Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

THIẾT KẾ MẢNG XANH MỘT SỐ TUYẾN GIAO THÔNG CHÍNH THUỘC KHU LIÊN HỢP TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.57 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

  

ĐOÀN BẠCH HẢI YẾN

THIẾT KẾ MẢNG XANH MỘT SỐ TUYẾN GIAO THÔNG
CHÍNH THUỘC KHU LIÊN HỢP TỈNH BÌNH DƯƠNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

  

ĐOÀN BẠCH HẢI YẾN

THIẾT KẾ MẢNG XANH MỘT SỐ TUYẾN GIAO THÔNG
CHÍNH THUỘC KHU LIÊN HỢP TỈNH BÌNH DƯƠNG

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: Th.S. PHẠM MINH THỊNH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009

i


MINISTRY OF TRAINING AND EDUCATION
UNIVERSITY OF AGRICULTURE AND FORESTRY

  

ĐOÀN BẠCH HẢI YẾN

DESIGN LANDCAPE FOR SOME MAIN TRAFFICS IN
CONJUGATE AREA BINH DUONG PROVINCE

Engineer Thesis
Limited specically: Horticulture and Landscaping

Teacher guide: Master PHAM MINH THINH

Ho Chi Minh City
Tháng 7/2009

ii


LỜI CẢM ƠN

Với sự giúp đỡ của quý thầy cô trong bộ môn cảnh quan và kỹ thuật hoa viên,
quý thầy cô trường Đai học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Những người
đã trực tiếp giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Nhân dịp này
tôi xin chân thành cảm tạ và biết ơn sâu sắc đến:
 Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.


Quý thầy cô trong bộ môn cảnh quan và kỹ thuật hoa viên, đặc biệt tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Phạm Minh Thịnh đã trực tiếp giúp đỡ
và hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.

 Ban quản lý khu liên hợp Bình Dương, đặc biệt là anh Tâm thuộc ban quản
lý cây xanh.
 Những người bạn thân thiết, tập thể lớp DH05CH đã chia sẻ những khó khăn
vui buồn trong suốt 4 năm học, đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện
luận văn.
 Và tôi vô cùng biết ơn gia đình luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học
tập tại trường và đạt được kết quả như ngày hôm nay.
Dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện luận văn nhưng chắc chắn không tránh khỏi
những sai sót. Vì vậy rất mong được sự thông cảm chia sẻ và đóng góp ý kiến
của quý thầy cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện tốt hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 15 thánh 06 năm 2009
Sinh viên thực hiện : Đoàn Bạch Hải Yến

iii


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Thiết kế mảng xanh một số tuyến giao thông chính thuộc
khu liên hợp tỉnh Bình Dương” được tiến hành từ ngày 14/02/2009 đến 15/07/2009
với những công việc đã làm:
1. Khảo sát hiện trạng mảng xanh trên một số tuyến đường chính thuộc
khu liên hợp tỉnh Bình Dương và đánh giá ưu khuyết điểm
2. Quy hoạch một số chủng loại cây xanh phù hợp và thiết kế cảnh quan
cụ thể cho một số tuyến đường chính và vòng xoay thuộc khu vực
khảo sát.
Kết quả: Đề xuất được một số loài cây trồng phù hợp đáp ứng các yêu cầu
trong môi trường đường phố đô thị, đề xuất phương án thiết kế cụ thể cho
một số tuyến đường chính thuộc khu vực liên hợp tỉnh Bình Dương, tạo
cho mỗi tuyến đường một vẻ đặc trưng riêng mà vẫn đảm bảo về công
năng và tính thẩm mỹ .

iv


SUMMARY
The thesis: “Design landcape for some main traffics in conjugate area Binh
Duong province” was be carried out from 02/14/2009 to 07/15/2009 with some
things such as:
1. Surveying present landcape on some main trafffics in surveying area
after comment on and appraise advantage and defect.
2. Project some suitable genera streets and design landcape for some
main traffics and roundabout in surveying area .
Total result: Suggesting some ornamental plants suitable for urban
environment; and to put forward concrete design project for some main traffics in
conjugate area Binh Duong Province , to create each traffic is a specific
characteristics but still ensure the use and beautiful looking.


