Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tiểu luận cao học báo chí điều tra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.04 KB, 24 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: BÁO CHÍ ĐIỀU TRA
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ ĐIỀU TRA
Ở CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ NƯỚC TA HIỆN NAY


MỤC LỤC


I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁO CHÍ ĐIỀU TRA
1. Khái niệm điều tra
Theo cuốn Giáo trình Báo chí điều tra của PGS.TS Nguyễn Thị Thu
Hằng, “Điều tra là tìm hiểu, xem xét để biết rõ sự thật.
Theo Từ điển Tiếng Việt 2001 – Viện Ngôn ngữ học Việt Nam: Điều tra
là hành động tra xét, tìm tòi ra sự thật đằng sau một hiện tượng, câu chuyện
nào đó.
Theo Từ điển tiếng Việt – Trung tâm Từ điển học – Hoàn Phê (chủ
biên), Điều tra là đặt ra vấn đề, câu hỏi, khám phá sự vật, hiện tượng và đi tìm
lời giải đáp. Theo nghĩa rộng, điều tra là quá trình tự nhận thức của con người
trong tất cả các hoạt động nhằm phản ánh, tìm tòi, đánh giá sự vật, hiện tượng
để đưa ra một tri thức, khái niệm, phương pháp… phù hợp với hoạt động thực
tiễn. Điều tra xuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như điều tra xã hội
học, điều tra hình sự, điều tra báo chí.
2. Khái niệm điều tra báo chí.
Cuốn Giáo trình Báo chí điều tra – PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hằng đã
tổng hợp và đưa ra một khái niệm chung nhất về thể loại điều tra trên báo chí:
Điều tra là thể loại tác phẩm báo chí phản ánh những sự việc, hiện
tượng, con người trong “hoàn cảnh có vấn đề”, những thông tin có nhiều uẩn
khúc, nhiều mâu thuẫn, thường không có sẵn lời giải đáp từ các cơ quan công
quyền hoặc cơ quan chuyên môn, qua sự phân tích, lý giải, lần tìm chứng cứ


làm sáng tỏ nguyên nhân, kết quả hoặc chiều hướng phát triển của sự việc,
hiện tượng và con người đó.
Theo quan niệm riêng của người viết thì báo chí điều tra là một thể loại
tác phẩm báo chí mà trong đó nhà báo phải đi tìm hiểu, thu thậm những thông
tin, bằng chứng có liên quan đến một vấn đề, một hiện tượng đang được công
chúng dư luận xã hội quan tâm, để rồi từ đó đưa ra những suy luận, những
luận điểm logic để làm rõ ràng, làm sáng tỏ hiện tượng đó, giúp công chúng
hiểu và biết được.
3


Điều tra báo chí khác với những loại hình điều tra của các cơ quan bảo
vệ pháp luật như điều tra xã hội học hay điều tra hình sự. Trong điều tra của
cơ quan bảo vệ pháp luật, các điều tra viên đưa ra các giả thuyết, chọn lựa giả
thuyết hợp lý nhất của vụ việc và chứng minh bằng các chứng cứ để hình
thành cơ sở luận tội. Trong điều tra của báo chí, các nhà báo cũng xây dựng
các giả thuyết xác đáng và chứng minh nhưng mục đích chính của họ là “thu
hút sự chú ý của công chúng tới hiện tượng hay nhân vật của bài báo, buộc
độc giả hay bạn xem truyền hình phải suy nghĩ về chuyện xảy ra” (Nghiệp vụ
báo chí, lý luận và thực tiễn, V.V.Vorosilop). Mục đích của cơ quan báo chí,
nhà báo khi điều tra, phát hiện sự thật, lý giải vấn đề để đăng tải tác phẩm
nhằm hướng tới định hướng công chúng. Về thực chất, nhiệm vụ của các tác
phẩm báo chí – kết quả hoạt động điều tra của nhà báo – là đi tìm thông tin để
trả lời câu hỏi mà công chúng quan tâm chứ ko phải đi tìm chứng cứ phục vụ
các cơ quan chức năng như công an, viện kiểm soát, tòa án. Vì vậy, điều tra
của báo chí cũng thường bắt đầu do yêu cầu của công chúng thông qua dư
luận xã hội, đơn thư tố giác, đơn thư yêu cầu…
3. Phân biệt phương pháp điều tra và thể loại điều tra
- Điều tra trước hết là phương pháp cơ bản của nghề báo, trong đó bao
gồm các thao tác như: phỏng vấn, nghiên cứu tâm lý, quan sát, phân tích, tổng

hợp, thống kê, so sánh… Dù nhà báo viết tin, phóng sự, bài thông tấn hay ghi
nhanh, bình luận, điều tra thì cũng đều phải sử dụng phương pháp điều tra
nhằm xác minh tính xác thực của thông tin, tạo căn cứ để xem xét, nhìn nhận
sự kiện, vấn đề, từ đó tìm ra được bản chất của sự thật để phản ánh nó trong
tác phẩm báo chí của mình.
- Tác phẩm điều tra có nhiều khác biệt với cách hiểu về phương pháp
điều tra như trên. Với tư cách là một thể loại trong nhóm các thể thông tấn
báo chí, điều tra có mục đích thông qua trình bày sự thật để giải thích và giải
đáp những vấn đề, câu hỏi mà cuộc sống đang đặt ra, góp phần vào giải quyết
mâu thuẫn trong cuộc sống, thúc đẩy cuộc sống phát triển.
4


