Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và kỹ thuật gieo ươm sa mộc dầu (cuninghamia konishii hayata) từ hạt tại khu bảo tồn tây côn lĩnh tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.71 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN CÔNG HOAN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ KỸ THUẬT GIEO ƯƠM
SA MỘC DẦU (CUNINGHAMIA KONISHII HAYATA) TỪ HẠT TẠI
KHU BẢO TỒN TÂY CÔN LĨNH
TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

Thái Nguyên, năm 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN CÔNG HOAN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ KỸ THUẬT GIEO ƯƠM
SA MỘC DẦU (CUNINGHAMIA KONISHII HAYATA) TỪ HẠT TẠI
KHU BẢO TỒN TÂY CÔN LĨNH
TỈNH HÀ GIANG

Chuyên ngành : Lâm học
Mã số : 60 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Ngọc Sơn

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn
toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin,
tài liệu trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Công Hoan


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp cao học được hoàn thành tại trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên. Có được luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc tới đến trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên , phòng đào tạo sau đại học, đặc
biệt là TS. Hồ Ngọc Sơn và ThS. Lương Thị Anh đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt, giúp đỡ
tác giả với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình thực hiện luận văn,
nghiên cứu và hoàn thành đề tài :
" Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và kỹ thuật gieo ươm Sa mộc dầu
(Cuninghamia konishii Hayata) từ hạt tại Khu bảo tồn Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang "

Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo - Các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy
truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành lâm nghiệp cho bản thân tác giả trong
những năm tháng qua. Xin gửi tới Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Lâm nghiệp Hà
Giang lời cảm tạ sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số liệu ngoại
nghiệp cũng như những tài liệu nghiên cứu cần thiết liên quan tới đề tài.. Có thể khẳng định
sự thành công của luận văn này, trước hết thuộc về công lao của nhà trường, cơ quan và xã
hội. Đặc biệt là quan tâm động viên khuyến khích cũng như sự thông cảm sâu sắc của gia
đình. Nhân đây tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc.
Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của quý thầy cô, các nhà khoa
học, độc giả và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Công Hoan


5
55
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................i LỜI CẢM
ƠN

....................................................................................................ii

MỤC

LỤC


........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC
BẢNG................................................................................vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

................................................................................vii

MỞ

ĐẦU

...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................... 4
2.1 Mục đích tổng quát của đề tài nghiên cứu .............................................. 4
2.2 Mục tiêu cụ thể nghiên cứu của đề tài .................................................... 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 4
4. Ý nghĩa của đề tài...................................................................................... 5
4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ............................................... 5
4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn. .......................................................................... 6
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................7
1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................. 7
1.1.1 Các nghiên cứu ở ngoài nước ............................................................................... 7
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước .............................................................................. 10
1.1.3. Nghiên cứu về sâu bệnh hại ............................................................................... 21
1.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu. ....................................................... 23
1.3.1 Vị trí địa lý .......................................................................................................... 23
1.3.2 Địa hình............................................................................................................... 24
1.3.3. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội .................................................................. 25

1.3.4 Tài nguyên rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh ............................ 28
Chương 2: NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................30


6

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 30
2.2 Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 30
2.3 Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 31
2.3.1 Phương pháp kế thừa .......................................................................................... 31
2.3.2 Công tác ngoại nghiệp ........................................................................................ 32
2.3.3 Phương pháp điều tra theo tuyến ........................................................................ 32
2.3.4 Phương pháp điều tra phỏng vấn về tri thức bản địa ......................................... 33
2.4 Nghiên cứu kĩ thuật gieo ươm từ hạt .................................................... 35
2.4.1 Xử lý và kích thích hạt giống nảy nầm ...............................................................
35
2.4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sự sinh trưởng cây con tại
vườn ươm ..................................................................................................................... 35
2.4.3 Ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Sa mộc dầu trong giai đoạn vườn ươm .... 36
2.4.4 Ảnh hưởng hỗn hợp ruột bầu đến sự sinh trưởng cây Sa mộc dầu trong giai đoạn
vườn ươm..................................................................................................................... 38
2.4.5 Điều tra nghiên các loại sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây
con tại vườn ươm .........................................................................................................
39
Chương: 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................41
3.1. Đặc điểm sinh vật học của loài cây sa mộc dầu.................................. 41
3.2 Kiến thức bản địa của người dân về nhân giống Sa mộc dầu tại địa
phương......................................................................................................... 44
3.3 Nhân giống Sa mộc dầu tại vườn ươm ................................................ 49
3.3.1 Xử lý hạt giống tại vườn ươm............................................................................. 50

3.3.2 Ảnh hưởng thời gian ngâm hạt giống kích thích nảy mầm cây Sa mộc dầu ..... 50
3.3.3 Ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ để kích thích hạt giống Sa mộc dầu............. 52
3.3.4 Ảnh hưởng của chế độ tưới nước với sự sinh trưởng của cây con trong giai đoạn
vườn ươm..................................................................................................................... 54
3.3.5 Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây Sa mộc dầu trong giai
đoạn vườn ươm ............................................................................................................
57
3.3.6 Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Sa mộc dầu trong giai


7

đoạn vườn ươm ............................................................................................................
60


3.3.7. Điều tra xác định các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây con Sa mộc dầu tại
vườn ươm .....................................................................................................................
64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................67
1. Kết luận ................................................................................................... 67
2. Tồn tại ..................................................................................................... 69
3. Kiến nghị ................................................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................71


