Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Đạo đức nhà báo trong bảo vệ nguồn tin tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.01 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
Mở đầu
1.
2.
3.
4.

Lí do chọn đề tài………...........................…………………….........2
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của tiểu luận………………...…..2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...………………………...……….3
Phương pháp nghiên cứu...…………………………………………...3

Chương 1: Những vấn đề lí luận
1.
Nhận thức chung về đạo đức và đạo đức nhà báo............................4
2.
Khái niệm nguồn tin và bảo vệ nguồn tin........................................6
3.
Đạo đức nhà báo trong bảo vệ nguồn tin..............................................7
4.
Quy định của pháp luật về bảo vệ nguồn tin....................................8
Chương 2: Khảo sát các vụ việc liên quan tới bảo vệ nguồn tin của nhà báo
1.
Nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến............................9
 Thông tin chính về vụ việc......................................................9
 Nhà báo Nguyễn Việt Chiến đã tác nghiệp như thế nào?......11
 Nhận định về đạo đức nhà báo.............................................13
2.

Nhà báo Judith Miller chấp nhận ở tù để bảo vệ nguồn tin................16
 Thông tin chính về vụ việc....................................................16


 Nhận định về đạo đức nhà báo.............................................17

3.

Nhà báo William T. Farr kiên quyết không thỏa hiệp......................19

4.

Kênh truyền hình Pháp tiết lộ 20 nguồn tin...................................19
 Thông tin chính về vụ việc....................................................19
 Nhận định về vụ việc............................................................20

Chương 3. Kểt luận
1. Những rào cản.....................................................................................22
 Luật báo chí........................................................................ 22
 Cơ quan chức năng không nắm được luật hoặc cố tình
hiểu sai.....................................................................................22
 Người vi phạm hay nguồn tin?23
2. Giải pháp...............................................................................................23
Danh mục tài liệu tham khảo..............................................................................25
1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại công nghệ thông tin, báo chí Việt Nam chưa bao giờ phát
triển như bây giờ với 954 cơ quan báo chí, tạp chí, đài phát thanh, đài truyền hình,
báo điện tử (Theo báo Công an Nghệ An – thống kê 2010). Cùng với sự nở rộ về số
lượng, vấn đề đạo đức nhà báo đang trở thành một vấn đề cấp thiết. Nó ảnh hưởng
không những tới nền báo chí mà còn tới độc giả, tới xã hội.

Nguồn tin được coi là nguồn dinh dưỡng đối với báo chí, nếu không có
nguồn tin, các phóng viên sẽ không thể phát hiện ra các đề tài và triển khai bài viết
của mình. Đối với người cung cấp thông tin, nhà báo cần phải bảo vệ, giữ bí mật
danh tính nếu không sẽ không nhận được sự tin tưởng của những người khác muốn
gửi gắm thông tin.
Tuy nhiên, việc bảo vệ nguồn tin của nhà báo đôi khi gặp phải nhiều cản trở
từ cơ quan chức năng và mâu thuẫn với luật pháp. Việc phân tích, nghiên cứu các
vụ việc liên quan tới vấn đề bảo vệ nguồn tin là cần thiết để thấy được thực trạng
hiện nay, thấy cách hành xử của các phóng viên liên quan và rút ra những giải pháp
để nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn tin, bảo vệ uy tín cho các tòa soạn báo.
2. Mục đích và nhiệm vụ khảo sát của tiểu luận
a) Mục đích thực hiện đề tài
Bảo vệ nguồn tin là một trong những yêu cầu quan trọng đối với người làm
báo. Tòa soạn nào bảo vệ được nguồn tin là tòa soạn ấy tạo được sự tin tưởng của
công chúng, có khả năng mở rộng mạng lưới thông tin cho quá trình tác nghiệp của
phóng viên.
Thông qua việc tìm hiểu lí luận và khảo sát thực tiễn, tiểu luận làm rõ vai trò
của bảo vệ nguồn tin, những rào cản đối với việc giữ bí mật người cung cấp thông
tin cho báo chí, thực trạng vấn đề bảo vệ nguồn tin hiện nay. Từ đó tìm kiếm giải
pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn tin của báo chí, rút ra những kinh nghiệm,
phương pháp để vận dụng trong quá trình học tập và làm việc của sinh viên báo
chí.
2


b) Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu sâu về mối quan hệ giữa nguồn tin với báo chí, nội dung và ý
nghĩa của việc bảo vệ nguồn tin, làm tiền đề để thực hiện khảo sát và nghiên cứu
- Thực hiện khảo sát để thấy tác động của việc tiết lộ nguồn tin.
- Qua khảo sát, phân tích, thu thập ý kiến, đưa ra những ý kiến khắc phục

những rào cản trong bảo vệ nguồn tin báo chí đồng thời rút ra bài học thực tiễn
dành cho người làm báo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận “Đạo đức nhà báo trong bảo vệ nguồn tin” thực hiện khảo sát và
nghiên cứu các vụ việc tiêu biểu vừa liên quan tới đạo đức báo chí vừa liên quan
tới pháp luật cả trong và ngoài nước từ xưa tới nay.
Đó là các vụ việc có liên quan tới nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt
Chiến của bảo Tuổi trẻ và Thanh Niên, nhà báo Judith Miller của tờ New York
Times, nhà báo William T.Farr của tờ The LostAngeles Times, nhà báo Launrent
Richard kênh truyền hình France 2.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên lí thuyết: Tìm hiểu qua sách vở, báo chí, công trình nghiên cứu sẵn
có của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tới đề tài thực hiện. Sử dụng để
thực hiện khảo sát và xem xét, so sánh, đối chiếu kết quả khảo sát
Thực hiện phỏng vấn: phỏng vấn, thu thập ý kiến của đối tượng là các nhà
báo đã có nhiều năm công tác trong nghề về vấn đề bảo vệ nguồn tin.
Khảo sát: Khảo sát, điều tra trên báo chí về những vụ án liên quan tới việc
thu thập, xử lí thông tin và bảo vệ nguồn tin của báo chí trong nước và ngoài nước
để rút ra đánh giá bao quát nhất cũng như để có thêm kinh nghiệm cho bản thân.

3


Chương I.
Những vấn đề lí luận
1. Nhận thức chung về đạo đức và đạo đức nhà báo
1.1 Quan niệm chung về đạo đức
Từ xưa, đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lí của con người,
nó thuộc về vấn đề tốt – xấu, hơn nữa xem như là đúng – sai, được sử dụng trong 3
phạm vị: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trực phạt đôi lúc còn

được gọi là giá trị đạo đức; nó gắn liền với văn hóa, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn,
triết học và những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này.
Theo Giáo trình Đạo đức học của Học viện chính trị Quốc gia “Đạo đức
thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc nhằm điều
chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã hội,
với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai chúng được thực hiện
bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội”
Theo từ điển Tiếng việt của Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng
2002: “Đạo đức là những nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, qui định hành
vi quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội”, “là phẩm chất tốt đẹp
của con người do tu dưỡng theo những chuẩn mực đạo đức mà có”.
Theo Phạm Khắc Chương, Hà Nhật Thăng “Đạo đức là một hình thái ý thức
xã hội, là tổng hợp những qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ đó mà con
người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc
của con người và với tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con người với con người,
giữa cá nhân với xã hội”.
Từ xưa tới nay, con người luôn được đặt trong tổng hòa các mối quan hệ xã
hội, luôn phải giao tiếp. Họ được đánh giá là có đạo đức khi thái độ, hành vi phù
hợp với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng; phù hợp với hành phúc và tiến bộ
chung của xã hội.