- Hoàn cảnh xuất hiện tác phẩm điều tra
Tác phẩm điều tra thường xuất hiện khi cần câu trả lời cho một câu hỏi
nào đó. Nhiệm vụ của bài điều tra là giải thích, làm sáng tỏ những vấn đề
đang có nhiều ý kiến tranh luận, nhiều quan điểm khác nhau; bám sát những
mâu thuẫn tồn tại trong cuộc sống, tái hiện lại, tìm ra bản chất, xu hướng vận
động phát triển và đôi khi là hướng giải quyết mâu thuẫn đó. Tuy nhiên,
không giống với cách trả lời bằng nghệ thuật lập luận (như tác phẩm bình
luận) hay thông qua một bức tranh toàn cảnh vừa khái quát, vừa chi tiết, sống
động (như trong phóng sự), thể loại điều tra trả lời những câu hỏi trên cơ sở
của một logic chặt chẽ, thông qua một hệ thống các bằng chứng được bố trí
hợp lý nhằm làm sáng tỏ bản chất của các sự vật, hiện tượng.
Hàng ngày, trong cuộc sống của chúng ta thường xuyên xuất hiện rất
nhiều mâu thuẫn, nhưng không phải mâu thuẫn nào cũng là đối tượng của tác
phẩm điều tra. Để trở thành đối tượng phản ánh trong một tác phẩm điều tra,
mâu thuẫn đó phải tồn tại trong một vấn đề, trong một hoàn cảnh tiêu biểu, có ý
nghĩa... Trong lý luận báo chí nước ta, trong một “hoàn cảnh có vấn đề” phải
xuất hiện những tình huống, sự việc không bình thường, trái với quy luật vận

động của đời sống hoặc cách ứng xử thông thường trong xã hội, có nhiều dữ
kiện tạo nên nhiều cách hiểu khác nhau cho công chúng. Mặt khác, hoàn cảnh
đó phải có liên quan đến những vấn đề cơ bản trong xã hội, gắn liền với những
vấn đề thời sự nóng bỏng; liên quan đến những lĩnh vực quan trọng của đất
nước; có tác động, ảnh hưởng đến nhiều người, đang cần có lời giải thích hợp
lý, chỉ ra bản chất bên trong của sự vật, giải tỏa thắc mắc cho công chúng.
4. Đặc điểm nội dung của tác phẩm điều tra
Trên phương diện nội dung, thể loại điều tra trên báo hiện nay có
những đặc điểm cơ bản như sau:
- Đối tượng phản ánh của điều tra là những sự thật chứa đựng mâu
thuẫn đang cần có câu trả lời hoặc đã có nhiều cách giải đáp khác nhau nhưng
chưa có một cách đúng đắn nhất. Như vậy, điều tra có nhiệm vụ trả lời những
5


câu hỏi mà cuộc sống đặt ra, làm sáng tỏ những vấn đề đang gây ra nhiều ý
kiến, nhiều cách hiểu khác nhau để giúp cho độc giả có câu trả lời đúng nhất,
cách nhìn xác thực nhất.
- Tác phẩm điều tra phải “làm rõ những thông tin còn chứa nhiều uẩn
khúc, nhiều mâu thuẫn, thường không có sẵn lời giải đáp từ các cơ quan công
quyền hoặc các cơ quan chuyên môn. Cũng có thể câu trả lời đang nằm đâu
đó, nhưng để đến được với nó, phóng viên phải bỏ nhiều công sức.
- Bài điều tra có nhiệm vụ nêu vấn đề, trình bày vấn đề, phân tích vấn
đề, và cuối cùng phải kết luận. Kết luận của điều tra có sức thuyết phục, chính
vì các bằng chứng được trình bày một cách thuyết phục và sự phân tích với lý
lẽ thuyết phục...
- Bài điều tra cần phải có một kết luận rõ ràng, dứt khoát để giúp độc
giả có được câu trả lời cuối cùng, chính xác nhất về vấn đề được đề cập. Kết
luận thường nhấn mạnh đến điều quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định nhất
đến vấn đề đó. Kết luận phải rõ ràng, dứt khoát và có sức thuyết phục. Trong

thực tế, tác phẩm điều tra có thể trả lời với những cấp độ khác nhau: vạch trần
sự thật; nêu bài học kinh nghiệm và giải pháp; nêu ý kiến, kiến nghị giải
quyết...
Ngoài ra, việc tác giả triển khai luận chứng một cách khéo léo, hợp lý
cũng sẽ giúp công chúng dễ dàng và có hứng thú hơn trong việc tiếp cận. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp, nếu các luận cứ, các bằng chứng đưa ra là hết
sức tiêu biểu, có ý nghĩa quan trọng thì bản thân nó đã có sức mạnh thuyết
phục, chứng minh vấn đề mà không cần đến những lời giải thích, phân tích…
Bởi lẽ, tính chặt chẽ, logic của một bài điều tra bao giờ cũng dựa trên cơ sở
của những luận cứ xác đáng và có sức thuyết phục. Mọi luận cứ đều đi đến
kết luận nào đó và lý lẽ tốt nhất vẫn là lý lẽ toát ra từ hệ thống luận cứ.
Phóng viên viết điều tra
Không giống với một số thể loại báo chí khác, điều tra là thể loại
thường do các phóng viên chuyên nghiệp thực hiện. Người phóng viên viết
6


điều tra phải có năng khiếu phát hiện vấn đề và sự nhạy bén. Điều này có vai
trò hết sức quan trọng. Qua những thông tin chi tiết và dấu hiệu không bình
thường trong đời sống, người có năng khiếu và sự nhạy bén thì mới có khả
năng phát hiện được những dấu hiện dẫn tới bản chất của sự thật. Bên cạnh đó
là sự kỹ lưỡng, cẩn trọng trong thu thập và xử lý thông tin. Bất cứ một thông
tin sai nào cũng sẽ gây ra những tác hại khôn lường đối với bài điều tra. Trong
bối cảnh của cơ chế thị trường hiện nay, vấn đề đạo đức nhà báo đang nổi lên
như một trong những vấn đề rất đáng quan tâm, đặc biệt là đối với những
người viết điều tra, phóng sự. Sự trung thực, tinh thần dũng cảm đấu tranh với
cái xấu, cái ác, cái tiêu cực để bênh vực lẽ phải, bênh vực người tốt, sự công
bằng cũng phải được coi là những yêu cầu không thể thiếu được đối với các
nhà báo nói chung, đặc biệt là đối với những viết điều tra.
Trong quá trình hoạt động viết điều tra, người phóng viên phải có khả