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Các công thức thí nghiệm .........................................................................36
Bảng 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm về chế độ tưới nưới cho cây ...............................36

Bảng 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm về chế độ che bóng cho cây................................37
Bảng 2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm về hỗn hợp ruột bầu cho cây................................39
Bảng 3.1 : Theo dõi tình hình sinh trưởng qua các công thức thí nghiệm về sự ảnh hưởng
của chế độ tưới nước.....................................................................56
Bảng 3.3 : Ảnh hưởng tới sự phát triển của cây Sa mộc dầu trong giai đoạn vườn ươm
..........................................................................................................61
Bảng 3.4: Tỷ lệ sống của yếu tố hỗn hợp ruột bầu của cây Sa mộc dầu trong giai đoạn
vườn ươm ........................................................................................63


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Địa điểm phân bố Sa mộc dầu ở Việt Nam……….........…............…….22
Hình 3.1: : Thân cây Sa mộc dầu 5 năm tuổi...........................................................41
Hình 3.2: Vỏ thân cây Sa mộc dầu 5 năm tuổi…………………......................…...42
Hình 3.3: Lá cây Sa mộc dầu………………………….........…………..........….....43
Hình 3.4: Cành và nón Sa mộc dầu ...........................................................................44
Hình 3.5 : Nón cây Sa mộc dầu.................................................................................45
Hình 3.6: Nón Sa mộc dầu ........................................................................................45
Hình 3.7 : Ảnh cây Sa mộc dầu của hộ gia đình trồng 5 năm tuổi.......................…46
Hình 3.8: Ảnh cây Sa mộc dầu của hộ gia đình trồng 5 năm tuổi….......................46
Hình 3.9 : Nón Sa mộc dầu .......................................................................................50
Hình 3.10: Ảnh hưởng của thời gian ngâm hạt giống đối với tỷ lệ nảy mầm ..........51
Hình 3.11: Ảnh của chế độ ngâm nước đến sự nẩy mầm của hạt giống...................53
Hình 3.12: Ảnh phân tích mối tương quan................................................................53
Hình 3.14: Ảnh hưởng của chế độ tưới nước............................................................56
Hình 3.15: Mối tương quan giữa đường kính cổ rễ và Hvn......................................57
Hình 3.17: Ảnh hưởng che sáng tới sự phát triển của cây Sa mộc dầu trong giai đoạn

vườn ươm ............................................................................................59
Hình 3.18: Tỷ lệ sống với công thức bố trí thí nghiệm ............................................60
Hình 3.19: Tỷ lệ sống với công thức bố trí thí nghiệm………..…….....................61
Hình 3.20: Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu với cây Sa mộc dầu tại vườn ươm ...........62
Hình 3.21 : Sự phát triển của một số công thức về hỗn hợp ruột bầu.......................64
Hình 3.22 : Bệnh thối cổ rễ .......................................................................................65
Hình 3.23 : Côn trùng hại cây ...................................................................................65
Hình 3.24 : Bệnh khô lá ............................................................................................66
Hình 3.25: Bệnh khô lá trong giai đoạn vườn ươm 3 tháng tuổi…......................…66


11

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hệ sinh thái mỗi loài đều có những mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Con người
cũng vậy sống trong một thế giới, một mái nhà chung là trái đất. Con người và thiên nhiên
luôn có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Vai trò của tài nguyên thiên
nhiên nói chung hay tài nguyên rừng nói riêng đối với cuộc sống con người đã được nhiều
tài liệu đề cập đến và không phải bàn cãi nhiều. Tuy nhiên, dưới nhiều nguyên nhân trực
tiếp hay gián tiếp khác nhau đã và đang làm ảnh hưởng xấu đến nguồn tài nguyên này làm
cho tính đa dạng sinh học bị suy giảm trầm trọng. Bên cạnh việc nhiều loài, nhiều taxon
được phát hiện và mô tả mới cho khoa học thì rất có thể nhiều loài khác – loài chưa
từng được biết đến đã đối điện với nguy cơ bị đe dọa và tuyệt chủng. Trong số đó có
thể có những loài có giá trị đặc biệt đối với khoa học và cuộc sống của con người.
Hiện nay, vấn đề chung của tất cả các nước trên thế giới đều chú trọng quan tâm đến
bảo tồn đa dạng sinh học. Việc bảo tồn các loài cây các loài thực vật và nghiêm cấm
khai thác các loài quý thực vật quý hiếm đã có trong chỉ thị của thủ tướng chính phủ ( Số
283-TTg). Vì đã có rất nhiều các loại gỗ quý hiếm đã và đang bị khai thác quá mức đang

đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Việc khai thác các loài này được diễn ra từ cách đây
nhiều năm, nó không chỉ ảnh hưởng tới một hệ sinh thái mà còn ảnh hưởng tới khả năng
phát triển của loài thực vật đó. Điều này đặc biệt quan trọng với các loài thực vật bản địa
quý hiếm. Vì các loài thực, động vật chỉ có thể phát triển trên một độ cao nhất định với
một nhiệt độ môi trường nhất định đó là điều kiện thích nghi của thực, động vật. Thực
tế cho thấy các loài thực vật, đặc biệt là các loài cây gỗ quý có tuổi thọ hàng trăm năm
để có được một cây thành thục tuổi