4


Có thể nói, chuẩn mực đạo đức của các thế hệ, các cộng đồng người đôi khi
không giống nhau. Nhưng ở bất kì đâu và bất kì thời điểm nào, có những giá trị
đạo đức luôn được công nhận như sự khoan dung, nhân hậu, lòng biết ơn, sự hiếu
nghĩa, sự trung thực...
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, nên nó có quan hệ mật thiết với các
hình thái ý thức xã hội khác như chính trị, hệ thống quan điể,, tư tưởng. Đạo đức

cũng gắn bó với pháp luật, nó điều chỉnh, đánh giá các mối quan hệ giữa con người
với thế giới xung quanh.
1.2 Đạo đức nhà báo
Đạo đức nhà báo là 1 bộ phận của đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề
nghiệp nằm trong đạo đức chung của xã hội. Đạo đức của một nghề nghiệp mang
những đặc thù riêng về tính chất, vai trò, nhiệm vụ của nghề nghiệp đó. Nó điều
chỉnh hành vi của thành viên trong nghề nghiệp sao cho phù hợp với nhu cầu và lợi
ích của xã hội.
Đạo đức nhà báo có ý nghĩa quan trọng đối với người làm báo nói riêng và
đối với xã hội nói chung. Bởi hoạt động báo chí với vai trò thông tin, vai trò tuyên
truyền, vai trò định hướng dư luận... của mình có tác động không nhỏ tới sự phát
triển chung của xã hội. Chỉ cần một chút thiếu thận trọng của người làm báo, hậu
quả có thể rất khó lường và khó để khắc phục.
Đạo đức nhà báo là những quy tắc, chuẩn mực quy định thái độ và hành vi
ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp. Hiện tại, có 9 quy định về
đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam được công nhận:
1. Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
2. Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân
3. Hành nghề trung thực, chính xác và khách quan
4. Sống lành mạnh, trong sáng, không lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi và làm
trái pháp luật
5. Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân, làm tốt
trách nhiệm xã hội
5


6. Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin và giữ bí mật cho người cung cấp thông
tin
7. Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động nghề
nghiệp

8. Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ,
khiêm tốn cầu tiến bộ
9. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn
lọc các nền văn hóa khác
Hiện nay, có một số vi phạm đạo đức vẫn thường xảy ra trong nền báo chí
Việt Nam như tham gia đánh hội đồng một đối tượng nào đó hoặc vẫn đang ở trạng
thái bình thường hoặc đã bị thất thế. Các bài báo này đã hạ bệ không ít đối tượng
bởi ngoài việc đưa thông tin đơn thuần còn moi móc đời tư không chỉ của đối
tượng mà còn của thân nhân và các mối quan hệ xung quanh. Nhiều tờ báo đưa
thông tin mà không qua các bước kiểm chứng nguồn tin cần thiết dẫn tới việc đăng
nhiều thông tin sai sự thật, ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của cá nhân và gây thiệt
hại cho nhiều cơ quan, tổ chức. Ngoài ra, hiện tượng đưa tin không phù hợp với
mức độ của sự việc, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng tới một nhóm đối tượng vẫn
còn xảy ra nhiều do người làm báo không nghiên cứu tâm lí tiếp nhận của công
chúng.
Tống tiền cũng là một trong những vi phạm đạo đức nhà báo gây mất uy tín
và cản trở sự phát triển của báo chí hiện nay. Năm 2006, làng báo từng xôn xao vì
vụ nhà báo Nguyễn Hùng Sơn lợi dụng chức danh nhà báo dùng thông tin thu thập
được để tống tiền bị lực lượng An ninh kinh tế (Bộ Công An) bắt quả tang. Một số
trang điều tra dùng cách đánh trước rồi đến xin quảng cáo, tài trợ, làm thân với
người bị đánh sau.
2. Khái niệm nguồn tin và bảo vệ nguồn tin
Để thu thập thông tin cho một bài báo, người làm báo thường sử dụng 3
phương pháp khai thác thông tin là dựa vào tài liệu, quan sát và phỏng vấn. Vì thế,
nguồn tài liệu, hiện trương và con người là những yếu tố cung cấp thông tin cho
báo chí. Nói về mối quan hệ của nhà báo với nguồn tin chính là mối quan hệ của
họ với người cung cấp thông tin phục vụ cho bài báo của họ.
6



Thực tế, mọi sự việc dù lớn hay nhỏ xảy ra, nhất là những vụ tiêu cực, tham
nhũng nghiêm trọng đều không qua mắt được nhân dân. Đây chính là nguồn cung
cấp thông tin, nguồn nuôi dưỡng sự sống củ một tờ báo, đặc biệt với thể loại báo
chí điều tra, chống tham nhũng.
Đạo đức nhà báo quy định những chuẩn mực khi nhà báo tiếp xúc, thu thập
và xử lí thông tin do nguồn tin cung cấp. Đối với bản thân nguồn tin, nhà báo có
nhiệm vụ giữ bí mật thông tin, chỉ được tiết lộ khi nguồn tin đồng ý hoặc có sự yêu
cầu từ cơ quan có chức năng. Tuy nhiên, vào từng thời điểm và hoàn cảnh khác
nhau nên có những cách cư xử khác nhau. Đây là vấn đề nhạy cảm vẫn thường
được bàn luận trong nhiều cuộc hội thảo về báo chí. Gần đây nhất là hội thảo
“Khuôn khổ pháp lý báo chí phòng chống tham nhũng: Bảo vệ nguồn tin – Pháp lý
và Đạo đức”
3. Đạo đức nhà báo trong bảo vệ nguồn tin
Trong tác nghiệp báo chí, người làm báo cần sự hỗ trợ và đồng hành hết sức
quan trọng của nguồn tin. Bên cạnh việc sử dụng thông tin chính xác, đầy đủ,
không bị méo mó, không làm hiểu sai lệch, người làm báo cần phải bảo vệ được
nguồn tin của mình. Đây không chỉ là đạo đức mà còn là trách nhiệm. Tuy nhiên,
hiện nay, vấn đề này đôi khi vẫn chưa được xem trọng và dành sự quan tâm xứng
đáng.
Có thể nói, nguồn tin là yếu tố sống còn của báo chí, đặc biệt là các nhà báo,
phóng viên điều tra chống tham nhũng. Có nguồn tin, phóng viên, nhà báo mới có
thể tìm ra các đề tài cũng như khai thác các đề tài đó phục vụ cho công việc của
mình.
Những người cung cấp thông tin cho báo chí, nhất là các thông tin nhạy cảm
về các sự việc tiêu cực hầu hết đều không muốn lộ diện bởi tâm lý sợ rắc rối với
pháp luật, sự bị trả thù, lo ngại những đánh giá của xã hội... Nhà báo để lộ nguồn
tin vô hình chung trở thành kẻ tố cáo nguời gửi gắm thông tin cho mình, có thể
mang lại cho họ nhiều rắc rối trong cuộc sống, nghiêm trọng hơn là gây những hậu
quả liên quan tới danh dự, tính mạng. Công chúng vì thế mà e dè trong việc cung
cấp thông tin cho cả tòa soạn. Việc này sẽ đưa các tòa soạn và thế bị cô lập, khát

