Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

KHẢO SÁT NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ DĨA (Symphysodon sp) VÀ THỬ NGHIỆM KHÁNG SINH ĐỒ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.92 MB, 164 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ DĨA
(Symphysodon sp) VÀ THỬ NGHIỆM KHÁNG SINH ĐỒ

Họ và tên sinh viên : HÀ THỊ TRÂM ANH
Ngành
: THỦY SẢN
Niên khóa
: 2004 – 2008

Tháng 9/2008
i


KHẢO SÁT NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÁ DĨA (Symphysodon sp)
VÀ THỬ NGHIỆM KHÁNG SINH ĐỒ

Tác giả

HÀ THỊ TRÂM ANH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: ThS. LƯU THỊ THANH TRÚC

Tháng 9 năm 2008


ii


LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đến:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản.
Ban Chủ Nhiệm Bộ Môn Bệnh Học Thủy Sản.
Cùng toàn thể quý Thầy Cô Khoa Thủy Sản đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến
thức cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, lòng biết ơn sâu sắc nhất xin gửi đến Cô Lưu Thị Thanh Trúc đã tận tình
quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành LVTN này.
Đồng thời xin gửi lời cảm ơn đến Chú Nguyễn Văn Phúc chủ trại cá dĩa Phúc Sơn
đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho chúng tôi thực hiện và hoàn thành đề tài.
Cám ơn tất cả các bạn lớp DH04NY đã cùng gắn bó, chia sẻ, giúp đỡ tôi hoàn
thành đề tài.

iii


TÓM TẮT

Trong đề tài này chúng tôi tiến hành:
- Khảo sát ký sinh trùng trên cá dĩa.
- Phân tích vi sinh mẫu cá bệnh tìm vi khuẩn gây bệnh.
- Tiến hành thí nghiệm cảm nhiễm ngược.
- Thử nghiệm kháng sinh đồ nhằm tìm ra những loại kháng sinh mẫn cảm với vi
khuẩn và những loại kháng sinh kháng vi khuẩn.
Mẫu cá thí nghiệm được chúng tôi thu ở Quận Gò Vấp, Quận Bình Thạnh, Quận

12, Quận Tân Bình Thành phố Hồ Chí Minh.
Với bộ định danh IDS 14GNR chúng tôi tiến hành định danh hết tất cả vi khuẩn
phân lập được từ cá bệnh và thu được kết quả là vi khuẩn Pseudomas cepacia chiếm tỉ lệ
cao nhất chiếm tỉ lệ 23% với 7 chủng vi khuẩn.
Với bộ định danh API-20E chúng tôi tiến hành định danh lại các giống vi khuẩn
thu được từ IDS 14GNR, kết quả thu được loài Aeromonas hydrophila chiếm tỉ lệ cao
nhất 19,04% với 4 chủng vi khuẩn.
Thí nghiệm gây cảm nhiễm ngược được tiến hành với vi khuẩn Aeromonas
hydrophila.
Phương pháp đĩa khuếch tán được chúng tôi dùng trong nghiên cứu với 9 loại
kháng sinh là Trimethoprim/Sulfamethoxazole (Bt), Cloramphenicol (Cl), Kanamycine
(Kn), Gentamicin (Ge), Doxycycline (Do), Nitrofurantoin (Fr), Rifampin (Rf),
Streptomycin (Sm), Tetracycline (Te).
Kết quả thử nghiệm kháng sinh đồ cho thấy vi khuẩn có tỉ lệ kháng trên 30% đối
với sáu loại kháng sinh Cl, Do, Rf, Sm, Te. Hai kháng sinh Ge và Kn có tỉ lệ kháng trên
10%.