năng vận dụng các phương pháp công tác một cách linh hoạt như: phỏng vấn,
quan sát, nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu v.v…
Người viết điều tra phải lăn lộn với thực tế, phải gặp nhiều người để hỏi, để
quan sát. Trực tiếp quan sát những sự thật đang diễn ra có thể giúp cho phóng
viên đánh giá, so sánh, thẩm định để rút ra được những kết luận đúng đắn.
Như đã nói ở trên, trong quá trình viết điều tra, người phóng viên không chỉ
quan tâm đến những mâu thuẫn mà còn phải chú ý đến bối cảnh của những
mâu thuẫn ấy. Bối cảnh sẽ giúp cho công chúng hiểu rõ về các mối quan hệ
thể hiện bản chất của các mâu thuẫn. Tất nhiên đây là một việc làm khó và kết
quả của nó tuỳ thuộc vào trình độ và năng lực của phóng viên.
Trong khi viết điều tra, thái độ của người phóng viên phải rõ ràng
trong việc biểu dương hay phê phán. Muốn biểu dương hay phê phán đúng,
trước hết phải có thái độ dứt khoát, tránh thái độ mập mờ, nước đôi. Phải có
thước đo mới biết được việc gì cần biểu dương, việc gì cần phê phán. Phải
phân tích kỹ nguyên nhân, khuyết điểm, khó khăn và những bài học rút ra.
Có làm được như vậy, công chúng mới có thể chấp nhận những kết luận mà
7


bài điều tra ấy nêu lên. Thể hiện một bài điều tra là quá trình trình bày mâu
thuẫn và ý kiến về cách giải quyết mâu thuẫn đó. Người phóng viên không
chỉ điều tra để bảo đảm tài liệu chính xác và hiểu rõ sự kiện mà còn phải giải
thích và giải đáp một cách đúng đắn về những vấn đề cơ bản của cuộc sống.
Không có thái độ nghiêm túc, không điều tra, nghiên cứu cẩn thận thì không
thể trả lời được câu hỏi.
Một bài điều tra đạt chất lượng tốt phải trả lời kịp thời câu hỏi mà thực
tiễn đặt ra. Câu trả lời phải rõ ràng, dứt khoát. Các luận cứ trong bài phải tiêu
biểu, các bằng chứng phải có độ tin cậy. Câu trả lời phải được trình bày và
phân tích một cách thuyết phục, giúp công chúng phân biệt được phải trái và
nhận rõ bản chất của các sự vật, hiện tượng. Vấn đề kiến thức và vốn sống,

kinh nghiệm hành nghề của nhà báo làm điều tra luôn được đặc biệt coi trọng.
“Nếu điều tra phát hiện và ủng hộ nhân tố mới, nhà báo rất cần bản lĩnh nghề
nghiệp thì khi làm điều tra chống tiêu cực càng cần bản lĩnh vững vàng. Đã có
không ít nhà báo vấp ngã, hơn thế đã có cả quan chức báo chí bị bọn tội phạm
mua chuộc, đành phải bán rẻ lương tâm cho quỷ sứ là vì bản lĩnh thiếu vững
vàng”. Trong quá trình thực hiện điều tra, nhiều người cho rằng “Viết điều tra
khác với viết phóng sự, càng nhiều tư liệu chính xác càng quý. Bản chất của
sự kiện, của vụ việc, của vấn đề là cái đích của bài điều tra, nhưng nhà báo
không có nhiệm vụ luận tội và kết luận mức xử phạt. Qua bài điều tra, người
cao tay sẽ “gieo” được vào lòng người đọc, người nghe cái chất nhân văn
thuyết phục. Tính chiến đấu của báo chí được thể hiện ở giá trị nhân văn cao
đẹp này chứ không phải thể hiện ở thái độ “đao to, búa lớn” của người viết”.
Từ nhiều yếu tố nêu trên đặt ra những yêu cầu rất khắt khe đối với nhà
báo làm điều tra và viết điều tra. Từ việc chọn chủ đề chính xác đến nghệ
thuật tìm tư liệu và chi tiết báo chí đắt giá; từ cách thể hiện bài điều tra theo
phương châm “lạt mềm buộc chặt” đến những sách lược đối nội đối ngoại cần
thiết cho một thông tin gây chấn động xã hội nhất định; từ động cơ đúng đắn
của nhà báo đến việc bảo vệ lợi ích quốc gia - tất cả cần được cân nhắc kỹ
8


càng của người Tổng biên tập có sự đồng cảm cao của phóng viên và cộng tác
viên trực tiếp tác chiến”.
Có một điều rất đáng chú ý là trong đội ngũ các tác giả viết điều tra
hiện nay đã xuất hiện những cây bút nữ đã thực sự thu được thành công với
thể loại lâu nay vốn vẫn được coi là chỉ dành cho phóng viên nam này. Đối
với một phóng viên viết điều tra, ngoài năng khiếu, các yếu tố khác như vốn
sống, kỹ năng, kinh nghiệm, bản lĩnh là những yếu tố có tính chất quyết định
sự thành công trong sáng tạo tác phẩm. Hiện nay, tác phẩm điều tra thường
được sử dụng để phản ánh về những cái xấu, cái tiêu cực. Tuy nhiên, điều tra

còn được sử dụng để phản ánh về những cái tốt, khẳng định cái tích cực, nhất
là trong trường hợp cái tốt, cái tích cực ấy đang bị cái xấu, cái ác tìm cách vùi
dập, phủ nhận…
Thể loại điều tra có nhiệm vụ trả lời những câu hỏi thông qua một hệ
thống các bằng chứng được bố trí một cách chặt chẽ, hợp lý, kết hợp với lý lẽ.
Câu trả lời mà bài điều tra mang lại cho công chúng phải là những vấn đề tiêu
biểu, nổi bật thể hiện xu thế phát triển của đời sống. Nêu vấn đề và phân tích
vấn đề trên cơ sở những sự kiện, sự việc để làm sáng tỏ bản chất là đặc điểm
của thể loại điều tra. Tác phẩm điều tra thể hiện chỗ đứng và cách nhìn của
tác giả. Một bài điều tra tốt phải được xây dựng trên cơ sở những bằng chứng
và luận cứ xác thực, kết hợp với lý lẽ, lập luận.
II. KHẢO SÁT
Khảo sát báo Tiền phong và báo Tuổi trẻ Thủ đô
Báo Tuổi trẻ Thủ đô
Là cơ quan ngôn luận của đoàn thanh niên cộng sản Hồ chí minh thành
phố Hà Nội là tiếng nói của đoàn thanh niên, cũng chính vì vậy nên báo chỉ
tuyên truyền những họat động của đoàn và tin tức thời sự của thành phố là
chính. Trong năm 2015 đến nay báo TTTĐ có rất ít loạt bài điều tra và có thể
nói là đếm trên đầu ngón tay. Những bài điều tra thuờng không mang tính
phức tạp, chủ yếu là đơn thư bạn đọc về sai phạm những vấn đề liên quan đến
trật tự xây dựng, xây nhà sai phép…
9


