Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

Đề cương tổng hợp môn Kinh tế đầu tư trường ĐH kinh tế quốc dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 86 trang )

Table of Contents
I - 5 NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ...................................................................................3
1. Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ.......................................................................................3
2. Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa các lợi ích trong đầu tư......................................................................4
3. Tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam...................................................5
4. Nguyên tắc thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài hòa giữa kinh tế và xã hội .......................6
5. Nguyên tắc tập trung dân chủ..............................................................................................................7
II - Tình trạng thất thốt và lãng phí vốn đầu tư XDCB của nhà nước................................................................8
III - Phân tích vai trị của đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong DN. Cho biết nội dung hoạt động đầu tư
phát triển nguồn nhân lực (trang 435).........................................................................................................15
IV - So sánh hiệu quả tài chính – hiệu quả kinh tế xã hội......................................................................................18
V - Nêu hạn chế của FDI thời gian qua và giải pháp thu hút FDI có hiệu quả..................................................19
VI - Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của DN và liên hệ thực tế tại Việt Nam..........................21
VII - ODA......................................................................................................................................................................23
VII - Thực trạng quản lý đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước.............................................................................25
VIII - Vốn trong nước giữ vai trò quyết định, vốn ngồi nước giữ vai trị quan trọng.....................................26
1.1.

Vốn trong nước giữ vai trị quyết định, vốn ngồi nước giữ vai trò quan trọng. Liên hệ VN........26

1.2.

Mối quan hệ của nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư ngoài nước........................27

2. Tác động của từng loại nguồn vốn đến tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam............................27
3.

Giải pháp huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư................................................................30

4. Thực trạng vốn.................................................................................................................................. 31
a) Khu vực nhà nước..................................................................................................................................................................... 31


b) Khu vực ngồi nhà nước (ODA, FDI)....................................................................................................................................... 31

IX - Phân tích mqh qua lại giữa đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Phân tích trong
trường hợp VN.................................................................................................................................................32
X - Đầu tư là yếu tố quyết định tới sự phát triển và là chìa khóa cho sự tăng trưởng của mọi quốc gia.......33
2. Thực trạng về sự tác động của đầu tư tới tăng trưởng và phát triển kinh tế VN.................................35
3. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.......................42
XI - Thực trạng của việc huy động và sử dụng nguồn vốn trong nước của nước ta hiện nay và kiến nghị các
giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này............................................................................45
1. Thực trạng huy động và sd nguồn vốn trong nước của nước ta hiện nay............................................45
1.1 Thực trạng huy động nguồn vốn nhà nước:............................................................................................................................ 45
1.2 Thực trạng huy động nguồn vốn dân cư và tư nhân:............................................................................................................. 46
1.3 Thực trạng sử dụng nguồn vốn nhà nước:.............................................................................................................................. 47
1.4 Thực trạng sử dụng nguồn vốn tư nhân và dân cư................................................................................................................. 49

2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN.......................................................50
2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn nhà nước................................................................................................... 50
2.2 Nâng cao hiêu quả sử dụng nguồn vốn dân cư và tư nhân..................................................................................................... 52

XII - Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư. Liên hệ VN?...............................................................................................53
1


XIII - Phân biệt đầu tư tài chính, đầu tư thương mại với đầu tư phát triển......................................................53
XIV - Giải thích đặc điểm độ trễ thời gian trong đầu tư,hãy chỉ ra những thích ứng cần thiết trong hoạt
động ĐTPT......................................................................................................................................................53
XV – Hệ số ICOR.........................................................................................................................................................54
Câu 1: Giải thích luận điểm ĐT cho xóa đói giảm nghèo cũng là ĐTPT.............................................................55
Câu 2: Thế nào là cơ cấu đầu tư hợp lý? Những cơ cấu đầu tư trên phạm vi quốc gia.Trình bày giải pháp
chủ yếu xây dựng một cơ cấu đầu tư hợp lý ở nước ta?............................................................................55

Câu 3: Cho ví dụ qua đó giải thích ý nghĩa của ICOR trong cơng tác dự báo kinhtế?.....................................57
Câu 5: Giải thích luận điểm“trả lương đúng và đủ cho người lao động cúng là ĐTPT?.................................59
Câu 6:Vì sao phải đầu tư trọng tâm,trọng điểm. Giải thích nội dung của yêu cầu này trong quản lý hoạt
động đầu tư của nước ta.................................................................................................................................59
Câu 7: Trình bày đặc điểm của ĐTPT và và vận dụng..........................................................................................59
Câu 8: Đầu tư phân tán, dàn trải và thiếu 1 chiến lược tổng thể là những khiếm khuyết chính trong hoạt
động ĐTPT ở nước ta trong thời gian qua? Bình luận ý kiến trên..........................................................60
Câu 1: vai trị của đầu tư phát triển..........................................................................................................................62
Câu 2: Trình bày các nguyên tắc quản lý đầu tư và làm rõ sự cần thiết phải tuân thủ các nguyên tắc này
trong công tác quản lý đầu tư. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam.............................................................63
Câu 3 : Trình bày các nguyên tắc cần tuân thủ khi lập kế hoạch đầu tư. Liên hệ thực tế ở Việt Nam...........65
Câu 4,5,6: Trình bày tóm tắt các nguồn vốn đầu tư . Các điều kiện để huy động có hiệu quả vốn đầu tư….
............................................................................................................................................................................66
Câu 7. Phân tích đặc điểm của đầu tư phát triển. Những đặc điểm này đặt ra u cầu gì cho cơng tác quản
lý dự án..............................................................................................................................................................67
Câu 9: Trình bày các phương pháp quản lý hoạt động đầu tư và ưu nhược điểm của từng phương pháp.
Cũng như các hoạt động kinh tế khác, các phương pháp quản lý hoạt động đầu tư bao gồm:...........68
Câu 10:Trình bày các cơng cụ quản lý hoạt động đầu tư và tác dụng của từng công cụ đối với cơng tác quản
lý đầu tư hiện nay............................................................................................................................................70
Câu 11 Trình bày nội dung quản lý hoạt động đầu tư ở các cấp độ....................................................................70
Câu 12 Trình bày nguồn vốn ODA và các giải pháp để tăng cường huy động nguồn vốn này.......................71
Câu 13 Trình bày nguồn vốn FDI và các giải pháp để tăng cường huy động nguồn vốn này..........................72
Câu 14 Trình bày khái niệm và phương pháp xác định “ Khối lượng vốn đầu tư thực hiện”........................73
Câu 15 Trình bày khái niệm và phương pháp xác định Tài sản cố định huy động và Năng lực sản xuất phục
vụ tăng thêm.....................................................................................................................................................73
Câu 16 Trình bày các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư trong doanh nghiệp....................................................74
Câu 17 Trình bày các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư của 1 quốc gia, 1 địa phương, 1 ngành....................74
Câu 18 Trình bày quy trình lập kế hoạch đầu tư....................................................................................................75
Câu 19 Phân biệt đầu tư tài chính, đầu tư thương mại với đầu tư phát triển...................................................76
Câu 20 Trình bày nội dung đầu tư trong doanh nghiệp.........................................................................................76


2


I - 5 NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ
1. Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ.
1.1. Khái niệm
Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ địi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ trên tất cả
mọi lĩnh vực kinh tế. Cả hai chiều quản lý đều phải có trách nhiệm chung trong việc thực hiện mục tiêu của ngành cũng như của lãnh thổ. Sự kết hợp này
sẽ tránh được tư tưởng bản vị của bộ, ngành, trung ương và tư tưởng cục bộ địa phương của chính quyền địa phương. Theo đó, Bộ chỉ quan tâm đến lợi
ích của các đơn vị kinh tế do mình thành lập và Ủy ban nhân dân địa phương chỉ quan tâm đến lợi ích của các đơn vị kinh tế của địa phương. Từ đó, dẫn
đến tình trạng tranh chấp, khơng có sự liên kết giữa các đơn vị kinh tế trên cùng một địa bàn lãnh thổ, do đó hiệu quả thấp.
1.2. Nội dung kết hợp
Sự kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ được thực hiện như sau:
-Thực hiện quản lý đồng thời cả hai chiều: Quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ. Có nghĩa là, các đơn vị đó phải chịu sự quản lý của ngành (Bộ)
đồng thời nó cũng phải chịu sự quản lý theo lãnh thổ của chính quyền địa phương trong một số nội dung theo chế độ quy định.
-Có sự phân cơng quản lý rành mạch cho các cơ quan quản lý theo ngành và theo lãnh thổ, khơng trùng lặp, khơng bỏ sót về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn.
-Các cơ quan quản lý nhà nước theo mỗi chiều thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý theo thẩm quyền của mình trên cơ sở đồng quản hiệp quản, tham
quản với cơ quan nhà nước thuộc chiều kia, theo quy định cụ thể của Nhà nước. Đồng quản là cùng có quyền và cùng nhau ra quyết định quản lý theo
thể thức liên tịch. Hiệp quản là cùng nhau ra quyết định quản lý theo thẩm quyền, theo vấn đề thuộc tuyến của mình nhưng có sự thương lượng, trao đổi,
bàn bạc để hai loại quyết định của mỗi bên tương đắc với nhau. Tham quản là việc quản lý, ra quyết định của mỗi bên phải trên cơ sở được lấy ý kiến
của bên kia.
1.3. Sự cần thiết phải kết hợp quản lí theo ngành với lãnh thổ
Nhằm đảm bảo cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ trong nền kinh tế quốc dân, các đơn vị thuộc các ngành kinh tế - kĩ thuật nằm trên các địa bàn lãnh thổ
khác nhau cũng đều chịu sự quản lí nhà nước theo ngành của các bộ (trung ương) và của các cơ sở chuyên môn (ở địa phương). Trong phạm vi thẩm
quyền theo quy định của luật pháp, quản lí theo ngành bảo đảm cơ cấu ngành phát triển hợp lí trong phạm vi cả nước và có hiệu quả nhất. Các đơn vị
kinh tế nằm trên một đơn vị hành chính - lãnh thổ cũng chịu sự quản lí nhà nước theo lãnh thổ của chính phủ Trung Ương trên tổng thể, và của chính
quyền địa phương các cấp theo quy định phân cấp của luật pháp. Trong cơ cấu quyền lực và phân cơng trách nhiệm quản lí hành chính - nhà nước, chính
phủ quản lí thống nhất các ngành và các đơn vị lãnh thổ; chính quyền địa phương là người chịu trách nhiệm quản lí kinh tế - xã hội trên địa bàn lãnh thổ,

đại biểu cho quyền lợi nhân dân ở địa phương; đồng thời là một bộ phận của quyền lực nhà nước thống nhất ở địa phương, là người đại diện cho nhà
nước (Trung ương) ở địa phương. Vì những lí do đó nên nhất thiết phải kết hợp hai mặt: quản lí theo ngành và quản lí theo lãnh thổ. Trên cơ sở phân định
rõ chức năng quản lí, các quy định về phân cơng, phân cấp và xây dựng nội dung và mức độ thống nhất quản lí ngành cho từng ngành theo đặc điểm
ngành; nội dung và mức độ quản lí theo lãnh thổ; nội dung, mức độ kết hợp quản lí theo ngành với quản lí theo lãnh thổ, nhằm phát huy cao độ nhất hiệu
quả sử dụng nguồn lực của cả nước, của từng vùng kinh tế, từng địa phương trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm thống nhất lợi ích quốc
gia và lợi ích từng địa phương trong sự phát triển một cách có lợi nhất những lợi thế của địa phương. Sự kết hợp và thống nhất hai mặt quản lí chủ yếu
được thể hiện:
1) Tổ chức điều hoà, phối hợp các hoạt động của tất cả các đơn vị thuộc các ngành, các thành phần kinh tế, các cấp quản lí, cũng như các tổ chức văn
hố, xã hội, an ninh, quốc phịng để phát triển nền kinh tế quốc dân theo một cơ cấu hợp lí nhất, có hiệu quả nhất về ngành cũng như về lãnh thổ.
2) Quản lí cơng việc chung của quốc gia trên phạm vi cả nước, cũng như trên từng đơn vị hành chính - lãnh thổ kết hợp hài hồ lợi ích chung của cả
nước, cũng như lợi ích của địa phương.
3) Phục vụ tốt các hoạt động của tất cả các đơn vị nằm trên lãnh thổ, như về kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường và tài nguyên, bảo đảm pháp chế xã hội
chủ nghĩa, an ninh, trật tự công cộng, phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của dân cư sống và làm việc trên lãnh thổ, bất kể là thuộc cơ quan, xí nghiệp
trung ương hay địa phương.
1.4. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc
Việc kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ có vai trị rất lớn đối với việc phát triển đất nước về mọi lĩnh vực. Chính vì vậy Nhà nước ta đã có chủ
trương, chính sách áp dụng biện pháp kết hợp này trên phạm vi cả nước, với nhiều địa phương và các doanh nghiệp, các nhà máy, khu cơng nghiệp…
Theo đó quy định các cơ sở, doanh nghiệp nào thành lập ở địa phương nào phải chịu sự quản lý về hành chính, về mặt pháp luật, xã hội, kinh tế, kỹ
thuật… của cơ quan quản lý ngành và địa phương. Áp dụng quy định của Nhà nước thì hiện nay đã có nhiều cơ quan ngành và cơ quan chính quyền địa
phương thực hiện nghiêm chỉnh, nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất, có lợi cho cả 2 bên:
+ Quản lý ngành sẽ hoạch định sự phát triển cho doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp đó.
+ Cịn quản lý lãnh thổ tạo điều kiện pháp lý, được pháp luật bảo vệ, cung cấp nguồn nhân lực, nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp kinh tế.
Từ đó ta có thể nhận thấy sự tác động qua lại, hỗ trợ nhau giữa quản lý ngành và quản lý lãnh thổ. Cho thấy sự kết hợp này làm tăng tính hiệu quả, đạt
mức phát triển tối đa tránh những khó khăn, rủi ro.

3


Các doanh nghiệp kinh doanh cùng với cơ quan địa phương hiện nay ngày càng có sự phổi hợp quản lý rất chặt chẽ, ví dụ như: Khu cơng nghiệp Bình
Dương thuộc tỉnh Bình Dương của vùng Đơng Nam Bộ. Có các ban quản lý do thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, là cơ quan trực thuộc UBND

tỉnh Bình Dương, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch cơng tác và kinh phí hoạt động của UBND tỉnh. Chịu sự chỉ đạo,
hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các Bộ, Ngành, lĩnh vực có liên quan, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND tỉnh trong công tác quản lý khu cơng nghiệp. Khu cơng nghiệp Bình Dương đã thể hiện rất rõ sự kết hợp giữa quản lý ngành với quản
lý lãnh thổ, thể hiện được sự hỗ trợ, phối hợp, đem lại sự phát triển không chỉ đối với khu cơng nghiệp mà cịn đưa tỉnh Bình Dương trở thành một trong
những tỉnh phát triển hàng đầu của Đông Nam Bộ.
Từ đó chúng ta có thể thấy việc tuân thủ và áp dụng nguyên tắc kết hợp giữa quản lý ngành với quản lý lãnh thổ của các cơ quan, đồn thể, doanh nghiệp
có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau, cùng tuân thủ pháp luật và dưới sự bảo vệ của pháp luật.
Tuy nhiên việc thực hiện nguyên tắc vẫn cịn nhiều thiếu sót và hạn chế:
- Thứ nhất: đó là việc “xé rào” trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm của địa phương trái với quy định của cơ quan quản lý ngành, chức năng. Có
một số cơ quan địa phương vì lợi ích nhất thời mà bỏ qua văn bản thủ tục hành chính mà pháp luật đã quy định, để cấp giấy phép hoạt động đó ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của đất nước.
- Thứ hai: là sự phối hợp không chặt chẽ trong việc tổ chức, thực hiện các quy định của ngành ở địa phương.
- Thứ ba: đó là việc bất cập trong hoạt động kiểm tra giám sát thực hiện các quy định của ngành tại địa phương.
Điều đó địi hỏi các cơ quan nhà nước, các ban ngành phải không ngừng nâng cao việc kết hợp chặt chẽ giữa quản lý ngành với quản lý lãnh thổ, để khắc
phục những hạn chế, nhằm phát triển kinh tế địa phương và của đất nước.
1.5. Kiến nghị để thực hiện tốt nguyên tắc


Để thực hiện nguyên tắc trên cần phải tăng cường công tác lập pháp và tư pháp.

- Về lập pháp, phải từng bước đưa mọi quan hệ kinh tế vào khuôn khổ pháp luật. Các đạo luật phải được xây dựng đầy đủ, đồng bộ, có chế tài rõ ràng,
chính xác và đúng mức.
- Về tư pháp, mọi việc phải được thực hiện nghiêm minh (từ khâu giám sát, phát hiện, điều tra, công tố đến khâu xét xử, thi hành án…) khơng để xảy ra
tình trạng có tội khơng bị bắt, bắt rồi khơng xét xử hoặc xét xử quá nhẹ, xử rồi mà không thi hành án hoặc thi hành


Đẩy mạnh hơn nữa chuyên mơn hóa theo ngành và phân bố sản xuất theo chức năng nhằm thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển




Tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan chuyên mơn ở địa phương quản lí tốt về tổ chức, nhân sự, chuyên môn để đảm bảo đạt được các chỉ tiêu của
ngành.



Tạo điều kiện thuận lợi về nhân lực, tài nguyên, điều kiện vật chất đảm bảo cho các doanh nghiệp ở địa phương hoạt động có hiệu quả cao.