iv


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa

i

Lời cảm ơn

ii


Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách các bảng

vii

Danh sách đồ thị và hình ảnh

ix

Chương 1.GIỚI THIỆU

1

1.1. Đặt Vấn Đề

1

1.2. Mục Tiêu Đề Tài

2

Chương 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU


3

2.1. Giới Thiệu Về Đặc Điểm Sinh Học Cá Dĩa

3

2.1.1. Nguồn gốc cá dĩa

3

2.1.2. Phân loại

4

2.1.3. Đặc tính sinh học của cá dĩa

7

2.2. Các Điều Kiện Thuận Lợi Để Phát Triển Nghề Nuôi Cá Dĩa
ở Việt Nam

18

2.3. Điều Kiện Phát Sinh Bệnh

19

2.4. Tình Hình Nguyên Cứu Bệnh Vi Sinh ở Cá Dĩa

21


2.4.1. Các nghiên cứu bệnh ở cá dĩa trên thế giới

21

2.4.2. Các nghiên cứu bệnh do vi khuẩn trên cá dĩa ở Việt Nam

23

2.5. Giới Thiệu Ký Sinh Trùng

24

2.5.1. Trùng quả dưa

24

2.5.2. Trùng loa kèn

25

2.5.3. Sán lá đơn chủ

28

2.6. Định Nghĩa Kháng Sinh, Phân Loại Và Cơ Chế Tác Động

29

2.6.1. Định nghĩa kháng sinh


29
v


2.6.2. Phân loại

29

2.6.3. Cơ Chế Tác Động

30

2.7. Kháng Sinh Đồ

33

2.7.1. Định nghĩa

33

2.7.2. Nguyên lý

33

2.7.3. Môi trường cơ bản để thực hiện kháng sinh đồ

34

2.7.4. Ứng dụng


34

Chương 3.VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

35

3.1. Thời Gian Và Địa Điểm Nghiên Cứu

35

3.2. Dụng Cụ và Hóa Chất Nghiên Cứu

35

3.2.1. Dụng cụ

35

3.2.2. Hóa chất

35

3.3 . Phương Pháp Nghiên Cứu

36

3.3.1. Phương hướng nghiên cứu

36


3.3.2. Phương pháp nghiên cứu vi sinh vật gây bệnh

36

3.4. Gây Bệnh Thực Nghiệm

55

3.4.1. Vật liệu

55

3.4.2. Phương pháp thí nghiệm

55

3.5. Lập Kháng Sinh Đồ

59

3.5.1. Nguyên tắc

59

3.5.2. Cách tiến hành

60

3.5.3. Đọc kết quả


61

3.6. Cách Tính Tỷ Lệ Cảm Nhiễm và Cường Độ Cảm Nhiễm

61

3.6.1. Tỷ lệ cảm nhiễm

61

3.6.2. Cường độ cảm nhiễm

61

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

62

4.1. Tình Hình Nuôi

62

4.1.1. Sơ lược về trại Phúc Sơn

62

4.1.2. Sơ lược về trại Ngọc Lễ

63

vi


4.1.3. Sơ lược về trại Ba Sanh

64

4.2. Tình Hình Dịch Bệnh

65

4.2.1 . Bệnh ký sinh trùng

66

4.2.2. Bệnh do vi khuẩn

72

4.3. Tình hình xử dụng thuốc và hóa chất tại trại

83

4.4. Gây Bệnh Thực Nghiệm

84

4.5. Kết Quả Kháng Sinh Đồ

94


4.5.1. Đặc tính các loài vi khuẩn và kết quả kháng sinh đồ

94

4.5.2. Kháng kháng sinh

111

4.5.3. Tính đa kháng

114

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

117

5.1. Kết Luận

117

5.2. Đề Nghị

120

TÀI LIỆU THAM KHẢO

121

PHỤ LỤC


vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

NỘI DUNG

TRANG

Bảng 2.1

Đặc điểm lý hóa môi trường nước tự nhiên cá sống

Bảng 2.2

Sự phân biệt cá đực và cá cái

15

Bảng 3.1

Kết quả các phản ứng sinh hóa thể hiện qua chỉ thị màu

50

Bảng 3.2

Kết quả LDC và di động được đọc trên chai môi trường LDC


51

Bảng 3.3

Phương pháp tính điểm để có code định danh

51

Bảng 3.4

Kết quả các phản ứng sinh hóa thể hiện qua chỉ thị màu

53

Bảng 4.1

Tỉ lệ cảm nhiễm (%) trùng quả dưa ở các trại cá dĩa

67

Bảng 4.2

Cường độ cảm nhiễm (trùng/lame) trùng quả dưa ở các trại cá dĩa

68

Bảng 4.3

Tỉ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm sán lá đơn chủ


70

Bảng 4.4

Kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm

75

Bảng 4.5

Kết quả phân nhóm vi khuẩn

76

Bảng 4.6

Kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm

78

Bảng 4.7

Kết quả phân nhóm vi khuẩn

78

Bảng 4.8

So sánh kết quả định danh của IDS 14 GNR và API 20E


82

Bảng 4.9

Kết quả phân lập và tái định danh vi khuẩn Aeromonas hydrophila

88

8

Bảng 4.10 Kết quả theo dõi cá cảm nhiễm ngược

90

Bảng 4.11 Kết quả các phản ứng sinh hóa của vi khuẩn Aeromonas hydrophila

93

Bảng 4.12 Đường kính vòng vô khuẩn khi thử với Vibrio parahaemolyticus

95

Bảng 4.13 Đường kính vòng vô khuẩn khi thử với Vibrio vulnificus

96

Bảng 4.14 Đường kính vòng vô khuẩn khi thử với Vibrio fuvialis

97


Bảng 4.15 Đường kính vòng vô khuẩn khi thử với Aeromonas hydrophila

98

Bảng 4.16 Đường kính vòng vô khuẩn trong nghiên cứu của
Đỗ Quang Tiền Vương (1996)

