrodilution trên môi trường canh BHI.
Nghiệm thức 1: 30 chủng E.ictaluri phân lập tháng 05/2007.
Nghiệm thức 2: 30 chủng E.ictaluri phân lập từ tháng 12/2007- 01/2008
Thí nghiệm 2: Khảo sát nồng độ ức chế tối thiểu của florfenicol trên các sản
phẩm thuốc kháng sinh thủy sản thu thập tại An Giang như: Sản phẩm AQUAFEN®,
sản phẩm DO, sản phẩm DT, sản phẩm FL, sản phẩm FO, sản phẩm NV, sản phẩm SF,
sản phẩm SN. Bằng phương pháp Broth macro-dilution trên môi trường canh BHI, 2
chủng E.ictaluri Sp17 và Sp33 có giá trị MIC khác biệt rõ rệt từ thí nghiệm 1 được
chọn tiến hành thí nghiệm 2 với 3 lần lập lại cho mỗi sản phẩm.
Nghiệm thức 1: Sản phẩm AQUAFEN®
Nghiệm thức 2: Sản phẩm DO
Nghiệm thức 3: Sản phẩm DT
Nghiệm thức 4: Sản phẩm FL
Nghiệm thức 5: Sản phẩm FO
Nghiệm thức 6: Sản phẩm NV
Nghiệm thức 7: Sản phẩm SF
Nghiệm thức 8: Sản phẩm SN

iii



Kết quả thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: Kết quả giá trị nồng độ ức chế tối thiểu của nghiệm thức 1 so với
nghiệm thức 2 sai khác rất có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức độ tin cậy 95% (P<0,05),
nghiệm thức 1 có giá trị trung bình MIC ≥ 4µg/ml, nghiệm thức 2 có giá trị trung bình
MIC ≥ 16 µg/ml. Chủng vi khuẩn phân lập năm 12/2007-01/2008 (nghiệm thức 2) có
tính kháng florfenicol cao hơn so với năm 05/2007 (nghiệm thức 1), điều này cho thấy
chỉ sau 5 tháng khả năng kháng florfenicol của vi khuẩn là khá cao.
Thí nghiệm 2: kết quả giá trị nồng độ ức chế tối thiểu của florfenicol trên chủng
Sp17 giữa 8 nghiệm thức sai khác rất có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều này cho thấy,
hiệu quả ức chế của 6 sản phẩm DO, DT, FL, FO, SF và SN chứa florfenicol đối với
E.ictaluri Sp17 là khá đồng nhất và 6 sản phẩm này có hiệu quả cao hơn sản phẩm
NV. Trong khi đó, sản phẩm AQUAFEN® lại có hiệu quả cao gấp 2, gấp 4 lần các sản
phẩm trên. Đối với chủng Sp33, sau khi xử lý thống kê kết quả giá trị nồng độ ức chế
tối thiểu của các sản phẩm chứa florfenicol trên chủng Sp33 giữa 8 nghiệm thức sai
khác rất có ý nghĩa về mặt thống kê. Các sản phẩm DO, FL, FO, SF, SN so với sản
phẩm AQUAFEN®có hiệu quả tương đối tốt. Trong khi đó, 6 sản phẩm trên lại có hiệu
quả cao hơn sản phẩm DT và sản phẩm NV.
Kết quả sử lý thống kê giá trị nồng độ ức chế tối thiểu trên 2 chủng Sp17 và Sp33
của thí nghiệm 2 cho thấy hiệu quả ức chế các sản phẩm thu thập DO, DT, FL, FO, SF,
SN, NV chứa florfenicol trong quá trình khảo sát có hiệu quả tương đối thấp hơn so
với sản phẩm AQUAFEN®. Điều này chúng tôi có thể nhận định, trong các sản phẩm
thành phần florfenicol kém chất lượng hay nói cách khác liều lượng florfenicol chứa
trong các sản phẩm in trên bao bì là không chính xác.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i

Lời cảm ơn...................................................................................................................... ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... viii
Danh sách các bảng ....................................................................................................... ix
Danh sách các hình và biểu đồ ........................................................................................x
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu đề tài ...........................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................4
2.1 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước....................................................................4
2.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài ....................................................................................4
2.1.2 Các nghiên cứu trong nước.....................................................................................5
2.2 Một số đặc điểm của vi khuẩn Edardsiella ictaluri ..................................................6
2.2.1 Phân loại .................................................................................................................6
2.2.2 Lịch sử bệnh do Edwardsiella ictaluri ...................................................................7
2.2.3 Biểu hiện của bệnh .................................................................................................8
2.2.4 Triệu chứng, bệnh tích............................................................................................8
2.2.4.1 Triệu chứng bên ngoài.........................................................................................8
2.2.4.2 Bệnh tích bên trong .............................................................................................8
2.2.5 Đặc điểm gây bệnh của Edwardsiella ictaluri .......................................................9
2.2.6 Phòng bệnh ...........................................................................................................10
2.3 Tình hình cá tra nuôi hiện nay ở ĐBSCL................................................................10
2.3.1 Tình hình dịch bệnh trên cá tra.............................................................................10
2.3.2 Nguyên nhân khủng hoảng và tình hình tiêu thụ cá tra hiện nay .........................12
2.4 Vài nét về kháng sinh ..............................................................................................13
2.4.1 Khái quát kháng sinh ............................................................................................13
2.4.2 Phân loại kháng sinh.............................................................................................13
v