công nghệ mất rất nhiều thời gian mà việc con người khai thác chúng để sử dụng thì ngày
một tăng cao. Chính vì vậy mà các loài thực vật quý hiếm sẽ ngày một ít hơn trong môi
trường tự nhiên, khả năng tái sinh của chúng cũng ngày một thấp hơn do số lượng cây mẹ
đã không còn nhiều.
Ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới có rất nhiều các khu bảo tồn loài,sinh
cảnh, các khu bảo tồn thiên nhiên và ở Hà Giang có khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn
Lĩnh có quyết định thành lập Số 493/QĐ ngày
21/9/1994. Khu bảo tồn thiên nhiên có 8.612ha diện tích rừng tự nhiên, chiếm
40% tổng diện tích toàn khu. Phần lớn diện tích còn lại là đất trống cỏ, cây bụi. Rừng
chỉ bắt đầu từ độ cao 1.200m. Các loại rừng còn lại ở đây thuộc loại rừng thường xanh
ở vùng đồi núi trung bình và núi cao. Ở đây đã tìm thấy 236 loài thực vật bậc cao, 46
loài thú, 114 loài chim, 18 loài bò sát và 11 loài ếch nhái. Từ tính đa dạng và đặc thù của
khu vực bao gồm các dãy núi cao, vì vậy đã có rất nhiều dự án khác nhau đã được đầu
tư vào khu bảo tồn đa dạng thiên nhiên Tây Côn Lĩnh với mục tiêu để bảo vệ hệ sinh thái
rừng nhiệt đới, bảo tồn nguồn gen, phát huy vai trò phòng hộ, tăng các cá thể động, thực
vật rừng và phát triển kinh tế xã hội. Các nhà nghiên cứu khoa học đã tìm kiếm và phát
hiện được nhiều loài động thực vật quý hiếm ở khu bảo tồn, đặc biệt là loài cây Sa mộc
dầu, một loài cây quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Số lượng loài hiện nay chỉ
được tính ở cấp độ cá thể, cây này không chỉ dừng lại ở giá trị về mặt bảo tồn nguồn gen
mà còn có rất nhiều các giá trị khác nhau, ngoài ra còn có giá trị rất cao về mặt kinh tế xã
hội.

Sa mộc dầu hay có tên gọi khác là Ngọc am, là một trong những loài cây đã được
một số nhà khảo cổ học ví là “huyền thoại”. Nhà khảo cổ học Nguyễn Lân Cường và
Đỗ Đình Truật cho rằng tinh dầu Ngọc am có khả năng sát khuẩn cực kỳ cao và giữ
xác ở trạng thái cực tốt. Nhà khảo cổ học Đỗ Đình Truật từng vô tư nếm chất nước đọng
dưới đáy quan tài có ướp xác


của một mộ hợp chất cổ. Ông cho biết rằng, bất cứ vật gì ướp trong tinh dầu Ngọc am thì
đều không thể tan rã, hòa lẫn vào Ngọc am được. Cho nên, dù ngâm xác người vài trăm
năm thì tinh dầu Ngọc am vẫn sạch sẽ tuyệt đối. Thậm chí những miếng trầu cau chôn
theo người chết hàng trăm năm còn xanh tươi và vẫn có thể ăn được.
Loài cây này không chỉ ở Việt Nam mới có mà theo một số truyền thuyết của Trung
Quốc gỗ của cây Sa mộc dầu còn được sử dụng và chế tác thành các vật dụng dùng
trong cung đình. Cây Sa mộc dầu có giá trị sử dụng như những cây quý khác nhưng có ưu
điểm đáng quý và nổi trội hơn đó là lá già không rụng. Do đó, quanh gốc cây các loài
thực vật khác vẫn có thể phát triển, góp phần phát triển chăn nuôi, giảm xói mòn, lũ ống,
lũ quét, lở núi. Người dân chặt những cành già dưới cùng, đem về phơi khô làm chất đốt
để phục vụ nhu cầu về cuộc sống hàng ngày của họ. Ngoài ra, cây Sa mộc dầu người dân
địa phương tại Hà Giang đã chiết xuất tinh dầu làm dược liệu và làm áo quan mai táng
người đã mất. Cây Sa mộc dầu mọc thẳng, không mối mọt, thích ứng rộng, có thể thích
nghi với vùng trung du đến các tỉnh vùng cao. Vì hiện nay, cây Sa mộc dầu có giá trị rất
lớn lại là cây có độ bền cao, ít bị mối mọt, tinh dầu có giá trị nhiều trong y học nên đây
cũng là nguyên nhân chính mà cây Sa mộc dầu bị khai thác nhiều như hiện nay. Trong khi
đó việc thực hiện trồng mới lại ít được quan tâm phục hồi rừng trồng Sa mộc dầu
nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân và phát triển loại cây phục vụ cho công tác
quản lý bảo vệ. Chính vì vậy tôi đã chọn nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của loài cây
này trong việc nhân giống nhằm mục đích phát triển loài cây Sa mộc dầu để nhân giống
giúp không những tăng số lượng loài cây này ngoài tự nhiên còn có khả năng phát trển kinh
tế cho người dân tốt hơn về cách nhân giống cây Sa mộc dầu. Vì vậy tôi thực hiện đề tài “
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và kỹ thuật gieo ươm Sa mộc dầu (Cuninghamia

konishii Hayata) từ hạt tại Khu bảo tồn Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang” để góp phần