thông tin và mọi hoạt động trở nên khó khăn.
7


Phát biểu tại hội thảo “Bảo vệ nguồn tin: Pháp lý và đạo đức báo chí”, nhà
báo Nguyễn Bá Kiên (Trưởng ban Kinh tế báo Tiền Phong) cho biết báo Tiền
Phong luôn quan tâm tới việc mở rộng mạng lưới thông tin và bảo vệ nguồn tin của
mình, tìm đủ mọi cách không cung cấp bí mật nguồn tin cho các cơ quan chức
năng không được quy định trong Luật Báo chí. Những loạt bài gây tiếng vang trên
báo Tiền Phong như loạt bài về vụ Vinashin, vụ chiếc cặp số của ông Nguyễn Văn
Lâm, vụ nhà đất của ông Lê Đức Thúy... đều nhờ xây dựng nguồn tin tốt và bảo vệ
được nguồn tin.
Cũng tại hội thảo trên, luật sư Mai Lương Việt(Giám đốc Cty Luật TNHH
Việt & Cộng sự) khẳng định “Việc bảo mật sẽ đảm bảo an toàn cho người tố cáo,
đặc biệt là khi giữa người tố cáo và người bị tố cáo thường có qun hệ đối xứng về
quyền lực và các điều kiện về vật chất theo hướng bất lợi cho người tố cáo”.
Theo một số nhà báo, việc bảo vệ bí mật nguồn tin vẫn cần được tuân thủ
trong một số trường hợp kể cả khi có yêu cầu từ các cơ quan có đủ thẩm quyền.
Tuy nhiên, việc này đặt phóng viên đứng trước nguy cơ phải hầu tòa, lúc này nhà
báo phải lựa chọn giữa đạo đức nghề nghiệp và an nguy của bản thân.
4. Quy định của pháp luật về bảo vệ nguồn tin
Điều 7, Luật Báo chí quy định: “Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ
tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu
của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân hoặc Chánh án Tòa án Nhân dân cấp
tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm
trọng.”
Trên thế giới, bảo vệ nguồn tin cũng là nguyên tắc phổ biến được các nền
báo chí xác lập từ lâu. Tại Pháp, đạo luật “b ảo vệ bí mật nguồn tin của các nhà
báo” có từ năm 1881 quy định “Bí mật nguồn tin của các nhà báo được bảo vệ
nhằm cho phép công chúng có được thông tin về những vấn đề lợi ích chung”


8


Chương II.
Khảo sát các vụ án liên quan tới vấn đề bảo vệ nguồn
tin của các nhà báo
1. Nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Việt Chiến
1.1 Những nét chính của vụ án.
Chiều 12/5/2008, hai nhà báo nổi tiếng đấu tranh chống tham nhũng, tiêu
cực là Nguyễn Văn Hải (33 tuổi, Phó trưởng Văn phòng đại diện kiêm Bí thư Chi
bộ Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội), Nguyễn Việt Chiến (56 tuổi,
phóng viên báo Thanh Niên) đã bị cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) khởi tố,
bắt tạm giam.
Các nhà báo này bị khởi tố bị can về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong
khi thi hành công vụ” theo điều 281 BLHS.
Quyết định khởi tố bị can cho rằng hai nhà báo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn
Việt Chiến đã đưa những thông tin sai sự thật về vụ án Bùi Quang Hưng và Bùi
Tiến Dũng cùng đồng bọn phạm tội tổ chức đánh bạc và đánh bạc; vụ án Cố ý làm
trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa
nhận hối lộ, tham ô tài sản tại Ban Quản lý dự án 18.
Trước đó, cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố vụ án "Cố ý làm
lộ bí mật Nhà nước" theo điều 263 BLHS và "lợi dụng các quyền tự do dân chủ
xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân"
theo điều 258 BLHS.
* Nhà báo Nguyễn Việt Chiến sinh năm 1952, đã từng phục vụ trong quân
đội. Tốt nghiệp đại học ngành địa chất, Nguyễn Việt Chiến công tác tại Báo Văn
Nghệ, trước khi về làm phóng viên Báo Thanh Niên từ năm 1993, chuyên theo dõi
mảng nội chính. Theo đánh giá của Ban Biên tập Báo Thanh Niên, Nguyễn Việt
Chiến là nhà báo nhiệt huyết, chín chắn, và có nhiều bài viết dũng cảm đấu tranh

chống tiêu cực, đặc biệt trong vụ án "Năm Cam và đồng bọn", được dư luận đánh
9


giá cao. Ngoài lĩnh vực báo chí Nguyễn Việt Chiến còn là nhà thơ có tài. Ông đã
đoạt nhiều giải thưởng thơ của Báo Văn Nghệ, Tạp chí Văn nghệ Quân đội và gần
đây được giải thưởng thơ của Hội Nhà văn.
* Nhà báo Nguyễn Văn Hải, sinh năm 1975, tốt nghiệp Phân viện báo chí
tuyên truyền năm 1996 và được kết nạp Đảng ngay trong năm đó. Nhà báo Nguyễn
Văn Hải khi bị bắt là Phó văn phòng đại diện của Báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội, đồng
thời là Bí thư chi bộ của Văn phòng. Nhà báo Nguyễn Văn Hải từng đoạt giải A
Giải báo chí toàn quốc năm 2003 về loạt bài chống nạn cơm tù, xe cướp trên quốc
lộ 1A. 12 năm lăn lộn với nghề báo, bút danh N.V.Hải, N.V.H. trên báo Tuổi Trẻ
gắn liền với hàng loạt vụ án lớn như vụ Thủy cung Thăng Long, vụ tham nhũng ở
dự án Mường Tè, vụ Lã Thị Kim Oanh, vụ tiêu cực dầu khí, vụ tiêu cực ở Thanh
tra Chính phủ, vụ tiêu cực ở ngành hàng không, vụ tham nhũng đất đai Đồ Sơn, vụ
án ở PMU18...Trong thời điểm đó, ban Biên tập của Báo Tuổi Trẻ vẫn khẳng định
ông Nguyễn Văn Hải là một cây bút trong sáng, đầy nhiệt huyết và dũng cảm trong
cuộc chiến chống tham nhũng. Báo Tuổi Trẻ đã mời luật sư Trần Văn Tạo - Văn
phòng luật sư Trần Văn Tạo (TP.HCM) đứng ra bảo vệ cho nhà báo Nguyễn Văn
Hải trong vụ án này.
Liên quan đến vụ án này, từ tháng 5-2007, khi quá trình điều tra các vụ án
tiêu cực liên quan đến PMU18 do Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội
(C14, Bộ Công an) thụ lý bước vào giai đoạn kết thúc, hàng chục phóng viên của
các báo từ Trung ương đến địa phương đã bị mời lên cơ quan An ninh điều tra để
trả lời câu hỏi về việc lấy thông tin từ đâu, kiểm chứng như thế nào đối với các
thông tin mà cơ quan chức năng cho rằng sai sự thật.
Sáng 15/10, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã ra phán quyết, theo đó
nhà báo Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên bị kết án hai năm tù giam, nhà
báo Nguyễn Văn Hải được tự do sau khi phiên tòa kết thúc với mức án 24 tháng tù

