Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii) TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.17 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI
THƯƠNG PHẨM TÔM CÀNG XANH
(Macrobrachium rosenbergii) TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

Họ và tên sinh viên: Đoàn Huy Hoàng
Ngành: Nuôi Trồng Thủy Sản
Niên Khóa: 2004 – 2008

Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2008


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG
PHẨM TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii)
TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP

Tác giả

ĐOÀN HUY HOÀNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư nghành
nuôi trồng thủy sản

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. Đinh Thế Nhân



Thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2008


CẢM TẠ
Để hoàn thành đựơc khóa luận này ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn
nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, bạn bè và đặc biệt là gia đình tôi đã tạo điều
kiện tôt nhất cho tôi hoàn thành đuợc khóa luận này. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến:
Quý Thầy Cô trong khoa Thủy Sản, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM đã
giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện thật tốt để tôi thực hiện đề tài này.
Và đặc biệt tôi, xin gởi lời tri ân sâu sắc đến Thầy Đinh Thế Nhân đã tận tình
hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Anh Lê Hoàng Dũng cùng gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi nhất trong suốt
quá trình tôi đi điều tra làm đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo Chi Cục Thủy Sản tỉnh Đồng Tháp,
các cô chú, anh chị làm việc tại Chi cục và các Trạm thủy sản đã hướng dẫn, cung cấp
những dữ liệu, thông tin cần thiết để tôi hoàn thành báo cáo trong suốt thời gian tiến
hành điều tra.
Lời cảm ơn trìu mến gởi đến các bạn trong và ngoài lớp đã động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập cũng như làm luận văn.
Mặc dù, tôi đã cố gắng hoàn thành luận văn với tất cả những nỗ lực của bản
thân nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận được sự cảm
thông, chỉ bảo và đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và các bạn.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2008
Sinh viên
Đoàn Huy Hoàng


ii


TÓM TẮT
Đề tài khảo sát tình hình sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh thương phẩm trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp được tiến hành từ tháng 4 - 7 năm 2008. Qua khảo sát có được kết
quả như sau:
 Sản xuất giống tôm càng xanh nhân tạo ở tỉnh Đồng Tháp
Về kĩ thuật: sản xuất theo quy trình nước trong hở, nhưng hạn chế thay nước.
Nguồn tôm bố mẹ được bắt chủ yếu ở ao nuôi thương phẩm. Thể tích của bể ương ấu
trùng dao động từ phổ biến nhất là bể 4 m3. Mật độ ương ấu trùng là 40 - 80 ấu trùng/
lít nước. Tỉ lệ sống trung bình của ấu trùng khoảng 30 ± 6%. Năng suất trung bình
khoảng 16000 post / m3.
Về hiệu quả kinh tế: chi phí cho 1 m3 thể tích bể ương là 1,5 triệu đồng. Giá tôm
post trong thời gian khảo sát là 130đ/con, đối với tôm toàn đực là 250đ/ con. Lợi
nhuận thu được khoảng 0,64 triệu/ m3 nước bể ương.
 Nuôi tôm càng xanh thương phẩm tại tỉnh Đồng Tháp
Về kĩ thuật: chủ yếu là mô hình nuôi tôm trên đất ruộng. Diện tích nuôi của 1 ao
nuôi dao động từ 0,7 - 1 ha. Mật độ nuôi từ 10-15 con/ m2. Kích cỡ giống từ P10-P15,
riêng mô hình nuôi tôm quảng canh cỡ giống thả lớn hơn (> P15). Thức ăn công
nghiệp được dùng chủ yếu cho việc nuôi tôm càng xanh ở Đồng Tháp. Thời gian nuôi
là 6 - 7 tháng đối với các mô hình nuôi luân canh tôm lúa; 9 - 10 tháng đối với mô hình
nuôi ao và 4 tháng đối với mô hình nuôi tôm đăng quần trên chân ruộng mùa lũ. Tỉ lệ
sống trung bình của tôm càng xanh tới khi thu hoạch khoảng 45 ± 6,5%. Năng suất
trung bình của các mô hình nuôi tôm càng xanh là 1,3 tấn/ ha.
Về hiệu quả kinh tế: Mô hình nuôi ao có doanh thu bình quân cao nhất, nhưng mô
hình tôm lúa có mương bao có mức lợi nhuận cao nhất

iii



MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách các chữ viết tắt

vii

Danh sách hình và đồ thị

vii

Danh sách các bảng

viii


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1

2.1 Đặc Điểm Sinh Học Của tôm càng xanh

1

2.1.1 Phân loại

1

2.1.2 Phân bố

2

2.1.3 Hình thái

3

2.1.4 Vòng đời

3

2.1.5 Tập tính dinh dưỡng và tốc độ tăng trưởng


4

2.1.6 Tập tính sinh sản

5

2.2 Một Số Bệnh Thường Gặp Trên TCX

6

2.2.1 Bệnh đục cơ

6

2.2.2 Bệnh đốm nâu

7

2.2.3 Bệnh hoại tử do vi khuẩn

7

2.2.4 Bệnh phát sáng

7

2.2.5 Bệnh đuôi trắng

8


2.2.6 Bệnh chết giữa chu kỳ (MCD)

9

2.2.7 Bệnh hoại tử cơ tự phát (IMN)

9

2.3 Sơ Lược Tình Hình Nghiên Cứu Sản Xuất Giống TCX
Trên Thế Giới và Việt Nam

9

2.3.1 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống TCX trên thế giới
iv

9


2.3.2 Sơ lược tình hình nghiên cứu sản xuất giống TCX trong nước
2.4 Sơ Lược Một Số Mô Hình Sản Xuất Giống TCX Tại Việt Nam