nghiên cứu đánh giá khả năng phát triển của cây về số lượng bảo tồn loài cây này ngoài tự
nhiên. Cùng sự phát triển thành loài cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân
để việc bảo tồn không những chỉ là bảo tồn mà đem lại lợi ích kinh tế cho người dân.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1 Mục đích tổng quát của đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới các biện pháp kĩ thuật gieo ươm nhân giống
để góp phần cho công tác bảo tồn và phát triển cây Sa mộc dầu.
2.2 Mục tiêu cụ thể nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu là tìm hiểu về loài cây Sa mộc dầu, về những
đặc điểm sinh vật học, đặc điểm về khả năng nhân giống loài cây quý hiếm này góp
phần mang lại những lợi ích về sự phát triển loài cây này chính vì vậy mục tiêu của
nghiên cứu này sẽ được tập trung vào các vấn đề
sau:
- Đặc điểm sinh vật học của loài cây Sa mộc dầu tại khu bảo tồn Tây
Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang
- Tri thức của người dân bản địa về loài Sa mộc dầu
- Một số yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của loài cây Sa mộc dầu tại vườn ươm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Là loài cây Sa mộc dầu (Cuninghamia konishii Hayata) hay còn gọi là Sa mộc
quế phong, Ngọc am hay Sa mu dầu thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaaceae)
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu tại khu bảo tồn Tây Côn Lĩnh tỉnh Hà Giang. Thời gian thực
hiện nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10 năm 2014 đến tháng 7 năm 2015.


Nội dung nghiên cứu được tiến hành trên một số các vấn đề sau:

- Đặc điểm sinh vật học của loài cây Sa mộc dầu tại khu bảo tồn Tây
Côn Lĩnh thuộc tỉnh Hà Giang.
- Kĩ thuật gieo ươm của người dân địa phương tại khu vực nghiên cứu.
- Kỹ thuật xử lý hạt và kích thích hạt giống nảy mầm tại vườn ươm.
- Ảnh hưởng của chế độ tưới nước tới sinh trưởng của cây con.
- Ảnh hưởng của chế độ che bóng tới sự sinh trưởng của cây con tại vườn ươm.
- Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu tới sự phát triển của cây con tại vườn ươm.
- Một số loại sâu bệnh hại cây con tại vườn ươm và biện pháp phòng trừ.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ về khả năng nhân giống của loài thực
vật đang bị đe dọa tuyệt chủng trong tương lai gần là Sa mộc dầu, cung cấp thông tin phục
vụ công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật rừng qúy hiếm của Việt Nam. Việc
xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, chọn cây mẹ, chăm sóc rừng giống, trồng và
nuôi dưỡng là bước đột phá của nghiên cứu này vì hiện nay chưa có hướng dẫn, quy trình
kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc Sa mộc dầu.
- Củng cố kiến thức cơ sở cũng như chuyên ngành để phục vụ tốt hơn cho công
tác phát triển ngành lâm nghiệp nói chung, góp phần bảo tồn loại Sa mộc dầu nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu khác về loài cây Sa
mộc dầu.


- Tìm hiểu đánh giá các phương pháp gây giống trong vườn ươm để thực hiện trong
thực tế sản xuất
4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn.
Kết quả của việc nghiên cứu này sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển sản xuất
cây gỗ quý Sa mộc dầu. Đưa loài cây này vào trồng rừng tập trung, đa dạng hoá loài cây,
nhằm phát triển rừng trồng phòng hộ và sản xuất tại các huyện vùng cao nơi có điều kiện
lập địa phù hợp nhằm nâng cao giá trị rừng trồng. Việc nhân giống thành công tạo điều
kiện cho sản xuất cây con giống với mục đích thương mại phục vụ nhu cầu trồng rừng

trong nước. Kết quả nghiên cứu, sự tham gia của cộng đồng, chính quyền địa phương sẽ
góp phần nâng cao nhận thức của mọi người về giá trị và tiềm năng phát triển nguồn gen
Sa mộc dầu. Từ đó góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm đang bị đe dọa
tuyệt chủng do khai thác quá mức và khả năng tái sinh tự nhiên kém. Chính vì vậy việc
nghiên cứu loài cây Sa mộc dầu này có một ý nghĩa rất quan trọng.
Tìm hiểu sâu thêm về đặc điểm sinh vật học của loài cây Sa mộc dầu trong rừng tự
nhiên. Là cơ sở cho các biện pháp quản lý bảo tồn của loài cây quý hiếm này trong môi
trường tự nhiên và trong sản xuất. Góp phần hoàn chỉnh các cơ sở khoa học về nghiên cứu
loài cây này.
Xác định các khu vực phân bố cụ thể tại các tiểu khu có loài Sa mộc dầu tồn tại và
phát triển để từ đó đưa ra các biện pháp bảo tồn và phát triển hiệu quả.
Từ kết quả nghiên cứu áp dụng các biện pháp nghiên cứu nhân giống cây
Sa mộc dầu từ hạt.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu ở ngoài nước
1.1.1.1 Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học
Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu về các đặc điểm sinh vật học
và sinh thái học của các loài thực vật, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu của một
số nước trên thế giới như: Thực vật chí Hong Kong (1861), Thực vật chí Australia
(1866), Thực vật chí rừng Tây Bắc và trung tâm Ấn Độ (1874), Thực vật chí Ấn Độ 7
tập (1872 – 1897), Thực vật chí Miến Điện (1877), Thực vật chí Malaysia (1892 – 1925),
Thực vật chí Hải Nam (1972 – 1977), Thực vật chí Vân Nam (1977),….Ngoài ra còn có
các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm về sinh thái học thực vật như “Thực nghiệm sinh
thái học” của Stephen, D.Wrattenand, Gary L.A.ry (1980) [35] , W.Lacher (1965) [36]
các tác giả đã chỉ rõ sự thích nghi của các loài với các điều kiện dinh dưỡng khoáng, ánh
sáng, chế độ nhiệt, chế độ ẩm, nhịp điệu khí hậu, theo E.P. Odum (1979) [33] đã phân