treo
Tại phiên tòa, ông Nguyễn Văn Hải đã thừa nhận kết luận điều tra và cáo
trạng này là “tương đối khách quan và chính xác” và nói rằng sai sót của cá nhân
10


chỉ là nhận tin sai chứ không phải cố ý bình luận, suy diễn. Hải thừa nhận đã có
sáu bài viết có nhiều nội dung sai sự thật, “có gây ít nhiều ảnh hưởng đến các đối
tượng bị đề cập”. Tuy nhiên, bị cáo không cố ý mà đó chỉ là các “tai nạn nghề
nghiệp”.
“Còn ông Nguyễn Việt Chiến vẫn một mực khẳng định các bài viết đã đăng
trên Thanh Niên bị cáo đều lấy nguồn từ những cán bộ có trách nhiệm, có thẩm
quyền và không có bình luận. Bản thân ông Chiến khi thấy báo khác đăng đều
thẩm định lại thông tin với các quan chức Tổng cục Cảnh sát trước khi sử dụng lại.
Theo ông, vụ PMU 18 mới xử phần đánh bạc và đưa hối lộ, phần tham nhũng chưa
xử. Trong khi đó, nhà báo không đợi được nên phải thu thập tin từ nhiều nguồn.
Riêng bài viết “40 VIP chạy án”, bị cáo nói đã xác minh ở bốn nguồn khác nhau.
Bản thân Nguyễn Việt Chiến đã tham gia viết đến 70 bài và bị quy là sai phạm “có
hệ thống”” – Theo Pháp luật thành phố HCM
2. Nhà báo Nguyễn Việt Chiến đã tác nghiệp như thế nào?
“Với PV Nguyễn Việt Chiến của Báo Thanh Niên, cơ quan điều tra tập trung
xét hỏi về bài báo gây xôn xao dư luận thời điểm tháng 4 năm 2006 "Bùi Tiến
Dũng khai đã đưa tiền chạy án cho gần 40 nhân vật quan trọng" (đăng ngày 16.4).
Vậy PV Nguyễn Việt Chiến đã thu thập thông tin này như thế nào, thông tin này có
chính xác không?
Trước khi viết bài báo "Bùi Tiến Dũng khai đưa tiền chạy án cho gần 40
nhân vật quan trọng" ít ngày, PV Nguyễn Việt Chiến đã gặp thiếu tướng Phạm
Xuân Quắc, khi ấy là Cục trưởng C14, Trưởng ban chuyên án PMU 18 tại phòng
làm việc của ông này để xác minh một số thông tin liên quan đến vụ án. PV
Nguyễn Việt Chiến đặt câu hỏi: "Thưa thủ trưởng (cách gọi thân mật của PV),

trong trại tạm giam, Dũng "tổng" (tức Bùi Tiến Dũng) khai nhận đưa tiền chạy án
cho bao nhiêu người rồi?". Tướng Quắc trả lời: "Khoảng vài chục người". PV
Nguyễn Việt Chiến hỏi thêm: "Cụ thể là bao nhiêu đối tượng?". Ông Quắc cho
biết: "Dũng "tổng" khai đưa tiền chạy án cho hàng chục đối tượng". Biết ông Quắc
không muốn cho biết con số cụ thể, PV Thanh Niên xin phép ra về.

11


Qua xác minh từ điều tra viên, PV Việt Chiến được biết số người mà Bùi
Tiến Dũng tung tiền chạy án lên tới gần 40 người. Đối chiếu với thông tin của
tướng Phạm Xuân Quắc "Dũng khai đưa tiền chạy án cho hàng chục đối tượng",
PV Thanh Niên thấy 2 nguồn tin này tương đối phù hợp nhau. Sau đó, PV Việt
Chiến tiến hành viết bài báo "Bùi Tiến Dũng khai đã đưa tiền chạy án cho gần 40
nhân vật quan trọng".
Sau khi bài báo đăng, ngày 17.4.2006, thiếu tướng Phạm Xuân Quắc có mời
ông Nguyễn Quốc Phong - Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên lên nói rằng:
"Thông tin này là không đúng, nếu các cậu nói Bùi Tiến Dũng khai đưa tiền chạy
án cho hàng chục người thì không sao, nhưng nói đưa tiền chạy án cho 40 người
là không đúng". Mặc dù PV Báo Thanh Niên có bằng chứng từ nguồn tin đáng tin
cậy nêu trên (có lưu giữ băng ghi âm), nhưng theo yêu cầu của ông Quắc, ngày
18.4.2006, Báo Thanh Niên vẫn đính chính: "Báo Thanh Niên số 106 ra ngày
16.4.2006 có đăng thông tin về vụ án PMU 18 Bùi Tiến Dũng khai đã đưa tiền cho
gần 40 nhân vật. Ngày 17.4.2006, trao đổi với phóng viên Thanh Niên, thiếu tướng
Phạm Xuân Quắc, Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội - Bộ Công an
đã phủ nhận thông tin nói trên. Theo ông Quắc: "Thông tin này là không đúng".
Sau khi Báo Thanh Niên đính chính theo lời tướng Quắc một thời gian, thiếu
tướng Phạm Quý Ngọ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Thủ trưởng Cơ
quan CSĐT đã trực tiếp thông tin cho PV Thanh Niên biết: "Trong vụ án này, có
việc 40 cán bộ nhận tiền của Bùi Tiến Dũng, bị vô hiệu hóa, bị mua". Băng ghi âm