v


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn .................................................................................................i
Tóm tắt .......................................................................................................ii
Summary ....................................................................................................iii
Mục lục ......................................................................................................iv
Danh sách các hình .....................................................................................vii
Danh sách các bảng ....................................................................................ix

Chương 1: GIỚI THIỆU.....................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................1
Chương 2: TỔNG QUAN....................................................................................3
2.1 Tổng quan về Bình Dương...............................................................................3
2.1.1 Vị trí địa lý ..........................................................................................3
2.1.2 Địa hình................................................................................................ 3
2.1.3 Khí hậu.................................................................................................3
2.1.4 Thổ nhưỡng ..........................................................................................4
2.1.5 Đa dạng sinh học .................................................................................4
2.2 Giới thiệu khu liên hợp Bình Dương................................................................5
2.2.1 Vị trí - giới hạn .....................................................................................5
2.2.2 Quy hoạch tổng thể...............................................................................6
2.2.3 Hiện trạng mảng xanh ...........................................................................7
2.3 Đánh gía hiện trạng..........................................................................................8
2.3.1 Thuận lợi ..............................................................................................8
2.3.2 Khó khăn ..............................................................................................9
2.3.3 Cơ hội...................................................................................................9
2.3.4 Thách thức............................................................................................9


vi


2.4 Ý nghĩa và phân loại cây xanh đường phố .......................................................10
2.4.1 Ý nghĩa ................................................................................................10
2.4.2 Phân loại...............................................................................................10
2.5 Một số chú ý khi thiết kế .................................................................................11
2.6 Chọn loại cây trồng đường phố........................................................................14
Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....16
3.1 Mục tiêu đề tài.................................................................................................16
3.2 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................16
3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................17
3.3.1 Điều tra ngoại nghiệp............................................................................17
3.3.2 Công tác nội nghiệp ..............................................................................17
Chương 4 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................19
4.1 Hiện trạng khu vực khảo sát và thiết kế ...........................................................19
4.1.1 Giới thiệu tổng thể khu vực khảo sát và thiết kế....................................19
4.1.2 Hiện trạng mảng xanh..........................................................................20
4.2 Thiết kế ...........................................................................................................21
4.2.1 Mục đích thiết kế ........................................................................................21
4.2.2 Ý tưởng thiết kế ...........................................................................................22
4.2.2.1 Vât liệu.............................................................................................22
4.2.2.2 Cây xanh...........................................................................................23
4.2.3 Thuyết minh thiết kế ...................................................................................23
4.2.3.1 Tuyến đường NT8 - Chủ đề Cội nguồn ..............................................24
4.2.3.2 Tuyến đường DT6 - Chủ đề Nhiệt đới................................................27
4.2.3.3 Tuyến đường XT1A - Chủ đề Hương sắc...........................................29
4.2.3.4 Tuyến đường XT1B - Chủ đề Hình khối ............................................32
4.2.3.5 Tuyến đường A3 - Chủ đề Rợp Bóng.................................................35

4.2.3.6 Tuyến đường HM3 - Chủ đề Hoa chen đá..........................................38
4.2.3.7 Tuyến đường Tạo Lực 4 - Chủ đề Vào Hạ .........................................41
4.2.3.8 Tuyến đường AD1 - Chủ đề Sức Sống...............................................44

vii


4.2.3.9 Tuyến đường HM5 - Chủ đề Cổ Kính................................................47
4.2.3.10 Vòng xoay 1 - Chủ đề Tuổi Thơ ......................................................49
4.2.3.11 Vòng xoay 2 - Chủ đề Hành Tinh và Sự Sống ..................................51
Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................54
5.1 Kết luận ......................................................................................................54
5.2 Kiến nghị .....................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Vị trí khu liên hợp tỉnh Bình Dương.......................................................5
Hình 2.2 Bản đồ cơ cấu sử dụng đất khu liên hợp .................................................6
Hình 2.3 Kích thước vùng không trồng cây ở giao lộ ..........................................11
Hình 4.1 Vị trí khu vực khảo sát và thiết kế ........................................................20
Hình 4.2 Minh họa đèn trang trí .........................................................................23
Hình 4.3 Mặt bằng NT8 và DT6 .........................................................................24