11
12

2.4.1 Qui trình nước trong hở

12


2.4.2 Qui trình nước trong kín

13

2.4.3 Qui trình nước xanh

14

2.4.4 Qui trình nước xanh cải tiến

15

2.5 Điều Kiện Tự Nhiên Của Tỉnh Đồng Tháp

16

2.6 Đặc Điểm Về Kinh Tế Xã Hội Tỉnh Đồng Tháp

18

2.7

2.6.1 Đất nông nghiệp

18

2.6.2 Tài nguyên khoáng sản

18


2.6.3 Các tiềm năng kinh tế rừng, biển, sông ngòi

18

2.6.4 Cơ sở hạ tầng

19

2.6.5 Du lịch

20

2.6.6 Dân số

20

Hiện Trạng Nuôi TCX Của Tỉnh Đồng Tháp

20

2.7.1 Tình hình nuôi TCX thương phẩm

20

2.7.2 Sản xuất và cung cấp giống

21

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


22

3.1 Thời Gian và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài

22

3.2 Phương Pháp Thu Thập Số Liệu

22

3.3 Phương Pháp Xử Lý Và Phân Tích Số Liệu

23

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

24

4.1 Sản Xuất Giống Tôm Càng Xanh Nhân Tạo ở Tỉnh Đồng Tháp

24

4.1.1 Thông tin chung về trại giống tôm càng xanh.

24

4.1.2 Thiết kế trại và qui trình sản xuất giống TCX

24


4.1.3 Thời vụ và chu kì sản xuất giống TCX

26

4.1.4 Các khâu trong quá trình sản xuất giống

26

4.1.5 Tỉ lệ biến thái và năng suất tôm post

30

4.1.6 Chí phí, thu nhập và lợi nhuận

31

4.1.7 Thị trường và khả năng phát triển của các mô hình

32

4.1.8 Những thuận lợi và khó khăn của các trại sản xuất giống

33

v


4.2 Nuôi Tôm Càng Xanh Thương Phẩm Tại Tỉnh Đồng Tháp

34


4.2.1 Thông tin về các hộ nuôi TCX

34

4.2.2 Thiết kế mô hình nuôi TCX

36

4.2.3 Thời vụ nuôi của các mô hình nuôi tôm càng xanh ở Đồng Tháp

37

4.2.4 Các khâu chính trong qui trình nuôi tôm càng xanh

37

4.2.5 Thu hoạch và tiêu thụ tôm nuôi

47

4.2.6 Chi phí, thu nhập và lợi nhuận của các mô hình nuôi TCX

49

4.2.7 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất và lợi nhuận của các
mô hình nuôi TCX

50


4.2.8 Những khó khăn và mong muốn của người dân về vấn đề con giống

51

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi

52


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Tên đầy đủ

FAO:

Food and Agriculture Oganization (Tổ chức Lương Nông Liên Hợp Quốc)

FCR:

food ratio (Hệ số chuyển đổi thức ăn)

RT- PCR:

Reverse Transcription-Polymerase Chain Reaction


MCD:

Larval Mid Cycle Disease

IMN:

Idiopathic Muscle Necrosis

UNDP:

Cơ quan “Chương trình” phát triển liên hợp quốc

HP:

Horse Power (Mã lực)

ÂL:

Âm lịch

AW:

Tần số cao

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình
Đồ thị


Nội dung

Trang

Hình 2.1

Hình thái ngoài TCX (Foster và Wickins, 1972)

3

Hình 2.2

Vòng đời của TCX (Nguồn: New và Shinghohka,1985)

4

Hình 2.3

Bản dồ hành chính tỉnh Đồng Tháp

16

Biểu đồ 4.1 Cơ cấu chi phí của các trại sản xuất giống TCX ở tỉnh Đồng Tháp

32

Đồ thị 4.2

42


Mật độ thả giống tôm càng xanh ở các mô hình.

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 2.1

Diện tích và sản lượng TCX năm 2007

21

Bảng 4.1

Những thông tin chung về trại sản xuất giống TCX

24

Bảng 4.2

Thiết kế mô hình trại sản xuất giống TCX ở Đồng Tháp

25


Bảng 4.3

Công thức làm thức ăn chế biến cho ấu trùng TCX

28

Bảng 4.4

Các bệnh thường xuất hiện trên ấu trùng TCX

30

Bảng 4.5

Quá trình biến thái của ấu trùng tôm càng xanh ở Đồng Tháp

31

Bảng 4.6

Những thuân lợi và khó khăn của các mô hình sản xuất giống

33

Bảng 4.7

Độ tuổi trung bình, trình độ văn hóa và kinh nghiệm của các hộ nuôi

35


Bảng 4.8

Một số chỉ tiêu về diện tích của nông hộ nuôi TCX ở Đồng Tháp

36

Bảng 4.9

Lịch thời vụ của các mô hình nuôi TCX ở Đồng Tháp

37

Bảng 4.10 Điều chỉnh pH của các loại đất khac nhau bằng 1 trong 2 loại vôi sau:

38

Bảng 4.11 Các thông số môi trường nước của ao nuôi TCX

39

Bảng 4.12 Kích cỡ giống TCX và tỉ lệ thả nuôi của các mô hình

41

Bảng 4.13 Mật độ nuôi trung bình của các mô hình nuôi TCX

42

Bảng 4.14 Thời gian ương và số lần thả giống TCX


43

Bảng 4.15 Hệ số thức ăn của các mô hình

44

Bảng 4.16 Tỷ lệ sống và trọng lượng trung bình của tôm nuôi khi thu hoạch

47

Bảng 4.17 Bảng giá thu mua tôm trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

48

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là đối tượng kinh tế quan trọng
của nghề nuôi thủy sản nước ngọt. Trên thế giới đã có rất nhiều các công trình nghiên
cứu về đối tượng này. Sau khi tiến sĩ Ling S.W (1969) nghiên cứu thành công chu kì
sống của tôm càng xanh (TCX) trong phòng thí nghiệm, Fujimura và Okamoto tiến
hành sản xuất giống đại trà thì nghề nuôi TCX bắt đầu phát triển mạnh (Dương Tấn
Lộc, 2000). Theo thống kê của FAO (2002) tổng sản lượng TCX trên thế giới đạt
119.000 tấn. Và một số nước đã chọn TCX làm đối tượng chính trong nuôi thâm canh
như: Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, Hawaii, Mexicô, Israel, Malaysia…
Việt Nam là nơi có TCX phân bố tự nhiên và có sản lượng khá cao. Đặc biệt

vùng đồng bằng Sông Cửu Long có tiềm năng rất lớn để phát triển nghề nuôi TCX.
Tuy nhiên, nghề nuôi TCX vẫn chưa phát triển đúng mức và đang gặp nhiều khó khăn
do nguồn cung cấp con giống chủ yếu là từ khai thác tự nhiên. Những năm gần đây,
cùng với sự khai thác bừa bãi và nạn ô nhiễm môi trường sống đã làm cho nguồn
giống TCX tự nhiên bị suy giảm nghiêm trọng. Tuy công tác sản xuất giống cũng khá
phát triển, nhưng lượng con giống sản xuất ra chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của người
nuôi. Việc phát triển nhanh của các mô hình nuôi TCX với qui mô lớn và mức độ thâm
canh ngày càng cao đòi hỏi nguồn giống phải có chất lượng tốt. Tuy nhiên để có thể
sản xuất con giống khoẻ mạnh, có khả năng kháng bệnh, và chịu được sự biến đổi của
điều kiện môi trường vẫn còn là một vấn đề của ngành thủy sản.
Trong những năm gần đây phong trào nuôi tôm càng xanh phát triển rất nhanh
ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long đặc biệt là các tỉnh: Đồng Tháp, An Giang, Long
An, Bến Tre, Cần Thơ, Trà Vinh…và đã thành một đối tượng nuôi quan trọng của
tỉnh. Việc hình thành các vùng nuôi tôm đã được các tỉnh quy hoạch một cách rõ ràng
để thuận tiện trong việc hỗ trợ vốn và kĩ thuật. Tuy nhiên cũng có một số tỉnh đã