99

Bảng 4.17 Đường kính vòng kháng khuẩn của vi khuẩn Citrobacter freundii

viii

101


Bảng 4.18 Đường kính vòng kháng khuẩn khi thử với vi khuẩn
Pasterella pneumotropica

102

Bảng 4.19 Đường kính vòng kháng khuẩn khi thử với vi khuẩn Salmonella spp

103

Bảng 4.20 Đường kính vòng kháng khuẩn khi thử với E.coli

104


Bảng4.21 Đường kính vòng kháng khuẩn khi thử với
Chryseobacterium meningosepticum

105

Bảng 4.22 Đường kính vòng kháng khuẩn khi thử với Bordetella spp

106

Bảng 4.23 Đường kính vòng kháng khuẩn khi thử với Pantoea spp3

107

Bảng 4.24 Đường kính vòng kháng khuẩn khi thử với Rahnella aquatilis

108

Bảng 4.25 Đường kính vòng kháng khuẩn khi thử với cầu khuẩn Staphylococus 109
Bảng 4.26 Một số loài vi khuẩn định danh bởi IDS 14GNR

110

Bảng 4.27 Vi khuẩn phân lập từ mẫu cá bệnh kháng với kháng sinh

111

Bảng 4.28 Tính đa kháng của hệ vi khuẩn phân lập từ cá bệnh

114


ix


DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
ĐỒ THỊ

NỘI DUNG

TRANG

Đồ thị 4.1

Tỉ lệ cảm nhiễm trùng quả dưa tại các trại cá dĩa

67

Đồ thị 4.2

Tỉ lệ vi khuẩn phân lập được

73

Đồ thị 4.3

Phân nhóm vi khuẩn định danh bởi IDS 14 GNR

76

Đồ thị 4.4


Phân nhóm vi khuẩn định danh bởi API 20E

79

Đồ thị 4.5

Vi khuẩn phân lập từ mẫu cá bệnh kháng với kháng sinh

111

Đồ thị 4.6

Tính đa kháng của hệ vi khuẩn phân lập từ mẫu cá bệnh

115

HÌNH

NỘI DUNG

Hình 2.1

Vị trí sông Amazone nơi tìm thấy cá dĩa hoang dại

4

Hình 2.2

Loài phụ Symphysodon discus discus


5

Hình 2.3

Loài phụ Symphysodon discus willischwartzi

5

Hình 2.4

Loài phụ Symphysodon aequifasciata aequifasciata

5

Hình 2.5

Loài phụ Symphysodon aequifasciata axelrodi

5

Hình 2.6

Loài phụ Symphysodon aequifasciata haraldi

6

Hình 2.7

Loài Symphysodon tarzoo


6

Hình 2.8

Hình dạng ngoài của cá dĩa

7

Hình 2.9

Cá mẹ chuẩn bị đẻ trứng

11

Hình 2.10

Cá mẹ đang đẻ trứng

11

Hình 2.11

Cá mẹ đẻ trứng, cá bố tiết tinh để thụ tinh cho trứng

11

Hình 2.12

Cá mẹ chăm sóc trứng


11

Hình 2.13

Trứng nở sau 60 – 70 giờ

12

Hình 2.14

Cá bột 2 ngày tuổi

12

Hình 2.15

Cá bột 3 ngày tuổi

12

Hình 2.16

Cá bột bơi quanh cá bố mẹ

12