Hình 4.4 Minh hoạ một số mẫu tượng đá và đồ gốm trang trí .............................25
Hình 4.5 Mặt đứng đường NT8...........................................................................26
Hình 4.6 Phối cảnh đường NT8 và DT6..............................................................27
Hình 4.7 Mặt đứng đường DT6 ..........................................................................28
Hình 4.8 Mặt bằng đường XT1A chủ đề Hương Sắc...........................................29
Hình 4.9 Mặt đứng đường XT1A chủ đề Hương Sắc ..........................................30
Hình 4.10 Phối cảnh đường XT1A chủ đề Hương Sắc .......................................31
Hình 4.11 Mặt bằng đường XT1B chủ đề Hình Khối .........................................32
Hình 4.12 Mặt đứng đường XT1B chủ đề Hình Khối..........................................33
Hình 4.13 Phối cảnh đường XT1B và A3............................................................34
Hình 4.14 Mặt bằng đường A3 chủ đề Rợp bóng ................................................36
Hình 4.15 Mặt đứng đường A3 chủ đề Rợp bóng................................................37
Hình 4.16 Minh hoạ một số mẫu đá trang trí .......................................................38
Hình 4.17 Mặt đứng đường HM3chủ đề Hoa chen đá ........................................39
Hình 4.18 Phối cảnh đường HM3 chủ đề Hoa chen đá ........................................40
Hình 4.19 Minh hoạ một số trạm dừng chân .......................................................41
Hình 4.20 Mặt bằng đường Tạo lực 4 và AD1 ....................................................42
Hình 4.21 Mặt đứng đường tạo lực 4 chủ đề Vào hạ ...........................................43
Hình 4.22 Minh hoạ một số kiểu giàn hoa...........................................................44

ix


Hình 4.23 Mặt đứng đường AD1 chủ đề Sức sống ..............................................45
Hình 4.24 Phối cảnh đường Tạo lực 4 và AD1....................................................45
Hình 4.25 Mặt bằng đường HM5 chủ đề Cổ kính................................................47
Hình 4.26 Mặt đứng đường HM5 chủ đề Cổ kính ...............................................48
Hình 4.27 Phối cảnh đường HM5 chủ đề Cổ kính ...............................................49
Hình 4.28 Phối cảnh vòng xoay 1 chủ đề Tuổi thơ ..............................................50
Hình 4.29 Phối cảnh vòng xoay 2 chủ đề Hành tinh và sự sống ..........................52

Hình 4.30 Hình ảnh danh mục cây sử dụng thiết kế ............................................55

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Kích thước dải cây xanh đường phố ....................................................12
Bảng 2.2 Danh mục những cây cấm trồng và hạn chế trồng trên đường phố........14
Bảng 4.1 Danh mục cây sử dụng trong thiết kế đường NT8 ...............................26
Bảng 4.2 Danh mục cây sử dụng trong thiết kế đường DT6 ................................28
Bảng 4.3 Danh mục cây sử dụng trong thiết kế đường XT1A..............................31
Bảng 4.4 Danh mục cây sử dụng trong thiết kế đường XT1B..............................34
Bảng 4.5 Danh mục cây sử dụng trong thiết kế đường A3...................................37
Bảng 4.6 Danh mục cây sử dụng trong thiết kế đường HM3 ...............................40
Bảng 4.7 Danh mục cây sử dụng trong thiết kế đường Tạo lực 4.........................43
Bảng 4.8 Danh mục cây sử dụng trong thiết kế đường AD1 ................................46
Bảng 4.9 Đề xuất một số dây leo thích hợp trồng đường phố ..............................46
Bảng 4.10 Danh mục cây sử dụng trong thiết kế đường HM5 .............................49