Có sự phân cơng rành mạch cho các cơ quan quản lí theo ngành và lãnh thổ, khơng trùng lặp, khơng bỏ sót về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

2. Ngun tắc kết hợp hài hịa giữa các lợi ích trong đầu tư.
2.1. Khái niệm:
Giáo trình: “Đầu tư tạo ra lợi ích …. phát triển vững chắc, ổn định” (trang 119)
2.2. Biểu hiện:
Giáo trình: “Trong hoạt động đầu tư … qua đấu thầu theo luật định” (trang 120)
2.3. Sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc:
Nếu tuân thủ nguyên tắc này thì hoạt động đầu tư mới thực hiện được. Khi nguyên tắc này được đảm bảo thì mới đảm bảo hiệu quả của hoạt động đầu tư.
Khi các lợi ích đều được kết hợp hài hòa trong đầu tư sẽ tạo điều kiện và động lực để nền kinh tế phát triển vững chắc và ổn định.
2.4. Liên hệ:
Trong hoạt động đầu tư, kết hợp hài hòa các loại lợi ích thể hiện sự kết hợp giữa lợi ích của xã hội mà đại diện là Nhà nước với lợi ích của cá nhân và tập
thể người lao động, giữa lợi ích và chủ đầu tư, nhà thầu, các cơ quan thiết kế, tư vấn, dịch vụ và người hưởng lợi. Sự kết hợp này được bảo đảm bằng các
chính sách của Nhà nước, sự thỏa thuận theo hợp đồng giữa các đối tượng tham gia quá trình đầu tư, sự cạnh tranh của thị trường thông qua theo đấu thầu
nhất định.
Trong gói kích cầu chống suy giảm kinh tế trong những năm vừa qua của chính phủ, các chính sách của chính phủ đưa ra trong việc quản lí hoạt động
đầu tư nói riêng và hoạt động kinh tế nói chung, đã quan tâm đến lợi ích của nhiều nhóm đối tượng, cụ thể là lợi ích của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có
nhiều nguy cơ phá sản trong khủng hoảng thơng qua gói kích cầu hỗ trợ 4% lãi suất cho DN vừa và nhỏ; chính sách xây nhà ở cho người có thu nhập
thấp… Các chính sách này cũng nhằm tới mục tiêu tạo việc làm cho người lao động, tăng trưởng kinh tế để nâng cao mức phúc lợi xã hội cho người dân.

4



2.5. Hạn chế:
Tuy nhiên, đối với một số hoạt động đầu tư và trong những môi trường nhất định, giữa lợi ích của Nhà nước và các thành viên tham gia có xảy ra mâu
thuẫn. Mâu thuẫn lợi ích xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày và nếu xử lý khơng khéo có thể gây ra những vấn đề đạo đức nghiêm trọng,
ảnh hưởng đến hoạt động lành mạnh của các tổ chức và của toàn bộ xã hội.
2.6. Giải pháp:
Xem xét tình hình ở nước ta thì thấy nhiều người đưa ra chính sách chưa học được các bài học trên. Bất luận do thiếu hiểu biết, vơ tình hay hữu ý nếu tổ
chức có quyền càng lớn lại đưa ra các quy định khuyến khích mâu thuẫn lợi ích thì tai họa càng lớn. Phải rà sốt lại tất cả các chính sách như vậy và sửa
đổi bãi bỏ. Chúng ta chưa có các quy định rõ ràng, các thủ tục minh bạch về tránh mâu thuẫn lợi ích. Các tổ chức cũng chưa chú ý đến vấn đề này nên
cũng khơng có các quy định rõ ràng. Thậm chí việc lợi dụng chức, quyền, thơng tin để mưu lợi riêng là rất phổ biến đốt với các quan chức mọi cấp ở
nước ta nhuận nhiều vụ việc đã được báo chí nêu ra và vơ vàn vụ khơng được nhắc tới, gây bất bình trong nhân dân, ảnh hường xấu đến sự phát triển của
đất nước. Để mọi người, mọi tổ chức hiểu kỹ hơn về mâu thuẫn lợi ích, để các tổ chức có quy chế tránh mâu thuẫn lợi ích của mình, để Nhà nước có luật,
chính sách, các quy chế, thủ tục rõ ràng nhằm tránh mâu thuẫn lợi ích là những việc làm thiết thực trong công cuộc chống tham nhũng, tăng niềm tin,
phát triển kinh tế và xã hội.
3. Tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam
Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà nước lên nền kinh tế quôc dân nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực kinh tế trong và ngồi nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở rộng
giao lưu quốc tế.
3.1. Khái niệm
a. Tiết kiệm
-Là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định.
-Đối với việc quản lý, sủ dụng tài sản nhà nước: Tiết kiệm là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã
định.
b. Hiệu quả
-Hiệu quả kinh tế diễn ra khi xã hội khơng thể tăng sản lượng một loại hàng hố mà khơng cắt giảm loại hàng hố khác
-Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó
-Thực hành tiết kiệm chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên chủ trương, đường lối, cơ chế chính sách đến tổ chức thực hiện gắn với kiểm tra, giám
sát.
-Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và quy định khác của pháp luật.

3.2. Thực trạng thực hành nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý nhà nước về kinh tế ở Việt Nam.
Trong những năm gần đây, các tổ chức doanh nghiệp kinh tế và cơng ty trong nước đã gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh và đầu tư. Rất
nhiều doanh nghiệp đã chính thức tuyên bố phá sản hay hoạt động cầm chừng, một số doanh nghiệp ra đi không hẹn ngày trờ lại. Tuy vậy, hầu hết các
doanh nghiệp vẫn cịn thói quan chi tiêu phung phí và bừa bãi. Ngồi ra họ cũng đang lãng phí rất lớn các nguồn lực quý báu của mình như nguồn lực
nhân sự, cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, lãng phí nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay phải trả lãi từ bên ngồi, lãng phí thương hiệu doanh nghiệp, các cơ
hội đầu tư và hợp tác kinh doanh sinh lợi, lãng phí trí tuệ và chất xám của nhân viên, lãng phí các mỗi quan hệ liên doanh liên kết từ bên ngoài….
Nguyên tắc thực hành tiết kiệm:
-Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải gắn với cải cách hành chính và bảo đảm hồn thành nhiệm vị được giao, khơng để bị ảnh hưởng đến hoạt động
bình thường của cơ quan, tổ chức.
-Thực hiện phân cấp quản lý, phối hợp chặt chẽ giữa cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ được giao gắn với trách nhiệm của người
đứng đầu, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
-Bảo đảm dân chủ, cơng khai, minh bạch, bảo đảm vai trị giám sát của quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, mặt trận tổ quốc việt nam, các tổ chức thành
viên của mặt trận tổ quốc việt nam và nhân dân trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Các lĩnh vực quan trọng trong quá trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí ở VN:
-Quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước (mua sản phẩm thiết bị, chi đầu tư, nghiên cứu, xây dựng, lương, chi khác…).
-Quản lý và sử dụng trụ sở làm việc, nhà công và các cơng trình phúc lợi cơng cộng.
-Quản lý và khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên ( giấy phéo khai thác khoáng sản)
-Đào tạo, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước.

5


-Quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp.
-Sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
Ví dụ: Bột ngọt Vedan sản xuất bột ngọt tiết kiệm chi phí đầu tư cho hệ thống nước thải đã gây ra hậu quả nặng nề ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường và cuộc sống của người dân. Để giải quyết vụ việc, Vedan phải bỏ ra một khoản tiền lớn hơn cho việc xử lý ô nhiễm môi trường và đền bù tổn thất
cho người dân xung quanh do ô nhiễm nguồn nước.
Quan điểm sử dụng và quản lý có hiệu quả các nguồn lực kinh tế VN:
-Huy động và kết hợp tất cả các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển.
-Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đảm bảo tăng trường kinh tế, hiệu quả và bền vững.

-Kết hợp giữa nhà nước và thị trường trong phân bổ, sử dụng nguồn lực.
-Thu hút và sử dụng nguồn lực, kết hợp với công bằng xã hội, an ninh quốc phịng và bảo vệ mơi trường.
3.3. Giải pháp thực hiện nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
-Đầu tư có trọng điểm, quản lý, sủ dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
-Cải cách tổ chức bộ máy quản lý kinh tế theo hướng gọn nhẹ, linh hoạt.
-Giảm thiểu các chi phí vật tư, thiết bị cho sản xuất dựa trên cơ sở quản lý và sử dụng có hiệu quả.
-Đường lối, chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan.
Kết luận:
Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý nhà nước về kinh tế là cần thiết với mọi quốc gia, nó đặc trưng cho thể chế chính trị của đất nước. Việc
thực hiện nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý nhà nước về kinh tế nhằm mục đích điều hồ mâu thuẫn các mặt lợi ích, đảm bảo mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội. Việt Nam cần có nhiều những doanh nghiệp cố gắng tiết kiệm và “thực hành tiết kiệm” một cách nghiêm túc và tích cực để trở thành
mạnh, là ăn hiệu quả, đủ sức cạnh tranh trong nước và có thể vươn đến tầm cỡ thế giới.
4. Nguyên tắc thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài hịa giữa kinh tế và xã hội
4.1. Lý thuyết: Slide + giáo trình 117
4.2. Thực tế ở Việt Nam
Ở Việt Nam, chính trị và kinh tế khơng thể tách rời vì chính sách của Đảng là cơ sở của mọi biện pháp lãnh đạo kinh tế, hướng dẫn sự phát triển không
ngừng của nền kinh tế. Trong cương lĩnh quản lí của Đảng cũng nói rõ: phát triển kinh tế nhưng việc quan tâm đến đời sống nhân dân phải được coi trọng
hành đầu. Phát triển kinh tế nhưng không được làm gia tăng sự chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng miền.
Để thực hiện được mục tiêu cơng nghiệp hố hiện đại hố theo định hướng xã hội chũ nghĩa thì chính trị và kinh tế ln đi cùng nhau được thể hiện qua
tất cả chủ trương chính sách của Đảng và Chính Phủ. Cơ chế đó thể hiện ở việc: Đảng vạch ra đường lối chủ trương phát triển kinh tế- xã hội, Đảng chỉ
rõ con đường biện pháp và phương tiện để thực hiện đường lối đãđề ra và Chính Phủ là người đơn đốc, kiểm tra viêc thực hiện, Nhiệm vụ phát triển kinh
tế xã hội hàng năm được Quốc hội thơng qua thì nhiệm vụ kinh tế luôn song hành với nhiệm vụ xã hội. Tức là, ngoài những chỉ tiêu về kinh tế như: tổng
sản phẩm trong nước, giá trị tăng thêm của mỗi ngành, tổng kim ngạch XNK, chỉ số CPI,… thì cịn có các chỉ tiêu về xã hội như: tạo việc làm, tỷ lệ hộ
nghèo, tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng,… và các chỉ tiêu về môi trường như: tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệ KCN- khu chế xuất có có hệ thống xử lý nước thải
tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 60%,…
Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế:
Hạn chế trong việc phát triển kinh tế - xã hội
Trong những năm đổi mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, song kinh tế phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu, chưa thật sự bền vững,
đặc biệt trong 10 năm gần đây. Chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia của nền kinh tế còn thấp. Thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm được hoàn thiện, hệ thống thị trường hình thành và phát triển chưa đồng bộ; chất lượng nguồn nhân lực còn

nhiều hạn chế, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ và hiện đại đang cản trở sự phát triển; việc tạo nền tảng để trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại cịn chậm và gặp nhiều khó khăn.
Trên lĩnh vực phát triển văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ mơi trường, cịn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững.Nhiều vấn
đề bức xúc nảy sinh, nhất là các vấn đề xã hội và quản lý phát triển xã hội chưa được nhận thức và giải quyết có hiệu quả.; trên một số mặt, một số lĩnh
vực, người dân chưa được thực hưởng đầy đủ, công bằng thành quả đổi mới.
Hạn chế trong chính sách
Ở Việt nam, chính trị và kinh tế khơng thể tách rời nhau vì chính sách của Đảng là cơ sở của mọi biện pháp lãnh đạo kinh tế, hướng dẫn sự phát triển
không ngừng của nền kinh tế. Vai trò của Nhà nước và quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư là rất quan trọng, nếu không được đặt đúng chỗ và

6


khơng sử dụng đúng cơng cụ mà Nhà nước có trong tay thì Nhà nước sẽ trở thành vật cản của đầu tư phát triển và sẽ khơng thể có một xã hội mà trong đó
mọi tổ chức, cá nhân đều hăng hái bỏ vốn đầu tư cho phát triển.Nhà nước đóng vai trị là người tạo ra và giải quyết sự hài hịa các loại lợi ích để khuyến
khích, động viên mọi nguồn lực cho phát triển.Giải quyết một cách hài hịa giữa lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của xã hội bằng cơng cụ quản lý gián
tiếp (thuế và ưu đãi đầu tư).Tuy nhiên , một thực tế diễn ra trong những năm qua đó là sự can thiệp quá sâu của đội ngũ cán bộ Đảng vào trong quản lý
kinh tế, gây ra tình trạng giáo điều, khó khăn cho quản lý kinh tế, quyền lực bị phân tán. Cơ chế hiện tại chưa thực sự đáp ứng đầy đủ yêu cầu về quản lý
đầu tư, nhất là chưa phân biệt rõ chức năng quản lý Nhà nước về đầu tư với quản lý hoạt động đầu tư cụ thể, quản lý vĩ mô với quản lý vi mô trong đầu
tư. Việc ban hành các chính sách cịn chưa đồng bộ tạo ra sự bất đồng trong việc triển khai thực hiện, các qui hoạch cịn chưa sát với tình hình thực tiễn,
khiến cho việc thực hiện không đạt yêu cầu đề ra. Văn bản Pháp luật còn nhiều bất cập, tạo ra những kẽ hở gây ra tình trạng lách luật…..
4.3.

Một số giải pháp khắc phục để thực hiện nguyên tắc tốt hơn

Cải cách theo hướng tích cực phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan Đảng và chính quyền. Với mục tiêu:
-Hạn chế sự can thiệp của nhà nước vào các quyết định của nhà đầu tư
-Tôn trọng tối đa quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp
-Đổi mới chức năng của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh theo hướng khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn nhà đầu tư, doanh nghiệp là chính.
-Đồng thời, hệ thống văn bản pháp luật ngày càng được hoàn thiện hơn, bổ sung sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế, quan điểm chiến lược trong
từng giai đoạn.

Xây dựng hệ thống chính trị chất lượng, hiệu quả, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xd các biện pháp chiến lược để ngăn chạn, đầy đủ tình trạng
suy thối , giải quyết hài hịa các loại lợi ích nhà đầu tư và lợi ích của xã hội để khuyến khích đầu tư
5. Nguyên tắc tập trung dân chủ
5.1.

Lý thuyết: Slide+ giáo trình 118

5.2.

Hiện nay Việt Nam đã và đang thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ:

Trong nền kinh tế thị trường XHCN nước ta, sự can thiệp của nhà nước nhằm điều chỉnh tính tự phát của thị trường, đảm bảo tính định hướng XHCN.
Nhà nước đang phát huy vai trò quản lý khi tập trung thống nhất quản lý 1 số lĩnh vực kinh tế then chốt nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế- xã
hội, đồng thời quan tâm đến lợi ích của người lao động là những động lực quan trọng đảm bảo sự thành công của các hoạt động kinh tế xã hội.
Trong hoạt động đầu tư, nguyên tắc tập trung dân chủ được vận dụng ở hầu hết các khâu công việc, từ lập kế hoạch đến thực hiện kế hoạch, ở việc phân
cấp quản lý và phân công trách nhiệm, ở cơ cấu bộ máy tổ chức với chế độ một thủ trưởng chịu trách nhiệm và sự lãnh đạo tập thể, ở quá trình ra quyết
định đầu tư…
Nguyên tắc tập trung dân chủ được nước ta thực hiện rất rõ nó được quy định thành các văn bản luật. Ví dụ: Nghị định 12 số 12/2009/ND/CP của Chính
Phủ về quản lý dự án đầu tư xd cơng trình, thơng tư 03/2009/TT/BXD quy định chi tiết một số nội dung của nghị định 12/2009/ND/CP. Hay gần đây nhất
là Nghị định 59/2015/ND-CP của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư có hiệu lực 5/8/2015 quy định chi tiết một số nội dung thi hành Luật Xây dựng năm
2014 về quản lý dự án đầu tư xây dựng, gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án; thực hiện dự án; kết thúc xây dựng đưa cơng trình của dự án vào khai
thác sử dụng; hình thức và nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng và đối với dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của
nhà tài trợ nước ngoài được thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật về quản lý sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
nước ngoài
5.3.

Những hạn chế trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ

Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ có khi vẫn cịn mang tính hình thức và những hạn chế trong quá trình thực hiện nguyên tắc này khơng chỉ
riêng ở địa phương, doanh nghiệp mà cịn là tình hình chung của cả nước.

Việc hình thành và thơng qua các quyết định, chủ trương, chính sách, phương hướng, nghị quyết của nhà nước, của tỉnh - huyện, của đơn vị … về nguyên
tắc phải thu hút được sự đóng góp trí tuệ rộng rãi của các nhà lãnh đạo, đảng viên; phải được thảo luận thẳng thắn, triệt để. Trên thực tế có tình hình:
khơng ít cán bộ, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, không thật sự tích cực tham gia ý kiến vào việc xây dựng các văn bản trên, đồng thời cũng không phải
mọi ý kiến của người lao động đều được phản ánh tới các chủ đầu tư, nhà quản trị, tình trạng dân trí, trình độ cịn thấp cũng chính là ngun nhân làm
hạn chế mức độ dân chủ của công nhân, người lao động. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ý thức tự giác về dân chủ của người dân, kể cả cán bộ công nhân
viên chưa cao nên không tham gia đóng góp ý kiến. Thực tế một số trường hợp ý kiến của người lãnh đạo vẫn dường như có sức thuyết phục quyết định
cuối cùng; ý kiến thuộc thiểu số rất ít khi được đặt lại để xem xét.
Trình độ năng lực của chủ đầu tư, cán bộ thực hiện các dự án còn nhiều hạn chế.Việc chọn lựa người lãnh đạo đứng đầu rất quan trọng và quyết định rất
lớn đến sự vận hành của cả hệ thống tổ chức, cơ quan đó. Nguyên tắc dân chủ, tập thể địi hỏi phải lấy phiếu tín nhiệm của cán bộ, đảng viên về cán bộ
dự kiến bổ nhiệm và chỉ xem xét người được đa số phiếu tín nhiệm. Đa số trường hợp thì việc này diễn ra thuận lợi nhưng ở nơi bè phái, cục bộ thì kết
quả bỏ phiếu tín nhiệm khơng phản ánh đúng đánh giá và tín nhiệm đối với cán bộ, người được đa số phiếu chưa hẳn đã xứng đáng.
Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam được xem là một trong những ví dụ thất bại của trào lưu tập đồn, doanh nghiệp nhà nước đầu tư tràn lan, đầu tư
ngoài ngành thiếu chiến lược, lý do một phần chính là do năng lực của các nhà quản lý chưa có tầm nhìn, khơng đảm bảo được lợi ích giữa người trồng
đay và nhà máy, chưa có một nhà máy giấy nào sản xuất lại sử dụng cây đay, hoạt động đầu tư có độ rủi ra cao, khơng khả thi, khi hoạt động lỗ rất lớn
nhưng không thể dừng hoạt động, phải chuyển giao với nhiều nhà đầu tư khác như Tổng Công Ty Giấy Việt Nam, Vinapaco nhưng vẫn không cải thiện

7


được. Hiện nay, tổng vốn đầu tư đội lên tới 3.000 tỷ đồng mà Nhà máy vẫn chưa được thanh lý và toàn bộ vùng nguyên liệu đay đã bị xóa xổ vì hơn 10
năm nay, nhà máy này khơng hề hoạt động.
Mặt khác, một số người lợi dụng “dân chủ” để thực hiện những yêu sách vượt quá khuôn khổ luật pháp, coi thường kỷ cương phép nước.Đặc biệt trong
vấn đề thực hiện giải phóng mặt bằng, một số người dân đã được đền bù đúng quy định nhưng vẫn cố tình khơng bàn giao mặt bằng và kích động nhiều
người khác tham gia đòi tăng tiền đền bù.Một số người dân đã được giải quyết khiếu nại tố cáo đúng pháp luật, chính sách nhưng vẫn khơng chịu thực
hiện quyết định và đến cơ quan nhà nước nhiều lần gây rối mất trật tự, thậm chí thách thức cả cơng an, cả chính quyền. Trong việc giải phóng mặt bằng,
xây dựng các vành đai trong công tác quản lý các dự án đầu tư, thực hiện còn chậm tiến độ, chưa đảm bảo quyền lợi, đền bù xứng đáng cho các hộ dân,
điển hình như trong việc giải phóng mặt bằng cho các hộ gia đình ở đoạn đường Trường Chinh, còn 335 hộ chưa thu hồi đất, việc khiếu kiện kéo dài của
29 hộ dân điển hiền tại Đống Đa trong việc giá đất đền bù và nhà định cư, ban quản lý dự án phát triển đô thị Hà Nội cùng UBND quận, các sở, ngành
liên quan họp đối thoại với các hộ dân để giải thích; tuy nhiên, các hộ dân chưa đồng thuận.
5.4.