không kiểm soát được viêc phát triển một cách quá mức dẫn đến những rủi ro đáng
tiếc cho người dân.
Đồng Tháp là một trong những địa phương đi đầu trong việc đưa TCX đến với
nông dân. Việc phát triển vùng sản xuất TCX nguyên liệu tập trung cung ứng cho các
cơ sở chế biến xuất khẩu trong tỉnh đang có những chuyển biến tích cực, nhưng cũng
gặp rất nhiều khó khăn.
Đề tài: “Khảo sát tình hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm càng
xanh tại tỉnh Đồng Tháp”, nhằm nắm bắt được hiện trạng của nghề nuôi tôm càng
xanh, đánh giá những khó khăn và thuận lợi của việc sản xuất giống và nuôi TCX ở
Đồng Tháp. Đồng thời đưa ra những nhận định về khả năng phát triển nghề nuôi TCX,
một phần nào đó để đưa TCX từ một đối tượng nuôi quảng canh qui mô nhỏ trở thành
một đối tượng nuôi chính Đồng Tháp nói riêng và của Việt Nam nói chung.
1.2 Mục Tiêu Đề Tài

─ Đánh giá tình hình nuôi TCX thương phẩm và tiềm năng phát triển của các
mô hình nuôi TCX ở tỉnh Đồng Tháp.
─ Đánh giá tình hình sản xuất giống TCX tại tỉnh Đồng Tháp.
─ Phân tích hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi TCX và của các trại sản
xuất giống TCX tại tỉnh Đồng Tháp.
─ Bước đầu góp phần để đánh giá vể khả năng phát triển nghề nuôi TCX ở
Việt Nam.
1.3 Nội Dung Nghiên Cứu
Các nội dung nghiên cứu chủ yếu của đề tài bao gồm:
(1). Điều tra tình hình phát triển của các mô hình nuôi TCX ở tỉnh Đồng Tháp.
(2). Điều tra tình hình phát triển, hiệu quả của hệ thống sản xuất giống TCX ở
tỉnh Đồng Tháp.
(3). Theo dõi chi tiết một số thông số kĩ thuật và hiệu quả kinh tế của một số trại
sản xuất giống TCX ở tỉnh Đồng Tháp.
(4). Đánh giá tiềm năng và xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật cho nghề nuôi
TCX ở Đồng Tháp.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc Điểm Sinh Học Của tôm càng xanh
2.1.1 Phân loại
Tôm càng xanh thuộc giống Macrobrachium, Bate, 1868. Đây là giống có
nhiều loài nhất trong các giống thuộc họ tôm càng Palaemonidae, khoảng 200 loài.
Trong đó, M. rosenbergii, M. americanum và M. carcinus có lẽ là những loài lớn nhất
được biết. Tôm càng xanh đực có thể đạt chiều dài (từ ngọn chủy đến cuối telson) 320
mm, con cái 250 mm (Holthuis, 2000).
Theo Holthuis (1980), tôm càng xanh có vị trí phân loại như sau:

Ngành tiết túc

: Arthropoda

Lớp giáp xác

: Crustacea

Bộ phụ giáp xác bậc cao

: Malacostraca

Bộ mười chân

: Decapoda

Bộ phụ chân bơi

: Natantia

Phân bộ

: Caridea

Họ

: Palaemonidae

Phân họ


: Palaemoninae

Giống

: Macrobrachium

Loài

: M. rosenbergii (de Man, 1879).

Theo FAO (2000), TCX là một trong những loài được phát hiện, tìm hiểu, mô
tả một cách khoa học sớm nhất vào năm 1705. Việc định danh loài này trên cấp độ
giống và loài là một câu chuyện khá phức tạp. Ban đầu, TCX được xếp thuộc cả hai
giống là Cancer (Astacus) và Palaemon. Sau đó, TCX được định danh với những tên
như Palaemon carcinus, P. dacqueti, P. rosenbergii. Cho đến năm 1959 thì loài này
được giới thiệu với tên Macrobrachium rosenbergii (de Man, 1879) và tên này đã trở
nên thông dụng và được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới.


Một vài sự khác nhau về mặt hình thái học được phát hiện và được cho là của hai
loài phụ. Dạng loài phụ thứ nhất được tìm thấy ở phía tây vùng phân bố: Ấn Độ, vịnh
Bengal, vịnh Thái Lan, Malaysia, một số vùng thuộc Indonesia như Sumatra, Java và
Kalimantan. Dạng thứ hai được tìm thấy ở phía đông vùng phân bố: Philippines, vùng
Sulawesi, Irianjaya thuộc Indonesia và Papua New Guinea, bắc Australia.
Dạng loài phụ ở phía đông được đặt tên là Macrobrachium rosenbergii
rosenbergii (de Man, 1879) và dạng loài phụ ở phía tây được đặt tên là
Macrobrachium rosenbergii dacqueti (Sunier, 1925). Thế nhưng, do việc di giống nên
việc định danh (ở cấp độ loài phụ) không còn chính xác nữa.
2.1.2 Phân bố
Theo Holthius (1980), TCX là loài tôm nhiệt đới được phân bố tự nhiên tập

trung ở khu vực Ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương, trải dài từ Australia đến
New Guinea và vùng châu thổ sông Ấn.
TCX sống ở nước ngọt thuộc vùng nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của nước lợ cửa
sông ven biển do ấu trùng phải sống trong nước lợ (Ling và Merican, 1961; Sandifer
và ctv., 1975). Một số loài thuộc giống Macrobrachium thích sống nước trong trong
khi số khác thích sống nước đục, TCX thuộc nhóm thứ hai (New và Shingholka,
1985).
Ở Việt Nam, TCX phân bố tự nhiên từ Nha Trang tới đồng bằng Nam bộ và tập
trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long (Động vật chí Việt Nam. Tôm nước ngọt,
2001). Phạm vi phân bố, mật độ quần đàn tự nhiên của TCX phụ thuộc vào một số yếu
tố môi trường mà trước hết là nhiệt độ, độ mặn và độ pH (Nguyễn Việt Thắng, 1995).
Nhiều loài tôm trong giống Macrobrachium được di giống ra khỏi vùng phân
bố tự nhiên của chúng với ý định ban đầu là để phục vụ nghiên cứu. Từ Malaysia TCX
được di nhập vào Hawaii, nơi mà những công trình nghiên cứu đầu tiên của Ling
(1969) được phát triển thành phương pháp sản xuất hậu ấu trùng bởi Fujimura và
Okamoto (1972). Ngày nay, TCX được nuôi ở nhiều nước, những nước và vùng lãnh
thổ sản xuất chính là Bangladesh, Brazil, Trung Quốc, Ecuador, Ấn Độ, Malaysia, Đài
Loan và Thái Lan (FAO, 2002). TCX được khai thác tự nhiên chủ yếu ở Ấn Độ,
Bangladesh và nhiều nước Đông Nam Á.