Ví dụ như bài “Tai tiếng tại dự án siêu sang của tân hoàng minh” nói về
việc tập đoàn này dù đã bị chính quyền đình chỉ thi công nhưng Tân Hoàng
Minh vẫn bất chấp phuơng pháp luật tiếp tục xây dựng tại dự án căn hộ cao
cấp, văn phòng hạng A tại phường o chợ dừa, đống đa, Hà Nội. Tập đoàn này
xây dựng sai giấy phép xây dựng lên tới gần 2000 m2.
Hành vi cuả chủ đầu tư vi phạm nghiêm trọng pháp luật, làm gia tăng

mật độ, ảnh huởng đến quyền lợi ngừoi mua nhà.
Hay loạt bài toà lâu đài hiện đại nhất bậc phú xuyên xây không phép
trên đất lấn chiếm cũng nói về tình trạng xây nhà không phép trên đất phú
xuyên mà đã nhiều tháng trôi quan mà tòa lâu đài này không những không bị
xử lí mà chính quyền địa phưong còn đang tìm cách hợp thức hóa cho những
sai phạm của chủ công trình..
Ở báo TTTĐ các bài điều tra rất ít, thường nằm ở tầng mục đích thứ nhất
là khám phá, phơi bầy những sự việc, vấn đề quan trọng với công chúng, cung
cấp thông tin về những hành vi sai trái, thường bị giữ kín một cách có ý thức.
Nguyên nhân báo TTTĐ có ít bài điều tra vì
- Mặc dù BBT rất khuyến khích pv viết điều tra nhưng chưa có cơ chế
tạo điều kiện hay động lực để phóng viên viết bài. Ví dụ như việc đầu tư về
máy móc, thiết bị, tài chính để phóng viên có thể nhập vai tìm hiểu vấn đề.
Nhiều phóng viên còn e dè và đặt câu hỏi liệu khi nhập vai mà xảy ra chuyện
gì thì BBT có đứng ra bảo vệ, lên tiếng bênh vực pv không.
- Rất ít phóng viên học luật ra nên tầng kiến thức vè pháp luật của pv
báo TTTĐ rất mỏng, nhìn chung còn thấp và không đồng đều nên đây cũng
là một vấn đề mà pv e ngại làm điều tra.
Hơn nữa, các phóng viên được đào tạo từ các nguồn khác nhau, do vậy
kiến thức pháp luật của họ không đồng đều, và nhìn chung là còn thấp so với
đòi hỏi của tình hình.

10


- Nhuận bút của các bài báo được tính theo giá sàn của báo nên các pv
thường có tâm lí đầu tư công phu những bài báo dành cho Tòa soạn nào trả
nhuận bút cao.
Báo Tiền Phong
Ở báo Tiền phong thì bài điều tra là một thế mạnh, tuy nhiên những

năm gần đây thì bài điều tra tại báo Tiền phong có ít đi. Một số bài điều tra
tiêu biểu trong năm 2015 của báo Tiền phong như
Đột nhập lò sản xuất thực phẩm chức năng siêu bẩn:
/>jhu6ljIG7Eg25nIHNpw6p1IGLhuqlu/lo-thuc-pham-chuc-nang-sieu-ban.tpo
/>G7Eg25n/lo-thuc-pham-chuc-nang.tpo
-Vụ em học sinh lớp 12 Đỗ Quang Thiện bị áp giải tại sân trường,
sau loạt bài của TP và một số báo, em được trả tự do:
/>=/do-quang-thien.tpo
Vụ Theo dấu cây xanh Hà Nội bị chặt hạ:
/>heo-dau-cay-xanh.tpo
Vụ phân bón Thuận Phong:
/>b25n/phan-bon-thuan-phong.tpo
/>-Trong năm 2015 thì báo Tiền phong cũng đánh mạnh vào nạn cát tặc
trên sông Hồng, kết quả Phó thủ tuớng Nguyễn Xuân Phúc đã ra bờ sông thực
thị, chỉ đạo truy quét:
/>
11


Vụ vì sao một bí thư xã bị bí thư tỉnh ủy cách chức:
/>Loạt bài Vi phạm trật tự xây dựng ở HN:
/>5cga2lt/con-voi-chui-lot-lo-kim.tpo
Vụ nhà 8B Lê Trực, vụ này nhiều báo làm nhưng TP đeo bám tốt,
đốc thúc HN cưỡng chế:
http:/www.tienphong.vn/search/OEIgTMOqIFRy4buxYw==/8b-letruc.tpo
Những lọat bài điều tra trên đều có tầm ảnh huởng tới xã hội. Có những
bài TP đeo bám rất tốt. Trong năm 2015 thì báo Tiền phong cũng đánh mạnh
vào nạn cát tặc trên sông Hồng, kết quả Phó thủ tuớng Nguyễn Xuân Phúc đã
ra bờ sông thực thị, chỉ đạo truy quét.
Khi hỏi một số phóng viên bên báo Tiền phong thì những nhà báo làm

điều tra chủ yếu là Nam giới, phuơng pháp thu thập tài liệu, điều tra và xử lí
thông tin cũng khá tốt.
5 năm trở lại đây thì tần suất bài điều tra nhiêu hơn nhưng chất luợng ít
đi, lí do vì ít nhà báo giỏi, dám dấn thân, cộng thêm các nhà báo ngại rủi ro.
Truớc đây có những nhà báo giỏi Xuân Ba, Mạnh Việt, Đinh Tuấn.
Nhưng Nhà báo làm điều tra tốt của báo TP hiện nay như là NB Hoàng
Nam, Minh Đức.
Hiện nay, báo Tiền phong không có ban điều tra riêng mà phóng viên
nào cũng có thể làm điều tra. PHóng viên làm điều tra ở báo Tiền phong chủ
yếu học Báo chí ra nên kiến thức về pháp luật cũng không đuợc vững mà các
pv thừong vừa làm vùa tìm hiểu và học hỏi.
Ban biên tập báo Tiền phong luôn tạo điều kiện tốt nhất để pv làm điều
tra. NHững đề tài gai góc thừong thì BBT và pv hay họp bàn để đưa ra
phuơng án tốt nhất truớc khi làm.
12