chia sinh thái học thực vật thành sinh thái học cá thể và sinh thái học quần thể. Sinh thái
học cá thể nghiên cứu từng cá thể sinh vật hoặc từng loài. Ngoài ra mối quan hệ giữa
yếu tố sinh thái, sinh trưởng có thể định hướng bằng các phương pháp toán học thường
được mô phỏng, phản ánh các đặc điểm quy luật tương quan phức tạp trong tự nhiên. Mỗi
một loài thực vật đều có khả năng tái sinh vì khả năng tái sinh là một quá trình sinh học
mang đặc thù của hệ sinh thái rừng. Đó là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những
loài cây gỗ ở những nơi có hoàn cảnh rừng. Hiệu quả của tái sinh rừng được xác định
bởi mật độ, tổ thành loài, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc điểm phân bố. Việc điều
tra cây tái sinh đã được


nhiều nhà nghiên cứu thực vật điều tra trong đó có phương pháp “điều tra chuẩn đoán” của
Barnard (1955) theo đó kích thước ô đo đếm có thể thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển
của cây tái sinh. Tác giả Vansteenis (1956) [39] đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ
biến của rừng nhiệt đới đó là tái sinh phân tán liên tục và tái sinh vệt. Trên những sự điều
tra các đặc điểm về tái sinh nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về nguyên nhân và các tài
liệu giải thích nguyên nhân tại sao tỷ lệ tái sinh rừng nhiệt đới lại khác nhau như :
Richards P.W, 1965 [34], trong rừng nhiệt đới sự thiếu hụt ánh sáng đã làm ảnh hưởng
đến phát triển của cây con, còn đối với sự nảy mầm thì ảnh hưởng đó thường không rõ
ràng. Đối với rừng nhiệt đới, số lượng loài cây trên một đơn vị diện tích và mật độ tái sinh
thường khá lớn. Vì vậy, khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên cần phải đánh giá chính xác tình
hình tái sinh rừng để có những biện pháp tác động phù hợp. Từ đó cho thấy rằng khả năng
tái sinh tự nhiên của các loài cây phụ thuộc nhiều vào hệ sinh thái rừng. Khi hệ sinh thái
rừng mất đi cũng đồng nghĩa với việc khả năng tái sinh tự nhiên của một số loài cây sẽ
giảm. Đối với các loài cây gỗ lớn lâu năm thì khả năng tái sinh này ngày một giảm.
Sự ra đời của các công trình nghiên cứu này đã góp phần quan trọng và là tiền đề
cho các công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học của các loài thực vật rừng. Việc
nghiên cứu này không những chỉ ra các đặc điểm về hình thái mà ở đó có những nghiên
cứu quan trọng về hậu vận thông qua các đặc điểm về sự phát triển của hoa quả, nón hay
các cơ quan sinh sản của các loài thực vật để từ đó tạo tiền đề cho các nghiên cứu về nhân

giống của các loài thực vật phục vụ lợi ích cho phát triển trong ngành trồng rừng. Những
nghiên cứu về sinh sản của cây lá kim, đáng kể nhất là của Winlliam(2009) và Owens
(2006) đã xác định được cơ chế thụ phấn, thu tinh cũng như vòng đời sinh sản của cây lá
kim. Việc nghiên cứu về phân loại và phân bố ngành thực vật hạt


trần đã có rất nhiều các nghiên cứu khác nhau của nhiều tác giả nghiên cứu trên thế
giới như : Raymond (1975), Takhtajan (1978), Vidakovic (1991), FAO (1995), Lars
Schmidt (2000), Eckenwlder (2009). Các nghiên cứu của nhiều tác giả đã góp phần tìm
hiểu sâu thêm về ngành thực vật hạt trần về các loài khác nhau. Từ các nghiên cứu trên
đã tạo tiền đề cho các nhà khoa học sau này để về ngành thực vật hạt trần. Về những
giá trị kinh tế, sinh thái và văn hóa của cây lá kim đã được báo cáo của FAO (1995) và
Sara (2002) đã cho thấy chúng là thành phần quan trọng trong thành phần của rừng của
nhiều nước trên thế giới. Trên thế giới có rất nhiều các nghiên cứu khác nhau về các loài
thực vật khác nhau. Cây Sa mộc dầu cũng đã nghiên cứu tìm hiểu từ những năm 1826 và
thuộc chi Cunninghamia sa mộc được Brown thành lập, khi đó chỉ có một loài chuẩn
C.lanceolata(lamb) Hook...một tổ hợp tên loài mới do Hooker công bố năm 1803.
Năm 1908, Hayata công bố Cunninghamia konishii Hayata Sa mộc dầu mọc tự nhiên
ở Đài Loan.
1.1.1.2 Nghiên cứu về khả năng tái sinh
Tại Đài Loan, Sa mộc dầu (Cunninghamia konnishii Hayata) cũng được coi là gỗ
tốt nên bị khai thác trên qui mô lớn, kết quả là các quần thể hiện bị chia cắt, nằm rải rác
không tập trung (Chung et al.,2004). Nguồn gen Sa mộc dầu tại Đài Loan đang được lưu
giữ, bảo tồn trong ngân hàng hạt giống ( Tree Seed Bank) cùng với 152 loài thực vật khác (
Huang et al.,2008). Bên cạnh đó nguồn gen Sa mộc dầu còn được lưu tại một số Vườn thực
vật ở Châu Âu, ví dụ ở vườn thực vật Bỉ (). Tại Đài Loan, sau
nhiều thập kỉ khai thác cạn kiệt, từ những năm 1950 chương trình trồng rừng qui mô lớn
được thực hiện đã góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen loài này. Tại đây Sa mộc dầu
phân bố ở độ cao 1300-2800m. Sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ
0

