Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ CẢNH QUAN NÚT GIAO THÔNG CẦU VƯỢT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ ÁP DỤNG THIẾT KẾ CẢI TẠO CẢNH QUAN NÚT GIAO THÔNG THỦ ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


DƯƠNG THỊ MỸ TIÊN

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ CẢNH QUAN
NÚT GIAO THÔNG CẦU VƯỢT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH VÀ ÁP DỤNG THIẾT KẾ CẢI TẠO CẢNH QUAN
NÚT GIAO THÔNG THỦ ĐỨC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


DƯƠNG THỊ MỸ TIÊN

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ CẢNH QUAN
NÚT GIAO THÔNG CẦU VƯỢT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH VÀ ÁP DỤNG THIẾT KẾ CẢI TẠO CẢNH QUAN
NÚT GIAO THÔNG THỦ ĐỨC
Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn: Th.S.KTS LÊ ĐÀM NGỌC TÚ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009

ii


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY


DUONG THI MY TIEN

SUGGESTING SOME PRINCIPLES IN LANDSCAPE
DESIGNING FLYOVER INTERCHANGE AT HO CHI MINH
CITY AND APPLYING TO IMPROVE THU DUC FLYOVER
INTERCHANGE LANDSCAPING

GRADUATION ESSAY
DEPARTMENT OF LANDSCAPING AND ENVIRONMENTAL
HORTICULTURE

Ho Chi Minh City
7/2009

iii



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự chỉ dẫn, giúp đỡ tận
tình của cô Thạc sĩ Kiến trúc sư Lê Đàm Ngọc Tú. Tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành và sâu sắc đến cô.
Đồng thời tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Kiến trúc
sư Đỗ Văn Tâm đã có những góp ý quý báu cho luận văn.
Tôi cũng trân trọng cảm ơn các cô chú, anh chị ở Khu quản lý giao
thông đô thị số 2 đã có những giúp đỡ tận tình cho tôi trong quá trình thực
hiện luận văn.
Để hoàn thành được bốn năm học ở giảng đường và thu nhận được
nhiều kiến thức quý giá, tôi đã nhận được sự dạy dỗ hết lòng của các thầy cô
ở trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô ở
Bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến tất cả các thầy cô.
Tôi cũng không quên cảm ơn các bạn ở lớp DH05CH luôn bên cạnh
giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành tốt luận văn.

iv


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Đề xuất một số nguyên tắc thiết kế cảnh quan nút giao
thông cầu vượt ở Thành phố Hồ Chí Minh và áp dụng thiết kế cải tạo cảnh quan nút
giao thông Thủ Đức” được tiến hành tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 15 tháng
02 năm 2009 đến ngày 15 tháng 07 năm 2009, bao gồm:
• Khảo sát hiện trạng cảnh quan các cầu vượt: Văn Thánh, Thủ Đức, Linh
Xuân, Ngã Tư Ga, Bình Phước, Sóng Thần, Tân Thới Hiệp, Quang Trung, An
Sương.
• Tìm hiểu một số mô hình cảnh quan cầu vượt trên thế giới có thể áp dụng
cho Thành phố Hồ Chí Minh.

• Chọn lọc các nguyên tắc thiết kế cảnh quan có thể áp dụng cho cầu vượt.
Kết quả thu được: đề xuất được một số nguyên tắc thiết kế cảnh quan các cầu
vượt ở Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó cũng đưa ra danh mục một số loài cây có
thể trồng tại cầu vượt; thiết kế cải tạo cảnh quan cầu vượt Thủ Đức; đề xuất một số
giải pháp cải tạo hiện trạng cảnh quan cầu vượt ở Thành phố Hồ Chí Minh.

v


SUMMARY
The thesis “Suggesting some principles in landscape designing flyover
interchange at Ho Chi Minh city and applying to improve Thu Duc flyover
interchange landscaping ” which is conducted Ho Chi Minh City, from February
20th, 2009 to July 15th, 2009 include:
• Surveying present flyover interchange landscaping: Van Thanh, Thu Đuc,
Linh Xuan, Nga Tu Ga, Binh Phuoc, Song Than, Tan Thoi Hiep, Quang Trung, An
Suong.
• Researching somes flyover interchange landscape’s mock – up of foreign
country which can be used at Ho Chi Minh City.
• Selection somes principles in landscape design, that can be applied to
landscape designing flyover interchange.
As result to get: suggesting some principles in landscape designing flyover
interchange at Ho Chi Minh city, proposing a tree list for designing, improving Thu
Duc flyover inetrchange landscaping, suggesting somes solution to improve present
flyover interchange landscaping at Ho Chi Minh city.