xi


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trong bối cảnh đất nước đang trên đà hội nhập và phát triển, từng bước công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu của người Việt Nam cũng dần thay đổi. Bên cạnh
những nhu cầu về vật chất thì nhu cầu về tinh thần rất được quan tâm, nhất là khi
nhịp sống ngày càng hối hả, những thay đổi về khí hậu, và ô nhiễm môi trường
cũng ngày càng tăng cao. Nhằm đáp ứng nhu cầu đó, ngành cảnh quan hoa viên
đóng vai trò không nhỏ trong việc mang lại những giá trị tinh thần cho con người,
phát huy tối đa vai trò cây xanh trong đời sống.
Nếu so với 64 tỉnh, thành phố thì Bình Dương đứng thứ 43 về diện tích, thứ
43 về dân số. Nhưng ngày nay Bình Dương đang là tỉnh năng động nhất về mặt kinh
tế và thu hút vốn đầu tư nước ngòai với 13 khu công nghiệp đang họat động . Theo
bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2006, tỉnh Bình
Dương tiếp tục đứng đầu, trong khi thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, là 2
trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, lần lượt xếp thứ thứ 40 và xếp thứ 7. Nhằm
tăng sự thu hút đầu tư; hiện nay địa phương này đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới, để phát triển
công nghiệp ra các huyện phía bắc của tỉnh, trong đó tỉnh đang tập trung vào dự án
lớn là khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương, đây được coi như
một bước đột phá trong quá trình công nghiệp hóa tại Việt Nam, được coi là điểm
nhấn để hình thành nên thành phố công nghiệp Bình Dương trong tương lai.Bên
cạnh những thành công của ngành kinh tế Bình Dương đã đạt được, còn tồn tại
nhiều vấn đề gây nhức nhối đặc biệt là tình trạng môi trường đang xuống cấp trầm
trọng. Theo UBND tỉnh Bình Dương, do phát triển công nghiệp nhanh và tốc độ đô

1


thị hóa cao, bài toán về ô nhiễm môi trường đang trở nên nan giải đối với tỉnh. Hiện
nay, trên địa bàn đã xuất hiện ô nhiễm bụi, nồng độ bụi trung bình trên năm tại các
khu công nghiệp cao hơn tiêu chuẩn cho phép 1,73 lần, tại các trục đường chính cao
hơn tiêu chuẩn cho phép 2,1 lần. Hàng loạt kênh rạch chảy qua nội ô thị xã bị ô

nhiễm hữu cơ, vi sinh ở mức báo động, nồng độ vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2-4
lần. Như vậy việc cải tạo môi trường đang là nhiệm vụ cấp bách đòi hỏi mọi tổ chức
chính quyền và nhân dân địa phương tham gia. Trước tình hình trên cho thấy được
vai trò tối ưu của cây xanh trong cuộc sống con người. Việc xây dựng và tôn tạo
cảnh quan ngày nay có vai trò không nhỏ trong cuộc sống. Con người đang dần
sống thân thiện và gần gũi với thiên nhiên hơn để có một cuộc sống thoải mái và
đảm bảo sức khoẻ tốt . Một thảm thực vật được trồng đúng tiêu chuẩn đúng cách, nó
không chỉ giải quyết và hạn chế được vấn nạn ô nhiễm mà còn đem lại nhiều lợi ích
khác cho con người, làm tăng giá trị sống của con người.
Bất cứ nơi nào cũng có thể tạo nên một không gian xanh: những căn nhà phố
với diện tích khá khiêm tốn, khu cơ quan công sở, những công viên rộng lớn đóng
vai trò là lá phổi xanh. Ngày nay, người ta còn tận dụng những diện tích nhỏ hẹp
nhất có thể trên những lề đường, dải phân cách, vòng xoay để tăng thêm diện tích
mảng xanh, vừa có tác dụng kiểm sóat giao thông, thanh lọc không khí ô nhiễm, tạo
cảnh quan, và nó còn được ví von như một chiếc máy điều hòa nhiệt độ trong những
ngày nắng nóng.Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tạo nên cảnh quan phù hợp cả về
công năng lẫn thẩm mỹ cho từng loại công trình.
Với đề tài: “Thiết kế mảng xanh một số tuyến giao thông chính thuộc khu liên
hợp tỉnh Bình Dương”, tôi mong muốn đề xuất một số giải pháp thiết kế cụ thể
mang tính khả thi, phù hợp cho nơi công cộng này đem lại hiệu quả cao nhất.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.1.1 Vị trí địa lý
- Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ.
 Phía bắc giáp Bình Phước