13


III. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI BÁO CHÍ ĐIỀU
TRA TẠI CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ ĐỐI VỚI PHÓNG VIÊN VÀ
TÒA SOẠN
1. Vấn đề pháp lý trong tác nghiệp báo chí điều tra
Trong mấy năm trở lại đây, các bài báo điều tra đang có xu hướng ít đi.
Câu hỏi đặt ra là vì sao nhà báo ngại điều tra? Có thể kể đến những nguyên
nhân sau:
Thứ nhất: Rủi ro từ điều tra “nhập vai”
Có một biện pháp mà phóng viên thường sử dụng trong điều tra là hình
thức điều tra “nhập vai” hay còn gọi là “hóa thân nhân vật .Nghĩa là chính

phóng viên, nhà báo đóng vai là người trong cuộc, trực tiếp tiếp cận và ghi
nhận thông tin.
Trong loạt bài điều tra về cách làm trà bẩn, hệ thống sản xuất, chế
biến, phân phối và tiêu thụ trà bẩn ở tỉnh Lâm Đồng tháng 8/2013 trên báo
Lamdongonline. Để hoàn thành được tác phẩm điều tra này, nhóm phóng
viên đã phải dày công thâm nhập và tiếp cận với đối tượng cần điều tra. Phải
bám theo từng ngày, theo dõi sát sao mọi hoạt động từ trong ra ngoài của
xưởng sản xuất trà bẩn, còn phải đóng giả làm công nhân, làm lái xe, làm
người mua hàng hay bất cứ “vai” nào khi cần thiết để thu thập các bằng
chứng xác thực. Với sự “giả dạng” này, họ phải đối mặt với rất nhiều mối
nguy hiểm luôn rình rập xung quanh. Nếu không may sơ hở và bị phát hiện
thì không chỉ bị uy hiếp, phá hỏng phương tiện tác nghiệp như máy ảnh, điện
thoại, máy quay…mà trầm trọng hơn, không ít người còn bị đe dọa đến tính
mạng và thậm chí bị đánh đập hết sức dã man, thậm chí còn ảnh hưởng đến
người thân trong gia đình họ. Nhiều phóng viên bị trả thù thẳng tay do viết
bài chống tiêu cực.
Những tình huống kể trên, trong thực tế, xảy ra không hề ít. Nhà báo
không có bất cứ đặc quyền trong quá trình điều tra, cũng không được bảo vệ

14


bởi lực lượng nào. Sức mạnh của ngòi bút rất lớn, nhưng không thể bảo vệ họ
trước các thế lực đen tối.
Để bảo vệ quyền lợi của phóng viên điều tra, nhiều tờ báo đã dần xây
dựng những nguyên tắc cứng về tác nghiệp, tuy nhiên, rủi ro vẫn rất cao. Nếu
may mắn, có thể đưa lại một tác phẩm điều tra thành công và tạo dựng uy tín
cho nhà báo. Nhưng sự “nhập vai” đôi khi lại phản tác dụng và làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến người điều tra, nhất là khi luật pháp chưa có sự phân
chia rõ ràng giữa đạo đức và pháp lí trong thể loại đặc biệt này.

Năm 2012, một vụ án xôn xao dư luận về việc nhà báo Hoàng Khương
của báo Tuổi Trẻ bị bắt vì hành vi đưa hối lộ cho lực lượng Cảnh sát giao
thông vì mục đích cá nhân. Trên thực tế, đây là cũng được xem là hành động
“nhập vai” của nhà báo, bởi đó là giai đoạn Hoàng Khương đang tác
nghiệp, thu thập chứng cứ để viết loạt bài về chống tiêu cực trong lĩnh vực xử
lí xe vi phạm của CSGT theo chủ trương của báo Tuổi Trẻ. Do quá nôn nóng
để lấy được bằng chứng, Hoàng Khương đã dấn thân vào công đoạn bị cho
là hành vi cấu thành tội danh đưa hối lộ và bị tuyên án 4 năm tù giam. Vậy là
chỉ vì sai sót trong quá trình tác nghiệp và hạn chế hiểu biết về luật pháp mà
người điều tra phải tự gánh chịu hậu quả.
Thứ hai: Dấu “mật” trong văn bản điều tra
Sự xuất hiện của những dạng văn bản, thông tin có dấu “mật” đã tạo
vùng cấm cho báo chí, nhất là báo chí điều tra.
Năm 2005, Phóng viên Nguyễn Thị Lan Anh phụ trách mảng y tế của
một tờ báo tại Hà Nội, nhận được quyết định khởi tố bị can từ Cơ quan An
ninh điều tra - Bộ Công an về hành vi “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”.
Liên quan đến cuộc đấu tranh về giá thuốc, bảo vệ cho người nghèo,
Pv Lan Anh đã gọi điện cho ông Nguyễn Mạnh Cường (nhân viên hành chính
văn phòng Bộ Y tế) để hỏi về những thông tin mới về giá thuốc và Công ty
Zuellig Pharma. Tại văn phòng Bộ Y tế, ông Cường đã photo công văn
3497/YT-QLD và chuyển cho phóng viên Lan Anh. Sau đó, Lan Anh tiếp tục
15


chuyển cho phóng viên Đỗ Trung Hiếu (báo Nhân Dân) và phóng viên Đặng
Thị Thanh Tâm (báo Lao Động). Cơ quan điều tra xác định về hình thức, công
văn trên của Bộ Y tế thuộc danh mục tài liệu bí mật nhà nước trong ngành y
tế, do vậy đã khởi tố phóng viên Lan Anh với tội danh “chiếm đoạt tài liệu bí
mật nhà nước”.
Câu hỏi? nhà báo làm thế nào để giải hóa tài liệu mật và biến nó