Giải pháp khắc phục hạn chế

Để khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, một số giải pháp như sau:
Nâng cao nhận thức trách nhiệm cho các địa phương, các ngành, các cơ sở, các doanh nghiệp, người dân trong hoạt động đầu tư về nội dung, bản chất ,
thực hiện nguyên tắc. Tập trung và dân chủ là hai thành tố cấu thành một chỉnh thể thống nhất của nguyên tắc. Hai thành tố này ràng buộc, chế ước lẫn
nhau, tập trung phải dựa trên cái nền dân chủ và dân chủ phải dưới sự chỉ đạo của tập trung, dân chủ phải đi đôi với kỷ luật, kỷ cương. Dân chủ càng
được tăng cường thì càng có sự thống nhất tập trung cao. Tuyệt đối hóa, nhấn mạnh một yếu tố nào đều không đúng, trái với bản chất của nguyên tắc.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật nghiêm minh những tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà
nước. Thông qua kiểm tra, kịp thời phát hiện những sơ hở của các chủ trương, nghị quyết để bổ sung hoàn thiện phù hợp với quy luật khách quan; đồng
thời giáo dục ngăn chặn kịp thời các khuyết điểm, sai phạm của đảng viên.
Tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa nguyên tắc thành quy chế, quy định pháp luật của Nhà nước để tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động đầu tư. Cần rà
soát lại những điểm bất hợp lý, lạc hậu trong các quy chế, quy định đã ban hành để bổ sung hoàn thiện, giúp cho việc thực hiện được thống nhất. Mỗi loại
quy chế, quy định, luật pháp cần lượng hóa trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu.
Đối với từng doanh nghiệp, cơ sở cần xây dựng thiết kế cơ cấu tổ chức phù hợp ví dụ như hiện nay nhiều tổ chức có xu hướng theo phạm vi kiểm sốt
rộng hơn và ít cấp quản lý hơn, thay đổi nguyên lý thống nhất một thủ trưởng…; quy định, quy tắc làm việc của mình, làm rõ chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của từng cấp, từ bộ phận, từng cá nhân trong doanh nghiệp. Tổ chức, chuẩn bị kỹ nội dung, thu hút tập thể tham gia thảo luận để ra các vấn đề
của đơn vị. Không những thế cần hướng vào kiểm tra bộ phận, cá nhân có tư tưởng lợi ích cá nhân, cố tình khơng chấp hành chỉ thị, nghị quyết, tham
nhũng, gây chia rẽ, bè phái làm suy yếu khối đoàn kết nội bộ, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc TTDC để giáo dục, ngăn chặn, không chờ vụ việc vỡ lở
mới kiểm tra, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời. Lựa chọn nhà Lãnh đạo, người đứng đầu có trình độ, năng lực, phẩm chất,… phù hợp với mục tiêu
của doanh nghiệp,cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước.
II - Tình trạng thất thốt và lãng phí vốn đầu tư XDCB của nhà nước
1. Khái niệm và đặc điểm:
1.1.Đầu tư xây dựng cơ bản
1.1.1.Khái niệm
Đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) là hoạt động đầu tư nhằm tạo ra các cơng trình xây dựng theo mục đích của người đầu tư, là lĩnh vực sản xuất vật
chất tạo ra các tài sản cố định (TSCĐ) và tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội. ĐTXDCB là một hoạt động kinh tế
1.1.2.Nguồn vốn
Vốn của dự án ĐTXDCB nói chung được cấu thành bởi các nguồn sau:
Thứ nhất là nguồn vốn của nhà nước. Nguồn vốn này bao gồm:

+ Ngân sách nhà nước cấp phát.
+ Vốn của các doanh nghiệp nhà nước có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, bao gồm vốn từ khấu hao cơ bản để lại, từ lợi nhuận sau thuế, từ đất đai, nhà
xưởng còn chưa sử dụng đến,... được huy động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; vốn góp của nhà nước trong liên doanh, liên kết với các thành phần
kinh tế trong nước và nước ngồi.
+ Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước mà Chính phủ cho vay theo lãi suất ưu đãi bằng nguồn vốn tự có hoặc nhà nước đi vay để cho vay lại đầu
tư vào các dự án thuộc lĩnh vực được ưu tiên trong kế hoạch nhà nước đối với một số doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
+ Vốn vay nợ, viện trợ từ bên ngồi của Chính phủ thơng qua kênh hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Trên thực tế, một phần vốn này sẽ đưa vào ngân
sách đầu tư, còn phần ODA cho các doanh nghiệp vay lại thì đưa vào nguồn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước.
Thứ hai là nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân và nguồn vốn đóng góp tự nguyện của dân cư vì lợi ích cộng đồng, kể cả đóng góp cơng lao động, của
cải vật chất để xây dựng các công trình phúc lợi.

8


Thứ ba là nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn này bao gồm đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp. Đầu tư gián tiếp của nước ngoài tại Việt Nam là
nguồn vốn do nước ngoài cung cấp thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu của Việt Nam, nhưng không tham gia công việc quản lý trực tiếp. Vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Inverstment – FDI) ở Việt Nam là nguồn vốn nước ngoài trực tiếp đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức tự đầu tư
100% vốn hoặc liên doanh. Ngồi ra cịn có nguồn vốn viện trợ khơng hồn lại của các tổ chức phi chính phủ (Non- Government Organization – NGO).
ĐTXDCB của nhà nước là hoạt động đầu tư của nhà nước, bao gồm các dự án ĐTXDCB được hoạch định trong kế hoạch nhà nước và được cấp phát
bằng nguồn vốn ngân sách của nhà nước, đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước có
nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
1.2.Thất thốt, lãng phí
1.2.1.Thất thốt
Thất thốt trong đầu tư là hiện tượng mất mát, thiệt hại không đáng có về vốn đầu trong suốt q trình đầu tư, từ khi quyết định chủ trương đầu tư
cho đến khi dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Phần vốn đầu tư bị thất thoát là phần vốn tuy đưa vào dự án nhưng bị lãng phí hoặc biến mất trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Nguyên
nhân ở đây có thể do tiêu cực và tham nhũng gây nên lãng phí hoặc do thiên tai, dịch họa và do tác động của nền kinh tế.
1.2.2. Lãng phí
Theo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí: “Lãng phí là việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên thiên
nhiên khơng hiệu quả. Ðối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử

dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên vượt định mức, tiêu
chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định”.
Lãng phí trong đầu tư có thể hiểu là việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư không mang lại hiệu quả như mong muốn, mà nguyên nhân của sự lãng phí này
là xuất phát từ sự thiếu trách nhiệm, thiếu năng lực của các cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tư và các cơ quan tư vấn, thiết kế, cơ quan thẩm định, cơ
quan trực tiếp quản lý vốn trong quá trình thực hiện đầu tư. Theo ý kiến các chuyên gia trong công tác quản lý dự án và quan niệm của các nhà tài trợ thì
đó là các khoản chi khơng đem lại hiệu quả gì cho dự án hoặc phần chi cao hơn các quy định hợp pháp, chi không đúng quy định của dự án... căn cứ theo
mục đích và động cơ của các hành động trên mà có thể coi đó là lãng phí hay tham ơ.
2. Ngun nhân tình trạng thất thốt, lãng phí trong ĐTXDCB của nhà nước
2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Thất thốt, lãng phí trước hết từ công tác lập quy hoạch, kế hoạch. Đây là khâu quan trọng để đảm bảo đầu tư có hiệu quả và phát triển lâu dài. Hiện nay,
công tác quy hoạch vẫn tồn tại nhiều bất cập, thiếu tính chiến lược tổng thể giữa các cấp, ngành; thiếu tầm nhìn dài hạn, không sát thực; thiếu sự kết hợp
giữa các loại quy hoạch, giữa quy hoạch xây dựng vùng và quy hoạch xây dựng đô thị,...nên nhiều dự án phải điều chỉnh hoặc di chuyển, kéo dài thời
gian xây dựng công trình.
Việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi chưa chú trọng đúng mức khâu điều tra thực tế những ảnh hưởng của cơng trình
đối với mơi trường và xã hội; lựa chọn địa điểm xây dựng và phân tích dự án đầu tư khơng chính xác dẫn đến việc dự án sau khi thực hiện xong nhưng
hoạt động kém hiệu quả.
Ngoài ra, thất thốt lãng phí cịn do đầu tư xây dựng cơng trình khơng đảm bảo cảnh quan, mơi trường, làm tăng chi phí nhân cơng, vật tư, thiết bị, xử lý
môi trường…
2.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư
Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư, thất thốt, lãng phí thường xảy ra ở những công việc sau:


Khâu đền bù giải phóng mặt bằng

Việc xác định giá trị đền bù khơng phải là chuyện đơn giản và rất dễ dẫn đến thất thốt vốn. Biểu hiện của thất thốt trong cơng tác đền bù thường là
việc bớt xén tiền đền bù của dân do người dân không nắm rõ khung giá đền bù do Nhà nước quy định, hoặc tiền đền bù không thoả đáng, không đúng đối
tượng; chi trả tiền đền bù không theo định mức, khung giá Nhà nước và địa phương ban hành; móc ngoặc, câu kết với người được đền bù để nâng giá trị
đền bù, khai khống diện tích, khối lượng tài sản được đền bù; làm giả hồ sơ, khai khống số hộ được đền bù và chi phí đền bù để rút tiền của Nhà nước, từ
đó làm tăng thêm vốn đầu tư xây dựng cơng trình.



Khâu khảo sát, thiết kế xây dựng

Thất thốt trong khâu khảo sát xảy ra do công tác khảo sát không đảm bảo chất lượng, chưa sát với thực tế hoặc không đúng với những tiêu chuẩn,
quy chuẩn của Nhà nước dẫn đến phải khảo sát lại, việc thi công phải thay đổi, bổ sung, điều chỉnh nhiều lần...gây lãng phí thời gian, kinh phí. Bên cạnh
đó, việc thiết kế không phù hợp với quy hoạch xây dựng, với thiết kế cơng nghệ, khơng tn thủ các quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn xây dựng sẽ phải thiết
kế lại, cũng gây lãng phí khơng nhỏ. Chất lượng thiết kế không đảm bảo, không đồng bộ gây lún, nứt; phương án thiết kế không hợp lý, sử dụng vật tư,
vật liệu khơng phù hợp với loại cơng trình; việc chọn hệ số an tồn q cao…dẫn đến lãng phí.


Khâu lựa chọn nhà thầu

9


Việc lựa chọn nhà thầu xây dựng ở nước ta hiện nay cịn nhiều biểu hiện tiêu cực, như: Thơng đồng, dàn xếp trong đấu thầu; Có sự thống nhất trước
giữa các đơn vị tham gia đấu thầu để một đơn vị trúng thầu; Mua bán thầu; Bỏ giá thầu thấp dưới giá thành xây dựng cơng trình. Từ thực tế cho thấy, việc
lựa chọn nhà thầu xây dựng, xác định giá gói thầu, giá trúng thầu, thẩm định kết quả đấu thầu ở nhiều dự án thiếu sự minh bạch; phương thức liên danh,
liên kết giữa các nhà thầu cịn nhiều bất cập, đây chính là những ngun nhân dẫn đến thất thốt, lãng phí vốn đầu tư xây dựng.


Khâu thi cơng xây lắp cơng trình

Thất thốt trong khâu thi công xảy ra do nhà thầu thi công không đảm bảo khối lượng xây lắp theo thiết kế được phê duyệt hoặc thi công không đúng
thiết kế dẫn đến phải phá đi làm lại. Thất thoát từ vật liệu xây dựng cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể. Vật liệu xây dựng đi qua nhiều khâu trung gian,
nâng giá, gửi giá, tăng khối lượng, dùng vật liệu có giá thấp (chất lượng thấp); ăn bớt vật liệu, nên chất lượng cơng trình khơng đảm bảo. Việc giám sát
thi cơng không chặt chẽ, cán bộ tư vấn, giám sát làm ngơ trước những vi phạm của nhà thầu thi công.


Trong việc bố trí và sử dụng vốn


Nhiều dự án vi phạm thủ tục đầu tư nhưng vẫn được phê duyệt kế hoạch đầu tư khi chưa có kế hoạch vốn.
Bố trí kế hoạch đầu tư phân tán, dàn trải, thiếu tập trung khiến nhiều dự án phải chờ vốn, kéo dài tiến độ qua nhiều năm. Việc đầu tư dàn trải dẫn đến tình
trạng kéo dài thời gian thi cơng các cơng trình, dự án; nguồn vốn ngân sách đã eo hẹp lại phải rải cho nhiều dự án cùng dở dang, chậm đưa vào sử dụng
nên không phát huy hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó là việc sử dụng vốn sai mục đích, khơng đúng chế độ...


Trong nghiệm thu, thanh tốn khối lượng hồn thành

Thất thốt ở giai đoạn nghiệm thu, thanh tốn khối lượng xây lắp hồn thành do việc áp dụng sai đơn giá, sai các định mức kinh tế kỹ thuật, tính tốn
khơng chính xác khối lượng xây lắp hồn thành, nhà thầu thơng đồng với cán bộ tư vấn nghiệm thu khống.
2.3. Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư
Ở giai đoạn này, thất thốt, lãng phí vốn đầu tư vẫn xảy ra do cơng trình đã hồn thành xây dựng, đã bàn giao nhưng vẫn chưa được nghiệm thu, quyết
toán. Khi lập quyết tốn, các bên có liên quan thơng đồng với nhau để quyết tốn khống khối lượng cơng; quyết tốn sai hoặc khống khối lượng, chủng
loại vật tư, thiết bị; áp dụng sai các định mức, đơn giá của Nhà nước, địa phương.


KL: Ngun nhân của tình trạng thất thốt, lãng phí trong đầu tư XDCB:

Do cơ chế quyết định đầu tư còn nhiều bất cập. Cơ chế quyết định đầu tư trao quá nhiều quyền cho người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu
tư.Việc quyết định đầu tư do cá nhân quyết định nên rất dễ dẫn đến tiêu cực,lợi ích nhóm chi phối. Nguy hại hơn là khơng có ngườichịu trách nhiệm về
hiệu quả đầu tư. Thực tế đã có nhiều cơng trình đầu tư khơng hiệu quả, gây lãng phí, làmthất thốt lớn vốn nhà nước nhưng khơng có cá nhân nào chịu
trách nhiệm.
Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước chưa có chế tài quy định xử lý trách
nhiệm của người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư. Năm 2014, Nhà nước đã ban hành Luật Đầu tư công, quy định việc quản lý và sử dụng
vốn đầu tư công; quản lý nhà nước về đầu tư công, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư
công. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có được nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật, do vậy để Luật Đầu tư công thực sự phát huy tác dụng
trong thực tiễn.
Công cuộc đấu tranh phịng chống tham nhũng, thất thốt, lãng phí tài sản nhà nước nói chung và tham nhũng, thất thốt lãng phí trong đầu tư xây dựng
nói riêng chỉ thực sự có hiệu quả khi chúng ta chỉ ra được nguyên nhân căn bản của tình trạng tham nhũng và có trong tay những cơng cụ pháp lý đủ

mạnh. Cần khẩn trương xây dựng và ban hành Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư cơng, trong đó nêu rõ trách nhiệm và xử lý trách
nhiệm đối với người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư dự án, cơng trình xảy ra thất thốt, lãng phí, kém hiệu quả, trong đó:
- Xác định rõ các hành vi của người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư bị coi là vi phạm.
- Các hình thức xử lý trách nhiệm: Bồi thường vật chất, xử lý hành chính, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm.
- Quy định rõ thời hiệu xử lý vi phạm.
- Quy trình, thủ tục xử lý trách nhiệm của người vi phạm.
- Các điều kiện, biện pháp bảo đảm hiệu quả các hình thức xử lý vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là hình thức bồi thường vật chất- Các
hình thức cơng khai việc xử lý vi phạm đối với người vi phạm
3.Thực trạng thất thốt, lãng phí trong đầu tư
3.1.Thực trạng, thất thốt lãng phí trong những năm qua
Theo thống kê của bộ Kế hoạch và đầu tư nhận thấy số dự án gây thất thoát, lãng phí có xu hướng ngày càng tăng cao và nhiều trong giai đoạn 20102015 gây tổn thất một nguồn vốn lớn của nhà nước

10


Biểu đồ thể hiện số dự án thất thoát, lãng phí giai đoạn 2010-2015
Thất thốt, lãng phí trong đầu tư có thể xảy ra trong tất cả các khâu của dự án đầu tư và trong bước quy hoạch ngay từ ban đầu
3.1.1Thất thốt, lãng phí trong quy hoạch
Hiện nay chất lượng QH phát triển nhiều ngành chưa cao hoặc chậm được phê duyệt chưa gắn kết chặt chẽ QH phát triển ngành với vùng và địa phương
chưa sát với thực tế chồng chéo thiếu tầm nhìn dài hạn chưa chú trọng thỏa đáng đến yếu tố môi trường và xã hội.Chất lượng quy hoạch cịn hạn chế
,thiếu tầm nhìn dài hạn và đồng bộ chưa tuân thủ tính khách quan của quy luật thị trường. Kế hoạch đầu tư phải chờ điều chỉnh trong khi Qh không qua
quan sát dẫn đến có cơng trình xây dựng xong hiệu quả thấp gây TTLP lớn.Tình trạng QH cho có hình thức để đủ thủ tục xin vốn đầu tư không chuẩn bị
kỹ vẫn phổ biến .Khi chất lượng cơng trình kém ,xuống cấp nhanh thì lại đổ cho thời gian nhiệm vụ gấp phải bảo đảm tiến độ được giao.Tính pháp lí của
QH thấp phổ biến tình trạng khơng tn thủ nghiêm theo kế hoạch được phê duyệt .Thay đổi bổ sung không đúng thẩm quyền làm sai lệch QH chung
chưa tôn trọng QH của các ngành khác.. Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế ,TTLP do công tác QH gây ra lến tới 60-70% tổng TTLP trong
đầu tư.
a.