đoạn trích này đã được Báo Thanh Niên chuyển tới các cơ quan chức năng và
người có trách nhiệm.
Báo Thanh Niên khẳng định Nguyễn Việt Chiến đã làm đúng chức trách,
nhiệm vụ của một nhà báo chân chính là tìm kiếm, thực hiện và công bố các thông
tin được xã hội quan tâm theo những quy tắc nghề nghiệp chặt chẽ, bao gồm cả
việc khai thác thông tin từ nhiều nguồn tin có thẩm quyền, trong khuôn khổ cho
phép của pháp luật, như được nêu rõ trong Hiến pháp và Luật Báo chí của nước
CHXHCN Việt Nam. Toàn bộ quá trình tác nghiệp của PV Nguyễn Việt Chiến
trong vụ án này đều nhằm một mục đích tham gia chống tham nhũng, chống tiêu
12


cực, bảo vệ sự trong sạch của bộ máy Đảng và Nhà nước, bảo vệ chế độ, hoàn toàn
không có bất cứ dấu hiệu nào phạm vào tội "Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong
khi thi hành công vụ" như cơ quan điều tra khẳng định để bắt giam PV Nguyễn
Việt Chiến.” - Theo Thanh Niên
3. Nhận định về đạo đức nhà báo
Vụ án của hai nhà báo đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận một thời gian
dài về sự chấp hành pháp luật và đạo đức của nhà báo.
Vấn đề thứ nhất là sai sót nghiệp vụ, bên cạnh các luồng ý kiến ca ngợi
nhà báo Nguyễn Việt Chiến can đảm nói lên sự thật, bảo vệ công lý đến cùng thì
cũng có nhiều ý kiến cho rằng ông cũng như nhà báo Nguyễn Văn Hải đã có sai sót
nghiệp vụ khi không sử dụng nguồn tin độc lập để xác thực thông tin mà cơ quan
điều tra cung cấp, cũng không dẫn nguồn tin đang sử dụng là xuất phát từ người
làm công tác điều tra.
Trong bài viết của mình, nhà báo Huy Đức bày tỏ quan điểm “Đưa một quan
chức cao cấp ra tòa trong xã hội ta không phải là đơn giản. Trong nhiều trường
hợp, nếu không có áp lực của dư luận, không thể nào đương đầu với các quan
tham nhũng. Tuy nhiên, một khi “dư luận” được khai thác như một “công cụ”.
Các cơ quan tố tụng thay vì phải “độc lập, chỉ tuân theo pháp luật”, đã bơm mớm

cho báo chí những thông tin khiến cho dư luận nổi giận và trước một áp lực chính
trị như vậy các cấp ủy không thể đứng ngoài. Những cuộc họp cho “đường lối xử
lý” thường được triệu tập và sinh mệnh cả chính trị lẫn pháp lý của một nhân vật
thường kết thúc trong cuộc họp và đôi khi sai lầm bắt đầu như thế. Có không ít
quan chức đã phải lãnh án vì dư luận thay vì những bằng chứng mà cơ quan điều
tra thu thập được.
Trong một phiên tòa, có “buộc” có “gỡ”, có chứng cứ, có tranh tụng mà
chưa chắc đã không oan. Trong một cuộc họp mà chỉ có ý kiến “buộc” của cơ
quan điều tra cùng với áp lực dư luận thì sẽ khó đưa ra được “đường lối” nào
khác hơn là “bắt”. Dư luận cũng như con nghiện. Hôm nay, có thể thõa mãn bằng
một quan chức bậc trung, ngày mai “đô lên”, cấp chức cũ không thể nào hài lòng
13


cơn khát. Không có cách nào khác là phải để cho các cơ quan tố tụng được độc
lập hành xử theo pháp luật: điều tra viên, nếu không có chứng cứ mà bắt giam, sẽ
không được viện kiểm sát phê chuẩn; kết luận điều tra mà không chặt chẽ viện sẽ
không truy tố; cáo trạng mà không đủ chứng cứ sẽ bị các luật sư phanh phui; tòa,
nếu độc lập, sẽ “tuyên” theo bên nào thuyết phục với nhiều bằng chứng nhất.
Công lý không phải lúc nào cũng có thể được mang đến từ các phiên tòa nhưng
công lý không thể thiết lập nếu như mọi phán quyết không được, độc lập, đưa ra từ
tòa án”
Theo Quy chế xác định nguồn tin trên báo chí ban hành kèm theo Quyết
định số 52/2008/QĐ- BTTTT, ngày 2 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Thông
tin và Truyền thông:
Điều 2. Cơ quan báo chí, tác giả bài báo phải viện dẫn nguồn tin được
sử dụng để đăng, phát trên báo chí. Khi viện dẫn nguồn tin phải thể
hiện rõ nguồn tin do cá nhân, cơ quan, tổ chức nào cung cấp hoặc thể
hiện rõ là theo nguồn tin riêng của phóng viên, nguồn tin riêng của cơ
quan báo chí và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xứ và

tính xác thực của nguồn tin.
Điều 3. Đối với các vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử và các
vụ việc tiêu cực hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng chưa có
kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, báo chí có quyền thông
tin theo nguồn tài liệu của mình nhưng phải viện dẫn nguồn tin theo
đúng quy định tại Điều 2 của Quy chế này và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về nội dung thông tin đã đăng, phát.
Cơ quan báo chí phải đảm bảo tính nguyên vẹn, chính xác của thông
tin được cung cấp; không được đăng, phát những thông tin về thân
nhân và các mối quan hệ của cá nhân trong các vụ án, vụ việc tiêu cực
khi không có căn cứ cho rằng những thân nhân và các mối quan hệ đó
liên quan đến vụ án, vụ việc tiêu cực hoặc chưa có kết luận của cơ

14


quan nhà nước có thẩm quyền, làm ảnh hưởng xấu đến đời tư của
công dân.
Điều 4. Cơ quan báo chí khai thác các văn kiện, tài liệu của tổ chức,
tài liệu, thư riêng của cá nhân có liên quan đến các vụ án đang được
điều tra hoặc chưa xét xử, các vụ việc tiêu cực hoặc có dấu hiệu vi
phạm pháp luật đang chờ kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số 51/2002/NĐ-CP
ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí,
phải nêu rõ xuất xứ của các văn kiện, tài liệu, thư riêng và phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung thông tin đã đăng,
phát.