2


2.1.3 Hình thái

Hình 2.1: Hình thái ngoài TCX (Foster và Wickins, 1972)
TCX là loài có kích cỡ lớn nhất trong nhóm tôm nước ngọt, có thể phân biệt với
các nhóm tôm khác ở hình dạng và màu sắc của chúng. TCX có cơ thể thon dài, đối
xứng hai bên, màu xanh nhạt và đặc biệt là có đôi càng khá lớn màu xanh dương với
nhiều gai trên đó (Nguyễn Thanh Phương, 2003). Theo FAO (1985), cơ thể TCX có

thể được chia làm hai phần: phần đầu ngực (carapace) và phần bụng.
Phần đầu ngực: phía trước phần đầu ngực có chủy nhọn và có nhiều gai, phía
trên chủy có từ 12 - 15 gai, phía dưới chủy có từ 10 - 13 gai. Phía dưới phần đầu ngực
là năm đôi chân ngực, trong đó có hai đôi chân mang kẹp và chân ngực mang kẹp thứ
hai là lớn nhất.
Phần bụng: phần bụng TCX có 6 đốt có thể cử động và một đốt cuối cùng nhọn,
cứng được gọi là telson. Năm đốt đầu tiên mang đôi phụ bộ gọi là chân bơi, đốt thứ 6
có mang chân đuôi. Mỗi đốt bụng điều có tấm vỏ bao bằng kitin và tấm vỏ phía trước
xếp chồng lên tấm vỏ phía sau. Tuy nhiên tấm vỏ của đốt bụng thứ hai phủ lên cả tấm
vỏ trước và sau nó. Điều này giúp dể dàng phân biệt TCX với tôm biển.
2.1.4 Vòng đời
TCX là một trong số ít các loài giáp xác có tập tính di cư sinh sản. Chúng sinh
trưởng, phát triển, thành thục, phát dục, giao vĩ và đẻ trứng trong môi trường nước
ngọt, nhưng khi ôm trứng và ấp trứng chúng có xu hướng di chuyển ra vùng cửa sông
nước lợ từ 6 - 18‰ để sinh sản.
3


Hình 2.2: Vòng đời của TCX (Nguồn: New và Shinghohka,1985)
Vòng đời của TCX gồm bốn giai đoạn: trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm
trưởng thành (FAO, 1985). Có thể tóm tắt như sau: TCX trưởng thành sống và thành
thục, sinh sản chủ yếu trong nước ngọt. Trong mùa sinh sản, tôm cái thành thục sẽ lột
xác tiền giao vĩ, sau đó sẽ bắt cặp và giao vĩ (Ling, 1969). Tôm đẻ trứng dính vào các
đôi chân bụng, tôm cái mang trứng có xu hướng bơi xuôi dòng ra vùng nước lợ có độ
mặn từ 5 - 20‰ (George, 1969). Theo Ling (1969), ở phạm vi nhiệt độ từ 25 - 310C,
thời gian ấp trứng là 19 - 23 ngày. Theo Nguyễn Việt Thắng và ctv. (1995), với nhiệt
độ từ 26 - 300C, thời gian ấp trứng là 17 - 23 ngày. Trứng sẽ nở trong vòng 1 - 2 ngày.
Ấu trùng tôm càng sống phù du, hướng quang mạnh. Chúng phát triển qua 11 giai
đoạn trong khoảng 20 - 40 ngày (Uno và Kwon, 1969), sau đó chúng sẽ biến thái thành
hậu ấu trùng và bắt đầu sống đáy. Trong vòng vài tuần, hậu ấu trùng có xu hướng di

chuyển ngược dòng vào các vùng nước ngọt, ở đó chúng sẽ sinh trưởng và thành thục
(George, 1969; Ling, 1969). Tôm con có khả năng di chuyển ngược dòng đến 200 km
từ vùng nước lợ vào nội địa (Ling, 1969).
2.1.5 Tập tính dinh dưỡng và tốc độ tăng trưởng
TCX trưởng thành là loài ăn tầng đáy và ăn tạp nghiêng về động vật, thức ăn tự
nhiên của chúng là các loại nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng,
nhuyễn thể, các mảnh cá vụn, các loài tảo, mùn bã hữu cơ.

4


TCX xác định thức ăn bằng mùi và màu sắc. Tôm tìm thức ăn bằng cơ quan xúc
giác (râu), khi tìm được thức ăn, chúng dùng chân ngực thứ nhất kẹp gắp thức ăn đưa
vào miệng. Chúng rất háu ăn và ăn liên tục.
Tôm thường bắt mồi nhiều vào chiều tối và sáng sớm, tôm thường bò trên mặt
đáy ao, dùng càng nhỏ đưa mồi vào miệng. Đặc tính của TCX có tính tranh giành thức
ăn cao nếu không đủ thức ăn, chúng hay ăn thịt lẫn nhau khi lột xác.
Cũng như các loài giáp khác, khi sinh trưởng TCX không tăng liên tục mà tăng
theo hình bậc thang về chiều dài và trọng lượng qua nhiều lần lột xác và biến thái. Chu
kỳ lột xác tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kích cỡ của tôm, nhiệt độ, thức ăn, giới tính
và điều kiện sinh lý của chúng. Sự tăng trưởng còn phụ thuộc vào giai đoạn của tôm,
tôm nhỏ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tôm lớn. Tôm đực lớn nhanh hơn tôm cái
đặc biệt là giai đoạn sau, do tôm cái mang trứng làm nhiệm vụ duy trì nòi giống (New,
2000). Tôm được bổ sung thức ăn động vật sẽ lớn nhanh và chậm thành thục hơn so
với tôm thức ăn công nghiệp hoàn toàn. Theo Nguyễn Thanh Phương (2003) trong
điều kiện nuôi, tôm có thể đạt 35-40 g sau 6 tháng nuôi và 70-100 g sau 8 tháng nuôi.
2.1.6 Tập tính sinh sản
Trong tự nhiên cũng như trong ao, hồ nuôi với nguồn giống nhân tạo, TCX
tham gia sinh sản lần đầu khoảng 4 - 5 tháng tuổi tính từ thời kỳ ấu trùng (Phạm Văn
Tình, 2001) hoặc với kích thước 10 - 13 cm, trọng lượng nhỏ nhất bắt đầu sinh sản