 Phía nam và tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh
 Phía tây giáp Tây Ninh
 Phía đông giáp Đồng Nai.
- Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thị xã Thủ Dầu Một, cách trung tâm thành
phố Hồ Chí Minh 30 km.
2.1.2 Địa hình
- Tọa độ địa lý: vĩ độ Bắc: 11052' - 12018', kinh độ Đông: 106045' - 107067'30"
- Diện tích tự nhiên 2.681,01km2 (chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ 42/61
về diện tích tự nhiên),
 Tổng diện tích: 269.554 ha
 Đất ở: 5.845 ha
 Đất nông nghiệp: 215.476 ha
 Đất lâm nghiệp: 12.791 ha
 Đất chuyên dùng: 22.563 ha
 Đất chưa sử dụng: 12.879 ha
2.1.3 Khí hậu
- Khí hậu Bình Dương mang đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa, từ tháng 5 – 11. Mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4
năm sau.

3


Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm với số ngày có mưa là



120 ngày. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335mm, năm cao nhất có
khi lên đến 500mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50mm và nhiều
năm trong tháng này không có mưa.

Nhiệt độ trung bình hằng năm là 26,5 0C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất



29 0C (tháng 4), tháng thấp nhất 24 0C (tháng 1). Tổng nhiệt độ hoạt động hàng năm
khoảng 9.500 - 10.000 0C, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm lên tới 2.700
giờ.
Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp



thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông, Đông - Bắc, về
mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây - Nam. Tốc độ gió bình quân
khoảng 0.7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là 12m/s thường là Tây, Tây –
Nam.
2.1.4 Thổ nhưỡng
- Các nhà thổ nhưỡng đã tìm thấy ở Bình Dương 7 loại đất khác nhau, nhưng
chủ yếu là đất xám và đất đỏ vàng. Đây là hai loại đất rất thích hợp với các loại cây
công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. Với địa hình cao trung bình từ 6-60m, nên chất
lượng và cấu trúc đất Bình Dương không chỉ thích hợp với các loại cây trồng mà
còn rất thuận lợi đối với việc xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các khu công
nghiệp.
2.1.5 Đa dạng sinh học
1 - Bình Dương, với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa hai mùa mưa nắng
cộng với mức chênh lệch nhiệt độ thấp là môi trường sống thích hợp cho nhiều loại
sinh vật.
2 - Những năm gần đây tình hình nhập nội cây xanh diễn ra một cách sôi
động, theo đó là sự xuất hiện của các loài cây đẹp có nhiều ưu điểm tốt phù hợp với

4



những vùng khí hậu và điều kiện địa hình khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc lựa chọn những chủng loại cây xanh có nhiều ưu điểm vượt trội.
3 - Sự phát triển của ngành công nghệ sinh học đã góp phần tạo nên sự đa
dạng về chủng loại cây xanh, những biến đổi về màu sắc hình dáng và đặc điểm
sinh trưởng đã tạo ra nguồn hoa cảnh dồi dào và ổn định.
2.2 GIỚI THIỆU KHU LIÊN HỢP
2.2.1 Vị trí - giới hạn

- Theo đề án Khu Liên hợp Bình
Dương rộng 4.196,8 ha.
- Tọa lạc tại xã Hòa Lợi - Huyện
Bến Cát; xã Tân Vĩnh Hiệp, xã Phú
Chánh - Huyện Tân Uyên và xã
Định Hòa, xã Phú Mỹ thuộc thị xã
Thủ Dầu Một.