Hình 2.17

Cá bột 5 ngày tuổi


13

Hình 2.18

Cá con 1 tuần tuổi

13

TRANG

x


Hình 2.19

Cá con 10 ngày tuổi

13

Hình 2.20

Cá con 12 ngày tuổi

13

Hình 2.21

Cá con 15 ngày tuổi

13


Hình 2.22

Cá con 21 ngày tuổi

14

Hình 2.23

Cá con được 1 tháng tuổi

14

Hình 2.24

Cá con 38 ngày tuổi

14

Hình 2.25

Cá con 45 ngày tuổi, cá có hình dạng giống cá trưởng thành nhưng
màu sắc chưa rõ

14

Hình 2.26

Cá sau 3 tháng tuổi, màu sắc thể hiện rõ


14

Hình 2.27

Cá dĩa đực

15

Hình 2.28

Cá dĩa cái

15

Hình 2.29

Bể cây thủy sinh kết hợp với cá dĩa

16

Hình 2.30

Giống Echinodorus

18

Hình 2.31

Giống Anubias


18

Hình 2.32

Giống Aponogeton

18

Hình 2.33

Giống Cryptocoryne

18

Hình 2.34

Sự tổng hợp các tác nhân gây bệnh trên cá dĩa

20

Hình 2.35

Mép vây đuôi bị trắng đục

22

Hình 2.36

Xuất hiện vùng trắng đục


22

Hình 2.37

Cơ thịt cá bị hoại tử

22

Hình 2.38

Cá bị bệnh HLLE

23

Hình 2.39

Giống Epistylis

27

Hình 2.40

Giống Zoothamnium

27

Hình 2.41

Giống Vorticella


27

Hình 2.42

Giống Apiosoma

27

Hình 3.1

Phương thức tiến hành mổ khám

39

Hình 3.2

Bộ định danh IDS 14GNR

45

Hình 3.3

Bộ định danh API-20E

51

Hình 3.4

Phương pháp tính điểm để có code định danh


46

xi


Hình 3.5

Sơ đồ định danh API 20E

54

Hình 3.6

Hệ thống bể bố trí thí nghiệm

56

Hình 3.7

Tiêm ở chủ động mạch lưng

58

Hình 3.8

Nguyên tắc của kháng sinh đồ

60

Hình 3.9


Cách đọc kết quả kháng sinh đồ

61

Hình 4.1

Mẫu cá cỡ 3 – 4 cm

65

Hình 4.2

Mẫu cá bị đen các vây

65

Hình 4.3

Mẫu cá cỡ 5 – 7 cm bị đen thân

66

Hình 4.4

Mẫu cá cỡ 10 – 15 cm

66

Hình 4.5


Trên da xuất hiện các hạt lấm tấm

68

Hình 4.6

Trùng quả dưa

68

Hình 4.7

Trùng loa kèn kí sinh trên thân và các vây

69

Hình 4.8

Trùng loa kèn (x10)

69

Hình 4.9

Trùng loa kèn sau khi nhuộm carmine (x10)

69

Hình 4.10


Trùng loa kèn (x40)

69

Hình 4.11

Trùng loa kèn (x40)

69

Hình 4.12

Sán lá đơn chủ

71

Hình 4.13

Móc bám của sán lá

71

Hình 4.14

Sán lá đơn chủ ký sinh trên mang cá

71

Hình 4.15


Vi khuẩn G (+) dạng cầu khuẩn

73

Hình 4.16

Vi khuẩn G (+) dạng trực khuẩn

73

Hình 4.17

Hình thái vi khuẩn G (+)