trong tự nhiên là 7,5g. Phần lớn con đực trưởng thành lớn hơn con cái cùng tuổi, càng
lớn và dài, đầu lớn, bụng nhỏ và thuôn. Con cái có đầu và đôi càng nhỏ hơn. Từ đôi
chân bụng thứ nhất đến đôi chân bụng thứ tư, màng bụng uốn vào trong và vỏ ngoài
phồng lên tạo thành buồng chứa trứng. Phần gốc của đôi chân bụng phát triển dài ra và
có những tấm lông cứng để mang trứng khi tôm đẻ ra (Trần Thanh Phục, 2002).
Quá trình giao vĩ được tiến hành khi con cái hoàn tất việc lột xác gọi là lột xác
tiền giao vĩ (Ling, 1962). Sau khi giao vĩ từ 6 - 20 giờ tôm cái bắt đầu đẻ trứng. Đôi
chân bụng thứ tư nhận trứng trước tiên rồi lần lượt đến đôi chân bụng thứ ba, hai và
cuối cùng là đôi thứ nhất. Những con cái không được giao vĩ cũng đẻ trứng trong vòng
24 giờ sau khi lột xác. Trứng không thụ tinh sẽ bị rụng đi sau 2 – 3 giờ (Phạm Hữu
Lai, 1998). Trứng có hình bầu dục, trục dài khoảng 0,6 – 0,7 mm. Khi mới đẻ, trứng
có màu vàng sáng chuyển dần sang màu da cam, đến ngày thứ 12 thì màu da cam của
5


trứng nhạt dần và ngả màu xám xanh nhạt, từ màu xám xanh nhạt chuyển dần sang
xám đậm, trước khi nở khoảng hai, ba ngày thì trứng ngả sang màu xám đen (màu đen
là mắt của ấu trùng còn nằm trong trứng). Dựa vào màu sắc của trứng có thể dự đoán
được ngày nở của ấu trùng (Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2000). Số lượng trứng đẻ ra
thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước con cái, môi trường sống và điều
kiện dinh dưỡng. Sức sinh sản của TCX sẽ tăng dần theo kích thước từ 20 -140 g, lớn
hơn 140 g sức sinh sản của tôm giảm dần (Trần Thị Thanh Hiền, 2004). Sức sinh sản
của TCX biến động trong khoảng từ 60.000 - 300.000 trứng (New và Singholka,
1985). Theo Nguyễn Việt Thắng (1995), thông thường con cái đẻ trứng lần đầu từ
8.600 - 20.000 trứng, đến lần thứ hai, ba, sức sinh sản tăng lên nhưng sau đó lại giảm
dần ở các lần cuối. Ở Việt Nam, trung bình mỗi con cái mang từ 2.600 - 160.000
trứng. Sức sinh sản tương đối dao động từ 500 - 1000 trứng/g. Ở Việt Nam, TCX sinh
sản quanh năm nhưng tập trung vào hai mùa chính là từ tháng 4 đến tháng 6 và từ
tháng 8 đến tháng 10 hàng năm (Trần Thị Thanh Hiền, 2004).
2.2 Một Số Bệnh Thường Gặp Trên TCX

2.2.1 Bệnh đục cơ
Bệnh phát triển mạnh đầu tiên ở Trung Quốc và Đài Loan. Bệnh xuất hiện ở
Việt Nam từ năm 2000 khi ta nhập TCX bột từ Trung Quốc về Thanh Trì - Hà Nội.
Sau đó bệnh phát triển và lan nhanh. Tác nhân gây bệnh là cầu khuẩn Lactococcus
garvieae (Enterococcus seriolicida). Đây là các vi khuẩn gram dương, có dạng hình
cầu hay hình trứng. Vi khuẩn phát triển tốt ở nhiệt độ 10 - 40oC, nồng độ muối thích
hợp là 0,5 - 6‰, pH 9,6 (theo Winton cheng, Jiann-Chu Chen, 1998-2001).
Khi bị nhiễm bệnh, tôm có biểu hiện kém ăn, hoạt động chậm chạp. Đầu tiên có
phần đuôi chuyển màu trắng đục, có thể quan sát rõ các vết trắng đục dưới ánh sáng
mặt trời. Về sau, cơ đục lan dần lên phía đầu ngực, tôm bệnh nặng mang chuyển màu
trắng đục, vỏ tôm mềm, khi luộc chín màu hồng nhợt nhạt, mất đi sắc tố đỏ của tôm
khỏe mạnh. Bệnh này thường gây ra tỷ lệ chết rất cao từ 6 - 90% (Đỗ Thị Hoà và ctv.,
2004)
Điều trị: Dùng kháng sinh Ciprofloxancine với liều 100mg/kg tôm vào ngày
đầu và từ ngày thứ 2 đến thứ 7 là 50 mg/kg tôm/ngày.

6


2.2.2 Bệnh đốm nâu
Theo Bùi Quang Tề (1998), tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn Aeromonas
hydrophila. Đây là vi khuẩn gram âm, dạng hình que ngắn, hai dầu tròn, có kích thước
5,5 x 1,0 -1,5 µm, có thể di chuyển nhờ tiêm mao, là vi khuẩn yếm khí tuỳ nghi. Ngoài
ra còn gặp vi khuẩn Pseudomonas sp., Vibrio. Kết hợp với môi trường nuôi nhiễm bẩn,
NH3, H2S cao quá mức cho phép làm tôm dễ xuất hiện bệnh. Bệnh thường xảy ra khi
nuôi tôm thương phẩm. Càng về cuối chu kỳ nuôi tỷ lệ nhiễm bệnh gia tăng. Bệnh
thường xuất hiện từ tháng thứ 3 đến cuối chu kỳ nuôi.
Tôm khi mới bị bệnh thường yếu, hoạt động chậm chạp và nằm yên ở đáy, kém
ăn. Trên các phụ bộ, vỏ thường có các vết ăn mòn chuyển từ màu nâu sang đen và các
phần phụ cụt dần. Phía trong vỏ kitin có mang những đốm đen, trên vỏ và phụ bộ có