thành thông tin chính thức nêu không muốpn phápt luật sờ gáy dù nó thực
sự chỉ phục vụ lợi ích công
Nhà báo phải biết“giải hóa” tài liệu mật và biến nó thành thông tin
chính thức nếu không muốn pháp luật “sờ gáy”, dù nó thực sự chỉ phục vụ lợi
ích công. Đây là môi trường kìm kẹp cây bút của người làm báo, cũng là lí do
khiến cho nhiều khi báo chí phải để thông tin trôi tuột một cách vô cùng lãng
phí mà không thể can thiệp được.
Tuy nhiên, cũng tùy vào mỗi trường hợp cụ thể và phải biết nhận định
chính xác. Báo chí đôi khi thường “tham vàng bỏ ngãi”, hấp tấp đưa ra quyết
định và không trù liệu được rắc rối xảy. Tin nào nên đưa, tin nào nên giấu hay
đưa ra lúc nào, cách giải quyết đó phụ thuộc vào kinh nghiệm làm nghề của
mỗi nhà báo. Nhà báo Hoàng Thư Giang (Thời báo kinh tế Sài Gòn) cho rằng:
“Đôi khi, nhà báo biết rõ ngọn ngành về một thông tin nào đó, nhưng vẫn
không thể đưa lên báo cho độc giả được biết vì những hệ lụy của nó đối với
xã hội là vô cùng lớn. Có tác động tốt, nhưng tác động xấu sẽ nhiều hơn”.
Thứ ba: Cản trở từ cá nhân, tổ chức
Một trong những hành vi phổ biến là “né” cung cấp thông tin, đặc biệt
là khi điều tra về hành vi tiêu cực của các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp.
Nhiều phóng viên khi liên hệ công tác thường xuyên gặp phải những câu trả
lời như “mệt, bận, không biết, đang đi công tác xa”, từ chối thẳng thừng theo
kiểu “chuyện nội bộ, không thể công bố” hay gây khó dễ với nhiều trường
hợp tinh vi đủ để cơ quan báo chí không thể dùng điều luật hay quy định nào
về cung cấp thông tin để gây sức ép. Các lĩnh vực tác nghiệp thường xuyên bị
16


cản như là phản ánh một vấn đề thời sự xã hội, chống tiêu cực về tài chính,
chống xâm hại môi trường, tài nguyên, khoáng sản; công tác cán bộ, y tế –
giáo dục, giải trí… Đặc biệt, hai lĩnh vực bảo vệ tài nguyên – môi trường và
chống tham nhũng, nguy cơ nhà báo bị cản trở là “cực kỳ cao”.

Hay với cá nhân, nhiều người vẫn còn mang tâm lí ngại ngùng khi tiếp
xúc với báo chí. Đôi khi nhân chứng không dám đứng ra làm chứng hay cung
cấp thông tin cho phóng viên vì không muốn dính vào rắc rối, e sợ sẽ có
người trả thù, hoặc là thấy bản thân không có lợi ích gì.
Thứ tư: Sự chống đối từ những nhân vật bị điều tra :
Khi bắt đầu tiến hành hoạt động điều tra, nhà báo phải sẵn sàng đối phó
với sự chống đối không thể tránh khỏi từ những cá nhân có những hoạt động
phạm pháp mà nhà báo muốn điều tra. Sự chống đối này có thể mạnh hoặc
yếu, ngấm ngầm hoặc công khai…tùy thuộc vào mức độ “đụng chạm” của
nhà báo. Các biện pháp được áp dụng bao gồm : “bưng bít” thông tin, ngăn
chặn khả năng nhà báo tiếp cận thông tin..tới việc làm mất thanh danh của nhà
báo, gây tổn hại về vật chất và tinh thần, thể xác nhà báo, thậm chí là tìm cách
để thủ tiêu nhà báo
Ngày 24/3/2016 vừa qua nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị các đối tượng
hành hung dã man, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự manh
động, coi thường pháp luật của những đối tượng gây án và cũng cho thấy sự
nguy hiểm trong quá trình tác nghiệp của các nhà báo.
Về cơ chế bảo vệ nhà báo, phóng viên, Luật Báo chí hiện hành và dự
thảo Luật đều quy định: nhà báo “được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề
nghiệp. Không ai được đe doạ, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân
phẩm của nhà báo, phá huỷ, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo hoạt
động nghề nghiệp đúng pháp luật”.
Thứ 5: Ảnh hưởng bởi quan hệ

17


Nhiều Nhà báo đang trong quá trình điều tra hoặc khởi đăng bài điều
tra là bị mối quan hệ tác động làm cho việc điều tra bị gián đoạn hoặc giảm
tình tiết trong quá trình đăng bài, hoặc bị dừng bài.

2. Vấn đề đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội của nhà báo
điều tra
Hiện nay một số nhà báo im lặng làm ngơ trứoc cái xấu, cái ác
Báo chí điều tra là một thể loại đặc biệt, khó làm, khó viết, khó điều tra
ra đứợc sự thật vì vậy mà nhiều nhà báo đã làm ngơ trứớc những vụ việc. Mặc
cho lợi ích của xã hội, mặc cho xã hội đang rất cần đến báo chí phải xung
kích, tiên phong thì những nhà báo này lại không dám nói những điều cần nói,
không dám bảo vệ nhưng điều cần bảo vệ. Lí do có thể là vì vụ việc khá phức
tạp, nhà báo không muốn để bị ảnh huởng, nguy hiểm đến bản thân nên nhiều
nhà báo thuờng đóng bút trước vụ việc. Cung có thể có những nhà báo vì trục
lợi cá nhân nên làm ngơ trứoc sự việc. Một số nhà báo còn im lặng trứoc một
số vụ việc. Im lặng là một thứ vũ khí để một số nhà báo thiếu đạo đức nghề
nghiệp có thể dung để trục lợi.
Không hiếm nhà báo , tờ báo rơi vào tình trạng họ xem viết lên sự thạt,
chống tiêu cực là công việc của người khác, không dính dáng đến mình nên
thái độ bang quang, né tránh. Họ lao vào viết nhưng bài tuyên truyền, ca ngợi
một chiều. Vì vậy thông tin do các nhà báo này viết ra thiếu hẳn sự định
hướng dư luận, không đủ sức để chi phối, đẩy lùi tiêu cực.
Trong bối cảnh của cơ chế thị trường hiện nay, vấn đề đạo đức nhà báo
đang nổi lên như một trong những vấn đề rất đáng quan tâm, đặc biệt là đối
với những người viết điều tra, phóng sự. Sự trung thực, tinh thần dũng cảm
đấu tranh với cái xấu xái ác, cái tiêu cực để bênh vực lẽ phải, bênh vực người
tốt, sự công bằng cũng phải được coi là những yêu cầu không thể thiếu được
đối với các nhà báo nói chung, đặc biệt là những nhà báo viết điều tra.
18