74

Hình 4.18

Vi khuẩn Gram (–) dạng trực khuẩn phân cực

74

Hình 4.19

Khuẩn lạc Staphylococus trên môi trường BP

75

Hình 4.20


Hình thái vi khuẩn Staphylococus

75

Hình 4.21

Cá bị lở loét do nhiễm vi khuẩn Aeromonas hydrophila

79

Hình 4.22

Gan sưng do cá nhiễm vi khuẩn Aeromonas hydrophila

79

Hình 4.23

Hình thái vi khuẩn Aeromonas hydrophila

80

Hình 4.24

Hình thái vi khuẩn Citrobacter freundii

80

xii



Hình 4.25

Hình thái vi khuẩn Pasterella pneumotropica

80

Hình 4.26

Hình thái vi khuẩn Vibrio vulnificus

80

Hình 4.27

Hình thái vi khuẩn Salmonella spp

81

Hình 4.28

Hình thái vi khuẩn Chryseobacterium meningosepticum

81

Hình 4.29

Vết tiêm bị xuất huyết xung quanh


84

Hình 4.30

Trong xoang bụng cá tích dịch, gan cá sưng

85

Hình 4.31

Mẫu mô lách phết thấy có sự hiện diện của vi khuẩn

85

Hình 4.32

Mẫu mô gan phết sự hiện diện của vi khuẩn

85

Hình 4.33

Ngay vết tiêm da bị bong lên

86

Hình 4.34

Chỗ tiêm bị trắng


87

Hình 4.35

Lách cá sưng

89

Hình 4.36

Gan cá sưng

89

Hình 4.37

Hình dạng khuẩn lạc Aeromonas hydrophila

98

Hình 4.38

Vi khuẩn phân lập kháng với hai loại kháng sinh

116

Hình 4.39

Vi khuẩn phân lập kháng với ba loại khánng sinh


116

Hình 4.40

Vi khuẩn phân lập kháng với bốn loại kháng sinh

116

Hình 4.41

Vi khuẩn phân lập kháng với năm loại kháng sinh

116

Hình 4.42

Vi khuẩn phân lập kháng với sáu loại kháng sinh

116

Hình 4.43

Vi khuẩn nhạy với kháng sinh thử nghiệm

116

xiii


Chương 1

GIỚI THIỆU
1.1. Đặt Vấn Đề
Khi bước vào hội nhập nền kinh tế thế giới, Việt Nam được đánh giá như một con
rồng nhỏ của châu Á và nền kinh tế những năm gần đây phát triển mạnh mẽ. Sau những
chặn đua mệt mỏi của nền kinh tế, con người lại muốn lùi về dành chỗ cho những thú vui
tao nhã của cuộc sống. Một trong những thú vui tao nhã được người dân lựa chọn nhiều là
chơi cá cảnh. Từ đó phong trào chơi cá cảnh ngày càng phát triển rộng khắp ở nước ta,
đặc biệt ở các thành phố lớn như TP.HCM… Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui, mà theo
phong thủy nhiều người còn tin rằng nuôi cá cảnh sẽ mang lại nhiều may mắn và sự an
lành, thịnh vượng cho gia chủ.
Hiện nay, các loại cá cảnh phổ biến trên thế giới hầu hết đều đã có mặt ở Việt Nam
với tổng số hơn 100 loài. Trong sự đa dạng và phong phú đó, thì từ lâu cá dĩa được xem
như một loài cá quý, có giá trị cao trên thị trường cá cảnh bởi dáng vẻ uy nghi và màu sắc
tuyệt đẹp của chúng.
Tuy vậy, cá dĩa vốn đòi hỏi khắc khe về môi trường sống. Sự thay đổi dù nhỏ về
môi trường sống như pH, độ cứng, nhiệt độ…, cũng dễ gây stress cho cá, làm giảm sức đề
kháng và tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập và phát triển. Do đó mặc dù cá
được chăm sóc cẩn thận nhưng vẫn dễ mắc bệnh và gây thiệt hại đáng kể cho các trại
nuôi. Được sự phân công của Khoa Thủy Sản, Đại Học Nông Lâm TP.HCM, chúng tôi
tiến hành thực hành đề tài “Khảo sát những bệnh thường gặp trên cá dĩa
(Symphysodon sp) và thử nghiệm kháng sinh đồ”.
1


1.2. Mục Tiêu Đề Tài
- Xác định thành phần kí sinh trùng ký sinh trên cá dĩa.
- Phân lập, định danh một số loài vi khuẩn gây bệnh cho cá dĩa.
- Lập kháng sinh đồ xác định tính kháng kháng sinh của vi khuẩn.

2



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới Thiệu Về Đặc Điểm Sinh Học Cá Dĩa
2.1.1. Nguồn gốc cá đĩa
Năm 1840, cá dĩa hoang dại (Symphysodon discus) lần đầu tiên được tìm thấy bởi
tiến sĩ người Áo, Johann Jacob Heckel. Ông chuyển những con cá dĩa đầu tiên cho nước
Đức bằng khí cầu, đựng trong những thùng 250 lít. Ở Đức người ta cố gắng nuôi giữ để
cá dĩa có thể thích nghi với điều kiện môi trường nhưng rất khó khăn, những con cá đầu
tiên đó không sống được. Đến những năm 1930 và 1940, những người nuôi cá cảnh trong
bể lại nhập cá dĩa đưa về Châu Âu và Liên Hợp Quốc, ngày nay nhiều người dân địa
phương vẫn gọi cá đĩa là cá “pompadur”.
Sau đó, những cá dĩa hoang dại khác cũng đã được tìm thấy. Trải qua hơn 160
năm, nhiều dòng cá dĩa có màu sắc phong phú đã được biết đến, cả những dòng cá từ sự
lai tạo của con người như: Blue Diamond, Malboro Red, Golden Snake Skin, … đã tạo
nên sự đa dạng cho loài cá dĩa.
Theo Gunter Keller (1988), cá dĩa có nguồn gốc từ Nam Mỹ, Tây Colombia,
thượng và trung lưu sông Amazon và những vùng khác như: Brazil, Peru, Venezuela, …
Cá dĩa được tìm thấy ở những phụ lưu nhỏ, những hồ nhỏ nơi có những nhánh cây,
rễ cây chìm trong nước, mực nước sâu ít nhất 1m.