nhiều sinh vật bám.
Điều trị: có thể dùng một số kháng sinh cho tôm ăn như: streptomycine;
oxytetracyline; với liều 100 mg/kg tôm/ngày đầu, từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 cho ăn
bằng nửa ngày đầu.
2.2.3 Bệnh hoại tử do vi khuẩn
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn thuộc giống Pseudomonas,
Leucothrix. Bệnh chỉ xảy ra trên TCX ở giai đoạn ấu trùng, đặc biệt là khi ấu trùng đạt
giai đoạn IV và V.
Các triệu chứng của bệnh cũng tương tự như bệnh đốm nâu. Khi tôm nhiễm
bệnh thì người ta thường dùng một số loại kháng sinh thuộc nhóm erythromycin,
penicillin, streptomycin để điều trị.
2.2.4 Bệnh phát sáng
Bệnh phát sáng trên động vật thủy sản chủ yếu là do vi khuẩn Vibrio spp. gây
ra. Giống Vibrio thuộc họ Vibrionaceae, có một số đặc điểm chung như sau: có dạng
hình que hay hình dấu phẩy, kích thước tế bào từ 0,3 - 0,5 x 1,4 - 2,6µm.Vibrio không
hình thành bào tử và có khả năng chuyển động nhờ có một tiêm mao hoặc nhiều tiêm
mao mảnh. Đây là các vi khuẩn gram âm, đa phần có phản ứng Oxidase, có khả năng
ôxy hoá và lên men trong môi trường O/F Glucose, không có khả năng sinh H2S và
mẫn cảm với Vibriostat. Hầu hết các loài của giống Vibrio đều phân bố trong môi
trường nước mặn, cửa sông, nồng độ muối thích hợp ở 20 - 40%o, có loài có thể phát
7


triển ở độ mặn 70%o. do đó Vibrio luôn là mối đe doạ đối với nghề nuôi trồng thủy
sản nước mặn và lợ. Môi trường Thiosulphate Citrate Bile Sait Agar (TCBS) là môi
trường chọn lọc Vibrio (Bùi Quang Tề, 1998).
Vibrio gây bệnh trên động vật thủy sản thường gặp ở các loài Vibrio
parahaemolyticus, V. harveyi, V. vulnificus, V. cholerae, V. splendidus, V.
anguillarum, V. damsela… vi khuẩn Vibrio thường gây ra một số bệnh như: bệnh phát
sáng ở ấu trùng tôm (do Vibrio harveyi, V. vulnificus, và V. parahaemolyticus); bệnh

hoại tử cục bộ ở giáp xác (do Vibrio alginolyticus, V. parahaemolyticus, V. ordali…);
bệnh xuất huyết lở loét ở một số cá biển (do Vibrio angillarum, V. alginolyticus, V.
parahaemolyticus). Ngoài ra Vibrio có thể tham gia vào một số bệnh khác như: gây
chết ở ấu trùng động vật thân mềm, gây bệnh đường ruột, bệnh hoại tử gan ở giáp xác
(Đỗ Thị Hoà và ctv., 2004).
Bệnh phát sáng trên TCX là do vi khuẩn Vibrio harveyi, V. vulnificus, và V.
parahaemolyticus gây ra. Trong đó Vibrio harveyi là loài quan trọng nhất và nguy
hiểm nhất. Loài vi khuẩn này phân chia tế bào rất nhanh ở độ mặn 0 - 4%o, đặc biệt là
khi nhiệt độ nước tăng cao. Bệnh thường xảy ra khi nhiệt độ cao hay môi trường có
hàm lượng chất hữu cơ cao và ôxy thấp.
Dấu hiệu để nhận biết tôm bị bệnh phát sáng là tôm bơi lội nhanh không định
hướng, thân tôm trắng mờ đục. Tôm yếu, thường bơi gần mặt nước. Tôm bệnh nặng có
màu xanh lục, phát huỳnh quang khi nhìn trong bóng tối, gan teo, khả năng bắt mồi
giảm, ruột rỗng, phân có chất phát sáng. Khi bệnh nghiêm trọng thì tỷ lệ tôm chết có
thể lên đến 100%.
Để điều trị bệnh người ta thường dùng kháng sinh thuộc nhóm furazolidone.
Nhưng tốt nhất là ta nên ngăn ngừa trước khi bệnh xảy ra bằng cách chú ý đến khâu xử
lý nước và đáy ao, sử dụng vi sinh định kỳ để khống chế vi khuẩn gây bệnh, làm giảm
các vật chất hữu cơ trong nước.
2.2.5 Bệnh đuôi trắng
Theo Nguyễn Viết Dũng (2000), bệnh đuôi trắng hay còn gọi là bệnh đục cơ là
một trong những bệnh nguy hiểm, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người sản xuất giống
cũng như người nuôi TCX thương phẩm. Bệnh được mô tả lần đầu tiên năm 1997 và
đến nay đã xuất hiện ở một số quốc gia trong khu vực châu Á.
8


Bệnh đuôi trắng do hai virus có tên MrNV (Macrobranchium rosenbergii
Nodavirus) và XSV (extra small virus) gây ra. Bệnh tác động chủ yếu vào giai đoạn
giống của TCX . Tôm bị bệnh có biểu hiện lờ đờ, trắng đục phần cơ bụng (gần đuôi)

và làm chết 100% đàn tôm giống chỉ sau khoảng năm ngày kể từ khi xuất hiện dấu
hiệu bệnh đầu tiên.
Hiện nay, RT-PCR là phương pháp chính để xác định sự hiện diện của virus
này. Và cho đến nay bệnh đuôi trắng vẫn chưa có thuốc điều trị, do đó để phòng bệnh
thì người sản xuất giống và người nuôi TCX thương phẩm cần phải kiểm tra và loại bỏ
nguồn tôm bố mẹ, tôm giống mang mầm bệnh.
2.2.6 Bệnh chết giữa chu kỳ (MCD)
Đây là một bệnh khá phổ biến trong ương ấu trùng TCX. Khi bị bệnh, ấu trùng
thường có biểu hiện lờ đờ, bơi xoay vòng, giảm ăn và tăng trưởng, cơ thể chuyển sang
màu xám xanh. Bệnh thường xảy ra khi ấu trùng ở giai đoạn VI, VII. Tuy nhiên, cho
đến nay nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được xác định. Người ta chỉ có thể phòng
bệnh bằng cách vệ sinh, diệt trùng trại giống.
2.2.7 Bệnh hoại tử cơ tự phát (IMN)
Bệnh này rất thường gặp trong ương nuôi ấu trùng và cả trong nuôi thương
phẩm TCX. Nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được biết rõ, chỉ có thể xác định là do
môi trường nuôi. Khi bị bệnh tôm thường có những dấu hiệu: phụ bộ và đuôi xuất hiện
những sọc vằn hơi trắng, khi bệnh phát triển thì vùng hoại tử chuyển sang màu hơi đỏ.
Bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn trong đời sống của tôm. Bệnh này thường không
có thuốc điều trị. Chỉ có thể phòng bệnh bằng cách giữ ổn định môi trường sống, tránh
gây sốc cho tôm, bổ xung vitamin C vào thức ăn để giúp tôm tăng cường sức đề
kháng.
2.3 Sơ Lược Tình Hình Nghiên Cứu Sản Xuất Giống TCX Trên Thế Giới và Việt
Nam
2.3.1 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống TCX trên thế giới
Cách đây gần hai thế kỷ, TCX đã được nhiều tác giả quan tâm, các công trình
nghiên cứu ban đầu chủ yếu đi sâu vào việc phân loại, nghiên cứu hình thái và sự phân
bố của TCX như Rumplius (1705), Herbest (1792), Fabricus (1798), Bost (1861), De
Man (1879), Holthius (1950) … Lịch sử phát triển của nghề nuôi TCX được bắt đầu từ
9