2.4.2.1 Tác dụng tĩnh khuẩn (hay kìm khuẩn, hãm khuẩn, trụ khuẩn)..........................13
2.4.2.2 Tác dụng sát khuẩn............................................................................................14
2.4.3 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản ..................................14
2.4.4 Một số loại thuốc kháng sinh thu thập ở tỉnh An Giang ......................................17
2.4.4.1 DonaVet.............................................................................................................17
2.4.4.2 DT – Flo 15% ....................................................................................................17
2.4.4.3 Flofenicol 500....................................................................................................18
2.4.4.4 Fortoca ...............................................................................................................19
2.4.4.5 NVP Florfenicol ................................................................................................19
2.4.4.6 Safa Fenicol .......................................................................................................20
2.4.4.7 San Florfenicol ..................................................................................................21
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................22
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm ..........................................................................................22
3.2 Vật Liệu Nghiên Cứu ..............................................................................................22
3.2.1 Thiết bị thí nghiệm ...............................................................................................22
3.2.2 Dụng cụ thí nghiệm ..............................................................................................22
3.2.3 Hóa chất và môi trường ........................................................................................23
3.2.4 Vật liệu .................................................................................................................23
3.3 Phương Pháp Định Danh Vi Khuẩn ........................................................................23
3.3.1 Nhuộm Gram ........................................................................................................23
3.3.2 Thử nghiệm Oxidase ............................................................................................24
3.3.3 Thử nghiệm catalase.............................................................................................24
3.3.4 Thử nghiệm về khả năng di động của vi khuẩn ...................................................24
3.3.5 Định danh vi khuẩn ..............................................................................................24
3.4 Tiến hành thí nghiệm...............................................................................................26
3.4.1 Chuẩn bị dịch huyền phù E. ictaluri.....................................................................26
3.4.2 Pha loãng nồng độ kháng sinh..............................................................................26
3.4.3 Phương pháp tiến hành .........................................................................................28
3.4.3.1 Mục đích ............................................................................................................28

3.4.3.2 Cách tiến hành ...................................................................................................28
3.4 Tiến hành thí nghiệm...............................................................................................26
vi


3.5 Bố trí thí nghiệm......................................................................................................30
3.5.1 Khảo sát giá trị nồng độ ức chế tối thiểu của sản phẩm AQUAFEN® chứa
florfenicol trên 2 nhóm Edwardsiella ictaluri phân lập ở hai khoảng thời gian
khác nhau: 05/2007 và 12/2007 – 01/2008 ............................................................30
3.5.2 Khảo sát nồng độ florfenicol của một số thuốc kháng sinh thủy sản đơn thành
phần florfenicol trên 2 chủng Edwardsiella ictaluri Sp17 và Sp33 phân lập trong
thời gian 12/2007 – 01/2008 ..................................................................................30
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................31
4.1 Kết quả định danh các chủng vi khuẩn phân lập ở Đồng bằng Sông Cửu Long năm
2007 và 2008 ..........................................................................................................31
4.2 Khảo sát giá trị MIC của sản phẩm AQUAFEN® trên 2 nghiệm thức ....................33
4.3 Khảo sát giá trị MIC của các sản phẩm chứa florfenicol trên 2 chủng E.ictaluri
(Sp17 và Sp33).......................................................................................................38
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................43
5.1 Kết luận....................................................................................................................43
5.1.1 Kết quả thống kê so sánh giá trị MIC trên 2 nghiệm thức ...................................43
5.1.2 Kết quả giá trị MIC khảo sát 7 sản phẩm trên s chủng Sp17 và Sp33 .................43
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................45
PHỤ LỤC .....................................................................................................................48

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSCL

: Đồng bằng Sông Cửu Long

MIC

: Minimum Inhibitory Concentration

E.ictaluri

: Edwardsiella ictaluri

E.tarda

: Edwardsiella tarda

E.hoshinae

: Edwardsiella hoshinae

R (Resistant)

: Kháng

S (Sensitive)

: Nhạy

I (Intermediate) : Trung gian
ESC


: Enteric Septicemia of Catfish

BHIA

: Brain Heart Infusion Agar

NB

: Nutrient Broth

VK

: vi khuẩn

NCCLS

: National Committee for Clinical Laboratory Standards

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Những đặc tính sinh lý và sinh hoá khác nhau giữa 2 loài Edwardsiella
ictaluri và Edwardsiella tarda (theo Wyatt và ctv, 1979; Farmer và Mc Whorter,
1984; Waltman và ctv,1986; Plumb và Vinitnantharat, 1989) ................................7
Bảng 2.2: Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh
thủy sản (Ban hành theo quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm
2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy Sản) ........................................................................15