vi


MỤC LỤC

TRANG
Trang tựa

i

Lời cảm ơn

iii

Tóm tắt

iv

Mục lục

vi

Danh sách các hình

ix

Danh sách các bảng

xii

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.1. Đặt vấn đề


1

1.2. Lý do chọn đề tài

2

2. TỔNG QUAN

3

2.1. Nút giao thông – cầu vượt

3

2.1.1. Nút giao thông

3

2.1.1.1. Định nghĩa

3

2.1.1.2. Phân loại

3

2.1.2. Nút giao thông khác mức – cầu vượt

4


2.1.2.1. Phân loại và hình dạng

4

2.1.2.2. Yêu cầu khi thiết kế nút giao thông

7

2.1.2.3. Một số nguyên tắc thiết kế nút giao thông khác mức

7

2.2. Các cơ sở, qui định đã có trong việc thiết kế cây xanh liên quan
đến nút giao thông khác mức – cầu vượt

8

2.2.1. Thiết kế cây xanh quảng trường giao thông – Viện qui hoạch và
thiết kế tổng hợp (Bộ Xây Dựng) (1978)

8

2.2.2. Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCXDVN 362:2005 Quy hoạch
cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị (Quyết định số
01/2006/QĐ-BXD, ngày 05/01/2006, Bộ Xây dựng)

8

2.3. Đánh giá hiện trạng một số cầu vượt ở Thành phố Hồ Chí Minh


10

vii


2.3.1. Cầu vượt Thủ Đức

10

2.3.2. Cầu vượt Linh Xuân

12

2.3.3. Cầu vượt Sóng Thần

13

2.3.4. Cầu vượt Bình Phước

15

2.3.5. Cầu vượt Ngã tư Ga

16

2.3.6. Cầu vượt Tân Thới Hiệp

17


2.3.7. Cầu vượt Quang Trung

18

2.3.8. Cầu vượt An Sương

20

2.3.9. Cầu vượt Văn Thánh

22

2.3.10. Nhận xét chung

24

3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

25

3.1. Mục tiêu

25

3.2. Nội dung

25

3.3. Phương pháp nghiên cứu


25

3.3.1 Điều tra khảo sát hiện trạng

25

3.3.2. Tổng hợp, phân tích các dữ liệu, tài liệu

26

3.3.4. Đề xuất thiết kế

26

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

28

4.1. Kết quả

28

4.2. Thảo luận

29

4.2.1. Một số nguyên tắc thiết kế cảnh quan cầu vượt

29


4.2.1.1. Một số lý thuyết thiết kế áp dụng vào thiết kế cảnh quan cầu
vượt

29

4.2.1.1.1. Các quy luật của nghệ thuật cảnh quan

29

4.2.1.1.2. Các cơ sở bố cục cảnh quan

30

4.2.1.1.3. Các quy luật bố cục

30

4.2.1.1.4. Các mối tương quan giữa các dạng bố cục

31

4.2.1.2. Một số giải pháp thiết kế tham khảo từ những mô hình cầu
vượt trên thế giới

32

viii


4.2.1.2.1. Giải pháp 1: sử dụng dây leo cho phần thân cầu và trụ cầu


32

4.2.1.2.1. Giải pháp 2: sử dụng màu sắc tương phản mạnh và đường
nét đơn giản

32

4.2.1.2.3. Giải pháp 3: sử dụng đường nét tương tự đường nét của kiến
trúc cầu

33

4.2.1.3. Nguyên tắc thiết kế

34

4.2.1.3.1. Đường nét cảnh quan

34

4.2.1.3.2. Màu sắc cảnh quan

39

4.2.1.3.3. Chất liệu cảnh quan

41

4.2.2.Thuyết minh thiết kế cảnh quan cầu vượt Thủ Đức


47

4.2.3. Đề xuất cải tạo cảnh quan một số cầu vượt tại Thành phố Hồ
Chí Minh

51

4.2.3.1. “Xanh” hóa chân cầu và hông cầu bằng dây leo và hàng cây
che

51

4.2.3.2. Đổi màu nền cho taluy

51

4.2.3.3. Làm phong phú nền phần hầm chui

52

4.2.3.4. Tăng sự đa dạng về chủng loại, màu sắc và hình dáng của cây
nền, hoa

52

5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

53


5.1. Kết luận

53

5.2. Tồn tại và đề nghị

53

TÀI LIỆU THAM KHẢO

55

PHỤ LỤC

56

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1. Sơ đồ một số nút giao thông khác mức