năm 1961 khi Ling S.W, chuyên gia của FAO, lần đầu tiên phát hiện ấu trùng TCX
cần nước lợ để sống và phát triển. Năm 1962 ông đã thành công trong ương nuôi hết
chu kỳ ấu trùng và bước đầu cung cấp tôm giống nhân tạo cho các thí nghiệm nuôi thịt
tại Malaysia. Đến năm 1965 - 1968 Fujimura thành công trong việc nghiên cứu và sản
xuất giống TCX đại trà áp dụng qui trình nước xanh để cung cấp giống cho các trại
nuôi tôm thịt ở Hawaii và những vùng khác. Trong những năm 1970 - 1980, TCX bố
mẹ được di nhập từ Hawaii và các nước Đông Nam Á đến rất nhiều quốc gia vốn
không có tôm phân bố như các nước châu Mỹ, châu Phi và cả châu Âu để nghiên cứu,
sản xuất giống và nuôi. Đến năm 1978 - 1981, khi FAO tiến hành thực hiện đề án “mở
rộng nuôi TCX” do UNDP tài trợ thì thì kỹ thuật nuôi và con giống đã được cung cấp
cho người nuôi. Cũng từ đây nhiều sách cẩm nang về kỹ thuật, tài liệu được xuất bản
ra thế giới và nhiều hội nghị, tập huấn quốc tế cũng được tổ chức.
Trong kỹ thuật sản xuất giống TCX, tiếp theo nghiên cứu của Ling (1961 1962), Fujimura lần đầu tiên phát triển qui trinh nước xanh (green water systems)
những năm 1965 - 1968 và được áp dụng rông rãi sau đó. Tuy nhiên mô hình này cũng
có một số hạn chế nhất định. Từ 1973, Aquacop-Tahiti, đã bắt đầu nghiên cứu và áp
dụng qui trình nước trong hở (open-clear water systems) tương tự như qui trình
Galveston đối với tôm biển. Qui trình kỹ thuật cơ bản được xây dựng từ năm 1976 và
hoàn thiện từ năm 1980 (Aquacop, 1984). Qui trình này hiện nay đang được áp dụng
khá phổ biến. Correia và ctv (2000), New (2002) đã tổng quan và mô tả chi tiết kỹ
thuật của mô hình phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, mô hình nước trong hở cũng có một
số hạn chế nhất định, đặc biệt là nhu cầu lượng nước rất lớn để thay cho các bể ương.
Vì thế qui trình nước trong tuần hoàn kín (closed-clear water systems) được nghiên
cứu và áp dụng bởi Sanfider và Smith từ năm 1975 (Valenti và Daniel, 2000),
Aquacop từ năm 1980 (Aquacop, 1984). Nhiều công trình sau đó cũng được thực hiện
để phát triển các loại lọc sinh học khác nhau trong ương nuôi ấu trùng. Mô hình này
được áp dụng phổ biến ở các nơi xa trong nội địa. Ngoài ra trong sản xuất giống TCX
còn có qui trình nước xanh cải tiến (modified static qreen water systems) được Ang
Kok Jee nghiên cứu và ứng dụng từ năm 1986 trên cơ sở cải tiến qui trình nước xanh
trước đó. Qui trình này hiện đang được áp dụng phổ biến ở Việt Nam và Malaysia.


10


2.3.2 Sơ lược tình hình nghiên cứu sản xuất giống TCX trong nước
Ở Việt Nam nghề nuôi TCX là nghề truyền thống, bằng cách nuôi nhử, đặc biệt
ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Việc nghiên cứu sản xuất giống TCX đã được bắt
đầu từ những năm đầu thập niên 80 với qui trình nước trong hở và tuần hoàn (Nguyễn
Việt Thắng, 1995). Dẫn đầu là Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II - Trung Tâm
nghiên Cứu Sản Xuất Tôm Vũng Tàu (nay là Trung Tâm Quốc Gia Giống Hải Sản
Nam Bộ) đã cho TCX sinh sản nhân tạo thành công vào năm 1982.
Ngoài ra còn nhiều tác giả: Trần Đức Can (1987), Phan Hữu Đức (1988),
Nguyễn Quang Ly (1988), Nguyễn Việt Thắng (1995), Phạm Văn Tình (1999).... đã
nghiên cứu về đặc điểm sinh học, vùng phân bố, mùa vụ sinh sản của TCX, cũng như
kỹ thuật sản xuất giống và nuôi tôm thương phẩm ở các thủy vực ao, đầm, ruộng lúa
và mương vườn.
Nguyễn Việt Thắng (1993), đã khảo nghiệm một số quy trình sản xuất giống
TCX và đạt kết quả khả quan: Qui trình nước trong - hở đạt tỷ lệ sống trung bình
35,46% (10,5 - 66%), với mật độ 60 - 100 ấu trùng/L; qui trình nước trong - tuần hoàn
kín đạt tỷ lệ sống trung bình 38,76% với mật độ từ 60 - 110 ấu trùng/L và qui trình
nước xanh đạt tỷ lệ sống trung bình 40,16% với mật độ 40 – 55 ấu trùng/L.
Năm 1997 Viện nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II đã chuyển giao thành
công các công nghệ sản xuất giống và nuôi TCX thương phẩm ở một số tỉnh phía Nam
như: Cần Thơ, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tp HCM với kết quả sản xuất giống như sau:
Cần Thơ đạt tỷ lệ sống trung bình 52,2% ; Trà Vinh là 24%; Trại Phú Xuân Nhà Bè –
TP.HCM là 37,9% (Nguyễn Việt Thắng, 1997).
Từ năm 1998 đến nay Viện Hải Sản - Trường Đại Học Cần Thơ đã tiến hành
nghiên cứu ương nuôi ấu trùng TCX theo mô hình nước xanh cải tiến và đang triển
khai ứng dụng tại một số tỉnh như: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, An Giang (Trần
Ngọc Hải, 2000).