Bảng 2.3: Danh mục kháng sinh nhóm Fluoroquinolones cấm sử dụng trong sản xuất,
kinh doanh thủy sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày
24 tháng 2 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy Sản) ............ Error! Bookmark not
defined.
Bảng 2.4: Danh mục các hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất kinh
doanh thủy sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24
tháng 2 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thủy Sản) ...................................................16
Bảng 3.1: Thuốc thử và kết quả phản ứng sinh hóa trong các giếng ............................25
Bảng 3.2: Nồng độ florfenicol được pha loãng từ dung dịch stock trước khi tăng sinh
để sử dụng cho quá trình khảo sát giá trị nồng độ ức chế tối thiểu: ......................27
Bảng 3.3 Bảng pha loãng nồng độ kháng sinh florfenicol ............................................28
Bảng 4.1: Kết quả định danh bằng test kit IDS 14 GNR...............................................31
Bảng 4.2: Kết quả giá trị MIC của florfenicol trên các chủng 05/2007 ......................313
Bảng 4.3: Kết quả giá trị MIC của florfenicol trên các chủng 12/2007-01/2008 .......314
Bảng 4.4: Kết quả thống kê so sánh giá trị MIC của sản phẩm AQUAFEN® trên 2
nghiệm thức..........................................................................................................356
Bảng 4.5: Kết quả giá trị log2MIC của 2 nghiệm thức..................................................36
Bảng 4.6: Kết quả khảo sát giá trị MIC của các sản phẩm chứa florfenicol trên 2 chủng
E.ictaluri (Sp17 và Sp33).......................................................................................39
Bảng 4.7: Kết quả thống kê giá trị MIC khảo sát các sản phẩm trên chủng Sp17........40
Bảng 4.8: Kết quả thống kê giá trị MIC khảo sát các sản phẩm trên chủng Sp33........41

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang

Hình 2.1: Khuẩn lạc trắng trong, tròn lồi, có rìa răng cưa trên thạch BHI......................6
Hình 2.2: Gan (G), thận (Th), tỳ tạng (Tt) cá tra bị mủ ..................................................9

Hình 2.3: Gan (G) cá tra khỏe .........................................................................................9
Hình 4.1: Bảng ghi kết quả của bộ định danh IDS 14 GNR .......................................32
Hình 4.2: Kết quả LDC (phải) và kết quả 10 phản ứng sinh hóa (trái).........................32
Hình 4.3:Chủng Sp33 bị ức chế ở nồng độ 0,25 g/ml...............................................325
Hình 4.4: Chủng Sp46 bị ức chế ở nồng độ 32 g/ml...................................................32
Hình 4.5: Sản phẩm NV (chủng Sp17) bị ức chế ở nồng độ 128 g/ml .........................32
Hình 4.6: Sản phẩm NV (chủng Sp33) bị ức chế ở nồng độ 0,5 g/ml ........................329
Biểu đồ 1: Kết quả giá trị MIC của sản phẩm AQUAFEN® trên 2 nghiệm thức..........37

x


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm qua, thủy sản Đồng Bằng Sông Cửu Long đã phát triển mạnh
mẽ và góp phần rất lớn vào mức tăng trưởng của ngành thủy sản trong cả nước. Điểm
nổi bật trong sự phát triển của Đồng Bằng Sông Cửu Long những năm gần đây là tốc
độ phát triển rất nhanh của nghề nuôi cá tra, basa đạt sản lượng cao, chiếm gần 50%
tổng sản lượng thủy sản của khu vực.Trong đó An Giang là tỉnh có sản lượng cá tra
lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), dự tính sản lượng năm 2008 là
200.000 tấn (Website Nông Nghiệp An Giang). Diện tích nuôi tập trung ở các huyện:
Tân Châu, Châu Phú và Thị xã Châu Đốc. Theo Tiến sĩ Lý Thị Thanh Loan - Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản II thì qua các đợt khảo sát về tình hình nuôi dịch bệnh
trên cá tra, cá basa khu vực ĐBSCL năm 2007 cho thấy cá bệnh thường xảy ra và gây
thiệt hại cho người nuôi là bệnh gan - thận có mủ (đốm trắng trên gan, thận) với tần
suất xuất hiện cao nhất (52,8%), kế đến là bệnh xuất huyết (42,5%), phù đầu – phù mắt
(20,7%), vàng da và thân (21,6%). Riêng bệnh gan - thận có mủ thì An Giang chiếm tỉ
lệ cao nhất đạt 66,7%.

Bên cạnh tiến trình phát triển vẫn đan xen những khó khăn thách thức như: các
vụ kiện tranh chấp thương mại, phương pháp chăm sóc quản lí, nguồn vốn đầu tư ban
đầu là khá cao, tình trạng giá cả tăng giảm liên tục làm ảnh hưởng đến thu nhập của
người dân. Đáng lo ngại nhất là tình trạng hiểu biết của người dân về việc dùng thuốc
kháng sinh còn hạn chế, phần lớn người dân sử dụng thuốc theo kinh nghiệm dẫn đến
tình trạng lạm dụng thuốc gia tăng tạo ra tính đa kháng thuốc trên vi khuẩn gây khó
khăn cho việc điều trị bệnh.
Đối với cá tra, các bệnh nhiễm khuẩn là thường xuyên xảy ra nhất. Có một số
bệnh xảy ra theo mùa tuy nhiên lại có vài bệnh xảy ra quanh năm thậm chí ngay khi
thả giống nuôi được vài ngày. Điển hình nhất cho trường hợp trên đó là bệnh gan thận
1