6

Hình 2.2. Nền trồng thuần cỏ lá gừng và triền ta luy trồng Cúc hoa vàng


11

Hình 2.3. Đất bị cỏ dại xâm chiếm

11

Hình 2.4. Chân cầu bị chiếm làm nơi buôn bán

12

Hình 2.5. Triền taluy dưới cầu chưa trồng cây

12

Hình 2.6. Dải phân cách trên cầu

12

Hình 2.7. Chân cầu vượt Linh Xuân không có cây xanh

13

Hình 2.8. Hông cầu là các tấm bêtông hình lục giác có khe hở

13

Hình 2.9. Triền taluy trống, dưới cầu chỉ có cây tạp

14


Hình 2.10. Bồn hoa cắt tỉa dạng ngôi sao trong hình tròn

14

Hình 2.11. Dưới cầu có diện tích đất trồng cây nhưng bị bỏ trống

15

Hình 2.12. Bên hông cầu được che bằng cây Huyền diệp và Lá trắng

15

Hình 2.13. Phần hầm có đường dành cho người đi bộ và công
nhân bảo dưỡng

16

Hình 2.14. Bên hông cầu trồng cỏ lá gừng, phần hầm là các nắp cống

16

Hình 2.15. Phần hầm bị chiếm làm quán cà phê

17

Hình 2.16. Chuối hoa được trồng ven chân cầu vượt Tân Thới Hiệp

17

Hình 2.17. Tiểu đảo trồng Cúc hoa vàng


18

Hình 2.18. Nền trồng cỏ lá gừng tốt và phần hông cầu không được che

19

Hình 2.19. Trang trí cây dọc chân cầu vượt Quang Trung

19

Hình 2.20. Cây che hông cầu

19

Hình 2.21. Cây không đủ cao để che phần bêtông xấu

20

Hình 2.22. Cây trồng bên hông cầu vượt An Sương

21

Hình 2.23. Giàn dây leo bìm bìm đặt giữa thảm cỏ

21

Hình 2.24. Trắc bách diệp rất tốt nhưng chưa được cắt tỉa nên trông lộn
xộn


21

ix


Hình 2.25. Cỏ lá gừng dưới chân cầu bị giẫm đạp

22

Hình 2.26. Cây trồng bên hông cầu chưa che được các mảng bê tông xấu

22

Hình 2.27. Mảng xanh khá đẹp mắt dưới chân cầu

23

Hình 2.28. Dải cây xanh che chắn bên hông cầu

23

Hình 2.29. Thảm cỏ nhung phát triển tốt và đẹp

23

Hình 2.30. Hồ nước và đường dạo

24

Hình 4.1. Mô hình 1


32

Hình 4.2. Mô hình 2

32

Hình 4.3. Mô hình 3

32

Hình 4.4. Mô hình 4

33

Hình 4.5. Mô hình 5

33

Hình 4.6. Minh họa dạng đường nét cảnh quan mềm mại, uyển chuyển

34

Hình 4.7. Những hàng vừa che hông cầu vượt tạo thành nhịp điệu đẹp

35

Hình 4.8. Minh họa cây có hình dáng đặc biệt làm điểm nhấn

35


Hình 4.9. Sự hài hòa của đường nét tạo thành tổng thể đẹp

36

Hình 4.10. Sự hợp lý của tỷ lệ các loại đường nét

36

Hình 4.11. Sự kết hợp của các dạng đường nét trong tổng thể

37

Hình 4.12. Họa tiết được tạo ra từ những đường cong

37

Hình 4.13. Minh họa dạng họa tiết từ đường nét cứng rắn

38

Hình 4.14. Minh họa việc sử dụng hai tông màu nóng – lạnh trong thiết kế
cảnh quan

39

Hình 4.15. Minh họa sử dụng tông màu lạnh trong thiết kế cảnh quan

40


Hình 4.16. Lá trắng (Cordia latifolia Roxb.) được cắt với chiều cao thấp,
vừa không che khuất tầm nhìn vừa có tác dụng định hướng xe cộ ở chỗ ngã
rẽ

42

Hình 4.17 a& b. Minh họa mảng xanh cầu vượt kết nối mảng xanh đường
phố và các khu lân cận

42

Hình 4.18. Cây vàng anh (Saraca dives)