3


Hình 2.1: Vị trí sông Amazone nơi tìm thấy cá dĩa hoang dại
2.1.2. Phân loại
Cá dĩa thuộc:
Lớp: Osteichthyes
Lớp phụ: Actinopterygii

Bộ: Perciformes
Họ: Cichlidae
Giống: Symphysodon
Theo Gunter Keller (1988) giống Symphysodon có hai loài:
- Symphysodon discus (Heckel, 1840) có 9 sọc trên thân trong đó các sọc 1, 5, 9
thường đậm hơn những sọc còn lại. Phân bố ở vùng hạ lưu các sông Abacaxis, Negro và
Trombetas. Gồm hai phân loài:
+ Symphysodon discus discus (Heckel, 1840).
+ Symphysodon discus willischwartzi (Burgees, 1981).
- Symphysodon aequifasciata (Pellergin, 1904) có 9 sọc đứng sậm màu và đều
nhau. Phân bố ở hầu hết các sông phía hạ nguồn eo Purus. Loài này có ba phân loài:
4


+ Symphysodon aequifasciata aequifasciata (Pellergin, 1904) có màu
xanh lá cây, có 9 sọc màu nâu đậm.
+ Symphysodon aequifasciata haraldi (Shultz, 1960) thân có màu
nâu đỏ, các sóng màu xanh sáng.
+ Symphysodon aequifasciata axelrodi (Shultz, 1960).
Gần đây, người ta mới tìm thấy một loài mới là Symphysodon tarzoo (Kullander,
2006), tên thương mại là cá dĩa xanh Tefé, phân bố chủ yếu ở thượng nguồn eo Purus
trong các sông từ Ica đến Bauana của hệ thống Amazon.

Hình 2.2: Loài phụ Symphysodon
discus discus

Hình 2.4: Loài phụ Symphysodon
aequifasciata aequifasciata

Hình 2.3: Loài phụ Symphysodon discus

willischwartzi

Hình 2.5: Loài phụ Symphysodon
aequifasciata axelrodi
5


Hình 2.6: Loài phụ Symphysodon
aequifasciata haraldi

Hình 2.7: Loài Symphysodon tarzoo

Loài Symphysodon tarzoo từng được mô tả bởi Lyons vào năm 1959 dựa trên một
số cá thể sống có xuất xứ từ trại xuất khẩu cá cảnh Tarpon zoo ở Leticia, Columbia.
Chúng được phân biệt với những loài hiện hữu qua những đốm đỏ đặc trưng ở thân và
vây hậu môn. Sau đó Shultz (1960) bác bỏ tên này và xếp chúng vào loài Symphysodon
aequifasciata. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu sau này (Kaullander, 1996 – 2003) khẳng
định rằng Symphysodon tarzoo là một loài riêng biệt.
Theo Martin Ng, 2004, khi phân biệt các dòng cá dĩa, tác giả dựa vào các đặc điểm
như màu sắc của thân, số lượng cũng như màu sắc các sọc đứng, hình dạng mắt, màu sắc
của mắt, màu sắc và hoa văn trên vây lưng, … (Huỳnh Thanh Vân, 2006).
Cho đến nay vẫn chưa có hệ thống phân loại nào chắc chắn.

6


2.1.3. Đặc tính sinh học của cá dĩa
2.1.3.1. Đặc điểm hình thái
Cá dĩa có hình dạng tròn, thân dẹp ngang, như cái dĩa, đầu ngắn, mắt linh hoạt,
miệng nhỏ, lỗ mũi hở hai bên đầu. Các tia vây phát triển, vây phía đầu cứng, phía sau

mềm, vây lưng và vây hậu môn đối xứng nhau, vây ngực và vây đuôi có tia vi mềm. Dáng
vẻ nhẹ nhàng, oai vệ, dáng bơi uyển chuyển.
Màu sắc cá đa dạng, có sự kết hợp khá hài hòa. Sự biến đổi này còn tùy thuộc vào
nguồn thức ăn, quá trình tăng trưởng của cá, môi trường sinh thái và sự lai tạo giữa các
giống loài.
10
11
9