mủ trên cá tra, nguyên nhân là do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra. Bệnh thường
xuất hiện vào mùa mưa, khi chất lượng nước biến động cá dễ bị sốc, sức khỏe giảm.
Bệnh này thường gây hao hụt sản lượng cá trong mỗi vụ và đáng kể nhất là việc bùng
phát thành dịch gây thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi cá tra trong vụ vừa qua ở các tỉnh
Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và ở tỉnh An Giang nói riêng.
Trước tình hình đó, trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm với thương hiệu
khác nhau. Hầu hết thuốc có thành phần florfenicol vì các loại kháng sinh khác không
còn nhạy cảm với Edwardsiella ictaluri ở vùng nuôi cá ĐBSCL. Florfenicol là kháng
sinh có tác dụng kháng khuẩn trên phạm vi rộng tương đương chloramphenicol (kháng
sinh đang cấm sử dụng), bao gồm nhiều vi sinh vật gram âm và gram dương nhưng
florfenicol không làm giảm khả năng tái tạo máu khi sử dụng như chloramphenicol
(Constantime G. Boojamra và ctv., 2006. Florfenicol – type antibiotics. Shering –
Plough Antimal Health Corporation).
Tuy nhiên, hiện nay việc dùng florfenicol trị bệnh gan - thận có mủ không còn
hiệu quả như trước. Điều này cho thấy E. ictaluri đã tăng nhanh tính kháng đối với
florfenicol. Có nhiều nguyên nhân được đưa ra như do tính thích ứng và tính chọn lọc
của vi khuẩn, sử dụng kháng sinh không đúng cách, kết hợp nhiều loại kháng sinh

không theo qui tắc,… Trong đó, chúng tôi chú trọng nguyên nhân sử dụng kháng sinh
(cụ thể là florfenicol) không đúng liều lượng khi điều trị.
Để có cơ sở cho nhận định trên, được sự phân công của bộ môn Bệnh học cùng
với sự giúp đỡ của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Hữu Thịnh chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài “ Khảo sát nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của florfenicol trong một số sản
phẩm kháng sinh thuỷ sản và khảo sát sự thay đổi tính đề kháng của Edwardsiella
ictaluri.”
1.2 Mục tiêu đề tài
Khảo sát nồng độ ức chế tối thiểu MIC của florfenicol trên 2 nhóm Edwardsiella
ictaluri đã được phân lập ở 2 khoảng thời gian khác nhau: tháng 05/2007 và từ tháng
12/2007- 01/2008. Nhận định mức độ tăng tính kháng của Edwardsiella ictaluri đối
với florfenicol làm cơ sở xem xét lựa chọn giải pháp mới, phù hợp hơn trong công tác
phòng chống bệnh gan thận mủ ở cá tra, cá basa.
2


Khảo sát nồng độ ức chế tối thiểu của một số thuốc kháng sinh thủy sản đơn
thành phần florfenicol trên 2 chủng Edwardsiella ictaluri đã được phân lập trong
khoảng tháng 01/2008. Đưa ra đánh giá sơ bộ về nồng độ ức chế tối thiểu của
florfenicol trên các sản phẩm được khảo sát, qua đó khuyến cáo các ngư dân nên sử
dụng thuốc kháng sinh đúng liều lượng cần thiết khi điều trị bệnh.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước
2.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Edwardsiella ictaluri được phân lập đầu tiên từ cá nheo (Ictalurus punctatus)
(Hawke, 1979). Sau đó là cá trê sông xanh (Ictaluri furcatus) và cá trê sông trắng
(Ictalurus catus) (Plumb and Sanchez, 1983), cá trê trắng (Clarias batrachus)
(Kasornchandra et al., 1987) ở Thái Lan. Nghiên cứu của Austin (1999) cho thấy dấu
hiệu bệnh lý do Edwardsiella ictaluri gây ra trên cá nheo hoàn toàn khác với cá tra, cá
basa vùng ĐBSCL.
Đã có nhiều nghiên cứu thử nghiệm tính kháng của Edwardsiella ictaluri đối với
các loại kháng sinh. Năm 2001, một báo cáo về sự nhạy cảm tự nhiên đối với 71 loại
kháng sinh của 102 chủng Edwardsiella trong đó có 41 chủng Edwardsiella ictaluri
(Ingo Stock and Bernd Wiedemann, 2001. Natural Antibiotic Susceptibilities of
Edwardsiella tarda, Edwardsiella ictaluri and Edwardsiella hoshinae). Nồng độ ức
chế tối thiểu MIC (Minimum Inhibitory Concentration) được xác định bằng phương
pháp pha loãng theo tiêu chuẩn NCCLS và Germany. Kết quả cho thấy Edwardsiella
ictaluri nhạy cảm tốt với các loại kháng sinh thuộc nhóm tetracycline và β – lactams.
AQUAFLOR® là sản phẩm thương mại đơn thành phần chứa florfenicol được
dùng phổ biến tại vùng nuôi cá da trơn Mississippi - Mỹ. Nhiều nghiên cứu đã tiến
hành khảo sát tính kháng của Edwardsiella ictaluri đối với florfenicol nhằm phục vụ
cho quá trình điều trị bệnh gan thận mủ một cách hợp lý. Patricia A. Gaunt (2005) đã
tiến hành trên 97 chủng Edwardsiella ictaluri (được phân lập từ 1998 – 2001) đều có
nồng độ ức chế tối thiểu MIC 0,25 µg/ml (áp dụng kỹ thuật Kirby Bauer).