Từ 1987 – 1992 Trung Tâm Nghiên Cứu Sản Xuất Tôm Vũng Tàu đã sản xuất
tổng cộng được 2,1 triệu postlarvae. Đặc biệt sau các công trình nghiên cứu của
Nguyễn Việt Thắng (từ năm 1985 đến 1995) thì qui trình sản xuất giống TCX đã
tương đối ổn định, từ đó có nhiều trại sản xuất giống TCX được thiết lập và hoạt động.

11


Ngoài ra, một số cơ quan khác như Trung tâm Artemia (Đại Học Cần Thơ) và
hội Nuôi Trồng Thủy Sản cũng sản xuất thử nghiệm giống TCX ở Bạc Liêu, Trà Vinh.
Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III đã thực hiện các đề tài nghiên cứu về sản
xuất giống TCX. Những năm gần đây, một số tỉnh miền Bắc đã nuôi thử nghiệm TCX
và bắt đầu có hiệu quả. Ở Thanh Hóa đã có hai cơ sở sinh sản nhân tạo TCX, Trung
Tâm Khuyến Ngư đã thành công hai mô hình ương tôm giống và chuyển sang nuôi
tôm thịt. Hải Phòng cũng đã cho xây dựng hai trại sản xuất tôm giống có công suất
100 triệu tôm bột/năm với sự giúp đỡ của các chuyên gia Trung Quốc ở hai huyện
Tiên Lãng và An Hải. Năm 2001, các trại này bắt đầu sản xuất cung cấp giống TCX
cho ngư dân (Trần Thanh Phục, 2002).
2.4 Sơ Lược Một Số Mô Hình Sản Xuất Giống TCX Tại Việt Nam
Hiện nay trên thế giới đang tồn tại song song 4 qui trình khác nhau được ứng
dụng trong sản xuất giống TCX. Sự khác nhau cơ bản giữa 4 qui trình này là chế độ
quản lý chất lượng nước trong quá trình ương nuôi ấu trùng.
2.4.1 Qui trình nước trong hở
Qui trình này được xây dựng lần đầu tiên bởi Ling S.W (1966). Đến 1984,
Aquacop đã hoàn thiện qui trình và ứng dụng vào sản xuất. Năm 1987, lần đầu tiên qui
trình này được thử nghiệm tại Việt Nam bởi Nguyễn Việt Thắng (Viện Nghiên Cứu
Nuôi Trồng Thủy Sản II) và Bùi Lai (Đại Học Cần Thơ). Hiện đang được ứng dụng ở
nhiều nước và là qui trình ứng dụng chủ yếu ở nước ta từ trước tới nay.
Đặc điểm của qui trình này là yêu cầu nguồn nước phải trong, sạch (không có
tảo), thay nước hằng ngày và có thể ương ở mật độ cao.

Qui trình này có ưu điểm là tương đối đơn giản, dễ thao tác, có thể nâng mật độ
để đạt năng suất cao, phù hợp với các trại có đầy đủ cả hai nguồn nước mặn, ngọt và
chất lượng nước tốt.
Tuy nhiên, nhược điểm của qui trình này là: Tiêu tốn nhiều nước lợ nên trại sản
xuất cần phải đặt gần bờ biển, khó khăn trong việc cung cấp nguồn nước ngọt.
Mật độ ương với mật độ từ 50 – 250 con/L và đạt tỷ lệ sống trung bình từ 35 50% (Nguyễn Việt Thắng, 1990). Tổng số lượng thức ăn tiêu tốn cho 1 triệu
postlarvae là: 22 - 25 kg Artemia + 50 kg thức ăn chế biến (New, 1985).

12


Ngoài những qui trình đã kể trên, hiện nay đã xuất hiện thêm qui trình sản xuất
giống TCX trong ao đất. Qui trình này được phát triển bởi nhóm các nhà khoa học
thuộc Cơ Quan Nuôi Trồng Thủy Sản Ven Biển tỉnh Phetchaburi, bộ Thủy sản Thái
Lan (Tunsutapanich và ctv., 1994), đã được thử nghiệm ở nhiều nước và đang ngày
càng hoàn thiện. Đây là qui trình mới, dựa trên nguyên tắc bảo vệ được chất lượng
nước và sự cân bằng sinh thái trong ao nuôi một cách liên tục nhờ việc kết hợp giải
pháp sinh học, cơ học và hóa học một cách hài hòa. Trong qui trình này, ta cần gây
nuôi thức ăn tự nhiên cho ấu trùng; chất lượng nước được ổn định bởi sự cân bằng sinh
thái do đó không cần thay nước. Ao ương được lắp đặt hệ thống thổi khí để cung cấp
ôxy; các yếu tố thủy hóa được thu thập thường xuyên nhằm có những điều chỉnh hợp
lý cho sự cân bằng sinh thái của ao. Ấu trùng sẽ sử dụng động vật phù du tự nhiên
trong ao, nauplius Artemia và Artemia trưởng thành. Thời gian ương của mô hình này
kéo dài hơn so với các mô hình trên nhưng ấu trùng lại có tỷ lệ sống rất cao, có thể đến
88% (Tunsutapanich và ctv., 1994). Sự thành công của qui trình này dẫn đến việc giảm
đáng kể giá thành con giống. Tuy nhiên, qui trình vẫn còn tiếp tục trong phạm vi thí
nghiệm nên còn những khó khăn nhất định về quản lý chất lượng nước, kiểm soát thức
ăn và biện pháp phòng chống địch hại trong ao ương.
2.4.2 Qui trình nước trong kín
Qui trình này còn được gọi là nước trong tuần hoàn và được nghiên cứu bởi

Sandifer từ những năm 1977, đến năm 1984 Aquacop hoàn thiện qui trình và đưa vào
sản xuất với qui mô lớn.
Đặc điểm quan trọng của qui trình này là nước từ trong hệ thống ương được đưa
đến bể lọc sinh học nhờ hệ vi khuẩn chuyển hoá đạm NH4+ và NO2- có tính độc cao
thành NO3- ít độc đối với ấu trùng tôm mà từ đó có thể tái sử dụng nước này cho việc
ương ấu trùng.
Ưu điểm của phương pháp này là: mật độ ương cao, tiết kiệm được nước, trong
suốt quá trình ương không thay nước, chỉ bổ sung thêm nước mới, phù hợp ở những
vùng xa nguồn nước mặn và chất lượng nước kém.
Tuy nhiên, qui trình này cần phải thiết kế, lắp đặt hệ thống khá phức tạp và tốn
kém. Điểm hạn chế nhất của qui trình là phải có phương tiện kiểm soát môi trường và

13


×