trung bình năm 17 - 22 c, lượng mưa 2000-3500mm/năm.Trên các địa điểm
phù hợp mỗi năm có thể tăng 1 mét chiều cao và 1cm đường kính. Từ những


năm 1990 chính phủ đã cho đóng cửa rừng đề nghiên cứu bảo tồn nguồn gen. Ngoài ra,
hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về gỗ Sa mộc chứa tinh dầu, với thành phần ester 7,37%,
alcol 2,39% (The Wealth of India voll. 1950, 398); cedrol (thành phần chính của tinh dầu)
60,5%, α-cedren, terpinyl acetat và terpinolen. Trong khi đó, tinh dầu cất từ lá lại chứa αlimonen (27,25%) và α, β-pinen.
Việc nghiên cứu về nhân giống các loài cây lá kim được nhiều nước trên thế giới tập
trung nghiên cứu, ứng dụng giâm hom nhằm phục vụ cho các chương trình trồng rừng
dòng vô tính đã được tuyển chọn. Riêng hai nước Australia và Newzeland đã sản xuất hàng
năm trên 10 triệu cây hom P.ridiata, Canada sản xuất hàng năm trên 3 triệu cây hom
Vân sam đen (Picea mariana), Vân sam (Picea sitchensis) được 3 nước trên tạo ra gần 4
triệu cây hom mỗi năm. Năm 1989, Nhật Bản sản xuất 31,4 triệu cây hom Liễu sam
(Crytomeris japonica). Vân sam Na Uy (Picea abies) là loài cây lá kim cũng thu được
những thành công trong việc nhân giống bằng hom với số lượng lớn phục vụ công tác
trồng rừng dòng vô tính, nhất là ở châu Âu. Chỉ tính riêng một số cơ sở giâm hom chính
của 11 nước mà hàng năm đã sản xuất gần 11 triệu cây hom. Trên 10 năm khảo nghiệm ở
Mỹ, mới đưa vào sản xuất đại trà cây Thông Noel (P. attenuata x P. radiata) với các đặc
tính tốt của cây trang trí, sinh trưởng nhanh, chịu lạnh, chịu hạn (dẫn theo Nguyễn
Hoàng Nghĩa,
2001)
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước
1.1.2.1 Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học
Ở nước ta, nghiên cứu về đặc điểm sinh học các loài cây bản địa đã được thực hiện,
có thể tổng hợp và liệt kê ra đây một số nghiên cứu có liên quan như sau: Theo tác giả
Nguyễn Hoàng Nghĩa và CS (2006) [15] cho thấy ở Việt Nam có 55 loài cây lá kim và
trong đó có 33 loài cây bản địa. Đã có rất



nhiều loài cây lá kim ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa cao trong đó có
1 loài bị tuyệt chủng (EW) 1 loài, mức độ rất nguy cấp (CR) 2 loài, mức độ nguy cấp
(EU) có 10 loài và cùng 12 loài ở mức nguy cấp cao (EU). Theo sách đỏ Việt Nam (2007)
[20] hiện nay có 448 loài thực vật, trong đó có 111 họ bị đe dọa tuyệt chủng, trong đó
ngành hạt trần có 27 loài 6 họ. Việt Nam cũng là một trong số nước trên thế giới có khá
nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn. Trong đó có 30 vườn quốc gia, 58 khu bảo tồn thiên
nhiên và
40 khu bảo vệ sinh cảnh (theo thống kê năm 2008). Cũng theo thống kê từ
1995 đến nay ở Việt Nam, Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành nhân giống nhiều
loài cây lá kim khác nhau như: Bách xanh, Bách vàng, Pơ mu,…
Trong đó có các nhà khoa học nghiên cứu như: Nguyễn Bá Chất (1996) [8]
đã nghiên cứu đặc điểm lâm học và biện pháp gây trồng nuôi dưỡng cây Lát hoa.
Ngoài những kết quả nghiên cứu về các đặc điểm phân bố, sinh thái, tái sinh,... tác giả
cũng đã đưa ra một số biện pháp kỹ thuật gieo ươm cây con và trồng rừng đối với Lát hoa.
Trần Minh Tuấn (1997) [27] đã nghiên cứu một số đặc tính sinh vật học loài Phỉ ba mũi
làm cơ sở cho việc bảo tồn và gây trồng tại Vườn quốc gia Ba Vì – Hà Nội. Ngoài những
kết quả về các đặc điểm hình thái, tái sinh tự nhiên, sinh trưởng và phân bố của loài, tác
giả còn đưa ra một số định hướng về kỹ thuật lâm sinh để tạo cây con từ hạt và trồng
rừng đối với loài cây này. Vũ Văn Cần (1997) [10] đã tiến hành nghiên cứu một số đặc
điểm sinh vật học của cây Chò đãi làm cơ sở cho công tác tạo giống trồng rừng ở Vườn
quốc gia Cúc Phương. Ngoài những kết luận về các đặc điểm phân bố, hình thái, vật hậu,
tái sinh tự nhiên, đặc điểm lâm phần có Chò đãi phân bố, tác giả cũng đã đưa ra những
kỹ thuật tạo cây con từ hạt đối với loài cây Chò đãi. Cây Pơ mu cũng có được nghiên cứu
khá kỹ lưỡng về mặt phân loại thực vật và phân bố trên thế giới: Chi Pơ mu (danh pháp
khoa học: Fokienia) là một chi trong họ Hoàng đàn (Cupressaceae).