4


2.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, bệnh gan thận mủ xuất hiện trên cá da trơn lần đầu tiên vào năm
1998 (Ferguson và ctv., 2001). Theo kỹ sư Từ Thanh Dung “Thời tiết lạnh và mưa kéo
dài là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E. ictaluri xâm nhập phát triển tấn công đàn
cá”. Thời điểm phát triển bệnh và mức độ thiệt hại khác nhau theo từng năm. Bệnh
xuất hiện nhiều nhất vào mùa mưa và trong ao nuôi mật độ cao, nuôi cá lồng bè. Tuy

nhiên, trong những năm gần đây, bệnh xuất hiện hầu như quanh năm. Theo Lê Thị Bé
Năm (2002) cho rằng bệnh xuất hiện mạnh vào mùa lũ, chất lượng nước biến động,
nước chảy mạnh cá dễ bị sốc, sức khỏe giảm. Khả năng đề kháng đối với mầm bệnh
giảm vì thế bệnh dễ dàng bộc phát, trong một vụ nuôi bệnh mủ gan có thể xuất hiện 3 4 lần. Tỉ lệ hao hụt lên đến 10 - 50% tùy thuộc vào chế độ chăm sóc và vệ sinh ao (Từ
Thanh Dung, 2004). Đây là một bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế ở các
tỉnh ĐBSCL. Đặc biệt là trong thời điểm cuối năm 2006, hầu như trên tất cả các thông
tin đại chúng đều ồ ạt đưa tin về tình hình dịch bệnh mủ gan trên cá tra gây điêu đứng
và thiệt hại nặng nề cho người dân ở các tỉnh ĐBSCL. Những vùng bị ảnh hưởng chủ
yếu là An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre.
Nghiên cứu của Trương Ngọc Loan (2007): tỉ lệ kháng của Edwardsiella ictaluri
với kháng sinh Bactrime (100%), Colistin (97,9%), Florfenicol (42,5%), Amoxicilin
(40,4%), Tetracycline (31,9%), Doxycycline (27,7%) phù hợp với những nghiên cứu
trước đó.

5


2.2 Một số đặc điểm của vi khuẩn Edardsiella ictaluri
2.2.1 Phân loại
Edwardsiella thuộc
Ngành: Proteobacteria
Lớp: Gammaproteobacteria
Bộ: Enterobacteriales
Họ: Enterobacteriaceae
Giống: Edwardsiella
Loài: Edwardsiella ictaluri
Chúng có đặc điểm gram âm, hình que mảnh, trực khuẩn kích thước 1 x 2-3 µm,
không sinh bào tử, chuyển động nhờ vành tiêm mao. Yếm khí tuỳ tiện, catalase dương,
oxidase âm và lên men trong môi trường O/F glucose. Thành phần Guanin và Cytozin
trong AND là 55 – 59 mol %. Có 2 loài gây bệnh trên cá chủ yếu: E.ictaluri gây bệnh

trên cá nước ngọt, E. tarda gây trên cá biển, có thể ở cá nước ngọt. Ngoài ra loài
E.hoshinae còn gây bệnh trên cá vùng ôn đới.

Hình 2.1: Khuẩn lạc trắng trong, tròn lồi, có rìa răng cưa trên thạch BHI

6


E. tarda là tác nhân gây bệnh nhiễm khuẩn ở cá nước ấm, đặc biệt là cá không
vẩy. E. ictaluri gây bệnh nhiễm khuẩn trong các cơ quan nội tạng gan, tụy, thận của cá
không vẩy. Loài E. tarda hầu hết không lên men các loại đường nhưng có một vài
chủng lên men đường khá nhanh.
Bảng 2.1: Những đặc tính sinh lý và sinh hoá khác nhau giữa 2 loài Edwardsiella
ictaluri và Edwardsiella tarda (theo Wyatt và ctv, 1979; Farmer và Mc Whorter, 1984;
Waltman và ctv,1986; Plumb và Vinitnantharat, 1989) ( Bùi Quang Tề, 2006)
ĐẶC ĐIỂM
Di động ở 25OC
Di động ở 35OC
Sinh Indole
Methyl red
Citrate simmons
Citrate christensens
Sinh H2S trong triple sugar iron
Sinh H2S trong pepton sugar agar
Giới hạn nồng độ muối 1,5%
Giới hạn nồng độ muối 3,0%
Tỷ lệ G - C của AND mol %

Edwardsiella tarda
+

+
+
+
+
+
+
+
+
+
55 – 58

Edwardsiella ictaluri
+
+
53

2.2.2 Lịch sử bệnh do Edwardsiella ictaluri
Năm 1976: ghi nhận bệnh trên cá da nheo ở Mỹ
Năm 1979: bệnh được mô tả
Năm 1981: lần đầu tiên mô tả nguyên nhân do vi khuẩn gây bệnh được định
danh.
Tên bệnh là bệnh nhiễm trùng huyết và viêm ruột. Viết tắc ESC
(ESC: Enteric Septicemia of Catfish)
Tên gọi khác: Hole in the head disease. Bằng nguồn nước vi khuẩn có thể xâm
nhập vào cơ quan khứu giác và thông qua mũi cá đang mở chúng di chuyển vào bên
trong dây thần kinh khứu giác và sau đó lên não (Miyazaki và Plumb 1985, Shotts et
al. 1986). Sự truyền nhiễm lan rộng từ màng não đến sọ và da cá, vì thế đã tạo nên
những lỗ thủng trên đầu cá.
Năm 1987: phát hiện bệnh trên cá trê ở Thái Lan.