Quy hoạch thiếu tầm nhìn dài hạn


Thiếu tầm nhìn thiếu tính dự báo các QH sẽ rời rạc chắp vá thiếu liên kết kém bền vững không hiệu quả gây lãng phí về cơ hội về tài nguyên đất đai vốn
đầu tư nguồn nhân lực …Quy hoạch đầu tư ở nước ta hiện nay thực sự chưa có sự thẩm định một cách kỹ càng về các căn cứ kinh tế xã hội như điều
kiện tự nhiên vị trí địa lí hay các yếu tố thị trường. Từ đó 1 số Quy hoạch đã thể hiện rõ nét những sai sót yếu kém thiếu thị trường đầu vào sản phẩm đầu
ra khơng có chỗ đứng, khơng tiêu thụ được,nhà máy buộc phải đóng cửa, gây lãng phí vốn đầu tư.
Ví dụ: Tại nhiều DN như Công ty CP Xuất khẩu nông sản Ninh Thuận do thiếu nguyên liệu, năng lực dây chuyền sản xuất của DN đạt 60 tấn/ngày nhưng
hiện chỉ sản xuất cầm cự khoảng 25 tấn/ngày. Ngoài ra do lo ngại thiếu nguyên liệu chế biến, các DN đã tranh nhau thu mua đã đẩy giá điều trong nước
từ đầu năm đến nay tăng liên tục, trong khi giá xuất khẩu vẫn dậm chân tại chỗ đang gây nhiều khó khăn cho DN.
Do cơng tác QH, đặc biệt là QH vùng nguyên liệu còn nhiều bất cập, việc xác định quy mô địa điểm một số cơ sở chế biến chưa tốt, chưa phù hợp với
khả năng cung cấp ngun liệu; thậm chí có những doanh nghiệp cịn chưa coi trọng việc phát triển vùng nguyên liệu, họa động duưới công suất. Hậu
quả là nhà máy buộc phải đóng cửa sản xuất, khơng có khả năng trả nợ, và việc quyết định đầu tư cho nhà máy đã gây lãng phí lớn.
b.

Quy hoạch dàn trải, thiếu tập trung

Vốn đầu tư lấy từ ngân sách nhà nước bị phân bố dàn trải vào nhiều dự án đầu tư ở nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương, chưa có sự tập trung, chú trọng đặc
biệt để phát triển, nên không thể tạo những đột phá, hiệu quả thức sự.
Số dự án đầu tư tang nhanh qua các năm không tương xứng với tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư. Nhiều dự án chưa đủ thủ tục cũng đc ghi vốn hoặc
ngược lại khơng có nguồn vốn cũng cho triển khai, nhiều dự án cơng trình kéo dài do thiếu vốn thậm chí khơng theo kế hoạch.
c.

TTLP do quy hoạch thiếu đồng bộ giữa các ngành, các vùng lãnh thổ.

Sự thống nhất giữa các QH của ngành, vùng lãnh thổ là một điều quan trọng cần thiết, đảm bảo cho phát triển toàn diện, cần bằng các tổng thể kinh tế
xã hội chung. Nhưng thực tế hiện nay việc lồng ghép các quy hoạch giữa các ngành với nhau, giữa các ngành với các vùng lãnh thổ ở nước ta thực hiện
chưa tốt, dẫn đến hậu quả là các dự án quy hoạch tràn lan, chồng chéo không phát huy được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, gây TTLP nặng nề.


TTLP do QH thiếu đồng bộ giữa các địa phương

Một trong những khó khan của cơng tác quy hoạch là sức ép rất lớn từ các địa phương. Các cụm cơng nghiệp, các cơng trình giao thơng, các cảng biển

thường đưa lại những lợi ích to lớn, thậm chí, làm biến đổi cơ cấu kinh tế của nhiều địa phương. Chính vì vậy, các địa phương đều mong muốn được đưa
vào quy hoạch và được có các cơng trình, dự án này. Và khơng ít các dự án QH chỉ xuất phát từ những bức xúc, bất cập và nhu cầu thực tế trước mắt của
ngành , địa phương, chưa tính đến triển vọng phát triển kinh tế, cơng nghệ và hội nhập chung của cả vùng và cả nước.


TTLP do quy hoach thiếu đồng bộ giữa các ngành.

11


Các ngành kinh tế không tồn tại và phát tiển độc lập mà bao giờ cũng lệ thuộc lẫn nhau, tương tác, thúc đẩy nhau và ngược lại sẽ cản trở, níu kéo nhau
nếu khơng có sự phối hợp liên ngành. Kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, cấp thốt nước đơ thị, đường bộ, đường thủy, cảng biển, cảng cá, sân bay… đều
được lập quy hoạch riêng rẽ dẫn tới thiếu đồng bộ và nhiều khi gây trở ngại cho nhau. Khi lập kế hoạch đầu tư, việc thiếu vắng quy hoạch lãnh thổ quốc
gia và quy hoạch vùng khiến việcxác định thứ tự ưu tiên đầu tư cũng như việc tạo lập hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ gặp nhiều khó khăn.
TTLP do chưa thống nhất giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch xây dựng với quy hoạch đất đai.
3.1.2 Trong chuẩn bị đầu tư
Theo nhận định của các nhà đầu tư TTLP trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư là khá phổ biến nó xảy ra ở hầu hết các dự án lớn nhỏ trên cả nước.Tình trạng
đầu tư không theo quy hoạch được duyệt ,lách quy hoạch ,sai quy hoạch hay do khâu khảo sát nghiên cứu thiếu tính đồng bộ,chủ trương đầu tư khơng
đúng khi xem xét phê duyệt dự án đầu tư trong đó có các khía cạnh như :dự án đầu tư có cần thiết không,đầu tư vào lúc nào và ở đâu,…Nhiều dự án sử
dụng vốn đầu tư cơ bản của nhà nước thơng qua nhiều cơ quan chức năng có thẩm quyền đã phê duyệt các dự án cơng trình đầu tư khơng có tính khả thi
và kém hiệu quả
a.

TTLP trong khâu lập dự án

Tình trạng thất thốt lãng phí do hậu quả của việc lập dự án đầu tư chưa tốt như vậy chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu dự án đầu tư đang triển khai ở
nước ta.Thực tế cho thấy rằng thất thốt lớn nhất có thể xuất hiện ngay trong giai đoạn lập dự án ,khảo sát ,thiết kế chiếm trên 70% tổng số thất thoát.
Chủ trương đầu tư sai lầm bắt nguồn từ việc quy hoạch sai hay khơng có các quy hoạch dự án,đầu tư khơng có quy hoạch ,khơng theo quy hoạch được
phê duyệt hoặc phê duyệt sai không phù hợp với đặc điểm kinh tế điều kiện tự nhiên ,… cũng sẽ dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp
Chất lượng tư vấn lập dự án và lập thiết kế dự án chưa caoKết luận thanh tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Công tác quản lý nhà nước về đầu tư phát

triển bằng nguồn vốn nhà nước
Ví dụ: Dự án Đường Tây Sơn - Thượng Đạo do UBND thị xã An Khê làm chủ đầu tư vừa thi công xong nền đường thì dừng lại khơng thi cơng tiếp, do
thay đổi quy hoạch khu dân cư nên tuyến đường khơng cịn cần thiết...
Công tác khảo sát dự án trước khi tiến hành lập dự án còn sơ sài,cẩu thả dẫn đến lập dự án khơng chính xác do số liệu thu nhập chưa đầy đủ .Hậu quả
gây thất thốt lãng phí và làm tiến độ kéo dài quá thời gian quy định .Chất lượng dự án chưa cao buộc phải điều chỉnh nhiều lần làm tang tổng mức đầu
tư,tang chi phí bồi thường lên gấp nhiều lần
b.

Khâu thẩm định dự án

Tình trạng việt nam hiện nay khâu thẩm định dự án cịn 1 số bất cập dẫn đến tình trạng thất thốt lãng phí trong dự án đầu tư do sự đánh giá thiếu chính
xác.Thẩm định thiết kế chỉ mang tính hình thức hiệu quả thật sự khơng cao đặc biệt cơng trình có quy mơ lớn ,kĩ thuật phức tạp vì đội ngũ thực hiện
cơng iệc này mỏng và yếu. Theo ước tính, hiện có khoảng 45-50% dự án đầu tư cơng phải điều chỉnh trong q trình thực hiện, nhiều dự án điều chỉnh
tăng tổng mức đầu tư quá lớn làm giảm hiệu quả đầu tư hoặc khơng cịn hiệu quả đầu tư. Số dự án đầu tư công chậm tiến độ chiếm khoảng 11% tổng số
dự án được đầu tư. Một số dự án đầu tư hiệu quả thấp hoặc khơng có hiệu quả, khơng đáp ứng u cầu phát triển kinh tế-xã hội. Có những dự án đầu tư
công nội dung trùng lắp, chồng chéo, gây cản trở, hoặc làm mất hiệu quả của các dự án đầu tư trước đó.
Rõ ràng thẩm định chưa hiệu quả các dự án đầu tư,nhất là các dự án đầu tư công.Đầu tư cần phải phê duyệt theo tổng thể QH ,nhưng khơng được chạy
theo phong trào .Vì vậy cần phải minh bạch hóa hoạt động đầu tư.
3.2.3.Trong giai đoạn thực hiện đầu tư
a.

Về giải phóng mặt bằng

Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng ln là một trong những yếu tố gây cản trở lớn tới các dự án trong những năm vừa qua.
Theo báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá của bộ Kế hoạch và đầu tư qua các năm ta có thể nhận thấy với số dự án chậm tiến độ qua các năm thì
nguyên nhân góp một phần khơng nhỏ là do giải phóng mặt bằng chiếm gần 40%. Dễ nhận thấy nhất là khi GPMB bị tắc chính là thời gian thi cơng các
dự án kéo dài hơn dự kiến, làm giảm hiệu quả đầu tư gây tổn thất. Có thể kể đến một số cơng trình thời gian qua như: Dự án đường vành đai 2 đoạn Ngã
Tư Sở - Ngã Tư Vọng, có chiều dài 1.980 mét, rộng 14 mét được xây dựng từ năm 2011. Dự án này chạy qua quận Đống Đa và Thanh Xuân, liên quan
đến giải phóng mặt bằng của hơn 600 hộ dân.Đến thời điểm này, trên địa bàn quận Đống Đa còn 335/454 hộ dân phải dời dành đất cho cơng trình. Từ
việc khó khăn giải phóng mặt bằng, khiến dự án này phải xin UBND thành phố Hà Nội gia hạn hoàn thành đến cuối năm 2016.

b.

Về công tác đấu thầu

Trong thực tế lâu nay đã áp dụng 2 hình thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định và đấu thầu xây dựng. Hình thức đấu thầu là hình thức tiến bộ trong chọn thầu
xây dựng, nhưng trong thực tế đã và đang diễn ra nhiều tiêu cực gây ra thất thốt, lãng phí và tham nhũng làm sai lệch bản chất đấu thầu do:
-Khơng thực hiện đúng trình tự đấu thầu
-Xét thầu, đánh giá để loại nhà thầu khi lựa chọn nhà thầu khơng chính xác, thiếu chuẩn mực.
-Hiện tượng thơng đồng giữa các nhà thầu khi tham gia đấu thầu đã khống chế giá trúng thầu cho đơn vị được thỏa thuận để thắng thầu.

12


-Việc chuẩn bị đấu thầu và công tác tổ chức đấu thầu không đảm bảo chất lượng cũng sẽ dẫn đến gây thất thốt, lãng phí và tiêu cực về vốn và tài sản
trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
c. thi công, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện đầu tư
Công tác theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện đầu tư của chủ đầu tư, ban quản lí dự án, của tư vấn giám sát khơng chặt chẽ, thậm chí mang tính
hình thức dẫn đến việc nhà thầu làm sai thiết kế, sử dụng vật tư không đúng cách, không đảm bảo chất lượng, bớt xén ngun liệu, rút lõi cơng
trình,...các phần của dự án đầu tư nhiều khi được nghiệm thu không đúng chế độ, khai tăng khối lượng, nghiệm thu khống khối lượng, nâng giá trị vật tư,
nguyên vật liệu lên dẫn tới những hậu quả vơ cùng nghiêm trọng.
Ví dụ: Tại dự án đại lộ Đơng Tây thành phố Thanh Hóa, đơn vị thực hiện dự án đã thay đổi vật liệu từ san nền bằng cát sang đất tận dụng, chuyển từ gạch
đặc sang gạch lỗ, nên số tiền cần phải giảm giá trị quyết toán trên 3,94 tỉ đồng.
d. Về khâu nghiệm thu, thanh quyết tốn cơng trình
Ở các cơng trình ĐTXDCB của nhà nước, những hội đồng nghiệm thu thường mang tính hình thức. Thành phần hội đồng nghiệm thu mang tính đại diện.
Chất lượng cơng trình được xem xét qua loa, hình thức rồi cho nghiệm thu nên nhiều cơng trình mới đưa vào sử dụng đã hư hỏng xuống cấp nghiêm
trọngTất cả những tiêu cực gây thất thoát và lãng phí nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản làm cho hiệu quả đầu tư thấp.
Ví dụ: Cơng trình Nhà máy xử lý rác An Khê (Gia Lai) - Một nhà máy xử lý rác quy mô gần 120 tỉ đồng được xây nhưng bỏ hoang gần ba năm, khơng
thể hoạt động vì… lỗi kỹ thuật. Qua kiểm tra, Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Gia Lai phát hiện cơng trình đã được nghiệm thu khống khối lượng gần 65 tỉ
đồng, nghiệm thu khống khối lượng để thanh tốn cho nhà thầu hệ thống lị đốt từ Đức, băng chuyền phân loại rác
3.2.4.Trong vận hành kết quả đầu tư

Tất cả các sai phạm trong các khâu quy hoạch, chuẩn bị đầu tư hay trong giai đoạn đầu tư đều để lại hậu quả nghiêm trọng trong giai đoạn vận hành kết
quả của đầu tư là dự án không hoạt động hiệu quả như dự kiến ban đầu như dự án không đạt được công suất hiệu quả hay giảm tuổi thọ, gây ơ nhiễm mơi
trường,..bên cạnh đó cũng rất quan trọng, vận hành có tốt hay khơng cịn dựa vào q trình tổ chức quản lí hoạt động, cán bộ điều hành, quá trình chọn
lựa các phương thức vận hành thích hợp với tùy từng dự án khác nhau.
Khơng phát huy đầy đủ và có hiệu quả các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã dượcđề ra trong dự án đầu tư.
Theo số liệu thống kê năm 2014 có 27 dự án đưa vào sử dụng nhưng khơng hiệu quả, số liệu này năm 2013 là 46 dự án. Sau đây là một vài cơng trình
điển hình cho sự lãng phí khơng có hiệu quả này.
Bảo tàng Hà Nội – 2.300 tỷ đồng: Bảo tàng Hà Nội được khánh thành vào tháng 10/2010 với chi phí xây dựng 2.300 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước. Dù
chi phí xây dựng là rất cao, nhưng đến nay bảo tàng này rất vắng khách. Dù không gian rộng rãi, hàng cây được cho là quý hiếm mọc thẳng tắp, nhưng
lác đác chỉ vài người qua lại. Dù được khánh thành từ năm 2010 nhưng đến nay – sau 5 năm, bảo tàng vẫn được xem là “rỗng ruột” do bảo tàng to lớn đồ
sộ nhưng hiện vật lại rất ít.
Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngồi như vị trí địa lí, nguồn nước, khí hậu,...
Nhiều nhà máy thủy điện xây dựng xong không thể hoạt động do sông cạn nước, một số cơng trình gặp lũ bị cuốn trơi, nhiều dự án xây dựng các khu
công nghiệp cho nước ngồi th mà khơng có ai th do vị trí xa xôi, không thuận tiện cho giao thông liên lạc, vận chuyển hàng hóa tới nơi tiêu thụ, vận
chuyển nguyên liệu vào trong khu sản xuất,...Một trong những điển hình là cơng trình đầu tư nhà máy lọc dầu Dung Quất được đặt tại khu kinh tế Dung
Quất. Tuy nhiên việc xây dựng cảng biển phục vận chuyển dầu lại gặp một việc khó khăn là có nhiều cát bồi và cảng biển q nơng chỉ có thể xây cảng
biển nhỏ chứ không xây dựng được cảng biến lớn trong khi phục vụ cho nhà máy lọc dầu quy mô lớn như nhà máy lọc dầu Dung Quất thì bắt buộc phải
là cảng biển lớn.
4. Tác động thất thoát, lãng phí trong đầu tư
4.1. Tác động đến kinh tế
-

Hạn chế phát triển kinh tế: thất thốt lãng phí vốn đầu tư, sử dụng không hiệu quả vốn, hiệu quả sử dụng các sự án đầu tư xây dựng kém, không đủ
sức cạnh tranh với nước ngoài… dẫn đến sự kém phát triển về kinh tế trong nước,

-

Cản trở đầu tư từ nước ngồi: mục đích của các nhà đầu tư nước ngồi chính là lợi nhuận nhưng nếu tỉ lệ thất thốt vốn đầu tư cao, lãng phí vốn,
quản lí thì lỏng lẻo khơng bảo đảm được tài sản của các nhà đầu tư, họ sẽ e dè khi quyết định đầu tư .