Trong các đặc trưng của nó, chi Fokienia là trung gian giữa hai chi Chamaecyparis và
Calocedrus, mặc dù về mặt di truyền học thì nó gần gũi hơn với chi thứ nhất. Chi
này chỉ có một loài còn sống là cây Pơ Mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry &

H.H.Thomas), trong các tài liệu bằng tiếng nước ngoài như trong tiếng Anh gọi là Fujian
cypress (tạm dịch là Bách Phúc Kiến) và một loài chỉ còn ở dạng hóa thạch là Fokienia
ravenscragensis.
Phan Nguyên Xuất (1999) [32] khi nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học loài
Thông nàng (Podocarpus imbrricatus Blume) tại tỉnh Gia Lai đã làm rõ được các đặc điểm
hình thái, vật hậu của loài cũng như các đặc trưng sinh thái như tái sinh, cấu trúc rừng nơi
có Thông nàng sinh sống. Kết quả nêu rõ trong các lâm phần có Thông nàng phân bố thì
chúng luôn là loài cây chiếm ưu thế ở tầng cao nhất của lâm phần. Thành phần đi kèm với
nó chủ yếu là Trâm, Bời lời, Mãi táp, Re, Công, Hồng tùng, Hoa khế, Chò xót, Giẻ. Loài
có thể tái sinh ở các cấp độ tàn che khác nhau nhưng cao nhất là 0.3-0.4 và tái sinh ở
trong, mép và ngoài tán của cây mẹ, nhưng ở mép tán là cao nhất. Nghiên cứu cũng chỉ ra
một số định hướng biện pháp kỹ thuật lâm sinh chủ yếu đối với loài Thông nàng ở Đắk
Lắk. Nguyễn Thanh Bình (2003) [2] đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Dẻ
ăn quả phục hồi tự nhiên tại Bắc Giang. Với những kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả
đã đưa ra nhiều kết luận. Ngoài những đặc điểm về hình thái, vật hậu, phân bố, cấu trúc và
tái sinh tự nhiên của loài, tác giả còn cho rằng phân bố và có tương quan giữa Hvn và
D1,3 có dạng phương trình Logarit. Lê Phương Triều (2003) [31] đã nghiên cứu một số
đặc điểm sinh vật học của loài Trai lý tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, tác giả đã đưa ra
một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, vật hậu và sinh thái của loài. Ngoài ra tác
giả còn kết luận là: có thể dùng hàm khoảng cách để biểu thị phân bố N-D1.3, N-Hvn,
các mối quan hệ H- D1,3, Dt-D1,3.


1.1.2.2 Nghiên cứu về khả năng tái sinh
Vương Hữu Nhi (2003) [19] đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật tạo
cây con Căm xe góp phần phục vụ trồng rừng ở Đắc Lắc - Tây Nguyên. Từ kết quả
nghiên cứu với những kết luận về đặc điểm hình thái, phân bố, cấu trúc, tái sinh tự
nhiên... tác giả còn đưa ra những kỹ thuật gây trồng đối với loài cây này. Vũ Văn Khoát
(2007) [18] trong “Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của loài Dầu đồng và Cà chít phân
bố trong rừng khộp ở Tây Nguyên” đã kết luận được các đặc điểm hình thái, sinh học và

sinh thái học cơ bản của hai loài trên. Dầu đồng có mối quan hệ yếu với Cà chít và mối
quan hệ với một số loài cây bạn như Chiêu liêu nghệ, Cẩm liên, Chiêu liêu khế, Bồ kết
rừng, Cẩm xe là ngẫu nhiên. Nó với các loài cây bạn này có thể chung sống với nhau suốt
đời mà không có sự đào thải nhau về mặt sinh học. Đối với Cà chít, nghiên cứu chỉ
ra rằng loài này có liên quan với các loài bạn như Chiêu liêu khế, Thẩu tấu, Làng
mang, Cẩm liên, Muồng và quan hệ với nhau bền vững. Nguyễn Toàn Thắng (2008)
[29] đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Dẻ anh (Castanopsis piriformis) tại
Lâm Đồng. Tác giả đã có những kết luận rõ ràng về đặc điểm hình thái, vật hậu, phân bố,
giá trị sử dụng, về tổ thành tầng cây gỗ biến đổi theo đai cao từ 17 đến 41 loài, với các loài
ưu thế là Dẻ anh, Vối thuốc răng cưa, Du sam,....Nhà nghiên cứu Lê Văn Thuấn (2009)
[28] đã thực hiện công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học của loài Vối thuốc răng cưa
(Schima superba) tại khu vực Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu đã mô tả tương đối chi tiết
về đặc điểm hình thái, vật hậu, sinh thái, cấu trúc tầng cây cao, cấu trúc tầng cây tái sinh,
đặc điểm tái sinh,... của loài cây này tại khu vực Tây Nguyên. Hoàng Văn Chúc (2009) [9]
trong công trình: “Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên loài Vối thuốc (Schima
wallichii Choisy) trong các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi ở tỉnh Bắc Giang” đã mô tả
một cách chi tiết về đặc điểm hình thái,