Vấn đề thứ 2 là tiết lộ nguồn tin: Vụ án xảy ra với 2 ứng xử khác nhau của

2 nhà báo, nếu ông Nguyễn Văn Hải không tiết lộ nguồn tin của mình thì ông
Nguyễn Việt Chiến đã cung cấp các bằng chứng đó cho cơ quan chức năng. Việc
tiết lộ nguồn tin trong vụ án này được cho là đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Dẫn
tới, ông Phạm Xuân Quắc bị phạt cảnh cáo và ông Đinh Văn Huynh nhận án 1 năm
tù vì tội lộ bí mật công tác. Việc này được cho là nguyên nhân gây tới khó khăn
cho việc tác nghiệp của các đồng nghiệp của ông tại báo Thanh Niên trong một
thời gian dài.
Điều 7 của Luật Báo chí năm 1999: “Đối với vụ án đang được điều
tra hoặc chưa xét xử thì các cơ quan tiến hành tố tụng có quyền không
cung cấp thông tin cho báo chí nhưng báo chí có quyền thông tin theo
các nguồn tài liệu của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội
dung thông tin. Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người
cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó. Trừ trường hợp có yêu
cầu của viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân hoặc chánh án Tòa án
nhân dân cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra,
xét xử tội phạm nghiêm trọng”.
15


Tiết lộ nguồn tin là điều tối kị đối với người làm báo và nó có thể ảnh hưởng
tới hoạt động của cả tòa soạn báo bởi nếu không được đảm bảo bí mật, được bảo
vệ thì sẽ không ai dám cung cấp thông tin cho báo chí, nhất là đối với những vấn
đề nhạy cảm như tham nhũng, hối lộ, tội phạm. Nếu không có nguồn tin báo chí sẽ
không thể hoạt động được.
Nhà báo Nguyễn Việt Chiến từng phát biểu tại một hội thảo “Tôi và phóng
viên Nguyễn Văn Hải đã phải trả một giá rất đắt khi cố gắng bảo vệ nguồn tin
trong quá trình viết bài chống tham nhũng tại vụ án PMU18. Đó là một bài học vô
cùng đau xót mà chúng tôi không thể nào quên.”
2. Nhà báo Judith Miller (New York Times) chấp nhận ở tù để bảo vệ nguồn
tin

2.1 Thông tin chính về vụ việc
Vụ án bắt đầu khi nữ điệp viên mật của CIA Valerie Plame – vợ cựu đại sứ
Joseph Charles Wilson bị báo giới tiết lộ thân phận. Ngày 14/7/2003, báo
Washington Post xuất hiện 1 bài báo của tác giả Robert Novak tiết lộ bà là một
nhân viên CIA làm việc trong bộ phận kiểm soát vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD)
Theo luật, ai tiết lộ nhân viên an ninh có thể bị truy tố vì tội hình sự.
Bà Judith Miller tuy không hề viết bài về bà Valerie Plame nhưng khi Bộ Tư
pháp Mỹ điều tra về sự việc này đã xác định có 5 nhà báo nắm được thông tin,
trong đó có bà Judith Miller. Tháng 7/005, bà được yêu cầu phải cung cấp lời khai
về quan chức chính quyền đã cung cấp thông tin (sau này được xác định là Lewis
“Scooter” Libby – cựu chánh văn phòng phó tổng thống Dick Cheney)
Với lí do “Nếu không ai tin tưởng các nhà báo giữ bí mật nguồn tin thì các
nhà báo sẽ không thể tác nghiệp được. Do đó cũng sẽ không thể có tự do báo chí”
bà Miller từ chối tiết lộ nguồn tin của mình. Công tố viên Patrick Fitzgerald kết
luận hành động của bà Miller là tội coi thường tòa án. Ngày 7-7-2005, bà Miller bị
bắt giam.

16


Phát biểu trước thẩm phán Thomas Hogan, bà Miller nói “Tôi không cho
rằng mình đứng trên luật pháp. Các ông làm đúng khi đưa tôi vào tù”. Nhưng bà
khẳng định nhiệm vụ bảo vệ nguồn tin của nhà báo “Khi đã hứa, tôi phải dữ lời”
Ngày 16-7-2005, tờ Washington Post đưa tin thời hạn giam giữ bà Miller có
thể kéo dài thêm sáu tháng. Báo Washington Post cho biết dù ông Libby ký giấy
cho phép các nhà báo được khai về ông, nhưng bà Miller vẫn bác bỏ tính hiệu lực
của giấy phép này với lý do ông Libby bị "ép ký”. Bà Miller tuyên bố chỉ đưa lời
khai trước tòa nếu nhận được giấy cho phép riêng của ông Libby.
Ngày 29-9-2005, sau 85 ngày ngồi tù, bà Miller đã được trả tự do sau khi
ông Libby ký giấy cho phép bà tiết lộ nguồn tin. Do đó, bà Miller đã đồng ý đưa

lời khai trước tòa án.
Phóng viên khác từng có nguy cơ vào tù do liên quan tới vấn đề này là
Matthew Cooper, tạp chí Time đã đồng ý ra điều trần trước bồi thẩm đoàn để thoát
cảnh tù. Cooper giải thích anh quyết định như thế chỉ vì nguồn cung cấp tin cho
anh đã tự giải phóng anh khỏi những lời hứa giữ bí mật.
2.2 Những ý kiến xung quanh vụ việc
Phát biểu bên ngoài phòng xử án, Tổng biên tập New York Times, Bill
Keller cho rằng quyết định của bà Miller: “đi tù còn hơn tiết lộ nguồn tin là một sự
lựa chọn "dũng cảm và đúng nguyên tắc".
Bà Miller đã kiên quyết bảo vệ nguyên tắc nghề nghiệp, tuân thủ các chuẩn
mực đạo đức của mình đến cùng kể cả khi khiến bà rơi vào vòng lao lý bởi việc tiết
lộ nguồn tin – dù với chính quyền có thể đem tới bất hạnh cho người khác. Bà chỉ
chấp nhận tiết lộ thông tin khi đã 2 lần nhận được sự cho phép của nguồn tin. Đây
không chỉ là một nữ nhà báo có lương tâm mà còn thực sự dũng cảm.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng Judith Miller và New York Times đã bị lợi
dụng vào cuộc trả đũa của chính quyền Bush chống lại những ai không ủng hộ Nhà
Trắng trong cuộc chiến Iraq.
17


Ngày 28-10-2005, công tố viên Fitzgerald buộc tội ông Libby cản trở pháp
luật. Tháng 6-2007, phiên tòa xử Libby sau đó buộc tội Libby cản trở pháp luật và
khai man trước tòa án. Chánh án phiên tòa xử Libby 30 tháng tù giam, phạt tiền
250.000 USD và hai năm bị quản thúc sau khi ra tù. Libby kháng cáo nhưng thất
bại.
Tuy nhiên, ngay sau khi bản án được công bố, Tổng thống Mỹ George Bush
đã ra lệnh giảm cho ông Libby mức án 30 tháng tù giam, với lý do mức án này là
"quá nặng". Động thái của ông Bush đã gây xôn xao dư luận bởi hiếm khi một tổng
thống ra lệnh giảm án. Hơn nữa, người được giảm án thường là cá nhân đã phải
chịu mức án trong một quãng thời gian.