-

Giảm tốc độ làm việc: để hoàn thành một dự án đầu tư các nhà đầu tư phải mất một khoản chi phí ngầmcho các nhà quản lí, các cán bộ, phải tốn thời
gian và tiền bạc để có thể thực hiện dự án, điều này khiến tốc độ làm việc giảm, hiệu quả của việc thực hiện dự án cũng không cao.

-

Tham ô, tham nhũng, rút ruột cơng trình, bớt xén vật tư ,…diễn ra thường xun gây khó khăn trong việc quản lí hoạt động, giảm chất lượng cơng
trình, phát sinh nhiều tiêu cực trong hoạt động đầu tư.

Tóm lại, thất thốt lãng phí làm cho uy tín của quốc gia bị giảm sút, gây khó khăn lớn trong việc thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư từ
nước ngoài. Thất thốt và lãng phí làm cho hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư bị giảm sút nhanh chóng, thậm chí chất lượng cơng trình thực hiện
khơng đáp ứng được u cầu đặt ra khiến cơng trình xây dựng xong mà không thể đưa vào vận hành khai thác…chẳng hạn như Tập đồn Cơng nghiệp
Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) là Đầu tư mở rộng quá nhanh, quy mô lớn, dàn trải trên nhiều lĩnh vực, địa bàn trái với quy hoạch được phê duyệt. Trong

13


đó có những lĩnh vực khơng liên quan đến cơng nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, nhiều lĩnh vực kém hiệu quả, có nhiều cơng ty, dự án thua lỗ nặng nề;
Sản xuất, kinh doanh đình trệ; bị mất hoặc giảm nhiều đơn đặt hàng; nhiều dự án đầu tư dở dang, khơng hiệu quả; Tình hình nội bộ diễn biến phức
tạp,..đây chỉ là một trong số các dự án điển hình trong các dự án thất thốt lãng phí vốn đầu tư gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế.
4.2. Tác động đến xã hội
Tình trạng thất thốt, lãng phí trong đầu tư gây ra nhiều tiêu cực cho xã hội.
Trước hết, hậu quả của thất thoát và lãng phí là gia tăng tệ nạn xã hội và thối hóa đạo đức của một bộ phận cán bộ quản lý. Những hành vi phạm pháp
không được xử lí thích đáng do các cán bộ, nhân viên chính quyền bị mua chuộc. Chính vì tham lam mà nhưng viên chức này đã nhận hối lộ và đồng thời
cũng gián tiếp làm hợp pháp hóa những hành vi sai trái. Người dân hàng ngày chứng kiến những hành vi phạm pháp nhưng không bị trừng phạt, dần dần
họ quen thuộc với những hành vi này và cuối cùng trở thành bình thường hố trong xã hội.
5.Giải pháp:
5.1. Giải pháp từ con người



.Nâng cao phẩm chất đạo đức

Cần phải nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ để làm gương cho đội ngũ nhân viên dưới quyền ,không tham ô ,tham nhũng không kí liều nhận hối lộ .


Nâng cao trình độ chun mơn

Một cán bộ phải có trình độ chun mơn cao thì mới đủ tư cách lãnh đạo cả một bộ máy nguồn nhân lực ,có đủ uy quyền khiến cho cấp dưới nể phục, đủ
tầm hiểu biết kiểm sốt tiến độ cơng việc mới có đủ khả năng vận hành kết quả đầu tư
Muốn đào tạo được đội ngũ có trình độ chun mơn cao,ta phải rà soát lại hệ thống giáo dục nước nhà ,đầu tư cho hệ thống giáo dục ,vừa đưa ra những
cơ chế chính sách ,hệ thống giám sát chặt chẽ để tránh tiêu cực tránh việc có bằng cấp mà kiến thức nào cũng rỗng: Đào tạo cán bộ nhân viên có đủ năng
lực trình độ tránh tình trạng làm ẩu;
có những cách thu hút được những người tài ,khâu thu hút phải có nhiều chế độ đãi ngộ đặc biệt là chế độ tiền lương ,…
5.2Giải pháp từ chính sách nhà nước
5.2.1 phân cấp quản lí và định rõ trách nhiệm
- Quy định chặt chẽ ,rõ ràng trách nhiệm của các thành viên tham gia hoạt động đầu tư.Cần xác định rõ nguyên tắc tập trung dân chủ thì người quyết định
là người chịu trách nhiệm.
- Chủ dự án có trách nhiệm tồn diện ,liên tục về quản lí và sử dụng các nguồn vốn đầu tư khi chuẩn bị đầu tư thực hiện đầu tư đưa chương trình dự án
vào khai thác sử dụng,thu hồi hoàn trả vốn vay
- Cần trả thù lao tương xứng với trách nhiệm,có chế độ khuyến khích thưởng phạt nghiêm minh .
- Kiên nquyết xử lí mọi hành vi vi phạm pháp luật ,vi phạm quy định quản lí đầu tư ,xây dựng và chi tiêu. Không bao che dung túng nể nang né tránh
- Những cán bộ có trách nhiệm trực tiếp quản lí dự án trước khi được giao nhiệm vụ phải khai báo tài sản và thu nhập cá nhân
5.2.2.Hệ thống pháp luật
-

tích cực hồn thành hệ thống pháp luật ,đặc biệt là luật đầu tư ,gắn pháp luật với thực tế của hoạt động đầu tư

-


phải có văn bản hướng dẫn luật cụ thể ,ban hành ,phổ biến ,hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chính sách ,pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư

-

tổng hợp kiến nghị hoặc hủy bỏ các văn bản pháp luật khơng cịn phù hợp hoặc do các cấp ban hành không đúng thẩm quyền

-

Việc cấp giấy phép thủ tục còn rườm ra ,rắc rối cần điều chỉnh luật vẫn còn sự phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nước
ngoài ,cần có sự cơng bằng cạnh tranh hồn hảo cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động ,buộc các doanh nghiệp nhà nước phải tự
thân vận động ,tự chịu trách nhiệm với các quyết định của mình
5.2.3.Cơng tác quy hoạch

-

nâng cao chất lượng quy hoạch,đổi mới nộ dung ,phương pháp lập quy hoạch phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước và xu hướng hội nhập quốc tế

-

quy hoạch phải có sự gắn kết giữa quy hoạch tổng thể KT_XH một cách hiệu quả,rà sốt điều chỉnh bổ sung ,tránh tình trạng lạc hậu

-

quy hoạch phải có sự đồng bộ giữa các ngành,các địa phương phù hợp với sự phát triển chung của toàn xã hội ,khắc phục tư tưởng cục bộ trong quy
hoạch ,loại bỏ cơ chế xin-cho

-

tăng cường công tác nghiên cứu dự báo khảo sát thực trạng điều kiện tự nhiên ,vụ trí địa lí ,yêu stố thị trường
5.2.4.Cơ chế thanh tra giám sát


14


-

Cần quy định rõ và cụ thể nội hàm khái niệm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành theo tinh thần của Luật thanh tra,sao cho phù hợp với
thực tiễn và yêu cầu cải cách hành chính ,tạo cơ sở pháp lí để xác định mục tiêu ,nội dung,đối tượng ,và phân cấp thẩm quyền hoạt động thanh tra

-

cần sửa đổi theo hướng :các cơ quan thanh tra thành lập theo cấp hành chính chỉ tập trung vào nhiệm vụ giám sát hành chính đối với các cơ quan
hành chính nhà nước thuộc phạm vi trực tiếp của thủ trưởng cấp hành chính cùng cấp ,thực hiện chức năng thanh tra hành chính hướng vào xem xét
việc thực hiện chính sách,nhiệm vụ

-

Bổ sung them nhiều cán bộ “có năng lực,trình độ” vào lực lượng thanh tra điều tra

-

Trang bị thêm trang thiết bị kĩ thuật và tăng kinh phí cho lực lượng thanh tra điều tra

-

có sự thưởng phạt phân minh và xác định rõ trách nhiệm của lực lượng này đối với sự gia tang số vụ và mức độ thất thoát

5.3 Các giải pháp hạn chế TTLP do đặc điểm của đầu tư phát triển



.Bố trí vốn hợp lí: Các dự án đầu tư phải có quyết định đầu tư của các cấp có thẩm quyền tại thời điểm trước tháng 10 của năm kế hoạch .Đây là
điều kiện tiên quyết không được phép châm trước khi cấp phát vốn đầu tư .Đồng thời phải bố trí điều hành kế hoạch đầu tư kết hợp ngắn hạn dài
hạn cho phù hợp



Tiến hành phân kì :Do vốn nằm lại khê đọng trong suất quá trình thực hiện đầu tư,bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hồn thành dứt điểm từng
hạng mục cơng trình từ đó có thể sớm đưa vào sử dụng



.Giảm rủi ro trong đầu tư:

-Đa dạng các nguồn cung cấp nguyên liệu có các phương án dự trữ nguyên liệu để phòng trừ các trường hợp bất lợi của tự nhiên
-Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường,dự báo trước các xu hướng tiêu dùng của khách hàng,xu hướng biến động giá cả hàng hóa trong nước và trên thế
giới
III - Phân tích vai trò của đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong DN. Cho biết nội dung hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực (trang
435)
1. Phân tích vai trị của đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong DN.
1.1

Các khái niệm

Nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động, khơng phân biệt người đó đang được phân bố vào ngành nghề, lĩnh vực, khu vực nào và
có thể coi đây là nguồn nhân lực xã hội”.
Phát triển Nguồn nhân lực là các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra nguồn nhân lực với số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội
của đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân. Áp dụng vào từng doanh nghiệp cụ thể, phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động đầu tư
trong lĩnh vực doanh nghiệp kinh doanh nhằm tạo ra nguồn lực con người với số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, đồng thời
đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân.
2. ND của đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Nội dung của hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bao gồm: đầu tư đào tạo nguồn nhân lực; đầu tư chăm sóc sưc khỏe, y tế;
đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc; trả lương đúng và đủ cho người lao động.
2.1. Đầu tư đào tạo nhân lực
Hoạt động đào tạo trong doanh nghiệp gồm đào tạo chính quy, ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ … Giáo dục cơ bản cung cấp những kiến thức cơ bản để
phát triển năng lực cá nhân. Giáo dục nghề và giáo dục đại học (đào tạo) vừa giúp cho người học có kiến thức đồng thời cung cấp tay nghề, kỹ năng,
chuyên môn.
Hoạt động đầu tư đào tạo của doanh nghiệp cần tuân thủ một số yêu cầu sau:
Thứ nhất, xây dựng chiến lược đào tạo nhân lực rõ rang
Thứ hai, khuyến khích nhân viên đến với trường đại học
Thứ ba, gắn hiệu quả đào tạo với nâng cao năng lực làm việc, tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Thứ tư, lấy thực tiễn công việc làm thước đo nhu cầu đầu tư cho đào tạo
Thứ năm, khuyến khích người lao động tự học và học tập suốt đời
Thứ sáu, chi phí đào tạo là chi phí đầu tư phát triển dài hạn
2.2. Đầu tư cải thiện môi trường làm việc của người lao động

15


Đầu tư cải thiện mội trường làm việc để đảm bảo đầy đủ các điều kiện vật chất, kỹ thuật, an toàn, đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho người lao động, đảm
bảo các yêu cầu về thẩm mỹ và tâm lý lao động.
2.3. Hoạt động đầu tư cho lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe người lao động trong doanh nghiệp
Bao gồm: đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe; đầu tư đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế; chi phí khám sức khỏe định kỳ, khám phát
hiện bệnh nghề nghiệp; chi phí cho cơng tác vệ sinh lao động, an tồn thực phẩm; đầu tư cho cơng tác bảo hộ lao động như trang phục bảo hộ lao động,
trang bị phòng sơ cấp cứu và các tao nạn lao động thường gặp trong sản xuất; chi phí bảo hiểm y tế, xã hội.. chi người lao động.
2.4. Trả lương đúng và đủ cho người lao động
Tiền lương là một phần chi phí cấu thành chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Tiền lương phải trả cho người lao động là một yếu tố cấu thành nên giá trị
sản phẩm, dịch vụ. Các doanh nghiệp sử dụng tiền lương để làm địn bẩy kinh tế khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố thúc đẩy tăng năng
suất lao động. Trong quá trình phát triển, doanh nghiệp ngày càng nhận thấy tầm quan trọng của việc trả lương đúng và đủ cho người lao động đối với sự
phát triển của doanh nghiệp. Lương phù hợp với mức cống hiến khiến người lao động vững tâm và phấn đấu hơn, đóng góp, cống hiến nhiều hơn, năng
suất lao động cao hơn… góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Xu hướng chủ đạo, quan niệm trả lương đúng và đủ là hoạt động đầu

tư phát triển.
Các hoạt động trên có tác động hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau trong việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.
3. Liên hệ với VN
Nhân lực là nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Trình độ phát triển của nguồn nhân lực là một thước đo chủ yếu sự phát triển
của các quốc gia. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực. Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định quan
điểm coi con người là trung tâm của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3.1. Yêu cầu đối với phát triển nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay
Nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và hội nhập quốc tế, từ bối cảnh trong nước, phát triển nguồn nhân lực đang
đứng trước những yêu cầu:
Thứ nhất, bảo đảm NNL là một trong ba khâu đột phá cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã được đề ra : chuyển đổi mơ
hình tăng trưởng từ chủ yếu theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu; tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ; chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế; tăng nhanh hàm lượng nội địa hóa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp
và của nền kinh tế; tăng năng suất lao động, tiết kiệm trong sử dụng mọi nguồn lực;…
Thứ hai, Việt Nam có lực lượng lao động lớn, một mặt, tạo cơ hội cho nền kinh tế có bước phát triển mạnh mẽ, mặt khác, tạo sức ép lớn về giải quyết
việc làm và đào tạo nghề nghiệp.
Thứ ba, nhu cầu đào tạo nghề nghiệp của người lao động ngày càng cao hơn cả về số lượng và chất lượng do mức thu nhập ngày càng cao, do chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, do q trình đơ thị hố ngày càng mạnh mẽ, do sự xuất hiện của những ngành, nghề mới,…
Thứ tư, sự phát triển nguồn nhân lực cần đáp ứng yêu cầu phát triển cân bằng hơn giữa các vùng miền, xuất phát từ yêu cầu giữ vững ổn định chính trị,
bảo đảm an ninh, quốc phịng để phát triển đất nước.
Từ bối cảnh quốc tế, phát triển nguồn nhân lực đang đứng trước những yêu cầu:
Thứ nhất, Việt Nam phải có đủ nhân lực để có khả năng tham gia vào quá trình vận hành của các chuỗi giá trị toàn cầu trong xu thế các tập đồn xun
quốc gia có ảnh hưởng ngày càng lớn.
Thứ hai, nguồn nhân lực phải có năng lực thích ứng với tình trạng nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm và sự sụt giảm các nguồn đầu tư tài
chính (do tác động và hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới); có khả năng đề ra các giải pháp gia tăng cơ hội phát triển trong điều kiện thay đổi
nhanh chóng của các thế hệ cơng nghệ, tương quan sức mạnh kinh tế giữa các khu vực.
Thứ ba, nhân lực nước ta phải được đào tạo để có khả năng tham gia lao động ở nước ngoài do tình trạng thiếu lao động ở nhiều quốc gia phát triển để
phát huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng; đồng thời có đủ năng lực để tham gia với cộng đồng quốc tế giải quyết những vấn đề mang tính tồn cầu và khu
vực.
3.2. Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam
Dân số: Quy mô dân số tương đối lớn, dân số phân bố khơng đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Dân cư Việt Nam phần đơng vẫn cịn là cư dân nơng

thơn). Trình độ học vấn của dân cư ở mức khá; tuổi thọ trung bình tăng khá nhanh.
Lao động: Thể lực và tầm vóc của nguồn nhân lực đã được cải thiện và từng bước được nâng cao, tuy nhiên so với các nước trong khu vực. Lao động
Việt Nam được đánh giá là thông minh, khéo léo, cần cù, tuy nhiên ý thức kỷ luật, năng lực làm việc theo nhóm, … cịn nhiều hạn chế.
Đào tạo: Số lượng nhân lực được tuyển để đào tạo ở các cấp tăng nhanh. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo, cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự phân bố
theo vùng, miền, địa phương,… chưa đồng nhất, chưa thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước và xã hội.

16


Sử dụng nhân lực: Lực lượng lao động đã được thu hút vào làm việc trong nền kinh tế là khá cao. Năng suất lao động có xu hướng ngày càng tăng. Đội
ngũ nhân lực có trình độ chun mơn và kỹ năng nghề nghiệp khá đã được thu hút và phát huy hiệu quả lao động cao ở một số ngành, lĩnh vực như bưu
chính viễn thơng, cơng nghệ thơng tin, sản xuất ơ tơ, xe máy, đóng tàu, công nghiệp năng lượng, y tế, giáo dục,… và xuất khẩu lao động. Đội ngũ doanh
nhân Việt Nam ngày càng tăng về số lượng và cải thiện về kiến thức, kỹ năng kinh doanh, từng bước tiếp cận trình độ quốc tế.
Có thể khái quát một số hạn chế chủ yếu của nguồn nhân lực nước ta như:
Chất lượng đào tạo, cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự phân bố theo vùng, miền, địa phương của nguồn nhân lực chưa thực sự phù hợp với nhu cầu sử
dụng của xã hội, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước và xã hội.
Đội ngũ nhân lực chất lượng cao, công nhân lành nghề vẫn còn rất thiếu so với nhu cầu xã hội để phát triển các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam, nhất
là để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cũng như nâng cấp vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị đó.
Số lao động có trình độ chun mơn, kỹ thuật, thậm chí nhóm có trình độ chun mơn cao có khuynh hướng hiểu biết lý thuyết khá, nhưng lại kém về
năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong mơi trường cạnh tranh cơng nghiệp; vẫn cần có thời gian bổ sung hoặc đào tạo bồi dưỡng để sử dụng
hiệu quả.
Khả năng làm việc theo nhóm, tính chun nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ là công cụ giao tiếp và làm việc của nguồn nhân lực còn rất hạn chế.
Trong mơi trường làm việc có yếu tố nước ngồi, ngoại ngữ, hiểu biết văn hố thế giới ln là điểm yếu của lao động Việt Nam.
Tinh thần trách nhiệm làm việc, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công dân, ý thức văn hố cơng nghiệp, kỷ luật lao động của một bộ phận đáng kể người
lao động chưa cao.
NSLĐ còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Mặt khác, đáng lo ngại là năng suất lao động của Việt Nam có xu hướng tăng chậm hơn so
với các nước đang phát triển trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xia.
Nguyên nhân:
Thứ nhất, nguồn lực quốc gia và khả năng đầu tư cho phát triển nhân lực của phần lớn các gia đình cịn hạn chế, chưa đáp ứng điều kiện tối thiểu để bảo
đảm chất lượng các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao.