1
2
3
4

8

5
6
7

Hình 2.8: Hình dạng ngoài của cá dĩa
1. Đồng tử

5. Vây ngực

9. Đuôi

2. Mũi

6. Hậu môn


10. Vây lưng

3. Miệng

7. Vây bụng

11. Đường bên

4. Nắp mang

8. Vây hậu môn
7


2.1.3.2. Môi trường sống
Cá dĩa có tập tính thường sống thành bầy, ưa nấp trong bóng râm, vùng tối, trong
các thân cây, rễ cây chìm trong nước, ở những thủy vực có nước sạch, trong, có tính acid,
nền đáy là cát. Cá sẽ mất màu và sợ sệt khi ánh sáng mạnh.
Môi trường nước nơi mà chúng sống có đặc tính thủy, lý, hóa như bảng 2.1:
Bảng 2.1: Đặc điểm lý hóa môi trường nước tự nhiên cá sống
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Độ cứng tổng cộng

mg/l

Số lượng
232,7


pH

6–7

CO2

mg/l

9,0

HCO3-

mg/l

5,75

O2

mg/l

6,5

NH4+

mg/l

0,006

NO2


mg/l

0

S



0

Nhiệt độ

o

C

24,2

Như vậy môi trường tự nhiên nơi cá sống có độ cứng trung bình, pH hơi acid. Theo
Thomas A. Giovanetti (1991; trích dẫn bởi Đỗ Quang Tiền Vương, 1996), độ cứng tổng
cộng lúc cá sinh sản là 53,7 – 179 mg/L, ương nuôi 179 – 268,5 mg/L, nhiệt độ thích hợp
28 – 31oC, pH thích hợp 5,5 – 7,3 nhưng tối ưu từ 6,5 – 6,8.
Cá dĩa rất nhạy cảm với điều kiện môi trường, nhất là nhiệt độ, thích nơi nước tĩnh
và có đầy đủ ánh sáng.

8


2.1.3.3. Đặc tính dinh dưỡng
Cá dĩa là loài ăn tạp thiên về động vật, thích mồi sống di động.

Giai đoạn cá mới nở đến 3 ngày tuổi, cá con dinh dưỡng nhờ chất dự trữ trong túi
noãn hoàng dưới bụng.
Giai đoạn từ 4 – 14 ngày tuổi, cá con bám trên mình cá bố mẹ, dinh dưỡng nhờ
chất nhầy tiết ra từ cơ thể bố mẹ.
Khi cá được 20 ngày tuổi, chúng sẽ tách bầy, ăn Artermia, Moina, Daphnia, đồng
thời cá có thể ăn được thức ăn như cá trưởng thành nhưng kích cỡ nhỏ.
Giai đoạn trưởng thành cá có thể ăn: tôm nước ngọt, ấu trùng muỗi, trùng chỉ, tim,
gan, thịt bò xay nhuyễn, …
2.1.3.4. Đặc tính sinh sản
Theo Thomas A.Giovanetti (1991) tuổi thành thục của cá từ 18 – 24 tháng tuổi, có
thể là 12 tháng nếu điều kiện dinh dưỡng tốt. Cá dĩa thành thục sinh dục sẽ tự bắt cặp, giai
đoạn bắt cặp xảy ra trong vòng 7 – 10 ngày, cặp cá sẽ tự tách ra một gốc bể, dùng miệng
làm sạch giá thể. Đôi cá này thường kề sát miệng, quẫy mạnh đuôi, đuổi bắt nhau, xua
đuổi những con khác lại gần chúng. Sau đó chúng bơi song đôi, quấn quít bên nhau.
Trước khi đẻ một vài ngày, cá có hiện tượng rùng mình, rung toàn thân, xếp vây
lại, đôi lúc đứng yên tại chỗ, ít bắt mồi.
Cá sắp đẻ có màu sắc rất sặc sỡ, cặp cá bơi lượn, ve vãn bên nhau, cá có hiện
tượng rùng mình liên tục. Khi sinh, cá chúc đầu xuống 45 độ, lúc này gai sinh dục lộ rõ có
9