43

Hình 4.19. Minh họa dạng taluy thẳng đứng và hông cầu

44

x


Hình 4.20. Minh họa cách che chân cầu bằng hàng cây

44

Hình 4.21. Minh họa dạng giàn áp sát, trồng cây hoặc dây leo

45


Hình 4.22. Dây leo thằn lằn (Ficus pumila) bò lên chân cầu

45

Hình 4.23. Minh họa dạng taluy có dốc thoải

45

Hình 4.24 a,b&c. Minh họa giải pháp thiết kế cho taluy cầu vượt có dốc
thoải

46

Hình 4.25. Mặt bằng hiện trạng cảnh quan cầu vượt Thủ Đức

47

Hình 4.26. Mặt bằng cánh hoa thị hướng Bắc và Nam của cầu vượt

48

Hình 4.27. Mặt bằng cánh hoa thị phía Đông của cầu vượt

48

Hình 4.28. Mặt bằng cánh hoa thị phía Tây của cầu vượt

49

Hình 4.29. Các họa tiết trang trí cầu vượt


49

Hình 4.30. Mặt bằng phần hầm chui cầu vượt

50

Hình 4.31. Minh họa giải pháp dùng dây leo che chân cầu và hông cầu

51

Hình 4.32. Minh họa giải pháp đổi màu nền cho taluy

51

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
HÌNH

TRANG

Bảng 1. Danh sách các loài thực vật đang được trồng ở nút giao Thủ Đức

55

Bảng 2. Danh sách các loài thực vật đang được trồng ở cầu vượt Sóng Thần

56


Bảng 3. Danh sách các loài thực vật đang được trồng ở cầu vượt Bình
Phước

57

Bảng 4. Danh sách các loài thực vật đang được trồng ở cầu vượt Tân Thới
Hiệp

57

Bảng 5. Danh sách các loài thực vật đang được trồng ở cầu vượt Quang
Trung

58

Bảng 6. Danh sách các loài thực vật đang được trồng ở cầu vượt An Sương

59

Bảng 7. Danh sách các loài thực vật đang được trồng ở cầu vượt Văn
Thánh

60

Bảng 8. Danh sách các loài thực vật đang được trồng tại các cầu vượt ở
Thành phố Hồ Chí Minh

62


Bảng 9. Danh mục thực vật có thể dùng để che chân cầu

67

Bảng 10. Danh mục thực vật có bóng râm nhưng không che khuất tầm nhìn
giao thông

72

Bảng 11. Danh mục cây hoa nền, cỏ

75

Bảng 12. Danh mục dây leo trong thiết kế cảnh quan cầu vượt

81

Bảng 13. Danh mục thực vật chịu bóng trồng ở hầm chui

84

Bảng 14. Danh mục thực vật trong thiết kế cảnh quan cầu vượt Thủ Đức

87

xii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Đặt vấn đề
Trong hơn mười năm trở lại đây, với những thành tựu của công cuộc đổi
mới, đời sống kinh tế và văn hóa nước ta có nhiều tiến bộ rõ rệt, nhất là tại các
thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, … Trong đó, thành
phố được xem là đô thị phát triển hàng đầu hiện nay với chức năng là trung tâm
công nghiệp, thương mại, dịch vụ, văn hóa và khoa học kỹ thuật chính là Thành phố
Hồ Chí Minh.
Nhờ có vị trí thuận lợi, phía Đông tiếp giáp các khu công nghiệp trọng điểm
như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, cho nên thành phố đã thu hút một
lượng lớn dân cư trong cả nước. Chính vì vậy, thành phố luôn luôn quá tải về dân số
và các phương tiện giao thông. Để đáp ứng nhu cầu giao thông ngày một lớn đặc
biệt là tại các đường vành đai, cửa ngõ vào trung tâm thành phố, tại các khu công
nghiệp, khu dân cư đông đúc, khu du lịch, … - nơi mà lưu lượng giao thông cơ giới
lớn, thành phố đã tiến hành xây dựng một số cầu vượt để đảm bảo phân luồng giao
thông thuận lợi, tránh tắc nghẽn giao thông và hạn chế tối đa tai nạn giao thông.
Theo mục đích sử dụng cũng như ý nghĩa, có thể chia cầu vượt thành hai loại: cầu
vượt bộ hành dành cho người đi bộ và cầu vượt dành cho xe cộ. Cầu vượt dành cho
xe cộ là một nút giao thông trọng điểm, hằng ngày tiếp nhận một lượng rất lớn xe cộ
qua lại, đồng thời cũng là nơi có diện tích không gian trống lớn, mức độ ô nhiễm
bụi, khói rất cao. Vì vậy, cảnh quan tại các cầu vượt này vừa phải hòa hợp với kiến
trúc cầu vừa phải hòa hợp với cảnh quan xung quanh, vừa tránh che khuất tầm nhìn

1


giao thông, vừa góp phần tăng cường diện tích mảng xanh thành phố, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường và tạo vẻ đẹp thẩm mỹ, làm cho cầu bớt khô cứng hơn.
Từ hướng Đông Bắc đi vào thành phố, cầu vượt Thủ Đức là một trong những
cây cầu được xây dựng với quy mô hiện đại nhằm phân luồng giao thông, tránh tình
trạng kẹt xe ngay cửa ngõ thành phố. Đồng thời với vị trí giáp khu công nghệ cao