7


Năm 1998: phát hiện bệnh trên cá tra, cá basa nuôi ao, bè ở Việt Nam.
Năm 2001: bệnh được gọi tên là bệnh mủ gan hay còn gọi là gan thận mủ.
2.2.3 Biểu hiện của bệnh
Cỡ cá bệnh: 0,2 – 300g.
Đối với cá giống, cá mới thả tỷ lệ chết cao, có thể lên đến 100% trong 5 ngày sau
khi phát hiện bệnh.
Cá lớn tỷ lệ chết thấp hơn so với cá giống (50 – 60%)
Cá nuôi thương phẩm chết từ 30 – 50% trong một đợt dịch.
Cá bơi xoay vòng, mất định hướng khi vi khuẩn lên tới não.
Treo cơ thể lơ lững ở mặt nước.
Cá bỏ ăn ngay sau khi nhiễm khuẩn.
Cá yếu thường lờ đờ, tụ tập thành đám.
2.2.4 Triệu chứng, bệnh tích
2.2.4.1 Triệu chứng bên ngoài
Xuất huyết quanh hậu môn, miệng, bụng, gốc vây.
Có hiện tượng phù đầu do tích dịch dưới da vùng sọ.
Lồi mắt.
Mang nhạt màu do vi khuẩn có khả năng dung huyết làm mất máu.
2.2.4.2 Bệnh tích bên trong
Mảng trắng hoại tử trên gan, thận, lách. Bệnh nặng phát triển thành mủ.
Dịch viêm xoang bụng trong, hơi vàng có lẫn máu.
Xuất huyết điểm trên ruột, cơ, mô mỡ.
Ruột trống không có thức ăn, lòng ruột có chứa dịch lẫn máu.

8



Hình 2.2: Gan (G), thận (Th), tỳ tạng (Tt) cá tra bị mủ

Hình 2.3: Gan (G) cá tra khỏe
2.2.5 Đặc điểm gây bệnh của Edwardsiella ictaluri
Vi khuẩn sống trong bùn đến 95 ngày ở 25OC.
Khả năng sinh tồn dạng yếu, sống trong nước một thời gian ngắn.
VK tồn tại trong gan, thận, não cá sau khi khỏi bệnh vài tháng.
VK xâm nhập trực tiếp từ ruột, mũi, mang vào cơ thể cá.
VK được bài thải từ phân, xác cá chết vào nước, từ đó làm lây lan nhanh VK qua
cá khác. Cá khoẻ có thể ăn thức ăn có nhiễm phân của cá bệnh dẫn đến cá sẽ bị bệnh,
khi cá bị bệnh phải giảm hoặc ngừng cho ăn.
Chim có thể là vật làm lây lan bệnh.
Dụng cụ như lưới, vợt dùng chung giữa các ao cũng làm lây lan bệnh.
9


Bệnh bộc phát mạnh khi nhiệt độ 20 – 28OC.
Trên 30OC tỷ lệ chết giảm dần.
Trước đây bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh nhưng ngày nay do mật độ nuôi cao
nên bệnh thường xảy ra quanh năm
2.2.6 Phòng bệnh
Chọn con giống khỏe mạnh, không nhiễm bệnh
Tiệt trùng các dụng cụ như: lưới, vợt, sọt, ống dây bằng Chlorine 10-15g/m3
trong 30 phút, rửa nước sạch và phơi khô.
Cá chết được vớt ra khỏi ao, bè càng sớm càng tốt. Không vứt cá chết bừa bãi ra
sông, rạch, trên mặt đất mà cần được chôn vào các hố cách ly có rải vôi sống (CaO) để
tiệt trùng.
Vào mùa dịch bệnh, nhất là về mùa mưa lũ không nên cho cá tra ăn cá tạp tươi
sống. Thức ăn cần được nấu chín, tốt nhất nên sử dụng thức ăn viên.
Khi cải tạo ao cá bệnh mủ gan cần cải tạo kỹ bằng vôi CaO (12-20 kg/100m2).

Trong ao nuôi luân phiên mỗi tuần nên sử dụng CaCO3 (2-4 kg/100m3 nước) và
Zeolite. Duy trì oxy trong nước > 2,5 mg/l.
2.3 Tình hình cá tra nuôi hiện nay ở ĐBSCL
2.3.1 Tình hình dịch bệnh trên cá tra
Trong vài năm trở lại đây, phong trao nuôi cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL tăng rất
nhanh, đem về cho đất nước một nguồn ngoại tệ rất lớn. Thế nhưng, do phát triển quá
nhanh không theo quy hoạch nên bệnh trên cá tra nuôi hiện nay xảy ra ngày càng
nhiều nhưng việc điều trị lại kém hiệu quả đang là vấn đề quang tâm hàng đầu của
người nuôi cá và cả các nhà chuyên môn.
Qua thực tế sản xuất, cần một số giải pháp nhằm hạn chế tình hình dịch bệnh hiện
nay.
Về con giống: Trước đây giống cá tra nuôi là nguồn giống tự nhiên kết hợp với
môi trường nuôi còn tốt nên cá có sức sống cao và bệnh trên cá nuôi trong thời gian
này rất ít khi xảy ra. Tuy nhiên, từ năm 1999 trở lại đây thì việc sản xuất giống nhân
tạo cá tra phát triển, sản lượng giống nhân tạo ngày một tăng nhanh để đáp ứng nhu
cầu người nuôi, nhưng mặt trái của sự gia tăng sản lượng giống là chất lượng giống
ngày càng suy giảm do đa số các trại giống đều chưa có lý lịch cá bố mẹ, tuyển chọn
10


cá bố mẹ từ các ao nuôi cùng đàn có thể gây nên hiện tượng đồng huyết từ đó cá bột
nở ra có sức sống kém hơn nhiều so với cá bột khai thác từ tự nhiên.
Tỉ lệ cá tra giống hao hụt khoảng 40 - 60% do các hộ mới nuôi lần đầu chưa nắm
vững kỹ thuật ương nuôi, thường phát hiện bệnh trễ nên việc điều trị gặp nhiều khó
khăn và tốn kém, chất lượng cá bột giảm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống cá giống, chất
lượng sản phẩm các loại thuốc và thức ăn đa dạng khó kiểm soát được. Giá thuốc và
thức ăn tăng cao, biến động liên tục ảnh hưởng đến người nuôi cá tra, tính đến tháng 5
năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007 tăng 50%, một số mặt hàng tăng gấp 3 lần so với
năm 2007. Do sản phẩm thuốc đa dạng và phối hợp nhiều kháng sinh nên dễ gây hiện
tượng lờn thuốc khi người nuôi sử dụng không đúng cách hoặc chẩn đoán sai.