vật hậu, tái sinh, phân bố,… của loài cây này ở khu vực tỉnh Bắc Giang. Kết quả nghiên
cứu của đề tài góp phần nhân rộng loài cây bản địa có giá trị này.
Đầu năm 2009, nhà khoa học người Mỹ Brendan Buckley ở Phòng thí nghiệm Vòng
cây (Tree ring Laboratory) của cơ quan nổi tiếng Lamont- Doherty Earth Observatory đã
cùng một đồng nghiệp Việt Nam tìm được trong rừng quốc gia Bidoup - Núi Bà gần Đà
Lạt ở tỉnh Lâm Đồng nhiều cây thông đã sống cách 10 đây gần ngàn năm. Các cây thông
này thuộc một loài cây thông hiếm có nguy cơ tuyệt chủng (ghi trong Sách Đỏ) gọi là
Fokienia hodginsii (cây Pơ Mu ). Từ các mẫu lấy ở thân cây Pơ Mu , ông Buckley đã tái
tạo lại thời tiết gió mùa ở lục địa Á châu trong quá khứ đến tận thế kỷ 14 và từ đó chứng
minh là nền văn minh Khmer rực rỡ ở Angkor đã sụp đổ vì nạn hạn hán và môi trường
thủy lợi. Đây là một khám phá quan trọng trong lịch sử khí hậu gió mùa và hiện tượng El

Nino ở Đông Nam Á.
Trong Sách đỏ Việt Nam phần II (Thực vật, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và
Công nghệ, 2007) [22]. loài cây lá kim có tên khoa học là "Cunninghamia Konishii
Hayata" thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae), tên Việt Nam được gọi là "Sa mộc dầu".
Ngoài tên này, loài cây còn có một số tên khác như: Mạy lâng lênh (Thái), Mạy lung
linh, Sa mộc quế phong, Sa mộc dầu (trang 530, Sách đỏ Việt Nam, 2007). Theo Sách
“Cây lá kim Việt Nam” (Nhà xuất bản thế giới, 2004) [23] loài Cunninghamia Konishii
Hayata có tên Việt Nam là Sa mộc dầu, kèm theo một tên khác là Sa mộc quế phong. Sách
“Thông Việt Nam – Nghiên cứu hiện trạng bảo tồn 2004” (Nhà xuất bản Lao động xã hội,
2005) [24], tên chính thức của loài này là Sa mộc dầu kèm theo hai tên tiếng Việt khác là
Sa mộc quế Phong và Ngọc Am. Trong “Danh mục các loài thực vật Việt Nam” (Nhà
xuất bản Nông nghiệp, tập I, 2001). Ghi tên Tiếng Việt của loài này là Sa mộc dầu kèm
theo một số tên khác như: Sa mộc quế phong, Mạy lung linh, Mạy lâng lênh (Thái
Thanh Hóa). Như


vậy, Sa mộc dầu là tên chính thức của loài Cunninghamia Konishii Hayata được ghi ở 3
trong số 4 tài liệu tham khảo đã được trích dẫn (trừ sách “Cây lá kim Việt Nam” gọi là Sa
mu dầu).
Sa mộc dầu còn liên quan đến một tên Tiếng Việt hiện được sử dụng rộng rãi ở
tỉnh Hà Giang là Ngọc am. Tên này cũng được sách “Thông Việt Nam –Nghiên cứu hiện
trạng bảo tồn 2004” sử dụng. Sa mộc dầu được kỹ sư Chu Thuyền và nhóm điều tra lâm
học thuộc Viện điều tra quy hoạch rừng (FIPI) phát hiện lần đầu tiên tại đỉnh núi Facatun
(Quỳ Châu, Nghệ An) vào năm 1964. Từ năm 1991 - 1997, Sa mộc dầu còn được phát
hiện ở Pù Loong, Pù Xai Leng, Pù Mo (thuộc huyện Kỳ Sơn), Pu Den Dinh (thuộc
huyện Tương Dương), Pù Mát, Pù Nhông (thuộc huyện Côn Cuông), Pù Hoạt (thuộc huyện
Tương Dương) tỉnh Nghệ An. Tại Hà Giang, Sa mộc dầu trước đây được phát hiện
chủ yếu ở ba huyện: Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Quản Bạ, gồm các xã: Lao Thải, Xín
Chảo, Cao Bồ, Thượng Sơn, Nậm Ty, Bản Péo, Tả Sủ Choóng, Túng Sán, Nậm Dịch.
Sa mộc dầu không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có giá trị kinh tế cao. Gỗ

Sa mộc dầu nhờ có nhiều tinh dầu nên khá bền, chôn dưới đất hàng trăm năm không bị
mục nát. Tên Ngọc am chính là xuất phát từ đặc tính quý báu này.
Cùng với các loại cây hiện nay đang bị khai thác thì cây Sa mộc dầu cũng đã và
đang bị khai thác triệt để dẫn đến các loài cây này ngoài tự nhiên hiện nay cũng không có
nhiều. Số lượng cây Sa mộc dầu ngoài tự nhiên chỉ được tính trên cấp cá thể vì khi cơn sốt
gỗ và tinh dầu Sa mộc dầu rộ lên cách đây hơn 10 năm, việc khai thác trái phép đã đẩy loài
này đến nguy cơ tuyệt chủng. Trên thực tế đó đã có một số những nghiên cứu về loài cây
quý hiếm này. Năm 2012, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên phối hợp với Chi
cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang nghiên cứu đánh giá tình


×