thể phân biệt được cá đực, cá cái. Cá cái đẻ trứng theo chiều dọc giá thể, từ dưới lên. Cá
đực cũng theo lộ trình đó tiết tinh để thụ tinh cho trứng. Thời gian đẻ kéo dài 1 – 1,5 giờ.
Trứng được đẻ tập trung thành cụm, trứng cá dĩa là trứng dính. Khi đẻ chúng tìm
giá thể thích hợp, giá thể có thể là đá nhẵn, mặt kiếng, gạch hay lá và thân cây chìm trong
nước. Cá bố mẹ chăm sóc trứng bằng cách liên tục quạt nước để cung cấp oxy và làm cho
trứng sạch. Chúng loại bỏ trứng hư để khỏi ảnh hưởng trứng tốt.
Trứng nở sau 65 – 70 giờ ở 28 – 30oC, trong thời gian này, bể cá mới đẻ nên đặt
nơi yên tĩnh, tránh để cá hoảng sợ như tiếng động, người lạ, thay đổi điều kiện sinh thái
đột ngột, ... cá bố mẹ có thể ăn trứng. Lúc mới nở, cá con sẽ sống nhờ túi noãn và bám

trên giá thể vài ngày, tự tiêu thụ năng lượng của túi noãn để sống sót, nếu cá bột rơi
xuống, cá cha hoặc cá mẹ sẽ dùng miệng ngậm lấy và đặt vào chỗ cũ. Sau đó khoảng 3 –
4 ngày, cá con đeo bám trên cơ thể cá bố mẹ ăn chất nhầy. Chất nhầy rất quan trọng, là
một loại chất dinh dưỡng cho cá con như sữa, có màu xám. Từ 4 – 6 ngày kể từ khi bám
lên mình cá bố mẹ, cá con bắt đầu ăn thức ăn sẵn có trong môi trường nước, sau ba tuần
chúng có thể sống tự lập.
Chu kỳ tái thành thục từ 20 – 25 ngày đối với cá từ 1 – 3 năm tuổi, hơn 30 ngày
đối với cá trên 3 năm tuổi. Thời gian tái thành thục còn tùy thuộc vào điều kiện dinh
dưỡng và số lượng con mà chúng mang.
Cá dĩa có thể sinh sản quanh năm. Tuy nhiên cá thường tập trung sinh sản vào mùa
mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Vào mùa lạnh (< 27oC), chu kì tái phát dục dài, tỉ lệ thụ tinh
và tỉ lệ nở rất thấp.

10


Hình 2.9: Cá mẹ chuẩn bị đẻ trứng

Hình 2.10: Cá mẹ đang đẻ trứng

Hình 2.11: Cá mẹ đẻ trứng, cá bố tiết tinh
để thụ tinh cho trứng

Hình 2.12: Cá mẹ chăm sóc trứng

2.1.3.5. Đặc điểm tăng trưởng
Giai đoạn cá mới nở: cá con mới nở dài khoảng 1,2 – 2 mm, có màu xám đen, vây
trong suốt. Giai đoạn này cá chưa thể bơi lội mà bám vào giá thể hoặc thành bể nhờ sợi
nhờn ở đầu.
Giai đoạn cá ăn chất nhờn trên cơ thể cá mẹ: sau 3 ngày từ khi trứng nở thành cá

bột, cá con bơi lội thành đàn quanh cá bố mẹ. Cá con sống nhờ ăn chất nhầy tiết ra từ cơ
thể cá bố mẹ trong 12 – 15 ngày. Khi cá được 1 tuần tuổi cá dài khoảng 4 – 5 mm.
11


Giai đoạn sau khi tách khỏi cá bố mẹ: sau 2 tuần tuổi cá dài khoảng 10 mm, chiều
dài vây lưng mang đặc trưng cho cá vây cứng nhưng hình dạng chưa giống cái dĩa. Khi cá
được 5 – 6 tuần tuổi, cá có hình dạng giống cá bố mẹ nhưng màu sắc chưa rõ, có chiều dài
khoảng 20 – 25 mm.
Giai đoạn cá sau 2 tháng tuổi: lúc này mắt cá bắt đầu có màu đỏ và màu sắc trên da
thể hiện rõ hơn, trong thời gian này cá ăn nhiều hơn. Do đó tốc độ phát triển của cá trong
giai đoạn này phụ thuộc vào cách thức chúng ta cho cá ăn. Cá sẽ có màu sắc sặc sỡ của cá
trưởng thành khi chúng được khoảng 5 – 6 tháng, đến tháng thứ 10 cá có thể tham gia
sinh sản.

Hình 2.13: Trứng nở sau 60 – 70 giờ

Hình 2.14: Cá bột 2 ngày tuổi

Hình 2.15: Cá bột 3 ngày tuổi

Hình 2.16: Cá bột bơi quanh cá bố mẹ
12


×