Thành phố Hồ Chí Minh và khu đô thị Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
mảng xanh tại cầu vượt Thủ Đức không chỉ có nhiệm vụ làm đẹp cho cầu, làm điểm
nhấn trên trục đường giao thông xa lộ Hà Nội, để lại dấu ấn cho du khách vừa đặt
chân đến thành phố mà còn phải có chức năng kết nối và hòa hợp với mảng xanh
của các khu quy hoạch lân cận kể trên.
1.2. Lý do chọn đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển và hình thành ngày càng nhiều
các cầu vượt giao thông, tuy nhiên, việc nghiên cứu cảnh quan và đưa ra một số
hướng dẫn, quy tắc thiết kế cũng như các quy định đã có hiện nay phần lớn chỉ tập
trung vào cảnh quan đường phố nói chung mà chưa có một hướng dẫn cũng như
quy tắc, quy định cụ thể nào về thiết kế cảnh quan các nút giao thông đặc biệt là nút
giao dưới dạng cầu vượt. Đồng thời, hiện nay cảnh quan một số cầu vượt chưa đáp
ứng được các nhiệm vụ đã nêu. Do đó, việc chọn đề tài “Đề xuất một số nguyên tắc
thiết kế cảnh quan nút giao thông cầu vượt ở Thành phố Hồ Chí Minh và áp
dụng thiết kế cải tạo cảnh quan nút giao thông Thủ Đức” nhằm góp phần bổ
sung, cải tạo cảnh quan cầu vượt dành cho xe cộ hiện tại phục vụ công tác thiết kế
cảnh quan.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Nút giao thông – cầu vượt
2.1.1. Nút giao thông
2.1.1.1. Định nghĩa
Nút giao thông là nơi giao nhau giữa các đường ô tô, giữa đường ô tô với
đường sắt, giữa đường ô tô với đường thành phố và giữa các đường phố trong các
đô thị.
Tại khu vực phạm vi nút và trung tâm của nút giao thông, lái xe phải thực

hiện cùng một lúc nhiều động tác phức tạp như:
- Định hướng chuyển động cho xe chạy, giảm tốc độ, tăng tốc độ.
- Thực hiện các công việc như nhập dòng, trộn dòng, tách dòng, giao cắt
với các luồng xe khác.
- Thực hiện cho xe chuyển làn (từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, …).
Vì vậy, tại nút giao thông thường xảy ra hiện tượng ùn tắc giao thông, là nơi
thường xảy ra tai nạn giao thông và là nguyên nhân làm giảm năng lực thông hành
của xe cộ từ các tuyến đường vào nút.
2.1.1.2. Phân loại
Ta có thể phân loại các nút giao thông theo nhiều cách khác nhau như sau:
- Phân loại theo độ cao mặt bằng của các tuyến hướng các luồng xe chạy ra
vào nút: giao nhau ngang mức (tất cả các luồng xe ra vào nút từ các hướng đều đi
lại trên cùng một mặt bằng) và giao nhau khác mức (sử dụng các công trình cầu
vượt, hầm chui có cao độ khác với cao độ mặt bằng để loại bỏ sự giao cắt giữa các
luồng xe đi vuông góc hoặc cắt chéo nhau).

3


- Phân loại theo mức độ phức tạp của nút giao thông: nút giao thông đơn
giản, nút giao thông có đảo trên các tuyến phụ vào nút, nút giao thông phân luồng
hoàn chỉnh, nút giao thông khác mức.
- Phân loại theo sơ đồ tổ chức giao thông: nút giao thông không có điều
khiển, nút giao thông có điều khiển cưỡng bức, nút giao thông tự điều chỉnh, nút
giao thông khác mức, nút giao thông tổ hợp.
2.1.2. Nút giao thông khác mức – cầu vượt
Tuy nút giao thông ngang mức là loại hình giao thông phổ biến do giá thành
thi công rẻ nhưng nó tồn tại khá nhiều nhược điểm như: có nhiều “điểm nguy hiểm”
do các luồng xe giao, cắt, nhập, tách trong phạm vi nút làm giảm an toàn giao
thông, dễ gây tai nạn, đồng thời làm giảm tốc độ xe chạy dẫn tới hậu quả là giảm