IV. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ ĐIỀU TRA Ở NƯỚC TA
1. Đối với Nhà báo
nhất là những nhà báo mảng điều tra phải nắm được những điểm cơ

bản trong trong các văn bản pháp lý quốc gia và quốc tế, hiểu rõ được quyên
và nghĩa vụ của nhà báo, hiểu rõ về các bộ luật...
không có một trình độ hiểu biết pháp luật nhất định thì họ chẳng những
không thể hoàn thành tốt được nhiệm vụ của nhà báo, mà cũng không thể tự
bảo vệ tốt được chính bản thân mình. Thực tiễn đã cho thấy, không ít nhà báo
trong khi tác nghiệp đã bị cản trở, xúc phạm, thậm chí bị hành hung.
- Nhà báo điều tra cần nghiên cứu , phân tích các điều khoản quy
phạm pháp luật trong tính loogic của nó
2. Đối với cơ quan có chức năng trực tiếp quản lý báo chí
Cần tạo mọi điều kiện, cũng như môi trường, để cho phóng viên có thể
nâng cao trình độ kiến thức pháp luật của họ. Đó có thể là: Tiến hành khảo
sát, điều tra về trình độ pháp luật của phóng viên nói chung và của phóng viên
chuyên về mảng điều tra nói riêng. Việc điều tra, phân loại này nhằm đánh giá
thực trạng trình độ pháp luật của phóng viên để có kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao trình độ cho họ. Các tiêu chí để đánh giá, phân loại có thể
bao gồm những vấn đề như: thời gian được đào tạo (nhiều hay ít); địa chỉ đào
tạo (trường, khoa, chính quy hay lớp bồi dưỡng); sự quan tâm cá nhân đến
pháp luật (nhiều hay ít, quan trọng hay không quan trọng); môi trường hoạt
động có liên quan đến pháp luật (nhiều hay ít); số bài viết có liên quan đến
pháp luật, điều tra...
Đối với các phóng viên chuyên về điều tra có thể tổ chức cho đi học
lớp cơ bản về luật, kỹ năng, kinh nghiệm làm điều tra
19


3. Đối với Hội nhà báo Việt Nam
Là tổ chức nghề nghiệp của giới báo chí, trong khi thường xuyên tiến
hành việc hồi dưỡng, giáo dục cho các hội viên những "Quy định về đạo đức
nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam", Hội nhà báo Việt Nam cần phải
bảo vệ, lên tiếng kịp thời, mạnh mẽ trước các hành vi cản trở, thoá mạ, hành

hung phóng viên nhà báo trong khi họ tác nghiệp hợp pháp, cũng như có
những quan điểm cụ thể, rõ ràng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính
đáng của nhà báo trong các vụ xử lý hành chính hoặc các vụ án, mà các nhà
báo là đương sự, bị can, bị cáo.
4. Đối với cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước
Để thuận lợi cho hoạt động báo chí, cũng như để bảo đảm quyền và lợi
ích chính đáng của cá nhân và xã hội, trước hết, các cờ quan nhà nước có
thẩm quyền cần nghiên cứu hoàn thiện những quy định pháp luật về báo chí
nói riêng và về thông tin, truyền thông nói chung, nhằm tạo dựng một hành
lang pháp lý an toàn cho tác nghiệp của phóng viên.
+ Những quyền và nghĩa vu của báo mí và của nhà báo cần phải được
quy định thật cụ thể, hướng dẫn thật rõ ràng, nhất là các vấn đề như "cải
chính", "những điều không được thông tin trên báo", thế nào là "bí mật đời tư
', thế nào là "nhập vai, phóng viên nhập vai như thế nào là không phạm luật",
"có tính chất kích dâm", "thiếu thẩm mỹ ...
Báo chí có "quyền phản biện" không hay chỉ là diễn đàn rộng lớn nói
chung? Nếu có, cũng cần được quy định rõ. Đồng thời, cũng phải quy định rõ
"trách nhiệm giải trình" những vấn đề báo chí nêu, trong đó có vấn đề chế tài
nếu người có trách nhiệm không giải trình, hoặc giải trình sai .

20


+ Địa vị pháp lý của nhà báo cũng cần được xác định rõ: khi tác
nghiệp, nhà báo có là (hoặc coi như là) công chức, viên chức nhà nước thi
hành công vụ không? Và, như vậy, trong khi tác nghiệp mà nhà báo bị cản trở,
bị xúc phạm, hành hung thì có coi những hành vi này là "chống lại người thi
hành công vui không? Mặt khác, nếu nhà báo là cán bộ, công chức nhà nước
thì về nguyên tắc họ "chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép", còn nếu
không là công chức thì họ có thể "làm tất cả những gì mà pháp luật không