Thứ hai, quản lý nhà nước về phát triển nhân lực còn những bất cập so với yêu cầu. Nhiều mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chưa tính tốn đầy đủ các
điều kiện thực hiện. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chưa
chặt chẽ.
Thứ ba, hệ thống giáo dục quốc dân - lực lượng nòng cốt trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đất nước bộc lộ nhiều hạn chế: công tác phân luồng
định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông chưa tốt; công tác đào tạo, giáo dục nghề nghiệp chưa thực sự dựa trên cơ
sở nhu cầu xã hội, …
Thứ tư, hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng về kinh tế,
xã hội, văn hố nước ta với thế giới. Cịn nhiều sự khác biệt trong các quy định về giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nhân lực của hệ thống pháp luật Việt
Nam so với pháp luật của các nước; mô hình hệ thống giáo dục và đào tạo, nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo nhân lực chưa tương thích và
chưa phù hợp với các tiêu chuẩn phổ biến của các nước trong khu vực và thế giới; chưa thu hút được nhiều các nguồn lực quốc tế cho phát triển nhân lực.
Môi trường pháp lý, điều kiện làm việc, cơ chế chính sách chưa bảo đảm cho trao đổi nhân lực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Việt Nam
và các nước được thực hiện thuận lợi, chưa phát huy hết tiềm năng của khả năng hợp tác quốc tế này phục vụ phát triển nguồn nhân lực của đất nước.
3.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2017-2020
3.3.1. Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về phát triển nhân lực
Trong đó, cần tập trung vào việc hồn thiện bộ máy quản lý phát triển nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả
hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nhân lực. Xây dựng hệ thống thông tin về cung - cầu nhân lực trên địa bàn cả nước nhằm bảo đảm cân đối cung cầu nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới các chính sách, cơ chế, công cụ phát triển nhân lực. Cải tiến và tăng cường sự phối hợp giữa các cấp
các ngành, các chủ thể tham gia phát triển nhân lực.
3.3.2. Bảo đảm nguồn lực tài chính cho phát triển nhân lực
Cần xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách nhà nước theo hướng tập trung chi để thực hiện các chương trình, nhiệm vụ, dự án đào tạo theo mục tiêu ưu
tiên và thực hiện công bằng xã hội (hỗ trợ đào tạo, phát triển nhân lực ở các vùng sâu, vùng xa, cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số, đối tượng
chính sách,…). Đẩy mạnh xã hội hố để tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực: Trực tiếp đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục, đào tạo,
cơ sở y tế, văn hoá, thể dục thể thao; Góp vốn, mua cơng trái, hình thành các quỹ hỗ trợ phát triển nhân lực. Cần quy định trách nhiệm của doanh nghiệp
đối với sự phát triển nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi và có cơ chế, chính sách mạnh để doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tăng đầu tư phát triển
nhân lực nói chung và đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề nói riêng. Mở rộng các hình thức tín dụng ưu đãi cho các cơ sở giáo dục, đào tạo và cho học sinh,
sinh viên để học nghề, học đại học, cao đẳng, hỗ trợ người lao động học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Đẩy mạnh và tạo cơ chế phù hợp để thu hút các nguồn vốn nước ngoài cho phát triển nhân lực Việt Nam
3.3.3. Đổi mới giáo dục và đào tạo

17



Đây là nhiệm vụ then chốt, giải pháp chủ yếu để phát triển nhân lực Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến 2020 và những thời kỳ tiếp theo. Đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế. Trước mắt, cần tập trung vào một số nội dung sau đây:
- Hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng mở, hội nhập, thúc đẩy phân tầng, phân luồng, khuyến khích học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Tổ
chức lại mạng lưới giáo dục đào tạo, sắp xếp lại hệ thống giáo dục quốc dân cả ở quy mô đào tạo, cơ cấu ngành nghề, cơ sở đào tạo, quy hoạch lại mạng
lưới giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng, miền và địa phương. Thực hiện phân tầng
giáo dục đại học.
- Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học. Cải cách mục tiêu, nội dung, hình thức kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục và đào
tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Từng bước áp dụng kiểm định, đánh giá theo kết quả đầu ra của giáo dục và đào tạo.
3.3.4. Chủ động hội nhập quốc tế để phát triển nguồn nhân lực Việt Nam
Xây dựng, thường xuyên cập nhật hệ thống pháp luật về phát triển nguồn nhân lực Việt Nam phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam nhưng không
trái với thông lệ và luật pháp quốc tế về lĩnh vực này mà Việt Nam tham gia, ký kết, cam kết thực hiện.
Thiết lập khung trình độ quốc gia phù hợp với khu vực và thế giới. Xây dựng nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục và đào tạo theo định
hướng phù hợp chuẩn quốc tế và đặc thù Việt Nam; tăng cường quan hệ liên thơng chương trình đào tạo giữa các cơ sở giáo dục và các ngành đào tạo của
Việt Nam và quốc tế; thực hiên cơng nhận lẫn nhau chương trình đào tạo giữa các cơ sở giáo dục và đào tạo của Việt Nam và của thế giới; thỏa thuận về
việc công nhận văn bằng, chứng chỉ đào tạo giữa Việt Nam với các nước.
Tăng cường dạy và bồi dưỡng ngoại ngữ (đặc biệt là tiếng Anh), văn hoá thế giới, kỹ năng thích ứng trong mơi trường cạnh tranh quốc tế cho người Việt
Nam.
Để thực hiện thành công các giải pháp trên, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm cho cán bộ, cơng chức của tồn bộ hệ thơng chính trị các cấp, các
tầng lớp nhân dân, các nhà trường, các doanh nghiệp, tổ chức hiểu rõ vai trò và trách nhiệm đào tạo và sử dụng nhân lực, biến thách thức về nhân lực
thành lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
IV - So sánh hiệu quả tài chính – hiệu quả kinh tế xã hội
1.Giống nhau:
Đều sử dụng để phân tích và đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư để tìm ra phương án tốt nhất, hiệu quả nhất trước khi thực hiện.
2.Khác nhau:
Tiêu chí
Góc độ phân
tích


Hiệu quả tài chính
Đứng trên góc độ của chủ đầu tư, hay xem xét hiệu quả của dự án
trên khía cạnh vi mơ, cụ thể là xem xét hiệu quả dưới góc độ sử
dụng vốn bằng tiền.

Hiệu quả kinh tế xã hơi
Đứng trên góc độ của toàn bộ nền kinh tế và toàn bộ xã hội, hay xem
xét hiệu quả dự án trên khía cạnh vĩ mơ, cụ thể là xem xét hiệu quả
dưới góc độ sử dụng tài ngun của đất nước.

Mục tiêu phân
tích

Trên góc độ người đầu tư, mục đích chính là lợi nhuận. Khả
năng sinh lợi của dự án là thước đo chủ yếu quyết định sự chấp
nhận một việc làm mạo hiểm của nhà đầu tư. Dự án có khả năng
sinh lợi càng cao thì càng hấp dẫn các nhà đầu tư.

Trên góc độ nền kinh tế và tồn bộ xã hội thì sự đóng góp của dự án
đối với nền kinh tế thơng qua gia tăng phúc lợi của tồn xã hội. Lợi
ích của dự án trên góc độ nền kinh tế là lợi ích có tính cộng đồng và
đơi khi có thể mâu thuẫn với lợi ích của chủ đầu tư.

Thuế

Đối với các nhà đầu tư, thuế phải nộp là một khoản chi phí.

Là một khoản thu nhập của ngân sách quốc gia và cũng là khoản thu
của nền kinh tế.


Trợ cấp, bù
giá

Trợ cấp, bù giá là một ưu đãi, một lợi ích cho các nhà đầu tư.

Là một khoản chi phí mà xã hội phải gánh chịu đối với việc thực hiện
dự án.

Tiền lương

Lương trả cho người lao động là một khoản chi đối với nhà đầu
tư. Trong phân tích tài chính, chúng ta coi tiền lương và tiền cơng
là chi phí.

Là một khoản thu mà dự án mang lại cho người lao động. Trong phân
tích kinh tế - xã hội ta phải coi các khoản này là thu nhập.

Lãi vay

Trong hiệu quả tài chính, lãi vay là một khoản chi phí cho việc sử
dụng vốn đầu tư của chủ đầu tư.

Đối với các khoản vay nợ, khi trả nợ khơng được tính là một chi phí
xã hội hay lợi ích xã hội do đây chỉ là một khoản chuyển giao quyền
sử dụng vốn từ người này sang người khác mà thôi chứ không phải là
khoản gia tăng của xã hội.

18



Giá cả

Đối với giá cả các đầu ra và đầu vào, trong phân tích tài chính,
giá này được lấy theo giá thị trường.

Thực tế giá thị trường không phản ánh đúng giá trị của hàng hóa do
tác động của các chính sách bảo hộ mậu dịch, sự độc quyền… làm
cho giá trị thường bị bóp méo. Vì vậy, nếu dùng giá này thì nó sẽ
khơng phản ánh đúng mức lời hay lỗ đứng trên phạm vi toàn bộ nền
kinh tế. Do đó, khi phân tích kinh tế xã hội cần phải sử dụng một mức
giá tham khảo được gọi là giá xã hội hay giá kinh tế.

Tỷ suất chiết
khấu

Trong hiệu quả tài chính có thể lấy trực tiếp theo mức chi phí sử
dụng vốn huy động trong thị trường, lãi suất vay, chi phí cơ hội
của vốn tự có.
+Chỉ tiêu lợi nhuận thuần (W), thu nhập thuần của dự án
(NPV;NFV)
+ Chỉ tiêu hiệu suất sinh lời của vốn đầu tư (RR)
+Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn tự có (rE ; npvE )
+Chỉ tiêu số lần quay vòng vốn lưu động (LWci )
+Chỉ
tiêu
tỷ
số
lợi
ích-chi
phí

(B/C)
+Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư(T)
+Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ(IRR)
+Chỉ tiêu điểm hòa vốn

Tỷ suất chiết khấu trong hiệu quả kinh tế xã hội là chi phí xã hội thực
tế của vốn và có thể phải được điều chỉnh căn cứ vào mức lãi suất
trên thị trường vốn quốc tế.
+Giá trị gia tăng thuần(NVA)
+Chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án và số lao động
có việc làm trên 1 đơn vị giá trị vốn đầu tư
+Chỉ tiêu giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cứ hoặc vùng lãnh thổ
+Chỉ tiêu ngoại hối ròng (tiết kiệm ngoại tệ)
+Chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế

Đo lường trực tiếp được bằng tiền (có thể sử dụng các phép tính
tốn thu – chi hoặc thu/chi).
Hiệu quả tài chính là hiệu quả trực tiếp mà dự án mang lại cho
chủ đầu tư
ví dụ: lợi nhuận cuối cùng sau khi trừ các khoản thuế, chi phí
nhân cơng, vật liệu...v.v...thì chủ đầu tư trực tiếp được hưởng.

Không phải lúc nào cũng đo được bằng tiền (ví dụ: giải quyết được
vấn đề cơng ăn việc làm cho người lao động,…).
Hiệu quả kinh tế -xã hội đề cập tới cả hiệu quả trực tiếp và hiệu quả
gián tiếp. Ví dụ: khi một dự án đầu tư phát triển, hiệu quả trực tiếp là
hiệu quả tác động tới chủ đầu tư, các công nhân thực hiện dự
án,..v..v....
Hiệu quả gián tiếp là hiệu quả tác động đến các đối tác, ví dụ như nhà
cung cấp (họ bán được nhiều nguyên vật liệu cho dự án đầu tư hơn,

việc kinh doanh sẽ tốt hơn).

Các chỉ tiêu
tính tốn

Đo lường trực
tiếp bằng tiền
Hiệu quả trực
tiếp và hiệu
quả gián tiếp

V - Nêu hạn chế của FDI thời gian qua và giải pháp thu hút FDI có hiệu quả
1. Khái niệm : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó nhà đầu tư nước này mang vốn bằng tiền hoặc
bất kỳ tài sản nào sang nước khác để tiến hành hoạt động đầu tư và trực tiếp nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh tại nước đó.
2. Bản chất: FDI là một loại đầu tư quốc tế, mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc mua phần lớn, thậm chí tồn bộ các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài
để trở thành chủ sở hữu toàn bộ hay từng phần cơ sở đó và trực tiếp quản lý điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Đồng thời, họ cũng
chịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án.
3. Hạn chế của FDI thời gian qua
Hiện nay, cả nước có khoảng trên 15.000 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 218,8 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 106 tỷ USD. Các dự án
FDI góp phần cải thiện cán cân thanh toán, là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nâng
cao trình độ kỹ thuật và cơng nghệ, phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, giải quyết công ăn việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao mức sống cho
người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, khu vực FDI cũng đã và đang bộc lộ những vấn đề gây ảnh hưởng tiêu
cực
Thứ nhất: Vốn FDI gây ra tình trạng một nguồn vốn lớn chảy ra bên ngồi (lợi nhuận, các khoản thanh tốn khác v.v. của các nhà đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam), ảnh hưởng đến lực lượng ngoại hối của nước nhận đầu tư, giảm đóng góp vào nguồn thu thuế của Việt Nam.
Thứ hai: Nguy cơ trở thành bãi rác công nghệ: Việc chuyển giao công nghệ của các dự án FDI cũng có mặt hạn chế. Đó là bất kỳ một tổ chức nào muốn
thay thế kỹ thuật- công nghệ mới thì phải tìm được nơi thải những kỹ thuật- cơng nghệ cũ. Việc thải các công nghệ cũ này dễ dàng được nhiều nơi chấp
nhận nhất là các nước đang phát triển thì việc thẩm định cơng nghệ cịn chưa nhiều kinh nghiệm và khá lỏng lẻo .
Thứ ba: Mất cân đối về cơ cấu kinh tế: Trong tổng các dự án FDI đăng ký, nhiều dự án đầu tư vào các ngành khai thác tài nguyên, tận dụng bảo hộ, công
nghiệp gây ô nhiễm và bất động sản. Đây là cơ cấu khơng mong đợi bởi vì vốn đầu tư vào khai thác tài ngun thì khơng có tác dụng lan tỏa. Vốn đầu tư


19


vào các ngành bảo hộ thì khơng có sức cạnh tranh chỉ làm cho chi phí của nền kinh tế gia tăng; vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp gây ơ nhiễm thì lợi
nhuận họ hưởng, cịn hậu quả và chi phí khắc phục thì ta chịu; vốn đầu tư vào bất động sản thì có thể làm căng thêm “bong bóng”, dễ gây ra bất ổn.
Thứ tư: Các doanh nghiệp có vốn FDI chủ yếu tập trung vào đầu tư tại các khu vực đô thị lớn mà chưa được phân bổ đều giữa các địa phương trong cả
nước. Các lĩnh vực và địa bàn đầu tư nhiều khi khơng theo ý muốn và mục tiêu của chính phủ .điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm gia
tăng khoảng cách phát triển giữa vùng đô thị và vùng nông thôn, giữa miền ngược và miền xuôi.
Thứ năm : Nhân cơng trong nước bị bóc lột sức lao đơng và một lượng lớn lao động nước ngồi “tuồn” vào Việt Nam. Như việc sử dụng hơn 3.000 lao
động chui người Trung Quốc tại Vũng Áng. Năm 2014, tại thời điểm cơ quan chức năng kiểm tra, khu kinh tế Vũng Áng có 6.121 lao động nước ngồi
nhưng chỉ cấp được 3.261 giấy phép.
Thứ sáu: Khơng ít doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường tự nhiên và khai thác lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Gần đây nhất là bài học của
công ty Formosa, theo như Bộ KHĐT công bố, Formosa Hà Tĩnh đây là dự án gang thép lớn nhất Việt Nam hiện nay với tổng vốn gần 10 tỷ USD giai
đoạn 1, được hưởng mức ưu đãi cao nhất trong chính sách của Việt Nam và để phục vụ cho dự án này thế nhưng lại xả thải bất hợp pháp làm cá chết
hàng loạt xảy ra tại 4 tỉnh Bắc Trung bộ.
Thứ bảy: Vẫn còn nhiều hành vi tiêu cực, trốn tránh nghĩa vụ tài chính và tạo cạnh tranh khơng lành mạnh . Thực tế cho thấy có tới 50% doanh
nghiệp có FDI liên tục khai kinh doanh bị lỗ, và phần lớn các liên doanh đã chuyển sang hình thức đầu tư 100% vốn nước ngồi là hiện tượng khơng bình
thường, cho thấy có hiện tượng lạm dụng chính sách ưu đãi và cơ chế “chuyển giá”, gây thiệt hại cho NSNN và tình trạng kinh doanh thiếu minh bạch,
cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Trường hợp điển hình có những biểu hiện “đáng ngờ” về chuyển giá, phải nói đến Cơng ty CocaCola Việt Nam. Trong hơn 20 năm đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, Coca-Cola liên tục báo lỗ, lỗ lũy kế tính đến 30/9/2011 của công ty này đã lên tới
3.768 tỷ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu là 2.950 tỷ đồng.
Thứ tám: ngoài ra phải kể đến do mục tiêu thúc đẩy thu hút nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều ưu đãi cho các
doanh nghiệp này như được tự do chuyển lợi nhuận ra nước ngồi, giảm thuế… từ đó gây ra tình trạng thất thu ngân sách và nhiều khi là khơng có .
4.Giải pháp thu hút FDI có hiệu quả
Thứ nhất: tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, hồn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư, kinh doanh. Đặc biệt, chính sách thu hút
và ưu đãi đầu tư phải được xây dựng theo hướng thuận lợi và có tính cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực, nhất là môi trường đầu tư ổn định, có
tính tiên lượng và minh bạch.
Thứ hai: công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngồi tiếp cận thơng tin về quy hoạch để
xây dựng kế hoạch đầu tư. Tập trung hoàn thiện thể chế về quy hoạch, tăng cường gắn kết giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế- xã hội theo hướng ưu tiên quỹ đất để thực hiện dự án có trong quy hoạch đã được phê duyệt.