khả năng thông hành của nút. Do đó, khi lưu lượng xe chạy vào nút lớn, để đảm bảo
an toàn xe chạy, tránh ùn tắc giao thông và tăng khả năng thông hành của nút, cần
thiết phải xây dựng nút giao thông khác mức.
Tại các nút giao thông khác mức, trong mọi trường hợp đều phải xây dựng
một trong các công trình như: cầu cạn, cầu vượt, hầm chui, bán hầm.
Hiệu quả của việc xây dựng nút giao thông khác mức biểu thị ở các mặt sau:
- Bảo đảm an toàn cho xe chạy trong nút bởi đã triệt tiêu hoàn toàn các xung
đột nguy hiểm của các luồng xe theo hướng ra vào nút.
- Do không có giao cắt nên các luồng xe ra vào nút chỉ thực hiện việc tách,
nhập dòng nên rút ngắn được các hành trình qua nút. Từ đó, tăng khả năng thông
hành xe của nút giao thông.
- Ngoài ra, ở các nút giao thông khác mức trong thành phố do các dòng xe
qua lại không bị kẹt, ùn tắc nên đã bảo vệ và cải thiện môi trường đô thị như giảm
tiếng ồn, giảm lượng khí thải…
2.1.2.1. Phân loại và hình dạng
Tùy thuộc vào lưu lượng xe chạy và cấp hạng kỹ thuật của các tuyến đường
vào nút (cùng cấp – khác cấp, đường chính – đường phụ, …), số lượng đường vào
nút, điều kiện địa hình, điều kiện phát triển mặt bằng, yêu cầu về giao thông hiện tại

4


và trong tương lai mà mỗi nút giao thông là một công trình kiến trúc có hình dạng
khác nhau, áp dụng các sơ đồ hình học khác nhau.
Nút giao thông khác mức có thể chia thành hai nhóm: nhóm hoàn chỉnh và
nhóm không hoàn chỉnh.
- Nhóm hoàn chỉnh bảo đảm xe chạy theo mọi hướng (chính hoặc phụ) đều
liên tục, không có giao cắt.
- Nhóm không hoàn chỉnh cho phép một số hướng phụ có giao cắt.
Theo đó, các dạng nút giao thông khác mức có một số hình dạng như sau:

dạng loa kèn (hoặc hình ống), dạng chữ Y có một cầu, hoặc ba cầu vượt dạng bóng
đèn (quả lê), dạng hoa thị đầy đủ và không đầy đủ với nửa hoa thị đối xứng, bất đối
xứng, dạng hình thoi, …
Sơ đồ một số nút giao thông khác mức:

5


Hình 2.1. Sơ đồ một số nút giao thông khác mức.

6


2.1.2.2. Yêu cầu khi thiết kế nút giao thông
An toàn: là tiêu chuẩn cao nhất khi thiết kế nút giao thông. Chưa có nước nào
đề cập tới tiêu chuẩn an toàn khi thiết kế nút giao thông nhưng nếu xảy ra hai vụ tai
nạn chết người một năm được xem là nút giao thông nguy hiểm cần có biện pháp
giải quyết.
Thông thoáng: về mặt năng lực thông hành có một dự trữ cho đường phụ có
thể qua được đường chính không gây nên ách tắc.
Hiệu quả: qua các chỉ tiêu tổng hợp về kỹ thuật và kinh tế, chứng minh tính
khả thi của phương án nút giao thông về nhiều mặt như kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội, …
Thẩm mỹ: nút giao thông phải hòa hợp và tôn tạo cảnh quan khu vực.
2.1.2.3. Một số nguyên tắc thiết kế nút giao thông khác mức
- Vị trí nút giao thông: tại khu vực không bằng phẳng nên bố trí nút giao
thông nằm ở thung lũng để có tầm nhìn bao quát chung.
- Các đường đi vào nút nên giao nhau dưới một góc vuông để có thể dễ dàng
bố trí các nhánh rẽ và có góc nhìn đảm bảo.
- Các nhánh rẽ vào, rẽ ra không nên bố trí ở các đường cong ngoặt không

đảm bảo tầm nhìn.
- Đường xe chạy thẳng, thông suốt phải ưu tiên dành cho dòng xe chính
nhằm nâng cao khả năng thông hành của nút.
- Trong phạm vi nút, giữa các vị trí có tính chất quyết định (rẽ phải, rẽ trái,
nhập dòng, đi thẳng…) phải có đủ khoảng cách về không gian (chiều dài) và thời
gian để giúp lái xe kịp thời xử lý và định hướng một cách dễ dàng.
- Thận trọng khi quyết định loại biển báo, vị trí, số lượng để hướng dẫn, tổ
chức giao thông trong nút, tránh gây rối lọan hoặc không rõ ràng cho người lái xe
khi xe chạy trong nút.
- Các nhánh rẽ (rẽ vào và rẽ ra) bố trí luôn ở phía bên phải.
- Các đường nhánh rẽ (nhánh nối rẽ phải và rẽ trái) phải được lựa chọn sơ đồ
thích hợp, phù hợp với cấp đường và năng lực thông hành trong tương lai. Năng lực