Chính vì vậy, để con giống cá tra đảm bảo chất lượng, cần thả giống với mật độ
nuôi vừa phải, nguồn giống phải đạt tiêu chuẩn Ngành và sạch bệnh, theo dõi môi
trường và cá nuôi thường xuyên để xử lý kịp thời khi có sự cố, chọn lọc đàn cá bố mẹ
tốt để nâng cao chất lượng giống. Sử dụng kháng sinh đúng và đủ liều, tránh hiện
tượng lờn thuốc đối với một số bệnh trên vi khuẩn.
Về môi trường: Hầu hết các trại nuôi cá đều không dành diện tích làm ao xử lý
nước mà nước ao nuôi được thải trược tiếp ra sông rạch và nước cấp vào ao cũng lại
lấy trực tiếp từ sông rạch nên việc lây nhiễm rất cao. Nguyên nhân nguồn nước nuôi cá
tra có dấu hiệu ô nhiễm cao có thể là:
Hai bờ sông Hậu và sông Tiền có nhiều khu công nghiệp xen lẫn với các trang
trại nuôi cá tra. Nước thải từ các khu công nghiệp chưa qua xử lý mà thải trực tiếp ra
sông rạch là mối nguy lớn do nước chứa nhiều hóa chất độc và kim loại nặng. Các
ngành có liên quan nên có những biện pháp kỹ thuật xử lý nước thải áp dụng thích hợp
cho các nhà máy sản xuất đó và xử lý nghiêm những trường hợp xả nước thải trực tiếp
ra môi trường của các nhà máy ở khu công nghiệp vì công việc này trước nay thực
hiện chưa được tốt, có như vậy mới góp phần làm cho môi trường ngày càng trở nên
trong sạch.
Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật từ ruộng, vườn chảy ra sông rạch sau những trận
mưa cũng là nguồn ô nhiễm nguy hiểm. Các nhà chuyên môn cần nghiên cứu những
quy trình kỹ thuật theo hướng “sạch” và hướng dẫn cho mọi người nông dân áp dụng

11


vào quy trình sản xuất của mình nhằm đảm bảo được môi trường và sản phẩm”sạch”
cho con người.
Môi trường nuôi ngày càng biểu hiện xấu kết hợp với việc nuôi cá tra phát triển
nhanh mà không theo quy hoạch nên khả năng bệnh cao hơn trước rất nhiều. Vì vậy,
người nuôi cần phải áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến: nuôi trong vùng quy hoạch,
có ao xử lý nước, sử dụng hóa chất, kháng sinh hợp lý.

Mật độ nuôi cao dẫn đến tình trạng cá bị stress liên tục, việc thiếu oxy làm sức
khỏe và khả năng đề kháng của cá yếu, làm tiêu hao năng lượng và dễ nhiễm ngoại ký
sinh trùng ở mang mà đó là các nhân tố tác động đến sự bộc phát bệnh và gây chết cá.
Từ những bất lợi của việc nuôi mật độ cao như trên, người nuôi phải nhìn nhận rõ
một thực tế là nuôi mật độ cao chưa chắc có hiệu quả bằng nuôi mật độ vừa phải. Nếu
tất cả những người nuôi đều đồng lòng biết được những nguyên nhân trên và tìm
hướng khắc phục nguyên nhân đó thì nghề nuôi cá tra sẽ phát triển bền vững.
2.3.2 Nguyên nhân khủng hoảng và tình hình tiêu thụ cá tra hiện nay
Thống kê của Bộ NN – PTNN về diện tích nuôi cá tra phát triển một cách nhanh
chóng. Năm 2006, diện tích nuôi cá tra là 4.200 ha thì chỉ 6 tháng đầu năm 2007 tổng
diện tích đạt gần 5.000 ha và 6 tháng đầu năm 2008 đạt gần 6.000 ha. Cùng với việc
mở rộng về diện tích thì sản lượng cá trá cũng tăng đáng kể.
Nguyên nhân của tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra, cá basa gặp khó khăn
trong thời gian qua là do lượng cung - cầu mất cân đối. Cuộc khủng hoảng này đã
được cảnh báo từ năm 2007, khi giá cá tra, cá basa lên tới 17.000 – 18.000 đồng/kg,
mọi người đổ xô vào đào ao nuôi cá đến tháng 7/2008, sản lượng cá quá lứa không thể
tiêu thụ hết.
Ngày 20/7/2008, giá cá tra nguyên liệu loại tốt (600 – 800 g/con) loại thịt trắng
chỉ còn 14.000 – 14.200 đồng/kg, loại thịt vàng 13.200 – 13.400 đồng/kg. Tại Đồng
Tháp, An Giang, giá cá tra quá lứa (cỡ 1,2 – 1,5 kg/con) còn 12.600 – 12.800 đồng/kg.
Sau một thời gian giá cá tra nguyên liệu tuột dốc ở ĐBSCL thì những ngày cuối
tháng 8/2008 giá cá tra đã có dấu hiệu hồi phục. Ngày 27/8/2008, giá cá tra được nhiều
doanh nghiệp chế biến thủy sản ở ĐBSCL mua vào với mức khá cao: cá tra loại 1 có
giá từ 14.500 – 15.000 đồng/kg, cá tra quá lứa giá cao nhât là 14.200 đồng/kg. Ngày
3/9/2008, giá cá tra nguyên liệu đột ngột tăng nhanh được 16.000 đồng/kg. Thời điểm
12