Theo giới truyền thông Mỹ, ông Libby đã nhận sự chỉ đạo từ "cấp trên"
trong việc tiết lộ thân phận bà Plame cho báo chí. Đây cũng được xem là cú đấm
của Nhà Trắng nhắm vào uy tín của Wilson và bào chữa cho lý do tấn công Iraq,
bởi dư luận có thể hiểu rằng Wilson được cử đi làm nhiệm vụ là nhờ sự tiến cử của
vợ. Nó ngụ ý: lời nói của một người "bám váy vợ" không có giá trị!
Đồng thời trước đó, vào năm 2002, bà Miller từng đưa tin trên New York
Times, đặt nghi vấn Iraq sản xuất vũ khí nguyên tử. Nguồn tin của bài báo là từ
"những quan chức Mỹ giấu tên" và "chuyên gia tình báo Mỹ”. Báo chí Mỹ lần theo
hồ sơ tòa án liên bang và phát hiện chính ông Libby từng khai trước tòa vào tháng
7-2003 rằng ông Bush đã ủy quyền cho ông Cheney tiết lộ thông tin tình báo mật
của Mỹ về Iraq.
Ông Cheney sau đó chỉ đạo Libby trao tin cho bà Judith Miller. Nội dung
tin: Iraq đang tìm cách mua nguyên liệu uranium từ Niger để sản xuất bom nguyên
tử, khởi nguồn chuyến đi của ông Wilson. Rõ ràng trong vụ việc này, vai trò nhà
báo của bà Miller đã bị chính quyền lợi dụng nhằm mục đích biện minh cho âm
mưu tấn công Iraq. Khi ông Wilson lật tẩy ý đồ đó, Nhà Trắng đã lợi dụng báo chí
để bôi nhọ ông Wilson.

18


3. Nhà báo William T.Farr kiên quyết không thỏa hiệp.
Vụ án của nhà báo William T.Farr (phóng viên tờ The LosAngeles Herald
Examiner) liên quan tới vụ án xử Chales Manson vì tội giết hại nữ diễn viên
Sharon Tate và 6 người khác.
Trong phiên tòa xử vụ án này, Virginia Fraham khai rằng đã nghe Susan
Atkins (đồng phạm của Charles Manson) thú nhận rằng hắn và đồng bọn đã lên kế
hoạch ám sát những người nổi tiếng như Elizabeth Taylor và Frank Sinatra). Theo
quyết định của tòa án, sự việc bị cấm truyền bá khỏi phạm vi phiên tòa vì không
được coi là bằng chứng chông tại bị cáo.

Nhưng phóng viên Farr đã có trong tay tài liệu này và viết bài đăng trên tờ
báo của mình. Sau khi Mason bị tuyên án, thẩm phán Charles H. Older yêu cầu
William T. Farr tiết lộ nguồn tin đã vi phạm bảo mật của tòa án nhưng ông từ chối.
William T. Farr đã phải ngồi tù 46 ngày vì quyết định này.
Sau khi tại ngoại, ông tiếp tục làm việc cho The LosAngeles Times và chưa
bao giờ công bố tên người cung cấp bản sao tòa án cho ông để viết bài đăng báo.
Đây được coi là một nhà báo có lương tâm và trách nhiệm với nghề.
4. Kênh truyền hình Pháp tiết lộ 20 nguồn tin
4.1 Thông tin chung về vụ việc
Kênh truyền hình France 2 từng phát 1 chương trình mang tên Pedophiles:
The Predators (Những kẻ dã thú xâp hại trẻ em). Để thực hiện thương trinh nfy,
phóng viên Launrent Richard đã thực hiện nhập vai 1 bé gái 12 tuổi và 1 kẻ ham
thích tình dục trẻ em để tiếp cận với những kẻ có xu hướng lạm dụng tình dục trẻ
em cả trên mạng và ngoài đời thực.
Sau khi chương trình được phát và tòa soạn quyết định tiết lộ nguồn tin, 20
kẻ 20 kẻ phạm tội bị bắt giữ ở Canada và Pháp, trong đó có cả một cố vấn thành
phố ở ngoại ô Paris năm nay đã 64 tuổi. Ông này bị lĩnh án xâm hại tình dục trẻ em

19


do có những hành vi tán tỉnh gợi dục với phóng viên đang đóng vai một đứa trẻ
trong phòng chát.
4.2 Nhận định về vụ việc
Khi vụ việc xâm hại tình dục này nổ ra, ngay lập tức dư luận xã hội đã có
một cuộc tranh luận về pháp luật và đạo đức nghề báo. Việc tiết lộ nguồn tin được
phóng viên và nhà sản xuất chương trình xác định từ ban đầu. Để bảo vệ cho quyết
định của mình, các nhà sản xuất đã dẫn viện điều luật qui định những người nắm
thông tin về các trường hợp chuẩn bị phạm pháp phải báo cáo với nhà chức trách.
Tuy nhiên, trong giới báo chí, xuất hiện rất nhiều ý kiến trái chiều về quyết

định của kênh truyền hình. Dominique Pradalíe, tổng thư ký của Hiệp Hội Nhà
Báo Quốc Gia (National Union of Journalists) nói với dịch vụ kết nối toàn cầu của
hãng tin AFP: "Các nhà báo không bao giờ tiết lộ nguồn tin của mình. Đó là vấn đề
nguyên tắc.”
Yves Bordenave viết trên tờ Le Monde: "Tuyệt đối tôn trọng nguyên tắc này
cho phép các nguồn tin [bao gồm các quan tòa, tội phạm, chính khách] có thể cung
cấp thông tin chính xác cho nhà báo, với sự đảm bảo chắc chắn rằng họ sẽ không bị
tố giác ngay cả dưới trát đòi của tòa án.” Theo ông, khi gạt đi nguyên tắc này,
chương trình Les Infiltrés đã “phát minh ra một thể loại báo chí mới: báo chí phụ tá
cho cảnh sát.”
Trong một bài xã luận, tờ Humannité dẫn một trích đoạn trong điều lệ báo
chí của Pháp: “Để xứng đáng với danh hiệu của mình, một nhà báo không được
phép che giấu bản thân bằng những hình ảnh hay nhân dạng tưởng tượng và không
được nhầm lẫn vai trò của mình với vai trò của một người cảnh sát.”
Nhà bình luận Frédéric Bonnaud nói: "Vấn đề là Richard đáng ra không nên
tự đặt mình vào cuộc điều tra ngay từ đầu”. Bonnaud cho rằng những cách mà
Richard đã dùng cũng giống như cách các phóng viên ảnh tạo ra xung đột giữa hai
bên đối lập để họ gây chiến và từ đó chộp được những bức ảnh chiến tranh.

20


Nhà bình luận truyền thông Daniel Schneidermann viết trên trang web của
mình: "Tôi không nghĩ là họ đã sai khi làm thế. Tuy nhiên, chúng ta phải tìm ra
một cái tên khác để gọi cho hoạt động này. Nó nằm giữa công việc của cảnh sát và
những người làm phim về cuộc sống hoang dã. Riêng phần mình, tôi khó có thể
gọi đó là nghề báo.”
Tổng biên tập Philippe Brunet-Lecomte nói rằng cách làm này của các nhà
báo là nhằm cứu vãn “cơn khủng hoảng niềm tin” đang thách thức giới truyền
thông hiện nay. Ông nói với đài phát thanh France Info: “Những điều tra như vậy

cho phép chúng ta đến được với sự thực đằng sau sách vở và lý luận giáo điều.”