Thứ ba: tập trung các nguồn lực để đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, cảng biển,... Cụ thể phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng,
quy hoạch hợp lý các khu công nghiệp tại các địa phương, đặc biệt chú trọng hình thành các khu cơng nghệ cao thu hút đầu tư nước ngoài để nâng cao
hiệu quả của khu vực FDI. Trong đó chú trọng tìm ra các thế mạnh, lợi thế so sánh của từng địa phương để hướng FDI vào các địa phương và cũng giúp
giảm sức ép quá tải về hạ tầng cho các đô thị.
Thứ tư: tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung vào một số ngành, sản phẩm trọng điểmTrong đó đặc biệt ưu đãi cao hơn cho các
doanh nghiệp đầu tư theo chuỗi dự án sản xuất sản phẩm lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ so với các dự án đơn lẻ.
Thứ năm: bên cạnh việc xúc tiến thu hút vốn FDI mới cần tăng cường hỗ trợ, tạo điều kiện hợp lý cho các nhà đầu tư đang hoạt động có hiệu quả ở Việt
Nam. Cụ thể:
-Đổi mới chế độ quy định cho doanh nghiệp lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính theo hướng minh bạch, đơn giản , tiết kiệm thời gian và chi phí cua
doanh nghiệp. Tổ chức triển khai tốt và nghiêm túc quy chế giải quyết các yêu cầu, thủ tực hành chính cho người nộp thuế theo “cơ chế một cửa” để
thuận lợi cho doanh nghiệp.
-Thường xuyên thực hiện việc đào tạo , đòa tạo lại đội ngũ cán bộ, đảm bảo cán bộ thuế có trình độ, kiến thức, kỹ năng quản lý tiên tiến, đồng thời có đạo
đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử tốt. Kiện tồn và tăng cường hệ thống kiểm tra nội bộ trong tồn ngành thuế để kiểm sốt, giảm thiểu và từng bước đi
đến xóa bỏ hành vi gây phiền hà, sách nhiều doanh nghiệp . Từ đó tạo nên lịng tin từ phía các doanh nghiệp FDI đối với nhà nước.
Thứ sáu: Nhà nước cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực: Giá nhân công rẻ, nguồn nhân lực dồi dào là một lợi thế so sánh của Việt Nam khi thu hút
FDI. Nhưng lợi thế này sẽ dần mất đi khi nền kinh tế phát triển. Chính vì vậy, lợi thế ở nguồn nhân lực sẽ được khai thác ở khía cạnh nhân lực có trình độ
kỹ thuật, tay nghề cao, có kinh nghiệm quản lý, sẵn sàng đáp ứng được với trình độ cơng nghệ mới và hiện đại. Tuy nhiên, cần chủ động phát triển nguồn
nhân lực của Việt Nam theo hướng chun mơn hố, tập trung đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật, tay nghề và trình độ quản lý tốt để chủ động hơn, sẵn
sàng nắm bắt và tiếp nhận cơng nghệ ở trình độ cao.
Thứ bảy: nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư. Việc cấp Giấy CNĐT phải đảm bảo các yêu cầu
như: Sự phù hợp của lĩnh vực đầu tư đối với hệ thống quy hoạch của địa phương, quy hoạch vùng, quy hoạch phát triển ngành..; hệ thống các tiêu chuẩn
kỹ thuật của dự án phải bằng hoặc cao hơn hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, công nghệ sử dụng trong dự án phải là công nghệ tiên tiến và thân
thiện với môi trường....

20


Thứ tám: chính phủ cần có những biện pháp th các chuyên gia thẩm định công nghệ chuyển giao từ nước ngoài một cách chặt chẽ và bài bản tránh
nguy cơ biến nước ta thành bãi rác công nghệ của thế giới, nhận về những công nghệ đã lỗi thời , lạc hậu của nước ngoài. Chỉ nhận chuyển giao đối với
những công nghệ tiên tiến và phù hợp cho sự phát triển của đất nước.

Thứ chín: tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Cần tập trung kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các doanh nghiệp FDI
làm gây ô nhiễm môi trường, cố tình sử dụng những cơng nghệ lạc hậu, bắt tay với nhau để làm giá, chuyển giá, trốn lậu thuế, đối xử hà khắc với công
nhân nước sở tại, bỏ trốn, xù nợ… Muốn vậy, cần phải đào tạo, xây dựng đội ngũ kiểm tra, kiểm sốt đủ trình độ, năng lực và phẩm chất; trang bị các
phương tiện kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để phát hiện những sai phạm, tạo cơ sở để xử lý nghiêm minh những doanh nghiệp FDI vi phạm pháp luật Việt
Nam. Từ đó góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách của đất nước.
VI - Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của DN và liên hệ thực tế tại Việt Nam
1. Nhân tố bên ngoài
1.1.Lãi suất tiền vay
Nếu lãi suất tiền vay thấp hơn tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư các nhà đầu tư sẽ gia tăng đầu tư, mở rộng sản xuất, đổi mới máy móc, trang bị công nghệ
hiện đại và ngược lại. Sự ảnh hưởng của lãi suất tiền vay ngược lại so với lợi nhuận kỳ vọng. Lãi suất tiền vay càng cao tương đối so với lợi nhuận kỳ
vọng thì chi đầu tư càng giảm do chi phí lãi vay tăng khiến mức lợi khơng cịn hấp dẫn nữa.
Trong khoảng 10 trở lại đây, lãi suất tiền gửi tại Việt Nam biến động rất mạnh. Đầu 2008, cuộc đua lãi suất bắt đầu bùng nổ, biểu hiện đầu tiên là sự leo
thang của lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng với các kỷ lục 20%, 25% liên tục bị đánh đổ, và đỉnh điểm là mức chào 27%/năm. Đến cuối năm, các
ngân hàng rút về phổ biến chỉ còn 9%/năm. Đến năm 2010, lãi suất lần lượt tăng lên 13%, 14%, 15%/năm, qua đó cũng làm lãi suất cho vay tăng rất
mạnh. Sau đó, ngân hàng nhà nước đã có một số biện pháp làm giảm lãi suất cho vay từ 18,2% năm 2011 xuống 15,4% năm 2012 và 10,5% trong 6 tháng
đầu năm 2013. Và lãi suất cho vay đã được ổn định, và tính đến năm 2015 thì là khoảng 9%. Lãi suất cho vay khá cao, biến động mạnh, điều đó ảnh
hưởng lớn đến lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp, chưa khuyến khích được sự gia tăng đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam.
1.2.Tốc độ phát triển sản lượng
Nếu gia tốc đầu tư khơng đổi thì việc gia tăng sản lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi trong chi đầu tư. Với một góc nhìn khác, chi tiêu đầu tư cũng phụ thuộc
vào sản lượng, nhưng là phụ thuộc vào sản lượng cầu về sản phẩm, hay lượng cầu về sản phẩm. Lượng cầu hàng hóa tăng sẽ khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư sản xuất thêm để đáp ứng nhu cầu đó & ngược lại.
1.3.Đầu tư nhà nước
Các dự án đầu tư của nhà nước, thường là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, một mặt tạo điều kiện cho các nhà thầu là khu vực tư nhân tham
gia, qua đó kích thích đầu tư tư nhân; mặt khác giúp cải thiện môi trường đầu tư, từ đó khuyến khích đầu tư. Tuy nhiên, nếu đầu tư nhà nước kém hiệu
quả thì sẽ là gánh nặng cho toàn xã hội, khiến đầu tư ở các khu vực khác ngày càng bị hạn chế.
Trong thập niên vừa qua tổng đầu tư hạ tầng ở Việt Nam đã chiếm bình quân hơn 10% GDP, vượt qua khỏi các nền kinh tế Đông Á vốn nổi tiếng về mức
đầu tư cơ sở hạ tầng cao. Phần lớn nguồn vốn này từ vốn vay ODA, và hiện nay Nhà nước đang cùng các doanh nghiệp BOT cùng phát triển cơ sở hạ
tầng, đây là 1 chính sách hiệu quả khi mà nguồn vốn vay bắt đầu giảm và ngân sách Nhà nước hạn chế. Kết quả từ tỉ lệ đầu tư cao của Việt Nam đã nhanh
chóng mở rộng khối lượng cơ sở hạ tầng và cải thiện tiếp cận, góp phần vào sự thành cơng về tăng trưởng và phát triển của đất nước. Mặt dù có những
thành tựu này, những trở ngại về cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn chưa được giải quyết một cách hiệu quả. Thực tế, chính những tắc nghẽn về cơ sở hạ

tầng thay vì những chính sách phức tạp và khó tiên liệu của nhà nước, hiện được xem là vấn đề lớn nhất cản trở môi trường kinh doanh của đất nước, như
nhiều khảo sát quốc tế đã nhận định.
1.4.Chu kỳ kinh doanh
Chu kỳ kinh doanh vận động theo hình sin.Ở thời kỳ kinh tế đi lên, đa số các khoản đầu tư đều trở lên hấp dẫn hơn. Thời kỳ này thường là thời kỳ các
doanh nghiệp tiến hành đầu tư theo chiều rộng. Ở thời kỳ kinh tế đi xuống, các khoản đầu tư có tỷ lệ sinh lời tốt ngày càng bị thu hẹp, hứng thú đầu tư
giảm nhanh, đặc biệt là đầu tư tài chính, khiến nguồn vốn cho đầu tư phát triển cũng bị tắc nghẽn theo. Thời kỳ này, các doanh nghiệp thường tiến hành
đầu tư theo chiều sâu, ví dụ như: phát triển sản phẩm mới, phát triển thị trường, tiến hành marketing mạnh mẽ, đầu tư ra nước ngoài… Vì vậy ở mỗi thời
kỳ khác nhau của chu kỳ kinh doanh sẽ phản ánh mức chi tiêu đầu tư khác nhau.
Trong khoảng từ năm 2005 đến năm 2008, đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tăng khá mạnh cùng sự phát triển nhanh về kinh tế. Tuy nhiên, đến
năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam diễn ra, tác động mạnh đến các doanh nghiệp, vốn đầu tư giảm mạnh. Hiện nay, nền kinh tế đang trong
giai đoạn đi lên, cùng với các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô của nhà nước, các doanh nghiệp đã bắt đầu đầu tư mở rộng sản suất, đây mà minh chứng
rõ ràng cho sự ảnh hưởng lớn của chu kỳ kinh doanh đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
1.5.Môi trường đầu tư và hoạt động xúc tiến đầu tư
Môi trường đầu tư bao gồm phần cứng và phần mềm. Phần cứng gồm hệ thống giao thông, mạng lưới điện, cơ sơ vật chất, nhà xưởng…Đối với cơ sở hạ
tầng kỹ thuật ,các điều kiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh một mặt tạo cơ sở cho kinh doanh thuận lợi khi khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có của nền kinh
tế, mặt khác nó cũng có thể gây hạn chế khả năng đầu tư, phát triển kinh doanh đặc biệt với doanh nghiệp thương mại trong quá trình vận chuyển, bảo
quản, phân phối… Phần mềm gồm hệ thống pháp luật, các thủ tục hành chính …Các yếu tố thuộc mơi trường chính trị và luật pháp tác động mạnh đến
việc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp, ổn định chính trị là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh.

21


Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng
gian lận,bn lậu ...
Chính phủ ban hành các chính sách nhằm tạo dựng một môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư.Nếu các yếu tố về phần cứng và phần mềm
của môi trường đầu tư thuận lợi sẽ khuyến khích các nhà đầu tư và thu hút vốn đầu tư. Ngược lại nếu chính sách khơng phù hợp sẽ làm nản lòng các nhà
đầu tư
Xúc tiến đầu tư là hoạt động nhằm giới thiệu, quảng cáo cơ hội đầu tư và hỗ trợ đầu tư của nước chủ nhà. Hoạt động này thực hiện tốt, nghĩa là giới thiệu
và quảng bá cơ hội đầu tư tốt, hỗ trợ đầu tư phù hợp cũng sẽ khiến vốn đầu tư vào nền kinh tế gia tăng.
1.6.Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

Chỉ số PCI được xây dựng theo quy trình 3 bước gọi tắt là “3T”: 1) thu thập dữ liệu điều tra dn bằng phiếu hỏi và dữ liệu từ các nguồn đã công bố,
2) tính tốn 10 chỉ số thành phần và chuẩn hóa kết quả theo thang điểm 10, và 3) tính trọng số cho chỉ số PCI trung bình của 10 chỉ số thành phần trên
thang điểm 100.
+Bảng xếp hạng PCI
Năm 2015, Đà Nẵng tiếp tục dẫn đầu với điểm số 68,34. Tiếp sau Đà Nẵng là Đồng Tháp duy trì vị trí thứ 2 với 66,39 điểm. Ba địa phương cịn lại nằm
trong tốp 5 tỉnh dẫn đầu PCI là Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Lào Cai. Ở các địa phương này, Báo cáo PCI 2015 đều ghi nhận có sự cải thiện mạnh mẽ trong
thủ tục hành chính và mơi trường kinh doanh. Hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội lần lượt đứng ở vị trí thứ 6 và 24, trong đó, Hà
Nội đã tăng 2 bậc so với kết quả xếp hạng năm 2015. Năm 2015, nhóm cuối Bảng xếp hạng PCI có ít thay đổi, gồm Đắk Nơng, cịn lại vẫn là các tỉnh
miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lai Châu và Bắc Kạn. Đáng lo ngại, những tỉnh này cũng đồng thời nằm trong nhóm tỉnh có nhiều hạn chế về địa lý và
cơ sở hạ tầng kém phát triển. Cải thiện chất lượng điều hành có thể coi là con đường tương đối ngắn, thuận tiện hơn và đòi hỏi nguồn lực ít hơn để các
tỉnh này trở nên hấp dẫn trong con mắt của các nhà đầu tư.
2. Nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp
2.1.Lợi nhuận kỳ vọng
Lợi nhuận kỳ vọng càng cao thì nhà đầu tư càng có nhiều hứng thú đầu tư. Cao ở đây là cao so với lãi suất tiền vay (lãi suất cho vay). Tức là, nếu lợi
nhuận kỳ vọng càng lớn hơn lãi suất tiền vay bao nhiêu thì hứng thú đầu tư của nhà đầu tư càng nhiều bấy nhiêu, từ đó chi đầu tư càng tăng bấy nhiêu &
ngược lại. Nhưng lợi nhuận kỳ vọng không tăng tỷ lệ với mức chi đầu tư. Khi mức chi đầu tư càng ngày càng tăng thì hiệu quả biên của vốn sẽ
giảm, dẫn đến lợi nhuận kỳ vọng tăng chậm lại, kéo theo chi đầu tư lại tăng chậm lại & cứ thế. Có thể lý giải điều này bằng 2 nguyên nhân
chính. Thứ nhất, cầu về vốn tăng lên khiến cho lãi suất huy động tăng lên để đáp ứng lượng cầu tăng, do đó lãi suất cho vay tăng, chi phí lãi vay tăng bào
mòn lợi nhuận của doanh nghiệp. Thứ hai, chi đầu tư càng nhiều thì càng có nhiều hàng hóa, khi cung hàng hóa tăng vượt cầu hàng hóa thì giá hàng hóa
sẽ giảm, điều này cũng khiến lợi nhuận giảm.
2.2. Vốn và thông tin quyết định đầu tư của doanh nghiệp
Vốn là yếu tố rất quan trọng đối với đầu tư của doanh nghiệp. Nếu khơng có đủ vốn các doanh nghiệp sẽ phải bỏ lỡ cơ hôi đầu tư kể cả cơ hội có khả
năng sinh lợi cao. Để có đủ vốn đầu tư các doanh nghiệp thường phải đi vay vì khơng có đủ vốn tự có. Tuy nhiên nếu hệ thống tài chính khơng hồn thiện
thì các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể vay được vốn để đầu tư mở rộng sản xuất.
Trong khoảng 1 thập kỷ gần đây, hệ thống tài chính của Việt Nam đã phát triển khá nhanh, đã bắt kịp với nhu cầu vốn của các doanh nghiệp. Cùng với
các chính sách Nhà nước ưu tiên sự phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo ra những cơ hội lớn cho đầu tư của các doanh nghiệp này.
2.3. Thông tin bất cân xứng và sự khơng hồn thiện của hệ thống tài chính
Một doanh nghiệp phải sử dụng vốn tự có hay lợi nhuận tích luỹ để tài trợ cho đầu tư, kết quả là đầu tư của doanh nghiệp phụ thuộc vào vốn tự có.
2.4. Đầu tư của doanh nghiệp trong trường hợp thị trường tín dụng khơng hồn hảo
Khi thị trường tin dụng khơng hồn hảo các doanh nghiệp sẽ quan tâm đến việc sử dụng nguồn vốn nào để đầu tư. Lý thuyết này cho thấy các doanh

nghiệp sẽ sử dụng nguồn vốn tự có để đầu tư vì nguồn vốn này ít tốn kém hơn so với nguồn vốn từ bên ngoài. Nếu các doanh nghiệp cần sử dụng vơn
vay bên ngồi sau khi sử dụng hết vốn tự có thì doanh nghiệp sẽ ưu tiên nguồn vốn ít tốn kém nhất
2.5. Lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư
Đầu tư có mối quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận thực tế. Dự án đầu tư nào đem lại lợi nhuận cao sẽ được lựa chọn. Vì lợi nhuận cao thì thu nhập giữ lại
cho đầu tư sẽ lớn hơn và mức đầu tư sẽ cao hơn. Các doanh nghiệp thường chọn biện pháp tài trọ cho đầu tư từ nguồn vốn nội bộ và sự gia tăng lợ nhuận
sẽ làm cho mức đầu tư của doanh nghiệp lớn hơn.Việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ làm tăng lợi nhuận từ đó tăng đầu tư và tăng sản lượng, lợi
nhuận tăng cũng có nghĩa là tăng quỹ nội bộ. Quỹ nội bộ là một yếu tố quan trọng để xác định vốn đầu tư mong muốn
2.6. Tổng lợi nhuận ròng chia cho tổng tài sản (ROA)
Hệ số này cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận của tài sản. đây là một chỉ tiêu quan trọng khi đưa ra quyết định đầu tư bởi vì các dự án có mức sinh lợi thấp
về lâu dài sẽ gặp khó khăn, đầu tư vào những ngành có hệ số này thấp mất cơ hội cho việc sử dung vốn vào những ngành lợi nhuận cao
2.7. Tổng lợi nhuận ròng chia cho vốn chủ sở hữu (ROE)