Hình 2.1: Bản đồ vị trí khu Liên hợp
Bình Dương

5


2.2.2 Quy hoạch tổng thể
Khu liên hợp bao gồm 5 khu chức năng: KCN tập trung rộng 1.573,4 ha;
Khu dịch vụ rộng 613 ha; Khu đô thị rộng 1.650 ha (655 ha tái định cư); 132,5 ha
dùng để xây dựng công trình giao thông và 227,9 ha đất hạ tầng cơ sở khác

Hình 2.2 Bản đồ quy hoạch cơ cấu sử dụng đất khu Liên hợp


6


2.2.3 Hiện trạng mảng xanh một số tuyến giao thông thuộc khu liên họp Bình
Dương
Thực vật trên hệ thống giao thông hầu hết mới được trồng, chủ yếu là trồng
theo sở thích chứ không được quy họach cụ thể.
-

Trên một số các lề đường trồng cây bóng mát theo hàng một chủ yếu là cây
sao đen, muồng hoàng yến, dầu rái…

-

Trên các giải phân cách hẹp thực vật được trồng nhiều là hoa giấy màu sắc
rất sặc sỡ.

-

Trên các giải phân cách rộng là hàng cây bóng mát rất đơn điệu, cây được ưa
trồng là sao đen.

-

Thực vật nền chủ yếu là cỏ lá gừng và dây đậu phụng kiểng được trồng rất
nhiều.

7



-

Trên các nút giao thông thực vật được trồng phối kết màu sắc chủ yếu là cây
lá trắng, dền đỏ, có cắt xén tạo hình.

2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
2.3.1 Thuận lợi
 Khu liên hợp Bình Dương là nơi có sức thu hút đầu tư lớn và đang được
quan tâm nhiều về vấn đề cảnh quan môi trường.
 Nguồn cung cấp nước cho công trình luôn được đảm bảo và không bị ô
nhiễm.
 Khí hậu nhiệt đới gió mùa vô cùng thuận lợi về nguồn thực vật đa dạng
phong phú, nguồn cung cấp cây xanh dồi dào từ các vườn ươm của tỉnh và
Thành Phố. Quãng đường vận chuyển gần nên chất lượng cây xanh tốt.

8


2.3.2 Khó khăn
 Nền khu vực nghiên cứu là bê tông cốt thép gây khó khăn cho việc cải tạo
địa hình quy hoạch mặt bằng trồng cây.
 Các công trình hạ tầng kỹ thuật còn chưa có.
 Thực vật trồng ở đây đòi hỏi đáp ứng nhiều tiêu chuẩn và chức năng gây khó
khăn cho việc lựa chon cây trồng phù hợp.
2.3.3 Cơ hội
 Quy họach và thiết kế một hệ thống mảng xanh xứng tầm với các công trình
kiến trúc và không gian, làm tăng giá trị về vật chất và tinh thần cho con
người.
 Trồng được nhiều loại cây bóng mát và cây hoa kiểng mang lại hiệu quả

cảnh quan cao đồng thời mang lại nhiều công dụng từ cây xanh, có tác dụng
cải thiện môi trường, bảo tồn và giáo dục.
 Đem lại cho người dân, người thưởng ngoạn cảnh quan đa dạng thay đổi.
Khai thác và phát huy hết hiệu lực về công dụng và thẫm mỹ cho toàn bộ dự
án khu liên hợp, khu đô thị mới Bình Dương .
2.3.4 Thách thức
 Địa hình gây khó khăn cho việc trồng cây và cải tạo.
 Phải lựa chọn những loại cây có đặc điểm bộ rễ ăn sâu, rễ cọc, không làm hư
hại đến các công trình kiến trúc và mau phát huy tác dụng. Mỗi khu vực điạ
hình khác nhau phải lựa chọn những loại cây khác nhau.
 Việc quản lý bảo dưỡng cây xanh trong khu vực thiết kế sẽ rất khó khăn và
tốn kém.
2.4 Ý NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ
2.4.1 Ý nghĩa
Theo Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (1997), thiết kế cây xanh đường phố là giải quyết
việc trồng cây bên đường, giữa đường và trồng cây trước các công trình kiến trúc
dọc theo đường. Trồng cây bóng mát đường phố nhằm:
-

Che mát cho người đi đường và xe cộ.