21


Chương 3: Kết luận
1. Những rào cản đối với vấn đề bảo vệ nguồn tin của báo chí
1.1 Về luật báo chí.
Điều 7, Luật Báo chí quy định: “Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ
tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu
của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân hoặc Chánh án Tòa án Nhân dân cấp
tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm
trọng.”
Hiện nay, vẫn có 2 luồng í kiến về điểu khoản này của Luật Báo chí. Luồng í
kiến thứ nhất cho rằng việc cung cấp thông tin về nguồn tin cho Viện trưởng Viện
kiểm sát Nhân dân hoặc Chánh án Tòa án Nhân dân là hợp lí vì hai vị trí này đều
do đại biểu nhân dân bầu.
Luồng ý kiến thứ 2 lại cho rằng nên bỏ luôn điều khoản này, nhà báo chỉ nên
tuân theo đạo đức nghề nghiệp. Theo một số nhà báo, trong các vụ án nhất là án
tham nhũng, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân và Chánh án Tòa án Nhân dân là
đối tượng để chống. Việc tiết lộ nguồn tin cho các đối tượng này rất có thể vẫn sẽ
gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nguồn tin, phóng viên và cả tòa soạn.
1.2 Cơ quan chức năng không nắm được luật hoặc cố tình hiểu sai
Tuy luật báo chí đã quy định rõ chỉ có Viện trưởng VKS Nhân dân và Chánh
án Tòa án Nhân dân mới có quyền yêu cầu báo chí tiết lộ nguồn tin liên quan tới vụ
án hình sự mà tội danh có khung hình phạt từ 7 năm trở lên. Nhưng trên thực tế có
rất nhiều đơn vị và cá nhân không đủ thẩm quyền như công an, cảnh sát, lãnh đạo
UBND, các sở ban ngành... yêu cầu phóng viên phải cung cấp nguồn tin thay vì tự
mình điều tra.
Nhiều trường hợp phóng viên và tòa soạn không cung cấp thông tin thì các

cơ quan này cố tình gây khó dễ cho phóng viên trong quá trình tác nghiệp.

22


1.3 Người vi phạm hay nguồn tin?
Một trong những vấn đề vẫn thường gây tranh luận trong giới báo chí chưa
có dấu hiệu ngã ngũ là khi nguồn tin đồng thời là người vi phạm pháp luật.
Khi phóng viên điều tra về các vụ việc tiêu cực có thể sẽ gặp trường hợp
người cung cấp thông tin là người vi phạm pháp luật. Phóng viên dựa vào tin tức
của nguồn tin này để viết bài, xét về phương diện đạo đức thì phải giữ bí mật.
Nhưng xét về phương diện pháp luật, nếu nhà báo không tố cáo nguồn tin này sẽ là
hành vi che giấu tội phạm hoặc bị quy kết là bịa đặt, viết sai sự thật.
Việc khai thác nguồn tin đồng thời là người vi phạm dễ đặt nhà báo vào
trong tình huống phải lựa chọn giữa giữ đạo đức nghề nghiệp và chịu sự trừng phạt
của pháp luật. Nếu tiết lộ nguồn tin, tuân thủ pháp luật sẽ vi phạm đảo đức nghề
nghiệp, gây mất uy tín của cả tòa soạn và mất niềm tin của công chúng.
Liên quan tới vấn đề này, có ý kiến cho rằng chỉ người nào biết được đối
phương là nhà báo mà đồng ý cung cấp thông tin thì mới là nguồn tin. Còn những
đối tượng mà nhà báo nhập vai điều tra hoặc khai thác được khi không tiết lộ mình
là nhà báo thì không được coi là nguồn tin và không cần bảo vệ. Những người này
không hề biết mình cung cấp thông tin cho báo chí và cũng không có ràng buộc
cam kết sẽ được bảo vệ bí mật.
2. Giải pháp
Bảo vệ nguồn tin là yêu cầu quan trọng đối với người làm báo nhưng hiện
nay vẫn còn quá nhiều những rào cản đối với nhà báo muốn giữ chuẩn mực đạo
đức này. Nhiều phóng viên chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ
nguồn tin, chịu khuất phục trước sức ép từ nhiều phía.
Để nâng cao ý thức bảo vệ nguồn tin của nhà báo và hiệu quả bảo vệ nguồn
tin cần phải nâng cao chất lượng đào tạo trong các cơ sở đào tạo báo chí, chú trọng

vấn đề bảo vệ nguồn tin. Không chỉ tại các trường báo, các tòa soạn báo cũng cần
thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực phẩm chất đạo đức, nghiệp vụ của
phóng viên và người quản lí báo chí.
23


Hội Nhà báo cần phát huy vai trò của mình trong việc bảo vệ phóng viên,
bảo vệ nguồn tin. Để làm rõ các vấn đề đang gây tranh cãi, việc tổ chức hội thảo,
hội nghị có sự tham gia của các nhà báo lão thành, nhà báo trẻ, của các cơ quan
chức năng là cần thiết và phải được thực hiện thường xuyên.
Để bảo vệ an toàn cho mình, tránh sa vào vòng lao lý hay làm mất lòng cơ
quan chức năng mà vẫn giữ bí mật được về người cung cấp thông tin, tùy trong
từng trường hợp mà phóng viên và tòa soạn cần có cách xử lí thông minh, khéo
léo.
Một số các xử lí không chính thống nhưng vẫn được áp dụng và được người
làm báo chấp nhận như trong vụ PMU18, khi bị hỏi về nguồn tin, nhiều tòa soạn
nói rằng đã coppy lại của báo khác hoặc nhặt được đơn thư tố cáo nặc danh quăng
vào tòa soạn.
Ngày 23/8/2012, tin Lý Xuân Hải bị tạm giam chính thức công bố nhưng
Báo điện tử Petrotimes đã đưa từ tối 22/8. Bị truy nguồn tin, báo Petrotimes giải
trình rằng do phóng viên không biết ông Hải đi đâu và suy đoán rằng đã bị bắt. Sau
khi tham khảo CB điều tra đã quyết định đưa tin. Nhà báo Phan Lơi – Báo Pháp
luật Tp.HCM nhận định đây là một cách bảo vệ nguồn tin của tòa soạn khi bị người
không có thẩm quyền truy nguồn mà lại không muốn mất lòng.
Trên hết, nhà báo cần phải tỉnh táo, bình tĩnh suy xét thiệt hơn để giải quyết
các vấn đề. Khách quan trong cư xử, bình tĩnh trong tác nghiệp, hiểu biết pháp luật
và xã hội... sẽ giúp nhà báo tránh khỏi nhiều nguy cơ.

24



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Đạo đức học của Học viện chính trị Quốc gia
2. Từ điển Tiếng việt của Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng 2002
3. Tham luận của các nhà báo trong Hội thảo “Bảo vệ nguồn tin: Pháp lý và
Đạo đức báo chí”
4. Văn bản Luật báo chí
5. Nguồn Internet khác.

25


×