22


Đo lường khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn đầu tư của cổ đông thường. ROE càng cao chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đơng, có
nghĩa là cơng ty đã cân đối hài hồ giữa vốn cổ đơng và vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy
mơ, ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn với các nhà đầu tư hơn.
2.8. Tổng lợi nhuận ròng chia cho doanh thu (ROS)
thể hiện tỷ lệ thu hồi lợi nhuận trên doanh số bán được.Khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty phải so sánh tỷ số này của cơng ty với tỷ số bình qn
của tồn ngành mà cơng ty đó tham gia.
2.9. So sánh lượng đầu tư ròng và thu nhập về vốn
Nếu trong một số năm liên tục mà thu nhập về vốn luôn nhỏ hơn tổng đầu tư rịng thì chứng tỏ doanh nghiệp đang đầu tư quá mức, hiệu quả đầu tư không
đảm bảo do tồn bộ lợi tức sinh ra khơng bù đắp được chi phí đầu tư, trong trường hợp này giảm đầu tư sẽ thu được lợi ích rịng.
2.10. Về ngành ưu tiên đầu tư
Doanh nghiệp khi đưa ra quyết định đầu tư phải căn cứ tín hiệut hị trường và khi các tín hiệu đầu tư này khơng phản ánh trung thực nền kinh tế thì các
quyết định đầu tư sẽ mang rủi ro cao và không hiệu quả.
VII - ODA
1.Lý thuyết về ODA
1.1.Khái niệm: ODA (Offical Development Assistance - Viện trợ phát triển chính thức) là “các khoản viện trợ khơng hồn lại hoặc cho vay vốn với

những điều kiện ưu đãi của các Chính phủ hoặc tổ chức quốc tế dành cho Chính phủ các nước đang và chậm phát triển nhằm ổn định hoặc đẩy nhanh tốc
độ phát triển kinh tế bền vững của các quốc gia này”.
1.2.Đặc điểm của nguồn vốn ODA (Xét về khía cạnh kinh tế)
-Đây là luồng vốn có tính chất 1 chiều: các nước cấp vốn là các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế; các nước nhận vốn là các nước đang
phát triển có thu nhập thấp hay gặp khó khăn vè kinh tế.
-Chủ thể cấp vốn và vay vốn đều là Chính phủ các nước hoặc các tổ chức quốc tế. Trong mọi trường hợp, chủ thể chịu trách nhiệm cuối cùng ln là
Chính phủ.
-Gồm 2 phần rõ rệt: phần viện trợ ko hoàn lại (chiếm 25% tổng vốn ODA) và phần cho vay với các đk về lãi suất ưu đãi (chiếm 75%). Lãi suất thấp: dưới
3%/năm, trung bình thường là: 1-2%/năm. Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài: 25- 40 năm mới phải hoàn trả lại, thời gian ân hạn: 8-10
năm.
1.3.Phân loại ODA
a. Theo chủ thể cấp vốn:
-ODA song phương: là khoản viện trợ trực tiếp từ nước này sang nước kia thơng qua việc kí kết hiệp định chính phủ, phần này thường chiếm tỷ lệ 6070%.
-ODA đa phg: là hình thức viện trợ ODA cho các nước đang phát triển thông qua các TCTC quốc tế như: Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển
châu Á( ADB), Ngân hàng phát triển châu Mỹ (IDB),…
b. Theo mục đích sử dụng:
-Vốn đầu tư phát triển: do Chính phủ các nước nhận vốn trực tiếp tổ chức đầu tư, quản lý, chịu trách nhiệm. Các dự án của nhóm này thường là trong lĩnh
vực nông – lâm – ngư nghiệp hoặc các lĩnh vực cơng trình mũi nhọn của quốc gia.
-Vốn viện trợ kỹ thuật: hỗ trợ để đào tạo chuyên gia, nâng cao năng lực tổ chức và quản lý, hỗ trợ chuyên gia, thực hiện các cải cách thể chế và chuyển
đổi cơ cấu kinh tế. Từ đó nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý Nhà nước và các thiết chế thị trường.
-Hỗ trợ cán cân thanh toán: là phần vốn giúp các nước thanh toán các khoản nợ đã đến hạn và lãi tích lũy của các năm trước.
-Viện trợ nhân đạo, cứu trợ: chi cho mục đích cứu trợ đột xuất, cứu đói, khắc phục thiên tai, chiến tranh, thường là từ các tổ chức phi chính phủ.
-Viện trợ qsự: chủ yếu là viện trợ song phg cho các nước đồng minh trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”.
1.4. ĐK tiếp nhận ODA
-Điều kiện 1: Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) bình quân đầu người thấp
-Điều kiện 2: Mục tiêu sử dụng ODA của các nước phải phù hợp với chính sách và phương hướng ưu tiên xem xét mối quan hệ giữa bên cấp và bên nhận
ODA.
1.5. Vai trò ODA

23



a. Đối với nước đi viện trợ
-Thông qua ODA các nước đi đầu tư tận dụng được các lợi thế về cpsx của các nước được đầu tư để hạ giá thành sp, giảm chi phí vận chuyển, nâng cao
hiệu quả vốn đầu tư, kéo dài chu trình của sản phẩm.
-Giúp các cơng ty chính quốc tạo dựng thị trường cung cấp nguyên vật liệu dồi dào, ổn định với giá rẻ.
b. Đối với nước nhận viện trợ
-Bổ sung nguồn vốn trong nước, hoàn thiện cơ cấu kinh tế
-Giúp các nước đang phát triển hoàn thiện cơ cấu kinh tế.
-ODA là nguồn vốn bổ sung ngtệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế của nước nhận viện trợ.
-Tăng khả năng thu hút đầu tư vốn FDI và tạo đk mở rộng đầu tư phát triển ở các nước đang phát triển và chậm phát triển.
1.6. Tình hình thu hút và sd vốn ODA tại VN
Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, hơn 20 năm qua, các nhà tài trợ đã cam kết dành cho Việt Nam trên 78,195 tỷ USD vốn ODA, trong đó đã
ký kết hiệp định chính thức 58,463 tỷ USD. Với 37,597 tỷ USD vốn giải ngân, rất nhiều chương trình, dự án sử dụng vốn ODA đã được đưa vào sử dụng,
tạo nền tảng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, góp phần vào xóa đói, giảm nghèo.
Nguồn vốn ODA trong những năm qua được đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực hạ tầng giao thông (trên 70%), phát triển nông nghiệp, nông thơn và xóa đói
giảm nghèo. Các dự án của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tại VN đạt tỷ lệ thành công 82,1%, cao hơn tỷ lệ của một số nước như Ấn Độ (65,2%),
Indonesia (63,2%), Philippines (45,5%)… Những cơng trình trọng điểm đã hồn thành và đang triển khai như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 3, 5, 10; Đường cao
tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; Đường xuyên Á TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài kết nối với hệ thống đường bộ Campuchia và Thái Lan; Dự
án xây dựng nhà ga hành khách T2- Cảng hàng không Nội Bài; Dự án nước sạch và vệ sinh môi trường khu vực nông thôn Đồng bằng Sông Cửu Long,
Đồng bằng sông Hồng; Dự án hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Nhà máy nhiệt điện Ơ Mơn 2… đã thể hiện rõ tính hiệu quả của
việc sử dụng nguồn vốn ODA.
Báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA cho thấy, chỉ riêng năm 2014, công tác vận động và thu hút vốn ODA, tổng vốn ODA và vốn vay
ưu đãi ký kết đạt 4.362,13 triệu USD (4.160,08 triệu USD vốn ODA và vay ưu đãi, 202,05 triệu USD viện trợ khơng hồn lại), bằng khoảng 68% của
năm 2013. Mặc dù lượng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết năm 2014 giảm song tình hình giải ngân lại có những cải thiện đáng ghi nhận. Giải ngân
vốn ODA và vốn vay ưu đãi năm 2014 đạt khoảng 5,6 tỷ USD (vốn vay là 5,25 tỷ USD, viện trợ khơng hồn lại là 350 triệu USD), cao hơn 9% so với
năm 2013.
2. Tình hình thu hút và sd vốn ODA của WB tại VN
2.1.Tổng quan về WB
Ngân hàng thế giới (World Bank) là 1 TCTC quốc tế, nơi cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các

chương trình cho vay vốn.
Mục tiêu của WB là thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng trưởng phúc lợi xã hội của các nước đang phát triển với tư cách là một tổ chức trung gian, một ngân
hàng thực sự với hoạt động chủ yếu là đi vay bằng cách phát hành trái phiếu và thu lãi từ các khoản phải thu để rồi cho các nước vay lại.
Đối tượng nhận tài trợ là các nước đang phát triển, có thu nhập trung bình thấp.
Thời hạn cho vay từ 10 – 40 năm, thời gian nhận từ 5 – 10 năm, với lãi suất khơng q 2%/năm.
2.2. Tình hình thu hút và sd vốn ODA của WB
Các lĩnh vực tài trợ của WB tại VN: tài trợ cho hầu hết tất cả các lĩnh vực, tỉ trọng của mỗi ngành, lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là về các lĩnh vực giao
thơng vận tải, nơng nghiệp nơng thơn, xóa đói giảm nghèo. Nguồn vốn ODA do WB tài trợ vào Việt Nam với số lượng lớn, song lượng vốn giải ngân còn
chậm, lâu với tỉ lệ thấp. Đặc biệt là những ngành lien quan đến thể chế, hành chính,…
a. Đánh giá tình hình thu hút và sử dụng của ODA của WB tại Việt Nam.
-Đã đạt được:
+Về vấn đề quản lý nguồn vốn: Quản lý chặt chẽ và có khung pháp lý cụ thể: tỷ lệ giải ngân của WB tại Việt Nam tăngtừ 13% năm 2011 lên 19% năm
2012.
+Tỷ lệ hộ nghèo giảm trong 15 năm là 58% (1993) xuống 14,7% (2007).
+Khoảng 66% nguồn vốn được đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
-Chưa đạt được:
+Nguồn vốn ODA ưu đãi của WB chưa được giải ngân: Giai đoạn 2006-2013, khoảng 7tỷ USD đã được kí kết nhưng vẫn chưa được giải ngân.

24


+Qua vụ PMU18, cho thấy nguồn vốn này có nguy cơ bị tham nhũng cao
+Nhiều dự án đã đề nghị mức cp phụ trội do lạm phát của những năm trước ngang tổng giá trị dự án.
+Nhiều dự án trong số này có tỷ lệ giải ngân thấp 1-2% trong khi thời gian đã đi quá nửa.
b. Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút và sd vốn ODA của WB tại VN
-Ưu điểm: Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi tuy có những chuyển biến tích
cực song vẫn còn chậm hơn so với tiến độ đã cam kết. Bên cạnh đó, mức giải ngân giữa các ngành, lĩnh vực và giữa các địa phương còn chưa đồng đều.
Xét theo địa phương, giải ngân của các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cao hơn nhiều so với các địa phương khác.
-Hạn chế: Công tác quản lý, sử dụng vốn ODA cũng còn một số hạn chế. Hạn chế và yếu kém mang tính tổng hợp nhất có thể kể tới, đó là năng lực hấp
thụ nguồn vốn ODA quốc gia cũng như ở cấp ngành và địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, thời gian xem xét và phê duyệt danh mục

tài trợ của các cơ quan trước khi trình Thủ tướng Chính phủ cịn kéo dài; Vẫn cịn nhiều vướng mắc liên quan đến quy định quản lý rút vốn hay liên quan
đến việc sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi đối với các hạng mục chi tiêu thường xuyên vì sự nghiệp phát triển; liên quan đến cơ chế tài chính trong
nước đối với các khoản vay ODA và vốn vay ưu đãi; khác biệt về quy trình, thủ tục giữa Việt Nam và nhà tài trợ…

Trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới, Việt Nam cần chứng tỏ được thế mạnh và tiềm năng phát triển của mình, khi đó
mới có thể thu hút tốt hơn nữa nguồn vốn đầu tư từ nước ngồi. Do đó, để nâng cao hiệu quả tiến độ giải ngân và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA, các
bộ, ngành, địa phương cần tích cực hơn nữa trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng, nâng cao chất lượng công tác chuẩn
bị dự án, vốn đối ứng.
Về phía các cơ quan quản lý nhà nước nguồn vốn ODA, cơ quan chủ quản, chủ dự án và các nhà tài trợ cần tổ chức thường xuyên các cuộc họp kiểm
điểm tình hình thực hiện, xác định và kịp thời xử lý các vướng mắc nảy sinh; thúc đẩy tiến độ thực hiện và nâng cao tỷ lệ giải ngân các chương trình, dự
án ODA. Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả trong việc thu hút nguồn vốn ODA và vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần phải giải quyết tốt những vấn đề
sau:
Thứ nhất, chuẩn bị đầy đủ, kịp thời nguồn vốn đối ứng cho các chương trình và dự án ODA để các dự án này đạt tỷ lệ giải ngân cao và nhanh nhất.
Thứ hai, đồng nghĩa với việc Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, nguồn vốn vay ODA khơng hồn lại và nguồn vốn vay có ưu đãi thấp
cho Việt Nam sẽ giảm. Tình hình này địi hỏi Việt Nam cần tăng cường năng lực và cải tiến mạnh mẽ trong thực hiện dự án ODA, sử dụng tập trung hơn
để đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội quy mô lớn và tạo ra tác động lan tỏa đối với sự phát triển chung của cả nước.
Thứ ba, hoàn thiện các văn bản pháp lý, đổi mới trong quy trình và thủ tục quản lý dự án ODA trên cơ sở kết hợp tham khảo những quy chuẩn của các
nhà tài trợ, nhất là đối với các thủ tục: Đấu thầu mua sắm; đền bù, di dân và tái định cư; quản lý tài chính của các chương trình, dự án…
Thứ tư, cần có những chính sách và thể chế phù hợp để tạo mơi trường cho các mơ hình viện trợ mới. Trong đó, khuyến khích sự tham gia của tư nhân và
các tổ chức phi chính phủ. Ngồi ra, cần hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ tiếp cận mơ hình viện trợ mới, để nâng cao hiệu quả sử dụng, giảm bớt các
thủ tục và góp phần cải thiện các hệ thống quản lý theo chuẩn mực quốc tế.
Thứ năm, cần xác định các ưu tiên đầu tư khi sử dụng vốn ODA và nâng cao công tác giám sát, theo dõi và đánh giá dự án; đồng thời, nâng cao năng lực
và nhận thức cho đội ngũ tham gia quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA. Bản chất ODA vẫn là khoản vay và có nghĩa vụ phải trả nợ, cho nên cần loại bỏ tư
tưởng “xin” ODA trong một bộ phận cán bộ ở các cấp, đã dẫn đến chưa quan tâm đầy đủ đến việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.
Thứ sáu, cần nghiên cứu kế hoạch và chiến lược giảm dần nguồn vốn ODA, đặc biệt là vốn ODA có điều kiện, đồng thời, tăng cường thu hút các nguồn
vốn đầu tư nước ngoài khác như FDI. Với cách làm này, Việt Nam không chỉ duy trì được sự gia tăng của tổng vốn đầu tư mà còn cải thiện được hiệu quả
của tất cả các nguồn vốn, bao gồm cả vốn ODA.
VII - Thực trạng quản lý đầu tư của doanh nghiệp Nhà nước
-Về mục tiêu đạt hquả tài chính các dn nhìn chung đạt hiệu quả khá thấp. Cụ thể:
+So với các loại hình doanh nghiệp khác như doanh nghiệp ngồi quốc doanh, doanh nghiệp FDI thì hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước tại tập

đồn, tổng cơng ty cịn thấp. Báo cáo giám sát cũng cho thấy nhiều TCT làm ăn thua lỗ, tính đến cuối năm 2008 vẫn cịn 23 đơn vị có lỗ lũy kế với tổng
số tiền là 2.797 tỉ đồng. Cụ thể, năm 2008, TCT Lắp máy lỗ phát sinh 68,75 tỉ đồng, TCT Xây
dựng CTGT 4 lỗ phát sinh 52,52 tỉ đồng, TĐ Dệt May lỗ phát sinh 27,98 tỉ đồng.
+Hiệu quả sxkd trong lĩnh vực chính của dn đã thấp, hiệu suất đầu tư sang các lĩnh vưc khác còn thấp hơn. Năm 2008 thị trường chứng khoán suy giảm
mạnh. Hầu hết các TĐ, TCT đều bị thua lỗ hoặc không phát sinh lợi nhuận. Tính đến hết tháng 12.2008, Tổng mức đầu tư của EVN vào lĩnh vực chứng
khoán là 214 tỉ đồng; các TĐ góp vốn vào quỹ đầu tư của TĐ Dầu khí VN là 368,9 tỉ đồng; TĐ Cao su 271 tỉ đồng; TĐ Công nghiệp tàu thủy 144 tỉ đồng
đều không phát sinh lợi nhuận.
-Về mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư máy móc thiết bị, tái sản xuất, đầu tư nâng cấp công nghệ,thực trạng hiện nay cho thấy rằng một số
doanh nghiệp đã thành công trong việc tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư thay thế và đổi mới các trang thiết bị hiện đại. Hoạt động đầu tư vào
nghiên cứu phát triển KHCN tập trung chủ yếu ở các tổng cty nhà nước và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơng nghiệp. Tuy nhiên có rất ít

25


×