9


-

Dẫn gió hoặc chắn gió tùy góc độ của hướng gió chủ đạo

-


Bảo vệ đường, chống mưa nắng, xói mòn hay chảy nhựa

-

Giảm bớt tiếng động từ đường phố đến các công trình kiến trúc xung quanh

-

Chống bụi, cát bay

-

Phòng hỏa

-

Làm khoảng phân cách giữa đường đi bộ và đường xe chạy

-

Cùng với các công trình trang trí khác như luống hoa, tượng, vòi phun, v.v..

tạo thành những nơi dạo chơi có nhiều nội dung phong phú làm tăng vẻ đẹp của
thành phố, tăng sắc thái của công trình, che lấp những kiến trúc không thỏa mãn ý
thích mọi người.
-

Làm nhân tố nối liền các lọai hình cây xanh trong và ngoài thành phố để tạo

thành một hệ thống cây xanh thống nhất.

2.4.2 Phân lọai
Theo Nguyễn Thị Thuỷ (1997), cây xanh đường phố gồm có 5 lọai:
 Cây trồng trên lề đường: chủ yếu là cây bóng mát trồng hai bên đường đi,
thường được trồng trong trường hợp kiến trúc hai bên đường tương đối
gần và đường không rộng hoặc đường rộng nhưng chỉ trồng cây sát
dường người đi.
 Dãy cây xanh trên lề đường: thường được trồng khi dải đất dành cho
trồng cây rộng 2 – 7 m.
 Dãy cây xanh chia cách (còn gọi là dãy cây chia cách các lọai đường xe
chạy).
 Cây trồng trên nút giao thông vòng xoay điều phối giao thông là điểm
nhấn, điểm nổi bật trên các tuyến đường. Các vòng xoay giúp tăng diện
tích mảng xanh, cải thiện khí hậu.
 Bulvar: Loại này kết hợp giữa đi lại và dạo chơi; bố trí ở giữa hoặc ở bên
đường xe chạy (lọai nhỏ 8 – 20m; lọai lớn 20 – 80m).
 Vườn hoa đặc biệt dọc đường phố rộng hơn 80m.

10


2.5 MỘT SỐ CHÚ Ý KHI THIẾT KẾ
 Đối với lọai cây trồng trên lề đường :
-

Chú ý hướng đường để tạo bóng mát tốt nhất

-

Trường hợp nhiều xe và người thì nên trồng cây trong bồn (bồn có thể hình
tròn có đường kính hoặc hình vuông có cạnh tối thiểu 1,25m).


-

Cây trồng phải đúng quy định như sau :
 Thân cây cách mép đường tối thiểu 1,2m
 Vỉa hè rộng tối thiểu 3,5m mới trồng cây
 Bồn cây cách mép đường tối thiểu 0,5m

-

Khi trồng cây cần chú ý chỗ đường cắt nhau hoặc đường rẽ cong, không bố
trí cây che khuất tầm nhìn của người lái xe.

(nguồn Võ Đình Diệp và ctv, 2003)
Hình 2.3 Kích thước vùng không trồng cây ở giao lộ

11


 Đối với lọai dải cây xanh trồng trên lề đường
Bảng 2.1: Kích thước dải cây xanh đường phố
STT
1
2
3
4
5
-

Cách bố trí

Cây trồng một hàng
Cây trồng hai hàng
Dải cây bụi và bãi cỏ
Vườn trước nhà một tầng
Vườn trước nhà nhiều tầng

Chiều rộng tối thiểu
(m)
2-4
5-6
1
4 + phối kết cây bụi
6 + kết hợp cây bụi,
mảng hoa, mảng c ỏ

Dải cây xanh có chiều rộng tối thiểu 1,5m. Nếu có rộng từ 1,5m – 5m thì cần

chú ý phối hợp trồng cây với chiều rộng của đường.
-

Nếu chiều rộng của dải cây từ 1,5m – 2m, chỉ nên trồng một hàng cây cao

vừa phải và cây nhỏ, đôi khi xen hàng cây bụi thấp hay cây hoa, ngòai ra là cỏ.
-

Nếu chiều rộng dải cây 2 – 3m, có thể trồng một hàng cây cao và một hàng
cây thấp ở phía trước đường xe chạy, hoặc trồng hai hàng cây thấp.