này sản lượng cá tra quá lưa sẽ được các doanh nghiệp thu mua do thị trường tiêu thụ
cá tra và giá xuất khẩu ngày càng tăng. Dự báo, giá cá tra có thể tăng lên do nhiều

người nuôi bị lỗ trong vụ cá vừa qua đã treo hầm hoặc nhiều người nuôi muốn tiếp tục
đầu tư nhưng không có vốn vì chưa thanh toán công nợ cũ.
Trước tình hình trên nguy cơ thiếu hụt nguồn cá tra nguyên liệu sẽ xảy ra trong
khoảng đầu tháng 9/2008 nếu không co biện pháp tháo gỡ. Đây là vấn đề cần được giải
quyết trong thời gian tới.
2.4 Vài nét về kháng sinh
2.4.1 Khái quát kháng sinh
Kháng sinh là chất hữu cơ có nguồn gốc sinh học, bán tổng hợp hay tổng hợp có
tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn trên cơ sở kết hợp với một điểm
tiếp nhận (receptor) trong quá trình biến dưỡng, dẫn đến sự ngưng trệ quá trình sống
của vi khuẩn bên trong cơ thể. Vì vậy kháng sinh thường dùng để điều trị trên cơ thể
đã bị nhiễm trùng.
Tế bào động vật đa bào, tế bào virus không có điểm tiếp nhận kháng sinh, do đó
dùng kháng sinh không có tác dụng đối với chúng.
2.4.2 Phân loại kháng sinh
2.4.2.1 Tác dụng tĩnh khuẩn (hay kìm khuẩn, hãm khuẩn, trụ khuẩn)
Kháng sinh tĩnh khuẩn làm ngưng sự phát triển của vi khuẩn, không sinh sản chứ
không tiêu diệt. Kháng sinh tĩnh khuẩn chỉ dùng khi cơ thể người hoặc động vật còn
sức, hệ thống miễn dịch còn đủ mạnh để tiêu diệt vi khuẩn bị thuốc làm cho yếu.
Bạch cầu và đại thực bào tham gia diệt khuẩn có nghĩa cơ thể cùng tham gia diệt
khuẩn với kháng sinh, nhờ đó bệnh khó tái phát sau khi ngưng kháng sinh.
Thích hợp đối với các bệnh có diễn biến chậm, các trường hợp phòng bệnh.
Gồm có:
Nhóm Tetracyclines
Nhóm Macrolides
Nhóm Phenicols.

13



2.4.2.2 Tác dụng sát khuẩn
Kháng sinh sát khuẩn là kháng sinh có tác dụng giết chết vi khuẩn.
Do cơ thể không tham gia chống bệnh, bệnh dễ tái phát sau khi ngưng kháng
sinh.
Thích hợp trong các bệnh nhiễm trùng cấp tính
Gồm có:
Nhóm Quinolones
Nhóm Aminosides
Nhóm Polypeptides
Nhóm β- Lactamines
Nhóm Sulfamides + Diaminopyrimidines.
2.4.3 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
Chỉ dùng kháng sinh để trị các bệnh nhiễm khuẩn ở động vật thủy sản. Chỉ dùng
kháng sinh khi biết chắc chắn rằng bệnh đó do vi khuẩn gây ra.
Kháng sinh được sử dụng phải nhạy cảm với vi khuẩn gây bệnh và phải phân bố
được đến các vị trí nhiễm trùng.
Chỉ ngưng sử dụng kháng sinh sau hai đến ba ngày khi vật nuôi hết triệu chứng
lâm sàng. Tránh dùng kết hợp với các loại kháng sinh đối kháng.
Không nên dùng kháng sinh để phòng bệnh, chỉ nên dùng để trị bệnh – khi bệnh
đã bùng phát. Khi dùng kháng sinh với liều thấp, kéo dài liên tục có thể ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe đông vật nuôi và có nhiều nguy cơ gây hiện tượng kháng thuốc của vi
khuẩn gây bệnh làm công tác trị bệnh trở nên khó khăn và tốn kém hơn.
Không nên dùng kháng sinh của người để trị bệnh cho động vật thủy sản, vì sẽ
không có các hướng dẫn về nồng độ, cách dùng và chưa biết được tác động của các
yếu tố thủy lý, thủy hóa nước ảnh hưởng thế nào đến tác dụng của thuốc.
Dùng kháng sinh phải đúng nồng độ, thời gian theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Chấm dứt dùng kháng sinh 14 ngày trước khi thu tôm cá thương phẩm, để giảm
lượng kháng sinh tồn đọng trong cơ thể vật nuôi.
Chỉ nên dùng kháng sinh khi thật sự cần thiết


14


×