7


thông hành của các nhánh rẽ phụ thuộc vào tốc độ thiết kế của xe đi trên nhánh rẽ,
năng lực thông hành của chỗ đi vào đường chính.
2.2. Các cơ sở, qui định đã có trong việc thiết kế cây xanh liên quan đến nút
giao thông khác mức – cầu vượt
Hiện nay vẫn chưa có qui định cụ thế về thiết kế cảnh quan cầu vượt ở Việt
Nam, sau đây là một số qui định của Bộ Xây Dựng về qui hoạch, thiết kế cây xanh
đô thị nói chung và cây xanh đường phố nói riêng.
2.2.1. Thiết kế cây xanh quảng trường giao thông – Viện qui hoạch và thiết kế
tổng hợp (Bộ Xây Dựng) (1978)
Đảo giao thông: tổ chức cây xanh phụ thuộc vào tính chất và lưu lượng giao
thông. Có khi tổ chức thành vườn dạo, có khi tạo nên điểm không cho người vào…
chủ yếu trồng cây đảm bảo hướng dẫn giao thông đồng thời tạo điểm nhấn về cảnh
quan cho đường phố với điều kiện không cản trở tầm nhìn của người lái xe.
Quảng trường đầu đường phố hoặc ở góc phố: để điều chỉnh lượng xe hoặc

người, việc trồng cây chủ yếu phục vụ cho người qua lại được vui mắt, nếu diện
tích tương đối lớn có thể tổ chức như kiểu vườn dạo.
Quảng trường bến bãi ô tô: thường bố trí ở ranh giới ngoại ô và nội thành
trên tuyến đường chính dẫn vào trung tâm thành phố. Yêu cầu tổ chức cây xanh là
làm sao gây được ấn tượng đầu tiên tốt đẹp cho người mới vào thành phố.
2.2.2. Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCXDVN 362:2005 Quy hoạch cây xanh
sử dụng công cộng trong các đô thị (Quyết định số 01/2006/QĐ-BXD, ngày
05/01/2006, Bộ Xây dựng)
- Thiết kế cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải phù hợp với quy hoạch
xây dựng đô thị được duyệt, góp phần cải thiện môi trường, phục vụ các hoạt động
vui chơi, giải trí, văn hoá, thể thao và mỹ quan đô thị.
- Tổ chức hệ thống cây xanh sử dụng công cộng phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên, khí hậu, môi trường, cảnh quan thiên nhiên, điều kiện vệ sinh, bố cục không
gian kiến trúc, quy mô, tính chất cũng như cơ sở kinh tế kỹ thuật, truyền thống tập
quán cộng đồng của đô thị.

8


- Tổ chức không gian xanh sử dụng công cộng phải tận dụng, khai thác, lựa
chọn đất đai thích hợp, phải kết hợp hài hoà với mặt nước, với môi trường xung
quanh, tổ chức thành hệ thống với nhiều dạng phong phú : tuyến, điểm, diện. Tuyến
là các dải cây xanh đường phố, ven kênh rạch, sông ngòi; điểm là các vườn hoa
công cộng; diện hoặc mảng là các công viên các cấp trong đô thị
- Cây xanh đường phố phải thiết kế hợp lí để có được tác dụng trang trí, phân
cách, chống bụi, chống ồn, phối kết kiến trúc, tạo cảnh quan đường phố, cải tạo vi
khí hậu, vệ sinh môi trường, chống nóng, không gây độc hại, nguy hiểm cho khách
bộ hành, an toàn cho giao thông và không ảnh hưởng tới các công trình hạ tầng đô
thị, đường dây, đường ống, kết cấu vỉa hè mặt đường.
- Cây xanh ven kênh rạch,ven sông phải có tác dụng chống sạt lở, bảo vệ bờ,