-


Nếu chiều rộng của dải cây 3 – 5m thì trồng một hàng cây cao và hai hàng
cây thấp hai bên. Có thể xen kẽ những lùm cây bụi thấp hoặc cây riêng lẻ
sinh trưởng tự do ở phía đường xe chạy.

-

Nếu dải cây rộng 5 – 7m có thể trồng hai hàng cây cao.

 Đối với dải cây xanh phân cách :
-

Tùy theo tính chất và chiều rộng của đường mà dải cây xanh có chiều rộng
khác nhau, thường vào khỏang 1,5 – 2,5m.

-

Trên dải này, cách nhau khỏang 100m cần mở một lối đi ngang qua.

-

Thường không trồng cây bóng mát trên dải cây phân cách, trừ trường hợp
đường xe điện hoặc đường có tính chất địa phương, chủ yếu trên dải này
trồng các lọai bụi thấp hoặc thảm hoa hay cỏ.

 Đối với cây xanh trên vòng xoay giao thông :
-

Hình dáng đảo phụ thuộc vào các tuyến đường và lưu lượng giao thông, có
khi tổ chức thành vườn dạo, có khi tạo thành điểm cây xanh không cho người
vào.


12


-

Chủ yếu cây trồng phải đảm bảo hướng dẫn giao thông, đồng thời tạo điểm
cảnh cho thành phố nhưng không che khuất tầm nhìn của người lái xe.

-

Đối với đảo giao thông không cho người vào, nên chọn cây dáng đặc biệt,
chung quanh trồng cây rào thấp hoặc bố trí tượng, vòi phun.

-

Đối với đảo giao thông hình thành do các đường giao thông nội bộ, có thể tổ
chức kết hợp với việc dạo chơi.

 Đối với Bulvar :
-

Bulvar lọai nhỏ (8 – 30m) có thể được bố trí ở giữa đường, nhưng thường ở
một phía. Cơ cấu lọai này có đường dạo chơi, dải cây xanh, các ghế đá ngồi
nghỉ. Dải cây ở đây có thể là hàng cây lớn, cây bụi thấp,v.v.. tùy chiều rộng
của dải và hướng đường.

-

Bulvar lọai lớn (20 - 30m) thường là lọai đường đi dạ ở gần trung tâm hoặc

đường dẫn đến một công trình công cộng lớn, hoặc bên bờ sông, bờ biển.Cơ
cấu có thể có một hoặc hai đường đi tùy thuộc chiều rộng của đường, thỉnh
thỏang có quảng trường bố trí tượng, vòi phun, có ghế đá để nghỉ chân. Cây
trồng yêu cầu nghệ thuật cao, thường không trồng cây cao to mà chủ yếu là
cây bụi thấp, bãi cỏ, bồn hoa. Có thể sử dụng lọai hình cây cắt xén và uốn cắt
nghệ thuật. Cây cần phối hợp với các công trình kiến trúc nhỏ. Nếu tổ chức
đường dạo hai bên, cần đặc biệt chú ý dải cây ở giữa. Lọai này cần chú tỉ lệ
trồng các lọai cây có hoa, hoặc chia đọan lối ra vào và những nơi ngồi nghỉ.
Người ta thường lấy mỗi đoạn khỏang 75 – 100m, lối ra vào ở hai đầu nếu
chiều dài bulvar 200m. Trong trường hợp bulvar dài hơn, có thể cho ra vào ở
các điểm phân đọan. Về tỉ lệ các lọai cây bố trí trên bulvar có thể lấy như
sau:
+ Cây bóng mát

:

40 – 50%

+ Cây bụi

:

20 – 25%

+ Bãi cỏ

:

10 – 20%


+ Luống hoa

:

2 – 5%

+ Quảng trường

:

15 – 25%

13


×