cấm".
+ Về việc cung cấp thông tin: thông tin là sự sống còn của báo chí, là
công cụ chủ yếu để báo chí thực hiện mục đích của mình. Luật Báo chí hiện
hành, cũng như dự án Luật sửa đổi đều quy định các tổ chức trong phạm vi
quyền hạn, nhiệm. vụ của mình có quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho
báo chí. Cho đến gần đây, những quy định này mới được Quy chế phát ngôn
và cung cấp thông tin cho báo chí, ban hành kèm theo Quyết định số
77/20071QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể hoá. Căn
cứ vào Quy chế, các Bộ, ngành, tỉnh đã ban hành quy chế riêng cho cơ quan
mình. Mục tiêu của Quy chế là các cơ quan hành chính nhà nước phải có
trách nhiệm công bố thông tin cũng như tạo điều kiện để cho báo chí tiếp cận
thông tin nhằm minh bách hóa, chuẩn hoá hoạt độn g quản lý hành chính nhà
nước. Tuy nhiên, thực tế thực hiện Quy chế đã bộc lộ mặt trái của nó, cụ thể
như:
* Hiểu không đúng về “người phát ngôn", nên đã có hiện tượng quá
quan trọng hoá vai trò của người phát ngôn, coi người phát ngôn là người duy
nhất trong cơ quan, tổ chức có quyền cung cấp thông tin. Trong khi đó, theo
tinh thần Quy chế thì người phát ngôn chỉ phát biểu những "thông tin chính
thống'', tức là những thông tin thiên về chủ trương, chính sách liên quan đến
quản lý nhà nước của Bộ, ngành, địa phương, chứ không có nghĩa là bất cứ

21


một việc gì, lĩnh vực gì cũng phải qua người phát ngôn, hoặc cũng phải chờ
được sự đồng ý của Bộ trưởng hoặc của Chủ tịch tỉnh, thành phố...
* Quy chế, cũng như dự án Luật Báo chí sửa đổi đều quy định về việc
tổ chức, cơ quan, người phát ngôn "phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
nội dung của thông tin đã cung cấp, . Tuy nhiên, trách nhiệm cụ thể như thế
nào, có chế tài không, nhất là trong trường hợp cung cấp thông tin sai hoặc

khước từ việc cung cấp thông tin trái pháp luật.
* Nên đưa quy chế người phát ngôn vào Luật Báo chí sửa đổi, để tránh
việc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cung cấp' thông tin, cũng như nêu cao
trách nhiệm của người phát ngôn, cung cấp thông tin.
- Cần xây dựng Luật về tiếp cận thông tin. Luật Tiếp cận thông tin là để
cụ thể hoá quyền tự do thông tin, một thứ quyền luôn luôn song hành với
quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Bài học về sự tôn trọng sự thật khách quan và bản lĩnh nghề
nghiệp đi tới tận cùng chân lý của vấn đề
Tôn trọng sự thật khách quan là điều kiện tiên quyết của bài điều tra,
điều này thể hiện từ trong khâu thu thập thông tin, kiểm chứng độ tin cạy của
tài liệu và phưong pháp thể hiện bài điều tra, đặt vụ việc vấn đề trong thời
gian và không gian cụ thể, cùng với quá trình diễn ra hành vi sai phạm từ lỗi
của đối tượng đã xâm phạm tới khách thể là những mối quan hệ đuợc pháp
luật bảo vệ.
Điều này tránh sự nửa chừng và nửa vời trong tác nghiệp viết bài đièu
tra. Những đối tựong chủ mưu thường có chức có quyền, tiền tài hoặc có mối
quan hệ rộng khắp. nếu không có nhưng bài điều tra đích đáng “vach mặt chỉ
tên” và đưa chân tuớng tham nhũng ra ánh sang, mà chỉ viết bài qua loa,

22


nhượng bộ theo kiểu “bắn chỉ thiên” thì coi chừng sau này hậu quả Tòa soạn
báo và nhà báo sẽ lãnh đủ
2. Bài học về sự trải nghiệm nghề nghiệp và chủ động đề xuất vấn
đề điều tra của nhà báo
Sự trải nghiệm liên quan đến lòng yêu nghề, lăn xả vào kinh nghiệm
tích lũy trong quá trình nắm bắt hoàn cảnh cso vấn đề, phán đoán và đề xuất

viết bài điều tra- Những cách thức tiếp cận, khai thác thông tin khả năng tư
duy trong liên kết, so sánh, đối chiếu thông tin để có tài liệu chuản xác bề dày
trong các mối quan hệ, nhất là với các cộng tác viên, đầu mối thông tin các
lĩnh vực nhạy cảm, kể cả việc tham khảo các chuyên gia về pháp luật- liều
lượng và thời điểm thông tin nhằm đạt hiệu ứng xã hội cao nhất.
3. Bài học về sự phối hợp khoa học giữa lãnh đạo Ban biên tập với
phóng viên viết điều tra
Cho thấy việc kết hợp giữa công tác lãnh đạo, quản lý của tòa soạn với
việc phát huy tính độc lập trong tác nghiệp của phóng viên điều tra, thể hiện
sự cẩn thận hai chiều trong vịệc trình duyệt đề tài điều tra, phân công phóng
viên, biên tập viên đảm trách vụ việc điều tra tạo điều kiện về phuơng tiện đi
lại, thiết bị kỹ thuật cơ chế thanh tóan trong quá trình điều tra theo đề xuất của
nhóm phóng viên; công tác biên tập bản thảo điều tra chông tham nhũng, đặc
biệt là thẩm định độ chính xác của tư liệu đảm bảo không để xẩy ra bất kỳ sai
sót nào.
4. Bài học tự bảo vệ mình, bị sa cơ thậm chí bị tù tội
Khi nhà báo không thể bảo vệ mình, bị sa cơ, thậm chí bị tù tội, tờ báo
bì đình bản khi đối tuợng của bài điều tra chống tham nhũng phản đòn ngược
lại và thắng thế về mặt chứng cứ thì khó thuyết phục công chúng đặt niềm tin
vào công cuộc phòng, chống tham nhũng. Nhà báo họat động trong khuôn
khổ pháp luật quy định, khi xem xét một vụ việc, vấn đề thì ngài đúng hay sai
cần lưu tâm ở khía cạnh nên hay không nê trứoc khi đăng báo. Việc khai thác
tư liệu càn chú ý đến những tài liệu đựoc dán mác là “tuyệt mật”, “mật” để
23


không sa cơ vào những vấn đề bất khả kháng và không bị quy chụp là khai
thác tư liệu sai luật, thậm chí là cái bẫy giăng sẵn. Đây cũng chính là những
bất cập của pháp luật báo chí việt nam, tạo nên những rào cản, dễ bị hiểu là
vùng cấm thông tin.


24



×