dòng chảy, chống lấn chiếm mặt nước.
- Cây xanh đường phố phải là mối liên kết các điểm, diện cây xanh để trở
thành hệ thống cây xanh công cộng.
- Trong các khu ở, trung tâm đô thị, khu công nghiệp, công trình thị chính,
khu du lịch và giao thông phải phân bổ hệ thống cây xanh sử dụng công cộng hợp
lý. Đối với đô thị cũ, do mật độ xây dựng quá cao nên chọn giải pháp cân bằng quỹ
cây xanh bằng việc bổ sung các mảng cây xanh lớn ở vùng ven. Khi mở rộng đô thị
khu cũ, nếu có thể nên cải tạo xây dựng những vườn hoa nhỏ và bãi tập.
- Trên khu đất cây xanh sử dụng công cộng có các di tích văn hoá, lịch sử đã
được xếp hạng không được xây dựng các công trình gây ô nhiễm môi trường xung
quanh và các công trình khác không có liên quan đến việc phục vụ nghỉ ngơi giải
trí.
- Khi cải tạo xây dựng đô thị cũ hoặc chọn đất xây dựng đô thị mới cần khai
thác triệt để và sử dụng hợp lí các khu vực có giá trị về cảnh quan thiên nhiên như
đồi núi, rừng cây, đất ven sông, suối, biển, hồ. Đặc biệt là hệ thống mặt nước cần
giữ gìn khai thác gắn với không gian xanh để sử dụng vào mục đích tạo cảnh quan
môi trường đô thị.

9


- Khi cải tạo xây dựng đô thị cũ và thiết kế quy hoạch đô thị mới cũng như
quy hoạch xây dựng các điểm dân cư cần nghiên cứu bảo tồn hoặc sử dụng hợp lí
nhất các khu cây xanh hiện có kể cả các cây trồng cổ thụ có giá trị.
- Trong các công viên, vườn hoa…tuỳ tính chất, quy mô mà bố trí thích hợp
hệ thống hạ tầng kỹ thuật như thiết bị cấp thoát nước, chiếu sáng và các công trình
phục vụ khác.
- Khi tiến hành trồng cây trong công viên vườn hoa… cần lưu ý khoảng cách
giữa công trình ở xung quanh tiếp giáp với cây trồng như: cây bụi, cây thân gỗ cách
tường nhà và công trình từ 2 m đến 5 m, cách đường tàu điện từ 3 m đến 5 m, cách

vỉa hè và đường từ 1,5 m đến 2 m, cách giới hạn mạng điện 4 m, cách các mạng
đường ống ngầm từ 1 m đến 2 m.
- Khi thiết kế công viên, vườn hoa phải lựa chọn loại cây trồng và giải pháp
thích hợp nhằm tạo được bản sắc địa phương, dân tộc và hiện đại, không xa lạ với
tập quán địa phương. Ngoài ra, lựa chọn cây trồng trên các vườn hoa nhỏ phải đảm
bảo sự sinh trưởng và phát triển không ảnh hưởng đến tầm nhìn các phương tiện
giao thông.
2.3. Đánh giá hiện trạng một số cầu vượt ở Thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Cầu vượt Thủ Đức
- Vị trí:
+ Phía Bắc giáp khu Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Phía Nam giáp khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Phía Đông giáp phường Tân Phú, quận 9.
+ Phía Tây giáp phường Linh Trung, quận Thủ Đức.
- Một số đặc điểm về kiến trúc và xây dựng:
+ Nếu phân loại theo cao độ mặt bằng của các tuyến hướng các luồng xe
chạy ra vào nút thì đây được xem là nút giao thông khác mức (giao nhau lập thể).
Nếu phân loại theo tổ chức giao thông thì đây là nút giao nhau khác mức kiểu hoa
thị đầy đủ.
+ Chất liệu xây dựng: bê tông cốt thép.

10


+ Màu sắc: chủ đạo là màu xám trắng.
- Về cảnh quan:
+ Phần nền (trừ triền taluy) chỉ trồng thuần cỏ lá gừng, tuy rằng mức độ
phát triển tốt nhưng thiếu đa dạng về màu sắc và chủng loại, không có sự tổ hợp về
chủng loại, hình dạng, màu sắc giữa các loài.
+ Rất nhiều phần đất nền còn bỏ hoang và bị cỏ dại xâm chiếm.

+ Nền phía dưới chân cầu bị chiếm làm chỗ buôn bán và nơi chờ khách
của các xe ôm.
+ Triền taluy dưới cầu còn bỏ trống.
Danh mục các loài thực vật đang được trồng ở nút giao Thủ Đức (Phụ lục 1,
Bảng 1)

Hình 2.2. Nền trồng thuần cỏ lá gừng và triền ta luy trồng Cúc hoa vàng.

Hình 2.3. Đất bị cỏ dại xâm chiếm.

11


Hình 2.4. Chân cầu bị chiếm làm nơi buôn bán.

Hình 2.5. Triền taluy dưới cầu chưa trồng cây.

Hình 2.6. Dải phân cách trên cầu.
2.3.2. Cầu vượt Linh Xuân
- Vị trí: phường Linh Xuân, quận Thủ Đức.
- Một số đặc điểm về kiến trúc và xây dựng:
+ Kích thước: dài 120,8m; rộng 17,6m.

12


×